1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

viếng lăng bác mới (1)

5 410 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 66 KB

Nội dung

Kiến thức: - Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của người con từ miền nam ra viếng lăng Bác.. -Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọn

Trang 1

TUẦN 25

TIẾT 117:VIẾNG LĂNG BÁC Viễn Phương

A Mục tiêu cần đạt.

1 Kiến thức:

- Cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng của tác giả, của người con từ miền nam ra viếng lăng Bác

-Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: giọng điệu trang trọng, thiết tha phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhiều hình ảnh ấn dụ có giá trị, súc tích và gợi cảm; lời thơ dung dị, cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng

2 Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, hiểu một văn bản thơ trữ tình

- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ

3.Thái độ:

-Giáo dục lòng biết ơn và kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh

4 Định hướng phát triển năng lực và giáo dục an ninh quốc phòng:

-Tình cảm của nhân dân ta và bạn bè khắp năm châu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh

B Chuẩn bị.

- GV: Giáo án, Sgk, tranh ảnh minh hoạ lăng Bác, chân dung Viễn Phương, bảng phụ

- HS: Chuẩn bị bài

- Phương pháp: Phân tích, bình

III Phương pháp, kĩ thuật dạy học và kiểm tra đánh giá:

1 Phương pháp: Phân tích mẫu, thảo luận nhóm, nêu vấn đề,

2 Kĩ thuật dạy học: Trình bày 1 phút, động não, chia nhóm

3 Kiểm tra đánh giá: động viên, khen thưởng.

IV Hoạt động dạy và học:

A Hoạt động khởi động: 5'

- Mục đích: Học sinh bước đầu làm quen bài thơ Viếng lắng Bác

- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề,

- Kĩ thuật dạy học: Trình bày 1 phút, động não

- Năng lực cần phát triển cho học sinh: làm chủ bản thân, giao tiếp.

- Nhiệm vụ: HS lắng nghe, quan sát và làm việc độc lập

GV cho HS nghe bài hát Viếng lăng Bác

Trang 2

Bài hát gợi cho e thấy tình cảm của nhân dân miền Nam dành cho Bác như thế nào?

GV: Tình cảm của nhân dân Việt Nam nói chung và nhà thơ nói riêng dành cho Bác là một tình cảm thiêng liêng, cao quý điều đó phần nào được thể hiện trong bài thơ Viếng lăng Bác, bài thơ nói lên tình cảm gì, mong ước của nhà thơ như thế nào tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu

B Hoạt động hình thành kiến thức: 20'

- Mục đích: HS nắm được tâm trạng của nhà thơ

+ Trước khi vào lăng viếng Bác

+ Khi ở trong lăng

+ Ước nguyện của nhà thơ

- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích mẫu, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật dạy học: Trình bày 1 phút, động não, chia nhóm

- Năng lực cần phát triển cho học sinh: làm chủ bản thân, giao tiếp.

- Phương thức hoạt động: Theo nhóm và cá nhân

- Thiết bị, học liệu sử dụng: máy tính, máy chiếu,

- Báo cáo: bằng miệng

Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức

HĐ 1: 9’

Cho Hs xem chân dung nhà thơ Viễn Phương

Hs cho các em xem tranh ảnh về lăng Bác

HĐ 2: 20’

Giọng trang nghiêm, thiết tha, thành kính

GV đọc mẫu một đoạn, Hs đọc toàn bộ văn bản

HS đọc khổ thơ 1

Từ chiến trường Miền Nam, nhà thơ mang theo

biết bao tình cảm thắm thiết của đồng bào và

chiến sĩ ra viếng lăng Bác Hồ kính yêu

Nhận xét cách xưng hô của tác giả?

I Tác giả, Tác phẩm:

Sgk

II Đọc hiểu văn bản:

1.Đọc, Từ khó:

Sgk T60

2 Thể loại và bố cục:

- Thể loại: thể thơ trữ tình tám chữ đôi chỗ biến thể, gieo vần, nhịp điệu linh hoạt

- Bố cục: 3 phần + P1: Khổ 1 Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác

+ P2: Khổ 2,3 Cảm xúc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác

+ P3: Khổ cuối Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác

3 Phân tích:

a Cảm xúc của tác giả bên ngoài lăng Bác

Con: Thể hiện sự gần gũi như một người con đi xa lâu ngày, nay về

Trang 3

Hình ảnh tác giả gặp đầu tiên là gì?

Tác giả dùng biện pháp tu từ nào, ý nghĩa?

Hình ảnh hàng tre trong sương sớm gợi không

khí thiêng liêng, huyền thoại "Hàng tre xanh

xanh "vô cùng Thân thuộc được nhân hoá, trả i

qua "bão táp mưa sa" mà vẫn hiên ngang đứng

thẳng như dáng đứng của con người Việt Nam

kiên cường, bất khuất qua bốn nghìn năm lịch

sử

Những điều đó thể hiện tâm trạng của nhà thơ?

- HS đọc khổ thơ 2,3

Khi vào lăng tác giả miêu tả ntn?

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

- Có một mặt trời thực của thiên nhiên rực rỡ,

vĩnh hằng vẫn ngày ngày đi qua trên lăng; nhưng

có "một mặt trời trong lăng rất đỏ

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Phân tích và

nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ đó?

Ngoài hình ảnh mặt trời nhà thơ còn nói tới hình

ảnh nào khác?

Nhà thơ hoà nhập với dòng người vào lăng viếng

Bác như một "tràng hoa" dài vô tận dâng lên bảy

mươi chín tuổi đời đẹp như bảy mươi chín mùa

xuân của Bác

Đọc lại khổ 3

Lăng là nơi đặt thi hài người quá cố xong tác giả

lại hình dung ntn về Bác trong lăng?

Cảm xúc của nhà thơ như thế nào?

-Trong niềm xúc động, bồi hồi, tác giả có sự liên

tưởng hết sức độc đáo tới sự yên nghỉ vĩnh hằng

của Bác như một giấc ngủ bình yên

Theo em giấc ngủ bình yên ở đây là giấc ngủ

ntn?

( Thanh bình, vĩnh hằng của một con người cống

hiến cuộc đời cho cuộc sống bình yên của nhân

dân, đất nước).

Không thể có vầng trăng thật trong lăng nhưng

vì sao tác giả vẫn hình dung bác có giấc ngủ

bình yên giữa một vầng trăng?

(Cuộc đời của Bác rực sáng như mặt trời nhưng

thăm cha

Thấy: hàng tre bát ngát Bão táp mưa xa đứng thẳng hàng

- Sử dụng thành ngữ, nhân hoá, ẩn

dụ -> Liên tưởng hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam kiên cường, qua bốn nghìn năm lịch sử

=> Tâm trạng vô cùng xúc động của người con từ chiển trường miền Nam được ra viếng Bác

b Cảm xúc của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác

Mặt trời đi qua trên lăng: mặt trời thật

Mặt trời trong lăng rất đỏ: hình ảnh ẩn dụ

-> nói lên tư tưởng cách mạng, công lao trời biển và lòng yêu nước nồng nàn của Bác

Dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

- Hình ảnh ẩn dụ ->Thể hiện tấm lòng biết ơn, sự thành kính của nhân dân đối với Bác Hồ vĩ đại

“Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

Trời xanh là mãi mãi: Hình ảnh ẩn

dụ -> tên tuổi, sự nghiệp của người

là cao đẹp vĩnh hàng trong tâm trí của mỗi người

Nghe nhói ở trong tim: Bác dã đi xa, Bác không còn nữa -> đau xót

Trang 4

tâm hồn, cách sống của Bác lại hiền dịu, thanh

cao như ánh trăng Hơn nữa sinh thời Bác rất

gần gũi với thiên nhiên, Bác và trăng n hư tri kỷ,

thơ Bác nhiều bài có trăng…)

Lồng ghép giáo dục an ninh quốc phòng: nói

lên tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với

Bác

+Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà

Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha

Hai câu thơ chứa đựng tình cảm lớn lao của Bác

dành cho đồng bào miền Nam và tình cảm của

đồng bào miền Nam dành cho Bác…

Đọc lại khổ cuối

-Tâm trạng của tác giả thể hiện như thế nào ở

cuối khổ thơ?

Nhận xét biện pháp nghệ thuật của tác giả?

Tâm trạng của nhà thơ khi rời lăng Bác thể hiện

ntn?

Nhà thơ có ước nguyện gì?

Em hiểu gì về những ước nguyện ấy?

Nhà thơ muốn hoá Thân làm con chim, bông

hoa, cây tre dâng tiếng hát, hương thơm, trung

hiếu canh cho Bác ngày đêm

HĐ 3

Chủ đề của bài thơ là gì? Đây có phải chỉ là tình

cảm riêng của Viễn Phương không?

Bài thơ có những đặc sắc gì về nghệ thuật?

=> Tấm lòng thành kính, thiêng liêng trước công lao vĩ đạivà tâm hồn cao đẹp, trong sngs của người và nỗi đau tột cùng của tác giả nói riêng vànhan dân nói chung khi Bác không còn nữa

c Tâm trạng của nhà thơ khi rời lăng Bác

Thương trào nước mắt ->Tâm trạng lưu luyến muốn được ở mãi bên Người

Muốn làm: Điệp ngữ

+ Chim hót quanh lăng

+ Hoa tỏa hương đâu đây

+ Cây tre trung hiếu

=>Tâm trạng lưu luyến, mong muốn được ở mãi bên Bác

III Tổng kết:

1- Nội dung: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác 2- Nghệ thuật: Giọng thơ trang trọng tha thiết, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp

và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà sâu sắc

C Hoạt động luyện tập: 10'

- Mục đích:

+ Củng cố kiến thức vừa học

+ Biết sử dụng điệp ngữ trong giao tiếp

+ Phân tích tác dụng của điệp ngữ trong thơ văn

- Phương pháp: thảo luận nhóm

- Kĩ thuật dạy học: , trình bày 1 phút.

- Phương thức hoạt động: Theo nhóm và cá nhân

- Thiết bị, học liệu sử dụng: máy tính, máy chiếu

- Báo cáo: bằng miệng

Trang 5

Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức

HĐ 1

GV cho HS đọc diễn cảm bài thơ

HS đọc diễn cảm

D Hoạt động Vận dụng 5'

- Mục đích:

+ Củng cố kiến thức vừa học

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày 1 phút.

- Phương thức hoạt động: Cá nhân

- Thiết bị, học liệu sử dụng: máy tính,máy chiếu, phiếu học tập

- Báo cáo: bằng miệng

Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức

Nêu cảm nghĩ của em sau khi học bài thơ

HS hoạt động độc lập

HS trình bày và HS khác nhận xét

E Hoạt động tìm tòi, mở rộng 4' Mục đích:

+ Củng cố kiến thức vừa học

- Phương pháp: nêu vấn đề

- Kĩ thuật dạy học: động não, trình bày 1 phút.

- Phương thức hoạt động: Cá nhân

- Thiết bị, học liệu sử dụng: máy tính, máy chiếu

- Báo cáo: bằng miệng

Hoạt động của thầy & trò Nội dung kiến thức

GV yêu cầu

Sưu tầm một số bài thơ viết về Bác

GV nhận xét, kết luận

Dặn dò: 1' Về nhà

- Học bài, đọc thuộc lòng bài thơ

- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh đẹp trong bài thơ

Ngày đăng: 21/02/2019, 23:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w