1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng công cụ chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế.docx

49 432 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 109,34 KB

Nội dung

Sử dụng công cụ chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế

Trang 1

MỤC LỤ

MỤC LỤC 2

Lời mở đầu 3

I Các khái niệm 5

1 Khái niệm công nghệ 5

2 Khái niệm chuyển giao công nghệ 10

II Nguồn gốc và thị trường chuyển giao công nghệ 11

1 Nguồn gốc chuyển giao công nghệ 11

2 Thị trường chuyển giao công nghệ 11

3 Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ 12

III Thực trạng của chuyển giao công nghệ ở Việt Nam 15

1 Thực trạng nền kinh tế ở nước ta 15

1.1 Sự thay đổi môi trường kinh doanh 15

1.2 Sứ mạng hay lợi nhuận 16

2 Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế 18

2.1 Tác động của công nghệ đối với nền kinh tế quốc gia 18

2.2 Tác động của công nghệ vào lợi ích và sự tăng trưởng của công ty 20

3 Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam 20

IV Những yêu cầu về chuyển giao công nghệ 25

1 Quy tắc chuyển giao công nghệ: 25

2 Kinh nghiệm quốc tế về tiếp nhận và Chuyển giao công nghệ 29

2.1 Các dòng chuyển giao công nghệ quốc tế chủ yếu 29

2.2 Nội dung chuyển giao công nghệ 31

1.3 Các kênh chuyển giao công nghệ 32

2 Kinh nghiệm chuyển giao công nghệ ở Trung Quốc 38

V Một số phương pháp chuyển giao công nghệ hiệu quả 44

1 Phương pháp chuyển giao bằng dòng thông tin công nghệ 45

2 Phương pháp chuyển giao công nghệ dựa vào sự di chuyển con người 46

Kết luận 48

Tài liệu tham khảo 50

Trang 2

Lời mở đầu

Thời đại chúng ta được phát triển bằng sự liên kết chặt chẽ giữa đầu tư pháttriển công nghệ với sức mạnh công nghiệp của mỗi quốc gia Tuy vậy, những nềnkinh tế hiện đại phải luôn nghiên cứu, tìm nguồn thu nhập thực sự để chuyển cácphát minh trí tuệ thành những đổi mới mang lại nhiều lợi nhuận.

Do đổi mới là phát minh kỹ thuật đã trở thành sản phẩm kinh tế và kiếnthức cơ bản cùng khoa học ứng dụng ít có khả năng phân ly nên kỹ thuật ngàycàng gắn bó với công nghệ hơn.

Từ mục đích kích thích cạnh tranh công nghiệp, mục tiêu đổi mới côngnghệ đã được mô tả ở nhiều khía cạnh cả về bề rộng lẫn chiều sâu Các chươngtrình nghiên cứu phát triển công nghệ đã gắn liền với hiệu quả phát triển.Chuyểngiao công nghệ và khai thác kết quả nghiên cứu Việc phổ biến kết quả nghiên cứuhướng về doanh nghiệp là một trong những lợi thế ưu tiên Vấn đề được chỉ ra làphần lớn các dự án hỗ trợ đã được hình thành từ những kết quả nghiên cứu mangtính chất áp dụng thương mại.

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự trao đổi, chuyển giaocông nghệ giữa các quốc gia ngày càng có chiều hướng gia tăng và trở thànhmột trong những nội dung quan trọng trong mối bang giao quốc tế hiện nay.Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đang thực sự quan tâm phát triển thị trườngkhoa học và công nghệ bên cạnh thị trường hàng hóa, thị trường lao động,thị trường tài chính để thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ, tiếp nhận vàđổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong báo cáo này mục đích tìm hiểu những kiến thức, những khái niệm cơbản về “Sử dụng công cụ chuyển giao công nghệ trong nền kinh tế” Được sựhướng dẫn và giúp đỡ tận tình của thầy giáo Hoàng Trọng Thanh em đã nhanhchóng nắm bắt được những vấn đề cơ bản và tầm quan trọng của Văn hóa trongquản trị sản xuất kinh doanh Do nội dung kiến thức của đề tài tương đối rộng,

Trang 3

điều kiện thời gian cũng như kiến thức có hạn, điều kiện nghiên cứu chủ yếu dựatrên lý thuyết và tài liệu tham khảo nên chắc chắn đề tài không thể tránh khỏinhững thiếu xót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo để đề tàiđược chính xác, đầy đủ và phong phú hơn.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh Tế & QuảnTrị Kinh Doanh đã giúp đỡ em trong thời gian qua Đặc biệt em xin chân thànhcảm ơn thầy giáo Hoàng Trọng Thanh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ emtrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2007.

Sinh viên

Trang 4

I Các khái niệm

1 Khái niệm công nghệ

Theo tiến sĩ Ngô Văn Quế, trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá tư bản chủnghĩa, người ta quen dùng khái niệm công nghệ với nghĩa nó là phương tiện vậtchất như: công cụ, năng lượng, vật liệu được con người sáng tạo và sử dụng trongsản xuất và dịch vụ Từ những năm 60 trở lại đây, do mua bán công nghệ ngàycàng sôi động trong kinh doanh quốc tế nên công nghệ đã được hiểu theo nghĩarộng hơn Hiện nay đang tồn tại những quan niệm khác nhau về công nghệ Song,chưa có sách vở nào đưa ra một định nghĩa chuẩn xác về công nghệ.

Theo tác giả K.Ramanathan, tồn tại một số quan niệm phổ biến về công nghệ như sau:

“Công nghệ là máy biến đổi” Với quan niệm này, công nghệ được thể hiện ở hai khía cạnh Thứ nhất, nó thể hiện xu hướng cho rằng khoa học và công nghệ là một và phải được áp dụng đồng thời, và các nhà khoa học ứng dụng cần tìm ra cách áp dụng vào thực tế các lý thuyết thuần tuý Thứ hai, thuật ngữ “công nghệ” liên quanđến khả năng làm một cái gì đó, ngụ ý rằng nó là những gì làm biến đổi yếu tố đầuvào thành sản phẩm đầu ra sau cùng.

Quan niệm như vậy đã nhấn mạnh không chỉ tầm quan trọng của công nghệtrong việc giải quyết các vấn đề thực tế, mà còn nhấn mạnh sự phù hợp của mụcđích kinh tế trong việc áp dụng công nghệ Tuy nhiên, những định nghĩa này cònrất chung chung, không đủ cụ thể để mở ra chiếc “hộp đen công nghệ”.

“Công nghệ là công cụ” Với quan niệm này, công nghệ dựa trên nền tảnglà các máy móc thiết bị Cách nhìn này vẫn còn phổ biến đến ngày nay, mặc dùmột vài định nghĩa có nói đến sự tác động quan lại giữa máy móc – con người.

Trang 5

Những định nghĩa dựa trên quan niệm “Công nghệ là công cụ” đã mở raphần nào chiếc hộp đen công nghệ, tuy nhiên nó vẫn còn thiếu sót Tác giả Simonđã nói trong cuốn sách “Technology Policy Formulation and Planning: AReference Manual” rằng: “Nhìn công nghệ ở khía cạnh máy móc và những vậtchất rõ ràng sai lầm giống như chỉ nhìn thấy cái vỏ của con ốc sên, hay cái mạngcủa con nhện vậy.”

“Công nghệ là kiến thức” cho rằng kiến thức là bản chất của tất cả cácphương tiện chuyển đổi Những người ủng hộ quan niệm này cho rằng kiến thức làkhía cạnh quan trọng hàng đầu.

Những định nghĩa đi theo quan niệm này ngụ ý rằng kiến thức có thể đượcphân loại thành “know-why” và “know-how” “Know-why” là những kiến thứckhoa học thuần tuý như các nguyên tắc liên quan đến vật lý và hiện tượng xã hội.“Know-how” dựa trên kinh nghiệm và kinh nghiệm tăng lên thông qua việc ápdụng “know-why” vào thực tế (phương pháp thử - sai, kinh nghiệm, học hỏi từchuyên gia).

Một trong những đóng góp chính của quan niệm này là giúp mở ra chi tiếthơn “hộp đen công nghệ” bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của kiến thức vàphác hoạ các dạng kiến thức cần thiết cho các hoạt động chuyển đổi.

“Công nghệ là các hình thái biểu hiện” cố gắng làm sáng tỏ những vấn đềmà ba quan niệm trên gặp phải và cố mở ra hoàn toàn chiếc hộp đen công nghệ.Quan niệm này nhìn công nghệ theo những hình thái biểu hiện khác nhau theocách tiếp cận chiết trung, dựa trên những ý tưởng phát ra từ ba quan niệm phíatrên.

Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá trình

nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết địnhchất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ.

Trang 6

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không

kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và

phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăngcao; có khả năng hình thành các ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hoá

ngành sản xuất, dịch vụ hiện có

Công nghệ mới là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam.

Công nghệ tiên tiến là công nghệ hàng đầu, có trình độ công nghệ cao hơn

trình độ công nghệ cùng loại hiện có

Cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp công nghệ là nơi có

điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cung cấp dịch vụ, hỗ trợ cần thiếtđể ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ

Chợ công nghệ, hội chợ công nghệ, triển lãm công nghệ, trung tâm giaodịch công nghệ là nơi trưng bày, giới thiệu, mua bán công nghệ, xúc tiến chuyển

giao công nghệ và cung cấp các dịch vụ khác về chuyển giao công nghệ.

Một số định nghĩa theo quan niệm này vẫn còn chung chung theo các khíacạnh “phần cứng” và “phần mềm”, nhưng cũng có những định nghĩa cụ thể hơn vàcó ý nghĩa đáng kể trong việc mở ra hộp đen công nghệ (chia công nghệ theo cácthành phần Kỹ thuật, Con người, Thông tin và Tổ chức).

Như trên ta đã thấy, việc xem xét công nghệ theo các hình thái biểu hiện đãkhắc phục những thiếu sót của các quan niệm khác và mở ra chiếc hộp đen côngnghệ một cách đầy đủ Trong việc đánh giá trình độ công nghệ, cần thiết phải cómột cái nhìn đầy đủ và chi tiết về công nghệ và các thành tố của nó để có thể khảosát một cách đầy đủ và sát với thực tế nhất trình độ công nghệ của các ngành côngnghiệp Trong các định nghĩa về công nghệ dựa trên quan điểm này, định nghĩacông nghệ của K.Ramanathan với bốn thành phần Thiết bị, Con người, Thông tinvà Tổ chức đã được lựa chọn để xem xét bởi sự toàn diện và cụ thể so với các địnhnghĩa khác.

Trang 7

Thành phần Thiết bị (Technoware): bao gồm các công cụ và các phương

tiện sản xuất thực hiện các hoạt động sản xuất để tạo ra các sản phẩm mong muốn.Technoware bao gồm hệ thống biến đổi nguyên vật liệu và hệ thống xử lý thôngtin.

• Hệ thống biến đổi nguyên vật liệu thực hiện các hoạt động cơ học theo thiết kếcủa máy móc thiết bị.

• Hệ thống xử lý thông tin thực hiện một chuỗi kiểm soát, có thể được xây dựngmột cách cục bộ hoặc hoàn toàn trong thành phần Thiết bị Trong một vài trườnghợp, nó có thể không có trong thành phần này Hệ thống gồm ba giai đoạn: nhậnbiết – phân tích – xử lý.

Thành phần Con người (Humanware): là kỹ năng và kinh nghiệm sản

xuất biểu hiện về mặt con người của công nghệ Tầm quan trọng của kỹ năng dựatrên ba điều cơ bản:

• Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất và là nguồngốc giá trị thị trường của các loại hàng hoá.

• Con người có trí thông minh (không như máy móc) Do đó, họ có khả năng suynghĩ, phân tích, sáng tạo và phát triển thông tin cần thiết để tạo ra sự sung túc, giàucó.

• Năng suất lao động của con người có thể tăng hoặc giảm do môi trường làm việc.

Thành phần Tổ chức (Orgaware): đề cập tới sự hỗ trợ về nguyên lý, thực

tiễn, và bố trí để vận hành hiệu quả việc sử dụng Technoware bởi Humanware Nócó thể được thể hiện thông qua các thuật ngữ như nội quy công việc, tổ chức côngviệc, sự thuận tiện trong công việc, đánh giá công việc và giảm nhẹ công việc.

Thành phần Thông tin (Inforware): biểu thị việc tích luỹ kiến thức bởi

con người Dù có tổ chức tốt, “Con người” cũng không thể sử dụng “Máy móc”

Trang 8

hiệu quả nếu không có cơ sở “Thông tin, tài liệu” Inforware được chia làm baloại:

• Thông tin chuyên về thiết bị: thông tin cần cho việc vận hành, bảo trì và cải tiến.

• Thông tin chuyên về con người: thông tin về những hiểu biết và đánh giá về quytrình sản xuất và thiết bị được sử dụng.

• Thông tin chuyên về tổ chức: thông tin cần thiết để bảo đảm việc sử dụng hiệuquả, sự tác động qua lại theo thời gian, và sự có sẵn của Technoware vàHumanware.

Bốn yếu tố này bổ sung cho nhau và tác động lẫn nhau Chúng đòi hỏi phảicó mặt đồng thời trong hoạt động sản xuất và không có hoạt động chuyển đổi nàocó thể hoàn thành nếu thiếu một trong bốn yếu tố Hình vẽ dưới đây sẽ cho ta thấysự tóm lược của bốn yếu tố công nghệ.

Mối quan hệ hữu cơ của các thành phần công nghệ

Trang 9

2.Khái niệm chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một

phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bênnhận công nghệ.

Chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa các tổ

chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam

Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là việc tổ chức, cá nhân

hoạt động ở nước ngoài chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cá nhân hoạt độngtrong lãnh thổ Việt Nam

Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân

hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam chuyển giao công nghệ cho tổ chức, cánhân hoạt động ở nước ngoài.

Dịch vụ chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm, giao kết

và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế vàtác động kinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ.14 Định giá công nghệ là

hoạt động xác định giá của công nghệ.

Giám định công nghệ là hoạt động kiểm tra, xác định các chỉ tiêu của công

nghệ đã được chuyển giao so với các chỉ tiêu của công nghệ được quy địnhtrong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao công nghệ và dịch vụ

chuyển giao công nghệ.

Môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ, bên

cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển giao côngnghệ.

Tư vấn chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn

công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ

Trang 10

II Nguồn gốc và thị trường chuyển giao công nghệ

1. Nguồn gốc chuyển giao công nghệ.

Ngày nay cùng với sự phát triển và nghiên cứu khoa học vào đời sống xãhội, kinh tế, thì chuyển giao công nghệ là một quá trình rất quan trọng Để có thểáp dụng tốt nhất các công nghệ mới đòi hỏi phải có một quy trình cụ thể được nhàcung cấp dịch vụ ( công nghệ ) bàn giao cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp cónhu cầu sử dụng công nghệ đó Sau khi triển khai và đưa vào sử dụng nhà cungcấp sẽ phải chuyển giao công nghệ ( cách sử dụng, quản lý ) Quá trình chuyểngiao chình là quá trình tối quan trọng vì nó phản ánh cho người sử dụng rõ nhất vềcác đặc điểm cũng như hiệu quả mà nó mang lại cho doanh nghiệp, tổ chức Trongquá trình chuyển giao bên cung cấp luôn phải Support (hỗ trợ) nhằm làm hài lòngnhất khách hàng của mình

Hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam trong những năm qua đãphát triển rất mạnh mẽ Tuy nhiên, nhiều hoạt động chuyển giao công nghệ chưađược coi trọng do trước đây Nhà nước mới ban hành văn bản dưới dạng Nghịđịnh, Thông tư có phạm vi điều chỉnh hẹp, hiệu lực pháp lý còn thấp Nhiều hoạtđộng chuyển giao công nghệ mới xuất hiện hoặc các doanh nghiệp có nhu cầuthực hiện nhưng chưa có quy định pháp luật điều chỉnh cụ thể.

Nước ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) Do đó, việc thuhẹp không tương thích giữa pháp luật chuyển giao công nghệ của Việt Nam vàpháp luật quốc tế là một ưu tiên Một số nội dung của các văn bản pháp luật vềchuyển giao công nghệ trước đây chưa phù hợp, thiếu cơ sở pháp lý cho việc thựchiện quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2.Thị trường chuyển giao công nghệ

Trang 11

Là toàn bộ thị trường kinh tế, bao gồm các đơn vị, tổ chức chính phủ, phi chínhphủ, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài có nhu cầu

3 Tổ chức thực hiện chuyển giao công nghệ.

Theo luật chuyển giao công nghệ quá trình chuyển giao côngnghệ gồm:

Hợp đồng chuyển giao công nghệ.

- Nguyên tắc lập hợp đồng: Mọi hoạt động chuyển giao công nghệ phải thựchiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tươngđương văn bản, bao gồm: Điện báo, Telex, Fax, thông điệp dữ liệu và cáchình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Nội dung của hợp đồng CGCN:

+ Tên và hình thức công nghệ được chuyển giao;+ Các khái niệm và thuật ngữ trong hợp đồng;

+ Mục tiêu, nội dung, phạm vi, đặc điểm, chất lượng và kết quả CGCN.Trong trường hợp công nghệ được chuyển giao có nội dung gắn với đốitượng sở hữu công nghiệp thì hợp đồng phải có điều riêng về chuyển giaoquyền sở hữu công nghiệp.

+ Quyền hạn và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện chuyển giaocông nghệ.

+ Kế hoạch, tiến độ, thời hạn, địa điểm và phương thức CGCN.+ Giá cả và phương thức thanh toán.

- Ngôn ngữ của hợp đồng CGCN: Hợp đồng và các văn bản kèm theo phảiđược lập bằng tiếng Việt và có thể được lập thêm bằng tiếng nước ngoàithông dụng do các bên thoả thuận.

Trang 12

- Nghĩa vụ bảo mật trong việc cấp giấy phép CGCN:

+ Cơ quan, cá nhân có trách nhiệm trong việc cấp Giấy phép CGCN có tráchnhiệm giữ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh trong hồ sơ đề nghị cấp giấyphép.

Dịch vụ chuyển giao công nghệ

- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ phải có giấychứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ.

- Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ có 2nguyên tắc cơ bản:

+ Thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản hoặc hình thức khác theo quyđịnh của pháp luật.

+ Hợp đồng được giao kết và thực hiện theo quy định của Luật chuyển giaocông nghệ hay theo quy định của Luật dân sự, Luật thương mại hiện hành vàcác quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Dịch vụ giám định công nghệ: Là hoạt động kiểm tra, đánh giá để xác địnhmức độ đạt được của công nghệ đã chuyển giao theo hợp đồng chuyển giaocông nghệ trong thực tế tại thời điểm giám định công nghệ so với các nộidung của hợp đồng đã được đăng ký.

Có 2 nội dung giám định công nghệ:

- Giám định công nghệ dự án đầu tư: Là đánh giá sự phù hợp và tính đồngbộ của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất so với yêu cầu nêu trong dựán Đánh giá chất lượng thực tế của máy móc, thiết bị và dây chuyền sảnxuất với chất lượng thực tế của máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất sovới các tiêu chí đã nêu trong hồ sơ dự án.

- Giám định công nghệ, hợp đồng chuyển giao công nghệ;- Đánh giá về tính tiên tiến của công nghệ và thiết bị sản xuất;

Trang 13

- Chất lượng sản phẩm được sản xuất nhờ việc áp dụng công nghệ đượcchuyển giao so với tiêu chuẩn chất lượng đã thoả thuận.

- Đánh giá về mức độ hoàn thành các nội dung công nghệ được chuyển giaoso với nội dung đã nêu trong hợp đồng.

Trang 14

III Thực trạng của chuyển giao công nghệ ở Việt Nam

1 Thực trạng nền kinh tế ở nước ta.

Cơ hội kinh doanh mở ra ngày càng nhiều đã đặt các nhà lãnh đạo doanhnghiệp Việt trước sự lựa chọn: theo đuổi sứ mạng kinh doanh hay chạy theo lợinhuận?

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế, cơ hội kinh doanh xuất hiện ào ạt và liêntục, nhiều ngành nghề mới được hình thành Thế giới ngày càng "phẳng" hơn,mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp với thị trường liên thông từ trong nướcđến quốc tế, đồng thời mở ra một vấn đề mới cho các nhà lãnh đạo, đó là theo đuổinhững giá trị kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp (còn gọi là sư mạng) hay nhangcơ hội mới ập đến với mức lợi nhuận hấp dẫn Điều đơn giản đầu tiên là lợi nhuậnchỉ mang tính ngắn hạn trong khi sư mạng chính là mục đích cuối cùng.

1.1 Sự thay đổi môi trường kinh doanh

Trước đây, doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần chú trọng quản lý thật tốt kháchhàng, sản phẩm, nguồn nhân lực, tài sản là đã hoàn thành mục tiêu Nhưng hiệnnay, khi quá trình dân chủ hóa thông tin, tri thức diễn ra hàng ngày trên toàn thếgiới thì những công nghệ, ưng dụng mới nhất, xu hướng ngành cũng như thông tinvề thị trường, đối thủ không còn là của riêng ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc bấtkỳ ai Mọi người đều có thể lấy thông tin bàng cách truy cập Internet

Việc dân chú hóa thông tin và tri thức cũng cho phép ban lãnh đạo doanhnghiệp đào sâu tìm hiểu kiến thức về những ngành liên quan hoặc lĩnh vực mà họquan tâm Chính những kiến thức này sẽ là động cơ thúc đẩy lãnh đạo doanhnghiệp hướng Công ty mình thực hiện những hoạt động mới, tạo ra lợi nhuận vàbành trướng doanh nghiệp nhưng lại dần xa rời sứ mạng doanh nghiệp.

Trang 15

Hiện có rất nhiều doanh nghiệp đi theo chiều hướng này Ví dụ, ngành bấtđộng sản cụ thể là xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê đang rất "sốt", đem lại lợinhuận cao, thế là hàng loạt doanh nghiệp đổ xô vào đầu tư và quên mất sứ mạngchính của mình Như một Công ty chuyên sản xuất cà phê nhận thấy thị trườngphân phối sản phẩm tiêu dùng đang có tiềm năng, họ quyết định đổ hàng ngàn tỉđồng thiết lập hệ thống phân phối bán lẻ trải dài cả nước Lời lỗ của những dự ántrên chưa biết thế nào nhưng trước mất là nguồn lực của họ đã bị dàn trải khiến lợithế cạnh tranh đang dần suy yếu.

Kênh phân phối kia sẽ tồn tại như thế nào khi xu hướng người tiêu dùngđang dần chuyển sự tập trung vào siêu thị Nghiên cứu về hành vi người tiêu dùng2007 của báo Sài Gòn Tiếp Thị ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCMvà Cần Thơ cho thấy, người tiêu dùng đang xem siêu thị là kênh mua sắm chủ yếuở các mặt hàng tiêu dừng và gia dụng

Tương tự như khi doanh nghiệp của bạn dễ dàng nắm bất thông tin của cácngành khác thì những Công ty ngoài ngành công không quá khó khăn để có thôngtin về ngành hoạt động của bạn, thậm chí là cả thông tin về thị trường, xu hướngngành, phát minh công nghệ mà bạn đang có Điều này sẽ thôi thúc những đốithủ tiềm năng nhảy vào, đối thù trực tiếp sẽ cạnh tranh gay gắt hơn Và đây cũnglà một động lực thúc đẩy các nhà lãnh đạo phát triển những định hướng kinhdoanh mới, tạo ra lợi nhuận cao nhằm giảm thiểu rủi ro về ngành cũng như áp lựccạnh tranh.

Những vấn đề trên là thực tế cửa không ít doanh nghiệp lớn, được xem làhàng đầu của Việt Nam hiện nay Vậy nhà lãnh đạo phải làm thế nào, theo đuổi sứmạng hay lợi nhuận?

1.2 Sứ mạng hay lợi nhuận

Vấn đề đơn giản hay phức tạp phụ thuộc phần lớn vào cách ta đặt vấn đề.Cũng giống như ngày xưa khi bao vây thành trì, vị tướng lĩnh chỉ nhìn thấy công

Trang 16

thành là phương pháp duy nhất mà bỏ qua những phương pháp về ngoại giao,chính tri, kinh tế vì ông bị bó hẹp trong chính quan điểm của mình Không thểtrách vị tướng đó kém cỏi vì ông ta được đào tạo để chinh phạt Giá trị để chứng tỏbản thân ông là nhũng trận chiến, số lượng thành trì và tù binh chiếm được.

Tương tự với nhà lãnh đạo doanh nghiệp, không thể trách khi họ rời bỏnhững giá trị cốt lõi để chạy theo lợi nhuận Đương kim CEO của Motorola, EoZander là nhà quản ly xuất thân từ ngành tài chính, sau khi tại vị, ông đã tiến hànhcắt giảm nhân sự tại Mỹ hàng loạt, chuyển các bộ phận hỗ trợ sang Malaysia vàPhilippines Một sớm thực dậy, các nhà quản lý cấp trung của Motorola đến vănphòng không còn nhận được lời chào buổi sáng từ cô thư ký xinh đẹp mà thay vàođó là cuộc gọi từ Malaysla báo về lịch làm việc trong ngày, một email tưPhilippines cung cấp các hồ sơ chuẩn bị cho cuộc họp quan trọng Những thay đổicủa vị CEO này đã vấp phải sự phản đối rất lớn từ nhân viên, Chính quyền vì đãlàm mất việc làm của hàng ngàn người Mỹ và chuyển một bộ phận doanh sốkhông nhỏ của Motorola ra nước ngoài Nhưng trong báo cáo tổng kết cuối năm2005, lợi nhuận và tăng trưởng của Motorola lại cao hơn những gì người tiềnnhiệm làm được.

Trở lại Việt Nam, rất nhiêu nhà lãnh đạo đang băn khoan liệu nên tập trungvào lợi nhuận hay sứ mạng cốt lõi của doanh nghiệp Khó khăn của họ là đã đặthai phạm trù lợi nhuận và sứ mạng ở hai khía cạnh đối nghịch nhau Trong triếthọc duy vật biện chứng, C.Mác và Ph.Ăngghen nói rằng, bên trong mâu thuẫn cósự thống nhất với nhau, mâu thuẫn là tiền đề đề phát triển tiến bộ xã hội Sự phủđịnh của những mâu thuẫn này mang tính biện chứng, tức chúng không phủ địnhhoàn toàn mà chi phủ định những mặt gây hạn chế, kìm hãm sự phát triển củanhau Khi loại bỏ những yếu tố này thì những yếu tố mâu thuẫn sẽ kết hợp vớinhau, tạo nên bước nhảy cho xa hội

Nên áp dụng quy luật trên vào hai phạm trù sư mạng và lợi nhuận, xem lợinhuận như một công cụ để duy trì mục tiêu sứ mạng của doanh nghiệp Khi đó,

Trang 17

mục tiêu hàng đầu trong hoạch định chiến lược kinh doanh là xây dựng sức mạnhnội tại của doanh nghiệp, lợi nhuận chỉ là công cụ thực hiện Quan điểm này cònthể hiện ở khía cạnh các doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực kinh doanh có liên quantrực tiếp hoặc gián tiếp đến lĩnh vực, thế mạnh, lợi thế hiện tại của mình Khi ápdụng quan điểm này, họ sẽ được những chiến lược kinh doanh nhất quán, khaithác triệt để sức mạnh nền tảng của doanh nghiệp mà không làm giảm suất sinh lợivà tăng trưởng.

FPT là một ví dụ tốt cho nhận định trên FPT đang theo đuổi rất nhiều lĩnhvực như sản xuất gia công phân mém, phân phối thiết bị tin học, cung cấp phầnmềm hỗ trợ quản trị doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ thông tin liên lạc, lắp ráp máytính và đào tạo tin học Nhưng họ chưa bao giờ xa rời triết lý kinh doanh củamình, đó là "Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ" Tất cả những hoạtđộng con của Công ty dù mới xuất hiện hay tồn tại từ lâu đều tập trung vào mụcđích phát triển công nghệ Và bản thân những ngành con này đều có suất sinh lợirất cao (lợi nhuận và tăng trưởng hàng năm của FPT đều đạt trên 30%).(Theo bảncáo bạch của Công ty FPT).

2 Vai trò của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế

2.1 Tác động của công nghệ đối với nền kinh tế quốc gia

Công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và pháttriển của một quốc gia Sự thay đổi công nghệ tạo ra một sự thay đổi trong chứcnăng sản xuất Nếu chức năng sản xuất không khó quan sát, so sánh việc sản xuấttại hai thời điểm khác nhau của nền kinh tế sẽ cho ta thấy tác động của sự thay đổicông nghệ trong thời đoạn đó như thế nào Theo tài liệu “Quản lý công nghệ” củaGV Nguyễn Thị Thu Hằng, sự thay đổi công nghệ đã có những tác động chínhvào nền kinh tế như sau:

Trang 18

• Tác động của thay đổi công nghệ vào sự tăng trưởng kinh tế, với giả địnhtốc độ tăng trưởng kinh tế là một hàm của nhiều yếu tố vốn, lao động, nguyênvật liệu, và công nghệ là một trong các yếu tố đó.

• Tác động của thay đổi công nghệ vào năng suất: công nghệ phát triển làmtăng tỷ lệ giữa tổng lượng đầu ra và tổng lượng đầu vào đã sử dụng, tức là tăngsản lượng đầu ra với cùng một lượng đầu vào.

• Việc giới thiệu công nghệ thành công có thể làm chi phí và giá cả thấp hơn,nhưng nếu thất bại, nó có thể dẫn đến lạm phát.

• Tác động của thay đổi công nghệ vào lực lượng lao động có mặt tích cựcvà tiêu cực Một mặt, nó giúp tăng sự quan tâm đối với những công việc đòihỏi nhiều kỹ năng, giúp rút ngắn thời gian sản xuất; nhưng mặt khác, nó làmcho một số công việc trở nên đơn điệu, nhàm chán.

• Những quốc gia tập trung sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghệ caocó khuynh hướng thuận lợi, khả năng duy trì và phát triển cán cân thương mạicao hơn khi so sánh với các quốc gia sản xuất và xuất khẩu công nghệ thấp.

• Trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã chú ý hơn tới đầu tư cho đổimới công nghệ Tuy nhiên, điều đáng nói qua kết quả điều tra, đầu tư của cácdoanh nghiệp cho đổi mới công nghệ tập trung chủ yếu để mua sắm, cải tiếnmáy móc thiết bị phần cứng (thông qua nhập khẩu thiết bị hoặc mua thiết bịtrong nước) hơn là đầu tư cho phần mềm công nghệ (như đầu tư cho nghiêncứu cải tiến quy trình sản xuất hay sản phẩm hiện có hoặc thiết kế các sảnphẩm mới) Thông thường, đầu tư cho công nghệ phần cứng tốn kém hơnnhiều so với đầu tư cho phần mềm công nghệ và do vậy sẽ làm đội giá thànhsản phẩm làm ra do giá trị khấu hao lớn.

• Làn sóng đầu tư của nước ngoài (FDI) vào VN trong hơn một thập kỷ quachưa tạo ra một sự chuyển biến mạnh về chuyển giao công nghệ từ các doanh

Trang 19

nghiệp nước ngoài cho doanh nghiệp trong nước Nói một cách khác, côngnghệ được đưa vào VN qua đường FDI vẫn chỉ quẩn quanh ở các doanh nghiệpcó vốn nước ngoài.

2.2 Tác động của công nghệ vào lợi ích và sự tăng trưởng của công ty

Những mục tiêu chính dẫn tới thay đổi công nghệ trong một công ty thường là:

• Hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh hiện tại.

• Tạo ra những hoạt động kinh doanh mới.

• Thăm dò những công nghệ mới.

Những mục tiêu đó không nằm ngoài mục đích giúp công ty tồn tại, đứng vữngvà phát triển Tuy hiện nay vẫn còn nhiều thảo luận về những lợi ích mà công nghệmang lại so với những thảm hoạ khi sử dụng chúng, chúng ta không thể không thừanhận vai trò quan trọng của công nghệ trong việc tăng cường sức mạnh cạnh tranhcủa một quốc gia nói chung, cũng như của một công ty cụ thể Việc tìm ra một địnhnghĩa công nghệ thích hợp sẽ giúp đánh giá chính xác hơn trình độ công nghệ, trên cơsở đó các đơn vị liên quan có thể đề ra các chiến lược phát triển phù hợp, cải thiện vịthế cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành, và của cả quốc gia.

3 Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.

Làn sóng đầu tư của nước ngoài (FDI) vào VN trong hơn một thập kỷ quachưa tạo ra một sự chuyển biến mạnh về chuyển giao công nghệ từ các doanhnghiệp nước ngoài cho doanh nghiệp trong nước Nói một cách khác, công nghệđược đưa vào VN qua đường FDI vẫn chỉ quẩn quanh ở các doanh nghiệp có vốnnước ngoài.

Điều này có thể lý giải bởi nhiều lý do Trước hết, hệ thống pháp luật vàviệc thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của VN đang còn nhiều bấtcập như: hệ thống luật pháp còn nhiều điểm chưa phù hợp và đầy đủ so với các

Trang 20

tiêu chuẩn và quy định của luật pháp quốc tế; các quy định về sở hữu trí tuệ nằmrải rác tại các văn bản dưới luật gây cảm giác dễ thay đổi, đặc biệt việc thực thiluật pháp về quyền sở hữu trí tuệ chưa nghiêm và tính hiệu lực còn thấp Điều nàychưa khuyến khích các doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ Đến nay, VN đãthu hút khoảng 6.000 dự án FDI vào VN nhưng mới chỉ có khoảng 200 hợp đồngchuyển giao công nghệ từ khu vực này là quá thấp.

Thứ hai, các doanh nghiệp tư nhân quy mô còn nhỏ bé, thiếu năng lực về tàichính để thanh toán các hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong khi đó doanhnghiệp nhà nước thường muốn nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài hơn vì còn cónhững lợi ích khác.

Thứ ba, mối liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh giữa doanhnghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài còn yếu Kết quả điều tra vừa quacho thấy 56% doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ qua con đường nhậpkhẩu công nghệ từ nước ngoài; chỉ có 23% thông qua liên kết với các doanhnghiệp FDI mà thôi.

Nhiều ý kiến cho rằng một trong những lý do chính khiến các doanh nghiệpchưa nhanh chóng đổi mới công nghệ không chỉ là vấn đề thiếu vốn, thiếu thôngtin về thị trường mà do nền kinh tế của VN chưa bước vào hội nhập toàn diện,đồng thời vẫn chưa thật sự chú trọng đến bản quyền sở hữu trí tuệ.

Động lực hàng đầu và mạnh nhất để buộc các doanh nghiệp VN đổi mớicông nghệ là áp lực cạnh tranh do kết quả của việc mở cửa thị trường và hội nhậpkinh tế quốc tế thời gian qua Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy tới 90% cácdoanh nghiệp được hỏi đánh giá áp lực cạnh tranh là động lực lớn nhất để doanhnghiệp quyết định đầu tư đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm để có thể tồn tại và mở rộng thị trườngtrong nước, quốc tế Điều đó có nghĩa là một khi doanh nghiệp còn được bảo hộ,được hưởng vị thế độc quyền và chưa phải đối mặt với cạnh tranh thì họ sẽ còn

Trang 21

chần chừ trong đầu tư đổi mới công nghệ Thiếu vốn, thiếu thông tin về công nghệvà những hạn chế trong pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ chỉ là những cản trở tiếptheo.

Chính phủ cần phải có những chính sách tháo gỡ để đẩy nhanh tiến trìnhđổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.

- Thực tế, Chính phủ vừa qua cũng đã ban hành khá nhiều chính sách nhằm thúcđẩy đổi mới công nghệ của doanh nghiệp như: các chính sách về hỗ trợ tài chínhcho đầu tư đổi mới công nghệ; chính sách thúc đẩy hoạt động nghiên cứu triểnkhai; chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng đối với hoạt động đầu tư đổi mới côngnghệ Tuy nhiên, kết quả điều tra vừa qua cho thấy tác động của những chínhsách nói trên tới đầu tư đổi mới công nghệ của doanh nghiệp là không đáng kể.

Những nguyên nhân dẫn đến thực tế này là doanh nghiệp thiếu thông tin về cácchính sách, ưu đãi của Nhà nước; thủ tục xét duyệt để được hưởng các ưu đãi cònphức tạp, rườm rà, chậm đi vào thực tế; các chính sách hiện hành chưa thật sự hấpdẫn doanh nghiệp, hiệu lực thi hành của văn bản chính sách ưu đãi chưa cao.

Theo tôi, Chính phủ cần đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế vĩ mô, hội nhập kinhtế quốc tế, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo hướng tạo môi trường pháp lýkinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh để tạo áp lực đổi mới công nghệ đốivới doanh nghiệp Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước;tiếp tục cải thiện chính sách thu hút đầu tư FDI vào VN, thúc đẩy chuyển giaocông nghệ từ doanh nghiệp FDI, coi đây vừa là nguồn cung quan trọng cho đổimới công nghệ, vừa là yếu tố tạo áp lực buộc doanh nghiệp trong nước phải quantâm tới đổi mới công nghệ; có chính sách tăng cường liên kết ngang giữa doanhnghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước.

Bên cạnh đó, chính sách hỗ trợ tài chính cho đổi mới công nghệ hiện hành củaNhà nước phải chuyển từ tài trợ trực tiếp theo cơ chế xin - cho sang cơ chế hỗ trợgián tiếp, chủ yếu nên tập trung tạo điều kiện kỹ thuật hạ tầng, tạo khung pháp lý

Trang 22

để hình thành thêm nhiều kênh cung ứng nguồn tài chính cho đổi mới công nghệ(chẳng hạn như quĩ đầu tư mạo hiểm) Phát triển thị trường khoa học và công nghệtheo hướng khuyến khích quá trình thương mại hóa sản phẩm công nghệ, chuyểngiao công nghệ, nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trítuệ, phát triển mạnh hệ thống các tổ chức dịch vụ công nghệ, thông tin môi giớicông nghệ, các trung tâm giao dịch và thực hiện các dịch vụ chuyển giao côngnghệ.

Chỉ 3% doanh thu chi cho đổi mới công nghệ

Kết quả khảo sát 100 doanh nghiệp tại TP HCM và Hà Nội do UNDP tiến hànhcho thấy, mức độ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các đơn vị chỉ đạt khoảng 3%doanh thu mỗi năm

Trung bình mỗi doanh nghiệp chỉ đầu tư khoảng 5 tỷ đồng/năm cho đổi mới côngnghệ, chủ yếu là mua thiết bị, cải tiến máy móc phần cứng Hầu hết các doanhnghiệp đang sử dụng dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị đồng bộ thuộc thếhệ từ những năm 1980 Tới 69% doanh nghiệp phụ thuộc vào nguyên vật liệu,53% phụ thuộc vào thiết bị công nghệ nhập khẩu của nước ngoài nhưng chỉ có19% doanh nghiệp lệ thuộc vào bí quyết công nghệ Theo UNDP (Chương trìnhphát triển của Liên hợp quốc), điều này cho thấy, tốc độ triển khai công nghệ mớitrong các doanh nghiệp khá chậm

Cuộc khảo sát chỉ ra rằng áp lực cạnh tranh chưa tác động đáng kể đến đầu tư đổimới công nghệ Hầu hết doanh nghiệp đổi mới công nghệ một cách thụ động,mang tính tình huống, không có kế hoạch dài hạn Phương thức được sử dụngnhiều nhất là nhập khẩu công nghệ nước ngoài Tỷ lệ cán bộ kỹ thuật trong doanhnghiệp chỉ đạt khoảng 7%

Riêng với ngành dệt may, sự yếu kém về thông tin khiến các doanh nghiệp bị lệthuộc cả về đơn hàng, nguồn nguyên liệu lẫn công nghệ Doanh nghiệp muốn đổimới công nghệ chỉ biết tìm thông tin trên mạng Họ không có địa chỉ nào (ví dụ

Trang 23

như một Trung tâm tư vấn thông tin) để cung cấp thông tin thị trường, khách hàng,công nghệ, và để thẩm định công nghệ

Các chuyên gia khuyến cáo Nhà nước cần tiếp tục ban hành các chính sách khuyếnkhích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển, và sớm cho ra đời Quỹ đầu tưmạo hiểm của Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ.

Quan trọng hơn, theo các chuyên gia, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện cải cáchkinh tế, hoàn thiện môi trường pháp lý, bao gồm ban hành Luật Doanh nghiệpchung, đẩy nhanh quá trình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước để tạomột môi trường cạnh tranh bình đẳng

Đẩy mạnh biện pháp tài chính để bình ổn giá

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng sáng nay cho biết, trong nửa cuối năm,ngành sẽ sử dụng linh hoạt biện pháp tài chính để khuyến khích đầu tư, đổi mớicông nghệ, hạ giá thành sản phẩm nhằm bình ổn giá cả hàng hoá, đặc biệt trongbối cảnh giá xăng dầu đắt đỏ như hiện nay.

Ông Hùng cho rằng, việc điều hành giá cả sẽ phải quan tâm tới cả 2 mặt: vừa thúcđẩy sản xuất vừa bảo vệ người tiêu dùng, cũng như lợi ích của Nhà nước Tuỳ điềukiện mà sử dụng biện pháp tăng hoặc giảm thuế, lãi suất, cho vay vốn Đối vớinhững mặt hàng Nhà nước còn định giá thì thực hiện điều chỉnh mức hoặc giáđịnh hướng phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế như điện, xăng dầu Việcsử dụng linh hoạt, có hiệu quả chính sách tài chính - tiền tệ nhưng không quá lạmdụng biện pháp này để gây ảnh hưởng đến cam kết quốc tế

Trao đổi với báo giới về việc nhiều hàng hoá dịch vụ chuẩn bị tăng giá sau khixăng dầu được điều chỉnh, ông Hùng cho rằng, đây không phải là giải pháp duynhất Các doanh nghiệp có thể cố gắng tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất để ổn địnhgiá, đặc biệt là với các chi phí liên quan đến xăng dầu "Nếu doanh nghiệp tiết

Trang 24

kiệm thêm được 10% chi phí sử dụng mặt hàng này thì giá thành sản phẩm sẽkhông bị ảnh hưởng nhiều", ông Hùng nói.

Tăng cường năng lực điều hành, quản lý thị trường, chống đầu cơ, độc quyền hoặcliên kết với nhau về giá là biện pháp quan trọng tiếp theo để bình ổn giá mà ngànhtài chính đề ra trong những tháng cuối năm Chẳng hạn, đối với những mặt hàngnhư điện, dịch vụ, hàng không, bưu chính viễn thông Nhà nước thực hiện kiểmsoát thông qua hình thức định giá chuẩn Bên cạnh đó, những mặt hàng có ảnhhưởng lớn đến quốc kế dân sinh như thuốc chữa bệnh, lương thực Nhà nước sẽthực hiện biện pháp định giá giới hạn như khung giá bán lẻ đối với một số loạithuốc chữa bệnh thiết yếu, giá sàn định hướng với thóc Hàng hoá thiết yếu nhưxăng dầu, sắt thép, phân bón sẽ được bình ổn thông qua điều hành cung - cầu trênthị trường.

Theo Phó thủ tướng Vũ Khoan, trong hoàn cảnh Việt Nam còn phụ thuộc quánhiều thị trường thế giới như xăng dầu, sắt thép, phân bón, dược phẩm thì để giữmột giá cả ổn định là rất khó khăn Vì vậy, Phó Thủ tướng cho rằng, cần phải cócách hiểu về bình ổn giá thống nhất để xã hội quen dần với hoàn cảnh sống trongmôi trường hội nhập quốc tế "Xử lý giá xăng dầu vừa rồi đã làm theo hướng đó,nghĩa là tiến dần đến thị trường của nhiều mặt hàng, dù rằng là không tràn lan",ông nói.

"Để làm tốt công tác bình ổn giá trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu với quốc tế thìcần phải làm tốt hơn vấn đề dự báo tình hình biến động của thị trường thế giới Tiếp đếnlà các biện pháp điều hành ổn định vĩ mô, thu chi ngân sách, tiền hàng, cân đối ngoại tệ,chứ không chỉ giá cả từng mặt hàng Vĩ mô thì dứt khoát phải giữ cho được, vừa rồichúng ta đã thành công mặc dù giá cả có tăng Bên cạnh đó, những vấn đề về thuế, phí, sẽ cần phải linh hoạt", Phó thủ tướng nhấn mạnh.

IV Những yêu cầu về chuyển giao công nghệ

1 Quy tắc chuyển giao công nghệ:

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w