Về hệ thống giao thông đường biển, các điểm du lịch hàng đầu Việt Nam hiện nay đều có cảng đón khách du lịch tàu biển như: Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc,… Tuy nhiên, số lượng
Trang 1Báo cáo nghiên cứu trị trường
Du lịch và Bất động sản
du lịch Biển việt nam
(tháng 7/2018)
Trang 3Báo cáo nghiên cứu thị trường
Du lịch và Bất động sản
du lịch Biển việt nam
(tháng 7/2018)
Trang 409
PhẦn 2 Báo cáo ngành Du lịch Biển việt nam
PhẦn 1 Báo cáo tổng quan
5962666972757881
Quảng ninh nghiên cứu ThỊ Trường Tàu Du LỊch VỊnh
hạ Long - Quảng ninhThAnh hÓA
Quảng BÌnh
Đà nẴng Quảng nAM QuY nhƠn - BÌnh ĐỊnh PhAn ThiẾT - BÌnh ThuẬnPhÚ Quốc - Kiên giAngnhA TrAng - cAM rAnh
17
Trang 593 101
PhẦn 3 Báo cáo ngành Bất động sản
Du lịch Biển việt nam
PhẦn 4 đánh giá & tổng kết
Trang 7Lời tựa
Kính thưa Quý vị,
Du lịch toàn cầu đang ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, đưa con người ở các miền văn hoá khác nhau được kết nối trong yêu thương, thân thiện Du lịch toàn cầu trở thành động lực phát triển kinh tế ở hầu hết các quốc gia
Việt Nam đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để đầu tư phát triển Hơn 3.000 km
bờ biển với hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, 125 bãi biển mà hầu hết là bãi tắm đẹp, là món quà quý giá mà thiên nhiên vùng khí hậu nhiệt đới ban tặng cho Việt Nam Và trên suốt dải bờ biển từ Trà Cổ tới mũi Hà Tiên, người Việt sống hiền hòa trong đời sống văn hóa tinh thần phong phú,
ẩm thực tinh tế, cùng với một nền kinh tế mới nổi tăng trưởng bền vững, xã hội ổn định, trật tự
và an toàn
Như tên gọi của mình, chúng tôi coi dải đất thơ mộng ven biển của Việt Nam như viên pha lê đẹp đẽ và đáng trân quý Lấy du lịch – dịch vụ làm lĩnh vực đầu tư chiến lược, Crystal Bay được hình thành và phát triển với khao khát làm viên pha lê đẹp đẽ đó thêm tỏa sáng, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm du lịch của Châu Á bằng việc kiến tạo những điểm đến mới và bắt tay cùng các đối tác để phát triển những sản phẩm du lịch chất lượng cao
Với sứ mệnh này, chúng tôi hân hạnh gửi tới quý vị Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018) Chúng tôi hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những số liệu, thông tin hữu ích, hỗ trợ quá trình ra quyết định của các đối tác doanh nghiệp đang có ý định cùng chúng tôi tham gia đầu tư vào du lịch đầy tiềm năng tại Việt Nam
Trân trọng cảm ơn,
Crystal Bay
Trang 9báo cáo tổng quan
du lịch Việt nam
PHẦN 1
Trang 11bối cảnh chung
Trang 12• Nhu cầu du lịch, giải trí thường có xu hướng biến động cùng chiều với sự biến động của GDP.
• GDP ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và ngành nghệ thuật vui chơi giải trí đều tăng gấp 3 lần sau 10 năm, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp vào GDP của 2 ngành này không thay đổi nhiều, trung bình ở mức 0,62% đối với nghệ thuật, vui chơi, giải trí và 3,7% đối với ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập
liên quan đến hoạt động du lịch đều có xu
hướng tăng qua các năm, trong đó số lượng
cơ sở lưu trú tăng với CAGR giai đoạn 2008 -
2016 đạt 9,2%/năm, số lượng doanh nghiệp lữ
hành tăng 10,9%/năm
du lịch có mức đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định
Số lượng cơ sở lưu trú và doanh nghiệp lữ hành tăng nhanh
nhóm yếu tố kinh tế
GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam GDP ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và nghệ thuật, vui chơi, giải trí
Số lượng cơ sở lưu trú trên cả nước
Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế
Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
theo lĩnh vực (nghìn DN)
Trang 13Hiện tại, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông
Nam Á về tỷ trọng của chi tiêu cho phát triển cơ sở hạ
tầng, chiếm 5,8% GDP
Xét về cơ sở hạ tầng cho vận tải hàng không, hiện
đang có 21 sân bay hoạt động, gồm 12 sân bay quốc
nội và 9 sân bay quốc tế, trong đó 4 sân bay Nội Bài, Đà
Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh được xác định là cửa
ngõ quốc tế chính Đến năm 2030 tổng số sân bay khai
thác sẽ được nâng lên 28 sân bay, gồm 15 sân bay quốc
nội và 13 sân bay quốc tế, đồng thời tiến hành nâng
cấp, mở rộng 21 sân bay hiện hữu
Hệ thống giao thông đường bộ có tổng chiều dài
khoảng 24.203 km Trong đó đường cao tốc đã đưa
vào khai thác sử dụng có 14 tuyến với tổng chiều dài
816.671 km; Quốc lộ có tổng chiều dài 23.862 km
Về hệ thống giao thông đường biển, các điểm du lịch hàng đầu Việt Nam hiện nay đều có cảng đón khách
du lịch tàu biển như: Quảng Ninh, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Phú Quốc,… Tuy nhiên, số lượng cảng chuyên sâu về
Cùng với sự tăng của số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch (lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, ), tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này cũng tăng khá nhanh Đặc biệt, ngành khách sạn thu hút vốn FDI lớn với hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng như: Accor, IHG, Marriott, Hilton, Intercontinental, Movenpick, Double Tree by Hilton, Four Seasons, v.v Số dự án khách sạn mang thương hiệu nước ngoài tăng từ 30 vào năm 2010 lên đến 79 dự án vào cuối năm 2017
ngành khách sạn thu hút vốn Fdi lớn
tỷ trọng chi tiêu cho xây dựng cơ sở hạ tầng khá lớn, tuy nhiên còn kém hiệu quả
Vốn FDI đăng ký cấp mới qua các năm
(triệu USD) Vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm
Tỷ trọng chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng trên GDP (%)
Trang 14thế hệ millennial có thói quen chi tiêu cho du lịch khá thường xuyên
Dân số Việt Nam khá trẻ với
68% dân số nằm trong độ tuổi từ
15 đến 64 tuổi Trong đó thế hệ
Millennial (thế hệ được sinh ra
trong những năm 1980-1999) hiện
chiếm 35% dân số Việt Nam Đây là
nhóm đối tượng quan trọng trong
du lịch do họ có thói quen chi tiêu
cho du lịch khá thường xuyên, đồng
thời lại có đủ khả năng chi trả cho
các chuyến du lịch đó Thế hệ này
cũng là những đối tượng đặc biệt
quan tâm đến trải nghiệm và khám
phá, đề cao tư duy “sống xanh”, và
sẵn lòng chi trả mức giá cao hơn
cho du lịch xanh Tuy nhiên, thay
vì đến các nhà hàng và khách sạn
truyền thống, thế hệ này thường
có xu hướng tìm đến các địa điểm
mới lạ hoặc gần gũi với văn hóa địa
phương để trải nghiệm đời sống
của người dân tại các điểm du lịch
Đô thị hóa tạo động lực cho bất động sản nghỉ dưỡng tăng trưởng
Theo số liệu thống kê, hơn 40% dân số Việt
Nam sẽ sống tại các thành thị trong vòng 10 năm
tiếp theo Tỷ lệ dân số thành thị tăng lên dẫn đến
nhu cầu đối với các loại hình bất động sản nghỉ
dưỡng với mức giá hợp lý cũng tăng theo Cùng
với đó là sự tăng trưởng nhanh chóng trong mức
thu nhập của người dân, điều này dẫn đến nhu
cầu du lịch của đại đa số người dân ngày càng lớn
Tại Việt Nam, lượng khách nội địa đã tăng mạnh
trong những năm gần đây, từ mức 20,5 triệu lượt
năm 2008 lên mức 73,2 triệu lượt năm 2017
Dân số Việt Nam qua các năm
Cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi
Tỷ lệ dân thành thị
tại một số thành phố lớn 2017 Tỷ lệ dân thành thị của Việt Nam
Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng (triệu đồng)nhóm yếu tố XÃ hỘi
Trang 15công nghệ đã làm thay đổi ngành du lịch
Công nghệ đang xâm nhập du lịch ở tất cả các khâu, từ bước chuẩn bị cho chuyến đi cho đến việc lựa chọn khách sạn, lựa chọn điểm tham quan, đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong ngành phải thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp
Công nghệ giúp du khách dễ dàng hơn trong việc lựa chọn điểm du lịch dựa trên kinh nghiệm và đánh giá về địa điểm đó trên internet Thay vì phụ thuộc vào các công ty lữ hành, khách du lịch có thể tự sắp xếp chuyến
đi, lựa chọn loại hình phương tiện vận tải, lựa chọn khách sạn/nhà nghỉ phù hợp hay đặt trước các show diễn, đặt bàn, hoàn toàn qua internet
Công nghệ thực tế ảo là bước tiến lớn của công nghiệp du lịch, công nghệ này giúp khách du lịch có cái nhìn chính xác và chân thực hơn, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn điểm đến hoặc lựa chọn điểm lưu trú phù hợp nhất
nhóm yếu tố cÔng nghệ
Trang 16nhiều chính sách được đưa ra với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020
1 Luật du lịch 2017 có hiệu lực từ 01/01/2018 với nhiều điểm mới thông thoáng hơn, tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển Cụ thể, điều kiện phải ký hợp đồng với ít nhất 3 hướng dẫn viên đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế đã được bãi bỏ; việc đăng ký xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch tuân theo nguyên tắc tự nguyện thay vì bắt buộc như quy định trước đây; bổ sung quy định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; điều chỉnh điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo hướng rút ngắn khoảng cách về trình độ giữa hướng dẫn viên du lịch nội địa và quốc tế;
2 Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phê
duyệt ngày 03/08/2016, theo đó ưu tiên phát triển 4 dòng sản phẩm du lịch bao gồm: du lịch biển, đảo; du lịch văn hóa; du lịch sinh thái và du lịch đô thị Phát triển 7 vùng du lịch với các sản phẩm
du lịch đặc trưng; trong giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục quá trình định vị về thế mạnh sản phẩm biển đảo vịnh Hạ Long; nghỉ dưỡng biển, đảo Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận, cuối giai đoạn này tập trung đẩy mạnh phát triển sản phẩm nghỉ dưỡng biển cho khu vực các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận và đảo Phú Quốc để hình thành rõ nét hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo đủ lớn về quy mô và mạnh về chất lượng dịch vụ và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật
3 Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có hiệu lực từ ngày
01/02/2018 Theo đó, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ điều hành du lịch và hướng dẫn du lịch chỉ cần đáp ứng đủ tiêu chí sẽ có thể độc lập tự tổ chức mà không cần thông qua các tuyến trên thay vì phải đăng ký với Tổng cục Du lịch như trước đây Ngoài ra, việc công nhận tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cơ sở kinh doanh du lịch không còn là điều kiện mà là danh hiệu mang tính tự nguyện
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị đều xác định rõ mục tiêu của phát triển du lịch là trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên tinh thần trên, nhiều chính sách và chiếnlược mới đã được đưa ra
nhóm yếu tố PháP lÝ
Trang 18BẮC TRUNG BỘ
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế
Tham quan hệ sinh thái cao nguyên gắn với các sản
vật hoa, cà phê, voi.
Nghỉ dưỡng núi.
ĐÔNG NAM BỘ
TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,
Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà
Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh
Sản phẩm đặc trưng
Du lịch sinh thái, văn hóa gắn với văn
minh lúa nước sông Hồng.
Du lịch biển đảo.
Du lịch MICE.
VÙNG TRUNG DU, MIỀN NÚI BẮC BỘ
Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang,
Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn & Bắc Giang
Sản phẩm đặc trưng
Tham quan tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc
Tham quan hệ sinh thái núi cao, hang động, trung du.
Du lịch biên giới gắn với thương mại cửa khẩu.
QUY HOạCH TổNG THể DU LịCH VIệT NAM ĐếN NăM 2020,
TẦM NHìN ĐếN NăM 2030
VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
Sản phẩm đặc trưng
Du lịch biển, đảo.
Du lịch tham quan di sản kết hợp du lịch văn hóa.
Du lịch MICE.
Trang 19Chính sách cấp thị thực điện tử và cấp thị thực tại cửa khẩu của Việt Nam đã giúp đơn giản hóa quy trình, thủ tục cấp thị thực cho người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam Tuy nhiên hai chính sách này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế
thị thực là một trong những vướng mắc lớn nhất của ngành du lịch Việt nam hiện nay
Cấp thị thực điện tử
Nghị định 07/2017/NĐ-CP ngày 25/1/2017 quy định thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1/2/2017 Chính sách được đánh giá là có bước tiến bộ khi đến nay đã có 46 nước được cấp thị thực điện tử và có giá trị sử dụng tại 28 cửa khẩu quốc tế Tuy nhiên, việc thực hiện visa điện tử vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách vì đòi hỏi thời gian phê duyệt, số lượng quốc gia được cấp thị thực điện tử và số lượng cửa khẩu quốc tế được phép sử dụng còn hạn chế
Cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế
Tuy đã có chính sách cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế cho người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam, nhưng điều kiện của chính sách này còn khắt khe Theo đó, khách du lịch sẽ được cấp với điều kiện
đi qua nhiều nước trước khi đến Việt Nam hoặc xuất phát từ nước không có cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam hoặc vào Việt Nam theo chương trình du lịch của các công ty lữ hành quốc tế tại Việt Nam Do đó thông thường khách du lịch sẽ nhờ một công ty du lịch làm thủ tục trước rồi mới có thể đến cửa khẩu để được đóng dấu thị thực nhập cảnh và thanh toán phí
chính sách miễn thị thực còn nhiều bất cập
Số nước có công dân được miễn thị thực
còn ít
Tuy đã có sự cởi mở hơn trong chính sách miễn thị
thực, Việt Nam vẫn được đánh giá là nước có chính
sách thị thực khắt khe, hiện chỉ có 24 quốc gia có công
dân được miễn thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam,
trong khi các nước trong khu vực như Indonesia hiện
đang miễn thị thực cho công dân 168 nước; Malaysia
là 162 nước; tiếp sau là Singapore, Philippines miễn thị
thực cho công dân 159 nước; Thái Lan là 57 nước Các
nước này cũng đều áp dụng chính sách cấp thị thực tại
cửa khẩu và thị thực điện tử
Thời gian tạm trú cho phép ngắn
Trong khi các nước ASEAN đều miễn visa từ 30-90 ngày thì Việt Nam nhiều năm qua vẫn chủ yếu miễn ở mức 15 ngày, đồng thời không cho phép khách đã được miễn visa quay lại trong vòng 30 ngày - điều này càng gây khó khăn cho du khách khi muốn tham gia các tour du lịch kết hợp với các nước lân cận
Thời điểm công bố chính sách thị thực không hợp lý
Một bất cập nữa của chính sách này là việc Chính phủ thường công bố danh sách các nước được miễn thị thực thiếu bài bản, thường chỉ có hiệu lực trong vòng 4 đến 5 năm và được công bố trước khi có hiệu lực chỉ
Số lượng nước được miễn thị thực khi nhập cảnh
vào một số quốc gia
Trang 21du lịch Việt nam
Trang 22chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của Việt nam được cải thiện
Trong số 14 chỉ số thành phần của Việt
Nam, tài nguyên văn hóa, tài nguyên tự
nhiên và cạnh tranh giá là 3 chỉ số được
đánh giá cao (đứng thứ 30, 34 và 35/136
quốc gia)
Chỉ số tiếp cận công nghệ thông tin tại
Việt Nam đã được cải thiện nhiều (xếp thứ
80 - tăng 17 bậc) Tính đến nay, 71,26%
diện tích Việt Nam được phủ sóng 4G, con
số này là 95% đối với mạng 3G Trong thời
đại công nghệ số, mạng lưới công nghệ
thông tin là một kênh quan trọng trong
việc mang hình ảnh của Việt Nam đến với
du khách quốc tế
tốc độ tăng doanh thu từ khách du lịch tăng mạnh
Năm 2017 là năm thành công của Du lịch với tổng thu từ du lịch đạt 511.000 tỷ đồng tương đương 23 tỷ USD, tăng 27,5% so với năm 2016 và đóng góp khoảng 7,5% vào GDP của Việt Nam Nửa đầu năm 2018, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 312 nghìn tỷ đồng, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm trước
So với các nước trong khu vực thì mức thu từ khách du lịch của Việt Nam vẫn còn khá thấp cả về tổng thu
và doanh thu trên mỗi du khách do năng lực cạnh tranh còn hạn chế và kinh doanh dịch vụ du lịch chưa thực
sự hiệu quả Tuy nhiên, nguồn tài nguyên văn hóa, tự nhiên của Việt Nam rất tiềm năng và nhiều dư địa để phát triển cho ngành Du lịch
Một số chỉ tiêu cần được cải thiện như việc đảm bảo tính bền vững của môi trường (xếp thứ 129 - trong
đó, việc nghiêm trị đối với việc vi phạm luật môi trường và việc bảo vệ các loài động vật còn rất kém), hạ tầng dịch vụ du lịch (xếp thứ 113) và ưu tiên cho du lịch và lữ hành (xếp thứ 101)
Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành Việt Nam
Tổng thu từ khách du lịch Số lượt khách du lịch quốc tế đến và doanh thu từ khách du lịch quốc tế
tại một số thỊ trường năm 2016
Trang 23Việt nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới
Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ
tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới năm 2017
khi đón được 12,9 triệu lượt khách quốc tế và phục
vụ hơn 73 triệu lượt khách nội địa, tương ứng với mức
tăng 29% và 18,06% so với năm 2016 Năm 2015,
lượng khách quốc tế đến Việt Nam sụt giảm nhẹ do
sự giảm của lượng khách Trung Quốc (giảm 8,5%)
Sức hút khách du lịch đến Việt Nam tăng mạnh do
nhu cầu du lịch ra nước ngoài của các quốc gia tăng
mạnh, đặc biệt là Trung Quốc Ngoài ra, chính sách
cấp visa điện tử và miễn visa cho công dân một số
quốc gia cũng góp phần tăng sức hấp dẫn của du lịch
Việt Nam
Tốc độ tăng số lượt khách du lịch đến Việt Nam Tốc độ tăng số lượt khách du lịch đến trong 4 tháng đầu năm 2017
Số lượt khách du lịch đến Việt Nam qua các năm (Triệu lượt)
Trang 26năm 2017: gần 1/3 số du khách quốc tế đến Việt nam là người trung quốc
Khách du lịch Trung Quốc luôn dẫn đầu về
số lượng du khách đến Việt Nam và tiếp tục có
xu hướng tăng về tỷ trọng Nếu như năm 2014,
khách Trung Quốc chiếm 24% tổng số khách du
lịch đến Việt Nam, thì năm 2017, con số này đã
lên đến 31% - tương đương gần 1/3 tổng số lượt
khách quốc tế đến Việt Nam
Số lượng khách du lịch Hàn Quốc có sự tăng
trưởng ấn tượng, nguyên nhân giải thích cho điều
này là do mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và
Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong những năm
gần đây Năm 2017, 2,4 triệu lượt khách Hàn
Quốc đến Việt Nam, chiếm 19% tổng số lượt
khách quốc tế đến Việt Nam Sau Trung Quốc và
Hàn Quốc, Nhật Bản là quốc gia có số khách du
lịch đến Việt Nam nhiều nhất, đạt 0,8 triệu lượt
khách năm 2017 Sau đó lần lượt là các thị trường
Đài Loan, Hoa Kỳ, Nga, Malaysia, Úc,
doanh thu từ mua sắm và dịch vụ vui chơi giải trí của khách du lịch còn thấp
Khách quốc tế đến Việt Nam với mục đích
chính là đi du lịch nghỉ ngơi (chiếm trên 70%), vì
vậy, chi tiêu cho ăn uống và lưu trú là hai khoản
2017 theo các khoản chi tiêu (%) chi tiêu lớn
nhất, lần lượt chiếm 22,3% và 27,7% Trong khi
đó, chi tiêu cho mua sắm và dịch vụ tham quan,
vui chơi giải trí của khách du lịch còn khá thấp,
chiếm 13,4% và 11,9% Nếu so với các Dịch vụ
y tế quốc gia trong khu vực như Malaysia, Thái
Lan, Dịch vụ VH-TT-GT chi phí cho hoạt động vui
chơi giải trí ở đây chiếm 40 - 50%, thậm chí đến
60 - 70% tổng chi phí cho Mua hàng một chuyến
du lịch
Thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế
Dịch vụ đi lại bình quân khoảng 11 ngày, trong
đó thời gian lưu Dịch vụ ăn uống trú của khách
du lịch Trung Quốc là 10 ngày với mức chi tiêu
bình quân đạt 638 USD/người Trong Dịch vụ thuê
phòng khi đó, khách du lịch từ châu Âu lưu trú
trung bình15 ngày hoặc dài hơn với mức chi tiêu bình quân là 1.400 - 1.600 USD/người Khách du lịch đến từ Bắc Mỹ, Úc và New Zealand cũng có mức chi tiêu cao tương tự và có thời gian lưu trú lâu hơn
27.73 22.25 17.45 7.65
13.42 4.23
1.01 6.25
Dịch vụ thuê phòng Dịch vụ ăn uống Dịch vụ đi lại Dịch vụ tham quan Mua hàng Dịch vụ VH-TT-GT Dịch vụ y tế Khác
Cơ cấu trên tổng thu từ khách du lịch quốc tế năm
2017 theo các khoản chi tiêu (%)
Trang 27Đường hàng không ngày càng được khách du lịch nội địa ưu chuộng
Năm 2017, có khoảng 73,2 triệu lượt khách nội địa du lịch tại Việt Nam và hơn 50% trong số đó lựa chọn
ô tô làm phương tiện đi lại chính Hiệp định Asean Single Aviation Market có hiệu lực từ 1/1/2016 đã mở rộng thị trường hàng không trong khu vực, đặc biệt là hàng không giá rẻ khiến cho máy bay được chọn là phương tiện du lịch phổ biến chỉ sau ô tô Khách du lịch nội địa phần lớn đi du lịch theo hướng tự sắp xếp hơn đặt tour Tuy nhiên, tỷ lệ du khách du lịch theo tour có xu hướng tăng do các hãng du lịch cung cấp combo trọn gói với giá cả hợp lý, giúp du khách tiết kiệm chi phí và thời gian
khách du lịch nội địa chủ yếu chi tiêu cho ăn uống, lưu trú và đi lại
Bình quân 1 lượt khách du lịch nội địa trong ngày chi 1.305 triệu đồng, con số đó đối với lượt khách du lịch qua đêm là 4.590 triệu đồng Nhìn chung, du khách chi tiêu chính cho lưu trú, ăn uống và đi lại
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch năm 2016, đối với du khách nội địa du lịch trong ngày, chi phí cho ăn uống và đi lại chiếm 55,39% tổng chi phí du lịch Đối với du khách nội địa du lịch qua đêm, chi phí ăn uống, lưu trú, đi lại chiếm đến 69,16% tổng chi phí du lịch Chi phí cho hoạt động mua hàng chỉ chiếm khoảng
13 – 19% tổng chi phí du lịch mang lại doanh thu 26,35 tỷ đồng năm 2016 So với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (25%), Malaysia (33,1%), tỷ lệ chi phí mua hàng/ tổng chi phí du lịch ở Việt Nam còn thấp
Cơ cấu khách du lịch nội địa theo phương tiện sử dụng chính Cơ cấu khách du lịch nội địa theo hình thức chuyến đi
Chi tiêu bình quân 1 lượt khách du lịch nội địa
Trang 29báo cáo ngành
du lịch biển Việt nam
PHẦN 2
Trang 30Với quyết tâm đưa du lịch Quảng Ninh
phát triển lên một tầm cao mới, Quảng Ninh
đang tiếp tục đẩy mạnh nhiều giải pháp để
thúc đẩy phát triển du lịch toàn diện Cùng
với việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn 2030, Quảng Ninh đã và đang
khai thác, phát huy tối đa lợi thế về du lịch để
xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm du
lịch quốc tế của cả nước
khách du lịch
Số lượt khách du lịch đến Quảng Ninh qua các năm
Nguồn: Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh
Số lượng du khách đến Quảng Ninh năm
2017 đạt 10 triệu lượt khách, tăng mạnh ở
mức 20% so với năm 2016 Trong đó, khách
du lịch quốc tế tăng tới 22%, đạt 4,3 triệu
lượt, tương đương 33% tổng lượng khách
quốc tế đến Việt Nam Trong nửa đầu năm
2018, lượng du khách quốc tế tăng 14% so
với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 2,4 triệu lượt,
đứng thứ 3 cả nước sau TP.HCM và Hà Nội
Tốc độ tăng số lượt khách lưu trú đến Quảng Ninh
Với một dải bờ biển dài hơn 250km, thiên nhiên đã tạo cho Quảng Ninh một hệ thống tài nguyên
du lịch biển liên hoàn nối liền Vịnh Hạ Long với Vịnh Bái Tử Long, đảo Cô Tô, Trà Cổ, Vĩnh Thực Ngoài Vịnh Hạ Long - điểm du lịch nổi tiếng của du lịch Quảng Ninh đang thu hút hàng triệu du khách quốc tế đến tham quan mỗi năm - thì các điểm du lịch tại các khu du lịch biển khác như: Vân Đồn, Cô Tô, các đảo trên Vịnh Bái Tử Long cũng đang trở thành những điểm đến hấp dẫn của rất nhiều
du khách
QUẢNG NINH
Trang 31Nguồn: Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh
Nguồn: Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh
Tốc độ tăng trưởng trung bình của lượt khách đến Quảng Ninh giai đoạn 2010-2017 đạt hơn 17%/năm Trong đó tăng trưởng trung bình của khách quốc tế và khách nội địa tương ứng là 14,5%/năm và 21,4%/năm
Năm 2017, Quảng Ninh đón khoảng
4,3 triệu lượt khách quốc tế Trong đó,
khách du lịch từ Trung Quốc chiếm hơn
1/3 tổng khách du lịch quốc tế (36%),
tiếp theo đó là khách du lịch đến từ Hàn
Quốc chiếm 16%
Khách Trung Quốc thường đến Quảng
Ninh trong các dịp nghỉ dài của họ, trong
khi khách Châu Âu và Bắc Mỹ thường cao
vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 1
năm sau
Khách nghỉ đêm trên vịnh chủ yếu
là khách châu Âu (chiếm tỷ trọng 65 –
75%), còn lại là khách Trung Quốc, Hàn
Quốc và Việt Nam…
Thời gian lưu trú bình quân của khách
quốc tế tại Quảng Ninh là 2,57 ngày/lượt
khách, dài hơn so với thời gian lưu trú
bình quân của khách trong nước là 1,83
ngày/lượt khách Nhìn chung, số ngày
lưu trú của khách du lịch tại Quảng Ninh
có chiều hướng tăng, đặc biệt là khách
quốc tế, tuy nhiên vẫn còn ở mức trung
bình so với các tỉnh thành ven biển khác
Trang 32cơ sở hạ tầng và khí hậu
Đường hàng không
Nếu như hiện nay, khách du lịch nước ngoài phải bay đến Hà Nội, sau đó đi đường bộ thêm 3 đến 6 tiếng để đến Quảng Ninh, thì sang năm 2019, khi Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn đi vào hoạt động, khách du lịch có thể rút ngắn được thời gian và tiết kiệm chi phí đi lại rất nhiều khi đến với Quảng Ninh Dự kiến Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn sẽ đón chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 12/2018 và sẽ có 9 tuyến bay với khả năng đón tiếp khoảng 7.000 lượt khách mỗi ngày
Đến năm 2020, Cảng hàng không Quốc tế Vân Đồn sẽ có sân bay cấp 4E và sân bay quân sự cấp II, có đường cất hạ cánh (đường băng) dài 3,6km, rộng 45m; có tối thiểu 6 vị trí đỗ, công suất khai thác từ 2 – 2,5 triệu lượt khách/năm; cho phép các máy bay Boeing 777/787/747 – 400, Airbus A350 và tương đương
Giai đoạn định hướng đến năm 2030 sẽ nâng công suất khai thác lên 5 triệu lượt khách/năm, số vị trí đỗ tối thiểu là 12 máy bay
Đường bộ
Với nỗ lực gỡ bỏ nút thắt giao thông đường bộ hệ thống và tính liên kết vùng, hàng loạt các dự án hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được triển khai như: Dự án nâng cấp QL18 đoạn Hạ Long – Uông Bí,
Hạ Long - Mông Dương, Mông Dương - Móng Cái; nâng cấp QL18C đoạn Tiên Yên - Hoành Mô, đường tỉnh 340,
329, đường vành đai phía Bắc TP Hạ Long, QL18C, cảng Cái Lân… Đặc biệt, năm 2014 - 2015 Quảng Ninh đã tổ chức khởi công nhiều dự án hạ tầng giao thông mang tính chiến lược, như cao tốc Hạ Long – Hải Phòng, cao tốc
Hạ Long – Vân Đồn,
Đường biển
Song song với đầu tư hạ tầng đường bộ, hàng không, phát triển giao thông đường biển cũng được tỉnh quan tâm đầu tư mạnh mẽ Trong những năm gần đây, hệ thống cảng khách phục vụ phát triển du lịch tại Quảng Ninh đã được đầu tư nâng cấp hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế Điển hình là Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, là điểm nhấn trong bức tranh du lịch Quảng Ninh, cửa ngõ của Vịnh Hạ Long
Ngoài cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu, Quảng Ninh cũng đang gấp rút tiến hành xây dựng Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai tại vị trí sông Cửa Lục, được kỳ vọng sẽ trở thành một điểm tham quan hấp dẫn, điểm kết nối với các dự án, công trình liền kề, tạo điểm nhấn về cảnh quan du lịch của TP Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung
Đồng thời, để phát triển du lịch ra các tuyến đảo, song song với việc đầu tư mới bến tàu khách Cái Rồng (huyện Vân Đồn), các cảng, bến tàu khách tại các xã đảo đều được củng cố, nâng cấp an toàn và thuận lợi hơn; đáp ứng yêu cầu kết nối, thúc đẩy phát triển các loại hình dịch vụ - du lịch thành chuỗi liên kết bền vững
Khí hậu
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới với hai mùa khá rõ rệt là mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa Với khí hậu hai mùa đặc trưng và có sự chênh lệch nhiệt độ khá rõ rệt, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh trong mùa đông thường thấp hơn mùa hạ khá nhiều, khách du lịch nước ngoài cũng ưa chuộng các tỉnh ven biển miền Trung và miền Nam hơn trong thời gian này
Trang 33chiến lược phát triển du lịch của quảng ninh
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Quảng Ninh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc - 1 trong số 7 vùng du lịch của cả nước Theo
đó, vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc được xác định tập trung vào 6 sản phẩm du lịch chính:
Du lịch văn hóa gắn với văn minh lúa nước sông Hồng, du lịch biển đảo, du lịch MICE, du lịch sinh thái nông nghiệp nông thôn, du lịch lễ hội, tâm linh, du lịch cuối tuần, vui chơi giải trí cao cấp
Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tỉnh này đã xác định đẩy mạnh phát triển 4 vùng du lịch trọng điểm, gồm: vùng du lịch Hạ Long, vùng du lịch biên giới (Móng Cái - Trà Cổ), vùng du lịch tâm linh (Đông Triều - Uông Bí - Quảng Yên), vùng du lịch biển đảo cao cấp Vân Đồn - Cô Tô
Quảng Ninh định hướng mở rộng không gian du lịch Hạ Long gắn với Vân Đồn - Vịnh Bái Tử Long và các vùng phụ cận, đồng thời phát triển các không gian du lịch mới ở Hoành Bồ, Cẩm Phả, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà
Năm Du lịch Quốc gia 2018 - Hạ Long - Quảng Ninh với chủ đề “Hạ Long - Di sản, Kỳ quan - Điểm đến thân thiện” với hàng loạt các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra sôi nổi tại Quảng Ninh Đây là cơ hội lớn
để Quảng Ninh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến và khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế du lịch của địa phương, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế
Trang 34NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TÀU DU LỊCH
VỊNH HẠ LONG - QUẢNG NINH
Nguồn cung
Toàn Thị Trường
Theo số liệu thống kê của UBND
tỉnh Quảng Ninh, tính đến cuối năm
2017, Quảng Ninh có 466 tàu du lịch
hoạt động trên Vịnh Hạ Long và Vịnh
Bái Tử Long bao gồm: 304 tàu tham
quan, 160 tàu lưu trú (2.015 phòng) và
02 tàu nhà hàng Trong số tàu lưu trú
hoạt động có 132 tàu vỏ gỗ với 1.346
phòng (67% thị phần) và 28 tàu vỏ
thép với 669 phòng (33% thị phần)
Do tác động của các quy định tạm
thời về quản lý hoạt động tàu du lịch
trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long
của UBND tỉnh, Quảng Ninh ghi nhận
sự giảm nhẹ số lượng tàu du lịch hoạt
động trong giai đoạn 3 năm vừa qua
Số lượng tàu tham quan giảm -9% so
với năm 2015, tàu lưu trú giảm -20%
Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh
Quảng Ninh, tính đến cuối năm 2017,
Quảng Ninh có 466 tàu du lịch hoạt
động trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử
Long bao gồm: 304 tàu tham quan, 160
tàu lưu trú (2.015 phòng) và 02 tàu nhà
hàng Trong số tàu lưu trú hoạt động có
132 tàu vỏ gỗ với 1.346 phòng (67% thị
phần) và 28 tàu vỏ thép với 669 phòng
(33% thị phần)
Do tác động của các quy định tạm
thời về quản lý hoạt động tàu du lịch
trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long của
UBND tỉnh, Quảng Ninh ghi nhận sự giảm
nhẹ số lượng tàu du lịch hoạt động trong
giai đoạn 3 năm vừa qua Số lượng tàu
tham quan giảm -9% so với năm 2015,
tàu lưu trú giảm -20% so với năm 2015
Quy mô trung bình của tàu vỏ gỗ là 10
phòng/tàu; tàu vỏ thép là 24 phòng /tàu
Trang 35Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TÀU DU LỊCH
VỊNH HẠ LONG - QUẢNG NINH
Nguồn cung
Toàn Thị Trường
Theo số liệu thống kê của UBND
tỉnh Quảng Ninh, tính đến cuối năm
2017, Quảng Ninh có 466 tàu du lịch
hoạt động trên Vịnh Hạ Long và Vịnh
Bái Tử Long bao gồm: 304 tàu tham
quan, 160 tàu lưu trú (2.015 phòng) và
02 tàu nhà hàng Trong số tàu lưu trú
hoạt động có 132 tàu vỏ gỗ với 1.346
phòng (67% thị phần) và 28 tàu vỏ
thép với 669 phòng (33% thị phần)
Do tác động của các quy định tạm
thời về quản lý hoạt động tàu du lịch
trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long
của UBND tỉnh, Quảng Ninh ghi nhận
sự giảm nhẹ số lượng tàu du lịch hoạt
động trong giai đoạn 3 năm vừa qua
Số lượng tàu tham quan giảm -9% so
với năm 2015, tàu lưu trú giảm -20%
so với năm 2015
Quy mô trung bình của tàu vỏ gỗ
Tàu vỏ gỗ lớn nhất có quy mô 24 phòng là tàu Indochina Sail 04 (số đăng kiểm 6685 của Công ty TNHH Hương Hải Group) và tàu Hạ Long Jasmine (số đăng kiểm 5228 của Công ty TNHH TM & DV Dòng Di Sản Hạ Long).Quy mô trung bình của tàu vỏ thép là 24 phòng /tàu Tàu vỏ thép lớn nhất có quy mô 48 phòng là tàu Golden Cruises (số đăng kiểm 9999 của Công ty CP Du Lịch Thuyền Vàng 9999)
Toàn tỉnh Quảng Ninh hiện có 60 đơn vị kinh doanh hoạt động tàu lưu trú du lịch Top 05 đơn vị dẫn đầu về nguồn cung bao gồm:
- Công ty TNHH Du Thuyền Bhaya:
17 tàu lưu trú (15 tàu vỏ gỗ và 02 tàu
vỏ thép) với tổng số 185 phòng
- Công ty TNHH Vận Chuyển Khách Bài Thơ: 10 tàu lưu trú (08 tàu vỏ gỗ và
- Công ty TNHH Hạ Long Biển Ngọc: 07 tàu lưu trú (06 tàu vỏ gỗ và
01 tàu vỏ thép) với tổng số 73 phòng
Số lượng tàu thủy du lịch hoạt động tại Quảng Ninh hiện đang lớn hơn tại Hải Phòng Theo thống kê của Sở
Du lịch Hải Phòng, hiện trên địa bàn thành phố có 123 tàu du lịch, trong đó
có 47 tàu lưu trú (33 tàu vỏ gỗ và 14 tàu vỏ sắt)
Loại hình tàu du lịch lưu trú trên Vịnh có tỷ trọng nguồn cung phòng nhỏ nhất trong cơ cấu các cơ sở lưu trú tại Quảng Ninh Quy mô cụ thể các loại hình cơ sở lưu trú tại Quảng Ninh như sau:
- Khối khách sạn 3-5 sao: tổng số 41 cơ sở và 5.308 phòng;
- Khối khách sạn 1-2 sao: tổng số 190 cơ sở với 4.727 phòng;
- Khối nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: 883 cơ sở, 7.715 phòng;
- Các cơ sở lưu trú trên bờ chưa xếp loại: 316 cơ sở với 2.709 phòng
Trang 37Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)
Trang 39Báo cáo nghiên cứu thị trường Du lịch và Bất động sản du lịch biển Việt Nam (Tháng 7/2018)