trong việc thựchiện chính sách của Đảng đối với DTTS trong thời kỳ hội nhập.Công trình Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước t
Trang 1Tổ quốc Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong thực hiện CSXH,Đảng đã có nhiều chủ trương, chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề xã hộiphù hợp với thực tiễn đất nước trước yêu cầu mới, góp phần thực hiện mục tiêudân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo định hướng XHCN.Tiếp tục định hướng xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thựchiện tiến bộ và công bằng xã hội, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) Cương lĩnh của Đảng nêu rõ vai trò của
CSXH trong thời kỳ mới là:
Chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực mạnh
mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngaytrong từng bước và từng chính sách Khuyến khích làm giàu hợp pháp
đi đôi với xóa nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư [48, tr.79]
-Chính sách xã hội là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu,tiếp cận ở nhiều góc độ như xã hội học, dân tộc học… Tuy nhiên, dưới góc độLịch sử Đảng, việc nghiên cứu CSXH chưa nhiều, nhất là nghiên cứu sự lãnhđạo của các đảng bộ địa phương Do vậy, tìm hiểu quá trình thực hiện CSXH ởcác địa phương để thấy được sự vận dụng sáng tạo của các đảng bộ, góp phầnlàm sáng rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng về CSXH trong sự nghiệp đổi mới
Trang 2Các huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Nghệ An, là địa bàn chiếnlược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại và môitrường sinh thái của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ Đây là địa bàn cư trú củanhiều dân tộc, có trình độ phát triển không đồng đều Do vậy, Đảng và Nhà nước
đã có nhiều chính sách, huy động nhiều nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xãhội đưa các huyện miền núi tỉnh Nghệ An thoát khỏi tình trạng kém phát triển.Hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, được sự quan tâm củaĐảng và Nhà nước, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An đạt được những thành tựuđáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện
Tuy nhiên, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn là “rốn nghèo” của tỉnh
và cả nước Việc thực hiện CSXH vẫn còn nhiều hạn chế Một số mặt yếu kémkéo dài, chậm được khắc phục như vấn đề giải quyết việc làm cho người laođộng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ
hộ cận nghèo và tái nghèo còn cao; chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữamiền núi với miền xuôi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; công tác đào tạonghề còn nhiều bất cập; hệ thống chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế cho nhândân miền núi còn thiếu thốn; phát triển kinh tế chưa kết hợp tốt với giải quyếtcác vấn đề xã hội Trong khi đó, các thế lực thù địch luôn lợi dụng các vấn đềdân tộc, xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam,tuyên truyền, kích động lôi kéo đồng bào dân tộc di cư tự do, gây mất ổn địnhtình hình chính trị, xã hội ở một số xã vùng cao, biên giới của các huyện Kỳ Sơn,Quế Phong, Tương Dương, tạo ra những điểm nóng ở khu vực miền núi của tỉnhNghệ An Điều đó ảnh hưởng đến sự ổn định, phát triển toàn diện của các huyệnmiền núi nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung
Vì vậy, đi sâu nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng đối với miền núinói chung và quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CSXH ở cáchuyện miền núi của tỉnh nói riêng từ năm 2001 đến năm 2010, tổng kết kinhnghiệm để thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tới là rất cần thiết Do đó, nghiên
Trang 3cứu sinh lựa chọn vấn đề "Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010" làm đề tài luận
án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận án làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện CSXH
ở các huyện miền núi, nêu lên những thành tựu chủ yếu, chỉ ra những hạn chế
và bước đầu đúc rút một số kinh nghiệm trong lãnh đạo thực hiện CSXH ởcác huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích hệ thống đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về CSXHnói chung và CSXH đối với miền núi trong thời kỳ đổi mới
- Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng miền núi Nghệ An tácđộng đến quá trình thực hiện CSXH trên địa bàn
- Làm rõ Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước để lãnh đạo thực hiện một số CSXH ở các huyện miền núi của tỉnhtrong 10 năm (2001-2010)
- Nhận xét quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ tỉnh Nghệ An; từ
đó tổng kết một số kinh nghiệm có thể vận dụng để thực hiện tốt hơn CSXH ởcác huyện miền núi tỉnh Nghệ An trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ
An về thực hiện CSXH ở các huyện miền núi của tỉnh
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương của
Đảng bộ tỉnh Nghệ An, quá trình chỉ đạo thực hiện một số CSXH ở các huyệnmiền núi của tỉnh như: chính sách xoá đói, giảm nghèo, chính sách giải quyết
Trang 4việc làm, chính sách giáo dục và đào tạo, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻnhân dân.
- Về không gian: Nghiên cứu thực hiện CSXH ở 10 huyện và 1 thị xã miền
núi tỉnh Nghệ An (Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp,Con Cuông, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn và Thị xã Thái Hòa)
- Về thời gian: từ năm 2001 đến năm2010, qua 02 nhiệm kỳ Đại hội của
Đảng bộ tỉnh Nghệ An khóa XV (2001- 2005) và khóa XVI (2006 - 2010)
4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CSXH
Phương pháp nghiên cứu
Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic Ngoài
ra, nghiên cứu sinh sử dụng một số phương pháp khác như: phương phápthống kê, so sánh, tổng hợp, khảo sát nhằm làm rõ thực tiễn lãnh đạothực hiện CSXH trên địa bàn miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An những năm2001-2010
Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu chủ yếu là các văn kiện của BCH Trung ương Đảng, các vănbản của Nhà nước, các nghị quyết, báo cáo tổng kết của Đảng bộ, UBND tỉnhNghệ An và nghị quyết, chỉ thị của 11 huyện, thị xã miền núi, số liệu khảo sát ởmột số huyện miền núi Một số sách chuyên khảo, các đề tài khoa học,bài nghiên cứu có liên quan là nguồn tài liệu quý để nghiên cứu sinh tham khảohoàn thành luận án
5 Đóng góp của luận án
- Làm rõ những đặc điểm kinh tế - xã hội của các huyện miền núi tỉnh Nghệ
An tác động đến quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ tỉnh
- Phân tích chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về thực hiệnmột số CSXH ở các huyện miền núi (2001 - 2010)
Trang 5- Làm rõ vai trò của các cấp bộ Đảng tỉnh Nghệ An trong lãnh đạo thựchiện một số CSXH trên địa bàn miền núi của tỉnh.
- Khẳng định thành tựu, hạn chế trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở cáchuyện miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An từ năm 2001 đến năm 2010, từ
đó đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn
- Hệ thống hoá nguồn tư liệu về CSXH của Đảng bộ tỉnh Nghệ An
- Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để Đảng bộ tỉnh Nghệ
An có những điều chỉnh, bổ sung về chủ trương, giải pháp thực hiện hiệuquả hơn CSXH ở địa phương; góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng, Nhànước đối với CSXH trong thời kỳ đổi mới
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, danh mụctài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương, 7 tiết
Trang 6TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hơn 25 năm đổi mới đất nước, nền kinh tế Việt Nam luôn giữ được tốc độtăng trưởng khá cao Thành công trong tăng trưởng và phát triển kinh tế của ViệtNam đã góp phần vào công cuộc XĐGN, nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncủa người dân, cải thiện phúc lợi xã hội; đồng thời thực hiện tốt CSXH là cơ sở
để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Chính vì vậy, CSXH là mộtvấn đề luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thu hút sự chú ý của cácnhà khoa học, các nhà quản lý nghiên cứu ở nhiều giác độ khác nhau, trong đó
có cả những tác giả nước ngoài và các tổ chức quốc tế Nhiều công trình đãđược xuất bản, nhiều đề tài đã được nghiệm thu
Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:
1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
1.1 Các công trình nghiên cứu về chính sách xã hội nói chung
Nghiên cứu những vấn đề lý luận của CSXH, có một số công trình, như
cuốn sách Chính sách xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn do PGS Bùi Đình Thanh chủ biên [109]; cuốn sách Một số vấn đề về chính sách xã hội ở nước
ta hiện nay của tác giả Hoàng Chí Bảo [19]; cuốn sách Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực hiện do Trần Đình Hoan chủ biên [56]; tác giả
Phạm Xuân Nam với cuốn sách Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp
[93] Các công trình đã cung cấp luận cứ khoa học cho việc đổi mới CSXH
và cơ chế quản lý thực hiện các CSXH thông qua việc làm rõ khái niệm vềCSXH; quan điểm lý luận, phương pháp luận nghiên cứu CSXH; đồng thời nêu
rõ quan điểm cơ bản của Đảng về một số CSXH đã được thể chế hoá và từngbước đưa vào cuộc sống; làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa CSKT và CSXH
Công trình Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá
trình chuyển đổi từ năm 1991 đến nay - kinh nghiệm của các nước ASEAN do Lê
Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú đồng chủ biên [40]… đã phân tích sự tác động
Trang 7của CSXH với tăng trưởng kinh tế trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của một sốnước trên thế giới cũng như ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nềnkinh tế thị trường Từ đó, nêu rõ mối quan hệ giữa CSXH và CSKT, giải quyếtcác vấn đề xã hội, tạo cho mọi người có sự bình đẳng trong việc tiếp cận với các
cơ hội xã hội
Tiếp cận dưới góc độ xã hội học, cuốn sách Chính sách xã hội và công tác
xã hội ở Việt Nam thập niên 90 của tác giả Bùi Thế Cường [36] đã luận giải về các
cách tiếp cận về CSXH Tác giả khẳng định, không một trường phái nào một mình
nó có thể giải thích đầy đủ mọi vấn đề mà thực tiễn CSXH đặt ra, do đó, cáchthức thích hợp và phổ biến là tiến hành những công trình có tính kết hợp đểphân tích thực tế CSXH một cách đa biến, đa chiều
Nghiên cứu mô hình thực hiện CSXH của các nước trước những đòi hỏi
mới của tình hình hiện nay, công trình Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu
hóa của tác giả Louis Charles Viossat và Bruno Palier [89] đã giới thiệu những
quan điểm và chính sách của hệ thống bảo đảm xã hội trước xu thế toàn cầuhoá; cơ sở lý luận xây dựng hệ thống bảo đảm xã hội; giới thiệu các mô hìnhCSXH ở châu Âu và thế giới Công trình gợi mở nhiều vấn đề để thực hiện cóhiệu quả CSXH ở Việt Nam
Cuốn sách Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện nay
do GS, TS Mai Ngọc Cường chủ biên [38] đã giới thiệu một cách khái quát vềđặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc và quá trình thực hiện CSXH, cũng như hệ thốngcác CSXH phổ biến ở các nước và những nội dung có khả năng ứng dụng ở ViệtNam Đồng thời, các tác giả đã đề cập đến thực trạng, thành tựu, hạn chế củaCSXH ở Việt Nam dưới nhiều lĩnh vực như: chính sách giảm nghèo; chính sáchviệc làm Trên cơ sở đó, các tác giả đưa ra những giải pháp và một số khuyếnnghị về xây dựng hệ thống CSXH ở Việt Nam trong những năm tới
Đặc biệt, tiếp cận dưới giác độ lịch sử Đảng, công trình Đảng lãnh đạo
thực hiện chính sách xã hội trong thời kỳ đổi mới của TS Nguyễn Thị Thanh
Trang 8[111] và công trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách xã
hội trong 25 năm đổi mới (1986-2011) của PGS, TS Đinh Xuân Lý [90] là
những công trình đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạnchế, những kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình lãnh đạo thực hiện CSXHcủa Đảng thời kỳ đổi mới Qua đó, khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạocủa Đảng đối với thực hiện CSXH trong những năm đổi mới đất nước
Cùng với các công trình nghiên cứu chung về CSXH, nghiên cứu CSXH ở
nông thôn được nhiều tác giả quan tâm Cuốn sách Nghiên cứu chính sách xã hội
nông thôn Việt Nam do Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Dũng đồng chủ biên
[110]; cuốn sách Luận cứ khoa học cho việc điều chỉnh chính sách xã hội nhằm
phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam của Viện Xã hội học [198]; công
trình Chính sách xã hội nông thôn: kinh nghiệm Cộng hoà Liên bang Đức và
thực tiễn Việt Nam do Mai Ngọc Cường chủ biên [37]… Các công trình đã đề
cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện CSXH ở nông thôn; phântích các nguyên nhân, thành tựu và hạn chế, đưa ra các quan điểm và giảipháp đối với một số CSXH chủ yếu: vấn đề việc làm, vấn đề phân hoá giàu nghèo
và công bằng xã hội ở nông thôn nước ta trong điều kiện đổi mới Công trình
đề cập đến phân tầng xã hội ở nông thôn, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, miền núi
và đưa ra các quan điểm cơ bản giải quyết vấn đề công bằng xã hội ở nông thôn
Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội là vấn đề được giới khoa học
quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây Cuốn sách Đảng lãnh đạo phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội thời kỳ đổi mới do PGS, TS Đinh Xuân Lý
chủ biên [91], đã làm rõ luận cứ của việc nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạocủa Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước tatrong tiến trình đổi mới trên một số lĩnh vực như giải quyết vấn đề lao động
và việc làm, XĐGN, chăm lo người có công với cách mạng, chính sách bảo hiểm
xã hội… Cuốn sách Những vấn đề phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội hiện nay vận dụng cho Việt Nam do GS,TS Hoàng Chí Bảo và PGS, TS Đoàn
Trang 9Minh Huấn đồng chủ biên [21] đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản vềquản lý và phát triển xã hội ở Việt Nam; khảo cứu kinh nghiệm một số nướctrên thế giới; tổng kết những thành tựu của Đảng về quản lý và phát triển xãhội qua hơn
25 năm đổi mới và đánh giá tác động của lý luận đối với thực tiễn; dự báomột số xu hướng chính tác động đến quản lý và phát triển xã hội trong thập niêntới, cuốn sách đã đề xuất các hệ giải pháp đảm bảo thúc đẩy phát triển xã hộibền vững và hoàn thiện quản lý phát triển xã hội theo nguyên tắc dân chủ vàhiện đại, trong đó luận bàn nhiều vấn đề về CSXH của Đảng trong thời kỳ đổimới
Bên cạnh những công trình đã xuất bản, một số luận án tiến sĩ nghiên cứu
về CSXH đã bảo vệ như: Luận án tiến sĩ Đảng lãnh đạo kết hợp phát triển kinh
tế với thực hiện chính sách xã hội từ năm 1991 đến năm 2006, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của tác giả Phạm Đức Kiên [85] đã nêu
rõ quá trình phát triển nhận thức của Đảng về mối quan hệ, tác động giữa thựchiện CSKT và CSXH, những kết quả và hạn chế trên một số lĩnh vực cụ thểcủa CSXH và một số kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo của Đảng kết hợpphát triển kinh tế và thực hiện CSXH
Luận án tiến sĩ Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện chính sách
xã hội ở Tây Nguyên từ năm 1996 đến năm 2006, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam của tác giả Phạm Văn Hồ [58] đã trình bày hệ thống chủtrương, chính sách của Đảng lãnh đạo thực hiện CSXH trên địa bàn có tính đặcthù ở Tây Nguyên thời kỳ đổi mới Từ đó, tác giả đã nêu lên quá trình vận dụngsáng tạo của Đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên trong thực hiện CSXH của Đảng; bướcđầu đúc kết một số kinh nghiệm về quá trình Đảng lãnh đạo thực hiệnCSXH ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Những công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận, luận giải những vấn đề lýluận cơ bản về CSXH, về vị trí của CSXH trong sự phát triển tổng thể kinh tế -
Trang 10xã hội, về sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình thực hiện CSXH thời kỳ đổimới; giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và thực hiện CSXH Đây là
Trang 11những công trình có giá trị để nghiên cứu sinh tham khảo trong quá trình hoàn thiện luận án.
1.2 Các công trình nghiên cứu về chính sách xã hội ở miền núi
Cuốn sách Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền
núi do tác giả Bế Viết Đẳng chủ biên [49] và cuốn sách Phát triển kinh tế, xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá do Lê
Du Phong, Nguyễn Đình Phan, Dương Thị Thanh Mai đồng chủ biên [95], nêulên thực trạng kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi hiện nay; khẳngđịnh tính cấp thiết phải đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội Từ đó cáctác giả nêu lên các định hướng phát triển, một số giải pháp chủ yếu nhằmphát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, ổn định chính trị, an ninh quốc gia
Cuốn sách Miền núi Việt Nam, thành tựu và phát triển những năm đổi mới
của các tác giả Trần Văn Thuật, Nguyễn Lâm Thành, Nguyễn Hữu Hải [114] và
cuốn sách Phát triển bền vững miền núi Việt Nam: 10 năm nhìn lại và những vấn
đề đặt ra của tác giả Lê Trọng Cúc, Chu Hữu Quý chủ biên [35], với các báo cáo
trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở miền núi (dân số, phát triển kinh tế nông, lâmnghiệp, vấn đề an toàn lương thực; xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển côngnghiệp và đô thị hoá; phát triển thương mại và thị trường miền núi; vấn đề địnhcanh, định cư; Chương trình 135 với các xã đặc biệt khó khăn; vấn đề sức khoẻ
và y tế ) đã đánh giá thực trạng phát triển miền núi những năm 1990 - 2000;phân tích những kết quả đạt được và hạn chế; tính phù hợp và khả thi củacác chính sách và việc thực hiện các chính sách; xác định các quá trình cơ bảncho sự thay đổi về môi trường, kinh tế - xã hội và văn hoá trong bối cảnh toàncầu hoá, hội nhập khu vực, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Công trình Phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam
do TS Phan Văn Hùng chủ biên [64] và cuốn sách Các dân tộc thiểu số và miền
núi hội nhập kinh tế quốc tế của các tác giả Hoàng Nam, Cư Hoà Vần, Hà Hùng,
Phan Văn Hùng [92] trình bày một số vấn đề lý luận liên quan đến phát triển
Trang 12bền vững vùng DTTS và miền núi; thực trạng tình tình phát triển bền vững vùngDTTS và miền núi; nêu lên một số định hướng và giới thiệu một số mô hình ởmột số tỉnh như Thái Nguyên, Sơn La, Ninh Bình, Lâm Đồng trong việc thựchiện chính sách của Đảng đối với DTTS trong thời kỳ hội nhập.
Công trình Bảo đảm bình đẳng và tăng cường hợp tác giữa các dân tộc
trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay do GS.TS Hoàng Chí Bảo
chủ biên [20], đã nêu rõ những nhận thức lý luận mới về dân tộc, quan hệ dântộc và chính sách dân tộc; đánh giá thực trạng tình hình kinh tế - xã hội và cácquan hệ dân tộc; đồng thời, đề xuất giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề dântộc, các quan hệ dân tộc, tạo sự công bằng, bình đẳng trong quá trình phát triểnkinh tế - xã hội ở miền núi nước ta hiện nay
Dưới góc độ lý luận, cuốn sách Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay của tác giả Trần Thị Hằng [55] trình bày các lý luận
về nghèo và giảm nghèo, từ đó tác giả đưa ra phương hướng và giải pháp chủ
yếu giảm nghèo ở nước ta hiện nay Công trình Nghèo đói và xoá đói giảm
nghèo ở Việt Nam của Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang [116] đã
nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh, hệ thống lý luận và điều tra thực tiễn, gồmkhá nhiều tư liệu, thông tin cập nhật, đặc biệt là các tác giả đã có cách tiếp cận
và trả lời nhiều câu hỏi đặt ra chung quanh vấn đề đói nghèo và kiến nghị nhiềugiải pháp giúp đỡ người nghèo
Giải quyết chính sách XĐGN ở miền núi, nơi tập trung chủ yếu của đồngbào DTTS trở thành nỗi trăn trở của các nhà quản lý và các nhà khoa học Công
trình Xoá đói, giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng
và giải pháp của tác giả Hà Quế Lâm [86] và cuốn sách Một số vấn đề giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam của tập thể tác giả Bùi Minh Đạo,
Nguyễn Văn Minh, Huỳnh Đình Chiến, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Thái Đồng[42] Xuất phát từ những số liệu điều tra xã hội học, những cứ liệu được thẩmđịnh và đánh giá qua các cuộc hội thảo và báo cáo chuyên đề về công tác
Trang 13XĐGN, công trình nêu lên một số đặc điểm địa lý, kinh tế ở vùng DTTS của nướcta; khái quát về tình trạng đói nghèo ở vùng DTTS, đặc biệt là trong những năm(1992-2000); các chương trình dự án của Đảng và Nhà nước giúp cho các hộđói nghèo ở nước ta thoát khỏi cảnh nghèo đói theo tinh thần Nghị quyết Đạihội IX của Đảng; từ đó, đưa ra một số giải pháp XĐGN ở vùng DTTS nước ta.Một số tác giả nghiên cứu về công tác GD-ĐT trên địa bàn miền núi: bài
"Công tác giáo dục - đào tạo với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi
Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Phương Thuỷ [115] đã nêu bật các
chủ trương của Đảng về GD-ĐT qua các Đại hội và Hội nghị, tác giả nêu vai tròcủa GD-ĐT đối với miền núi Bài "Chính sách cử tuyển - một chủ trương đúngtrong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục, đào
tạo ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số" của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Trang, Lại
Thị Thu Hà [154], đề cập đến vai trò của chính sách cử tuyển đối với miền núinhư góp phần phát triển giáo dục ở các vùng DTTS, miền núi nhằm giảm chênhlệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ
Để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vấn đề cơ bản là con người, vìvậy, đào tạo đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực cho miền núi là vấn đề trăn trởđược nhiều khoa học nghiên cứu quan tâm: Bài "Một số chính sách và thực hiệnchính sách cán bộ ở vùng miền núi và dân tộc thiểu số" của tác giả Lê Duy Đại[41], đề cập tới vấn đề một số chính sách và thực hiện chính sách cán bộ ở vùngmiền núi và DTTS thể hiện vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ ở vùng miền núi
và DTTS trong việc thực hiện CSXH ở miền núi Bài "Đổi mới công tác đào tạonguồn cán bộ dân tộc thiểu số miền núi theo hướng nâng cao năng lực tổchức hoạt động thực tiễn" của tác giả Nguyễn Ngọc Hà [50], đề cập tới đổi mớicông tác đào tạo nguồn cán bộ DTTS miền núi theo hướng nâng cao năng lực tổchức hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước
Trang 14Sách Tác động của hệ thống dịch vụ y tế cấp huyện, xã đến việc chăm sóc
sức khoẻ sinh sản ở miền núi của tác giả Bế Văn Hậu [52] cung cấp một bức
tranh chung về thực trạng hệ thống các dịch vụ y tế ở cấp cơ sở ở một số tỉnhmiền núi phía Bắc Từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị về giải pháp nhằm nângcao chất lượng hệ thống y tế cấp huyện, xã đối với lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ ởmiền núi
Sách Đánh giá việc thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người
nghèo ở miền núi phía Bắc của các tác giả Nguyễn Thành Trung, Hoàng Khải Lập,
Dương Huy Liệu [155] là chương trình hợp tác Y tế Việt Nam với Thụy Điểnnghiên cứu, tình hình thực hiện cho tác y tế, khám chữa bệnh ở các tỉnh miềnnúi phía Bắc như: Lào Cai, Hà Giang, Sơn La thực trạng của tình hình chămsóc sức khoẻ đối với nhân dân miền núi, kết quả ban đầu và đưa ra các kiếnnghị
Một số tổ chức phi chính phủ trong quá trình tài trợ cho các chươngtrình, dự án XĐGN, bảo vệ môi trường sinh thái, cải cách hành chính ở vùngmiền núi, DTTS nước ta, đã có các công trình nghiên cứu cũng như báo cáo đánhgiá Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này là công trình của Công ty ADUKI Pty Ltd
với “Poverty in Vietnam” (“Vấn đề nghèo đói ở Việt Nam”) [201]; hoặc các báo
cáo tư vấn của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, các tổ chứcphi chính phủ, đáng lưu ý là báo cáo của Neil Jamieson: “Socio - economicOverview of the Northern Mountain Region and the Project and Poverty
Reduction in the Northern Mountain Region of Vietnam” (Tổng quan về tình
hình kinh tế – xã hội khu vực miền núi phía Bắc Dự án xoá đói giảm nghèo ở khu vực miền núi phía Bắc: Ngân hàng Thế giới) [202] và “Rethinking
Approaches to Ethenic Minority Developmen, The Case of Vietnam” Concept
Paper perpared for the World Bank, Unpublished (“Nghĩ lại cách tiếp cận
chương trình phát triển dân tộc thiểu số, Trường hợp Việt Nam”) [203] Những
báo cáo đã khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần lưu tâm đến chăm lo những đối
Trang 15tượng chịu nhiều thua thiệt trong trong quá trình chuyển đổi cơ chế, nhữngnguy cơ xung đột tộc người, các bất bình đẳng mới nảy sinh trong xã hội tộcngười, các nguồn vốn xã hội cần khai thác để phục vụ yêu cầu phát triển bềnvững.
1.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến chính sách xã hội ở miền núi tỉnh Nghệ An
Công trình Tiếp cận sinh thái nhân văn và phát triển bền vững miền núi
Tây Nam Nghệ An của các tác giả Lê Trọng Cúc, Trần Đức Viên [34] đã đề cập
đến tình hình kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái của các huyện miền núi TâyNam tỉnh Nghệ An, những thách thức đặt ra và hướng giải quyết đối với cáchuyện miền núi Tây Nam Nghệ An Cuốn sách có đề cập đến việc thực hiện CSXHnhư xoá đói, giảm nghèo; giáo dục - đào tạo, công tác y tế của các huyện miềnnúi Tây Nam Nghệ An
Công trình Phát triển bền vững miền núi Nghệ An [168] là công trình phối
hợp giữa UBND tỉnh Nghệ An và Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môitrường, Đại học Quốc gia Hà Nội Đây là công trình bao gồm các bài viết có tínhkhái quát giới thiệu phương pháp khoa học, tiếp cận vấn đề; quá trình phát triểnkinh tế - xã hội hơn 10 năm qua của các huyện miền núi trên các lĩnh vực nhưdân tộc - dân số, sử dụng đất đai; phát triển kinh tế nông -lâm nghiệp, quan
hệ sản xuất, công nghiệp, thương mại, ổn định dân cư, XĐGN, phát triển giáodục, y tế, an ninh quốc phòng, văn hoá truyền thống, đa dạng sinh học, bảo vệtài nguyên thiên nhiên và môi trường
Công trình Đánh giá nghèo có sự tham gia của cộng đồng tại Nghệ An của
Nhóm Hành động chống đói nghèo (PTF) [94], đã đưa ra những kết quả nghiêncứu về đói nghèo ở Nghệ An, góp phần cho các quy trình lập kế hoạch với địnhhướng vì người nghèo ở các cấp chính quyền địa phương
Xuất phát từ lý luận chung để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực
tiễn địa phương, công trình nghiên cứu Kết hợp phát triển kinh tế và giải quyết
các vấn đề xã hội ở nông thôn Bắc Trung Bộ trong quá trình công nghiệp hoá,
Trang 16hiện đại hoá của TS Đoàn Minh Duệ và TS Đinh Thế Định [39]; công trình Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội – một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một
số tỉnh miền Trung của các tác giả Phạm Hảo, Võ Xuân Tiến, Mai Đức Lộc [51], đã
phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và giải quyết các vấn
đề xã hội, làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc kết hợp pháttriển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội ở nông thôn Bắc Trung Bộ, từ đóbước đầu nêu lên những giải pháp chủ yếu để kết hợp phát triển kinh tế với giảiquyết các vấn đề xã hội ở nông thôn khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó có đề cậpđến miền núi Nghệ An
Cuốn sách Nghệ An - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI [134] là công trình
khái quát về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, văn hoá của tỉnhNghệ An trong thế kỷ XX, đồng thời nêu lên những cơ hội và thách thức của tỉnhtrước vận hội mới, những khuyến nghị mang tính chiến lược nhằm nâng cao vàphát triển cả thế và lực tỉnh Nghệ An trước thiên niên kỷ mới
Tiếp cận dưới góc độ xã hội học, đề tài khoa học Nghiên cứu các giải
pháp và xây dựng mô hình vượt đói nghèo cho đồng bào Khơ Mú ở Nghệ An do
Hoàng Xuân Lương làm chủ nhiệm [88], đã đưa ra một hệ thống các giải phápnhư xác định tiềm năng, cơ cấu cây - con cho từng bản có người Khơ Mú sinhsống trên cơ sở quy hoạch toàn diện của các huyện; khắc phục tính thiếu kếhoạch, hình thành các tổ sản xuất; tiến hành sinh hoạt chính trị - tư tưởngtrong cộng đồng người Khơ Mú và vận dụng các chính sách XĐGN của Trungương, tỉnh cần có sự linh hoạt, phù hợp với đồng bào Khơ Mú; xây dựng các môhình vượt đói nghèo ở các bản người Khơ Mú
Kỷ yếu hội thảo khoa học Những giải pháp thực hiện có hiệu quả Đề án
Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An của UBND tỉnh Nghệ An [186], đã
tập hợp tham luận của các nhà khoa học bàn về tình hình thực hiện Quyếtđịnh
Trang 17147 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An,
từ đó đưa ra giải pháp trên các lĩnh vực cụ thể để phát triển miền núi tỉnhNghệ
Trang 18An trong điều kiện mới như quy hoạch dân cư, ngăn ngừa tội phạm và tệ nạn xãhội; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS, nâng cao chất lượng giáodục, dạy nghề và đào tạo nguồn lực trên địa bàn miền Tây nghệ An… Các thamluận đã gợi mở nhiều vấn đề về thực hiện CSXH ở miền núi tỉnh Nghệ An trongthời gian tới.
Kỷ yếu Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Nghệ An lần thứ nhất [187], đã
tập hợp các tham luận tổng kết phong trào thi đua yêu nước của đồng bàocác DTTS tỉnh Nghệ An qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳđổi mới Các tham luận đã phản ánh tình hình của các DTTS trên nhiềuphương diện, cho một cái nhìn khái quát, tổng thể về các dân tộc trên địa bànmiền núi tỉnh Nghệ An; những kết quả cũng như hạn chế trong quá trình thựchiện đường lối đổi mới của Đảng
Tác giả Trần Văn Hằng với bài viết "Nghệ An tập trung phát triển kinh tế
- xã hội nâng cao đời sống các dân tộc ở miền Tây" [53] đã trình bày những tiềmnăng, lợi thế của miền Tây và kết quả đạt được bước đầu, bài viết đã nêu lên
8 giải pháp nhằm vượt qua những khó khăn, thử thách trên địa bàn miền núicủa tỉnh như đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, tăng cường sự lãnhđạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, lồng ghép thực hiện có hiệu quả các chươngtrình, dự án; đẩy mạnh công tác XĐGN, xóa nhà tranh tre, tạm bợ cho đồng bàodân tộc; triển khai có hiệu quả về giảm nghèo nhanh và bền vững ở các huyệnnghèo… Bài "Lý thuyết “cực phát triển” và vấn đề phát triển kinh tế - xã hội miềnTây Nghệ An" của tác giả Hồ Thị Thanh Vân [197], đã tiếp cận lý thuyết “cựcphát triển” để đề ra chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển của mảnh đất trọngyếu - miền Tây Nghệ An Tác giả mạnh dạn đưa ra ý kiến xây dựng “cực pháttriển miền Tây” với cơ chế đủ mạnh để tạo nên sự đột phá cho sự phát triểntrên địa bàn này
Tác giả Nguyễn Thế Trung với bài “Nghệ An tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao” [156] đề cập đến những giải pháp để nâng cao
Trang 19chất lượng nguồn nhân lực ở tỉnh Nghệ An nói chung và các huyện miền núi củatỉnh nói riêng trong thời kỳ mới Tác giả nhấn mạnh, một trong những giải phápquan trọng là đầu tư và phát triển giáo dục và đào tạo.
Bài "Sáu giải pháp đào tạo nghề cho lao động miền núi Nghệ An" củaQuang Hưng [65], từ thực trạng lao động ở miền núi Nghệ An, đã đề xuất 6 giảipháp để đào tạo nghề cho lao động miền núi Bài viết của đồng tác giả NguyễnThị Hương và Nguyễn Thị Diệp "Đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàncác huyện thuộc Chương trình 30a ở Nghệ An trong thời kỳ hội nhập" [83], đãnêu lên thực trạng trong công tác đào tạo nghề ở các huyện miền núi, từ đó xácđịnh khâu đột phá và giải pháp trọng điểm đó là nâng cao chất lượng nguồnnhân lực, bao gồm cả đào tạo nghề cho nông dân
Ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địabàn miền núi tỉnh Nghệ An được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đăng tải
trên Tạp chí Thông tin Khoa học - Công nghệ Nghệ An như bài: "Mô hình hỗ trợ
phát triển kinh tế - xã hội tại xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn" của tác giả Lầu Bá Tềnh[108]; Bài "Một số kết quả ứng dụng khoa học - công nghệ tại các vùng dân tộcthiểu số và miền núi trên đại bàn Nghệ An” của tác giả Nguyễn Quý Hiếu [54];bài viết "Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học vàcông nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn
2004 - 2010 ở Nghệ An" của tác giả Trần Xuân Bí [22]; bài viết "Mô hình thâmcanh và chế biến chè tuyết shan tại vùng núi cao huyện Kỳ Sơn của tác giảNguyễn Trọng Cảnh [28] Các tác giả đã đánh giá vai trò của hoạt động khoa học
- công nghệ đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, DTTS tỉnh Nghệ
An, góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng nông thôn, miền núi củatỉnh
Đăng trên Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, bài viết "Thu hút đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An gắn với giữ gìn bản sắc văn hóacác dân tộc trong thời kỳ chủ động hội nhập quốc tế" của tác giả Phan Quốc Huy[66] Bài viết tiếp cận dưới góc độ kinh tế nhằm thu hút các nguồn lực đầutư
Trang 20cho phát triển kinh tế miền Tây, đặt phát triển kinh tế gắn với giữ gìn bản sắcvăn hóa các dân tộc trên địa bàn miền núi.
Dưới góc độ Dân tộc học, công trình Các dân tộc và quan hệ dân tộc ở
miền núi Nghệ An hiện nay của tác giả Nguyễn Đình Lộc [87], khái quát một
cách có hệ thống các dân tộc cư trú ở miền núi Nghệ An, đặc biệt đã tổng kếtđược những nghiên cứu thành phần các dân tộc từ trước đến nay và bổ sung
tư liệu mới Luận án nghiên cứu một số vấn đề thực tiễn về quan hệ dân tộchiện nay ở Nghệ An trong mối quan hệ ngôn ngữ, văn hoá, giáo dục Chỉ ranhững hiện tượng tiêu cực, đồng thời đưa ra kiến nghị nhằm góp phần giảiquyết tiêu cực cũng như hoàn thiện chính sách dân tộc
Nhiều luận văn thạc sĩ đã tiếp cận giải quyết các CSXH trên địa bàn miền
núi tỉnh Nghệ An như: Những biện pháp cơ bản nhằm góp phần xoá đói, giảm
nghèo ở các huyện miền núi vùng cao tỉnh Nghệ An của tác giả Lô Xuân Vinh
[200]; Định canh, định cư để phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Con cuông tỉnh
Nghệ An của tác giả Hoàng Đình Tuấn [158]; Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An của tác giả Bùi Đình Sâm [96]; Vốn ngân sách Nhà nước cho các huyện miền núi cao tỉnh Nghệ An của tác giả
Nguyễn Văn Thông [113]; Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư phát triển cơ sở hạ
tầng theo Chương trình 135 ở huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An của tác giả
Lương Văn Khánh [84]… là những luận văn thạc sĩ luận giải trên góc độ kinh tếnhằm đưa ra các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có nêulên tác động của sự phát triển kinh tế đối với thực hiện CSXH trên địa bàn miềnnúi tỉnh Nghệ An
2 Những vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ
Qua các công trình công bố có thể thấy mảng đề tài về CSXH trong đó có
đề tài thực hiện CSXH ở địa phương miền núi, vùng đồng bào DTTS đã thu hútđược sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều tác giả, của nhiều công trình nghiêncứu trong và ngoài nước
Trang 21Trong các công trình đó đã phản ánh ở mức độ khác nhau về sự lãnh đạocủa Đảng đối với CSXH nói chung và quá trình quán triệt, tổ chức chỉ đạo thựchiện của các Đảng bộ địa phương trong thực hiện CSXH ở các vùng miền núi,vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS nói riêng Hầu hết các tác phẩm đãphác họa rõ bối cảnh, tình hình mới đòi hỏi thực hiện mạnh hơn nữa CSXH ởcác địa phương miền núi, nêu lên những chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước về CSXH đối với các địa phương miền núi trong sự phát triển kinh tế -
xã hội của miền núi nói riêng và cả nước nói chung; quán triệt quan điểm củaĐảng, Nhà nước, Đảng bộ các địa phương miền núi, trong đó có Đảng bộ tỉnhNghệ An đã tổ chức chỉ đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi, góp phầnthay đổi diện mạo các địa phương miền núi
Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu trên tiếp cận vấn đề CSXH
ở miền núi dưới góc độ khoa học kinh tế, triết học hoặc xã hội học Vì vậy, chođến hiện nay chưa có một công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu nghiên cứu
về sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi của Đảng bộ tỉnhNghệ An - là địa bàn sinh sống chủ yếu của đồng bào các DTTS của tỉnh
Điểm dễ nhận thấy đầu tiên trong các tác phẩm đó, vấn đề thựchiện CSXH ở các địa phương miền núi, trong đó có miền núi Nghệ An được đềcập đơn lẻ, rời rạc, hoà lẫn vào trong việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hộinói chung ở miền núi; thiếu cái nhìn khái quát, toàn diện về quá trình chỉ đạothực hiện CSXH của các đảng bộ địa phương miền núi; chưa thấy được vai tròcủa CSXH đối với sự phát triển miền núi nói chung và các huyện miền núi Nghệ
An nói riêng; chưa làm rõ sự quán triệt, vận dụng sáng tạo của Đảng bộ tỉnhNghệ An trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi với những đặc thù
về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
Có thể nói, lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi của Đảng bộtỉnh Nghệ An chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống
Sự chỉ đạo cụ thể của Đảng bộ Nghệ An đối với thực hiện CSXH ở các huyện
Trang 22miền núi ra sao? Các Đảng bộ địa phương triển khai, tổ chức thực hiện nhưthế nào, có những đặc điểm gì? Sự sáng tạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong quátrình tổ chức chỉ đạo thực hiện CSXH đối với các huyện miền núi để góp phầnphát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội các huyện miền núi? Những kinhnghiệm về lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miền núi để đóng góp vàohoạch định và thực hiện CSXH nói chung và áp dụng ở các địa phương miền núikhác Những vấn đề đó vẫn còn là những nội dung cần được tập trungnghiên cứu một cách thấu đáo hơn Cần phải khảo sát thực tế một cách cụ thể,
để có được những đánh giá khách quan có cơ sở khoa học về những mặt đạtđược và chưa đạt được trong quá trình lãnh đạo thực hiện một số CSXH ởcác huyện miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An Chừng nào những vấn đề trênchưa được làm sáng tỏ và luận giải thấu đáo thì những đánh giá, kiến giải vềlãnh đạo thực hiện CSXH của Đảng bộ tỉnh Nghệ An đối với các huyện miền núivẫn chưa đầy đủ, sâu sắc và toàn diện
3 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Để làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong thực hiện CSXHđối với các huyện miền núi, luận án tập trung nghiên cứu một số vấn đềsau:
- Từ nghiên cứu chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về CSXH nóichung và đối với miền núi nói riêng, luận án đi sâu nghiên cứu quá trình quántriệt, vận dụng những chủ trương, chính sách đó của Đảng bộ tỉnh Nghệ trên địabàn các huyện miền núi từ năm 2001 đến năm 2010
- Đánh giá những thành công cũng như hạn chế trong quá trình Đảng
bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện một số CSXH ở các huyện miền núi
- Đúc kết một số kinh nghiệm trong lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyệnmiền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An
Trang 23Chương 1 CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH NGHỆ AN (2001 - 2005) 1.1 Khái niệm chính sách xã hội và những yếu tố tác động tới thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An
1.1.1 Khái niệm chính sách xã hội
Có nhiều cách hiểu về CSXH như: tác giả Bùi Đình Thanh, chủ nhiệm
chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX04 Chính sách xã hội
-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn luận giải:
Chính sách xã hội là cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp luật nhữngđường lối, chủ trương, những biện pháp để giải quyết các vấn đề xãhội dựa trên những tư tưởng, quan điểm của những chủ thể lãnhđạo, phù hợp với bản chất chế độ xã hội - chính trị, phản ánh lợiích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và của từng nhóm
xã hội nói riêng nhằm mục đích cao nhất là thỏa mãn những nhu cầungày càng tăng về đời sống vật chất và văn hóa, tinh thần củanhân dân [109, tr.23]
Trong cuốn sách Chính sách xã hội và đổi mới cơ chế quản lý việc thực
hiện, tác giả Trần Đình Hoan đưa ra định nghĩa về CSXH:
Chính sách xã hội là loại chính sách được thể chế hóa bằng pháp luậtcủa Nhà nước thành một hệ thống quan điểm, chủ trương,phương hướng và giải pháp để giải quyết những vấn đề xã hội nhấtđịnh, trước hết là những vấn đề xã hội liên quan đến công bằng xãhội và phát triển an sinh xã hội, nhằm góp phần ổn định, phát triển
và tiến bộ xã hội [56, tr.8]
Tác giả Phạm Xuân Nam chủ biên cuốn sách Đổi mới chính sách xã hội,
luận cứ và giải pháp lập luận:
Trang 24Chính sách xã hội là sự thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trươnggiải quyết các vấn đề xã hội dựa trên những tư tưởng, quan điểmcủa chủ thể lãnh đạo, phù hợp với bản chất chế độ chính trị - xã hội,phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng xã hội nói chung và củatừng nhóm xã hội nói riêng nhằm tác động trực tiếp vào con người
và điều chỉnh các mối quan hệ lợi ích giữa con người với con người,giữa con người với xã hội hướng tới mục đích cao nhất là thỏa mãnnhững nhu cầu ngày càng tăng về đời sống vật chất và văn hóa, tinhthần của nhân dân [91, tr.11]
Tác phẩm Một số vấn đề cơ bản về chính sách xã hội ở Việt Nam hiện
nay do tác giả Mai Ngọc Cường chủ biên, trên cơ sở phân tích các đặc điểm của
hệ thống CSXH đã đưa ra định nghĩa:
Chính sách xã hội là tổng thể các hệ thống quan điểm, chủ trương,phương hướng và biện pháp được thể chế hóa bằng pháp luật của Nhànước để giải quyết những vấn đề xã hội đặt ra trong một thời gian
và không gian nhất định, nhằm tăng cường phúc lợi, bảo đảm côngbằng xã hội và tạo cơ hội cho người dân hòa nhập vào sự phát triển
xã hội [38, tr.18]
Luận án nghiên cứu, tiếp cận khái niệm CSXH như trong Từ điển Bách
khoa Việt Nam (Hội đồng quốc gia biên soạn) định nghĩa là:
Chính sách xã hội - Một bộ phận cấu thành chính sách chung của mộtchính đảng hay chính quyền nhà nước trong việc giải quyết và quản lýcác vấn đề xã hội, CSXH bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người,điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình,quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội Một trong những đặc điểm cơ bảncủa CSXH là sự thống nhất biện chứng của nó với chính sách kinh tế.Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện CSXH vàngược lại, sự hợp lý, công bằng, tiến bộ được thực hiện qua CSXH lại
Trang 25tạo ra những động lực mạnh mẽ để thực hiện các mục tiêu kinh
tế, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh CSXH phải đạt mục đích đemlại đời sống tốt đẹp cho con người, mang lại sự công bằng, dân chủcho mỗi con người [61, tr.603]
Chính sách xã hội có nhiều nội dung phong phú Tựu chung lại, CSXH chia
thành hai nhóm: nhóm thứ nhất, các chính sách tạo điều kiện để con người sống
và làm việc tốt hơn (tác động rõ nét đến cá nhân trong xã hội) và nhóm thứ hai,
các chính sách tạo điều kiện để các giai cấp, tầng lớp dân cư xứng đáng vị trí, vaitrò của mình trong cơ cấu xã hội, ổn định và phát triển (tác động rõ nét đến
cộng đồng xã hội) CSXH còn được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng, CSXH gồm
cả hai nhóm chính sách nêu trên; còn nghĩa hẹp, CSXH chỉ bao hàm nhóm chính
sách thứ nhất (lúc này, nhóm chính sách thứ hai thuộc về vấn đề cơ cấu xã hội).Chính sách xã hội trong CNXH nhằm giải quyết những vấn đề xã hội đặt ratrong quá trình xây dựng CNXH, góp phần trực tiếp hình thành con người mới
và cơ cấu xã hội mới XHCN, qua đó cá nhân và cộng đồng được tạo điều kiệnphát huy vai trò của mình vào sự phát triển của bản thân, cộng đồng và xãhội Vì vậy, CSXH ở Việt Nam không phải là CSXH nói chung mà phải là CSXHcủa CNXH CSXH trở thành thước đo bản chất nhân văn của chế độ và xã hội, làmột yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của đất nước Mục đích của CSXH
là xây dựng một xã hội ổn định, dân chủ, công bằng, tiến bộ vì sự phát triển toàndiện của con người Mục tiêu của CSXH thống nhất với mục tiêu phát triển kinh
tế, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người Conngười được xác định vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước
1.1.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Nghệ
An tác động tới thực hiện chính sách xã hội
* Đặc điểm tự nhiên
Miền núi tỉnh Nghệ An gồm 10 huyện và 1 thị xã (Kỳ Sơn, Tương Dương,Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương Quế Phong, Qùy Châu, Quỳ Hợp, Tân
Trang 26Kỳ, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa), với 217 đơn vị hành chính cấp xã; diện tích tựnhiên 13.747,69 km2, chiếm 83,36% tổng diện tích tự nhiên của toàn tỉnh Về địagiới hành chính, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa; phía Nam giáp tỉnh
Hà Tĩnh; phía Đông giáp 4 huyện đồng bằng của tỉnh; phía Tây, Tây Bắc, Tây Namgiáp 3 tỉnh của nước Cộng hòa DCND Lào với đường biên giới dài
419 km Miền núi Nghệ An có 5 cửa khẩu nối với nước Cộng hòa DCND Lào: 1cửa khẩu quốc tế: Nậm Cắn (Kỳ Sơn); 1 cửa khẩu chính: Thanh Thủy (ThanhChương); 3 cửa khẩu phụ: Tam Hợp (Tương Dương); Thông Thụ (Quế Phong);Cao Vều (Anh Sơn) và 5 đường quốc lộ nối liền giao thông các huyện (Quốc lộ15A, 48, 46, 7A, đường Hồ Chí Minh) Đây là điều kiện thuận lợi để giao lưukinh tế trên tuyến hành lang Đông - Tây, tuyến Bắc - Nam theo đường Hồ ChíMinh, giao thương với Lào, Đông Bắc Thái Lan Các huyện miền núi Nghệ An làđịa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, nhất là vềquốc phòng - an ninh và đối ngoại của tỉnh và khu vực Bắc Trung Bộ
Về địa hình, miền núi tỉnh Nghệ An nằm về phía Đông Bắc dãy núi TrườngSơn có độ cao và độ dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Đồi núi chủ yếu
là cao, dốc Địa hình bị chia cắt mạnh, hình thành nhiều tiểu khu vực: vùng TâyBắc (gồm các huyện: Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong và thị
xã Thái Hòa); vùng Tây Nam (gồm các huyện: Thanh Chương, Anh Sơn, ConCuông, Tương Dương, Kỳ Sơn) Với địa hình đa dạng, phức tạp của các huyệnmiền núi ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện các CSXH trên địa bàn
Trên địa bàn các huyện miền núi Nghệ An có 2 hệ thống sông lớn là sôngLam và sông Hiếu bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, ngoài ra còn có trên 100 khesuối xen kẽ Hệ thống sông suối phần lớn ở thượng nguồn hẹp và dốc, trởngại cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và hạn chế đến khả năngđiều hòa nguồn nước trong các mùa phục vụ sản xuất và đời sống Tuy vậy,với nhiều thác nước lớn nhỏ, là nguồn thủy năng rất lớn để phát triển thủyđiện, thủy lợi kết hợp với nuôi trồng thủy sản và điều hòa dòng chảy, chống lũlụt, sụt lở đất
Trang 27Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, các huyện miền núi Nghệ An
có lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian, các thángmưa lớn tập trung vào tháng 8,9,10 trong năm Khí hậu tạo điều kiện cho nhândân phát triển kinh tế, nhất là nông nghiệp Tuy nhiên, mưa thường gây ra lũ,lụt, sạt lở đất, ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của nhân dân
Đất đai các huyện miền núi Nghệ An gồm 6 nhóm đất chính Đất nôngnghiệp có 102.096 ha, chiếm 7,4% tổng diện tích tự nhiên, là tỷ lệ rất thấp so vớivới toàn tỉnh và cả nước (toàn quốc là 28,39%; tỉnh Nghệ An là 12%); một sốhuyện vùng núi cao, chiếm tỷ lệ rất thấp như Tương Dương: 0,32%; Kỳ Sơn:1,79%; Con Cuông: 2,29%; Quế Phong: 2,54%; Quỳ Châu: 4,8% [171, tr.3] Dovậy, việc mở rộng, xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ dân sinh, kinh tếkhu vực miền núi rất khó khăn
Tổng diện tích đất có rừng ở các huyện miền núi Nghệ An là 656.391 ha,chiếm 93,1% tổng diện tích rừng toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng tựnhiên chiếm 95,8% và diện tích rừng trồng chiếm 4,2% Nghệ An là tỉnh đứngthứ 2 cả nước sau Gia Lai về diện tích rừng Rừng ở các huyện miền núi Nghệ Ancòn có tiềm năng du lịch sinh thái, có nhiều cảnh quan thiên nhiên như ThácKèm, Thác Sao Va, các khu bảo tồn thiên nhiên như vườn quốc gia Pù Mát, PùHuống, Pù Hoạt Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là một trong các yếu
tố có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của miền núiNghệ An Song, rừng ở đây đã và đang bị tàn phá, tình trạng phá rừng để khaithác gỗ và lấy đất sản xuất gây những tác động tiêu cực đến đời sống nhân dâncũng như môi trường sinh thái
Như vậy, các huyện miền núi Nghệ An có điều kiện tự nhiên để phát triểnmột cách bền vững Lợi thế của vùng là thuận lợi thông thương với bên ngoài,nguồn tài nguyên đa dạng, trữ lượng lớn và mức độ khai thác chưa cao (đất chưa
sử dụng; sông, thác chưa làm hồ chứa, thủy điện; khoáng sản mới bước đầu khaithác…) Đồng thời, nơi đây cũng gặp phải nhiều khó khăn trong phát triển kinh
Trang 28tế - xã hội Đặc biệt, những tác động do con người tạo ra như việc khai thác rừngquá mức, phá rừng làm rẫy bừa bãi dẫn đến môi trường sinh thái bị phá vỡ, khíhậu vốn có phần khắc nghiệt tiếp tục thay đổi theo chiều hướng xấu, đất đai
bị thoái hóa nghiêm trọng là những thách thức to lớn đối với quá trình pháttriển bền vững Do đó, đòi hỏi trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội củavùng miền núi Nghệ An nói chung, thực hiện CSXH nói riêng phải giải quyết bàitoán làm sao khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nhưng đồng thời phảikhắc phục những khắc nghiệt của tự nhiên; giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháttriển kinh tế với thực hiện CSXH và giữ gìn, tái tạo, bảo vệ môi trường tự nhiên
* Đặc điểm kinh tế - xã hội
Thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 27/11/1089 của Bộ Chính trị
(khóa VI) Về một số chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế - xã hội
miền núi, kinh tế - xã hội ở các huyện miền núi Nghệ An đã có bước phát triển,
sản xuất nông, lâm, công nghiệp và dịch vụ có nhiều tiến bộ, thu nhập bình quânđầu người từng bước được nâng lên Số hộ đói nghèo giảm dần, từng bước khắcphục căn bản tình trạng hộ đói
Kinh tế các huyện miền núi Nghệ An chủ yếu là nông nghiệp Tính đếnnăm 2000, giá trị sản xuất và giá trị tổng sản phẩm của khu vực nông, lâm, thủysản chiếm 51,8% trong cơ cấu kinh tế; công nghiệp xây dựng là 23,4%; thươngmai dịch vụ 24,8% [171, tr.4] Tuy nhiên, sản xuất còn phân tán, manh mún, giátrị hàng hóa xuất ra khỏi vùng còn ít, chủ yếu là xuất nguyên liệu Ở các xã vùngcao, vùng sâu, biên giới, sản xuất tự cung tự cấp là phổ biến, thậm chí một sốnơi như đồng bào dân tộc Đan Lai, Khơ Mú còn tình trạng kinh tế hái lượm Các
cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ có quy mô nhỏ bé, ở vùng núicao hầu như không có Các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm hoạt độngyếu Tiềm năng du lịch chưa được phát huy đầy đủ
Do địa hình chủ yếu là đồi núi và chia cắt mạnh nên kết cấu hạ tầng, nhất
là hệ thống giao thông của các huyện miền núi còn thiếu thốn, nhiều bản phảiđi
Trang 29bộ tới 2-3 ngày đường mới đến được Năm 2000, còn 18 xã chưa có đường ô tôvào trung tâm và 22 xã ô tô chỉ vào được trong mùa khô, 86 bến đò chưa đượcxây dựng cầu treo Các công trình thủy lợi chủ yếu là vừa và nhỏ, chưa đượckiên cố hóa, mới huy động được 50 - 60% công suất.
Lao động nông, lâm nghiệp chiếm tới 86,4% Chất lượng lao động thấp,lao động qua đào tạo toàn vùng chỉ có khoảng 10%, chủ yếu ở vùng núi thấp.Trong đó, cao nhất là người Kinh với 9,8%, còn dân tộc Mông, Khơ Mú chưađầy 0,01% Số người được đào tạo có trình độ cao đẳng và đại học chỉ chiếm1,8% [167, tr.16], đang là trở ngại lớn trong quá trình tiếp thu khoa học kỹ thuật,chuyển giao công nghệ vào sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của vùng
Theo kết quả điều tra thực trạng đói nghèo năm 2000, các huyệnmiền núi Nghệ An còn 57.263 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 26,46%, cao hơn 3 lần sovới thành thị của tỉnh (8,05%), trong đó, một số huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao như
Kỳ Sơn 65,14%; Tương Dương 61,22% [171, tr.2] Tỷ lệ du canh du cư lớn,chiếm
21% đối tượng vận động định canh định cư, phần lớn tập trung ở các xã vùngbiên giới Việt - Lào Số hộ này dễ bị kích động, dụ dỗ, lôi kéo di cư tự do sangLào Các tệ nạn xã hội như buôn bán, sử dụng chất ma túy, các hủ tục mê tín, dịđoan chưa được xóa bỏ triệt để, hiện tượng tái trồng cây thuốc phiện vẫn còn
Công tác giáo dục, y tế còn nhiều bất cập và yếu kém Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên ở mức cao (2,0%) và chưa ổn định, mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ
và các dân tộc Tỷ lệ mù chữ ở một số dân tộc còn cao, như dân tộc Mông là43%, Khơ Mú là 32,01% [167, tr.16] Còn 18 xã nghèo chưa có trường mà chỉ
có lớp mầm non, trang bị nghèo nàn Hiện tượng học sinh bỏ học có chiềuhướng gia tăng Chất lượng giáo dục thấp
Tính đến năm 2000, dân số các huyện miền núi Nghệ An chiếm 1/3 dân
số toàn tỉnh, trong đó đồng bào DTTS có khoảng 41 vạn người, chiếm 29% dân
số trong vùng [167, tr.15] Các dân tộc cư trú lâu đời trên địa bàn là Thái, Thổ,Khơ Mú, Mông, Ơ Đu, Đan Lai và một số dân tộc khác có dân số ít như Mường,
Trang 30Hoa, Nùng, Ê Đê… mới nhập cư Dân tộc có dân số ít nhất là dân tộc Ơ Đu sốngtrên vùng núi cao, hiện có 580 người Đây là một trong những dân tộc ít ngườinhất của Việt Nam và chỉ có ở Nghệ An Đặc điểm nổi bật của sự phân bố dân
cư là các dân tộc cộng cư đan xen Tuy vậy, mỗi dân tộc có những vùng quần tụđông đảo của mình Đồng bào DTTS phân bố chủ yếu ở các huyện vùng núi cao,trong đó huyện Kỳ Sơn chiếm 95,36%, huyện Tương Dương chiếm 89,45%,huyện Quế Phong chiếm 89,42%, huyện Con Cuông và huyện Quỳ Châu 69%,còn huyện Anh Sơn và huyện Thanh Chương thì tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm 18%[186, tr.28] Việc cư dân các dân tộc sống xen kẽ đặt ra yêu cầu trong thực hiệncác CSXH cần nắm vững tập quán sản xuất, canh tác cũng như phong tục củacác dân tộc để có chính sách sát hợp với từng dân tộc
Bên cạnh những giá trị văn hóa tốt đẹp, trong đời sống đồng bào các dântộc ở miền núi Nghệ An còn tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu như
ma chay, cúng bái, mê tín dị đoan, hội hè kéo dài… làm ảnh hưởng tiêu cực đến
sự phát triển của nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội
Nhìn một cách tổng thể, các huyện miền núi là địa bàn chiến lượcquan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh và đốingoại của tỉnh Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ; có vai trò quyết định đối vớimôi trường sinh thái của tỉnh Nghệ An; có tiềm năng lớn về quỹ đất và tàinguyên rừng, khoáng sản để phát triển và mở rộng sản xuất nông, lâm nghiệp,khai thác khoáng sản gắn với công nghiệp chế biến trên quy mô lớn Đồng bàocác dân tộc có truyền thống đoàn kết, yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạocủa Đảng và chính quyền các cấp Nhưng, do chịu sự tác động rất lớn củađiều kiện bất lợi như địa hình đồi núi phức tạp, chia cắt mạnh, thường xuyên
bị ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ Các huyện miền núi Nghệ An vẫn còntrong tình trạng khó khăn, lạc hậu, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùngcao, vùng biên giới Tiềm năng đất đai, con người khá phong phú nhưng kết cấu
hạ tầng yếu kém, thị trường chưa phát triển Trình độ dân trí thấp, đời sốngcủa nhân dân gặp nhiều
Trang 31khó khăn Chất lượng nguồn lao động thấp, chi phí sản xuất cao, môi trường đầu
tư không thuận lợi Tài nguyên rừng, đất rừng bị khai khác kiệt quệ, môi trườngsinh thái đang bị đe dọa nghiêm trọng Mức sống của nhân dân tuy đã đượccải thiện, nhưng mới tập trung ở vùng núi thấp, thị trấn, thị xã
Để đưa các huyện miền núi Nghệ An phát triển bền vững đòi hỏi trongquá trình lãnh đạo thực hiện CSXH, Đảng bộ tỉnh Nghệ An phải căn cứ vàonhững đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục,tập quán của vùng, của các dân tộc nhằm phát huy những lợi thế vốn có, hạnchế đến mức thấp nhất những trở lực, đưa ra các quyết sách sát hợp, đúngđắn Phải tổ chức thực hiện CSXH thông qua các các chính sách cụ thể như chínhsách XĐGN, chính sách giải quyết việc làm, chính sách GD-ĐT, chính sách y tế nhằm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế đồng thời từng bướcthực hiện CSXH, đảm bảo vì sự phát triển của con người
Trong điều kiện là vùng tập trung chủ yếu các đồng bào DTTS, lại cóđường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hòa DCND Lào, nên việc hoạch định,chỉ đạo thực hiện CSXH là từng bước giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích củatừng dân tộc và lợi ích chung của toàn vùng miền núi, khắc phục tình trạng pháttriển không đồng đều giữa các dân tộc Hơn nữa, mỗi dân tộc có phong tục, tậpquán và tín ngưỡng riêng, cũng như có một hoặc một số tôn giáo Các thế lực thùđịch bên ngoài luôn tìm cách lợi dụng vấn đề tôn giáo để lôi kéo, chia rẽ các dântộc, gây rối về an ninh, chính trị, an toàn xã hội Do vậy, CSXH còn có mối quan
hệ chặt chẽ với chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc và củng cố quốc phòng,
an ninh
Xây dựng các huyện miền núi vững mạnh và toàn diện vừa là yêu cầunguyện vọng của đồng bào các dân tộc trong vùng, vừa là nhiệm vụ cực kỳ quantrọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh lâu dàicủa tỉnh Nghệ An nói riêng và của cả nước nói chung
Trang 321.1.3 Thực hiện chính sách xã hội ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An những năm đầu tái lập tỉnh (1991-2000) và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước thiên niên kỷ mới
Ngày 12/8/1991, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII của nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Quyết định chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thànhhai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Hội đồng Chínhphủ về việc tách tỉnh, ngày 16/8/1991, BCH Đảng bộ tỉnh và UBND tỉnh NghệTĩnh đã họp bàn thống nhất và Tỉnh ủy ra Nghị quyết số 26 về việc tổ chức lãnhđạo thực hiện công việc tách tỉnh Việc chia tách Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ
An và Hà Tĩnh là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, cũng là một nhiệm
vụ mới quan trọng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An trong thời kỳ mới
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 22 của Bộ Chính trị về Một số chủ
trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi và Quyết định số 72
của Hội đồng Bộ trưởng về Một số chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh
tế - xã hội miền núi, Tỉnh uỷ Nghệ An đã tổ chức quán triệt các chủ trương,
chính sách trên cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể và các sở banngành liên quan đầy đủ và kịp thời; đồng thời, tổ chức khảo sát nghiên cứuthực tế tình hình các huyện miền núi Trên cơ sở đó, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XIII
ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU, ngày 8/7/1994 về Phát triển kinh tế - xã
hội miền núi và dân tộc Đây là bước cụ thể hóa các chủ trương, chính sách
của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vận dụng vào điều kiệnthực tế miền núi, vùng đồng bào DTTS tỉnh Nghệ An
Tiếp tục quan điểm phát triển toàn diện miền núi của tỉnh, Đại hộiđại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (năm 1996) xác định rõ phương hướng pháttriển kinh tế từng địa bàn miền núi; đầu tư có trọng điểm để thúc đẩy nhanhphát triển kinh tế vùng miền núi, dân tộc Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ vàcông bằng
Trang 33xã hội Gắn chiến lược kinh tế với chiến lược con người; tăng trưởng kinh tế - xãhội gắn với củng cố quốc phòng và an ninh [2, tr.27].
Để lãnh đạo thực hiện một số lĩnh vực cụ thể của CSXH, Tỉnh ủy Nghệ An
ban hành các nghị quyết, chỉ thị như: Chỉ thị số 13 (5/1997) về Tăng cường lãnh
đạo thực hiện Chương trình giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo nhằm đạt
mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra; Kết luận về giải quyết việc
làm, xóa đói giảm nghèo của BTV Tỉnh ủy (12/1997); Nghị quyết số 17 (9/2000)
về Phát triển giáo dục miền núi và dân tộc, gắn với tạo nguồn và đào tạo cán bộ
cho các huyện miền núi
Với chủ trương và các biện pháp hiệu quả, các huyện miền núi Nghệ An cóbước tiến đáng kể về kinh tế - xã hội, đặc biệt là trong thực hiện CSXH
Công tác XĐGN chuyển biến tích cực, năm 2000, tỷ lệ đói nghèo bìnhquân ở các huyện miền núi là 26,5%; giảm 21% so với năm 1990 (bình quân cảtỉnh là 19,7%) [170, tr.6]
Về giáo dục và đào tạo, các ngành học từ mầm non đến THPT (kể cảDTNT) đều phát triển về số lượng, quy mô và chất lượng So với năm 1990, sốhọc sinh tăng 2,9 lần, số trường lớp tăng 2,7 lần Hệ thống Trường phổ thôngDTNT được tổ chức đến cụm xã Đến năm 2000, các huyện miền núi tỉnh Nghệ
An đã được công nhận phổ cập tiểu học và xóa mù chữ Công tác tuyển sinh đàotạo chuyên nghiệp cho con em các dân tộc được quan tâm chú ý hơn trước
Từ năm 1990 đến 2000, bình quân mỗi năm có 80 chỉ tiêu cử tuyển có học bổng
ưu tiên giành cho học sinh dân tộc, miền núi ở các trường chuyên nghiệp, dạynghề trong tỉnh Ngoài ra, còn mở các lớp cao đẳng sư phạm đào tạo giáo viênTHCS là người dân tộc cho các huyện núi cao Kỳ Sơn, Tương Dương và QuếPhong
Hoạt động y tế đã có nhiều biện pháp tích cực trong triển khai thực hiệncác chương trình quốc gia về y tế đến tận các bản làng miền núi, xử lý kịp thờicác dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong
Trang 34do sốt rét và các dịch bệnh khác gây ra Công tác dân số kế hoạch hóa gia đìnhcó
Trang 35nhiều phương thức hoạt động phù hợp với điều kiện đặc điểm miền núivùng đồng bào dân tộc, góp phần giảm tỷ lệ phát triển dân số bình quân ở miềnnúi từ
2,8% (1989) xuống 1,9% năm 2000 (bình quân chung cả tỉnh: 1,6%) [170, tr.6]
Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo thực hiện CSXH ở các huyện miềnnúi tỉnh Nghệ An vẫn còn những hạn chế như: chưa phát huy thế mạnhtiềm năng vùng miền núi; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dântộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn nhiều khó khăn, thiếu thốn Mặc dùtheo chuẩn mới không còn chuẩn đói, nhưng trong thực tế số hộ đói ở cáchuyện miền núi của tỉnh còn chiếm tỷ lệ đáng kể Số hộ có mức thu nhập bìnhquân đầu người/tháng dưới 45.000 đồng (chuẩn đói cũ) chiếm 7,6% [163, tr.3] Chênh lệch về mức sống giữa nhóm hộ giàu và hộ nghèo gấp 9 lần, giữanông thôn và thành thị gấp 3,4 lần Đời sống đồng bào vùng bỏ trồng câythuốc phiện đang bấp bênh, nguy cơ tái trồng cây thuốc phiện đã và đang xuấthiện lén lút ở nhiều nơi Hiện tượng tái du canh, du cư có dấu hiệu tăng lên Hiệntượng di dịch dân cư qua biên giới có nguy cơ tái phát, gây tâm lý không ổn định
ở một số vùng có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống
Giáo dục và đào tạo chưa theo kịp yêu cầu mới, chất lượng đào tạo thấp.Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu Cơ sở vật chất lạc hậu, thiếu thốn; có 18
xã chưa có trường mầm non độc lập, 17 xã chưa có trường THCS Tỷ lệ lao độngqua đào tạo còn quá thấp nên chất lượng lao động kém, chưa đáp ứng nhu cầuxã
hội [3, tr.24-25]
Đội ngũ cán bộ cơ sở và cán bộ chuyên môn khoa học - kỹ thuật vừathiếu về số lượng, vừa yếu về năng lực chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầuđặt ra tại cơ sở Chất lượng cán bộ xã không đồng đều, đặc biệt là các xã vùngsâu, vùng xa, vùng biên giới còn hạn chế nhiều mặt Khoảng 80,46% đến85,87% cán bộ vùng núi cao chưa qua một trường lớp đào tạo về chuyênmôn, nghiệp vụ Cán bộ người dân tộc ngày càng giảm Đến tháng11/2000,
Trang 36Nghĩa Đàn chỉ có 4,9%, Tân Kỳ 5,9%, Anh Sơn 1% so với tổng số cán bộ tronghuyện Một
Trang 37số lĩnh vực chuyên môn, tỷ lệ cán bộ dân tộc cũng rất thấp (bác sĩ dân tộc
59/205 người) [167, tr.30]
Để đưa các huyện miền núi thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đòi hỏiĐảng bộ tỉnh Nghệ An có chính sách đầu tư cho phát triển kinh tế, xã hội miềnnúi phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên cũng như phong tục tập quáncủa vùng Trước hết, tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hệthống giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc tạo tiền đề cho việc thuhút đầu tư vào vùng miền núi, phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa; đồngthời, chú trọng thực hiện các CSXH, như công tác XĐGN, nâng cao đời sống củađồng bào dân tộc, miền núi; tạo việc làm cho lao động tại chỗ; giải quyết kịpthời những vấn đề bức xúc như thiếu lương thực, thiếu nước, thiếu đất sản xuất,nhà ở; làm tốt công tác định canh định cư, quy hoạch, phân bổ và sắp xếp lại dân
cư hợp lý
Những kết quả đạt được ở miền núi tỉnh Nghệ An trong 10 năm sau khitái lập tỉnh (1991-2000) bước đầu đã làm chuyển biến đời sống kinh tế - xã hộicủa đồng bào các huyện miền núi, song, so với yêu cầu đặt ra thì chưa đáp ứngđược Nhiều vấn đề về CSXH còn tồn đọng như lao động thiếu việc làm chưađược giải quyết, tỷ lệ đói nghèo ở các huyện miền núi còn cao; lao động qua đàotạo đạt tỷ lệ thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầumới; chất lượng giáo dục phổ thông còn khoảng cách xa so với miền xuôi, tỷ
lệ học sinh bỏ học còn cao, nhất là cấp học THPT; đội ngũ giáo viên và cán bộngành y còn thiếu và chưa đạt chuẩn còn nhiều; cơ sở vật chất, trang thiết bịtrường học và y tế còn lạc hậu; đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu…
Kết thúc thế kỷ XX, Nghệ An vẫn là một trong những tỉnh nghèo, đờisống nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn Nhưng, những kết quả đạt đượctrong những năm 1991-2000 đã tạo cho nhân dân Nghệ An niềm tin để nắmbắt thời cơ, vượt qua thách thức cùng với cả nước bước sang thế kỷ đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Điều đó, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh
Trang 38phải kịp thời đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với các địa phương ở miềnnúi Nghệ An; tăng
Trang 39cường công tác chỉ đạo, giám sát việc thực hiện CSXH vào thực tiễn vùng miềnnúi Đảng bộ, chính quyền ở các huyện miền núi phải vận dụng sáng tạo chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh vào điều kiện cụthể của mình nhằm huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế, giảiquyết có hiệu quả các vấn đề xã hội Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh trước thiên niên kỷ mới, đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá trong cả nước.
1.2 Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng chủ trương của Đảng về chính sách xã hội ở các huyện miền núi (2001-2005)
1.2.1 Chủ trương của Đảng về chính sách xã hội ở khu vực miền núi nói chung, miền núi tỉnh Nghệ An nói riêng
Khái niệm Chính sách xã hội lần đầu tiên được nêu lên tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986) Nghị quyết Đại hội VI nêu rõ: "Xâydựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực và có hiệu quả các CSXH Chínhsách xã hội nhằm phát huy mọi khả năng của con người và lấy việc phục vụ con
người làm mục đích cao nhất" [43, tr.221] Đây là sự đổi mới tư duy về giải
quyết các vấn đề xã hội được đặt trong tổng thể đường lối phát triển củađất nước, đặc biệt là giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với CSXH.Tiếp tục chủ trương của Đại hội VI, các Đại hội VII, VIII của Đảng đã bổ sungchủ trương về CSXH với các nội dung như: tăng trưởng kinh tế phải gắn liềnvới tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và trong suốt quá trình pháttriển; khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực XĐGN Thu hẹp dầnkhoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, các dân tộc, cáctầng lớp dân cư; các vấn đề CSXH đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá Nhànước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp,các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và tổ chức nước ngoài cùng tham gia giảiquyết những vấn đề xã hội [44, tr.113-114] Các chủ trương cơ bản nêu trên
đã định hình tư duy lý luận của Đảng về CSXH trong thời kỳ đổi mới Nó vừathích
Trang 40ứng với nhu cầu tạo động lực cho sự phát triển, vừa hướng tới giá trị công bằng và tiến bộ xã hội.
Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam đạt được những thànhtựu to lớn trên các lĩnh vực, trong đó dấu ấn là gắn phát triển kinh tế với giảiquyết các vấn đề xã hội, nhất là trong công cuộc XĐGN Đây là thuận lợi cơ bản,tạo thế và lực mới, phát huy sức mạnh tổng hợp để Việt Nam tiếp tục sự nghiệpđổi mới Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, những diễn biến phứctạp do tác động tiêu cực của thảm họa môi trường; mâu thuẫn tôn giáo, sắctộc, khủng bố quốc tế; thiên tai và dịch bệnh (dịch SARS, dịch cúm gia cầm…) lànhững trở ngại lớn, tác động không nhỏ đến tình hình phát triển kinh tế - xã hộinói chung và thực hiện CSXH nói riêng
Trong bối cảnh ấy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
(4/2001) chủ trương phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN Đại hội đã đề ra Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 và tiếp tục khẳng định, cùng với tăng trưởng
kinh tế phải giải quyết tốt các vấn đề xã hội:
Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát triển và lành mạnhhóa xã hội, thực hiện công bằng trong phân phối, tạo động lựcmạnh mẽ phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thựchiện bình đẳng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làmgiàu hợp pháp [45, tr.104]
Đại hội IX và các Hội nghị BCH Trung ương khoá IX đã bổ sung, cụ thể
hoá thêm chủ trương của Đảng về CSXH với những nội dung mới là:
- Tăng cường vai trò của Nhà nước trong giải quyết CSXH theo hướng vừa
là người điều tiết, vừa là nhà đầu tư
- Giải quyết CSXH phải gắn liền với sự hình thành thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN Đặc biệt "phát triển thị trường lao động; người lao