1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận so sánh phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa án và Trọng tài.

22 403 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 37,74 KB

Nội dung

Khi phải đương đầu với các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng thương mại quốc tế, các nhà kinh doanh luôn muốn làm thế nào để giải quyết các tranh chấp đó một cách nhanh chóng, suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao nhất mà vẫn giữ được uy tín và bí mật kinh doanh. Vì thế, các nhà kinh doanh muốn biết và cần biết có những phương thức nào có thể được áp dụng để giải quyết các tranh chấp này.Khiếu nại và trung gian hòa giải là phương thức thường được sử dụng khi có tranh chấp xảy ra mà các bên trong hợp đồng muốn giải quyết trực tiếp với nhau. Song, trường hợp áp dụng các phương thức nêu trên mà không mang lại hiệu quả khi đó các bên bắt buộc phải áp dụng các phương thức khác mang tính chất bắt buộc cao hơn, đó là đi kiện trước các tòa án hoặc trọng tài thương mại. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những thế mạnh và điểm yếu riêng nên cần phải nắm rõ được ưu nhược điểm của chúng để có thể đạt hiểu quả cao nhất khi áp dụng.Do đó trong phạm vi bài này, em xin được so sánh phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa án và Trọng tài.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch

vụ thương mại giữa các thương nhân có quốc tịch khác nhau hoặc có trụ sởthương mại tại các nước khác nhau nhằm mục đích lợi nhuận Trong quan hệthương mại quốc tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau như sự khác biệt về mặtpháp luật, ngôn ngữ, tập quán… và nhất là sự thay đổi về điều kiện thực hiệnhợp đồng nên các tranh chấp phát sinh giữa các bên liên quan nhiều khi là khótránh khỏi Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc

tế là một trong những vấn đề vừa mang tính pháp lí vừa mang tính kỹ thuật đượccác nhà kinh doanh thương mại quốc tế rất quan tâm

Khi phải đương đầu với các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng thương mạiquốc tế, các nhà kinh doanh luôn muốn làm thế nào để giải quyết các tranh chấp

đó một cách nhanh chóng, suôn sẻ, đạt được hiệu quả cao nhất mà vẫn giữ được

uy tín và bí mật kinh doanh Vì thế, các nhà kinh doanh muốn biết và cần biết cónhững phương thức nào có thể được áp dụng để giải quyết các tranh chấp này.Khiếu nại và trung gian hòa giải là phương thức thường được sử dụng khi cótranh chấp xảy ra mà các bên trong hợp đồng muốn giải quyết trực tiếp vớinhau Song, trường hợp áp dụng các phương thức nêu trên mà không mang lạihiệu quả khi đó các bên bắt buộc phải áp dụng các phương thức khác mang tínhchất bắt buộc cao hơn, đó là đi kiện trước các tòa án hoặc trọng tài thương mại.Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những thế mạnh và điểm yếu riêng nên cầnphải nắm rõ được ưu nhược điểm của chúng để có thể đạt hiểu quả cao nhất khi

áp dụng

Do đó trong phạm vi bài này, em xin được so sánh phương thức giải quyếttranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa án và Trọng tài

Trang 2

B.NỘI DUNG

I Khái quát chung về phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại và phương thức Tòa án

1 Giải quyết tranh chấp bằng thương thức trọng tại thương mại

Trọng tài là phương pháp giải quyết tranh chấp đã có từ lâu đời và được ápdụng trong nhiều lĩnh vự khác nhau như dân sự, thương mại, kinh tế…

Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bằng cách giao vụviệc tranh chấp cho người thứ ba là các trọng tài viên để họ xét xử và ra quyếtđịnh cuối cùng trong trường hợp các bên không tự dàn xếp được với nhau bằngcon đường thương lượng trực tiếp đồng thời không muốn đưa vụ tranh chấp raxét xử tại tòa án thương mại

Phương pháp trọng tài được tiến hành theo một thủ tục nhất định và được kếtthúc bằng phán quyết trọng tài Sự khác biệt cơ bản giữa phán quyết của trọngtài với quyết định của tòa án là có giá trị chung thẩm, ràng buộc các bên và cóhiệu lực pháp lý tương tự quyết định của tòa án, trừ khi quyết định đó có nhữngsai sót dân đến vô hiệu

Trọng tài thương mại không có thẩm quyền xét xử đương nhiên đối với cáctranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại quốc tế Thẩm quyền của trọng tàithương mại nói chung được quy định trực tiếp hoặc gián tiếp trong hợp đồnghoặc các điều ước quốc tế có liên quan

Các loại trọng tài thương mại

Trên thế giới đã có nhiều mô hình tổ chức trọng tài khác nhau Ở mỗi giaiđoạn lịch sử, tùy từng điều kiện cụ thể mà mỗi nước lựa chọn cho mình mô hìnhthích hợp Về cơ bản có thể kể đến các loại trọng tài sau:

- Trọng tài chính phủ và trọng tài phi chính phủ

Trọng tài chính phủ là cơ quan tài phán giải quyết tranh chấp trong kinhdoanh do nhà nước thành lập, được nhà nước tài trợ bằng ngân sách quốc gia.Các trọng tài viên trong cơ quan này được coi là công chức nhà nước, làm công

ăn lương do ngân sách chi trả Ở Việt Nam từ ngày 30/6/1994 trở về trước tồn

Trang 3

tại tổ chức Trọng tài kinh tế nhà nước với chức năng chủ yếu là giải quyết cáctranh chấp từ hợp đồng kinh tế, cũng là một tổ chức trọng tài chính phủ.

Trọng tài phi chính phủ là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theonguyên tắc tự trang trải, không được ngân sách nhà nước tài trợ Trọng tài phichính phủ thường được thành lập trên cơ sở sự sáng lập của các trọng tài viêncăn cứ vào những quy định của Nhà nước hoặc theo đề nghị của tổ chức phichính phủ nào đó, thường là các phòng thương mại và công nghiệp ở các nước

- Trọng tài theo vụ việc và trọng tài quy chế

Trọng tài theo vụ việc là trọng tài được thành lập để giải quyết một vụ tranhchấp cụ thể, gồm các trọng tài viên do các bên lựa chọn Sau khi giải quyết xongmột vụ việc thì ủy ban trọng tài tự giải thể Đây là tổ chức trọng tài không tồn tạithường xuyên nên không có điều lệ và quy chế hoạt động riêng, cũng không cóquy tắc tố tụng cụ thể Vì thế, mỗi khi được lựa chọn các trọng tài viên có thểcùng nhau xây dựng thủ tục xét xử cho từng vụ việc

Trọng tài quy chế là tổ chức trọng tài hoạt động thường xuyên, có điều lệriêng và quy chế hoạt động cụ thể Mỗi tổ chức trọng tài quy chế đều đưa ra mộtbản quy tắc tố tụng hướng dẫn trình tự tiến hành trọng tài Các tổ chức trọng tàinày được gọi dưới các tên như tòa án trọng tài, trung tâm trọng tài hay hiệp hộitrọng tài…

2.Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Tòa Án

Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại tòa án là là hình thức giải quyếtthông qua hoạt động của cơ quan tài phán nhà nước Cơ quan tài phán nhà nước

có quyền nhân danh nhà nước đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thihành Do đó, trên thực tiễn đã có nhiều các trung tâm trọng tài thương mại quốc

tế thành lập và hoạt động, song phương thức giải quyết bằng tòa án vẫn có vaitrò quan trọng và được các bên lựa chọn như giải pháp cuối cùng để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình khi phương thức thương lượng và hòa giảikhông có hiệu quả cũng như không muốn giải quyết bằng trọng tài

Cơ sở pháp lý về thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với tranh chấp thương mại quốc tế:

Trang 4

Việc chọn lựa Toà án nước nào đó để giải quyết tranh chấp là do sự thoả thuận của các bên có tranh chấp Khi lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết tranh chấp, các bên cần lưu ý đến thẩm quyền của Toà án được lựa chọn, tính khách quan của Toà án được chọn đối với các chủ thể có tranh chấp, hiệu lực thihành bản án ở các nước có liên quan đến vụ kiện, thời gian xét xử vụ kiện, mức

án phí…

Việc quy định chức năng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục hoạt động của cơ quan

tư pháp (Tòa án) thuộc về chủ quyền của mỗi quốc gia Do vậy, pháp luật của mỗi quốc gia đều có những quy định về vấn đề này Đối với nhưng nước theo hệthống án lệ thì các án lệ (case law) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế

Cùng với các căn cứ pháp lý của luật quốc gia, điều ước quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quy định thẩm quyền của Tòa án các quốc gia giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế Có thể kể đến một số công ước quốc tếnhư là công ước La hay về tư pháp quốc tế, công ước Brussels về các vấn đề dân

sự và thương mại

Hệ thống Toà án nhân dân ở nước ta bao gồm:

– Toà án nhân dân tối cao

– Các Toà án nhân dân tỉnh, thành phố thuộc TW (gọi chung là Toà án nhân dâncấp tỉnh)

– Các Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung

là Toà án nhân dân cấp huyện)

– Các Toà án quân sự

– Các Toà án do luật định

– Trong trường hợp đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt

Trang 5

II So sánh phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế thống qua trọng tại và phương thức giải quyết thông qua Tòa án

Đây là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại không mang ý chíquyền lực nhà mà chủ yếu được giải quyết dựa trên nền tảng ý chí tự do lựachọn của các bên Quyền tự chủ được thể hiện như các bên có quyền lựa chọn cơquan trọng tài; lựa chọn hình thức trọng tài; lựa chon quy tắc tố tụng trọng tài;lựa chọn trọng tài viên để giải quyết tranh chấp cho mình không phụ thuộc vòanơi đặt trụ sở hoặc nơi cư trú của các bên tuỳ theo hình thức trọng tài mà cácbên lựa chọn, các bên có thể lựa chọn trọng tài viên trong một trung tâm trọngtài, trọng tài viên ở bất kì trung tâm trọng tài nào, hoặc người không có tên trongdanh sách trọng tài viên; các bên tranh chấp còn có quyền lựa chọn địa điểm,thời gian giải quyết tranh chấp từ đó có thể sắp xếp thời gian hợp lí vừa đảm bảoviệc giải quyết tranh chấp vừa điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh; đối vớicác vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài các bên có thể lựa chọn pháp luật áp

Trang 6

dụng để giải quyết tranh chấp và ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài; cácbên có thể chọn một Hội đồng Trọng tài dựa trên trình độ, năng lực

Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thể hiện tính năng

động, linh hoạt, mềm dẻo và tiết kiệm thời gian hơn

So với thủ tục chặc chẽ, không khỏi khiến các thương gia cảm thấy bị gò bò

và và đôi khi cảm thấy cứng nhắc của phương thức thông qua Tòa án thìphương thức trọng tại thương mại linh hoạt, và mềm dẻo hơn hẳn

Cụ thể như: các bên thông thường được tự do lựa chọn thời gian, địa điểmphương thức giải quyết tranh chấp theo phương thức tiện lợi, nhanh chóng, hiệuquả nhất cho các bên trong khuôn khổ pháp luật cho phép, thủ tục giải quyếttranh chấp thương mại cũng đơn giản, không có nhiều công đoạn tố tụng Nếunhư các bên lựa chọn trọng tài viên là người giải quyết tranh chấp thì hầu nhưkhông có quy định bắt buộc về thủ tục tố tụng nào Chỉ khi lựa chọn Hội đồngtrọng tài hoặc Trung tâm trọng tài, các bên mới phải tuân thủ thủ tục tố tụngtrọng tài Khi xem xét thực tiễn hoạt động của trọng tài thương mại ở mỗi quốcgia cũng như trên bình diện quốc tế, các nhà nghiên cứu đều nhận xét rằng quátrình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với thủtục tiến hành giải quyết tranh chấp tại Tòa án Mặc dù trong một vài trường hợp,tính nhanh chóng của thủ tục trọng tài có thể bị hạn chế và thời gian giải quyếttranh chấp phải kéo dài thêm, nhất là khi tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết địnhcủa trọng tài; tuy nhiên các bên tranh chấp vẫn đánh giá cao ưu điểm này củatrọng tài Thủ tục giải quyết thông qua trọng tài nhanh, gọn, linh hoạt đáp ứngđòi hỏi hoạt động thương mại của các bên có liên quan

Đồng thời hoạt động xét xử của Trọng tài là liên tục vì Hội đồng Trọng tài xét

xử vụ kiện là do các bên thỏa thuận lựa chọn, hoặc được chỉ định để giải quyết

vụ kiện, các trọng tài viên là người theo vụ kiện từ đầu đến cuối, họ có điều kiện

để nắm bắt và tìm hiểu thấu đáo các tình tiết của vụ việc Chính điều này có lợingay cả khi các bên luôn hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua đàmphán, trọng tài có thể hỗ trợ các bên đạt tới một thỏa thuận Tức là trong suốtquá trình giải quyết vụ việc thỏa thuận về sự hòa giải của hai bên luôn được lắng

Trang 7

nghe và được tạo điều kiện thuận lợi nhất để hòa giải để tìm được sự đồngthuận Điều mà ít khi xảy ra trong tố tụng kinh tế diễn ra tại các phiên tòa xét xửtranh chấp Nếu như các bên hòa giải thành công đã đồng ý thì ra biên bản hòagiải và công nhận biên bản

Hoạt động xét xử của trọng tài là liên tục cũng có thể làm tiết kiệm thời gian

và tăng hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp Trong khi đó giải quyếttranh chấp bằng Tòa án thường rất khó đạt được điều này bởi Tòa án phải giảiquyết nhiều tranh chấp cùng một lúc, do đó tình trạng án tồn đọng là điều khôngthể tránh khỏi

Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có khả năng giữ bí mật rất cao

bởi nguyên tắc của giải quyết tranh chấp trước trọng tài là không công khai Nội dung tranh chấp, danh tính và những bí mật liên quan đến kinh doanh củacác bên được giữ kín, đáp ứng nhu cầu tin cậy trong quan hệ thương mại Tínhbảo mật được thể hiện ở chỗ quá trình giải quyết tranh chấp sẽ được tổ chứcdưới hình thức họp kín và quyết định giải quyết tranh chấp chỉ được thông báocông khai khi được sự đồng ý của các bên

Còn đối với phương thức giải quyết bằng tòa án, việc tuân thủ nguyên tắc xét

xử công khai nên sẽ khó bảo đảm bí mật, uy tín kinh doanh của thương nhân Đối với các bên tham gia hợp đồng thương mại quốc tế, thì việc giữ bí mậtcác vụ kiện là rất quan trọng bởi vì bí mật nghề nghiệp, uy tín trên thươngtrường có ý nghĩa sống còn đối với họ Đặc biệt là những bí mật liên quan đến bíquyết công nghệ, chất lượng sản phẩm, bí quyết kinh doanh…Nếu những bí mậtnày bị tiết lộ, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh trong tươnglai của họ, do đó các thương nhân không một ai muốn tiết lộ các bí mật đó rabên ngoài Nhưng khi tranh chấp xảy ra, thì họ phải nhờ đến sự phân giải củabên thứ ba, khi đó, mặc nhiên những bí mật đó có thể bị tiết lộ nhất là khi giảiquyết tại tòa án bởi một trong các nguyên tắc xét xử tại tòa án là công khai Bởivậy, khác với nguyên tắc xét xử công khai tại tòa án, thì trọng tài lại hoạt độngtheo nguyên tắc xét xử kín, các quyết định của trọng tài không được công khai,nếu không được sự đồng ý của các bên Quy định này làm cho các bên, nhất là

Trang 8

bên thua, không cảm thấy lo ngại vì kết quả giải quyết tranh chấp có thể có tácđộng không tốt đến hoạt động kinh doanh của họ, điều đó có ý nghĩa lớn trongđiều kiện cạnh tranh.

Đồng thời, vì tố tụng tại trọng tài là tự nguyện nên việc thắng, thua trong tốtụng tại trọng tài kinh tế vẫn giữ được mối hoà khí lâu dài giữa các bên tranhchấp, đây là điều kiện không làm mất đi quan hệ hợp tác kinh doanh giữa cácđối tác Trong trường hợp xét xử công khai tại Tòa án thường dễ làm cho cácbên rơi vào thế đối đầu nhau với kết cục là một bên được thừa nhận như mộtngười chiến thắng, còn bên kia thấy mình là một kẻ thua cuộc, hơn nữa trongmột vụ tranh chấp, dù là nguyên đơn hay bị đơn, một khi đã ra toà thì uy tín củathương hiệu ít nhiều giảm sút nơi khách hàng Xét xử bằng trọng tài sẽ làm giảmmức độ xung đột căng thẳng của những bất đồng trên cơ sở những câu hỏi gợi

mở, sự hợp tác, thiện chí giữa các bên… Đó là những yếu tố tạo điều kiện để cácbên duy trì được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau và đặc biệt là sự

tự nguyện thi hành quyết định trọng tài cuả một bên sẽ làm cho bên kia có sự tintưởng tốt hơn trong quan hệ làm ăn trong tương lai

Thứ tư, trọng tài viên có kiến thức chuyên môn cao

Các trọng tài viên thường là người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trongmột số lĩnh vực cụ thể, như bảo hiểm, tài chính, vận tải, xây dựng… Nhữngtranh chấp chuyên ngành này đòi hỏi người phân xử phải có kiến thức rộng và

am hiểu trong lĩnh vực đó Do vậy, việc giải quyết sẽ được chính xác và kháchquan hơn

Hơn nữa, vì các bên được quyền tự lựa chọn trọng tài viên cho mình, họ cóthể là các luật sư, hay các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực nhưthương mại, tài chính ngân hàng… nên các bên linh động hơn trong việc lựachọn trọng tài viên phù hợp, trọng tài viên được chọn phần lớn là những người

đã quen biết và có tín nhiệm cao với các bên Họ có kinh nghiệm giải quyếttranh chấp thuộc các lĩnh vực chuyên môn (thương mại, đầu tư, bảo hiểm…)hơn hẳn các thẩm phán ở tòa án, do đó, thời gian xét xử sẽ ngắn, quyết định củatrọng tài sẽ sát thực, hợp lí và có độ tin cậy cao Đồng thời, quyết định của trọng

Trang 9

tài dường như không bị chi phối bởi yếu tố chính trị - điều thường gặp trong cácphán quyết của tòa án Vì thế, nó sẽ mang tính khách quan hơn các phán quyếtcủa tòa án

Ngoài ra, Luật của các nước cũng có quy định rõ tiêu chuẩn trọng tài viên Ví

dụ như ở Việt Nam, Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định rõ cánhân có năng lực hành vi dân sự, có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tếcông tác từ năm năm trở lên có thể là trọng tài viên Đặc biệt, Luật dành cho cácTrung tâm trọng tài quyền được đưa ra các tiêu chuẩn cao hơn đối với các Trọngtài viên trong danh sách của mình (khoản 3, Điều 20) Trong trường hợp đặcbiệt, các bên đương sự có thể lựa chọn dựa trên niềm tin của họ vào tính chuyênnghiệp, kiến thức chuyên môn, uy tín của cá nhân đó và trong trường hợp đó thìnhà chuyên môn nào cũng có thể được các bên chọn làm Trọng tài cho vụ việccủa họ (khoản 1, điểm c, Điều 20) Luật Trọng tài thương mại 2010 cũng khôngyêu cầu Trọng tài viên phải có quốc tịch Việt Nam Điều đó có nghĩa là ngườinước ngoài cũng có thể được chỉ định làm trọng tài viên ở Việt Nam nếu các bêntranh chấp hoặc tổ chức trọng tài tín nhiệm họ Quy định này đáp ứng nhu cầuthực tế trong giai đoạn Việt Nam tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế Đồng thờiviệc quy định những trọng tài viên phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu và năng lựcchuyên môn sẽ đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng và đúngđắn

Thứ năm, tuy là giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài - một tổ

chức phi Chính phủ, nhưng được hỗ trợ, đảm bảo về pháp lý của toà án trênnhiều mặt như: Xác định giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài; giải quyếtkhiếu nại về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; xét đơn yêu cầu huỷ quyết địnhtrọng tài; công nhận và thi hành quyết định trọng tài

Nhằm giúp cho cơ chế tố tụng trọng tài vận hành có hiệu quả, Luật Trọng tàicác nước cũng cho phép Hội đồng Trọng tài được thu thập chứng cứ, triệu tậpnhân chứng, áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời Đối với Việt Nam, thì

cơ chế này đươc quy định tại Điều 47, 48, 49 và 50 Luật Trọng tài thương mại

2010 Quy định này là sự tiếp thu những quy định mẫu của UNCITRAL được

Trang 10

thông qua 2006 Điều này cũng thể hiện sự tiếp thu và từng bước điều chỉnh của

cơ quan lập pháp Việt Nam để các quy định trọng tài thương mại Việt Nam hộinhập với các thông lệ quốc tế

Bên cạnh đó, kết quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại theo phươngthức trọng tài được đảm bảo bằng sự cưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước cóthẩm quyền Thể hiện củ thể Tại điều 66 của luật trọng tài thương mại 2010 quyđịnh về quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài

Với sự hỗ trợ từ phía cơ quan tư pháp, quyết định trọng tài được thi hành mộtcách triệt để tạo điều kiện cho tranh chấp được giải quyết một cách dứt điểm,tránh tình trạng một bên kéo dài thời gian thi hành án Có thể nói, đây là ưuđiểm nổi trội so với hai phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thươnglượng và hòa giải

Thứ sáu, phán quyết trọng tài là phán quyết chung thẩm không thể bị kháng

cáo, kháng nghị theo bất cứ thủ tục nào bởi vì tố tụng trọng tài là tố tụng mộtcấp

Quyết định trọng tài sẽ được thi hành nếu như quyết định đó là hợp pháp (khikhông có đơn yêu cầu huỷ quyết định trọng tài, hoặc hội đồng xét xử đã bác đơnyêu cầu huỷ quyết định trọng tài) các bên phải nghiêm chỉnh chấp hành Đây làđiểm khác biệt và cũng là ưu điểm hơn hẳn so với tòa án vì bản án, quyết địnhcủa tòa án có thể bị kháng cáo lên cấp trên Quyết định trọng tài được thực hiệnngay, đáp ứng yêu cầu khôi phục nhanh những tổn thất về tiền, hàng trong kinhdoanh thương mại Chính điều này tạo điều kiện cho tranh chấp được giải quyếtmột cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp

Ưu điểm này xuất phát từ quyền định đoạt của các bên, từ việc tự do lựa chọnphương thức trọng tài đến lựa chọn trọng tài viên cũng như thủ tục tố tụng Dovậy khi quyết định trọng tài đã được đưa ra thì các bên có nghĩa vụ thực hiện.nếu có khó khăn trong việc thi hành thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của cơ quan

tư pháp

Trang 11

Thứ bảy, phương thức giải quyết tranh chấp theo trọng tài thương mại được

sự thừa nhận của quốc tế

Trọng tài thương mại không đại diện cho quyền lực Nhà nước nên rất phù hợp

để giải quyết các tranh chấp mà các bên có quốc tịch khác nhau (Toà án nói làđược độc lập nhưng cũng dễ bị chi phối bởi quyền lợi dân tộc, do đó các bêntranh chấp có quốc tịch khác nhau thường không thích chọn toà án của nhau) Vìvậy, họ thường thích chọn trọng tài, nhất là trọng tài của nước thứ ba để đảmbảo tính khách quan trong việc giải quyết tranh chấp Công ước New York 1958

về công nhận và cho thi hành các quyết định của trọng tài nước ngoài đã quyđịnh rằng các nước thành viên của công ước này có nghĩa vụ công nhận và chothi hành phán quyết của trọng tài của nước bên kia cũng là thành viên

b) Nhược điểm

Thứ nhất, phán quyết của trọng tài, tuy là chung thẩm, nhưng bên bị đơn có

thể yêu cầu toà án xem xét lại, Tòa án có thể tuyên hủy quyết định trọng tài đó Như vậy quyết định trọng tài chưa phải là quyết định cuối cùng, bên thắng lợitrong giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng chưa chắc giành thắng lợi cuốicùng Như vậy, phán quyết của trọng tài nhiều lúc làm cho bên thắng kiện khôngyên tâm, mà lo ngại về việc nếu như phán quyết của Hội đồng trọng tài bị hủythì sẽ dẫn tới việc tranh chấp giữa các bên dường như vẫn còn nguyên và việcgiải quyết tranh chấp này sẽ lại phải bắt đầu lại từ đầu nếu họ muốn bảo vệquyền lợi của mình Điều này sẽ làm mất không ít thời gian, chi phí… ảnhhưởng rất nhiều tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp Cùng với đó việcthực thi các quyết định của Trọng tài không phải lúc nào cũng được thuận lợinhư thực thi bản án, quyết định của Tòa án

Thứ hai, trọng tài là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, không phải cơ quan

quyền lực nhà nước nên khi xét xử giải quyết tranh chấp gặp khá nhiều khókhăn

Điểm này lại là thế mạnh của Phương thức tòa án bởi vì bản án, quyết địnhcủa tòa án được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế của nhà nước Mục đích hàngđầu của nguyên đơn khi khởi kiện là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

Ngày đăng: 22/02/2019, 17:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w