1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

DỰ án bò sữa VIỆT bỉ

7 385 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 601,88 KB

Nội dung

Hiện nay có rất nhiều hộ chăn nuôi phản ánh rằng họ không biết mua vật tư trang thiết bị phục vụ cho việc chăn nuôi bò sữa ở đâu. Vì vậy, ý tưởng xây dựng cửa hàng cung cấp trang thiết bị chăn nuôi bò sữa đã ra đời. Cửa hàng không chỉ cung cấp sản phẩm, dụng cụ, thiết bị cần thiết cho người nuôi bò sữa với giá cả hợp lý mà còn tạo cơ hội cho các hộ chăn nuôi học hỏi thêm về tiến bộ kỹ thuật, công nghệ đang được áp dụng trên toàn thế giới.

Hiệp hội nông dân chăn nuôi sữa khu vực quanh Hà Nội là tiếng nói chung, bảo vệ quyền lợi người chăn nuôi. Dành cho nông dân chăn nuôi sữa trong vùng Dự án …tôi tin rằng các hộ chăn nuôi sữa nói chung và gia đình tôi nói riêng sẽ có thể giải quyết phần nào vấn đề thức ăn thô xanh cho vào mùa đông. Thực tế chăm sóc cái tơ chửa Hiệp hội nông dân CNBS: Lợi ích của người dân Quản lý sinh sản Thấu hiểu người chăn nuôi 6 2 9 3 4 Số 01 tháng 08 - 2007 Lý do thành lập Với mục tiêu cung cấp cho các hộ chăn nuôi dịch vụ tốt hơn, hiện tại Dự án đang hỗ trợ triển khai việc thành lập Hiệp hội nông dân chăn nuôi sữa khu vực quanh Hà Nội. Hiệp hội chính là tiếng nói chung, bảo vệ quyền lợi của các hộ chăn nuôi. Cơ cấu tổ chức Hiệp hội sẽ được xây dựng từ dưới lên, xuất phát từ các nhóm hộ chăn nuôi nhỏ. Ban quản lý Hiệp hội sẽ do chính những người chăn nuôi đứng đầu. Hiện tại, các hộ trình diễn đã bầu ra một Ban quản lý lâm thời bao gồm 01 Chủ tịch (ông Nguyễn Quang Bích) và 02 Phó chủ tịch (ông Nguyễn Văn Khu và ông Nguyễn Văn Vấn). Hoạt động chính Cửa hàng cung cấp trang thiết bị chăn nuôi sữa: Hiện nay có rất nhiều hộ chăn nuôi phản ánh rằng họ không biết mua vật tư trang thiết bị phục vụ cho việc chăn nuôi sữa ở đâu. Vì vậy, ý tưởng xây dựng cửa hàng cung cấp trang thiết bị chăn nuôi sữa đã ra đời. Cửa hàng không chỉ cung cấp sản phẩm, dụng cụ, thiết bị cần thiết cho người nuôi sữa với giá cả hợp lý mà còn tạo cơ hội cho các hộ chăn nuôi học hỏi thêm về tiến bộ kỹ thuật, công nghệ đang được áp dụng trên toàn thế giới. Hệ thống thu gom sữa tự động và thanh toán sữa: Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thu gom sữa hiện tại, Dự án sữa Việt Bỉ đã và đang trang bị can nhôm, màng lọc và phễu lọc cho các hộ chăn nuôi. Các hộ có thể bắt đầu sử dụng các dụng cụ nói trên để mang sữa đến điểm thu gom ngay sau khi khu vệ sinh can sữa được xây xong tại các điểm thu gom. Sữa thu gom sẽ được kiểm tra về độ béo (FAT) và độ khô không béo (SNF) bằng máy phân tích sữa. Cứ Giới thiệu Hiệp hội Hiệp hội nông dân chăn nuôi sữa khu vực quanh Hà Nội là tiếng nói chung, bảo vệ quyền lợi người chăn nuôi. Ông Nguyễn Quang Bích - Chủ tịch lâm thời Hiệp hội nửa tháng một lần, mỗi trang trại sẽ có một mẫu sữa được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra đếm tế bào Soma và lượng kháng sinh tồn dư. Giá sữa nguyên liệu trả cho từng hộ thu gom sẽ được tính theo công thức sau: Giá sữa thực tế = Giá sữa cơ bản + Thưởng giá sữa - Phạt giá sữa Việc tính giá sữa cơ bản sẽ dựa trên số lượng sữa thu gom cùng phần trăm độ béo (FAT) và độ khô không béo có trong sữa (SNF). Căn cứ vào kết quả đánh giá trang trại để đưa ra mức thưởng giá sữa tương ứng. Các tiêu chí đánh giá trang trại sẽ được lấy từ các tiêu chuẩn trong Là người chăn nuôi, tôi rất phấn khởi khi biết Hiệp hội nông dân chăn nuôi sữa được triển khai và đi vào hoạt động. Hiệp hội đã đưa ra những chủ trương, hướng đi đúng đắn lâu dài cho người chăn nuôi, liên kết người chăn nuôi giữa các vùng, miền lại với nhau để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi, mua bán vật tư với giá rẻ nhất, đồng thời bán sữa với giá cao nhất mà không phải qua mạng lưới trung gian. Là người chăn nuôi, tôi luôn sẵn sàng tuyên truyền rộng rãi về Hiệp hội để nhiều người cùng tham gia. Tác giả: Nguyễn Thị Lý Yên Lạc - Vĩnh Phúc “Thực hành chăn nuôi sữa giỏi”. Nếu sữa của hộ nào có kháng sinh tồn và số lượng vi khuẩn vượt quá mức cho phép thì hộ đó sẽ bị phạt giá sữa. Bản tin Chăn nuôi sữa: Bản tin sẽ là cơ quan ngôn luận của Hiệp hội, là phương tiện để các hộ trao đổi, học hỏi lẫn nhau. Bản tin bao gồm các bài viết về tất cả các vấn đề liên quan đến kinh nghiệm chăn nuôi sữa do chính các hộ chăn nuôi viết. Trợ lý thực địa sẽ là người khuyến khích các hộ chăn nuôi viết bài và gửi bài cho Ban biên tập. Hiện tại, Dự án đang từng bước triển khai các hoạt động kể trên. Trong thời gian đầu, những hoạt động mang tính thương mại (thu mua sữa và bán máy móc trang thiết bị) đều do Dự án đảm nhiệm. Sau này, Dự án sẽ từng bước bàn giao lại cho Ban quản lý Hiệp hội. Hiệp hội nông dân CNBS: Lợi ích của người dân! Do Hiệp hội vẫn chưa có tên chính thức, trong số bản tin đầu tiên, Ban biên tập tạm thời lấy tên là Hiệp hội nông dân chăn nuôi sữa khu vực quanh Hà Nội. Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của các hộ chăn nuôi và chúng tôi luôn hoan nghênh những ý tưởng mới lạ đặt tên cho Hiệp hội thông qua trợ lý thực địa. 2 3 “Cứu đói” cho vào mùa đông Máy thái cỏ lý tưởng Máy thái cỏ gia đình Một mẫu máy đang lưu hành tại trại trình diễn của ông Lê Phú Thiện (Thôn Đông - Xã Tầm Xá - Huyện Đông Anh - Hà Nội). Thiết kế Mô tơ 1500 W chạy điện một pha, 2800 vòng phút. Khung máy hình chữ V, làm bằng sắt, cao 80 cm, rộng 45cm. Lưỡi dao hai chiều ở đầu máy được đậy kín bằng tôn dày để bảo vệ. Chạy bằng dây cô loa. Chức năng Cắt nhỏ thân cây ngô, cỏ voi (1 cm) làm thức ăn thô xanh hàng ngày hoặc để ủ chua. Công suất: 1 tấn / giờ. Giá thành Mô tơ 1500W (hãng Việt Hưng) : 700.000 đ / cái Khung sắt chữ V : 400.000 đ / cái 1 lưỡi dao, 1 dây cô loa & ốc vít : 100.000 đ Tổng giá thành : 1.200.000 đ Máy đang được lưu hành rộng rãi tại địa bàn Đông Anh. Mọi chi tiết xin liện hệ với ông Lê Phú Thiện - Điện thoại: (04) 950 2353 Một mẫu máy hiện đang lưu hành tại xã Cảnh Hưng - Tiên Du - Bắc Ninh. Thiết kế Mô tơ 750 W, vòng quay 2800 vòng / phút. Khung máy làm bằng gỗ, rộng 60 cm, cao 80 cm. Lưỡi dao lắp trực tiếp vào trục, máy cắt cỏ, to nhỏ, tuỳ theo cỡ tay của mình, công suất 400 kg / giờ, tiện dùng cho 1 hộ có từ 3 đến 5 con bò. Giá thành Mô tơ : 450.000 đ / cái Khung máy : 150.000đ / cái (khung làm bằng gỗ, lưỡi dao được bưng kín) Mua lưỡi dao + thay trục máy : 100.000đ/cái (tiện trục máy to hơn thiết kế) Dây điện & ổ cắm : 100 000 đ Tổng giá thành máy là : 800.000 đ / cái Hiện đang lưu hành tại Xã Cảnh hưng - Tiên Du - Bắc Ninh. Địa chỉ: Lê Xuân Quý - Điện thoại: (0241) 836 550 Tên tôi là Nguyễn Thành Ba (Thanh Mai - Thanh Oai - Hà Tây). Năm 2005 ở Hà Tây có chương trình trồng cỏ Avex thử nghiệm nhưng nhà tôi không nằm trong danh sách các hộ được chọn trồng cỏ Avex thử nghiệm. Sau đó tôi đã nộp đơn đệ trình lên Ban quản lý Dự án tỉnh xin trồng thử nghiệm. Ban quản lý Dự án tỉnh đồng ý và đã cung cấp hạt giống, tư vấn kỹ thuật trồng cỏ cho nhà tôi. Mặc diện tích cỏ nhà tôi trồng muộn hơn so với các hộ khác 20 ngày nhưng cỏ nhà tôi phát triển rất tốt. Thấy kết quả khả quan, sang năm 2006 tôi làm đơn đệ trình lên Ban quản lý Dự án tỉnh đề nghị Dự án cung cấp thêm hạt giống để mở rộng diện tích trồng. Nhờ sự hỗ trợ của Dự án nhà tôi đã mở rộng diện tích trồng cỏ lên 5 sào. Vụ đông 2006 nhà tôi đã cải thiện được nguồn thức ăn thô xanh cho đàn bò, từ đó tăng sản lượng sữa toàn đàn và tạo thêm thu nhập cho gia đình. Qua thực tế cho ăn bằng cỏ Avex tôi thấy ăn ngon miệng và ăn hết, kết quả sản lượng sữa tổng đàn tăng lên rõ rệt. Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi tin rằng nếu Dự án cung cấp giống và mở các lớp đào tạo tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ Avex, các hộ chăn nuôi sữa nói chung và gia đình tôi nói riêng sẽ có thể giải quyết phần nào vấn đề về thức ăn thô xanh cho vào mùa đông. Hộ nào có nhu cầu muốn hiểu rõ thêm về kỹ thuật trồng cỏ Avex có thể liên hệ với tôi theo số điện thoại sau: (034) 874 194. Tác giả: Nguyễn Thành Ba 4 5 Một phát ăn liền Thực tế chăm sóc cái tơ chửa Bê tơ hớn hở Cô cười yêu mến Đôi mắt đung đưa Tai dựng nghe ngóng Đuôi to bóng bẩy Nhựa ra lòng thòng Đứng lỳ không đi Dí mông vào mình Tìm anh hàng xóm Là dẫn tinh viên Giải quyết nỗi buồn Phóng cho một phát Cô ta êm dịu Ăn uống ngon lành Dịu dàng êm ái Ba bảy hai mốt Cũng không thấy gì Ba ba là chín Ả cũng êm êm Gọi dẫn tinh viên Kiểm tra một cái Thấy ngay em bé Thế là kết quả Một phát ăn liền Nguyễn Văn Khu Xã Chuyên Ngoại - Huyện Duy Tiên Tinh Hà Nam Tháng 6 vừa qua tại Yên Lạc, một số hộ có cái tơ chửa và khi đẻ, do thai quá to và các hộ đã không mời bác sĩ thú y can thiệp kịp thời dẫn đến hậu quả bê con bị chết. mẹ bị bại không dậy được, phải điều trị nhiều ngày, năng suất sữa giảm dần dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Thực tế cho thấy phần lớn các hộ nuôi cái tơ lần đầu đều chưa đảm bảo về thể trạng: còn gầy và thiếu dinh dưỡng. Chế độ chăm sóc không hợp lý, nuôi dưỡng không đúng khẩu phần đã có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bò. Các hộ chỉ cho ăn thức ăn tinh khi ở đã ở giai đoạn cuối của thời kỳ mang thai. Do vậy, bê con sinh ra quá to, khó can thiệp, gây hậu quả khôn lường…. Các hộ tự đỡ đẻ, hậu quả có 01 bị chết sau đẻ, 02 bê con chết ngạt, 02 mẹ bị liệt chân, phải mắc võng cho nằm, đã điều trị nhiều ngày chưa khỏi. Vì vậy, để tránh những trường hợp đáng tiếc trên, những hộ không có kinh nghiệm nên mời bác sĩ thú y đến can thiệp kịp thời trong những ca đẻ khó. Nguyễn Thị Lý Trung Nguyên - Yên Lạc Người chăn nuôi tin tưởng, tôi sẵn sàng phục vụ! Tâm tư cùng Hiệp hội Kính thưa bà con, cô bác trong Hiệp hội! Tên tôi là: Nguyễn Hữu Cầu ĐT: (0211)217751 Địa chỉ: Thôn Lạc Trung - Xã Trung Nguyên - Yên lạc - Vĩnh phúc Cá nhân tôi rất vui mừng và phấn khởi khi được biết thông tin từ trợ lý thực địa (PFA) cho biết hiện nay bà con chúng ta đã có Hiệp hội nông dân chăn nuôi sữa của 5 tỉnh trong vùng Dự án. Hiệp hội ra đời là chỗ dựa vững chắc cho gia đình tôi. Trong thời điểm giá giống cao của năm 2002, hai con sữa dòng cao sản mua ở Mộc châu - Sơn La về của tôi đã bị chết vì lúc đó tôi không có thông tin và kiến thức như bây giờ. Kính thưa bà con! Hiện nay gia đình tôi có ba con sữa dòng cao sản, trong đó có một con đang khai thác sữa cho 28 kg/ ngày tại thời điểm sữa tháng thứ 3. Ở địa bàn HTX sữa Trung Nguyên chúng tôi có ít cao sản, nên rất cần sự tư vấn giúp đỡ của bà con trong Hiệp hội để những gia đình như chúng tôi hạn chế được rủi ro. Những khó khăn mà chúng tôi thường gặp là: Sửa dụng loại khoáng nào cho và mua ở đâu; Khẩu phần ăn thế nào là hợp lý; Cách phòng bệnh chướng hơi, khắc phục ít ăn cỏ; Khi cạn sữa kéo dài, sữa hay bị chua ở giai đoạn này. Rất mong bà con cô bác trong Hiệp hội giúp đỡ cho HTX sữa Trung Nguyên chúng tôi, cũng như gia đình tôi, có thể làm giàu từ việc chăn nuôi sữa. Để phát triển Hiệp hội, tôi mong muốn bà con nông dân chúng ta hãy liên kết tạo thành sức mạnh làm các việc chung của tập thể và trao đổi thông tin cho nhau. Cá nhân tôi xin tình nguyện làm mọi công việc của Hiệp hội. Tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Cuối cùng chúc Hiệp hội ngày càng lớn mạnh và bền vững. Nguyễn Hữu Cầu Là thành viên trong Tổ dịch vụ sữa của Dự án sữa Việt Bỉ, được sự tín nhiệm của bà con, tôi được bầu làm thủ quỹ, hàng tháng rút tiền tại ngân hàng về phát trả cho các hộ thu gom sữa. Tôi xin tình nguyện làm và phục vụ nhiệt tình cho bà con mà không cần bất kỳ một khoản chi phí nào. Nguyễn Thị Lý Trung Nguyên - Yên Lạc - Vĩnh Phúc 6 7 Thức tỉnh lương tâm Quản lý sinh sản - thấu hiểu người chăn nuôi Vui thay nghề dẫn tinh viên Không quản sớm tối nắng mưa mặc lòng Có tâm - có đức - có tiền Đừng như bác “ Thánh” lộng hành đó đây Thương thay nơi đó ít thầy Để cho bác “Thánh” một mình kiếm ngân Chữ tâm - chữ đức đâu còn không biết nói mình là nhất đây! Thương thay số phận con Để cho bác “Thánh” thừa cơ kiếm tiền Nhắn đôi câu tới bà con Luôn luôn thức tỉnh đừng tin quá thầy Mong cho Dự án thành công Chăn nuôi sữa góp phần bội thu Qua lớp tập huấn nâng cao thụ tinh nhân tạo - Dẫn tinh viên ngày 21/5/2007 tại Trung tâm sữa Hà Nội, tôi mới hiểu được bản chất của một dẫn tinh viên tên là Bác “Thánh”. Tôi ấm ức trăn trở bao ngày đến nay có cơ hội giãi bày tâm sự qua mấy vần thơ rất mong Bác “Thánh” rút kinh nghiệm khi kiếm tiền. Lời của Bác “Thánh”: Khi tôi đi học thế này tôi dặn đứa con gái ở nhà nếu có ai gọi phối giống cho bò, con cứ mang bình tinh đến bắn . . . ! chỉ cần đưa vòi vào âm hộ là con bơm tinh, chủ hộ không biết được, là con có tiền, khi nào bố học xong tính sau. Có một hộ nông dân gọi tôi đến nói con bị chảy máu “ở đuôi”. Khi tôi đến kiểm tra thấy con sau khi động dục nó ra máu, tôi nói với chủ hộ rằng rất nguy hiểm, và tôi lấy một ống nước cất, tiêm cho con và nói với chủ hộ, là nó sẽ khỏi vào ngày mai, và anh lấy của chủ hộ 30.000đ, và còn nhiều việc khác…! Mong bạn đọc với lương tâm của thầy thuốc thì vụ việc đó có nên không? Liệu có tồn tại được không? Hà Nam, ngày 03 - 6 - 2007 Nguyễn Văn Toàn Tổ dịch vụ sữa Đông Anh Trước đây trong chăn nuôi sữa, người chăn nuôi chưa hiểu biết về bò, thường phàn nàn nhà tôi con này đẻ thưa, con này khó lấy giống Trên thực tế, qua quá trình được tham dự lớp tập huấn quản lý sinh sản thì hầu hết người chăn nuôi đều nhận ra rằng mình chưa nắm được các biểu hiện sinh lý, cũng như cách chăm sóc như thế nào để cho đàn nhà mình sinh sản tốt, năng suất sữa cao. Muốn vậy người chăn nuôi phải biết quan sát phát hiện động dục, có kế hoạch ghi chép sổ sách và báo cho dẫn tinh viên đúng thời điểm; đồng thời chăm sóc nuôi dưỡng, thú y tốt để con nhà mình luôn khoẻ mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh sinh sản. Qua lớp tập huấn quản lý sinh sản, người dân thực sự cảm thấy có ích cho bản thân và gia đình mình. Chương trình đã trang bị cho người chăn nuôi một số kiến thức không thể thiếu trong chăn nuôi sữa mà trước đây không có. Nó thực sự đem lại nguồn lợi kinh tế cho chính gia đình mình. Yên Lạc, ngày 16 - 06 - 2007 Nguyễn Thị Lý 8 9 Thực hành vắt sữa theo nhóm Mừng nuôi sữa Cảm ơn Dự án rất sát sao Tiến cử những người học rộng cao Tâm huyết trông nom giúp bà con lao động Tâm tư nguyện vọng được giãi bầy Phấn khởi vui mừng vì nuôi sữa Ấm no này cảm tạ lòng trên Trung Nguyên, ngày 16 - 6 - 2007 Nguyễn Hữu Cầu Ai về Lập Thạch quê ta Nhớ dừng chân lại thăm quan xã nhà Quê tôi đồng đất - Thái Hòa Ven sông Phó Đáy mượt mà cỏ non Quê tôi vất vả vẫn còn Có thêm nghề mới nuôi gốc Tây Quê tôi thay đổi từ đây Đã có thu nhập từ nguồn sữa tươi Nâng cao đời sống xã viên Chăm lo hợp tác ngày thêm mạnh giàu Quê tôi xanh biếc một màu Lúa xanh cỏ ngọt mọi nhà thi đua Mong con sữa được mùa Người làm Dự án chắc vừa lòng thôi Ngày 02 - 07 - 2007 Nguyễn Quang Tư Tình cờ trong lúc giải lao Nhận lời cán bộ tên là Phạm Mai “Chú ơi chú viết mấy câu Động viên các bác xã viên nuôi bò” Tính tôi cũng thích thăm dò Thử xem các bác nuôi nghĩ sao Người phấn khởi, người lao đao Phấn khởi bởi được nhiều tiền Lao đao ít sữa - thôi đành chịu thôi Ngày mai trời sáng thêm rồi Sữa tươi tăng giá - mọi người thêm vui Người vui thì cảnh cũng tươi Mát lòng Dự án, nông dân tươi cười Ai ơi chăm chỉ cho đời Chăm con sữa tuyệt vời hơn xưa Ngày 01 - 07 - 2007 Nguyễn Quang Tư Giới thiệu xã nhàNhận lời chắp bút Sau khi được tập huấn về kỹ thuật vệ sinh vắt sữa bò, chúng tôi thực hành theo nhóm, do đó có điều kiện để trao đổi học hỏi lẫn nhau tốt hơn! Thứ nhất là thực hành theo nhóm, các hộ tiện cùng xóm dễ gọi nhau; Thứ hai là đảm bảo giờ giấc vắt sữa; Thứ ba là cùng nhau thực hiện từng bước một (Tắm bò, lau khô bầu vú, thử sữa đầu tiên, vắt sữa, nhúng vú, lọc sữa vào bình đựng sữa, cuối cùng là vận chuyển sữa đi cân). Sau khi các hộ tham gia đóng góp ý kiến, thảo luận, nếu hộ nào có bị viêm vú để vắt cuối cùng để hạn chế viêm nhiễm sang con khác từ tay người vắt sữa! Sau khóa tập huấn này, tôi thấy các hộ chăn nuôi nên thực hành vắt sữa theo nhóm, nâng cao hiệu quả công việc. Ngọc Thám Yên Lạc - Vĩnh Phúc 10 11 Ban biên tập: Phòng 308 - Nhà A3 - Nhà khách Thảo Viên - Số 1B Bắc Sơn - Ba Đình - Hà Nội ĐT: (04) 734 6426 Email: bantin_cnbs@yahoo.com Thiết kế: Công ty Thiết kế & Quảng cáo La Bàn ĐT: (04) 269 6761 Tôi tên là Bùi Thị Tuyết xã Trung Kiên - Yên Lạc. Gia đình tôi bắt đầu nuôi sữa từ năm 2002. Ban đầu nhà tôi chỉ có một con mẹ. Sau đó con này đẻ ra con bê cái nào là tôi giữ lại kết hợp với hai con bê mua của người quen tai địa phương. Đến cuối năm 2006 gia đình tôi đã có 8 con, cả và bê. Nhưng do thiếu khoáng cho ăn bổ sung hàng ngày mà sau lứa đẻ đầu tiên, nhà tôi gầy yếu không đứng lên được. Mặc được Tổ dịch vụ sữa (DST) và chuyên gia thú y tận tình điều trị nhưng không chữa được vì thiếu khoáng và suy dinh dưỡng nặng. Cuối cùng nhà tôi đã phải bán cả mẹ và bê con. Thời điểm hiện nay gia đình tôi có 6 con, trong đó có 3 con khai thác sữa nhưng sữa giảm dần vì tôi không biết mua khoáng ở đâu. Trong đàn đã có 1 con khi khám có chửa 4 tháng, đến giờ DST khám lại con đó lại không có chửa, lại không có sữa, tôi đã phải cai. Thiệt hại trên là do gia đình tôi không có khoáng cho ăn bổ sung mà chỉ cho ăn cám đậm đặc Guy-mác 68 theo tỷ lệ mà các hộ khác đang cho ăn. Trong quá trình tiếp xúc, được trợ lý thực địa mua hộ 5 kg khoáng mà lớp tập huấn ở Hà Nam quảng cáo, gia đình tôi cho ăn thấy sữa tăng lên rõ rệt và sức khoẻ đàn có tăng lên. Tôi mong muốn làm sao có khoáng tốt và mua một cách dễ dàng để đỡ bị thiệt hại kinh tế. Nếu mọi người có kinh nghiệm gì trong nuôi sữa xin hãy cùng chia xẻ với nhà tôi và các hộ chăn nuôi khác. Nếu việc gì mà tôi làm được, tôi xin sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Xin chúc mọi người thành công trong chăn nuôi sữa. Hẹn gặp lại. Bùi Thị Tuyết ĐT: (0211) 811 331 Địa chỉ: Thôn Mai khê - Xã Trung Kiên Yên Lạc - Vĩnh Phúc S.O.S khoáng??? . giới. Hệ thống thu gom sữa tự động và thanh toán sữa: Để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thu gom sữa hiện tại, Dự án bò sữa Việt Bỉ đã và đang trang. thành viên trong Tổ dịch vụ bò sữa của Dự án bò sữa Việt Bỉ, được sự tín nhiệm của bà con, tôi được bầu làm thủ quỹ, hàng tháng rút tiền tại ngân hàng về

Ngày đăng: 21/08/2013, 08:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w