Để làm được điều đó Nhà nước cần phải sử dụng đồng bộ các giải pháp về kinh tế, tài chính, tiền tệ trong đó không ngừng tăng cường huy động vốn, nhất là huy động vốn qua hệ thống ngân hà
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀM VĂN TÚ
ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚC YÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 2§
Trang 3ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀM VĂN TÚ
ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHÚC YÊN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh
tế Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PSG.TS NGUYỄN NGỌC SƠN
THÁI NGUYÊN - 2014
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Nội dungluận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên cáctác phẩm, tạp chí và các báo cáo được chú thích đầy đủ trong danh mục tài liệutham khảo của luận văn
Tác giả luận văn
Đàm Văn Tú
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô trường Đại học Kinh tế
và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã tận tìnhdạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PSG.TS Nguyễn Ngọc Sơn đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luậnvăn tốt nghiệp
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên cùng các bạn đồng nghiệp đã tạo điềukiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình
và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mongnhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn
Học viên
Đàm Văn Tú
Trang 6MỤC LỤC
Trang 7L
Ờ I CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu nghiên cứu 2
3.Đối t ư ợng và phạm vi nghiên cứu 2
4 nghĩa Ý khoa học và thực tiễn của đề tài 3
5.Đóng góp của luận văn 3
6.Kết cấu của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1.Cơ sở lý luận về ngân hàng th ươ ng mại 5
1.2.Huy động vốn của Ngân hàng thương mại 13
1.2.1.Khái niệm huy động vốn 13
1.2.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại 13
1.2.3 hìnhCác thức huy động vốn 17
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá huy động vốn của ngân hàng thương mại 21
1.3.Các nhân tố ảnh h ư ởng đến huy động vốn của ngân hàng th ươ ng mại 23
1.3.1 Những nhân tố thuộc về ngân hàng 23
1.3.2.Những nhân tố bên ngoài ngân hàng 27
1.4.Cơ sở thực tiễn và bài học thực tế vận dụng cho BIDV Phúc Yên 28
1.4.1 Kinh nghiệm huy động vốn của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 28
1.4.2 Kinh nghiệm huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) 30
1.4.3.Kinh nghiệm về huy động vốn của Ngân hàng TMCP Công Thương Vĩnh Phúc 31
Trang 81.4.4 họcBài kinh nghiệm đối với BIDV Phúc Yên 31
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
2.1.Câu hỏi nghiên cứu 33
2.2.Ph ươ ng pháp nghiên cứu 33
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 33
2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 35
2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 35
2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 36
Chương 3 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚC YÊN 38
3.1.Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Phúc Yên 38
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 38
3.1.2 Mô hình tổ chức và mạng lưới hoạt động 39
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của BIDV Phúc Yên 42
3.2.Thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên 48
3.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn huy động 48
3.2.2 Thực trạng hình thức huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên 51
3.2.3 Đánh giá của khách hàng về các vấn đề liên quan đến công tác huy động vốn của BIDV Phúc Yên 62
3.3.Các nhân tố ảnh h ư ởng tới hoạt động huy động vốn tại BIDV Phúc Yên 68
3.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng 68
3.3.2 Nhóm nhân tố bên ngoài 74
3.4 Đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên 76
3.4.1 Những kết quả đạt được 76
Trang 93.4.2.Hạn chế và nguyên nhân 77
Chương 4 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH PHÚC YÊN 82
4.1 Các căn cứ để đề xuất định hướng và giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên 82
4.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế 82
4.1.2 Định hướng phát triển của BIDV Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020 83
4.1.3 Định hướng phát triển nguồn vốn huy động vốn tại BIDV 86
4.2.Định h ư ớng huy động vốn tại BIDV Phúc Yên 87
4.2.1 Định hướng huy động vốn 87
4.2.2 Mục tiêu huy động vốn giai đoạn 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 88
4.3 Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên 89
4.3.1 Hoàn thiện chính sách lãi suất hợp lý với diễn biến lãi suất trên thị trường 89
4.3.2.Nâng cao hiệu quả cho vay 90
4.3.3 Mở rộng mạng lưới kinh doanh 90
4.3.4 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng 92
4.3.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 94
4.3.6 mớiĐổi và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 97
4.4.Một số kiến nghị 98
4.4.1 Kiến nghị với BIDV 98
4.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 100
4.4.3 Kiến nghị với Nhà nước 102
KẾT LUẬN 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 106
Trang 107
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của BIDV Phúc Yên giai
đoạn 2009-2013 43
Bảng 3.2: Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn của BIDV Phúc Yên giai đoạn 2009- 2013 48
Bảng 3.3: Kết quả huy động vốn của BIDV Phúc Yên theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2009 - 2013 53
Bảng 3.4: Kết quả huy động vốn của BIDV Phúc Yên theo loại tiền tệ giai đoạn 2009 - 2013 57
Bảng 3.5: Kết quả huy động vốn của BIDV Phúc Yên theo kỳ hạn giai đoạn 2009-2013 59
Bảng 3.6: Thị phần huy động vốn của BIDV Phúc Yên trên địa bàn (2012-2013) 61
Bảng 3.7: Kết quả điều tra đối với khách hàng 64
Bảng 3.8: Đánh giá của người hỏi về mức độ tin cậy của ngân hàng 65
Bảng 3.9: Đánh giá của người hỏi về mức độ đáp ứng của ngân hàng 66
Bảng 3.10: Đánh giá của người hỏi về năng lực phục vụ của ngân hàng 66
Bảng 3.11: Đánh giá của người hỏi về cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ của ngân hàng 67
Bảng 3.12: Lãi suất của các ngân hàng ngày 31/12/2013 69
Bảng 3.13: Chất lượng tín dụng của BIDV Phúc Yên (2011 - 2013) 71
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Như là một điều tất yếu, muốn phát triển kinh tế cần phải có đầu tư, muốn cóđầu tư thì cần phải có vốn Vốn có thể được huy động thông qua nhiều kênh khácnhau trong đó có ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại là một trong nhữngtrung gian thực hiện huy động vốn để cho vay vốn đối với nền kinh tế Thực tế hiệnnay ở nước ta có hơn 70% lượng vốn trong nền kinh tế là do hệ thống ngân hàngcung cấp Như vậy, nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại sẽ quyết địnhđến lượng vốn đầu tư của nền kinh tế Bên cạnh đó việc ổn định tiền tệ và kiềm chếlạm phát trong thời gian này là một trong những vấn đề được Chính phủ đặt lênhàng đầu Để làm được điều đó Nhà nước cần phải sử dụng đồng bộ các giải pháp
về kinh tế, tài chính, tiền tệ trong đó không ngừng tăng cường huy động vốn, nhất
là huy động vốn qua hệ thống ngân hàng thương mại là giải pháp khá hữu hiệu.Điều này cho thấy việc tăng cường công tác huy động vốn, đảm bảo chất lượng và
số lượng vốn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động củabất kỳ một ngân hàng thương mại nào
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên mộttrong 6 NHTM, đã và đang từng bước khẳng định là “con chim đầu đàn’ của hệthống NHTM ở Việt Nam Bởi vậy, cũng như các Ngân hàng thương mại khác,Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên luôn quantâm đặc biệt tới huy động vốn, nhờ đó, Ngân hàng đã huy động được lượng vốnkhông nhỏ đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư Tuy nhiên, kết quả huy động vốncủa Chi nhánh đang được đánh giá là chưa xứng với tiềm năng cũng như thế mạnhcủa Chi nhánh
Trong những năm gần đây, do chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng khoảng kinh
tế toàn cầu cũng như những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế trong nước,hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản,các ngân hàng thận trọng hơn trong việc lựa chọn khách hàng cho vay nên nguồnvốn đầu tư dư thừa nhiều Bên cạnh đó đáp ứng yêu cầu kiềm chế lạm phát của
Trang 142chính phủ nên Ngân hàng Nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động vốn thấp nhằmnâng giá trị đồng nội tệ Chính vì lãi suất huy động vốn thấp nên dòng tiền khôngchảy vào ngân hàng mà chuyển sang các kênh đầu tư khác, đây chính là nguyênnhân dẫn đến việc cạnh tranh huy động vốn không lành mạnh, hàng loạt các tổ chứctín dụng vi phạm quy định về trần lãi suất đặc biệt là hệ thống các Ngân hàngthương mại cổ phần mới thành lập hoặc có quy mô vốn nhỏ đã làm ảnh hưởngkhông nhỏ tới công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam trong đó có Chi nhánh Phúc Yên.
Trước tình hình đó, để giữ vững nền khách hàng hiện có cũng như gia tăngphát triển thêm khách hàng mới thì không cách nào khác buộc Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên phải tìm mọi biện pháp đẩy
mạnh huy động vốn Nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, đề tài “Đẩy mạnh
huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên” đã được em lựa chọn nghiên cứu.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn của ngân hàng thương mại, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn, đảm bảo an toàn, phát triển bền vững và nâng cao vị thế cho ngân hàng
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại.
- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình huy động vốn tại Ngân hàngthương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên Từ đóđưa ra các kết quả đã đạt được, tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong việc huy độngvốn tại BIDV Phúc Yên
- Đề xuất các giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 153.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là huy động vốn tại BIDV chi nhánh Phúc Yên.
3.2.3 vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề thực tiễn, cụ thể trong huy độngvốn tại BIDV - Chi nhánh Phúc Yên, đặc biệt là phân tích các nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả huy động vốn, từ đó tìm ra các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tạichi nhánh
4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác huyđộng vốn, vai trò của nó đối với hoạt động ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đếnviệc huy động vốn trong các ngân hàng, tổng kết những bài học kinh nghiệm trongcông tác huy động vốn
Dựa trên thực trạng công tác huy động vốn của Chi nhánh, luận văn đưa ranhững giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triểnViệt Nam - Chi nhánh Phúc Yên
5 Đóng góp của luận văn
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về huy động vốn của Ngân hàngthương mại
- Bằng cách sử dụng phương pháp nghiên cứu mới để tiếp cận vấn đề, số liệutác giả thu thập cũng cập nhật hơn (từ năm 2009 - 2013, số liệu điều tra vào tháng
Trang 1612 năm 2013) Ngoài ra, các phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu cũng được ápdụng linh hoạt để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn tại BIDVPhúc Yên, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên, đồng thời đưa ra một số kiến nghịđối với Chính phủ và NHNN và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -Chi nhánh Phúc Yên
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn của NHTM
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên
Chương 4: Giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên
Trang 17Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại
* Khái quát chung về ngân hàng thương mại
- Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển là kết quả của quá trìnhphát triển nền kinh tế hàng hóa Được coi là con đẻ của nền kinh tế hàng hóa,NHTM đã tồn tại như là một tất yếu lịch sử trong đời sống kinh tế xã hội
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về NHTM Theo Peter S.Rose trong cuốnquản trị ngân hàng thương mại, ông viết: "Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chínhcung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiếtkiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ
một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế" [Peter S.Rose, 2004, tr 7]
Ở Việt Nam khái niệm NHTM được chỉ rõ trong Luật các TCTD năm 2010như sau: "Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả cáchoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận" [Điều 4; khoản 3]
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về NHTM giữa các nước trên thế giới
Nhưng có thể hiểu một cách chung nhất: NHTM là một tổ chức tài chính, hoạt động
kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, cung cấp một danh mục sản phẩm, dịch vụ vô cùng đa dạng với tính chất chung là nhận tiền gửi để sử dụng vào mục đích cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác.
- Chức năng của Ngân hàng thương mại
a Chức năng trung gian tín dụng
Trang 186Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất củangân hàng thương mại Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóngvai trò là cầu nối để dẫn vốn giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn Vớichức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóngvai trò là người cho vay Thông qua chức năng trung gian tín dụng, Ngân hàngthương mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên trong quan hệ là người gửitiền, ngân hàng và người đi vay và đảm bảo lợi ích của nền kinh tế;
Người gửi tiền thu được lợi từ vốn tạm thời nhàn rỗi của mình thông quakhoàn tiền gửi Hơn nữa, Ngân hàng còn đảm bảo an toàn cho các khoản tiền gửi vàcung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán tiện lợi
Người đi vay sẽ thỏa mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu, thanhtoán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm nơi cungứng vốn tiện lợi chắc chắn và hợp pháp
Ngân hàng thương mại sẽ tìm kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãisuất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới Lợi nhuận này chính là cơ
sở để tồn tại và phát triển của Ngân hàng thương mại
Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩytăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuấtđược thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất Với chức năng này, Ngânhàng đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quátrình luân chuyển vốn, thúc đầy sản xuất kinh doanh
b Chức năng trung gian thanh toán
Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thựchiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửicủa họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi củakhách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Các NHTMcung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi,
ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, kháchhàng có thể sử dụng một trong các phương thức để thực hiện các khoản thanh toán
Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm
Trang 197bảo thanh toán an
Trang 20toàn Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độthanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế
c Chức năng tạo tiền
Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngânNHTM Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại
và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù củamình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế Chức năng tạotiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng
và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sửdụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sửdụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửithanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ
sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thốngNHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầuthanh toán, chi trả của xã hội
- Vai trò của Ngân hàng thương mại
Cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghề khác, từ khi ra đời và phát triểnNHTM đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nềnkinh tế thế giới Ở tất cả các nước, hệ thống NHTM đã không ngừng phát triển,đóng vai trò tập trung những khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế để cung ứng vốncho các nhà đầu tư cần vốn - Đó chính là quá trình huy động vốn và sử dụng vốncủa các NHTM Bằng hoạt động của mình NHTM đã đóng góp một lượ
Một là: Ngân hàng thương mại là nơi cung vốn cho nền kinh tế.
Là một trung gian tín dụng NHTM đã tích tụ và tập trung được một khốilượng lớn tiền tạm thời nhà rỗi thông qua nghiệp vụ huy động vốn và thực hiện cácdịch vụ Ngân hàng cho khách hàng Từ nguồn tiền đó tiến hành cấp tín dụng chocác thành phần kinh tế, những tổ chức và cá nhân cần vốn để phục vụ cho nhu cầuchi tiêu của mình Tức là Ngân hàng đóng vai trò là người môi giới giữa một bên lànhững người có tiền nhàn rỗi có thể cho vay và một bên là những người cần vay
:
Trang 21vốn Thực hiện chức năng này tức là Ngân hàng đã trở thành người khơi thông vàkích hoạt các nguồn vốn, làm cho nguồn tiền tệ luôn hoạt động và sinh lời Nhữnghoạt động đó của NHTM đã thực sự tác động điều hoà cung cầu tiền tệ, biến nhữngđồng tiền nhàn rỗi thành những đồng tiền hoạt động có ích, tập trung vốn vào việctài trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển, tạo thêm việc làm cho người lao động
và bằng những khoản tín dụng nhỏ thích hợp giúp người lao động có thêm điều kiện
ổn đinh và cải thiện đời sống
Hai là: Ngân hàng giúp cho các nhà kinh doanh trong việc nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn
Ngân hàng tài trợ vốn cho các Doanh nghiệp trên cơ sở phải tuân thủ cácđiều kiện do Ngân hàng đặt ra Trong đó các khoản tín dụng mà Doanh nghiệp nhậnđược đều phải trả lãi và khi hết thời gian sử dụng phải hoàn trả gốc Vì vậy để đảmbảo an toàn tài sản cho Ngân hàng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Doanhnghiệp thì trước khi cho vay, Ngân hàng cần phải thẩm định phương án sử dụng vốnvay của Doanh nghiệp, thẩm định tính khả thi của dự án, thẩm định các yếu tố liênquan đến Doanh nghiệp (Uy tín, trình độ nhân viên, tài sản đảm bảo…) một cáchchính xác rõ ràng, chi tiết, qua đó cán bộ tín dụng giúp Doanh nghiệp xây dựngphương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Sau khi cho Doanh nghiệp vay vốn,Ngân hàng vẫn tiếp tục tiến hành giám sát quá trình sử dụng vốn vay của Doanhnghiệp và thông qua hoạt động thanh toán hộ thì Ngân hàng có thể giúp Doanhnghiệp quản lý tốt hơn về vốn và sử dụng vốn
Ba là: Hoạt động Ngân hàng có tác dụng điều tiết sự dịch chuyển của
vốn đầu tư góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển vùng
Hoạt động tín dụngNgân hàng ngày càng phát triển đã làm cho việc di chuyển vốn diễn ra một cách dễdàng, tập trung duy trì lực lượng bình quân từ tất cả các ngành Đồng thời với sự tácđộng của Ngân hàng vốn được dịch chuyển từ vùng thừa vốn sang vùng thiếu vốn
Trang 22đảm bảo cho sự phát triển đồng đều giữa các ngành, xoá dần sự khác biệt, thúc đẩynền kinh tế phát triển ổn định
: Hoạt động của Ngân hàng góp phần chống lạm phát
Với đặc điểm của NHTM là một tổ chức trung gian tài chính với các hoạtđộng chủ yếu là huy dộng vốn, cho vay và thực hiện chức năng trung gian thanhtoán Lượng tiền trong lưu thông được Ngân hàng kiểm soát Thông qua các khoảnmục của NHTM, NHTW sẽ xác định được lượng tiền mặt đang lưu thông trong nềnkinh tế, từ đó để có các biện pháp kiểm soát nhằm đề phòng và hạn chế những ảnhhưởng xấu có thể xảy ra Trường hợp nếu xảy ra lạm phát thì bằng các nghiệp vụcủa mình, NHTW sẽ tiến hành điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suấtchiết khấu hoặc tái chiết khấu, tham gia vào thị trường mở để tác động tới NHTMqua đó làm thay đổi lượng tiền trong lưu thông
Năm là: Ngân hàng tài trợ cho các hoạt động xuất nhập khẩu- thúc đẩy
phát triển thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế ngày càng phát triển, cùng với xu thế khu vực hoá vàtoàn cầu hoá thì các mối quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đóng vai tròngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.Cùng hoà chung với xu thế đó NHTM cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việcđưa nền kinh tế của quốc gia mình hội nhập vời nền kinh tế thế giới Bằng các hoạtđộng của mình như tài trợ xuất nhập khẩu, thực hiện các hình thức thanh toán, bảolãnh… đã góp phần thúc đẩy việc chu chuyển hàng hoá dịch vụ giữa các quốc giavới nhau một cách thuận lợi và nhanh chóng
- Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại
Hoạt động của NHTM rất đa dạng, có thể nói là đa dạng nhất trong các loạihình doanh nghiệp Các hoạt động cơ bản của NHTM bao gồm: nhận tiền gửi, thanhtoán, cho vay và đầu tư
Ngày nay, do đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, hoạt động của các NHTMphát triển rất phong phú và đa dạng, bên cạnh các hoạt động truyền thống kể trêncác Ngân hàng thương mại còn thực hiện nhiều hoạt động khác như: Kinh doanh
Trang 23ngoại tệ, quản lý ngân quỹ hộ, bảo lãnh, bảo quản tài sản hộ, hoạt động uỷ thác và
tư vấn, môi giới đầu tư chứng khoán, bảo hiểm, đại lý, góp vốn, mua cổ phần…
b Hoạt động tài trợ của NHTM
Trên cơ sở lượng tiền gửi từ nền kinh tế mà Ngân hàng đã tiếp nhận và quản
lý được sau khi trừ đi phần dự trữ cần thiết theo qui định, phần còn lại sẽ đượcNgân hàng sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của mình Do tính đa dạng củakhách hàng và nhu cầu phong phú về phương thức sử dụng tiền tài trợ của kháchhàng nên Ngân hàng đã thiết lập và xây dựng các phương thức tài trợ khác nhau
* Tài trợ cho các hoạt động của Chính phủ
Khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của Ngân hàng đã trởthành trọng tâm chú ý của Chính phủ Do nhu cầu chi tiêu lớn của Chính phủ vàthường là cấp bách trong khi thu không đủ chi hoặc thu chưa đủ thì Chính phủ cácnước đều muốn tiếp cận với các khoản cho vay của Ngân hàng Phương thứcđược sử dụng nhiều nhất là Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ mua bán tín phiếu, tráiphiếu hoặc làm đại lý phát hành các giấy tờ có giá cho Chính phủ, qua nghiệp vụnày một mặt vừa thực hiện nghĩa vụ với nhà nước mặt khác vừa đem lại thu nhậpcho Ngân hàng
* Tài trợ cho nền kinh tế
Để tiến hành hoạt động kinh doanh thì vấn đề sống còn là phải có nguồn lựctài chính đủ mạnh, trước hết là dể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mặt khác
là để mở rộng qui mô và tham gia cạnh tranh để đứng vững trong nền kinh tế thị
Trang 2412trường Nguồn lực này ngoài nguồn vốn tự có của các Doanh nghiệp (thường chỉ
Trang 25chiếm tỷ trọng nhỏ), thì phần lớn các doanh nghiệp đều phải dựa và nguồn vốn tíndụng Ngân hàng Tuỳ theo nhu cầu và loại hình kinh doanh mà Ngân hàng chấpnhận cấp tín dụng theo các phương thức khác nhau trên cơ sở thoả mãn các điềukiện vay vốn do Ngân hàng đưa ra Khi thực hiện nghiệp vụ này thì nó đem lại lợinhuận rất lớn cho Ngân hàng và đây là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng
Cho vay: Là hình thức cấp tín dụng, theo đó Ngân hàng giao cho khách hàngmột khoản tiền để sử dụng trong một khoảng thời
Đây là phương thức phổ biến nhất tronghoạt động cho vay của Ngân hàng đối với khách hàng
Cho thuê tài chính: Là hoạt động tín dụng trung và dài hạn kéo dài trên cơ sởhợp đồng c
Trang 26hạn cho thuê
Trong thời
.Góp vốn đầu tư: Là hình thức Ngân hàng cùng với một số đối tác cùng gópvốn để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh Có thể là hình thức đầu tư trựctiếp hoặc đầu tư gián tiếp, và Ngân hàng được hưởng quyền lợi và nghĩa vụ nhưmột cổ đông thường
Mua nợ: Ngân hàng có thể tài trợ cho khách hàng thông qua việc mua lại cáckhoản nợ, hay chiết khấu các chứng từ có giá
c Mua bán ngoại tệ
Đây là hình thức Ngân hàng làm trung gian trong việc chuyển đổi các đồngtiền của các quốc gia với nhau theo nhu cầu của khách hàng dựa trên tỷ giá mua báncác đồng tiền đó với nhau Qua hoạt động này Ngân hàng thu được lợi nhuận từchênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán Số lượng ngoại tệ mà Ngân hàng muađược có thể dùng để cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu vay bằng ngoại tệhoặc dùng để thanh toán trong các giao dịch bằng ngoại tệ
Trang 27d Các dịch vụ của Ngân hàng
- Cung cấp tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán hộ
Thông qua việc thu hút khách hàng (Cá nhân hoặc tổ chức) mở tài khoảngiao dịch tại Ngân hàng, Ngân hàng sẽ quản lý tài khoản của khách hàng và tiếnhành chi trả tiền hàng hóa dịch vụ cũng như thu hộ các khoản phải thu của chủ tàikhoản theo lệnh của họ Thực hiện nghiệp này một mặt Ngân hàng giúp khách hànggiảm bớt được chi phí trong quá trình thanh toán, mặt khác Ngân hàng tập trungđược một lượng tiền lớn trong nền kinh tế để sử dụng cho các hoạt động của mình
- Bảo quản vật có giá
Đây là một dịch vụ mang lại thu nhập khá cao cho các Ngân hàng Trên thếgiới dịch vụ này rất phát triển Nội dung của nghiệp vụ này là các Ngân hàng chokhách hàng thuê két của Ngân hàng để bảo quản tài sản của mình và thu phí từ hoạtđộng cho thuê đó
- Dịch vụ bảo lãnh
Bảo lãnh Ngân hàng là cam kết bằng văn bản của các tổ chức tín dụng vớibên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi kháchhàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết Muốn vay khách hàng phải cóđược sự đồng ý của Ngân hàng, nó phải tuân theo một qui trình bảo lãnh riêng KhiNgân hàng thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng thì Ngân hàng được hưởng mộtkhoản phí gọi là phí bảo lãnh, mức phí này tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro của từnghợp đồng bảo lãnh
- Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn đầu tư
Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, Ngân hàng có rất nhiều chuyên gia vềquản lý tài chính vì vậy có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp đã nhờ Ngân hàngquản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính hộ Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu
tư, về quản lý tài chính, về thành lập, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp
- Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán
Với trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên và hệ thống cơ sở vật chất kỹthuật, Ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng các thông tin về chứng khoán và đầu
Trang 28tư chứng khoán như các danh mục đầu tư, quản lý tài khoản, mua bán hộ, bảo quản chứng khoán…
- Cung cấp dịch vụ đại lý
Nhiều Ngân hàng trong quá trình hoạt động không thể thiết lập chi nhánhhoặc văn phòng ở khắp mọi nơi, nhiều Ngân hàng (thường là các Ngân hàng lớn)cung cấp dịch vụ đại lý cho các Ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hànhchứng chỉ tiền gửi, làm Ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ…
1.2 Huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm huy động vốn
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư
và cung cấp các dịch vụ khác Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho ngânhàng thương mại, đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động củangân hàng Nghiên cứu huy động vốn là một việc làm hết sức cần thiết để qua đó cónhững phương pháp quản lý cũng như sử dụng một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệuquả huy động vốn đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng
1.2.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanhtrong lĩnh vực tiền tệ, là một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế Nguồnvốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập vàhuy động được, đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại của ngân hàng, là cơ
sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định quy mô tín dụng vàcác hoạt động khác của ngân hàng Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm:
1.2.2.1 Vốn chủ sở hữu
Để bắt đầu hoạt động ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định Đây làloại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành trang thiết bị, nhà cửa chongân hàng Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng tùytheo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự pháttriển của thị trường
a Nguồn vốn hình thành ban đầu
Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban
Trang 29đầu khác nhau Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, ngân sách Nhà nước
Trang 30cấp Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phầnhoặc cổ phiếu Ngân hàng liên doanh do các bên liên doanh góp; ngân hàng tưnhân là vốn thuộc sở hữu tư nhân.
b Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động
Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn chủ theo nhiều phươngthức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể:
- Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủngân hàng có xu hướng gia tăng vốn bằng cách chuyển một phần thu nhập ròngthành vốn đầu tư Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tíchlũy và tiêu dùng Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy
từ lợi nhuận sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu
- Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm… để mởrộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu giatăng vốn của chủ do Ngân hàng Nhà nước quy định… Đặc điểm của hình thức huyđộng này là không thường xuyên, song giúp cho ngân hàng có được lượng vốn sởhữu lớn vào lúc cần thiết
c Các quỹ
Ngân hàng có nhiều quỹ, mỗi quỹ có mục đích riêng Trước tiên là quỹ dựphòng tổn thất Quỹ này được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắpnhững tổn thất xảy ra Quỹ bảo toàn vốn nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tácđộng của lạm phát Quỹ thặng dư là phần đánh giá lại tài sản của ngân hàng vàchênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới Tùy theoquy định cụ thể của từng nước, các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khenthưởng, quỹ giám đốc…
Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng Nguồn hình thànhcác quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng
d Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần
Một số khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại được ngânhàng quy định có thể chuyển đổi thành vốn cổ phần Đây là khoản nợ lưỡng tính
Trang 31Do tính chất này mà Ngân hàng trung ương nhiều nước xếp chúng vào vốn chủ sở
Trang 32hữu loại 2 với tỷ lệ 50% để tính tỷ lệ an toàn vốn chủ sở hữu.
1.2.2.2 Vốn nợ
a Tiền gửi và các nghiệp vụ huy động tiền gửi
Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngân hàngthương mại Khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên là mở các tàikhoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ cho khách hàng, bằng cách đó ngân hànghuy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và của dân cư
- Tiền gửi thanh toán
Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi tiền vào ngân hàng để nhờngân hàng giữ hộ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chitrả của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện Các khoản thu bằngtiền của doanh nghiệp và cá nhân đều được ngân hàng thực hiện Các khoản thubằng tiền của doanh nghiệp và cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toántheo yêu cầu Nhìn chung, lãi suất của khoản tiền này rất thấp, thay vào đó chủ tàikhoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp
- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội
Nhiều khoản thu bằng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ đượcchi trả sau một thời gian xác định Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiện cho hoạtđộng thanh toán song lãi suất lại thấp Để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửitiền, ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn Người gửi tiền không được
sử dụng các hình thức thanh toán đối với tiền gửi thanh toán đế áp dụng đối với loạitiền gửi này, nếu cần chi tiêu người gửi tiền phải đến ngân hàng để rút tiền ra Tuykhông thuận lợi cho tiêu dùng bằng hình thức tiền gửi thanh toán, song tiền gửi có
kỳ hạn được hưởng lãi suất cao hơn tùy theo độ dài của kỳ hạn
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Các tầng lớp dân cư đều có các khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng.Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệmnhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặcbiệt là nhu cầu bảo toàn Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân
Trang 33hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tạinhà, bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đadạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn.
- Tiền gửi của các ngân hàng khác
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác ngân hàngthương mại này có thể gửi tiền tại ngân hàng khác Tuy nhiên, quy mô nguồn nàythường không lớn
b Tiền vay và nghiệp vụ đi vay của ngân hàng thương mại
- Vay Ngân hàng Nhà nước
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngânhàng thương mại Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ, ngân hàng thương mại thườngvay Ngân hàng Nhà nước Hình thức vay chủ yếu của ngân hàng Nhà nước là táichiết khấu Các thương phiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu trởthành tài sản của họ Khi cần tiền, ngân hàng mang những thương phiếu này lên táichiết khấu tại ngân hàng Nhà nước Thông thường ngân hàng Nhà nước tái chiếtkhấu cho những thương phiếu có chất lượng và phù hợp với mục tiêu của ngân hàngNhà nước trong từng thời kỳ
- Vay các tổ chức tín dụng khác
Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tíndụng khác trên thị trường liên ngân hàng Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêucầu do có kết cấu dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm chovay sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn.Ngược lại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời đểđảm bảo thanh toán Như vậy, nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đápứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặcthay thế cho nguồn vay mượn từ ngân hàng Nhà nước
- Vay trên thị trường vốn
Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cáchphát hành các giấy tờ nợ trên thị trường vốn
Trang 34- Tiền trong thanh toán
Các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt có thể trở thành nguồn trongthanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền ký quỹ để mở L/C,…) Những ngânhàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dư tiền của các ngân hàngthành viên chuyển về để thực hiện cho vay
1.2.3.1 Theo thời gian
Phân loại vốn huy động theo thời gian luôn có ý nghĩa quan trọng với ngânhàng vì nó liên quan mật thiết đến tính an toàn và khả năng sinh lợi của nguồn vốncũng như thời gian phải hoàn trả khách hàng Phân theo thời gian thì có thể đượcchia ra thành ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
- Huy động vốn ngắn hạn:
Đây là hình thức huy động chủ yếu của ngân hàng thông qua việc phát hànhcác công cụ nợ ngắn hạn và các nghiệp vụ nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiếtkiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội Thời gian huy động tối đa là mộtnăm Khoản huy động này thường được ngân hàng sử dụng để cho vay ngắn hạn,hạn chế cho vay trung dài hạn Đặc điểm của nguồn huy động ngắn hạn là chi phíhuy động thấp do thời hạn huy động ngắn nhưng tính ổn định kém
Trang 35- Huy động vốn trung hạn:
Ngân hàng huy động nguồn vốn trung hạn thông qua việc phát hành các công
cụ nợ trung hạn trên thị trường tài chính, nhận tiền gửi trung hạn (chủ yếu của tổchức) Nguồn vốn này có thời gian huy động từ một đến ba năm Nguồn vốn nàyđược sử dụng khá ổn định, các NHTM thường sử dụng nguồn vốn này để cho cácdoanh nghiệp vay trung hạn đối với các dự án đầu tư chiều sâu mở rộng sản xuất,mua sắm tài sản cố định, đầu tư thay đổi công nghệ, máy móc … Tuy chi phí huyđộng cho nguồn này cao hơn nguồn ngắn hạn, nhưng nguồn vốn trung hạn rất quantrọng và cần thiết để ngân hàng thực hiện các hoạt động đầu tư, cho vay trung với lãisuất cao
ổn định cao
1.2.3.2 Theo đối tượng
Đối với huy động vốn, dựa theo đối tượng khách hàng thì huy động vốn củangân hàng được chia thành các hình thức sau: Tiền gửi của cá nhân; Tiền gửi củadoanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác
- Tiền gửi của cá nhân:
Khách hàng cá nhân là thị phần quan trọng và ổn định trong đối tượng hoạtđộng của ngân hàng Chính vì vậy, các hoạt động dịch vụ của ngân hàng với đốitượng khách hàng này cũng rất đa dạng, đặc biệt đối với huy động vốn Với mụcđích gửi tiền chủ yếu là tiết kiệm, bảo quản, đem lại khả năng sinh lời cho mình thìkhách hàng cá nhân đã đem lại một lượng vốn huy động đáng kể cho ngân hàng với
số tiền nhãn rỗi của mình Đồng thời lượng vốn huy động được thì rất ổn định gópphần làm cho ngân hàng có thể dễ dàng sử dụng lượng vốn này để thực hiện cáchoạt động đầu tư của rmình một cách hiệu quả nhất
Trang 36- Tiền gửi của doanh nghiệp
Trang 37Trong huy động vốn của ngân hàng, lượng vốn huy động từ khách hàng làdoanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác cũng chiếm phần lớn.
Tuy nhiên mục đích gửi tiền của đối tượng khách hàng này là khác so vớikhách hàng cá nhân nên ngân hàng chỉ sử dụng được một phần nhỏ trong lượngvốn huy động được đó là số dư trên tài khoản của các doanh nghiệp cũng nhưcủa các tổ chức kinh tế Bởi vì mục đích gửi tiền của đối tượng khách hàng này
là dùng để thanh toán cũng như tiến hành các giao dịch khác nên lượng vốn huyđộng sẽ không có thời gian cố định gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đemvốn đi đầu tư sinh lời Tuy nhiên không phải lúc nào các doanh nghiệp gửi tiềnvới mục đích thanh toán, bởi với số tiền nhàn rỗi sẽ được hưởng lãi nếu doanhnghiệp gửi tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác:
Trên thực tế tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác là vốn vay của ngân hàngthương mại đối với các tổ chức đó nhằm tạo khả năng thanh toán cho ngân hàng.Tuy nhiên trong một số trường hợp, với những ngân hàng có một lượng vốn huyđộng lớn có thể đem gửi tại các ngân hàng khác nhằm mục đích hưởng một phần lãihoặc được hưởng lãi điều hoà từ hội sở chính của các ngân hàng đó Điều này giúpngân hàng thương mại giảm bớt được một phần chi phí, đem lại lợi nhuận cao hơncho ngân hàng
1.2.3.3 Theo mục đích huy động
Nếu phân loại theo mục đích huy động thì bao gồm các hình thức sau:
- Tiền gửi thanh toán:
Đây là tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngânhàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, ngân hàng sẽ đáp ứngnhu cầu thanh toán cho khách hàng khi họ có yêu cầu Nhìn chung lãi suất của loạitiền gửi này rất thấp nhưng thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng nhữngdịch vụ ngân hàng với mức chi phí thấp
- Tiền gửi có kỳ hạn:
Trang 38Nguồn vốn này thường có kỳ hạn xác định trước với một lãi suất cao hơn sovới lãi suất của tiền gửi thanh toán Có thể nói đây là nguồn vốn có chi phí cao nhấtcủa ngân hàng Đồng thời do tính ổn định cao trong kỳ hạn bởi mục đích gửi tiềncủa doanh nghiệp hay các cá nhân là để hưởng lãi nên các khoản cho vay của ngânhàng chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn này.
- Tiền gửi tiết kiệm:
Các tầng lớp dân cư đều có khoản tiền nhàn rỗi, khoản thu nhập chưa sửdụng đến Trong điều kiện có thể tiếp cận ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết kiệmnhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời Do lượng tiền nhàn rỗi này củadân cư được gửi với thời gian cố định nên đây là lượng vốn chủ yếu cho ngân hàng
sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình Chính vì vậy, nhằm thu hút ngàycàng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổithói quen giữ tiền tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hìnhthức huy động vốn đa dang với lãi suất hấp dẫn Đây cũng là một dạng của tiền gửi
có kỳ hạn nhưng tuy nhiên cũng có một số điểm khác biệt theo quy định của vănbản pháp luật mà ngân hàng Nhà nước quy định
1.2.3.4 Theo loại tiền
Có thể chia huy động vốn theo loại tiền tệ: nội tệ và ngoại tệ (đồng tiền củacác quốc gia khác như USD, EUR, )
- Vốn huy động bằng nội tệ:
Ngân hàng huy động vốn bằng nội tệ thông qua các hình thức huy động vốnkhác nhau Trong tổng nguồn vốn ngân hàng huy động được thì nguồn vốn huyđộng bằng nội tệ thường chiếm tỷ trọng cao
-Vốn huy động bằng ngoại tệ:
Trang 39Ngoài việc huy động vốn bằng VND thì các ngân hàng còn huy động vốnbằng ngoại tệ như USD, EUR… Mục đích huy động vốn bằng ngoại tệ để đáp ứngcho các nhu cầu sử dụng vốn bằng ngoại tệ.
1.2.4 Các tiêu chí đánh giá huy động vốn của ngân hàng thương mại
1.2.4.1 Số lượng và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Ngay từ đầu năm tài chính, các ngân hàng đầu phải xây dựng kế hoạch huyđộng và bảo vệ kế hoạch trước hội đồng quản trị của NHTW Từ đó, kế hoạch đượcxem như là định hướng, chiến lược cho việc tiến hành huy động vốn thực tế trongnăm tài chính Mỗi ngân hàng cần phải huy động được quy mô vốn nhất định theomục tiêu đã đề ra cho từng thời kỳ Quy mô vốn huy động có ảnh hưởng quyết địnhđến quy mô sử dụng vốn cũng như việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của ngânhàng Các ngân hàng không thể đạt hiệu quả cao nếu không huy động được đủ vốn
để tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình Mỗi ngân hàng cần phải huy độngđược quy mô vốn nhất định theo mục tiêu đã đề ra cho từng thời kỳ Mục tiêu nàyđược xác định trên cơ sở xem xét nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng
Chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ hoàn thành về công tác huy động vốn:
Công thức:
TNV TLHTKH = - (%)
KHV
Trong đó: - TNV: Tổng nguồn vốn.
- KHV: Kế hoạch huy động vốn
- TLHTKH: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch đạt 100% chưa phải là tốt vì nó phụ thuộc vào cơcấu của nguồn vốn huy động được, hay nguồn vốn huy động được có sử dụng hiệuquả hay không, vốn huy động được để cho vay có bù đắp được chi phí đầu vàokhông, tốc độ tăng trưởng vốn có bền vững qua các năm hay không?
1.2.4.2 Cơ cấu vốn huy động
Cơ cấu huy động vốn thể hiện ở tỷ trọng các loại vốn ngắn hạn, trung dàihạn, nội tệ, ngoại tệ so với tổng nguồn vốn huy động ở mức hợp lý, phù hợp với nhucầu sử dụng vốn của ngân hàng, hay tỷ trọng các loại tiền gửi trên tổng nguồn vốn
Trang 40huy động Khi xem xét đến hiệu quả huy động vốn của ngân hàng, thì cơ cấu nguồnvốn đóng vai trò quan trọng Bởi kỳ hạn, lãi suất, sự ổn định của từng nguồn vốn cụthể sẽ ảnh hưởng đến kỳ hạn, lãi suất, sự ổn định của tổng nguồn vốn huy động.
Chỉ tiêu đánh giá cơ cấu huy động vốn:
Công thức:
VHĐCT TLHĐV = - (%)
Chỉ tiêu đánh giá chi phí huy động vốn:
Chi phí huy động vốn = Lãi trả thu hút nguồn vốn huy động về + Khoản mụcchi phí khác
Trong đó: - Lãi trả cho nguồn huy động = Quy mô huy động * lãi suất huy động
- Chi phí huy động vốn khác = Chi phí marketing + Chi phí công nghệ + Chiphí lương + Phí bảo hiểm tiền gửi + Chi phí thuê tài sản được phân bổ
Tỷ lệ chi phí huy động vốn
Công thức:
CP HĐV TLCP HĐV = - (%)
TCP
Trong đó:
- TL CPHĐV: Tỷ lệ chi phí huy động vốn