Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay.Tư tưởng Hồ Chí MInh.tiểu luận phân tích quan điểm Hồ Chí MInh về đôc lập dân tộc.
Trang 1Đề bài: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh:
“Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” Liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay.
Nội dung
I Đặt vấn đề 2
II Giải quyết vấn đề 2
1 Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh 2 1.1 Quá trình hình thành và phát triển quan điểm Hồ Chí Minh: Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội 3 1.2 Quan niệm của Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
5
1.3 Sự tiến bộ của quan điểm của Nguyễn Ái Quốc so với tư tưởng của những nhà yêu nước thời kỳ trước 6 1.4 Mối quan hệ biện chứng giữ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội 8 1.4.1 Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để đi tới chủ nghĩa xã hội 8 1.4.2 Xây dựng CNXH là tạo cơ sở giữ vững và bảo vệ độc lập dân tộc 9
1.4.3 Đi lên CNXH là quy luật phát triển tất yếu của xã hội loài người 10
2 Liên hệ thực tiễn Việt Nam 10 III Kết thúc vấn đề 13
Trang 2I Đặt vấn đề
Hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã anh dũng đánh đuổi những kẻ xâm lăng hùng mạnh nhất, trong đó phải
kể đến đế quốc thực dân sừng sỏ như thực dân Pháp Năm
1958, thực dân Pháp tiến vào nước ta, nổ tiếng súng đầu tiên trên bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) Triều đình phong kiến nhà Nguyễn chống cự yếu ớt, nhanh chóng đầu hàng gián tiếp đưa nước ta trở thành thuộc địa của thực dân Pháp Không chấp nhận cảnh mất nước, nhân dân ta phải chịu cảnh áp bức bóc lột, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hàng loạt cuộc khời ngĩa của các văn thân sĩ phu yêu nước dấy lên mạnh mẽ Đó là những phong trào yêu nước mang nặng tư tưởng phong kiến hoặc hệ
tư tưởng tư sản Dù nhận được sự ủng hộ của đông đảo của quàn chúng nhân dân, những cuộc khởi nghĩa đó thất bại Điều chúng ta thiếu lúc bấy giờ là một hệ tư tưởng đúng đắn, một con đường cứu nước rõ ràng, đúng đắn để tập hợp và phát huy sức mạnh toàn dân tộc để đưa dân tộc ta đến độc lập tự do thực sự Trong bối cảnh ấy, người con yêu nước Nguyễn Ái Quốc
đã quyết định lên đường đi tìm đường cứu nước Những tháng ngày bôn ba nước ngoài, người đã biết đến chủ nghĩa Mác Lê-nin và đã tìm được con đường giải phóng dân tộc mình Đó là độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội Theo quan điểm này, lần đầu tiên sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc được nâng lên trở thành cuộc cách mạng xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những lý luận của chủ nghĩa Mác Lê-nin vào tình hình dân tộc mình Tư tưởng Hồ Chí Minh
“độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” vô cùng xác
Trang 3đáng, là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng cho đến tận ngày nay
II Giải quyết vấn đề
1 Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh
1.1 Quá trình hình thành và phát triển quan điểm
Hồ Chí Minh: Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội
a) Bối cảnh xã hội
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở nước ta phát triển mạnh mẽ Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta Chính quyền thực dân nhanh chóng được thiết lập, cùng bè lũ tay sai ra bức đàn áp và bóc lột nhân dân ta một cách tàn bạo Người dân Việt Nam thời bấy giờ một
cổ phải chịu hai tròng Cuộc sống vô cùng khó khăn cơ cực
Không chịu khuất phục, nhân dân ta không ngừng đứng lên đấu tranh Cuối thế kỷ XIX, phong trào Cần Vương với sự lãnh đạo của các văn thân sĩ phu yêu nước đi theo tư tưởng phong kiến
nổ ra ở nhiều nơi Đỉnh cao của phong trào Cần Vương chính là khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) Lãnh đạo chính của khởi nghĩa là Đình nguyên tiến sĩ Phan Đình Phùng (1847 - 1895), và một cộng sự đắc lực của ông là tướng Cao Thắng (1864 – 1893)
Trang 4Tuy cuộc khởi nghĩa có kéo dài gần 30 năm nhưng cuối cùng vẫn bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu Sự đàn áp này không làm nhân dân ta lo sợ mà càng làm giàu thêm tinh thần nước của nhân dân ta Bởi vậy, sang đầu thế kỷ XX, những cuộc đấu tranh mới liên tiếp diễn ra Các nhà trí thức như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vân động cứu nước theo phương pháp mới Đó
là những phong trào đi theo tư tưởng dân chủ tư sản Nếu như Phan Bội Châu khởi xướng phong trào Đông Du, chủ trương dựa vào Nhật, đưa thanh niên sang Nhật học tập và bồi dưỡng Thời điểm đó, Nguyễn Tất Thành cũng được chọn là một trong những người được đưa sang Nhật học tập Theo đường lỗi của Phan Châu Trinh, đánh đổ phong kiến, yêu cầu Pháp thay đổi chính sách thực hiện tự do dân chủ làm cho dân giàu, nước mạnh Nói cách khác, phương hướng của phong trào của Phan Châu Trinh
là dựa vào Pháp Có thể thấy, hai phong trào yêu nước tiêu biểu trên có đường lối chưa hợp lý, trông đợi vào Pháp – Nhật hai đế quốc, kẻ thù của chúng ta Và trong thời gian ngắn, cả hai phong trào yêu nước này đều thất bại
Trước tình hình đó, người con yêu nước Nguyễn Tất Thành đã nhận ra rằng điều mà dân tộc ta đang thiếu trên con đường đi đến độc lập tự do là một con đường đúng đắn, một giai cấp lãnh đạo Lòng yêu nước sâu sắc đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành đứng lên đi tìm con đường cứu nước Và ngày 5/6/1911, tại bến cảnh Nhà Rồng, người đã lên tàu bắt đầu hành trình bôn ba của mình
b) Thời kỳ hình thành quan điểm, phát hiện ra con đường cứu nước
Trang 5Điểm đến đầu tiên của hành trìm tìm đường cứu nước là thành phố Mác – xây, Pháp Người đến Pháp đầu tiên là bởi Người muốn tìm hiểu xã hội bình đẳng, bác ái tại nơi chính quốc Những tháng ngày ở đây, Nguyễn Ái Quốc nhận ra rằng không chỉ người dân thuộc địa bị bóc lột mà chính người dân lao động tại Pháp cũng chịu khổ và bị bóc lột Hành trình tìm đường cứu nước bôn ba khắp năm châu bốn bể, Người phải trài qua vô vàn khó khăn, gian khổ Những tháng ngày thiếu thốn, người con yêu nước Nguyễn Ái Quốc phải mưu sinh bằng những công việc chân tay nặng nhọc, thiếu thốn từ bữa ăn đến giấc ngủ Nhưng với lòng yêu nước sâu sắc, Người đã vượt qua tất cả, luôn luôn dõi theo tình hình đất nước, suy nghĩ về những điều mắt thấy tai nghe, hăng hái học tập, tham gia các cuộc diễn thuyết của nhiều nhà chính trị học
Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt người dân Việt Nam gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc – xai yêu cầu Chính phủ Pháp thừa nhận các quyền tự do dân chủ và bình đẳng của nhân dân Việt Nam Tuy không được chấp nhận, nhưng bản yêu sách đã vạch trần được tội ác của thực dân Pháp, gây được sự chú ý của nhân dân thế giới và nhân dân Pháp đến với tình hình Việt Nam và Đông Dương Một dấu mốc quan trọng trong hành trình tìm đường cứu nước đó chính là khi Nguyễn Ái Quốc đọc được Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc
và vấn đề thuộc địa của V.I Lê nin Luận cương của V.I Lê nin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bảo, đáp ứng tình cảm, suy nghĩ và hoài bão được ấp ủ lâu nay trong người Có thể thấy, “Luận cương về
Trang 6những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với Người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình
sự thay đổi về chất trong tư tưởng của Người Chính bản luận cương này đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra con đường cứu nước: thực hiện cách mạng vô sản Đó chính là con đường đi theo chủ nghĩa xã hội Và thành công của Cách mạng tháng Mười Nga với tư tưởng V.I Lê nin thắng lợi càng khiến Người tin tưởng hơn vào con đường giải phóng dân tộc đó
Chính niềm tin vào cách mạng vô sản, niềm tin vào chủ nghĩa
xã hội đã giúp Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III
và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp (12/1920)
Như vậy, hành trình bôn ba năm châu bốn bể trải qua biết bao khó khăn gian khổ, cuối cùng Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường đúng đắn để giải phóng dân tộc mình Đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
1.2 Quan niệm của Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
a) Quan điểm về độc lập dân tộc
Độc lập dân tộc phải là độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn với đầy đủ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, chính trị, kinh
tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng Quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm Đây là khát vọng lớn nhất của cấc dận tộc thuộc địa Độc lập dân tộc cũng là điều
mà Người luôn mong muốn: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập
1 Học viện Chính tị quốc gia Hồ Chí Minh – Viện Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử, Nxb: Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t.1, tr98,99
Trang 7cho Tổ quốc tôi là tất cả những gì mà tôi muốn”2 Theo Hồ Chí Minh quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, là trên hết,
dù có phải hy sinh đến đâu cũng phải giành và giữ cho được quyền độc lập ấy Chính vì vậy mà Bác đã khẳng định “không
có gì quý hơn độc lập tự do” Câu nói này đã trở thành khẩu hiệu hành động của dân tộc Việt Nam
Theo quan điểm của Người, giá trị thực sự của độc lập dân tộc phải được thể hiện ở các quyền tự do và hạnh phúc mà nhân dân được hưởng Một quốc gia độc lập nhưng chẳng giúp người dân có một cuộc sống tốt hơn, họ vẫn bị áp bức, bóc lột Khi đó, độc lập dân tộc chẳng có ý nghĩa gì Vì vậy, Bác nhận định rằng, đến cuối cùng, độc lập dân tộc phải đem lại cơm no, áo
ấm, hạnh phúc cho mọi người dân
b) Quan niệm của Hồ Chí Minh về CNXH
Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác Lê-nin, chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội CNXH ở Việt Nam là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân
mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức, do Đảng cộng sản lãnh đạo Người cũng chỉ rõ, CNXH là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật Đó là xã hội mà ở đó con người khoogn phải chịu
sự bóc lột Đó còn là một xã hội phát triển cao cả về văn hóa và đạo đức Ở đó, tồn tại hệ thống quan hệ xã hội công bằng, không còn áp bức bóc lột, bất công CNXH là hiện thân đỉnh cao
2 Trần Dân Tiên: Những câu chuyện về đời hoạt động của Chủ Tịch Hồ Chí Minh Nxb Trẻ - Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.52
Trang 8của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, CNXH là một hệ thống giá tị làm nền tảng điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó là độc lập, tự do, bình đẳng, dân chủ, công bằng, bảo đảm quyền lợi con người, bác ái, đoàn kết hữu nghị…
Chính vì vậy, Người đã khẳng định độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng
1.3 Sự tiến bộ của quan điểm của Nguyễn Ái Quốc
so với tư tưởng của những nhà yêu nước thời kỳ trước.
Có thể thấy, bất kỳ một hệ tư tưởng nào cũng đều muốn hướng đến một mục đích duy nhất, đó chính là độc lập cho dân tộc, hạnh phúc ấm no cho nhân dân Tuy nhiên không phải con đường nào cũng là đúng đắn
Phong trào Cần Vương cuối thể kỷ XIX đi theo hệ tư tưởng phong kiến Đó là tư tưởng lỗi thời, lạc hậu và không có hiệu quả Bản chất của nhà nước phong kiến là chính quyền chuyên chế bóc lột người nông dân cả về thể xác và tinh thần Dưới chính quyền phong kiến, người nông dân không được sở hữu ruộng đất, bị giai cấp địa chủ áp bức, bóc lột nặng nề bởi sưu cao, thuế nặng Cuộc sống của người nông dân nghèo đói triền miên Chính vì vậy, hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, không mang lại hiệu quả trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Đến đầu thế kỷ XX, những phong trào theo phương pháp mới liên tiếp diễn ra với những nhà lãnh đạo tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh Những phong trào yêu nước này chủ trương cứu nước bằng con đường dân chủ tư sản từ đó thiết lập
Trang 9nền cộng hòa Nói cách khác, nếu thắng lợi thì kết quả mà những phong trào này mang lại là thay thế giai cấp bóc lột từ phong kiến sang tư sản mà thôi Trong khi đó, bản chất của tư bản chính là bóc lột Chủ nghĩa tư bản không chỉ bóc lột nông dân, nhân dân lao động tại nước thuộc địa, mà tại chính quốc tư sản, người lao động cũng bị bóc lột nặng nề về sức lao động Theo nhận định của Người, con đường của Phan Bội Châu chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước heo cửa sau”, con đường của
Chỉ có con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Nguyễn Ái Quốc là toàn diện nhất, đúng đắn nhất Giải phóng dân tộc, mang đến độc lập cho dân tộc là mục đích cuối cùng của tất cả cuộc đấu tranh yêu nước Nhưng “nước được độc lập mà nhân dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì
trạng áp bức, bóc lột: thiết lập một nhà nước thực sự của dân,
do dân, vì dân mới đảm bảo cho người lao động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá nhân và
xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do và hạnh phúc của con người Và chỉ có nhà nước xã hội chủ nghĩa xã hội có thể làm được điều đó “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới
Quốc: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, không chỉ hướng đến giải phóng dân tộc trước tiên mà còn hướng đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân sau này Quan điểm
1 Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, tr.73
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, tr.56
3 Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, tr.128
Trang 10của Hồ Chí Minh vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, để đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê-nin Đây là quan điểm hoàn toàn đúng đắn, vô cùng tiến bộ Và thực tế lịch
sử, chính quan điểm này đã đưa nước ta đến thắng lợi, giành lại độc lập tự do cho dân tộc, giải phóng giai cấp vô sản
1.4 Mối quan hệ biện chứng giữ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
1.4.1 Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để đi tới chủ
nghĩa xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin về vấn đề giải phóng dân tộc và giai cấp: phải giải phóng giai cấp trước thì mới giải phóng được dân tộc: vấn đề giải phóng dân tộc phải phụ thuộc vào vấn đề giải phóng giai cấp Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản Mác- Ăngghen đã chỉ rõ “hãy xóa bỏ nạn người bóc lột người thì nạn dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ
bị xóa bỏ” Lê Nin cũng cho rằng cần phải ưu tiên đặt vấn đề giải phóng giai cấp vô sản trước: “Các dân tộc phải sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì sự giải phóng giai cấp vô sản chống chủ nghĩa thực dân thế giới”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo tư tưởng của Mác
và Lê-nin về giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp vô sản một cách phù hợp, đúng với tình trạng đất nước Lúc bấy giờ, điều kiện xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Trong xã hội tồn tại nhiều quan hệ mâu thuẫn Trong đó, mẫu thuẫn giữa dân tộc – thực dân là gay gắt nhất Nếu không lập tức giải quyết vấn đề này sẽ chẳng bao giờ giải phóng được dân
Trang 11tộc giải phóng giai cấp công nhân Nếu áp dụng một cách máy móc tư tưởng, đường lối của Mác lê-nin, tức là thực hiện cách mạng giải phóng giai cấp vô giản trước – giai cấp nông dân Lúc này, trong xã hội Việt Nam, giai cấp nông dân mâu thuẫn gay gắt với địa chủ phong kiến Địa chủ chính là tay sai của đế quốc thực dân Giải phóng nông dân chính là đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến Điều này sẽ thật vô nghĩa, bởi một tên địa chủ
bị đánh đổ, đế quốc thực dân sẽ thay thế bằng một tên tay sai khác Và kết quả, giai cấp vô sản không được giải phóng, cuộc sống tiếp tục chìm trong đói khổ, bị áp bức bóc lột Vì vậy, Hồ Chí Minh khẳng định giải phóng dân tộc là vấn đề trước hết cần phải thực hiện Giải phóng được dân tộc mang lại độc lập dân tộc hoàn toàn, tiền đề để xây dựng CNXH
1.4.2 Xây dựng CNXH là tạo cơ sở giữ vững và bảo vệ
độc lập dân tộc
Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc là mục tiêu, là tiền đề đi lên CNXH, còn CNXH là phương hướng phát triển tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ, là mục tiêu xa của cách mạng Việt Nam Cải cách đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa là làm cho cách mạng dân tộc dân chủ được tiến hành triệt để Trong chế độ XHCN, nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước của dân, do dân và vì dân Đồng thời chế độ chính trị CNXH cũng tạo ra những cơ sở đảm bảo cho nền độc lập dân tộc được giữ vững và ngày càng củng cố, phát triển Đó chính là hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp
Với các thiết chế kinh tế, chính trị và nền tảng tinh thần riêng, chủ nghĩa xã hội có khả năng vận động phát triển liên tục, bảo