Để chuẩn bị cho việc nghiên cứumột cách toàn diện về phân loại chi Tú cầu ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữliệu cho việc nhận biết, sử dụng các loài thuộc chi này, chúng tôi đã tiến hàn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
ĐINH THỊ NGÂN
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI
CHI TÚ CẦU (HYDRANGEA L 1753)
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ
của TS Đỗ Thị Xuyến và TS Hà Minh Tâm Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết
ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô
Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS TS Trần Thế Bách cùng tập thể cán bộphòng Thực vật – Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã tạo mọi điều kiện thuậnlợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổchức và cá nhân trong và ngoài trường Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn Banchủ nhiệm khoa Sinh – KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Bảo tàng Sinhhọc, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (HNU); đặc biệt là sự giúp
đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
ĐHSP Hà Nội 2, ngày 09 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Đinh Thị Ngân
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan:
Khóa luận “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Tú cầu (Hydrangea L.
1753) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới
sự hướng dẫn của TS Hà Minh Tâm và TS Đỗ Thị Xuyến Các kết quả trình bày
trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nàotrước đây
ĐHSP Hà Nội 2, ngày 09 tháng 05 năm 2018
Sinh viên
Đinh Thị Ngân
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Trên thế giới 3
1.2 Ở Việt Nam 4
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 Đối tượng nghiên cứu 7
2.2 Thời gian nghiên cứu 7
2.3 Phạm vi nghiên cứu 7
2.4 Nội dung nghiên cứu 7
2.5 Phương pháp nghiên cứu 8
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
3.1 Hệ thống phân loại và vị trí của chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam11 3.2 Đặc điểm phân loại của chi Tú cầu (Hydrangae L.) ở Việt Nam 12
3.2.1 Dạng sống 12
3.2.2 Lá 12
3.2.3 Hoa và cụm hoa 13
3.2.4 Quả và hạt 13
3.3 Khóa định loại các loài thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam 14
3.3.1 Ma trận các đặc điểm của các loài thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam 14
3.3.2 Khóa định loại lượng phân của các chi, loài thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam 16
3.4 Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam 17
3.4.1 Hydrangea aspera D Don, 1825 – Thổ thường sơn 17
Trang 53.4.2 Hydrangea strigosa Rehd – Tú cầu ráp 19 3.4.3 Hydrangea robusta Hook f & Thoms – Bát tiên mạnh 21 3.4.4 Hydrangea heteromalla D Don, Prodr, Fl Nepal 221 1825 – Bát tiên
dị dạng 23 3.4.5 Hydrangea macrophylla (Thunb.) Seringe in DC 1830 – Tú cầu 26 3.4.6 Hydrangea stylosa Hook f & Thoms – Bát tiên 28 3.5 Giá trị tài nguyên của các loài thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam 30 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
Trang 6Chi Tú cầu (Hydrangea L 1753), còn gọi là Bát tiên hay Hoa đĩa, thuộc họ
Thường sơn (Hydrangeaceae) Chúng là loài cây thân bụi, có tồn tại hoa vô tính
Hầu hết các loài tú cầu có hoa màu trắng, tuy nhiên vài loài (điển hình là H.
macrophylla) có màu hoa thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất, lúc đầu hoa màutrắng sau biến dần thành màu lam hay màu hồng, ưa bóng râm ẩm thấp Tất cả bộphận của cây chứa độc tố có thể gây ngộ độc ở người khi ăn phải Tuy nhiên nhiềuloài lại có thể làm cảnh Bên cạnh giá trị về mặt khoa học, chi này còn có giá trị vềkinh tế
Hiện tại, chi Tú cầu ở Việt Nam có nhiều loài với hình thái ngoài khá giốngnhau, vì vậy việc phân loại đến loài rất khó khăn Để chuẩn bị cho việc nghiên cứumột cách toàn diện về phân loại chi Tú cầu ở Việt Nam và góp phần cung cấp dữliệu cho việc nhận biết, sử dụng các loài thuộc chi này, chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Tú cầu (Hydrangea
L.1753) ở Việt Nam”.
Mục đích nghiên cứu:
Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi Tú cầu (Hydrangea L.1753)
ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Thường sơn(Hydrangeaceae), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho nhữngnghiên cứu có liên quan
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Cung cấp tài liệu phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt Nam về họ Thườngsơn ở Việt Nam, bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở
Trang 7dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Tú cầu (Hydrangea L.1753) ở Việt
Nam
Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản xuất cácloại thuốc
Điểm mới của đề tài:
Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Tú cầu
(Hydrangea L 1753) một cách đầy đủ và có hệ thống.
Bố cục của khóa luận
Gồm 35 trang, 6 hình vẽ, 5 ảnh, được chia thành các phần chính như sau: Mởđầu (2 trang), chương 1 (Tổng quan tài liệu: 4 trang), chương 2 (Đối tượng, thờigian, phạm vi, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 4 trang), chương 3 (Kết quảnghiên cứu: 21 trang), kết luận và kiến nghị: 2 trang, tài liệu tham khảo: 22 tài liệu;bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam; phụ lục
Trang 81.1 Trên thế giới
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Người đầu tiên nghiên cứu về chi này là Linnaeus (1753) [19] trong công trình
“Species Plantarium” Trong công trình này tác giả đã công bố chi Hydrangea với
một loài là Hydrangea arborescens L Tác giả đã xếp chi Tú cầu trong nhóm hoa lưỡng tính với 2 nhụy hoa cùng một số chi khác như Royena, Chrysoplenium,
Saxifranga,… Khi đó, chưa hình thành họ Hydrangeaceae.
Sau Linnaeus còn có một số tác giả nghiên cứu về chi Hydrangea nhưng chủ
yếu là những công bố mới Về hệ thống, không có khác biệt đáng kể
Năm 1789, Jussieu đã nhóm một số chi có nhiều đặc điểm giống nhau thành
một họ riêng biệt trong công trình “Genera Platarum” [17], ông đã đặt tên cho họ thực vật này là Hydrangeaceae và xếp chi Hydrangea vào họ này.
Bentham & Hooker f (1867) [13] khi nghiên cứu phân loại cho ngành Hạt kín
đã xếp chi Hydrangea vào họ Hydrangeaceae.
Về sau nhiều tác giả cũng đề cập đến chi Hydrangea trong các công trình
nghiên cứu Các tác giả đều cho rằng chi nằm trong họ Hydrangeaceae
Bên cạnh quan điểm trên, tác giả Hwang Shumei and Wei Chaofen (1995) [16]
với công trình “Flora Reipublicae popularis sinicae” đã chi nhận chi Hydrangea tại
Trung Quốc có 46 loài và 10 thứ Tác giả đã cung cấp các thông tin về danh pháp,đặc điểm hình thái và hình vẽ của một số loài thuộc chi này Đáng lưu ý, trong công
trình này, tác giả đã xếp chi Hydrangea vào họ Saxifragmaceae.
Về sau, Wei Zhaofen & Bruce Bartholomev (2001) [22] khi nghiên cứu thực
vật tại Trung Quốc trong công trình “Flora of China”, thực chất là tái bản có bổ sung công trình “Flora Reipublicae popularis sinicae” Công trình này ghi nhận có
33 loài Hydrangea có ở Trung Quốc trong đó có 25 loài được ghi nhận là đặc hữu
tính đến thời điểm đó Trong công trình này, tác giả đã mô tả đặc điểm của chi, lậpkhóa định loại, ngoài ra còn mô tả về đặc điểm, phân bố và sinh thái của các loài
trong chi Về mặt hệ thống, tác giả vẫn đi theo quan điểm xếp chi Hydrangea vào
họ Saxifragmaceae
Trang 9Trong công trình “Flora of Hong Kong” (2008) [15] của Hu Qi-ming and Wu
De-lin đã đưa ra quan điểm xếp chi này thuộc họ Hydrangeaceae Với chi
Hydrangea tác giả đã xây dựng bản mô tả, cung cấp thông tin về danh pháp, đặc
điểm của loài Hydrangea macrophylla phân bố ở Hong Kong.
A Takhtajan (2009) [21] trong công trình “Flowering Plant” đã đưa ra quan điểm chi Hygrangea thuộc họ Saxifragmaceae thuộc bộ Saxifragmales Trong công
trình này, tác giả đã lập khóa phân loại cho các họ thuộc bộ Saxifragmales, đối vớimỗi họ, tác giả đưa ra đặc điểm hình thái của họ dưới dạng khóa phân loại và nhữngghi chú về mặt phân loại học
Như vậy, có hai quan điểm khác nhau về vị trí của chi Hydrangea là thuộc họThường sơn (Hydrangeaceae) hay thuộc họ Saxifragmaceae nhưng đều thống nhấtxếp vào bộ Saxifragmales
1.2 Ở Việt Nam
Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về họ Thường sơn (Hydrangeaceae)
và chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam là khá ít Người đầu tiên đề cập đến chi
Tú cầu ở Việt Nam là Gagnepain (1920) [14] trong cuốn Flore générale
del’Indochi-Chine Trong công trình này, tác giả đã đã xếp chi Hydrangea vào họ
Tai hùm (Saxifragmaceae) Trong tác phẩm này, tác giả đã mô tả chi và ghi nhận có
1 loài có ở Việt Nam đó là Hydrangea aspera (không có hình ảnh minh họa).
O Lecompte (1965) [16] đã nghiên cứu phân loại chi Hydrangea ở khu vực Lào, Campuchia và Việt Nam trong công trình “Flore du Cambodge, du Laos et du
Vietnam” Tác giả đã mô tả đặc điểm chi, xây dựng khóa định loại và mô tả 3 loài ở
vùng đó: Hydrangea aspera, Hydrangea macrophylla subsp stylosa, Hydrangea
heteromalla Trong đó cả 3 loài đều xuất hiện ở Việt Nam Bên cạnh các thông tin
về danh pháp, đặc điểm, phân bố, tác giả còn cung cấp thêm hình ảnh của loài
Hydrangea aspera Đáng lưu ý, trong công trình này, tác giả đã xếp chi Hydrangea
vào họ Tai Hùm (Saxifragmaceae) cùng với một số chi khác như Saxifragma.
Trong công trình “Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam” của Lê Khả Kế (1973) [8],
tác giả đã mô tả đặc điểm, phân bố và giá trị sử dụng của 1 loài với 2 thứ trong chi
Trang 10ngoài ra còn cung cấp thêm thông tin về danh pháp, giá trị sử dụng và phân bố của
loài Hydrangea macrophylla.
Trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1999) [7], tác giả
đã cung cấp những thông tin cơ bản để nhận biết được 1 loài, 3 phân loài và 1 dạng
thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam là: Hydrangea heteromalla,
Hydrangea aspera subsp strigosa, Hydrangea aspera subsp robusta, Hydrangea macrophylla subsp stylosa, Hydrangea macrophylla f hortensis Trong công trình
này chi Hydrangea vẫn được xếp chung vào họ Saxifragmaceae cùng với một số chi
khác như Dichroa, Saxifragma,…, tuy còn nhiều hạn chế như: Bản mô tả còn sơ
sài, không có mẫu nghiên cứu, không có tài liệu trích dẫn,… nhưng cho đến nay,đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam
Nguyễn Tiến Bân (2003) trong “Danh lục các loài thực vật Việt Nam – họ
Thường sơn Hydrangeaceae” [3] đã đưa ra danh mục gồm đầy đủ 2 loài, 2 phân loài
và 2 thứ thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam Tác giả cung cấp một số
thông tin về danh pháp, phân bố, dạng sống và sinh thái, giá trị sử dụng của các loài
trong chi Tú cầu (Hydrangea L.) Trong công trình này, chi Hydrangea được xếp vào họ Hydrangeaceae cùng với chi Dichroa và Pileostegia, Schizophragma.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu đề cập đến chi Tú cầu dưới dạngtài nguyên như:
+ Công trình “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đõ Tất lợi (2004) [9] đã
đề cập đến giá trị sử dụng làm thuốc, tính vị, phân bố, sinh thái của một số loàitrong chi Tú cầu có giá trị làm thuốc
Trang 11+ Công trình của Võ Văn Chi (2012) [5] trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam”
đã đề cập đến giá trị sử dụng làm thuốc, phân bố, sinh thái của một số loài trong chi
Tú cầu
+ Nguyễn Tiến Bân (1997) [2] trong “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ
thực vật hạt kín ở Việt Nam” đã xếp chi Tú cầu (Hydrangea) vào họ Thường sơn
(Hydrangeaceae) thuộc bộ Tai hùm (Saxifragales) Theo tác giả họ Thường sơn(Hydrangeaceae) có 4 chi với 7 loài
Hiện tại, nhiều loài, phân loài, thứ trong chi Tú cầu đã có sự thay đổi về mặt
danh pháp Có thể thấy nhiều phân loài, thứ thuộc loài Hydrangea aspera D Don –
Thổ thường sơn đã được nâng lên ở bậc loài Do vậy, số lượng các loài thuộc chi Túcầu có nhiều thay đổi
Như vậy, có thể nói rằng cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứumột cách đầy đủ và có hệ thống về họ Thường sơn (Hydrangeaceae) nói chung và
về chi Tú cầu (Hydrangea L.) nói riêng Việc sắp xếp các taxon bậc chi vào bậc họ
còn có nhiều quan điểm Do đó, để đặt nền tàng cho công trình phân loại họ Thường
sơn (Hydrangeaceae), chúng tôi tiến hành phân loại chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở
Việt Nam
Trang 12CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu
Các loài thuộc chi Tú cầu ở Việt Nam được nghiên cứu dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu:
Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Tú cầu (Hydrangea L 1753) trên thế
giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo về phân loại học
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L 1753) ở Việt
Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyênSinh vật (HN) Ngoài ra, mẫu vật ở các phòng tiêu bản thực vật trường Đại họcKhoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU) cũng đã được nghiên cứu.Tổng số mẫu nghiên cứu là 22 số hiệu với 31 tiêu bản Việc phân tích mẫuđược tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật).Ngoài ra, tôi còn tham khảo một số mẫu thu thập được trong khi điều tra thực địa vàcác ảnh chụp mẫu vật trên internet
2.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6/2017 đến tháng 4/2018
2.3 Phạm vi nghiên cứu
Khắp cả nước
2.4 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích các hệ thống phân loại chi Tú cầu (Hydrangea L.) trên thế giới, từ
đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp các loài thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L.)
ở Việt Nam, tìm hiểu vị trí của chi Tú cầu
- Xây dựng bản mô tả chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam.
- Xây dựng khoá định loại các loài, phân loài, thứ thuộc chi Tú cầu
(Hydrangea L.) ở Việt Nam.
Trang 132.5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu phân loại chi Tú cầu (Hydrangea L.), chúng tôi sử dụng phương pháp Hình thái so sánh, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) Đây là phương
pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất trên thếgiới và phù hợp với điều kiện nghiên cứu ở nước ta Phương pháp này dựa trên đặcđiểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinhsản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tácđộng của môi trường Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quantương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánhvới cây cây trưởng thành, nụ so với nụ, hoa so sánh với hoa, …)
Để làm tốt phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời
cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu
thập mẫu vật, chụp ảnh quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi,quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác Theo đó, các loài thuộcchi Tú cầu còn nhiều loài được trồng làm cảnh, do vậy chúng tôi tiếp cận các cá thểđược trồng làm cảnh thuộc chi Tú cầu
Công tác nội nghiệp: Xử lý và bảo quản mẫu vật Việc nghiên cứu các mẫu vật
khó được tiến hành tại các phòng thí nghiệm Tại đây, các mẫu vật được phân tích,chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn(nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nướclân cận) để phân tích, so sánh và định loại
Việc nghiên cứu phân loại chi Tú cầu (Hydrangea L.) được tiến hành theo các
bước như sau:
Trang 14Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Tú cầu
(Hydrangea L.) Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi
này ở Việt Nam
Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L.) hiện
– Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật vàquy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự như sau:
Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bốtên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học,năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở Việt Nam đề cậpđến, các tên đồng nghĩa, tên Việt Nam khác, mô tả, loài chuẩn của chi, ghi chú.Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tácgiả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tênkhoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và tài liệu ở ViệtNam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc, các tên đồng nghĩa, tên Việt Nam khác, mô
tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc.class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảoquản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị
sử dụng, ghi chú (nếu có)
– Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tinngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá, ) đến cơ quansinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt)
Trang 15Để xây dựng bản mô tả cho một loài, tôi tập hợp các số liệu đã phân tích vềloài đó, sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typus (nếu có), từ
đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài
Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loàitrong chi Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác(thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), tôi sẽ có những ghi chú bổsung
– Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, tôi lựa chọn cáchxây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau:
Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặcđiểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễnhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon) Trong mỗi nhóm, lại tiếptục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục nhưvậy đến khi phân biệt hết các taxon
– Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiệnhành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam
Để đánh giá về giá trị tài nguyên (khoa học và giá trị sử dụng), tôi căn cứ vào
điều tra thực địa và tài liệu: Từ điển cây thuốc của Võ Văn Chi (1997), Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (1995),
Trang 16CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Hệ thống phân loại và vị trí của chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam
Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Tú cầu và họ Thường sơn trongcác công trình thực vật chí ở các nước trên thế giới và Việt Nam như công trình củaLinnaeus (1753), O Lecomte (1965), A Takhtajan (1997, 2009), Phạm Hoàng Hộ(2000), tôi nhận thấy hệ thống phân loại chi Tú cầu khá là đồng nhất, phân loại chitrực tiếp đến loài mà không qua các bậc trung gian như phân chi hay nhánh
Về vị trí của chi Tú cầu có hai quan điểm khác nhau như sau:
+ Quan điểm 1: Chi Tú cầu (Hydrangea) được xếp vào họ Tai hùm (Saxifragmaceae) với tên chi chuẩn là Saxifragma.
+ Quan điểm 2: Chi Tú cầu (Hydrangea) được xếp vào họ Thường sơn
(Hydrangeaceae) Về bản chất là tách một số chi có cùng đặc điểm khác biệt, nâng
lên bậc họ với tên chi chuẩn là Hydrangea Sự khác biệt giữa họ Tai hùm và họ
Thường Sơn được đánh giá là rất rõ ràng Các đặc điểm của họ Thường Sơn khácvới họ Tai hùm bởi Hydrangeaceae thường là cây bụi, còn Saxifragmaceae thường
là cây cỏ; Các loài thuộc họ Hydrangeaceae thường có hoa bất thụ, cònSaxifragmaceae không có hoa bất thụ
Với hai đặc điểm khác biệt cơ bản giữa Hydrangeaceae và Saxifragmaceae,nhiều quan điểm cho rằng đây là hai đặc điểm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
tiến hóa của thực vật Ngày nay nhiều quan điểm đồng nhất việc tách Hydrangea và
sự tồn tại độc lập của họ Thường sơn Hydrangeaceae
Theo quan điểm trên, Chi Tú cầu (Hydrangea) được xếp vào họ Thường sơn
(Hydrangeaceae), bộ Tai hùm (Saxifragmales), phân lớp Sổ (Dileniidea), lớp Ngọclan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledons), ngành Ngọc lan(Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae)
Với quan điểm trên, chi Tú cầu (Hydrangea) ở Việt Nam có 6 loài là:
- Hydrangea aspera D Don – Thổ thường sơn
Trang 17- Hydrangea strigosa Rehd = Hydrangea aspera D Don ssp strigosa (Rehd.)
McClint – Tú cầu ráp
- Hydrangea robusta Hook f & Thoms = Hydrangea aspera D Don var robusta
(Hook f & Thoms.) McClint – Bát tiên mạnh
- Hydrangea heteromalla D Don – Bát tiên dị dạng
- Hydrangea macrophylla (Thunb.) Seringe in DC – Tú cầu [trong đó nhập cả thứ
Hydrangea macrophylla (Thunb.) Seringe in DC var hortensis (Maxim.) Rehd.]
- Hydrangea stylosa Hook f & Thoms = Hydrangea macrophylla (Thunb.)
Seringe in DC ssp stylosa (Hook f & Thoms.) McClint – Bát tiên
3.2 Đặc điểm phân loại của chi Tú cầu (Hydrangae L.) ở Việt Nam
HYDRANGEA L 1753 – TÚ CẦU
L 1753 Sp.Pl 1: 379; Gagnep 1920 Fl Gen Indoch 2: 682; Lecompte, 1965 Fl Camb Laos Vietn 4: 14; C Wei, 1995 Fl Reip Pop Sin 35(1): 201; Wei & Bruce,
2001 Fl China, 8: 153
– HORTENSIA Commerson ex Jussieu, 1789 Gen Plant : 214.
– CORNIDIA Ruiz et Pavon, 1794 Flor Peruv Chil Prodr : 53.
– SARCOSTYLES Prels ex Seringe in DC., 1830 Prodr 4: 15.
– Bát tiên, Hoa đĩa
Trang 18Lá đơn, mọc đối, hiếm khi mọc vòng ba cái (H macrophylla), có cuống dài.
dạng về hình dạng như hình trứng, bầu dục, mác,… Gân lá hình lông chim, gân cấp
ba dạng mạng Lá có thể có lông hay không có lông hoặc chỉ có lông trên gân
3.2.3 Hoa và cụm hoa
Cụm hoa: Cụm hoa xim hoặc ngù (H macrophylla var stylosa), hoặc dạng
chùm, mang nhiều hoa, cụm hoa thường tạo thành hình cầu tròn; mọc ở đỉnh cànhhoặc ở nách lá gần đỉnh cành Trên cụm hoa thường có cả hoa sinh sản và hoakhông sinh sản (hoa lép) Hoa không sinh sản thường nằm phía ngoài, hoa sinh sảnthường nằm phía trong của cụm hoa
Hoa không sinh sản: Đính ở bên ngoài cụm hoa; mang 4-5 lá đài lớn và nạc
(như cánh hoa), thường có nhiều hơn ở các loài và giống trồng, thường các loài có 4
lá đài, loài H macrophylla đôi khi có 5 lá đài Số lượng hoa không sinh sản ít hơn
hoa sinh sản
Hoa sinh sản: Lưỡng tính, đều, thường ở giữa của cụm hoa Đài hợp thành
ống phía dưới, xẻ 4-5 thùy, có thể tồn tại đến giai đoạn quả hay rụng sớm tạo choquả có một gờ vòng tròn ở đỉnh Tràng gồm 4-5 cánh, hình trứng hoặc hình thìa, rời(hiếm khi hơi dính ở phía dưới), xếp van Nhị thường (8)10(14) cái, đính trên đĩamật; chỉ nhị mảnh, dài; bao phấn hình thuôn hoặc gần hình cầu, 2 ô Bộ nhụy gồm
2-4(-5) lá noãn hợp thành bầu hạ (H aspera, H strigosa, H robusta) hay bầu trung (H heteromalla, macrophylla, H stylosa); mỗi ô chứa nhiều noãn; vòi nhụy 2-4(-
5), tương ứng số lá noãn, rời hoặc hơi hợp ở gốc, thường tồn tại ở quả; núm nhụy ở đỉnh hoặc men xuống
3.2.4 Quả và hạt
1
) Ở loài H macrophylla, mép lá có khi chia thùy lông chim, tuy nhiên đây chỉ là một dạng
cây trồng của loài này Hiện tại do quá trình nhập trồng ở nhiều nơi nên chưa chắc chắndạng này có ở Việt Nam hay không
Trang 19Quả nang, gần hình bán cầu hoặc chuông, cốc, hiếm khi thấy hình trứng; chóp
quả cụt (H aspera, H strigosa, H robusta) hay lồi lên (H heteromalla,
macrophylla, H stylosa), khi chín mở ở đỉnh giữa vòi nhụy.
Hạt nhiều và nhỏ, có cánh dạng riềm hoặc không có cánh; vỏ hạt mỏng, có gânnhỏ dọc theo hạt Phôi lớn và thẳng, được bao xung quanh bằng một lớp nội nhũnạc
Typus: H arborescens L.
Có khoảng 70 loài phân bố ở châu Ấu, Châu Á, Bắc và Nam Mỹ Việt Nam có
6 loài, phân bố ở nhiều nơi, đặc biệt nhiều loài được trồng làm cảnh phổ biến
3.3 Khóa định loại các loài thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam
3.3.1 Ma trận các đặc điểm của các loài thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam
Trên cơ sở các mẫu vật có được, chúng tôi phân tích đặc điểm hình thái củacác loài, các chi, lập bảng so sánh các đặc điểm hình thái thu được Kết quả đượctrình bày ở bảng sau:
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các đặc điểm hình thái của các loài thuộc chi Tú cầu
(Hydrangea L.) ở Việt Nam
Trang 20-, trừgân lá
phễu, chuông
5,trứng
- tamgiác
hình chuông
Số lượng, hình dạng đài
hoa không sinh sản
4-5,hìnhtrứngrộngđến tròn
4-5,bầudục,trứng,cầu
4,trứnghoặchìnhcầu
3-4.trứng,bầudục
Chiều dài đài hoa không
Màu cánh hoa
Xanhtímhoặc đỏtím
Trắng,hồng,tím,xanh
Xanh
Trang 211A Bầu hạ, quả nang có đỉnh cụt.
2A Cành non tròn hay có 4 cạnh thấp, nhìn không rõ rệt
3A Phiến lá mặt dưới có lông tơ mịn dày đặc 1 H aspera 3B Phiến lá mặt dưới có lông cứng thô 2 H strigosa 2B Cành non có 4 cạnh cao, nhìn rõ rệt 3 H robusta
1B Bầu trung 1/3 – 2/3, quả nang đỉnh lồi lên trên đài
4A Thùy cánh hoa cụt, nhỏ hơn 2,5 mm
5A Phiến lá có lông nhung dày đặc, quả nang có vân sọc tạo gờ cao dọc
quả 4 H heteromalla
5B Phiến lá không có lông hoặc gân mọc dọc theo gân giữa Quả nang
có gân sọc gờ thấp chạy dọc quả 5 H macrophylla 4B Thùy cánh hoa nhọn và cong, lớn hơn 2,5 mm 6 H stylosa
Trang 223.4 Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Tú cầu (Hydrangea L.) ở Việt Nam
3.4.1 Hydrangea aspera D Don, 1825 – Thổ thường sơn
L 1753 Sp.Pl 1: 379; Gagnep 1920 Fl Gen Indoch 2: 691; Lecompte, 1965 Fl Camb Laos Vietn 4: 16; C Wei, 1995 Fl Reip Pop Sin 35(1): 239; Wei & Bruce,
2001 Fl China, 8: 162; Ban, 2003 Checkl Pl Sp Vietn 2:
665
– Tú cầu
ráp
Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 1-4 m Cành nhỏ dạng ống tròn hoặc hơi có 4 gờ lồi ít
rõ thấy Phần non có lông cứng ngắn, dày đặc, màu vàng đến trắng xám, khi giànhẵn Cuống lá dài 1-4,5 cm, có lông cứng dày đặc hoặc không có lông Phiến lá cóhình dạng thay đổi (hình mác, hình trứng hoặc hình bầu dục), kích thước khoảng 5-
25 x 2-8 cm, mỏng như giấy; chóp nhọn; mép có nhiều lông tơ màu trắng xám đếnlông tơ dài; gốc cân; mặt dưới có nhiều lông tơ mịn dày; mặt trên có lông thưa; gânbên 6-10 đôi Cụm hoa ngù, rộng 8-25 cm, đỉnh cong giống hình cung, có lông tơmàu vàng xám dày đặc Hoa không sinh sản có 4-5 lá đài màu trắng hơi xanh, hơihồng hoặc đỏ; hình trứng rộng đến tròn, kích thước khoảng 1-3,3 x 0,9-2,7 cm, mép
có răng cưa nhỏ, có khía tròn nhỏ hoặc nguyên Hoa sinh sản có đài hình chuôngđến dạng cốc, dài 1-1,5 mm, đỉnh xẻ răng hình tam giác dài 0,5-1 mm Cánh hoamàu xanh tím hoặc màu đỏ tím, hình trứng, kích thước khoảng 1,5-2,5 mm, đáy cụt.Nhị 10, không đều; bao phấn gần giống hình cầu, khoảng 0,5 mm Bầu 2-3 ô; vòinhụy uốn gập xuống, dài 1-2 mm ở quả; núm nhụy hơi rộng Quả có đường kính cỡ3-5 mm, có các đường gân dọc Hạt màu nâu, hình bầu dục, cỡ 0,5 mm, có một cánh phía trên, vỏ hạt có vân (Hình 1; ảnh 1)
Loc Class.: Nepal: Narainhetty; Typus: Buchanan sine num (BM).
Sinh học và sinh thái: Ra hoa từ tháng 8 đến tháng 9, thời gian đậu quả tháng
10 đến tháng 11 Mọc ở các khu rừng thường xanh hoặc thung lũng ẩm; ở độ caođến khoảng 800-1400 m
Phân bố: Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Phúc Còn có ở Vân Nam, Tứ Xuyên,
Quảng Tây (Trung Quốc), Nepal
Trang 23Mẫu nghiên cứu: LAI CHÂU (Tam Đường), Nguyễn Tiến Hiệp, L.
Averyanov, Phạm Văn Thế HAL 10446 (HN) – VĨNH PHÚC (Tam Đảo);LX.VN164 (HN)
Trang 24Giá trị sử dụng: Làm thuốc.
Hình 1 Hydrangea aspera D Don
1 cành mang hoa; 2 lá; 3 quả; 4 hạt.(Hình theo Wei Chaofen, 1995)