ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊNTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ MAI SAO NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH LẠNG SƠN Chuyên ngàn
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN THỊ MAI SAO
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CHI NHÁNH TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾCHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH
DOANH
NGUYỄN THỊ MAI SAO
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CHI NHÁNH TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS., TS VŨ VĂN HOÁ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiệndưới sự hướng dẫn của GS., TS Vũ Văn Hoá Mọi tham khảo dùng trong luậnvăn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Các nội dung nghiên cứu và kếtquả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
cứ công trình nào
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mai Sao
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn giúp đỡ của Khoa SauĐại học trường Đại học Kinh tế và Quản lý Kinh doanh Thái Nguyên Tôi xincảm ơn nhà trường và Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongsuốt quá trình làm luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn đến thầy giáo GS., TS Vũ Văn Hoá người đãtrực tiếp hướng dẫn và cho tôi những ý kiến quý báu trong quá trìnhhoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn đãtạo môi trường làm việc, học tập tích cực để tôi có điều kiện thuận lợihoàn thành luận văn
Tôi xin cảm ơn đến toàn thể người thân trong gia đình, bạn bè vàđồng nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên cho tôi hoàn thành luận văn
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Mai Sao
Trang 5MỤC LỤC
Trang 6LỜI
CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.Phương pháp nghiên cứu 3
5.Kết cấu của luận văn 3
Chương 1 TỔNG QUAN V Ề CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.2 Cơ sở thực tiễn 22
1.3 Hiệu quả cho vay hộ nghèo và một số tiêu chí xác định hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH 28
1.3.1.Khái niệm hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo 28
1.3.2.Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo 30
1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng hộ nghèo 34
1.4 Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo của một số quốc gia 37
1.4.1 Kinh nghiệm cho vay hộ nghèo của các nước trên thế giới 37
1.4.2 họcBài kinh nghiệm đối với Việt Nam 40
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
Trang 72.1 Câu hỏi nghiên cứu 42
2.2 P hươ ng pháp nghiên cứu 42
2.2.1.Chọn điểm nghiên cứu 42
2.2.2.Thu thập số liệu 43
2.2.3 Phương pháp phân tích 45
2.3 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích 46
2.3.1 Luỹ kế số lượt hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng 46
2.3.2 Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn 47
2.3.3.Số tiền vay bình quân 01 hộ 47
2.3.4 Số hộ đã thoát khỏi ngưỡng nghèo đói 47
2.3.5 Hệ thống các chỉ tiêu về nâng cao chất lượng cuộc sống, về phát triển xã hội 48
Chương 3 THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH TỈNH LẠNG SƠN 48
3.1 Tổng quan về kinh tế - xã hội, thực trạng các hộ nghèo tại Lạng Sơn và Khái quát về NHCSXH - chi nhánh Lạng Sơn 48
3.1.1 Tổng quan về kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn và thực trạng các hộ nghèo tại Lạng Sơn 49
3.1.2.Quá trình hình thành và phát triển 58
3.1.3 cấu Cơ tổ chức bộ máy 59
3.1.4 Chức năng nhiệm vụ 63
3.2 Thực trạng cho vay hộ nghèo và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại
NHCSXH - chi nhánh Lạng Sơn giai đoạn 2010-2013 63
3.3 Đánh giá khái quát về tín dụng cho vay hộ nghèo tại NHCSXH -chi nhánh Lạng Sơn 88
3.3.1 Kết quả đạt được 88
Trang 83.3.2.Một số hạn chế, tồn tại 88
3.3.3.Nguyên nhân 90
Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH LẠNG SƠN 91
4.1 Mục tiêu chung chiến lược xóa đói giảm nghèo của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015 và mục tiêu cụ thể của NHCSXH đến năm 2015 91
4.1.1 Mục tiêu chung chiến lược xoá đói giảm nghèo của Lạng Sơn đến năm 2015 91
4.1.2.Mục tiêu cụ thể của NHCSXH đến năm 2015 92
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Lạng Sơn 93
4.2.1 Hoàn thiện mạng lưới hoạt động 94
4.2.2 Mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng ủy thác qua các tổ chức
chính trị - xã hội 96
4.2.3 Xây dựng hệ thống gắn công tác cho vay vốn và dịch vụ sau đầu tư 97
4.2.4.Thực hiện công khai hóa - xã hội hóa hoạt động NHCSXH 98
4.2.5 Đẩy mạnh cho vay theo dự án, nâng suất đầu tư cho hộ nghèo lên mức đối đa 101
4.2.6.Nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm tra, giám sát 102
4.2.7.Đẩy mạnh công tác đào tạo 107
4.3.Kiến nghị 109
4.3.1 vớiĐối Chính phủ 109
4.3.2.Đối với NHCSXH Việt Nam 109
4.3.3 Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tại tỉnh Lạng Sơn 110
4.3.4.Đối với NHCSXH tỉnh Lạng Sơn 110
Trang 9KẾT LUẬN 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113
PHỤ LỤC 116
Trang 108
Trang 11DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội
Tổ TK&VV Tổ tiết kiệm và vay vốn
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số hộ ở các địa điểm nghiên cứu 44Bảng 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ (phân tích theo huyện, thành phố).54Bảng 3.2 Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH Lạng Sơn 64Bảng 3.3 Chương trình tín dụng của NHCSXH tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010-
2013 65Bảng 3.4 Tình hình ủy thác qua các hội đoàn thể tại Ngân hàng Chính
sách xã hội chi nhánh tỉnh Lạng Sơn 75Bảng 3.5 Phân loại đánh giá tổ tiết kiệm và vay vốn tại chi nhánh
NHCSXH tỉnh Lạng Sơn 76Bảng 3.6 Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH Lạng Sơn Giai
đoạn 2010-2013 78Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu chủ yếu trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2010- 2013 80Bảng 3.8 Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo huyện, thành phố đến
31/12/2013 81Bảng 3.9 Ý kiến hộ nghèo vay vốn NHCSXH từ 15/02/2014 đến tháng
15/4/2014 85Bảng 3.10 Điều tra hộ nghèo chưa vay vốn NHCSXH từ 15/02/2014 đến
tháng 15/4/2014 87
Trang 13DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Mô tả tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn của Thủ
tướng Chính phủ 55Biểu đồ 3.2 Cơ cấu nguồn vốn cho vay tại NHCSXH tỉnh Lạng Sơn 78
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn 23
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của NHCSXH tỉnh Lạng Sơn 63
Trang 141
Trang 151 Tính cấp thiết của đề tài
MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhữngkết quả đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 10%-15%/ nămgiai đoạn 2010- 2015 GNP bình quân đầu người từ 180 USD năm 1990 lên1.960 USD năm 2013 Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó, thì việcphát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế khu vực đã làm nảysinh nhiều vấn đề bức xúc, trong đó có vấn đề nghèo đói, phân hoá giàunghèo, phân tầng xã hội Trong các nước đang phát triển nói chung và ViệtNam nói riêng hiện nay tình trạng nghèo đói vẫn chiếm tỷ trọng lớn
Chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo lần đầu tiênđược chính phủ Việt Nam phê chuẩn năm 1998, và đây cùng là lần đầu tiêncác nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo được đưa vào quá trình lập kế hoạchthường kỳ của Chính phủ Các mục tiêu về xoá đói giảm nghèo được xác địnhmột cách cụ thể với các hoạt động và nguồn lực được kế hoạch hoá nhưmột phần của kế hoạch phát triển của chính quyền địa phương
Xuất phát từ quan điểm: vấn đề nghèo khó không được giải quyếtthì không có một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế, cũng như quốc giađặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, hoà bình, ổnđịnh bảo đảm các quyền của con người được thực hiện Vì vậy, xoá đói giảmnghèo trở thành một chủ trương lớn, một quyết sách lớn của Đảng và Nhànước ta và cao hơn nữa xoá đói giảm nghèo là một nội dung quan trọng củađịnh hướng Xã hội Chủ nghĩa Do đó, nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo đã đượcxác định là nhiệm vụ có tính chất xã hội hoá ở Việt Nam, không phải lànhiệm vụ của riêng một ngành nào,cấp nào, mà là nhiệm vụ của toàn Đảng,toàn dân
Trang 16Trên giác độ tài chính, người nghèo được tiếp cận vay vốn theo haiphương thức tín dụng, đó là: tín dụng nhà nước và tín dụng ngân hàng Tíndụng nhà nước thực hiện theo các chương trình và thường bị hạn chếbởi
Trang 17nguồn vốn, việc dẫn vốn lại được thực hiện theo nhiều kênh khác nhau vớinhiều phương thức quản lý và lãi suất khác nhau, dẫn đến chồng chéo vàkém hiệu quả Còn tín dụng ngân hàng thực hiện theo lãi suất thị trường,cho vay vốn theo các điều kiện của tín dụng thương mại, nên các hộ nghèorất khó tiếp cận với các dịch vụ tín dụng ngân hàng.
Trong những năm qua, Chính phủ đã chỉ đạo các ban, ngành, các địaphương tập trung tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện nhiệm
vụ xoá đói giảm nghèo Tại Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII của Đảng đãchủ trương: “Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫncách làm ăn, hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo ở từng địa phương trên cơ
sở dân giúp dân, nhà nước giúp dân và tranh thủ các nguồn vốn quốc tế,phấn đấu tăng hộ giàu và tiến tới xoá đói giảm nghèo”
Trên cơ sở đó, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) là tổ chứcđược Chính phủ giao cho thực hiện nhiệm vụ này Là ngân hàng mới ra đờitrên cơ sở tổ chức lại của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo và tách ra khỏiNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, NHCSXH đangđứng trước nhiều thử thách Theo chuẩn nghèo mới hiện nay của quốc tế,
số hộ nghèo của Việt Nam tăng lên, nhưng các hộ nghèo cần vốn và đượcvay vốn ở ngân hàng còn hạn chế, tuy nhiên, bên cạnh đó việc sử dụngvốn vay của số hộ nghèo được vay vốn ở NHCSXH lại nảy sinh nhiều điềubất cập làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho vay của ngân hàng Vớimục đích nhằm nâng cao chất lượng cho vay giảm nghèo ở NHCSXH tỉnh
Lạng Sơn, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả cho vay
hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn”
làm luận văn nghiên cứu của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Trang 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối với hộ nghèo
Trang 19- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèotại NHCSXH tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèotại NHCSXH tỉnh Lạng Sơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cho vay hộ nghèo tại chi nhánhNHCSXH tỉnh Lạng Sơn thời gian từ năm 2010 đến năm 2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu, phương phápquan sát khoa học, phương pháp điều tra, phương pháp tổng hợp, thống kê,chứng minh, diễn giải, sơ đồ, biểu mẫu và đồ thị trong trình bày luận văn
5 Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo, gồm 4 chương
Chương 1: Tổng quan về cho vay hộ nghèo và hiệu quả cho vay hộnghèo tại Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng cho vay và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngânhàng Chính sách xã hội tỉnh Lạng Sơn trong thời gian 2010 - 2013
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàngChính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Lạng Sơn
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Đói nghèo là tổng hợp khái niệm đói và khái niệm nghèo: Đói và nghèothường gắn chặt với nhau, nhưng mức độ gay gắt khác nhau Đói có mức độgay gắt cao hơn, cần thiết phải xoá và có khả năng xoá Còn nghèo, mức độthấp hơn và khó xoá hơn, chỉ có thể xoá dần nghèo tuyệt đối, cònnghèo tương đối chỉ có thể giảm dần Vì vậy, để giải quyết vấn đề đóinghèo, ta thường dùng cụm từ "Xoá đói giảm nghèo"
Vấn đề đói, nghèo được nhiều tổ chức trên thế giới nghiên cứu và từ
đó đưa ra nhiều quan điểm khác nhau về đói - nghèo Tháng 9/1993 tại Hộinghị về xoá đói giảm nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP
tổ chức đã đưa ra khái niệm về nghèo như sau: “Nghèo là một bộ phận dân
cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người
mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ pháttriển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của địa phương”
Năm 1998, trong báo cáo của UNDP nhan đề “Khắc phục sự nghèo khổcủa con người” đã nêu:
Sự nghèo khổ của con người: Thiếu những quyền cơ bản của con
Trang 21người như biết đọc, biết viết và được nuôi dưỡng tạm đủ.
Sự nghèo khổ về tiền tệ: Thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu.
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sự nghèo khổ cực độ: Nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản tối thiểu.
Sự nghèo khổ chung: Mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực
và phi lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hay nước khác.
Sự nghèo khổ tương đối: Sự nghèo khổ được xác định theo những chuẩn mực có thể thay đổi với thời gian ở nước này hay nước khác Ngưỡng này có thể tăng lên đồng thời với thu nhập.
Sự nghèo khổ tuyệt đối: Sự nghèo khổ được xác định bằng một chuẩn mực cố định Chẳng hạn như ngưỡng quốc tế của sự nghèo khổ là 1 USD/
người/ ngày.
Để xác định được mức đói nghèo về mặt định lượng, người ta thườngdùng các chỉ tiêu để đo lường trực tiếp xem người đó có cuộc sống ở mức độnào đối với những điều kiện cơ bản như nước sạch, có đủ thức ăn, điều kiệnkhám chữa bệnh, học hành và những tiêu chuẩn khác
Để đưa ra tiêu chí xác định mức nghèo cần thiết có khái niệm chuẩn
đói nghèo “Chuẩn đói nghèo là tổng hợp giá trị hoặc khối lượng vật
chất tối thiểu mà cá nhân hoặc hộ gia đình ở dưới mức đó được coi là nghèo” Việc xác định mức này là một vấn đề chủ quan gây khó khăn cho
việc so sánh giữa các nước Vì sự nghèo đói thay đổi theo tiêu chuẩn củamức sống xét theo thời gian và khu vực Ba nhà kinh tế của Ngân hàng Thếgiới là Montek S Alhwalia, Nicholas G Carter và Hollis B Chenery đã đưa raranh giới nghèo đói dựa trên tiêu chuẩn thiết lập ở Ấn Độ đó là mức thu nhậpcần thiết để có được mức cung cấp hàng ngày là 2250 calo tính trên đầungười Như vậy, những người có mức cung cấp hàng ngày dưới 2250 calo lànhững người đói, nghèo
Trang 23Việc đo lường nghèo đói theo tiêu thức này hiện nay bị coi là phiếndiện vì nó không đo lường được nhu cầu của người nghèo về lĩnh vực vănhoá, tinh thần, y tế, giáo dục Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường việc đolường chuẩn mực đói nghèo thường được căn cứ theo đơn vị tiền tệ Như
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ngân hàng thế giới đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của quốcgia bằng mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người Theo cách đánhgiá này thì những nước có mức thu nhập bình quân đầu người từ 500USD/người/ năm đến 2.500 USD/người/ năm là nước nghèo, còn dưới 500USD/ người/ năm là nước cực nghèo
Khái niệm đói nghèo có thể thống nhất về mặt định tính, nhưngkhông thể có một chuẩn mực chung về đói nghèo cho tất cả các quốc gia,thậm chí trong từng quốc gia thì chuẩn mực đói nghèo cũng lại rất khácnhau giữa các vùng Chuẩn mực về đói nghèo thay đổi theo thời gian tươngứng với sự phát triển của kinh tế- xã hội
1.1.1.2 Một số tiêu chí xác định hộ nghèo của Chính phủ
Chuẩn nghèo Việt Nam là một mức để đo mức độ nghèo của các hộ dân.Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân thế giới
Tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng một loạt các chỉ tiêu đánh giá vềnghèo đói và phát triển xã hội: Bộ LĐ - TB&XH (cơ quan thường trực củaChính phủ trong tổ chức, triển khai, thực hiện XĐGN) dùng phương pháp dựatrên thu nhập của hộ gia đình tuỳ theo từng thời gian Các hộ được xếpvào diện nghèo, nếu thu nhập đầu người của họ ở dưới mức chuẩn được xácđịnh Mức này khác nhau giữa thành thị, nông thôn và miền núi Tỷ lệ nghèođược xác định bằng tỷ lệ giữa dân số có thu nhập dưới ngưỡng nghèo sovới tổng dân số trong cùng một thời điểm Chuẩn nghèo được thực hiệntheo từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng chính phủ như sau:
- Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam TTg ngày 08/7/2005 Về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn2006-2010
170/2005/QĐ-Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ
200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ
Trang 25Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ
260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là
hộ nghèo
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hộ nghèo là hộ được quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 như sau:
Khu vực nông thôn: Thu nhập bình quân đầu người từ
400.000đ/ người/tháng (từ 4.800.000 đ/người/ năm) trở xuống
Khu vực thành thị: Thu nhập bình quân đầu người từ 500.000 đ/
người/ tháng (Từ 6.000.000 đ/người/năm) trở xuống
Quy trình rà soát hộ nghèo
UBND các cấp
- Kế hoạch điều tra xác định hộ nghèo cấp tỉnh / huyện / xã.
- Gửi bản kế hoạch về Sở Lao động - TBXH và cán
bộ phụ trách thuộc tổ giúp việc BCĐ tỉnh
- Tổ chức lực lượng:
+ Thành lập Ban chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp tỉnh/ huyện/ xã.
+ Thành lập tổ giúp việc BCĐ điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp tỉnh/huyện.
+ Thành lập tổ điều tra,
rà soát hộ nghèo hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp
UBND các cấp
- Danh sách ban chỉ đạo điều tra hộ nghèo các cấp
- Danh sách tổ giúp việc BCĐ cấp tỉnh/huyện.
- Danh sách điều tra viên cấp xã.
- Tuyên truyền: Thông tin trên các phương tiện truyền thông về mục tiêu, ý nghĩa của việc điều tra xác định hộ nghèo và trách nhiệm tham gia của các bên liên
Ban chỉ đạo điều tra hộ nghèo các cấp.
Các bên tham gia nhận thức được đầy đủ về mục tiêu và ý nghĩa cuộc điều tra xác định hộ nghèo.
Trang 27- Tập huấn nghiệp vụ điều tra xác định hộ
Ban chỉ đạo điều tra
Các thành viên tổ giúp việc và điều tra viên hiểu
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết quả cần đạt được
nghèo, hộ cận nghèo các cấp: Tập huấn nghiệp vụ cho các tổ giúp việc BCĐ các cấp Tập huấn nghiệp vụ cho các điều tra viên
hộ nghèo các cấp Ban chỉ đạo điều tra hộ
Điều tra viên
Danh sách hộ gia đình được lập tại thôn
điểm cho từng hộ gia đình làm căn cứ để phân
Điều tra viên
- Danh sách hộ không nghèo (dự kiến) của thôn;
- Danh sách hộ cận nghèo (dự kiến) của thôn
- Danh sách hộ nghèo (dự kiến) của thôn;
Sử dụng phiếu B để thu
thập các thông tin về thu nhập của hộ gia đình để tiếp tục phân loại hộ.
Sử dụng phiếu C để thu
thập đặc điểm hộ
Lấy ý kiến của hộ về tình
trạng nghèo của hộ gia đình
Ý kiến tự đánh giá của hộ
và chữ ký xác nhận của hộ
- Tổng hợp kết quả điều tra phân loại hộ sơ
bộ của xã.
- Tổng hợp kết quả điều
BCĐ điều tra hộ nghèo xã Ban chỉ đạo điều tra hộ
Biểu tổng hợp:
- Số lượng và tỷ lệ hộ nghèo dự kiến của xã
- Số lượng và tỷ lệ hộ cận nghèo dự kiến của huyện
Trang 29Ban chỉ đạo điều tra hộ nghèo
xã, các thôn
Danh sách hộ
nghèo chính thức
- Dự kiến danh sách hộ nghèo và tỷ lệ nghèo của thôn.
- Báo cáo tỷ lệ nghèo, hộ cận nghèo chính thức của tỉnh.
Ban chỉ đạo điều tra hộ nghèo tỉnh
- Danh sách hộ nghèo chính thức của tỉnh
- Tỷ lệ hộ nghèo chính thức của tỉnh
- Cập nhật/bổ sung/thay đổi thông tin về đặc điểm các hộ nghèo (chính
thông tin của hộ nghèo,
hộ cận nghèo để phục
vụ công tác quản lý
Ban chỉ đạo điều tra hộ nghèo các cấp
xã, cấp tỉnh thực hiện phúc tra kết quả của huyện (khi cần thiết)
Ban chỉ đạo điều tra hộ nghèo cấp
- Tình hình triển khai và các kết quả thực hiện
- Các vấn đề phát sinh, cần được xử lý
Ban chỉ đạo điều tra hộ nghèo các cấp
Bảng tổng hợp đặc điểm
hộ nghèo, hộ cận Danh sách hộ nghèo và hộ cận nghèo chính thức
nghèo Số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo chính thức
- Tình hình triển khai và các kết quả của huyện
- Các vấn đề phát sinh và bài học kinh nghiệm
Hệ thống quản lý dữ liệu:
- Lập sổ quản lý hộ nghèo.
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Nhập dữ liệu phần mềm.
1.1.1.3 Nguyên nhân đói nghèo
Đói nghèo là hậu quả đan xen của nhiều nguyên nhân nằm trongcác nhóm nguyên nhân Nhóm nguyên nhân khách quan, do môi trường tựnhiên (vị trí, khí hậu, đất đai); kinh tế - xã hội (trình độ dân trí thấp, yếu tốtập quán của từng dân tộc, từng vùng miền, chính sách của Nhà nước) vànhóm nguyên nhân do bản thân người nghèo; đi vào phân tích các nguyênnhân như sau:
a Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên; kinh tế - xã hội
- Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến SXKD của các
hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo
Đói nghèo tập trung khu vực nông thôn: Nghèo có đặc thù rõ rệt vềmặt địa lý Ở Việt Nam, với 80% dân số và 90% số người nghèo sống ở nông
thôn “Những đặc trưng của người nghèo vẫn giống như trước đây - đói
nghèo vẫn là hiện tượng phổ biến ở nông thôn và đối với các dân tộc thiểu
số, thì mức độ đói nghèo cao và nghiêm trọng hơn so với đa số người Kinh Các đặc trưng khác của đói nghèo, là rủi ro cao về thu nhập, do thường xuyên bị thiên tai và tình trạng thiếu việc làm nghiêm trọng ở nông thôn”.
Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực và thực phẩm ở nông thôn là15,9% đa số người nghèo là nông thôn (trên 80%), trình độ tay nghề thấp, ítkhả năng tiếp cận nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ…), thịtrường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và
Trang 31chất lượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm nghèo nàn, những ngườinông dân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thống thông tin,khó có khả năng chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp Phụ
nữ nông dân
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ở vùng sâu, vùng xa, nhất là phụ nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi
là những nhóm nghèo dễ bị tổn thương nhất, phụ nữ nghèo lao động nhiềuthời gian hơn, nhưng thu nhập thấp hơn, họ có ít quyền quyết định tronggia đình và cộng đồng, do đó có ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích
do chính sách mang lại
Điều kiện vị trí không thuận lợi đã hạn chế nhiều đến sản xuất, tiêuthụ sản phẩm và sinh hoạt của các hộ gia đình Người nghèo tập trung ở cácvùng có điều kiện sống khó khăn; đa số người nghèo sinh sống ở vùngmiền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn hoặc ở các vùng đồng bằngsông Cửu Long, miền trung; do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạnhán…) khiến cho các điều kiện sinh sống và sản xuất của người dân càngthêm khó khăn, đặc biệt sự kém phát triển về hạ tầng cơ sở đã làm cho cácvùng này càng bị tách biệt với các vùng khác “Năm 2010, khoảng 20- 30%trong tổng số 1.019 xã đặc biệt khó khăn chưa có đường dân sinh đếntrung tâm xã; 20% số xã chưa đủ phòng học; 3% số xã chưa có trạm y tế;45% số xã chưa có nước sạch; 30% số xã chưa có đường điện đến trungtâm xã; 50% số xã chưa đủ công trình thủy lợi nhỏ; 20% số xã chưa có chợ
xã hoặc cụm xã Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, sốngười dân thuộc diện cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao, khoảng 1- 1,5triệu người Hàng năm số hộ tái đói nghèo trong tổng số hộ vừa thoát khỏiđói nghèo còn lớn”
Đói nghèo trong khu vực thành thị: Đa số người nghèo đô thị làm việctrong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định, thu nhậpthấp và bấp bênh Một số lao động mất việc làm do chuyển đổi cơ cấu kinh
tế và chủ sở hữu trong khu vực Nhà nước, dẫn đến điều kiện sống của họcàng khó khăn, một số người thất nghiệp Các hộ nghèo thường có ít đất
Trang 33đai và tình trạng không có đất đang có xu hướng tăng lên tại một số nơi.Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lương thực của ngườinghèo, cũng như
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khả năng đa dạng hóa sản xuất để hướng tới sản xuất các loại cây trồng vớigiá trị cao
- Điều kiện kinh tế - xã hội
Người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng có hoàncảnh khó khăn đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếmđược việc làm tốt, ổn định Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhucầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy, không có đủ điều kiện nâng cao trình độcủa mình trong tương lai, để thoát khỏi cảnh đói nghèo Bên cạnh đó, trình
độ học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục,sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái… Những ảnh hưởng này tác động không nhữngđối với thế hệ hiện tại, mà cả đối với các thế hệ tương lai Suy dinh dưỡng ởtrẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đến trường củacon em các gia đình nghèo nhất và sẽ làm cho việc thoát nghèo thông quagiáo dục, trở nên khó khăn hơn Số liệu thống kê về trình độ học vấn củangười nghèo cho thấy, khoảng 80% người nghèo chỉ có trình độ phổ thông
cơ sở hoặc thấp hơn Kết quả điều tra mức sống cho thấy, trong số ngườinghèo, tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu họcchiếm 39%; Trung học cơ sở chiếm 37% Chi phí cho giáo dục đối với ngườinghèo còn rất lớn, chất lượng giáo dục mà người nghèo tiếp cận được cònhạn chế, gây khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo Tỷ lệnghèo giảm xuống khi trình độ giáo dục tăng lên; 80% số người nghèo làmcác công việc trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp Trình độ họcvấn thấp, hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các khu vực khác, trongcác ngành phi nông nghiệp và những công việc mang lại thu nhập cao và ổnđịnh hơn Do trình độ dân trí thấp, nên việc bất bình đẳng giới thường xảy
ra Bất bình đẳng giới còn sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các
Trang 35mặt Ngoài những bất công mà cá nhân người phụ nữ và trẻ em gái phảichịu đựng do bất bình đẳng giới, thì còn có những tác động bất lợi khác đốivới gia đình Phụ nữ chiếm gần 50% trong tổng số
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lao động nông nghiệp và chiếm tỷ lệ cao trong số lao động tăng thêmhàng năm trong ngành nông nghiệp Mặc dù vậy, nhưng phụ nữ chỉ chiếm25% thành viên các khóa khuyến nông về chăn nuôi và 10% các khóa khuyếnnông về trồng trọt Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng vàđào tạo; họ thường xuyên gặp khó khăn do gánh nặng công việc gia đình,thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình và thường được trả công lao độngthấp hơn nam giới ở cùng một loại công việc Phụ nữ có học vấn thấp, dẫntới tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và bà mẹ cao hơn, sức khỏe của gia đình bị ảnhhưởng và trẻ em đi học ít hơn Bất bình đẳng giới còn là yếu tố làm gia tăng
tỷ lệ sinh và tăng tỷ lệ lây truyền HIV do phụ nữ thiếu tiếng nói và khả năng
tự bảo vệ trong quan hệ tình dục “Nghèo cũng liên quan chặt chẽ tới nhómdân tộc, ngay cả khi tất cả các đặc điểm khác nhau là giống nhau, chi tiêucủa một người thuộc dân tộc thiểu số cũng thấp hơn chi tiêu của một ngườithuộc hộ người Kinh hoặc người Hoa 13% Trình độ giáo dục cũng tạo sựkhác biệt đáng kể; một hộ gia đình chủ hộ có trình độ trung cấp có mức chitiêu cao hơn mức trung bình gần 19% và nếu chủ hộ có trình độ đại học thìmức cao hơn là 31% Con số này là 29% nếu vợ/chồng có trình độ trung cấp
và 48% nếu vợ/chồng có trình độ đại học” [3, trang 20]
Ngoài yếu tố dân trí ra thì phong tục, tập quán lạc hậu và các tệ nạn
xã hội như buôn bán thuốc phiện, khai thác khoáng sản bừa bãi và di dân
tự do cũng là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo Một số vùng đồng bào dântộc hiện nay vẫn còn những hủ tục lạc hậu, như người ốm không đưa đếncác trạm y tế để chữa bệnh mà mời thầy cúng đến làm lễ để cúng “con ma”
ám vào người bệnh (họ cho rằng người ốm là do ma ám) Làm lễ cúng nhưthế, bệnh của người ốm ngày càng nặng thêm và rất tốn kém về kinh tế,dẫn đến gia đình nghèo càng nghèo thêm
Trang 37- Chính sách nhà nước
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Do cơ chế chính sách Nhà nước thiếu hoặc không đồng bộ về chínhsách đầu tư xây dựng, kết cấu hạ tầng cho từng vùng nghèo, chínhsách khuyến khích sản xuất, chính sách tín dụng, chính sách giáo dục đàotạo, y tế, chính sách đất đai… đã ảnh hưởng đến kết quả XĐGN
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong thời gian qua là mộttrong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến mức giảm nghèo Việt Nam đã
có những thành tích giảm đói nghèo rất đa dạng và trên diện rộng Tuynhiên, quá trình phát triển và mở cửa nền kinh tế cũng có những tác độngtiêu cực đến người nghèo:
Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôncòn thấp, chủ yếu mới tập trung cho thuỷ lợi, các trục công nghiệp chính,chú trọng nhiều vào đầu tư thay thế nhập khẩu, vẫn chưa chú trọng đầu
tư các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú trọng khuyếnkhích kịp thời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; nhiều chính sách trợ cấpnhư lãi suất tín dụng, trợ giá, trợ cước… không đúng đối tượng, làm ảnhhưởng xấu đến sự hình thành thị trường nông thôn, thị trường ở nhữngvùng sâu, vùng xa
Cải cách doanh nghiệp Nhà nước và những khó khăn về tài chính củacác doanh nghiệp nhà nước đã dẫn tới việc mất đi gần 800.000 việc làmtrong giai đoạn đầu tiến hành cải cách doanh nghiệp Nhiều công nhân bị mấtviệc đã gặp rất nhiều khó khăn trong tìm việc làm mới và bị rơi vào nghèođói Phần lớn số người này là phụ nữ, người có trình độ học vấn thấp vàngười lớn tuổi
Chính sách cải cách nền kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lànhmạnh, tự do hoá thương mại tạo ra được những động lực tốt cho nền kinh
tế, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển Tuy nhiên, một số ngành công
Trang 39nghiệp thu hút nhiều lao động chưa được chú trọng, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa có khả năng tạo việc làm chưa được quan tâm và tạo cơ hội pháttriển Tình trạng thiếu thông tin, trang thiết bị sản xuất lạc hậu, khả năngcạnh tranh của sản phẩm thấp và năng lực sản xuất hạn chế đã làm không
ít các doanh nghiệp
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhỏ và vừa bị phá sản và đẩy công nhân vào cảnh thất nghiệp, buộc họ phải gia nhập vào đội ngũ người nghèo
Tăng trưởng kinh tế giúp XĐGN trên diện rộng, song việc cải thiện tìnhtrạnh của người nghèo về thu nhập, khả năng tiếp cận, phát triển cácnguồn lực lại phụ thuộc vào loại hình tăng trưởng kinh tế Việc phân phốilợi ích tăng trưởng trong các nhóm dân cư bao gồm cả các nhóm thu nhậpphụ thuộc vào đặc tính của tăng trưởng Phân tích tình hình biển đổi vềthu nhập của nhóm dân cư cho thấy, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởngkinh tế nhiều hơn và kết quả đã làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo
Kết cấu hạ tầng giao thông đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đói nghèocòn thiếu và yếu kém Việc tiếp cận đến các vùng này còn hết sức khó khăn,đầu tư của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu, đóng góp nguồn lực củanhân dân còn hạn chế, chủ yếu bằng lao động Hệ thống pháp luật kinh tếvẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, thiếu một số đạo luật quan trọng Nhiềuvăn bản pháp quy dưới luật chưa được ban hành kịp thời và thiếu nhấtquán đã gây không ít cản trở trong quá trình thực hiện Chất lượng một sốluật về kinh tế, một số văn bản pháp quy dưới luật còn yếu
Việc mở các lớp bồi dưỡng về khoa học kỹ thuật mới đối với hộ nghèocòn ít, hiệu quả chưa cao Nhà nước chưa định hướng cụ thể cho người dânnên trồng cây gì, nuôi con gì cho phù hợp với điều kiện từng vùng, từng thời
kỳ Rủi ro trong SXKD của hộ nghèo chưa được xử lý kịp thời để hỗ trợ họ
b Nhóm nguyên nhân do bản thân hộ nghèo
Hộ nghèo thường khiếm khuyết và hẫng hụt nhiều thứ như: Tri thức,học vấn, kỹ năng lao động, khả năng tiếp cận thị trường, sức khỏe
Người nghèo thường thiếu các nguồn lực (vốn SXKD, kiến thức và kỹnăng làm ăn, tư liệu sản xuất: Đất sản xuất, công cụ lao động, sức kéo…);