1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN huong dan hoc sinh cach lam bai van nghi luan ve tac pham truyen

40 293 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 312,5 KB

Nội dung

TÓM TẮT SÁNG KIẾN Một trong những vấn đề trọng tâm của chương trình Tập làm văn 9 là giúp học sinh tìm hiểu và nắm bắt được kiểu bài nghị luận văn học nói chung và nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nói riêng để thực hiện vào việc tìm hiểu, đánh giá, cảm nhận tác phẩm truyệ (hoặc đoạn trích). Có thể nói đây là kiểu bài nghị luận mới đòi hỏi nhiều yếu tố của học sinh có sự kết hợp giữa tư duy khoa học và tư duy thẩm mĩ để cảm nhận giá trị của tác phẩm văn chương. Đó là việc dùng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng kết hợp với sự cảm nhận cái hay cái đẹp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận mà một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thể hiện. Mặt khác đây cũng là kiểu bài có nhiều kiểu dạng. Trong đó mỗi kiểu dạng lại đòi hỏi các kĩ năng tạo lập văn bản rất riêng. Trong thực tế, kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích) chương trình học chỉ có ba tiết cho việc tìm hiểu kiểu bài, cách làm bài và luyện tập về cách làm kiểu bài này. Vì thế không ít giáo viên lúng túng khi rèn kĩ năng làm văn cho học sinh và không ít học sinh còn mơ hồ về các kĩ năng làm kiểu bài này. Điều đó dẫn đến việc dạy học kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong nhà trường chưa thật đi sâu và chưa đảm bảo chất lượng như mong muốn của thầy và trò. Những khó khăn đó đòi hỏi người giáo viên vừa trực tiếp giảng dạy vừa tiếp thu kinh nghiệm của những nhà sư phạm, vừa tích cực đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn giảng dạy để có được những phương pháp cơ bản về rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9. Chỉ có con đường ấy mới thực sự nâng cao chất lượng dạy học văn trong nhà trường. Nhất là khi kiểu bài này là một thể loại đòi hỏi các em phải kết hợp nhiều thao tác của các phân môn về văn bản, tiếng Việt và tập làm văn. Mặt khác, đối với các em, trình độ nhận thức còn chưa cao và kinh nghiệm sống chưa nhiều nên cũng có những khó khăn nhất định trong việc cảm nhận các yếu tố văn chương gắn liền với thực tế xã hội. Vì vậy cần hướng dẫn cho các em có kĩ năng vững vàng để làm tốt kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong quá trình học tập của mình, nhằm đạt kết quả cao nhất. Với tâm huyết và trách nhiệm của một giáo viên dạy Ngữ văn trong quá trình giảng dạy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 để trao đổi cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm mà tôi đã học tập, đúc rút trong qua trình giảng dạy. Tôi mong sẽ tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả khi dạy kiểu bài này.

Trang 1

UBND HUYỆN BÌNH GIANG

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)MÔN: NGỮ VĂN 9

Năm học 2016 - 2017

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: “Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận về

tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Học sinh lớp 9 trường THCS

3 Tác giả:

Họ và tên: Nam (nữ): Nam

Ngày tháng/năm sinh:

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm Văn

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên – trường THCS

5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Giáo viên dạy nghiên cứu kỹ nội dung của bài và rèn kĩ năng làm bài vănNghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) phù hợp với bài dạy và phùhợp với đối tượng học sinh để tăng hiệu quả giảng dạy

Học sinh cần chuẩn bị bài, tham khảo tài liệu và có thái độ học tập chủđộng, tích cực

6 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2015 - 2016

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN

VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

Trang 3

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Một trong những vấn đề trọng tâm của chương trình Tập làm văn 9 làgiúp học sinh tìm hiểu và nắm bắt được kiểu bài nghị luận văn học nói chung

và nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nói riêng để thực hiệnvào việc tìm hiểu, đánh giá, cảm nhận tác phẩm truyệ (hoặc đoạn trích) Cóthể nói đây là kiểu bài nghị luận mới đòi hỏi nhiều yếu tố của học sinh có sựkết hợp giữa tư duy khoa học và tư duy thẩm mĩ để cảm nhận giá trị của tácphẩm văn chương Đó là việc dùng hệ thống lí lẽ, dẫn chứng kết hợp với sựcảm nhận cái hay cái đẹp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận mà một tác phẩmtruyện (hoặc đoạn trích) thể hiện Mặt khác đây cũng là kiểu bài có nhiềukiểu dạng Trong đó mỗi kiểu dạng lại đòi hỏi các kĩ năng tạo lập văn bản rấtriêng

Trong thực tế, kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích)chương trình học chỉ có ba tiết cho việc tìm hiểu kiểu bài, cách làm bài vàluyện tập về cách làm kiểu bài này Vì thế không ít giáo viên lúng túng khirèn kĩ năng làm văn cho học sinh và không ít học sinh còn mơ hồ về các kĩnăng làm kiểu bài này Điều đó dẫn đến việc dạy học kiểu bài nghị luận vềtác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong nhà trường chưa thật đi sâu và chưađảm bảo chất lượng như mong muốn của thầy và trò

Những khó khăn đó đòi hỏi người giáo viên vừa trực tiếp giảng dạy vừatiếp thu kinh nghiệm của những nhà sư phạm, vừa tích cực đúc rút kinhnghiệm từ thực tiễn giảng dạy để có được những phương pháp cơ bản về rèn

kĩ năng làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho họcsinh lớp 9 Chỉ có con đường ấy mới thực sự nâng cao chất lượng dạy họcvăn trong nhà trường Nhất là khi kiểu bài này là một thể loại đòi hỏi các emphải kết hợp nhiều thao tác của các phân môn về văn bản, tiếng Việt và tậplàm văn Mặt khác, đối với các em, trình độ nhận thức còn chưa cao và kinhnghiệm sống chưa nhiều nên cũng có những khó khăn nhất định trong việccảm nhận các yếu tố văn chương gắn liền với thực tế xã hội Vì vậy cần

Trang 4

hướng dẫn cho các em có kĩ năng vững vàng để làm tốt kiểu bài nghị luận vềtác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong quá trình học tập của mình, nhằm đạtkết quả cao nhất.

Với tâm huyết và trách nhiệm của một giáo viên dạy Ngữ văn trong quátrình giảng dạy, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Hướng dẫn học sinh cách làm bàinghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 để trao đổicùng đồng nghiệp những kinh nghiệm mà tôi đã học tập, đúc rút trong quatrình giảng dạy Tôi mong sẽ tìm ra những phương pháp hiệu quả nhất để gópphần nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả khi dạy kiểu bài này

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.

- Điều kiện áp dụng: Sáng kiến được áp dụng trong quá trình giảng dạyphần văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) ở lớp 9

- Thời gian áp dụng: năm học 2015 - 2016

- Đối tượng áp dụng sáng kiến: học sinh lớp 9

3 Nội dung sáng kiến

- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Sáng kiến đi sâu vào việc cung cấpnhững kĩ năng để làm bài trong quá trình làm kiểu bài nghị luận về tác phẩmtruyện (hoặc đoạn trích) Đó là các kĩ năng: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý vàviết bài Đây là những kĩ năng rất cần thiết để học sinh vận dụng vào quá trìnhlàm bài tập của mình mà trong chương trình Ngữ văn 9 thời lượng dành choviệc học tập các kĩ năng này còn rất ít

Qua quá trình giảng dạy và áp dụng sáng kiến tôi thấy học sinh đã cónhững tiến bộ rõ rệt Học sinh đã vận dụng tốt các kĩ năng làm bài một cáchvững vàng vào bài làm của mình một cách chủ động, sáng tạo

- Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng là đối với họcsinh lớp 9 để giúp các em có hiểu biết và nắm vững hơn về các kĩ năng làmbài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) để vận dụng tốt vào quátrình làm kiểu bài này

- Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Tạo hứng thú học tập cho các em, pháthuy được khả năng tư duy sáng tạo và khả năng diễn đạt trong nói và viết Từ

Trang 5

đó sẽ vận dụng để làm bài đảm bảo đầy đủ về nội dung và rõ ràng, mạch lạc

về hình thức khi làm kiểu bài này

- Đối với giáo viên thì đây là việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đápứng nhiệm vụ, mục tiêu của chương trình và kế hoạch giảng dạy Có phươngpháp giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh để hình thành cho các emthói quen và kĩ năng làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)đạt kết quả cao nhất

4 Kết quả đạt được của sáng kiến.

Nhờ tìm hiểu và nắm được đặc điểm cơ bản của các kĩ năng của kiểu bàinghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) này mà các em đã vận dụng rấttốt vào trong quá trình làm bài của mình Các em có hứng thú hơn khi học vănbản truyện (hoặc đoạn trích) và vận dụng vào làm bài nghị luận về tác phẩmtruyện (hoặc đoạn trích) thành công

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.

Để sáng kiến này được vận dụng đạt kết quả cao hơn thì đòi người giáoviên phải không ngừng đổi mới phương pháp và vận dụng sáng tạo sáng tạovào quá trình giảng dạy của mình Đối với học sinh phải nắm vững kiến thức

về kiểu bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đọan trích) và đặc điểmcủa từng kĩ năng để vận dụng vào quá trình làm bài Sáng kiến này cần thựchiện thường xuyên trong quá trình giảng dạy văn nghị luận về tác phẩmtruyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 đây cũng là tiền đề để các em làmbài tốt trong học kì II và kì thi tuyển sinh vào THPT và cả ở quá trình học tậpmôn Ngữ văn sau này

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

Trang 6

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.

Trong quá trình đổi mới chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạyhọc Ngữ văn hiện nay, phân môn Tập làm văn đóng vai trò rất quan trọng: Làmôn tích hợp các kiến thức văn bản, kiến thức Tiếng Việt trong việc tạo lậpvăn bản mới Tập làm văn là con đường cơ bản để hình thành các kĩ năngnghe, nói, đọc, viết cho học sinh

Chương trình Tập làm văn 9 nói chung và kiểu bài Nghị luận về tác

phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nói riêng là một phần rất quan trọng đối vớiquá trình học tập của học sinh Vì vậy việc dạy cho các em học sinh biết tìmtòi, khám phá ra những cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học là một nhiệm vụrất cần thiết đối với các em Tác phẩm văn học là tác phẩm văn chương nghệthuật là thành quả sáng tạo của nhà văn, nhà thơ Tác phẩm văn học dù nhỏnhất: là một câu tục ngữ, một bài ca dao, hay lớn hơn là một bài văn, một bàithơ, một truyện ngắn hay một bộ tiểu thuyết đều có giá trị nhất định về nộidung và nghệ thuật của nó Vậy làm thế nào để giúp học sinh hiểu và đồngcảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗi tác phẩm lànhiệm vụ giảng dạy của quan trọng của mỗi giáo viên dạy Ngữ văn

Nói về vấn đề này, Lep- Tôn-x Tôi đã từng nói: “Vấn đề không phải biết

là quả đất tròn mà là làm thế nào để biết được quả đất tròn?” Chân lí là quýbáu! Nhưng cách tìm ra chân lí còn quý hơn nhiều Vì thế, cái khó trong việcdạy văn, nhất là dạy Tập làm văn với kiểu bài nghị luận về tác truyện là làmsao hướng cho học sinh tìm ra cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm

Thực trạng trong những năm gần đây, học sinh khối lớp chín viết bài tậplàm văn kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thường khôcứng, sáo rỗng, lúng túng và máy móc, Các em thường dựa vào văn mẫuhoặc dựa vào các ý trong đề cương hay trong dàn ý thầy cô cho sẵn mà viếtlại nên rất hạn chế về mạch cảm xúc (không chân thật, còn gượng ép …) Rất

ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá ra các ý mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay

do chính bản thân các em cảm nhận, thật sự rung động với tác phẩm

Trang 7

Mặt khác, đa số các em học sinh thường không tìm hiểu kĩ đề bài và tìm ýtrước khi bắt tay vào làm bài viết của mình nên thường lệch lạc kiểu bài,nhầm lẫn các dạng đề Đề bàin nghị luận về tác phẩm truyện thường có cácdạng đề mệnh lệnh và “mở” Các mệnh lệnh thường gặp là “suy nghĩ” (vềnhân vật, tác phẩm, ), “cảm nhận” (về nhân vật, tác phẩm…) Đối tượngnghị luận có thể là tác phẩm, nhân vật, tư tưởng hay những đổi thay trong sốphận nhân vật, ) theo phạm vi vấn đề trong các bài đọc hiểu tác phẩm truyện

ở sách giáo khoa Điều đó đòi hỏi các em phải có tư duy kiến thức tích hợp,tổng hợp và phân tích mới đảm bảo được yêu cầu của từng đề bài văn cụ thể

Về phía giáo viên, không ít thầy cô còn e ngại khi dạy phân môn Tập làmvăn Qua nhiều năm theo dõi phong trào thi đua dạy giỏi các cấp và dạy tốt ở trường, giáo viên thường chỉ đăng kí dạy phân môn giảng văn và tiếng Việt.Bởi dạy phân môn tập làm văn nhất là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích), giáo viên phải tìm tòi nghiên cứu kĩ về tác phẩm, phải thực

sự nhập tâm vào cốt truyện, vào nhân vật, phải đặt mình trong hoàn cảnh nhânvật sống, nhân vật suy nghĩ và hành động, và đòi hỏi phải vận dụng, tổnghợp nhiều kiến thức, kể cả vốn sống, vốn tư tưởng tình cảm của mình Để từ

đó giáo viên tìm ra phương pháp tích hợp giữa văn và đời, giữa thực tại và hưcấu,… Có thực hiện được như thế, mới có thể đảm bảo được đặc trưng củaphân môn dạy văn tức là dạy người đúng như nhà văn M Gorki từng nói

“Văn học là nhân học”

Bản thân là giáo viên có nhiều năm dạy, tôi luôn tâm đắc câu nói của xtec-véc là: “Người giáo viên bình thường mang chân lí đến cho trò, cònngười giáo viên giỏi biết dạy trò đi tìm chân lí” Nếu ví kiến thức là chân lí thìviệc nắm vững phương pháp để làm tốt bài làm chính là việc đi tìm chân lí đó

Đi-Sự đánh giá về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động dạy và học của giáo viên

và học sinh là phải tìm tòi và sáng tạo Chính vì vậy, trong quá trình giảngdạy, tôi luôn trân trọng, đánh giá cao những bài làm có nét riêng, thể hiệnđược những cảm xúc chân thật, những nhận xét, phân tích sâu sắc, sáng tạocủa các em đối với một tác phẩm, một nhân vật (một vấn đề hay một khía

Trang 8

cạnh của vấn đề thể hiện trong tác phẩm…) Đó cũng chính là nguồn độngviên không nhỏ giúp tôi đầu tư và quyết định tổng kết kinh nghiệm này, gópphần nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò Đồng thời qua đây, xinđược góp một tiếng nói, một ý kiến nho nhỏ góp phần nâng cao chất lượngdạy và học của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung.

Trên đây là những lí do khiến tôi tổng kết kinh nghiệm trong quá trìnhgiảng dạy của mình về đề tài “Hướng dẫn học sinh cách làm bài văn nghị luận

về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)” để xin được góp một tiếng nói, một ýkiến nhỏ để trao đổi cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm mà tôi đã học tập,đúc rút trong qua trình giảng dạy, mong tìm ra những phương pháp hiệu quảnhất khi dạy kiểu bài này

2 Cơ sở lí luận.

Trong quá trình dạy hoc, một trong những yếu tố quyết định chất lượngdạy và học là phương pháp dạy học của người giáo viên Chính vì vậy, việctìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học luôn là một vấn đề đặt ra đối với mỗingười giáo viên trong quá trình giảng dạy của mình Và không chỉ có vậy nócòn được đông đảo các nhà nghiên cứu giáo dục và học sinh đề cập và bànluận sôi nổi Từ đó mà đã có nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học được sửdụng thành công Nhất là trong thời đại hiện nay, các nhà làm công tác giáodục đã không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạyhọc hiện đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứngđược yêu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân

Trong phân môn Tập làm văn 9, kiểu bài nghị luận văn học nói chung vàkiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nói riêng là một kiểubài nghị luận văn học có vị trí quan trọng đối với việc học tập môn Ngữ văncủa học sinh Bởi thông qua việc đọc và học tác phẩm văn học, học sinhchẳng những đã có một vốn khá phong phú về kiến thức văn học (tác phẩm,thể loại,…) và cũng đã được nâng cao dần về năng lực cảm thụ, phân tích,bình giá tác phẩm, Đó là một thuận lợi Nhưng mặt khác, cũng cần nắmvững yêu cầu và mức độ cần đạt của kiểu bài nghị luận về tác phẩm (truyện

Trang 9

hoặc đoạn trích) để không đồng nhất yêu cầu và mức độ phân tích tác phẩmtrong chương trình văn học và khi làm bài tập làm văn ở lớp chín.

Tác phẩm văn học bao giờ cũng là một tổng thể hoàn chỉnh giữa nội dung

và phương thức biểu đạt, tức là nghệ thuật Nghị luận một tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) là kiểu bài trình bày những nhận xét, đánh giá của mình vềnhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể Nhữngnhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tínhcách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết pháthiện và khái quát Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện trong bài nghịluận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục Bài nghị luận

về tác phẩm truyện phải có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có lời văn chuẩn xác,gợi cảm Như vậy, để đáp ứng yêu cầu làm một bài văn nghị luận về tác phẩmtruyện (hoặc đoạn trích), người giáo viên cần cho học sinh hiểu rõ tính chấttổng hợp của kiểu bài nghị luận này

Nói về việc dạy và học văn, Giáo sư Lê Trí Viễn cũng từng nói :“Dạy vănlấy cảm làm đầu” Nghĩa là trong quá trình dạy học, người giáo viên dạy họcsinh phương pháp làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)không thể nghèo nàn cảm xúc Bởi những trang truyện hay, những số phậncủa các nhân vật trong truyện đều có cuộc đời riêng, có tư tưởng, tình cảm,nội tâm, phong phú và đa dạng Cho nên trong hướng gợi ý học sinh trìnhbày những cảm nhận, đánh giá về nhân vật, sự kiện, chủ đề,… trong tác phẩmtruyện (hoặc đoạn trích) phải xuất phát từ những rung cảm chân thật, thẩm mĩtrong sáng Đồng thời biết kết hợp linh hoạt nhiều phép lập luận (giải thích,chứng minh, phân tích,…) Trong cách hướng dẫn học sinh cách làm bài vàluyện tập, giáo viên cần chú ý phát huy, động viên tính tích cực, sáng tạo củatừng học sinh chứ không gò ép theo những khuôn mẫu Người giáo viên phảibiết khơi gợi những cảm xúc của học sinh, kích thích và nuôi dưỡng, pháttriển ở học sinh những nhu cầu đồng cảm và khát vọng nhận thức cái mới quahình tượng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, Vì vậy, nếu ai đó tự chorằng mình đã gợi đầy đủ các ý tưởng của tác phẩm qua từng trang truyện thì

Trang 10

chưa hẳn là đã đạt yêu cầu mà cần phải hướng dẫn học sinh nắm chắc phươngpháp cách làm bài thì mới đạt được yêu cầu đề ra trong qua trình dạy và họccủa thầy và trò.

3 Thực trạng của vấn đề.

3.1 Thuận lợi.

Như chúng ta đã biết, nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) làmột kiểu bài nghị luận văn học là trình bày những nhận xét, đánh giá củamình về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học Những vấn đề đóđược thể hiện qua các yếu tố như nhân vật, sự kiện, chủ đề, cốt truyện haynghệ thuật, của một tác phẩm cụ thể Đây là kiểu bài mới được học ởchương trình tập làm văn ở kì hai của lớp chín nhưng cũng có những thuận lợi

là học sinh cũng được thường xuyên tiếp cận với những tác phẩm truyện ở cáclớp dưới và trong quá trình tìm hiểu những tác phẩm đó thầy cô cũng đã gợi ý,hướng dẫn, phân tích cho các em theo hướng cơ bản dựa trên các yếu tố vềnhân vật, sự kiện, chủ đề, cốt truyện hay nghệ thuật, của tác phẩm đó Cùngvới đó là các em cũng đã được học kiểu bài văn nghị luận nên đã làm quen vànắm vững được những yếu tố cơ bản của kiểu bài văn nghị luận như luậnđiểm, luận cứ và trình tự lập lập trong kiểu bài văn này Vì vậy các em cũng

có thể vận dụng những yếu tố cơ bản đó vào trong quá trình làm kiểu bài nàycủa mình

Bên cạnh đó còn được nhà trường tạo điều kiện trong quá trình giảng dạy

và sự tham gia góp ý tận tình của các đồng nghiệp trong nhóm chuyên mônqua các giờ dạy và trao đổi về tình hình học tập của học sinh để tìm ra nhữngphương pháp giảng dạy tích cực,hiệu quả nhất

Cuối cùng là học sinh nhìn chung đều ngoan ngoãn, có ý thức tốt tronghọc tập, tích cực tham gia xây dựng bài và làm bài tương đối đầy đủ chấtlượng

3.2 Khó khăn.

So với các kiểu bài văn nghị luận xã hội thì đối với các em khi làm kiểu

bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) còn gặp nhiều khó khăn

Trang 11

Bởi do đây là kiểu bài mới nên việc nắm vững thao tác cơ bản của các em vẫncòn hạn chế, còn mắc một số lỗi khi làm bài Đó là chưa nắm vững đặc trưngkiểu bài nghị luận này là cần trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệthuật của tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) nên khi làm bài lại nặng về kể,tóm tắt hoặc liệt kê các chi tiết, hoạt động của nhân vật, sự kiện, Hệ thốngluận điểm không đầy đủ, chính xác, hệ thống luận cứ không phù hợp và dẫnchứng còn nghèo nàn không sát với luận điểm, luận cứ Về trình bày, diễn đạtthì vụng về không thoát ý hoặc khô cứng, sáo rỗng, lúng túng và máy móc Các em thường dựa vào văn mẫu hoặc dựa vào các ý trong đề cương haytrong dàn ý thầy, cô cho sẵn mà viết lại nên rất hạn chế về mặt cảm xúc(không chân thật, còn gượng ép ) Rất ít học sinh chịu khó tìm tòi, khám phá

ra mới, ý riêng, ý sâu sắc, ý hay do chính bản thân các em cảm nhận và thật

sự rung động trước tác phẩm Mặt khác, khi bắt tay vào làm bài viết củamình, đa số các em học sinh thường không tìm hiểu kĩ đề bài và tìm ý trướcnên khi viết bài thường lệch lạc kiểu bài, nhầm lẫn các dạng đề mệnh lệnh và

“mở” Các mệnh lệnh thường gặp là “suy nghĩ” (về nhân vật, tác phẩm ),

“cảm nhận của em” (về nhân vật, tác phẩm ) hay phân tích (về nhân vật,tác phẩm ) nhưng các em không phân biệt được sự khác biệt đó dẫn tới bàilàm chung chung không sát với yêu cầu của đề

Bên cạnh đó, còn có một số gia đình các em lại có quan niệm chưa đúng

về vị thế của môn Ngữ văn trong qúa trình học tập của các em Họ có quanđiểm thực dụng theo xu thế hiện nay là nghiêng về các nghành kĩ thuật, ngânhàng, tài chính, Họ thường hướng con em họ tập trung vào học những mônnhư: Toán, Lý, Hóa là những môn thiết thực sẽ giúp con em họ sau này thivào các ngành dễ xin việc, dễ kiếm tiền Vì vậy họ quan tâm đến việc học văncủa con em, dẫn đến việc con viết sai lỗi chính tả, dùng sai từ, không viếtđúng một lá đơn,… nên không chỉ không tạo điều kiện cho các em trong việctìm tài liệu mới cho bài văn mà còn khiến các em cũng có cái nhìn lệch lạc vềviệc học văn và không còn hứng thú với môn Ngữ văn nói chung và đặc biệt

là phân môn Tập làm văn Từ những quan niệm thực dụng đó cộng với tính

Trang 12

chất đặc biệt của kiểu bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)nên đã phần nào ảnh hưởng đến quá trình học tập của các em Chất lượng cácbài giỏi, khá còn thấp, tỉ lệ bài trung bình và yếu còn nhiều Vì thế mà kết quảlàm bài của các em còn nhiều hạn chế cần khắc phục để có kết quả học tậpcao hơn.

4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện.

4.1 Củng cố kiến thức chung về văn nghị luận.

4.1.1 Khái niệm văn nghị luận.

Văn nghị luận là dùng ý kiến lí lẽ của mình để bàn bạc, để thuyết phụcngười khác về một vấn đề nào đó Để thuyết phục được ý kiến phải đúng vàthái độ phải đúng Có thể gọi ý kiến là lý còn thái độ là tình Có khi ý kiếnđúng mà thái độ không đúng thì cũng kém giá trị và tác dụng Có ý kiến đúng

và thái độ đúng rồi lại phải có cách nghị luận hợp lý nữa

4.1.2 Đặc trưng của văn nghị luận:

Văn nghị luận được xây dựng trên cơ sở của tư duy lôgíc Nhiệm vụ củabài văn nghị luận là phát biểu dưới hình thức các luận điểm Luận điểm là linhhồn của bài viết Luận điểm đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế thìmới có sức thuyết phục

Trong văn nghị luận, mỗi đoạn văn có một kết cấu riêng, chúng thườngmang bóng dáng một trong những mô hình cấu trúc: tổng - phân – hợp, diễndịch, quy nạp, Ở cấp độ liên câu các câu cũng được sáp xếp theo một trật tựtuyến tính Nếu trật tự các câu không phù hợp với trình tự lập luận thì tínhlogíc sẽ bị phá vỡ

Sức thuyết phục của một bài văn nghị luận trước hết toát ra từ một nội dung

tư tưởng sâu sắc, từ hệ thống lí lẽ và luận chứng phong phú, xác đáng Nhưngnếu nội dung sâu sắc, phong phú mà kết cấu không chặt chẽ, trình bày khôngrạch ròi gãy gọn, giữa các ý không có mối quan hệ lôgíc thì sức thuyết phụccũng bị giảm Sự chính xác, mạch lạc trong suy luận phải được thể hiện qua

sự khúc chiết, chặt chẽ nhất quán, liên tục trong trình bày

4.1.3 Yêu cầu của bài văn nghị luận

Trang 13

Yêu cầu bài văn nghị luận là phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc,phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.

4.1.4 Các thao tác khi làm bài văn nghị luận

Những thao tác chính của văn nghị luận: phân tích, giải thích, chứng

+ Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài

+ Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề củabài đó mà xác định luận đề

- Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp:+ Bình giảng một đoạn thơ

+ Phân tích một bài thơ

+ Phân tích một đoạn thơ

+ Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi

+ Phân tích nhân vật

+ Phân tích một hình tượng

+ Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,…

- Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?

- Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?

Trang 14

+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêunội dung Đó là những nội dung nào? Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái

độ, tình cảm gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?

+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sửdụng những hình thức nghệ thuật nào? Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất

mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì? Chi tiếtnào, hình ảnh nào,… làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụngnghệ thuật gì ở đó?

(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý,nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.)

4.2.3 Lập dàn ý.

Dựa trên các ý đã tìm được, học sinh cần phác họa ra dàn ý sơ lược Cầnchú ý học sinh: khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bố cục 3 phần củabài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm văn học

* Mở bài:

- Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả.(chú ý phong cách của tác giả)

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm

- Giới thiệu luận đề cần giải quyết (cần bám sát đề bài để giới thiệu làm sao đề cho rõ ràng, chính xác Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của

đề bài đã nêu).

* Thân bài

- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…( Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ý b, mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy).

Học sinh cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì? Giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…

- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ

2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…

Trang 15

- Nhận xét chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời)

và nêu hạn chế của nó (nếu có).

* Kết bài:

Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở hai mặt nội dung và nghệ thuật

Sau khi đã có dàn ý, học sinh cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luậnđiểm, luận cứ mà mình vừa tìm ra

4.3 Các biện pháp hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

4.3.1 Hướng dẫn học sinh phân tích đề.

Một đề bài Tập làm văn còn được xem là một bài toán nghệ thuật ngôn từ.Bởi bao giờ trong một đề bài Tập làm văn cũng có những yêu cầu bắt buộc

mà người thực hiện đề bài phải tìm ra phương pháp giải Vì thế, bước phân

tích đề được xem là khâu đầu tiên, có vai trò quyết định “dẫn đường, chỉ lối”

cho người làm bài Nếu phân tích đúng yêu cầu của đề bài thì sẽ tìm ra đượchướng đi đúng Ngược lại, nếu phân tích sai thì sẽ không đáp ứng được yêucầu của đề, đôi khi còn bị lệch đề, lạc đề Chính vì thế mà người giáo viênphải hướng dẫn học sinh phải biết phân tích kĩ đề Một đề bài văn nghị luận

về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) không bao giờ đồng nhất một dạng đềđơn điệu Trái lại, nó có rất nhiều dạng, nhưng chủ yếu ở lớp 9 dạng thườnggặp 3 dạng đề cơ bản sau đây :

Dạng đề I : Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh nhân vật,

Trang 16

Suy nghĩ về nhân vật, tác phẩm hoặc một khía cạnh về nhân vật, tác phẩm

là nghiêng về cảm nhận chủ quan của người viết về nhân vật, tác phẩm haymột khía cạnh nào đó về nhân vật, tác phẩm (không nhất thiết phải phân tíchđầy đủ từng đặc điểm của nhân vật hoặc đầy đủ giá trị nội dung và nghệ thuậtcủa tác phẩm, có thể chọn những gì mình cảm nhận sâu sắc nhất mà thôi Ví

dụ đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của KimLân, giáo viên có thể hướng học sinh cảm nhận, suy nghĩ về nét nổi bật củanhân vật này là tình yêu làng hòa quyện với lòng yêu nước và tinh thần khángchiến được bộc lộ trong tình huống nào? Tình cảm ấy có đặc điểm gì ở hoàncảnh cụ thể lúc bấy giờ? (thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dânPháp?) Những chi tiết nghệ thuật nào chứng tỏ một cách sinh động, thú vịtình yêu làng và lòng yêu nước ấy (về tâm trạng, cử chỉ, lời nói,…) Trongkhi đó yêu cầu của dạng đề II (phân tích nhân vật, tác phẩm hay một khíacạnh về nhân vật, tác phẩm) là yêu cầu người viết tìm hiểu, đánh giá và nhận

Trang 17

xét đầy đủ từng đặc điểm nhân vật, từng giá trị nội dung,nghệ thuật của tácphẩm.

Đối với dạng đề III: Phân tích để nêu ra nhận xét hoặc làm sáng tỏ một

vấn đề, người giáo viên phải biết tích hợp các kiến thức chương trình Tập làmvăn ở các lớp dưới để nâng cao yêu cầu giải quyết đề bài văn dạng này Ví dụđối với đề bài: “Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh quatruyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng” (SGK Ngữ văn 9 tr65), học sinh không phải đơn thuần tập trung phân tích những biểu hiện cụ thểtình cảm cha con của hai nhân vật ông Sáu và bé Thu mà còn phải trình bàynhững cảm nhận của mình về tình cảm cha con hết sức cảm động trong hoàncảnh éo le của thời chiến tranh: chịu đựng nhiều thiệt thòi mất mát…, khơigợi nhiều xúc cảm cho người đọc niềm cảm động, khâm phục, quý mến… Từ

đó suy nghĩ về tình cảm cha con, tình cảm gia đình trong hoàn cảnh hiện tại:phải biết trân trọng, giữ gìn, vun đắp

Từ việc phân tích ba dạng đề nêu trên, giáo viên giúp học sinh nhận thức

được tầm quan trọng của việc phân tích, tìm hiểu đề và biết vận dụng thànhthạo, linh hoạt để hình thành những thao tác và kĩ năng phân tích đề chínhxác, làm cơ sở cho việc tìm ý Tuỳ theo yêu cầu của mỗi dạng đề (như nghịluận toàn bộ tác phẩm, nghị luận một vấn đề trong tác phẩm hay nghị luận cókết hợp giải quyết một vấn đề có liên quan) mà xác định nội dung và trình tựphân tích (khái quát – phân tích - tổng hợp) Căn cứ vào nội dung và trình tựphân tích, đặt ra và trả lời những câu hỏi để có các ý lớn, ý nhỏ của bài văn

4.3.2 Hướng dẫn học sinh tìm ý.

Một bài nghị luận tác phẩm văn học nói chung và nghị luận về tác phẩmtruyện nói riêng trước hết phải có ý hay Vậy ý hay là gì? Và thế nào là ýhay? Làm thế nào để tìm ra được những ý hay cho bài?

Theo định nghĩa của SGK Tiếng Việt Tám (Nxb Giáo dục ) trước đây thì

ý là nội dung ta suy nghĩ, nhìn nhận, tìm hiểu, đánh giá,…về sự vật, sự việcđược phản ánh, bao gồm cả cách nhìn nhận sự vật, sự việc và tình cảm, cảmxúc, … Ý có thể diễn đạt thành nhiều lời

Trang 18

Còn ý hay thì theo Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Ý hay trướchết phải là ý đúng, ý sâu, ý mới, ý riêng Ý đúng, ý sâu phải là ý của mìnhkhám phá mới hay Cho nên tìm ra ý mới, ý riêng, ý đúng, ý sâu là công việcquyết định nhất và tất nhiên cũng là khó khăn nhất”.

Tác phẩm văn học nhất là tác phẩm truyện là tấm gương phản ánh hiệnthực của cuộc sống muôn màu, muôn vẻ thông qua những hình tượng nhânvật với đầy đủ tư tưởng, tình cảm nội tâm phong phú, đặt trong những tìnhhuống, hoàn cảnh có vấn đề mấu chốt, cụ thể, tiêu biểu,… đại diện cho mộttừng lớp nào đó trong cuộc sống đời thường Vì thế, muốn tìm được ý đúng, ýhay, ý sâu sắc, người giáo viên phải hướng học sinh đọc hiểu tác phẩm truyện.Đọc hiểu trước hết là phải đọc kĩ tác phẩm để nắm cốt truyện, chủ đề, các ýchính, các chi tiết tiêu biểu của từng ý, các dẫn chứng thuyết phục,… Khôngđọc kĩ tác phẩm, học sinh khó lòng nắm được ý đồ của tác giả, dễ dàng bỏ quanhững điểm đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm; từ đóphân tích hời hợt, đánh giá chung chung Bởi để viết ra được một tác phẩm,người nghệ sĩ đã phải trải qua những trăn trở, họ tự đặt ra những yêu cầu,những định hướng khắt khe: Viết về vấn đề gì? Viết về đối tượng nào? Viếtcho ai? Viết như thế nào? Họ đã phải thay nghén tác phẩm truyện - đứa continh thần của họ - suốt bao tháng, bao năm Họ đã phải chọn lựa từng hìnhảnh có thực trong thực tế, rồi khái quát lên thành nhân vật, dùng ngòi bút vẽnên bức chân dung của nhân vật sao cho phù hợp với từng thời điểm lịch sử

Họ phải nghiền ngẫm từng chi tiết, đắn đo từng câu, chữ, từng lời ăn tiếngnói, từng hành động của mỗi nhân vật,… đặt trong những tình huống cụ thể,quan trọng của tác phẩm

Ví dụ với đề bài: Suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng

của Kim Lân Nếu học sinh không đọc kĩ tác phẩm này, thì không thể tìm ra

được những ý hay, ý đặc sắc Các em sẽ dễ dàng rơi vào công thức chungchung, suy nghĩ hời hợt, không khám phá ra nét mới trong tình cảm đối vớilàng quê của nhân vật ông Hai Đó là một trường hợp tiêu biểu cho nhữngchuyển biến mới trong đời sống tình cảm của người nông dân Việt Nam thời

Trang 19

kì kháng chiến chống thực dân Pháp Tình cảm gắn bó sâu nặng với quêhương là một đặc điểm có tính truyền thống nhưng nét đăc sắc ở đây là nhàvăn Kim Lân, bằng vốn sống, vốn am hiểu về tâm lí của người nông dân đãđặt ông Hai vào một tình huống gay cấn, thử thách lòng yêu nước tuyệt đốicủa nhân vật, để buộc nhân vật phải đấu tranh tư tưởng gay go, quyết liệt đểchọn lựa một trong hai giữa tình yêu làng và tình yêu nước, trung thành vớikháng chiến, với Bác Hồ Nếu học sinh không đọc kĩ từng trang truyện, thìlàm sao thấu hiểu được nỗi lòng của ông Hai với cuộc đấu tranh nội tâm đau

đớn, vật vã,… để cuối cùng nhân vật mới đi đến quyết định dứt khoát: “ Làng

thì yêu thât, nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù” Rõ ràng để có được những

suy nghĩ và nhận xét sâu sắc về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng thìlàm sao các em có thể không đọc kĩ tác phẩm Có đọc kĩ tác phẩm các em mớicảm thụ hết những tình huống thú vị, các chi tiết hay trong tác phẩm Từ đó ý

tứ mới và cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật mới sâu sắc

Sau khi đọc kĩ tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), khám phá ra được cáihay, cái đẹp, cái đăc sắc trong từng yếu tố nội dung, nghệ thuật và nhân vật,học sinh tự đặt ra và trả lời những câu hỏi để có những ý lớn, ý nhỏ,… của bàivăn

Dưới đây là các dạng câu hỏi gợi ý, giúp học sinh tìm ý:

? Câu hỏi tìm hiểu tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác

Tác giả của tác phẩm truyện sẽ nghị luận là ai? Có những nét gì nổi bậttrong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác? Sống trong thời kì nào? Có nét riêng,nét độc đáo gì về phong cách cá nhân? (Chuyên sáng tác về mảng đề tài nào,

sự nghiệp sáng tác ra sao?

Tác phẩm truyện trên được trích từ đâu? Được sáng tác trong hoàn cảnhnào? Tác phẩm được đánh giá như thế nào? Có phải là tác phẩm tiêu biểu cho

sự sáng tác văn chương của tác giả không?,…

? Câu hỏi tìm giá trị nội dung:

Đề bài gồm mấy ý? Ý nghĩa cụ thể, ý nghĩa khái quát là gì? Những ý nàotập trung biểu hiện chủ đề, tư tưởng của truyện? Nội dung có thể hiện được

Trang 20

những vấn đề lớn, bức xúc mà xã hội quan tâm hay không? Có giá trị nhânvăn như thế nào?

Nhân vật chính của truyện là ai? Đại diện cho từng lớp con người nàotrong xã hội? Có những nét tính cách như thế nào? Nét tính cách nào là tiêubiểu nhất? Nét tính cách đó được thể hiện qua những chi tiết nào (diện mạo,

cử chỉ, lời nói, hành động, tư tương tình cảm, nội tâm, …)

? Câu hỏi tìm giá trị nghệ thuật:

Tác phẩm truyện được viết theo phong cách nào? Có nét gì sáng tạo riêngtrong nghệ thuật tạo tình huống? Có hình tượng nghệ thuật nào độc đáo?Ngôn ngữ diễn đạt, cấu trúc bố cục của truyện có gì đặc sắc?

Tác phẩm truyện trên có tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của tác giảkhông? Có thể hiện được bản lĩnh sáng tạo của một nhà văn đầy tài năng vàtâm huyết cho một thời đại, một trào lưu văn học không?

? Câu hỏi liên hệ, gợi mở những hướng xem xét khác:

Có thể so sánh, đối chiếu với những tác giả, tác phẩm nào để phân tích tác

phẩm được sâu rộng, toàn diện hơn?

Tác phẩm truyện có ảnh hưởng gì trong thời đại tác giả đương sống và đốivới các thời đại sau này? Tại sao tác phẩm được mọi người yêu thích?

Với ngần ấy câu hỏi, không thể nào giáo viên giảng giải một cách cặn kẽ,

tỉ mỉ trong quá trình phân tích một đề bài trên lớp Do đó đòi hỏi người giáoviên phải biết chọn lựa nhưng câu hỏi tìm ý cho phù hợp, có tác dụng khơinguồn cảm xúc cho các em học sinh Hay nói cách khác, người giáo viên phảibiết chọn điểm đột phá Bởi mỗi tác phẩm truyện (dù là ngắn hay dài ) đều làmột kho báu vừa lộ thiên vừa bí mật về nội dung và nghệ thuật Nhiệm vụ củangười giáo viên là giúp cho các em học biết cách khám phá và đột nhập khobáu ấy, nhất là phần sáng tạo kì công của tác giả

Nhưng bắt đầu từ đâu và như thế nào? Đây là vấn đề nghệ thuật giảng dạy.Nếu khéo léo khám phá sẽ có được nhiều cảm xúc, hứng thú gợi mở cho các

em học sinh niềm yêu thích, tích cực tư duy làm bài Bài nghị luận của các em

Ngày đăng: 29/01/2019, 20:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w