1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT: Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện trong giải quyết vụ án hành chính

14 378 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 31,15 KB
File đính kèm unikey42rc4-140823-win64.zip (224 KB)

Nội dung

Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính nhằm đảm bảo cho việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khởi kiện. Chính vì thế, cần nắm rõ các quy định của pháp luật về trả lại đơn khởi kiện cũng như các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát về vấn đề này để tiến hành kiểm sát được hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khởi kiện luôn được thực thi.

Trang 1

I Mở đầu

Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện là một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính nhằm đảm bảo cho việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khởi kiện Chính vì thế, cần nắm rõ các quy định của pháp luật về trả lại đơn khởi kiện cũng như các quy định về nhiệm

vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát về vấn đề này để tiến hành kiểm sát được hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khởi kiện luôn được thực thi

Trang 2

II Nội dung

1 Khái quát chung về việc trả lại đơn khởi kiện

Kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án và những người tham gia tố tụng trong giải quyết vụ án hành chính nhằm phát hiện vi phạm của Tòa án và các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng hành chính, trên cơ sở đó thực hiện thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị nhằm khắc phục, phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm đã xảy ra hoặc có thể xảy ra, góp phần bảo đảm cho Tòa án giải quyết vụ án hành chính kịp thời, đúng pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; pháp luật của nhà nước được chấp hành nghiêm minh

Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền gửi đơn khởi kiện

vụ án hành chính đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng các hình thức luật quy định Thụ lý vụ án hành chính là hành vi tố tụng đầu tiên của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án hành chính Tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào Tòa án cũng thụ lý giải quyết mà trên cơ sở pháp luật, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu không đáp ứng đúng và đủ điều kiện khởi kiện mà pháp luật quy định Theo đó, trả lại đơn khởi kiện là hoạt động của Tòa án nhân dân (hành vi của Thẩm phán) trả lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo cho người khởi kiện khi thuộc một trong các căn cứ trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính

Trả lại đơn khởi kiện là nội dung quan trọng trong tố tụng hành chính, bởi lẽ khi có hành vi này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quyền của người khởi kiện, đó là quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp được quy định tại Điều

5 - Luật Tố tụng hành chính - “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này”; với việc trả lại đơn khởi kiện, cũng có nghĩa người khởi kiện sẽ không được cơ quan Tòa án chấp nhận giải quyết đối với yêu cầu

Trang 3

của mình Vì vậy, đảm bảo việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án đúng quy định của pháp luật sẽ góp phần vào việc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi họ tham gia vào quan hệ tố tụng hành chính

Như vậy, để thực hiện tốt công tác kiểm sát đối với hành vi trả lại đơn khởi kiện trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, đòi hỏi Viện kiểm sát – cụ thể là những cán bộ kiểm sát được trực tiếp phân công làm nhiệm vụ cần phải nắm chắc, hiểu rõ những quy định của định của pháp luật về vấn đề này; quyền hạn, trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án

2 Quy định của pháp luật về các trường hợp trả lại đơn khởi kiện

Nhận và xem xét đơn khởi kiện là thủ tục đầu tiên để Toà án xem xét có thụ lý vụ án hay không, bởi vì không phải tất cả các trường hợp có đơn khởi kiện Tòa án đều thụ lý giải quyết Có những trường hợp do chưa đủ điều kiện để thụ lý, giải quyết thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 123 Luật Tố tụng Hành chính 2015 Theo đó, việc trả lại đơn khởi kiện được quy định như sau:

“1 Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:

a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;

b) Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ; c) Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;

d) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;

đ) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

e) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật Tố tụng Hành chính 2015 g) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này;

Trang 4

h) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng”

3 Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện

Khi thực hiện hoạt động kiểm sát trả lại đơn khởi kiện, Kiểm sát viên cần thực hiện các nội dung cụ thể bao gồm: kiểm sát căn cứ trả lại đơn khởi kiện, thực hiện quyền kiến nghị và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện

3.1 Kiểm sát đối với căn cứ để Tòa án trả lại đơn khởi kiện

Để kiểm sát căn cứ trả lại đơn khởi kiện của thẩm phán có đúng căn cứ pháp luật hay không, Kiểm sát viên cần nghiên cứu, xem xét về lý do trả lại đơn khởi kiện mà thẩm phán nêu ra khi trả lại đơn khởi kiện cho người người nộp đơn khởi kiện, trên cơ sở xác định lý do trả lại đơn khởi kiện nêu tại văn bản trả lại đơn khởi kiện, so sánh, đối chiếu với các căn cứ pháp luật tương ứng; để kiểm sát đúng căn cứ, kiểm sát viên cần nắm vững, làm rõ từng nội dung của mỗi căn

cứ, phân tích lý do trả lại đơn khởi kiện một cách cẩn thận, nghiêm túc để tránh việc nhầm lẫn hoặc hiểu không đúng nội dung của các căn cứ, dẫn đến những kết luận sai khi tiến hành kiểm sát căn cứ trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính Kiểm sát viên cần lưu ý trường hợp trả lại đơn khởi kiện do “người khởi kiện không có quyền khởi kiện” và trường hợp “sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án” theo quy định tại điểm a và điểm e khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính:

- Theo đó, đối với trường hợp “người khởi kiện không có quyền khởi kiện” Quyền khởi kiện vụ án hành chính được hiểu bao gồm: người khởi kiện là người trực tiếp bị tác động bởi quyết định quyết định, hành vi bị khởi kiện hay nói cách khác, họ là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính đang bị khiếu kiện và thời hiệu khởi kiện của người khởi kiện vẫn còn theo quy định của pháp luật Như vậy, mặc dù thời hiệu khởi kiện không được quy định là căn cứ trả lại đơn khởi kiện riêng biệt, nhưng

Trang 5

trong trường hợp xác định thời hiệu khởi kiện đối với quyết định, hành vi đang bị khởi kiện đã hết mà không có lý do chính đáng, Tòa án có thể ra quyết định trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 123 Luật Tố tụng hành chính

Ngoài ra, khi tiến hành việc kiểm sát, Viện kiểm sát cần nghiên cứu kỹ lưỡng

về tư cách chủ thể của người khởi kiện Trước tiên, cán bộ kiểm sát phải xác định điều kiện cần, người khởi kiện phải là người có quyền và lợi ích bị xâm phạm bởi chính quyết định hành chính, hành vi hành chính đó Đối với khởi kiện

về quyết định hành chính, hành vi hành chính thì chủ thể là bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức; đối với khởi kiện về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì chủ thể là cá nhân và tổ chức; còn đối với khởi kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân thì chủ thể chỉ là cá nhân Tuy nhiên, Kiểm sát viên cần nắm rõ quyết định hành chính nào là đối tượng của khởi kiện vụ án hành chính,

cụ thể, việc xác định quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính phải đảm bảo đủ các điều kiện sau: Quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Cần khẳng định rằng: Quyền khởi kiện và chủ thể khởi kiện là hai yếu tố gắn bó mật thiết với nhau Quyền khởi kiện chỉ được thực hiện bởi một chủ thể nhất định và chủ thể được thực hiện quyền khởi kiện khi lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm Như vậy, trong quá trình xem xét về tư cách của người khởi kiện thông qua những yếu tố nêu trên, Viện kiểm sát có thể đưa ra nhận định về tính hợp pháp đối với hành vi trả lại đơn khởi kiện của Tòa án

- Đối với trường hợp trả lại đơn khởi kiện khi “sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án”, Kiểm sát viên cần căn cứ vào Điều 30 Luật Tố tụng hành chính chứ không căn cứ Điều 31, 32 Luật Tố tụng hành chính để làm rõ Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết đối với các khiếu kiện hành chính sau: Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi

Trang 6

việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định lập danh sách cử tri Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là những sự việc không nằm trong các loại đối tượng khởi kiện vụ án Nếu là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính nhưng không thuộc thẩm quyền giải quyết theo cấp thì Tòa án chuyển đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật chứ không áp dụng điểm e khoản 1 Điều

123 để trả lại đơn khởi kiện

3.2 Thực hiện quyền kiến nghị và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện

3.2.1 Thực hiện quyền kiến nghị

Luật Tố tụng hành chính quy định khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng

cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp Sau khi nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện của Toà án cùng cấp, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, Viện trưởng viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên thụ lý xem xét, lập hồ sơ kiểm sát, lập phiếu kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính và Quy chế nghiệp vụ của ngành

Khi thực hiện kiểm sát trả lại đơn khởi kiện, Kiểm sát viên được phân công phải tiến hành kiểm tra, xem xét, đánh giá việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, nếu thấy việc trả lại đơn khởi kiện không đúng thì thực hiện quyền kiến nghị với Chánh án Toà án đã trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Luật Tố tụng hành chính và phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Tòa án Trước đây, khi thi hành Luật Tố tụng hành chính năm 2010, công tác kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện gặp rất nhiều khó khăn vì Tòa án gửi cho Viện kiểm sát thông báo trả lại đơn khởi kiện với nội dung ngắn gọn và nêu rất chung chung Muốn xác định được việc trả lại đơn khởi kiện có đúng pháp luật hay không thì Viện kiểm sát phải kiểm tra những tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện mà đương sự gửi đến Tòa án, trong khi đó, Luật Tố tụng hành chính

Trang 7

năm 2010 quy định trong trường hợp này Tòa án phải chuyển trả lại đơn khởi kiện và hồ sơ, tài liệu cho người khởi kiện (khoản 2 Điều 109 Luật Tố tụng hành chính năm 2010) nên Viện kiểm sát cũng không có căn cứ để kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện Mặt khác, Viện kiểm sát chỉ có thể kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện khi Tòa án gửi thông báo trả lại đơn khởi kiện cho Viện kiểm sát, trường hợp Tòa án không gửi thông báo cho Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát không thể thực hiện chức năng kiểm sát vì Luật không quy định Viện kiểm sát được quyền kiểm sát trực tiếp tại Tòa án về việc xem xét và thụ lý đơn khởi kiện Khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu trên, tại đoạn 2, khoản 2, Điều

123 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã quy định cụ thể đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao lại và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu Hướng dẫn thi hành Luật tố tụng hành chính năm 2015, Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC cũng đã quy định cụ thể về quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án Để đảm bảo hiệu quả, chất lượng hoạt động kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, Điều 21 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT – VKSNDTC – TANDTC quy định: Trường hợp Viện kiểm sát cần xem xét kiến nghị trả lại đơn khởi kiện hoặc sau khi nhận được thông báo mở phiên họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện thì Viện kiểm sát gửi văn bản yêu cầu Tòa án cho sao chụp một số hoặc toàn bộ bản sao đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được văn bản cần sao chụp, Viện kiểm sát trả lại văn bản cho Tòa án Theo những quy định trên, thì việc kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án thuận lợi hơn vì Viện kiểm sát được quyền yêu cầu Tòa án cho sao chụp bản sao đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ trong trường hợp trả lại đơn khởi kiện Việc tiếp cận được với các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện sẽ giúp cho công tác kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện được chặt chẽ và có căn cứ pháp luật hơn

Như vậy, quyền kiến nghị đối với việc trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính là một quyền hạn đặc trưng của Viện kiểm sát khi thực hiện kiểm sát hoạt động

Trang 8

của thẩm phán đối với việc trả lại đơn khởi kiện; vừa là phương thức kiểm soát quyền lực cũng vừa thể hiện tính thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu giải quyết vụ án hành chính giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước, đảm bảo viêc giải quyết vụ án hành chính tuân thủ nghiêm túc quy định của pháp luật, hướng các chủ thể trong quan hệ tố tụng đó thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn cũng như các quyền và nghĩa vụ được Luật Tố tụng hành chính ghi nhận

3.2.2 Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện

Khi kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện, một nội dung quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của việc trả lại đơn khởi kiện là việc giải quyết khiếu nai, kiến nghị

về việc trả lại đơn khởi kiện; kết quả của việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị là

cơ sở trực tiếp quyết định một chủ thể có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền, lợi ích của mình hay không Cùng với quyền kiến nghị của Viện kiểm sát về việc trả lại đơn khởi kiện, Luật Tố tụng hành chính cũng quy định quyền tự bảo vệ quyền lợi của mình cho người khởi kiện, theo đó khi cho rằng việc trả lại đơn khởi kiện của thẩm phán không đúng căn cứ pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền khởi kiện của mình, người khởi kiện có quyền khiếu nại đối với tòa án để yêu cầu tòa án xem xét, giải quyết Khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, tòa án phải tiến hành giải quyết khiếu nại, kiến nghị đó trong thời hạn luật định và Viện kiểm sát thực hiện hoạt động kiểm sát đối với việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị đó

Luật Tố tụng hành chính quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện bằng việc mở phiên họp, theo đó tòa án giải quyết khiếu nại, kiến nghị bằng việc mở phiên họp, phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp, trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp… Như vậy, vai trò của Viện kiểm sát đối với việc trả lại đơn khởi kiện có ý nghĩa rất quan trọng bằng việc ghi nhận sự tham gia phiên họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị Không chỉ tham gia phiên họp giải quyết kiến nghị của mình mà đối với việc giải quyết khiếu nại, Viện kiểm sát cũng tham gia để thực hiện kiểm sát

Trang 9

việc trả lại đơn khởi nói chung, kiểm sát phiên họp giải quyết khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện nói riêng Tại phiên họp, đại diện Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, người khởi kiện… và phát biểu ý kiến đối với việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án Căn cứ tài liệu, chứng cứ có liên quan đến trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của Viện kiểm sát và đương sự tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định: giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp biết hoặc nhận lại

đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án theo thủ tục

chung Nếu không nhất trí với kết quả gải quyết kiến nghị của Tòa án cùng cấp, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị lần thứ hai đến Chánh án Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp để xem xét, quyết định lần cuối

Việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị thực hiện theo quy định của Điều 124 Luật tố tụng hành chính Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, trường hợp thấy quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị không đúng thì thực hiện quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án cấp trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các số quyết định: giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thu lý vụ án Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp là quyết định cuối cùng

4 Những vướng mắc trong thực tiễn kiểm sát

Có thể nói, Luật Tố tụng hành chính năm 2015 đã có một số quy định thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Viện kiểm sát khi tiến hành công tác kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án Tuy nhiên, việc quy định mở phiên họp giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện là một quy định hoàn toàn mới nên trong thực tiễn thi hành vẫn không tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc như:

Thứ nhất, về việc Tòa án thông báo cho Viện kiểm sát về ngày mở phiên họp:

Tại khoản 3 Điều 124 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định trong thời hạn 05

Trang 10

ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị Và tại khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch số 03 quy định Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp về ngày mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện ngay sau khi quyết định mở phiên họp

Tuy nhiên, quyết định mở phiên họp của Thẩm phán có được thể hiện bằng văn bản hay không? được ban hành trước khi mở phiên họp bao lâu và có được gửi cho Viện kiểm sát hay không? thì cả Luật và Thông tư không quy định rõ Vì vậy, việc quy định Tòa án thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát về ngày mở phiên họp ngay sau khi quyết định mở phiên họp là rất mơ hồ, thiếu căn cứ nên thực tế đã xảy ra có nhiều trường hợp Tòa án thông báo cho Viện kiểm sát trước khi mở phiên họp chỉ có 01 ngày thì không đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ khiếu nại và thực hiện các thao tác nghiệp vụ để tham gia phiên họp

Thứ hai: Luật tố tụng hành chính năm 2015 và Thông tư liên tịch số 03 không

quy định Tòa án phải gửi cho Viện kiểm sát bản sao đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ trong trường hợp trả lại đơn khởi kiện mà Viện kiểm sát phải gửi văn bản yêu cầu Tòa án cho sao chụp bản sao đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ và việc sao chụp tại liệu chứng cứ phải được thực hiện tại trụ sở Tòa án Việc quy định như trên làm cho Viện kiểm sát không chủ động mà phải phụ thuộc vào Tòa án vì có trường hợp khi Kiểm sát viên liên hệ để sao chụp tài liệu, chứng cứ thì cùng lúc đó Tòa án cũng đang nghiên cứu, hoặc thẩm phán, thư ký được phân công vắng mặt hoặc bận công tác khác thì Kiểm sát viên không sao chụp được hồ sơ sẽ dẫn đến không đảm bảo thời hạn để Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị hoặc tham gia phiên họp giải quyết khiếu nại

Thứ ba: Nội dung phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên họp xem xét, giải

quyết khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện đã được hướng dẫn cụ thể tại Điều 26 Thông tư liên tịch số 03 Tuy nhiên, bản phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên họp có phải gửi cho Tòa án để lưu vào hồ sơ giải quyết khiếu nại, kiến nghị hay không thì không được quy định

Ngày đăng: 22/02/2019, 12:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w