Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

76 926 3
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Hạch toán giá thành sản phẩm luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của Nhà nước thực hiện công tác quản lý các doanh nghiệp

Giá thành sản phẩm với chức năng vốn có của nó đã trở thành chỉ tiêu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng trong quản lý hiệu quả và chất lượng sản xuất kinh doanh Có thể nói rằng giá thành sản phẩm là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế tổ chức quản lý và kỷ thuật mà doanh nghiệp đã và đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh

Hạch toán giá thành là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp bởi tất cả các nội dung và phương pháp hạch toán về nguyên vật liệu, cộng cụ dụng cụ, tiền lương, khấu hao tài sản cố định… đều được kế toán giá thành sử dụng xuyên suốt Vì vậy, người phụ trách kế toán giá thành phải là người am hiểu sâu rộng về nghiệp vụ chuyên môn, phải phân loại được chi phí, phải nhận biết được chi phí nào được tính vào giá thành sản phẩm, chi phí nào không được tính vào giá thành sản phẩm Thử nhìn lại thời kỳ Nhà nước ta thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung với sự bao cấp thường xuyên và toàn diện của Nhà nước cùng với sự khống chế các khoản mục cấu thành giá thành và nội dung hạch toán từng khoản mục, cũng như sự khống chế các phương pháp đánh giá các yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất đã làm cho nội dung cấu thành giá thành tách rời với sự vận động của các yếu tố vật chất, làm cho bản thân giá thành không còn là giá thành theo đúng bản chất kinh tế của nó mà biểu thị tính chủ quan áp đặt về mặt ý chí của con người để thực hiện quá trình tái sản xuất, làm cho các doanh nghiệp mang nặng tính ỷ lại, trông chờ từ phía Nhà nước và thiếu quan tâm đến hiệu quả của các đầu vào mang lại

Khi vận hành nền kinh tế theo cơ chế thị trường tức là chúng ta đã chấp nhận sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế hành hoá Sự khắc nghiệt của các quy luật kinh tế bắt buộc các doanh nghiệp phải hết sức tỉnh táo trong kinh doanh, trong

Trang 2

hạch toán các khoản chi tiêu Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự khắc nghiệt của nó, ở cơ chế này không tồn tại sự tha thứ và ỷ lại Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, trong tương lai sẽ là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), hiện đang là thành viên của tổ chức ASEAN, các hiệp định về AFTA đang dần có hiệu lực thì các quan hệ kinh tế sẽ phát triển mạnh mẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội cũng như nhiều khó khăn, thử thách Cạnh tranh để tồn tại là vấn đề sống còn của doanh nghiệp Do đó việc tính đúng, tính đủ, quản lý chí phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp sản xuất để đạt được mục tiêu tiết kiệm và tăng cường được lợi nhuận Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách khoa học sẽ cung cấp những điều kiện cần thiết cho việc khai thác, động viên mọi khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Thị trường dược phẩm nước ta thời gian qua đã có những biến động bất thường, giá thuốc liên tục tăng, điều này ảnh hưởng bất lợi đến người tiêu dùng trong vấn đề bảo vệ sức khoẻ Do đó việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm là công việc cần thiết nên

làm Chính vì vấn đề quan trọng này mà tôi đã chọn đề tài “ Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm “ tại Công ty dược phẩm An Giang

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU :

Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để thấy được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm Đồng thời xem xét tính hợp lý của các khoản mục cấu thành nên giá thành sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm giúp Công ty sử dụng tốt các tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :

công trực tiếp, chi phí sản xuất chung

Trang 3

- Ghi chép kế toán : định khoản, lên tài khoản chữ T bằng cách hạch toán, ghi chép trên các Sổ Nhật ký chung, Sổ cái và các sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh

của Công ty và đề ra các biện pháp hoàn thiện

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

- Thu thập số liệu tại phòng kế toán của Công ty, căn cứ trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh

- Tham khảo sách báo, tạp chí và các thông tư mới nhất có liên quan đến đề tài - Tìm hiểu tình hình thực tế của Công ty bằng cách hỏi cán bộ công ty và giám sát quy trình sản xuất

- Tìm hiểu tính đặc thù của ngành, các yếu tố khách quan và chủ quan mà công ty đang gánh chịu

5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

phẩm, mà cụ thể là giá thành sản xuất, không đề cập đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, các mặt công tác khác chỉ đề cập đến một cách sơ lược

- Công ty sản xuất rất nhiều loại sản phẩm, nhưng chỉ nghiên cứu hạch toán một số sản phẩm chủ yếu là : thuốc TUXCAP C/50 và thuốc TUXCAP V/10

Trang 4

Quá trình sản xuất sản phẩm là quá trình phát sinh thường xuyên, liên tục các khoản chi phí sản xuất với mục đích tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau

Chi phí sản xuất bao gồm rất nhiều khoản khác nhau như : chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ… Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp đã bỏ ra để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất có các đặc điểm : vận động, thay đổi không ngừng; mang tính đa dạng và phức tạp gắn liền với tính đa dạng, phức tạp của ngành nghề sản xuất, quy trình sản xuất

Tiết kiệm chi phí sản xuất luôn được đặt ra như là một yêu cầu cơ bản để tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.1.1.2 Phân loại chi phí :

Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau Trong kế toán tài chính người ta thường quan tâm đến 02 cách phân loại quan trọng là :

Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố (nội dung kinh tế của chi phí) : theo cách

phân loại này thì chi phí sản xuất phát sinh nếu có cùng nội dung kinh tế được sắp xếp chung vào một yếu tố bất kể là nó phát sinh ở bộ phận nào, dùng để sản xuất ra sản phẩm gì

Trang 5

Theo quy định hiện nay thì chi phí sản xuất được phân thành 5 yếu tố : (1) Chi phí nguyên vật liệu

(3) Chi phí khấu hao TSCĐ

(2) Chi phí nhân công trực tiếp

Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế và theo công dụng kinh tế có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc phục vụ cho công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Ngoài 2 cách phân loại này, chi phí sản xuất còn được phân loại theo một số tiêu thức khác :

- Chi phí ban đầu và chi phí biến đổi - Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp - Chi phí bất biến và chi phí khả biến - Chi phí năm trước và chi phí năm nay - Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước

Trang 6

1.1.2 Giá thành sản phẩm : 1.1.2.1 Khái niệm :

Sản phẩm làm ra đã kết tinh trong nó các khoản hao phí vật chất Định lượng hao phí vật chất để tạo nên một hoặc một số sản phẩm là yêu cầu cần thiết, là căn cứ quan trọng để đánh giá chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất gắn liền với một kết quả sản xuất nhất định Như vậy giá thành sản phẩm là một đại lương xác định, biểu hiện mối liên hệ tương quan giữa hai đại lượng : chi phí sản xuất đã bỏ ra và kết quả sản xuất đã đạt được Tuy nhiên, cần lưu ý không phải có chi phí sản xuất phát sinh là đã xác định ngay được giá thành, mà cần thấy rằng, giá thành là chi phí đã kết tinh trong một kết quả sản xuất được xác định theo những tiêu chuẩn nhất định

Công thức chung để tính giá thành sản phẩm :

Qua công thức này cho thấy để hạ thấp giá thành sản phẩm thì một mặt doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, mặt khác phải có biện pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý để nâng cao năng suất lao động, tăng cường kết quả sản xuất sản phẩm

1.1.2.2 Phân loại giá thành :

Để phục vụ cho công tác quản lý ở doanh nghiệp người ta thường sử dụng các loại giá thành như sau :

(1) Giá thành kế hoạch : là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế

hoạch trên cơ sở các định mức và dự toán chi phí của kỳ kế hoạch

(2) Giá thành định mức : là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất cho một

đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch

(3) Giá thành thực tế : là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế

tạo sản phẩn trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh

Trang 7

1.2 TỔ CHỨC CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM :

1.2.1 Xác định đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành :

tập hợp chi phí, có thể là : loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn sản xuất, phân xưởng sản xuất…

doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất đã được kết tinh trong đó, có thể là : chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh, đơn đặt hàng, hạng mục công trình…

1.2.2 Kỳ tính giá thành :

Tuỳ theo chu kỳ sản xuất dài hoặc ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp, có thể là cuối mỗi tháng, cuối mỗi năm hoặc khi đã thực hiện hoàn thành đơn đặt hàng, hạng mục công trình…

1.2.3 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm :

Bước 1 : Tập hợp các chi phí trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan Bước 2 : Tính toán phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp ở bước 1 vào tài

khoản tính giá thành và theo các đối tượng chịu chi phí đã được xác định

Bước 3 : Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo những phương pháp

Trang 8

(2) Tính toán chính xác, kịp thời giá thành của từng loại sản phẩm được sản xuất (3) Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự toán chi phí nhằm phát hiện kịp thời các hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí không đúng kế hoạch, sai mục đích

(4) Lập các báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; tham gia phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, đề xuất biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm

Tài khoản sử dụng : TK 621 “chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”

Kết cấu TK 621 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau :

Sơ đồ 1 : sơ đồ hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Trị giá NVL mua về giao ngay cho bộ phận sản xuất TK 152 (611)

Trị giá NVL dùng không

để lại PX (bút toán đỏ)

Trị giá NVL dùng không hết nhập lại kho

Trang 9

Nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định được trực tiếp mức tiêu hao cho từng đối tượng phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức có thể như : định mức tiêu hao, hệ số phân bổ, tỷ lệ với trọng lượng, tỷ lệ với giờ máy hoạt động…

Tổng trị giá NVL trực tiếp

phân bổ của các đối tượng

x

1.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp :

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như : tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích về KPCĐ, BHXH, BHYT… tính vào chi phí theo quy định

Tài khoản sử dụng : TK 622 “chi phí nhân công trực tiếp”

Kết cấu TK 622 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau :

Sơ đồ 2 : sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Tiền lương công nhân trực trực tiếp sản xuầt

tính vào chi phí sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí Nếu có liên quan đến nhiều đối tượng và không thể xác định được trực tiếp mức tiêu hao

Trang 10

cho từng đối tượng phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức có thể như : định mức tiền lương, hệ số phân bổ, số giờ hoặc ngày công tiêu chuẩn …

Tổng tiền lương công nhân trực tiếp

phân bổ của các đối tượng

x

1.3.3 Chi phí sản xuất chung :

Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất gắn liền với từng phân xưởng sản xuất Chi phí sản xuất chung là loại chi phí tổng hợp bao gồm các khoản : chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất , chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng

Phần chi phí sản xuất chung cố định được tính vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường, nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì vẫn phải tính cho đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Phần chi phí sản xuất chung cố định phân bổ còn thừa được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm (đối tượng hạch toán chi phí là từng loại sản phẩm) thì chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản phẩm Các tiêu thức phân bổ có thể : tỷ lệ với tiền lương công nhân trực tiếp, tỷ lệ với nguyên vật liệu trực tiếp, tỷ lệ với giờ máy chạy…

Chi phí sản xuất chung

Trang 11

Tài khoản sử dụng : TK 627 “chi phí sản xuất chung”

Kết cấu TK 627 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau :

Sơ đồ 3 : sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung

1.4 HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH TỔNG HỢP CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM :

Theo phương pháp kê khai thường xuyên :

Tài khoản sử dụng : TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

Kết cấu TK 154 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau :

Trang 12

Sơ đồ 4 : sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo kê khai thường xuyên

gửi bán không qua kho

• Theo phương pháp kiểm kê định kỳ :

Tài khoản sử dụng : TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” TK 631 “ Giá thành sản xuất”

Kết cấu TK 154 và TK 631 được thể hiện trên sơ đồ hạch toán sau :

Sơ đồ 5 : sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo kiểm kê định kỳ

Trang 13

1.5 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG :

Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) :

Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực

tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, thông thường là >70%

Sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) các chi phí khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành Nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) xuất dùng toàn bộ ngay từ đầu quá trình sản xuất và mức tiêu hao về nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau

Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương :

Trong chi phí sản xuất dở dang bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí; từng khoản mục được xác định trên cơ sở quy đổi sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành theo mức độ hoàn thành thực tế

=

hoàn thành + cuối kỳ quy đổi

x

hoàn thành thành SP hoàn thành

Trang 14

Phương pháp 50% chi phí chế biến :

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính) tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang là như nhau, các chi phí khác còn lại gọi chung là chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành 50%

Phương pháp định mức :

Sản phẩm dở dang được đánh giá dựa vào định mức chi phí (hoặc chi phí kế hoạch) theo từng khoản mục chi phí và tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm

1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM :

Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp) :

Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng ít, sản xuất khối lượng nhiều với chu kỳ ngắn

Trang 15

Tổng giá thành CPSX CPSX CPSX Giá trị Các khoản

sản phẩm hoàn thành = dở dang + phát sinh - dở dang - sản phẩm - làm giảm trong kỳ đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ phụ CPSX

Phương pháp hệ số :

Phương pháp này áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm chính và giữa chúng có hệ số quy đổi (quy đổi thành sản phẩm chuẩn, sản phẩm có hệ số là 1 được xem là sản phẩm chuẩn) Đặc điểm tổ chức kế toán : đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm

Tổng giá thành thực tế các loại SP hoàn thành trong kỳ

Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) các loại SP

Trang 16

Phương pháp liên hợp :

Phương pháp này áp dụng khi trong cùng một quy trình sản xuất bên cạnh sản xuất ra nhiều loại sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ Để tính được giá thành của sản phẩm chính phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ, sau đó sử dụng phương pháp tỷ lệ hoặc phương pháp hệ số để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính

Phương pháp đơn đặt hàng :

Áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, lao vụ theo đơn đặt hàng của khách hàng Từng đơn đặt hàng là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và cũng là đối tượng tính giá thành Giá thành của từng đơn đặt hàng là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh kể từ lúc bắt đầu sản xuất cho đến lúc hoàn thành hay giao cho khách hàng

Phương pháp phân bước :

* Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước nhưng không tính giá thành bán thành phẩm (BTP) mà chỉ tính giá thành của thành phẩm (TP) hoàn chỉnh (còn gọi là phương pháp kết chuyển song song)

Sơ đồ 6 : sơ đồ công thức tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song

Chi phí sản xuất GĐ1

Chi phí sản xuất GĐ2

Chi phí sản xuất GĐn

Chi phí sản xuất GĐ1 nằm trong TP

Chi phí sản xuất GĐ2 nằm trong TP

Chi phí sản xuất GĐn nằm trong TP

GIÁ THÀNH SẢN XUẤT CỦA THÀNH PHẨM

Phương pháp này áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh Đặc điểm tổ chức kế toán : đối

Trang 17

tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là thành phẩm hoàn chỉnh

** Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm (BTP) ở từng giai đoạn sản xuất trước khi tính giá thành của thành phẩm (TP) hoàn chỉnh (còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự)

Sơ đồ 7 : sơ đồ công thức tính giá thành theo phương pháp kết chuyển tuần tự

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Giá thành bán thành phẩm GĐ1

Giá thành bán thành phẩm GĐn-1 + + + Chi phí chế biến

GĐ1

Chi phí chế biến GĐ2

Chi phí chế biến GĐn

Giá thành bán thành phẩm GĐ1

Giá thành bán thành phẩm GĐ2

Giá thành thành phẩm

Phương pháp này áp dụng phù hợp cho doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, qua nhiều giai đoạn chế biến và ở mỗi giai đoạn có yêu cầu tính giá thành BTP Đặc điểm tổ chức kế toán : đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là các BTP ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối cùng

Phương pháp định mức :

Phương pháp này được áp dụng tại các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống các định mức kinh tế - kỷ thuật tiên tiến và hợp lý

Trang 18

Chương 2

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY DƯỢC PHẨM AN GIANG 2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN :

Tiền thân của Công ty dược phẩm An Giang là Xí nghiệp dược phẩm An Giang được thành lập theo Quyết định số 52 /QĐ.UB ngày 10 tháng 6 năm 1981 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Trụ sở đặt tại số 34-36 đường Ngô Gia Tự, thị xã Long Xuyên, tỉnh An Giang Năm 1992 cùng với sự sắp xếp lại các doanh nghiệp thuộc địa bàn tỉnh An Giang,

Công ty chuyển thành doanh nghiệp Nhà nước lấy tên đầy đủ là : “ Xí nghiệp liên hiệp

dược An Giang “ Tên viết tắc : ANGIPHARMA Địa điểm trụ sở vẫn không thay đổi

Đến cuối năm 1996 theo quyết định số : 82 /QĐ.UB ngày 07 tháng 12 năm 1996 của

Ủy ban nhân dân Tỉnh An Giang, Công ty dược phẩm An Giang chính thức được thành

lập đến nay, trên cơ sở sáp nhập Công ty dược và vật tư y tế An Giang vào Xí nghiệp dược phẩm An Giang

Tên giao dịch đầy đủ : CÔNG TY DƯỢC PHẨM AN GIANG

Trụ sở : số 27 đường Nguyễn Thái Học, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang

Số điện thoại : 854961-854964-857300 Fax : 857301

dụng cụ y tế, thực phẩm có bổ sung vitamin và khoáng chất, mỹ phẩm

Công ty dược phẩm An Giang là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập do Ủy ban nhân dân Tỉnh thành lập và sở y tế An Giang quản lý chuyên ngành

VỐN KINH DOANH : Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 tổng số vốn của

Công ty ghi trên sổ sách kế toán là : 13.989.315.743 đồng

Trang 19

1 Chia theo nguồn vốn : 13.989.315.743 đồng

LAO ĐỘNG : tổng số lao động toàn công ty là 128 người :

Phân theo trình độ chuyên môn : Phân theo thời gian hợp đồng :

- Trung cấp dược : 46 - Trung cấp khác : 7

nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm

bệnh cho con người

Trang 20

2.3 BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ : 2.3.1 Cơ cấu tổ chức :

Sơ đồ 8 : sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty

Phòng kinh doanh

Phòng kế toán thống kê tài chính

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kiểm tra chất lượng

Xưởng dược

Hiệu thuốc quầy thuốc trực thuộc

Các hiệu thuốc Huyện

Hệ thống các đại lý Ban giám đốc

2.3.2 Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban :

* Ban giám đốc : gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc

+ Giám đốc : do Ủy ban nhân nhân Tỉnh bổ nhiệm, có quyền điều hành mọi hoạt động của Công ty theo chế độ Thủ trưởng và chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân Tỉnh và tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty

+ Phó giám đốc : là người giúp việc cho Giám đốc trong công tác lãnh đạo Công ty Thay mặt giám đốc quản trị điều hành mọi công tác khi Giám đốc đi vắng

- 01 Phó giám đốc phụ trách khâu sản xuất - 01 Phó giám đốc phụ trách khâu kinh doanh

* Phòng kinh doanh :

Do Trưởng phòng điều hành có nhiệm vụ :

- Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển của công ty - Lập các hợp đồng kinh tế

Trang 21

- Theo dõi và thống kê quá trình sản xuất kinh doanh - Xây dựng và quản lý định mức kỷ thuật

- Phụ trách kho, các hiệu thuốc, quầy thuốc, đại lý

* Phòng kế toán – thống kê – tài chính :

Do kế toán trưởng điều hành có nhiệm vụ hạch toán, phân bổ chi phí, tổng hợp, quyết toán theo Luật kế toán đã ban hành Lập báo cáo sản xuất, báo cáo tài chính đúng kỳ

* Phòng tổ chức hành chính :

Do Trưởng phòng điều hành có nhiệm vụ quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản trị hành chính văn thư lưu trữ, tuyển dụng, giải quyết các vấn đề tiền lương, chế độ chính sách cho công nhân viên, công tác đời sống và trật tự an toàn Công ty

* Phòng kiểm tra chất lượng :

Do trưởng phòng điều hành, có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm nghiệm số lượng, chất

lượng nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm sản xuất khi nhập kho và xuất kho

* Xưởng dược :

Là một phân xưởng sản xuất, chuyên sản xuất tân dược, do Trưởng phân xưởng điều hành, có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm dược theo kế hoạch sản xuất của Công ty, sử dụng tiết kiệm và an toàn nguyên, nhiên, vật liệu

2.3.3 Tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán :

- Hình thức sổ kế toán áp dụng : Nhật ký chung

- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định : theo nguyên giá

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho : theo giá thực tế

Trang 22

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ : nhập trước xuất trước

Sơ đồ 9 : sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Kế toán thanh toán

Kế toán ngân hàng

Kế toán hàng hoá Kế toán

giá thành Kế toán trưởng

Thủ quỹ

Kế toán tiền lương

- Kế toán trưởng : với chức năng chuyên môn có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra và chịu trách nhiệm toàn bộ công tác về kế toán, tài chính tại Công ty

- Kế toán thanh toán : có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền khi có chỉ đạo của cấp trên

- Kế toán ngân hàng : theo dõi đối chiếu số phát sinh và số dư trên tài khoản tiền gửi ngân hàng, theo dõi khoản nợ vay ngân hàng và công nợ của khách hàng

- Kế toán giá thành : thực hiện tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành thành phẩm nhập kho trong kỳ sản xuất, kiêm kế toán tổng hợp, kế toán vật tư, tài sản cố định, ghi sổ nhật ký chung, lên Sổ cái và tổng hợp lập báo cáo tài chính hàng kỳ

- Kế toán háng hoá : theo dõi tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá, thành phẩm và chi phí bán hàng

- Kế toán tiền lương : thực hiện tính toán tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản trợ cấp, phụ cấp cho toàn thể công nhân viên Công ty, theo dõi bậc lương công nhân viên, đồng thời kiêm phụ trách việc lập báo cáo thống kê theo quy định

Trang 23

- Thủ quỹ : cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hàng ngày

Sơ đồ 10 : sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung Công ty áp dụng

Bảng tổng hợp chi tiếtSổ cái

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng cân đối số dư và số phát sinh Sổ Nhật ký chung

Báo cáo tài chính Chứng từ gốc

Ghi chú:

Quan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng

Ghi hàng ngày hoặc định kỳ

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Kế toán tổng hợp sẽ tiến hành ghi vào sổ Nhật ký chung ( công ty không sử dụng các loại sổ nhật ký đặc biệt mà ghi thẳng vào Nhật ký chung ) đồng thời ghi vào các sổ thẻ chi tiết đối với các nghiệp vụ phát sinh nhiều cần phải được chi tiết để theo dõi Sau đó căn cứ trên sổ Nhật ký chung mà ghi vào Sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Đến kỳ lập báo cáo tài chính kế toán sẽ cộng số liệu trên Sổ cái lập bảng cân đối kế toán và bảng cân đối tài khoản, hoàn thành báo cáo tài chính

Trang 24

2.4 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG SẮP TỚI : 2.4.1 Thuận lợi :

chức năng

xuất

2.4.2 Khó khăn :

- Máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu chưa được đầu tư đúng mức

dài

- Tình hình giá cả luôn biến động, Công ty lại chưa có chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp nên chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, hàng hoá, không chủ động được về giá cả các loại hàng ngoại nhập

- Cán bộ công nhân viên chức dù nhiệt tình nhưng năng lực quản lý, tay nghề còn hạn chế Đội ngũ tiếp thị của công ty chưa nắm kịp các diễn biến phức tạp của thị trường, công tác nghiên cứu sản phẩm mới còn chậm, chưa có mặt hàng mới mang tính chủ lực, tiêu biểu của công ty đưa vào tham gia thị trường

- Công tác quản lý dược từ Trung ương đến địa phương còn nhiều bất cập, thị trường thuốc rất phức tạp Công ty nghiêm chỉnh chấp hành chính sách và pháp luật, do đó khó có thể cạnh tranh một cách sòng phẳng với các thành phần kinh tế khác

2.4.3 Phương hướng trong thời gian tới :

- Công ty Dược phẩm An Giang sẽ thực hiện cổ phần hoá trong thời gian tới theo

hình thức Nhà nước giữ cổ phần ở mức thấp hoặc không giữ cổ phần để thành lập Công ty

cổ phần dược phẩm An Giang theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 11 tháng 04 năm

2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh An Giang giai đoạn 2003-2005

- Phát huy năng lực sẵn có, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên chức để nâng cao trình độ quản lý, năng suất và chất lượng lao động

Trang 25

- Xây dựng mới xưởng sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP để đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc chất lượng cao, liên kết với các nhà khoa học nhằm ứng dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, các quy trình sản xuất đã được nghiên cứu nhằm giảm bớt thời gian nghiên cứu tại công ty, đa dạng hoá sản phẩm với hình thức và chất lượng cao đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của người tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường Đồng thời nâng dần tỷ trọng doanh thu hàng do công ty sản xuất trong cơ cấu hàng bán ra

- Song song với phát triển thị trường trong Tỉnh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh; sẽ đẩy mạnh việc xúc tiến mở rộng thị trường ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc trong đó chủ yếu là thuốc của công ty sản xuất

tìm kiếm thêm đối tác mới có tiềm năng kinh tế mạnh trong lĩnh vực dược phẩm,trang thiết bị, dụng cụ y tế, nguyên liệu sản xuất dược cho kế hoạch sắp tới

dược, các loại thuốc đặc trị phục vụ người bệnh và nhất là chủ động được giá cả

Bảng 1 : KẾ HOẠCH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN

Đơn vị tính : đồng CHỈ TIÊU KH 2004 KH 2005 KH 2006

Trang 26

(Nguồn Công ty dược phẩm An Giang)

Bảng 2 : KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ : A Kế hoạch sản xuất thành phẩm :

Trang 27

(Nguồn Công ty dược phẩm An Giang)

2.5 TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM QUA : 2.5.1 Thị trường tiêu thụ hiên tại :

* Đối với các loại dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm có bổ sung vitamin và khoáng chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế thị trường tiêu thụ của Công ty hiện nay là trong tỉnh An Giang và được phân bố cho các đối tượng sau :

Trang 28

- Các bệnh viện Tỉnh, Huyện, các Trung tâm y tế khác thuộc ngành y tế : 55% - Nhà thuốc, quầy thuốc trực thuộc Công ty : 20%

- Các hiệu thuốc Huyện của Công ty : 5% - Các đại lý : 20%

* Đối với các loại dược phẩm do Công ty sản xuất :

- Các bệnh viện Tỉnh, Huyện, các Trung tâm y tế khác thuộc ngành y tế : 5% - Nhà thuốc, quầy thuốc trực thuộc Công ty : 40%

- Các hiệu thuốc Huyện của Công ty : 10% - Các đại lý : 20%

- Các công ty khác : 25%

Đây là thị trường truyền thống cần phải giữ vững và cố gắng tạo mối liên kết để phat triển ở mức cao hơn nữa

2.5.2 Dự báo thị trường sắp tới :

Trong một vài năm tới thì thị trường thuốc ở An Giang nói riêng và cả nước nói chung sẽ còn diễn biến phức tạp Khi mà việc quản lý vẫn còn nhiều bất cập ở nhiều khía cạnh khác nhau Tuy nhiên, thị trường An Giang là thị trường trên 2 triệu dân nên việc giữ vững và phát triển rộng khắp thị trường trong Tỉnh là mục tiêu hàng đầu, song song với việc cố gắng nâng dần doanh số để có thể đạt mức tăng trưởng từ 10% đến 15% đối với hàng hoá mua ngoài và 20% đến 30% đối với hàng sản xuất tại công ty, đồng thời sẽ điều chỉnh theo hướng tăng lên về sản lượng, doanh thu các mặt hàng do Công ty tự sản xuất trong tổng doanh số bán ra

Do việc cung ứng thuốc theo chỉ thị 12/CT-UB ngày 15 tháng 4 năm 1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang có thay đổi là sẽ thực hiện quy chế đấu thầu cung ứng thuốc đối với các đơn vị y tế trong Tỉnh, cho nên khả năng cung ứng cho hệ thống điều trị có thể sẽ bị giảm Vì vậy Công ty sẽ tập trung vào các đối tượng còn lại đó là các nhà thuốc, đại lý, các hiệu thuốc, quầy thuốc bán sĩ và lẽ trực thuộc, các công ty, xí nghiệp dược là đối tác truyền thống lâu năm ở Đồng bằng sông cửu long và thành phố Hồ Chí Minh

Trang 29

2.5.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm 2001, 2002, 2003

Qua ba năm 2001, 2002, 2003 tình hình sản xuất kinh doanh của công ty dần dần ổn định Tuy nhiên tăng trưởng còn chậm, thị trường chủ yếu của Công ty đối với hàng hóa tự sản xuất vẫn là tại địa phương chiếm khoản 60%, còn lại là thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận chiếm 40% trên doanh số 600 triệu/tháng; đối với hàng hóa liên kết, trao đổi với các đơn vị, thị trường chủ yếu trong Tỉnh là hệ thống điều trị của các bệnh viện Tỉnh, Huyện ( trừ Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang ) và hệ thống gần 400 đại lý trực thuộc cùng với các hiệu thuốc, quầy thuốc bán lẽ của Công ty với doanh số 32 tỷ/năm

Bảng 3 : BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ngày 31 tháng 12

Đơn vị tính : đồng CHỈ TIÊU NĂM 2001 NĂM 2002 NĂM 2003

Trang 30

(1) (2) (3) (4) 9.Lợi nhuận HĐTC 48.929.65272.982.838 27.984.012

10 Thu nhập HĐBT 38.556.2055.055.163 23.480.808

12 Lợi nhuận HĐBT 38.556.2055.055.163 23.480.48313 Tổng lợi nhuận trước thuế 411.254.909290.749.291 678.215.82014.Thuế thu nhập doanh nghiệp131.601.570 217.029.06015.Lợi nhuận sau thuế 279.653.339461.186.760

(Nguồn Phịng kế tốn Cơng ty) Hoạt động chính của Cơng ty là sản xuất, kinh doanh các loại thuốc tân dược và các dụng cụ y tế Đây là hoạt động tạo nên nguồn thu chính của Cơng ty Ngồi ra Cơng ty cũng cĩ những khoản thu nhập tài chính từ lãi tiền gửi, đầu tư chứng khốn dài hạn và những khoản thu nhập khác từ việc cho thuê TSCĐ và một số dịch vụ khác

Biểu đồ 1 :

BIỂU ĐỒ DOANH THU, LỢI NHUẬN

Ghi chú : lợi nhuận trên biểu đồ là lợi nhuận trước thuế

Qua biểu đồ ta thấy doanh thu qua 3 năm đều tăng nhưng lợi nhuận trước thuế thì tăng giảm khác nhau qua từng năm và với mức lợi nhuận thấp

Năm 2001 Cơng ty đạt doanh số bán ra là 32.327.458.847 đồng Các khoản giảm trừ là 102.551.421 đồng chiếm tỷ lệ 0,32% tổng doanh thu Doanh thu thuần là 32.224.907.426 đồng, chiếm tỷ lệ 99,68% tổng doanh thu Giá vốn hàng bán là 28.446.420.466 đồng, chiếm

Trang 31

tỷ lệ 88,27% doanh thu thuần Lãi gộp trong năm là 3.778.486.960 đồng, chiếm tỷ lệ 11,73% doanh thu thuần Chi phí bán hàng và chi phí quản lý là 3.454.717.908 đồng chiếm tỷ lệ 10,72% doanh thu thuần Ta thấy tỷ lệ lãi gộp chỉ 11,73% trong khi tỷ lệ của chi phí bán hàng và chi phí quản lý là 10,72%, như vậy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ còn 1,01% doanh thu thuần, số tuyệt đối là 323.769.052 đồng Kết quả này cùng với khoản lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường là 87.485.857 đồng, dẫn đến tổng lợi nhuận trước thuế trong năm có lãi là 411.254.909 đồng

Năm 2002 doanh thu của Công ty là 35.489.236.575 đồng, tăng 3.161.777.728 (tương đương tăng 9,78%) so năm 2001 Các khoản giảm trừ là 5.079.502 đồng, giảm 97.471.918 đồng (tương đương giảm 95,05 % ) so năm 2001 Khoản giảm trừ giảm rõ rệt chỉ chiếm 0,01% trong tổng doanh thu Điều này làm cho doanh thu thuần trong năm là 35.484.157.073 đồng, chiếm tỷ lệ rất cao đến 99,99% tổng doanh thu Giá vốn hàng bán là 31.741.098.177 đồng, chiếm tỷ lệ 89,45% doanh thu thuần, tăng 3.294.677.711 đồng (tương đương tăng 11,58%) so năm 2001 Ta thấy tỷ lệ doanh thu thuần chiếm trong tổng doanh thu của năm 2002 cao hơn so với năm 2001 nhưng tỷ lệ giá vốn hàng bán chiếm trong tổng doanh thu thuần của năm 2002 không giảm mà lại cao hơn năm 2001 Điều này chứng tỏ trong năm 2002 Công ty có khoảng cách giữa giá vốn và giá bán hẹp hơn so với năm 2001, nói cách khác giá vốn hàng bán trong năm 2002 cao hơn năn 2001 Từ đó ta có lãi gộp trong năm 2002 là 3.743.058.896 đồng, giảm 35.428.064 đồng (tương đương giảm 0,94%) so năm 2001, chiếm tỷ lệ 10,55% doanh thu thuần, tỷ lệ này thấp hơn năm 2001 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý là 3.530.347.606 đồng, tăng 75.629.698 đồng (tương đương tăng 2,19%) so năm 2001, chiếm tỷ lệ 9,95% doanh thu thuần, tỷ lệ này thấp hơn năm 2001 cho thấy Công ty có sự kiểm soát và quản lý hai loại chi phí này tốt mặc dù doanh thu trong năm tăng nhưng hai loại chi phí này tăng chậm hơn Nhưng với tỷ lệ lãi gộp thấp chỉ 10,55% nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( không kể hoạt động tài chính và hoạt động khác) chỉ còn 212.711.290 đồng, tương đương 0,6% doanh thu thuần, giảm 111.057.762 đồng (tương đương giảm 34,30%) so năm 2001 Kết quả này cùng với khoảng lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường ( hoạt động khác ) là

Trang 32

78.038.001 đồng làm cho tổng lợi nhuận trước thuế có lãi là 290.749.291 đồng, giảm 120.505.618 đồng (tương đương giảm 29,30%) so năm 2001

Năm 2003, Công ty đạt doanh thu là 42.318.181.180 đồng, tăng 6.828.944.605 đồng (tương đương tăng 19,24%) so năm 2002 Trong năm 2003 Công ty không có khoản giảm trừ doanh thu nào nên doanh thu thuần trong năm đạt 100% doanh thu Giá vốn hàng bán là 37.478.179.530 đồng, tăng 5.737.081.353 đồng (tương đương tăng 18,07%) so năm 2002, chiếm tỷ lệ 88,56% doanh thu thuần, tỷ lệ này giảm so với năm 2002 nhưng chưa nhiều và vẫn còn cao so với năm 2001, chứng tỏ khoảng cách giữa giá vốn và giá bán năm 2002 chưa được mở rộng đáng kể (giá vốn hàng bán chưa giảm nhiều) Dẫn đến lãi gộp trong năm là 4.840.001.650 đồng, tăng 1.096.942.754 đồng (tương đương tăng 29,31%) so năm 2002, chiếm tỷ lệ 11,44% doanh thu thuần, tỷ lệ này cao hơn năm 2002 nhưng thấp hơn năm 2001 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý trong năm là 4.213.250.325 đồng, chiếm tỷ lệ 9,96% doanh thu thuần, tăng 682.902.719 đồng (tương đương tăng 19,34%) so năm 2002, tỷ trọng chi phí này chiếm trong tổng doanh thu thuần không tăng thêm mà sắp xĩ gần bằng năm 2002, cho thấy Công ty có sự kiểm soát chi phí chặt chẽ, ít có những khoản chi tùy tiện qua các năm hoạt động, đảm bảo tốc độ tăng doanh thu luôn cao hơn tốc độ tăng chi phí Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (không kể các hoạt động tài chính và hoạt động khác) năm 2003 chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba năm, đạt 1,48% doanh thu thuần, số tuyệt đối là 626.751.325 đồng, tăng 414.040.035 đồng (tương đương tăng 194,65%) so năm 2002 Kết quả đạt được này cùng với khoản lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường (hoạt động khác) là 51.464.495 đồng làm cho tổng lợi nhuận trước thuế có lãi là 678.215.820 đồng, tăng 387.466.529 đồng (tương đương tăng 133,26%) so năm 2002

Nhận xét : qua kết quả hoạt động của ba năm vừa phân tích ta thấy doanh thu hàng

năm đều tăng hơn năm trước đây là một biểu hiện tốt cho Công ty nhưng lợi nhuận đạt được hàng năm chưa cao (tuy không lỗ) Do đó Công ty cần phải cố gắng hơn nữa trong việc tăng doanh số bán, phấn đấu hạ giá thành sản xuất hiệu quả, giảm chi phí hàng hóa mua vào, tiết kiệm chi phí bán hàng và chi phí quản lý hơn nữa, đồng thời tăng cường các hoạt động tài chính và hoạt động khác để gia tăng tích luỹ tạo thế đứng vững chắc cho Công ty

Trang 33

Chương 3

HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM AN GIANG

3.1 MÔ TẢ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM :

3.1.1 Tổ chức sản xuất :

- Công ty dược phẩm An Giang với quy mô sản xuất nhỏ Vì vậy, tuy Công ty sản xuất rất nhiều loại thuốc được phân thành 4 nhóm là : nhóm thuốc nước, nhóm thuốc viên, nhóm thuốc ống và nhóm thuốc cốm nhưng Công ty chỉ tổ chức một phân xưởng sản xuất Trong phân xưởng sản xuất đó sẽ được phân thành nhiều tổ, mỗi tổ phụ trách sản xuất một nhóm thuốc

- Đối tượng tập hợp chi phí : từng quy cách sản phẩm

- Đối tượng tính giá thành : là từng viên thuốc thành phẩm ( thuốc viên ), từng ống thuốc thành phẩm ( thuốc ống ), từng chai thuốc, gói thuốc thành phẩm ( thuốc nước và thuốc cốm )

+ Viên thuốc thành phẩm ( thuốc viên ) : là viên thuốc đã được vào chai, vĩ, dán nhãn đúng quy định và đã làm thủ tục nhập kho

đầu ống, dán nhãn đúng quy định và đã làm thủ tục nhập kho

+ Chai thuốc, gói thuốc thành phẩm ( thuốc cốm, thuốc nước ) : là chai hoặc gói đã được vào thuốc, dán nhãn đúng quy định và đã làm thủ tục nhập kho

- Kỳ tính giá thành : do đặc điểm sản xuất diễn ra liên tục với khối lượng lớn và liên tục có thành phẩm nhập kho nên Công ty xác định kỳ tính giá thành là 01 tháng

Trang 34

3.1.2 Nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất :

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh được theo dõi chi tiết, riêng biệt cho từng quy cách thuốc và tính trực tiếp cho đối tượng đó - Chi phí nhân công trực tiếp : chi phí nhân công trực tiếp không được theo dõi riêng cho từng quy cách thuốc mà tập hợp chung cho toàn phân xưởng chi phí này Sau đó tiến hành phân bổ cho từng quy cách thuốc theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã kết tinh trong thành phẩm

- Chi phí sản xuất chung : kế toán sẽ tập hợp chung cho toàn phân xưởng Sau đó sẽ tiến hành phân bổ cho từng quy cách thuốc theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã kết tinh trong thành phẩm

3.1.3 Nguyên tắc đánh giá sản phẩm dở dang & tính giá thành sản phẩm :

- Hàng tháng Công ty đều lập kế hoạch sản xuất cho tháng sau nhưng chỉ lập kế hoạch về mặt sản lượng mà không lập kế hoạch về mặt giá trị ( chi phí sản xuất ) Đến kỳ sản xuất sẽ tiến hành pha chế hoá chất theo tỷ lệ sao cho đảm bảo theo kế hoạch sản lượng đưa vào sản xuất trong kỳ

- Do quy trình sản xuất liên tục Mặt khác, nguyên vật liệu trực tiếp được xuất kho toàn bộ 01 lần dựa vào kế hoạch sản lượng sản xuất trong kỳ Vì vậy, để đơn giản thì Công ty xem những nguyên vật liệu trực tiếp chưa sử dụng nhưng đã xuất kho và nằm tại phân xưởng sản xuất vào cuối kỳ cũng là sản phẩm dở dang Do đó sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty có thể bao gồm : những viên thuốc chưa đóng gói, nguyên vật liệu đang pha trộn, nguyên vật liệu chưa sử dụng nằm tại phân xưởng Nhân viên phân xưởng sẽ căn cứ vào những hình thức dở dang này mà ước tính (ước tính khoảng chừng) ra số lượng viên thuốc dở dang cuối kỳ cho từng khoản mục nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ tương ứng với mức độ mà NVL tham gia cấu thành nên thành phẩm Điều này có nghĩa là số lượng viên thuốc dở dang cuối kỳ ước tính được có mức độ hoàn thành theo CPNVLTT là 100% Sau đó tính ra giá trị của sản phẩm dở dang và theo dõi trên tài khoản 154

Trang 35

Phương pháp ước tính số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ :

+ Đối với những viên thuốc chưa vào chai, chưa đóng vĩ nhân viên phân xưởng sẽ căn cứ vào sức chứa, thể tích của các khai, thùng chứa thuốc rồi ước tính ra số viên thuốc dở dang cuối kỳ theo NVL chính

+ Đối với những viên thuốc đã vào chai, vĩ nhưng chưa dán nhãn hoàn chỉnh thì thực hiện đếm sơ lược hoặc dựa vào diện tích sắp đặt các chai thuốc, vĩ thuốc mà ước tính ra số chai thuốc, vĩ thuốc rồi quy ra số viên thuốc dở dang theo NVL chính và theo VL phụ

+ Đối với nguyên vật liệu chính đang pha trộn thì căn cứ vào tỷ lệ nguyên vật liệu đã sử dụng để pha trộn mà ước tính ra số viên thuốc dở dang theo nguyên vật liệu chính

+ Đối với nguyên liệu, vật liệu chưa sử dụng còn lại cuối kỳ thì căn cứ vào số lượng nguyên liệu chính, vật liệu phụ còn lại cuối kỳ mà ước tính ra số viên thuốc dở dang theo nguyên vật liệu chính và theo vật liệu phụ

- Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp giản đơn

- Giá thành đơn vị được tính theo sản lượng thực tế hoàn thành nhập kho

3.2 HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT & TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM :

Trong tháng 11 năm 2003 Công ty tổ chức sản xuất 02 nhóm thuốc : nhóm thuốc nước và nhóm thuốc viên Ta chỉ nghiên cứu quá trình tổ chức hạch toán và tính giá thành sản phẩm của nhóm thuốc viên mà cụ thể là 02 loại thuốc TUXCAP C/50 và TUXCAP V/10

TUXCAP là loại thuốc điều trị ho Thuốc này có 2 quy cách :

+ TUXCAP C/50 : là loại thuốc viên nang 02 đầu, được đóng gói theo quy cách 50 viên/ chai

+ TUXCAP V/10 : cũng là loại thuốc viên nang 02 đầu, được đóng gói theo quy cách 10 viên / vĩ

Trang 36

Sơ đồ 11 : sơ đồ quy trình sản xuất thuốc viên nang

Xát cốm hạt nhỏ

Vô viên nang

Nhập khoHoá chất, tá dược

Trang 37

Mô tả đặc trưng quy trình công nghệ :

- Hoá chất, tá dược làm nguyên liệu phải được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn trước khi pha chế

- Cân chính xác hoá chất, tá dược theo đúng công thức, khi cân bắt buộc phải có 02 người : 01 người cân và 01 người xem lại

nhân đứng bên máy kiểm soát, 01 lần trộn ít nhất là 30 phút, phải kiểm tra độ ẩm và màu thuốc đồng đều

- Sau khi quá trình trộn đạt tiêu chuẩn sẽ đưa vào máy xát đã được khử trùng bằng

kiểm tra nhiệt độ tủ sấy, 15 phút đảo thuốc một lần, 01 giờ thay đổi vị trí các khay thuốc, kiểm tra độ ẩm của bột thuốc

- Sấy xong sẽ có công nhân kiểm tra và xát lại những cốm thuốc to không đều để đạt được độ nhuyễn nhỏ của cốm thuốc đều nhau

- Giai đoạn tiếp theo là tiến hành cho cốm thuốc vào máy vô viên nang đã được khử

điện tử để chỉnh lại bột thuốc cho đúng trọng lượng quy định

- Sau quá trình vô viên, thuốc được đóng gói bằng cách đựng trong chai hoặc vào vĩ tùy theo quy cách, dán nhãn đúng quy định, thành phẩm được kiểm nghiệm theo chuẩn cơ sở đã được duyệt trước khi xuất xưởng

- Nhập kho : sản phẩm được xếp vào thùng chứa bằng cacton 3 lớp, kiểm tra số lượng, dán phiếu kiểm soát và đóng kín thùng bằng băng dính, đưa vào nơi kho mát, tránh ánh sáng

Sau đây chúng ta đi vào xem xét quá trình tổ chức hạch toán và tính giá thành sản phẩm 02 loại thuốc TUXCAP C/50 VÀ TUXCAP V/10 theo từng khoản mục

Trang 38

3.2.1 Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp :

Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp để sản xuất các loại thuốc của Công ty bao gồm : nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ

- Nguyên vật liệu chính: là những hóa chất, tá dược cần thiết không thể thiếu trong thành phần công thức của thuốc

- Vật liệu phụ bao gồm các loại nhãn hiệu, chai, vĩ, nang thuốc, toa thuốc, hộp thuốc, bông hút ẩm, phiếu kiểm soát…

Chứng từ kế toán sử dụng là phiếu lãnh vật tư Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch sản xuất , tổ pha chế sẽ tiến hành tính toán để xác định lượng hoá chất cần dùng và đề nghị lãnh toàn bộ 01 lần nguyên vật liệu chính để pha chế Sau đó căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch tổ đóng gói sẽ đề nghị lãnh toàn bộ 01 lần nguyên vật liệu phụ để đóng gói Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu thủ kho sẽ lập phiếu lãnh vật tư và lập thành 03 bản : một bản giao cho phân xưởng sản xuất, một bản giao cho phòng kế toán và một bản lưu tại kho

Tài khoản sử dụng : đối với hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán sử dụng tài khoản sau :

- TK152 “ nguyên liệu, vật liệu “ : để phản ánh trị giá nguyên nhập kho, xuất kho cho sản xuất Trong đó, chi tiết thành TK 1521 “nguyên vật liệu chính”, TK 1522 “vật liệu phụ”

- TK 621 “ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp “ : dùng để tâp hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Kết cấu chung của TK 152 và TK 621 :

vào TK 154

Kế toán căn cứ vào phiếu lãnh vật tư sẽ tiến hành hạch toán vào sổ Nhật ký chung, ghi vào Sổ cái tài khoản 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “ và ghi vào sổ chi tiết chi

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:05

Hình ảnh liên quan

(3) Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự tốn chi - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

3.

Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự tốn chi Xem tại trang 8 của tài liệu.
- Kế tốn háng hố : theo dõi tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hố, - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

t.

ốn háng hố : theo dõi tổng hợp tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hố, Xem tại trang 22 của tài liệu.
- Thủ quỹ : cùng với kế tốn thanh tốn theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

h.

ủ quỹ : cùng với kế tốn thanh tốn theo dõi tình hình thu chi bằng tiền mặt, Xem tại trang 23 của tài liệu.
cơng ty, đa dạng hố sản phẩm với hình thức và chất lượng cao đáp ứng địi hỏi ngày càng - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

c.

ơng ty, đa dạng hố sản phẩm với hình thức và chất lượng cao đáp ứng địi hỏi ngày càng Xem tại trang 25 của tài liệu.
Bảng 2: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HÀNG HỐ : A. Kế hoạch sản xuất thành phẩm :       - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

Bảng 2.

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HÀNG HỐ : A. Kế hoạch sản xuất thành phẩm : Xem tại trang 26 của tài liệu.
4. Giá vốn thành phẩm sản xuất - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

4..

Giá vốn thành phẩm sản xuất Xem tại trang 27 của tài liệu.
2.5. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CƠNG TY NHỮNG NĂM QUA : 2.5.1 Thị trường tiêu thụ hiên tại : 2.5.1 Thị trường tiêu thụ hiên tại :  - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

2.5..

TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CƠNG TY NHỮNG NĂM QUA : 2.5.1 Thị trường tiêu thụ hiên tại : 2.5.1 Thị trường tiêu thụ hiên tại : Xem tại trang 27 của tài liệu.
Bảng 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ngày 31 tháng 12  - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

Bảng 3.

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ngày 31 tháng 12 Xem tại trang 29 của tài liệu.
Cơng ty Dược phẩm An Giang trả lương theo hình thức ngày cơng, ngày làm việc là - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

ng.

ty Dược phẩm An Giang trả lương theo hình thức ngày cơng, ngày làm việc là Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 4: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NHÂN CƠNG TRỰC TIẾP Ngày 27 tháng 11 năm 2003   - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

Bảng 4.

BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NHÂN CƠNG TRỰC TIẾP Ngày 27 tháng 11 năm 2003 Xem tại trang 48 của tài liệu.
từng quy cách theo cơng thức trên. Kế tốn tiến hành tính tốn và lập bảng phân bổ chi phí - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

t.

ừng quy cách theo cơng thức trên. Kế tốn tiến hành tính tốn và lập bảng phân bổ chi phí Xem tại trang 48 của tài liệu.
NHẬT KÝ CHUNG - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf
NHẬT KÝ CHUNG Xem tại trang 49 của tài liệu.
Sau đĩ căn cứ vào bảng phân bổ CPNCTT, ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doan h: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

au.

đĩ căn cứ vào bảng phân bổ CPNCTT, ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doan h: Xem tại trang 49 của tài liệu.
cách theo cơng thức trên. Kế tốn tính tốn và lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung như - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

c.

ách theo cơng thức trên. Kế tốn tính tốn và lập bảng phân bổ chi phí sản xuất chung như Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 5: BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Ngày 28 tháng 11 năm 2003   - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

Bảng 5.

BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Ngày 28 tháng 11 năm 2003 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Sau đĩ căn cứ vào bảng phân bổ CPSXC, ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doan h: - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

au.

đĩ căn cứ vào bảng phân bổ CPSXC, ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doan h: Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 8: DỰ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty dược phẩm An Giang.pdf

Bảng 8.

DỰ TỐN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Xem tại trang 63 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan