1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 2001 - 2010

48 140 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 726,81 KB

Nội dung

Báo cáo phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010 được xây dựng trên cơ sở các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Quyết định 656/TTg của Thủ tướng

Trang 1

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ _

BÁO CÁO

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 2001 - 2010

Hà Nội, tháng 7 năm 2001

Trang 2

Báo cáo phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010 được xây dựng trên cơ sở các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Quyết định 656/TTg của Thủ tướng Chính phủ, các ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng

và Nhà nước, các báo cáo về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đã được thông qua tại Đại hội các tỉnh Đảng bộ của 4 tỉnh Tây Nguyên; ý kiến đóng góp của 21 Bộ Ngành (có văn bản góp ý kèm theo), và ý kiến của các Sở Kế hoạch và Đầu tư 4 tỉnh Tây Nguyên tại cuộc họp ngày 29/6/2001 ở Hà Nội, các ý kiến của các nhà khoa học

về phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên

Báo cáo gồm 2 phần:

- Phần thứ nhất: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên,

- Phần thứ hai: Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên thời kỳ

2001 - 2010

Dưới đây là nội dung của báo cáo

Trang 3

PHẦN THỨ NHẤT Tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên trong những năm đổi mới

Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

I

1 Vị trí: Tây Nguyên nằm về phía Tây và Tây nam nước ta, phần lớn diện tích

lãnh thổ thuộc về phía Tây dãy Trường Sơn Đặc thù tự nhiên quan trọng là một sơn nguyên bao gồm nhiều dãy núi trung bình, nhiều cao nguyên, có tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, có tầm ảnh huởng lớn về môi trường sinh thái, có tầm khống chế lớn về quốc phòng Tây Nguyên có quan hệ lâu đời và bền chặt về kinh tế -

xã hội và môi trường sinh thái với Duyên hải Nam trung bộ và Đông Nam bộ thông qua một hệ thống sông lớn và các trục giao thông đường bộ quan trọng 14, 19, 20, 21,

25, 26 mà đặc trưng của các vùng này là hệ thống đô thị và cảng biển, nơi cung cấp lương thực, hải sản, các sản phẩm công nghiệp, cung cấp lao động và khoa học kỹ thuật cho Tây Nguyên Phía Tây có quan hệ với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Cămpuchia, theo hướng này có thể giao lưu với Thái Lan, Myanma theo hành lang Đông - Tây, đây cũng là mối quan hệ về tự nhiên - kinh tê - xã hội rất chặt chẽ và bền vững với vùng Nam Lào và Đông Bắc Cămphuchia

Bên cạnh đó, Tây Nguyên nằm xa nhiều vùng đã phát triển như Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Hồng, mặt khác do chi phí vận tải hàng hóa từ Tây Nguyên đi các nơi khác và từ các nơi về Tây Nguyên cao hơn nhiều vùng khác làm giảm sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, nhất là các đầu tư nước ngoài

Vị trí địa lý như trên tạo cho Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy lợi thế, bổ sung hạn chế, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và giao lưu kinh tế liên vùng với các tỉnh trong cả nước và quốc tế

2 Địa hình: Tây Nguyên có địa hình đa dạng và phức tạp Diện tích vùng núi cao

trên 800m khoảng 2,9 triệu ha, chiếm 53% diện tích tự nhiên (đỉnh Ngọc Linh ở phía Bắc cao 2.598m, Chư Yeng Xin ở phía Nam cao 2.406m) Các cao nguyên ở độ cao

300 - 800m có diện tích khoảng 2,2 triệu ha bằng 36,5% Đồng bằng thung lũng có diện tích khoảng 57 vạn ha, chiếm 10,5% Thuận lợi là có thể phát triển đa dạng sản phẩm hàng hóa, nhưng khó khăn là do địa hình phức tạp làm trở ngại cho giao lưu (nhất là khi đường sá chưa phát triển)

3 Tài nguyên khí hậu: Tây Nguyên có nhiều thuận lợi để phát triển một tập đoàn

cây trồng, vật nuôi nhiệt đới và một số cây con có nguồn gốc ôn đới; Tây Nguyên cũng có nhiều lợi thế phát triển du lịch cảnh quan sinh thái và nghỉ dưỡng

Khó khăn của Tây Nguyên là có một mùa khô kéo dài, có gió địa hình mạnh, nhiều vùng thiếu nước nghiêm trọng về mùa khô đã hạn chế lớn đối với sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng Những nơi chưa có công trình thuỷ lợi, chưa đủ năng lượng để khai thác nước ngầm thì sản xuất không ổn định và khó hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa, có hiệu quả

4 Tài nguyên nước

a) Nước mặt: Tây Nguyên giữ vai trò đầu nguồn sinh thuỷ, giữ cân bằng sinh thái

cho cả vùng Đông, Tây Nam Bộ và Duyên hải Nam trung Bộ Lượng mưa bình quân 1.900 mm/năm, tương đương với 106 tỷ m3 nước, trong đó chuyển vào dòng chảy 48

3

Trang 4

Đặc điểm và ý nghĩa sử dụng nước mặt Tây Nguyên:

- Sông suối Tây Nguyên thưa thớt: chủ yếu có 4 hệ thống sông lớn là Sê San, Serepoc (đổ về sông Mê Kông), sông Ba (đổ về Tuy Hoà, Phú Yên) và sông Đồng Nai (đổ về Đồng Nai) Ngoài ra còn có một hệ thống sông suối nhỏ đổ xuống vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

- Do đất có độ thẩm thấu rất lớn, và địa hình lượn sóng cho nên các công trình thuỷ lợi ở Tây Nguyên đầu tư thường đắt và mất nhiều nước so với các vùng khác

- Tây Nguyên có nguồn thuỷ năng lớn với trữ năng lý thuyết là 57 tỷ Kw (21% toàn quốc) và trữ năng kinh tế là 17 tỷ Kw (30% toàn quốc), đến nay khai thác được chưa nhiều

Dự báo khả năng phát triển các công trình thuỷ điện

Tên lưu vực Công suất

(MW)

Điện năng (Tỷ KWh)

Mật độ (MWh/km2)

Tỷ trọng trong tổng tiềm năng TQ (%)

5 Tài nguyên đất: Quỹ đất của Tây Nguyên có thể chia thành 8 loại, trong đó

đáng lưu ý hơn cả là:

- Đất đỏ bazan 1,36 triệu ha, chiếm 66% diện tích đất bazan toàn quốc, phân bố trên 5 cao nguyên: Kon Hà Nừng 9,8 vạn ha, Plây Ku 3 - 4 vạn ha, Buôn Ma Thuột 33,4 vạn ha, Đắk Nông 43 vạn ha và Di Linh - Bảo Lộc 19,5 vạn ha Trong đó cao nguyên Kon Hà Nừng và Đăk Nông thảm thực vật hiện nay chủ yếu là rừng; 3 cao nguyên còn lại có thể phát triển nông nghiệp và nông lâm kết hợp, phát triển các cây công nghiệp có giá trị như cà phê, cao su, chè, và cây nguyên liệu giấy

- Đất phù sa 15,6 vạn ha phân bố dọc các sông suối, các cánh đồng lớn như Azulpa (Gia Lai), Krông Bách, Lắc (Đăk Lăk), Đạ Hoai - Cát Tiên (Lâm Đồng) đã

và sẽ trở thành các cánh đồng lúa nước 2 vụ năng suất cao, là cơ sở tạo nền ổn định về sản xuất lương thực cho Tây Nguyên

Trang 5

Năm 2000 đất nông nghiệp 1,233 triệu ha (chiếm 22,6%) Đất nông nghiệp tăng lên rất nhanh hơn 82 vạn ha trong 10 năm qua (từ khoảng 40 vạn ha năm 1990, đã lên 1,223 triệu ha năm 2000), trong đó cây công nghiệp dài ngày tăng 30 vạn ha; cây công nghiệp ngắn ngày tăng 3 vạn ha; lúa nước tăng gần 2 vạn ha

6 Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp khoảng hơn 4,0 triệu ha, trong đó

diện tích còn rừng năm 2000 là 2,99 triệu ha, chiếm khoảng 36% diện tích rừng cả nước, tỷ lệ che phủ từ rừng và cây công nghiệp so diện tích tự nhiên vào khoảng 57,5%; trữ lượng gỗ cây đứng 286 triệu m3 với 4 loại rừng chính: rừng lá rộng thường xanh, rừng lá rộng rụng lá mùa khô, rừng thông và rừng tre nứa So với sau năm 1975

đã giảm gần 1 triệu ha và khoảng 100 triệu m3 gỗ; Điều đáng quan tâm là tuy tỷ lệ che phủ của rừng còn khá cao so với các vùng khác trong cả nước, song chất lượng rừng

đã suy giảm Tỷ lệ rừng gỗ loại giầu có 10,4%, loại trung bình 22,7%, còn lại 67% thuộc loại nghèo kiệt Việc tàn phá rừng ở Tây Nguyên là nghiêm trọng Diện tích đất trống, đồi núi trọc hiện có tới khoảng hơn 1,5 triệu ha (bao gồm cả đất nông nghiệp còn hoang trống) Tuy nhiên do bị tác động của yếu tố di dân tự do rất mạnh trong 10 năm qua, do quản lý rừng chưa tốt, nên diện tích rừng tăng không đáng kể Do diện tích rừng bị suy giảm nhiều nên môi trường sinh thái Tây Nguyên đang ở tình trạng diễn biến xấu, làm tăng thêm tính khốc liệt của mùa khô kéo dài, gió địa hình mạnh và mức độ bốc thoát hơi nước càng lớn, thiên tai do mưa lũ có xu hướng càng tăng

7 Khoáng sản: Khoáng sản có ý nghĩa lớn đối với cả nước là quặng Bôxít, trữ

lượng quặng nguyên 3,05 tỷ tấn vào loại lớn trên thế giới, hàm lượng quặng loại I

(Al-2O3 từ 40 - 45%) chiếm 20%; quặng loại III (Al2O3 từ 30 - 35%) chiếm 55% Nhìn chung hàm lượng Al2O3 thấp phải làm giàu qua tuyển rửa để đạt tiêu chuẩn công nghiệp (Al2O3 từ 45 - 50%) Dự báo quặng tinh đạt 1,5 tỷ tấn

- Các khoáng sản khác gồm: vàng sa khoáng có trữ lượng khoảng 8,82 tấn; thiếc 20.000 - 30.000 tấn; sắt 447 triệu tấn; đá vôi 239 triệu tấn; cao lanh để sản xuất sứ gốm 94,7 triệu tấn; đá xây dựng 3 tỷ tấn; Fenpát sứ gốm 0,7 triệu tấn; la - te - rít 100 triệu tấn; ben - tô - nit 34,6 triệu tấn; dia - tô - mit 15,5 triệu tấn Ngoài ra còn có đá quý, than bùn, than nâu, Hiện nay tình trạng khai thác khoáng sản còn bừa bãi và thiếu quy hoạch

8 Tình hình dân cư: Tổng dân số năm 2000 khoảng 4,23 triệu người, đạt tốc độ

tăng trưởng dân số rất cao trong thời kỳ sau năm 1975 đến nay Người kinh chiếm khoảng 70% và đồng bào dân tộc ít người (có 37 dân tộc) khoảng 30%, có thể chia thành 2 nhóm:

- Nhóm cộng đồng dân cư bản địa: gồm các dân tộc ít người sinh sống lâu đời ở

Tây Nguyên, sống rải rác theo các buôn, với nền kinh tế còn đậm nét truyền thống về nông nghiệp nương rẫy, săn bắn và hái lượm lâm sản Trong nội bộ dân tộc chưa có phân hóa giai cấp rõ rệt, hình thức tổ chức xã hội là Buôn, tồn tại tương đối độc lập và tách biệt, khép kín trong khu vực cư trú, khu vực canh tác Trong thời gian qua một bộ phận tiếp cận được với nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa (do được vào làm việc tại các nông, lâm trường, hoặc chuyển ra ở gần các đô thị và các trục đường giao thông) còn lại khoảng gần 1 triệu người vẫn còn ở trình độ sản xuất thấp kém, lạc hậu, du canh du cư, đời sống còn nhiều khó khăn

- Nhóm cộng đồng người Kinh đến Tây Nguyên: Trước năm 1975 số đông có

nguồn gốc ở phía Bắc và Miền Trung di cư vào Họ là những người có nhiều kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, hiện là chủ thể của một mảng kinh tế hàng hóa lớn ở Tây

Trang 6

Nguyên Họ có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp dài ngày, chế biến nông lâm sản,

năng động trong kinh doanh

Sau năm 1975 đã có khoảng 1,7 triệu người từ các vùng khác đến Tây Nguyên: Từ

năm 1975 đến năm 1990 có khoảng gần 800 nghìn người (trong đó có khoảng 150

nghìn người di cư tự do); từ 1991 - 1999 có khoảng 700 ngàn người (trong đó khoảng

trên 600 nghìn người di cư tự do)

II Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên đến năm 2000

1 Vị trí, vai trò của Tây Nguyên đối với cả nước

Tây Nguyên không những có vị trí quan trọng về quốc phòng, về môi trường sinh

thái là "mái nhà" của Duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ mà trong 10 năm

qua vị trí kinh tế của Tây Nguyên đối với nền kinh tế cả nước cũng có những đóng góp

2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương và chính sách quan

trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên; đặc biệt là Quyết định 656/TTg

của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên

2 1.- Về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong hơn 10 năm đổi mới, Tây Nguyên đã có bước phát triển vượt bậc cả về tốc

độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu sản

xuất nông nghiệp hàng hóa Tây Nguyên là vùng đạt tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 so

với các vùng khác trong cả nước, chỉ đứng sau vùng Đông Nam bộ, từng khu vực

trong vùng đều có sự phát triển

a) Theo báo cáo của các địa phương đánh giá 5 năm qua, mức tăng GDP bình

quân năm của thời kỳ 1996 - 2000 đạt 12,5%, bằng 1,78 lần so với mức trung bình của

cả nước; trong đó mức trung bình của nông lâm nghiệp 12%, vượt xa mục tiêu quy

hoạch (6 - 7%); của dịch vụ 9% mới bằng 53% so với mục tiêu quy hoạch (15 - 17%)

Năm 2000, GDP của toàn vùng gấp 2,33 lần so với năm 1990 Tỷ trọng nông lâm

Trang 7

nghiệp trong GDP từ 70% năm 1990 đã giảm xuống còn 67% năm 2000 Tổng kim

ngạch xuất khẩu tăng nhanh, năm 1990 đạt 124 triệu USD, đến năm 2000 đạt 375,8

triệu USD Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 đạt khoảng 89,1

USD/người (của cả nước là 150 USD/người) Mức GDP bình quân đầu người tăng

đáng kể, từ 80 USD năm 1991 lên hơn 211 USD vào năm 2000

- Cơ cấu kinh tế tuy có chiều hướng chuyển sang sản xuất hàng hóa nhưng còn

- Công nghiệp, xây dựng 11,7 13,17 22,7 34,5

- Nông lâm ngư nghiệp 66,7 65,17 38,7 25,0

Trong cơ cấu kinh tế đã hình thành được một số sản phẩm quan trọng Tuy nhiên,

phần lớn các sản phẩm đó lại có sức cạnh tranh kém trên thị trường quốc tế Đồng thời

Tây Nguyên cũng chưa có sản phẩm công nghiệp nào đáng kể

Biểu 3 Một số chỉ tiêu chủ yếu ước đạt được vào năm 2000 so với mục tiêu quy hoạch

A so với B (%)

2 Tăng trưởng GDP bình quân/năm (%) 11,5 7 - 8 143,75

Trang 8

(USD, theo tỷ giá năm 2000)

5 Tỷ lệ thu ngân sách so GDP (%) 7 10 - 11 70

6 Tỷ lệ che phủ 54,86

7 Xuất khẩu (Triệu USD) 375,83 710 - 950 53

8 Sản lượng lương thực (nghìn tấn) 915,0 1000 95,4

9 Diện tích cà phê (nghìn ha) 442,0 150 280

10 Diện tích cao su (nghìn ha) 95,8 120 76,21

11 Diện tích cây chè (nghìn ha) 21,36 15 142,4

12 Diẹn tích cây điều (nghìn ha) 21,0 40 41,25

2.2 Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến mạnh, đã hình thành những vùng sản xuất

tập trung cây công nghiệp như đối với cây cà phê, cao su, mía, chè, dâu tằm, điều,

bông, tạo tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế hàng hóa quy mô lớn gắn với công

nghiệp chế biến; cải thiện đời sống cho bộ phận đông đảo dân cư là nông dân

Năm 2000 sản lượng lương thực đạt 915 nghìn tấn, gấp 1,4 lần so với năm 1990;

Diện tích cây cà phê năm 2000 đã đạt 442 nghìn ha, gấp 5,5 lần và vượt xa mục

tiêu quy hoạch 180 nghìn ha vào năm 2010;

Năm 1999, Tây Nguyên so với cả nước chiếm khoảng 84,6% về diện tích và 90%

về sản lượng Diện tích cà phê đã tăng từ 81.737 ha năm 1990 lên 356.548 ha năm

1999, và năm 2000 đạt 442 nghìn, gấp đôi so với mục tiêu quy hoạch; sản lượng cà

phê từ 48.260 tấn năm 1991 lên 384.535 tấn năm 1999 Năng suất cà phê bình quân

tăng từ 520 kg/ha năm 1990 lên 1.500 kg/ha năm1999 Do sự phát triển ồ ạt vượt quá 2

lần so với mục tiêu quy hoạch nên ở Tây Nguyên có tình trạng nhiều nơi đã phát triển

cà phê tự phát làm xâm hại đến môi trường sinh thái và đang gặp phải khó khăn về

nguồn nước tưới nên cây cà phê bị hạn đã chết hàng vạn ha Thị trường cà phê có biến

động phúc tạp, có lúc không thuận, đặc biệt là giá cả nên sản xuất cà phê ở Tây

Nguyên đang gặp khó khăn gay gắt

Diện tích cao su có 95,8 nghìn ha gấp 3,2 lần; diện tích chè gấp 1,55 lần, diện tích

mía gấp 5,3 lần Sản lượng mủ từ 8.000 tấn/năm 1991 lên 23.100 tấn/năm 2000 Cây

cao su đang gặp phải khó khăn chủ yếu vì thị trường hẹp và giá xuất khẩu thấp, ít có

dấu hiệu tăng lên

Diện tích chè trong gần 10 năm qua, diện tích chè ở Tây Nguyên đã tăng từ 13.834

ha (1990) lên 22.360 ha (1999), tăng 48,9% Sản lượng búp tươi tăng từ 40.322 tấn

năm 1991 lên 87 nghìn tấn năm 1999, chiếm khoảng 30% sản lượng chè cả nước Đến

năm 1999 đã vượt 37,3% về diện tích và đạt 96,67% về sản lượng so với mục tiêu quy

Trang 9

có 12 ha thì đến năm 2000 đã tăng lên 12.068 ha, sản lượng đạt 13.000 tấn, chiếm 56%

về diện tích và 70% về sản lượng cả nước

Cây điều, diện tích đã tăng từ 3.870 ha năm 1990 lên 21 nghìn ha năm 2000 (gấp 5,56 lần), sản lượng từ 1800 tấn lên 7.000 tấn (gần 4 lần)

Cây hồ tiêu, diện tích tăng từ 1.230 ha năm 1990 lên 6.060 ha năm 2000 và sản phẩm tăng từ 1.000 tấn lên 5.100 tấn

Cây ăn quả, rau và hoa, sản xuất tăng nhanh, khối lượng sản phẩm xuất khẩu còn thấp (mới được khoảng 12 - 15% sản lượng)

Tây Nguyên có thế mạnh về phát triển chăn nuôi đại gia súc Đàn trâu, bò, lợn có tốc độ tăng bình quân từ 4,5 đến 5%/năm Năm 2000 toàn vùng có 551 nghìn con bò, trong đó có 6 nghìn bò sữa; 73,7 nghìn con trâu, so với mục tiêu quy hoạch không đạt; thế mạnh về chăn nuôi bò thịt và bò sữa chưa được phát huy có hiệu quả

- Tây Nguyên có diện tích các ao hồ tự nhiên có khả năng nuôi trồng thuỷ sản

là 34.162 ha với các hồ lớn như hồ Lắc(750 ha), hồ Tây huyện Đắc Min (400ha) ở Đắc lắc, hồ thuỷ điện Đa nhim huỵen Đơn Dương, hồ Suối Vàng tỉnh Lâm Đồng Hồ thuỷ điện Yaly 6500 ha ở Kon Tum và nhiều ao hồ khác và khả năng phát triển nuôi cá ở các ao hồ do dân tự đào Tuy nhiên, những năm qua mới chỉ có 10230 ha được khai thác để nuôi trồng thuỷ sản, chiếm 29,3% diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thuỷ sản với sản luợng là 6273 tấn

- Đối với phát triển trang trại: Tính đến đầu năm 1999 trên địa bàn Tây Nguyên

đã có 10.227 trang trại.Trên 80% diện tích các trang trại là trồng cà phê, cao su, hạt tiêu, điều, mía, góp phấn tạo thêm việc làm, tăng sản lượng hàng hóa trên cơ sở huy động vốn tích luỹ trong nước

2.3 Sản xuất lâm nghiệp và định canh định cư

a) Lâm nghiệp có bước chuyển hướng quan trọng từ khai thác gỗ rừng tự nhiên là chính sang trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán, bảo vệ rừng, kết hợp với khai thác lâm sản có mức độ Diện tích đất có rừng năm 2000 là 2,99 triệu ha, đạt tỷ lệ che phủ khoảng 54% Giao khoán rừng được 1,547 triệu ha, trong đó khoảng 922 nghìn ha do

các lâm trường quốc doanh quản lý và khoảng 625 nghìn ha rừng do hộ gia đình và các

tổ chức kinh tế khác đảm nhiệm Khoanh nuôi tái sinh 26.300 ha, trồng mới khoảng 1 vạn ha

Các chính sách khoán quản rừng, chương trình trồng 5 triệu ha rừng, chương trình

327, chương trình định canh định cư, chương trình phát triển các xã đặc biệt khó khăn, đã tạo điều kiện cho lâm nghiệp có những chuyển biến quan trọng

Theo báo cáo về kết quả thực hiện chương trình 327 từ 1993 đến 1998, diện tích rừng của Tây Nguyên đã giao khoán được 1,547 triệu ha, trong đó khoảng 922 nghìn

ha do các lâm trường quốc doanh quản lý và 550 - 600 nghìn ha rừng do hộ gia đình và các tổ chức kinh tế khác đảm nhiệm Toàn vùng khoanh nuôi tái sinh 26.300 ha

Ở Tây Nguyên chương trình 5 triệu ha rừng mới bắt đầu từ 1999 với số vốn là 27,3

tỷ đồng có nhiệm vụ trồng 2.400 ha rừng, chăm sóc 8.000 ha, khoán quản bảo vệ 200.000 ha, khoanh nuôi tái sinh và trồng bổ sung 14.000 ha Chính sách đóng cửa rừng, cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu và bán thành phẩm thực sự đã có hiệu lực, làm giảm lượng đáng kể gỗ khai thác hàng năm từ 80 vạn m3 gỗ vào những năm 1990 -

1991 xuống còn 12,4 vạn m3 năm 1999

Trang 10

Kết quả thực hiện định canh định cư

Từ năm 1990 đã có Nghị quyết 22/TW về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, sau

đó có Quyết định 72/CP của Chính phủ, Quyết định 327TTg và Chỉ thị 556 điều chỉnh chương trình 327, Chỉ thị 393/TTg Những chủ trương đó có tác động lớn đến định canh định cư

Mục tiêu được nêu ra trong các trong các quyết định 656/TTg và 184/TTg là ổn định đời sống cho 1 triệu đồng bào dân tộc Hoàn thành cơ bản công tác định canh định cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng cũ, vùng biên giới cho 60 ngàn

hộ, 30 vạn người Trong những năm qua, các địa phương đã quy hoạch, xây dựng 80

dự án định canh định cư, 22 dự án ổn định đời sống cho dân di cư tự do, 10 dự án tiếp nhận dân kinh tế mới Theo báo cáo của các tỉnh Tây nguyên đã định canh định cư được 141.435 hộ với 790.126 nhân khẩu, trong đó đã ổn định đời sống cho khoảng 70% số hộ, số hộ còn khó khăn chiếm khoảng 30%; số đang được thực hiện dự án là 82.580 hộ với 438.591 nhân khẩu; hiện vẫn còn 75.463 hộ với 428.906 khẩu chưa có

dự án định canh định cư

2.4 Hiện trạng phát triển công nghiệp

Ngành công nghiệp tuy chưa phát triển mạnh nhưng đã có nhiều thay đổi cả về quy mô và chất lượng sản xuất, đã xuất hiện một số ngành công nghiệp mới góp phần làm thay đổi bộ mặt của Tây Nguyên, nổi bật là công nghiệp thuỷ điện, chế biến nông lâm sản, may, Giá trị công nghiệp Tây Nguyên (theo giá 1994) đã tăng từ 1.308 tỷ đồng năm 1995 lên 2230 tỷ đồng năm 2000, đạt tốc độ tăng bình quân năm 11,25%

Hơn 10 năm qua trên địa bàn Tây Nguyên đã phát triển thêm được 41 xí nghiệp công nghiệp; 4 nhà máy đường với tổng công suất 4.000 tấn mía/ngày (mới phát huy được khoảng 45% công suất); 5 nhà máy chế biến cao su với tổng công suất 23.500 tấn (mới phát huy được 61% công suất); 9 nhà máy chế biến cà phê hạt với tổng công suất 12,3 vạn tấn, phát huy khoảng 80% công suất, là loại công nghiệp phát huy công suất cao nhất ở Tây Nguyên hiện nay; 3 nhà máy chế biến chè quốc doanh lớn ở Lâm Đồng

và Gia Lai với tổng công suất 75 ngàn tấn (mới phát huy được khoảng 67% công suất); Các nhà máy ươm tơ, dệt lụa với công suất 795 tấn tơ và 2 triệu mét lụa, đến năm 2000 mới sản xuất được 300 tấn tơ và dệt 240 ngàn mét lụa; 14 xí nghiệp chế biến gỗ của quốc doanh, với tổng công suất là 64.640 m3 sản phẩm/năm (mới phát huy 33,6% công suất); 2 nhà máy xi măng có tổng công suất 97.000 tấn; Nhà máy thuỷ điện Yali công suất 720 MW sẽ hoàn thành trong năm 2001,

Biểu số 4 Tốc độ tăng công nghiệp của vùng Tây Nguyên

Đơn vị: %

Tốc độ tăng bình quân của thời kỳ

Trang 11

- Ngoài quốc doanh 19,0 8,6

- Khu vực đầu tư nước ngoài 72,0

Do chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần nên tỷ lệ công nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên từ 50,24% năm 1990 lên 57% năm 1999 Từ năm 1995 xuất hiện công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 8,5% (năm 1999)

Biểu 5: Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của vùng

Đơn vị: %

1990 1995 1999

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn 100 100 100

- Công nghiệp quốc doanh trung ương 5,6 8,7 6,9

- Công nghiệp quốc doanh địa phương 30,9 26,3 24,2

- Công nghiệp ngoài quốc doanh 63,5 57,2 58,4

- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 7,8 10,5

2.5 Kết cấu hạ tầng đã được phát triển một bước quan trọng

- Đến năm 2000 vùng Tây Nguyên đã có 1.978 km đường quốc lộ, 1.520 km đường tỉnh lộ, 4.120 km đường huyện lộ và 5.326 km đường giao thông nông thôn Mật độ đường 0,4 km/1 km2 so với trung bình của cả nước còn thấp Các tuyến đường

giao thông huyết mạch đã được cải tạo, 10 tuyến quốc lộ đều đã được khôi phục, nâng

cấp; các sân bay được cải tạo, kéo dài đường băng đảm bảo cho Tây Nguyên giao lưu thuận lợi hơn với vùng Đông Nam bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và với cả Lào, Cămpuchia Mạng lưới đường tỉnh lộ, huyện lộ và giao thông nông thôn được cải thiện đáng kể, tuy nhiên còn 12 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã Đến năm 2000 có

122 xã có bưu cục, bình quân khoảng 34 nghìn dân có 1 bưu cục với bán kính phục vụ khoảng 21 km Toàn vùng có 399 xã có điện thoại tới trung tâm xã (chiếm 67% tổng

khoảng 40 nghìn ha lúa đông xuân, khoảng 70 nghìn ha lúa mùa và khoảng 150 nghìn

ha cà phê (trong đó 60 nghìn ha tưới bằng công trình, còn lại tưới bằng bơm khai thác nguồn nước ngầm)

- Điện khí hóa nông thôn đã được chú ý phát triển, trong thời kỳ 1996 - 2000 đã

hoàn thành các đường dây và trạm 110 KV tuyến Krông Búc - Buôn Ma Thuột (40 km); Đoạn Plây Ku - Chư Sê – Ajun Pa (102 km), đường 220 KV Plây Ku - Krông Búc - Nha Trang (300 km), đường 500 KV IaLy - Plây Ku (27km), đường Plây Ku -

Trang 12

Phú Lâm (538 km) và phát triển mạng lưới điện hạ thế về các huyện xã (tăng thêm 2.300 km) Đến 30/11/2000 tỉnh Kon Tum có 100% số huyện, 69% số xã và 55,1% số

hộ dân được dùng điện; các số liệu tương ứng ở tỉnh Gia Lai là 100%, 72% và 40,3 %;

ở tỉnh Đắc Lắc là 100%, 65,1% và 46,4%; ở tỉnh Lâm Đồng là 100%, 88,7% và 46,1%

2 - Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội so với các

vùng khác trong cả nước còn nhiều hạn chế, nhưng đã có tiến bộ

Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (tại thời điểm 01/7/2000) toàn vùng Tây Nguyên có 3,4 vạn cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên, 6,3 vạn cán bộ có trình độ trung cấp và 8,2 vạn lao động có kỹ thuật Tây Nguyên có 5 trường Đại học và cao đẳng, 7 trường công nhân kỹ thuật đã được đầu tư nâng cấp; 60% số xã đã có trường cấp II, tỉnh và huyện đều đã có trường cấp III; 7 bệnh viện tỉnh được nâng cấp; 97% số xã có cơ sở y tế Đến năm 2000, Bộ Y tế đã bố trí tăng thêm

190 bác sỹ xuống công tác ở xã, chiếm 39,3% số xã có bác sỹ trong vùng Hiện nay trình độ dân trí còn hạn chế, toàn vùng có khoảng 70% số hộ được nghe phát thanh và khoảng 63% số hộ được xem truyền hình

Theo số liệu điều tra dân số, chất lượng dân số thấp cả về thể lực, trí lực Hiện còn hơn 15% dân số từ 10 tuổi trở lên mù chữ và đại đa số mới học ở bậc tiểu học Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động thương binh xã hội (tại thời điểm 01/7/2000) về cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên thì lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Tây Nguyên so với cả nước là quá thấp

Biểu 6: Cơ cấu lao động chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật (từ đủ 15 tuổi trở lên

hoạt động kinh tế thường xuyên)

Đơn vị: % Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Tổng

số Không

có chuyên môn

KT

Sơ cấp, học nghề

Công nhân

KT có bằng

Công nhân

KT không bằng

Trung học chuyên nghiệp

Từ

CĐ,

ĐH trở lên

LĐKT

đào tạo từ CNKT có bằng trở lên

Tài liệu điều tra 01/7/2000 về lao động

2.7 Đầu tư giải quyết các vấn đề xã hội

a) Về xây dựng các vùng kinh tế mới và di dân tự do đến Tây Nguyên

Qua 10 năm (1991 - 2000) dân chuyển từ các vùng đến Tây Nguyên để xây dựng các vùng kinh tế mới khoảng 70 vạn người, (chủ yếu ở 2 thời kỳ 1991 - 1995 và

Trang 13

1996 - 2000) đã làm thay đổi cơ cấu và chất lượng lao động vùng Tây Nguyên Mặt khác, di dân tự do chưa được kiểm soát chặt chẽ từ nhiều năm nay luôn gây không ít khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên Nếu thời kỳ 1985 - 1995 mới

có trên 4 vạn dân di cư tự do đến Tây Nguyên, thì thời kỳ 1986 - 1990 là trên 10,8 vạn người, thời kỳ 1991 - 1995 là 39,7 vạn người và thời kỳ 1996 - 1999 là 19,3 vạn người

b) Về xoá đói giảm nghèo

Đã được giải quyết tích cực thông qua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia như: Định canh định cư, chương trình 327, chương trình trồng 5 triệu ha rừng, chương trình 135, chương trình giải quyết việc làm,v.v

- Năm 2000 vùng Tây Nguyên có 160 xã đặc biệt khó khăn, năm 2001 là 161 xã (Gia Lai 57, Kon Tum 31, Đắc Lắc 38, Lâm Đồng 35), số trung tâm cum xã đã và đang đầu tư là 37, trong đó Gia Lai 7, Kon Tum 12, Đắc Lắc 12, Lâm Đồng 6; số trung tâm cụm xã khởi công mới năm 2001 là 8 trung tâm

Kế hoạch phân bổ vốn chương trình 135 năm 2001

Đầu tư 1878 xã Tổng vốn ĐT

- Tỉnh Gia Lai: Đề nghị được đưa 19 xã (với 8 làng) của 10 huyện từ khu vực II vào khu vực III, và đề nghị đưa 2.752 hộ của khu vực II vào khu vực III

- Tỉnh Kon Tum đề nghị 16 xã thuộc khu vực II được hưởng theo chương trình

135 Tiếp tục chuyển các làng khu vực II vào khu vực III (đang tập hợp danh sách)

- Tỉnh Đắc Lắc: Qua rà xét lại, khu vực III có 27 xã 158 thôn so với Quyết định 42/UB - QĐ giảm 6 xã nhưng lại tăng 58 thôn, buôn

- Tỉnh Lâm Đồng: Đề nghị đưa thêm 16 xã với 113 thôn (17.458 hộ) được hưởng theo chương trình 135

- Tỷ lệ hộ đói nghèo của Tây Nguyên giảm từ mức 50% của năm 1990 và 1991 xuống còn 27% năm 1999 và ước khoảng 24,9% năm 2000.(theo chuẩn mới)

Trang 14

c) Về Y tế ở Tây Nguyên

Trong 10 năm qua, Nhà nước tiếp tục thực hiện các mục tiêu theo hướng ưu tiên đầu tư về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhất là ở vùng xa, vùng khó khăn, vùng miền núi Tây Nguyên có 7 bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện khu vực, 97% số xã có cơ sở y tế Đến năm 2000 đã có 39,3% số trạm y tế có bác

sỹ, 90,7% số thôn bản có nhân viên y tế hoạt động

Tình trạng sức khoẻ của người dân Tây Nguyên thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn quốc tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưói 5 tuổi là 40,9% (cả nước là 33,8%); tỷ suất chết trẻ em là 64,4% (cả nước là 36,7%); tỷ suất chết mẹ là 170/100000 trẻ đẻ sống Các tỷ lệ này đều cao hơn nhiều so với các vùng khác trong

cả nước Ngân sách y tế cho vùng Tây Nguyên còn rất hạn hẹp, mặc dù đã có hệ số ưu tiên là 1,7 lần Nguyên nhân chính là do Ngân sách Nhà nước cấp cho y tế còn thấp; mặt khác Tây Nguyên có nguồn thu từ Viện phí và bảo hiểm y tế rất thấp, trong khi đó miễn giảm khám chữa bệnh cho ngưòi nghèo nhiều hơn Do vậy ngân sách y tế bình quân đầu người vùng Tây Nguyên thấp hơn nhiêu so với khu vực đồng bằng

Biểu 7: Một số chỉ tiêu về cơ sở vật chất và cán bộ y tế một số vùng của Việt Nam

(số liệu thống kê 1998 - Bộ Y tế)

Cả nước Miền núi trung du

Bắc Bộ

Duyên hải miền Trung

Tây Nguyên

Đồng bằng sông Cửu Long

Một số bệnh xã hội: Phong, sốt rét, bướu cổ, sốt xuất huyết vẫn còn tiếp diễn, tỷ

lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn ở mức rất cao

d) Về giáo dục

Nhà nước tăng vốn đầu tư nâng cấp trường đại học và cao đẳng Tây Nguyên (5 trường), đầu tư nâng cấp 13 trường trung học chuyên nghiệp, 7 trường công nhân kỹ thuật Hệ thống giáo dục phổ thông cũng được chú ý phát triển, hiện nay gần 100 xã đã

có trường tiểu học, khoảng 60% số xã có trường cấp II; Các huyện, tỉnh có trường cấp III Trường nội trú dân tộc có ở hầu hết các huyện và tỉnh Học sinh các trường nội trú dân tộc được nâng mức học bổng, con em đồng bào dân tộc khó khăn được miễn học phí Luật phổ cập giáo dục tiểu học được thi hành tốt, đến nay 3/4 tỉnh (trừ Kon Tum) được công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục và xoá mù Tỷ lệ người mù chữ đối với số người từ 15 tuổi trở lên hiện nay khoảng 30%, với đồng bào dân tộc vùng sâu

Trang 15

vùng xa là trên 50%; so với toàn quốc là mức cao nhất, song đây là thành tích lớn vì

sau giải phóng tỷ lệ người mù chữ là 70% Tổng số học sinh tăng lên nhanh chóng từ

30,7 vạn năm học 1990 - 1991 lên 77 vạn năm học 1998 - 1999 Cứ một vạn dân năm

1990 có 1.140 học sinh thì năm 1999 là 1.900 học sinh (toàn quốc là 2.290 học sinh,

miền núi phía Bắc 2.430 học sinh, Đồng bằng sông Cửu long 2.140 học sinh) Tỷ lệ

học sinh cấp 2 và 3 từ năm 1990 đến năm 1999 cũng tăng lên đáng kể: cấp 2 năm 1990

là 15,5% lên 24,5% năm 1999; cấp 3 từ 2,65% năm 1990 lên 6% năm 1999 (tỷ lệ cấp 2

và 3 so với toàn quốc năm 99 là 32% và 9,5%; Miền núi phía Bắc là 29,5% và 7,6%;

Đồng bằng sông Cửu Long là 27,8% và 7,3%)

e) Về văn hóa - thông tin, phát thanh, truyền hình, bảo tồn, bảo tàng

Đến nay, tỷ lệ hộ được nghe phát thanh và xem truyền hình là 70% và 60% Tuy

nhiên, về cơ sở vật chất cho các lĩnh vực hoạt động này vẫn là vấn đề đặt ra cấp thiết

đối với các tỉnh; việc đẩy mạnh xã hội hóa một số hoạt động của lĩnh vực văn hóa,

thông tin, thể dục thể thao thực hiện Nghị định 73/199/NĐ - CP của Chính phủ ở vùng

này còn gặp nhiều khó khăn

Tất cả 4 đài phát thanh truyền hình ở Tây Nguyên đều phát chương trình địa

phương hàng ngày (Riêng đài Kon tum mới có 5 chương trình/tuần) và tiếp sóng các

chương trình VTV1, VTV3 của đài truyền hình Việt Nam Ngoài ra 4 đài đều có phát

thành truyền hình bằng tiếng dân tộc, cụ thẻ là:

- Đài Đắc Lắc, tiếng Êđê 15 phút/ chương trình tối thứ 2, 4, 6

- Đài Lâm Đồng tiếng K’ho 15 phút/ngày Riêng ngày chủ nhật phát 30 phút gồm

tin tức và ca nhạc

- Đài Gia Lài, tiếng Gia Rai và Bân (thứ3 và 5 hàng tuần, mỗi chương trình 15

phút)

- Đài Kon Tum tiếng Stiêng 15 phút/chương trình/tuần

Diện phủ sóng truyền hinh tính theo % dân số như sau:

Tỉnh Dân số Phủ sóng Diện được phủ sóng

2.8 Về đầu tư phát triển

Giai đoạn 1996 - 2000 tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Tây Nguyên khoảng

25,0 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với giai đoạn 1991 - 1995 Trong tổng vốn đầu tư

xã hội, tỷ lệ đầu tư cho công nghiệp 33%, cho nông lâm nghiệp thuỷ lợi 38%, cho giao

thông 11,6%, cho lĩnh vực y tế, giáo dục văn hóa 4% Cũng trong thời kỳ 1996 -

2000, vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho Tây Nguyên khoảng 8,94 nghìn tỷ đồng

chiếm khoảng 35,7% vốn đầu tư xã hội của vùng và khoảng 10% vốn đầu tư từ ngân

sách của cả nước(chủ yếu tập trung đầu tư vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng như

Trang 16

xây dựng hệ thống giao thông, xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, các công trình y tế, văn hóa giáo dục và chương trình xoá đói giảm nghèo )

10 năm đầu tư xã hội trên địa bàn Tây Nguyên đã có cố gắng nhưng còn hạn chế:

- Giai đoạn 1991 - 1995: đầu tư 6.023 tỷ đồng

- Giai đoạn 1996 - 2000: đầu tư 25.423 tỷ đồng gấp hơn 4 lần tổng vốn đầu tư giai đoạn 1991 - 1995 (chưa loại trừ yếu tố trượt giá)

Biểu 8 Cơ cấu vốn thời kỳ 1996 - 2000 như sau:

- Vốn ngân sách khác do địa phương huy động 610,96 -

b) Vốn tín dụng đầu tư (cả vay Ngân hàng thương

a) Vốn NSNN, Khấu hao để lại, vay ODA 4.899 19,26

b) Vốn tín dụng đầu tư (cả vay Ngân hàng thương

Nguồn: Chương trình điều tra tổng kết vùng

Từ năm 1988 đến nay trên địa bàn Tây Nguyên đã có 61 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép, đã có 11 dự án bị giải thể, hiện còn 50 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 890,57 triệu USD (có cả điều chỉnh vốn) Trong đó Lâm đồng còn 44 dự án, vốn đăng ký 838,4 triệu USD, Đắc Lắc còn 4 dự án, vốn đăng ký 24,2 triệu USD, Gia Lai 2 dự án, vốn đăng ký 27,8 triệu USD Dự án du lịch Đankia - Suối Vàng (Lâm đồng) với vốn 706 triệu USD, đến nay vẫn chưa được thực hiện và ít khả năng triển khai tiếp Tỉnh Kon Tum là tỉnh duy nhất chưa có dự án ĐTNN được cấp giấy phép đầu tư

Trừ dự án du lịch Đankia - Suối Vàng (Lâm Đồng), hầu hết các dự án ở khu vực Tây Nguyên chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp với 38 dự án và vốn đăng ký là 77,8 triệu USD

Trang 17

Kết quả đầu tư đã nâng cấp và phát triển một bước quan trọng hạ tầng kỹ thuật và xã hội:

• Đã hoàn thành các đường dây và trạm 110 KV tuyến Krông Búc - Buôn Ma Thuột (40 km); Đoạn Plây Ku - Chư Sê – Ajun Pa (102 km), đường 220 KV Plây Ku - Krông Búc - Nha Trang (300 km), đường 500 KV Ialy – Plây Ku (27 km), đường Plây

Ku - Phú Lâm (538 km) Ngoài ra, phát triển mở rộng mạng lưới điện hạ thế về các huyện xã (5 năm qua tăng thêm 2.300 km)

• Hệ thống giao thông được duy tu bảo dưỡng và nâng cấp những tuyến quan trọng đảm bảo giao lưu thuận lợi hơn giữa Tây Nguyên với các vùng Đông Tây Nam

bộ, Duyên hải Nam Trung bộ và Lào, Cămpuchia qua các đường 14 (Plây Ku - Buôn

Ma Thuột), 19, 20, 26; đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành trong vài năm tới đường 24,

25, 27,14B, 40 Sân bay Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Plây Ku, Cam Ly được nâng cấp một bước Hầu hết các tuyến đến các huyện đều được rải nhựa, chỉ còn 9 xã chưa

có đường ô tô tới

• Thuỷ lợi đã hoàn thành cơ bản công trình đầu mối Ajun Hạ, sử dụng vốn vay

Cô Oét để mở rộng kênh mương, hoàn thành cơ bản đập Ea Lâu (Gia Lai), hồ Đắk Cấm (Kon Tum), hồ Ea Súp hạ đợt I (Đắk Lắk),v.v

• Sử dụng vốn Ngân sách, vốn ODA cho 10 dự án với gía trị trên 600 tỷ đồng như cấp nước Đà Lạt (Đan Mạch), cấp nước Buôn Ma Thuột (Đan Mạch), cấp nước Plâyku (ADB), cấp nước Kon Tum (Pháp), cân đối nước của Đắc Lắk (Đan Mạch); các thành phố, thị xã, tỉnh lị 4 tỉnh đều được tài trợ, cải tạo hệ thống điện (Đức, WB, ADB) Tổng năng lực cấp nước đã tăng từ 36.340 m3/ngày đêm năm 1991 lên 73.045

m3/ngày đêm năm 1999 Dự án thóat nước Đà Lạt và Buôn Ma Thuột cũng có sự tài trợ của Đan Mạch vào cuối năm 2000

Một số tồn tại trong lĩnh vực đầu tư

• Đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp những năm vừa qua nhìn chung có tốc độ tăng khả quan, song vẫn chưa đủ mức khai thác tiềm năng của Tây Nguyên Lĩnh vực sản xuất rất thiếu vốn để mở rộng sản xuất và thâm canh; các trung tâm giống còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu thay đổi giống tốt như chè, điều, mía, bông thuỷ lợi chưa đáp ứng nhu cầu tưới cho cây cà phê, nên nhiều diện tích bị chết do hạn, thuỷ lợi chưa tạo điều kiện phát triển giống chè cành; đường sá, mạng lưới điện về các khu nông thôn còn kém, hạn chế phục vụ cho sản xuất và giao lưu

• Đầu tư cho công nghiệp, chủ yếu đạt kết quả khá ở lĩnh vực năng lượng do Trung ương đầu tư Các ngành công nghiệp địa phương hầu như chưa có phương án đầu tư, trang thiết bị còn lạc hậu cho nên chưa có sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới

• Cùng một lúc đầu tư khôi phục nhiều tuyến (14B, 14 Buôn Ma Thuột - Chơn Thành, 24, 25, 27, 28, 40 ) do vậy nhiều năm nay mới chỉ đưa vào hoạt động được đường 14 Buôn Ma Thuột - Chơn Thành Cơ sở hạ tầng đô thị đầu tư khá, song cơ sở hạ tầng nông thôn nói chung còn kém Hệ thống giáo dục, y tế các huyện, vùng thôn bản còn rất yếu kém, điều này làm chậm trễ việc xử lý các mục tiêu về mặt xã hội

3 - Nền kinh tế - xã hội Tây Nguyên đang đứng trước những khó khăn và tồn tại cần được giải quyết

3.1 Nền kinh tế tuy phát triển nhanh nhưng không cân đối, không đồng bộ và do

Trang 18

đó không bền vững, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, nhiều sản phẩm phát triển

ồ ạt (dâu tằm, cà phê) không gắn với nhu cầu thị trường, không coi trọng chế biến, hoặc chế biến không gắn với phát triển vùng nguyên liệu dẫn đến khi thị trường biến động gặp rất nhiều khó khăn và còn có tác động tiêu cực lâu dài đến nền kinh tế - xã hội của vùng

3.2 Nền kinh tế phát triển không đồng đều, tốc độ phát triển nhanh tập trung vào các khu vực đô thị, vùng ven các trục giao thông, vùng có điều kiện thuận lợi, còn

vùng sâu, vùng xa phát triển chậm Dẫn đến nhìn chung đời sống nhân dân tuy có

được cải thiện nhưng chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư và giữa các khu vực trong vùng rất lớn và tiếp tục tăng: thu nhập bình quân của 20% số hộ có mức thu nhập cao nhất so với 20% số hộ có mức thu nhập thấp nhất cách nhau 13 lần, trong khi mức chênh lệch này của cả nước là 8,9 lần và của Tây Bắc là 7,1 lần

Khu vực vùng sâu, vùng xa có tới trên 80% số trạm y tế xã thiếu phương tiện: 26,7% số trạm y tế không có điện; 34,4% số trạm y tế không có nước sạch; 71,2% trạm y tế thiếu thuốc; 29,1% trạm y tế thiếu cán bộ y tế; 72,8% trạm y tế khả năng đáp ứng dịch vụ y tế thấp; 45% cơ sở y tế không đảm bảo các điều kiện vệ sinh và các dịch

vụ khám chữa bệnh Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất cả nước, khoảng 40,9%(cả nước là 33,8%) Tỷ suất chế trẻ em là 64,4% (cả nước là 36,7%); tỷ suất chết mẹ là 170/1000 trẻ để sống Các tỷ lệ này đều cao nhất so với các vùng khác trong cả nước Hiện nay Tây Nguyên vẫn là vùng trọng điểm sốt rét và phong; ngoài ra đây còn là vùng dịch hạch duy nhất cả nước, một bệnh hiện nay xuất hiện ở rất ít nơi trên thế giới

Tỷ lệ trẻ em đi học đúng tuổi tiểu học chỉ đạt 82% (cả nước là 92,6%), trung học

cơ sở là 42,6% (cả nước là 61,6%), trung học phổ thông 10,6% (cả nước là 27,35%), cao đẳng sư phạm 1,6% (cả nước là 8,5%), tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học cao nhất cả nước

3.3 Diện tích rừng tuy còn lớn nhất so với cả nước, song đang đứng trước tình trạng suy giảm vốn rừng và tăng diện tích đất trống đồi trọc Từ năm 1990 đến năm

2000 diện tích đất có rừng giảm khoảng 35 vạn ha Đầu tư bảo vệ khoanh nuôi rừng chưa thoả đáng cộng với sự bất cập trong công tác quản lý nên diện tích rừng tăng thêm ít, không bù lại được diện tích mất rừng Năm 2000 diện tích đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng còn khoảng 943 nghìn ha

3.4 Di dân tự do đến Tây Nguyên đặt ra nhiều vấn đề bức xúc Từ sau giải phóng

1975 đến nay, dân di cư đến Tây Nguyên ước tính khoảng 1,5 triệu người, trong đó di dân có tổ chức khoảng 80 vạn người (chủ yếu thời kỳ 1976 - 1990) Bên cạnh những tác động tích cực của dân di cư với Tây Nguyên còn có tác động tiêu cực mà rõ nhất là

đã tạo ra nhu cầu mua đất ở và đất sản xuất tăng rất nhanh trong khi đồng bào các dân tộc tại chỗ do trình độ canh tác thấp kém, đời sống khó khăn, ham lợi trước mắt nên phải bán đất cho đồng bào di cư tự do từ nơi khác đến và chuyển vào vùng sâu hơn để tiếp tục phá rừng làm nương rãy, sau đó nhiều người lại tiếp tục bán đất, phá rừng

3.5 Trong chỉ đạo quản lý vẫn còn một số vấn đề chưa sát dân, nhiều nơi chưa nắm được dân, nên đã tạo sơ hở để Đạo tin lành phát triển (ở xã Thăng Hưng, huyện

Chư prông tỉnh Gia Lai năm 1987 Đạo tin lành chỉ có 11 hộ, đến nay đã phát triển lên tới 100 hộ với khoảng trên 500 khẩu) Địch tăng cường lợi dụng truyền bá đạo Tin Lành bằng các thủ đoạn mị dân dưới chiêu bàn hỗ trợ kinh tế lừa đảo gắn với xuyên tạc chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, kích động, các mâu thuẫn

Trang 19

sắc tộc, tư tưởng li khai

4 - Những tồn tại nêu trên do những nguyên nhân cơ bản sau:

a) Quyết định 656/TTg đưa ra được một số định hướng đúng, mang ý nghĩa tích

cực, song một số mục tiêu quy hoạch chưa thật sát thực

Năm 2000, nhiều chỉ tiêu tổng hợp đã tăng so với năm 1990 nhưng còn thấp thua

nhiều so với mức trung bình cả nước và các vùng khác: bằng 56% về GDP/người, 59%

về giá trị xuất khẩu bình quân đầu người so với mức trung bình cả nước; 75% số xã có

điện, 97% số xã có đường giao thông và 69% số xã có điện thoại đến các trung tâm xã;

97% số xã có cơ sở y tế Đến năm 2000 đã có 39,3% số trạm y tế có bác sỹ, 90,7% số

thôn bản có nhân viên y tế hoạt động; Ngân sách y tế bình quân đầu người thấp nhiều

lần so với vùng đồng bằng; tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm 24,9%;

Ngoài những nguyên nhân khách quan hạn hán, lũ quét và các nguyên nhân khác,

cũng còn do các nhân chính sau:

Trong 19 chỉ tiêu chủ yếu đề ra có 17 chỉ tiêu mới thực hiện được khoảng 70%; có

chỉ tiêu vượt (như diện tích cà phê, dâu tằm) nhưng do sự phát triển vượt quy hoạch,

không kiểm soát được nên khi có biến động về thị trường, sản phẩm ế đọng gây khó

khăn cho dân

Biểu 9 So sánh kết quả thực hiện một số chỉ tiêu phát triển KT - XH theo Quyết định

656

Những chỉ tiêu chính Đơn vị

tính

Theo Quyết định 656/TTg đến năm 2010

Thực hiện

1996 - 2000

1 Phát triển dân số ng.người 5 - 6 triệu (2010) 4,2

2 Tốc độ tăng trưởng GDP %/năm 12 - 14 12,5

- Công nghiệp, XDCB % 20 - 23 11,25

Trang 20

Sản lượng 103 tấn 300 > 500

9 Diện tích cao su 103 ha 350 (2010) 94,5

10 Diện tích chè 103 ha 16 - 17 (2010) 21,33 (2000) Sản lượng búp tươi 103 tấn 120 (2010) 105 (2000)

11 Diện tích điều 103 ha 50 (2010) 12 (2000)

12 Diện tích cây dâu 103 ha 40 - 45 (2010) 4

13 Diện tích cây bông 103 ha 20 (2010) 12,01

14 Diện tích mía 103 ha 20 - 25

16 Diện tích cây ăn quả 103 ha 60 (2010)

17 Tổng đàn bò 103 con 1000 (2010) 554 (2000)

trong đó bò sữa 103 con 10 (2010)

18 Xoá đói giảm nghèo - Xoá 100% hộ đói, giảm hộ nghèo 22% hộ nghèo

(2000)

19 Định canh định cư - ĐCĐC 6 vạn hộ; ổn định đời sống 1

triệu đồng bào dân tộc

b) Tổ chức chỉ đạo thực hiện chưa tốt, tuy Quyết định 656/TTg được ban hành, các

ngành và các địa phương đều có quy hoạch song chưa có sự chỉ đạo thống nhất về rà soát và thực hiện quy hoạch, cũng như chưa có kế hoạch cụ thể từng năm và các biện pháp chỉ đạo thực hiện để đạt hiệu quả Mặc dầu các ngành Trung ương đến Tây Nguyên nhiều, tổ chức nhiều cuộc hội nghị nhưng hiệu quả chỉ đạo thực hiện vẫn thấp, nhiều lĩnh vực phát triển tự phát, trong đó nổi bật là trồng cà phê, di dân tự do, bán đất, truyền đạo đã gây ra các hậu quả xấu

c) Địa bàn Tây Nguyên rộng (có những xã rộng bằng một huyện ở đồng bằng, có huyện rộng bằng một tỉnh), trong khi đó trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ lại hạn chế, dẫn đến không đi sâu, đi sát địa bàn, không sát được dân

Trang 21

PHẦN THỨ HAI Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây nguyên giai đoạn 2010 - 2010

(những đoạn trong ngoặc kép “ ” là trích Văn kiện

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX)

1) Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 - 2010 vùng Tây Nguyên

"Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng của xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh"

Trong quá trình phát triển đất nước "Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng

của cả nước cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, có lợi thế để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp sản xuất hàng hóa lớn kết hợp với công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp năng lượng và công nghiệp khai thác khoáng sản Xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng, an ninh, tiến tới thành vùng kinh tế động lực"

Từ định hướng phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước và của vùng phương

hướng phát triển chung vùng Tây Nguyên đén năm 2010 là:

- Khai thác hiệu quả hơn các tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên đất nông nghiệp, rừng; tiềm năng thuỷ điện và khoáng sản

- Phát triển sản xuất hàng hóa gắn với mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ

- Tham gia có hiệu quả trong việc phát triển hành lang Đông - Tây và gắn bó chặt chẽ với Duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ

- Tiếp tục thực hiện chủ trương phân bố lại lao động và dân cư, trên cơ sở có sự phân bổ và điều chỉnh nhất định để vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, nhất là ở các tuyến hành lang biên giới, song không làm ảnh hưởng tới việc bảo vệ rừng và môi trường

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên trong 10 năm tới (2001 - 2010)

Trang 22

1 Mục tiêu phát triển chung

a) Mục tiêu về kinh tế:

Chỉ tiêu

Mục tiêu quy hoạch đã phê duyệt đến năm

2010

Mục tiêu quy hoạch năm 2010

dự kiến điều chỉnh

1 Dân số trung bình (triệu người) 5 - 6 5,5 - 6

2 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm

4 Giá trị xuất khẩu, (triệu USD) 1850 1500

5.Tỷ lệ thu ngân sách so với GDP, (%) 25 22

Dự báo cơ cấu kinh tế Tây Nguyên vào năm 2010:

- Quy mô dân số Tây Nguyên giữ mức ổn định vào khoảng 5,5 - 6 triệu người

vào năm 2010 (kể cả tăng tự nhiên và tăng cơ học)

- Thực hiện xoá hộ đói vào năm 2005

24,9% hiện nay xuống dưới 13% năm 2005 và 5% vào năm 2010 Từng bước cải thiện

những điều kiện sinh hoạt cơ bản như: điện, nước, phương tiện thông tin liên lạc và

môi trường trong sạch,v.v xây dựng và phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập

quán tốt đẹp, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao

Trang 23

- Phấn đấu thực hiện giáo dục bắt buộc ở cấp tiểu học và một phần ở cấp trung học cơ sở chủ yếu ở thành phố Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để dần dần từng bộ phận tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế để có thể tiếp thu và sử dụng công nghệ hiện đại một cách tốt nhất

+ Đảm bảo cho nhân dân các dân tộc Tây Nguyên được hưởng thụ các dịch vụ

y tế tương đối có chất lượng hơn, có thuốc chữa bệnh, giá cả hợp lý và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhân dân

+ Đến 2010 phấn đấu thấp nhất có 85% lao động có nhu cầu việc làm có công

ăn việc làm để tạo thu nhập, có sự bình đẳng và công bằng trong xã hội, hạn chế khoảng cách giàu nghèo

+ Thực hiện tốt các vấn đề xã hội, nâng cao dần trình độ dân trí và mức sống

cho dân cư, trước hết là đồng bào các dân tộc ít người, đồng bào di cư tự do đang gặp khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc có cơ hội hòa nhập và hưởng mọi thành quả của sự phát triển

Phương phướng phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2010

a) Đối với phát triển nông lâm nghiệp Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tới

năm 2010 của cả nước nhấn mạnh "Phát triển với tốc độ nhanh theo hướng thâm canh

cây công nghiệp xuất khẩu (cà phê, chè, cao su, điều, tiêu, ) và các loại cây công nghiệp khác như bông, dâu tằm, cây dược liệu, cây ăn quả, rừng nguyên liệu giấy, và các loại cây đặc sản Gắn việc trồng rừng mới, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả với việc khôi phục và bảo vệ, chăm sóc rừng, giữ vững môi trường sinh thái và tăng nhanh độ che phủ của rừng Mở rộng diện tích và thâm canh cây ngô, phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, hạn chế tiến tới chấm dứt việc phá rừng làm nương rẫy Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế trang trại, " ở Tây

Nguyên phát triển lâm nghiệp là gắn đồng bào với rừng Trong những năm trước mắt cần bảo vệ cho được diện tích rừng hiện có, kết hợp khoanh nuôi, tái sinh rừng với trồng lại diện tích rừng tạp bằng rừng nguyên liêu công nghiệp có giá trị kinh tế cao nhằm không những giữ và tăng độ che phủ của rừng mà còn để phát triển kinh tế lâm nghiệp có hiệu quả, đảm bảo cân bằng sinh thái của Tây Nguyên và của cả vùng Nam Trung bộ, Đông Nam Bộ, một phần đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời trực tiếp liên quan tới hoạt động của các nhà máy thuỷ điện lớn đã và sẽ tiếp tục được xây dựng

b) Đới với công nghiệp vùng Tây Nguyên cần "Chú trọng phát triển công nghiệp

thuỷ điện, khai khoáng, chế biến nông, lâm sản tạo tiền đề để ổn định vùng nguyên liệu, thúc đẩy phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn" Tập trung phát triển công

nghiệp chế biến cà phê, cao su, công nghiệp thực phẩm Lựa chon, trang bị một số dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao từ cây công nghiệp, lâm sản, chăn nuôi, Xây dựng nhà máy bột giấy gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu; phát triển cơ khí sửa chữa, công nghiệp vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến bôxít; hoàn thành xây dựng thuỷ điện Yaly Từng bước hình thành một số khu công nghiệp tập trung

c) Đối với phát triền kết cấu hạ tầng cần "Phát triển các tuyến đường trong khu vực và các tuyến sang Lào và Cămpuchia Coi trọng việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nhất là đập thuỷ điện, đập chứa nước gắn với hệ thống kênh mương của các vùng sản xuất tập trung Kết hợp xây dựng giao thông với hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi, cầu

Trang 24

cống và các công trình phục vụ sản xuất và đời sống Phát triển mạng lưới bưu chính - viễn thông an toàn, thông suốt"

d) Đối với phát triển đô thị và nông thôn ở Tây Nguyên cần "Phát huy vai trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa trên từng vùng và địa phương, đi nhanh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mạnh công nghiệp và dịch

vụ, đi đầu trong việc phát triển kinh tế tri thức Tạo vành đai nông nghiệp hiện đại ở các thành phố lớn" Phát triển toàn diện nông thôn theo hướng quan tâm đến phát triển

nhanh về kinh tế - xã hội tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc Phát triển mạnh cây dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến Bảo vệ và

phát triển vốn rừng."Hoàn thành và ổn định vững chắc định canh, định cư Bố trí lại

dân cư, lao động theo quy hoạch đi đôi với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên Phát triển kinh tế trang trại Giảm bớt khoảng cách phát triển so với nông thôn đồng bằng"

e) Chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế mà nổi bật là trước đây nặng về phát triển hàng

hóa thì sắp tới kết hợp sản xuất tự cấp tự túc tới mức cần thiết để đồng bào có đủ lương thực, có việc làm, có thu nhập, ổn định đời sống Bên cạnh việc xây dựng nông, lâm nghiệp thành những mũi nhọn phải phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, các ngành nghề truyền thống, các ngành dịch vụ hỗ trợ và thúc đẩy nông lâm nghiệp phát triển Đồng thời với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đổi mới cơ cấu đầu tư

f) Phát triển nguồn nhân lực Trong những năm tới cần ưu tiên đầu tư cho phát

triển con người theo hướng "Nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ đi

đôi với tiếp tục thu hút vốn, phân bố dân cư và lao động theo qui hoạch" Đầu tư tới

dân, đầu tư cho vùng sâu, vùng xa để trong 10 năm tới vùng sâu vùng xa có nhiều mặt ngang với mức trung bình của toàn vùng; tạo điều kiện để đồng bào hoà nhập với quá trình công nghiệp, hiện đại hóa của đất nước

2 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây nguyên giai đoạn 2001 - 2005

"Với vị trí chiến lược và ưu thế về đất đai, tài nguyên, xây dựng Tây Nguyên giàu

về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng an ninh, tiến tới có vùng kinh tế động lực

Phát triển với tốc độ nhanh theo hướng thâm canh cây công nghiệp xuất khẩu (cà phê, chè, cao su, điều, hồ tiêu )và các loại cây công nghiệp khác như bông, dâu tằm, cây dược liệu, cây ăn quả, rừng nguyên liệu giấy, và các loại cây đặc sản Gắn việc trồng rừng mới, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả với việc khôi phục và bảo vệ, chăm sóc rừng, giữ vững môi trường sinh thái và tăng nhanh độ che phủ của rừng Mở rộng diện tích và thâm canh cây ngô, phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày, hạn chế tiến tới chấm dứt việc phá rừng làm nương rẫy Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế trang trại,

Tập trung phát triển công nghiệp chế biến cà phê, cao su, công nghiệp thực phẩm Lựa chọn, trang bị một số dây chuyền công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao từ cây công nghiệp, lâm sản, chăn nuôi Xây dựng nhà máy bột giấy Kon Tum gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, phát triển cơ khí sửa chữa, công nghiệp vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến boxit; hoàn thành xây dựng thuỷ điện Yaly Từng bước hình thành một số khu công nghiệp tập trung

Phát triển các tuyến đường trong khu vực và các tuyến sang Lào và Cămpuchia Coi trọng việc xây dựng hệ thống thuỷ lợi, nhất là đập thuỷ điện, đập chứa nước gắn với hệ thống kênh mương của các vùng sản xuất tập trung Kết hợp xây dựng giao

Ngày đăng: 23/02/2019, 00:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w