1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật việt nam về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu (tt)

14 176 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 566,47 KB

Nội dung

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài luận văn “Pháp luật Việt Nam về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu” để nghiên cứu kỉ hơn về các trình tự, thủ tục giải quyết hợp đồng lao động vô hiệu

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC ii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Mục tiêu nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 6

7 Bố cục của luận văn 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU 7

1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU 7

1.1.1 Khái niệm hợp đồng lao động vô hiệu 7

1.1.2 Phân loại hợp đồng lao động vô hiệu 9

1.1.2.1 Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ 9

1.1.2.1.1 Hợp đồng lao động vô hiệu khi có toàn bộ nội dung trái pháp luật 10

1.1.2.1.2 Hợp đồng lao động vô hiệu do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền 11

1.1.2.1.3 Hợp đồng lao động vô hiệu do công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm 12

1.1.2.1.4 Hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm yếu tố tự nguyện 15

1.1.2.1.5 Hợp đồng lao động vô hiệu do một bên bị lừa dối khi ký kết 16

1.1.2.2 Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần 18

1.1.3 Đặc trưng pháp lý của hợp đồng lao động vô hiệu………18

1.1.4 Mối quan hệ giữa hợp đồng lao động vô hiệu với thỏa ước lao động tập thể vô hiệu…19 1.2 KHÁI NIỆM VỀ TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU………… 22

1.3 HẬU QUẢ PHÁP LÝ VÀ Ý NGHĨA CỦA TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU 24

1.4 Ý NGHĨA CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU……… ……… 26

Trang 2

iv

1.5 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU 28

1.5.1 Pháp luật Việt Nam về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu giai đoạn trước 1994 28

1.5.2 Pháp luật Việt Nam về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu giai đoạn từ 1994 đến nay 31

Kết luận chương 1 33

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU 34

2.1 ĐIỀU KIỆN TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU 34

2.1.1 Điều kiện tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm về chủ thể 34

2.1.2 Điều kiện tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm về hình thức 35

2.1.3 Điều kiện tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu do vi phạm về nội dung 36

2.2 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU 36

Trang 3

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 38

2.3 THẨM QUYỀN TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU 39

2.4 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU Error! Bookmark not defined 2.4.1 Trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu do Tòa án nhân dân thực hiện………41

2.4.1.1 Nộp đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu……….41

2.4.1.2 Chuẩn bị xem xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu……….42

2.4.1.3 Xem xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu……… 43

2.4.1.4 Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của Tòa án……… …43

2.4.2 Trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu do Thanh tra lao động thực hiện……… 45

2.5 XỬ LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU……….… 46

2.5.1 Xử lý hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ……… …46

2.5.2 Xử lý hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu từng phần……….52

2.6 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU 54

2.6.1 Về khái niệm, điều kiện tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu 54

2.6.2 Về thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của Thanh tra lao động và Tòa án nhân dân 56

Kết luận chương 2 60

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 4

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế, cũng là lúc xuất hiện nhiều việc làm mới và số lượng hợp đồng lao động tăng nhanh Việc gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao động tạo ra mối quan hệ hợp tác, đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động, là động lực thúc đẩy năng suất, chất lượng hiệu quả công việc tốt hơn Với sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế thị trường đã giúp cho rất nhiều người lao động giải quyết được những khó khăn về vấn đề việc làm cho người lao động, vì trong quan hệ lao động thì hợp đồng lao động có vai trò rất quan trọng để quyết định mọi vấn đề của quan hệ lao động

Hợp đồng lao động là một chế định trung tâm trong hệ thống pháp luật lao động Việt Nam, tuy được điều chỉnh bởi các quy định về hợp đồng dân sự nhưng vẫn có những quy định mang tính đặc thù bởi xuất phát từ chính đặc trưng của hoạt động “lao động” và đối tượng giao dịch là “sức lao động” Có thể nói, hợp đồng lao động hiện nay đã là một chế định mang tính hoàn thiện tương đối trong pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, các chế định cụ thể về tính hiệu lực, những ràng buộc pháp lý, những chế tài liên quan đến việc vi phạm hợp đồng lao động hiện nay vẫn còn khá sơ sài, chưa theo

hệ thống và có những quy định chưa thực sự mang tính thực tiễn cao Hợp đồng lao động vô hiệu chính là một chế định như thế1

Do đó, vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu luôn được sự quan tâm không chỉ của các cơ quan nhà nước về lao động và sự ổn định của xã hội về nền kinh tế thị trường nói chung mà còn ảnh hưởng đến những quyền lợi của các chủ thể trong hợp đồng lao động nói riêng, mà vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu là vấn đề khó trong giải quyết hậu quả pháp lý với những vấn đề khó khăn đó Bộ luật Lao động cần phải có cái nhìn mới, chiến lượt mới về các thủ tục giải quyết các hợp đồng lao động Do đó, Bộ luật Lao động năm 1994 được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 không còn phù hợp nữa, để phù hợp hơn, hoàn chỉnh hơn, Quốc hội đã kịp thời ban hành Bộ luật Lao động

1

Doãn Thị Phương Mơ (2016), Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học luật Hà Nội, trang 1

Trang 5

năm 2012 Bộ luật Lao động năm 2012 được ban hành là sự thay thế bổ sung kịp thời trong qua trình đổi mới của đất nước và giải quyết những yêu cầu của hợp đồng lao động vô hiệu Tuy vậy, Bộ luật Lao động năm 2012 ra đời đã được áp dụng nhưng cũng còn tồn tại những vấn đề bất cập

Các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng lao động vô hiệu hiện nay, chưa tạo ra được cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu, khiến cho các cơ quan có trách nhiệm giải quyết vụ việc về hợp đồng lao động vô hiệu còn gặp nhiều khó khăn Để giải quyết một vụ việc trong hợp đồng lao động vốn đã rất khó khăn thì để giải quyết một vụ việc của hợp đồng lao động vô hiệu lại còn khó khăn hơn nữa nhất là việc giải quyết hậu quả của nó Cho đến thời điểm hiện nay, thì pháp luật Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài luận văn “Pháp luật Việt Nam về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu” để nghiên cứu kỉ hơn về các trình tự, thủ tục giải quyết hợp

đồng lao động vô hiệu ở nước ta hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu

Hợp đồng lao động là một phần quan trọng của Bộ luật Lao động năm 2012 và

đó cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, trong đó vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu

là một chế định đặc thù và ảnh hưởng đến quan hệ lao động nhưng hiện nay có rất ít tác giả nghiên cứu đến vấn đề này Qua đó, tác giả đã tra cứu một số công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết trên báo, tạp chí như sau:

Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài: “Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam” (năm 2016) của tác giả Doãn Thị Phương Mơ, Trường Đại học Quốc gia

Hà Nội, khoa Luật Luận văn này nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực trạng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu và nâng cao hiệu quả giải quyết hợp đồng lao động vô hiệu ở Việt Nam Do đó, đề tài này có giá trị tham khảo đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn của mình

Về luận án tiến sĩ luật học với đề tài: “Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay” (năm 2009) của tác giả Phạm Thị Thúy Nga Luận án

này đã làm sang tỏ những vấn đề về lý luận, thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về hợp đồng lao động vô hiệu theo Bộ luật Lao động Luật sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 Tuy nhiên nó vẫn có giá trị tham khảo đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn của mình

Trang 6

3

Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài: “Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam” (năm 2014) của tác giả Hoàng Thị Ngọc, Trường Đại học Quốc gia Hà

Nội, khoa Luật Luận văn này nghiên cứu về những vấn đề chung, thực trạng, hướng hoàn thiện pháp luật lao động về xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2005 Tuy nhiên, đề tài này vẫn có giá trị tham khảo đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn của mình

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này như: “Áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu” của tác giả Phạm Công Bảy (Tạp chí Tòa án nhân dân số 02/2004); “Vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu trong giải quyết các tranh chấp lao động tại Tòa án” của tác giả Phạm Công Bảy (Tạp chí Tòa án nhân nhân số 03/2004); “Bàn về hợp đồng lao động vô hiệu” của tác giả Nguyễn Việt Cường (Tạp chí Tòa án nhân dân số 12/2003); “Tranh chấp và hòa giải tranh chấp về hợp đồng lao động tại Tòa án nhân dân” của tác giả Nguyễn Hữu Chí (Tạp chí Tòa án nhân dân số 08/2004);“Mấy ý kiến về hợp đồng lao động vô hiệu” của tác giả Đào Thị Hằng (Tạp chí Luật học số 05/1999); “Phân loại hợp đồng lao động

vô hiệu theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Thị Bích Thọ (Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 10/2001); “Hợp đồng lao động vô hiệu và giải pháp xử lý” của tác giả Lê

Thị Hoài Thu (Tạp chí lao động số 313/2007)

Có thể thấy, các công trình nghiên cứu trên đã giải quyết những vấn đề cơ bản về hợp đồng lao động vô hiệu về những lý luận và thực tiễn Dưới nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã đi sâu vào phân tích một vài khía cạnh của vấn đề hoặc nghiên cứu trên cơ sở của Bộ luật Lao động năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006,

2007 và Bộ luật Lao động năm 2012 Tuy nhiên, việc giải quyết hợp đồng lao động vô hiệu ở nước ta còn khá mới, việc ban hành các văn bản về hợp đồng lao động vô hiệu còn khá hạn chế mà vấn đề hợp đồng lao động vô hiệu ở nước ta hiện nay diễn ra rất phổ biến làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước Do đó, tác giả cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học và hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu, cần xây dựng một cách tổng thể các vấn đề về hợp đồng lao động vô hiệu thông qua các trường hợp vô hiệu như quy định của pháp luật lao động về tuyên

bố, xử lý hậu quả của hợp đồng lao động vô hiệu

Bộ luật Lao động năm 2012 nói chung, quy định pháp luật về hợp đồng lao động

vô hiệu nói riêng thể hiện tầm quan trọng của nó trong quan hệ lao động Bộ luật Lao

Trang 7

động năm 2012 đã dành riêng một mục quy định về hợp đồng lao động vô hiệu Từ các công trình nghiên cứu như đã trình bày ở phần trên tuy chưa làm sáng tỏ vấn đề tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu theo Bộ luật Lao động năm 2012 nhưng vẫn là tài liệu tham khảo quý báu đối với bản thân tác giả và trang bị cho việc nghiên cứu đề tài

luận văn của mình được hoàn thiện hơn Từ đó, tác giả nghiên cứu về nội dung “Pháp luật Việt Nam về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu” tác giả dựa trên quy định của

Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để phân tích, đánh giá

thực tiễn của việc quy định về hợp đồng lao động vô hiệu ở nước ta hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản của pháp luật lao động về quy định hợp đồng lao động vô hiệu theo Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản liên quan hướng dẫn thi hành thực hiện Đối tượng nghiên cứu bao gồm: phân loại, giải quyết, chủ thể có thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài luận văn tác giả chỉ nghiên cứu pháp luật về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu hiện hành đối với các chủ thể trong lao động bao gồm người sử dụng lao động, người lao động Phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả dựa trên các quy định của pháp luật nước ta có liên quan đến nội dung đề tài cụ thể là tại mục Mục 4, Chương III của Bộ luật Lao động năm 2012 được quy định cụ thể từ Điều 50 đến Điều

52 Đối với thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu được tác giả áp dụng tại Chương XXX của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được quy định từ Điều 401 đến

402 và các văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với yêu cầu nghiên cứu của luận văn

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng các tài liệu để nghiên cứu dựa trên các mốc thời gian, lĩnh vực pháp luật cũng như hệ thống pháp luật nhằm lựa chọn, tập hợp một cách đầy đủ nhất các tài liệu liên quan đến đề tài luận văn ở các nguồn khác nhau Theo đó, vấn đề pháp luật về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sẽ được nghiên cứu theo quy định pháp luật hiện hành về cách phân loại hợp đồng để làm cơ sở cho việc

giải quyết hậu quả pháp lí của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Trang 8

5

Trong luận văn tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp Để làm cơ sở nghiên cứu cho luận văn

- Phương pháp phân tích, trên cơ sở các quy định về hợp đồng lao động vô hiệu trong Mục 4, chương III của Bộ luật Lao động năm 2012, được quy định cụ thể từ Điều 50 đến Điều 52 Đối với thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu được tác giả

áp dụng tại chương XXX của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được quy định từ Điều

401 đến 402 và tác giả tập trung phân tích các điều luật có liên quan đến những vấn đề

cơ bản về hợp đồng lao động vô hiệu Phương pháp này được tác giả sử dụng để viết trong chương 2

- Phương pháp tổng hợp, được sử dụng để tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu dựa trên mốc thời gian, lĩnh vực pháp luật cũng như hệ thống pháp luật nhằm lựa chọn, tập hợp một cách đầy đủ nhất các tài liệu liên quan tới đề tài luận văn

ở các nguồn khác nhau Phương pháp này tác giả sử dụng để viết trong chương 1 của luận văn và được kết hợp với các phương pháp khác trong quá trình tìm hiểu các vấn

đề cơ bản về hợp đồng lao động vô hiệu cũng như quá trình pháp triển pháp luật về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu ở nước ta, tác giả liên kết các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài và các tài liệu thu thập được có liên quan đến hợp đồng lao động

vô hiệu như trên báo chí, các bài viết trên tập chí luật học, báo mạng, các công trình nghiên cứu có liên quan đến tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu Trong luận văn tác giả cũng quan tâm đến việc kế thừa các kết quả đã nghiên cứu, nghiên cứu bổ sung thêm những luận cứ khoa học trong việc thực hiện mục tiêu của đề tài Từ đó, tác giả rút ra những ý kiến đánh giá từng nội dung, tiểu mục làm cơ sở để kết luận chương và kết luận chung

5 Mục tiêu nghiên cứu

5.1 Mục tiêu chung

Qua nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn đóng góp một phần ý kiến nhằm đưa

ra được cái nhìn tổng thể, hợp lý xung quanh các quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan đến hợp đồng lao động vô hiệu, để các quy định về hợp đồng lao động vô hiệu thật sự đi vào thực tiễn cuộc sống một cách hiệu quả nhất Mục đích, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ lao động Cụ thể: là người lao động, người sử dụng lao động và

bảo vệ lợi ích của nhà nước

Trang 9

5.2 Mục tiêu cụ thể

Tác giả nghiên cứu về tổng quan tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu ở nước ta hiện nay

6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật Việt Nam về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu” căn cứ theo những quy định của pháp luật hiện hành Trên cơ sở quy định của

pháp luật hiện hành, luận văn đã khái quát từng nội dung trong đề tài qua đó đánh giá những vướng mắc, bất cập và kiến nghị nhằm hoàn thiện vấn đề này

Việc nghiên cứu sẽ góp phần cho các chủ thể, đối tượng áp dụng hợp đồng lao động vô hiệu trong việc tìm hiểu và vận dụng pháp luật trong thực tiễn Luận văn có thể trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu giảng dạy pháp luật về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam những kiến nghị của tác giả có thể sẽ góp phần tạo nên trong việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng lao động

vô hiệu Từ đó, mang lại những hiệu quả nhất định trong việc nâng cao tính khả thi, đồng bộ của pháp luật về hợp đồng lao động vô hiệu trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá những quy định của pháp luật trong trường hợp thực hiện tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của các chủ thể trong quan hệ lao động

Tác giả đề xuất những kiến nghị để hoàn thiện thêm các quy định của pháp luật lao động về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu nhằm đảm bảo cho các quy định này

đi vào thực tiễn đời sống người lao động góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp cho người lao động khi thực hiện hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam hiện nay

7 Bố cục của luận văn

Luận văn được trình bày thành 2 chương:

Chương 1: Tổng quan về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Chương 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu

Trang 10

7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU 1.1 KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÔ HIỆU

1.1.1 Khái niệm hợp đồng lao động vô hiệu

Trong nền kinh tế thị trường sức lao động là hàng hóa, người lao động có quyền làm việc ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm Còn người sử dụng lao động có quyền lựa chọn, tuyển chọn lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình Việc tuyển dụng lao động hiện nay được thực hiện dưới một số hình thức: bầu

cử, biên chế nhà nước và hợp đồng lao động Mỗi hình thức tuyển dụng lao động này được áp dụng trong một phạm vi nhất định phù hợp với tính chất của quá trình sử dụng lao động Song về bản chất, chúng đều dựa trên những quy định của pháp luật Qua những quy định đó, nhà nước tạo ra môi trường pháp lý để các bên tham gia vào quan

hệ lao động, đồng thời là cơ sở bảo đảm quyền tự do làm việc của công dân Trong các hình thức tuyển dụng lao động đó, hợp đồng lao động là hình thức tuyển dụng lao động chủ yếu và phổ biến Bởi vì, so với các hình thức tuyển dụng lao động khác, việc tuyển dụng lao động theo hợp đồng lao động được áp dụng trong phạm vi và đối tượng rộng rãi hơn nó bảo đảm quyền tự do tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động

và tự do lựa chọn việc làm của người lao động2 Theo quan niệm của Tổ chức lao động

Quốc tế định nghĩa hợp đồng lao động như sau: “Hợp đồng lao động là một sự ràng buộc pháp luật giữa một người sử dụng lao động và một người công nhân trong đó xác lập các điều kiện và chế độ làm việc” 3 từ khái niệm của Tổ chức lao động Quốc tế

có thể thấy đây là một khái niệm tương đối đầy đủ nhưng chỉ quy định trong phạm vi chủ thể của hợp đồng lao động là đối tượng công nhân

Ở Việt Nam, dựa trên quan điểm của Tổ chức lao động Quốc tế Theo đó Bộ luật Lao động năm 2012 tại Điều 15 đã đưa ra khái niệm về hợp đồng lao động như sau:

“Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động

về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” 4 Quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng lao động cũng là

một loại hợp đồng dân sự đặc biệt, mang những đặc điểm nói chung của hợp đồng đó

là sự tự do, tự nguyện và bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ lao động Song, hợp

2 Hoàng Thị Ngọc (2014), Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học,

Trường Đại học luật Hà Nội, trang 5

3 Doãn Thị Phương Mơ (2016), Hợp đồng lao động vô hiệu theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học,

Trường Đại học luật Hà Nội, trang 6

4 Bộ luật Lao động năm 2012 Luật số 10/2012-QH13 ngày18 tháng 6 năm 2012 Điều 15

Ngày đăng: 20/02/2019, 09:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w