Tính cụ thể trong văn học Nhật Bản được thể hiện một cách rõ ràng: Tính cụ thể đối lập hoàn toàn với tính trừu tượng. Nếu như tính cụ thể là những gì dễ hiểu, đã và đang tồn tại khiến cho giác quan con người có thể nhận biết, cảm thụ được và có tính rõ ràng được xác định riêng biệt như trong: thơ, truyện kể, hội họa... thì tính trừu tượng như trong triết học, tôn giáo, âm nhạc...lại là một phạm trù khác, nó sẽ trở nên mông lung và khó hiểu được.
Trang 1Phần 1: VĂN HỌC NHẬT BẢN Câu 1 Đặc trưng của văn học Nhật Bản
1.Tính cụ thể, phi hệ thống và tình cảm
Tính cụ thể trong văn học Nhật Bản được thể hiện một cách rõ ràng: Tính
cụ thể đối lập hoàn toàn với tính trừu tượng Nếu như tính cụ thể là những gì dễ hiểu, đã và đang tồn tại khiến cho giác quan con người có thể nhận biết, cảm thụ được và có tính rõ ràng được xác định riêng biệt như trong: thơ, truyện kể, hội họa thì tính trừu tượng như trong triết học, tôn giáo, âm nhạc lại là một phạm trù khác, nó sẽ trở nên mông lung và khó hiểu được
Tính phi hệ thống:
+ Đối với Nhật Bản văn chương có con đường riêng, không bị gán ghép cho triết học hay tư tưởng khác
+ Nếu như so sánh với Trung Quốc thì có một sự khác biệt rất lớn Theo như truyền thống từ lâu,Trung Quốc đã có tính hệ thống: mọi thứ đều chịu ảnh hưởng của triết học Tống nho Tất cả mọi thứ kể cả văn chương cũng có thể được lý giải theo hệ thống này
-> Đây là yếu tố để phân biệt giữa hai nền văn học Nhật Bản và Trung Quốc Một bên là tính phi hệ thống, còn một bên là tính hệ thống Từ đó có thể làm nổi bật lên nét đặc trưng trong văn học Nhật Bản
- Có thể nói văn chương Nhật Bản thể hiện tình cảm của con người Nhật Bản hơn là tư tưởng
2.Tính bao dung và tiếp nối
Văn chương Nhật Bản luôn có sự bao dung cái cũ, tiếp nối cái cũ để rồi phát triển cái mới Ngoài ra, văn chương Nhật Bản còn thâu nhận tất cả các kiểu loại, không hề gây ra sự mâu thuẫn trong những cái cũ và cái mới
Ví dụ: Sự ra đời của thơ waka rồi đến thơ haiku Mỗi thể loại như bổ sung
cho nhau, nhất là trong thơ haku có sự tiếp nối và kế thừa từ thơ waka
3.Tính đa dạng trong văn tự và phi cấu trúc trong diễn tả
Trang 2Tính đa dạng trong văn tự : Hai dòng văn học trong suốt thế kỷ XVII cho đến thế kỷ XIX đó là Kanbun (Hán Văn) và Wabun (hòa văn) đều thể hiện sự đa dạng này
Phi cấu trúc trong diễn tả: ít quan tâm đến cấu trúc, không có quy củ kiểu văn chương Đường, Tống Ví dụ: Truyện Genji, tản văn, kabuki
4.Tính đồng quy
- Quy tụ về trung tâm, tập hợp ở đô thị
- Những tác phẩm được biên soạn theo sắc lệnh của triều đình, hoặc theo yêu cầu của tôn giáo( thuyết thoại )
- Nhà thơ, nhà soạn kịch cùng tiểu thuyết sống quanh các thành phố lớn để sáng tác
- Tác giả, độc giả tập trung thành một nhóm
5.Tính độc đáo Nhật Bản và sự hài hòa với bên ngoài
- Các tư tưởng ngoại lai ảnh hưởng đến thế giới và cả văn chương Nhật Bản như:
+ Phật giáo đại thừa: du nhập từ thể kỷ VII, ảnh hưởng đến văn hóa Nhật Bản + Nho giáo: Du nhập và ảnh hưởng mạnh mẽ đến Nhật Bản nhất là ở thế kỷ XIV
và XV, trở thành hệ tư tưởng chính thống vào thế kỷ XVII(Tống và Nho)
+Thiên Chúa giáo: ảnh hưởng đến Nhật Bản ở thế kỷ XVI
+ Chủ nghĩa Max: ảnh hưởng trong hai cuộc chiến tranh mà chủ yếu trong giới
trí thức
+ Thế giới quan (thế kỷ V,VI) là hệ thống đa thần, tôn giáo nguyên thủy dựa trên thần chú, đồng cốt với quan niệm “vạn vật hữu linh”
+ Ảnh hưởng từ Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo từ đó trở thành thần đạo
+ Các tư tưởng ngoại lai khi vào Nhật Bản được Nhật Bản hóa thành nét riêng trong nền văn hóa của riêng mình
Câu 2 : Thần thoại lập quốc Nhật Bản
Huyền thoại Nhật kể rằng: lúc đầu vũ trụ là một quả trứng âm u, tăm tối Thế rồi một ngày kia, 8000 vị thần linh trên thế giới bàn nhau sáng tạo ra cõi trần để gửi gắm mọi sự che chở và yêu thương, mọi niềm vui và nỗi buồn trong đời sống Hai
vị thần đầu tiên được phái xuống mặt đất là nam thần Izanaghi và nữ thần Izanami Họ gặp gỡ nhau, kết hôn, nên vợ nên chồng Và từ cuộc tình thơ mộng
Trang 3ấy, họ sinh ra được những đứa con đẹp nhất - đó chính là quần đảo Nhật Bản mà chúng ta thấy bây giờ Hai thần cùng đặt chân 7 xuống đảo Ônôgôrô và bắt tay dựng trụ trời, xây nhà ở trên quê hương mới Mọi sự sống bắt đầu từ đây: cỏ cây, hoa lá, núi, đất, sương mù đã lần lượt hiện ra trên thế gian Nhưng hai thần linh vẫn cảm thấy không gian quanh mình sao trống vắng là vậy Họ nói với nhau:
"Bây giờ, chúng ta đã sản sinh ra xứ sở của tám hòn đảo này cùng với núi sông, cây cỏ Vậy tại sao không sinh ra ai đó sẽ là chúa tể của vũ trụ này?” Thế là họ sinh ra nữ thần mặt trời, gọi là Amaterasu Ánh sáng của đứa bé chiếu khắp nơi: Bắc, Nam, Đông, Tây, Trên, Dưới Sự sống nảy mầm đối với vạn vật và con người Từ sau nữ thần mặt trời, các thiên hoàng thay nhau cai trị trần gian, mở đầu là thiên hoàng Jimu Nối theo Jimu, các Thiên Hoàng ở các thời kỳ sau tiếp tục hoàn thành công việc chính trị của mình Dù thời gian và bối cảnh lịch sử khác nhau, nhưng các Thiên Hoàng ấy đều xuất thân từ một dòng dõi có nguồn gốc thần linh Họ duy trì sự thống trị của mình suốt mấy nghìn năm lịch sử ghi lại thì Nhật Bản gồm 124 đời liên tục nối tiếp nhau Trên đây là những sự kiên quan trọng nhất liên quan đến huyền thoại lập quốc ở Nhật Bản Trong mô hình này, chúng tôi thấy nổi lên đặc điểm đầu tiên là việc xuất hiện của rất nhiều các vị thần Ngoài 8000 vị thần linh được phôi thai từ quả trứng - vũ trụ thì có hàng loạt các thần đã tham gia trực tiếp vào việc cấu tạo thế giới: hai thần Izanaghi và Izanami sáng tạo ra quần đảo Nhật, thần mặt trăng, mặt trời, dông bão làm hoàn chỉnh thêm bức tranh về sự tạp lập thế giới Thần tư tưởng, sức mạnh nghệ thuật như là sự bổ sung cho đời sống tinh thần của người dân nơi đây Thực ra, tín ngưỡng đa thần giáo là “mẫu số chung” cho cả loài người buổi sơ khai, nhưng phải nói ở Nhật Bản đó là dấu hiệu kỳ diệu Nó đã trở thành tín ngưỡng, tôn giáo của con người nơi đây - trong quá khứ và cả hôm nay vẫn còn tồn tại - để hình thành nên cái mà người ta thường gọi là Thần đạo Nhật Bản Trong tiếng Nhật, chữ dịch từ Thần là Kami - nghĩa ban đầu là Trên, sau mở rộng ra thành từ chỉ những gì cao hơn, thiêng liêng và tốt đẹp hơn Nếu là con người, thì người đó phải có năng lực, sức mạnh và phẩm chất hơn bình thường Bởi vậy, mỗi người dân Nhật đều tin những ai được thần thánh tin cẩn nhất thì được quyền cai quản đất nước - ở Nhật, đó là quyền lực tối cao của các vị Thiên Hoàng Cũng cần lưu
ý rằng, không phải ngẫu nhiên, trong huyền thoại lập quốc của Nhật Bản, lại có
Trang 4sự kiện kể về sự giận dỗi của thần mặt trời (Amaterasu) mà trần gian trở nên tăm tối Sau đó, để ánh sáng trở lại được phải kể đến công lao của ba vị thần: tư tưởng, sức mạnh và nghệ thuật Chính họ đã bàn mưu tính kế để thúc đẩy thần đi
ra khỏi Thiên Nam Động, trả lại ánh sáng cho vạn vật và muôn người Chi tiết này gửi gắm nhiều điều sâu kín Nhật Chiêu trong cuốn: Văn học Nhật Bản từ thời khởi thủy đến năm 1868 đã viết: "Cái đẹp, tư tưởng và sức mạnh là linh hồn của văn hoá Chúng đã được mã hoá trong huyền thoại mặt trời và đến nay, các yếu tố ấy vẫn còn nguyên lý của đời sống Nhật Bản cuộc sống 8 của một dân tộc, của nhân loại cần có đầy đủ ba ngôi ấy 3 Quả thực như vậy, con người - dù
ở nơi đâu trên hành tinh - luôn cần đến tư tưởng, sức mạnh, nghệ thuật Chỉ có điều ở Nhật Bản, ngay buổi sơ khai - trong huyền thoại đã nêu ra triết lý này Tiếp theo, trong huyền thoại Nhật, chúng tôi thấy thiên nhiên định hình ngay từ buổi đầu Truyện kể rằng sau khi Izauagi và Izanami kết hôn với nhau, đã sinh ra những hòn đảo xinh xắn "hiện ra dưới mặt trời mọc" Dân gian còn miêu tả: "Trên
đó, lững lờ trôi các con suối và nhấp nhô núi đồi, theo từng mùa mà trắng tuyết hay đỏ rực lá cây phong Trên đó có hoa anh đào và chim chóc, có cả những con người đầu tiên" Đây thực sự là khung cảnh lãng mạn, tuyệt vời, một không gian đậm chất trữ tình đằm thắm, nó như đã nói lên tất cả về thiên nhiên Nhật với bốn mùa đều đặn xuân, hạ, thu, đông Tất cả đã nói lên một tình cảm mạnh mẽ đối với cái đẹp và cái giàu có ở môi trường xung quanh người Nhật cổ xưa Vì vậy, muốn hiểu về lịch sử nước Nhật, con người Nhật không thể bỏ qua những đặc điểm về thiên nhiên Thiên nhiên Nhật tươi đẹp là vậy, nhưng nếu xét về phương diện địa
lý thì tính chất đảo lại quy định nhiều đến tính cách người Nhật - họ sống khá kín đáo, luôn cảnh giác với bên ngoài Tính chất đảo còn ảnh hưởng đến phòng thủ quân sự, làm cho Nhật trong lịch sử tránh được nhiều cuộc ngoại xâm, song mặt khác nội chiến nhiều Trong huyền thoại, cuộc tranh giành giữa nữ thần mặt trời
và em trai mình, cuộc đọ sức giữa hai anh em Hôôri và Hôđôri thực chất là cuộc tranh giành giữa các bộ tộc, bộ lạc với nhau nhằm củng cố quyền lực, trong đó quyền lực sẽ thuộc về phái mạnh hơn, đã đạt được chiến thắng Tìm hiểu huyền thoại lập quốc ở Nhật Bản, chúng tôi không thể vẽ nên bức tranh hoàn chỉnh, đủ đầy Song vẫn tin rằng với “chiếc gương” nhỏ này, ta hãy còn tìm thấy một vài
Trang 5điều đặc biệt nào đó - mà dấu ấn của nó vẫn tạo thành mạch ngầm chảy mãi trong đời sống Nhật Bản hiện đại hôm nay
Câu 3: Cấu trúc và thể loại của thơ Tanka, Haiku?
Thơ Tanka
Cấu trúc:
Hình thức của thơ Tanka rất ngắn
- Gồm 31 âm tiết với 5 dòng thơ, được chia ra như sau:
+ Dòng 1 có 5 âm tiết
+ Dòng 2 có 7 âm tiết
+ Dòng 3 có 5 âm tiết
+ Dòng 4 có 7 âm tiết
+ Dòng 5 có 7 âm tiết
Thơ tanka không quá 12 từ Và đó là thể thơ ngắn thứ hai chỉ sau haiku Thơ Tanka không tuân theo quy tắc phải có quý ngữ, mặc khác, tanka còn được gieo vần tự do hơn Mỗi bài tanka tuy chỉ có 5 dòng, 31 âm tiết nhưng ý tình đều trọn vẹn, đó thường là một câu chuyện tình được cô đọng chặt chẽ và hàm súc trong số lượng ngôn từ hữu hạn; hình ảnh thơ trang nhã, mực thước nhưng cũng rất dung dị Thể loại: Là thể thơ trữ tình ngắn gọn:
kami-no-ku (上の句 "câu trên"câu trên"câu trên"): gồm 5-7-5
shimo-no-ku (下の句の句 "câu dưới"): gồm 7-7
Thơ Haiku
Cội nguồn của thơ Haiku
Hành trình thơ ca Nhật
Tanka (waka) -> Tanrenga ->Renga -> Haikai no Renga -> Hokku -> Haiku
Haiku ra đời vào thế kỷ thứ 17, Bashô không phải là người sáng tạo đầu tiên
Nguyên lý thơ Haiku
1 Nguyên lý về cấu trúc:
Là thể thơ gồm có 17 âm tiết, cấu tạo theo kiểu 5,7,5 Nó lặp lại luân phiên các dòng 5,7,5 rồi đến 7,7, thường chỉ có 7,8 từ là thể thơ ngắn nhất
Trang 63 câu chia thành 2 phần : 1/2-3 hoặc 1-2/3
Thơ không có tựa đề
2 Nguyên lý về mùa:
- Thường dùng Kigo (quý ngữ) để chỉ mùa
- Hai loại từ chỉ mùa:
+ Trực tiếp: xuân, hạ, thu, đông
+ Một số quý ngữ thường gặp: hoa -> hoa anh đào
Đền -> mùa xuân
->Thơ Haiku liên kết giữa vật với vật
3 Nguyên lý của làn hương
- Thơ Haiku trước Bashô, Bashô là người làm cho Haiku trở nên vĩ đại, chứ không phải là người sáng tạo nên thơ Haiku
- Bế tắc do không tìm thấy cách đặt tương quan giữa các sự vật tạo nên sự ngớ ngẩn hoặc là nhìn bên ngoài nó có vẻ tương quan nhưng thật chất lại không tương quan
+ Cách tương quan mới: liên kết bằng sự truyền cảm hứng và phản hồi lại bằng những làn hương vô hình Cho phép điền nghĩa vào khoảng trống tạo tự tạo nên sự xao động chính mình
Thể loại:
Thơ haiku là khúc ca của bốn mùa Mỗi bài thơ haiku đều có quý ngữ (kigo hay từ ngũ báo hiệu mùa) Thơ Haiku lấy thiên nhiên làm chủ đề và bộc lộ cảm xúc cô tịch (sabi), yugen (u huyền ), aware (bi ai), wabi (đà), karumi (khinh)
Câu 4 : Onokomachi và Basho
Basho
1 Cuộc đời và sự nghiệp:
- Matsuo Basho (1644-1694) trong một gia đình dòng dõi Samurai của Ueno thuộc
xứ Iga
-1678 ở Edo, ông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của phái Danrin, mở trường dạy haikai
ở Nihonbashi để sống
Trang 7-1680 nhà thơ về ở trong một căn lều nhỏ bên bờ sông Sumida , trước sân nhà thơ trồng một khóm chuối Chính tại căn lều này , bút danh Basho ( nghĩa là Ba Tiêu-cây chuối ) ra đời mà trước đó ông đã có rất nhiều bút danh khác nhau Và cũng từ đây ông trở thành một thiển sinh
-37 tuổi Basho in tập thơ khởi đầu thời kì mới
- 1686 thi tập Mặt trời mùa xuân được xuất bản
- 1689 nhà thơ khởi hành chuyến đi dài nhất và nổi tiếng nhất lên phương Bắc mà hồi ấy còn rất hoang dã, khó khăn và đấy bất trắc
- Tác phầm lớn nhất cuối cùng của Basho là Nhật kí Saga ( Saga Nikki -1691) viết
ở một vùng thảo am thuộc vùng Saga Kết thúc chuyến đi ông trở về trong sự đón tiếp nồng nhiệt từ mọi người khắp nơi, danh tiếng ông lúc ấy vô cùng lừng lẫy
- Năm 1694 ông bắt đầu chuyến đi cuối cùng về phía Nam nước Nhật nhưng chuyến đi chỉ mới bắt đầu thì ông ốm nặng qua đời
Basho đã sáng tác hơn 300 bài thơ, gần phân nửa là tranh thơ với chủ trương người nghệ sĩ phải có tai nghe thính nhạy, mắt nhìn thông suốt và cả một tâm hồn cảm thông sâu đậm để ghi nhận và diễn đạt
2 Phong cách thơ Haiku
Haiku là một thể thơ đặc biệt ngắn gọn, xuất phát tự nhiên như tiếng nói từ tâm đến cảnh trong khoảnh khắc của ngay lúc ấy, trong đó thời gian và không gian cô đọng lại như khung cảnh hiện thực , vì thế thơ haiku hảm chứa nhiều nét thi vị của Thiền tông
Basho đã đưa Thiền vào thơ của ông một cách tuyệt vời, đó là những vần thơ cao
nhã, nhàn tản, u tịch thể hiện qua những cảm thức thẩm mỹ khác nhau như : sabi,
wabi và karumi Trong một bài thơ, những cảm thức này đôi khi gắn chặt với nhau.
a Sabi có thể được hiểu là linh hồn của u hoài, tĩnh tịch, cô liêu , xa xưa theo ý
nghĩa truyền thống Mặt khác Basho đã bổ sung cho nó môt nội hàm khác,
đó là vẻ đẹp thanh tú,phong nhã Chất Sabi có khi thể hiện qua hình ảnh thiên nhiên hiu quạnh, hoang tàn :
Cỏ mùa hạ ơi
hùng binh một thuở
dẫu tàn giấc mơ thôi
Trang 8Chất Sabi còn thể hiện trong hình ảnh những con người phương Bắc chân chất, thanh cao Họ có thể là một chiến binh, thiền sư, … nhưng tất thảy đều
là những người có tâm hồn nghệ sĩ, lịch lãm và rất văn hóa Chất sabi không chỉ được qua khách thể phản ánh mà còn uẩn khuất trong cái tôi trữ tình, một cái tôi u hoài mà phong nhã, nhạy cảm trước vô thường, khát khoa hướng tới thiên nhiên và tha thiết tìm về với cái đẹp văn hóa truyền thống
b Wabi được hiểu là cái đơn sơ, bình thường, dường như là nghèo nàn nhất:
một chiếc lá, một cành khô, một con ốc nhỏ, một bông hoa, một tiếng chuông chùa, chút bụi cám, chú dế mèn, dép rơm, mũ vải Wabi cũng là những hình ảnh giản dị thân thuộc như con chim gõ kiến gõ ngoài trụ hiên, con ếch nhảy xuống ao, con quạ đậu cành khô trong chiều lặng lẽ, như bốn mùa thay áo thời gian Wabi còn là sự đơn sơ trong từ ngữ, ngắn và gợi, lược bỏ các tính từ biểu cảm, chỉ gọi tên sự vật chứ không miêu tả Đó cũng
là một nét quen thuộc trong thẩm mĩ văn hóa Phương đông
Áo bông tôi cởi
Quẩy lên vai trần
Mùa thay áo đổi
c Karumi được hiểu là sự “ khinh thanh dịu nhẹ” mà vào cuối đời, Basho
thường hay nhắc tới với một phong thái ung dung tự tại Nỗi vô thường và vĩnh cửu của đời sống thấm đẫm tinh thần mỗi bài haiku như một sự giác ngộ, khai sáng, trầm mặc chân không Ở cả điểm này, haiku của Basho cũng gặp gỡ thơ Thiền Việt Nam trong một dòng chảy tràn đầy Phật tính
Ono no Komachi
Một trong những “ Lục ca tiên “ thời Heian , một nữ thi sĩ lạnh lùng và xinh đẹp của nước Nhật thời Cổ đại
Để lại trong lòng người đọc với những vần thơ nồng nàn cháy bỏng cảm xúc yêu đương và cả những vần thơ u buồn, thấm đẫm niềm bi cảm về sự tàn phai của vạn vật Cuộc đời đẹp và bí ẩn của Komachi trở thành đề tài nổi bật của những vở kịch
No
Đang héo tàn
Trong vẻ ngoài lộng lẫy
Trang 9Có phải là bông hoa
Của trái tim chàng
Trong thế giới trần gian.
Ono no Komachi (tk 9)
Tôi cô đơn nhường ấy
Thân thể tôi là cây rong run rẩy
Nổi trôi, đứt lìa gốc rễ.
Làn nước dụ tôi đi
Tôi sẽ trôi theo, tôi nghĩ.
Ono no Komachi
Câu 5 Văn học nữ lưu vì sao phát triển mạnh thời Heian ?
Dòng văn học nữ lưu phát triển rực rỡ vào thời Heian ( không bao giờ lặp lại lần thứ 2 trong lịch sử) với các thành tựu tiêu biểu:
+ Hàng loạt các nữ thi sĩ tài hoa như : Onokomachi, Izumi shikibu được tuyển vào các sắc soạn tập
+ Văn xuôi phát triển mạnh: thể loại monogatari hoàn chỉnh với truyện Genji + Văn học nhật ký-tùy bút hình thành và phát triển với các tác giả nữ cung đình như : Kagero nikki, Izumi Shikibu Nikki, Murasaki Shikibu Nikki,
Nguyên nhân :
+ Ảnh hưởng của Nho giáo Trung Quốc chưa ăn sâu vào đất Nhật.
+ Ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ, do đó phụ nữ độc lập về tài sản, có trình độ học vấn cao, đủ năng lực sáng tạo văn chương
+ Vì muốn con gái trở thành vương phi, hoàng hậu nên các gia đình quý tộc gửi con gái của mình vào cung đình để học tập
Trang 10+ Cuộc sống bình yên, rảnh rỗi, người phụ nữ không lo nghĩ, có nhiều thời gian cho việc sáng tác
+ Phự nữ không bị ràng buộc bởi ngôn ngữ, văn chương, không phải theo quy phạm, có hệ thống chữ kana dành riêng cho phụ nữ
Câu 6 : Đọc 1 chương trong Genji chú ý cảm thức aware, tâm lí nhân vật ? Câu 7: VHHĐNB Chọn 1 tác phẩm yêu thích.
Phần 2 : VĂN HỌC TRIỀU TIÊN
Câu 8: Thần thoại lập quốc?
Buổi đầu trong lịch sử Hàn Quốc được đánh dấu vào năm 2333 TCN khi vua Tangun lập ra vương quốc đầu tiên mang tên Choson Huyền thoại kể rằng: xưa
có một thần là hoàng tử tên gọi Huanung, con của vua Huanin (thần nhà trời) được vua cha cho phép đã cùng với 3000 người xuống mặt đất để cai quản trần gian Huanung hạ xuống gần một khu rừng gỗ đàn hương thiêng liêng trên rừng T'aeback (Thái Bạch), rồi tự xưng là Thiên Vương (tức vua nhà trời) Sau đó, ông chỉ định ba thương thủ phụ trách gió, mưa, mây; đồng thời dạy dân 360 nghề có ích gồm nghề nông, nghề y, mộc, dệt, đánh cá Hoàng tử cũng đã dạy cho dân biết phân biệt thiện ác và đặt ra một bộ luật để duy trì cuộc sống cõi dương gian Thuở ấy, gần nơi Huanung ngự trị, có một con gấu và một con hổ sống chung trong hang núi Ngày nào chúng cũng gặp Huanung để cầu xin được làm người Huanung đồng ý, gọi chúng lại, đưa cho chúng 20 củ tỏi và một nắm ngải cứu thiêng, giao ước rằng: "ở trong hang sâu, không ra ngoài nắng, 100 ngày ăn tỏi và ngải thiêng thì sẽ biến thành người" Gấu và Hổ vui mừng trở về hang động, ăn tỏi và ngải cứu rồi cùng nhau thực thi điều kiện mà Huanung đặt ra Nhưng Hổ không đủ kiên nhẫn để chịu đựng sự thử thách này và rời hang trong một thời gian ngắn Còn gấu thì kiên trì chờ và chỉ sau 21 ngày đã trở thành một cô gái xinh đẹp sống giữa trần gian, nhưng chỉ có một mình Nàng rất buồn và lại một lần nữa đến gốc cây linh đàn xin Huanung được mang thai Một thời gian sau Huanung trở thành chàng trai đạo mạo và kết hôn với cô gái tên Gấu, sinh được một người con trai đặt tên là Tangun Tangun lập nước Choson, sau trở thành thần Núi