1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sáng kiến TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA LỚP 12 QUA LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỂ GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG TRONG TỰ NHIÊN VÀ CUỘC SỐNG

20 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Tên sáng kiến: TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA LỚP 12 QUA LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỂ GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG TRONG TỰ NHIÊN VÀ CUỘC SỐNG 2.. Tình trạng giải pháp đã biết Chúng ta thấy, hiện nay

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Mã số……….

1 Tên sáng kiến:

TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA LỚP 12 QUA LIÊN HỆ THỰC TẾ ĐỂ GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG TRONG TỰ NHIÊN VÀ CUỘC SỐNG

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: nâng cao chất lượng môn Hóa Học

3 Mô tả bản chất của sáng kiến :

3.1 Tình trạng giải pháp đã biết

Chúng ta thấy, hiện nay nếu dạy học theo cách truyền thống chưa thể phát huy hết khả năng của mỗi học sinh, các em chưa làm chủ được kiến thức, không thể hệ thống được mối liên quan giữa các nội dung với nhau, học sinh học thuộc lòng, học không hiểu để làm gì, vận dụng vào đâu, dẫn đến việc không có sự yêu thích môn học.

Qua nhiều năm làm công tác giảng dạy môn hóa học trong trường phổ thông Như chúng ta đã biết môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm, để từ đó người học có thể vận dụng kiến thức một cách tốt nhất, để một phần nào đó giải thích một số hiện tượng trong đời sống cũng như một số hiện tượng trong tự nhiên Nhiều lớp học sinh đã qua trong đó có những học sinh làm bài kiểm tra hay thi vào các trường Đại học, Cao đẳng với những số điểm cao, nhưng khi hỏi đến những hiện tượng rất gần gũi trong đời sống hàng ngày thì thấy rằng khả năng am hiểu sâu rộng và đúng bản chất học hóa học và vận dụng hóa học còn rất hạn chế Thực vậy, chúng tôi nhận thấy là học sinh thường học để mong muốn có điểm cao nghĩa là chỉ học mang ý nghĩa để làm bài kiểm tra hay bài thi còn về yêu thích và ham mê nghiên cứu quả thật chưa có Cũng chính vì vậy mà ngồi học trên lớp học sinh chỉ biết trật tự, ghi chép lời thầy giảng dẫn đến sự tiếp thu thụ động Để học sinh học hóa học theo nghĩa ham mê, ham học hỏi và luôn luôn đặt ra các câu hỏi “ Vì sao?” để thầy và trò cùng nghiên cứu trả lời thì đó chính là sự hiệu quả

và cũng từ đó xóa đi sự tiếp thu thụ động của học sinh Để làm được điều này người dạy phải thường xuyên lồng ghép những hiện tượng tự nhiên hay hiện tượng đời sống vào bài giảng dưới dạng những câu chuyện nhỏ và được giải thích bằng kiến thức hóa học để thu hút sự chú ý của các em, từ đó dẫn dắt các em vào con đường yêu Hóa học.

Trang 2

Phải cho các em thấy được những ứng dụng thực tiễn quan trọng, để các em hiểu được mục đích của môn học là gì? Bước đầu hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức cho học sinh để giải thích các hiện tượng

Trong chương trình Hóa học lớp 12 cơ bản, nhằm giúp các em có hệ thống kiến thức, tạo cho các em tình yêu, niềm say mê với bộ môn thông qua việc giải thích những hiện tượng gần gũi trong cuộc sống Vì vậy, chúng tôi nhận thấy dạy học bằng cách sử dụng kiến thức hóa học giải thích những hiện tượng gần gũi trong cuộc sống thông qua liên hệ thực tế của bài dạy có thể nâng cao chất lượng học tập và tạo niềm đam mê với môn học.

3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

a Mục đích giải pháp

Nhằm tạo điều kiện cho học sinh quan sát, suy nghĩ và phát huy tính tích cực, chủ động Tạo điều kiện cho học tích cực nghiên cứu, tìm ra những giải pháp mới, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức đã học trong nhà trường và những gì đã trải qua trong thực tiễn cuộc sống, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong

thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi Từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ

năng sống và năng lực cho học sinh qua bộ môn Hóa Học.

Giúp cho học sinh có cái nhìn mới về môn học, từ đó biết ứng xử với tự nhiên một các đúng đắn, khoa học và luôn mong chờ được học tiết Hóa để cùng thầy cô khám phá

và lý giải những hiện tượng

b Những điểm khác biệt, tính mới so với giải pháp đã và đang áp dụng

- Tính mới của giải pháp thể hiện ở việc tổ chức được, có hiệu quả giáo dục cao qua các hoạt động nhóm, sáng tạo ở bộ môn Hóa học Qua đó tạo điều kiện cho học sinh tích cực nghiên cứu, sáng tạo vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống.

- Giúp các em làm chủ được kiến thức, mạnh dạn đưa ra những ý kiến để thầy cô uốn nắn.

- Giữa các bài học trong chương trình nhiều bài có mối quan hệ chặt chẽ, giáo viên dễ dàng trong việc chọn chủ đề để xây dựng chủ đề dạy học.

- Bản chất của giải pháp là cách thức tổ chức hoạt động nhóm sáng tạo phù hợp, khả thi nhằm phát huy thế mạnh của bộ môn Hóa học là có tính thực nghiệm, ứng dụng

Trang 3

cao, có quan hệ mật thiết với thực tế cuộc sống; cách thức hướng dẫn học sinh các thao tác tư duy nhằm hình thành quy trình nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát huy tiềm năng của học sinh

- Điềm mới nhất của đề tài là định hướng tăng cường bản chất hóa học của đối tượng, giảm bớt và hạn chế các nội dung phải ghi nhớ máy móc cũng như phải tính toán theo kiểu “toán hóa học”, ít đi vào bản chất hóa học và thực tiễn.

3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp

- Bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày thay cho lời giới thiệu bài giảng mới, có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo

sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập.

- Bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày qua các phương trình phản ứng hóa học cụ thể trong bài học, có thể sẽ mang tính cập nhập, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh

- Thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ lúc nào trong suốt tiết học, hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hóa.

- Cho học sinh xem một số hình ảnh, video về những hiện tượng sắp lý giải Hoặc có thể cho học sinh diễn tiểu phẩm nhỏ để phát hiện tình huống, làm cho không khí lớp học sinh động hơn, dễ khắc sâu kiến thức Tăng cường các hoạt động trải nghiệm.

- Làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng , tình huống đó Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn.

- Học sinh: phát huy được năng lực, năng khiếu riêng của mình thông qua việc học tập nghiên cứu bộ môn Hóa học.

3.4 Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp

Trang 4

- Nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng ngày sau khi đã kết thúc bài học

- Học sinh tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn, thấu đáo hơn vấn đề mà mình quan tâm, được tự do trình bày quan điểm, chính kiến.

- Giáo viên và học sinh cảm thấy thoải mái, ý nghĩa hơn, đạt kết quả tốt hơn trong công việc của mình

- Việc say mê tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu sẽ tạo động lực, tiền đề rất lớn cho việc học tập, nghiên cứu cho các em sau này Các em sẽ làm những công việc có ích, đóng góp cho bản thân, cho khoa học và cho xã hội.

- Là bước chuẩn bị cho những ý tưởng hay trong cuộc thi Nghiên cứu khoa học

kỹ thuật được tổ chức hằng năm ở trường THPT

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm cụ thể khi thấy những tác hại của hiện tượng ô nhiễm môi trường.

3.5 Tài liệu kèm theo gồm:

- Bản mô tả giải pháp.

- Các phụ lục là minh chứng cho bản mô tả giải pháp.

Bình Đại, ngày 15 tháng 2 năm 2018

Nhóm tác giả:

Lê Thị Phương Lam Trần Minh Thiện Đoàn Minh Hiếu

Võ Thị Thanh Nhân Trường THPT Lê Hoàng Chiếu, huyện Bình Đại

Trang 5

PHỤ LỤC

Chúng tôi đã tra cứu, sưu tầm và hệ thống các kiến thức thực tế có thể áp dụng hiệu quả

trong hoạt động dạy học qua các ví dụ cụ thể sau đây với đề tài "Tạo hứng thú học tập môn

Hóa lớp 12 qua liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống"

VÍ DỤ 1: TẠI SAO KHI ĂN CƠM NHAI KỸ SẼ THẤY NGỌT?

Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt:

Detrin  Amilaza Mantozô

Áp dụng:(tiết 8,9 lớp 12CB)

Giáo viên có thể đề cặp vấn đề trên ở phần nội dung phản ứng thủy phân của tinh bột khi dạy phần “Tinh bột” - bài “Saccarozơ , tinh bột, xenlulozơ” nhằm cung cấp cho học sinh

kiến thức cơ bản của sự chuyển hóa tinh bột trong khi ăn Học sinh cũng có thể kiểm nghiệm được trong khi ăn

Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt:

* Sự chuyển hoá tinh bột trong cơ thể

* Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học

VÍ DỤ 2: VÌ SAO AXÍT NITRIC ĐẶC PHÁ THỦNG QUẦN ÁO?

Khi làm thí nghiệm hóa học, nếu quần áo bạn dính phải axit nitric HNO3 đặc thường sẽ

bị thủng một lỗ; khi dùng axit không đặc, nhìn bên ngoài thì không thấy gì, nhưng sau khi phơi khô bạn sẽ thấy ngay lỗ thủng

Quần áo chúng ta mặc thường ngày thường dệt bằng sợi bông, thành phần hóa học của

sợi bông là xenlulozơ Xenlulozơ không tan trong nước và đa số các dung môi khác nhưng dễ

tan trong axit HNO 3 đặc nên làm thủng quần áo.

Trang 6

Khi bị axit HNO3 loãng dính vào quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit HNO3 càng ngày càng đặc, cuối cùng sẽ làm thủng quần áo Ngoài

ra, axit HNO3 loãng có thể có tác dụng hóa học với xenlulozơ.

Áp dụng:(tiết 8,9 lớp 12CB)

Giáo viên có thể đặt câu hỏi sau khi dạy xong phần “Xenlulozơ” - bài “Saccarozơ , tinh

bột, xenlulozơ” để nhắc nhở học sinh thật cẩn thận khi tiếp xúc với axit HNO3 đặc.

Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt:

* HNO3 là axit có tính oxi hoá mạnh ( tùy thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử): oxi hoá hầu hết kim loại ( kim loại có tính khử yếu, tính khử mạnh, nhôm và sắt, vàng) , một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ

* Cẩn thận khi sử dụng HNO3 đặc trong phòng thí nghiệm

VÍ DỤ 3: VÌ SAO GẠO NẾP LẠI DẺO?

Tinh bột là hỗn hợp của hai thành phần: amilozơ và amilopectin Hai loại này thường không tách rời nhau được Trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ Amilozơ tan được trong nước còn amilopectin hầu như không tan, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột

Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80%, amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 90% làm cho cơm nếp, xôi nếp,… rất dẻo, dẻo đến mức dính

Áp dụng: (tiết 8,9 lớp 12CB)

Vấn đề trên là hiển nhiên trong đời sống mà bất kì ai cũng biết hiện tượng này Vấn đề

có thể đưa vào trong khi dạy phần “Tinh bột” - bài “Saccarozơ , tinh bột, xenlulozơ” với mục

đích giải thích tại sao gạo nếp lại dẻo Giáo viên có thể trình bày vấn đề này trong vài phút khi đặt câu hỏi: Vì sao nếp lại dẻo? rồi dẫn dắt vào bài mới hoặc giáo viên xen vào bài giảng khi

trình bày phần cấu tạo phân tử tinh bột.

Trang 7

Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt:

* Cấu trúc phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng của tinh bột

* Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

VẤN ĐỀ 4: VÌ SAO RƯỢU LẠI LÀM MẤT MÙI TANH CỦA CÁ?

Cá tanh do trong cá có trimetylamin (CH3)3N và đimetylamin (CH3)2NH và metyl amin

CH3NH2 là những chất có mùi khó ngửi

Khi chiên cá ta cho thêm một ít rượu có thể phá hủy được mùi tanh cá Vì trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra Nhưng trong rượu có cồn, cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi được trimetylamin ra khỏi chổ ẩn Khi chiên cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên chỉ một lúc sau mùi tanh cá sẽ bay đi hết

Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác dụng thêm mùi thơm rất tốt

Áp dụng: (Tiết 13,14 lớp 12CB).

Đây là một kinh nghiệm thường thấy khi chế biến thức ăn liên quan đến cá Giáo viên cần giải thích cho học sinh biết được cơ sở hóa học của kinh nghiệm trên Từ đó giúp các em thấy được những ứng dụng đời thường của hóa học nhằm tăng thêm niềm yêu thích đối với

môn hóa học Giáo viên có thể đưa vào phần tính chất chung của amin trong bài “Amin”

Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt:

* Tính chất vật lí của ancol, amin Ứng dụng của ancol, amin

* Vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

VÍ DỤ 5: VÌ SAO “CHẢO KHÔNG DÍNH” KHI CHIÊN THỨC ĂN KHÔNG BỊ DÍNH CHẢO?

Nếu dùng chảo bằng gang, nhôm thường để chiên cá, trứng không khéo sẽ bị dính chảo Nhưng nếu dùng chảo không dính thì thức ăn sẽ không dính chảo

Trang 8

Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao

phân tử Đó là politetrafloetylen được tôn vinh là “vua chất dẻo”

thường gọi là “teflon” Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit H2SO4 đậm đặc, nước cường thủy( hỗn hợp HCl và HNO3 đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến chất Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun với nước sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào Các loại dầu ăn, muối, dấm,… cũng xảy ra hiện tượng gì Cho dù không cho dầu mỡ mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiện tượng gì

Một điều chú ý là không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên

250oC là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính

Áp dụng: (tiết 21,22 lớp 12CB)

“Chảo không dính” hiện nay được các bà nội trợ sử dụng khá nhiều Công dụng của

chảo đã làm hài lòng tất cả các đầu bếp khó tính Nhưng ít ai hiểu được vì sao chảo không dính lại ưu việt đến vậy Giáo viên có thể nêu vấn đề này khi dạy bài “Vật liệu polime” cũng

như lưu ý học sinh về cách sử dụng chảo không dính.

Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt:

* Một số ứng dụng, điều chế một số hợp chất của flo

* Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng

* Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống

VÍ DỤ 6: Vì sao ở các cơ sở đóng tàu thường gắn một miếng kim loại Kẽm ở phía sau đuôi tàu ?

Thân tàu biển được chế tạo bằng gang thép Gang thép là hợp kim của sắt, cacbon và một số nguyên tố khác Đi lại trên biển, thân tàu tiếp xúc thường xuyên với nước biển là dung dịch chất điện li nên sắt bị ăn mòn, gây hư hỏng

CF2 CF2

n

Trang 9

Để bảo vệ thân tàu thường áp dụng biện pháp sơn nhằm không cho gang thép của thân tàu tiếp xúc trực tiếp với nước biển Nhưng ở phía đuôi tàu, do tác động của chân vịt, nước bị khuấy động mãnh liệt nên biện pháp sơn là chưa đủ Do đó mà phải gắn tấm kẽm vào đuôi tàu

Khi đó sẽ xảy ra quá trình ăn mòn điện hóa Kẽm là kim loại hoạt động hơn sắt nên bị

ăn mòn, còn sắt thì không bị mất mát gì

Sau một thời gian miếng kẽm bị ăn mòn thì sẽ được thay thế theo định kì Việc này vừa

đở tốn kém hơn nhiều so với sửa chữa thân tàu

Áp dụng: ( tiết 37, 38 lớp 12CB)

Sự ăn mòn kim loại đặc biệt là ăn mòn điện hóa hàng năm gây tổn thất thật nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân Con người luôn cố gắng tìm ra những phương pháp chống ăn mòn kim loại Phương pháp điện hóa ( dùng Zn) để bảo vệ vỏ tàu biển như trên rất hiệu quả và

được ứng dụng rất rộng rãi Giáo viên có thể nêu vấn đề sau khi dạy xong bài “Sự ăn mòn kim

loại”để cho học sinh giải thích nhằm giúp cho học sinh biết cách vận dụng kiến thức để giải

thích hiện tượng trong cuộc sống

Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt:

* Các khái niệm : ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá và điều kiện xảy ra sự

ăn mòn kim loại

* Các biện pháp chống ăn mòn kim loại

* Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực tế

* Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng

VÍ DỤ 7: Vì sao trước khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl ?

Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100oC Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100oC, khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin

Áp dụng: (Tiết 41,42 lớp 12CB)

Đây là một vấn đề rất quen thuộc mà nếu không chú ý thì học sinh sẽ không biết Học sinh dễ dàng làm thí nghiệm ngay khi nấu ăn Từ đó góp phần tạo nên kinh nghiệm nấu ăn cho

Trang 10

học sinh, rất thiết thực trong cuộc sống Giáo viên có thể nêu vấn đề trên sau khi kết thúc bài

“Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm”

Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt:

* Biết được : Một số ứng dụng quan trọng của một số hợp chất như NaCl

* Vận dụng kiến thức hóa học để áp dụng vào trong cuộc sống

VÍ DỤ 8: Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở

Động Phong Nha, Vịnh Hạ Long được hình thành như thế nào ?

Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3 Khi trời mưa trong không khí có

CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng:

CaCO + CO + H O   Ca(HCO ) Theo thời gian tạo thành các hang động Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:

Ca(HCO )  CaCO + CO + H O Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng

Áp dụng: (tiết 43 – 45 12CB).

Đây là một hiện tượng thường gặp trong các hang động núi đá, cụ thể là Phong Nha Kẻ Bàng ( Quảng Bình), vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)…là những di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta Học sinh sẽ biết được quá trình hình thành các hang động với những hình dạng phong phú là do thiên nhiên kiến tạo dựa trên các quá trình biến đổi hóa học Dựa vào tính chất của

Canxi cacbonat giáo viên có thể đề cập vấn đề trên ở bài “Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan

trọng của kim loại kiềm thổ”

Chuẩn kiến thức kỹ năng học sinh cần đạt:

* Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của CaCO3

* Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học

Ngày đăng: 26/02/2019, 23:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w