1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh nghiệm làm mẫu nhồi và ngâm động vật có xương sống hiệu quả

32 621 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

TÓM TẮT SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. T rong giảng dạy bộ môn sinh học, việc giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và biết cách khai thác mở rộng kiến thức, đặc biệt giúp học sinh đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Trong những năm gần đây, ở các trường THCS đã được nhà nước cấp phát, mua sắm khá nhiều về đồ dùng dạy học. Nhưng nếu chúng ta đối chiếu với nội dung, chương trình ở nhiều môn, nhiều lớp thì số lượng, chất lượng đồ dùng dạy học được cấp phát chưa đáp ứng đầy đủ với yêu cầu giảng dạy, đặc biệt là ở lớp 7 và lớp 8. VD: Ở môn Sinh 7: Những đồ dùng dạy học được cấp phát chủ yếu là một số bộ tranh và một số mô hình thạch cao, còn các đồ dùng rất hấp dẫn và cần thiết khi giảng dạy như các mẫu ngâm, mẫu nhồi, mẫu xương của các lớp động vật hẫu như chưa được cấp phát. Do đó phần nào ảnh hưởng đến kết quả của bài dạy. Để khắc phục những khó khăn do thiếu đồ dùng dạy học hiện nay, tôi đã làm các mẫu ngâm, mẫu nhồi, bộ xương với các nguyên vật liệu dễ kiếm, với sự tham gia của các đồng nghiệp, của học sinh, phụ huynh học sinh và đã góp phần cho dạy tốt, học tốt . 2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến. 2.1. Điều kiện. Là những học sinh khối 7. Chuẩn bị một số cuốn sách tham khảo, tranh ảnh, mẫu vật, tư liệu... 2.2. Thời gian. Thời gian áp dụng sáng kiến từ năm học 2013 2014. 2.3. Đối tượng áp dụng sáng kiến. Học sinh khối 7 3. Nội dung sáng kiến. 3.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến. Với những mô hình được trang thiết bị cho phòng đồ dùng là những mô hình bằng thạch cao đã cũ, vỡ, hỏng...hết giá trị sử dụng. Bên cạnh đó những mẫu vật thật ngày càng ít, không đúng thời vụ để tìm được những mẫu thật và để đảm bảo cân bằng sinh thái. Vì vậy việc làm mẫu nhồi, mẫu ngâm là rất cần thiết. Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy học sinh đã có những tiến bộ rõ rệt. Khi giáo viên hỏi những câu hỏi về hình dạng, cấu tạo trong và ngoài, đặc điểm thích nghi hay vận dụng trong thực tiễn...học sinh đều dễ dàng hoàn thành và vận dụng tốt. 3.2. Khả năng áp dụng sáng kiến. Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng thành công với học sinh khối 7 tại trường tôi công tác nói riêng và có thể áp dụng cho học sinh các trường khác trên địa bàn nói chung. 3.3. Lợi ích thiết thực của sáng kiến. Học sinh có hứng thú học tập hơn đi từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng. 3.4. Giá trị và kết quả đạt được của sáng kiến. Trước khi chưa áp dụng sáng kiến chất lượng làm bài của học sinh rất hạn chế, qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy chỉ một số ít học sinh làm được. Mà những động vật lại rất gần gũi với học sinh. Sau khi áp dụng sáng kiến học sinh tiến bộ rõ rệt trong trả lời và vận dụng vào thực tiễn và đưa ra các biện pháp bảo vệ.

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: "Kinh nghiệm làm mẫu nhồi và ngâm Động vật có xương sống hiệu quả".

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Sinh học trường THCS

3 Tác giả:

Họ và tên: Nam (nữ): Nam

Ngày tháng/năm sinh:

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Sinh

Chức vụ, đơn vị công tác: Phó Hiệu trưởng

5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung của bài và chọn những nội dungtích hợp phù hợp với bài dạy và phù hợp với đối tượng học sinh để tăng hiệuquả

Học sinh cần chuẩn bị bài và có thái độ học tập tích cực

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: nêu mốc thời gian mà SK được

áp dụng lần đầu tiên trong thực tế, hoặc áp dụng thử

Trang 2

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

rong giảng dạy bộ môn sinh học, việc giúp học sinh nắm chắc kiến thức

cơ bản và biết cách khai thác mở rộng kiến thức, đặc biệt giúp học sinh đi

từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng

T

Trong những năm gần đây, ở các trường THCS đã được nhà nước cấpphát, mua sắm khá nhiều về đồ dùng dạy học Nhưng nếu chúng ta đối chiếuvới nội dung, chương trình ở nhiều môn, nhiều lớp thì số lượng, chất lượng đồdùng dạy học được cấp phát chưa đáp ứng đầy đủ với yêu cầu giảng dạy, đặcbiệt là ở lớp 7 và lớp 8

VD: Ở môn Sinh 7: Những đồ dùng dạy học được cấp phát chủ yếu làmột số bộ tranh và một số mô hình thạch cao, còn các đồ dùng rất hấp dẫn vàcần thiết khi giảng dạy như các mẫu ngâm, mẫu nhồi, mẫu xương của các lớpđộng vật hẫu như chưa được cấp phát Do đó phần nào ảnh hưởng đến kết quảcủa bài dạy

Để khắc phục những khó khăn do thiếu đồ dùng dạy học hiện nay, tôi đãlàm các mẫu ngâm, mẫu nhồi, bộ xương với các nguyên vật liệu dễ kiếm, với

sự tham gia của các đồng nghiệp, của học sinh, phụ huynh học sinh và đã gópphần cho dạy tốt, học tốt

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

2.1 Điều kiện.

- Là những học sinh khối 7

- Chuẩn bị một số cuốn sách tham khảo, tranh ảnh, mẫu vật, tư liệu

2.2 Thời gian.

- Thời gian áp dụng sáng kiến từ năm học 2013 - 2014

2.3 Đối tượng áp dụng sáng kiến.

- Học sinh khối 7

3 Nội dung sáng kiến.

3.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến.

- Với những mô hình được trang thiết bị cho phòng đồ dùng là những môhình bằng thạch cao đã cũ, vỡ, hỏng hết giá trị sử dụng Bên cạnh đó những

Trang 3

mẫu vật thật ngày càng ít, không đúng thời vụ để tìm được những mẫu thật và

để đảm bảo cân bằng sinh thái Vì vậy việc làm mẫu nhồi, mẫu ngâm là rất cầnthiết

- Qua quá trình giảng dạy, nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệmtôi thấy học sinh đã có những tiến bộ rõ rệt Khi giáo viên hỏi những câu hỏi vềhình dạng, cấu tạo trong và ngoài, đặc điểm thích nghi hay vận dụng trong thựctiễn học sinh đều dễ dàng hoàn thành và vận dụng tốt

3.2 Khả năng áp dụng sáng kiến.

- Sáng kiến được nghiên cứu và áp dụng thành công với học sinh khối 7tại trường tôi công tác nói riêng và có thể áp dụng cho học sinh các trường kháctrên địa bàn nói chung

3.3 Lợi ích thiết thực của sáng kiến.

- Học sinh có hứng thú học tập hơn đi từ trực quan sinh động đến tư duytrìu tượng

3.4 Giá trị và kết quả đạt được của sáng kiến.

- Trước khi chưa áp dụng sáng kiến chất lượng làm bài của học sinh rấthạn chế, qua kết quả điều tra thực trạng cho thấy chỉ một số ít học sinh làmđược Mà những động vật lại rất gần gũi với học sinh

- Sau khi áp dụng sáng kiến học sinh tiến bộ rõ rệt trong trả lời và vậndụng vào thực tiễn và đưa ra các biện pháp bảo vệ

- Tổ chức các buổi thảo luận, hướng dẫn viết SKKN và giới thiệu cácsáng kiến kinh nghiệm có chất lượng cao, ứng dụng lớn trong thực tiễn

Trang 4

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Ngành giáo dục đang triển khai rất mạnh về cải tiến phương pháp giảngdạy trong cả nước Muốn cải tiến tốt phương pháp giảng dạy thì ngoài yếu tốcon người còn phải chú ý tới cơ sở vật chất để phục vụ cho dạy và học, đặc biệt

là đồ dùng dạy học

Trong những năm gần đây, ở các trường THCS đã được nhà nước cấpphát, mua sắm khá nhiều về đồ dùng dạy học Nhưng nếu chúng ta đối chiếuvới nội dung, chương trình ở nhiều môn, nhiều lớp thì số lượng, chất lượng đồdùng dạy học được cấp phát chưa đáp ứng đầy đủ với yêu cầu giảng dạy, đặcbiệt là ở lớp 7 và lớp 8

VD: Ở môn Sinh 7: Những đồ dùng dạy học được cấp phát chủ yếu làmột số bộ tranh và một số mô hình thạch cao, còn các đồ dùng rất hấp dẫn vàcần thiết khi giảng dạy như các mẫu ngâm, mẫu nhồi, mẫu xương của các lớpđộng vật hẫu như chưa được cấp phát Do đó phần nào ảnh hưởng đến kết quảcủa bài dạy

Để khắc phục những khó khăn do thiếu đồ dùng dạy học hiện nay, tôi đãlàm các mẫu ngâm, mẫu nhồi, bộ xương với các nguyên vật liệu dễ kiếm, với

sự tham gia của các đồng nghiệp, của học sinh, phụ huynh học sinh và đã gópphần cho dạy tốt, học tốt

2 Cơ sở lý luận của vấn đề

Trong nhiều năm, bằng thực tế đã làm, trong đó có cả những thành công,hạn chế, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm tốt trong việc làm đồ dùng dạyhọc nói chung và đồ dùng môn Sinh học nói riêng Và đã mạnh dạn viết thànhsáng kiến kinh nghiệm để các đồng chí, đồng nghiệp cùng nghiên cứu thamkhảo

Trong năm học 2012-2013 , tôi đã viết một chuyên đề về phương pháplàm 5 bộ xương của 5 lớp động vật có xương sống là: Cá, ếch, Bò sát, Chim,Thú và đã được đánh giá tốt, được nhiều đồng chí, đồng nghiệp trao đổi, ápdụng

Trang 5

Năm học 2013 - 2014 theo yêu cầu của một số giáo viên, tôi xin viết kinhnghiệm về phương pháp nhồi và ngâm các động vật có xương sống là: Ếch, Cáchép, Bò sát (Thằn lằn, rắn), Chim,Thú (Thỏ) để dạy Sinh 7.

Để có một mẫu nhồi và mẫu ngâm bền, đẹp, tự nhiên, sinh động, hấp dẫn

và phục vụ tốt cho dạy và học, đòi hỏi giáo viên phải nắm được các phươngpháp khi nhồi, ngâm phải có những kinh nghiệm nhất định khi thao tác bảoquản, sử dụng Kinh nghiệm của tôi đều xoay quanh những yêu cầu trên

3 Thực trạng của vấn đề.

Trong chương trình Sinh học 7, trong mỗi lớp học sinh đều được học mộtcon đại diện rất kĩ về cấu tạo ngoài, trong, về sinh sản phát triển Ngoài racòn được học về các tính đa dạng thích nghi với các đời sống của các loài tronglớp đó Để giảng dạy, giáo viên thường sử dụng các đồ dùng dạy học cấp phát

mà phân lớn là các tranh vẽ, do đó sự tiếp thu của học sinh bị hạn chế rất nhiều.Cũng có giáo viên chuẩn bị vật sống để dạy Nhưng không phải lúc nào cũngtìm thấy các mẫu vật sống, ví dụ dạy về: Ếch, Thằn lằn, Rắn thường vào mùađông lạnh, chúng thường đi trú đông Do đó trong giờ học, thường học sinh chỉđọc sách giáo khoa, rồi lĩnh hôị các kiến thức ở trong sách mà không đượcquan sát, nhận biết trên các mẫu vật Điều đó hạn chế rất nhiều đến lòng yêumến bộ môn, việc lĩnh hội kiến thức của học sinh bị hạn chế nhiều

Sau khi học xong về bộ Dơi mà không có mẫu nhồi Dơi, bộ xương Dơi,chỉ có tranh vẽ và sách giáo khoa, tôi đã kiểm tra học sinh những câu hỏi sau:

1) Vì sao em biết Dơi thuộc lớp thú?

2) Hãy nêu cấu tạo của cánh Dơi? Vì sao Dơi không cất cánh được

Trang 6

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện.

4.1 Làm mẫu nhồi.

4.1.1/ Những nguyên liệu chung khi làm mẫu nhồi động vật.

* Dụng cụ , nguyên vật liệu :

- Bộ đồ mổ để mổ động vật

- Bơm tiêm + kim tiêm để tiêm thuốc sát trùng vào những chỗ còn cơ

- Dây thép (to, nhỏ) để làm khung thay xương khi nhồi

- kim chỉ bền: để khâu mẫu vật

- Giấy lau hoặc báo: để thấm máu khi mổ để máu không ra lông

- Chất để thấm khô lông: bột gạo hoặc bột sắn

- Các chất để nhồi: bông, xơ bao tải, rơm vò

- Đế, cành cây để dựng hình mẫu vật

* Thuốc sát trùng bôi vào da để chống thối

- Xà phòng 20g, Kali các bô nat: 5g , axit ác xê ni ơ: 10 g, băng phiến tánnhỏ: 1g , vôi bột 30g, trộn lẫn đun nóng, quấy đều (chú ý: axit ác xê niơ rấtđộc, làm chết người, khi dùng phải chú ý cẩn thận)

- Dung dịch: K2CO3 bão hoà pha lẫn với axít Acxênitơ (H2A3O3 ) với sốlượng bằng nhau (dùng rất tốt)

Nếu không có những hoá chất trên ta có thể dùng các chất sau: (tuykhông tốt bằng hai loại trên)

+ Muối ăn: 50g + Phèn chua: 100g + nước (Chỉ dùng cho động vật nhỏ)+ Bồ hóng: 10g + Vôi bột: 10g+ Muối rang giã nhỏ: 4g (trộn đều)

+ Phoocmôn: 5%-10%: Sát trùng tốt nhưng dễ làm cho da bị cứng nênphải nhồi nhanh

* Các chất dùng để tiêm vào chỗ thịt còn lại để chống thối

- Phoocmôn:5-10%

- Dùng ngay dung dịch K2CO3+ axit ác xê ni ơ

- Nếu không có 2 chất trên có thể dùng cồn 900 (hoặc rượu trắng) nhưngphải phơi kỹ mẫu vật ngay nếu không sẽ bị thối

* Các bước tiến hành nhồi

Trang 7

- Lột da mẫu vật (hạn chế làm bẩn lông, tránh làm rách da)

- Bỏ hết thịt, chỉ giữ lại một số xương cần thiết để dựng khung (ví dụ nhưcánh chim, chân chim )

- Khi nhồi da phải sạch thịt, lông khô, da mềm, phải bôi thuốc sát trùngvào mẫu vật không để sót

- Khi nhồi phải dùng dây thép để tạo hình mẫu vật sao cho đúng với tưthế khi còn sống; rồi cố định trên gỗ hoặc cành cây

- Phải phơi, phải bảo quản mẫu vật không bị bụi bẩn, ẩm, mốc, chốngchuột, mối phá hoại

4.1.2/ Cách làm mẫu nhồi Cá chép: (hoặc các loại cá khác )

* Bước 1: Chọn cá :

- Chọn cá tương đối to để da cá dai, bền hơn da cá nhỏ (khoảng 1kg) Tốtnhất là cá còn sống (hoặc mới chết) không dùng cá ươn, bong vẩy, gẫy vâyhoặc đuôi

- Dùng kéo (hoặc kìm bấm) để cắt đứt xương sống sát gốc đuôi và sátđầu: Cắt đứt các xương sống vây

- Mở rộng lỗ chẩm, lấy hết não trong hộp sọ; các lá mang có thể cắt bỏhoặc dữ lại cũng được

- Dùng panh gắp hai cầu mắt ra ngoài (khi nhồi sẽ thay mắt thuỷ tinh)

- Rửa sạch da, lau khô trước khi nhồi

* Bước nhồi cá :

Trang 8

- Làm khung sắt hình elip dẹt theo hình cá: Một đầu dây cố định ở đầu(trong hộp sọ) Để hình dáng cá không bị biến dạng so với lúc còn sống (dàiquá hoặc ngắn quá); trước khi mổ ta lấy một đoạn dây đo chiều dài của cá đểlàm cữ khi uốn khung dây thép.

- Dùng mộtđoạn dây thép (hơicứng ) quấn vào khungthép bên trong sao chohai đầu dây nhô dài ra

ở phía đuôi và phíangực để khi dựng hình

cá, ta cố định cá ở trênđầu gỗ

- Bôi chất sát trùng vào da cho kĩ Nên nhồi từ đuôi đến đầu sẽ dễ làmhơn, vừa nhồi bông vừa chỉnh hình dạng cá, không nên nhồi căng quá (vì da cárất mỏng, yếu): Cũng không nên nhồi lỏng quá, khi da khô co lại sẽ xấu Nhồitới đâu thì khâu đến đấy, chú ý khâu nhẹ tay (da rễ rách)

- Cố định các vây và đuôi:

Nếu cứ để các vây và đuôi phơi khô sẽ teo lại rất xấu Ta dùng miếng bìacứng áp vào các vây và đuôi rồi dùng kim khâu căng các màng da, khi khô sẽrất đẹp

- Lắp mắt bằng thuỷ tinh: Nên chọn kích thước mắt cho phù hợp, có thểdùng các bóng đèn pin đã bị cháy để làm mắt , bên trong nên vẽ lòng trắng(lòng đen và giấy lót ở phía trong sao cho giống mắt cá)

- Nhồi thêm bông vào miệng cá để đầu không bị tóp lại

- Tiêm thuốc sát trùng (Foocmôn 10%) vào gốc đuôi, gốc vây, đầu đểchống thối

- Đính mẫu cá lên giá gỗ rồi phơi khô (mùa mưa có thể sấy bằng bóngđiện)

- Khi da khô, để mẫu cá đẹp tự nhiên: Tháo hết bìa ở vây và ở đuôi ra rồiquang dầu bóng (khoảng 3 lần), da cá sẽ bóng như vừa ở dưới nước lên

* Bước 4: Bảo quản :

Trang 9

Mẫu cá nhồi hay bị các động vật khác (mèo, chuột, gián, sâu bọ) pháhoại và khi bị va chạm mạnh các tia vây, đuôi ròn dễ gẫy Do đó phải để tronghộp kính Thỉnh thoảng phơi lại ngoài nắng, gió nếu làm tốt mẫu cá có thểdùng được hàng trục năm.

Để lột da nhanh và không làm cho vết mổ rách rộng ra ta làm như sau:

Bỏ hết nội quan của ếch ra cho khoang bụng của ếch có khoảng trống Dùngkéo hoặc kìm bấm, cắt đôi xương sống của ếch (ở phần giữa khoang bụng) rồicho từng đầu xương sống chui qua vết mổ để lấy toàn bộ hai chân ếch lôn rangoài (như lộn bít tất) Phía chân trước và đầu ta cũng làm như vậy, 4 châm giữlại bàn chân, đầu giữ lại hộp sọ

Dùng panh, dùi lấy não ếch, lấy 2 mắt ra

Rửa sạch da ếch rồi lau khô

* Bước 3: Nhồi ếch :

Làm khung xương bằng dây thép Dùng một đoạn dây thép to hơn uốnlại tạo thành xương sống (chú ý độ dài bằng độ dài thân ếch khi còn sống), cốđịnh một đầu vào trong hộp sọ

Dùng 4 đoạn dây thép nhỏ hơn làm 4 xương chi: Mỗi đoạn có 1 đầu rồinối vào xương sống, 1 đầu luồn qua bàn chân rồi nhô ra ngoài để cố định vào

đế gỗ

Trang 10

Bôi chất sát trùng vào da Nên nhồi từ hai chân sau trước, chú ý bôngnhồi bên trong phải đúng hình dạng các cơ ở chân ếch thì mới đẹp Sau đó lại

nhồi 2 chân trước, đến ngực rồi kếtthúc và khâu ở phần bụng

Lắp mắt bằng thủy tinh cho ếch,

có thể dùng bóng pin 2,5v đã cháy

để làm mắt (trong vẽ giống mắtếch)

Tiêm bổ sung Foocmôn vào bốnbàn chân, vào đầu để chống thối.Uốn chân ếch theo đúng tư thếngồi rồi cố định trên đế gỗ

Phơi khô rồi bôi dầu bóng lên da ếch (khoảng 2-3lần) để da bóng, tựnhiên Chú ý không bôi dầu bóng lên mắt bằng thuỷ tinh sẽ làm cho mắt bị mờ,xấu

Chú ý khi nhồi ếch: Muốn đẹp phải nhồi bằng bông vì có những chỗ nhưcác bắp thịt ở chân rất hẹp, khâu chỉnh hình rất quan trọng nó làm cho mẫu vật

tự nhiên, sinh động hơn

* Bước 4: bảo quản trong hộp kính chống chuột, bụi, chống ẩm.

4.1.4/ Cách nhồi Thằn Lằn (hoặc rắn)

* Bước 1: Tìm mẫu vật: Nên tìm mẫu vật vào mùa nóng, để có mẫu vật,

tôi thường huy động học sinh tham gia bắt Thằn lằn: bằng cách hướng dẫn các

em dùng cần câu để câu sẽ không bị gẫy đuôi (nếu gẫy đuôi ta cứ lấy cả đuôi đểkhi định hình lên giá gỗ chắp lại vẫn đẹp)

Trang 11

chân, đuôi, hộp sọ, đầu Chú ý da Thằn Lằn dầy, dễ bong các lớp vẩy nên phảilàm nhẹ dàng Dùng bông hoặc giấy lau, lau khô phía trong da trước khi nhồi.

- Tiêm Fooc môn vào những nơi còn thịt: Như đuôi, 4 bàn chân, đầu vì mắtThằn Lằn nhỏ, có thể thay bằng mắt giả (có thể cứ để nguyên cũng đượcnhưng phải tiêm Fooc môn vào để chống thối)

- Dùng 4 đầu đây thép cố định lên đế gỗ (nên uốn đầu hơi cao sẽ đẹp hơn,

để miệng há ra, học sinh

sẽ quan sát được lưỡi,răng của Thằn Lằn )

- Phơi khô mẫu nhồi rồicũng quang dầu bóng chođẹp

* Bước 4: bảo quản

- Bảo quản mẫu trong hộpkính để chống các động vật khác phá hoại hoặc bụi bẩn, ẩm mốc Thỉnh thoảngkhi trời nắng phơi lại cho khô

4.1.5/ Cách làm mẫu nhồi Chim bồ câu (hoặc các loại chim khác )

* Bước 1: Chọn chim để nhồi

- Nên chọn chim già để nhồi vì da bền hơn, dưới da ít mỡ Chú ý chọnchim có bộ lông đẹp màu sắc đẹp

* Bước 2 : Cách nhồi chim, lột da chim.

Trang 12

- Làm chết chim (bằng cách bóp cổ họng) hoặc gây mê bằng ête, tẩm độ 3

cm3 ête đặt lên đầu và mỏ chim

Chú ý: Sau khi chim chết khoảng 15 - 20 phút để cho máu trong cơ thể

chim lạnh đi, đông lại, khi mổ sẽ đỡ bị bẩn lông

* Lột da chim

- Đặt chim nằm ngửa, dùng kéo (hoặc dao) cắt da ở phía cuối xương lưỡihái đến gần hậu môn Sau đó dùng cán dao mổ (dẹp) lách vào dưới da để datách ra khỏi cơ

- Tách da ở hai phía thân rồi vòng đến tận lưng

- Dùng dao (kéo) cắt đứt phần phao câu rời khỏi khối thịt của thân chim(chú ý nếu có máu chảy phải thấm sạch bằng bông, khăn) không để bẩn lông.Dùng dao, kéo cắt rời 2 khớp đùi ra khỏi thân chim rồi đưa toàn bộ khối thânchim (trong đó vẫn để nguyên các nội quan) qua vết mổ để lộn ngược lên phíađầu, khi đến hai cánh chim thì dùng dao (hoặc kéo) tháo hai khớp xương cánhkhỏi thân (chú ý thấm máu)

Tiếp tục lộn xương cổ (như tháo bít tất) đến tận sát xương sọ thì cắt sáthộp xương sọ thì cắt sát hộp sọ để lấy toàn bộ khối thịt ra ngoài

Lột da chân chim Kéo từng sợ đùi ra, tách ra khỏi cơ rồi cắt toàn bộxương đùi, xương ống chân, chỉ giữ lại xương bàn chân

Lột da hai cánh chim: Nếu khó lấy, chỉ cần lấy cơ ở hai đầu xương cánh,còn trong cánh sẽ tiêm Fooc môn chống thối

Dưới da nếu còn dính thịt, mỡ thì tiếp tục làm sạch, lau khô

Lấy hết não chim từ lỗ chẩm, bỏ hai mắt cầu chim

* Bước 3: Nhồi chim

Dùng một đoạn dây thép khá to để làm xương sống: Một đầu cố địnhtrong hộp sọ (bẻ gập laị)1 đầu cố định vào phao câu

Dùng 2 đoạn dây thép luồn qua hai bàn chân chim: Một ngoài đầu dư ra

để cố định vào đế gỗ 1 đầu cố định vào dây thép làm xương sống

Dùng 2 đoạn day thép luồn vào hai cánh, có đầu buộc vào xương sống

* Cách nhồi :

Bôi thuốc sát trùng vào khắp da chim (bên trong )

Trang 13

Nhồi từ 2 đùi chim trước rồi dồn vào mình chim Sau đó lại nhồi từ cổchim đến thân chim Cuối cùng nhồi mình chim, vừa nhồi vừa khâu kín dần vết

mổ cho đến hết (chú ý da chim rất mỏng, do đó phải nhẹ nhàng nếu không sẽ

bị rách )

Bổ xung thuốc: Tiêm Fooc môn vào đầu, 2 cánh, 2 chân chim, phao câu

để chống thối Lắp mắt bằng thuỷ tinh cho chim

Uốn nắn để chim nhồi có tư thế tự nhiên rồi cố định đứng trên đế gỗ (đếphải khá to để không bị đổ) Có thể để dang hai cánh học sinh quan sát dễ hơn

Phơi khô rồi bôi dầu ở mỏ, 2 chân cho bóng

* Bước 4: Bảo quản

Vì da chim rất mỏng, lông chim dễ bắt bụi, bẩn, do đó mẫu chim phải để

trong tủ kính,

có chất chống

ẩm, để tránhbụi, côn trùngphá hoại,chuột cắn.Thỉnh thoảngnên phơi lại

4.1.6/ Cách nhồi thỏ (hoặc các loài thú khác )

* Bước 1: Chon mẫu vật

Không nên chon thỏ còn non vì da mỏng, da có nhiều mỡ, nhồi xong da

bị co nhiều Cũng không nên chọn thỏ quá già, bộ lông không đẹp Nên chonthỏ khá to, có bộ lông mịn, đẹp

* Bước 2: Lột da thỏ:

Làm chết thỏ bằng cách buộc dây vào cổ thỏ rồi treo lên lên cho chếtngạt (khi treo thỏ giẫy chết thì phân, nước tiểu sẽ không làm bẩn lông, nếu đểtrên đất sẽ bị bẩn lông)

Trang 14

Để thỏ chết khoảng 30-40 phút cho máu đông mới mổ.

* Lột da :

Để thỏ nằm ngửa, dùng kéo, dao mổ 1 đường ở dọc bụng dài khoảng 20

-15 cm (càng ngắn càng tốt nhưng khó làm) Dùng cán dao dẹp lùa vào trong da

để tách da khỏi phía trên lưng

Lột da lấn xuống hai đùi sau, đến đuôi, rồi dùng dao, kéo cắt đứt xươngđuôi khỏi chân, tháo 2 khớp xương ở đâu gối thỏ khỏi 2 chân sau phải lau máuliên tục để máu không làm bẩn lông

- Chú ý: Khi mổ chỉ cắt lần da của thỏ (trong nội quan) chui ra vết mổ

rồi lộn ngược lên phía đầu Đến trước gặp hai chân trước lại dùng dao kéo tháohai khớp gối ở hai chân trước Tiếp tục lột da cổ, lột da đầu đến tận mũi Cốgắng lột da ở tai để lấy vành sụn ra thì sau này tai không bị nhăn (khi nhồi sẽthay bằng bìa cứng ở vành tai)

Nếu muốn dùng hộp sọ phải lấy hết não, nạo hết các bắp thịt ở hai bên

má, lấy hết lưỡi ra (khi nhồi phải sát trùng sọ thật kỹ)

Tiếp tục cắt rời cột sống khỏi sọ, để lấy toàn bộ khối thịt ra ngoài

Lột da tiếp ở 4 chân, chỉ giữ lại bàn chân, lấy hai mắt thỏ ra

Nạo hết lớp mỡ (hoặc thịt) còn dính trên da, lau khô trước khi nhồi

Nếu da, bộ lông bị bẩn thì phải giặt bằng nước sạch rồi phơi, làm tơi lôngtrước khi nhồi

* Bước 3 : Nhồi thỏ

Dùng 1 đoạn dây thép to làm khung cột sống, 1 đầu gập, lại cố địnhtrong hộp sọ (luồn qua lỗ chân) 1 đầu cố định vào đuôi

Dùng 4 đoạn dây thép luồn qua 4 chân có đầu buộc vào khung cột sống,

1 đầu nhô ra ngoài để cố định vào đế gỗ

Bôi thuốc sát trùng kĩ vào phía trong da thỏ

Nhồi từ 2 chân sau dồn về phía mình thỏ: Vì số lượng chất nhồi lớn cóthể dùng bông vào các chân, còn mình thỏ có thể thay bông bằng xơ bao tải,chăn bông cũ bỏ đi, hoặc rơm khô vò nát (chú ý chất nhồi phải sạch, khô)

Trang 15

Tiếp theo nhồi từ đầu có thể đắp đất sét dẻo vào 2 cơ má của thỏ, luồnbìa cứng vào 2 lớp da tai của thỏ Tiếp tục nhồi đến cổ, 2 chân trước rồi đếnthân thỏ Cuối cùng nhồi bụng thỏ rồi vừa nhồi vừa khâu vết mổ cho đến hết.

Chú ý: da thỏ khi khô co lại rất nhiều do đó khi nhồi khá căng để hạn chế

da co lại khi khô

+ Sau khi nhồi tiêm phoóc

môn vào đuôi, bốn bàn chân,đầu, môi để chống thối, thaymắt thuỷ tinh cho thỏ

+ Nắn các khung xươngbằng dây thép để sửa tư thế thỏ

tự nhiên rồi cố định trên đế gỗ

* Bước 4: Bảo quản

Lông thỏ dễ bị bụi bẩn,mẫu thỏ nhồi cũng dễ bị chuộtcôn trùng phá hoại, do đó cũng phải được bảo vệ trong hộp kính Thỉnh thoảngphải đem phơi lại

4.2 Làm mẫu ngâm.

4.2.1/ Những nguyên liệu chung khi làm mẫu ngâm động vật.

*) Dụng cụ

+ Bình thuỷ tinh có nắp đậy ( có thể dùng bình nhựa )

+ Tấm kính để cố định mẫu vật tạo điều kiện cho việc quan sát được rõ.+ Băng dính, Kim chỉ, Keo dính, Bìa cứng để viết số, Bút bi, Bông

+ Găng tay cao su, Bộ đồ mổ, xơ ranh, kim tiêm, khay mổ, ghim, kimchỉ

Trang 16

*) Hóa chất

Hoá chất: Phục vụ cho định hình mẫu và ngâm mẫu

- Chất định hình mẫu vật: Phooc môn 40 % hoặc Cồn 700 – 90 0

- Chất để ngâm bảo quản mẫu vật:

+ Phooc môn 10% hoặc Cồn 70-900,

+ Nước sạch

- Các hóa cất cần thiết khác: Farafin, chất để dán số

4.2.2/ Các bước cơ bản làm mẫu ngâm:

* Bước 1 Pha hoá chất

Cách điều chế các dung dịch để ngâm mẫu vật:

- Phooc môn:

+ Phooc môn thương mại thường là phooc môn 40% Để định hình mẫuvật trước khi ngâm thường dùng phooc môn 40%; để bảo quản thường dùngphooc môn 10%

+ Cần lưu ý HS cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chất

+ Điều chế Phooc môn 10% bằng cách: Pha chế theo tỉ lệ cứ 1l phoocmôn 40% thêm 1,5l nước cất thì được dung dịch phooc môn 10% (tùy theolượng phooc môn cần dùng bao nhiêu thì pha chế theo tỉ lệ trên)

+ Nếu mẫu vật là động vật biển có thể thay nước cất bằng nước biển

- Cồn : Người ta thường dùng cồn 900 để ngâm định hình mẫu vật trước khingâm để bảo quản Sử dụng cồn làm dung dịch ngâm có ưu điểm là: cồn ngấmnhanh, giữ được mẫu vật tự nhiên trong một thời gian lâu, không làm cay mắthay khó chịu khi quan sát Do đó trong nhiều trường hợp do không thể giảiphẩu ngay mẫu vật; mẫu vật cần lưu giữ trong một thời gian nhất định người tathường dùng cồn Song cồn là một hoá chất đắt tiền, nên trong phòng thínghiệm người ta thường dùng phooc môn 10% để định hình và bảo quản mẫungâm

- Lưu ý:

Dùng găng tay khi pha hoá chất

Ngày đăng: 16/02/2019, 20:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w