Chính vì vậy, cùng với sự giúp đỡ của các cô chú tại Phòng TNMT & Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất Thị xã Sông Cầu, được sự phân công của khoa Quản lý đất đai & Bất động sản, trường Đại học
Trang 1KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Tp.HCM, Tháng 08 năm 2013
Trang 2BỘ MÔN QUY HOẠCH
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS HUỲNH THANH HÙNG
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh)
(Ký tên ……….……… )
Tháng 08 năm 2013
Trang 3Con xin bày tỏ lòng biết ơn đến Bố Mẹ và những người thân trong gia đình đã sinh thành, nuôi dưỡng, yêu thương và đã là điểm tựa vững chắc cho con trong suốt cuộc đời cũng như trong quá trình thực hiện Báo cáo tốt nghiệp của mình
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm Khoa Quản Lý Đất Đai và Thị Trường Bất Động Sản và toàn bộ quí thầy cô đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho em trong thời gian học tập tại trường Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Phòng Tài Nguyên Môi Trường
và Trung tâm phát triển quỹ đất Thị xã Sông Cầu cùng tất cả các anh chị trong phòng
đã tạo cho em thuận lợi trong việc thu thập số liệu, tài liệu và nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức bổ ích cho em trong suốt thời gian em đến thực tập tại cơ quan
Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn thầy Huỳnh Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài để em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp cuối khóa
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn trong lớp Quản Lý Đất Đai khóa
35 và các bạn ngoài lớp đã đồng hành, động viên và giúp đỡ mình trong quá trình thực hiện đề tài
Do kiến thức và thời gian còn hạn chế nên luận văn vẫn chưa thật sự hoàn thiện, rất mong sự thông cảm và đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn tất cả!!!
Thị xã Sông Cầu, ngày tháng 08 năm 2013
Sinh viên
Lê Thị Cẩm Tú
Lời Cảm Ơn
Trang 4Sinh viên thực hiện: Lê Thị Cẩm Tú, khoa Quản lý đất đai & Thị trường bất
động sản, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Đề tài: “Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái
định cư trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên ”
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, Bộ môn Quy Hoạch,
Khoa Quản lý đất đai & Thị trường bất động sản, trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Trong những năm gần đây thị xã không ngừng tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, kêu gọi đầu tư, hàng loạt các công trình có quy mô lớn, nhỏ đã và đang được triển khai thực hiện trên địa bàn Thị xã Việc đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại địa phương hiện nay nhằm nghiên cứu việc áp dụng các chính sách, các phương án bồi thường của dự án, tìm ra những tồn tại, vướng mắc để đề ra phương hướng giải quyết các vấn đề này là việc làm hết sức cần thiết
Toàn bộ quá trình nghiên cứu đề tài, chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản như sau: phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp điều tra thu thập số liệu, phương pháp nghiên cứu tài liệu…
Kết quả trong thời gian thực hiện bồi thường giải tỏa các dự án:
Dự án 18 phòng học trường trung học cơ sở Hoàng Văn Thụ với tổng diện tích
bị ảnh hưởng là 10.328,8 m2 Số tổ chức, hộ gia đình cá nhân được bồi thường là 27 hộ dân, 02 Tổ chức ( Chùa Quãng Đạt; UBND phường Xuân Yên) Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư là 5.744.437.000 đồng Trung tâm đã xét tái định cư cho 03 hộ trong đó có 02 hộ nhận tiền thay tái định cư với diện tích 632,3 m2,số tiền là 151.752.000 đồng
Dự án Đường phía Tây công viên trung tâm Thị xã Sông Cầu với tổng diện tích
bị ảnh hưởng là 14.501,3 m2 Số tổ chức, hộ gia đình cá nhân được bồi thường là 30 hộ dân, 01 Tổ chức (UBND phường Xuân Phú) Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư là 3.393.611.000 đồng Trung tâm đã xét tái định cư cho 05
hộ trong đó có 02 hộ nhận tái định cư và 03 hộ được xét giao đất có thu tiền sử dụng đất
Dự án Đường dây 110KV đấu nối hệ thống điện La Hiêng 2 vào hệ thống điện quốc gia với tổng diện tích bị ảnh hưởng là 5.043,6 m2 Số tổ chức, hộ gia đình cá nhân được bồi thường là 45 hộ dân, 02 Tổ chức (Ban QL rừng phòng hộ Sông Cầu; UBND xã Xuân Bình) Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư
là 1.248.139.000 đồng
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy được tình hình bồi thường giải phóng mặt bằng,
hỗ trợ và tái định cư thực sự gặp những thuận lợi hay khó khăn nhất định, để từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị điều chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư phù hợp để công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ngày càng hoàn thiện và được
sự đồng tình ủng hộ của người dân hơn
Trang 5ĐẶT VẤN ĐỀ ··· 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ··· 3
I.1 Cơ sở lý luận ··· 3
I.1.1 Cơ sở khoa học ··· 3
I.1.2 Cơ sở pháp lý ··· 9
I.1.3 Cơ sở thực tiễn ···10
I.2 Khái quát về hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng ···10
I.2.1 Một số nét về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam qua các thời kì ···10
I.2.2 Các quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ···14
I.3 Khái quát địa bàn nghiên cứu ···15
PHẦN II: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGUYÊN CỨU, QUY TRÌNH THỰC HIỆN ···16
II.1 Nội dung ···16
II.2 Phương pháp nghiên cứu ···16
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ···12
III.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu ···17
III.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, địa chất công trình ···17
III.1.2 Tài nguyên thiên nhiên ···20
III.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ···23
III.2 Tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên ···26
III.2.1 Tình hình quản lý đất đai của Thị xã Sông Cầu ···26
III.2.2 Tình hình sử dụng đất trên địa bàn Thị xã Sông Cầu ···31
III.3 Tình hình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thị xã Sông Cầu ···35
III.3.1 Khái quát tình hình đầu tư các dự án trên địa bàn Thị xã Sông Cầu ···35
III.3.2 Dự án 1: 18 Phòng học trường Hoàng Văn Thụ ···38
III.3.3 Dự án2: Đường phía Tây công viên trung tâm Thị xã Sông Cầu ···48
III.3.4 Dự án 3: Đường dây 110KV đấu nối thuỷ điện La Hiêng 2 vào hệ thống điện Quốc gia ···53
III.4 Đánh giá kết quả đạt được của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ·57 III.4.1 Đánh giá về hiệu quả của dự án ···57
III.4.2 Nhận xét, đánh giá phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án của Thị xã Sông Cầu ···58
III.4.3 Những thuận lợi, khó khăn của dự án ···62
Trang 6TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7QĐ Quyết định
BTGPMB, HT & TĐC Bồi thường gải phóng, hỗ trợ và tái định cư BT-GPMB Bồi thường, giải phóng mặt bằng
Trang 8Trang
Bảng 3.1: Diện tích đất đai phân theo cấp độ dốc 18
Bảng 3.2: Đặc trưng hình thái các lưu vực sông, suối 20
Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất toàn Thị xã 31
Bảng 3.4: Tổng giá trị bồi thường các dự án đã hoàn thành 36
Bảng 3.5: Một số dự án trên địa bàn Thị xã Sông Cầu 37
Bảng 3.6: Hiện trạng sử dụng đất xây dựng dự án 18 phòng học 38
Bảng 3.7: Đơn giá bồi thường đất ở đô thị của dự án 1 40
Bảng 3.8: Hiện trạng số hộ bồi thường về tài sản trên đất của dự án 1 41
Bảng 3.9: Đơn giá bồi thường công trình vật kiến trúc của 1 hộ dân trong dự án 1 42
Bảng 3.10: Đơn giá bồi thường về hoa màu của 1 hộ dân trong dự án 1 42
Bảng 3.11: Kinh phí bồi thường thiệt hại về đất và tài sản dự án 1 43
Bảng 3.12: Kinh phí hỗ trợ dự án 1 43
Bảng 3.13: Hiện trạng sử dụng đất xây dựng Đường phía Tây công viên 48
Bảng 3.14: Đơn giá bồi thường đất ở đô thị của dự án 2 49
Bảng 3.15: Hiện trạng số hộ bồi thường về tài sản trên đất dự án 2 50
Bảng 3.16: Đơn giá bồi thường công trình vật kiến trúc 1 hộ dân trong dự án 2 51
Bảng 3.17: Đơn giá bồi thường về hoa màu của 1 hộ dân dự án 2 51
Bảng 3.18: Kinh phí bồi thường thiệt hại về đất và tài sản dự án 2 51
Bảng 3.19: Kinh phí hỗ trợ dự án 2 52
Bảng 3.20: Các hộ thuộc chính sách tái định cư dự án 2 52
Bảng 3.21: Các hộ xét giao đất có thu tiền sử dụng đất dự án 2 53
Bảng 3.22: Hiện trạng đường dây 110KV đấu nối hệ thống điện La Hiêng 2 vào hệ thống điện quốc gia 54
Bảng 3.23: Áp giá bồi thường về hoa màu cho 1 hộ ở dự án 3 55
Bảng 3.24: Kinh phí bồi thường thiệt hại về đất và tài sản dự án 3 56
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính 2012 32
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2012 32
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2012 33
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ 7
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta hiện nay đang trong thời kì đổi mới theo quá trình công nghiệp hóa -
hiện đại hóa, xây dựng lại sau một thời gian dài của chiến tranh và đất đai nhà cửa bị
tàn phá Nhu cầu đất đai để xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng và lợi
ích cho quốc gia, quốc phòng, an ninh là rất lớn Đặc biệt trong giai đoạn những năm
gần đây khi tình hình giao lưu, hội nhập quốc tế đang được mở rộng, nước ta đã và
đang giao lưu, hội nhập rất tốt với thế giới trên mọi lĩnh vực và trên đà phát triển
mạnh
Hòa cùng với công cuộc phát triển chung của cả nước, tỉnh Phú Yên đã và đang
trong quá trình chuyển biến nhanh cơ cấu kinh tế từ cơ cấu nông - công nghiệp sang cơ
cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và du lịch Trong đó Thị xã Sông Cầu có
nhiều thay đổi, với nhiều công trình đầu tư của trung ương, tỉnh, thị xã về hạ tầng kỹ
thuật được đưa vào sử dụng và tiếp tục triển khai, làm cho kinh tế và xã hội có nhiều
chuyển biến lớn, dẫn đến cơ cấu sử dụng đất đã có nhiều thay đổi và đặc biệt giai đoạn
10 năm tới sẽ có nhiều tác động mạnh mẽ hơn nữa trong việc thu hồi, chuyển mục đích
sử dụng đất
Trong bối cảnh đó thì công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất là vấn đề phức tạp và nhạy cảm tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội Nước ta hiện nay chính sách về đất đai còn tồn tại nhiều vấn đề đã làm
cho công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trở nên phức tạp hơn và mang tính thời
sự cấp bách trong dư luận, là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà
hoạch định chính sách, các cấp lãnh đạo Nhà nước, các nhà đầu tư Nếu thực hiện
không tốt vấn đề này sẽ gây mất ổn định đời sống xã hội, ngược lại nếu làm tốt công
tác này sẽ tạo môi trường thông thoáng cho phát triển, thu hút đầu tư và góp phần làm
lành mạnh các mối quan hệ xã hội, củng cố lòng tin của dân, hạn chế tình trạng tranh
chấp khiếu nại từ người sử dụng đất, làm ổn định nhiều mối quan hệ xã hội, giảm bớt
quan liêu và tham nhũng, cũng cố lòng tin của người dân vào Nhà nước
Trong quá trình Việt Nam tiếp tục và tăng tốc quá trình chuyển đổi kinh tế - xã
hội, các vấn đề đất đai có ảnh hưởng rất đáng kể và dưới nhiều góc độ Một trong
những vấn đề đó là việc Nhà nước thu hồi đất để phục vụ vào lợi ích quốc gia, lợi ích
công cộng, mục đích phát triển kinh tế xã hội Cụ thể là xây dựng lên các dự án công
ty, công trình xây dựng lớn với tinh thần mời gọi các nước đầu tư phát triển Khi thực
hiện, việc thu hồi đất thì công tác bồi thường hết sức phức tạp và khó thực hiện vì
không những ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực giải tỏa mà còn
ảnh hưởng sâu rộng đến toàn xã hội Do đó, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
và tái định cư phải được thực hiện một cách hợp lý nhằm đảm bảo tính thống nhất,
đồng bộ, phù hợp với pháp luật và đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của người dân
có đất bị thu hồi Chính vì vậy, cùng với sự giúp đỡ của các cô chú tại Phòng TNMT &
Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất Thị xã Sông Cầu, được sự phân công của khoa Quản lý
đất đai & Bất động sản, trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài “Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ
tái định cư một số dự án trên địa bàn Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên”
Trang 10 Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá công tác thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định
cư trên địa bàn thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên Trên cơ sở kết quả đạt được đề xuất
giải pháp nhằm hoàn thiện những nguyên nhân tồn tại, vướng mắc và góp phần nâng
cao hiệu quả quản lý công tác bồi thường, giải tỏa và hỗ trợ tái định cư hiện nay
Đối tượng nghiên cứu:
Phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư một số dự án
trên địa bàn Thị xã Sông Cầu
Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ 18/3/2013 đến 30/7/2013
Trang 11PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận
I.1.1 Cơ sở khoa học
I.1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Đất đai: là một vùng không gian đặc trưng được xác định, trong đó bao gồm
những yếu tố về sinh quyển, khí quyển, thổ quyển, thạch quyển, thủy quyển được xác
định trong vùng đặc trưng đó và bao gồm các hoạt động của con người từ quá khứ đến
hiện tại và trong tương lai
- Giải phóng mặt bằng: là quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc
di dời nhà cửa, cây trái, các công trình xây dựng và một bộ phận dân cư trên một phần
đất nhất định được quy hoạch cho việc cải tạo, mở rộng hoặc xây dựng một công trình
mới Quá trình giải phóng mặt bằng được tính từ khi bắt đầu hình thành Hội đồng giải
phóng mặt bằng đến khi giải phóng xong và giao cho chủ đầu tư mới Đây là một quá
trình đa dạng và phức tạp thể hiện sự khác nhau giữa các dự án và liên quan trực tiếp
đến các bên tham gia và của toàn xã hội
- Bồi thường: là việc đền bù cho đối tượng bị tịch thu tài sản nào đó bằng tài sản
tương tự hoặc tài sản khác có giá trị tương đương
- Bồi thường giải phóng mặt bằng: là khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích an ninh quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người sử
dụng đất được đền bù bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có
đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có
quyết định thu hồi
- Định giá đất đai: là người định giá căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp định
giá đất trên cơ sở nắm chắc tư liệu thị trường đất đai, căn cứ vào những thuộc tính kinh
tế và tự nhiên của đất đai theo chất lượng, và tình trạng thu lợi thông thường trong
hoạt động kinh tế thực tế đất đai, xem xét đầy đủ ảnh hưởng của các yếu tố về phát
triển kinh tế, xã hội, phương thức sử dụng đất, dự kiến thu lợi từ đất và chích sách đất
đai, đối với việc thu lợi từ đất, rồi tổng hợp để định ra giá cả tại một thời điểm nào đó
cho một thửa hoặc nhiều thửa đất đối với một quyền đất đai nào đó
- Giá đất: là sự biểu hiện bằng tiền của một diện tích đất do Nhà nước quy định
hoặc do người chuyển nhượng QSDĐ và người nhận chuyển nhượng tự thỏa thuận với
nhau tại một thời điểm xác định
- Khung giá đất: do Chính Phủ quy định, xác định mức giá tối đa và tối thiểu
của mỗi loại đất với mục đích sử dụng được xác định phụ thuộc vào tiềm năng của đất
đai Khung giá là cơ sở để kích thích người sử dụng đất đúng mục đích và có hiệu quả
cao
- Bảng giá đất: trên cơ sở khung giá đất do Chính phủ quy định, UBND cấp tỉnh
hàng năm xác định bảng giá cho các loại đất tại địa phương ứng với các mức độ tiềm
năng khác nhau để đảm bảo sự công bằng giữa những người sử dụng đất có các điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau Bảng giá đất được xác định phải phù hợp với
tình hình thực tế địa phương, nếu giá quá cao sẽ gây cản trở mục đích sử dụng đất, nếu
giá quá thấp thì tiềm năng của đất đai sẽ không được khai thác hết, do đó việc sử dụng
đất sẽ không đạt được hiệu quả
Trang 12- Giá trị quyền sử dụng đất: là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với
một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi
đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa
điểm mới
- Tái định cư: là biện pháp nhằm ổn định, khôi phục đời sống cho những người
bị ảnh hưởng bởi các dự án của Nhà nước, khi mà phần đất nơi ở cũ bị thu hồi hết hoặc
thu hồi không hết, phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sinh sống, phải chuyển
đến nơi ở mới
I.1.1.2 Một số quy định về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
1 Quyền lợi của người bị thu hồi đất
Những hộ gia đình, tổ chức, cá nhân có đất khi bị Nhà nước thu hồi để sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng được có các
quyền sau:
- Được hưởng các chính sách đền bù, hỗ trợ thiệt hại theo quy định trong phương
án
- Được nhận quyết định về việc đền bù
- Được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc ổn định cuộc sống và sản xuất
kinh doanh tại nơi ở mới, trong trường hợp phải di chuyển chỗ ở và địa điểm sản xuất
kinh doanh
- Được khen thưởng nếu chấp hành tốt chủ trương, chính sách và kế hoạch di dời
- Được biết những thông tin có liên quan đến vấn đề đền bù, hỗ trợ thiệt hại và tái
định cư của dự án
- Được quyền khiếu nại về diện tích đất, nhà ở, vật kiến trúc, về giá nếu trong
trường hợp bị sai sót
2 Nghĩa vụ của người bị thu hồi đất
Hộ gia đình, tổ chức, cá nhân có đất đang sử dụng bị Nhà nước thu hồi để sử
dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, ngoài
những quyền lợi như đã nêu trên còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Khai báo trung thực, đầy đủ về nguồn gôc nhà, đất đang sử dụng và phải cung
cấp đầy đủ các loại giấy tờ có liên quan đến nguồn gốc sử dụng, nguồn gốc tạo lập nhà
và đất, vật kiến trúc
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đo vẽ hiện trạng, vị trí nhà, đất để tổ công tác
bồi thường xác định mức độ thiệt hại
- Chấp hành đúng chủ trương, chính sách và kế hoạch di dời do Trung tâm phát
triển quỹ đất quy định
- Giao mặt bằng đúng với thời hạn quy định
- Thanh toán đầy đủ, dứt điểm các khoảng phí về điện, nước, điện thoại và các
khoảng phí khác cho các nghành chức năng và các nghĩa vụ tài chính khác phải nộp
cho Nhà nước tại nơi phải di dời
3 Phạm vi đền bù thiệt hại
Trang 13- Đền bù thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồi
- Đền bù thiệt hại về tài sản gắn liền với đất hiện có vào thời điểm bị thu hồi bao
gồm nhà, công trình kiến trúc, cây trồng, vật nuôi và các tài sản khác
- Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ
ở, di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh
- Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp trong trường hợp người bị thu hồi đất phải
chuyển nghề
4 Đối tượng được bồi thường, không được bồi thường
a Đối tượng được bồi thường
‐ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
‐ Có một trong các giấy tờ chứng minh người sử dụng đất đó là hợp pháp, sử
dụng ổn định và được UBND cấp xã xác nhận là không có tranh chấp
‐ Có giấy tờ theo quy định mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy
tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan (kể cả
việc sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành
án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành án) và được UBND cấp xã xác nhận là đất
không có tranh chấp
‐ Đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện
chính sách đất đai của Nhà nước nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, hộ gia
đình cá nhân vẫn đang sử dụng
‐ Đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được
UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có
tranh chấp
‐ Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã
nộp không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nhận chuyển nhượng của người sử
dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn gốc từ ngân
sách Nhà nước
b Đối tượng không được bồi thường
Áp dụng theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày
03/04/2004 của Chính phủ về BT-HT-TĐC
‐ Người sử dụng đất không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của Nghị định
số 197/2004/NĐ-CP
‐ Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng
đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước
‐ Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5,
6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 Luật Đất đai 2003
‐ Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối với đất
bị thu hồi quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 và
Trang 14Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về
thi hành Luật Đất đai
‐ Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng
‐ Những trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà không phải vì lý do “ sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế”
Trang 15I.1.1.3 Quy trình và thủ tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư
Sơ đồ 1.1: Quy trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ
Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất
Đo đạc xác định ranh giới, mốc trên thực địa các hộ bị ảnh hưởng
Phát biểu mẫu đến từng hộ gia đình tự kê khai nguồn gốc đất, tài
Trung tâm PTQĐ tham mưu UBND ban hành thị xã QĐ thu hồi đất
Áp giá, lập bảng chiết tính giá trị bồi thường, tham mưu UBND
huyện ban hành QĐ bồi thườngKhiếu nại lên UBND huyện Gửi thư mời tiếp xúc lần 1, lần 2, lần 3
Trang 16Trình tự và thủ tục thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án
được thực hiện theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP :
Bước 1: Xác định và công bố chủ trương thu hồi đất
UBND huyện chỉ đạo phổ biến rộng rãi chủ trương thu hồi đất, các quy định về
thu hồi đất, về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Bước 2: Xác định ranh giới, mốc trên thực địa các hộ gia đình, tổ chức bị ảnh
hưởng bởi dự án
Công ty đo đạc tiến hành đo vẽ, đóng mốc, xác định ranh giới giải tỏa ngoài thực
địa Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất kiểm tra thực địa và nhận mốc ranh giới giải tỏa;
sau đó xác định các hộ gia đình, tổ chức bị ảnh hưởng
Bước 3: Phát biểu mẫu đến từng hộ gia đình, tổ chức kê khai nguồn gốc đất, tài
sản trên đất
Trung Tâm PTQĐ huyện phối hợp với UBND các xã thông báo cho từng hộ gia
đình, tổ chức biết về việc thực hiện dự án và các chủ trương, chính sách của Nhà nước
Tiến hành phát biểu tự kê khai đến từng đối tượng để kê khai nguồn gốc đất và tài sản
trên đất
Bước 4: Trung Tâm PTQĐ phối hợp UBND xã kiểm tra thực tế, lập biên bản
kiểm kê
Phối hợp kiểm kê là các cán bộ địa chính xã, trưởng ấp, trưởng khu phố trong
khu vực bị giải tỏa
Bước 5: Lập phương án tổng thể BTHT–TĐC, thông qua HĐBTHT-TĐC và
trình UBND Tỉnh duyệt
Sau khi kiểm kê, TTPTQĐ lập phương án tổng thể BTHT-TĐC, thông qua
HĐBTHT-TĐC và trình UBND Tỉnh duyệt
Bước 6: Thông báo thu hồi đất đến hộ gia đình cá nhân và tổ chức
Bước 7: Phòng TN & MT tham mưu UBND huyện lập thủ tục trình UBND tỉnh
quyết định thu hồi đất tổng thể
Bước 8: Tham mưu UBND huyện ra Quyết định thu hồi đất cá nhân
Sau khi hoàn thành phương án chi tiết và được UBND tỉnh phê duyệt, Trung
Tâm PTQĐ tiến hành lập danh sách trình Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện ký
và tham mưu UBND huyện ra Quyết định thu hồi đất cá nhân
Bước 9: Lập phương án chi tiết BTHT-TĐC, thông qua HĐBTHT-TĐC và trình
UBND Tỉnh duyệt
Bước 10: Công khai, niêm yết và hoàn chỉnh thủ tục trình UBND tỉnh phê duyệt
phương án BT, HT và TĐC
Bước 11: Áp giá, lập bảng chiết tính giá trị bồi thường, tham mưu UBND huyện
ra Quyết định bồi thường
Trung Tâm PTQĐ tiến hành áp giá, lập bảng chiết tính giá trị bồi thường, tham
mưu cho UBND huyện ra Quyết định bồi thường đối với các hộ gia đình, cá nhân, tổ
chức trong khu vực giải tỏa
Bước 12:
Trang 17 Nếu người dân đồng ý:
‐ Tiến hành chi trả tiền bồi thường để người dân nhận tiền và nhận mặt bằng do
người dân bàn giao
‐ Họp xét tái định cư, tham mưu UBND huyện ra Quyết định tái định cư cho
những hộ đủ điều kiện tái định cư và bốc thăm nền tái định cư
Nếu người dân không đồng ý:
‐ Trung Tâm PTQĐ gởi thư mời tiếp xúc trực tiếp với người dân để giải quyết
khiếu nại
‐ Sau khi tiếp xúc trực tiếp mà người dân vẫn không đồng ý thì Quyết định cưỡng
chế
I.1.2 Cơ sở pháp lý
I.1.2.1 Các văn bản pháp lý của Trung ương
- Luật Đất đai năm 2003
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về
việc thi hành Luật Đất đai
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Quy
định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 05 năm 2007 của Chính phủ Quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai
- Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư
- Căn cứ Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Hướng dẫn thực hiện Nghị định 69/2009/NĐ-CP
I.1.2.2 Các văn bản pháp lý của địa phương
- Căn cứ Quyết định số 368/2012/QĐ-UBND ngày 12/03/2012 của UBND tỉnh
Phú Yên: V/v Quy định phân cấp, ủy quyền và phân giao nhiệm vụ trong quản lý đầu
tư xây dựng đối với các dự án do tỉnh Phú Yên quản lý
- Căn cứ các Quyết định số 471/2010/QĐ-UBND ngày 16/03/2010 và Quyết định
số 1747/2010/QĐ-UBND ngày 29/10/2010 của UBND tỉnh Phú Yên V/v Ban hành
Quy định chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định số
69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung quy hoạch sử dụng
đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Căn cứ Quyết định số 1782/2010/QĐ-UBND ngày 06/11/2010 của UBND tỉnh
Phú Yên “V/v ban hành đơn giá bồi thường đối với cây trồng trên địa bàn tỉnh Phú
Yên”
- Căn cứ Quyết định số 1153/QĐ-UBND ngày 25/07/2011 của UBND tỉnh Phú
Yên việc ban hành giá nhà và các công trình xây dựng gắn liền trên đất trên địa bàn
tỉnh Phú Yên
Trang 18- Căn cứ Thông báo số 5451/TB-UBND ngày 12/08/2011 của UBND tỉnh Phú
Yên về việc điều chỉnh một số nội dung trong Quyết định số 1153/QĐ-UBND ngày
25/07/2011 của UBND tỉnh Phú Yên về việc ban hành giá nhà và các công trình xây
dựng gắn liền trên đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Quyết định 33/2012/QĐ-UBND tỉnh Phú Yên 24/12/2012 về việc ban hành
bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Phú Yên năm 2013
- Quyết định 315/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định hạn mức giao đất ở cho
hộ gia đình, cá nhân tự xây nhà ở tại đô thị; nông thôn; hạn mức công nhận đất ở theo
số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình đối với thửa đất có nhà ở gắn liền với vườn, ao
và hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng
đưa vào sử dụng nông nghiệp theo quy hoạch do UBND tỉnh Phú Yên ban hành
I.1.3 Cơ sở thực tiễn
- Tình hình bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Sông Cầu, tỉnh
Phú Yên
- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện
I.2 Khái quát về hoạt động bồi thường, giải phóng mặt bằng
I.2.1 Một số nét về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở Việt Nam qua các
thời kì
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn
tại và phát triển của con người và nền sản xuất Để phát triển và quản lý nguồn tài
nguyên này sao cho hợp lý là một công việc hết sức quan trọng Trong đó, công tác về
bồi thường hỗ trợ về đất cũng góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, cùng với
các chế độ chính sách phát triển qua từng giai đoạn
I.2.1.1 Giai đoạn từ trước năm 1993
- Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đất nước bị chia cắt thành hai miền: Nam,
Bắc nên các luật lệ đất đai trong thời kỳ Pháp thuộc bị bác bỏ Thời kỳ này miền Bắc
đang thực hiện việc tăng gia sản xuất với phương châm tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho
miền Nam ruột thịt nên người dân đã tự nguyện đóng góp đất đai vào các hợp tác xã để
tăng gia sản xuất mà không đòi hỏi bất kỳ một sự bồi thường nào
- Từ khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), đất nước thống nhất hoàn
toàn và đi theo con đường XHCN, bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế - xã
hội Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh các
quan hệ đất đai cho phù hợp với tình hình mới Và các chính sách về đất đai, về đền bù
thiệt hại khi Nhà nước lấy đất để phục vụ cho việc xây dựng các công trình quốc gia
cũng được ban hành
- Quyết định 201/CP ngày 1/7/1980 của Hội Đồng chính phủ về việc thống nhất
quản lý ruộng đất và công tác tăng cường quản lý ruộng đất trong cả nước quy định
người bị thu hồi đất chỉ được bồi thường tài sản trên đất Trường hợp cần đất sử dụng
thì cấp đất khác Giai đoạn này hầu như khung pháp lý về giải tỏa đền bù không đặt ra
mà do thương lượng, thỏa thuận, khi nhà nước thu hồi đất thì Nhà nước giao đất khác
hoặc đền bù thực tế đối với đất ở, còn đất nông nghiệp thì hoán đổi đất khác hoặc đền
bù từ 3 đến 5 lần giá trị sản lượng mảnh đất đó Còn hầu hết đất xây dựng các công
trình giao thông, thủy lợi, điện khí hóa nông thôn thì Nhà nước dùng phương thức vận
Trang 19động tự nguyện “Nhà nước và nhân dân cùng làm” Nhìn chung giai đoạn này ít xảy ra
khiếu nại về bồi thường vì đất đai chưa có giá trị cao
- Điều 19 Hiến pháp nước Việt Nam năm 1980 đã quy định: “Đất đai, rừng núi,
sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển, thềm lục địa …
là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân” với quy định này đã thể hiện rõ đất đai
chỉ có một hình thức sở hữu duy nhất là sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản
lý
- Năm 1988, Luật Đất đai lần đầu tiên ra đời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
lĩnh vực quản lý Nhà nước về đất đai Vấn đề bồi thường thiệt hại cho người sử dụng
đất khi bị thu hồi đất được quy định tại Điều 49: “Khi đất đai đang sử dụng bị thu hồi
vì nhu cầu của Nhà nước hoặc xã hội thì được đền bù thực tế và được giao đất khác”
Người nhận đất thì phải đền bù thiệt hại thực tế cho người sử dụng đất giao lại cho
mình, phải bồi thường thành quả lao động những năm đầu tư làm tăng giá trị đất đó
Đây chỉ là thỏa thuận giữa người nhận đất và người có đất bị thu hồi chứ Nhà nước
chưa can thiệp tới Với quy định như trên dẫn đến tình trạng không thống nhất trong
chính sách đền bù thiệt hại giữa các địa phương
- Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 đã quy định tại
điều 19: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý” Do đó
người sử dụng đất chỉ được đền bù tài sản trên đất khi nhà nước thu hồi đất và được áp
dụng theo quyết định số 201/1980/CP
- Hiến pháp năm 1992 ra đời tại điều 17 khẳng định lại “Đất đai, rừng núi, sông
hồ, nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục
địa và vùng trời … là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân”
I.2.1.2 Giai đoạn từ 1993 đến 2003
- Luật Đất đai 1993 được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 14/7/1993 lấy Hiến
pháp 1992 làm nền tảng và kế thừa Luật Đất đai năm 1988, đã có sửa đổi, bổ sung
nhiều điểm mới cho phù hợp với thực tế và thừa nhận là đất đai có giá trị
- Nhà nước định giá các loại đất để phục vụ vào việc quản lý Nhà nước về đất đai
trong đó có việc đền bù thiệt hại về đất khi bị Nhà nước thu hồi đã làm thay đổi cách
nhìn của người dân đối với đất đai và những chính sách về đền bù thiệt hại, giải phóng
mặt bằng Và khi mới ban hành, Luật Đất đai năm 1993 sử dụng ba cụm từ là “đền bù”
(Điều 79), “đền bù thiệt hại” (Điều 28) và “bồi thường thiệt hại” (Điều 73) để chỉ việc
này Đến Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1993 lần thứ hai vào năm
2001 chỉ dùng một cụm từ “bồi thường” để thay cho ba cụm từ trên Như vậy, khái
niệm “bồi thường cho người có đất bị thu hồi” đã có và được sử dụng trong pháp luật
đất đai từ ngày 01/10/2001
- Khi bồi thường cho người có đất bị thu hồi, cơ quan quản lý Nhà nước về đất
đai có thẩm quyền cần phải chú ý đến điều kiện để người sử dụng đất được bồi thường
và nguyên tắc bồi thường
- Nghị định số 90/CP ngày 17/08/1994 của chính phủ quy định việc đền bù thiệt
hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng Nghị định này là cơ sở pháp lý quan trọng, là chính sách
cơ bản cho việc đền bù khi nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng,
an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong giai đọan từ 1994 đến 1998 Tuy
nhiên qua quá trình thực hiện cũng còn bộc lộ những tồn tại nhất định như: chưa bao
Trang 20quát, điều chỉnh đầy đủ phạm vi thu hồi đất; mức đền bù thiệt hại về đất đai, tài sản
chưa tương xứng với thiệt hại thực tế; không có các quy định về các biện pháp hỗ trợ
ổn định đời sống, sản xuất và xây dựng các khu tái định cư để phục vụ việc di dân giải
phóng mặt bằng…
- Trên cơ sở khung giá đất của Chính phủ quy định UBND các tỉnh, TP trực
thuộc Trung ương tự xây dựng bảng giá các loại đất cho phù hợp với địa phương mình
Dẫn đến việc bồi thường ở những vị trí rất gần nhau nhưng thuộc hai địa phương khác
nhau thì mức giá chênh lệch quá lớn và người được bồi thường không đồng ý Giá đất
biến động mạnh nhưng nó không được bổ sung cập nhật kịp thời dẫn đến giá đất trong
các bảng giá quy định thấp hơn nhiều so với giá đất thực tế trên thị trường gây phản
ứng từ những người bị thu hồi đất
- Việc đền bù về đất không phân biệt nguồn gốc sử dụng đất, mọi đối tượng sử
dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất đều được bồi thường như nhau điều này gây thiệt
thòi cho những người sử dụng đất hợp pháp
- Sự khác biệt về giá đất ở đô thị và đất ở nông thôn, giữa đất ở, đất chuyên dùng
và đất nông nghiệp…là rất lớn và việc phân biệt các loại đất này rất khó khăn do có sự
chồng chéo ngay trong việc phân chia giữa hiện trạng đất và loại đất đã gây khó khăn
cho việc áp giá đền bù
- Về chính sách tái định cư do thiếu quy hoạch nên thực hiện xây dựng các khu
tái định cư chưa đồng thời với việc giải toả đền bù Ngoài ra còn chưa quan tâm đến
vấn đề ổn định đời sống, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất
- Tính bồi thường đất nông nghiệp theo hạng đất (6 hạng) trong khi thực tế giá
chuyển nhượng đất nông nghiệp thì phụ thuộc vào vị trí các khu đất Thiếu các quy
định hỗ trợ cho người đang thuê hoặc sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước và các
khoản hỗ trợ khi bị thu hồi đất
- Để giải quyết, khắc phục những hạn chế cho phù hợp với thực tế, Chính phủ
ban hành Nghị định số 22/NĐ-CP ngày 24/04/1998 thay thế Nghị định số 90/NĐ-CP
Nghị định số 22/NĐ-CP quy định cụ thể, chi tiết hơn về đối tượng được đền bù, đối
tượng không được đền bù, hỗ trợ và đền bù thiệt hại đối với các loại đất, đồng thời
phân rõ trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành có liên quan và quan tâm đến quyền lợi
của người bị thu hồi đất như: giá đền bù thiệt hại gần tương đương với giá thị trường
và điều chỉnh theo hệ số K, có trợ cấp, hỗ trợ thích hợp cho người bị di dời…Tuy
nhiên vẫn còn những vướng mắc, bất cập trong công tác đền bù giải toả mà Nghị định
số 22/NĐ-CP chưa khắc phục được là: người dân sau khi di dời, tái định cư gặp rất
nhiều khó khăn như tìm việc làm mới, xây dựng mối quan hệ xã hội mới, hệ số K dao
động lớn nên giá cả bồi thường giữa các dự án có sự chênh lệch nhiều, quy định về
TĐC chưa xác định rõ đối tượng, điều kiện, nguyên tắc, phương thức bố trí TĐC
- Năm 1998, Luật Đất đai 1993 được sửa đổi bổ sung lần đầu vào ngày 29/4/1998
Chính phủ ban hành Nghị định số 22/NĐ-CP để thay thế Nghị định 90/NĐ-CP trên cơ
sở điều chỉnh, bổ sung một số điều còn hạn chế của Nghị định 90/NĐ-CP, ngày
04/11/1998 Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 145/1998/TT-BTC hướng dẫn
Nghị định 22/NĐ-CP
I.2.1.3 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay
- Tình hình kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng phát triển, vì thế các chính
sách quản lý Nhà nước về đất đai đã được ban hành trước đó không còn phù hợp nữa
Trang 21Chính vì vậy, sau 10 năm Luật Đất đai năm 1993 được thực hiện thì đến năm 2003 đã
được thay thế bằng Luật Đất đai mới Và theo quy định của Luật Đất đai 2003 và Nghị
định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì Nhà nước chỉ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư đối với những trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế theo quy định tại
Điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP
- Giá đất để bồi thường được thực hiện theo các quy định về giá đất mới nên
người sử dụng đất sẽ thực hiện bàn giao mặt bằng nhanh hơn, tình trạng khiếu kiện
giảm đi Các địa phương tự xây dựng bảng giá các loại đất dựa trên bảng giá của
Chính phủ và phải đảm bảo sát với giá chuyển nhượng QSDĐ thực tế trên thị trường
- Luật Đất đai 2003 cũng quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà đã có dự
án đầu tư để giao hoặc cho thuê thì việc tổ chức thực hiện thu hồi đất và bồi thường
cho người có đất bị thu hồi theo quy định được giao cho UBND cấp huyện; trường hợp
Nhà nước thu hồi đất mà chưa có dự án đầu tư thì việc tổ chức thực hiện thu hồi đất và
bồi thường cho người có đất bị thu hồi theo quy định được giao cho tổ chức phát triển
quỹ đất Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã
được xét duyệt mà không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để giao hoặc cho
thuê thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn
bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân Với các quy
định mới này nhà đầu tư đã chủ động hơn trong việc lựa chọn địa bàn để đầu tư sản
xuất kinh doanh Ở giai đoạn thực hiện Luật Đất đai 1993, sau khi có dự án đầu tư
hoặc khi có người sử dụng đất thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới tiến hành các
thủ tục thu hồi đất Đến Luật Đất đai 2003, việc thu hồi đất được quy định khác, ngoài
những trường hợp đã có dự án đầu tư được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt
thì với những trường hợp có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố mà chưa
có dự án đầu tư Nhà nước cũng quyết định thu hồi ngay những diện tích đất đó
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất thay thế Nghị định số 22/NĐ-CP Tại Nghị định này
đã có những đổi mới cơ bản về phạm vi áp dụng, về bồi thường đất và tài sản trên đất,
về chính sách hỗ trợ và tổ chức thực hiện Thông tư số 116/2004/BTC ngày
07/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định này đã cụ thể hoá điều
kiện được bồi thường và không được bồi thường; quy định rõ thế nào là đất ở và hạn
mức đất ở để tính bồi thường hệ số K được thiết lập trên cơ sở điều tra hiện trạng,
giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá thị trường và mức giá bồi thường
- Ngày 25/05/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2007/NĐ-CP Quy định
bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền
sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại về đất đai đã nêu rõ cụ thể nội dung, thời hạn các bước phải
thực hiện và nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban ngành có liên quan khi làm công tác bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư
- Ngày 13/08/2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ-CP về việc
quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và
tái định cư
Trang 22- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 1/10/2009 của bộ Tài Nguyên và Môi
Trường qui định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi
đất giao đất, cho thuê đất
I.2.2 Các quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất
Thu hồi đất là biện pháp pháp lý quan trọng nhằm thực hiện quyền sở hữu của
Nhà nước đối với đất đai.Tại khoản 1 Điều 5 Luật Đất đai 2003 đã khẳng định: “Đất
đai thuộc sở hữu toàn dân Nhà nước đại diện chủ sở hữu” Một trong các quyền định
đoạt của Nhà nước đối với đất đai theo điểm c khoản 2 Điều 5 Luật Đất đai là giao đất,
cho thuê đất, thu hồi đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất Quyền thu hồi đất
của Nhà nước thực hiện đối với các trường hợp sau:
- Nhà nước sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi
ích công cộng, phát triển kinh tế
- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước
giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà
nước hoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi
khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất
- Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả
- Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất
- Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền
- Đất bị lấn, chiếm trong các trường hợp sau đây:
Đất chưa sử dụng bị lấn, chiếm
Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai mà
người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm bị lấn, chiếm
- Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế
- Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất
- Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết
hạn
- Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời gian mười hai tháng
liền, đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền,
đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền
- Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử
dụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi
bốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực
địa mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất
đó cho phép
I.2.2.1 Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng
- Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng sau khi
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc khi dự án đầu tư có nhu cầu sử
Trang 23dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền xét duyệt
- Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là chín mươi ngày đối với đất nông nghiệp và
một trăm tám mươi ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch
di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư
- Sau khi có quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, giải phóng mặt
bằng, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, được công bố
công khai, có hiệu lực thi hành, người bị thu hồi đất phải chấp hành quyết định thu hồi
đất
- Trường hợp người bị thu hồi đất không chấp hành quyết định thu hồi đất thì
UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất ra quyết định cưỡng chế Người bị
cưỡng chế thu hồi đất phải chấp hành quyết định cưỡng chế và có quyền khiếu nại
I.2.2.2 Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế
- Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh
tế trong các trường hợp đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu
kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quy định của Chính phủ
- Đối với dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã
được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất,
nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân mà
không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất
I.3 Khái quát địa bàn nghiên cứu
Thị xã Sông Cầu được thành lập năm 2009 là Thị xã ven biển nằm ở phía Bắc
tỉnh Phú Yên Có tổng diện tích đất tự nhiên là 48.928,48 ha, dân số 99.862 người Khi
mới thành lập Thị xã Sông Cầu có 14 đơn vị hành chính gồm 4 phường: Xuân Yên,
Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Đài và 10 xã: Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Hải, Xuân
Hòa, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh, Xuân Phương, Xuân Lâm, Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2
Có tứ cận: phía Bắc giáp thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Huyện
Tuy An, phía Tây giáp Huyện Đồng Xuân, phía Đông giáp Biển Đông
Thị xã Sông Cầu với lợi thế chạy dọc theo tuyến quốc lộ 1A và cũng nằm trong
vùng trung tâm trao đổi về hàng hóa của huyện nên thuận lợi cho người dân trong toàn
Thị xã phát triển kinh tế Địa hình trên địa bàn nghiên cứu tương đối bằng phẳng và có
khí hậu 2 mùa rõ rệt
Với đặc điểm người dân nơi đây có truyền thống cần cù, chịu khó: họ làm nông
nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thủy sản và buôn bán.Với sự lãnh đạo của Đảng và chính
quyền địa phương, người dân trong xã đoàn kết, cùng nhau chung sống góp phần phát
triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị tại địa phương
Trang 24PHẦN II: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN
II.1 Nội dung
Nội dung tập trung giải quyết các vấn đề sau:
1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội
2 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai và hiện trạng sử dụng đất hiện nay của Thị
xã Sông Cầu
3 Tình hình thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư
trên địa bàn Thị xã Sông Cầu
- Khái quát tình hình đầu tư các dự án trên địa bàn Thị xã Sông Cầu
- Lựa chọn ba dự án làm mẫu để phân tích:
18 Phòng học trường Hoàng Văn Thụ
Đường phía Tây công viên trung tâm Thị xã Sông Cầu
Đường dây 110KV đấu nối thuỷ điện La Hiêng 2 vào hệ thống điện Quốc gia
để phân tích
4 Đánh giá kết quả đạt được của công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
- Hiệu quả của dự án về mặt kinh tế - xã hội – môi trường
- Nhận xét, đánh giá phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư một số dự án
của Thị xã Sông Cầu
- Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
5 Đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
II.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra thu thập số liệu: để thu thập những tài liệu, tư liệu, số
liệu có liên quan nhằm tìm hiểu tình hình bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và những
vấn đề khác trong nội dung thực hiện
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: kế thừa tài liệu của các công trình nghiên cứu
trước để rút ra những điều cần thiết để làm cơ sở thực hiện đề tài nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nhằm tìm kiếm các tài liệu pháp lý, các lý
luận, luận cứ, luận chứng để làm căn cứ khoa học cho việc thực hiện đề tài
- Phương pháp chuyên gia: hỏi ý kiến của các cán bộ chuyên môn tại địa
phương, những người có kinh nghiệm cũng như hiểu biết tới lĩnh vực cần nghiên cứu
để làm phong phú thêm đề tài
- Phương pháp phân tích tổng hợp: để phân tích chi tiết từng vấn đề có liên quan
đến nội dung thực hiện và tổng hợp đề xuất theo ý kiến cá nhân về tình hình bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư
Trang 25PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
III.1 Khái quát địa bàn nghiên cứu
III.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, địa chất công trình
III.1.1.1 Vị trí địa lý
Sông Cầu là Thị xã ven biển nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Yên, có tọa độ địa lý
13021’ đến 13042’ vĩ độ Bắc và 109006’ đến 109020’ kinh độ Đông:
- Phía Bắc giáp thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định
- Phía Nam giáp Huyện Tuy An
- Phía Tây giáp Huyện Đồng Xuân
- Phía Đông giáp Biển Đông
Tổng diện tích tự nhiên: 48.928,48ha (chưa kể diện tích đầm, vịnh)
Dân số: 99.862 người; Mật độ dân số: 203 người/km2
Thực hiện theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2009 thị xã Sông
Cầu có 14 đơn vị hành chính gồm 4 phường: Xuân Yên, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân
Đài và 10 xã: Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh,
Xuân Phương, Xuân Lâm, Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2
III.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình Sông Cầu có những nhánh núi tách ra từ dãy núi Đông Trường Sơn,
theo hướng đông ra đến sát biển, nên tạo địa hình chia cắt, có độ dốc tương đối lớn,
hiểm trở, chia cắt như đèo Cù Mông, dốc Găng…, nhiều sông suối ngắn, dốc, nên
những cánh đồng đều nhỏ hẹp
Có thể chia địa hình, địa mạo thành 3 dạng như sau:
- Dạng địa hình núi cao: Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên, phân bổ chủ yếu về
phía Tây, Tây Bắc và Bắc với các đỉnh núi cao trên 500m như: núi Mô Cheo 814m
(Xuân Lâm), Núi Hòn Kè 832m (Xuân Lâm), núi Gà 708m (Xuân Lâm), Núi hòn Gió
794m, núi hòn Khô 716m (Xuân Lộc), núi Tướp vung 673m (Xuân Hải)… độ dốc phổ
biến trên 250, mức độ chia cắt mạnh Đây là vùng đầu nguồn có vai trò quan trọng
trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, giữ ẩm, giữ nước – bảo vệ vùng hạ lưu
- Dạng địa hình núi thấp: Phân bổ ở độ cao từ 200 -500m như núi Yên Beo
336m (Xuân Bình), núi Ông Định 305m (Xuân Yên), độ dốc phổ biến từ 150 – 250
Đây là vùng tiếp giáp với vùng đồng bằng, tất cả 14 xã, phường đều có diện tích đất
đai khá lớn ở dạng địa hình này
- Dạng địa hình thung lũng và đồng bằng: Phân bố dọc theo vùng bờ biển, chung
quanh đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài, hạ lưu các sông, suối dọc tuyến quốc lộ 1A,
gồm các đồng bằng hẹp, vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung
bình dưới 50m, độ dốc phổ biến dưới 50 như đồng bằng Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân
Phương, Xuân Lâm, Xuân Phú, Xuân Thọ 1 …
Trang 26Bảng 3.1: Diện tích đất đai phân theo cấp độ dốc
7.4632.7812.6632.9403.5954.5664.28018.2132.427
15,255,685,456,007,359,348,7537,224,96
(Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường Thị Xã)
Nhìn chung địa hình, địa mạo của thị xã Sông Cầu khá đa dạng, phức tạp gồm
các loại địa hình đồi núi cao, trung bình, thấp, thung lũng và đồng bằng đan xen, chia
cắt thấp dần từ Tây sang Đông Diện tích là đất đồi núi chiếm tỉ lệ trên 60% diện tích
có độ dốc trên 20o không thuận lợi phát triển nông nghiệp
III.1.1.3 Khí hậu, thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí
hậu đại dương
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 26,60C Thời tiết nóng ẩm tương đối ổn định
hầu như ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh
Nhiệt độ tháng thấp nhất 18.80C; tháng có nhiệt độ cao nhất là 38 - 390C
Tổng nhiệt độ trung bình năm là 8.500 – 9.0000C
So với các vùng phụ cận như Quy Nhơn, Tuy An thì Sông Cầu có nhiệt độ điều
hòa hơn, thích hợp cho sự phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, cũng là
nơi có thể tổ chức tốt cho các điều kiện du lịch nghỉ dưỡng
- Lượng mưa:
Lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1.802 mm, với khoảng 72 ngày
mưa/năm Năm có lượng mưa cao nhất là năm 1999 với 2.582mm Năm có lượng mưa
thấp nhất 1982 với 902mm, ngày mưa có lượng mưa kỷ lục là ngày 2+3 tháng 11 năm
2009 Thời gian xuất hiện mưa trong năm ngắn nhưng tập trung từ tháng 9 đến tháng
12, lượng mưa trung bình của các tháng này chiếm 70-80% lượng mưa cả năm
Do địa hình dốc, sông suối ngắn, thảm thực vật rừng đầu nguồn bị tàn phá
nhiều, đồng bằng nhỏ hẹp nên về mùa mưa thường xảy ra lũ lụt ảnh hưởng đến sản
xuất và giao thông đi lại
- Độ ẩm không khí:
Trang 27 Độ ẩm trung bình hàng năm từ 80 – 82% Thời kỳ độ ẩm cao (mùa mưa) >
85%; thời kỳ độ ẩm trung bình thấp (mùa khô) 75%
Mặc dù độ ẩm trung bình thấp, nhưng do ảnh hưởng của biển nên độ ẩm vào
mùa khô của Sông Cầu vẫn cao hơn các vùng lân cận, đây là đặc trưng của khí hậu
thung lũng ven biển và đầm vịnh
- Nắng:
Sông Cầu là khu vực có tổng giờ nắng cao, trung bình từ 2300 -2600 giờ/năm,
phân bố không đều theo mùa
Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8; trung bình có 200 giờ nắng/tháng
Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; trung bình có 100-120 giờ nắng/tháng
- Chế độ gió, bão, áp thấp nhiệt đới:
Thị xã Sông Cầu chịu ảnh hưởng lớn bởi 3 loại gió:
Thời kỳ gió mùa đông, còn gọi là gió mùa Đông Bắc, bắt đầu từ tháng 10 năm
trước đến tháng 3 năm sau Thời kỳ có tốc độ gió cao là vào tháng 11 đến tháng 2
Thời kỳ này trùng với mùa mưa, bão, áp thấp nên thường gây nhiều thiệt hại về người
và của, hư hỏng nhiều công trình giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông
Thời kỳ gió mùa hạ còn gọi là gió lào hay gió phơn, thổi theo hướng Tây –
Đông, rất khô, nóng Gió Lào thường bắt đầu vào tháng 4 đến tháng 9 là kết thúc
Tháng có cường độ gió mạnh nhất là tháng 6, 7, 8
Gió đất, gió biển: là một đặc trưng của khu vực ven biển Nguyên nhân là do
hấp thụ và phát xạ nhiệt ngày và đêm của mặt đất và biển, tạo ra gió biển thổi vào đất
liền sau khi mặt trời mọc và mạnh dần, đạt cực đại vào giữa trưa và yếu dần đến khi
mặt trời lặn và được gọi là gió đất, thổi từ đất liền ra biển bắt đầu từ ban đêm và mạnh
nhất vào lúc sáng sớm
Bão và áp thấp nhiệt đới: là khu vực ven biển nên hàng năm thường chịu ảnh
hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới Tần suất áp thấp trung bình 3-4 cơn/năm, 5-10 năm có
1 cơn bão lớn Trong năm 2002 và tháng 11 năm 2009, bão đã đổ bộ trực tiếp vào thị xã
Sông Cầu
- Chế độ bốc hơi:
Lượng bốc hơi bình quân nhiều năm 1.368mm, biến động từ 1.000-1.400
mm/năm, lượng bốc hơi trung bình 3,7- 4,1 mm/ngày Lượng bốc hơi lớn thận lợi cho
sản xuất muối và tạo không khí mát mẻ; nhưng ảnh hưởng đến các cây trồng trên cạn
III.1.1.4 Thủy triều
Thủy triều vùng vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông có chế độ nhật triều không đều
Trong tháng có những ngày chỉ có một lần triều lên và một lần triều xuống, tạo ra một
đỉnh triều và một chân triều gọi là nhật triều và có những ngày có hai lần triều lên và
hai lần triều xuống, với biên độ triều không bằng nhau, tạo ra hai chân triều và hai
đỉnh triều gọi là bán nhật triều không đều Hàng tháng có 17 đến 23 ngày ảnh hưởng rõ
rệt chế độ nhật triều, những ngày còn lại ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều
Do ảnh hưởng bởi chế độ triều hỗn hợp nên thời gian triều lên, xuống thay đổi rất phức
tạp Những ngày nhật triều thời gian triều lên trung bình từ 14 - 15 giờ, dài nhất 15
giờ, ngắn nhất 9 giờ Những ngày bán nhật triều thời gian triều lên mỗi lần thường 6 -
7 giờ, thời gian triều xuống lần thứ nhất trung bình 3 - 4 giờ, lần thứ hai 6 - 7 giờ, thời
Trang 28gian triều lên hoặc xuống ngắn nhất 2 giờ, dài nhất 9 giờ Tính chung cho một chu kỳ
triều, thời gian triều lên thường lâu hơn thời gian triều xuống từ 1 - 2 giờ
III.1.1.5 Sông suối
Hệ thống sông, suối của thị xã Sông Cầu đều ngắn, dốc, diện tích lưu vực hẹp,
độ dốc lớn nên tốc độ dòng chảy lớn, các sông suối đều trong phạm vi thị xã, không có
sông suối nào từ ngoài lãnh thổ đổ vào Có tất cả 7 sông suối có lưu vực từ 10km2 trở
lên và chiều dài trên 10km là sông Cầu, sông Bà Nam, suối Bà Bông, suối ông Kiều,
suối Lùng, suối Song, suối Tre…
Nhìn chung mạng lưới sông suối của thị xã Sông Cầu có mật độ tương đối dày,
nhưng là sông suối nội thị, có lưu vực nhỏ hẹp, độ dốc cao, thảm thực vật che phủ thấp
nên khả năng giữ nước kém, khi có mưa thường xảy ra lũ cục bộ, hết mưa thì hết nước
nên không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt
Bảng 3.2: Đặc trưng hình thái các lưu vực sông, suối
Độ cao nguồn sông (m)
Chiều dài sông (km)
Rộng b.quân lưu vực (m)
Diện tích lưu vực (km 2 )
Mật độ lưới sông (km)
Lưu lượng
TB năm triệu
26,08,07,010,05,85,05,8
6,77,88,54,92,91,73,7
189120414726015068
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể sử dụng tài nguyên nước tỉnh Phú
yên năm 2015 và dự báo đến năm 2020)
Đánh giá các lợi thế và khó khăn về khí hậu, thời tiết
Nhìn chung khí hậu, thời tiết không thuận lợi nhiều cho sản xuất nông nghiệp cả
về cây trồng, vật nuôi, thủy sản, làm muối Ví dụ với lượng mưa thấp, nhiều tháng khô
hạn không thuận lợi cho phát triển cây trồng Vào các tháng 5, 6 có mưa tiểu mãn giữa
mùa nắng và các tháng 10, 11, 12, mưa liên tục thường gây thiệt hại cho nghề muối
Trong các tháng mùa mưa đôi lúc có nhiều trận mưa cường độ tập trung cao gây ngọt
hóa đột ngột nước đầm vịnh, làm nhiều lồng tôm hùm, cá chết thiệt hại vô cùng lớn đã
từng xảy trong nhiều năm gần đây
III.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
III.1.2.1 Tài nguyên đất đất, thổ nhưỡng
Căn cứ số liệu điều tra, phân loại đất toàn tỉnh trước đây và điều tra bổ sung
phân loại đất năm 2004 và kết quả mới nhất năm 2008 của Phân viện QH&TK Nông
Trang 29nghiệp Miền trung trên bản đồ 1/100.000 Thị xã Sông Cầu có 8 nhóm đất chính trên
11 loại đất của tỉnh và 14 loại đất phát sinh trên 25 loại đất của tỉnh như sau: Nhóm đất
cát, đất mặn, đất phù sa, đất xám, đất đỏ đất vàng, đất dốc tụ, đất đen, đất xói mòn trên
sỏi đá, các nhóm đất khác
Trong đó diện tích 36.454 ha, chiếm 74,5% diện tích tự nhiên Đây là nhóm đất
có diện tích lớn nhất của thị xã Sông Cầu:
Đất vàng phát triển trên đá macma bazơ và trung tính (Fu): 2.634 ha, chiếm
5,38% diện tích tự nhiên Đất có độ phì tự nhiên cao, phù hợp để phát triển sản xuất
công nghiệp, trồng cây ngắn ngày Phân bố tập trung ở xã Xuân Thọ 2
Đất nâu đỏ phát triển trên đá macma bazơ và trung tính (Fk): 196 ha, chiếm
0,4% diện tích tự nhiên Phân bố ở phía Bắc, trên cao xã Xuân Bình Thành phần cơ
giới từ trung bình đến thịt nặng Đất tơi xốp, chặt, độ dốc lớn chủ yếu dùng để trồng
cây ngắn ngày, cây cao su
Đất vàng đỏ phát triển trên đá macma bazơ và trung tính(Fa): 31.283 ha, chiếm
63,94% diện tích tự nhiên Phân bố rộng khắp các vùng đồi núi phía Bắc và Tây thuộc
các xã Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Lâm, khả năng đưa vào trồng cây hàng năm trên
loại đất này hạn chế, chủ yếu nên phát triển trồng rừng, trồng cây lâu năm, bảo vệ rừng
tự nhiên, nông lâm kết hợp
Đất đỏ vàng trên đá biến chất (Fs): 2.341 ha, chiếm 4,78% diện tích tự nhiên
Phân bố phía Nam xã Xuân Thọ 2, đất dốc, tầng đất mỏng Ph<4; chủ yếu phù hợp với
mục đích lâm nghiệp, nông lâm kết hợp
Đánh giá lợi thế, hạn chế về môi trường tài nguyên đất, thổ nhưỡng trong khai
thác sử dụng của các ngành kinh tế nông nghiệp, xây dựng công nghiệp và dịch vụ:
Nhìn chung tài nguyên đất ở thị xã Sông Cầu khá đa dạng về nhóm đất và các
loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái
nông – lâm – thủy sản; thích hợp với nhiều loại cây trồng vật nuôi, đặc biệt là các loại
cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản
Hiện tại đất chưa sử dụng còn lớn, đây là quỹ đất có khả năng khai thác vào các
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng trong nhiều năm qua chưa hợp lý một
phần do sức ép về dân số, tập quán canh tác (phá rừng trồng mía, sắn ) một phần
trong khâu quy hoạch phát triển vùng miền chưa có hoạch định rõ ràng nên nhiều nơi
tình trạng rửa trôi, xói mòn và suy thoái chất lượng đất vẫn đang xảy ra
III.1.2.2 Tài nguyên nước
Nhìn chung địa chất thủy văn thị xã Sông Cầu phức tạp, được xếp loại thuộc
vùng nghèo nước ngầm
Tuy nguồn nước mặt của thị xã phong phú chất lượng tốt, trữ lượng lớn nhưng
phân bố không đều theo không gian và thời gian nên về mùa khô vẫn có hiện tượng
thiếu nước
Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất cho 2 tầng chứa nước lỗ hổng tại
các khoảnh có tiềm năng triển vọng là 379.972 m3/ngđ; trữ lượng khai thác cấp C1 là
5.224 m3/ngđ, cấp C2 là 9.714 m3/ngđ
Với điều kiện địa chất thủy văn và trữ lượng khai thác nước ngầm của khu vực
Thị xã hạn chế, cần phải bổ sung các công trình hồ chứa để tăng thêm nguồn nước
Trang 30cung cấp cho các khu, cụm công nghiệp, phát triển dịch vụ du lịch, sinh hoạt, sản xuất
nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản…
III.1.2.3 Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp năm 2010 của thị xã Sông Cầu là 26.525,76ha, chiếm
tỉ lệ 54,21% diện tích tự nhiên Trong đó, có rừng tự nhiên 3.741ha gồm rừng nghèo
sản xuất 1.250ha, trữ lượng 146.250m3, bình quân 117m3/ha và rừng phòng hộ
2.491ha; trong đó rừng nghèo có trữ lượng 202ha, trữ lượng là 10.252 m3, bìnhquân
44,8m3/ha; rừng chưa có trữ lượng 2.289ha Rừng trồng có diện tích 13.691ha Trong
đó rừng có trữ lượng 11.350ha với trữ lượng 444.666m3, bình quân 39m3/ha Rừng
mới trồng chưa có trữ lượng 1.673ha.còn lại đất chưa có rừng
Có 4 kiểu rừng chính: xếp theo hệ sinh thái:
- Rừng mưa ẩm nhiệt đới lá rộng thường xanh
- Rừng truông gai, cây bụi
- Kiểu rừng ngập mặn
- Rừng trồng
III.1.2.4 Tài nguyên biển và ven biển
Có chiều dài bờ biển 80km, tiếp giáp với ngư trường rộng lớn biển Đông, có
các đầm vịnh như: Vịnh Xuân Đài với diện tích là 13.045 ha, Đầm Cù Mông với diện
tích là 2.655 ha, nhiều đảo, cù lao như cù lao Ông Xá với diện tích là 11,7ha, Nhất Tự
Sơn: 6,7ha, Hòn Yến 1,9ha, các đầm vịnh cũng là nơi tiếp nhận phù sa, nguồn nước
gần 2 tỷ m3 của các con sông: Sông Cái - sông Kỳ Lộ, Sông Cầu, Sông Bà Nam Đã
tạo một hệ sinh học đa dạng, phong phú Với nhiều loại thủy sản đặc thù: cá ngựa, tôm
hùm, cá ở rạng san hô, tạo thành môi trường thuận lợi trong nuôi trồng, đánh bắt thủy
sản, vùng ao nuôi tôm có diện tích 820,76ha, đứng thứ 2 trong tỉnh, sau vùng nuôi hạ
lưu sông Bàn Thạch, trên mặt nước đầm vịnh có gần 20.000 lồng nuôi tôm hùm, cá
mú, cá chẽm nhiều nhất khu vực miền Trung sản lượng thủy sản nuôi hàng năm
khoảng 1400 tấn trong đó trên 90% là tôm hùm Ngoài ra, thị xã Sông Cầu có đội tàu
thuyền có công suất khai thác khá lớn Mỗi năm khai thác trên 17.000 tấn thủy sản,
khoảng 42% sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh
Ngoài ra đặc thù địa hình, địa mạo đã tạo bờ biển thị xã Sông Cầu nhiều thắng
cảnh đẹp được công nhận cấp quốc gia là Vịnh Xuân Đài và nhiều bãi tắm đẹp như bãi
Bàng, bãi Tràm, Bãi Nồm, bãi Ôm
Để phát huy tài nguyên biển thị xã đã xây dựng được một số cơ sở hạ tầng như
cảng cá Dân Phước, Gành Đỏ, các khu neo đậu tàu thuyền ở vịnh Xuân Đài, đầm Cù
Mông
Nồng độ muối cao cũng là một lợi thế của tài nguyên biển Sông Cầu có
184,52ha ruộng muối, sảng lượng hàng năm từ 18.000 – 20.000 tấn, là vùng muối duy
nhất trong tỉnh
III.1.2.5 Tài nguyên khoáng sản
Theo kết quả điều tra cơ bản về giá trị kinh tế – địa chất các tài nguyên khoáng
sản tỉnh Phú Yên do Sở Công nghiệp thực hiện năm 1997 và một số loại tài nguyên
khoáng sản đáng chú ý của thị xã Sông cầu như sau:
Trang 31- Sắt: gồm có điểm quặng sắt Đá Dăng (xã Xuân Lâm, TX Sông Cầu); Dân Phú
(Xuân Phương, TX Sông Cầu); ít có triển vọng thương mại
- Thiếc: Điểm thiếc Đá Dăng (thôn Bình Tây, xã Xuân Lâm, TX Sông Cầu); ít có
triển vọng thương mại
- Titan sa khoáng: Tích đọng trong các dải cát ven bờ biển thị xã Sông Cầu với
trữ lượng khoảng 85,5 nghìn tấn Inmenit; 1,475 nghìn tấn Rutin, 3375 nghìn tấn
Ziricon và 27,72 tấn monazit Phân bố chủ yếu ở Xuân Hải, Phú Dương, Vịnh Hòa, Từ
Nham thuộc xã Xuân Thịnh Là khoáng sản có tính thương mại cao Nhưng hiện nay
phần lớn các khoáng sản này đều nằm trong rừng phòng hộ Nếu tổ chức khai thác có
tác động lớn đến môi sinh, môi trường và xã hội
- Đá Xây dựng: Đá xây dựng thông dụng có tiềm năng khá lớn, chủ yếu là đá
granit, có nhiều ở các xã như Xuân Thọ 1, Xuân Thọ 2, Xuân Lâm, Xuân Phương và
Xuân Bình Đá granit ở đây chủ yếu là màu trắng và màu hồng nhạt Hiện nay, có 2
công ty đang hoạt động khai thác chế biến khoáng sản thông thường là Công ty TNHH
Hòa Mỹ và Công ty CP Thành Ý chế biến đá ốp lát
- Cát, cát trắng và sỏi: Cát phân bố dọc theo bờ biển, các thung lũng, bãi bồi
trong các lòng sông, tập trung ở Diêm Trường (xã Xuân Lộc và Xuân Bình), thôn 4, 5
xã Xuân Hải và khu vực thôn Bình Nông (Xuân Lâm) với trữ lượng không lớn nhưng
đáp ứng được nhu cầu làm vật liệu xây dựng địa phương Đã quy hoạch 17 điểm mỏ
khai thác vật liệu xây dựng
III.1.2.6 Tài nguyên du lịch và nhân văn
Thị xã Sông Cầu có nhiều cảnh quan đẹp, hệ sinh thái đặc trưng nhiệt đới Bãi
biển dài, khúc khuỷu, núi ôm sát biển tạo bãi tắm độc lập và những đầm vịnh đẹp là
tiềm năng tài nguyên du lịch như sau:
- Năm 2011 Vịnh Xuân Đài được Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xếp hạng là
danh thắng cấp quốc gia và đang làm hồ sơ đề nghị tổ chức CLB các vịnh đẹp nhất thế
giới để công nhận là một trong những vịnh đẹp thế giới
- Đầm Cù Mông: Dài nhưng hẹp, diện tích 2.655 ha, bao bọc phía bắc bởi khối
núi Cù Mông, bán đảo Xuân Hải, Xuân Hòa chạy dài theo hướng Bắc Nam dài hơn 15
km nhìn ra biển Đông nơi có nhiều bãi tắm đẹp, độc đáo
III.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
III.1.3.1 Kinh tế:
Thị xã Sông Cầu có vị trí nằm trong vùng phát triển kinh tế các tỉnh ven biển
miền Trung với hệ thống giao thông thuận lợi, gần cảng biển Quy Nhơn, sân bay Phù
Cát, sân bay Tuy Hòa và các khu kinh tế lân cận, có tiềm năng phát triển kinh tế, có cơ
hội đô thị hoá và trở thành trung tâm kinh tế phía Bắc của tỉnh Phú Yên
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của thị xã giai đoạn 2000 - 2012 đạt 12,0%;
tổng giá trị sản phẩm chiếm 12,6% GDP của tỉnh Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhanh, trên mức bình quân chung của tỉnh Phú Yên
Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên Năng xuất lao động
tăng bình quân 15,6%/năm, năm 2010 đạt 27,1 triệu đồng/lao động, năm 2012 đạt 29
triệu đồng/lao động Nhiều sản phẩm dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp đáp ứng được nhu cầu thị trường
Trang 32Đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện Thu nhập bình quân đầu người
năm 2012 đạt 13,5 triệu đồng/người, tăng 3,8 lần so với năm 2000, tuy nhiên mới bằng
90,3% so với bình quân cả tỉnh
1 Về sản xuất nông nghiệp
Khu vực kinh tế nông – lâm – thủy sản vốn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh
tế thị xã với 45,5% cơ cấu lao động Tuy cơ cấu lao động có giảm rất nhanh trong năm
2005 là 82,3%, năm 2010 là 62,5%, năm 2012 là 45,5% Nhưng khối lượng, giá trị sản
xuất có biến động rất lớn trong giai đoạn 2005-2010 có giá trị tăng trưởng bình quân
đạt 5,7%/năm Giai đoạn 2010-2012 giảm âm - 0,65%/ năm
2 Về sản xuất công nghiệp - xây dựng
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng bình quân 8
năm qua là 23,4 %/năm Trong đó giai đoạn năm 2005-2010 mức tăng trưởng bình
quân 32,1%/năm, giai đoạn 2010-2012 mức tăng trưởng bình quân 17,0%/năm Năm
2012 giá trị sản xuất đạt 224,1 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994), tăng gấp 8,8 lần
so với năm 2000
3 Về sản xuất dịch vụ
Khu vực kinh tế dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2005-2012 bình
quân đạt 18,1%/năm Trong đó giai đoạn 2005-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt
8,8%/năm, giai đoạn 2010-2012 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,2%/năm Khu
vực dịch vụ đã tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 17,1% năm 2005, đến năm 2012 đạt
33,9% Số cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành dịch vụ từ 1.458 cơ sở năm 2005 lên
3.538 cơ sở năm 2012 Thu hút được 12.300 lao động
III.1.3.2 Xã hội
1 Dân số - việc làm
- Dân số thị xã Sông Cầu năm 2005 là 89.828 người, năm 2010 có 95.548 người,
năm 2012 là 99.682 người Mật độ bình quân 203 người/km2 Trong đó: khu vực nông
thôn là 67.245 người, khu vực đô thị có 32.473 người, mật độ đông nhất là phường
Xuân Thành với 1.719 người/km2, thấp nhất là xã Xuân Lâm với 30 người/km2
- Nguồn lao động dồi dào, dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 57% dân
số Năm 2012 có khoảng 56,6 nghìn lao động Số lao động có việc làm thường xuyên
trong các ngành kinh tế năm 2012 khoảng 50,25 nghìn lao động, chiếm khoảng 88,7%
tổng số lao động Trong đó lao động ngành nông nghiệp có xu thế giảm nhanh, trong
năm 2005 chiếm tỉ lệ 82,3%, năm 2012 xuống còn 45,5%, lao động trong ngành công
nghiệp – xây dựng tăng từ 9,6% năm 2005 lên 30,0% năm 2012 Lao động trong
ngành dịch vụ tăng từ 8,1% năm 2005 lên 24,5% năm 2012
- Về chất lượng lao động còn hạn chế Năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ
có 3,5%, năm 2010 tăng lên 17,1%, năm 2012 lên 30%, thấp hơn mức bình quân
chung của tỉnh là 38%, đây là tồn tại lớn Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật,
tâm lý lao động ít đam mê làm công nhân kỹ thuật trình độ cao
2 Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
- Giao thông:
Diện tích đất sử dụng cho mục đích giao thông là: 581,11ha có 2 loại hình giao
thông là đường bộ và đường thủy Có nhu cầu đi tàu lửa thì vào ga Tuy Hòa, đi máy
Trang 33bay thì có thể sử dụng sân bay Tuy Hòa cách 55 km, sân bay Phù Cát Bình Định cách
45km
- Giáo dục:
Hệ thống trường học phát triển tương đối nhanh, đồng bộ, phân bố phù hợp với
các vùng dân cư Đến nay trên địa bàn thị xã Sông Cầu có tổng số 56 trường học, 14
trung tâm học tập cộng đồng và 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp Cụ thể
các cấp học như sau:
Mầm non: Có 18 trường học với 147 phong học Hầu hết là kiên cố, bán kiên
cố Có 2 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non tư thục Tuổi Thơ và trường Mẫu giáo
Xuân Cảnh) thu nhận 3.000 cháu, có 140 giáo viên
Tiểu học: Có 21 trường với tổng số 266 phòng học đã được kiên cố, bán kiên
cố; một số trường đã xuống cấp Có 3 trường đạt chuẩn quốc gia (Tiểu học Xuân Lộc
1, Tiểu học số 2 Xuân Thọ 2, Tiểu học số 1 Xuân Hải) Có 9.900 học sinh, đạt 100%
học sinh đi học trong độ tuổi, có 524 giáo viên
- Y tế:
Hệ thống các cơ sở y tế: Mạng lưới y tế từng bước được củng cố và phát triển
Đến năm 2010, có 15 cơ sở y tế với tổng số 125 giường bệnh (bình quân 12,4 giường
bệnh/10.000 dân), diện tích đất sử dụng: 4,26 ha, bình quân 0,42m2/người chưa đạt
chuẩn (định mức bình quân: từ 0,54-0,72 m2/người dân) gồm:
1 bệnh viện đa khoa thị xã với 70 giường bệnh
1 trung tâm y tế dự phòng
1 phòng khám đa khoa khu vực Xuân Bình có 5 giường
11 Trạm y tế tổng cộng 50 giường bệnh Còn 3 xã, phường chưa có trạm y tế:
Xuân Thành, Xuân Phú, Xuân Thọ 2
- Văn hóa:
Các hoạt động văn hóa phát triển đa dạng, phong phú Phát triển cả về quy mô
và chất lượng theo Nghị quyết trung ương khóa VIII về chương trình hành động của
Tỉnh ủy “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc”, phát huy cao giá trị văn hóa, văn nghệ truyền thống như Lễ hội sông nước
Tam Giang, Lễ hội cầu ngư, hoạt động câu lạc bộ tuồng, tổ chức hội diễn nghệ thuật
quần chúng, thi giọng hát hay thường xuyên tổ chức hàng năm, thu hút được đông
đảo nhân dân tham gia, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân
- Thể dục-thể thao:
Diện tích sử dụng cho cơ sở thể dục – thể thao còn ít, diện tích đất sử dụng
6,63ha Có 1 sân vận động diện tích 1ha tại phường Xuân Yên còn là bãi đất trống
chưa được đầu tư rải rác ở các xã phường có diện tích 5ha Bóng chuyền, bóng đá
thiếu niên, nhi đồng là các hoạt động thể dục thể thao sôi nổi của thị xã Sông Cầu
Hàng năm giáo dục thể chất học sinh trong nhà trường được chú trọng Các giải việt
giã, cờ tướng, võ Vovinam thường xuyên được tổ chức để tuyển chọn vận động viên
và phát triển phong trào quần chúng
Nhìn chung, cơ sở vật chất ngành thể dục, thể thao còn hạn chế, chưa đáp ứng
nhu cầu hưởng thụ văn hoá, luyện tập thể dục thể thao ngày càng tăng của nhân dân
Lực lượng cán bộ phụ trách về thể thao vừa thiếu lại vừa yếu, phần lớn kiêm nhiệm
Trang 34III.2 Tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn Thị
xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
III.2.1 Tình hình quản lí đất đai của Thị Xã Sông Cầu
III.2.1.1 Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất
và tổ chức thực hiện các văn bản đã được ban hành
Trên cơ sở báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật đất đai trên địa bàn Thị xã
Sông Cầu tại văn bản số 142/BC-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2010 và tổng hợp từ
các tài liệu liên quan Kết quả thực hiện Luật đất đai năm 2003 và Chỉ thị số
05/2004/CT-TTg ngày 9/02/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành Luật đất
đai, cũng như các văn bản liên quan đến đất đai do tỉnh ban hành từ năm 2004 đến nay,
UBND Thị xã Sông Cầu (trước đây là huyện Sông Cầu) đã ban hành các văn bản cụ
thể như sau:
- Kế hoạch 443/KH-UB ngày 30/09/2005 của UBND huyện Sông Cầu “Về việc
tổ chức triển khai thi hành Luật đất đai trên địa bàn huyện”;
- Quyết định 160/QĐ-UB ngày 28/01/2005 của UBND huyện Sông Cầu “Về việc
ban hành bản quy định phân công trách nhiệm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai và xây dựng trên địa bàn huyện”;
- Quyết định số 1717/QĐ-UBND ngày 14/12/2005 của UBND huyện Sông Cầu
“Về việc ban hành quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn
huyện” quy định rõ trách nhiệm cấp xã và Phòng Tài nguyên & Môi trường trong quá
trình giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Quyết định số 1766/QĐ-UBND ngày 23/12/2005 của UBND huyện Sông Cầu
“Về việc phê duyệt phương án cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu của cấp
xã”;
- Các văn bản liên quan khác
Ngoài ra UBND Thị xã đều tham gia đóng góp tích cực ý kiến để UBND tỉnh
ban hành các văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền địa phương như: Xây dựng bản giá
đất hàng năm, ban hành đơn giá bồi thường đối với cây trồng, vật kiến trúc để phục vụ
công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất để
thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng
Việc ban hành các văn bản nói trên là cụ thể hóa hơn nữa việc triển khai thực
hiện các văn bản pháp luật về đất đai của TW, của Tỉnh, giải quyết được vấn đề quản
lý về lĩnh vực đất đai ở địa phương nên trong thời gian qua các dự án đã triển khai của
TW như: QL1D, tuyến tránh QL1A; các dự án của Tỉnh như: Khu công nghiệp Bắc
Sông Cầu I, II, khu du lịch Bãi Tràm ; các dự án của Thị xã đều thuận lợi, tạo sự
đồng thuận của nhân dân, các chủ dự án đều triển khai đảm bảo tiến độ
III.2.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập, quản lý hồ sơ địa giới hành chính
Trong giai đoạn lập Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010 thì địa giới
hành chính Thị xã Sông Cầu có những thay đổi như sau:
Giai đoạn 2001-2005: Huyện Sông Cầu có 1 thị trấn Sông Cầu và 9 xã: Xuân
Lộc, Xuân Bình, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh, Xuân Phương, Xuân
Thọ 1 và Xuân Thọ 2
Thực hiện Nghị định số 62/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ “V/v
thành lập xã thuộc các huyện Tuy Hòa, Sông Cầu và chia huyện Tuy Hòa thành huyện
Đông Hòa và huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên” Lúc này, Thị trấn Sông Cầu – huyện
Trang 35Sông Cầu được tách khu vực phía Tây thành lập xã mới là xã Xuân Lâm, huyện Sông
Cầu lúc này có 1 thị trấn và 10 xã
Thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 27/8/2009 của Chính phủ, công nhận
Thị xã Sông Cầu là đô thị loại 4 trực thuộc Tỉnh Khu vực Thị trấn và các xã liền kề
được chia tách thành 4 phường là: Xuân Yên, Xuân Phú, Xuân Thành và Xuân Đài và
10 xã, trong đó có 6 xã giữ nguyên trong địa giới hành chính là: Xuân Lộc, Xuân Bình,
Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh và 4 xã có điều chỉnh địa giới hành
chính là: Xuân Lâm, Xuân Phương, Xuân Thọ 1 và Xuân Thọ 2
III.2.1.3 Khảo sát, đo đạc đánh giá đất đai, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất
1 Khảo sát lập bản đồ đất
‐ Năm 2004: Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Miền Trung được giao
nhiệm vụ thực hiện Dự án: Điều tra bổ sung, chỉnh lý và xây dựng bản đồ đất tỉnh Phú
Yên trên cơ sở tài liệu của FR.Moon và bản đồ đất tỉ lệ 1/100.000 do Viện quy hoạch
III thuộc Bộ Nông nghiệp điều tra xây dựng năm 1978
‐ Năm 2009, được sự tài trợ của chương trình SEMLA (tăng cường năng lực
quản lý đất đai, môi trường hợp phần Phú Yên): bản đồ đất của tỉnh Phú Yên đã được
điều tra, bổ sung trên cơ sở tài liệu năm 2004 do Phân viện quy hoạch & thiết kế nông
nghiệp Miền Trung thực hiện Đây là tài liệu về đất đai, thổ nhưỡng mới nhất của
Tỉnh, trong đó có Thị xã Sông Cầu được sử dụng trong báo cáo này
2 Khảo sát đo đạc lập bản đồ địa chính
‐ Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính thời gian qua đã được Sở
Tài nguyên & Môi trường cũng như UBND Thị xã Sông Cầu hết sức quan tâm
‐ Đến nay trên địa bàn thị xã đã thiết lập được mạng lưới địa chính cơ sở bằng
công nghệ GPS có được 8 điểm; địa chính cấp I: 111 điểm; Cấp II: 124 điểm và 26
điểm cơ sở Đo đạc lập bản đồ địa chính chính quy được 9 xã, phường, với các tỉ lệ
1/500: 377,47ha; tỉ lệ 1/1000 là 95,08 ha; tỉ lệ 1/2000: 13.340,53ha; tỉ lệ 1/10.000 là
3.148,75 ha Hiện nay, thị xã Sông Cầu đang triển khai thực hiện dự án tổng thể về
hoàn thiện hồ sơ địa chính cho các xã còn lại với diện tích đo mới (4010,22ha) ở các
Phường Xuân Đài, xã Xuân Lâm, xã Xuân Lộc, xã Xuân Hòa và xã Xuân Hải và cập
nhật chỉnh lý biến động đất đai ở 11 xã phường còn lại
‐ Do đó, trước năm 2015 bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính của thị xã
sẽ hết sức hoàn chỉnh, đầy đủ là cơ sở thuận lợi trong quản lý đất đai
‐ Ngoài ra, Bộ Tài nguyên & Môi trường đã đo đạc bản đồ địa hình đáy biển vịnh
Xuân Đài
3 Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Kể từ khi Luật đất đai 2003 có hiệu lực,
Thị xã Sông Cầu đã chấp hành nghiêm túc đầy đủ việc thực hiện kiểm kê đất đai năm
2005 theo Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và
kiểm kê đất đai năm 2010 theo Chỉ thị số 618/2009/TTg ngày 15/5/2009 của Thủ
tướng Chính phủ Trong 2 kỳ kiểm kê đất đai, Thị xã Sông Cầu đã 2 lần xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh và có
sự phối hợp với Trung tâm Kỹ thuật Tài nguyên & Môi trường tỉnh và UBND các xã,
phường
Trang 36Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Thị xã Sông Cầu đã lập bản đồ quy hoạch
sử dụng đất trong kỳ quy hoạch sử dụng đất 2001-2010 Nhưng quá trình thực hiện,
xây dựng chậm trễ đến gần hết kỳ quy hoạch mới được phê duyệt tại Quyết định số
1549/QĐ-UBND ngày 20/8/2009 của UBND tỉnh “V/v phê duyệt quy hoạch sử dụng
đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 của huyện Sông Cầu”
- Đối với cấp xã: Hiện nay đã thẩm định và phê duyệt xong quy hoạch sử dụng
đất chi tiết đến năm 2015 được 4 xã là: Xuân Thọ 1, Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân
Bình Các xã còn lại chưa được phê duyệt, 4 phường UBND thị xã đã có tờ trình xin
chủ trương thực hiện, đang chờ thông báo của UBND tỉnh
- Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính
phủ về xây dựng nông thôn mới 2010 -2020 và Thông tư số
13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-TN&MT ngày 28/10/2011 về Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch xây dựng xã nông thôn mới Hiện nay, toàn bộ 10 xã của thị xã Sông Cầu được
xây dựng, thẩm định và phê duyệt đề án nông thôn mới, trong đó có nội dung quy
hoạch chi tiết sử dụng đất
III.2.1.4 Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sông Cầu thực hiện ở 2 cấp
Thị xã và cấp xã, phường Trong giai đoạn lập quy hoạch sử dụng đất 2001-2010 do
hạn chế về năng lực của đơn vị tư vấn nên việc xây dựng trình thẩm định và phê duyệt
chậm so với yêu cầu thực hiện, nên một số nội dung trong quản lý nhà nước về quy
hoạch chưa thực hiện như: tổ chức công bố quy hoạch Vì vậy, công tác quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất có ảnh hưởng nhất định đến công tác góp ý cho chủ
trương đầu tư các dự án, công tác thu hồi để thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng
đất Để khắc phục những hạn chế nêu trên, hàng năm UBND thị xã đã xây dựng tốt
kế hoạch sử dụng đất hàng năm và phối hợp tốt với các ngành, các cấp liên quan nên
công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Sông Cầu được quản lý chặt chẽ, giải quyết
thuận lợi trong việc tổ chức bồi thường, thu hồi đất và giao đất để thực hiện nhiều
công trình dự án, ngăn chặn, xử lý tốt tình trạng nhân dân tự ý lấn chiếm đất đai,
chuyển mục đích xây dựng nhà trái phép và tranh chấp đất đai
III.2.1.5 Thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, giao đất cho thuê
đất
Thực hiện công tác xây dựng, phê duyệt phương án đền bù, chi trả bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư theo phân cấp thẩm quyền được quy định trong Luật đất đai năm
2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004, Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày
3/12/2004; Nghị định 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày
13/8/2009 của Chính phủ và các văn bản quy định của UBND tỉnh
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2004 đến nay thị xã đã thực hiện được như sau:
- UBND Thị xã Sông Cầu lập tờ trình đề nghị Tỉnh thu hồi 31 dự án với tổng
diện tích là 222,170ha
- Đã thực hiện việc cắm mốc, giao đất cho chủ đầu tư sau khi có quyết định thu
hồi, chuyển mục đích sử dụng đất
- Đã thực hiện chính sách hỗ trợ tái định cư cho 294 hộ bị thu hồi đất, tái định cư
44 trường hợp người có đất bị thu hồi để thực hiện dự án
Trang 37III.2.1.6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
- Về đăng ký quyền sử dụng đất, quản lý, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, làm
thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhiệm vụ này được giao Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất thị xã thực hiện Hiện nay, Văn phòng đăng ký QSDĐ có
tổng số 10 người, đều có trình độ chuyên môn, được đào tạo, tập huấn, am hiểu pháp
luật về đất đai, sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm chuyên ngành Do đó
công việc ngày càng đi vào nề nếp, khoa học
- Về lập và quản lý hồ sơ địa chính, cập nhật biến động trong thời gian qua có
nhiều hạn chế nên chưa thực hiện đầy đủ Một số xã, phường đã đo đạc và lập trước
năm 2000 nên còn ở dạng bản giấy, cần phải số hóa và chuyển hệ tọa độ VN 2000
(Phường Xuân Yên, Xuân Phú, Xuân Thành, xã Xuân Hòa, Xuân Hải, Xuân Lâm)
- Hiện nay, dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu quản
lý đất đai giai đoạn 2009 - 2010 định hướng đến năm 2015 đang thực hiện toàn diện,
đồng bộ ở tất cả các xã, phường của Thị xã Sông Cầu Do đó trong thời gian sắp tới, sẽ
có bộ dữ liệu hồ sơ địa chính đầy đủ và chuẩn xác
- Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến nay đã cấp được 29.718 giấy
cho hộ gia đình cá nhân với diện tích: 8.984,96ha; Số giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cấp cho tổ chức được: 350 giấy với diện tích 319,09ha; Cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất phân theo các loại đất đã thực hiện cụ thể như sau:
Đất nông nghiệp: số hộ gia đình được cấp giấy: 15.040 giấy, diện tích:
2.679,00ha; số tổ chức được cấp giấy: 2 giấy, diện tích 0,89ha
Đất lâm nghiêp: số hộ gia đình được cấp giấy: 1.768 giấy, diện tích: 2961,46ha;
số tổ chức được cấp giấy: 2, diện tích 65,46ha
Đất nuôi trồng thủy sản: Số hộ được cấp 1.112 giấy, diện tích: 436,72ha; tổ
chức được cấp: 1 giấy, diện tích 30 ha
Đất làm muối: Số hộ được cấp: 65 giấy, diện tích: 26,1ha
Đất ở: Số hộ được cấp: 11.643 giấy, diện tích 1153,94ha
‐ Đến nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu, cấp đổi đang
tiếp tục thực hiện trong dự án đã nêu trên Khi kết thúc dự án tổng thể, toàn bộ thửa đất
có đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, đối với các thửa đất không đủ
điều kiện cấp vì các nguyên nhân như: tranh chấp, nguồn gốc chưa rõ ràng…, cũng
được lập hồ sơ để quản lý và tiếp tục xử lý
III.2.1.7 Thống kê – kiểm kê đất đai
‐ Công tác thống kê đất đai được thực hiện theo định kỳ hàng năm Công tác
kiểm kê đất đai được thực hiện theo định kỳ 5 năm (2 kỳ gần nhất là năm 2005 và năm
2010) đã được tổ chức thực hiện theo sự hướng dẫn chuyên môn của Sở Tài nguyên &
Môi trường
‐ Trong kỳ kiểm kê đất đai năm 2010, UBND thị xã Sông Cầu đã xây dựng kế
hoạch và tổ chức triển khai tại Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 15/12/2009 “Về việc
tổ chức kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất” UBND thị xã
giao cho Phòng Tài nguyên & Môi trường là cơ quan chuyên môn phụ trách hướng
dẫn, triển khai công tác chuyên môn cho các cán bộ địa chính xã, phường; phối hợp
Trang 38với các phòng, ban như Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng Kinh tế, Phòng
Thống kê, Hạt Kiểm lâm và các đơn vị liên quan khác xây dựng số liệu, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất từ cơ sở xã, phường Từ đó tổng hợp hoàn chỉnh báo cáo, bảng biểu
và bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của thị xã Sông Cầu
III.2.1.8 Phát triển đất ở, thị trường đất và tài chính đất đai
- Nhằm mục tiêu ổn định đời sống nhân dân có nhu cầu sử dụng đất ở, cho các hộ
gia đình tạo lập mới, tái định cư của các dự án phát triển kinh tế, cơ sở sản xuất, kinh
doanh dịch vụ du lịch, phát triển hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, ), hạ tầng xã
hội (xây dựng mới, mở rộng bệnh viện, trạm y tế, trường học ) của dự án bị tác động
thiên tai (triều cường, lũ quét gây sạt lở) nhân dân phải di dời đến nơi tái định cư và
phát triển các khu đất mới có tính sinh lợi cao để tạo nguồn thu cho ngân sách
- Từ năm 2005 đến năm 2010 đã thực hiện các dự án đất ở tại các xã như Xuân
Hải, Xuân Lộc, Xuân Hòa, Xuân Thịnh, Xuân Bình,… với diện tích đất ở tăng thêm
51,91ha
- Đất ở đô thị tăng so với năm 2001 là 43,22ha ở các phường Xuân Phú, Xuân
Thành và Xuân Đài
- Các khu đất ở mới được đầu tư hạ tầng khá hoàn chỉnh, đã san lấp tạo mặt bằng,
xây dựng đường giao thông, điện, cấp thoát nước đạt các quy chuẩn của đất đô thị nên
đã tạo tính đồng thuận cao, nhân dân chuyển đến khu ở mới cũng như đấu giá quyền
sử dụng đất
III.2.1.9 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy dịnh về đất đai và xử lý vi
phạm pháp luật về đất đai
‐ Ngoài việc phối hợp với các đoàn thanh tra đất đai của Sở Tài nguyên & Môi
trường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, sử dụng đất đúng mục đích sử dụng đất của
các tổ chức; thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các xã, phường;
thanh tra việc thực hiện, triển khai quy hoạch sử dụng đất Từ năm 2005 đến nay,
Phòng Tài nguyên & Môi trường thị xã còn thành lập các đoàn thanh tra về rà soát các
văn bản quy định về thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, thu hồi đất; về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thu phí trong lĩnh vực
đất đai,
‐ Qua thanh tra không những xử lý được các trường hợp lấn chiếm sử dụng đất
đai trái phép của các tổ chức, hộ gia đình vi phạm Luật Đất đai, Luật Xây dựng Đồng
thời còn tuyên truyền giúp dân hiểu và chấp hành Luật Đất đai, giúp cán bộ liên quan
hiểu biết hơn nữa tính phức tạp của lĩnh vực đất đai, buộc phải nghiên cứu không
ngừng về Luật Đất đai và các văn bản pháp luật liên quan khác nên đã góp phần tạo
được sự đồng thuận trong việc thực hiện các quyết định xử lý của thanh tra
III.2.1.10 Giải quyết tranh chấp về đất đai, khiếu nại tố cáo về đất đai
‐ Là lĩnh vực hết sức phức tạp và nhạy cảm nên tình trạng khiếu kiện, tố cáo đất
đai vẫn còn nhiều
‐ Tổng số đơn tiếp nhận là 320 đơn, trong đó số đơn thư tranh chấp là 99 đơn, số
đơn thư khiếu nại là 165 đơn, đơn tố cáo: 1 đơn Trong đó thuộc thẩm quyền có 199
đơn, UBND thị xã Sông Cầu đã chỉ đạo xử lý kịp thời các đơn theo thẩm quyền 192
đơn và hướng dẫn trả lời các đơn không thuộc thẩm quyền