1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thuyết các quan hệ con người trong tổ chức của mary parker pollet ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp

16 434 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 138 KB

Nội dung

Thuyết các quan hệ con người trong tổ chức của Mary Parker Pollet - Ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp Cách mạng công nghiệp diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19.. Nội dung quản l

Trang 1

Thuyết các quan hệ con người trong tổ chức của Mary Parker Pollet - Ứng dụng trong quản trị doanh nghiệp

Cách mạng công nghiệp diễn ra ở cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 Giai đoạn hai hay còn gọi là Cách mạng công nghiệp lần thứ hai tiếp tục ngay sau đó từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 Đây là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy

mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn

Cùng với nó là sự ra đời của các học thuyết kinh tế nói chung và các học thuyết về quản lý sản xuất để nâng cao năng suất nói riêng Từ những học thuyết này là nền tảng cho các nhà kinh tế học phát triển thành nhiều trường phái, nhiều lý thuyết khác

I CÁC LÝ THUYẾT CƠ BẢN ĐÃ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ QUẢN LÝ SẢN XUẤT TRONG THẾ KỶ 19 VÀ 20 NHẰM NÂNG CAO NĂNG SUẤT.

1.Thuyết quản lý khoa học của F.W.Taylor

Xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, trường phái quản lý cổ điển - còn gọi là trường phái phổ biến - gồm hai thuyết quản lý chính: thuyết quản lý theo khoa học (do F.W.Taylor là đại diện chủ yếu) và tiếp đó là thuyết quản lý tổng quát (do H.Fayol

đề xướng) Trường phái cổ điển đã đặt nền móng đầu tiên cho khoa học quản lý với những đóng góp có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ hoạt động quản lý trong xã

Trang 2

hội công nghiệp, mà những nội dung cơ bản của nó vẫn có giá trị cao cho đến bây giờ

Nội dung quản lý theo khoa học dựa trên các nguyên tắc sau:

- Xác định một cách khoa học khối lượng công việc hàng ngày của công nhân với các thao tác và thời gian cần thiết để bố trí quy trình công nghệ phù hợp (chia nhỏ các phần việc) và xây dựng định mức cho từng phần việc Định mức được xây dựng qua thực nghiệm (bấm giờ từng động tác)

- Lựa chọn công nhân thành thạo từng việc, thay cho công nhân “vạn năng” (biết nhiều việc song không thành thục) Các thao tác được tiêu chuẩn hóa cùng với các thiết bị, công cụ, vật liệu cũng được tiêu chuẩn hóa và môi trường làm việc thuận lợi Mỗi công nhân được gắn chặt với một vị trí làm việc theo nguyên tắc chuyên môn hóa cao độ

- Thực hiện chế độ trả lương (tiền công) theo số lượng sản phẩm (hợp lệ về chất lượng) và chế độ thưởng vượt định mức nhằm khuyến khích nỗ lực của công nhân

- Phân chia công việc quản lý, phân biệt từng cấp quản lý Cấp cao tập trung vào chức năng hoạch định, tổ chức và phát triển kinh doanh, còn cấp dưới làm chức năng điều hành cụ thể Thực hiện sơ đồ tổ chức theo chức năng và theo trực tuyến; tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục

Với các nội dung nói trên, năng suất lao động tăng vượt bậc, giá thành thấp; kết quả cuối cùng là lợi nhuận cao để cả chủ và thợ đều có thu nhập cao Qua các nguyên tắc kể trên, có thể rút ra các tư tưởng chính của thuyết Taylor là: tối ưu hóa quá trình sản xuất (qua hợp lý hóa lao động, xây dựng định mức lao động); tiêu chuẩn hóa phương pháp thao tác và điều kiện tác nghiệp; phân công chuyên môn

Trang 3

hóa (đối với lao động của công nhân và đối với các chức năng quản lý); và cuối cùng là tư tưởng “con người kinh tế” (qua trả lương theo số lượng sản phẩm để kích thích tăng năng suất và hiệu quả sản xuất) Từ những tư tưởng đó, đã mở ra cuộc cải cách về quản lý doanh nghiệp, tạo được bước tiến dài theo hướng quản lý một cách khoa học trong thế kỷ XX cùng với những thành tựu lớn trong ngành chế tạo máy

Thuyết quản lý theo khoa học chủ yếu đề cập đến công việc quản lý ở cấp cơ sở với tầm vi mô Tuy nhiên, nó đã đặt nền móng rất cơ bản cho lý thuyết quản lý nói chung, đặc biệt về phương pháp làm việc tối ưu (có hiệu quả cao), tạo động lực trực tiếp cho người lao động và việc phân cấp quản lý Các thuyết quản lý và trường phái quản lý khác vừa kế thừa thành tựu đó, vừa nâng cao những nhân tố mới để đưa khoa học quản lý từng bước phát triển hoàn thiện hơn

2 Thuyết quản lý tổng quát của H.Fayol.

Qua tác phẩm chủ yếu “Quản lý công nghiệp và tổng quát” xuất bản năm 1949, Henri Fayol (người Pháp, 1841 – 1925) đã tiếp cận vấn đề quản lý ở tầm rộng hơn

và xem xét dưới góc độ tổ chức – hành chính

Tư tưởng chủ yếu của thuyết Fayol là nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ chức

quản lý xí nghiệp, xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào bộ máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản lý Ông cho rằng thành công

của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà chủ yếu nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phương pháp mà họ sử dụng Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dưới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất Tư tưởng quản lý đó phù hợp với hệ

Trang 4

thống kinh doanh hiện đại, và từ những nguyên lý đó có thể vận dụng cho việc quản lý các loại tổ chức thuộc lĩnh vực khác

Những vấn đề mà thuyết Fayol đã giải đáp khá rõ ràng là nội hàm của khái niệm

quản lý, các chức năng cơ bản của quản lý, cơ cấu tổ chức quản lý và nguyên tắc

vận hành của guồng máy tổ chức

Trước hết, ông phân chia toàn bộ các hoạt động của xí nghiệp thành 6 nhóm công việc chính gồm:

- Kỹ thuật (khai thác, chế tạo, chế biến)

- Thương mại (mua bán, trao đổi)

- Tài chính (huy động vốn, sử dụng vốn)

- An ninh (bảo vệ tài sản và nhân viên)

- Kế toán (kiểm kê tài sản, theo dõi công nợ, hạch toán giá thành, thống kê)

- Quản lý - điều hành (kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp, kiểm tra) Mặt khác, Fayol cũng cho rằng quản lý không phải là đặc quyền và trách nhiệm riêng của cá nhân người đứng đầu, mà được phân chia cho các thành viên khác trong hệ thống tổ chức quản lý Từ đó, ông đưa ra trật tự thứ bậc trong hệ thống đó gồm 3 cấp cơ bản: cấp cao là Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành; cấp giữa là các người tham mưu và chỉ huy thực hiện từng phần việc, từng công đoạn; cấp thấp là các người chỉ huy tác nghiệp ở từng khâu Trật tự đó thể hiện sự phân phối quyền lực và trách nhiệm với ranh giới rõ ràng

Fayol cũng đề ra 14 nguyên tắc về quản lý để vận dụng linh hoạt:

Trang 5

- Phân chia công việc: sự phân chia công việc, đảm bảo sự chuyên môn hóa

là rất cần thiết Nó đảm bảo công việc được hoàn thành nhanh chóng và có chất lượng cao

- Thẩm quyền và trách nhiệm: có quan hệ mật thiết với nhau Quyền hạn phải gắn liền với trách nhiệm Giao trách nhiệm mà không giao quyền thì công việc không hoàn thành được Có quyền quyết định mà không chịu trách nhiệm về quyết định đã đưa ra thì sẽ dẫn tới thói vô trách nhiệm và hậu quả xấu

- Kỷ luật: là sự tôn trọng những thỏa thuận đạt đến sự tuân lệnh, tính chuyên cần Fayol tuyên bố rằng kỷ luật đòi hỏi có những người lãnh đạo tốt ở mọi cấp, chất lượng và hiệu quả cao trong kinh doanh

- Thống nhất chỉ huy: Nguyên tắc này có nghĩa là nhân viên chỉ được nhận mệnh lệnh từ một thượng cấp mà thôi

- Thống nhất điều khiển: theo nguyên tắc này thì một nhóm hoạt động có cùng một mục tiêu phải có người đứng đầu và phải có kế hoạch thống nhất Nguyên tắc này có liên quan đến đoàn nhóm hơn là đối với cá nhân, nhân viên như

ở nguyên tắc trên

- Cá nhân lợi thuộc lợi ích chung: nguyên tắc này tự nó đã giải thích rõ Tuy nhiên, theo H Fayol khi có sự khác biệt không thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung thì cấp quản trị phải hòa giải hợp lý

- Thù lao: cách trả công phải công bằng, hợp lý và mang lại sự thỏa mãn tối

đa có thể cho chủ và thợ

- Tập trung và phân tán: nguyên tắc này của H Fayol nói lên mức độ quan

hệ và thẩm quyền giữa tập trung và phân tán Chuẩn mực của mối quan hệ này phải dẫn đến ‘năng suất toàn bộ cao nhất’

Trang 6

- Cấp bậc, tuyến hay ‘xích lãnh đạo’: trong quản trị phải có ‘xích lãnh đạo’

từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất Phải đảm bảo nguyên tắc, không được đi trật khỏi đường dây Sự vận dụng phải linh hoạt, không cứng nhắc

-Trật tự hay sắp xếp người và vật vào đúng chỗ cần thiết: H.Fayol cho rằng vật nào, người nào cũng có chỗ riêng của nó Phải đặt cho đúng vật nào, người nào vào chỗ nấy Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc sắp xếp, sử dụng người và dụng cụ, máy móc

- Công bằng: sự công bằng trong cách đối xử với cấp dưới và nhân viên cũng như lòng tử tế đối với họ là sự cần thiết tạo nên lòng trung thành và sự tận tụy của nhân viên đối với xí nghiệp

- Ổn định nhiệm vụ: sự ổn định nhiệm vụ là nguyên tắc cần thiết trong quản trị Nó đảm bảo cho sự hoạt động với mục tiêu rõ ràng và có điều kiện để chuẩn bị chu đáo Sự thay đổi luôn luôn không cần thiết và thiếu căn cứ tạo nên những nguy hiểm do thiếu ổn định kèm theo những lãng phí và phí tổn to lớn

- Sáng kiến: sáng kiến được quan niệm là sự nghĩ ra và thực hiện công việc một cách sáng tạo Fayol khuyên các nhà quản trị nên ‘hy sinh lòng tự kiêu cá nhân’ để cho phép cấp dưới thực hiện sáng kiến của họ Điều này rất có lợi cho công việc

- Tinh thần đoàn kết: nguyên tắc này nói rằng đoàn kết luôn tạo ra sức mạnh Sự thống nhất, sự đoàn kết nhất trí trong cộng đồng mang lại những hiệu quả to lớn.

Cùng với thuyết Taylor, thuyết này đã đề ra được hàng loạt vấn đề quan trọng của quản lý (như chức năng, nguyên tắc, phương pháp), vừa chú trọng việc hợp lý hóa lao động vừa quan tâm cao đến hiệu lực quản lý, điều hành

Trang 7

3 Thuyết các quan hệ con người trong tổ chức của Mary Parker Pollet.

Thuyết quản lý của bà Mary Parker Follet (1868 – 1933) thể hiện các nội dung

chủ yếu sau:

Giải quyết mâu thuẫn:

M.P.Follet quan niệm mâu thuẫn không phải là sự tranh chấp mà là sự khác biệt về

ý kiến Nó không xấu và cũng không tốt, tất cả tuỳ thuộc sự nhận biết của nhà quản

lý để có thể sử dụng hay loại trừ (giống như hiện tượng ma sát trong vật lý)

Có 3 phương pháp chủ yếu để lựa chọn khi giải quyết mâu thuẫn, đó là: áp chế, thỏa hiệp và thống nhất Áp chế đem lại thắng lợi dễ dàng cho nhà quản lý, nhưng không làm cho người lao động tự nguyện chấp nhận, để lại hậu quả lâu dài Thỏa hiệp thường được các Công đoàn thực hiện song chỉ là chấp nhận tạm thời Phương pháp thống nhất là tốt nhất vì nó tạo ra giá trị phụ trội lớn hơn tổng giá trị của các

cá thể, giải quyết được triệt để mâu thuẫn Cần công khai mâu thuẫn, sau đó xem xét ý muốn của mỗi bên, tìm ra “tiếng nói chung” như là nhu cầu chung cần đạt

Ra mệnh lệnh:

Ra mệnh lệnh quản lý là việc cần thiết, song không coi đó là sự áp đặt theo “chủ nghĩa ông chủ” khiến người chấp hành thụ động thiếu tự nguyện Ra mệnh lệnh phải đạt tới sự thống nhất với thái độ phù hợp tâm lý đối tượng, trong đó họ thấy

sự cần thiết và phần trách nhiệm chung, không bị thúc ép miễn cưỡng

Quyền lực và thẩm quyền:

Phân biệt quyền lực do tổ chức “ban” cho với thẩm quyền (quyền hạn) được sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ cần tiến hành Nhà quản lý cần tập trung vào thẩm quyền (quyền lực liên kết) thay vì quyền lực tuyệt đối; gắn với chức năng thay vì chức vị

Trang 8

Trách nhiệm tích luỹ:

Đó là trách nhiệm chung mà mỗi cấp quản lý dự phần trong việc ra quyết định và người thừa hành ý thức được Cần tăng cường các mối quan hệ ngang (phối hợp – cộng tác) thay vì chỉ điều khiển – phục tùng

Lãnh đạo và điều khiển:

Quyền điều khiển thuộc về người lãnh đạo (đứng đầu) Người đó phải có hiểu biết sâu rộng nhất về hoàn cảnh cần có quyết định; phải có năng lực thuyết phục; biết tạo điều kiện và rèn luyện cho cấp dưới biết cách tự điều khiển, tự ra quyết định và chịu trách nhiệm

Pollet cho rằng, trong quá trình làm việc, người lao động có các mối quan hệ giữa

họ với nhau và giữa họ với một thể chế tổ chức nhất định bao gồm:

-Quan hệ giữa công nhân với công nhân

-Quan hệ giữa công nhân với các nhà lãnh đạo, quản trị

Ðồng thời tác giả cũng nhấn mạnh, hiệu quả của lãnh đạo, quản trị phụ thuộc vào việc giải quyết các mối quan hệ này

* Những quan điểm về hành vi con người: các tác giả trong trường phái này cho rằng hoạt động của con người phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tâm lý xã hội Chính các yếu tố này tạo nên các quan hệ tốt đẹp trong quá trình lao động, từ đó mà có thể đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc

Ðiển hình trong quan điểm này là các nghiên cứu về các tác động tâm lý vào quá trình lao động tại Western Electric’s Hawthorne Plant Công trình nghiên cứu này gọi là những nghiên cứu Hawthorne Trong nghiên cứu đó, các tác giả đã sử dụng các biện pháp tạo cho công nhân cảm giác tâm lý là họ đang được các nhà lãnh đạo, quản trị chú ý đến như:

Trang 9

- Thay đổi chế độ sáng (tăng và giảm độ sáng).

- Thay đổi về tiền lương

- Thay đổi thời gian làm việc

Sự thay đổi này đã dẫn đến các tác động tâm lý làm tăng năng suất lao động Tiếp cận các động cơ về hành vi của con người: các tác giả đã tập trung nghiên cứu vào các yếu tố tác động vào hành vi của con người trong quá trình làm việc với tư cách

là động cơ làm việc của họ

Chúng ta có thể để ý rằng kỹ thuật nhận thức, với nghĩa hết sức thực tiễn, là hiện thân của sự suy xét cả những khía cạnh kỹ thuật lẫn những khía cạnh con người của tổ chức Cho đến nay, khái niệm kỹ năng, với tư cách là khả năng biến kiến thức thành hành động, phải giúp cho con người ta phân biệt được ba kỹ năng:

Kỹ năng kỹ thuật

Kỹ năng kỹ thuật là yếu tố tạo ra nhiều điểm ưu việt của công nghiệp hiện đại Nó

là yếu tố không thể thiếu của một hoạt động có hiệu quả Tuy nhiên, kỹ năng kỹ thuật có tầm quan trọng lớn nhất là tại những cấp quản Việc phân tách công việc quản lý hiệu quả thành ba chức năng cơ bản như vậy trước hết có ích cho mục đích phân tích

Kỹ năng con người

Kỹ năng con người là khả năng của người quản lý trong việc lao động một cách có hiệu quả với tư cách là một thành viên của nhóm và động viên cố gắng hợp tác trong nhóm mà ông ta lãnh đạo Kỹ năng này được phổ diễn trong cái cách một cá nhân nhận thức các cấp trên của anh ta, nhận thức những người ngang cấp với anh

Trang 10

ta và những người cấp dưới của anh ta, cũng như trong cái cách anh ta hành động sau đó

Để hoạt động có hiệu quả, kỹ năng này phải được phát triển một cách tự nhiên và

vô ý thức, cũng như phải phù hợp, phô diễn trong những hành vi cá nhân đó Nó phải trở thành một bộ phận cấu thành của toàn bộ bản chất của anh ta

Kỹ năng nhận thức

Kỹ năng nhận thức bao gồm khả năng bao quát doanh nghiệp như một tổng thể Khả năng này bao gồm việc thừa nhận các tổ chức khác nhau của tổ chức phụ thuộc lẫn nhau như thế nào, và những thay đổi trong một bộ phận bất kỳ ảnh hưởng đến tất cả những bộ phận khác như thế nào Khả năng này cũng mở rộng đến việc hình dung được mối quan hệ giữa một cá thể doanh nghiệp với tất cả ngành công nghiệp, với cả cộng đồng, và các lực lượng chính trị, xã hội và kinh tế trên cả nước với tư cách là một tổng thể Thừa nhận những mối quan hệ này và nhận thức được những yếu tố nổi bật trong bất kỳ tình huống nào, người quản lý khi đó sẽ có thể hành động theo cách nào nâng cao được phúc lợi tổng thể của toàn

bộ tổ chức

Trên thực tế, những kỹ năng này có liên quan mật thiết với nhau đến mức khó mà xác định được đâu là điểm một kỹ năng kết thúc và kỹ năng khác bắt đầu Mặc dầu tất cả ba kỹ năng đều quan trọng tại mỗi cấp quản lý, song tầm quan trọng tương đối của kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng con người và kỹ năng nhận thức của nhà quản lý cũng thay đổi tùy theo những cấp trách nhiệm khác nhau

Ngày đăng: 22/02/2019, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w