Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện
Trang 1Đất nước Việt Nam đang trên con đường đổi mới phát triển và đi lên, chúngta đã dần dần khẳng định vị trí của mình trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, xã hội, chínhtrị và văn hoá Bây giờ mỗi khi nhắc đến Việt Nam bạn bè quốc tế sẽ không chỉnhắc đến một Việt Nam kiên cường trong chiến tranh mà họ đã còn biết thêm rằngchúng ta có một nền chính trị ổn định, kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngàycàng văn minh Để có được những thành tựu đó chúng ta đã và đang phải rất cốgắng trong công cuộc xây dựng đất nước Đồng thời nhờ có chính sách đổi mới,mở cửa hội nhập kinh tế toàn cầu và sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà Nướcmà bộ mặt đất nước ta đang thay đổi từng ngày từng giờ Xây dựng cơ bản là mộthoạt động mang tính chất tiền đề để tạo nên cơ sở vật chất cho quá trình tái sảnxuất sản phẩm cho xã hội, hay nó tạo ra tài sản cố định quyết định đến sức mạnhcủa nền kinh tế và sức cạnh tranh của nền kinh tế đó Cùng với xây dựng cơ bản,lĩnh vực Bưu Chính Viễn Thông phát triển trên nền tảng tiến bộ của xã hội.Trongnhững năm gần đây, các hệ thống thông tin được phát triển mạnh mẽ hơn bao giờhết, đáp ứng được phần nào sự bùng nổ thông tin trên toàn thế giới Nó đã đem lạirất nhiều tiện ích cho con người và chúng ta đang từng ngày thấy được sự ảnhhưởng của nó đến từng người, từng lĩnh vực và trong từng thời điểm.Việt Namcũng không nằm ngoài xu hướng quốc tế đó, các công trình viễn thông đang đượcxây dựng rộng rãi trải rộng từ Nam ra Bắc
Lĩnh vực XDCB được coi là một ngành kinh doanh đặc thù vì vậy trong mộtthời gian phát triển nhu cầu có 1 chế độ kế toán phù hợp với những đặc điểm riêngcủa ngành Xuất phát từ nhu cầu cấp bách đó ngày 16/12/1998 Bộ Tài Chính đãcho ban hành chế độ kế toán trong doanh nghiệp XDCB theo QĐ 1864/QĐ/CĐKTban hành “Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp” áp dụng cho doanh nghiệp xâylắp từ 01/01/1999 Chính quyết định này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thựchiện công tác kế toán ở doanh nghiệp xây lắp.
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào kế toán luôn là công cụ quản lý hữu hiệunhất, đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin quản trị cho doanh nghiệp Đặcbiệt đối với các doanh nghiệp sản xuất thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm là một trong những phần hành kế toán quan trọng nhất tronghệ thống kế toán ở doanh nghiệp.Cũng giống như các ngành sản xuất khác, khi sảnxuất, doanh nghiệp xây lắp cần biết các hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏvào quá trình sản xuất và kết tinh vào công trình là bao nhiêu Do vậy, việc xácđịnh giá thành sản phẩm xây lắp một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ có một ýnghĩa vô cùng to lớn trong công tác quản lý hiệu quả đồng thời đảm bảo chấtlượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp Hơn thế nữa, nó
Trang 2điều này, doanh nghiệp luôn phải tìm biện pháp hạ giá thành sản xuất cho phù hợpvới nhu cầu của thị trường Thêm vào đó để tính giá thành một cách chính xác,doanh nghiệp cần phải hiểu rõ chi phí sản xuất và tìm cách tiết kiệm chi phí Xuấtphát từ ý nghĩa thiết thực của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm mà sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần xây lắp BưuĐiện với mong muốn tìm hiều về tình hình thực tế và làm nền tảng cho công việc
của em sau này, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức kế toán tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện”
làm luận văn tốt nghiệp của mình
Trong luận văn tốt nghiệp của mình em xin trình bày thành 3 chương nhưsau:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp xây lắp.
Chương II: Tình hình thực tế và công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện.
Chương III: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty cổ phần xây lắpBưu Điện.
Trong khoảng thời gian gần 2 tháng qua, mặc dù đã được các cô, chú, anh,chị tại phòng tài chính kế toán của công ty tạo điều kiện trong việc tìm hiểu và họchỏi về hoạt động công ty cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫnnhưng thời gian thực tập có hạn nên điều kiện đi sâu tìm hiểu về đề tài còn nhiềuhạn chế Hơn thế nữa do trình độ còn chưa đầy đủ và sâu sắc, nên dù đã rất cốgắng luận văn tốt nghiệp của em vẫn không tránh khỏi một số thiếu sót nhất định.
Em hi vọng nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và bạn bè, để em có thể nângcao hiều biết hơn và có thể vận dụng những kiến thức đó vào công việc trongtương lai.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, trước tiên em xin chân thành cảm ơn
Quý thầy cô Học Viện Tài Chính, khoa Kế Toán đã tận tình giảng dạy, trang bị
cho em kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường từ năm 1999 đến năm2003
Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sĩ Nghiêm Thị Thà đã
hướng dẫn cho em chọn đề tài và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu đểhoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ nhân viên Công ty cổ phần xây lắp BưuĐiện Hà Nội, đặc biệt là cán bộ phòng tài chính kế toán của công ty đã giúp đỡ em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Trang 4Ngày nay, công tác xây dựng cơ bản không ngừng phát triển cả về chiềurộng và lẫn chiều sâu, mà các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơbản là doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và tương đối ổn định Thế nhưng trong cơchế thị trường, khi mà Nhà nước chỉ thực hiện giao quyền sử dụng vốn còn tráchnhiệm bảo toàn, phát triển vốn có hiệu quả đó là trách nhiệm của các doanhnghiệp Qua cơ chế mới này, các doanh nghiệp phải chủ động trong việc tổ chứchoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức huy động vốn và tổ chức hạch toán phùhợp với yêu cầu quản lý, kiểm tra của Nhà nước Đây là khó khăn với hầu hết cácdoanh nghiệp và đặc biệt là các doanh nghiệp xây lắp vì như vậy họ phải đối mặtvới việc thiếu vốn hoạt động và phải tự tìm kiếm các công trình khi mà ngân sáchvà vốn cấp trên rót xuống chỉ có hạn Biện pháp giải quyết khó khăn này đó là cácdoanh nghiệp Nhà nước quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xây lắp là doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật chất mangtính chất công nghiệp nhưng đó là một ngành sản xuất công nghiệp đặc biệt Sảnphẩm xây dựng cơ bản cũng được tiến hành sản xuất một cách liên tục, từ khâuthăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoànthành Sản xuất xây dựng cơ bản cũng có tính dây chuyền, giữa các khau của hoạtđộng sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnhhưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác Chính vì có những đặc điểmriêng mà nó ảnh hưởng đến việc tổ chức, quản lý và hạch toán, đặc biệt đối với kếtoán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Ta có thể thấy những đặc điểm khác với các ngành công nghiệp khác đó là:- Sản phẩm xây lắp không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sảnphẩm có yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu, hình thức, địa điểm xây dựng
Trang 5khác nhau Do vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu tổ chức quản lý, tổ chứcthi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, cónhư vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuấtđược liên tục.
Do sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc và được sản xuất theo đơn đặt hàngnên chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các côngtrình,kể cả khi công trình thi công theo thiết kế mẫu nhưng được xây dựng ởnhững địa điểm khác nhau Vì thế tập hợp các chi phí sản xuất, tính giá thành sảnphẩm cũng được tính cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt.Thông thường, đốitượng tập hợp chi phí và tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình
- Sản phẩm xây lắp thường có qui mô lớn cả về kích thước lẫn tiền vốn, thờigian thi công rất dài, có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong Trongthời gian thi công chưa tạo ra sản phẩm nhưng lại sử dụng nhiều vật tư tiền vốn.Do đó, khi lập kế hoạch xây dựng cơ bản cần cân nhắc, thận trọng theo dõi chặtchẽ quá trình thi công, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, bảo đảm chất lượng côngtrình Do thời gian thi công dài các doanh nghiệp xây lắp và chủ đầu tư không thểchờ đến khi xây dựng xong mới tính toán và thanh toán Chính vì thế,căn cứ vàodự toán, tiến độ thi công và biên bản bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành, bênA (chủ đằu tư) sẽ thanh toán cho bên B (bên nhận thi công).
Các công trình xây lắp thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầmtrong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại Sai lầm trongXDCB vừa gây lãng phí vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và khókhắc phục Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyênkiểm tra giám sát chất lượng công trình, tránh phát sinh thêm chi phí ngoài dựtoán.
- Sản phẩm xây lắp được sử dụng tại chỗ, địa điểm xây dựng luôn thay đổitheo địa bàn thi công Nó chịu tác động của nơi xây dựng công trình về các mặtnhư giá vật liệu tại chân công trình, giá nhân công, Mặt khác việc xây dựng cònchịu tác động của địa chất, thuỷ văn, kết hợp với các yêu cầu về phát triển kinh tế,văn hoá, xã hội trước mắt cũng như lâu dài Khi công trình hoàn thành, điều đó cónghĩa người công nhân sẽ không còn việc gì ở đó nữa, phải chuyển đến thi công ởmột công trình khác Do đó sẽ phát sinh các chi phí như điều động công nhân, máymóc thi công, chi phí xây dựng tạm thời cho công nhân và cho máy móc thi công.Đặc điểm này khiến cho các đơn vị xây lắp thường sử dụng lực lượng lao độngthuê ngoài tại chỗ nơi thi công công trình để giảm bớt các chi phí khi di dời.
- Sản phẩm của ngành xây lắp hoàn thành không nhập kho mà thường đượctiêu thụ trước khi tiến hành sản xuất theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ
Trang 6trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị bản thân thiết bị do chủ đầu tư đưa vàođể lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liênquan đến xây lắp công trình Bao gồm giá trị vật kết cấu, giá trị thiết bị: ống nhựa,ống sắt, xi măng,sắt, thép, nắp đan, cột,
Trong nền kinh tế thị trường,lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụngphương pháp đấu thầu và đây thực sự là vấn đề cạnh tranh gay gắt giữa các doanhnghiệp Vì vậy, để trúng thầu các doanh nghiệp xây lắp phải xây dựng được giátham gia đấu thầu vừa hợp lý trên cơ sở các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản doNhà nước ban hành, vừa phải xem xét đến giá mang tính cạnh tranh dựa trên cơ sởgiá cả thị trường và khả năng của doanh nghiệp về tổ chức quản lý, tiến độ thicông Đặc biệt là việc phấn đấu hạ chi phí đảm bảo việc nếu nhận thi công côngtrình phải có lãi Chính vì cạnh tranh quá mạnh mẽ như thế, khiến cho một sốdoanh nghiệp xây lắp đã xây dựng giá nhận thầu thấp, để thắng thầu hoặc là cắtbớt chi phí trong quá trình thi công Đây thực sự là một biểu hiện sai trái mà cáccấp, các ngành, các đơn vị chủ đầu tư và các doanh nghiệp xây lắp cần phải lựachọn kỹ các đơn vị đấu thầu, và kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình thicông.
Qua các đặc điểm trên đòi hỏi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, cácdoanh nghiệp xây lắp phải tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào đồng thờiphải tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêucầu quản lý Đặc biệt đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm phải tính đúng, tính đủ chi phí, phải xác đinh chính xác giá thànhsản phẩm xây lắp hoàn thành, từ đó cung cấp thông tin tài liệu cần thiết để phântích tình hình thực hiện dự toán giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu quản lý vànâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Yêu cầu quản lý, vai trò và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuấtvà giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
1.1.2.1 Yêu cầu quản lý và vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp.
Sự ra đời và quá trình phát triển của kế toán gắn liền với sự ra đời và pháttriển sản xuất của cải vật chất của xã hội Nền sản xuất của xã hội càng phát triểnthì kế toán càng trở nên quan trọng Với chức năng thu thập, xử lý, cung cấp thôngtin về tình hình tài sản, tình hình hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp, kếtoán trở thành công cụ quản lý kinh tế hữu hiệu Trong nền kinh tế thị trường, kếtoán được coi như “nghệ thuật ghi chép, phân loại và tổng hợp” (theo khái niệm vềkế toán của Liên đoàn kế toán quốc tế), hay “kế toán là ngôn ngữ của việc kinhdoanh” (theo Giáo sư, tiến sĩ Robert Anthony - Đại học Harvard) Kế toán là côngcụ hạch toán chính xác các chi phí sản xuất thông qua tổ chức ghi chép, tính toán,
Trang 7phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục chi phí đã chi ra cho quá trình sảnxuất Trong khi đó chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tếquan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm, vì chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp
Vì thế mà kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vị trí quantrọng, đóng vai trò trung gian trong toàn bộ công tác kế toán doanh nghiệp, và có ýnghĩa quyết định trong việc quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Nhờ kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể nhanh chóng, kịpthời, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp có thể nắm đượctình hình thực hiện các định mức về chi phí vật tư, lao động tiền vốn ở từng đơnvị, từng công trình và từ đó có thể thực hiện công tác quản lý việc hoàn thànhnhiệm vụ hạ giá thành, đồng thời có thông tin để đánh giá mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố đến nhiệm vụ hạ giá thành sản phẩm Đây là những thông tin hết sứcquan trọngđối với công tác chỉ đạo và phân tích đánh giá hiệu quả sản xuất kinhdoanh Đồng thời trên cơ sở đó khai thác thế mạnh, tiềm năng để khắc phục nhữngmặt yếu kém, nâng cao năng suất lao động, hạ bớt chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm
Chính vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là các chỉ tiêu kinh tếquan trọng, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh được các nhà quảnlý hết sức quan tâm, nên công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm luôn là nội dung cơ bản, trọng tâm của toàn bộ tổ chức công tác kế toántrong doanh nghiệp và nó giữ những vai trò rất quan trọng:
- Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm cung cấpthông tin về tình hình chi phí sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm giúp cácnhà quản lý kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và kiểm soát việc sử dụng chi phí nhằmnâng cao hiệu quả của chi phí, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong quản lý.
- Kế toán giúp các nhà quản lý nắm được chi phí sản xuất kinh doanh và giáthành thực tế của từng loại sản phẩm, từng công trình, từng hoạt động và của từngbộ phận để xác định chi phí cần bù đắp để thực hiện tái sản xuất, để phân tích đánhgiá tình hình thực hiện các định mức chi phí, dự toán chi phí và kế hoạch giáthành.
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn giúp các nhà quảnlý tính toán, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm xây lắp
Trang 8Để phát huy vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtrong các doanh nghiệp xây lắp, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất củadoanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tínhgiá thành đúng đắn và phù hợp.
- Tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất theo đúng đối tượngtập hợp chi phí sản xuất đã xác định và bằng phương pháp thích hợp đã chọn, cungcấp kịp thời những số liệu, thông tin tổng hợp về các khoản mục chi phí và yếu tốchi phí quy định
- Xác định phương pháp kế toán và quy nạp các chi phí vào các đối tượngmột cách thích ứng với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đáp ứngyêu cầu kiểm soát tập hợp chi phí và kiểm tra các dự toán, các định mức chi phí
- Lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, phương pháp tính giáthành sản phẩm đảm bảo tính đúng, tính đủ giá thành sản phẩm hoàn thành.
- Định kỳ cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho lãnh đạodoanh nghiệp và tiến hành phân tích tình hình thực hiện các kế hoạch giá thành,phát hiện kịp thời các khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấukhông ngừng tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
* Sự cần thiết tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm trong doanh nghiệp xây lắp:
Ngày nay, trong lĩnh vực xây dựng cơ bản chủ yếu áp dụng phương thứcđấu thầu xây dựng Chính vì thế mà các sản phẩm xây lắp thường được xác địnhgiá trị ngay từ đầu Vậy công việc xác định giá trị xây lắp để có thể tiến hành thamdự đấu thầu, doanh nghiệp xây lắp phải tiến hành tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Thêm vào đó trong quá trình thi công do đặc điểm của các sản phẩm xây lắpcó khối lượng lớn, chi phí phát sinh liên quan đến nhiều, có tính đơn chiếc chínhvì thế mà cần thiết phải tiến hành theo dõi tập hợp chi phí sau đó tính giá thành sảnphẩm để có thể so sánh được với giá trị xây lắp đã được dự toán từ đầu.
Chính vì thế phải khẳng định rằng, trong doanh nghiệp xây lắp thì việc tậphợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hết sức cần thiết giúp cho lãnhđạo công ty có thể bám sát tình hình thực tế để đưa ra được các quyết định nhanhchóng phù hợp và đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sảnphẩm mà các sản phẩm đó vẫn đảm bảo chất lượng nâng cao uy tín của doanhnghiệp trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra như vũ bão
1.2 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONGDOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
Trang 91.2.1 Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.
1.2.1.1 Khái niệm, bản chất kinh tế của chi phí sản xuất trong doanhnghiệp xây lắp.
Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp là quá trình biếnđổi các yếu tố về tư liệu sản xuất, đối tượng lao động (biểu hiện cụ thể là các haophí về lao động vật hoá) với sự tác động có mục đích của sức lao động (biểu hiệnlà hao phí về lao động sống) sẽ trở thành các sản phẩm, công trình Qua quá trìnhsản xuất sản phẩm xây lắp cũng là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tốđó Chính vì vậy, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo nên giá trị sảnphẩm xây lắp là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan củangười sản xuất.
Như vậy, ta có thể hiểu chi phí sản xuất kinh doanh trong xây dựng cơ bảnlà biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoámà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất, thi công và bàn giaosản phẩm xây lắp trong một kỳ nhất định Trong đó chi phí về lao động sống gồm:Chi phí tiền lương, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn Chiphí về lao động vật hoá gồm: chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí khấu hao tàisản cố định,
Tuy nhiên trên góc độ quản lý khác nhau sẽ có các cách thể hiện, cách hiểukhác nhau về chi phí sản xuất:
- Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Chi phí sản xuất kinh doanh là tổng sốtiền phải bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết tạo ra sản phẩm mang lại lợi ích kinh tếcho doanh nghiệp.
- Đối với kế toán: chi phí sản xuất kinh doanh luôn gắn kiền với một kỳ sảnxuất kinh doanh nhất định và các chi phí đó phải là chi phí thực.
Trong doanh nghiệp xây lắp ta cần phải xem xét kỹ đâu là chi phí thực, vìthế cần phải phân biệt hai khái niệm và chi tiêu(expenditure) và chi phí (expense).
Chi tiêu là sự hao phí vật chất tại một thời điểm tiêu dùng Nói cách khác,chi tiêu của doanh nghiệp trong kỳ gồm: chi tiêu mua sắm nguyên vật liệu hànghoá, chi tiêu cho quá trình tiêu thụ Cụ thể hơn, đó là các khoản chi tiêu làm tăng(giảm) tài sản này nhưng lại làm giảm (tăng) một tài sản khác, do đó không làmcho nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên hay giảm đi.
Còn chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vậthoá cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh tính cho một kỳ kinh doanh.
Ta thấy rằng chi phí và chi tiêu là hai khái niệm khác nhau nhưng có quan
Trang 10không có chi phí Chi phí và chi tiêu khác nhau về lượng, về thời giá, chẳng hạn cónhững khoản mục chi tiêu kỳ này nhưng được tính chi phí cho nhiều kỳ sau (xuấtdụng cụ, công cụ dụng cụ nhưng phân bổ vào chi phí nhiều kỳ TK1421 “chi phí trảtrước”), hay có những khoản được tính vào chi phí kỳ này nhưng thực tế lại chưachi tiêu (TK335 “chi phí phải trả”)
Như vậy, việc phân biệt chi phí và chi tiêu không chỉ có ý nghĩa trong việchiểu rõ bản chất của chi phí mà còn để xác định đúng nội dung, phạm vi vàphương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
Độ lớn của chi phí sản xuất xây lắp là một đại lượng xác định và phụ thuộcvào 2 nhân tố chủ yếu:
- Khối lượng lao động và tư liệu sản xuất đã tiêu hao vào sản xuất trong mộtthời kỳ nhất định.
- Giá cả các tư liệu sản xuất đã tiêu dùng và tiền công (tiền lương) của mộtđơn vị lao động đã hao phí.
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản chi có nội dung, công dụng và mụcđích sử dụng không giống nhau Vì vậy, để phục vụ cho công tác quản lý nóichung và kế toán nói riêng, cần phân loại chi phí sản xuất theo tiêu thức thíchhợp
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp.
Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tuỳthuộc vào yêu cầu và mục đích của công tác quản lý Việc hạch toán chi phí sảnxuất theo từng tiêu thức sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin, là cơ sở cho việcphấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường hạch toán kinh tếtrong các đơn vị xây lắp Thông thường chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp
xây lắp được phân loại theo các tiêu thức sau: Biểu 01
1.2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp theo quan hệ đầuvào của quá trình sản xuất kinh doanh xây lắp.
Theo tiêu thức này thì chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đượcchia thành chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ,
Căn cứ vào tính chất kinh tế và hình thái nguyên thuỷ, chi phí ban đầy đượcchia thành các yếu tố chi phí, không kể chi phí đó dùng để làm gì, phát sinh ở đâu,đối tượng nào chịu chi phí Các yếu tố chi phí ban đầu gồm:
Trang 11+ Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính, vậtliệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu và thiết bị xây dựng
+ Chi phí nhân công: là toàn bộ tiền công và các khoản phải trả khác chongười lao động trong doanh nghiệp xây lắp.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ chi phí khấu hao của tất cả tàisản cố định trong doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoàiphục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
+ Chi phí khác bằng tiền: là các chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quátrình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên.
Chi phí ban đầu gồm các yếu tố chi phí có nội dung kinh tế khác biệt khôngthể phân chia được nữa về nội dung kinh tế Vì vậy, mỗi yếu tố chi phí là các yếutố đơn nhất.
- Chi phí luân chuyển nội bộ là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuấtkinh doanh do quá trình phân công hợp tác giữa các bộ phận, các đơn vị trong nộibộ doanh nghiệp
Chi phí luân chuyển nội bộ phát sinh do có sự kết hợp các yếu tố đầu vàocủa quá trình sản xuất kinh doanh Vì vậy, chi phí luân chuyển nội bộ là chi phítổng hợp được cấu thành bởi nhiều yếu tố chi phí đơn nhất ban đầu.
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo tiêu thức quan hệ đầu vào củaquá trình sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý vĩ mô và quảntrị doanh nghiệp.
+ Chi phí ban đầu theo yếu tố là cơ sở lập dự toán và kiểm tra việc thực hiệncác dự toán chi phí với kế hoạch cung cấp vật tư, lao động trong doanh nghiệp
+ Là cơ sở để xác định mức tiêu hao vật chất và tính thu nhập quốc dân củadoanh nghiệp, ngành và toàn bộ nền kinh tế quôc dân.
1.2.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chiphí với các khoản mục trên báo cáo tài chính.
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chiphí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Cách phân loại này giúp các nhà quản lý doanh nghiệp xác định nguồn bùđắp chi phí Chi phí thời kỳ phát sinh ở thời kỳ nào được tính ngay vào kỳ đó vàảnh hưởng đến lợi tức của kỳ mà chúng phát sinh Còn chi phí sản phẩm chỉ phảitính để xác định kết quả ở kỳ mà sản phẩm đó được tiêu thụ, không phải ở kỳ màchúng phát sinh.
1.2.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp theo mối quan hệ
Trang 12Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chiphí cơ bản và chi phí chung.
Phân loại chi phí sản xuất theo phương thức này giúp các nhà quản lý doanhnghiẹp xác định được phương hướng và các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giáthành sản phẩm Đối với chi phí cơ bản là các chi phí liên quan trực tiếp đến quátrình công nghệ, thiếu chúng không thể sản xuất được sản phẩm, vì thế không thểtiết kiệm bằng cách cắt bỏ mà phải phấn đấu hạ thấp định mức tiêu hao, cải tiếncông nghệ, hợp lý hoá sản xuất, tìm kiếm vật liệu thay thế Còn đối với chi phíchung phải tiết kiệm, hạn chế thậm chí loại trừ các chi phí không cần thiết.
1.2.1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ giữa chiphí với đối tượng chịu chi phí
Theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng gánh chịu chi phí, chi phí sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành chi phí trực tiếp và chi phí giántiếp.
- Chi phí trực tiếp: đối với doanh nghiệp xây lắp thì chi phí trực tiếp lànhững chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc sản xuất một công trình, hạngmục công trình, một hoạt động sản xuất xây lắp hoặc một địa điểm nhất định vàhoàn toàn có thể hạch toán, quy nạp trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình,hoạt động hay địa điểm đó.
- Chi phí gián tiếp: là chi phí phát sinh đến nhiều công trình, hạng mục côngtrình, hoạt động hoặc địa điểm nhất định Vì thế mà không thể hạch toán, quy nạptrực tiếp được mà được tính cho các đối tượng liên quan bằng các phương phápphân bổ gián tiếp.
Ta cần phân biệt cặp chi phí cơ bản và chi phí chung với cặp chi phí trựctiếp và chi phí gián tiếp Chi phí cơ bản thường là chi phí trực tiếp nhưng chi phícơ bản cũng có thể là chi phí gián tiếp trong trường hợp có liên quan đến nhiềucông trình, hạng mục công trình, hoạt động xây lắp, địa điểm sản xuất Hay chiphí chung là chi phí gián tiếp nhưng cũng có thể là chi phí trực tiếp nếu chi phí đóchỉ phát sinh liên quan đến một công trình, một hạng mục công trình
Cách phân loại chi phí sản xuất kinh doanh này có ý nghĩa thuần tuý với kỹthuật hạch toán Đối với chi phí trực tiếp có thể căn cứ vào chứng từ gốc để tậphợp cho từng đối tượng chịu chi phí Đối với chi phí gián tiếp nếu có liên quannhiều đối tượng chịu chi phí thì bắt buộc phải áp dụng phương pháp phân bổ Mứcđộ chính xác của chi phí gián tiếp tập hợp cho từng đối tượng phụ thuộc vào tínhhợp lý và khoa học của tiêu chuẩn phân bổ chi phí Vì vậy, các nhà quản lý doanhnghiệp phải hết sức quan tâm đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí.
1.2.1.2.5 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp theo mối quan hệcủa chi phí với khối lượng hoạt động.
Trang 13Theo cách phân loại này chi phí được phân thành biến phí, định phí, chi phíhỗn hợp.
Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động có ýnghĩa quan trọng đối với công tác quản lý của doanh nghiệp Nó giúp các nhà quảnlý trong việc thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chiphí, sản lượng và lợi nhuận, xác định điểm hoà vốn và các quyết định quan trọngkhác trong quá trình sản xuất kinh doanh Hơn thế nữa, cách phân loại này giúpcác nhà quản lý xác định đúng đắn phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quảchi phí sản xuất kinh doanh Đối với biến phí cần tiết kiệm tổng chi phí và chi phícho mỗi đơn vị khối lượng hoạt động.Còn đối với định phí cần phấn đấu để nângcao hiệu lực của chi phí trong sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra các nhà quản lý còn có thể sử dụng một số thuật ngữ như: chi phícơ hội, chi phí chìm, chi phí chênh lệch
1.2.2.Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
1.2.2.1 Khái niệm, bản chất của giá thành sản phẩm xây lắp.
Trong doanh nghiệp xây lắp ta có thể hiểu bản chất của giá thành sản phẩmlà sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất vào giá trị sản phẩm ( công trình,hạng mục công trình) được hoàn thành Nếu chưa có sự chuyển dịch này thì khôngthể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm Để đánh giá chất lượng của việc tổ chứckinh tế sản xuất kinh doanh, chi phí sản xuất phải được xem trong mối quan hệ vớikết quả mà nó tạo ra Đó chính là sự chuyển dịch của các yếu tố chi phí tạo nên giáthành sản phẩm xây lắp.
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống, lao độngvật hoá và các chi phí cần thiết khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắpphải bỏ ra để hoàn thành công trình, hạng mục công trình theo quy định.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp có ý nghĩa rất quantrọng đối với công tác quản lý của các doanh nghiệp Vì thế mà giá thành cónhững chức năng đặc thù riêng có:chức năng bù đắp chi phí, chức năng lập giá vàchức năng đòn bẩy kinh tế.
1.2.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm.
Trong sản xuất xây lắp, để công tác kế toán tính giá thành sản phẩm phùhợp với đặc thù riêng của ngành Đồng thời tạo điều kiện cho việc nghiên cứu,
Trang 14* Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành sản phẩm.
- Giá thành dự toán: là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xâylắp công trình.
Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian thi công dài mang tính chất đơnchiếc, do đó công trình, hạng mục công trình đều có giá trị dự toán riêng.
Giá thành dự toán đều được xác định trên cơ sở các định mức và đơn giáquy định của Nhà nước Giá thành dự toán được lập trước khi tiến hành xây lắp,đó chính là giá nhận thầu của đơn vị xây lắp Như vậy, giá thành dự toán là tổngcác chi phí dự toán, được xác định như sau:
Giá trị dự toán xây lắp: là chi phí cho công tác xây dựng, lắp ráp các kết cấukiến trúc, lắp đặt máy móc thiết bị sản xuất.
Giá trị dự toán xây lắp sau thuế bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung vàthu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT.
Thu nhập chịu thuế tính trước: là khoản thu nhập mà doanh nghiệp xây lắpđược hưởng tính vào chi phí xây lắp ngay trên bảng dự toán công trình từ khi đấuthầu Theo quy định, do giá trị của sản phẩm xây lắp được tính ngay từ khi thamgia đấu thầu nên doanh nghiệp có thể xác định ngay khoản lợi nhuận định mức màdoanh nghiệp có được khi thi công công trình
- Giá thành kế hoạch:giá thành kế hoạch được xác định xuất phát từ nhữngđiều kiện cụ thể ở một xí nghiệp xây lắp nhất định, trên cơ sở biện pháp thi công,các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp xây lắp
Giá thành kế hoạch nhỏ hơn giá thành dự toán một lượng bằng mức hạ giáthành dự toán và lớn hơn giá thành dự toán khoản bù chênh lệch dự toán để trangtrải các chi phí không tính đến trong dự toán Với các doanh nghiệp không có giáthành dự toán thì giá thành kế hoạch được xác định trên cơ sở giá thành thực tếnăm trước và các định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp
Trang 15Giá thành kế hoạch của sản phẩm xây lắp là mục tiêu phấn đấu của doanhnghiệp xây lắp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kếhoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành Tuy nhiên, khi tính giá thành kế hoạch,việc quan trọng nhất là xác định đúng số tiết kiệm do hạ giá thành dự toán nhờ cácbiện pháp kỹ thuật.
- Giá thành thực tế: Phản ánh toàn bộ chi phí thực tế để hoàn thành bàn giaokhối lượng xây lắp mà doanh nghiệp nhận thầu Giá thành thực tế bao gồm: chi phíđịnh mức, vượt định mức, và các chi phí khác (gồm những chi phí thực tế phátsinh như mất mát, bội chi vật tư do nguyên nhân chủ quan của bản thân doanhnghiệp).
Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp chỉ có thể tính toán được sau khihoàn thành khối lượng xây lắp nhất định Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắplà chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trongviệc tổ chức và sử dụng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật để tiến hành quá trình sảnxuất và là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp xây lắp.
* Mối quan hệ giữa giá thành kế hoạch và giá thành thực tế:
Xuất phát từ đặc điểm xây dựng và để đáp ứng được công tác quản lý về chiphí sản xuất và giá thành trong doanh nghiệp xây dựng, giá thành công tác xây lắpcòn được theo dõi thành: giá thành của khối lượng hoàn chỉnh và giá thành củakhối lượng hoàn thành quy ước.
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn chỉnh là giá thành của những công trình,hạng mục công trình đã hoàn thành đảm bảo kỹ thuật, đúng thiết kế, đúng hợpđồng, bàn giao và đã được bên A (chủ đầu tư) nghiệm thu và chấp nhận thanhtoán.
Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành quy ước: là giá thành của một khốilượng công tác xây lắp đạt đến một điểm dừng kỹ thuật nhất định Sau đó tiếnhành kiểm kê những chi phí thực tế phát sinh và điều chỉnh kịp thời ở những giaiđoạn sau khi phát hiện được nguyên nhân gây tăng giảm chi phí.
*Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành.
Theo các phân loại này, chỉ tiêu giá thành sản phẩm xây lắp được chia thànhgiá thành sản xuất và giá thành toàn bộ.
Giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp chỉ bao gồm những chi phí phátsinh liên quan đến việc xây dựng hay lắp đặt sản phẩm xây lắp như; chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi
Trang 16Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳChi phí sản xuất phát sinh trong kỳTổng giá thành sản phẩm xây lắpChi phí sản xuât dở dang cuối kỳTổng giá thành sản phẩm xây lắpChi phí sản xuất dở dang đầu kỳChi phí sản xuất phát sinh trongkỳ
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳGiá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp bao gồm giá thành sản xuất sản phẩmxây lắp cộng với các chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho sản phẩm xây lắp.
Theo các phân loại này giúp nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh củatừng công trình, hạng mục công trình mà doanh nghiệp đã thực hiện Tuy nhiên donhững hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí quản lý doanhnghiệp cho từng công trình, hạng mục công trình chỉ mang ý nghĩa nghiên cứu vìviệc phân bổ rất phức tạp do không có một tiêu thức cụ thể để tiến hành phân bổ.
1.2.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xâylắp.
Do đặc điểm của ngành xây dựng, sản phẩm của ngành là những công trình,hạng mục công trình mang tính đơn chiếc Mỗi một sản phẩm có dự toán thiết kế,dự toán thi công riêng nên mức hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công cũngkhông giống nhau (về mức chi phí và kết cấu chi phí) Các yếu tố lao động, thiết bịmáy móc thi công không có tính chất cố định như đối với sản xuất sản phẩm côngnghiệp
Vì vậy, trong giá thành sản phẩm xây lắp , chi phí máy thi công cũng coinhư khoản mục chi phí trực tiếp giống như khoản mục: vật liệu, nhân công, sảnxuất chung Và chi phí máy thi công là chi phí chỉ phát sinh ở các doanh nghiệpxây lắp.
Như vậy, nội dung chi phí của bốn khoản mục giá thành sản phẩm xây lắpcó điểm khác với nội dung ba khoản mục chi phí: chi phí vật liệu trực tiếp, chi phínhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Tuy nhiên, theo quyết định1864/TC/CĐKT ngày 16/12/1998 của Bộ Tài Chính thì giữa 3 khoản mục chi phívà 4 khoản mục giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ thể hiện ở biểu 1:
Hơn thế nữa giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp có quan hệchặt chẽ biện chứng với nhau Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền tổng hợpnhững hao phí về lao động sống và lao động vật hoá trong một kỳ nhất định Còngiá thành sản phẩm lại tổng hợp các hao phí đó gắn liền với một khối lượng sảnphẩm xây lắp được hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao.
Vì thế ta còn có thể xây dựng một mô hình khác tổng quát về mối quan hệgiữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ:
Trang 17Trong trường hợp không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ hoặc chiphí sản xuất dở dang đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau thì tổng giá thành sản phẩmbằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
Tuy có mối quan hệ qua lại chặt chẽ, nhưng chi phí sản xuất và giá thànhsản phẩm là hai khái niệm khác nhau Đó là: Chi phí sản xuất không những chỉliên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành mà còn liên quan đến sản phẩmdở dang cuối kỳ, sản phẩm hỏng Còn giá thành sản phẩm không bao gồm nhữngchi phí cho khối lượng dở dang cuối kỳ, những chi phí không liên quan đến hoạtđộng sản xuất, những chi phí chi ra nhưng chờ phân bổ kỳ tới Nhưng nó lại baogồm những chi phí dở dang cuối kỳ trước chuyển sang, những chi phí trích trướcvào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh và những chi phí của kỳ trước chuyểnsang phân bổ cho kỳ này.
Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm giúp chocông tác quản lý được dễ dàng hơn Vì mức tiết kiệm hay lãng phí các nguồn lựcsẽ ảnh hưởng tới giá thành dẫn đến kết quả tài chính (lãi – lỗ) khi thi công côngtrình Như vậy tính giá thành sản phẩm xây lắp phải dựa vào hạch toán chi phí sảnxuất xây lắp.
1.3 PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁTHÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP.
1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành sản phẩm xây lắp.
1.3.1.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp.
Khi chuẩn bị tiến hành một hoạt động, ta cần xác định rõ mục đích, đốitượng của hoạt động Vì thế mà công việc hạch toán chi phí sản xuất cần phảiđược xác định rõ đối tượng của nó
Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phíphát sinh được tập hợp theo đó nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giáthành sản phẩm
Giới hạn tập hợp chi phí sản xuất có thể là:
- Nơi phát sinh chi phí:như là tổ, đội, xưởng, các xí nghiệp, công trường xâydựng.
- Nơi gánh chịu chi phí đó là công trình, hạng mục côngtrình, khối lượngxây lắp
Trang 18Như vậy việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực chấtlà xác định phạm vi hay giới hạn của chi phí nhằm phục vụ cho việc kiểm tra,phân tích chi phí một cách kịp thời và chính xác cho từng đối tượng để làm tiền đềcho việc tính giá thành sản phẩm.
Việc xác định đối tương tập hợp chi phí sản xuất phải căn cứ vào:Đặc điểmquy trình công nghệ sản xuất như sản xuất giản đơn hay phức tạp,liên tục hay songsong; Loại hình sản xuất là đơn chiếc hay hàng loạt;Đặc điểm tổ chức sản xuất làchuyên môn hoá theo sản phẩm mỗi đơn vị đảm nhận một khâu hay là theo đơnđặt hàng ; và căn cứ vào yêu cầu kiểm tra, kiểm soát chi phí và yêu cầu tổ chứchạch toán chi phí ; đối tượng tính giá.
Do có những đặc điểm đặc thù nên đối tượng tập hợp chi phí trong cácdoanh nghiệp XDCB có những điểm khác biệt so với bất cứ ngành sản xuất vậtchất nào Đặc điểm công tác xây lắp là quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, yêucầu kỹ thuật, nghiệp vụ cao, loại hình sản xuất đơn chiếc Hơn thế nữa trong nềnkinh tế thị trường, mục đích phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm không phảichỉ là để phục vụ cho việc xác định giá thành mà còn mục đích kiểm tra, kiểm soátchi phí, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy hạch toán kinh tế trongdoanh nghiệp Vì thế mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệpxây lắp được xác định là từng công trình, từng hạng mục công trình.
1.3.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc do doanh nghiệpsản xuất ra và cần được tính giá thành và giá thành đơn vị.
Việc xác định đối tượng tính giá thành là côngviệc đầu tiên quan trọng trongtoàn bộ côngtác tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành có tính đa dạngphụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, vì thế kế toán phải căn cứ vàocác đặc điểm, tính chất sản phẩm và yêu cầu quản lý để xác định đối tượng tính giáthành một cách thích hợp
Trong doanh nghiệp xây lắp, do tính chất sản phẩm là đơn chiếc, mỗi sảnphẩm có lập dự toán riêng đối tượng tính giá thành thông thường là: hạng mụccông trình, công trình hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành.
Kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp thường được chọn là thời điểm mà côngtrình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao Hàng tháng kế toán tiến hành tậphợp chi phí sản xuất theo đối tượng tính giá thành Khi nhận được biên bảnnghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành, kế toán mới sử dụng số liệu chi phísản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành đểtính giá thành và giá thành đơn vị nếu có Như vậy, kỳ tính giá thành có thể khôngphù hợp với kỳ báo cáo kế toán mà phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm Do đó,
Trang 19việc phản ánh và giám sát kiểm tra của kế toán đối với tình hình thực hiện kếhoạch chỉ thực sự phát huy đầy đủ tác dụng khi chu kỳ sản xuất sản phẩm đã kếtthúc.
Xác định đối tượng là cơ sở để kế toán lập phiếu tính giá thành sản phẩm, tổchức tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thưcjhiện kế hoạc giá thành, các định hiệu quả sản xuất kinh doanh để có kế hoạch,biện pháp giảm giá thành
Việc xác định đối tượng tính giá sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng, nóđáng giá việc tập hợp chi phí có chính xác và phù hợp không và nó là nền tảng choviệc kiểm tra và đánh giá hiệu quả tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpđối với từng công trình, hạng mục công trình hay khôi lượng công tác xây lắp.
1.3.1.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giáthành sản phẩm xây lắp.
Qua hai khái niệm trên ta thấy đối tượng tính giá thành và đối tượng tập hợpchi phí có những điểm khác nhau Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là căn cứ đểmở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu chi phísản xuất chi tiết theo từng đối tượng Còn việc xác định đối tượng tính giá thànhlại là căn cứ để kế toán lập các biểu chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tínhgiá thành theo từng đối tượng.
Tuy nhiên giữa đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành lại cómối quan hệ mật thiết với nhau Về bản chất, đối tượng tập hợp chi phí là tiền đề,là cơ sở và căn cứ để tính giá thành Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phísản xuất và đối tượng tính giá thành biểu hiện theo ba trường hợp sau:
- Tương ứng với một đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là một đối tượngtính giá thành
- Tương ứng với nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí có một đối tượngtính giá thành
- Tương ứng với nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí có nhiều đối tượngtính giá thành
Trong các doanh nghiệp xây lắp đối tượng tính giá thành thường trùng vớiđối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đó có thể là: công trình, hạng mục công trình,khối lượng công tác xây lắp hoàn thành bàn giao.
1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xâylắp
Trang 20Thông thường kế toán tập hợp chi phí theo hai cách sau:1.3.2.1 Phương pháp tập hợp trực tiếp
Phương pháp này được áp dụng với các chi phí có liên quan trực tiếp đếnđối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi chép banđầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này.
1.3.2.1 Phương pháp phân bổ gián tiếp.
Phương pháp này áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đốitượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, và khôngthể tập hợp trực tiếp cho từng đốitượng Trong trường hợp này phải lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý cho từng đốitượng liên quan theo công thức:
Trong đó: - Ci : Chi phí phân bổ cho đối tượng thứ i
- ∑C: Tổng chi phí phát sinh cần phân bổ
- ∑ Ti: Tổng đại lượng của tiêu thức chuẩn dùng để phân bổ - Ti: Đại lượng của tiêu thức chuẩn dùng để phân bổ của đốitượng i.
Việc lựa chọn tiêu chuẩn dùng để phân bổ gián tiếp phải sao cho phù hợpchính xác tuỳ thuộc vào đối tượng Độ tin cây của thông tin về chi phí phụ thuộcvào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn.
Trong các doanh nghiệp xây lắp tuỳ vào đặc điểm của sản phẩm xây lắp làcác công trình, hạng mục công trình có tính chất đơn chiếc và được lập dự toántrước khi tiến hành thi công, vì thế việc tập hợp chi phí sản xuất được thực hiệntheo các khoản mục chi phí nhằm phục vụ cho công tác tính giá thành được chínhxác và công tác kiểm tra, phân tích tình hình thực hiện dự toán chi phí Chính vìvậy mà phương pháp tập hợp chi phí tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí:
+ Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chiphí máy thi công là các khoản mục chi phí phát sinh liên quan đến từng công trình,hạng mục công trình thường được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mục côngtrình đó.
Nếu các chi phí này liên quan đến nhiều công trình thì phải tiến hành phânbổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu chuẩn hợp lý của từng
Trang 21khoản mục chi phí Ví dụ như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể phân bổtheo định mức tiêu hao, khối lượng xây lắp hoàn thành; Chi phí nhân công trựctiếp có thể phân bổ theo định mức giờ công lao động, khối lượng xây lắp hoànthành; đối với chi phí máy thi công phân bổ theo ca máy, khối lượng xây lắp hoànthành
+ Đối với chi phí sản xuất chung: Chi phí chung là các chi phí quản lý vàphục vụ sản xuất phát sinh ở các tổ đội, xí nghiệp, xưởng sản xuất Trường hợpnếu thực hiện sản xuất thi công một công trình, hạng mục công trình thì chi phí sảnxuất chung là chi phí trực tiếp và được tập hợp trực tiếp cho công trình, hạng mụccông trình đó Còn trường hợp thi công nhiều công trình, hạng mục công trình thìchi phí sản xuất chung phát sinh được phân bổ cho từng công trình, hạng mụccông trình
Theo nguyên tắc thì mỗi một nội dung trong chi phí sản xuất chung phảiđược phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo các tiêu chuẩn phânbổ khác nhau Điều này đảm bảo kết quả phân bổ chi phí đúng đắn và đáng tin cậynhưng việc tính toán phân bổ rất phức tạp, khối lượng phân bổ rất lớn Vì thế màtrên thực tế, việc phân bổ chi phí chung được áp dụng phương pháp đồng nhất vàtiêu chuẩn phân bổ là phí nhân công trực tiếp, định mức chi phí sản xuất chung
1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp.
Việc kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên chophép kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh, tại bất kỳ thời điểm nào các hoạt độngnhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá, thành phẩm.
1.3.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị thực tế của vậtliệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyểntham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện vàhoàn thành khối lượng xây lắp Trong điều kiện thực tế sản xuất xây lắp khôngcho phép tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục côngtrình thì đơn vị có thể áp dụng phương pháp phân bổ vật liệu cho đối tượng sửdụng theo tiêu chuẩn hợp lý.Các tiêu chuẩn đối với khoản mục chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp có thể là định mức tiêu hao nguyên vật liệu,
- Nguyên liệu vật liệu trực tiếp sử dụng cho xây dựng hạng mục công trìnhnào phải tính trực tiếp cho sản phẩm, hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từgốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá xuất thực tế (giá bình quân giaquyền; nhập trước, xuất trước, ) Chứng từ gốc dùng để phản ánh chi phí nguyên
Trang 22vật liệu trực tiếp là:các phiếu xuất kho, mẫu phiếu xin cấp vật tư, mẫu bảng tổnghợp nguyên liệu vật liệu mua ngoài dùng cho công trình, hoá đơn GTGT v v.
- Tài khoản kế toán sử dụng là TK 621 “Chi phí nguyên liệu trực tiếp”Tài
khoản này không có số dư và được mở chi tiết theo từng công trình xây lắp: côngtrình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp có dự toán riêng và cáctài khoản liên quan: TK152, TK111, TK331,TK 133 v v
-Trình tự hạch toán (xem biểu 02) 1.3.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí mà doanh nghiệp trả cho côngnhân xây lắp các công trình
- Tài khoản sử dụng: TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”, TK này phản
ánh các khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp công trình, côngnhân phục vụ lắp đặt (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong mặt bằngthi công) Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết theo từngcông trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp và có các tài khoảnliên quan: TK334, TK111, TK112,TK 338 v v
- Chứng từ ban đầu để hạch toán khoản mục chi phí nhân công là bảng chấmcông mẫu được lập hàng tháng cho từng đội sản xuất, từng bộ phận sản xuất; hợpđồng giao khoán mẫu Hình thức trả lương theo khối lượng công việc giao khoáncần phải xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật để làm cơ sở cho việc xây dựngđơn giá tiềnlương đối với từng loại công việc một cách hợp lý
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng giáo khoán và các chứngtừ khác có liên quan, kế toán làm bảng thanh toán lương theo tổ, đội sản xuất, vàkiểm tra việc trả lương cho cán bộ công nhân viên.
Trong chi phí của công nhân xây lắp, các khoản trích BHXH,BHYT,KPCĐtính theo tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp và tiền ăn ca của côngnhân xây lắp không hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán vàochi phí sản xuất chung
-Trình tự hạch toán: xem biểu 02 1.3.3.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
-Máy thi công là các loại xe, máy có động cơ được sử dụng trực tiếp để thicông xây lắp các công trình xây dựng như: máy trộn bê tông, máy đào đất, máykhoan đường, xúc đất, ô tô vận chuyển đất đá, gạch, cát trong công trường, Các
lương phảigiaokhoán hoàn thànhKhối lượng công việc x
Đơn giátiền lương=
Trang 23loại phương tiện máy thi công doanh nghiệp xây lắp có thể thuê ngoài hoặc tựtrang bị để khai thác sử dụng lâu dài
Chi phí sử dụng máy thi công gồm toàn bộ các chi phí về vật tư, lao động,khấu hao và chi phí bằng tiền trực tiếp cho quá trình sử dụng máy thi công củadoanh nghiệp Do đặc điểm hoạt động của máy thi công trong xây lắp mà chi phímáy còn chia làm hai loại:
+ Chi phí tạm thời: là những chi phí có liên quan đến việc tháo lắp, chạythử, van chuyển, máy thi công và chi phí về những công trình tạm thời phục vụmáy thi công Chi phí này được phân bổ dần theo thời gian máy ở công trường.
+ Chi phí thường xuyên là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sửdụng máy móc thi công gồm tiền khấu hao máy móc, tiền thuê xe máy, lương củacông nhân điều khiển và phục vụ máy, nhiên liệu động lực phục vụ khác dùng chomáy
- Tài khoản sử dụng là TK623 “ Chi phí sử dụng máy thi công” Tài khoản
này để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng máy phục vụ trực tiếp cho hoạt độngxây lắp công trình.
Tài khoản này chi sử dụng trong những doanh nghiệp xây lắp tổ chức thicông xây lắp hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy Còn nếu doanh nghiệpthực hiện thi công hoàn toàn bằng máy (sản xuất chính là máy thi công) thì mọichi phí sản xuất cho máy hoạt động tập hợp vào TK 621, 622, 627 cuối kỳ kếtchuyển vào TK 154 “Chi phí sản xuất dở dang”
Không được hạch toán vào TK 623 chi phí về trích BHXH,BHYT,KPCĐtính theo lương công nhân điều khiển máy và tiền ăn ca, các khoản này được hạchtoán vào TK 627
Tài khoản 623 cuối kỳ không có số dư và chi tiết làm 6 khoản cấp hai:+ TK6231 “Chi phí nhân công”
+ TK6232 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu”+ TK 6233 “ Chi phí dụng cụ sản xuất”+ TK 6234 “Chi phí khấu hao máy thi công”+ TK 6237 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”+ TK 6238 “Chi phí bằng tiền khác”
ngoài ra để theo dõi khoản chi phí máy thi công còn có các tài khoản liênquan: TK152,TK334, TK214 v v
-Trình tự hạch toán; xem biểu 02
1.3.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung.
Trang 24Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp xây lắp là các chi phí liên quanđến việc quản lý công trình, trong phạm các phân xưởng, các đội thi công xây lắpvà ở các công trường xây dựng Chi phí sản xuất chung thi công xây lắp bao gồmchi phí về tiền công nhân viên quản lý đội, trích BHXH, BHYT,KPCĐ theo tỉ lệquy định trên tổng số lương công nhân viên chức của đội, khấu hao tài sản cố địnhdùng chung cho đội, chi phí về vật liệu, dụng cụ dùng cho quản lý các côngtrường, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.
- Tài khoản sử dụng là TK627 “Chi phí sản xuất chung” Tài khoản này
phản ánh những chi phí sản xuất chung phục vụ xây lắp tại các đội, các bộ phậnsản xuất trong doanh nghiệp Các khoản chi phí chung thường được hạch toánriêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, tổ đội công trình Sau đó tiến hành phânbổ cho từng đối tượng chịu chi phí liên quan Các khoản chi phí chỉ liên quan đếnmột công trình, hạng mục công trình sẽ được tập hợp trực tiếp cho từng công trình,hạng mục công trình đó.
- Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và chi tiết thành 6 tiểu khoản:+ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
+ TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu+ TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
+ TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định+ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài+ TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
và các tài khoản liên quan: TK 152, TK 334, TK111,TK 214, v v
- Trình tự hạch toán: xem biểu 02
1.3.3.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp thường được căn cứ vàođối tượng kế toán chi phí sản xuất
Chí sản xuất và phương pháp kế toán chi phí đã được xác định tương ứng đểtiến hành hạch toán và tổng hợp chi phí sản xuất
- Căn cứ vào đối tượng hạch toán đã xác định mở sổ hoặc thẻ chi tiết chi phísản xuất và khi chi phí phát sinh trong tháng liên quan tới đối tượng kếtoán nào thìghi vào sổ, thẻ của đối tượng đó Đối với các chi phí cần phân bổ phải được tậphợp riêng và tính phân bổ cho từng đối tượng có liên quan Cuối tháng, quý tiếnhành tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh cho từng đối tượng cụ thể là cho từngcông trình, hạng mục công trình, khối lượng công tác xây lắp.
- Tài khoản kế toán sử dụng là TK154 “ Chi phí sản xuất dinh doanh dởdang” để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm xâylắp, lao vụ trong các doanh nghiệp xây lắp Tài khoản này mở cho từng công trình,
Trang 25Sổ kế toán vật tư, tiền lương, TSCĐ, vốn bằng tiền, phải trả.v v.
Sổ kế toán tổng hợp TK 621, 622, 627Sổ kế toán tổng hợp TK 154
Chứng từ, tài liệu phản ánh chi phí sản xuất phát sinhSổ chi tiết CPSX theo đối tượng kế toán tập hợp CPSX- Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Sổ chi tiết chi phí sản xuất chungPhân bổ chi phí sxC
Kết chuyển
CP sx chung chi phítrực tiếp
hạng mục công trình xây lắp, các giai đoạn công việc của hạng mục công trình vàtheo từng nơi phát sinh chi phí Tài khoản 154 có 4 tài khoản cấp hai:
+ TK 1541: Xây lắp
+ TK 1542: Sản phẩm khác+ TK 1543: Dịch vụ
+ TK1544: Chi phí bảo hành xây lắp
Để có cái nhìn khái quát về toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên xem biểu 02:
1.3.3.6 Tổ chức hệ thống sổ và báo cáo kế toán chi phí sản xuất và giáthành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Sổ kế toán tổng hợp: Sổ cái các TK 621, TK 622, TK 623, TK 627, TK 154Báo cáo sản xuất, báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp,bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
xem sơ đồ khái quát biểu 03
Biểu 03: QUY TRÌNH GHI SỔ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO CHI PHÍSẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRẦN THU QUYÊN 25 K37/21/09 Báo cáo chi phí
sản xuất ,báocáo giá thành
Tài liệu hạch toánvề khối lượng xây
lắp
Trang 26: Ghi định kỳ, cuối kỳ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
1.3.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.3.4.1 Đánh giá sản phẩm làm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp
Các sản phẩm xây lắp thường có thời gian thi công lâu có công trình từ 5 –10 năm nên nắm được giá thành của sản phẩm xây lắp tại các kỳ hạch toán, địnhkỳ doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê khối lượng công việc đang làm dở danghay cả những công trình đã được hoàn thành Chất lượng của công tác kiểm kêkhối lượng công tác xây lắp dở dang có ảnh hưởng lớn đến tính chính xác của việcđánh giá sản phẩm làm dở dang và tính giá thành
Xác định sản phẩm làm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp là tính toán,xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở dangcuối kỳ theo nguyên tắc nhất định.
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang tròn quátrình sản xuất hoặc là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lýđã quy định Phươngpháp đánh giá sản phẩm dở dang trong sản phẩm xây lắp phụthuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên giaothầu và nhận thầu Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi đã hoànthành toàn bộ thì giá thành sản phẩm là tổng chi phí phát sinh từ lúc khởi công đếncuối kỳ báo cáo Nếu quy định thành toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹthuật hợp lý (là điểm mà tại đó có thể xác định được giá dự toán) thi giá trị sảnphẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp chưa đạt được điểm dừng kỹ thuật hợplý đã quy định và được tính giá theo chi phí thưc tế trên cơ sở phân bổ chi phí thựctế của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, công việc đã hoàn thành và giaiđoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng Và việc xác định được chính xácmức độ hoàn thành của nó là rất khó Vì vậy khi đánh giá sản phẩm làm dở, kếtoán cần kết hợp chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, bộ phân tổ chức lao động để xácđịnh mức độ hoàn thành của khối lượng xây lắp dở dang một cách chính xác.Trong doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng một trong những phương pháp sau:
1.3.4.1.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí dự toán.
Trang 27Chi phí thực tế của khối lượng dở dang cuối kỳ=
Chi phí của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳChi phí thựctế của khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toánChi phí thực tế của khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ
Chi phí khối lương xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán
Chi phí thực tế của khối lượng lắp đặt dở dang cuối kỳ
Chi phí của KL lắp đặt bàn giao trong kỳ theo dự toánGiá trị dự toán của KL lắp đặt DD cuối kỳChi phí thực tế củaKLlắp đặt DD đầu kỳChi phí thực tế của KL lắp đặt thực hiện trong kỳ
Chi phí theo dự toán KLlắp đặt DD cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương
Chi phí thực tế của KLXLDD cuối kỳ
Chi phí thực tế của KL thực hiện trong kỳ
Giá trị dự toán của KLXLhoàn thành bàn giao trong kỳGiá trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ
Giá trị dự toán của KLXL DD cuối kỳChi phí KL XL DD đầu kỳ
1.3.4.1.3 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo giá trị dự toán
Theo phương pháp này chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuốikỳ được tính theo công thức:
1.3.4.1.4 Phương pháp đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo chi phíthực tế phát sinh
Phương pháp này áp dụng đối với các đối tượng xây lắp là công trình, hạng
Trang 28Theo phương pháp này thì giá trị sản phẩm xây lắp dở dang ở thời điểm cuối kỳ làtổng chi phí thực tế phát sinh từ lúc khởi công đến cuối kỳ báo cáo.
1.3.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp là phương pháp sử dụng sốliệu về chi phí sản xuất để tính toán ra tổng giá thành thực tế của sản phẩm , côngtrình, hạng mục công trình hoàn thành theo yếu tố hoặc khoản mục giá thành trongkỳ tính giá thành đã xác định Trong các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng cácphương pháp tính giá thành sau:
1.3.4.2.1 Phương pháp giá thành giản đơn (hay phương pháp trực tiếp)
Theo phương pháp này được áp dụng trong các xí nghiệp xây lắp có sốlượng công trình, giai đoạn công việc ít nhưng có khối lượng lớn, chu kỳ sản xuấttương đối ngắn không có hoặc chỉ có ít sản phẩm dở dang.
Z = Dđk + C – Dck
Trong đó:
Z : Là tổng giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giaoDđk : Giá trị thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
C : Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ
Dck : Giá trị thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
1.3.4.2.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này thích hợp khi thực hiện các công trình, giai đoạn côngviệcphức tạp, và được áp dụng với các doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, theo đơn đặthàng Khi bắt đầu khởi công một công trình theo đơn đặt hàng, bộ phận kế toánmở ra một bảng chi tiết tính riêng các chi phí sản xuát theo tưng khoản mục giáthành.
Trong hạch toán hàng ngày, các chi phí sản xuất cơ bản được căn cứ trựctiếp từ các chứng từ gốc ghi trực tiếp vào từng đơn đặt hàng Các chi phí gián tiếp,chi phí chung thường được tập hợp theo từng nơi phát sinh ra chi phí đó, sau đóđịnh kỳ sẽ phân bổ vào giá thành của đơn đặt hàng có liên quan theo một tiêuchuẩn nhất định Tổng giá thành của mỗi đơn đặt hàng được xác định sau khi mỗiđơn đặt hàng này được hoàn thành xong Việc định giá thành như vậy không địnhkỳ, kỳ tính giá thành nhất trí với chu kỳ sản xuất nhưng không nhất trí với kỳ báocáo của hạch toán
Sau khi đơn đặt hàng đã hoàn thành các đối tượng kế toán làm giáy báohoàn thành, lập biên bản nghiệm thu công trình hoặc biên bản đánh giá công trìnhdở dang, bộ phận kế toán tiến hành tính giá thành của đơn đặt hàng đã hoàn thành.
1.3.4.2.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức.
Giá thành theo phương pháp này được xác định theo công thức:
Trang 29Giá thành thực tế của sản phẩmGiá thành định mức của sản phẩm= Chênh lệch thoát ly định mức± Chênh lệch thay đổi định mức±
Chênh lệch do thoát ly định mức= Chi phí thực tế
(theo từng khoản mục) + (theo từng khoản mục)Chi phí định mứcĐể vận dụng phương pháp này một cách có hiệu quả đòi hỏi quy trình sảnxuất sản phẩm của doanh nghiệp đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổnđịnh, các loại định mức về vật tư, lao động, có căn cứ kỹ thuật hợp ly, chế độ quảnlý theo định mức đã kiện toành ở tất cả các khâu, đội xây dựng, các bộ phận chứcnăng quản lý đã đi vào nề nếp, trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững vàng.Đặc biệt công tác hạch toánban đầu có sự chi đạo chặt chẽ từ giám đốc đến các phòng ban, tổ đội sản xuất, cáccán bộ công nhân viên.
Phương pháp tiến hành như sau:
- Căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính giá thành địnhmức của sản phẩm
- Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức: khi có sự thày đổi định mứccần phải tính toán lại giá thành định mức Việc tính toán thay đổi định mức thườngđược tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số chênh lệch do thay đổi địnhmức chỉ cần thực hiện đối với số sản phẩm dở đầu kỳ, về chi phí tính cho sảnphẩm làm dở đầu kỳ là theo định mức cũ Số chênh lệch do thay đổi định mứcbằng định mức cũ trừ (-) định mức mới.
- Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức: Chênh lệch do thoát ly địnhmức là chênh lệch do tiết kiệm hoặc vượt chi Việc xác định chênh lệch do thoátlý định mức được xác định như sau
Sau cùng khi đã tính toán được giá thành định mức, chênh lệch do thay đổiđịnh mức và thoát ly định mức, sẽ tính được giá thành thực tế của sản phẩm.
1.4 TỔ CHỨC HỆ THỐNG SỔ THEO HÌNH THỨC CHỨNG TỪ GHISỔ TRONG ĐIỀU KIỆN ỨNG DỤNG TIN HỌC.
Sự bùng nổ thông tin đã trở thành cuộc cách mạng công nghệ của toàn thếgiới Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhu cầu về thu thập và xử lýthông tin, bảo quản thông tin trên máy vi tính là một việc hết sức cần thiết nhằmnâng cao chất lượng công tác kế toán
Kế toán trên máy vi tính là quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hệthông tin kế toán, nhằm biến đổi dữ liệu kế toán thành những thông tin kế toán đáp
Trang 30ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin Hệ thống thông tin trên máy cầncó : - Thiết bị phần cứng
- Phần mềm
- Con người điều hành và sử dụng.
Trong đó phần mềm kế toán là bộ chương trình dùng đểư lý tự động cácthông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu nhập chứng từ gốc, phân loạichứng từ, xử lý thông tin trên chứng từ theo quy trình cuả kế toán sau đó in ra cácsổ sách kế toán và báo cáo kế toán Khi áp dụng phần mềm kế toán vào công táckế toấn thì bộ phân kế toán trong đơn vị không còn phải thực hiện một cách thủcông một số khâu như: ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, tổng hợp sốliệu lập báo cáo kế toán; mà chỉ phải thực hiện các công việc phân loại, bổ sungthông tin chi tiết vào chứng từ gốc, nhập dữ liệu từ chứng từ vào máy, kiểm tra,phân tích sổ liệu trên các sổ, báo cáo kế toán để có thể đưa ra các quyết định phùhợp.
Như vậy thực chất việc ứng dụng tin học vào công tác kế toán chính là việcnâng cao hiệu suất công tác kế toán thông qua tính năng ưu việt máy tính và kỹthuật tin học; đông thời mang lại các thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thòi và có hệthống, đáp ứng được yêu cầu của các đối tượng sử dung thông tin Tuy nhiên việcứng dụng tin học trong công tác kế toán là điều kiện cần thiết, song việc sử dụngvà điều khiển máy tính vẫn là con người, những nhân viên kế toán có chuyên mônnghiệp vụ.
Nhận thức vị trí, vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đạitrong công tác kế toán, để khẳng định việc tổ chức công tác kế toán trong điều kiệnsử dụng máy vi tính vẫn phải tuân theo các nội dung và yêu cầu của tổ chức côngtác kế toán thủ công.
Nội dung tổ chức công tác kế toán trong điều kiện kế toán trên máy
* Tổ chức mã hoá các đối tượng cần quản lý
Mã hoá là cách thức để thực hiện việc phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp cácđối tượng cần quản lý Việc mã hoá các đối tượng này, cho phép nhận diện, tìmkiếm một cách nhanh chóng, không nhầm lẫn các đối tượng, mặt khác tăng tộc độxử lý, chính xác, giảm thời gian nhập liệu và tiết kiệm bộ nhớ Để đạt được điềuđó, khi tiến hành mã hoá các đối tượng cần phải đảm bảo mã hoá đầy đủ, đồng bộcho tất cả các đối tượng cần quản lý, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, phầnmềm kế toán Thông thường các đối tượng như sau cần phải được mã hoá để quảnlý: danh mục chứng từ; danh mục vật tư,sản phẩm, hàng hoá; danh mục kháchhàng; danh mục khoản mục chi phí, danh mục tài sản cố định
Trang 31Sổ kế toán tổng hợpSổ kế toán chi tiếtCác báo cáo kế toán* Tổ chức chứng từ kế toán:
Tổ chức chứng từ kế toán là khâu đầu tiên của công tác kế toán nhằm cungcấp thông tin đầu vào, làm cơ sỏ dữ liệu cho hệ thống thông tin biến đổi thànhthông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng Việc tổ chức trong điềukiện ứng dụng phần mềm tin học phải đảm bảo những nội dung cơ bản sau: xâydựng hệ thống danh mục chứng từ, tổ chức hạch toán ban đầu, tổ chức kiểm trathông tin trong chứng từ kế toán, tổ chức luân chuyển chứng từ Trình tự luânchuyển chứng từ cần phải đảm bảo tính hợp lý và dễ kiểm tra, dễ đối chiếu giữacác bộ phận kế toán có liên quan, song cuối cùng chứng từ kế toán phải đượcchuyển về bộ phận máy tính hoặc viên kế toán của từng phần hành để tiến hànhnhập liệu.
* Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:
Căn cứ vào yêu cầu quản trị doanh nghiệp, yêu cầu quản lý vật tư, tài sản,công nợ, tài sản cố định, trình độ quản lý của doanh nghiệp để xây dựng hệ thốngtài khoản kế toán do Nhà nước ban hành chi tiết cấp III, cấp IV, cấp V cho từngđối tưọng cần quản lý chi tiết Khi xây dựng danh mục tài khoản chi tiết cần phântích và quán triệt các yêu cầu sử dụng thông tin phục vụ quản trị nội bộ doanhnghiệp.
* Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Trong điều kiện hiện tại có hình thức Nhật ký chung và hình thức Chứng từghi sổ có nhiều đặc điểm phù hợp và thuận lợi cho quá trình thực hiện kế toán máyThông thường qúa trình xử lý hệ thống hoá thông tin trong hệ thống kế toántự động được thực hiện theo quy trình sau: Các tài liệu gốc được cập nhập vàomáy tính thông qua thiết bị nhập và được lưu trữ dưới dạng tệp tin dữ liệu chi tiết,sau đó được chuyển vầo các tệp sổ cái để hệ thống hoá các nghiệp vụ theo từngđối tượng quản lý Định kỳ các sổ cái sẽ được xử lý để lập báo cáo kế toán.
Để xử lý tệp dữ liệu, có thể theo hai chế độ xử lý là: xử lý theo lô và chế độtrực tiếp
Chứng từ gốc Nhập dữ liệu Xử lý tự động theo vào máy tính phần mềm kế toán
Trang 32Báo cáo kế toán, sổ sách kế toánTệp số liệu tổng hợp tháng
Tệp sổ cáiTệp số liệu chi tiết
Chứng từ kế toán
Quy trình xử lý, hệ thống hoá thông tin trong hệ thống kế toán tự động
Nhập dữ liệu
Tự động chuyển sổTổng hợp dữ
liệu cuối tháng
Đối với việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thực hiệntrên máy vi tính sẽ tiết kiệm được thời gian, nhân lực và cho kết quả chính xáccao Vì thế mà hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều đã và đang tiến hành tổchức công tác kế toán trên máy vi tính theo quy trình hạch toán cơ bản:
Các doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghisổ, do đó việc thực hiện kế toán máy là cần thiết để đem lại hiệu quả và có thểquản lý tốt hơn các chi phí phát sinh, đồng thời cung cấp các thông tinh quản trịnhanh nhất, chính xác nhất.
Tuy nhiên khi đề cập đến tập hợp chi phí và tính giá thành đối với hình thứcchứng từ ghi sổ kế toán sử dụng các sổ: sổ cái tài khoản 621, 622, 623, 627, haycác sổ chi tiết nguyên vật liệu trực tiếp, sổ chi tiết về nhân công trực tiếp, sổ chitiết về chi phí máy, bảng tổng hợp , phân tích giá thành, sổ giá thành công trình,hạng mục công trình xây lắp, các bảng phân bổ chi phí sản xuất.
CHƯƠNG II
Trang 33TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHIPHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆNHÀ NỘI
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINHDOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP BƯU ĐIỆN HÀ NỘI
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây lắpBưu Điện Hà Nội
Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện có tên giao dịch quốc tế là: Hanoi Post& Telecommunications construction & Installation Joint Stock Company.
- Tên viết tắt là: HACISCO
- Có trụ sở chính đặt tại: 51 đường Vũ Trọng Phụng- Quận Thanh Hà Nội
Xuân Số điện thoại giao dịch: 8585684
Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội tiền thân là một đội xây dựngcủa Bưu Điện Hà Nội Năm 1979 đội được đổi tên thành công ty Xây dựng BưuĐiện Hà Nội Đến ngày 18/12/1996, công ty Xây lắp Bưu Điện Hà Nội được chínhthức thành lập theo QĐ số 4351/QĐ/TCCB của Tổng công ty Bưu Chính viễnthông Việt Nam (VNVT), trở thành một trong 15 thành viên chính thức của BưuĐiện Hà Nội, hạch toán kinh tế phụ thuộc.
- Tháng 7 năm 2000 công ty tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướctheo QĐ 950/ QĐ- TCCB ngày 13/10/2000 của tổng công ty Bưu Chính ViễnThôngViệt Nam
Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện là doanh nghiệp có tư cách pháp nhânđầy đủ, có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng theo quyết định của phápluật và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanhsố 0103000234 ngày 22/1/2001 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư của thành phố HàNội.
Chỉ trong 2 năm tiến thành cổ phần hóa doanh nghiệp, công ty đã dần dầnkhẳng định vị trí to lớn của mình trong lĩnh vực xây dựng cơ bản của đất nước đóchính là nhờ sự năng động sáng tạo của đội ngũ hội đồng quản trị, ban giám đốc vàcủa các cán bộ làm công tác quản lý, cùng với sự đoàn kết yêu nghề hết lòng vìcông ty của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà
Trang 34Thông Việt Nam nhưng do có một tiền thân vững chắc là công ty xây lắp BưuĐiện thuộc Bưu Điện Hà Nội, đồng thời có kinh nghiệm nhiều năm trong thi côngxây lắp trong địa bàn thành phố, hiện đã mở rộng loại hình thi công và địa bàng thicông trên toàn quốc, trang thiết bị, tài sản cố định phục vụ sản xuất thi công cũngnhư quản lý được ưu tiên đầu tư hiện đại, nên công ty ngày càng chứng tỏ đượckhả năng của mình không chỉ trong lĩnh vực xây dựng lắp đặt thi công các côngtrình BCVT mà ngày nay công ty đã mở rộng hoạt động của mình ra một số lĩnhvực dân dụng khác.
Dưới đây là một số ngành, lĩnh vực mà công ty đang và sẽ tổ chức thực hiệnđã được đăng ký kinh doanh:
- Thiết kế, thi công công trình Bưu chính viễn thông- Thiết kế, thi công cơ điện lạnh và giao thông.- Thiết kế, thi công công trình xây lắp dân dụng.- Thiết kế, thi công công trình phát thanh truyền hình.Hai đơn vị trực thuộc:
- Xí nghiệp Thiết kế công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội
- Xí nghiệp Xây lắp BCVT phía Nam; địa chỉ: 297, đường Tân Sơn Nhất,quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh
Ngoài ra công ty còn tự sản xuất vật tư để thi công những công trình ở trên.Qua 2 năm, hoạt động chủ yếu của công ty tập trung vào các công trìnhBCVT,các công trình này chiếm 80% - 90% tổng doanh thu Còn các ngành kháccông ty đang chờ cơ hội để nhanh chóng được phát huy Thị phần của công ty ướctính chiếm khoảng 8% - 8,5% thị trường xây lắp bưu chính viễn thông.
Vốn điều lệ của công ty khi tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp là:12.000.000.000 đồng Việt Nam, chia thành 120.000 cổ phiếu mỗi cổ phiếu giá trị:100.000 đồng Trong đó có 84.000 cổ phần phổ thông; 36.000 cổ phần ưu đãi biểuquyết.
Trang 35Khi bắt đầu cổ phần hoá công ty đã được hưởng một số ưu đãi theo giấychứng nhận Ưu đãi đầu tư số 2197 BKH/DN 11/04/2001 Bộ trưởng Bộ Kế hoạchvà Đầu tư đã ký
+Công ty được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là :25%
+Miễn nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm và giảm 50% số thuếTNDN phải nộp cho 4 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế
+Không phải nộp thuế thu nhập bổ sung theo điều khoản I điều 10 của luậtthuế TNDN
Một tin mừng đã đến với công ty trong dịp cuối năm 2002 vừa rồi.Đó là
19/12/2002 cổ phiếu của công ty có tên là: HAS đã được giao dịch tại Trung tâm
giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh Tuy nhiên đây cũng là thách thức to lớnđối với công ty vì bên cạnh việc nâng cao vị thế, uy tín của mình trong lĩnh vựcđầu tư XDCB mà còn là áp lực mạch mẽ cho các hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty
Qua bảng dưới đây ta có thể thấy sự trưởng thành của doanh nghiệp qua cácthời kỳ
Các công trình đã thi công:
Công trình cáp sợi quang Hà Nội – TP Hồ Chí Minh: Thi công hơn700 Km cáp sợi quang, lắp đặt 24 trạm máy
Công trình cáp sợi quang Hà Nội- Hải Phòng – Quảng Ninh: thi côngtrên 100 Km cáp sợi quang
Công trình cáp sợi quang Qui Nhơn – Pleiku thi công trên 44 km Thi công các tuyến cáp quang liên Đài trên địa bàn Hà Nội, mạngcáp điện thoại TP Hà Nội
Các công trình cột cao đã thi công: cột Vũ áng Hà Tĩnh, cột NgọcHiển Cà Mau, cột An Hữu Cái Bè Tiền Giang, cột Tân Ba Bình Dương
Số lượng các công trình công ty thi công không ngừng tăng lên đến năm2002 là 300 công trình Hiện nay công ty đã có công trình ở 31 tỉnh, thành phố.
Đơn vị: triệu đồng
Trang 36Bưu chính Viễn thông Việt Nam Bên cạnh các sản phẩm chủ yếu là xây lắp cáccông trình Bưu Điện, từ năm 2000 công ty đã phát triển thêm hoạt động kinhdoanh vật tư và thiết kế thi công Ngoài ra công ty còn có xưởng sản xuất vật liệuchuyên sản xuất các cấu kiện phục vụ thi công như khung bể, nắp đan, cột bê tông,cột ăng ten và các cấu kiện bê tông với chất lượng cao, đảm bảo phục vụ mọi côngtrình.
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá công ty cũng đãchủ động đầu tư các thiết bị kỹ thuật cần thiết và hiện đại trong thi công: máy hàncáp quang FSM- 30S; máy khoan cần trục đứng đa năng; Máy đo cáp quang OPT-30 ngoài ra công ty còn có đội xe cơ giới mạnh với 19 xe, trong đó có 12 xe tải2,5 tấn
Từ khi tiến hàng cổ phần hóa, công ty đã nhanh chóng tạo lập cho mình mộtbộ máy quản lý hợp lý, một mô hình quản lý thống nhất gọn nhẹ và đang nhanhchóng phát huy hiệu quả
Tính tới thời điểm năm 2002 công ty đã có 170 cán bộ CNV trong biên chế,và chia thành 2 khối chức năng: khối văn phòng có 40 cán bộ chiếm 23,5%, khốisản xuất có 130 người chiếm 76,5%
Qua việc tìm hiểu về công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện chúng ta có thểnhững bước trưởng thành không ngừng của công ty Bằng việc tiến hành cổ phầnhoá doanh nghiệp, doanh nghiệp đã thực hiện hạch toán độc lập và chịu tráchnhiệm toàn bộ về kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mởrộng nhằm bảo toàn và phát triển vốn Cùng với việc cổ phiếu được giao dịch sẽ làmột thách thức mới cho công ty về hiệu quả sản xuất kinh doanh dưới sự giám sátchặt chẽ của UBCK Nhà nước, TT giao dịch CK, các cổ đông và đặc biệt là củacông luận báo chí Thực hiện nguyên tắc tập trung, thống nhất trong quản lý, điềuhành sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể cán bộcông nhân viên không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong thời gian tới, mục tiêu của công ty đó là phấn đấu mở rộng phạm vihoạt động hơn nữa, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công việc, tiếp tục đầu tư máymóc kỹ thuật, nâng cao trình độ cán bộ để nâng cao năng lực, tập trung chủ lựcvào mảng xây lắp chuyên ngành, từ đó nâng cáo hiệu quả sản xuất kinh doanh,tăng thêm thu nhập cho người lao động và tích cực hoàn thành nghĩa vụ với NhàNước
2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Xâylắp BĐ Hà Nội
Trang 37Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện là công ty xây lắp và chủ yếu thực hiệncác công trình Bưu chính Viễn thông Vì thế nên công ty có các sản phẩm mangtính của ngành nên có những đặc điểm riêng: đó là những sản phẩm có tính kỹthuật cao, mang tính đặc thù nên công nhân phải được đào tạo chuyên ngành, địabàn hoạt động rộng khắp cả nước do đó việc theo dõi tổ chức quản lý phải đượcthực hiện theo từng đội, từng xí nghiệp và theo từng công trình, hạng mục côngtrình.
Các hoạt động chính của công ty hiện nay:
Xây lắp các công trình chuyên ngành Bưu chính Viễn thông như: thi côngcác công trình cáp thông tin đường dài, cáp loại cáp đồng, cáp sợi quang
Sản xuất và lắp đặt các cột anten tự đứng, bệ bê tông lắp đặt các loại antenvô tuyến, lắp đặt các trạm vi ba băng rộng, băng hẹp.
Để thấy được quy trình xây lắp các công trình xây lắp của công ty xin xem
biểu 04
Trang 382.1.3 Đặc điểm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đại hội cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết là cơ quan
quyền lực quyết định cao nhất của công ty cổ phần Đại hội cổ đông có quyềnquyết định loại cổ phần, mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, thông quabáo cáo tài chính hàng năm, được phép sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, tổ chứclại hoặc giải thể công ty
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợicủa công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông Hộiđồng quản trị có quyền quyết định chiến lược phát triển của công ty, quyết địnhchính sách thị trường, công nghệ; Bổ nhiệm , miễn nhiệm, quyết định mức lươngvà một sô lợi ích khác đối với tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởngcủa công ty Số lượng thành viên Hội đồng quản trị và nhiệm kỳ Hội đồng quảntrị gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ trong 3 năm
Ban kiểm soát: của công ty gồm 3 thành viên do Đại hội đại biểu cổ đông
bầu, trong đó ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán.Ban kiểm soát bầu 1thành viên làm trưởng ban và trưởng ban kiểm soát phải là cổ đông của công ty.Ban kiểm soát có quyền kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý điều hànhhoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính Thẩmđịnh báo cáo tài chính hàng năm của công ty kiểm tra vấn đề cụ thể liên quan đếnquản lý điều hành hoạt đông của công ty
Ban lãnh đạo của công ty gồm :
Tổng giám đốc công ty: là người điều hành hoạt động kinh doanh của công
ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền vànghĩa vụ được giao Tổng Giám đốc sẽ thực hiện các quyền và nghĩa vụ theoquyết định của pháp luật và điều lệ của công ty Giám đốc có quyền và nghĩa vụsau
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: là người giúp đỡ tổng giám đốc, cố
vấn và thực hiện điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh về các mặt kỹ thuật
Phó tổng giám đốc phụ trách kinh doanh:là người giúp đỡ tổng giám đốc,
cố vấn và thực hiện điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty
Khối văn phòng chia thành các phòng ban: phòng kế hoạch kinh doanh;phòng tài chính; phòng kỹ thuật; phòng tổng hợp
Chức năng nhiệm vụ của phòng tổng hợp
-Chức năng:Phòng tổng hợp là phòng chức năng của công ty có nhiệm vụgiúp tổng giám đốc công ty quản lý và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, hànhchính, tổng hợp của công ty
Trang 39- Nhiệm vụ:tổ chức lao động tiền lương; công tác tổng hợp; công tác hànhchính.
Chức năng, nhiệm vụ phòng kinh doanh: