Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy từ trước đến nay, trong một sốcông trình nghiên cứu về lịch sử mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc có rải rác đề cập đến văn kiện ngo
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
* * * * * * * * *
HOÀNG PHƯƠNG MAI
NGHIÊN CỨU VĂN KIỆN NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN (VIỆT NAM) GỬI TRIỀU ĐÌNH NHÀ THANH (TRUNG QUỐC)
GIAI ĐOẠN 1802 - 1885
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
HÀ HỘI, 2014
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
* * * * * * * * *
HOÀNG PHƯƠNG MAI
NGHIÊN CỨU VĂN KIỆN NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN (VIỆT NAM) GỬI TRIỀU ĐÌNH NHÀ THANH (TRUNG QUỐC)
GIAI ĐOẠN 1802 - 1885
Chuyên ngành: Hán Nôm
Mã số: 62 22 40 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS Trần Nghĩa
2 PGS TS Nguyễn Thị Oanh
HÀ HỘI, 2014
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới hai thày hướng dẫn khoa học là PGS Trần Nghĩa và PGS TS Nguyễn Thị Oanh đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi những kiến thức hết sức quý báu, động viên tôi hoàn thành Luận án này.
Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các thày cô trong Học viện Khoa học xã hội, Bộ môn Hán Nôm – Khoa Văn học trường ĐHKHXH&NV, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, cùng các cô chú và các anh chị đồng nghiệp đã hết lòng dạy bảo, chia sẻ kinh nghiệm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Nhân đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể bạn
bè và người thân trong gia đình, những người đã hỗ trợ, chia sẻ, động viên, tạo điều kiện cho tôi để tôi cố gắng hoàn thành Luận án.
Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014.
Tác giả Luận án
Hoàng Phương Mai
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn (Việt Nam) gửi triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) giai đoạn 1802 - 1885” là kết quả làm việc, nghiên cứu của riêng tôi.
Tôi xin cam đoan Luận án đã được tiến hành một cách nghiêm túc.
Tôi xin cam đoan rằng kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước
đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong Luận án.
Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014.
Tác giả Luận án
Hoàng Phương Mai
Trang 5QUY ƯỚC VIẾT TẮT
- CBTN: Châu bản triều Nguyễn
- ĐNTL: Đại Nam thực lục
- KĐĐNHĐSL: Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ
- QTCBTY: Quốc triều chính biên toát yếu
- TTLTQG I: Trung tâm lưu trữ Quốc gia I
- TVQG: Thư viện Quốc gia
- TVVS: Thư viện Viện Sử học
- TVVV: Thư viện Viện Văn học
- TTL: Thanh thực lục
- VNCHN: Viện Nghiên cứu Hán Nôm
- VTTKHXH: Viện Thông tin Khoa học xã hội
Trang 6MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 9
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án 9
1.1 Tình hình nghiên cứu 9
1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài 22
1.3 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan 22
Tiểu kết chương 1 25
Chương 2: Khái quát tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 26
2.1 Thời điểm mở đầu và kết thúc mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn với triều đình nhà Thanh 26
2.1.1 Thời điểm mở đầu 26
2.1.2 Thời điểm kết thúc 26
2.2 Tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 29
2.2.1 Tình hình giao thiệp thông qua sứ bộ bang giao 29
2.2.2 Tình hình giao thiệp thông qua sứ thần, phái viên đi công cán 45
2.2.3 Tình hình giao thiệp thông qua đường dịch trạm 56
Tiểu kết chương 2 60
Chương 3: Khảo sát nguồn tư liệu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 61
3.1 Công việc biên soạn và lưu trữ văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn giai đoạn 1802 – 1885 61
3.2 Hiện trạng văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 62
3.2.1 Văn kiện ngoại giao trong Châu bản triều Nguyễn 63
3.2.2 Văn kiện ngoại giao trong thư tịch Hán Nôm 74
3.2.3 Văn kiện ngoại giao trong Sử tịch 98
3.3 Đánh giá tổng quan về tình hình văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 100 Tiểu kết chương 3 103 Chương 4: Giá trị nguồn văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 105
4.1 Phản ánh đường lối đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn đối với triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 105
4.1.1 Thiết lập và duy trì mối quan hệ bang giao vốn có từ các triều đại trước 105
4.1.2 Trao đổi nhằm giải quyết các vấn đề song phương 115
Trang 74.1.3 Trao đổi nhằm giải quyết các vấn đề đa phương 128
4.2 Thể hiện sự phong phú về thể loại và ngôn từ của văn kiện ngoại giao triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 135
4.2.1 Về mặt thể loại 135
4.2.2 Về mặt ngôn ngữ và văn tự 143
Tiểu kết chương 4 147
PHẦN KẾT LUẬN 149
Tài liệu tham khảo Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài Luận án PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng thống kê hoạt động trao trả tội phạm, giặc cướp người Thanh 1
Phụ lục 2: Danh mục văn kiện ngoại giao trong Châu bản triều Nguyễn 5
Phụ lục 3: Bảng đối chiếu văn kiện ngoại giao của sứ bộ Phạm Thế Trung 13
Phụ lục 4: Bảng đối chiếu văn kiện ngoại giao của sứ bộ Lý Văn Phức 15
Phụ lục 5: Bảng đối chiếu văn kiện ngoại giao của sứ bộ Lê Tuấn 17
Phụ lục 6: Danh mục văn kiện thống kê từ nhóm trước tác của sứ thần (Bảng 1) 21
Phụ lục 7: Bảng đối chiếu các văn kiện trong Bang giao lục A.691/2q3 và HN.220/3 27
Phụ lục 8: Danh mục văn kiện ngoại giao từ nhóm văn bản bang giao (Bảng 2) 30
Phụ lục 9: Danh mục văn kiện ngoại giao từ nhóm văn bản hành chính (Bảng 3) 34
Phụ lục 10: Danh mục văn kiện ngoại giao từ nhóm văn bản thơ văn (Bảng 4) 35
Phụ lục 11: Danh mục văn kiện ngoại giao từ nhóm văn bản sử học (Bảng 5) 38
Phụ lục 12: Kết hợp bảng 1 và bảng 2 39
Phụ lục 13: Bảng 1 - 2 kết hợp bảng 3 47
Phụ lục 14: Bảng 1 – 2 - 3 kết hợp bảng 4 55
Phụ lục 15: Bảng thống kê việc các vua nước ta cử sứ giả sang Trung Quốc cầu phong 65 PHỤ LỤC DỊCH VĂN KIỆN
Trang 81 Lý do chọn đề tài
PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 9Hiện nay, nhân loại đang vận động và phát triển trong xu thế hội nhập, tăngcường các mối quan hệ trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, v.v…Trong xu thế đó, rõ ràng việc xây dựng các mối quan hệ đối ngoại mang tính chiếnlược, bền vững luôn là một trong những mục tiêu và hành động quan trọng đối vớibất kỳ một quốc gia, dân tộc, thời đại, thể chế chính trị nào Mặc dù chế độ phongkiến đã lùi vào quá khứ, Việt Nam hiện nay đang phát triển mối quan hệ với nhiềuquốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ trên thế giới; song những trang sử cũ vẫn chứađựng những giá trị nhất định cần tham khảo, kế thừa và phát huy Vì vậy, việc tìmhiểu lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử đối ngoại nói riêng, cũng tức là tìm vềnhững giá trị mà các thế hệ cha ông đi trước đã gìn giữ, chọn lọc và gửi gắm chotương lai
Do hình thành và phát triển trên cơ sở địa – chính trị đặc biệt, mối quan hệngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc thời phong kiến đã trải qua hàng ngànnăm lịch sử, gắn liền cùng với vận mệnh chính trị, xã hội đầy thăng trầm và biếnđổi của cả hai dân tộc Đến triều Nguyễn, chế độ phong kiến ở Việt Nam và TrungQuốc đều đã bước vào giai đoạn hậu kỳ, chế độ quân chủ tập quyền trung ương điđến thoái trào Đồng thời, lúc này triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanhcòn phải lo đối phó với các nước phương Tây và một số quốc gia hùng mạnh khácchứ không đơn thuần là mối quan hệ giữa các quốc gia lân cận nữa Trong suốtgiai đoạn đó, triều đình hai nước thường xuyên trao đổi liên lạc nhằm giải quyếtnhững vấn đề xung quanh việc giao hảo, thông thương, giữ gìn trật tự trị an, bảo
vệ biên cương lãnh thổ, v.v Để thực hiện được điều đó, hai bên đã sử dụngnhững phương tiện liên lạc chủ yếu là những bản tấu, biểu, sắc, thư, v.v Một số
bộ sử lớn của triều Nguyễn thường ghi chép một cách vắn tắt về các sự kiện ngoạigiao chứ hầu như ít khi thuật lại một cách trọn vẹn những văn kiện ngoại giao –một trong những nhân tố chính yếu hình thành nên mối quan hệ đó Trong khi đó,ngoài những thông tin về văn kiện ngoại giao được ghi chép trong sử tịch triềuNguyễn, văn kiện ngoại giao giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanhgiai đoạn này được ghi chép trong kho Châu bản triều Nguyễn (CBTN) và rải ráctrong một số văn bản Hán Nôm hiện đang lưu giữ ở các thư viện lớn trong tình
Trang 10trạng thiếu tính hệ thống, thiếu nhất quán về mặt niên đại, thậm chí có sự sai khác
về mặt nội dung sự kiện
Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy từ trước đến nay, trong một sốcông trình nghiên cứu về lịch sử mối quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc
có rải rác đề cập đến văn kiện ngoại giao triều Nguyễn, song hầu như chưa có bất
cứ một công trình nào cho dù là của học giả trong nước hay nước ngoài đi sâukhảo sát và nghiên cứu một cách có hệ thống về lĩnh vực này
Văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giaiđoạn 1802 – 1885 là một đề tài cần sử dụng các kiến thức về văn bản học HánNôm, cùng những tri thức về ngôn ngữ - văn tự của ngành Hán Nôm học, v.v…
Do đó, việc nghiên cứu lĩnh vực này rất phù hợp với mã ngành Tiến sĩ Ngữ vănchuyên ngành Hán Nôm
Vì vậy, Luận án chọn đề tài Nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình
nhà Nguyễn (Việt Nam) gửi triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) giai đoạn 1802
- 1885 nhằm góp phần tìm hiểu mối quan hệ ngoại giao của vương triều phong
kiến cuối cùng nước ta với nước láng giềng Trung Quốc trong một giai đoạn lịch
sử vừa lưu giữ và kế thừa mối quan hệ truyền thống, vừa chịu tác động và ảnhhưởng bởi xu thế chính trị thế giới mới, cũng là giai đoạn lịch sử gần nhất với thờiđại của chúng ta
2 Mục đích nghiên cứu:
Luận án tiến hành khảo cứu nguồn tư liệu văn kiện ngoại giao của triều đìnhnhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 trong kho CBTN vàkho thư tịch Hán Nôm hiện còn tại các thư viện ở Hà Nội, kết hợp khảo sát và đốichiếu với những thông tin ghi chép về văn kiện ngoại giao trong thư tịch lịch sửhai nước
Qua đó, Luận án phân tích nguồn tư liệu văn kiện theo các góc độ nội dung
và hình thức văn bản nhằm làm nổi bật những giá trị tiêu biểu chứa đựng trongnhững tư liệu văn kiện đó Đặc biệt là chỉ ra đường lối đối ngoại mà triều đình nhàNguyễn từng lựa chọn để giao thiệp đối với triều đình nhà Thanh trong bối cảnh
xã hội khá phức tạp và nhiều biến động cả ở nước ta lẫn các nước trong khu vựcthời bấy giờ
Trang 11Ngoài ra, Luận án cũng hy vọng cung cấp một số danh mục tư liệu và sự kiệnliên quan phục vụ cho giới nghiên cứu và những người quan tâm
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án chủ yếu tiến hành khảo sát, thống kê vànghiên cứu các văn kiện ngoại giao mà triều đình nhà Nguyễn của Việt Nam gửitriều đình nhà Thanh của Trung Quốc giai đoạn 1802 – 1885 hiện còn trong khoCBTN lưu giữ tại TTLTQG I; được ghi chép rải rác trong thư tịch Hán Nôm hiệnđang lưu giữ tại các tàng thư lớn trong nước, tiêu biểu như: VNCHN, TVVSH,TVVVH, TVQG, v.v ; trong hai bộ sử lớn của cả triều đình nhà Nguyễn và triều
đình nhà Thanh là ĐNTL và TTL Về mốc thời gian, Luận án lấy năm 1802 làm
mốc mở đầu bởi đó là thời điểm vua Gia Long lên ngôi và thiết lập quan hệ vớitriều đình nhà Thanh; đồng thời lấy năm 1885 là năm mà Pháp và Trung Quốc ký
kết Hiệp ước Thiên Tân sau khi ký kết với triều đình nhà Nguyễn hai bản Hòa ước
năm 1883 và năm 1884, khép lại mối quan hệ chính thức giữa triều đình hai nước
- Phạm vi nghiên cứu: Để tạo tiền đề và để đạt được hiệu quả cao hơn trongviệc thống kê, khảo sát và nghiên cứu văn kiện ngoại giao triều Nguyễn, Luận ántìm hiểu sơ lược về toàn bộ tình hình giao thiệp giữa triều Nguyễn và triều Thanh,phác họa hoạt động ngoại giao thông qua các hình thức giao thiệp chủ yếu như:tình hình đi sứ, công cán, trao đổi văn kiện ngoại giao Tiếp đó, Luận án tiến hànhkhảo sát nguồn tư liệu CBTN, nguồn thư tịch Hán Nôm, nguồn sử liệu có ghi chépvăn kiện ngoại giao mà triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh; sau đótiến hành phân loại, so sánh đối chiếu để xác lập được hệ thống những văn kiệnngoại giao tương đối chuẩn xác, nghiên cứu giá trị nội dung và hình thức củanhững văn kiện ngoại giao này, qua đó tìm hiểu đôi nét về đường lối ngoại giaocủa triều Nguyễn đối với triều đình nhà Thanh trước bối cảnh chính trị đương thời,tìm hiểu hình thức nghệ thuật của thể loại văn kiện ngoại giao triều Nguyễn
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong một Luận án thuộc chuyên ngành Hán Nôm, vừa mang tính tổng hợp
tư liệu từ văn bản Hán Nôm vừa mang tính nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu vănhọc; do đó, chúng tôi sẽ áp dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
Trang 12- Phương pháp khảo sát, thống kê: nhằm khảo sát các nguồn tư liệu văn bản
có liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó thống kê ra các văn kiện ngoại giao
- Phương pháp văn bản học Hán Nôm để giám định, phân loại tư liệu, xácđịnh mức độ sai khác của tư liệu văn kiện giữa các văn bản Hán Nôm, đối chiếu tưliệu giữa các nhóm Châu bản – Hán Nôm – Sử tịch
- Phương pháp phân tích, định lượng: nhằm xác lập hệ thống các văn kiệnngoại giao theo trật tự thời gian và theo chuỗi các sự kiện, phân loại văn kiện theocác tiêu chí và chỉ số khác nhau
- Phương pháp luận sử học để tham chiếu và thống nhất các sự kiện lịch sử,
để phân tích quan điểm, đường lối đối ngoại của triều đình nhà Nguyễn đối vớitriều đình nhà Thanh và về các vấn đề có liên quan
- Phương pháp nghiên cứu văn học để phân tích giá trị của các văn kiệnngoại giao trên các phương diện: thể loại, văn tự, ngôn ngữ, v.v…
5 Phạm vi sử dụng tư liệu:
Luận án chủ yếu sử dụng tư liệu trong phạm vi sau:
- Văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanhtrong kho tư liệu CBTN tại TTLTQG I
- Tư liệu Hán Nôm liên quan hiện lưu giữ tại một số kho sách trên địa bàn HàNội như: VNCHN, TVVSH, TVVVH, TVQG, VTTKHXH, v.v…
- Thư tịch lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc:
Về sử Việt Nam, Luận án chọn 4 bộ sách sử lớn nhất, tiêu biểu nhất của triều
Nguyễn gồm: ĐNTL 大 大 大 大 , KĐĐNHĐSL 大 大 大 大 大 大 大 大 , QTCBTY 大 大
大 大 大 大 và ĐNLT 大 大 大 大 Mỗi bộ sách đều có nhiều dị
bản, ở đây chúng tôi chọn khảo sát các bản có độ tin cậy cao như: ĐNTL bản lưu
giữ tại VNCHN, ký hiệu A.27/1-66, kết hợp với bản dịch của VSH [78 - 87,
2004]; KĐĐNHĐSL ký hiệu VHv.1270/1- 22 của VNCHN kết hợp với bản dịch của VSH [73, 2005] Tương tự như thế, chúng tôi chọn bản QTCBTY ký hiệu
R.349, R.351, và R.350 của TVQG, kết hợp với bản dịch của Nhóm nghiên cứu
Trang 13Sử Địa [20, 1971], ĐNLT ký hiệu VHv.1569/1-10 VNCHN kết hợp với bản dịch
của Nxb Thuận Hóa [77]
Về thư tịch lịch sử Trung Quốc, chúng tôi chọn bộ Thanh thực lục 大 大 大 [153, 1986] kết hợp với bản “Thanh thực lục” Việt Nam Miến Điện Thái quốc Lão Qua sử liệu trích sao “大 大 大”大 大 大 大 大 大 大 大 大 大 大 大, do
Nxb Nhân dân Vân Nam xuất bản năm 1986 [166]
Trang 14Nội
- Những tư liệu tiếng Việt, tiếng Trung có liên quan tại các Thư viện ở Hà
- Một số tư liệu tiếng Trung có liên quan của các học giả Trung Quốc vàNhật Bản (thông qua bản dịch tiếng Trung Quốc)
6 Đóng góp của Luận án:
Qua đề tài nghiên cứu của Luận án, chúng tôi hy vọng đạt được một số đónggóp mới vào việc nghiên cứu lịch sử mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước ViệtNam và Trung Quốc dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802 - 1885, tiêu biểu như:
- Phác họa lại bối cảnh lịch sử ngoại giao, và các hình thức giao thiệp chủyếu giữa triều đình nhà Nguyễn và nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885
- Lần đầu tiên Luận án thống kê, khảo sát, đối chiếu, phân loại những vănkiện ngoại giao mà triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn
1802 – 1885 một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống nhằm cung cấp nguồn tưliệu mang tính tương đối chuẩn xác phục vụ cho giới nghiên cứu, giới ngoại giao
và những học giả quan tâm
- Tìm hiểu giá trị của nguồn tư liệu văn kiện ngoại giao này trên các phươngdiện cụ thể sau: Thứ nhất, đánh giá quan điểm, đường lối ngoại giao của các vịvua triều đình nhà Nguyễn đối với triều đình nhà Thanh giai đoạn này nhằm duytrì và giữ vững nền độc lập, tự chủ của đất nước bên cạnh một quốc gia láng giềngvốn có nhiều ưu thế như đất nước Trung Hoa Thứ hai, Luận án tìm hiểu nét đặctrưng của các thể loại văn chương hành chính tiêu biểu giai đoạn nửa đầu triềuNguyễn như: tấu, biểu, sớ, thư, công văn, thiếp v.v ; đồng thời tìm hiểu cách thức
Trang 15sử dụng ngôn từ và nghệ thuật văn chương mang tính ngoại giao từ cấp cao nhất là
vị vua đầu triều cho đến các bậc quan lại thừa hành
- Thông qua việc thống kê các nguồn tư liệu liên quan, sau khi tiến hànhkhảo cứu, tổng hợp và đối chiếu văn bản từ nhiều nguồn khác nhau, Luận án đưa
ra các danh mục về văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn và triều đìnhnhà Thanh đã được giám định Ngoài ra, Luận án cung cấp Niên biểu các sự kiệnngoại giao tiêu biểu, Danh mục những văn kiện của triều đình nhà Nguyễn gửitriều đình nhà Thanh, v.v
Kết cấu của Luận án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, sách tham khảo, phụ lục; nội dung của Luận ánđược chia làm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
1.1 Tình hình nghiên cứu
1.2 Cơ sở lý thuyết của đề tài
1.3 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
2.2.3 Tình hình giao thiệp thông qua sứ thần, phái viên đi công cán
2.2.4 Tình hình giao thiệp thông qua đường dịch trạm
Trang 163.2 Hiện trạng văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đìnhnhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885
3.2.1 Văn kiện ngoại giao trong Châu bản triều Nguyễn
3.2.2 Văn kiện ngoại giao trong thư tịch Hán Nôm
3.2.3 Văn kiện ngoại giao trong sử tịch
3.3 Đánh giá tổng quan về tình hình văn kiện ngoại giao của triều đình nhàNguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885
4.1.3 Trao đổi nhằm giải quyết các vấn đề đa phương
4.2 Thể hiện sự phong phú về thể loại và ngôn từ của văn kiện ngoại giaotriều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 - 1885
Trang 17PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN
ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu
Mối quan hệ giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với các triều đại phongkiến Trung Quốc luôn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm nghiên cứu và khai thác củagiới học thuật không chỉ của Việt Nam, Trung Quốc mà còn của nhiều nước trênthế giới Chính vì thế, có khá nhiều những công trình nghiên cứu về mối quan hệgiữa hai bên trên tổng thể các góc độ, khía cạnh lẫn từng vấn đề đơn lẻ; cả về từngtriều đại cho đến tổng quan mối quan hệ theo chiều dài lịch sử Do đó, mối quan
hệ giữa triều đình nhà Nguyễn với triều đình nhà Thanh có thể được tiến hànhnghiên cứu riêng rẽ thành một giai đoạn mà cũng có khi được đặt trong suốt chặngđường quan hệ giữa hai nước qua các triều đại phong kiến; mối quan hệ này còn
có thể được đặt thành trọng tâm nghiên cứu mà cũng có thể được đề cập cùng vớicác vấn đề khác hoặc được đặt song hành cùng mối quan hệ với các quốc gia kháccủa triều Nguyễn Trước tình hình đó, Luận án cố gắng tập trung đánh giá nhữngcông trình của học giả đi trước có liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa triềuđình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh
1.1.1 Những công trình nghiên cứu của học giả trong nước
* Trước tiên, Luận án xin được đề cập đến những công trình viết về lịch sửmối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trải qua các triều đại phongkiến nói chung, trong đó triều Nguyễn được xem như một phần của chặng đườnglịch sử đó:
Năm 1945, Sông Bằng Bế Lãng Ngoạn cho ra đời cuốn sách Việt Hoa thông
sứ sử lược gồm 171 trang khổ nhỏ [63], bước đầu khái quát một số khía cạnh tiêu
biểu về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Hoa như: khái quátnguyên nhân việc cống hiến, về cống phẩm, tước phong, hành trình sứ thần ViệtNam sang Trung Quốc và sứ thần Trung Quốc sang Việt Nam, nghi lễ tiếp rước sứ,công quán, lễ tuyên phong; đồng thời tác giả tìm hiểu mối duyên giàng buộc giữa
sứ thần Trung Hoa với sứ thần Việt Nam; về sứ mệnh, hành vi và tiết tháo của một
Trang 18vài vị sứ thần tuế cống Việt Nam Đây gần như là một trong những công trình đầutiên tìm hiểu về lịch sử bang giao nước nhà một cách khái quát thông qua một số
sự kiện ngoại giao chép trong Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Lịch triều hiến chương loại chí, Bắc quốc lai phong khải v.v…
Tiếp đến là công trình Việt Nam ngoại giao sử cận đại của Ưng Trình xuất
bản năm 1970 [110] Trong sách này, tác giả đã phác họa khái quát mối quan hệgiữa từng vương triều nhà Nguyễn với các nước lân bang và các nước phương Tây,trong đó có điểm qua tình hình giao thiệp của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh,Thiệu Trị, Tự Đức, v.v… với nhà Thanh trong khoảng 2 – 3 trang cho mỗi triềuđại
Trong cuốn sách nhỏ với tiêu đề Lược khảo ngoại giao Việt Nam các thời trước do Nguyễn Lương Bích soạn xuất bản năm 1996 [10] Đúng như tên gọi của
nó, cuốn sách dày 266 trang với nội dung gồm 10 chương đã nêu những nét kháiquát nhất về lịch sử ngoại giao nước ta qua từng thời kỳ lịch sử Trong đó,
Chương mười viết về ngoại giao thời Nguyễn (thế kỷ XIX) gồm 63 trang với
những phần chính như sau: ngoại giao của họ Nguyễn ở Gia Định những năm cuốithế kỷ XVIII, ngoại giao triều Gia Long, ngoại giao triều Minh Mạng, ngoại giaotriều Thiệu Trị, ngoại giao triều Tự Đức, ngoại giao phong kiến bất lực và ngoạigiao cách mạng xuất hiện Nhìn chung ở mỗi mục, tác giả đã điểm qua những nétkhái quát nhất, những sự kiện ngoại giao tiêu biểu nhất của nước ta với các nướclân bang, đặc biệt là Trung Hoa và các nước phương Tây
Tiếp theo phải kể đến bộ sách Bang giao Đại Việt gồm 5 tập, mỗi tập khoảng
hơn 200 trang, của Nguyễn Thế Long xuất bản năm 2005 [48], tác giả khảo cứulịch sử mối quan hệ bang giao giữa nước ta với Trung Quốc, chia ra thành các tập:Tập 1: triều Ngô, Đinh, tiền Lê, Lý; Tập 2: triều Trần – Hồ; Tập 3: triều Lê, Mạc,
Lê trung hưng; Tập 4: triều Tây Sơn; Tập 5: triều Nguyễn Nhìn chung, tác giả bộsách này đã căn cứ vào những tư liệu lịch sử ghi chép trong một số bộ sử lớn củanước ta nhằm tái hiện một cách khái quát về mối quan hệ giữa nước ta với TrungQuốc qua từng triều đại theo các vấn đề sau: những sự kiện ngoại giao chính, lịchtrình đi sứ, các câu chuyện đi sứ, thơ văn xướng họa giữa sứ thần hai nước v.v…
Trang 19Ngoài các cuốn sách nêu trên, có khá nhiều bài viết của các nhà nghiên cứunhư: Trần Huy Liệu, Văn Tân, Trần Độ, Đỗ Bang, Hoa Bằng, Văn Phong, MaiQuốc Liên, Trần Thị Băng Thanh, Hoàng Văn Lâu, Nguyễn Minh Tường, Đinh
Xuân Lâm, Trần Nghĩa, Bùi Duy Tân, v.v được đăng tải trên các tạp chí như: Tri Tân, Nam phong, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Tạp chí Nghiên cứu Hán Nôm, Tạp chí Văn sử địa, Tạp chí Văn học, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, v.v Tiêu
biểu trong số đó phải kể đến các bài viết:
Quan hệ lịch sử giữa hai nước Việt – Trung của Trần Huy Liệu trên tạp chí
Nghiên cứu lịch sử số 88/1966 [46] Tác giả phác họa lại bối cảnh mối quan hệlịch sử giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc
Quan hệ Trung Việt và Việt Trung của Văn Phong trên tạp chí Nghiên cứu
Lịch sử số 4/1979 [75] Bài viết khái quát mối quan hệ giữa Việt Nam và TrungQuốc qua từng thời kỳ lịch sử, kể từ trước khi có cuộc đụng đầu lần thứ nhất tronglịch sử, từ thời Tần đến Mãn Thanh, từ nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX,cuối cùng là nhận định sự thật về những quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Namtrong thời đại mà tác giả đang sống và viết
Vài nét về chính sách ngoại giao của Trung Quốc đối với Việt Nam thời phong kiến của Văn Tân trên Nghiên cứu lịch sử, số 5/1979 [93] Bài viết đánh giá
những chính sách ngoại giao tiêu biểu của Trung Quốc đối với Việt Nam qua từngthời kỳ Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Mãn Thanh
Tìm hiểu một số đặc điểm của ngoại giao Việt Nam thời phong kiến của Đinh
Xuân Lâm và Vũ Trường Giang trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4/2004.[42] Trong bài viết này, các tác giả nêu bật một số đặc điểm tiêu biểu của nềnngoại giao thời phong kiến với hai mảng nghiên cứu chính: thứ nhất là đặc điểmchung của nền ngoại giao nước ta thời phong kiến: ngoại giao giữ nước và cứunước, phối hợp giữa ngoại giao và quân sự, hòa hiếu là tinh thần cốt lõi, công tácngoại giao có tính chiến lược lâu dài, hiệu quả của công tác đối ngoại phụ thuộcvào sức mạnh về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, v.v… ; thứ hai là tưcách, phẩm chất nhà ngoại giao Việt Nam với các đặc điểm chính: có trình độ vănhóa cao và có tài ứng đối, thông minh và nhạy bén về chính trị, dũng cảm trongmọi khó khăn, ứng biến theo tình hình cụ thể, biết rõ đối phương Nhìn chung,
Trang 20trong khuôn khổ hạn chế của một bài tạp chí nhưng các tác giả đã khái quát hóađược những nét tiêu biểu nhất của nền ngoại giao Việt Nam thời phong kiến nóichung, vai trò và năng lực phẩm chất của những vị sứ thần nói riêng
Trong khi đó bài Văn hóa ứng xử của Việt Nam trong quan hệ với Trung Hoa thời kỳ trung đại nhìn từ vấn đề “sách phong, triều cống” của Trần Nam Tiến
[99] tại Hội thảo Việt Nam – Trung Quốc: quan hệ văn hóa, văn học, tổ chức tạiKhoa Văn học và ngôn ngữ, ĐHKHXH và NV, ĐHQGTPHCM, ngày 11 tháng 9năm 2011 lại đi vào phân tích mối quan hệ giữa hai bên theo góc độ sách phong vàtriều cống
* Tiếp theo, Luận án xin được điểm qua những công trình nghiên cứu chung
về mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Nguyễn như:
Một số vấn đề trong quan hệ ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Nguyễn của Vũ Trường Giang trên Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4/2001 [24].
Tiêu biểu phải kể đến bài viết Quan hệ ngoại giao giữa vua Gia Long và triều Thanh vào đầu thế kỷ XIX của Đinh Dung, in trong sách Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta [21] Trong một bài viết ngắn gọn và súc tích, tác giả bài viết
đã dẫn dụng những cứ liệu lịch sử để phân tích và đánh giá một cách khách quanđường lối đối ngoại của vua Gia Long đối với triều Thanh
Bên cạnh đó, có một số công trình viết về quan hệ giữa Việt Nam và TrungQuốc dưới triều Nguyễn song chỉ đề cập đến giai đoạn có sự can dự của Pháp như
loạt công trình của Trịnh Nhu: Nhà Thanh đối với Việt Nam qua sự phản kháng Hiệp ước năm 1874 đăng trên Nghiên cứu Lịch sử, số 3 + 4/1989 [69] Trong bài
viết này, tác giả nêu lên mưu đồ và hành động xâm chiếm nước ta của nhà Thanhnhân việc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất và sau đó là sự ra đờicủa Hiệp ước năm 1874 được ký kết giữa nhà Nguyễn với Pháp; đồng thời nêu lên
sự phản kháng của nhà Thanh đối với Hiệp ước này với lý do chủ yếu là để bảo vệquyền “tôn chủ” của thiên triều Trung Quốc đối với nước “chư hầu” Việt Nam Và
bài Sự tranh chấp quyền lực và vai trò “tôn chủ” của nhà Thanh ở Việt Nam trên
Nghiên cứu Lịch sử số 5/1990 [71] bàn về cuộc đấu tranh giằng co giữa nhàThanh và Đế quốc Pháp về việc phân chia quyền lợi ở Bắc Kỳ, nêu lên yêu sáchcủa nhà Thanh và việc xác lập quyền tôn chủ ở Việt Nam Trong Luận án PTS của
Trang 21mình với tiêu đề Quan hệ Trung Pháp về vấn đề Việt Nam cuối thế kỷ XIX [70],
tuy Trịnh Nhu đề cập đến cuộc chiến tranh Trung Pháp song lại nhấn mạnh đếnViệt Nam – nguồn gốc cơ bản của cuộc chiến tranh đó bằng việc phân tích quátrình phát triển mâu thuẫn, sự tranh chấp và nhân nhượng của hai phía Pháp Thanhtrong quá trình hoạch định biên giới Việt Trung Tác giả cho rằng nhà Thanh đã tựđặt mình ở vị trí thiên triều, có quyền định đoạt vận mệnh dân tộc Việt Nam, mộtnước bị coi là phiên thuộc và phên giậu của Trung Quốc mà không cần phải tínhđến vai trò của triều đình Huế
* Ngoài ra, có thể kể thêm những công trình không đặt trọng tâm là toàn bộmối quan hệ giữa nhà Nguyễn và nhà Thanh mà khảo cứu riêng về việc đi sứ,công cán hoặc tác phẩm thơ văn đi sứ triều Nguyễn:
Trước tiên phải kể đến tập Thơ đi sứ do Phạm Thiều và Đào Phương Bình
chủ biên, xuất bản năm 1993 [97] Đây là công trình sưu tập những áng thơ haytrong vườn thơ của các vị sứ thần đi sứ Trung Hoa
Tiếp đó là Sứ thần Việt Nam do nhóm Nguyễn Thị Thảo, Phạm Văn Thắm và
Nguyễn Kim Oanh biên soạn [96] là công trình đã cung cấp những tư liệu bổ ích
về các nhân vật ngoại giao có tên tuổi của đất nước trong khoảng 9 thế kỷ từ khinước nhà giành độc lập tự chủ, thoát ách đô hộ phong kiến phương Bắc cho đếnthời cận đại khi thực dân Pháp xâm lược nước ta
Hay như Chuyện đi sứ - tiếp sứ thời xưa của Nguyễn Thế Long, xuất bản
năm 2001 [49] Tác giả cuốn sách khá công phu trong việc sưu tầm tư liệu xungquanh những chuyến đi sứ của các vị sứ thần nước ta từ triều Ngô – Đinh – Lê chođến hết triều Nguyễn
Trong luận văn Thạc sĩ Giới thiệu và nghiên cứu văn bản “Bắc Minh sồ vũ ngẫu lục” [5], tác giả Cao Việt Anh đi sâu phân tích văn bản tác phẩm Bắc Minh
sồ vũ ngẫu lục được Phạm Hy Lượng sáng tác trong chuyến đi sứ sang Trung Hoa,
bên cạnh đó tác giả không quên giới thiệu về tác gia – sứ thần tiêu biểu này củatriều Nguyễn
Luận án TS Ngữ văn của Nguyễn Thị Ngân Nghiên cứu về Lý Văn Phức và tác phẩm Tây hành kiến văn kỷ lược [62], ngoài trọng tâm luận án là tác phẩm Tây hành kiến văn kỷ lược của Lý Văn Phức, tác giả khá công phu trong việc tổng hợp
Trang 22Luận án của Nguyễn Thị Thanh Chung Khảo sát văn bản và nghiên cứu giá trị Phương Đình Vạn lý tập của Nguyễn Văn Siêu [15] thì tập trung khảo sát văn bản và phân tích giá trị của tác phẩm Phương Đình Vạn lý tập, trước tác tiêu biểu
của sứ thần triều Nguyễn là Nguyễn Văn Siêu hình thành trong chuyến đi sứ nhàThanh
Ngoài ra còn có những bài viết tiêu biểu như: Thơ đi sứ, khúc ca của lòng yêu nước và ý chí chiến đấu của Mai Quốc Liên đăng trên Tạp chí Văn học số 3/1979 Giao Châu trong mộng của “thiên triều” và Đại Việt hiện thực trước mắt các sứ giả Trung Quốc của Trần Thị Băng Thanh in trong Tạp chí Văn học số
4/1979, tác giả bài viết phân tích thơ văn của các sứ giả Trung Quốc được trích
trong An Nam chí lược của Lê Trắc và An Nam tức sự của Trần Phu để phản ánh
phần nào quan điểm nhận thức cũng như cái nhìn thực tế của các vị sứ giả Trung
Quốc khi sang sứ nước ta Đặc biệt với bài Lý Văn Phức, ngòi bút đấu tranh ngoại giao xuất sắc đời Nguyễn của tác giả Nguyễn Đổng Chi đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Lịch sử, số 2/1980 [12], tác giả đã phân tích cách lập luận sắc sảo của Lý Văn
Phức nhằm phản bác thái độ coi thường của quan lại địa phương nhà Thanh Hai mươi bài thơ Nôm lúc đi sứ Trung Quốc của Trịnh Hoài Đức, đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 1/1987 Lạng Sơn trong hành trình thơ đi sứ, Trần Thị Băng Thanh, Tạp chí Văn học, số 11/1996 Chuyến đi sứ của Nguyễn Tư Giản, Phan Văn Các, Tạp chí Hán Nôm, số 3/2000 Các chuyến đi sứ sang Trung Hoa thời Nguyễn của Trần Đức Anh Sơn in trong sách Huế - Triều Nguyễn một cái nhìn, Nxb Thuận
Hóa, năm 2004 [90], tác giả bài viết đã tiến hành khảo sát, đối chiếu và thống kê
được 42 chuyến đi sứ sang Trung Hoa thời Nguyễn Phan Sĩ Thục (1822 – 1891)
và chuyến đi sứ sang Trung Quốc năm 1872, Phan Sĩ Điệt, Tạp chí Xưa và nay, số
Trang 23243/2005, tr.19 – 22 Trịnh Hoài Đức và tâm sự nho thần triều Nguyễn trên đường
đi sứ Trung Quốc của Lê Quang Trường, Hội thảo Việt Nam – Trung Quốc: quan
hệ văn hóa, văn học, tổ chức tại Khoa Văn học và ngôn ngữ, ĐHKHXH và NV,
ĐHQGTPHCM, ngày 11 tháng 9 năm 2011 Nhật ký của sứ thần triều Nguyễn sang Thanh – những tư liệu phong phú về mối quan hệ Việt – Trung hồi thế kỷ XIX,
bài viết nghiên cứu sinh tham dự Hội thảo Việt Nam học lần thứ 4, tháng 11 năm
2012 [52] Về những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ triều Thanh (Trung Quốc) của nghiên cứu sinh đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 6/2012 [53] Bài viết Khảo sát thơ văn xướng họa của các sứ thần hai nước Việt – Hàn thời kỳ trung đại của PGS TS Trịnh Khắc Mạnh đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 2/2013 [60],
một công trình tổng hợp toàn bộ thơ văn xướng họa giữa hai nước Việt Hàn thờitrung đại, qua đó phần nào tái hiện tình hình giao lưu giữa sứ thần triều Nguyễnvới sứ thần Hàn Quốc trong những chuyến đi sứ Trung Hoa
* Những công trình nghiên cứu riêng về thể loại văn kiện ngoại giao Việt
Nam – Trung Quốc dưới triều Nguyễn có: Bài viết Lược khảo tư liệu văn kiện ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc dưới triều Nguyễn của nghiên cứu sinh
đăng trên Tạp chí Hán Nôm số 3/2009 [51] đã tiến hành khảo sát, và thống kêđược gần 300 lượt văn kiện ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc triềuNguyễn được ghi chép rải rác trong hơn 50 văn bản Hán Nôm hiện đang lưu giữtại Thư viện VNCHN Tuy nhiên, bài viết này mới chỉ mang tính chất khảo cứuban đầu
1.1.2 Những công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài
Mối quan hệ Việt Trung qua các thời kỳ lịch sử nói chung, giữa triều Nguyễn
và triều Thanh nói riêng không chỉ nhận được sự quan tâm của giới học thuậttrong nước mà nó còn thu hút rất nhiều học giả ở nhiều quốc gia trên thế giới.Ngoại trừ nước vốn có chung mối quan hệ với nước ta là Trung Quốc, phải kể đếnnhững nước trong khu vực từng được xem như nằm trong “vành văn hóa Hán”như Nhật Bản, Triều Tiên, cho đến một số quốc gia đã và đang có những mốiquan tâm nhất định đến hai nước Việt Trung như Nga, Pháp, Mỹ v.v…
* Trước hết, Luận án tìm hiểu những công trình mang tính sưu tầm, tổng hợp
tư liệu lịch sử:
Trang 24Công trình Trung Việt quan hệ sử đại ký 大大大大大大大 do Sở nghiên cứu
Indochina Quảng Tây 大大大大大大大大大大大大大大 biên soạn năm 1980 [139] Mặc dùbao quát được hầu hết các sự kiện trong mối quan hệ giữa Việt Nam và TrungQuốc, song vì chỉ đề cập đến những sự kiện lớn cho nên cuốn sách không phảnánh được đầy đủ mối quan hệ vốn có giữa hai nước
Công trình Việt Nam Trung Quốc quan hệ sử niên biểu 大 大 大 大 大 大 大 大 大
của học giả Nhật Bản là Sơn Bản Đạt Lang 大 大 大 大 viết, học giả người TrungQuốc là Tần Khâm Trĩ 大 大 大 dịch [151], do Sở nghiên cứu Đông Nam Á, tỉnhVân Nam xuất bản năm 1983 Đây là một cuốn sách thống kê các sự kiện diễn ragiữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX, được hình
thành trên cơ sở công trình Việt Nam Trung Quốc quan hệ sử do chính tác giả biên
soạn
Cổ đại Trung Việt quan hệ sử tư liệu tuyển biên 大大大大大大大大大大大, do SởNghiên cứu Đông Nam Á tỉnh Vân Nam biên soạn năm 1984 [165] Đây là côngtrình sưu tầm và trích dẫn tư liệu sử tịch liên quan đến mối quan hệ Trung Việtqua các thời kỳ lịch sử Sách gồm 4 chương, trong đó chương 4 gồm những tư
liệu liên quan mối quan hệ Trung Việt thời Thanh được trích dẫn từ ĐNTL, TTL, Thanh hội điển, Quân cơ xứ lục phó tấu chiết v.v… Ở chương này, chúng ta có
thể tìm thấy một số tư liệu về quan hệ Nguyễn – Thanh trên các phương diện:quan hệ chính trị (tông phiên, biên giới, cướp biển), quan hệ kinh tế văn hóa (buônbán giao thương, giao lưu văn hóa) và vấn đề Hoa kiều
Cận đại Trung Việt quan hệ sử tư liệu tuyển biên 大 大 大 大 大 大 大 大 大 大 大, 大
大 大 大 大 gồm 3 phần Thượng, Trung, Hạ Trong đó phần Thượng do Hoàng Quốc
An, Tiêu Đức Hạo và Dương Lập Băng biên soạn [136], gồm những tư liệu vềquan hệ Nguyễn – Thanh Mặc dù mang tính chất tổng hợp tư liệu từ một số bộ
sử lớn của Việt Nam, song người biên soạn phân chia thành từng mảng vấn đề, tạothuận lợi cho người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin liên quan
Trang 25Đặc biệt, cuốn sách “Thanh thực lục” Việt Nam Miến Điện Thái quốc Lão Qua sử liệu trích sao “大 大 大”大 大 大 大 大 大 大 大 大 大 大 大 do Sở Nghiên cứulịch sử tỉnh Vân Nam biên soạn năm 1986 [166] Đây thực sự là một công trìnhhữu ích cho những người nghiên cứu về quan hệ Trung – Việt thời Thanh bởitrong công trình này, các nhà biên soạn đã trích giới thiệu toàn bộ những tư
liệu viết về Việt Nam, Miến Điện, Thái Lan, Lào được ghi chép trong Thanh thực lục – một bộ sử lớn của nhà Thanh – với nguồn tư liệu dồi dào song khó mà tra
cứu hết được Trong Luận án này, nghiên cứu sinh cũng lấy đây làm căn cứ
chính để tìm về tư liệu trong Thanh thực lục.
Bên cạnh đó, gần đây Viện Nghiên cứu Hán Nôm phối hợp cùng trường Đại
học Phúc Đán biên soạn xuất bản bộ Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành 大大大大大大大大大大 vào năm 2010 dưới dạng in ảnh [149] Bộ sách tập
hợp khá nhiều những trước tác của sứ thần Việt Nam đi sứ Trung Quốc trải cáctriều vua nước ta Có thể nói, đây là nguồn tài liệu vô cùng quan trọng góp phầnphục vụ giới học thuật không chỉ của Việt Nam mà cả nhiều nước trên thế giới
* Về những công trình mang tính nghiên cứu, phân tích:
Công trình Trung Việt quan hệ sử giản biên 大大大大大大大 của nhóm tác giảHoàng Quốc An, Dương Vạn Thanh, Dương Lập Băng, Hoàng Tranh [137] đãkhái quát và phân tích toàn bộ mối quan hệ Trung Việt kể từ trước thời Việt Namdựng nước cho đến sau khi Việt Nam thống nhất đất nước vào thế kỷ XX
Năm 1975, công trình Lịch sử quan hệ Trung - Việt do Tatsuro Yamamoto
chủ biên xuất bản tại Nhật Bản Cuốn sách được bắt đầu từ sự kiện Khúc Thừa Dụnổi dậy giành quyền tự chủ năm 905 cho tới cuộc chiến tranh Trung – Pháp năm
1884 Ưu điểm của công trình này là các nhà sử học Nhật Bản đã khai thác đượcnhững nguồn tài liệu phong phú của Trung Quốc, Việt Nam, trên cơ sở đó, đưa rabức tranh toàn diện về lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hàng ngànnăm qua Mặc dầu phương pháp nghiên cứu còn nặng về trình bày sự kiện hơn làphân tích cấu trúc chiều sâu những sự kiện ấy, ý kiến trước sau trùng lặp nhau khánhiều, nhưng nói chung đây là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, gợi mở chochúng ta nhiều tham khảo bổ ích [43, tr.19 – 20]
Trang 26Công trình đáng chú ý của Liên Xô là Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thế
kỷ XVII – XIX của nữ sử gia G.F Murashêva Trong công trình này, tác giả đã đưa
ra cách kiến giải riêng, muốn chứng minh tính chất xen nhau giữa hai yếu tố nửađộc lập nửa phụ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc Ngoài ra, tác giả cònnhận định rằng: cống phẩm Việt Nam nộp sang Trung Quốc không mang chứcnăng thương mại, và rằng Việt Nam có đôi lúc “nhượng bộ một phần chủ quyềncủa mình, nói như cách nói hiện nay, đó là những thời điểm chiến lược, nhưngtrước hết bao giờ nó cũng bảo vệ chủ quyền của mình, và đấy mới là điều quyếtđịnh những thời điểm chiến lược trong quan hệ giữa họ với Trung Quốc” [43,tr.16 – 17]
Đặc biệt, không thể không kể đến cuốn sách Thanh đại Trung Việt tông phiên quan hệ nghiên cứu 大 大 大 大 大 大 大 大 大 大 của Tôn Hoằng Niên 大 大 大
do Nxb Giáo dục Hắc Long Giang, Cáp Nhĩ Tân xuất bản năm 2004
[155] Đây là công trình được bổ sung, hoàn thiện trên cơ sở bản Luận án Tiến sĩcủa tác giả bảo vệ thành công tại trường Đại học Phúc Đán vào năm 2000, bảnLuận án đã được giới học thuật Trung Quốc đánh giá khá cao Một trong số đóphải kể đến lời nhận xét của PGS TS Sử học Sở Nghiên cứu Việt Nam thuộc Đạihọc Trịnh Châu Tôn Kiến Đảng: “Nói tóm lại, công trình này của TS Tôn HoằngNiên thể hiện góc nhìn mới mẻ, tư liệu chi tiết xác thực, bàn luận chặt chẽ, đạtbước đột phá lớn trong việc khai thác tư liệu, xây dựng khung lý luận cũng nhưtrong một số nghiên cứu có liên quan đến các vấn đề quan trọng trong mối quan
hệ Trung Việt thời Thanh, chứ không chỉ là một công trình nghiên cứu về quan hệTrung Việt trong những năm gần đây”1 Phải nói rằng đây là một công trìnhnghiên cứu khá toàn diện về mối quan hệ giữa triều đình nhà Thanh với các triều
Lê – Tây Sơn – Nguyễn của Việt Nam từ năm 1644 đến cho đến năm 1885 trêncác phương diện: diễn tiến và vận động của mối quan hệ tông phiên, vấn đề mậudịch triều cống, mậu dịch trong dân gian, việc giao thiệp về biên giới, Hoa kiềuv.v… trên cơ sở tổng hợp và phân tích dữ liệu từ lượng lớn nguồn sử liệu của cảViệt Nam lẫn Trung Quốc Đó là điều mà chưa có công trình nào kể cả trong và
1 Theo Tôn Kiến Đảng Thanh đại Trung Việt quan hệ sử nghiên cứu đích tân thành quả - độc Tôn Hoằng
Niên bác sĩ trước “Thânh đại Trung Việt tông phiên quan hệ nghiên cứu”, đăng trên Trung Quốc biên cương sử địa nghiên cứu, số 1, quyển 18, năm 2008.
Trang 27ngoài Trung Quốc đạt được cả về mặt dẫn chứng lẫn lý luận Tuy nhiên, xuyênsuốt toàn bộ công trình nghiên cứu, tác giả luôn mang quan điểm “trật tự Hoa Di”khi đánh giá, phân tích và nhìn nhận mối quan hệ giữa hai bên là “quan hệ tôngphiên” Do vậy, nhiều khi lối nhận định, đánh giá của tác giả không tránh khỏikhiên cưỡng, thiếu khách quan
Bài viết Lịch sử quan hệ Việt Nam – Trung Quốc thế kỷ XIX thể chế triều cống, thực và hư [115] của GS người Hàn Quốc Yu In sun thuộc Đại học Quốc
gia Seoul bàn về tính chất của thể chế triều cống giữa nhà Nguyễn với nhà Thanh
Có thể nói, chỉ trong một bài viết mà tác giả đã nêu được những nét cơ bản nhất vềmối quan hệ giữa hai triều đình Nguyễn – Thanh thời bấy giờ, bằng việc phân tíchcái cách mà triều đình nhà Nguyễn tiếp nhận thể chế triều cống nhà Thanh, tác giả
đi đến nhận định đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của triều đình nhà Nguyễn
* Về những công trình nghiên cứu đặt Việt Nam trong bối cảnh mối quan hệTrung – Việt – Pháp:
Công trình Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 – 1885 của
học giả người Nhật Bản Yoshiharu Tsuboi [114] Đây vốn là luận văn tiến sĩ của
Y Tsuboi tại Đại học Khoa học Xã hội ở Paris viết bằng tiếng Pháp và được GSNguyễn Đình Đầu dịch ra tiếng Việt Tác giả cuốn sách đã khai thác nguồn tư liệuphong phú bằng nhiều thứ tiếng Nhật, Pháp, Anh, Việt, v.v… ở nhiều nơi trên thếgiới để tổng hợp và phân tích về bối cảnh chính trị đầy phức tạp của triều đình TựĐức trước sức ép từ hai thế lực bên ngoài là Pháp và Trung Hoa Cuối cùng tác giả
đi đến kết luận rằng do để mất lòng dân, do sự yếu kém về kinh tế, cùng với gánhnặng trong nhiều mối quan hệ do tổ tiên để lại, lại thêm những khó khăn về chínhtrị khiến rốt cục mọi nỗ lực hoạt động ngoại giao của vua Tự Đức nhằm cứu vãnchủ quyền đã không thành công, không những thế nó còn tạo ra sự tranh giànhgiữa hai cường quốc nói trên, và rồi cái kết của thế gọng kìm đó chính là một cuộcchiến của hai thế lực bên ngoài ngay trên đất nước Việt Nam [114, tr.376 – 383].Đây là một trong những công trình rất có giá trị trong việc nghiên cứu về quan hệđối ngoại của triều Nguyễn, đặc biệt là dưới thời vua Tự Đức
Trang 28Cuốn sách Trung Việt Pháp quan hệ thủy mạt 大大大大大大大 của Thiệu
Tuần Chính 大 大 大 [154]gồm 8 chương, tổng hợp và phân tích toàn bộ nguyênnhân cùng bối cảnh của mối quan hệ giữa ba bên Trung Quốc – Việt Nam – Pháp
Trong đó, tác giả dành riêng mục Tự luận thứ 3 để bàn về vấn đề quan hệ “tông
phiên” giữa Trung Quốc với Việt Nam đồng thời đưa ra quan điểm khá chủ quan
và phiến diện rằng: “Nếu mối quan hệ tông chủ của Trung Quốc ở Việt Nam quảthực là hư danh thì tại sao Trung Quốc lại nhiều lần dốc sức thực hiện nghĩa vụ vìViệt Nam?”, hay như: “Về quân sự, ngoại giao, hành chính, của cải, thậm chíphong tục, tập quán của phiên quốc, Trung Quốc đều có thể tùy ý can thiệp” [154,tr.50]
Bài viết Trung Pháp chiến tranh tiền đích Trung Pháp Việt Nam vấn đề giao thiệp dữ Trung Việt quan hệ đích biến hóa 大大大大大大大大大大大大大大大 大大大大大大大[144] của học giả Lý Vân Tuyền nhận định rằng sau khi Pháp và
Việt Nam ký kết “Hòa ước Giáp Tuất” năm 1874, Trung Quốc và Pháp đã từnggiao thiệp trong một thời gian dài về vấn đề của Việt Nam, từ đó gây nên mốixung đột giữa thể chế triều cống và thể chế điều ước Bấy giờ quan lại triều đìnhnhà Thanh đã trích dẫn và vận dụng luật pháp quốc tế chứng tỏ họ đã áp dụng mộtcách thành thục thông lệ ngoại giao phương Tây vào với thực tiễn nhằm bảo vệcho quyền lợi nước mình Đồng thời, việc Pháp xâm lược Việt Nam cộng với tìnhthế nguy cấp đối với biên giới Tây Nam khiến triều đình nhà Thanh chủ động cảithiện mối quan hệ với Việt Nam và nhận được sự phản ứng tích cực của Việt Nam.Đặc biệt là chùm ba bài viết của học giả Đài Loan Trịnh Vĩnh Thường
“Nhâm Tuất hòa ước” thiêm định dữ tu ước đàm phán 1860 – 1867 (大大大大大大大大大 大大大大大大 1860 – 1867) [157]大Việt Nam Nguyễn
triều Tự Đức đích ngoại giao khốn cảnh 1868 – 1880 (大大大大大大大大大大大 1868 – 1880) [158] và bài Tự Đức đế đích tối hậu tránh trát: 1880 – 1883 niên Trung Việt bí mật tiếp xúc (大大大大大大大大大1880
– 1883 大大大大大大大) [159] là loạt bài kế tiếp nhau phản ánh đường lối ngoại
Trang 29giao của vua Tự Đức đối với triều đình nhà Thanh, song trên thực tế mối quan hệ
đó chịu ảnh hưởng và chi phối bởi mối quan hệ giữa hai bên với Pháp Ngoài việcbao quát và xử lý khá tốt tư liệu từ cổ tịch lịch sử của cả Việt Nam và Trung Quốc,kết hợp vận dụng thành quả nghiên cứu có liên quan, tác giả công trình tỏ ra rấtsâu sắc và nhạy bén trong việc phân tích tổng hợp ba nhân tố thời cuộc – địa điểm– con người để đưa ra những nhận xét, bình luận rất sắc sảo về tâm lý cũng nhưcách thức lựa chọn quyết sách ngoại giao của vua Tự Đức Cuối cùng ông nhậnđịnh rằng: “Người đáng đồng tình nhất là vua Tự Đức Trong giai đoạn cườngquyền cũ mới thay thế lẫn nhau, là người thống trị một nước vừa nhỏ vừa yếu, ôngkhông biết dựa vào đâu là phù hợp cho lợi ích của Việt Nam hơn cả Ông đã địnhnương nhờ vào Pháp, song ông lại phát hiện ra rằng nước Pháp ngày càng khôngđáng tin Cuối cùng ông trở về với khuôn mẫu tông phiên truyền thống nhằm tìmkiếm điểm tựa chống đỡ, vì vận mệnh Việt Nam đánh bạc một phen Thế nhưng,tháng 7 năm 1883, khi quân Pháp áp sát Thuận Hóa mà quân Thanh chẳng hề xuấthiện Cuối cùng Pháp Việt ký kết Hòa ước Quý Mùi, Việt Nam trở thành nước bảo
hộ của Pháp” [158, tr.61] Đặc biệt nhất là cách lý giải tâm lý nhân vật của ôngdựa trên quan điểm “lịch sử là sự việc của con người”, điều đó khiến chúng ta tiếpcận gần hơn với sự thật lịch sự, giảm thiểu quan điểm hoặc lý luận cứng nhắc, ápđặt Quan điểm của ông cũng có những cách đánh giá về Việt Nam khách quan vànhân văn hơn so với cái nhìn còn có phần phiến diện của một bộ phận các học giảTrung Quốc
Qua đây có thể khẳng định một lần nữa rằng mối quan hệ giữa Việt Nam Trung Quốc nói chung, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc dưới triều Nguyễn nóiriêng đã được nhiều học giả từ xưa đến nay quan tâm nghiên cứu Chỉ tính riêng
-về quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh đã có những côngtrình đạt được nhiều thành quả khá cao, đặc biệt là ở những công trình của học giảTrung Quốc và các nước khác Tuy nhiên, nếu xét góc độ khía cạnh tư liệu vănkiện ngoại giao cụ thể, cũng như xét từ góc nhìn của học giả Việt Nam về lĩnh vựcnày thì dường như chưa có công trình nào có đủ chiều rộng và chiều sâu so vớinguồn sử liệu hiện có, đặc biệt là nguồn tư liệu Châu bản triều Nguyễn và thư tịchHán Nôm thì hầu như chưa được khai thác xứng đáng với tiềm năng tư liệu
Trang 30Chính vì vậy trong Luận án này, chúng tôi đã xác định được hướng nghiêncứu bổ sung cần thiết: tiến hành khảo sát, nghiên cứu những văn kiện ngoại giaocủa triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh thông qua nguồn tư liệu lịch
sử ghi chép trong các bộ sách sử Việt Nam và Trung Quốc, qua nguồn thư tịchHán Nôm và Châu bản triều Nguyễn nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm mối quan
hệ giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885
1.1.3 Nội dung nghiên cứu của Luận án
Sau một khoảng thời gian công tác tại VNCHN, nghiên cứu sinh đã tìm hiểu
và được biết có những tư liệu Hán Nôm, tư liệu Châu bản là những văn kiện ngoạigiao của triều đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh trong giai đoạn từ năm
1802 đến năm 1885 Nhận thấy đây là nguồn tư liệu có giá trị có thể góp phần vàoviệc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai triều đình phong kiến hai nước Việt Trungtheo góc độ riêng, vả lại không trùng lặp với những công trình nghiên cứu khác, vìvậy chúng tôi chọn hướng nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình nhàNguyễn (Việt Nam) gửi triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) giai đoạn 1802 – 1885nhằm:
- Khái quát tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhàThanh giai đoạn 1802 – 1885
- Khảo sát, thống kê, phân loại nguồn tư liệu văn kiện ngoại giao của triềuđình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 – 1885 hiện có trongChâu bản triều Nguyễn và nguồn tư liệu Hán Nôm ghi chép văn kiện ngoại giao,đánh giá tổng quan về nguồn tư liệu này
- Nghiên cứu giá trị trong các văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễngửi triều đình nhà Thanh giai đoạn này, đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu
về lịch sử triều đại nhà Nguyễn, đặc biệt là lịch sử quan hệ đối ngoại với nướcláng giềng Trung Quốc trong bối cảnh chính trị đầy biến động và phức tạp
1 2 Cơ sở lý thuyết của đề tài
Như đã đề cập ở trên, một số học giả Trung Quốc và một số nước khác đãcho ra đời những công trình nghiên cứu khá toàn diện về “mối quan hệ tôngphiên” giữa triều Thanh với các triều đại phong kiến của Việt Nam nói chung,
Trang 31giữa triều đình nhà Thanh và nhà Nguyễn nói riêng Tuy nhiên, cách thức tiếp cận
tư liệu và quan điểm đánh giá vấn đề chắc hẳn có sự khác biệt so với Việt Nam.Trong khi đó, tình hình nghiên cứu trong nước có phần chưa tương xứng vớinguồn tư liệu hiện có
Vấn đề đặt ra ở đây là hiện nay tại các tàng thư lớn của nước ta, chúng tahiện đang lưu giữ một lượng lớn thư tịch Hán Nôm của các triều đại phong kiếnViệt Nam, trong đó tư liệu về triều Nguyễn chiếm số lượng lớn hơn cả Vậy thìbản thân nguồn tư liệu đó viết gì về mối quan hệ của triều đình nhà Nguyễn vớitriều đình nhà Thanh – một trong hai đối tượng quan hệ ngoại giao lớn nhất thờibấy giờ? Phương thức giao thiệp chủ yếu giữa hai triều đình là gì? Cơ quan nàochịu trách nhiệm trong các vấn đề giao thiệp? Trải qua thời gian, hiện còn baonhiêu văn kiện ngoại giao được biên soạn gửi triều đình nhà Thanh còn sót lạitrong kho lưu trữ tư liệu về triều đình nhà Nguyễn? Kho thư tịch Hán Nôm ghichép về nguồn tư liệu này như thế nào, có bao nhiêu văn kiện rải rác trong đó,những văn kiện ấy gồm những loại gì, giao thiệp về việc gì? Các nguồn tư liệu đócho biết các vị vua triều Nguyễn đã lựa chọn đường lối ngoại giao như thế nàotrong mối quan hệ với triều đình nhà Thanh?
Đó là những vấn đề mà Luận án cần được đi sâu khảo sát, nghiên cứu mộtcách có hệ thống nhằm tìm ra câu trả lời thỏa đáng
1 3 Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
Để có thể xác lập được hệ thống các khái niệm và thuật ngữ phù hợp cho đềtài nghiên cứu, Luận án xin nêu một số thuật ngữ có liên quan:
- Bang giao: Theo Từ điển Hán Việt, “Bang giao: sự giao thiệp giữa nước này với nước khác” Theo Từ nguyên, “Bang giao: quan hệ giữa nước này với nước khác Theo Chu lễ Thu quan đại hành nhân: “Phàm bang giao giữa các
nước chư hầu, tức là hàng năm thăm hỏi lẫn nhau”
- Đối ngoại: Theo Từ điển Hán Việt: “Đối ngoại: Đối với người ngoài, nước
ngoài”
- Ngoại giao: Theo Từ điển Hán Việt: “Ngoại giao: việc giao tế và giao thiệp
nước này với nước khác (diplomatie)” Theo Từ nguyên: “1 Xưa chỉ việc nhân
Trang 32thần gặp riêng chư hầu 2 Việc giao tế với bằng hữu, người ngoài” 2 Theo Trungvăn đại từ điển: “”3
- Tông phiên: Theo Từ nguyên: “Tông phiên: hoàng tộc nhận phân phong.
Phiên có nghĩa là che chắn bảo vệ”4
- Văn kiện: Theo Từ điển Hán Việt: “Văn kiện: Thư từ, hoặc công văn”.
quan hệ “bang giao” chứ không khi nào gọi là quan hệ “tông phiên” Thêm nữa,giới học thuật cũng thường sử dụng thuật ngữ “bang giao” để chỉ mối quan hệgiữa nước ta với nước khác trong lịch sử
Do vậy, trong Luận án này, nghiên cứu sinh sử dụng một số thuật ngữ sau:
- Quan hệ bang giao: chỉ mối quan hệ liên quan đến các hoạt động như: cầuphong – sách phong, tiến cống, đi sứ, chúc mừng, tiếng hương, v.v…
- Văn kiện ngoại giao: chỉ các loại tấu, biểu, thư, công văn, thiếp, bẩm, v.v…được dùng để giao thiệp giữa hai triều đình
- Đường lối đối ngoại: chỉ sách lược của triều đình nhà Nguyễn trong việc xử
lý các mối quan hệ với nước ngoài trên mọi phương diện
2 大大大大大大大 tr650
3 Trung văn đại từ điển, tập 8, tr.3186
4 大大大大大大大tr815
Trang 33Tiểu kết chương 1
Do có vị trí địa lý sát cạnh nhau, với mối quan hệ địa – chính trị đặc biệt, mốiquan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, gắn liềncùng với sự thăng trầm của từng triều đại phong kiến ở mỗi quốc gia Đến triềuNguyễn, mối quan hệ giữa hai triều đình phát triển theo hướng vừa kế thừa truyềnthống bang giao cũ, lại vừa buộc phải thay đổi do các nhân tố tác động từ bênngoài Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các thời kỳ lịch sử nóichung, dưới triều Nguyễn nói riêng không chỉ là mối quan tâm của học giả trongnước, của học giả Trung Quốc mà còn luôn thu hút một lượng đông đảo các họcgiả đến từ nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới Tuy nhiên, việc đánh giá mốiquan hệ này xuất phát từ góc độ văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễngửi cho triều đình nhà Thanh qua các nguồn tư liệu cơ bản nhất của Việt Namnhư: Châu bản triều Nguyễn, thư tịch Hán Nôm, sử tịch triều Nguyễn và triềuThanh thì hầu như chưa có công trình nào đi sâu khảo sát và nghiên cứu một cách
có hệ thống
Vì vậy, Luận án chọn đề tài Nghiên cứu văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn (Việt Nam) gửi triều đình nhà Thanh (Trung Quốc) giai đoạn 1802 –
1885 nhằm khảo sát và nghiên cứu giá trị của những văn kiện ngoại giao của triều
đình nhà Nguyễn gửi triều đình nhà Thanh hiện còn lưu giữ trong kho Châu bảntriều Nguyễn tại TTLTQGI và các loại thư tịch Hán Nôm lưu giữ tại các tàng thưlớn ở Hà Nội như: kho sách VCNHN, TVQGHN, TVVSH, TVVVH, các bộ sửlớn của triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh
Luận án sử dụng các phương pháp phương pháp thống kê định lượng,phương pháp văn bản học Hán Nôm, phương pháp luận sử học và phương phápnghiên cứu văn học nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu chính như: cung cấp
tư liệu tương đối chuẩn xác về tình hình giao thiệp chung giữa triều Nguyễn vàtriều Thanh, về tình hình văn kiện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn gửi triềuđình nhà Thanh hiện còn, phục vụ giới nghiên cứu và những người quan tâm,đồng thời góp phần vào việc tìm hiểu về lịch sử đối ngoại của triều Nguyễn nóiriêng, lịch sử triều Nguyễn – triều đại phong kiến cuối cùng cũng là lịch sử củagiai đoạn tương đối gần với thời đại của chúng ta nói chung
Trang 34CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH GIAO THIỆP GIỮA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN VÀ TRIỀU ĐÌNH NHÀ THANH GIAI ĐOẠN 1802 - 1885 2.1 Thời điểm mở đầu và kết thúc mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn với triều đình nhà Thanh
2.1.1 Thời điểm mở đầu
Sau khi đóng ở Sài Gòn năm Mậu tuất (1778), mặc dù quyền lớn đã thuộc vềmình, song mãi đến ngày Quý Mão, tháng giêng năm Canh Tý (1780), NguyễnÁnh lên ngôi vương sau khi quần thần nhiều lần nài nỉ [78, tr.208] Rồi mãi đếntháng 5 năm Nhâm Tuất (1802), ông mới đặt niên hiệu là Gia Long, chính thức lậpnên vương triều nhà Nguyễn Tuy nhiên, tư liệu lịch sử cho thấy vua Gia Long đã
có ý thức trong việc tạo dựng mối quan hệ với triều đình nhà Thanh từ trước thờiđiểm đó
Sách ĐNTL cho biết, tháng 6 năm 1798, Nguyễn Ánh sai lấy Hàn lâm viện
Thị học Ngô Nhân Tĩnh làm Tham tri Bộ Binh, đem quốc thư theo thuyền buônngười Thanh sang Quảng Đông để hỏi thăm tin tức vua Lê Nhân Tĩnh đến nơi,nghe được tin vua Lê đã chết, bèn trở về [78, tr.370] Sau đó một thời gian, tháng
7 năm 1801, vua sai Triệu Đại Sĩ5 đi Quảng Đông Đại Sĩ là người nước Thanhsang buôn, bị giặc biển Tề Ngôi cướp bắt, quân ta đánh phá giặc biển nên bắtđược Vua thấy kinh đô cũ đã khôi phục được, bèn đem tình hình trong nước gửithư cho Tổng đốc Lãng Quảng Đại Sĩ xin đi, vua bèn sai đi [78, 459]
Tuy nhiên, có vẻ hầu như những liên lạc bước đầu đó không mang lại kết quả.Mãi đến tháng 5 năm Nhâm Tuất, vua cùng với bầy tôi bàn định việc thông sứ vớinước Thanh Vua tôi thống nhất chọn Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh và HoàngNgọc Uẩn mang sắc ấn nhà Thanh phong cho nhà Tây Sơn, cùng bọn giặc biểnngười Thanh là Lương Văn Canh, Phàn Văn Tài, Mạc Quan Phù sang giao nộpcho triều đình nhà Thanh vào tháng 5 năm Gia Long nguyên niên (1802) và đượctriều đình nhà Thanh tiếp nhận Vậy là hoạt động giao thiệp giữa triều đình nhàNguyễn và triều đình nhà Thanh bắt đầu hình thành kể từ đó
2.1.2 Thời điểm kết thúc
5 Có lẽ là Nhậm, vì húy tên Tự Đức nên sách chép là Sĩ (Nguyên chú).
Trang 35đó hình thành và diễn biến theo cả một quá trình với chuỗi những sự kiện đan xenkhó thể tách rời Trong khuôn khổ Luận án, chúng tôi không đi sâu phân tích toàn
bộ các nguyên nhân và hệ quả trong mối quan hệ ba bên đầy phức tạp này, mà chỉxin kể ra đây những sự kiện tiêu biểu nhất dẫn đến việc chấm dứt mối quan hệgiữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh, cũng đồng thời là cái kết củamối quan hệ vốn có từ hàng ngàn năm trước đây giữa các triều đại phong kiến củaViệt Nam và Trung Quốc Điều đó thể hiện rõ nét trong các bản Hòa ước, Thươngước được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với Pháp và giữa triều đình nhàThanh với Pháp
* Ngày 27 tháng giêng năm Tự Đức 27 (tức ngày 15 tháng 3 năm 1874),triều đình nhà Nguyễn ký kết với Pháp bản hòa ước mà sau này sử sách gọi đó là
bản Hòa ước Giáp Tuất gồm 22 điều khoản [123, A.27/61, 7b - 14b, q50], trong
đó có 2 điều khoản mang nội dung như sau:
Điều khoản thứ 2: “Vua nước Đại Pháp biết rõ vua nước Đại Nam giữ quyền
tự chủ, không theo phục nước nào, nên vua nước Đại Pháp tự hứa giúp đỡ, lại ướcđịnh nếu như nước Đại Nam có giặc và nước ngoài đến xâm nhiễu, mà vua nướcĐại Nam có tư xin giúp cho, thì vua nước Đại Pháp lập tức tùy cơ mà giúp đỡ[…]”
Điều khoản thứ 3: “Vua nước Đại Nam nên đền đáp tình hứa giúp ấy, ướcđịnh nếu có giao thông với các nước ngoài thì phải góp ý với nước Đại Pháp Nếu
từ trước có giao thiệp đi lại thông sứ với nước nào, nay nên theo như cũ, khôngnên đổi khác, […] Khi nào cùng với nước nào định thương ước thì báo trước chotriều đình Đại Pháp biết” [123, A.27/61, 8a, q50, k4]
Với hai điều khoản này, Pháp vừa muốn gạt bỏ vai trò của Trung Quốc lạivừa muốn nắm rõ tình hình giao thiệp của triều đình nhà Nguyễn với các nướckhác mà ở đây chủ yếu là Trung Quốc
Trang 36cả các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc Triều đình nước Nam sẽ chỉ giao thiệp
về ngoại giao với các nước nói trên qua sự môi giới của nước Pháp mà thôi”
Tháng 11 năm đó, triều đình nhà Nguyễn định lấy viên Hộ lý tuần phủ LạngBình Lã Xuân Oai sung chức Hậu mệnh chánh sứ, Án sát Lạng Sơn là HoàngXuân Phùng làm Phó, mang tờ biểu đệ sang nước Thanh, lại xin đợi khi nàođường thủy, đường bộ đều thông mới sai cống sứ sang Sau đó, vì quan Pháp đòi
ta tuyệt giao với nước Thanh nên không sai sứ đi nữa [123, A.27/66, 25a, q1, k5]
* Ngày 13 tháng 5 năm Kiến Phúc thứ nhất (tức ngày 6 tháng 6 năm 1884),tại kinh đô Phú Xuân, đại diện của triều đình nhà Nguyễn là Toàn quyền đại thầnPhạm Thận Duật, Phó toàn quyền đại thần Tôn Thất Phiên [123, A.27/66, 7b, q4,]
và Dự thương Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường đã ký kết với đại diện của
nước Pháp là Jules Patenôtre bản Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn gọi là Hòa ước Patenôtre gồm 19 điều khoản, trong đó có điều khoản liên quan sau:
- Điều khoản 1: Nước Đại Nam tự nhận nước Đại Pháp bảo hộ, nghĩa là nướcĐại Nam có giao thiệp với nước nào thì nước Đại Pháp giúp đỡ công việc, và nhândân nước Đại Nam có ở nước ngoài thì Đại Pháp cũng giúp đỡ [123, A.27/66, 5a,q4, k5]
Cùng với các điều khoản khác trong bản Hòa ước này, Pháp đã xác lập vaitrò “nước Bảo hộ” trên lãnh thổ Việt Nam, không cho phép triều đình nhà Nguyễntrực tiếp giao thiệp với triều đình nhà Thanh
Về phía triều đình nhà Thanh, nước Pháp cũng buộc họ ký kết bản Hiệp ước Thiên Tân vào ngày 27 tháng 4 năm Quang Tự 11, tức ngày 9 tháng 6 năm 1885
tại Thiên Tân với 10 điều khoản thì có đến 8 điều khoản (trừ điều khoản 8 và điềukhoản 9) liên quan trực tiếp đến mối quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn và triều
Trang 372.2 Tình hình giao thiệp giữa triều đình nhà Nguyễn và triều đình nhà Thanh giai đoạn 1802 - 1885
Trước khi đi vào vấn đề chính, chúng tôi xin phác thảo tình hình giao thiệpcũng như các phương thức trao đổi văn kiện giữa hai bên triều đình, nói cách khác
là giới thiệu bối cảnh ra đời của những văn kiện ngoại giao mà Luận án sẽ tiếnhành nghiên cứu ở những chương tiếp theo
Qua khảo sát tư liệu lịch sử, chúng tôi nhận thấy, việc giao thiệp giữa haitriều đình Nguyễn - Thanh thường diễn ra theo một số phương thức tiêu biểu sau:
- Cử sứ bộ hoặc phái viên sang sứ
- Gửi thư từ, công văn theo đường dịch trạm
Ngoài hai phương thức giao thiệp chủ yếu đó, cũng có trường hợp nhờ sứ bộhoặc phái viên triều đình phía kia chuyển giúp, hoặc sử dụng phương thức gửiđiện tín như Lý Hồng Chương mời đại thần nước ta đến Thiên Tân năm Tự Đức
35 [123, A.27/65, 29a, q68, k4], song những trường hợp như thế là hãn hữu hoặc cábiệt
2.2.1 Tình hình giao thiệp thông qua các sứ bộ bang giao
2.2.1.1 Sứ bộ nhà Nguyễn sang sứ nhà Thanh
Từ trước đến nay đã có khá nhiều học giả quan tâm tìm hiểu và đưa ra số liệu
cụ thể về các đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang Thanh Tuy nhiên, số liệu thống kêgiữa các học giả có sự chênh lệch đáng kể và có những điểm chưa chuẩn xác.Trong chương này, Luận án tiến hành tìm hiểu về những chuyến đi sứ, đi công cántrên cơ sở kế thừa phương pháp nghiên cứu của những người đi trước, đặc biệt là
Trang 38phương pháp khảo cứu của Trần Đức Anh Sơn [90] Dưới đây là kết quả khảo sátcủa Luận án:
ĐNTL ghi chép 26 phái đoàn sứ bộ sau (chúng tôi lấy tên của viên chánh sứ
làm đại diện cho sứ bộ): 1 Trịnh Hoài Đức, 2 Lê Quang Định, 3 Lê Bá Phẩm, 4.Nguyễn Hữu Thận, 5 Vũ Trinh, 6 Nguyễn Du, 7 Hồ Công Thuận, 8 NguyễnXuân Tình, 9 Ngô Vị, 10 Hoàng Kim Hoán, 11 Hoàng Văn Quyền, 12 NguyễnTrọng Vũ, 13 Hoàng Văn Đản, 14 Trần Văn Trung, 15 Phạm Thế Trung, 16 LýVăn Phức, 17 Trương Hảo Hợp, 19 Bùi Quỹ, 19 Phan Tĩnh, 20 Phan Huy Vịnh,
21 Phạm Chi Hương, 22 Lê Tuấn, 23 Nguyễn Hữu Lập, 24 Phan Sĩ Thục, 25
Bùi Ân Niên, 26 Nguyễn Thuật Ngoài ra, ĐNTL còn ghi nhận thông tin về những
phái đoàn sứ bộ bị đình hoãn không thực hiện được chuyến đi vì nhiều lý do chủ
quan lẫn khách quan Với mỗi một sứ bộ, ĐNTL thường ghi chép các yếu tố sau:
họ tên của từng vị sứ thần trong sứ bộ, chức tước và phẩm hàm trước khi đi sứ,đổi bổ hoặc thăng thụ khi cắt cử đi sứ, nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, lối ghichép đó không hoàn toàn nhất quán, đặc biệt là chỉ số thông tin về thời điểm đi sứ
và nhiệm vụ được giao Về thời điểm đi sứ, có trường hợp ghi chép thời điểm cắt
cử sứ bộ, song cũng có trường hợp ghi chép thời điểm sứ bộ chuẩn bị khởi hành
Về nhiệm vụ được giao, có 6/26 trường hợp ĐNTL không ghi chép mục đích sứ bộ
được phái sang Thanh để giao thiệp về việc gì, đó là các sứ bộ: Hồ Công Thuận,Ngô Vị6, Hoàng Văn Đản, Trần Văn Trung, Phạm Thế Trung, Trương Hảo Hợp
KĐĐNHĐSL ghi chép về 19 đoàn sứ bộ sau: 1 Trịnh Hoài Đức, 2 Lê Quang
Định, 3 Lê Bá Phẩm, 4 Nguyễn Hữu Thận, 5 Vũ Trinh, 6 Nguyễn Du, 7 HồCông Thuận, 8 Nguyễn Xuân Tình, 9 Ngô Vị, 10 Hoàng Văn Quyền, 11 HoàngKim Hoán, 12 Nguyễn Trọng Vũ, 13 Hoàng Văn Đản, 14 Trần Văn Trung, 15.Phạm Thế Trung, 16 Lý Văn Phức, 17 Trương Hảo Hợp, 18 Bùi Quỹ, 19 Phan
Tĩnh Mỗi sứ bộ, KĐĐNHĐSL thường ghi tên tuổi, chức tước của các thành viên
sứ bộ, sứ mệnh được giao phó
QTCBTY ghi chép về 10 sứ bộ sau: 1 Trịnh Hoài Đức, 2 Lê Quang Định, 3.
Lê Bá Phẩm, 4 Nguyễn Hữu Thận, 5 Hồ Công Thuận, 6 Trần Bá Kiên, 7 LêTuấn, 8 Phan Sĩ Thục, 9 Bùi Ân Niên, 10 Nguyễn Thuật Điều dễ nhận thấy là ở
6 Nguyên tên là Ngô Thì Vị, một tác gia – sứ thần tiêu biểu đương thời, vì kiêng húy nên bỏ bớt chữ Thì Xét thấy trong văn kiện giao thiệp giữa hai triều đình, tên ông được kê khai trong danh sách sứ bộ là Ngô
Vị; hơn nữa, ĐNTL và TTL cũng đều chép tên ông là Ngô Vị, do vậy chúng tôi vẫn để nguyên tên ông là
Ngô Vị trong danh sách sứ thần, đồng thời kèm thêm chú thích là Ngô Thì Vị.
Trang 39QTCBTY, cách ghi chép về các sứ bộ không thống nhất: có sứ bộ ghi tên cả ba vị
sứ thần, có sứ bộ lại chỉ ghi tên một viên Chánh sứ, có sứ bộ ghi kèm chức tướccủa sứ thần, có sứ bộ không ghi
Riêng ĐNLT được biên soạn theo từng mục truyện về sự tích và công trạng
của những nhân vật tiêu biểu thời Nguyễn, đã cho thấy có 53 nhân vật từng được
cử đi sứ sang Thanh, trong đó có 48 người giữ vai trò chánh phó sứ, 5 người làhành nhân hoặc thư ký sứ bộ
Trước tình trạng có sự không thống nhất giữa các bộ chính sử triều Nguyễn,chúng tôi đã tiến hành đối chiếu thông tin giữa các bộ sách, sau đó tham chiếuthông tin liên quan trong trước tác của các sứ thần và thông tin từ sách sử nhà
Thanh Các bước thống kê và đối chiếu cụ thể xin xem thêm bài Về những phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứ Yên Kinh – Trung Quốc [53].
Sau khi tổng hợp các nguồn thông tin về các đoàn sứ bộ triều Nguyễn đi sứYên Kinh qua một số bộ sách sử tiêu biểu của Việt Nam và Trung Quốc, Luận ánxin khái quát một vài điểm như sau:
- Về số lượng phái đoàn sứ bộ: Theo ĐNTL, tháng giêng năm Giáp Tý niên
hiệu Gia Long năm thứ 3, triều Nguyễn bắt đầu thực hiện định lệ triều cống nhàThanh: “Theo lệ bang giao cũ thì cứ 2 năm thì cống 1 lần, 4 năm một lần sai sứsang cống Trước ta gửi thư sang Thanh, người Thanh đưa thư trả lời nói việc tuếcống lấy năm Quý Hợi bắt đầu lễ cống 2 năm Quý Hợi và Ất Sửu” [123, A.27/7,
4a, q23] Về sau thời hạn triều cống có thay đổi: theo KĐĐNHĐSL, triều đình nhà
Nguyễn định lệ triều cống: “Lệ sang sứ nhà Thanh cứ 4 năm sai sứ đi 1 lần” [124,
VHv.1570/20, 1a] Còn TTL cho biết: “Từ trước đến nay, nước Việt Nam 2 năm
một lần cống, bốn năm sai sứ sang chầu một lần… Từ nay về sau Việt Nam, LưuCầu, Tiêm La đều đổi thành 4 năm sai sứ sang triều cống một lần”7 “Nay đổi 4năm một lần cống, cống vật tiến cống cũng nên giảm đi một lượt” [153, TTTL,q328, tr2] Ngoài ra, mỗi vị vua lên ngôi đều cử sứ bộ sang cầu phong, vua đờitrước mất thì vua kế vị sai sứ sang báo tang, hay sau mỗi dịp nhà Thanh sai Khâm
sứ sang sách phong cho vua mới và làm lễ tế vua đã mất, triều đình đều phái sứ bộsang tạ ơn, hoặc có khi sai sứ sang mừng thọ vua nhà Thanh
7 Thanh thực lục, Tuyên Tông thực lục, q320, tr37.
Trang 40Qua các nguồn tư liệu lịch sử triều Nguyễn cho thấy, ĐNTL là bộ sử ghi chép
đầy đủ thông tin nhất về các phái đoàn sứ bộ triều Nguyễn sang Yên Kinh – TrungQuốc thực hiện sứ mệnh bang giao Như vậy, triều đình nhà Nguyễn đã phái 26đoàn sứ bộ đi sứ bang giao, trong đó thời Gia Long cử 8 sứ bộ, thời Minh Mệnh
cử 7 sứ bộ, thời Thiệu Trị cử 2 sứ bộ, thời Tự Đức cử 9 sứ bộ Nếu căn cứ vàonhững định lệ nêu trên, đáng lý ra trong hơn 80 năm trị vì với vai trò tự chủ, triềuđình nhà Nguyễn đã phái cử nhiều hơn con số 26 sứ bộ sang Thanh, song vì cónhững sứ bộ kiêm nhiệm hai ba nhiệm vụ cùng lúc hoặc bị đình hoãn vì một số lý
do khác nhau cho nên số lượng sứ bộ dừng lại ở con số đó
- Về số người và thành phần sứ bộ: Thời Gia Long, thành phần sứ bộ gồm 3
sứ thần, 3 lục sự, 9 hành nhân, 15 tùy tùng Đến năm Minh Mệnh năm thứ 6, nước
ta tiếp được tờ tư của nước Thanh nói: hai đoàn sứ thần cùng sang, mỗi đoàn là 20người Vậy là đến đây đổi định lệ thành: 3 viên sứ thần, 8 hành nhân và 9 tùy tùng,cộng mỗi sứ bộ là 20 người” [124, VHv.1570/20, 1a]
Theo kết quả khảo sát của Luận án, triều Nguyễn đã cử 72 vị sứ thần sang sứnhà Thanh, trong đó có một số vị đi sứ hai lần, tiêu biểu như: Ngô Vị, NguyễnĐức Hoạt, Phạm Chi Hương, Phan Huy Chú, Nguyễn Trọng Vũ, Trương Hảo Hợp.Ngoài những vị trong sứ bộ, chúng tôi cũng được biết thêm thông tin về một số vịcũng tham gia vào các phái đoàn đi sứ nhưng họ chỉ giữ vai trò là thư ký, lục sựhoặc hành nhân, tiêu biểu như: Lâm Đề, Ngô Bá Nhân, Nguyễn Đình Thi, NguyễnVăn Đông, Phạm Hữu Nghi; hành nhân Hồ Đăng Tuân, Hoàng Văn Sưởng, tùytùng Nguyễn Long [124, VHv.1570/20, 11a]
- Về chức tước và cương vị của các sứ thần: Ba vị sứ thần trong sứ bộ gồm 1
vị Chánh sứ, 1 vị Giáp phó sứ và 1 vị Ất phó sứ Các vị này đều là những bậc đạiquan, có tài ứng đối Qua số liệu thống kê cho thấy, sứ thần là người Bộ Lễ chiếm
số lượng đông đảo nhất, tiếp đó là Hàn lâm viện, Bộ Lại, v.v… Người giữ vai tròChánh sứ thường là Thượng thư, Tả Thị lang, Hữu Thị lang hoặc Cần chánh điệnHọc sĩ Thêm một đặc điểm nữa dễ nhận thấy là phần lớn các vị sứ thần trong sứ
bộ thường được đổi bổ hoặc gia hàm chức tước trước khi sang sứ
- Về nhiệm vụ được giao: Như chúng tôi đã đề cập trên đây, triều đình nhàNguyễn thường phái sứ bộ sang Thanh vì những mục đích sau: tiến cống, cầuphong, tạ ơn, báo tang, chúc mừng v.v… Có những sứ bộ chỉ đảm trách duy nhất