Khái niệm ngân sách nhà nước Luật NSNN số 01/2002/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 quy định: "NSNN là toàn bộ các khoản t
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THANH PHONG
QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TAM ĐẢO TỈNH VĨNH PHÚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THANH PHONG
QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TAM ĐẢO TỈNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tâm
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Vĩnh Phúc, ngày……tháng….năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Phong
Trang 4Tác giả luận văn
Nguyễn Thanh Phong
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG .vii DANH MỤC SƠ ĐỒ viii MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài
1 2 Mục tiêu nghiên cứu
2 2.1 Mục tiêu chung
2 2.2 Mục tiêu cụ thể
2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3 4 Ý nghĩa khoa học của đề tài
3 5 Kết cấu của luận văn
3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 4
1.1 Cơ sở lý luận chung về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước
4 1.1.1 Những khái niệm cơ bản về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước 4
1.1.2 Vai trò của quản lý thu, chi ngân sách nhà nước 11
1.1.3 Hệ thống NSNN và phân cấp ngân sách 15
1.1.4 Nội dung công tác quản lý NSNN 20
1.1.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước 26
Trang 641.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý NSNN ở Việt Nam 281.2.1 - TrungQuốc 28
1.2.2 Phân cấp quản lý ngân sách tại Pháp 291.2.3 Kinh nghiệm quản lý NSNN tại huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình 311.2.4 Kinh nghiệm quản lý NSNN ở huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ 32
Trang 71.2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm quản lý NSNN tại các địa
phương trong nước 33
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35
2.1 Các câu hỏi nghiên cứu 35
2.2 Phương pháp nghiên cứu 35
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 35
2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 35
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 36
2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 36
2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương 36
2.3.2 37
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TAM ĐẢO 38
3.1 Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội của huyện Tam Đảo 38
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 38
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 40
3.1.3 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc .42
3.1.4 Giới thiệu về phòng Tài chính - kế hoạch của huyện Tam Đảo 48
3.2 Thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nước của huyện Tam Đảo 52
3.2.1 Quản lý thu NSNN của huyện Tam Đảo 52
3.2.2 Đánh giá công tác quản lý thực hiện thu ngân sách nhà nước so với dự toán qua các năm 63
3.2.3 Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước 68
3.2.4 Công tác lập dự toán, quyết toán và thanh kiểm tra ngân sách của huyện Tam Đảo 82
3.3 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tam Đảo 83
3.3.1 Nhân tố về thể chế tài chính 83
3.3.2 Nhân tố về bộ máy và cán bộ thực thi nhiệm vụ 83
3.3.3 Nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập 85
3.4 Nhận xét chung về công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2013 trên địa bàn huyện Tam Đảo 85
Trang 83.4.1 Kết quả đạt được 85
3.4.2 Những hạn chế chủ yếu 86
3.4.3 Nguyên nhân hạn chế, yếu kém về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước 87
Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TAM ĐẢO TỈNH VĨNH PHÚC 97
4.1 Quan điểm, định hướng về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ở huyện Tam Đảo trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội từ năm 2011-2015 tầm nhìn đến năm 2020 97
4.1.1 Quan điểm về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ở huyện Tam Đảo 97
4.1.2 Định hướng về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ở huyện Tam Đảo 98
4.1.3 Mục tiêu trong thời gian tới về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước 98
4.2 Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường quản lý NSNN ở huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc từ 2015 và tầm nhìn đến 2020 98
4.2.1 Nhóm giải pháp tăng cường quản lý nguồn thu NSNN 98
4.2.2 Nhóm giải pháp quản lý chi NSNN 101
4.2.3 Nhóm giải pháp tăng cường công tác kiểm tra đánh giá và quản lý NSNN .104
4.2.4 Các giải pháp khác 106
4.3 Kiến nghị 108
4.3.1 Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính 108
4.3.2 Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Vĩnh Phúc 109
KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
Trang 9SXKD : Sản xuất kinh doanh TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
XDCB : Xây dựng cơ bản
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình cơ cấu đất đai của huyện Tam Đảo giai đoạn 2011-2013 44
Bảng 3.2: Tình hình dân số, diện tích, mật độ dân số huyện Tam Đảo giai đoạn 2011 - 2013 45
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện Tam Đảo 45
Bảng 3.4: Kế hoạch dự toán thu NSNN huyện Tam Đảo theo phân cấp 53
Bảng 3.5: Dự toán thu ngân sách theo từng lĩnh vực kinh tế 54
Bảng 3.6: Dự toán thu ngân sách theo từng địa phương trong huyện 55
Bảng 3.7: Thu NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo 57
Bảng 3.8: Tình hình thu ngân sách huyện theo từng lĩnh vực kinh tế 58
Bảng 3.9: Thực hiện thu ngân sách theo từng địa phương trong huyện 61
Bảng 3.10: Cơ cấu các khoản thu cân đối ngân sách nhà nước tại Tam Đảo 63
Bảng 3.11: Tổng hợp thu ngân sách trên địa bàn huyện theo từng lĩnh vực .64
Bảng 3.12: Tình hình thực hiện thu ngân sách so với dự toán hàng năm trên địa bàn huyện theo từng lĩnh vực ngành 66
Bảng 3.13: Lập kế hoạch dự toán chi ngân sách huyện Tam Đảo 68
Bảng 3.14: Thực trạng chi NS huyện Tam Đảo theo lĩnh vực kinh tế 70
Bảng 3.15: Tổng hợp thực hiện chi ngân sách huyện Tam Đảo theo địa phương trong huyện 74
Bảng 3.16: Tổng hợp chi ngân sách huyện Tam Đảo (2011-2013) 75
Bảng 3.17: Tình hình thực hiện chi ngân sách so với dự toán theo từng lĩnh vực .76
Trang 11DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa NSNN với các quan hệ kinh tế
6
Sơ đồ 1.2: Hệ thống NSNN Việt Nam 17
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Tam
Đảo - Tỉnh Vĩnh Phúc 51
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thịtrường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã dần dầnlàm biến đổi các yếu tố cấu thành của nền kinh tế Kể từ đó có yếu tố cũ mất đi, cóyếu tố mới ra đời, có yếu tố giữ nguyên hình thái cũ nhưng nội dung của nó đã baohàm nhiều điều mới hoặc chỉ được biểu hiện trong những khoảng không gian vàthời gian nhất định Trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, ngân sách nhà nước được xem
là một trong những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới Trong thời gian qua,với xu thế hội nhập lĩnh vực ngân sách nhà nước đạt được những thành tích đáng
kể Tuy nhiên lĩnh vực này vẫn tồn tại một số vấn đề còn mang dấu ấn của cơ chế
cũ hoặc chưa được giải quyết thỏa đáng cả về mặt lý luận và thực tiễn
Nhà nước có thể thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội thành công khi cónguồn tài chính đảm bảo Điều này phụ thuộc vào việc quản lý các nguồn thu củaNSNN Để huy động đầy đủ nguồn thu vào ngân sách nhằm thực hiện chi tiêu củanhà nước thì những hình thức thu ngân sách phải phù hợp với điều kiện phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương và đất nước Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế, cáchình thức thu NSNN ở địa phương đã từng bước thay đổi, điều chỉnh để thực hiệnnhiệm vụ tập trung nguồn thu cho NSNN, là công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọngcủa nhà nước Cùng với quá trình quản lý thu NSNN thì việc quản lý chi NSNN cũng
có vị trí rất quan trọng trong quản lý điều hành NSNN góp phần ổn định phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì việc quản lý NSNN trongthời gian qua vẫn còn thất thoát, xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng Sự yếukém trong việc quản lý thu, chi NSNN đã đặt ra cho chúng ta cần có cái nhìn sâuhơn về tình trạng thâm hụt NSNN Trong điều kiện hiện nay, NSN N còn bội chi,yêu cầu thu NSNN là: đảm bảo tập trung nguồn thu, tăng cường bồi dưỡngnguồn thu Vấn đề này được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
Trang 13Trong bối cảnh chung của đất nước, huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc nhữngnăm qua đã đạt được những thành tựu to lớn về KT-XH, bộ mặt đô thị ngày càngđổi mới Qua gần 10 năm thực hiện Luật NSNN, cân đối ngân sách huyện đangngày càng vững chắc, nguồn thu ngân sách ngày càng tăng, không những đảm bảođược những yêu cầu chi thiết yếu của bộ máy quản lý nhà nước mà còn dành phầnđáng kể cho đầu tư phát triển Tuy nhiên, thực trạng hiện nay công tác quản lý thu,chi ngân sách của huyện vẫn còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế Thu ngân sách vẫnchưa bao quát các nguồn thu trên địa bàn, vẫn còn tình trạng thất thu, nguồn thungân sách còn hạn chế,… Hiệu quả các khoản chi ngân sách còn thấp, chi đầu tưcòn dàn trải, thiếu tập trung dẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp, gây lãng phí; chithường xuyên còn vượt dự toán
Tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhằm động viên đầy đủ và hợp lý cácnguồn thu vào NSNN, tạo nguồn lực tài chính mạnh mẽ; quản lý chi ngân sách cóhiệu quả, chính là yếu tố có tính quyết định để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ pháttriển KT-XH của huyện trong giai đoạn 2011 - 2015 mà Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ huyện Tam Đảo đã đề ra
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý thu, chi Ngân sách Nhà nước tại huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc” là nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp
Trang 14- Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lýthu, chi NSNN của huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước tại huyện Tam Đảo tỉnh VĩnhPhúc từ năm 2011 đến năm 2013
- Những vấn đề liên quan đến quản lý NSNN tại huyện Tam Đảo, tỉnhVĩnh Phúc
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý NSNN huyện Tam Đảo
- Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu thông qua số liệu của huyện từ năm
2011 đến năm 2013
- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại huyện TamĐảo tỉnh Vĩnh Phúc
4 Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn choviệc nâng cao hiệu quả công tác quản lý NSNN của các Quận, huyện có điều kiệntương tự như huyện Tam Đảo (trong tỉnh Vĩnh Phúc) trong bối cảnh hội nhập kinh
tế của nước ta hiện nay Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc lãnh đạo,điều hành thu, chi NSNN góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn huyệnTam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc
5 Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận, được cấu tạo gồm 4 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý NSNN.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng công tác quản lý NSNN tại huyện Tam Đảo tỉnh
Vĩnh Phúc
- Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý NSNN tại huyện Tam
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Cơ sở lý luận chung về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước
1.1.1 Những khái niệm cơ bản về quản lý thu, chi ngân sách nhà nước
1.1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Luật NSNN số 01/2002/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt
nam khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 quy định: "NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước" NSNN có thể hiểu là một kế hoạch tài chính quốc
gia biểu hiện ở "Toàn bộ các khoản thu và chi của Nhà nước" được mô tả dưới hìnhthức cân đối bằng giá trị tiền tệ Phần thu thể hiện các nguồn tài chính được huyđộng vào NSNN; phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tài chính đểthực hiện mục tiêu KT-XH NSNN được lập và thực hiện cho một thời gian nhấtđịnh, thường là một năm và được "Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định" ởnước ta là Quốc hội cơ quan quyền lực cao nhất phê chuẩn thông qua [23]
Thực hiện NSNN nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhànước, ở đây nói về khía cạnh vai trò ngân sách là công cụ của Nhà nước khi xâydựng và chấp hành ngân sách [13]
Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ hoạtđộng kinh tế của nhà nước, các khoản đóng góp của các tổ chức, cá nhân, các khoảnviện trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật [22]
Chi NSNN bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội đảm bảo bộ máyhoạt động của nhà nước, chi trả nợ của nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi kháctheo quy định của pháp luật [13]
Bản chất của NSNN là quan hệ phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốcgia Nhà nước tham gia phân phối sản phẩm xã hội (chủ thể), các tổ chức và cá nhân
bị phân phối (khách thể) Mục đích là thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhànước như (quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, y tế giáo dục, đầu tư xây dựng ).Nguồn thu cơ bản mang tính chất bắt buộc của NSNN là thu nhập quốc dân, đượcsáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của NSNNmang tính chất không hoàn lại trực tiếp được hướng vào đầu tư phát triển kinh tế và
Trang 16tiêu dùng xã hội Nhà nước bằng quyền lực chính trị của mình và xuất phát từ nhucầu về tài chính để thực hiện các chức năng của nhà nước đã xác định các khoảnthu, chi của NSNN Điều này cho thấy sự tồn tại của nhà nước, vai trò của nhà nướcđối với đời sống kinh tế xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại của nhànước và tính chất hoạt động của nó NSNN được sử dụng để phân phối các nguồntài chính hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung, đồng thời nhà nước coi ngân sách làcông cụ tài chính để kiểm tra các hoạt động KT-XH Quá trình phân phối tổng sảnphẩm quốc dân đã làm xuất hiện hệ thống các quan hệ tài chính và được thể hiện ởphần thu cũng như chi của NSNN Hệ thống các quan hệ tài chính tạo nên bản chấtkinh tế của NSNN.[8]
Trong thực tế nhìn bề ngoài của hoạt động NSNN biểu hiện đa dạng với hìnhthức các khoản thu và các khoản chi tài chính của nhà nước ở các lĩnh vực hoạtđộng KT-XH Các khoản thu chi này được tổng hợp trong một bảng dự toán thu chitài chính được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định Các khoản thu mangtính chất bắt buộc của NSNN là một bộ phận các nguồn tài chính chủ yếu được tạo
ra thông qua việc phân phối thu nhập quốc dân được sáng tạo ra trong khu vực sảnxuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của NSNN mang tính chất cấp phát phục
vụ cho đầu tư phát triển và tiêu dùng của xã hội Như vậy về hình thức có biểu hiện:NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước có trong dự toán, đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện trong một năm để đảmbảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước [10]
Tuy nhiên trong hoạt động của NSNN là hoạt động phân phối các nguồntài chính của xã hội gắn liền với việc hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ tậptrung là NSNN Trong quá trình phân phối đó làm phát sinh các quan hệ tàichính giữa một bên là nhà nước và một bên là các chủ thể x ã hội Những quan
hệ tài chính này bao gồm:
- Quan hệ kinh tế NSNN với các doanh nghiệp: các quan hệ kinh tế này phátsinh trong quá trình hình thành các nguồn thu của ngân sách dưới hình thức các loạithuế mà doanh nghiệp phải nộp Đồng thời ngân sách chi hỗ trợ cho sự phát triểncủa doanh nghiệp dưới hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn
- Quan hệ kinh tế NSNN với các đơn vị hành chính sự nghiệp: Quan hệ này
Trang 17- Quan hệ kinh tế NSNN với thị trường tài chính: Quan hệ này phát sinh khinhà nước tham gia vào thị trường tài chính bằng việc phát hành các loại chứngkhoán của KBNN nhằm huy động vốn của các chủ thể trong xã hội để đáp ứng nhucầu cân đối vốn của NSNN.[8]
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa NSNN với các quan hệ kinh tế
Như vậy, đằng sau hình thức biểu hiện bên ngoài của NSNN là một quỹ tiền
tệ với các khoản thu và các khoản chi của nó thì NSNN lại phản ánh các quan hệkinh tế trong qua trình phân phối Từ sự phân tích trên cho thấy: NSNN là hệ thốngcác quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính của xãhội để tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm
vụ và chức năng của nhà nước.[11]
1.1.1.2 Khái niệm thu ngân sách nhà nước
Xét về mặt nội dung kinh tế, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phốinảy sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực chính trị để tập trung một bộphận tổng sản phẩm quốc dân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhà nước Luật
Trang 18NSNN ban hành năm 2002 quy định: Thu NSNN bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý thu NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng hệ thống các công cụchính sách, pháp luật để tiến hành quản lý thu thuế và các khoản thu ngoài thuế vàoNSNN nhằm đảm bảo tính công bằng và thúc đẩy SXKD phát triển Đây là khoảntiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệmhoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp ngân sách Phần lớn các khoản thu NSNN đềumang tính chất cưỡng bức, bắt buộc mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phảituân thủ thực hiện.[9]
Trong việc quản lý các nguồn thu ngân sách, thuế là nguồn thu quan trọngnhất Thuế không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số thu NSNN hàng năm màcòn là công cụ của nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân Để phát huy tốttác dụng điều tiết vĩ mô của các chính sách thuế, ở nước ta cũng như các nước kháctrên thế giới, nội dung của chính sách thuế thường xuyên thay đổi cho phù hợp vớiđiều kiện thực tế của đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) và phù hợp với yêu cầu củaquản lý kinh tế, tài chính Các sắc thuế chủ yếu hiện đang được áp dụng ở nước tahiện nay gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài nguyên,thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà, đất [16]
1.1.1.3 Khái niệm chi ngân sách nhà nước
Chi NSNN là một bộ phận trong cơ cấu NSNN Theo từ điển giải thích thuậtngữ luật học thì Chi NSNN là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phânphối và sử dụng quỹ NSNN Mục đích của chi NSNN là thực hiện chức năng,nhiệm vụ của nhà nước Chi NSNN là nội dung của chấp hành NSNN nên thuộctrách nhiệm và quyền hạn của hệ thống cơ quan chấp hành và hành chính các cấp.Căn cứ để thực hiện chi NSNN là dự toán ngân sách hàng năm, quy định của phápluật về định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách Nếu hoạt động thu NSNN là nhằm thuhút các nguồn vốn tiền tệ để hình thành nên các quỹ NSNN thì chi NSNN là chu
Trang 19nên phạm vi và quy mô của hoạt động chi NSNN phụ thuộc một phần vào kết quảcủa hoạt động thu NSNN Tại khoản 2 Điều 2 Luật NSNN năm 2002, chi NSNN
bao gồm Các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, chi trả nợ của nhà nước, chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.[13]
1.1.1.4 Khái niệm về quản lý ngân sách nhà nước
Quản lý NSNN là quá trình tác động của chủ thể quản lý NSNN thông quaviệc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và các công cụ quản lý để tácđộng và điều khiển hoạt động của NSNN nhằm đạt được mục tiêu đã định
Quản lý chi ngân sách là quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung mộtcách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở sử dụng hệthống chính sách, pháp luật Chi ngân sách mới thể hiện ở khâu phân bổ ngân sáchcòn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông qua các biện pháp quản
lý Rõ ràng quản lý chi ngân sách sẽ quyết định hiệu quả sử dụng vốn ngân sách
Quản lý chi NSNN là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phânphối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thựchiện các chức năng của Nhà nước Thực chất quản lý chi NSNN là quá trình sửdụng nguồn vốn của Nhà nước để lập kế hoạch chi, quản lý sử dụng ngân sách
đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu củathực tế đang đặt ra theo đúng chính sách chế độ của nhà nước, phục vụ các mụctiêu KT-XH.[13]
Vấn đề quan trọng trong quản lý chi NSNN là việc tổ chức quản lý giám sátcác khoản chi sao cho tiết kiệm và có hiệu quả cao Muốn vậy cần phải quan tâmcác mặt sau:
- Quản lý chi phải gắn chặt với việc bố trí các khoản chi, làm cơ sở cho việcquản lý xây dựng quy chế kiểm tra, kiểm soát
- Bảo đảm yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả các khoản chi tiêu NSNN
- Quản lý chi phải thực hiện các biện pháp đồng bộ, kiểm tra giám sát trước,trong và sau khi chi
Trang 20- Phân cấp quản lý các khoản chi cho các cấp chính quyền địa phương và các
tổ chức trên cơ sở phải phân biệt rõ nhiệm vụ phát triển KT-XH của các cấp theoluật ngân sách để bố trí các khoản chi cho thích hợp
- Quản lý chi ngân sách phải kết hợp quản lý các khoản chi ngân sách thuộcvốn nhà nước với các khoản chi thuộc nguồn của các thành phần kinh tế để tạo rasức mạnh tổng hợp, nâng cao hiệu quả chi
Chủ thể quản lý là Nhà nước, các bộ phận của ngân sách là đối tượng, kháchthể quản lý Trong quản lý NSNN ở các nước có nền kinh tế thị trường đều tuân thủmột số yêu cầu cơ bản sau:
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa ngân sách các cấp đượcthực hiện theo nguyên tắc sau đây:
NSTƯ và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương được phân cấp nguồnthu và nhiệm vụ chi cụ thể
NSTƯ giữ vai trò chủ đạo, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chiến lược quan
Trang 21NSĐP được phân cấp nguồn thu đảm bảo chủ động trong thực hiện nhữngnhiệm vụ được giao, tăng cường nguồn lực cho ngân sách xã Hội đồng nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) quyết định việc phâncấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương phùhợp với phân cấp quản lý xã hội, quốc phòng, an ninh và trình độ quản lý của mỗicấp trên địa bàn kinh tế.
Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo Việcban hành và thực hiện chính sách chế độ mới làm tăng chi ngân sách phải có giảipháp đảm bảo nguồn tài chính phù hợp với khả năng cân đối với ngân sách của từngcấp, từng địa phương.[4]
Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản
lý cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sáchcấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó
Thực hiện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) đối với các khoản thu phânchia giữa ngân sách các cấp và bổ sung từ ngân sách cấp trên để bảo đảm côngbằng, phát triển cần đối giữa các vùng, các địa phương Tỷ lệ phần trăm (%) phânchia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấpdưới được ổn định từ 3 đến 5 năm Số bổ sung từ ngân sách cấp trên là khoản thu từngân sách cấp dưới.[17]
Trong thời kỳ ổn định ngân sách các địa phương được sử dụng nguồn tăngthu hàng năm mà NSĐP được hưởng để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Saumỗi kỳ ổn định ngân sách, phải tăng khả năng tự cân đối, phát triển NSĐP, thựchiện giảm doanh số bổ sung từ ngân sách cấp trên hoặc tỷ lệ phân trăm (%) điều tiết
số thu nộp về ngân sách cấp trên
Ngoài việc ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi và bổ sung nguồn thu theo quyđịnh trên, không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấpkhác, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của chính phủ
NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí lớn hơntổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào đầu tư phát triển,trường hợp bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển và tiến tới cânbằng thu, chi ngân sách
Trang 22Bội chi ngân sách được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước.Vay bù đắp bội chi NSNN phải được bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêudùng chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và đảm bảo bố trí ngân sách để đượcchủ động trả nợ khi đến hạn.
Về nguyên tắc, NSĐP được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng sốthu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu đầu tư xây dựng
kế cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách tỉnh, đảm bảo thuộc danh mục đầu tư trong
kế hoạch 05 năm đã được HĐND cấp tỉnh quyết định, nhưng không vượt quá khảnăng cân đối của ngân sách cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trongnước và phải cân đối ngân sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đếnhạn Mức dư nợ từ nguồn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơbản (XDCB) trong nước hàng năm của ngân sách cấp tỉnh.[14]
1.1.2 Vai trò của quản lý thu, chi ngân sách nhà nước
1.1.2.1 Vai trò của ngân sách nhà nước
NSNN có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội, anninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước Vai trò của NSNN luôn gắn liền với vớivai trò của nhà nước theo từng giai đoạn nhất định Đối với nền kinh tế thị trườngNSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội.[21]
NSNN có một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường thể hiệnqua các nội dung cơ bản sau:
- Trên góc độ tài chính: NSNN được sử dụng như một công cụ nhằm phânphối sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân từ đó hình thành nguồn tài chính để thựchiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước Thông qua NSNN bảo đảm cho cáclĩnh vực quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, đầu tư phát triển
- Trên góc độ kinh tế: trong nền kinh tế thị trường (KTTT) vai trò của NSNNđược thay đổi hết sức quan trọng Trong quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc gia NSNN
có các vai trò như sau:
+ Vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước:Vai trò này xuất phát từ bản chất kinh tế của NSNN, để đảm bảo cho các hoạt độngcủa nhà nước trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có những
Trang 23thu thuế và các khoản thu ngoài thuế Đây là vai trò lịch sử của NSNN trong bất kỳchế độ xã hội nào, cơ chế kinh tế nào NSNN đều phải thực hiện.
+ NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, điều tiết thị trường, bình ổngiá và chống lạm phát: Đặc điểm nổi bật của nền KTTT là sự cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, các yếu tố cơ bản trên thị trường làcung cầu và giá cả thường xuyên tác động lẫn nhau và chi phối hoạt động của thịtrường Sự mất cân đối giữa cung và cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên hoặc giảm độtbiến và gây ra biến động trên thị trường, dẫn đến sự dịch chuyển vốn từ ngành nàysang ngành khác, từ địa phương này sang địa phương khác Việc dịch chuyển vốnhàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến cơ cấu kinh tế, nền kinh tế phát triển không cânđối Do đó, để bảo đảm lợi ích cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng nhà nướcphải sử dụng ngân sách để can thiệp vào thị trường nhằm bình ổn giá cả thông quacông cụ thuế và các khoản chi từ NSNN dưới các hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sửdụng các quỹ dự trữ hàng hóa và dự trữ tài chính Đồng thời, trong quá trình điềutiết thị trường NSNN còn tác động đến thị trường tiền tệ và thị trường vốn thôngqua việc sử dụng các công cụ tài chính như: phát hành trái phiếu chính phủ, thu hútviện trợ nước ngoài, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường vốn… qua đógóp phần kiểm soát lạm phát.(11)
+ NSNN là công cụ định hướng phát triển sản xuất: Để định hướng và thúcđẩy tăng trưởng kinh tế nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi ngân sách Bằng công
cụ thuế một mặt tạo nguồn thu cho NSNN, mặt khác nhà nước sử dụng thuế với cácloại thuế, các mức thuế suất khác nhau sẽ góp phần kích thích sản xuất phát triển vàhướng dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết để hình thành
cơ cấu kinh tế theo hướng đã định Đồng thời, với các khoản chi phát triển kinh tế,đầu tư cơ sở hạ tầng, vào các ngành kinh tế mũi nhọn… Nhà nước có thể tạo điềukiện và hướng dẫn các nguồn vốn đầu tư của xã hội vào những vùng, lĩnh vực cầnthiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý
+ NSNN là công cụ điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư: NềnKTTT với những khuyết tật của nó sẽ dẫn đến sự phân hóa giầu nghèo giữa các tầnglớp dân cư, Nhà nước phải có một chính sách phân phối lại thu nhập hợp lý nhằmgiảm bớt khoảng cách chênh lệch về thu nhập trong dân cư NSNN là công cụ tàichính hữu hiệu được nhà nước sử dụng để điều tiết thu nhập, với các sắc thuế như
Trang 24thuế thu nhập lũy tiến, thuế thu nhập đặc biệt… một mặt tạo ra nguồn thu choNSNN mặt khác lại điều tiết một phần thu nhập của tầng lớp dân cư có thu nhậpcao Bên cạnh công cụ thuế, ngoài ra còn có các khoản chi của NSNN như chi trợcấp, chi phúc lợi cho các chương trình phát triển KT-XH: phòng chống dịch bệnh,phổ cập giáo dục tiểu học, dân số và kế hoạch hóa gia đình… Là nguồn bổ sung thunhập cho tầng lớp dân cư có thu nhập thấp.(12)
Các vai trò của NSNN cho thấy tính chất quan trọng của NSNN, với cáccông cụ của nó có thể quản lý toàn diện và có hiệu quả đối với toàn bộ hoạt độngnền kinh tế
1.1.2.2 Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước
Quản lý thu NSNN đóng vai trò rất quan trọng, thể hiện:
Thứ nhất, quản lý thu NSNN là công cụ quản lý của Nhà nước để kiểm soát,
điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế, kiểm soátthu nhập của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm động viên sự đóng góp đảm bảocông bằng, hợp lý Các nhà nước trong lịch sử đều sử dụng công cụ thuế để ổn định
và phát triển nền kinh tế, chống lại các hành vi kinh doanh phạm pháp
Thứ hai, quản lý thu NSNN là công cụ động viên, huy động các nguồn lực tài
chính cần thiết nhằm tạo lập quỹ tiền tệ tập trung của NSNN Huy động các nguồntài chính cần thiết vào nhà nước là nhiệm vụ chủ yếu của hệ thống thu dưới bất kỳchế độ nào, đó là đòi hỏi tất yếu của mọi nhà nước Nhà nước muốn thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ lịch sử của mình tất yếu phải có nguồn tài chính Nguồn tàichính mà Nhà nước có được do quản lý tốt nguồn thu ngân sách
Thứ ba, quản lý thu NSNN là nhằm khai thác, phát hiện, tính toán chính xác
các nguồn tài chính của đất nước để có thể động viên được và cũng đồng thời khôngngừng hoàn thiện các chế độ, chính sách thu để có cơ chế tổ chức quản lý Đây làmột nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước trong quá trình tổ chức quản lý kinh tế
Thứ tư, quản lý thu ngân sách góp phần tạo môi trường bình đẳng, công bằng
giữa các thành phần kinh tế, giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quátrình sản xuất kinh doanh Với hình thức thu và mức thu theo quy định, các chế độmiễn giảm công bằng, thu NSNN có tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh
Trang 25phần thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với toàn bộ hoạtđộng sản xuất kinh doanh của nền kinh tế - xã hội.
Thứ năm, quản lý thu ngân sách có vai trò tác động đến sản lượng và sản
lượng tiềm năng, cân bằng của nền kinh tế Việc tăng mức thuế quá mức sẽ dẫn tớigiảm sản lượng trong nền kinh tế, tức là thu hẹp quy mô của nền kinh tế Ngược lại,giảm mức thuế chung có xu thế làm tăng sản lượng cân bằng Trong nền kinh tế thịtrường, nhà nước sử dụng tính chất này để điều chỉnh quy mô sản lượng của nềnkinh tế cũng như các doanh nghiệp và hộ kinh doanh.[9]
1.1.2.3 Vai trò quản lý chi ngân sách nhà nước
Quản lý chi NSNN có vai trò rất to lớn, thể hiện:
Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN nhằm tăng hiệu
quả sử dụng vốn ngân sách, đảm bảo tiết kiệm, có hiệu quả Thông qua quản lý cáckhoản chi NSNN sẽ có tác động khác nhau đến đời sống KT-XH, giữ vững ổn định,đặc biệt là giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội như: xoá đói giảm nghèo, giảiquyết việc làm, các hoạt động mang tính cộng đồng Quản lý chi NSNN sẽ có hiệuquả tác động vào kích cầu khi nền kinh tế bị giảm sút hoặc cắt giảm chi tiêu chínhphủ để bình ổn giá, thúc đẩy sản xuất phát triển, hình thành quỹ dự phòng trongNSNN để ứng phó với những biến động của thị trường
Thứ hai, thông qua quản lý các dự án đầu tư phát triển nhằm phục vụ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả Quản lý chi ngân sách góp phần điều tiết thu nhậpdân cư thực hiện công bằng xã hội Trước tình hình phân hóa giàu nghèo ngày cànggia tăng, chi NSNN và quản lý chi NSNN sẽ giảm bớt khoảng cách phân hóa giàunghèo giữa các vùng, các khu vực, các tầng lớp dân cư, góp phần khắc phục nhữngkhiếm khuyết của nền kinh tế thị trường
Vai trò của quản lý chi ngân sách trong việc phục vụ cho việc chuyển dịch cơcấu kinh tế ở tầm vĩ mô được thể hiện rất rõ Đồng thời vai trò của nó còn thể hiện ởchỗ thông qua đầu tư và quản lý vốn đầu tư sẽ tạo ra điều kiện rút ngắn khoảng cáchnông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi, vùng sâu, vùng xa Có thể nóiquản lý chi ngân sách có hiệu quả là yếu tố góp phần thúc đẩy phát triển bền vững
Thứ ba, quản lý chi NSNN có vai trò điều tiết giá cả, chống lạm phát và suy
thoái nền kinh tế Khi nền kinh tế lạm phát và suy thoái nhà nước phải sử dụng công
cụ chi ngân sách để khắc phục tình trạng này Sự mất cân đối giữa cung - cầu sẽ tác
Trang 26động đến giá cả, giá cả tăng hoặc giảm Để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng,nhà nước sử dụng công cụ chi ngân sách để điều tiết, can thiệp vào thị trường dướihình thức cắt giảm chi tiêu, cắt giảm đầu tư hoặc tăng đầu tư, tăng chi tiêu cho bộmáy quản lý nhà nước (QLNN), cũng như trợ vốn, trợ giá và sử dụng quỹ dự trữ củanhà nước Trong quá trình điều tiết thị trường việc quản lý chi ngân sách có vai tròrất lớn đến việc chống lạm phát và suy thoái, kích cầu nền kinh tế Khi nền kinh tếlạm phát nhà nước cắt giảm chi tiêu, thắt chặt chính sách tiền tệ để hạn chế tổngcung tổng cầu, hạn chế đầu tư của xã hội làm cho giá cả dần dần ổn định, chốnglạm phát Khi nền kinh suy thoái, sức mua giảm sút nhà nước tăng chi đầu tư đểtăng cung, tăng cầu, tạo việc làm, kích cầu chống suy thoái nền kinh tế [18]
Thứ tư, để duy trì sự ổn định của môi trường kinh tế, Nhà nước sử dụng công
cụ chi ngân sách Thông qua quản lý các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư pháttriển, Nhà nước sẽ điều chỉnh phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng cụ thể, tạo
ra sự kích thích tăng trưởng nền kinh tế thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư vào
các ngành kinh tế mũi nhọn, đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế mở để nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.[13]
Một là, Hệ thống NSNN của nước ta được xây dựng trên các nguyên tắc: Đảm
bảo tính thống nhất của nền tài chính quốc gia Đó là điều kiện quan trọng để đưamọi hoạt động thu chi của NSNN ở các cấp đi đúng quỹ đạo quản lý kinh tế, tàichính của nhà nước, tạo nên mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các cấp ngân sách làmcho hoạt động ngân sách phù hợp với sự vận động của các phạm trù kinh tế tài chínhkhác
Hai là, Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ trong hệ thống NSNN, vừa
phát huy sức mạnh của cả hệ thống vừa đảm bảo tính năng động sáng tạo của mỗicấp cơ sở trong việc sử lý các vấn đề của ngân sách trong hệ thống NSNN, ngân
Trang 27(NSTW) có ảnh hưởng lớn đến các mặt cân đối lớn trong đời sồng kinh tế-xã hộicủa đất nước ngân sách địa phương là công cụ tài chính quan trọng giúp chính
Trang 28quyền địa phương thực hiện các chức năng kinh tế-xã hội, khai thác tốt các thếmạnh của địa phương đồng thời là công cụ góp phần thực hiện sự giám sát của nhànước đối với các mặt hoạt động kinh tế-xã hội trên một vùng lãnh thổ nhất định.
Theo Luật NSNN mỗi cấp chính quyền đều có ngân sách nên tương ứng với 4cấp chính quyền là 4 cấp ngân sách:
+ Ngân sách Trung ương
Quan hệ giữa ngân sách các cấp được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Ngân sách trung ương và ngân sách mỗi cấp chính quyền địa phương đượcphân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể;
- Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đểđảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương Số bổ sungnày là khoản thu của ngân sách cấp dưới;
- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên ủy quyền cho cơ quan quản
lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải kếtchuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó;
- Ngoài việc bổ sung nguồn thu và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ chi vừa nêutrên, không được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác
Hệ thống NSNN Việt Nam:
Ngân sách Nhà nước
Trang 29Ngân sách Tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương
Ngân sách huyện, quận, thị
- Giải quyết mối quan hệ trong chu trình ngân sách
Muốn thực hiện được những nội dung trên, phân cấp ngân sách phải đảm bảocác nguyên tắc:
Thứ nhất: Phân cấp ngân sách phải được tiến hành đồng thời với phân cấp kinh
tế và tổ chức bộ máy hành chính Tuân thủ nguyên tắc này tạo điều kiện thuận lợitrong việc giải quyết mọi quan hệ vật chất giữa các cấp chính quyền, xác định rõnguồn thu trên địa bàn và quy định nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền một cáchchính xác
Thứ hai: Đảm bảo thực hiện vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và vị
trí độc lập của ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN thống nhất
Thứ ba: Đảm bảo nguyên tắc công bằng trong phân cấp ngân sách: thể hiện
qua việc giao nhiệm vụ thu, chi cho địa phương phải căn cứ vào yêu cầu cân đốichung trong cả nước, nhưng cố gắng hạn chế thấp nhất sự chênh lệch về kinh tế, vănhóa, xã hội do hậu quả của phân cấp nảy sinh giữa các vùng lãnh thổ.[17]
1.1.3.3 Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách
- Nguồn thu của ngân sách trung ương
Trang 30+ Các khoản thu ngân sách Trung ương hưởng 100%:
Trang 31* Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu;
* Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
* Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa nhập khẩu;
* Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành;
* Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu; khí, kể
cả thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài, tiền thuê mặt đất, mặt nước;
* Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ ở kinh tế, thu hồi tiềncho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ Quỹ dự trữ tài chính củatrung ương, thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương;
* Các khoản phí và lệ phí, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật docác cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phítrước bạ;
* Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn
vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý;
* Chênh lệch thu lớn hơn chi của Ngân hàng nhà nước Việt Nam;
* Các khoản thu hoàn vốn, thanh lý tài sản, các khoản thu khác của doanhnghiệp nhà nước do trung ương quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của phápluật;
* Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật;
* Thu kết dư sang ngân sách trung ương;
* Thu chuyển nguồn từ ngân sách trung ương năm trước sang ngân sách trungương năm sau;
* Viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cánhân ở nước ngoài cho chính phủ Việt Nam;
* Các khoản thu khác của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật;+ Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương
và ngân sách địa phương:
* Thuế GTGT, không kể thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu và thuế GTGT từhoạt động xổ số kiến thiết
* Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán
toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động xổ số kiến thiết
* Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Trang 32* Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hóa sản xuất trong nước, không
kể thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động xổ số kiến thiết
Trang 33* Phí xăng, dầu.
- Chi ngân sách nhà nước:
* Chi thường xuyên:
+ Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục - thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường,các sự nghiệp xã hội khác
-+ Các hoạt động sự nghiệp kinh tế;
+ Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;
+ Hoạt động của các cơ quan nhà nước:
+ Hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam;
+ Hoạt động của ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động ViệtNam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, HộiLiên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;
+ Trợ giá theo chính sách của nhà nước;
+ Phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự ánnhà nước;
+ Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội;
+ Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội;
+ Trợ cấp cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp
+ Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật
* Chi đầu tư phát triển:
+ Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không cókhả năng thu hồi vốn;
+ Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, tài chính củanhà nước; góp vốn cổ phần liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết
có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Chi bổ sung quỹ dự trữ nhà nước;
+ Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước;
+ Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật
* Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do chính phủ vay;
Trang 34* Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các chính phủ và tổ chứcnước ngoài.
* Chi cho vay của ngân sách trung ương
* Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thuộcngân sách cấp tỉnh theo quy định của luật NSNN
* Chi bổ sung quỹ dự phòng tài chính theo quy định
* Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
* Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau
1.1.4 Nội dung công tác quản lý NSNN
1.1.4.1 Khái quát về quy trình quản lý NSNN
Quy trình quản lý NSNN là dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một ngân sách
kể từ khi bắt đầu hình thành cho tời khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới Mộtchu trình ngân sách gồm 3 khâu nối tiếp nhau đó là: Lập ngân sách; chấp hành ngânsách và quyết toán ngân sách
Chu trình ngân sách thường bắt đầu từ trước năm ngân sách và kết thúc saunăm ngân sách Trong một năm ngân sách đồng thời diễn ra cả 3 khâu của chu trìnhngân sách đó là: chấp hành ngân sách của chu trình ngân sách hiện tại; quyết toánngân sách của chu trình trước đó và lập ngân sách cho chu trình tiếp theo
Quản lý quy trình NSNN là điều hành hoạt động của ngân sách (NS) theo niên
độ gồm cả giai đoạn từ khâu lập dự toán NSNN, chấp hành NSNN và quyết toánNSNN Niên độ NSNN là 1 năm, năm NSNN Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 01đến 31 tháng 12 năm dương lịch
Quy trình NSNN Việt Nam được lập từ cơ sở và tổng hợp từ dưới lên theonguyên tắc tập trung dân chủ Theo thông lệ, để tiến hành quy trình NSNN, hàngnăm chính phủ đưa ra quyết định và các chỉ tiêu hướng dẫn lập, chấp hành và quyếttoán NSNN (NSTW và NSĐP) theo niên khóa
Bộ Tài chính dựa vào quyết định của chính phủ, ra thông tư hướng dẫn tổ chứcquy trình NSNN khởi đầu là lập dự toán NSTW và NSĐP Bộ Tài chính tổng hợp dựtoán NSTW thông qua tổng hợp, thẩm định dự toán NS các bộ, ngành tương đương
do trung ương quản lý
Trang 35Ủy ban nhân dân các địa phương thông qua cơ quan Tài chính các địa phương;các địa phương hướng dẫn lập dự toán NS các cấp địa phương và thẩm định, tổng hợpthành NSĐP gửi về Bộ Tài chính để tổng hợp vào NSNN.
Bộ Tài chính thẩm định và tổng hợp dự toán NSTW và dự toán NSĐP thành
dự toán NSNN, trên cơ sở thẩm định và giải quyết thỏa đáng các ý kiến chưa đồngthuận giữa các cấp NS cấu thành NSNN
Bộ Tài chính trình dự toán NSNN đã được tổng hợp lên chính phủ Chính phủxem xét để thông qua và trình lên quốc hội Ban NS của Quốc hội xen xét và trình raQuốc hội để thảo luận và quyết định
Dự toán NSNN được Quốc hội quyết định sẽ phân bổ cho các cơ quan trungương và địa phương để xem xét thông qua và đưa vào chấp hành NSNN Cuối năm
NS các cơ quan trung ương và địa phương thực hiện quyết toán NS, theo nguyên tắclập từ cơ sở; tổng hợp từ dưới lên (có trình tự gần như lập dự toán NSNN) Quyếttoán NSNN trình Quốc hội phê chuẩn, sau thời gian mà Quốc hội Quyết định dự toánNSNN của năm sau Quyết toán NSNN là tài liệu quan trọng (số liệu thứ cấp) làmcăn cứ để lập dự toán NSNN cho chu trình NSNN tiếp sau.[3]
1.1.4.2 Lập dự toán NSNN
* Yêu cầu dự toán NSNN:
- Dự toán NSNN được xây dựng trên cơ sở của kế hoạch phát triển KT-XH và có
nội dung tích cực trở lại với KT-XH
- Dự toán NSNN góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển
* Căn cứ lập dự toán NSNN:
- Căn cứ nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh
- Những nhiệm vụ cụ thể của các bộ, ngành, địa phương
- Phân cấp quản lý NSNN, tỷ lệ phân chia các khoản thu và mức bổ sung của NS
cấp trên cho NS cấp dưới đã được quy định
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức thu, chi NSNN hiện hành
- Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển
KT-XH và lập dự toán NS năm sau, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, sở Tài chính
về việc lập dự toán NSNN và các văn bản hướng dẫn khác
- Số kiểm tra về dự toán NS do cơ quan có thẩm quyền thông báo
Trang 36- Số kiểm tra về dự toán NS của các năm trước.
Trang 37* Trình tự lập dự toán NSNN:
- Hàng năm trước ngày 10 tháng 6 thủ Tướng chính phủ (đối với cấp NSĐP)
ra Chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NS năm kế hoạchlàm căn cứ hướng dẫn việc lập dự toán NSNN
- Bộ Tài chính hướng dẫn các cơ quan trung ương, các địa phương về yêu cầu,nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN
- Cơ quan trung ương, UBND tỉnh hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dựtoán NS cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp dưới lập dự toán NS thuộc phạm
vị quản lý
- Các cơ quan, đơn vị dự toán và các doanh nghiệp nhà nước lập dự toán thu, chi
NS thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao gửi cơ quan quản lý cấp trên
- Các cơ quan nhà nước trung ương ở trung ương và địa phương lập dự toánthu, chi NS thuộc phạm vị quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực thuộc lập,tổng hợp và lập dự toán thu, chi NS thuộc phạm vị quản lý gửi cơ quan Tài chínhcung cấp, đồng thời gửi cơ quan liên quan
* Lập, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN ở địa phương
- Sở Tài chính chủ trì cùng với Sở Kế hoạch Đầu tư xem xét dự toán NS củacác đơn vị thuộc tỉnh, dự toán do cơ quan Thuế, Hải quan lập dự toán thu, chi NScủa các huyện, lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, dự toán thu, chi NS tỉnh (gồm cả
dự toán cấp tỉnh, huyện và dự toán NS cấp xã), dự toán chương trình mục tiêu quốcgia, báo cáo UBND tỉnh để trình thường trực HĐND tỉnh xem xét trước khi báo cáo
về Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ quản lý lĩnh vực giáo dục và đào tạo,khoa học công nghệ (đối với dự toán chi giáo dục- đào tạo, khoa học công nghệ), các
cơ quan trung ương quản lý chương tình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi chươngtrình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25/7 năm trước
- UBND tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán NS các cấp ở địa phươngphù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán NS tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương
Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi NScho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Tài chính có trách nhiệm giúpUBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định dự toán thu, chi NS tỉnh, phương án phân bổ
Trang 38NS tỉnh và mức bổ sung cho NS cấp dưới trước ngày 10/12 năm trước; UBND tỉnh cótrách nhiệm
Trang 39báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư dự toán NS tỉnh và kết quả phân bổ dự toán
NS cấp tỉnh đã được HĐND tỉnh quyết định
Căn cứ vào nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND tỉnhquyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh,nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW vàNSĐP và giữa các cấp chính quyền địa phương, mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho NScấp huyện, dự toán chi từ nguồn kinh phí ủy quyền của TW
1.1.4.3 Chấp hành dự toán NSNN
* Phân bổ và giao dự toán thu, chi NS ở địa phương:
Sau khi được UBND tỉnh giao dự toán NS, các cơ quan nhà nước ở địaphương, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ giao dự toán thu, chi NS cho cácđơn vị trực thuộc theo quy định Sau khi phân bổ NS được các cơ quan Tài chínhthống nhất, thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân bổ NS quyết định giao dự toán NS chocác đơn vị trực thuộc; đồng thời gửi cơ quan Tài chính, thuế, KBNN cùng cấp vàKBNN nơi giao dịch để phối hợp thực hiện
* Tổ chức điều hành NS quý
Trên cơ sở giao dự toán thu, chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phảithu, chi trong quý, các đơn vị sử dụng NS lập nhu cầu chi NS quý (có chia ra từngtháng) gửi KBNN nơi giao dịch và cơ quan quản lý cấp trên trước ngày 20 của thángcuối quý trước Cơ quan Tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu và nhu cầu chitrong quý, lập phương án điều hành ngân sách quý cảu NS cấp mình Bảo đảm nguồnthu để đáp ứng nhu cầu chi trong dự toán, đúng chế độ cảu các đơn vị sử dụng NS
* Nguyên tắc chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN
Căn cứ vào dự toán chi NSNN năm được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụchi cảu đơn vị theo đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức, cơ quan Tài chính và KBNNthực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN
* Chi trả, thanh toán theo dự toán từ KBNN
Đối tượng chi trả, thanh toán theo dự toán KBNN bao gồm các khoản chithường xuyên trong dự toán được giao của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệpcủa Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
* Chi trả, thanh toán bằng hình thức lệnh chi tiền
Trang 40Các khoản chi trả, thanh toán theo hình thức bằng lệnh chi tiền gồm: Chi chocác doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội không có quan hệ thường xuyên với
NS, chi