1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc

194 248 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 15,88 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành luận văn thạc sĩ “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” tôi đã nhận được rất nhiều sự động

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số

và tài liệu trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng Kết quả trong luận văn chưađược công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào khác,nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 6 năm

2017

Tác giả luận văn

Lê Thị Thúy Oanh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn thạc sĩ “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của các cá

nhân và tập thể

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS

TS Trần Viết Khanh đã hướng dẫn tôi thực hiện nghiên cứu của mình.Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, người

đã đem lại cho tôi những kiến thức bổ trợ, vô cùng có ích trong nhữngnăm học vừa qua

Kính xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đàotạo sau đại học, Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí, Đạihọc Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình họctập

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và đồngnghiệp những người đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trongquá trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trang 3

Trang bìa

phụ

MỤC LỤC

Trang 4

Lời camđoan

…iiMục

lục

iv Danh mụcbảng biểu

vi MỞĐẦU 1

Trang 7

3.1 Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch

Trang 8

3.2 Định hướng phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo đến năm

2020 tầm nhìn đến năm 2025

853.2.1 Cơ sở xây dựng định hướng

Trang 10

Bảng 3.3 Đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển du lịch bền vững tại các tiểu

vùng Tam Đảo

82

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc 38Hình 2.2 Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc 42Hình 2.3 Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh VĩnhPhúc 45Hình 2.4 Cơ cấu giá trị sản xuất GDP huyện Tam Đảo năm 2005, 2015

51Hình 2.5 Bản đồ tài nguyên du lịch huyện TamĐảo 64Hình 3.1 Bản đồ đánh giá tài nguyên theo vùng cho phát triển du lịch

huyện Tam Đảo 84Hình 3.2 Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch huyện Tam

Đảo 90Hình 3.3 Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Tam

Đảo 94

Trang 12

viiivi

Trang 13

độ thuận lợi của tài nguyên đối với từng lãnh thổ và với từng loại hình dulịch.

Huyện Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, phía ĐôngNam giáp huyện Bình Xuyên, phía Tây Nam giáp huyện Tam Dương,phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương(Tuyên Quang), phía Bắc giáp huyện Đại Từ (Thái Nguyên); cách Thủ đô

Hà Nội 60 km, sân bay quốc tế Nội Bài

40 km, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có lối đi vào huyện, địaphương có điều kiện kết nối các tuyến du lịch với các tỉnh Tuyên Quang,Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai …, đây là điều kiện thuận lợi thu hútkhách nội địa và quốc tế đến với Tam Đảo

Huyện Tam Đảo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh

Phúc được tập trung, xây dựng thành huyện du lịch Huyện có diện tích

tự nhiên là

23.587,6 ha; dân số 78.232 nghìn người, trong đó 44,5 % là đồng bàodân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Sán Dìu (2015) Sau hơn 10 năm đivào hoạt động (thành lập

2004), huyện Tam Đảo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất

cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội đời sống vật chất và tinh thần

Trang 14

của nhân dân ngày càng được nâng cao Tuy vậy, theo đánh giá chung

sự phát triển hiện nay chưa tương xứng với các tiềm năng, lợi thế củahuyện, sự phát triển chưa thực sự có hiệu quả

Trang 15

Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển dulịch, dịch vụ chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều công trình đã xuống cấp;các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của du khách; các hoạt động kinh doanh dịch

vụ chủ yếu là cá thể, hộ gia đình theo mùa vụ và chưa tạo dựng đượccác sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu du lịch Tam Đảo

Để có quy hoạch phát triển kinh tế bền vững, phát huy được thếmạnh của huyện, cần có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện

tự nhiên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc đinh hương phattriên, nâng cao năng suât, chât lương, gia tri du lịch của huyện

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững

du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm phát huy thế mạnh,

cải thiện khả năng cạnh tranh chung, tạo sản phẩm du lịch đặc thù nângcao sức hấp dẫn du lịch của huyện Tam Đảo

2 Mục tiêu và nội dung

nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu

+ Nghiên cứu, đánh giá và làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ cho

- Nội dung nghiên cứu

+ Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đánh giá điều kiện địa lý và

tài nguyên cho phát triển du

Trang 16

vùng địa lý tự nhiên trên toàn bộ lãnh thổ huyện

Tam Đảo

+ Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch theo các tiểuvùng Đề xuất định hướng phát triển du lịch theo từng tiểu vùng và pháttriển du lịch huyện Tam Đảo giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2025

Trang 17

3 Giới hạn và phạm vi

nghiên cứu

- Giới hạn không gian:

Lãnh thổ nghiên cứu là toàn huyện Tam Đảo xét theo ranh giớihành chính, nằm trong giới hạn từ 105029’ đến 105041’ kinh độ Đông,21020’ đến 22033’ vĩ độ Bắc

- Giới hạn nội dung:

+ Tập trung nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên cho pháttriển bền vững ngành du lịch, trong đó tập trung vào phát triển du lịchnghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh

+ Trong quá trình nghiên cứu tác giả có xét đến mối quan hệkhông gian, phân tích khả năng liên kết du lịch giữa huyện Tam Đảo,tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh lân cận (Phú Thọ, Thái Nguyên và TuyênQuang) có những nét tương đồng về tài nguyên du lịch, đặc biệt là hệthống tài nguyên tại khu vực VQG Tam Đảo

- Giới hạn thời gian:

Sử dụng các tư liệu, số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và du lịchcủa huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2004 - 2015, cótính đến các số liệu dự báo và định hướng quy hoạch đến năm 2025

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa khoa học

Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần hoàn thiện thêmphương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về đánh giá tổng hợp mức

độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch Luận văn

đã phát triển hướng tiếp cận trên quan điểm địa lý tự nhiên theo phươngpháp phân vùng và đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyêncho mục đích phát triển du lịch theo từng tiểu vùng

Trang 18

5 Những đóng góp mới của luận văn

Trang 19

- Áp dụng hướng tiếp cận nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp, xácđịnh sự phân hóa lãnh thổ thông qua việc phân chia các tiểu vùng địa lý

tự nhiên làm cơ sở để đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thuận lợicủa tài nguyên tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch huyện Tam Đảotheo hướng phát triển bền vững

- Định hướng phát triển du lịch huyện Tam Đảo theo tiểu vùng

và định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Tam Đảo theo hệ thốngphân vị: điểm, cụm và các tuyến du lịch

6 Cơ sở tài liệu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thậptrong suốt thời gian thực hiện luận văn như:

- Các đề tài, dự án, các báo cáo khoa học, nghiên cứu về điềukiện địa lý và tài nguyên du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc; Các số liệu thống

kê của Ban quản lý các khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên; Các số liệuthống kê, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, du lịch củatỉnh được trực tiếp thu thập tại phòng thống kê huyện Tam Đảo; CụcThống kê, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ,

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dântỉnh Vĩnh Phúc

- Các tư liệu ghi chép, quan sát, phân tích,…

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có nội

dung gồm 3 chương Cụ thể nội dung các chương bao gồm:

Chương 1 Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiêncứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích phát triểnbền vững du lịch

Chương 2 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiệntrạng phát triển du lịch huyện Tam Đảo

Chương 3 Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ mục đíchphát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo

Trang 20

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ TUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC

Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng caotối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địaphương, có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đếnnguồn lợi mà nó phụ thuộc vào [26]

Du lịch bền vững khác với du lịch đại chúng Du lịch đại chúngkhông được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồnhoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương

và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm Và kết quả là

có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được cácnguồn lợi và văn hoá mà chúng phụ thuộc vào Ngược lại, du lịch bềnvững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu đểmang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá,bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, giáo dục du khách và cả cộng đồng địaphương Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịchđại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương

và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ

1.1.2 Điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch

Điều kiện địa lý là toàn bộ các thành phần của tự nhiên như địa

Trang 21

nhiên Những nhân tố

Trang 22

này là môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt

và các hoạt động giải trí của con người Đối với hoạt động du lịch, do cóđịnh hướng tài nguyên rõ rệt nên cùng với các điều kiện địa lý thuận lợi,thì tài nguyên du lịch cũng là một trong những nhân tố quan trọng đốivới phát triển du lịch của từng lãnh thổ Tuy nhiên, trong thực tế khaithác và sử dụng tài nguyên cho mục đích du lịch thì chính các điều kiệnđịa lý thuận lợi, phù hợp lại được xem như là những dạng tài nguyên dulịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung

và là một bộ phận cấu thành quan trọng trong phát triển du lịch Cónhiều quan niệm về tài nguyên du lịch, song nhìn chung có thể khái quát

đó là những tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử có khả năng đáp ứng chocác hoạt động du lịch [27, 39, 46, 49, 59, 75] Theo Luật Du lịch ViệtNam (2005), tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tựnhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của conngười và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứngnhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm dulịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [49]

Về cấu trúc, tài nguyên du lịch được phân loại theo nhiều tiêu chíkhác nhau: phân loại theo nhóm cung cấp tiềm tàng, nhóm cung cấphiện tại và nhóm tài nguyên kỹ thuật (UNTWO, 1997) (dẫn theo [27]);Phân loại theo hệ thống với ba phụ hệ: thiên nhiên, nhân văn và dịch

vụ [27]; Phân loại theo ba nhóm: khí hậu, văn hóa xã hội, kinh tế [27]hoặc tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, tàinguyên kinh tế - kỹ thuật và bổ trợ [74,75]; Phân loại theo hai nhóm: tài

nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn [39, 49, 58, 62].

Luận văn áp dụng hệ thống phân loại tài nguyên du lịch trong Luật

Du lịch Việt Nam (2005) bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tàinguyên du lịch nhân văn [49]

1.1.2.1 Điều kiện địa lý - Tài nguyên du lịch tự

Trang 23

nguyên du lịch tự nhiên có thể hiểu là

Trang 24

tất cả các điều kiện địa lý thuận lợi cho khai thác, phát triển du lịch.

- Vị trí địa lý: Là một trong những nhân tố quan trọng để phát

triển du lịch nói chung cũng như tổ chức các điểm, cụm, tuyến du lịchnói riêng Trong nghiên cứu của luận văn, vị trí địa lý không chỉ đơnthuần là vị trí hành chính của lãnh thổ mà được xem như một dạng tàinguyên du lịch tự nhiên - tài nguyên vị thế Tài nguyên vị thế là nhữnggiá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc,hình thể sơn văn, cảnh quan, sinh thái của một không gian, có thể sửdụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh -quốc phòng và chủ quyền quốc gia [63]

Đối với phát triển du lịch, tài nguyên vị thế được xét dưới các gócđộ: giá trị vị thế (địa) tự nhiên với các giá trị và lợi ích có được từ vị tríkhông gian; giá trị vị thế (địa) kinh tế với các giá trị và lợi ích có được từcác đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế của lãnhthổ; giá trị vị thế (địa) chính trị với lợi ích kết hợp của lợi thế về địa lý tựnhiên và nhân văn trong các bối cảnh chính trị của từng quốc gia, khuvực

- Địa hình: Sự phân hóa của địa hình góp phần tạo nên sự đa dạng

của cảnh quan, tuy nhiên, đặc trưng hình thái và trắc lượng hình thái củađịa hình cũng có thể là những yếu tố thuận lợi hoặc trở ngại cho các hoạtđộng du lịch

Ngoài ý nghĩa, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của dukhách, là địa bàn xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng - vật chất kỹthuật thì đặc điểm của địa hình góp phần quyết định các loại hình dulịch, địa hình càng đa dạng thì càng có sức hấp dẫn du khách Nhìnchung, địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế hơn đối với hoạtđộng du lịch nhờ vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên (rừng,núi, thác, suối, hang động ) cùng với khí hậu mát mẻ, không khí tronglành

Ngoài ra còn có các dạng địa hình có giá trị cao cho các hoạtđộng du lịch như các hồ, đầm, các đảo và quần đảo, bãi biển ven bờ, các

di tích tự nhiên

- Khí hậu: Trong các chỉ tiêu về khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm

Trang 25

khác như gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượngthời tiết cực đoan.

Các điều kiện khí hậu được xem như một dạng tài nguyên đặc biệt

và được

Trang 26

khai thác, phục vụ cho các mục đích du lịch, nghỉ dưỡng khác nhau.Nhìn chung, đối với nhu cầu nghỉ dưỡng, phục hồi sức khỏe và các hoạtđộng du lịch thuần túy, đòi hỏi nhiều các yếu tố thuận lợi về áp suấtkhông khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng, lượng ôxy và độ trong lành củakhông khí Tuy nhiên, đối với các loại hình du lịch đặc thù như thể thaonhảy dù, tàu lượn, khinh khí cầu, thả diều, thuyền buồm lại yêu cầu cácyếu tố thời tiết thích hợp như hướng gió, tốc độ gió, quang mây, không

có sương mù Do các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng phụ thuộc nhiều vàođiều kiện khí hậu nên tính mùa của khí hậu có ảnh hưởng rất rõ đến tínhmùa vụ trong hoạt động

du

lịch

- Thủy văn: Tài nguyên nước bao gồm hệ thống nước mặt và nước

ngầm được khai thác, sử dụng cho các mục đích tham quan, du lịch, nghỉdưỡng

Tài nguyên nước mặt bao gồm biển, sông, suối, hồ , ngoài ý nghĩakhai thác cho các hoạt động dân sinh còn có vai trò điều hòa khí hậu,nhiều nơi tạo được cảnh quan đẹp đã trở thành những điểm đến hấp dẫn

du khách

Tài nguyên nước ngầm có giá trị cho hoạt động du lịch là cácnguồn nước khoáng Nhiều nguồn nước khoáng tự nhiên đạt tiêu chuẩn,được sử dụng trực tiếp làm nước uống, nước giải khát Đối với mục đích

du lịch chữa bệnh, nhiều nguồn nước khoáng có thành phần hóa học đadạng, độ khoáng hóa và hàm lượng các vi nguyên tố khá cao như nhómnước khoáng cacbonic, nhóm silic, nhóm brôm-iôt-bo, nhóm sunfuahydrô, nhóm phóng xạ, và nhóm nước khoáng nóng Các nguồn nướckhoáng này đáp ứng được nhu cầu an dưỡng, chữa bệnh, đặc biệt vớimột số bệnh về hệ vận động, thần kinh, tiêu hóa, da liễu và nội tiết

- Sinh vật: Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật,

động vật sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và docon người thuần dưỡng, chăm sóc, lai tạo Tài nguyên sinh vật có ý nghĩaquan trọng về tính đa dạng sinh học, đặc trưng của các loài quý hiếm,đặc hữu và các hệ sinh thái đặc thù thường tập trung tại các VQG, cáckhu rừng ngập mặn, các rạn san hô, sân chim Tài nguyên sinh vật vừa

Trang 27

góp phần cùng với các loại tài nguyên khác tạo nên phong cảnh đẹp,hấp dẫn vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường (bảo tồn các nguồn gen,che phủ mặt đất, chống xói mòn), vừa có giá trị đối với các hoạt động

du lịch, tham

Trang 28

quan, nghiên cứu khoa học.

1.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tài nguyên du lịch nhân văngồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, ditích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sángtạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thểđược sử dụng phục vụ mục đích du lịch [49]

- Thành phần các dân tộc: Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc

học được khai thác là điều kiện sinh sống, đặc điểm văn hóa, phong tục,tập quán, hoạt động sản xuất Những sắc thái văn hóa riêng của các dântộc trên cùng một lãnh thổ là những đặc điểm hấp dẫn, có giá trị cao đốivới phát triển du lịch

- Các di tích lịch sử văn hóa: Là những không gian vật chất cụ thể,

khách quan, trong đó chứa đựng các giá trị nhiều mặt điển hình, do tậpthể hoặc cá nhân con người sáng tạo ra trong lịch sử để lại [59] Việcxếp hạng và phân loại các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học của mỗi ditích được quy định trong Luật Di sản văn hóa (2001) [48] nhằm tạo cơ

sở pháp lý cho hoạt động bảo tồn, khai thác, sử dụng di tích phục vụcho mục đích nghiên cứu, du lịch Các di tích lịch sử văn hóa là mộtnguồn tài nguyên du lịch quan trọng, giữ vai trò chính trong việc thu hútkhách, đặc biệt là khách du lịch quốc tế

- Các lễ hội truyền thống: Lễ hội là loại hình sinh hoạt văn hóa

tổng hợp rất đa dạng và phong phú, là một kiểu sinh hoạt tập thể củanhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, là dịp để con người hướng vềmột sự kiện lịch sử trọng đại như thờ cúng tổ tiên, ôn lại truyền thống,hoặc để giải quyết những lo âu, những khao khát ước mơ mà cuộc sốngthực tại chưa giải quyết được Các lễ hội đặc biệt có sức hấp dẫn khách

du lịch bởi các yếu tố: (1) biểu hiện sống động của nền văn hóa dân tộc;(2) thước đo sự phát triển của văn hóa dân gian; (3) đặc trưng của nềnvăn hóa nông nghiệp; (4) biểu hiện của tính cộng đồng [14]

- Các làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống: Làng nghề

thủ công là trung tâm sản xuất hàng thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân

và nhiều hộ gia đình chuyên làm nghề mang tính truyền thống lâu đời

Trang 29

thoa và phát triển các giá trị văn hóa lâu đời của

Trang 30

mỗi dân tộc Các làng nghề truyền thống chính là một dạng tài nguyên

du lịch nhân văn, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồmtrong đó cả nội dung giá trị vật thể (hàng lưu niệm) và phi vật thể (kỹnăng làm nghề, cảm nhận văn hóa nghệ thuật…) [59]

1.1.3 Phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên để

đó nói riêng và phát triển du lịch nói chung hay không Do vậy, trong nộidung nghiên cứu của luận văn, đánh giá điều kiện tự nhiên chính là đánhgiá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch tự nhiên nhằm xácđịnh khả năng khai thác của các loại tài nguyên đối với hoạt động dulịch trên địa bàn của huyện Tam Đảo

1.1.3.2 Các phương pháp

đánh giá

Cũng giống như phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch, hiệnphổ biến hai phương pháp chính đánh giá điều kiện tự nhiên để pháttriển du lịch là đánh giá theo từng dạng điều kiện tự nhiên (từng dạng tàinguyên) và đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên (tài nguyên) [18]

a) Phương pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lịch

Phương pháp đánh giá này dựa vào các tiêu chuẩn đã được xácđịnh để lấy đó làm chuẩn mà đánh giá

Đối với tài nguyên du lịch tự nhiên, các dạng tài nguyên địa hình,khí hậu, thuỷ văn, sinh vật du lịch đều đã được xác định dựa trên một sốtiêu chuẩn nhất định

Đặc điểm địa hình là một dạng tài nguyên du lịch được đánh giá

Trang 31

của các dạng địa hình và các kiểu địa hình đặc biệt hoặc đánh giá mức

độ tương phản của các kiểu địa

Trang 32

hình Các di tích của tự nhiên về địa chất - địa hình như hang động, thác nước, các hình thù tưởng tượng thường là các đối tượng du lịch đặc sắc.

Điều kiện khí hậu được khai thác phục vụ du lịch được đánh giábằng chỉ số các điều kiện thích hợp nhất với sức khoẻ con người và cácđiều kiện thích hợp nhất với các hoạt động du lịch

Các điều kiện về thuỷ văn được khai thác với tư cách là tài nguyên

du lịch được đánh giá dựa vào tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho sinhhoạt để đánh giá mức độ sử dụng nước phục vụ cho các hình thức hoạtđộng du lịch tắm, thể thao nước, các tiêu chuẩn về sóng, thuỷ triều,dòng biển để phục vụ cho các loại hình thể thao, nghiên cứu khám phácác hệ sinh thái biển,

Đặc điểm các giá trị tài nguyên sinh vật phục vụ cho phát triển dulịch được đánh giá dựa vào các quy định và tiêu chuẩn đối với cácVQG, các khu bảo tồn thiên nhiên, các rừng di tích lịch sử văn hoá, môitrường hoặc dựa vào các chỉ tiêu cụ thể để phát triển từng hình thức dulịch như tham quan dã ngoại, quan sát nghiên cứu các loài sinh vật đặchữu, để đánh giá

Ngoài việc đánh giá các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên chủ yếudựa trên các thành phần tự nhiên đã nêu trên, còn cần thiết phải tiếnhành đánh giá chung vì có nhiều dạng tài nguyên du lịch đòi hỏi phải có

sự kết hợp của nhiều yếu tố tự nhiên Thí dụ, VQG là một dạng tàinguyên du lịch sinh thái quan trọng bao gồm nhiều yếu tố tự nhiênthảm thực vật, đa dạng sinh học, khí hậu, thuỷ văn, cảnh quan,

Đối với tài nguyên du lịch nhân văn, là các giá trị văn hoá bản địa,việc đánh giá các giá trị dạng tài nguyên cụ thể như các phương thứccanh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyếtcủa cộng đồng được xác định bằng việc kiếm kê, đánh giá về mặt sốlượng (số lượng cụ thể, mật độ) và chất lượng (có ý nghĩa thế giới, quốcgia, vùng, địa phương) của các dạng giá trị văn hoá bản địa đã đượcthừa nhận hoặc theo đánh giá của các chuyên gia, các danh nhân

Phương pháp đánh giá theo từng dạng điều kiện tự nhiên đượccoi là cơ sở để thực hiện đánh giá tổng hợp

Trang 33

Căn cứ vào mục đích, nội dung và các yêu cầu đánh giá thì phương pháp

Trang 34

đánh giá tổng hợp có điều kiện và khả năng đáp ứng được tốt và đầy đủ hơn cả Tuy vậy việc đánh giá tổng hợp cũng rất phức tạp.

Phương pháp đánh giá tổng hợp đã được sử dụng để đánh giá cácthể tổng hợp tự nhiên phục vụ cho các mục đích khác nhau Các thểtổng hợp tự nhiên luôn là khách thể, tồn tại và phát triển theo quy luậtkhách quan còn các mục đích đánh giá là những chủ thể có những yêucầu cụ thể rất khác nhau

Mục đích của việc đánh giá các điều kiện tự nhiên (ĐKTN)/tàinguyên du lịch (TNDL) phục vụ phát triển du lịch là nhằm xác địnhmức độ thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của các điều kiện tự nhiên vàtài nguyên thiên nhiên đối với toàn bộ hoạt động du lịch nói chung hayđối với từng loại hình du lịch, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể phục vụ

du lịch nói riêng

Trong đánh giá tổng hợp các ĐKTN, việc xác định đối tượng đánhgiá, là các thể tổng hợp tự nhiên các cấp khác nhau, phải phù hợp vớiquy mô và nội dung đánh giá để trên cơ sở đó lựa chọn các phươngpháp và chỉ tiêu đánh giá thích hợp Thông thường ở quy mô toàn quốchoặc một vùng rộng lớn, ta thường lấy cảnh quan làm đối tượng đánhgiá, ở quy mô nhỏ hơn như cấp tỉnh và cấp huyện đối tượng đánh giá làcác nhóm dạng và dạng địa lý hoặc ở một điểm du lịch thì đối tượngđánh giá thường là các dạng và diện địa lý

Việc đánh giá tổng hợp ĐKTN/TNDL tại mỗi điểm du lịch, khu dulịch thậm chí cả một vùng du lịch rộng lớn phức tạp hơn rất nhiều vì nókhông chỉ đơn thuần đánh giá tài nguyên mà còn đánh giá cả các điềukiện để khai thác các tài nguyên đó

c) Các bước tiến hành

Phương pháp đánh giá tổng hợp ĐKTN/TNDL được tiến hành theo

4 bước: Lựa chọn đối tượng đánh giá, xây dựng thang đánh giá, tiếnhành đánh giá và đánh giá kết quả

Bước 1 Lựa chọn đối tượng đánh giá

Xác định đối tượng các cần đánh giá trên địa bàn nghiên cứu

Bước 2 Xây dựng thang đánh giá

Xây dựng thang đánh giá là bước quan trọng và quyết định nhất

Trang 35

Việc xây dựng thang đánh giá bao gồm các nội dung rất quantrọng là: chọn các tiêu chí đánh giá, xác định các cấp của từng tiêu chí,xác định chỉ tiêu của mỗi cấp và điểm của mỗi cấp, xác định hệ số tínhđiểm (trọng số) cho các tiêu chí.

- Chọn các tiêu chí đánh giá:

Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá ĐKTN/TNDL cho phát triển du lịchnhư độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác, độ bềnvững, vị trí và khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹthuật du lịch, hiệu quả khai thác

(1) Độ hấp dẫn: là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá

ĐKTN/TNDL vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch Độ hấp dẫn cótính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp củaphong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tàinguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Độ hấp dẫn được thể hiện ở sốlượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiềuloại du lịch

Độ hấp dẫn của điểm du lịch là tiêu chí mang tính tổng hợp cácyếu tố như tính hấp dẫn của cảnh quan mà được nhiều du khách côngnhận; sự thích hợp của khí hậu; tính đặc sắc và độc đáo của các đốitượng tham quan du lịch; v.v Độ hấp dẫn này thường được chia thành 4cấp

+ Rất hấp dẫn: Có khoảng 3 loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu; có

trên 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 5 di tích tự nhiên đặcsắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được ít nhất 5loại hình du lịch dựa vào tự nhiên (nature - based tourism)

+ Khá hấp dẫn: Có khoảng 2 loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu; có ít

nhất nhất

3 - 5 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 2 di tích tự nhiên đặcsắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được 3 - 5 loạihình du lịch dựa vào tự nhiên (nature - based tourism)

+ Hấp dẫn: Có khoảng 1 loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu; có ít

nhất 1 - 2 cảnh quan đẹp được thừa nhận; có ít nhất 1 di tích tự nhiênđặc sắc và những tài nguyên du lịch khác để có thể phát triển được 1 -

2 loại hình du lịch dựa vào tự nhiên (nature - based tourism)

Trang 36

+ Kém hấp dẫn: Không có loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu nào;

cảnh quan tự

Trang 37

nhiên đơn điệu và chỉ có thể phát triển được 1 loại hình du lịch dựa vào

tự nhiên

(nature - based tourism)

Như vậy có thể thấy, đối với điểm du lịch ngoài những yếu tố vềcảnh quan, độ hấp dẫn sẽ dựa trên yếu tố chủ yếu về tính đặc sắc vàđộc đáo của hệ sinh thái với các loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu có giátrị quốc gia, khu vực hoặc quốc tế, cũng như những giá trị văn hoá bảnđịa

(2) Sức chứa của điểm du lịch phản ánh khả năng và quy mô triển

khai hoạt động của điểm du lịch mà không nảy sinh những tác động tiêucực đến tài nguyên, môi trường và xã hội Điều này rất quan trọng đốivới việc xây dựng phát triển bền vững du lịch

Trong thực tế việc xác định “sức chứa” của một điểm du lịch nóichung, rất khó bởi cần triển khai việc quan trắc bằng thực nghiệm.Trong nhiều trường hợp nhiệm vụ này được thực hiện bằng việc kế thừa

có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các nước, đặc biệt các nước trongkhu vực nơi có những điều kiện tương đồng hoặc bằng kinh nghiệm thựctiễn

Sức chứa (chỉ khả năng tiếp nhận khách) của điểm du lịch cũngthường được chia thành 4 cấp:

+ Rất lớn: trên 1.000 lượt khách/ngày.

+ Khá lớn: từ 500 - 1.000 lượt khách/ngày.

+ Trung bình: từ 100 - 500 lượt khách/ngày.

+ Nhỏ: dưới 100 lượt khách/ngày.

Tuy nhiên có thể nhận thấy sức chứa của điểm du lịch phụ thuộcrất nhiều vào quy mô lãnh thổ của điểm du lịch đó

(3) Thời gian khai thác hoạt động du lịch quyết định tính chất

thường xuyên hay mùa vụ của hoạt động du lịch từ đó có liên quan trựctiếp tới phương thức khai thác đầu tư, kinh doanh phục vụ du lịch Thờigian hoạt động du lịch lệ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm khí hậu, tập quánsinh hoạt, lễ hội của cộng đồng địa phương nơi tổ chức phát triển dulịch

Thời gian hoạt động của điểm du lịch được xác định bởi khoảngthời gian thích hợp về các điều kiện khí hậu và thời tiết đối với sức khoẻ

Trang 38

và đảm bảo an toàn

Trang 39

cho khách du lịch cũng như thời gian thuận lợi để đưa khách đi du lịch theo chương

trình du lịch

Để tiện lợi trong việc xem xét chỉ tiêu này trong tổng thể các chỉtiêu liên quan đến phát triển các điểm, tuyến du lịch, việc đánh giá thờigian hoạt động của điểm du lịch cũng có thể chia làm 4 cấp:

+ Rất dài: Có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai thác

tốt các hoạt động du lịch và có ít nhất trên 180 ngày có điều kiện khíhậu thích hợp với sức khoẻ con người

+ Khá dài: Có từ 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt

các hoạt động du lịch và có từ 120 - 180 ngày có điều kiện khí hậu thíchhợp với sức khoẻ con người

+ Trung bình: Có từ 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt

các hoạt động du lịch và có từ 90 - 120 ngày có điều kiện khí hậu thíchhợp với sức khoẻ con người

+ Ngắn: Có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt

động du lịch

và dưới 90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người

(4) Độ bền vững của tài nguyên du lịch phản ảnh khả năng tồn

tại, tự phục hồi của các thành phần tự nhiên của điểm du lịch trước áplực tác động của hoạt động du lịch hoặc các tác động tự nhiên, kinh tế -

xã hội khác Độ bền vững này cũng được chia thành 4 cấp:

+ Rất bền vững: Không có thành phần tự nhiên nào bị phá hủy,

nếu có thì ở mức độ không đáng kể và được phục hồi lại sau một thờigian ngắn Hoạt động du lịch không bị ảnh hưởng và có thể diễn ra liêntục

+ Khá bền vững: Có từ 1 - 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ ở mức

độ nhẹ và có khả năng tự phục hồi Hoạt động du lịch diễn ra thườngxuyên

+ Bền vững trung bình: Có 1 - 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ

đáng kể và phải có sự trợ giúp của con người mới có khả năng hồi phục.Hoạt động du lịch có thể bị hạn chế

+ Kém bền vững: Có từ 1 - 2 thành phần tự nhiên bị phá huỷ nặng

cần đến sự trợ giúp của con người, song khả năng phục hồi hạn chế và

Trang 40

kéo dài Hoạt động du lịch bị gián đoạn.

Ngày đăng: 18/07/2018, 14:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2011), Nghị quyết số 09- NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển dulịch giai đoạn 2011 - 2015
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Năm: 2011
[3]. Ban quản lý khu di tích danh thắng Tây Thiên (2013), Kết quả hoạt động kinhdoanh du lịch các năm 2010, 2011, 2012, 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả hoạtđộng kinh
Tác giả: Ban quản lý khu di tích danh thắng Tây Thiên
Năm: 2013
[5]. Ban quản lý Vườn Quốc gia Tam Đảo (2004), Đề án xây dựng phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Tam Đảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án xây dựng pháttriển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại Vườn quốc gia TamĐảo
Tác giả: Ban quản lý Vườn Quốc gia Tam Đảo
Năm: 2004
[6]. Lê Huy Bá (Chủ biên) (2009), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Huy Bá (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2009
[7].Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2002), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam2001 - 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển du lịchViệt Nam
Tác giả: Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch
Năm: 2002
[9]. Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch (1995), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịchViệt Nam thời kỳ 1995 - 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể pháttriển du lịch
Tác giả: Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch
Năm: 1995
[10]. Vũ Tuấn Cảnh (1990), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam
Tác giả: Vũ Tuấn Cảnh
Năm: 1990
[11]. Cazé.G, Lanquar.R, Raynouard.X (2000), Quy hoạch du lịch, (Đào Đình Bắc dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch du lịch
Tác giả: Cazé.G, Lanquar.R, Raynouard.X
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
[12]. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnhVĩnh Phúc năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình kinh tế - xãhội tỉnh
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Năm: 2013
[13]. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh VĩnhPhúc năm
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Năm: 2014
[2].Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 Khác
[4]. Ban quản lý khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo (2013), Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch các năm 2010, 2011, 2012, 2013 Khác
[8]. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2010), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w