- Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân đề tài đã đưa ra được biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình áp dụng các mô hìn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ZZZZ YYYY
NGUYỄN THỊ MỸ AN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC
MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ PHƯỚC BÌNH,
HUYỆN BÁC ÁI, TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
ZZZZ YYYY
NGUYỄN THỊ MỸ AN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ MÔI TRƯỜNG CÁC
MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI XÃ PHƯỚC BÌNH,
HUYỆN BÁC ÁI, TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Lâm nghiệp
Chuyên ngành: Nông lâm kết hợp Người hướng dẫn: TS BÙI VIỆT HẢI
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07/2013
Trang 3Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Bùi Việt Hải
đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn anh Nguyễn Minh Tân và bạn Lâm Vấn đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập tại trường và thực hiện đề tài tốt nghiệp
Tp Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 05 năm 2013
Nguyễn Thị Mỹ An
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường các mô hình
NLKH tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận”, được thực hiện từ 10.03.2013 đến 30.06.2013
Mục tiêu của nghiên cứu là:
- Tìm hiểu thực trạng phát triển NLKH tại khu vực nghiên cứu
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của các mô hình
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển các mô hình đang được áp dụng tại địa bàn nghiên cứu
Phương pháp sử dụng trong đề tài: Thu thập thông tin sẵn có ở địa phương
và các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, kết hợp với phỏng vấn nông hộ Tổng hợp số liệu và xử lý bằng phần mềm Excel Từ đó, đưa ra các kết quả và kết luận của vấn đề
Kết quả đạt được cho thấy:
- Có 3 mô hình NLKH trên địa bàn xã đang được người dân áp dụng
- Xác định được cả 3 mô hình đều hoạt động có hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường
- Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân đề tài đã đưa ra được biện pháp giúp nâng cao hiệu quả sản xuất trong quá trình áp dụng các mô hình tại khu vực nghiên cứu
Trang 5ABSTRACT
The study "Evaluation of economic efficiency and environmental agroforestry models in Phuoc Binh commune, Bac Ai district, Ninh Thuan province” has been finished from 10/03/2013 to 20/06/2013
The objectives of this study were:
Explore and agroforestry development in the study area
Evaluation of economic efficiency and environmental models
Propose solutions to develop the model was being applied in the study area The results showed that:
There are three agroforestry models has been applying in the study area
Identify the three models are effectively operate economically and environmentally
Based on the advantages and disadventages affecting the production process, the study proposed some solutions to improve production efficiency in the process
of applying the models in the study area
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
TÓM TẮT ii
ABSTRACT iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ix
Chương 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Ý nghĩa của nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
Chương 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Những vấn đề liên quan tới đề tài 4
2.1.1 Khái niệm về đánh giá, các loại đánh giá 4
2.1.2 Hiệu quả 5
2.1.2.1 Hiệu quả kinh tế 6
2.1.2.2 Hiệu quả môi trường 7
2.1.3 Luận chung về NLKH 7
2.1.3.1 Khái niệm NLKH 7
2.1.3.2 Vai trò của NLKH 8
2.2 Kết quả nghiên cứu NLKH tại khu vực phía Nam 9
Chương 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
Trang 73.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh
Ninh Thuận 12
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 12
3.1.1.1 Vị trí địa lí 12
3.1.1.2 Địa hình và đất đai 12
3.1.1.3 Khí hậu và thủy văn 13
3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 14
3.1.2.1 Đặc điểm kinh tế 14
3.1.2.2 Đặc điểm văn hóa xã hội 15
3.2 Nội dung nghiên cứu 17
3.3 Phương pháp nghiên cứu 17
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin 17
3.3.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp 17
3.3.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp 18
3.3.1.3 Sử dụng các công cụ kết hợp khác trong bộ công cụ PRA 19
3.3.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 19
3.3.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình NLKH 20
3.3.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường các mô hình NLKH 22
3.3.5 Phương pháp đề xuất giải pháp góp phần phát triển NLKH tại địa bàn nghiên cứu 23
Chương 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
4.1 Thực trạng phát triển NLKH tại địa bàn nghiên cứu 24
4.1.1 Kết quả thống kê các mô hình NLKH ở xã Phước Bình 24
4.1.2 Thành phần loài cây trồng, vật nuôi trong các mô hình NLKH 24
4.1.3 Vai trò kinh tế của các thành phần trong các mô hình NLKH 25
Trang 84.2 Hiệu quả các mô hình NLKH trên địa bàn nghiên cứu 28
4.2.1 Hiệu quả kinh tế của các mô hình NLKH 28
4.2.1.1 Hiệu quả kinh tế của mô hình theo các công thức sản xuất 28
4.2.1.2 Tổng hợp hiệu quả kinh tế trung bình của các CTSX theo từng mô hình NLKH 35
4.2.2 Hiệu quả môi trường của các mô hình NLKH 37
4.2.2.1 Hệ số sử dụng không gian dinh dưỡng 38
4.2.2.2 Hiệu quả môi trường của các mô hình 43
4.3 Giải pháp chủ yếu góp phần phát triển NLKH tại xã Phước Bình 44
4.3.1 Phân tích SWOT trong phát triển sản xuất NLKH tại khu vực nghiên cứu.44 4.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển mô hình NLKH hộ gia đình và một số giải pháp góp phần phát triển sản xuất NLKH tại đại bàn nghiên cứu 45
Chương 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
5.1 Kết luận 47
5.1.1 Thực trạng phát triển NLKH tại địa bàn nghiên cứu 47
5.1.2 Hiệu quả kinh tế của các mô hình NLKH 47
5.1.3 Hiệu quả môi trường của các mô hình NLKH 47
5.2 Kiến nghị 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC
Trang 9DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCR Tỷ lệ thu nhập chi phí
ICRAF Trung tâm Nghiên cứu Nông Lâm Thế Giới
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Điều kiện kinh tế xã hội - Phân loại giàu nghèo xã Phước Bình 16
Bảng 4.1 Kết quả thống kê các mô hình NLKH được điều tra tại địa bàn nghiên cứu 24
Các thành phần chính như đã xác định gồm: cây dài ngày, cây ngắn ngày và vật nuôi 25
Bảng 4.2 Thu nhập của các thành phần trong các mô hình NLKH tính trên ha/3 năm 26
Bảng 4.3 Hiệu quả kinh tế của các công thức sản xuất trong MH1 tính trên ha/3 năm 29
Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế của các công thức sản xuất trong MH2 tính trên ha/ 3 năm 31
Bảng 4.5 Hiệu quả kinh tế của các công thức sản xuất trong MH3 tính trên ha/3 năm 34
Bảng 4.6 Tổng hợp hiệu quả kinh tế bình quân/ha/3 năm của các CTSX theo từng mô hình 35
Bảng 4.7 Kết quả thu thập số liệu về đường kính tán của cây dài ngày 38
Bảng 4.8 Kết quả thu thập số liệu diện tích hình chiếu tán của các cây ngắn ngày 39 Bảng 4.9 Độ tàn che và thời gian sử dụng đất trên năm của các CTSX trong mô hình 1 39
Bảng 4.10 Độ tàn che và thời gian sử dụng đất trên năm của các CTSX trong mô hình 2 41
Bảng 4.11 Độ tàn che và thời gian sử dụng đất trên năm của các CTSX trong mô hình 3 42
Bảng 4.12 So sánh hiệu quả môi trường của các mô hình 43
Bảng 4.13 Bảng phân tích SWOT trong phát triển sản xuất NLKH 44
Bảng 4.14 Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển mô hình NLKH 45
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện phần trăm thu nhập của các thành phần trong MH1 26
Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện phần trăm thu nhập của các thành phần trong MH2 27
Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện phần trăm thu nhập của các thành phần trong MH3 27
Hình 4.4 Biểu đồ so sánh hiệu quả kinh tế của các CTSX trong mô hình 1 29
Hình 4.5 Biểu đồ so sánh mức sinh lãi thực tế của các CTSX trong mô hình 1 30
Hình 4.6 Biểu đồ so sánh hiệu quả kinh tế của các CTSX trong mô hình 2 32
Hình 4.7 Biểu đồ so sánh mức sinh lãi thực tế của các CTSX trong MH2 32
Hình 4.8 Biểu đồ so sánh hiệu quả kinh tế của các CTSX trong MH3 34
Hình 4.9 Biểu đồ so sánh mức sinh lãi thực tế của các CTSX trong MH3 34
Hình 4.10 Biểu đồ so sánh hiệu quả kinh tế bình quân của các mô hình 36
Hình 4.11 Biểu đồ so sánh mức sinh lãi thực tế của các mô hình 36
Trang 12Thực tiễn sản xuất cũng như nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra NLKH là một phương thức sử dụng tài nguyên tổng hợp đem lại rất nhiều lợi ích: cung cấp lương thực, thực phẩm, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nông hộ, giảm rủi ro cho sản xuất Ngoài ra, NLKH còn giúp cho việc bảo tồn đất và nước, bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học Vì điều kiện sản xuất và lợi ích của NLKH rất phù hợp với nước ta nên Đảng và Nhà nước coi NLKH là chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế, nhằm thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống canh tác NLKH Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến chính sách cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và môi trường của từng vùng cụ thể (Nguồn Nguyễn Thị Thủy, 2011)
Xã Phước Bình là một xã miền núi của huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, có điều kiện để phát triển nông lâm nghiệp Trong nhiều năm qua đã có một số chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhưng
Trang 13chưa mang lại hiệu quả cao, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn chậm Nhiều giống cây trồng, vật nuôi được đưa vào sản xuất thông qua các mô hình chủ yếu xuất phát từ kinh nghiệm sản xuất của người dân, do đó không phải mô hình nào cũng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và mang lại hiệu quả kinh
tế cao cho người dân nơi đây
Xuất phát từ những vấn đề này, được sự đồng ý của khoa Lâm nghiệp cùng với sự giúp đỡ của thầy Bùi Việt Hải, đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường các mô hình NLKH tại xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận” đã được thực hiện
1.2 Ý nghĩa của nghiên cứu
Kết quả của đề tài là cơ sở cho các cấp chính quyền địa phương đưa ra những quyết định, những hướng đi mới để xây dựng kế hoạch phát triển mở rộng mô hình NLKH trên địa bàn nghiên cứu cũng như khu vực khác
Đồng thời, đề tài là cơ sở dữ liệu sẽ phục vụ cho những người nông dân tham khảo, tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định xây dựng các mô hình sản xuất cho phù hợp với điều kiện của địa phương, kinh tế gia đình và nhu cầu thị trường
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 141.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các mô hình NLKH đang được người dân xã Phước Bình áp dụng
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian:
Các diện tích đang sản xuất NLKH và cho ra sản phẩm từ các mô hình này Các mô hình NLKH tại xã Phước Bình, số liệu điều tra chi tiết lấy ở các mô hình của những thôn đại diện cho xã
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 03/2013 đến tháng 06/2013
Trang 15Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Những vấn đề liên quan tới đề tài
2.1.1 Khái niệm về đánh giá, các loại đánh giá
Đánh giá là việc xem xét định kỳ tính phù hợp, hiệu suất, hiệu quả và tác động của một dự án đầu tư Đánh giá cung cấp cho các bên liên quan thông tin về kết quả và tác động của dự án đầu tư và bằng chứng cho thấy các kết quả này có khả năng bền vững hay không Các thông tin cũng được sử dụng để rút ra các bài học kinh nghiệm khi hoạch định chiến lược, lập kế hoạch và chuẩn bị cho các dự án đầu tư mới trong tương lai
Đánh giá dự án là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai thực hiện dự án, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của dự án trong mối quan hệ với nhiều yếu tố và so sánh với mục tiêu ban đầu (Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại/Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2006)
Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động dự án, để xem xét liệu dự án có hay hoạt động có thể thực hiện được hay không trong từng điều kiện cụ thể nhất định Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ thực hiện, những
tổ chức này sẽ phân tích các khả năng thực hiện của dự án hay hoạt động để làm căn
cứ duyệt hay không duyệt để đưa dự án vào thực hiện
Đánh giá định kỳ là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh giá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá từng công việc ở từng giai đoạn nhất định Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho những dự án có thời gian thực hiện lâu dài Tùy theo dự án mà người ta có thể định
ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ, có thể là 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm một lần Mục đích của đánh giá định kỳ để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có thể thay đổi hay điều chỉnh các
Trang 162.1.2 Hiệu quả
Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả hoạt động của các sự vật, hiện tượng bao gồm: hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường
Mọi hoạt động của con người đều có mục tiêu chung là kinh tế Tuy nhiên, kết quả hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời tạo
ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của con người như: cải thiện điều kiện sống, môi trường làm việc, cải tạo môi trường sinh thái, nâng cao đời sống tinh thần của người lao động Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp ngoài những hiệu quả chung về kinh tế xã hội còn phải quan tâm rất nhiều đến hiệu quả về môi trường
Xem xét về mặt thời gian, hiệu quả đạt được cần phải đảm bảo được lợi ích trước mắt và lâu dài Tức là hiệu quả đạt được trong từng thời kỳ không được làm ảnh hưởng tới thời kỳ tiếp theo
Về mặt không gian, hiệu quả chỉ có thể đạt được một cách toàn diện khi hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, hoạt động kinh tế đều mang lại hiệu quả và không ảnh hưởng chung đến nền kinh tế quốc dân
Như vậy, đánh giá hiệu quả cần phải xem xét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ biện chứng về mặt hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất và không tách rời nhau
Trang 172.1.2.1 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người để phục vụ cho lợi ích của con người
Các nhà sản xuất và nhà quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn nhất Nói cách khác là ở một mức độ khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì phải làm thế nào
để chi phí sản xuất là thấp nhất
Như vậy, quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối liên hệ này là thể hiện tính hiệu quả trong sản xuất Với cách xem xét này, có nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế, có thể khái quát hiệu quả kinh tế như sau:
Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được với chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh Kết quả đạt được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các yếu tố nguồn lực đầu vào Mối tương quan này cần xét cả về tương đối và tuyệt đối, cũng như xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ thuật, hiệu quả kinh tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó
Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Với cách biểu hiện này đã chỉ
rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực sản xuất kết quả khác nhau Từ đó, so sánh được hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh giá này không thể hiện được quy mô của hiệu quả nói chung
Trang 18Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản xuất xã hội, quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau sẽ không giống nhau Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, mục đích và yêu cầu của một đất nước, một vùng một ngành sản xuất cụ thể và được đánh giá theo những góc độ khác nhau (Nguồn: Mai Văn Bưu, 2008)
2.1.2.2 Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là hiệu quả của việc làm thay đổi môi trường do hoạt động sản xuất gây ra như: xói mòn, ô nhiễm đất, không khí, bệnh tật…Việc xác định hiệu quả môi trường là tương đối khó
Hiệu quả môi trường trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi trường sinh thái ngày càng được bảo vệ và cải thiện, phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng phát triển bền vững Có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế
hệ tương lai
Hiệu quả môi trường còn thể hiện là mô hình không có tác động gây ô nhiễm môi trường hoặc không sử dụng các loại thuốc kích thích cũng như các loại thuốc hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vì đây là nguyên nhân chính gây nên sự ô nhiễm đối với môi trường sống hiện nay
2.1.3 Luận chung về NLKH
2.1.3.1 Khái niệm NLKH
NLKH là một lĩnh vực khoa học mới đã được đề xuất vào thập niên 1960 bởi King (1969) Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau được phát triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về NLKH Vào năm 1997, ICRAF đã xem xét lại khái niệm NLKH
và phát triển rộng hơn như là một hệ thống sử dụng đất giới hạn trong các nông trại Ngày nay, nó được định nghĩa như là một hệ thống quản lý tài nguyên đặt cơ sở trên đặc tính sinh thái và năng động nhờ vào sự phối hợp cây trồng lâu năm vào nông trại hay đồng cỏ để làm đa dạng và bền vững sự sản xuất cho gia tăng các lợi ích về
Trang 19xã hội, kinh tế và môi trường của các mức độ nông trại khác nhau từ kinh tế hộ nhỏ đến “kinh tế trang trại” (Lê Quang Vĩnh và ctv, 2009)
Với định nghĩa trên của ICRAF, một hệ canh tác sử dụng đất được gọi là NLKH có các đặc điểm sau đây:
Kỹ thuật nông lâm thường bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loại thực vật (hay thực vật và động vật) trong đó ít nhất phải có một loại thân gỗ đa niên
Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống
Chu kỳ sản xuất thường dài hơn là một năm
Đa dạng hơn về sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và về kinh tế so với canh tác độc canh
Cần phải có một mối quan hệ hỗ tương có ý nghĩa giữa thành phần cây thân
gỗ và thành phần khác
Trong các hệ thống NLKH sự hiện diện của các mối quan hệ hỗ tương bao gồm về sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của hệ thống là đặc điểm cơ bản (Lê Quang Vĩnh và ctv, 2009)
Cải thiện điều kiện tiểu khí hậu,…
+ Dân sinh kinh tế
NLKH lấy tiền đề hỗ trợ các điều kiện dân sinh kinh tế của nông dân nghèo
và không có đất canh tác ở vùng cao Họ là nhóm đối tượng thiếu tài nguyên và hỗ
Trang 20trợ, thất nghiệp và thường bị đẩy canh tác ở các vùng đất đai cằn cỗi Do vậy, NLKH tập trung giải quyết:
Công ăn việc làm: NLKH gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có tác dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông hộ
Nguồn nguyên liệu cho tiểu thủ công nghiệp
Nguồn lương thực, năng lượng (gỗ, củi), thức ăn cho gia súc: Nhiều mô hình NLKH được hình thành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lương thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình Ví dụ:
hệ thống VAC được phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn nước ta Ưu điểm của các hệ thống NLKH là có khả năng tạo ra sản phẩm và lương thực đa dạng trên một diện tích đất mà không yêu cầu đầu vào lớn
Nguồn vật liệu để xây nhà, nông trại,…
2.2 Kết quả nghiên cứu NLKH tại khu vực phía Nam
Theo Dương Thị Kim Hồng (2010), đề tài: “Đánh giá hiệu quả của các hệ thống NLKH tại xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai” Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp sử dụng phiếu điều tra thu thập số liệu để tính toán dựa vào các chỉ tiêu kinh tế Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 12 hệ thống NLKH của người dân trên địa bàn xã đều hoạt động có hiệu quả Khuyến khích nhân rộng một số hệ thống chuyên canh cây ăn trái (sầu riêng, chôm chôm, măng cụt) để có mức đầu tư thích đáng, cải thiện chất lượng sản phẩm, đảm bảo đầu ra, tăng lợi nhuận sản xuất Ngoài ra, khuyến khích nhân rộng một số mô hình nuôi trồng nấm mèo có lợi nhuận kinh tế cao; cải thiện chất lượng vườn cây ăn trái và các hình thức chăn nuôi vừa đảm bảo nhu cầu cuộc sống hàng ngày vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vườn hộ
Theo Huỳnh Thị Ánh Nguyệt (2011), đề tài: “Đánh giá hiệu quả các mô hình nông lâm nghiệp của người dân tại xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đồng Nai” Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp tiếp cận có sự tham gia, kết hợp với sử dụng phiếu điều tra thu thập dữ liệu để xử lý và phân tích thống kê Các loài
Trang 21cây ăn trái (xoài) và lấy hạt (điều) là ưu tiên số một trong chọn loại cây trồng của hộ, sau đó là cây lương thực (lúa) và cuối cùng là nhóm loài cây rau màu Lợi nhuận cao nhất thuộc về cây mít (54,8 triệu/ha), sau đó đến cây xoài (31,2 triệu/ha), cây lâm nghiệp (27,9 triệu/ha) và thấp nhất là trồng lúa nước (8,25 triệu/ha) Đề tài xác định được hai mô hình có hiệu quả tốt nhất là mô hình cây xoài và mô hình cây trồng cây mít
Theo Đoàn Thị Mỹ Linh (2011), đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả sản xuất của các
hệ thống nông lâm kết hợp tại ấp 6, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai” Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất nông nghiệp là sinh kế chủ yếu của người dân ấp 6 Tại địa phương có các hệ thống sử dụng đất như sau: a) Cây công nghiệp - cây ăn quả - vật nuôi - nấm b) cây gỗ - cây công nghiệp - cây nông nghiệp
- vật nuôi c) cây gỗ - cây công nghiệp - cây nông nghiệp - nấm d) cây công nghiệp
- cây ăn quả - cây nông nghiệp - vật nuôi e) cây gỗ - cây công nghiệp - cây ăn quả - cây nông nghiệp - vật nuôi - cá f) cây gỗ - cây ăn quả - cỏ - vật nuôi g) cây công nghiệp - cây ăn quả - cây nông nghiệp - vật nuôi - cá, các hệ thống NLKH của người dân trên địa bàn xã đều hoạt động có hiệu quả Dựa vào thực trạng nơi nghiên cứu và nhu cầu của người dân, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và phát triển các mô hình kể trên
Theo Nguyễn Đức Ý (2010), đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự thay đổi các thành phần trong hệ thống nông lâm kết hợp giai đoạn 2000 - 2010 ở
ấp 5, xã Hòa Hội, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống NLKH tại địa phương khá đa dạng với nhiều hình thức canh tác tại địa phương có 11 hệ thống canh tác trong đó 9 hệ thống canh tác NLKH : tiêu -
cà phê - sầu riêng - điều; tiêu - mận - vú sữa - gà; tiêu - điều - chè - mít - gà - tràm; tiêu - điều - cà phê - xà cừ; quýt - chuối - đu đủ - gà; quýt - điều - gà; cao su - quýt -
đu đủ - trăn - gà - bí; mít - quýt - gà; quýt - đu đủ - cà pháo Và 2 hệ thống độc canh là: điều và cao su Các yếu tố dẫn đến sự chuyển đổi các thành phần cây trồng/vật nuôi trong hệ thống NLKH là: điều kiện tự nhiên, yếu tố bản thân nông hộ, chính sách của địa phương và nhà nước, thị trường
Trang 22Theo Lê Văn Phước (2012), đề tài: “Bước đầu tìm hiểu hiệu quả kinh tế của
mô hình nuôi tôm trong rừng ngập mặn tại địa bàn xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” Kết quả thu được: Mô hình phát triển mạnh nhưng đa số tự phát và được thực hiện chủ yếu nhờ vào kinh nghiệm Mô hình mang lại nhiều nguồn lợi: tôm, gỗ, củi và các loài thủy hải sản khác Năng suất tôm không cao song thu nhập vẫn ổn định và luôn có lãi qua từng năm với lợi nhuận qua các năm (2007 – 2011) lần lượt là 13,4 triệu/ha, 15,01 triệu/ha, 13,23 triệu/ha, 12,08 triệu/ha, 17,48 triệu/ha
và lợi nhuận lợi trung bình trong 5 năm là 14,24 triệu/ha Hiệu quả đầu tư mang tính khả thi cao với NPV = 44,06 triệu đồng và BCR = 4,3 lần Mô hình được sự ủng hộ nhiều từ phía người dân và cơ quan các cấp vì không những đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường ven biển
Nhận xét chung: Có nhiều đề tài nghiên cứu về đánh giá hiệu quả kinh tế cho từng khu vực nhất định nhưng có rất ít nghiên đầy đủ về hiệu quả kinh tế bên cạnh hiệu quả môi trường
Trang 23Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Xã Phước Bình, huyện Bác Ái là xã thuộc huyện miền núi vùng sâu của tỉnh Ninh Thuận nằm phía Tây Bắc tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm hơn 70 km về hướng Tây Bắc, có vị trí địa lí như sau:
Phía Tây Bắc giáp xã Đạ Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Phía Tây Nam giáp xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
Phía Đông Bắc giáp xã Sơn Thái và xã Liên Sang, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa
Phía Đông giáp xã Thành Sơn và xã Sơn Lâm, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa
Phía Nam giáp xã Phước Hòa và xã Phước Tân, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận
3.1.1.2 Địa hình và đất đai
Xã Phước Bình nằm ở độ cao trên 500 m so với mực nước biển, địa hình phần lớn là núi cao và núi trung bình, độ cao trung bình từ 1.500 - 1.800 m, bề mặt chia cắt khá phức tạp, độ cao nghiêng dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam Nhìn chung, điều kiện địa hình của xã gây khó khăn trở ngại lớn cho giao thông cũng như việc xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và đặc biệt khó khăn cho việc sản xuất nông lâm nghiệp
Trang 24Kết quả điều tra lập địa xã Phước Bình có 18 dạng lập địa và được phân theo
4 nhóm đất chính (Dự án đầu tư Vườn quốc gia Phước Bình giai đoạn 2007- 2011)
như sau:
Nhóm đất mùn alit trên núi cao (N1Ha)
Nhóm đất Feralit mùn vàng nhạt trên đá macma axít (FHa)
Nhóm đất đỏ vàng núi thấp trên đá macma axít (Fa)
Nhóm đất trong các thung lũng (T)
3.1.1.3 Khí hậu và thủy văn
Xã Phước Bình nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng khí khô, nóng của tỉnh Ninh Thuận và vùng khí hậu á nhiệt đới của tỉnh Lâm Đồng nên chế độ khí hậu
ở khu vực này có những biến động rất lớn về nhiệt độ và lượng mưa Theo phân chia các tiểu vùng khí hậu của tỉnh Bình Thuận và tỉnh Ninh Thuận thì khu vực xã Phước Bình nằm trong tiểu vùng khí hậu II2, với những đặc điểm cơ bản về khí hậu của tiểu vùng này là:
Tổng bức xạ trung bình năm dao động từ 150 y 160 Kcal/cm2
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,20
C, nhiệt độ cao nhất là 38,80C, nhiệt độ thấp nhất là 14,20C
Khu vực xã Phước Bình có lượng mưa lớn hơn lượng mưa trung bình của tỉnh Ninh Thuận, lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.000 mm ở vùng thấp, tăng lên khoảng 1.500 mm hoặc có khi tới 2.000 mm ở vùng núi cao
Độ ẩm không khí khá cao, dao động trong khoảng 87% y 88%, mùa khô độ
ẩm không khí là 75%, độ ẩm trung bình năm của khu vực đạt khoảng 77,8%
Sông Cái là sông lớn có ảnh hưởng đến chế độ thủy văn trong khu vực xã Phước Bình Đây là sông lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, chảy qua và cung cấp nước cho các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước và thị xã Phan Rang - Tháp Chàm rồi đổ
ra biển (Nguồn: UBND xã Phước Bình, 2011)
Trang 253.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
3.1.2.1 Đặc điểm kinh tế
Các hoạt động kinh tế chính của xã là sản xuất nông nghiệp, trong nông nghiệp cây trồng chính là lúa và bắp địa phương, chăn nuôi, buôn bán và dịch vụ
+ Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
Xã Phước Bình có diện tích tự nhiên 28.000 ha, trong đó có 1.400 ha là đất nông nghiệp, kinh tế chủ yếu dựa vào nương rẫy
Theo báo cáo của UBND xã Phước Bình 6 tháng đầu năm 2010 như sau:
Vụ đông xuân: do tình hình thời tiết diễn biến khá phức tạp, nắng hạn kéo dài cuối năm 2009, nên ảnh hưởng đến sản xuất vụ đông xuân Tổng diện tích gieo trồng 78,5 ha (trong đó: bắp lai 55 ha; lúa nước 8,5 ha; đậu các loại 12 ha; rau quả 3 ha) Tổng sản lượng lương thực có hạt là: 693 tấn (trong đó: bắp lai 110 tấn; bắp địa phương 18 tấn)
Vụ hè thu: do những tháng đầu năm 2010 tình hình thời tiết diễn ra khá phức tạp hạn hán kéo dài nên tình hình gieo trồng vụ hè thu chưa đạt kết quả cao Tổng diện tích gieo trồng là 1.087,2 ha (trong đó: bắp lai 632,5 ha; bắp địa phương 436,7 ha; đậu xanh 13 ha; lúa 5 ha) Ước lượng tổng sản lượng lương thực có hạt là 2.552,55 tấn (trong đó bắp lai 1.897,5 tấn; bắp địa phương 655,05 tấn)
Xã Phước Bình có vườn quốc gia Phước Bình được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận năm 2006 Đây là rừng nguyên sinh có giá trị cao cả về cảnh quan tự nhiên và sự đa dạng sinh học với 513 loài thực vật, hơn 240 loài động vật trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới
Trong năm 2010 về lâm nghiệp xã đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở từng thôn bản, đồng thời lập phương án phòng chống cháy rừng vào mùa khô nên không để xảy ra tình trạng cháy rừng do bà con đốt dọn rẫy lây lan Ngoài ra, trên địa bàn xã còn được giao rừng khoán quản lý với tổng diện tích 3.000 ha/153 hộ và thực hiện lồng ghép với chương trình 661
Trang 26Chăn nuôi: đàn gia súc được duy trì và phát triển ổn định Thực hiện thường xuyên công tác tiêm phòng, khử độc và phòng ngừa bệnh gia súc Tổng đàn gia súc trên toàn xã là 2.097 con trong đó đàn heo 1.493 con, đàn bò 600 con, trâu 4 con (trong đó bò thuộc chương trình 135 là 33 con) (UBND xã Phước Bình, 2010)
+ Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại
Nhìn chung, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại chưa có sự phát triển, vẫn chủ yếu là các ngành nghề nhỏ như: xay xát lương thực và nghề mộc dân dụng phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân tại địa phương Tuy nhiên, đời sống người dân từng bước được nâng cao nên ngày càng thu hút nhiều hộ kinh doanh, hình thức buôn bán và chủng loại hàng hóa đã có sự thay đổi theo nền kinh
tế thị trường đáp ứng cho nhu cầu đời sống người dân
3.1.2.2 Đặc điểm văn hóa xã hội
Xã Phước Bình được chia thành 6 thôn: Hành Rạc 1, Hành Rạc 2, Gia É, Bố Lang, Bậc Rây 1 và Bậc Rây 2 Dân số toàn xã là 3.210 người, gồm 629 hộ, nam chiếm 48,7% và nữ chiếm 51,3% Tổng số lao động chiếm 1.453 người
Kết quả khảo sát 6 thôn trong xã cho thấy trong toàn xã có 347 hộ nghèo, chiếm 55,2%, có 189 hộ trung bình, chiếm 30% và 93 hộ giàu chiếm 14,8% (Báo cáo tỉnh Ninh Thuận, 2010)
Khoảng 40% hộ nghèo bị mù chữ 60% biết đọc, biết viết nhưng mới chỉ tốt nghiệp tiểu học 70% hộ có thu nhập trung bình biết đọc và biết viết Con số này ở nhóm hộ giàu là 85% Những người mù chữ thuộc hai nhóm này thường là những người già, những người trung niên bị tái mù chữ sau khi đã được phổ cập xóa mù chữ tại địa phương Một số rất ít con em ở địa phương được gửi đi học trung học phổ thông tại trường dân tộc nội trú của huyện
Trang 27Bảng 3.1 Điều kiện kinh tế xã hội - Phân loại giàu nghèo xã Phước Bình
Xã Phước Bình
Tổng dân số: 3.210
Số hộ: 629
Hộ nghèo Tổng số hộ: 347 chiếm: 55,17%
Hộ trung bình Tổng số hộ: 189 chiếm: 30,05%
Hộ giàu Tổng số hộ: 93 chiếm: 14,79%
Số nhân khẩu trung
Cây lâu năm như:
chuối
Bắp lai, bắp địa phương, đậu xanh, đậu đỏ, lúa nước, rau các loại, bầu, bí, mướp
Cây lâu năm như:
chuối, điều
Bắp lai, đậu xanh cà phê, điều, một số loại cây ăn trái (mới trồng chưa thu hoạch nhiều)
(Nguồn: Báo cáo sàng lọc xã hội Vườn quốc gia Phước Bình, 2010) Thành phần dân tộc của người dân sống trong xã như sau: 75,83% là người
Raglai, 17,65% là người ChuRu và chỉ có 6,2% là người Kinh Raglai và ChuRu là
hai dân tộc bản địa Về mặt dân tộc và lịch sử, hai dân tộc này có quan hệ với dân
tộc Chăm
Đa số hộ nghèo trong xã là người dân tộc Raglai và ChuRu Những hộ nghèo
này thường thiếu ăn từ tháng 2 đến tháng 5 hàng năm Lý do chính là do diện tích
đất canh tác ít và đất chủ yếu nằm trên sườn đồi, năng suất thấp, thiếu nước (chủ
yếu phụ thuộc vào nước mưa) và đất bị bạc màu
Giáo dục đào tạo: kết thúc năm học 2009 – 2010 toàn xã có 1.085 em (trong
đó đạt 87 học sinh giỏi, 307 học sinh khá, 370 học sinh trung bình và 90 học sinh
yếu) Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và xóa mù chữ đạt chuẩn Quốc gia
Trang 28và hiện đang tiếp tục được củng cố và mở rộng, huy động các đối tượng đến lớp và duy trì các lớp sau xóa mù chữ
Văn hóa thông tin, thể dục thể thao: Hoạt động thông tin tuyên truyền cũng như tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, thể dục thể thao được duy trì thường xuyên các ngày lễ kỷ niệm trọng đại của đất nước như Quốc tế phụ nữ, thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đảng Cộng Sản Việt Nam,…
Y tế: Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình Y tế Quốc gia và Y tế dự phòng, công tác vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh và chiến dịch truyền thông phòng chống sốt rét đã tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả phòng trừ bệnh thông thường và các loại dịch bệnh (Nguồn: Báo cáo sàng lọc xã hội Vườn quốc gia Phước Bình, 2010)
3.2 Nội dung nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu đã đặt ra, đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
- Thực trạng phát triển NLKH tại địa bàn nghiên cứu
- Hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của các mô hình NLKH tại khu vực nghiên cứu
- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất các mô hình NLKH tại địa phương
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin
3.3.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin về vị trí địa lí, khí tượng thủy văn: Internet
Thông tin về kinh tế xã hội, cơ cấu cây trồng vật nuôi, một số chương trình
hỗ trợ của Nhà nước: báo cáo của Ủy ban nhân dân xã Phước Bình, VQG Phước Bình
Trang 293.3.1.2 Thu thập thông tin sơ cấp
Quan sát: tiến hành quan sát trực tiếp vấn đề thông qua thực địa và tìm hiểu tại địa phương
Tiến hành phỏng vấn trong hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu đặt câu hỏi mở phỏng vấn một số người nòng cốt am hiểu về tình hình địa phương như tổ trưởng, ấp trưởng, cán bộ nông nghiệp, địa chính xã
Giai đoạn hai phỏng vấn bán cấu trúc những hộ đang áp dụng mô hình NLKH bằng câu hỏi đóng và nửa mở (bảng câu hỏi ở phụ lục 1)
+ Phương pháp điều tra phỏng vấn:
Sử dụng phương pháp điều tra tiến hành xây dựng bảng câu hỏi phù hợp với các thông tin ở mỗi nội dung để phỏng vấn các hộ gia đình đã và đang xây dựng mô hình NLKH tại khu vực nghiên cứu và kết hợp với khảo sát sơ bộ mô hình Thu thập các thông tin về: diện tích, thành phần cây trồng, vật nuôi chính của mô hình giữ vai trò quan trọng duy trì sản xuất của mô hình, diện tích cây ngắn ngày, diện tích cây lâm nghiệp, cách phối hợp giữa các thành phần
+ Phương pháp phân loại các CTSX và các mô hình NLKH
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu đề tài đã chia đối tượng nghiên cứu thành các CTSX và các mô hình
Những hộ có cùng loài cây trồng, vật nuôi sẽ được xếp vào cùng một CTSX
Việc phân loại các mô hình chủ yếu dựa trên cơ sở kết hợp giữa các thành phần có trong mô hình bao gồm: cây ngắn ngày (cây có thời gian sinh trưởng dưới 1 năm), cây dài ngày (cây có thời gian sinh trưởng trên 1 năm gồm cây ăn quả lâu năm và cây lâm nghiệp), chăn nuôi và canh tác nương rẫy dựa vào rừng
Ví dụ: cây ngắn ngày kết hợp cây dài ngày,…
Trang 303.3.1.3 Sử dụng các công cụ kết hợp khác trong bộ công cụ PRA
Phương pháp PRA là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong đánh giá nông thôn hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp xã hội và sản xuất nông lâm nghiệp Dựa vào phương pháp PRA, đã xác định được 5 nhóm mô hình NLKH của
96 hộ, sau đó chọn lọc ra 20 hộ có các mô hình NLKH điển hình rồi tiến hành thu thập các thông tin về kinh tế và môi trường từ các mô hình NLKH của 20 hộ gia đình này trong xã Phước Bình Nội dung điều tra gồm:
- Thời gian triển khai mô hình
- Thành phần cây trồng, vật nuôi trong mô hình, cách bố trí các thành phần
- Đầu tư và thu nhập của mô hình (thu, chi theo từng khoản mục) tính cho đơn vị diện tích là ha trong 3 năm liên tiếp: 2008, 2009 và 2010
Các số liệu thu thập được điền vào các mẫu bảng đã chuẩn bị sẵn trong bảng câu hỏi phỏng vấn (xem thêm phụ lục 1)
Những hộ được chọn phỏng vấn là những hộ có diện tích đất canh tác lớn hơn 1,5 ha, có những mô hình NLKH điển hình ở xã (thành phần loài cây phong phú, đa dạng), có sự khác nhau về điều kiện canh tác và tập quán canh tác (thuộc các thành phần dân tộc khác nhau)
Phân tích SWOT: phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
để phát triển các mô hình NLKH, kết hợp với lấy thông tin từ phỏng vấn hộ gia đình
Trang 31+ Cách tính thu nhập:
Thu nhập của từng CTSX = thu nhập cây ngắn ngày + thu nhập cây dài ngày + thu nhập từ chăn nuôi (nếu có)
Thu nhập của mô hình = tổng thu nhập của các CTSX
Thu nhập cây ngắn ngày = thu nhập cây dài ngày = diện tích x năng suất x giá bán
Thu nhập từ chăn nuôi = số con x giá bán
+ Cách tính chi phí:
Chi phí của từng CTSX = chi phí từ cây ngắn ngày + chi phí từ cây dài ngày + chi phí chăn nuôi (nếu có)
Chi phí của mô hình = tổng chi phí của các CTSX
Chi phí từ cây dài ngày = chi phí từ cây ngắn ngày = chi phí từ chăn nuôi = tổng các khoản chi phí (lao động, vật tư, nguyên vật liệu, khấu hao)
Dùng các bảng và biểu đồ để minh họa cho kết quả của các chỉ tiêu nghiên cứu theo từng nội dung của đề tài
Tổng hợp kết quả tính toán, tiến hành phân tích các chỉ tiêu về kinh tế và môi trường của các CTSX và đánh giá hiệu quả kinh tế và môi trường của các mô hình Những mô hình vừa đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo về mặt môi trường khuyến khích người dân áp dụng
3.3.3 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình NLKH
Trong đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình NLKH thì phương pháp được
sử dụng là phương pháp CBA (so sánh giữa thu nhập và chi phí đầu vào có tính giá trị đồng tiền theo thời gian)
Các hàm kinh tế dùng để tính các chỉ tiêu kinh tế (Đặng Hải Phương, 2012) BPV (Benefit Present Value): Giá trị hiện tại của thu nhập
Trang 32ൌ
ሺͳ ሻ୲ ୬
୲ୀ
Trong đó:
Bt: Giá trị thu nhập ở năm t
i là tỷ lệ lãi của tiền vay ngân hàng ở thời điểm hiện tại hay là tỷ lệ chiết khấu
t = 0,1,2,3 là thứ tự năm đầu tư
CPV (Cost Present Value): Giá trị hiện tại của chi phí
ൌ
ሺͳ ሻ୲ ୬
୲ୀ
Trong đó: Ct là chi phí năm thứ t
Giá trị hiện tại ròng (NPV - Net Preset Value): Hiệu số giữa giá trị thu nhập
và chi phí thực hiện sau khi đã chiết khấu Nói cách khác nó là lợi nhuận được quy
về giá trị đồng tiền ở thời điểm hiện tại
ൌ െ
ሺͳ ሻ୲ ୬
vì mức độ sinh lời thấp
Tỷ lệ thu nhập chi phí BCR (Benefit Cost Rate) là thương số giữa toàn bộ thu nhập so với toàn bộ các chi phí sau khi đã chiết khấu đưa về giá trị hiện tại
Trang 33Phương án nào có BCR lớn thì được chọn
Nếu BCR > 1 thì phương án kinh doanh có lãi
Nếu BCR < 1 thì phương án kinh doanh lỗ
BCR là chỉ tiêu đánh giá tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các
dự án loại trừ nhau, có thể bỏ qua dự án có NPV lớn (vì thông thường dự án có NPV lớn thì có BCR nhỏ) Nên khi sử dụng chỉ tiêu BCR phải kết hợp với các chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa
Dựa vào kết quả tính toán các chỉ tiêu BPV, NPV, CPV, BCR, tiến hành phân tích hiệu quả của mỗi CTSX trong cùng mô hình, so sánh hiệu quả giữa các
mô hình với nhau
3.3.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả môi trường các mô hình NLKH
Hiệu quả môi trường các mô hình NLKH được thể hiện ở nhiều nội dung và chỉ tiêu khác nhau, nhưng trong khuôn khổ đề tài chỉ tiến hành đánh giá dựa trên 2 chỉ tiêu
- Độ tàn che: tỷ lệ phần trăm giữa tổng diện tích hình chiếu của tán cây trên
bề mặt nằm ngang và diện tích mặt đất
Cách tính:
Độà ൌ σሺୗభ ାୗమሻ
ୗ trong đó:
ST1: diện tích hình chiếu tán của cây dài ngày (ଵൌ Ͳǡͺͷ ൈ ଶ)
ST2: diện tích hình chiếu tán của cây ngắn ngày
Trang 34S: diện tích canh tác của CTSX
Để tính được diện tích hình chiếu tán của cây dài ngày đề tài đã sử dụng phương pháp kế thừa những tài liệu nghiên cứu trước đó về đường kính tán của các loài cây có trong các CTSX Đối với diện tích hình chiếu tán của cây ngắn ngày, đề tài căn cứ vào mật độ trồng của từng loài cây để đưa ra diện tích hình chiếu tán
Tính độ tàn che cho mô hình: tính bình quân độ tàn che của các CTSX
- Thời gian sử dụng trên năm: số tháng che phủ của cây ngắn ngày trong năm Tính thời gian sử dụng trên năm của mô hình: tính bình quân thời gian sử dụng trên năm của các CTSX
Sau khi có những số liệu cụ thể về độ tàn che và thời gian sử dụng đất trên năm của các CTSX, tiến hành tổng hợp nhằm so sánh hiệu quả môi trường giữa các
mô hình NLKH với nhau
3.3.5 Phương pháp đề xuất giải pháp góp phần phát triển NLKH tại địa bàn nghiên cứu
- Căn cứ vào kết quả tìm hiểu đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Phước Bình
- Căn cứ vào kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế và môi trường của các mô hình NLKH đang được thực hiện tại địa phương
- Căn cứ vào kết quả phân tích SWOT
- Bên cạnh đó dựa vào các thông tin tìm hiểu từ thực tế trong suốt thời gian thực hiện đề tài, từ đó đề tài đưa ra một số giải pháp góp phần phát triển NLKH tại khu vực nghiên cứu
Trang 35Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng phát triển NLKH tại địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Kết quả thống kê các mô hình NLKH ở xã Phước Bình
Từ thực tế điều tra tại xã cho thấy: tại địa bàn nghiên cứu có 3 mô hình
NLKH đang được người dân áp dụng
Bảng 4.1 Kết quả thống kê các mô hình NLKH được điều tra tại địa bàn
nghiên cứu
1 Cây dài ngày kết hợp cây ngắn ngày (MH1) 10 50
2 Cây dài ngày, cây ngắn ngày và chăn nuôi (MH2) 6 30
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra)
Từ kết quả ở bảng 4.1 cho thấy các mô hình NLKH trong xã đều có thành
phần cây dài ngày Tỷ lệ mô hình của xã cao nhất là mô hình cây dài ngày kết hợp
với cây ngắn ngày 50%, mô hình này phù hợp với điều kiện của nhiều hộ gia đình
và được xây dựng gắn liền với đất thổ cư Tỷ lệ thấp nhất là mô hình canh tác
nương rẫy dựa vào rừng với 20%, với mô hình này các hộ gia đình thường không có
đất canh tác ở khu vực xung quanh nhà
4.1.2 Thành phần loài cây trồng, vật nuôi trong các mô hình NLKH
Với kết quả điều tra thực tế cho thấy cả 3 mô hình không có sự khác biệt rõ
nét về thành phần cây ngắn ngày, các loài cây này đều có mặt ở phần lớn ở cả 3 mô
Trang 36hình Tuy nhiên, điểm khác biệt rõ nét đó là thành phần cây dài ngày: mô hình 3 là cây lâm nghiệp trong khi đó mô hình 1 và mô hình 2 là cây ăn trái và cây công nghiệp Ngoài ra, mô hình 2 có vật nuôi trong khi đó mô hình 1 và mô hình 2 không
có chăn nuôi
Về thành phần cây ngắn ngày: chủ yếu là bắp và chuối, ngoài ra còn có thêm cây khóm, dứa, khoai mì
Cây bắp được trồng từ 1 – 2 vụ/năm, thời điểm trồng là vào tháng 1 và tháng
6 (âm lịch), thu hoạch bắp vụ xuân vào tháng 5 đến đầu tháng 6 âm lịch; bắp vụ mùa từ giữa tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, các tháng còn lại là thời gian chăm sóc cho bắp người dân tiến hành bón phân và xịt thuốc chống cháy, Sau khi thu họach
vụ mùa, người dân thường để đất nghỉ khoảng 2 tháng, thời gian để đất trống lâu tạo điều kiện cho sự xói mòn, rửa trôi làm bạc màu đất
Cây chuối được trồng vào tháng 5 (âm lịch), sau khi trồng được một năm thì cho thu hoạch; sau 5 năm mới trồng lại cây mới
Về thành phần cây dài ngày: điều là cây trồng chủ lực thích hợp với loại đất
và điều kiện khí hậu nơi đây, sản phẩm dễ dàng tiêu thụ và không tốn nhiều công chăm sóc, bên cạnh đó còn có các loại cây khác như: sầu riêng, cà phê, măng cụt, ổi, mít, bưởi
Cây điều được trồng vào tháng 9 âm lịch, thu hoạch vào tháng 4 – 5 âm lịch, trong khoảng thời gian từ năm thứ 1 đến năm thứ 4 có thể trồng xen các loại cây khác: bắp, các loại đậu giúp hạn chế xói mòn vào mùa mưa, mùa khô góp phần giảm sự bốc thoát hơi nước trên lớp đất mặt
Về vật nuôi: nuôi bò với số lượng ít (23 con/6 hộ) theo hình thức chăn thả, vào mùa canh tác rẫy do không có đồng cỏ nên thường sử dụng lửa để đốt cỏ khô lấy cỏ non cho bò
4.1.3 Vai trò kinh tế của các thành phần trong các mô hình NLKH
Các thành phần chính như đã xác định gồm: cây dài ngày, cây ngắn ngày và vật nuôi
Trang 37Bảng 4.2 Thu nhập của các thành phần trong các mô hình NLKH tính trên
ha/3 năm
Đơn vị tính: triệu đồng Thành phần
Mô hình
NLKH
Cây ngắn ngày
Cây dài ngày
Chăn nuôi
Thu nhập của cả
Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra
Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện phần trăm thu nhập của các thành phần trong MH1
39,56%
60,44%
Cây ngắn ngày Cây dài ngày