Theo Điều 161.3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì việc giải quyết tranh chấp về môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và quy định
Trang 1ÔN TẬP LUẬT MÔI TRƯỜNG
1 Luật môi trường và luật bảo vệ môi trường là hai khái niệm khác nhau
ĐÚNG Luật môi trường là một lĩnh vực pháp luật; còn luật bảo vệ môi trường
là một văn bản pháp luật, một đạo luật, là nguồn của luật môi trường
2 Tài nguyên thiên nhiên ở VN chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất
SAI Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định hai chế độ sở hữu rừng: rừng tự nhiên và rừng trồng bằng vốn NSNN thì thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý (Điều 6.1); đối với rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn thì được xác lập quyền sở hữu (Điều 31.1)
3 Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương quản lý tất cả tài nguyên thiên nhiên ở VN
SAI Điều 8.2 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước chứ không phải Bộ Tài nguyên và Môi trường
4 Mọi hành vi khai thác tài nguyên thiên nhiên đều phải được nhà nước cấp phép
SAI Điều 16.1 Luật Thủy sản 2003 quy định trường hợp cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0.5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá thì không cần có Giấy phép khai thác thủy sản
5 Hành vi vi phạm pháp luật môi trường chỉ bị xử lý hành chính
SAI Điều 85.1 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 quy định người thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ và phát triển rừng tại khoản này như phá rừng, đốt rừng, hủy hoại tài nguyên rừng,… thì bị xử lý hành chính hoặc truy cứu TNHS theo quy định pháp luật
6 Tranh chấp về môi trường luôn luôn giải quyết bằng con đường tòa án
SAI Theo Điều 161.3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì việc giải quyết tranh chấp về môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và quy định của pháp luật khác có liên quan Theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng
và quy định của pháp luật khác có liên quan thì có ba phương thức giải quyết: thương lượng, hòa giải và giải quyết tranh chấp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
7 Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được ban hành quy chuẩn
kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường
1
Trang 2SAI Điều 3.6 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định việc công bố tiêu chuẩn môi trường ngoài các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các tổ chức cũng được công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường
8 Quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường có giá trị pháp
lý như nhau
SAI Điều 3.5 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định quy chuẩn kỹ thuật môi trường là văn bản bắt buộc áp dụng, còn theo Điều 3.6 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì tiêu chuẩn môi trường là văn bản tự nguyện áp dụng để bảo
vệ môi trường
9 Tiêu chuẩn quốc tế môi trường luôn mang tính khuyến khích áp dụng tại
VN trong mọi trường hợp
SAI Căn cứ Điều 156 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì tiêu chuẩn quốc tế môi trường thuộc các điều ước quốc tế đã được VN ký kết, gia nhập thì mới được khuyến khích áp dụng tại VN
10 Chỉ các dự án đầu tư có vốn nhà nước mới phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo pháp luật VN
SAI Theo quy định tại Điều 18.1 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì các dự án được quy định tại khoản này phải thực hiện đánh giá tác động môi trường, không phân biệt nguồn gốc vốn
11 Chủ dự án đầu tư phải tự thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật
SAI Điều 19.1 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định chủ dự án đầu tư có thể thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi trường
12 Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là thực hiện đánh giá tác động môi trường
SAI Theo Điều 19.3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì kết quả thực hiện ĐTM thể hiện dưới hình thức báo cáo ĐTM Vậy việc lập báo cáo ĐTM không phải
là thực hiện ĐTM mà là kết quả thể hiện quá trình thực hiện ĐTM của dự án đầu tư
13 Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương mới có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
SAI
Cách 1: UBND cấp tỉnh không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương nhưng theo Điều 23.4 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì UBND cấp tỉnh cũng có thẩm quyền tổ chức thẩm định ĐTM đối với các dự
án đầu tư trên địa bàn theo quy định pháp luật
Cách 2: Căn cứ Điều 23 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì cơ quan nhà nước
có thẩm quyền là cơ quan tổ chức thẩm định báo cáo ĐTM, còn thẩm quyền
2
Trang 3thẩm định báo cáo ĐTM thuộc về hội đồng thẩm định hoặc các cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo vệ môi trường 2014
14 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được xem là quyết định phê duyệt dự án đầu tư
SAI Theo Điều 25.2 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư chứ không được xem là quyết định phê duyệt dự án đầu tư
15 Tham vấn cộng đồng dân cư nơi dự án đầu tư sẽ tiến hành là một yêu cầu bắt buộc đối với chủ đầu tư trong mọi trường hợp
SAI Điều 21.3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định các dự án phù hợp với quy hoạch của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đã được phê duyệt báo cáo ĐTM cho giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc dự án thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không phải thực hiện tham vấn cộng đồng dân cư
16 Quy trình thực hiện đánh giá tác động môi trường chấm dứt khi chủ đầu
tư nhận được quyết định phê duyệt dự án của mình
SAI Theo Điều 19.2 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy trình thực hiện ĐTM phải được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án (nghiên cứu lập dự án đầu tư) Mặt khác, theo Điều 25.2 Luật Bảo vệ môi trường 2014 thì quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt dự án, nên việc thực hiện ĐTM phải tiến hành trước khi chủ đầu tư nhận được quyết định phê duyệt dự án
PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC “NGƯỜI GÂY Ô NHIỄM PHẢI TRẢ TIỀN”
Khái niệm:
Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” lần đầu tiên được ghi nhận trong văn kiện của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD vào năm 1972 và
1974, nguyên tắc này có thể được hiểu là người gây ô nhiễm phải chịu chi phí cho các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm hay người gây ô nhiễm phải chịu chi phí cho các biện pháp được cơ quan công quyền quyết định để đảm bảo rằng môi trường ở trạng thái chấp nhận được
Chủ thể:
Người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên;
Người có hành vi xả thải vào môi trường;
Người có hành vi khác gây tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật
Cơ sở xác lập:
3
Trang 4 Xem môi trường là một loại hàng hóa: giá cả của bất kỳ một hàng hóa - dịch
vụ đều phải được biểu hiện đầy đủ vào tổng chi phí sản xuất của nó, có tính đến chi phí của các tài nguyên được sử dụng Vì thế, việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên hay việc thải ra các chất thải cũng phải được tính toán
và quy cho người sử dụng Tức là người sử dụng tài nguyên thiên nhiên hay gây ra tác động xấu đến môi trường thì phải trả tiền, xem như họ mua quyền khai thác, sử dụng, tác động đến môi trường
Ưu điểm của các công cụ tài chính: mềm dẻo, linh hoạt
Mục đích:
Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào môi trường theo hướng khuyến khích hành vi tác động có lợi cho môi trường (ví dụ: miễn, giảm thuế cho các ngư dân đánh bắt xa bờ);
Bảo đảm sự bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng môi trường (người gây
ô nhiễm trả tiền tùy theo mức độ gây ô nhiễm môi trường);
Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường
Yêu cầu:
Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương ứng với tính chất và mức
độ gây tác động xấu đến môi trường: tức phải mang tính ngang giá, phải phân loại cụ thể mức độ, tính chất của từng hành vi gây tác động xấu đến môi trường từ đó xác định mức tiền mà chủ thể của hành vi đó phải trả, tránh việc cào bằng mức tiền đánh vào những hành vi này
Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các chủ thể có liên quan: tức không mang tính chất tượng trưng Yêu cầu này cũng bổ sung cho yêu cầu thứ nhất Mỗi chủ thể tác động đến môi trường ở một mức độ khác nhau thì sẽ phải gánh chịu những nghĩa vụ tài chính khác nhau Do vậy, số tiền phải trả để có thể đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của chủ thể theo hướng có lợi cho môi trường cũng là hoàn toàn khác nhau
Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc:
Thuế tài nguyên, thuế môi trường;
Phí bảo vệ môi trường;
Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên thiên nhiên;
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra
Lưu hành nội bộ
4