- Tìm hiểu về Nhà máy Xi măng Bình Phước, hiện trạng sản xuất, các trang thiết bị máy móc, hiện trạng tiêu thụ năng lượng, các biện pháp quản lý về tiết kiệm năng lượng tại Nhà máy.. 1.
Trang 1KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001:2011 TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG BÌNH PHƯỚC
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ NẾT HOA
Niên khóa: 2009 – 2013
Tháng 06 năm 2013
Trang 2TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG BÌNH PHƯỚC
Tác giả
NGUYỄN THỊ NẾT HOA
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Quản lý môi trường
Giáo viên hướng dẫn: ThS VŨ THỊ HỒNG THỦY
Tháng 06 năm 2013
Trang 3*****
PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: NGUYỄN THỊ NẾT HOA Mã số SV: 09149075
Khoá học : 2009 – 2013 Lớp : DH09QM
1 Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO
50001:2011 tại Nhà máy Xi măng Bình Phước
2 Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 50001:2011 và tình hình áp dụng tại Việt Nam
Kiến nghị các giải pháp cần thực hiện để có thể áp dụngthành công ISO
50001 trong điều kiện thực tiễn của đơn vị
3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu : tháng 02/2013 và Kết thúc: tháng 06/2013
4 Họ tên GVHD: ThS.VŨ THỊ HỒNG THỦY
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày … tháng ….năm 2013 Ngày 05 tháng 01 năm 2013
ThS VŨ THỊ HỒNG THỦY
Trang 4Những năm tháng học tập, sinh hoạt tại trường Đại Học Nông Lâm TP HCM,
những tháng ngày thực tập tại Nhà máy Xi măng Bình Phước đã cung cấp cho tôi
những kiến thức quý báu và nhiều kinh nghiệm thực tế về chuyên ngành, bước đầu dẫn
tôi hướng tới công việc và môi trường làm việc mới
Với tất cả lòng chân thành, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình nơi đã
luôn tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, là chỗ dựa, là nguồn sức mạnh giúp tôi vượt
qua mọi khó khăn trong cuộc sống
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP HCM, quý
thầy cô Khoa Môi trường và Tài nguyên trường Đại Học Nông Lâm TP HCM đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm trong cuộc sống làm hành trang vững
bước vào đời
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Cô Vũ Thị Hồng Thủy người đã truyền dạy cho
tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập, những kinh nghiệm sâu sắc
trong cuộc sống và hướng dẫn tôi hoàn thành bài báo cáo này
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Nhà máy Xi măng Bình Phước, đặc biệt là các cô
chú, anh chị trong Ban ISO đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiếp
cận với thực tế trong suốt quá trình thực tập
Xin chân thành cảm ơn mọi người! Chúc mọi người thành công trong cuộc sống!
TP HCM, ngày 01 tháng 06 năm 2013
Nguyễn Thị Nết Hoa
Trang 5Đề tài nghiên cứu “Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 tại Nhà máy Xi măng Bình Phước” được tiến hành tại Nhà máy Xi măng Bình Phước, thời gian từ tháng 02/2013 đến tháng 05/2013
Kết quả thu được khi thực hiện khóa luận bao gồm các nội dung chính sau:
- Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 50001:2011
Giới thiệu về bộ tiêu chuẩn ISO 50001:2011
Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 50001:2011 trên thế giới và tại Việt Nam
- Tổng quan về Nhà máy Xi măng Bình Phước:
Giới thiệu chung về Nhà máy Xi măng Bình Phước
Hiện trạng sử dụng và tiêu thụ năng lượng và hiện trạng quản lý các vấn
đề năng lượng tại Nhà máy Xi măng Bình Phước
- Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 tại Nhà máy Xi măng Bình Phước
- Đưa ra các kết luận và kiến nghị về việc xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
ở Nhà máy Xi măng Bình Phước
Việc thiết lập hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 thật sự đem lại nhiều lợi ích cho Nhà máy về phương diện năng lượng, môi trường và kinh tế Tôi hy vọng với những kết quả mà đề tài đã đạt được sẽ giúp ích cho việc thực hiện công tác quản lý năng lượng và bảo vệ môi trường tại Nhà máy Xi măng Bình Phước
Trang 6Trang
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH viii
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3
1.6.2 Phương pháp khảo sát thực tế 3
1.6.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 3
1.7 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 50001 5
2.1.1 Tổng quan về Bộ tiêu chuẩn ISO 50001 5
2.1.2 Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 5
2.1.2.1 Định nghĩa hệ thống quản lý năng lượng 5
2.1.2.2 Mô hình hệ thống quản lý năng lượng 5
2.1.2.3 Các yêu cầu của ISO 50001 6
2.1.3 Các lợi ích khi áp dụng ISO 50001 7
2.2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 50001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 9
2.2.1 Tình hình áp dụng ISO 50001 trên thế giới 9
2.2.2 Tình hình áp dụng ISO 50001 tại Việt Nam 9
Trang 7Chương 3 TỔNG QUAN NHÀ MÁY XI MĂNG BÌNH PHƯỚC 11
3.1 TỔNG QUAN NHÀ MÁY XI MĂNG BÌNH PHƯỚC 11
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 11
3.2.3 Thông tin liên hệ 12
3.2.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự 13
3.2.5 Thị trường tiêu thụ 13
3.3 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY 13
3.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất 13
3.3.2 Tình hình sản xuất 16
3.3.3 Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu 17
3.3.4 Các trang thiết bị chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất 17
3.4 HIỆN TRẠNG TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG BÌNH PHƯỚC 17
3.4.1 Tình hình tiêu thụ điện 17
3.4.2 Tình hình tiêu thụ dầu DO 18
3.4.3 Tình hình tiêu thụ than 19
3.4.4 Tình hình tiêu thụ năng lượng của Nhà máy 20
3.4.5 Biện pháp quản lý năng lượng tại Nhà máy Xi măng Bình Phước 22
Chương 4 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001:2011 TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG BÌNH PHƯỚC 23
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG VÀ THÀNH LẬP ĐỘI QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG 23
4.1.1 Phạm vi và ranh giới HTQLNL của Nhà máy Xi măng Bình Phước 23
4.1.1.1 Phạm vi 23
4.1.1.2 Ranh giới 24
4.1.2 Thành lập Đội quản lý năng lượng 24
4.2 TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO 24
4.2.1 Lãnh đạo cao nhất 24
Trang 84.3.2 Nội dung chính sách năng lượng 27
4.3.3 Phổ biến chính sách năng lượng 28
4.3.4 Kiểm tra lại chính sách năng lượng 28
4.4 HOẠCH ĐỊNH NĂNG LƯỢNG 29
4.4.1 Tổng quát 29
4.4.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác 29
4.4.3 Xem xét năng lượng 30
4.4.4 Đường cơ sở năng lượng 31
4.4.5 Chỉ số hiệu quả năng lượng 32
4.4.6 Mục tiêu, chỉ tiêu năng lượng và kế hoạch hành động quản lý năng lượng 32
4.4.6.1 Mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng 32
4.4.6.2 Xây dựng kế hoạch hành động quản lý năng lượng 33
4.4.6.3 Triển khai thực hiện 33
4.4.6.4 Kiểm tra kết quả thực hiện 33
4.4.6.5 Lưu hồ sơ 34
4.5 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH 34
4.5.1 Tổng quát 34
4.5.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức 34
4.5.3 Trao đổi thông tin 35
4.5.4 Hệ thống tài liệu 35
4.5.4.1 Yêu cầu về hệ thống tài liệu 35
4.5.4.2 Kiểm soát tài liệu 36
4.5.5 Kiểm soát điều hành 36
4.5.6 Thiết kế 37
4.5.7 Mua dịch vụ năng lượng, sản phẩm, thiết bị sử dụng năng lượng và năng lượng 37
4.6 KIỂM TRA 38
4.6.1 Giám sát, đo lường và phân tích 38
Trang 94.6.5 Kiểm soát hồ sơ 40
4.7 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO 41
4.7.1 Đầu vào xem xét của lãnh đạo 41
4.7.2 Đầu ra xem xét của lãnh đạo 41
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
5.1 KẾT LUẬN 42
5.2 KIẾN NGHỊ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
PHỤ LỤC 45
Trang 10BKHCNMT : Bộ Khoa Học và Công Nghệ Môi Trường
HĐKPPN : Hành động khắc phục và hành động phòng ngừa HTQLNL : Hệ thống quản lý năng lượng
ISO 50001 : Tiêu chuẩn ISO 50001:2011
Trang 11Bảng 3.1: Tổng hợp sản lượng các tháng năm 2012 16 Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của Nhà máy 17 Bảng 3.3: Tổng hợp tiêu thụ và chi phí điện năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013 18 Bảng 3.4: Tổng hợp tiêu thụ và chi phí dầu DO năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013 18 Bảng 3.5: Tổng hợp tiêu thụ và chi phí than năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013 19 Bảng 3.6: Hệ số quy đổi năng lượng sang đơn vị TOE 20 Bảng 3.7: Tổng hợp tiêu thụ năng lượng trong năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013
(quy đổi TOE) 21
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình hệ thống quản lý năng lượng 6 Hình 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất 15
Trang 12Việc thiếu hụt năng lượng và chi phí dành cho năng lượng ngày càng tăng đang dần trở thành một thách thức không nhỏ đối với mỗi quốc gia và các doanh nghiệp trong việc đảm bảo đáp ứng các nguồn năng lượng phục vụ cho những mục tiêu tăng trưởng và phát triển Trong khi, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo hay năng lượng thay thế sẽ phải mất nhiều thời gian thì việc quản lý năng lượng hiệu quả nhằm giảm tiêu hao năng lượng và chi phí năng lượng đang trở thành một vấn đề thu hút được sự quan tâm của các tổ chức và doanh nghiệp
Tại Việt Nam, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành ngày 17/06/2010 yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời yêu cầu các tổ chức tiến hành lồng ghép chương trình quản lý năng lượng với các chương trình quản lý chất lượng, chương trình sản xuất sạch hơn, chương trình bảo vệ môi trường của cơ sở
Từ những yêu cầu đó, các tổ chức và doanh nghiệp cần thiết phải xây dựng cho mình một hệ thống quản lý năng lượng (HTQLNL) theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 (ISO 50001), để có những cải tiến liên tục trong việc quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả và giảm chi phí sản xuất
Nhằm đáp ứng yêu cầu pháp luật, giảm tiêu thụ năng lượng và chi phí sản xuất, Nhà máy Xi măng Bình Phước nhận thức được xây dựng HTQLNL là rất cần thiết Do
đó, việc “Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 tại Nhà máy Xi măng Bình Phước” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa
Trang 131.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, ngành xây dựng phát triển mạnh nên nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ngày càng tăng Vì vậy, các công ty, nhà máy sản xuất xi măng tại Việt Nam đang tăng về số lượng và quy mô sản xuất Đặc thù của ngành sản xuất xi măng là tiêu thụ rất nhiều năng lượng
Các nhà máy sản xuất xi măng ra đời ngày càng nhiều, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn Bên cạnh yêu cầu về chất lượng sản phẩm thì vấn đề quản lý sử dụng năng lượng hiệu quả và bảo vệ môi trường được quan tâm đặc biệt Nhận thức được vấn đề đó, ban lãnh đạo Nhà máy Xi măng Bình Phước tiến hành xây dựng HTQLNL theo ISO 50001 với mong muốn sẽ giảm lượng năng lượng tiêu thụ, giảm chi phí sản xuất, tuân thủ các quy định của pháp luật, bảo vệ môi trường, nâng cao tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu và đánh giá hiện trạng tiêu thụ năng lượng của Nhà máy Xi măng
Bình Phước
Xây dựng HTQLNL theo ISO 50001 tại Nhà máy Xi măng Bình Phước
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về bộ tiêu chuẩn ISO 50001:2011 và tình hình áp dụng trên thế giới và tại
Việt Nam
- Tìm hiểu về Nhà máy Xi măng Bình Phước, hiện trạng sản xuất, các trang thiết bị máy móc, hiện trạng tiêu thụ năng lượng, các biện pháp quản lý về tiết kiệm năng
lượng tại Nhà máy
- Xây dựng HTQLNL theo ISO 50001 tại Nhà máy Xi măng Bình Phước
- Thuận lợi và khó khăn khi xây dựng HTQLNL theo ISO 50001 tại Nhà máy; những lợi ích đạt được khi áp dụng ISO 50001 cho Nhà máy; đưa ra những kiến nghị để khắc phục các vấn đề còn tồn đọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho
Nhà máy tiến hành xây dựng HTQLNL theo ISO 50001
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Địa điểm: Nhà máy Xi măng Bình Phước _ ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương,
Trang 14Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
Thời gian thực hiện: từ 02/2013 đến 05/2013
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Tham khảo tài liệu về ISO 50001
Thu thập tài liệu sẵn có ở Nhà máy (cơ cấu tổ chức, quy trình công nghệ sản xuất, các dữ liệu về hoạt động sản xuất, các dữ liệu về tình hình sử dụng năng lượng, các dữ liệu về thiết bị, máy móc, …)
Thu thập số liệu về định mức tiêu hao nguyên - nhiên - vật liệu, năng lượng của Nhà máy
Thu thập thông tin tài liệu liên quan đến HTQLNL qua sách, internet…
Phỏng vấn công nhân, kỹ sư vận hành trong Nhà máy, ban lãnh đạo trong Nhà máy…
1.6.2 Phương pháp khảo sát thực tế
Tham quan dây chuyền sản xuất, các hoạt động có sử dụng năng lượng của Nhà máy
1.6.3 Phương pháp phân tích dữ liệu
Thống kê và xử lý các số liệu đã thu thập được về: số lượng, công suất, đặc tính kỹ thuật máy móc, thiết bị; thời gian hoạt động sản xuất; lượng điện, nhiên liệu,… đã tiêu thụ; khối lượng thành phẩm,… Từ đó, đưa ra các chỉ số theo ISO
50001 yêu cầu như: hiệu suất năng lượng, chỉ số hiệu quả năng lượng, đường cơ
sở năng lượng, sử dụng năng lượng đáng kể, …
1.7 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Không có các thiết bị hỗ trợ trong quá trình điều tra nên các kết quả tính toán
trong đề tài chỉ có tính tương đối
Đề tài chỉ đưa ra các bước cần thực hiện trong quá trình xây dựng HTQLNL theo ISO 50001 và xây dựng các thủ tục quan trọng chứ không xây dựng toàn bộ
hệ thống tài liệu cho Nhà máy
Trang 15Đề tài chỉ xây dựng trên lý thuyết chưa tính toán chi phí thực hiện và chưa được áp dụng trên thực tế Do đó, không tránh khỏi thiếu sót và chưa đánh giá được hiệu quả
áp dụng thực tế các hoạch định đề ra
Trang 16Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 50001
2.1.1 Tổng quan về Bộ tiêu chuẩn ISO 50001
ISO là tên viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization)
Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 là một tiêu chuẩn quốc tế về HTQLNL do Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ban hành ngày 15/06/2011, đưa ra các yêu cầu về quản lý năng lượng cần đáp ứng của tổ chức Mục đích của tiêu chuẩn là giúp các tổ chức thiết lập các hệ thống và quá trình cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý năng lượng, gồm hiệu suất năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động môi trường khác có liên quan và cải tiến liên tục HTQLNL
2.1.2 Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001
2.1.2.1 Định nghĩa hệ thống quản lý năng lượng
Hệ thống quản lý năng lượng là tập hợp các yếu tố liên quan hoặc tương tác lẫn nhau để thiết lập chính sách năng lượng và các mục tiêu năng lượng, các quá trình, thủ tục để đạt được các mục tiêu đó
2.1.2.2 Mô hình hệ thống quản lý năng lượng
Trang 172.1.2.3 Các yêu cầu của ISO 50001
- Trách nhiệm của lãnh đạo
- Chính sách năng lượng
- Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
- Xem xét năng lượng
Chính sách năng lượng
Hoạch định năng lượng
Theo dõi, đo lường và phân tích
Áp dụng và vận hành
Sự không phù hợp, sự khắc phục, hành động khắc phục, phòng ngừa
Cải tiến liên tục
Hình 2.1: Mô hình hệ thống quản lý năng lượng
Trang 18- Đường cơ sở năng lượng
- Chỉ số hiệu quả năng lượng
- Mục tiêu, chỉ tiêu và các kế hoạch hành động quản lý năng lượng
- Năng lực, đào tạo và nhận thức
- Trao đổi thông tin
- Hệ thống tài liệu
- Kiểm soát điều hành
- Thiết kế
- Mua dịch vụ, sản phẩm, thiết bị sử dụng năng lượng và năng lượng
- Giám sát, đo lường và phân tích
- Đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác
- Đánh giá nội bộ HTQLNL
- Sự không phù hợp, khắc phục, hành động khắc phục và phòng ngừa
- Kiểm soát hồ sơ
- Xem xét của lãnh đạo
2.1.3 Các lợi ích khi áp dụng ISO 50001
Về mặt năng lượng:
- Giảm lượng năng lượng tiêu thụ, tiết kiệm năng lượng, tăng hiệu quả sử dụng
năng lượng
- Nâng cao ý thức tiết kiệm năng lượng trong tổ chức
- Giúp tổ chức sử dụng tốt hơn các thiết bị tiêu thụ năng lượng
- Khuyến khích sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng dựa trên
các nguồn lực sẵn có
- Thúc đẩy các sáng kiến cải tiến liên quan đến sử dụng và tiêu thụ năng lượng
- Tăng cường hiệu quả công tác quản lý năng lượng qua quá trình cải tiến liên tục
Trang 19 Về mặt môi trường:
- Đơn giản hóa các cải tiến trong hệ thống quản lý năng lượng phục vụ cho các
dự án giảm thiểu khí nhà kính
- Giảm các tác động đến môi trường, giảm phát thải khí nhà kính
- Đóng góp tích cực cho việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
- Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động
Về mặt quản lý:
- Tổ chức có thể kiểm soát và cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng của mình
để đem lại những lợi ích nhanh chóng cũng như lâu dài
- Tổ chức có thể tích hợp việc quản lý và cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng
vào trong hệ thống quản lý của mình
- Giúp đưa ra các đánh giá và ưu tiên ứng dụng các công nghệ và thiết bị mới
có tính năng tiết kiệm năng lượng
- Tạo điều kiện để so sánh, đo lường và lập báo cáo tiết kiệm năng lượng
Về mặt kinh tế:
- Giảm chi phí sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận
- Giảm các thao tác thừa trong hoạt động sản xuất giúp tăng năng suất lao động
- Giảm thiểu chi phí về bảo vệ môi trường
- Giảm thiểu tổn thất về kinh tế khi giá năng lượng tăng
Về mặt pháp lý:
- Tăng cường nhận thức về các yêu cầu của luật pháp và quản lý năng lượng cho mọi nhân viên
- Mang đến uy tín cho tổ chức, giảm bớt áp lực từ các cơ quan chức năng
- Có hồ sơ ghi chép lại mức tiết kiệm năng lượng để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp và trình các cơ quan quản lý Nhà nước theo luật định
Về mặt thị trường:
- Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng
- Tăng sức cạnh tranh trên thị trường đặc biệt là vươn ra thị trường thế giới
Trang 202.2 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 50001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.2.1 Tình hình áp dụng ISO 50001 trên thế giới
Tiêu chuẩn ISO 50001:2011 quy định các yêu cầu đối với HTQLNL, được ban hành vào ngày 15/06/2011 Tuy nhiên, theo kết quả điều tra khảo sát của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) về chứng nhận ISO 50001 tính đến cuối tháng 1 năm 2012, trên thế giới đã có 100 tổ chức ở 26 quốc gia được cấp chứng chỉ ISO 50001 Tính đến cuối tháng 12 năm 2012, có ít nhất 461 chứng chỉ ISO 50001 đã được cấp ở 32 quốc gia Ba quốc gia có số chứng chỉ được cấp nhiều nhất là Tây Ban Nha, Romania và Thụy Điển Số liệu này chứng tỏ số tổ chức áp dụng và chứng nhận theo ISO 50001 được tăng một cách nhanh chóng trong giai đoạn hiện nay
Tiêu chuẩn này đã và đang được phổ biến, áp dụng thành công tại nhiều quốc gia với mức phát triển và đặc trưng văn hóa khác nhau vì ISO 50001 quy định yêu cầu đối với việc thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề năng lượng của tổ chức, doanh nghiệp nhưng cho phép linh hoạt cách thức đáp ứng Cũng như các tiêu chuẩn hệ thống quản lý ISO khác, ISO 50001 được thiết kế phù hợp để áp dụng cho mọi loại hình tổ chức, không phụ thuộc quy mô hay hoạt động, nhà nước hay tư nhân, bất kể vị trí địa l ý Mọi tổ chức đều có thể áp dụng ISO 50001 trong việc xây dựng các mục tiêu năng lượng và kế hoạch cần thực hiện phù hợp với tổ chức và yêu cầu pháp luật liên quan để đáp ứng các yêu cầu của HTQLNL
2.2.2 Tình hình áp dụng ISO 50001 tại Việt Nam
2.2.2.1 Thuận lợi
Hiện nay, luật pháp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của nước ta ngày càng chặt chẽ hơn Các văn bản quy phạm pháp luật đã có tác dụng to lớn, góp phần đáng kể trong việc cải thiện và nâng cao ý thức trong quản lý nhà nước về tiết kiệm năng lượng
Sức ép từ các công ty đa quốc gia: hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp, nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề tiết kiệm năng lượng trong suốt quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh Chứng chỉ ISO 50001 chính là sự đảm bảo cho các yếu tố trên
Trang 21Sự quan tâm của cộng đồng: sự quan tâm của Nhà nước, cơ quan quản lý và cộng đồng đối với việc áp dụng ISO 50001 cũng ngày càng gia tăng Yêu cầu của người tiêu dùng không chỉ dừng ở chất lượng sản phẩm mà còn quan tâm đến công tác tiết kiệm năng lượng hay dán nhãn tiết kiệm năng lượng của nhà sản xuất/kinh doanh Để đáp ứng yêu cầu của cộng đồng các doanh nghiệp cần nhanh chóng thực hiện việc xây dựng HTQLNL theo ISO 50001
- Ngoài ra, các tổ chức còn gặp khó khăn trong công tác kiểm soát và quản lý các vấn đề năng lượng Nguyên nhân là vì thiếu sự quan tâm của lãnh đạo, năng lực chuyên môn của nhân viên còn yếu, thủ tục thay đổi hệ thống sử dụng năng lượng phức tạp
Trang 22Chương 3
TỔNG QUAN NHÀ MÁY XI MĂNG BÌNH PHƯỚC
3.1 TỔNG QUAN NHÀ MÁY XI MĂNG BÌNH PHƯỚC
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên nhà máy: Nhà máy Xi măng Bình Phước
Ngày 30/03/2007, Nhà máy Xi măng Bình Phước được khởi công xây dựng với công suất thiết kế 1,76 triệu tấn clinker/ năm và công suất nghiền xi măng là 1 triệu tấn/ năm, do Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên làm chủ đầu tư theo Quyết định số 1854/QĐ-BKHCNMT ngày 22/08/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Môi Trường về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xi măng Bình Phước bao gồm: Nhà máy Xi măng Bình Phước tại ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương, Thị xã Bình Long và khai thác mỏ Tà Thiết tại ấp Tà Thiết, xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước”
Nhà máy Xi măng Bình Phước nằm trên khu đất có diện tích 78 ha thuộc xã Thanh Lương, Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước Nhà máy hoạt động trên dây chuyền khép kín với công nghệ và thiết bị của Châu Âu
Nhà máy hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế chi nhánh số 0301446422 – 012 ngày 14/12/2009 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước
Nhà máy đã cho ra đời tấn clinker đầu tiên vào ngày 14/02/2010 và tấn xi măng đầu tiên vào ngày 08/06/2010 Nhà máy đã hoàn tất giai đoạn sản xuất thử clinker vào ngày 26/05/2010 và kết thúc toàn bộ giai đoạn chạy thử của Nhà máy trong tháng 08/2010 Nhà máy được khánh thành vào ngày 26/11/2010
Hiện nay, Nhà máy Xi măng Bình Phước đang vận hành ổn định dây chuyền sản xuất clinker theo phương pháp khô Chất lượng clinker phù hợp với TCVN 7024:2002
và xi măng PCB30, PCB40 phù hợp với TCVN 6260:2009
Trang 233.2.2 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Từ Nhà máy nối với Quốc lộ 13 là 4,1 km và cách Thị xã Bình Long 7 km theo chiều dài đường ôtô, theo chiều dài đường sắt Quốc gia tại ga Đồng Tâm là 8,3 km nên rất thuận tiện cho việc giao thông
Xung quanh Nhà máy có nhiều hộ gia đình riêng lẻ với hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp (trồng nhãn, trồng cao su, ) Nhà máy nằm cách mỏ khai thác nguyên liệu
Tà Thiết 10 km theo đường băng tải nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu
Diện tích: 78 ha
Khí hậu:
Mang đặc điểm chung của khí hậu tỉnh Bình Phước: nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm và nguồn ánh sáng dồi dào, khí hậu tương đối hiền hòa, ít thiên tai, bão lụt
Khí hậu theo hai mùa: mưa – khô
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.045 mm – 2.325 mm
Nhiệt độ bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8°C – 26,2°C Chế độ
không khí ẩm tương đối cao
3.2.3 Thông tin liên hệ
- Tên Công ty: Nhà máy Xi măng Bình Phước
- Logo
- Địa chỉ: ấp Thanh Bình, xã Thanh Lương, Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước
- Đại diện: ông Hoàng Kim Cường Chức vụ: Giám đốc
- Số điện thoại: 0651.3630.888 Số fax: 0651.3630.630
Trang 24- Loại hình sản xuất: sản xuất xi măng và clinker
3.2.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự
Toàn thể cán bộ, công nhân viên trong nhà máy là 541 người Công nhân trong Nhà máy làm việc theo ca, số ca làm việc là 3 ca/ ngày Đội ngũ cán bộ đã được đào tạo qua trường lớp chuyên môn nghiệp vụ và đội ngũ công nhân có trình độ kỹ thuật cao
Cơ cấu tổ chức của Nhà máy được trình bày trong phụ lục 1
3.2.5 Thị trường tiêu thụ
Sản phẩm của Nhà máy chủ yếu cung cấp cho:
Thị trường trong nước: bán tại Bình Phước, Bình Dương, Đăk Lăk, Đăk Nông, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh,
Thị trường nước ngoài: Campuchia, Lào,
3.3 HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY
3.3.1 Quy trình công nghệ sản xuất
Nhà máy có 1 dây chuyền sản xuất liên hợp clinker và xi măng:
Thuyết minh quy trình công nghệ sản xuất:
Ban đầu nguyên liệu chính gồm đá vôi, đất sét, laterit đã được đập và đồng nhất tại mỏ Tà Thiết được vận chuyển về kho chứa của Nhà máy bằng hệ thống băng tải
Từ kho nguyên liệu chính, nguyên liệu được đưa lên phễu tiếp nhận, rồi vận chuyển lên két chứa đầu máy nghiền nhờ hệ thống băng tải cao su
Quá trình nghiền liệu được thực hiện trong thiết bị nghiền đứng có kết hợp với sấy và phân ly hiệu suất cao, đồng thời bố trí hệ thống kiểm soát chu trình tuần hoàn ngoài nhằm tăng hiệu quả của máy nghiền Bột liệu sau khi nghiền được chuyển lên silo chứa liệu sống để chuẩn bị cấp cho lò nung, dưới silo liệu sống có hệ thống sục khí nén liên tục vào silo để tiếp tục đồng nhất lần nữa Để có một sản phẩm clinker ổn định, nguyên liệu phải qua ít nhất 4 lần đồng nhất nguyên liệu
Bột liệu sống được rút ra từ silo chứa, qua cân định lượng và được đưa lên đỉnh tháp trao đổi nhiệt bằng thiết bị chuyên dùng Từ trên đỉnh tháp, liệu từ từ đi xuống qua các tầng Cyclone kết hợp với khí nóng từ lò nung đi lên được gia nhiệt dần lên khoảng 800°C - 900°C trước khi vào lò nung và cấp đều đặn vào lò nung Clinker ra khỏi lò nung sẽ rơi xuống dàn làm nguội, hệ thống quạt gió đặt bên dưới sẽ thổi gió
Trang 25tươi vào làm nguội nhanh clinker về nhiệt độ khoảng 100°C Sau đó, clinker sẽ được chuyển lên silo chứa clinker Clinker được xuất cho ôtô bằng hệ thống băng đổi chiều
và gầu nâng
Clinker, thạch cao, phụ gia được rút từ silo và các kho được vận chuyển vào bin chứa riêng theo từng loại Dưới mỗi bin chứa, nguyên liệu được qua cân định lượng theo đúng khối lượng của đơn phối liệu xuống băng tải chính đưa vào máy cán để cán
sơ bộ, sau đó được đưa vào máy nghiền xi măng kiểu đứng Bột liệu ra khỏi máy nghiền được đưa lên thiết bị phân ly, tại đây những hạt chưa đạt yêu cầu sẽ được hồi lưu về máy nghiền để nghiền tiếp, còn những hạt đạt kích thước yêu cầu được phân ly tách ra và đưa vào silo chứa xi măng
Từ silo chứa, xi măng được cấp theo hai cách sau:
Cách 1: rút xi măng cấp trực tiếp cho xe bồn nhận hàng xá/rời
Cách 2: cấp qua máy đóng bao để đóng thành từng bao 50 kg, tự động rơi xuống băng tải và xuống xe vận chuyển
Quy trình công nghệ sản xuất:
Trang 26Thành phẩm
Nhiệt
Thành phẩm Thứ phẩm
Silo chứa clinker
Xuất clinker
Nghiền xi măng Silo xi măng Đóng bao xi măng
Bụi
Tiếng ồn Rung
Điện
Hình 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất
Chuẩn bị nguyên liệu Điện
Bụi
Trang 273.3.2 Tình hình sản xuất
Nguyên liệu chính dùng để sản xuất clinker của Nhà máy là đá vôi, đất sét, phụ liệu (laterit, cát,…), nguyên liệu chính để sản xuất xi măng gồm clinker, thạch cao, phụ liệu (đá puzolan, đá vôi, xỉ lò cao,…)
Các sản phẩm chính của Nhà máy bao gồm:
Clinker: Trong năm 2012 vận hành 308 ngày (tương ứng 7.377 giờ) với tổng sản lượng là 1.674.700 tấn
Xi măng: Trong năm 2012 vận hành 185 ngày (tương ứng 4.419 giờ) với
Trang 283.3.3 Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu
Nhu cầu nguyên, vật liệu sử dụng trung bình cho sản xuất trong một tháng của Nhà máy được trình bày trong bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2: Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu của Nhà máy STT Loại nguyên liệu Khối lượng Đơn vị Mục đích sử dụng
1 Đá vôi 238.654 Tấn/tháng Sản xuất clinker
7 Chất trợ nghiền 46 Tấn/tháng Sản xuất xi măng
8 Thạch cao 2.731 Tấn/tháng Sản xuất xi măng
9 Vỏ bao 1.183.132 Cái/tháng Đóng bao xi măng
(Nguồn: Báo cáo sản xuất Nhà máy Xi măng Bình Phước, năm 2012)
3.3.4 Các trang thiết bị chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất
Danh mục các trang thiết bị chính phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Nhà máy
được trình bày trong phụ lục 2
3.4 HIỆN TRẠNG TIÊU THỤ NĂNG LƯỢNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG BÌNH PHƯỚC
3.4.1 Tình hình tiêu thụ điện
Điện năng sử dụng tại Nhà máy Xi măng Bình Phước được cấp từ nguồn điện
110 kV của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam Nhà máy sử dụng một trạm biến áp chính có công suất 40.000 kVA gồm 9 trạm con và 25 máy biến áp phụ, cấp điện áp
110 kV, 22 kV, 6,6 kV và 0,4 kV cung cấp điện ổn định cho hoạt động sản xuất của Nhà máy
Trang 29Bảng 3.3: Tổng hợp tiêu thụ và chi phí điện năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013
Tháng
Tiêu thụ (kWh)
Chí phí (VNĐ)
Tiêu thụ (kWh)
Chí phí (VNĐ)
Trang 3112 17.543 39.471.750.000 - -
Tổng 220.794 512.703.119.097 55.103 123.981.750.000
Trung
(Nguồn: Báo cáo sản xuất Nhà máy Xi măng Bình Phước, năm 2012 và 2013)
3.4.4 Tình hình tiêu thụ năng lượng của Nhà máy
Để thấy rõ tình hình tiêu thụ năng lượng của Nhà máy trong năm 2012 và 2013,
tác giả quy đổi các loại năng lượng, nhiên liệu ra đơn vị TOE (Tone of equivalent –
Tấn dầu quy đổi)
Cách quy đổi các loại năng lượng, nhiên liệu ra đơn vị TOE (Tone of equivalent
– Tấn dầu quy đổi) dựa vào bảng 3.6 về hệ số quy đổi năng lượng sang đơn vị TOE:
Bảng 3.6: Hệ số quy đổi năng lượng sang đơn vị TOE
9 Khí tự nhiên (Natural Gas) Triệu m3 900
1000 lít 0,83
11 Nhiên liệu phản lực (Jet Tuel) Tấn 1,05
(Nguồn: Bộ Công Thương – đính kèm Công văn số 3505/BCT-KHCN ngày
19/04/2011 về lập danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm)
Trang 32Nhà máy Xi măng Bình Phước chủ yếu tiêu thụ các loại năng lượng là: điện; than cám 3b, 3c và Indo và dầu DO, để tổng hợp tiêu thụ năng lượng tại Nhà máy Xi măng Bình Phước quy đổi ra đơn vị TOE được tính theo công thức sau:
TOE = {[Tổng lượng điện tiêu thụ (kWh)×0,0001543 + Tổng lượng than tiêu thụ
(tấn)×0,6 + [Tổng lượng dầu DO tiêu thụ (lít)/1000]×0,88}
Bảng 3.7: Tổng hợp tiêu thụ năng lượng trong năm 2012 và 3 tháng đầu năm 2013
(quy đổi TOE)
Điện (kWh) Than(tấn) Dầu DO (lít)
Trang 333.4.5 Biện pháp quản lý năng lượng tại Nhà máy Xi măng Bình Phước
- Lập báo cáo sản xuất theo từng ngày, tổng hợp báo cáo sản xuất hàng tháng để theo dõi tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ năng lượng và nguyên – vật liệu của toàn Nhà máy, được thực hiện bởi phòng Nghiên cứu – Triển khai nhằm tìm ra những giải
pháp để tiết kiệm năng lượng
- Thực hiện kiểm toán năng lượng định kỳ 1 lần/ năm để phân tích, nhận dạng và đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng khả thi cho Nhà máy nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường
Trang 34Chương 4
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 50001:2011 TẠI NHÀ MÁY XI MĂNG BÌNH PHƯỚC
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG VÀ THÀNH LẬP ĐỘI QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG
4.1.1 Phạm vi và ranh giới HTQLNL của Nhà máy Xi măng Bình Phước
4.1.1.1 Phạm vi
Phạm vi HTQLNL của Nhà máy Xi măng Bình Phước bao gồm:
- Các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất, các sản phẩm và dịch vụ (bao gồm cả nhà cung ứng và nhà thầu);
- Các máy móc, thiết bị, quá trình liên quan đến việc sử dụng và tiêu thụ năng lượng;
- Các dạng năng lượng mà Nhà máy tiến hành xem xét và quản lý gồm: điện, than và dầu DO;
- Các dạng năng lượng được loại trừ khỏi HTQLNL gồm: năng lượng từ con người trong quá trình sản xuất; nhiên liệu vận chuyển, phân phối sản phẩm mà Nhà máy thuê bên ngoài; nhiệt năng và quang năng từ mặt trời; và
- Do Nhà máy Xi măng Bình Phước được xây dựng theo thiết kế hoàn chỉnh một dây chuyền sản xuất từ khai thác mỏ đến sản xuất clinker, nghiền xi măng, lưu trữ, đóng bao và xuất hàng nên trong quá trình xây dựng HTQLNL theo ISO
50001 tại Nhà máy Xi măng Bình Phước, điều khoản 4.5.6 về Thiết kế được loại trừ
Trang 354.1.1.2 Ranh giới
Ranh giới của HTQLNL tại Nhà máy Xi măng Bình Phước bao gồm toàn bộ các nhà xưởng, văn phòng, bộ phận và khu vực thuộc phạm vi quản lý, điều hành của Nhà
máy Xi măng Bình Phước
4.1.2.Thành lập Đội quản lý năng lượng
Bất cứ một hệ thống quản lý nào cũng cần có một cơ cấu tổ chức để vận hành Do
đó, công việc đầu tiên cần thực hiện khi bắt tay vào xây dựng HTQLNL là thành lập Đội quản lý năng lượng (ĐQLNL), đội này chịu trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, vận hành và duy trì HTQLNL tại Nhà máy
ĐQLNL bao gồm các thành viên sau:
- Đại diện Lãnh đạo (ĐDLĐ) về năng lượng của Nhà máy – Trưởng ban;
- Quản đốc các phân xưởng sản xuất;
- Đại diện phòng Tài chính;
- Đại diện phòng Hành chính – Nhân sự;
- Đại diện nhân viên kỹ thuật của mỗi phân xưởng;
- Nhân viên vận hành thuộc các phân xưởng sản xuất
ĐDLĐ là trợ lý Giám đốc của Nhà máy, đại diện cho ban lãnh đạo của Nhà máy chịu trách nhiệm lập kế hoạch, phối hợp thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá định
kỳ và báo cáo kết quả thực hiện việc vận hành HTQLNL
Các thành viên ĐQLNL cũng như nhân viên trong các phòng ban có trách nhiệm phối hợp và tuân thủ thực hiện các kế hoạch có liên quan đến HTQLNL, cũng như đệ trình các khuyến nghị cải tiến lên ĐDLĐ về năng lượng của Nhà máy
4.2 TRÁCH NHIỆM CỦA LÃNH ĐẠO
Bất cứ một hệ thống quản lý nào muốn có hiệu lực thực hiện tốt đều cần phải có
sự chấp thuận, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi của lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức nhằm đảm bảo tính hiệu lực của hệ thống
4.2.1 Lãnh đạo cao nhất
Giám đốc của Nhà máy phải chứng minh cam kết của mình, hỗ trợ HTQLNL và liên tục cải tiến hiệu lực của hệ thống đó bằng cách:
Trang 36- Xác định, thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách năng lượng (CSNL);
- Chỉ định Đaị diện lãnh đạo và phê duyệt ĐQLNL chính thức;
- Cung cấp các nguồn lực cần thiết để thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLNL và kết quả hiệu quả năng lượng (HQNL);
- Thông tin trong toàn Nhà máy về tầm quan trọng của việc quản lý năng lượng;
- Đảm bảo các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng được thiết lập;
- Đảm bảo chỉ số hiệu quả năng lượng phù hợp với Nhà máy;
- Việc hoạch định chiến lược dài hạn phải xem xét đến HQNL;
- Đảm bảo rằng các kết quả đo lường và báo cáo tại các khoảng thời gian được xác định; và
- Tiến hành xem xét của lãnh đạo
4.2.2 Đại diện lãnh đạo
ĐDLĐ là người được ban Giám đốc của Nhà máy chỉ định, có năng lực và kỹ năng phù hợp, ngoài các trách nhiệm khác có trách nhiệm và quyền hạn để:
- Đảm bảo HTQLNL được thiết lập, thực hiện, duy trì và liên tục cải tiến đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 50001:2011;
- Tìm ra (các) cá nhân, được ủy quyền bởi cấp quản lý thích hợp, để làm việc với ĐDLĐ trong việc hỗ trợ các hoạt động quản lý năng lượng của Nhà máy;
- Báo cáo cho Giám đốc về HQNL và sự thực hiện của HTQLNL;
- Đảm bảo việc hoạch định các hoạt động quản lý năng lượng được thiết kế và hỗ trợ CSNL của Nhà máy;
- Xác định và thông tin các trách nhiệm và quyền hạn để tạo thuận lợi cho hiệu lực quản lý năng lượng;
- Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết để đảm bảo rằng cả hai việc điều hành và kiểm soát HTQLNL có hiệu lực; và
- Thúc đẩy nâng cao nhận thức về chính sách và mục tiêu năng lượng tại tất cả các cấp trong Nhà máy
Tài liệu tham chiếu:
Trang 37Phụ lục 3: Bảng cơ cấu vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên
tham gia vào HTQLNL tại Nhà máy
4.3 CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG
4.3.1 Các yêu cầu khi xây dựng chính sách năng lượng
CSNL là kim chỉ nam cho việc áp dụng và cải tiến HTQLNL giúp Nhà máy duy trì và nâng cao kết quả tiết kiệm năng lượng Đồng thời, CSNL tạo ra cơ sở để Nhà máy đề ra mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng
Do đó, trước khi xây dựng CSNL cần phải quan tâm và cân nhắc các vấn đề sau:
- Phạm vi và ranh giới của chính sách phải được xác định rõ ràng
- Bản chất và mức độ sử dụng và tiêu thụ năng lượng của Nhà máy
- Nội dung CSNL phải ngắn gọn, đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu bởi lẽ CSNL phải công bố rộng rãi tới mọi người và nội dung CSNL phải:
Phù hợp với các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác của các bên hữu quan
có liên quan tới việc sử dụng, tiêu thụ và HQNL mà Nhà máy đã cam kết
Cam kết cải tiến liên tục HQNL
Cam kết đảm bảo sự sẵn có thông tin và nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu và chỉ tiêu
Đưa ra khuôn khổ cho việc thiết lập và xem xét các mục tiêu và chỉ tiêu năng lượng
Hỗ trợ mua sắm các sản phẩm, dịch vụ năng lượng có hiệu quả và thiết kế cho việc cải tiến HQNL
- CSNL phải không mâu thuẫn với chính sách chung của Nhà máy
- CSNL phải được lập thành văn bản, có sự phê chuẩn của lãnh đạo cao nhất và thông tin tại tất cả các cấp trong Nhà máy nhằm giúp CSNL có hiệu lực, được
áp dụng và duy trì ở mọi cấp
- CSNL phải được ban lãnh đạo định kỳ xem xét và cập nhật nhằm phản ánh điều kiện và thông tin thay đổi
Trang 384.3.2 Nội dung chính sách năng lượng
CHÍNH SÁCH NĂNG LƯỢNG NHÀ MÁY XI MĂNG BÌNH PHƯỚC
Nhà máy Xi măng Bình Phước nhận thấy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đang là vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại, tầm quan trọng và những lợi ích của việc thực hiện hệ thống quản lý năng lượng Ban lãnh đạo Nhà máy tiến hành thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách năng lượng với các cam kết như sau:
- Tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác của các bên hữu quan
có liên quan tới việc sử dụng, tiêu thụ và hiệu quả năng lượng của Nhà máy
- Không ngừng cải tiến hiệu quả năng lượng trong quá trình sử dụng và tiêu thụ năng lượng
- Nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ – công nhân viên của Nhà máy thông qua các khóa đào tạo về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo
đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện, duy trì và cải tiến liên tục hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2011 trong Nhà máy
- Luôn đảm bảo chính sách năng lượng được phổ biến đến toàn bộ cán bộ – công nhân viên của Nhà máy và được công bố công khai đến cộng đồng và các bên hữu quan
- Hướng đến cải tạo và áp dụng công nghệ hiện đại có hiệu suất năng lượng cao, sử dụng tiết kiệm năng lượng, góp phần thực hiện vào mục tiêu tiết kiệm năng lượng chung của Quốc gia và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Thực hiện, tuân thủ nội quy và chính sách của Nhà máy là trách nhiệm của tất cả cán bộ – công nhân viên trong Nhà máy
Bình Phước, ngày 05 tháng 06 năm 2013
GIÁM ĐỐC
(ký tên)
HOÀNG KIM CƯỜNG
Trang 394.3.3 Phổ biến chính sách năng lượng
CSNL cần được lập thành văn bản và được phê duyệt bởi cấp lãnh đạo cao nhất Phải đảm bảo chính sách được áp dụng, duy trì và phổ biến rộng rãi tới tất cả các công nhân viên trong Nhà máy
Đối với cán bộ – công nhân viên trong Nhà máy:
- Lãnh đạo cao nhất phổ biến CSNL đến đại diện các phòng ban, đơn vị trong các
cuộc họp nội bộ của Nhà máy
- Đưa CSNL vào nội dung đào tạo ban đầu cho nhân viên mới
- Đại diện các phòng ban, đơn vị, cán bộ quản lý năng lượng có trách nhiệm
truyền đạt và phổ biến CSNL đến nhân viên mà mình phụ trách
- Dán nội dung CSNL, biểu ngữ có nội dung năng lượng tại những nơi dễ thấy và
có nhiều người qua lại như bảng thông báo, bảng nội quy, trong văn phòng, nhà
ăn, phòng họp, xung quanh khu vực sản xuất, cửa ra vào,…
- Công bố CSNL trên mạng nội bộ, các thư điện tử của Nhà máy
Đối với các bên hữu quan:
Thông báo cho tất cả các bên hữu quan rằng Nhà máy đang thực hiện HTQLNL
và đưa CSNL lên trang web chung của Nhà máy, các tài liệu quảng bá và các báo cáo liên quan
4.3.4 Kiểm tra lại chính sách năng lượng
- Ban lãnh đạo và ĐQLNL cần xem xét và kiểm tra lại CSNL định kỳ ít nhất 1lần/ năm nhằm kiểm tra CSNL của Nhà máy thông qua các kỳ họp xem xét lãnh đạo
- ĐQLNL có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện CSNL của công nhân viên trong Nhà máy
- Khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong sử dụng và tiêu thụ năng lượng hoặc những điểm không phù hợp thì Nhà máy cần phải cập nhật và sửa đổi để cải thiện nội dung của CSNL
- Lưu hồ sơ sau khi kiểm tra và chỉnh sửa, phải ghi rõ thời gian sửa đổi, nội dung sửa đổi, hiệu lực của văn bản mới và thông báo đến toàn thể công nhân viên của Nhà máy cũng như các bên liên quan bên ngoài
Trang 404.4 HOẠCH ĐỊNH NĂNG LƯỢNG
4.4.1 Tổng quát
Tổ chức phải kiểm soát và lập thành văn bản quá trình hoạch định năng lượng bao gồm:
- Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác liên quan đến tổ chức;
- Xem xét năng lượng;
- Đường cơ sở năng lượng;
- Chỉ số hiệu quả năng lượng;
Tài liệu tham chiếu:
Phụ lục 5A: Thủ tục xem xét năng lượng TT-443-NL
4.4.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Nhà máy phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục để:
- Tiếp cận, xác định và cập nhật các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác liên quan đến việc sử dụng, tiêu thụ và HQNL mà Nhà máy phải tuân thủ vào tài liệu của HTQLNL
- Xác định cách thức áp dụng các yêu cầu này tới việc sử dụng, tiêu thụ và HQNL của Nhà máy
Các văn bản pháp luật cần phải xác định: tên văn bản pháp luật, tên cơ quan ban hành, ngày hiệu lực và các nội dung, điều khoản liên quan mà Nhà máy cần áp dụng Căn cứ vào nội dung, bổ sung và thay đổi về các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác về
sử dụng, tiêu thụ và HQNL Nhà máy đảm bảo sửa đổi các văn bản liên quan và thông báo tới các bộ phận liên quan
ĐQLNL có trách nhiệm lưu giữ, kiểm soát và cập nhật các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác liên quan đến việc sử dụng, tiêu thụ và HQNL của Nhà máy để đảm bảo