1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của cục hải quan tỉnh điện biên về phòng chống ma túy

146 137 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 20,16 MB

Nội dung

Đánh giá của quần chúng nhân dân về những hạn chế trong hoạt động quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên .... Nghiên cứu cũng cho thấy

Trang 1

H C Ọ VI N Ệ NÔNG NGHIỆP VI T Ệ

NAM

ĐỖ BÁ KHƯƠNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo

vệ lấy bất kỳ học vị nào.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Bá Khương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được

sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc đến Thầy giáo PGS TS Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển Nông thôn - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh Điện Biên; Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng Cục Hải quan; Phòng Cảnh sát và Điều tra tội phạm về ma túy (PC47) tỉnh Điện Biên, Sơn La; Bộ Tư lện Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên, Sơn La và UBND tỉnh Điện Biên, Sơn La đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Đỗ Bá Khương

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn .

ii Mục lục .

iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình viii Danh mục hộp ix Trích yếu luận văn x Thesis abstract xii Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.2.1 Mục tiêu chung 4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 5

1.5 Những đóng góp mới của luận văn

5 Phần 2 Tổng quan tài liệu 6

2.1 Cơ sở lý luận

6 2.1.1 Một số khái niệm 6

2.1.2 Đặc điểm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy 14

2.1.3 Nội dung nghiên cứu quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy 15

2.1.4 Trách nhiệm các cơ quan quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy 21

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy trong ngành Hải quan 23

Trang 5

2.2.1 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy ở một số quốc

gia trên thế giới 27

2.2.2 Kinh nghiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy ở Việt Nam 31

2.2.3 Bài học áp dụng đối với Cục Hải quan tỉnh Điện Biên 39

2.3 Những nghiên cứu về phòng, chống ma túy và quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy 41

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 46

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 46

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 46

3.1.2 Điều kiện kinh tế, xã hội 48

3.1.3 Đánh giá chung 49

3.2 Phương pháp nghiên cứu 50

3.2.1 Phương pháp tiếp cận nội dung nghiên cứu 50

3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu nghiên cứu 50

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 51

3.2.4 Phương pháp phân tích, xử lý thông tin 53

3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 54

Phần 4 Kết quả và thảo luận 55

4.1 Khái quát về tình hình buôn bán, vận chuyển và sử dụng ma túy 55

4.1.1 Thực trạng vận chuyển, mua bán ma túy ở Việt Nam 55

4.1.2 Tình trạng sử dụng trái phép chất ma túy ở Việt Nam 57

4.2 Thực trạng quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan Điện Biên 57

4.2.1 Trong công tác xây dựng thể chế 57

4.2.2 Trong công tác tổ chức bộ máy quản lý 60

4.2.3 Trong công tác tổ chức cán bộ 62

4.2.4 Trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật 67

4.2.5 Trong hợp tác phòng, chống ma túy 69

4.2.6 Kết quả đấu tranh phòng, chống ma túy của Cục Hải quan Điện Biên 71

4.2.7 Công tác thanh tra, kiểm tra kết quả phòng, chống ma túy 77

Trang 6

4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò quản lý Nhà nước của Cục Hải quan

tỉnh Điện Biên về phòng, chống ma túy 79

4.3.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức 79

4.3.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống ma túy 85

4.3.3 Yếu tố kinh tế 86

4.3.4 Yếu tố vị trí địa lý 86

4.3.5 Yếu tố văn hóa - xã hội 87

4.3.6 Yếu tố quốc tế 87

4.4 Hạn chế và nguyên nhân trong quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên 88

4.4.1 Hạn chế 95

4.4.2 Nguyên nhân 96

4.5 Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên 98

4.5.1 Định hướng, chủ trương phòng, chống ma túy ở Việt Nam và Cục Hải quan tỉnh Điện Biên 98

4.5.2 Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên 103

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 116

5.1 Kết luận 116

5.2 Kiến nghị 118

Tài liệu tham khảo 119

Phụ lục 123

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt

AIDS Acquired immunodeficiency syndrome

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ANQG An ninh quốc gia

CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân

CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

HIV Human immunodeficiency virus infection

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HQCK Hải quan cửa khẩu

KSMT Kiểm soát ma túy

MTTH Ma túy tổng hợp

NCB Narcotic Control Board - Uỷ ban Kiểm soát ma túy Thái Lan NXB Nhà xuất bản

ONCB Office of the Narcotics Control Board (Thai Lan)

Văn phòng Ủy ban Kiểm soát ma túy Thái Lan PCMT Phòng, chống ma túy

QLNN Quản lý Nhà nước

TCHQ Tổng cục Hải quan

TW Trung ương

UNDCP United Nation Drug Control Programe

Chương trình kiểm soát ma túy quốc tế của Liên hợp quốc UNODC United Nation office on Drugs and Crime

Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc WHO World Heath Organization Tổ chức Y tế thế giới

XHCN Xã hội chủ nghĩa

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Số lượng mẫu điều tra 52 Bảng 4.1 Thâm niên của cán bộ làm kiểm soát ma túy năm 2015 63 Bảng 4.2 Trình độ nghiệp vụ KSMT của cán bộ, công chức của Cục Hải quan

tỉnh Điện Biên 65 Bảng 4.3 Số cán bộ được đào tạo nghiệp vụ KSMT của Cục Hải quan tỉnh Điện

Biên giai đoạn 2010 - 20015 66 Bảng 4.4 Số đợt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Cục Hải quan

Điện Biên về PCMT giai đoạn 2010 - 2015 68 Bảng 4.5 Số vụ án ma túy do Hải quan tự bắt giữ và phối hợp bắt giữ giai đoạn

2010 - 2015 70 Bảng 4.6 Kết quả phòng, chống ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên giai

đoạn 2010 - 2015 72 Bảng 4.8 Số đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác PCMT tại Cục Hải quan Điện

Biên giai đoạn 2010 - 2015 77 Hình 4.8 Số đoàn thanh tra, kiểm tra về công tác PCMT tại Cục Hải quan Điện

Biên giai đoạn 2010 - 2015 78 Bảng 4.9 Kết quả kiểm tra năng lực chó nghiệp vụ giai đoạn 2010 - 2015 78 Bảng 4.10 Độ tuổi cán bộ, công chức làm KSMT của Cục Hải quan tỉnh

Điện Biên 80 Bảng 4.11 Trình độ học vấn của cán bộ, công chức làm KSMT Cục Hải quan tỉnh

Điện Biên 82 Bảng 4.12 Trình độ quản lý Nhà nước và lý luận chính trị của cán bộ, công chức

làm KSMT Cục Hải quan tỉnh Điện Biên 84 Bảng 4.13 Mức độ hài lòng của quần chúng nhân dân đối với hoạt động quản lý

Nhà nước của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên 89 Bảng 4.14 Đánh giá của quần chúng nhân dân về những hạn chế trong hoạt động

quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên 90 Bảng 4.15 Ý kiến của cán bộ, chiến sĩ Công an, Biên phòng về nguyên nhân của

những hạn chế trong hoạt động QLNN của các đơn vị thuộc Cục Hải quan Điện Biên 92 Bảng 4.16 Ý kiến của cán bộ, chiến sĩ Công an, Biên phòng về những phẩm chất

cần có của cán bộ KSMT - Cục Hải quan tỉnh Điện Biên 93 Bảng 4.17 Đánh giá của quần chúng nhân dân về hoạt động của cán bộ, công

chức các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên 95

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy 61 Hình 4.2 Thâm niên của cán bộ làm kiểm soát ma túy năm 2015 63 Hình 4.3 Số đợt tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Cục Hải quan

Điện Biên về PCMT giai đoạn 2010 - 2015 68 Hình 4.4 Số vụ án ma túy do Hải quan tự bắt giữ và phối hợp bắt giữ giai đoạn

2010 - 2015 70 Hình 4.5 So sánh số vụ bắt giữ của Hải quan Điện Biên và số vụ của toàn tỉnh

Điện Biên - Sơn La 73 Hình 4.6 So sánh số đối tượng bị bắt giữ do Hải quan Điện Biên và của toàn

tỉnh Điện Biên – Sơn La 74 Hình 4.7 Lượng ma túy do Hải quan Điện Biên thu giữ qua các năm 75

Trang 10

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1 Ý kiến của cán bộ quản lý về những hạn chế, khó khăn trong công tác

QLNN của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên về PCMT 91 Hộp 4.2 Ý kiến của người dân về những kiến thức nào là cần thiết cho cán bộ,

công chức của Cục 94 Hộp 4.3 Ý kiến của người dân về tiêu chí để đánh giá chất lượng của đội ngũ

cán bộ, công chức cục 94

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Tên tác giả: Đỗ Bá Khương

2 Tên Luận văn: “Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của Cục Hải quan tỉnh Điện

Biên về phòng chống ma túy”

3 Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10

4 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trong những năm qua, tình hình buôn bán, vận chuyển ma túy qua địa bàn 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La đang diễn ra rất phức tạp Các đối tượng thường lợi dụng địa hình phức tạp, trình độ dân trí thấp của người dân và sự quản lý lỏng nẻo của các lực lượng chức năng để phạm tội Một trong những nguyên nhân chính là do công tác quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy của Cục Hải quan Điện Biên còn nhiều hạn chế Từ thực

tế trên, nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước

về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên và đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý.

Nghiên cứu được thực hiện tại một số đơn vị của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên nằm trên địa bàn 2 tỉnh Điện Biên và Sơn La.

Các số liệu thứ cấp liên quan đến số vụ vận chuyển ma túy, khối lượng ma túy vận chuyển được thu thập thông qua các bài báo và báo cáo từ phòng Kiểm soát ma túy - Cục Điều tra chống buôn lậu; Đội Kiểm soát ma túy - Cục Hải quan tỉnh Điện Biên và

từ UBND tỉnh Điện Biên, Sơn La Các thông tin về công tác cán bộ làm kiểm soát ma túy được thu thập thông qua Văn phòng của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên, qua Tổng cục Hải quan và qua Trường Hải quan Việt Nam.

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra đối với cán bộ, công chức làm KSMT; cán bộ, chiến sỹ Công an, Biên phòng tỉnh Điện Biên, Sơn La và thông qua quần chúng nhân dân tại địa bàn do Cục Hải quan tỉnh Điện Biên quản lý.

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn công tác QLNN về phòng, chống ma túy trong ngành Hải quan bao gồm: công tác xây dựng thể chế, chính sách về phòng, chống ma túy; tổ chức thực hiện phòng, chống ma túy; hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy và công tác thanh tra, kiểm tra QLNN về phòng, chống ma túy Luận văn đã đánh giá được thực trạng công tác QLNN về phòng, chống ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên những năm qua.

Tại các đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên nằm trên địa bàn 2 tỉnh Điện Biên, Sơn La lực lượng cán bộ, công chức làm công tác KSMT còn mỏng, lại phải quản lý địa bàn rộng lớn, có địa hình phức tạp Đa phần cán bộ, công chức làm KSMT

Trang 12

của các đơn vị thuộc Cục Hải quan tỉnh Điện Biên có độ tuổi lao động trẻ từ 31 đến 40 tuổi (36,96%) Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ có kinh nghiệm KSMT còn thấp, trong số 28,26% cán bộ có thâm niên KSMT trên 3 năm thì lại có đến 19,57% (09 cán bộ) là huấn luyện viên chó nghiệp vụ.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác PCMT Trong số 46 cán bộ, công chức làm KSMT thì có 20 cán bộ được đào tạo cơ bản (đạt 43,48%); số cán bộ được đào tạo nâng cao đạt 23,91%; tuy nhiên, số lượng cán bộ chưa được đào tạo còn khá nhiều 15 người (chiếm 32,61%) trong đó có 09 huấn luyện viên CNV.

Trong những năm qua, công tác tuyên truyền PCMT luôn được toàn thể cán bộ, lãnh đạo Cục Hải quan Điên Biên coi trọng và đẩy mạnh, số đợt tuyên truyền có cán bộ Hải quan Điện Biên tham gia không ngừng tăng qua các năm Từ năm 2013 sau khi Quy chế phối hợp mới số 900/QC-HQĐB-BPĐB-BPLC-BPSL ngày 11/12/2012 được ký kết giữa Cục Hải quan tỉnh Điện Biên và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thay thế các Quy chế phối hợp cũ thì hiệu quả phối hợp PCMT càng được tăng lên.

Công tác thanh tra, kiểm tra: mỗi năm sẽ có 1 - 2 đoàn của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm; 1 - 2 đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Điện Biên, Sơn La; 1 - 2 đoàn của Tổng Cục Hải quan và 3 - 4 đoàn của Cục Điều tra chống buôn lậu làm việc với Cục Hải quan tỉnh Điện Biên về công tác phòng, chống ma túy Tùy thuộc vào tình hình thực tế mà số đoàn kiểm tra có thể tăng lên để tăng cường phối hợp và kiểm soát phòng, chống ma túy tại Điện Biên, Sơn La Tuy nhiên, kế hoạch thanh tra, kiểm tra còn lồng ghép nhiều chương trình, nên thiếu tính chuyên sâu về lĩnh vực PCMT Vì vậy, việc chỉ đạo về phòng, chống ma túy đạt hiệu quả chưa cao.

Công tác PCMT của Cục Hải quan Điện Biên mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực song còn nhiều hạn chế Số vụ buôn bán, vận chuyển ma túy do Hải quan Điện Biên bắt giữ còn rất ít so với các đơn vị chức năng khác trong địa bàn do Hải quan quản lý Nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò QLNN về phòng, chống ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên gồm có: chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống ma túy; yếu tố kinh tế; yếu tố vị trí địa lý; yếu tố văn hóa - xã hội và yếu tố quốc tế.

Từ những thực tiễn trên, luận văn đã đề xuất 8 nhóm giải pháp cụ thể nhằm tăng cường vai trò QLNN của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên về phòng, chống ma túy trong thời gian tới.

Từ khóa: Cục Hải quan tỉnh Điện Biên; phòng, chống ma túy; quản lý Nhà nước

về phòng, chống ma túy.

Trang 13

THESIS ABSTRACT Master candidate: Do Ba Khuong

Thesis title: "Strengthening the role of State management of Dien Bien Customs

Department on drugs prevention".

Major: Economic Management Code: 60.34.04.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

In recent years, the situation of drugs trafficking and transporting in Dien Bien and Son La provinces is happening much more complex The drug traffickers often to presume on the complex of terrain, the low educational level of local people and the loose management ofgovernmentin commit crimes One of the main causes is the role of State management on drug prevention of Dien Bien Customs Department limited Base

on this situation, the study was conducted to evaluate the situation of State management

on drug prevention in Dien Bien Customs Departmentand recommend some feasible solutions to improve management mechanism.

Study was carried out at some sub-departments of Dien Bien Customs Department

in Dien Bien and Son La provinces.

The related secondary data on number of drugs trafficking and transporting was collected on articles and reports of Drug prevention control office - Smuggling Investigation Department; Drug control teams - Dien Bien Customs Department and Dien Bien, Son La People Committee All thepersonnel issues informationof drug control was collected through the Office of Customs Department, Dien Bien province, General Department of Vietnam Customs and School of Vietnam Customs.

Primary data was collected by investigators interviewed officers - drug preventers, soldiers, Policeman, Dien Bien, Son La borderlands security, through local people in Dien Bien province.

The research was codified theoretical and practical execute work of State management on drug prevention in the Customs sector including: institutional building activities and policies on drug prevention; implementing drug prevention; international cooperation in preventing and combating drug, State management inspection and check

on the prevention of drug.

The study evaluated the reality of State management on drug prevention of Dien Bien Customs Department over last years.

In all sub - department of Dien Bien Customs Department located in Dien Bien and Son La, force of officers and preventers are not enough to managing a large and complex geographical areas Almost staffs work in Dien Bien Customs Department have age from 31 to 40 years old (36.96%) However, the proportion of staff have

Trang 14

experienced on drug prevention is low, 28.26% among senior officers have over three years, it is accounted for 19.57% (09 staff) are professional dog trainer.

About the training and retraining of personnel in drug prevention In all 46 key officials, public servants, there are 20 staff have basic training (reaching 43.48%); staffshave advanced training reach to 23.91%; however, the number of staff untrained was not quite 15 people (32.61% used) which have nine professional dog trainers.

In the last years, drug prevention propaganda activities are alwaysrespected and promotedby all the officials and leaders of Dien Bien Customs Department, the waves propagate customs officers have participated in Dien Bien Department increase graduallu over the year From 2013 after new coordination Regulation No 900 / QC- HQDB-BPDB-BPLC-BPSL dated 12/11/2012 signed between Dien Bien Customs Department and the High Command of Border defence command is replaced by the new ones, it leads to increase rapidly on effeciency of drug prevention.

The inspection every year has from one to two group of the National Committee for AIDS, drug prevention and prostitution; 1-2 joint inspection teams of Dien Bien, Son La province; 1 - 2 groups of General Department of Vietnam Customs and 3-4 groups of the Anti - Smuggling Investigation Department worked with Dien Bien Customs Department on the prevention and fight against drugs Depending on the actual situation, the inspection team maybeincrease to strengthen coordination on drugscontrol and prevention in Dien Bien, Son La However, inspection plans and inspection programs are integrated, so it lack of depth in the field of drug prevention So that, the effection of drug prevention is not high as espected.

The drug prevention activity of Dien Bien Customs Department even though achieving some positive results however, its still have some limitations Number of trafficking, drug smuggling were catched by Dien Bien Customs Department also much less to compare with other departments which are managed by General Department of Customs.

The research showed that the elements affects on State management role on drug prevention of Dien Bien Customs Department include: the quality of cadres and civil servants; the system of legal documents and mechanisms policy of the Party and State with the prevention and fight against drugs; economic factors; geographic location factors; cultural- social factors and international factors.

Base on all the reasons above, the study was proposed eight groups ofspecific solutions to strengthen State management role of Dien Bien Customs Department on the prevention of drug in near future.

Keywords: Dien Bien Customs Department; Drug Prevention; State management

on drug prevention.

Trang 15

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đangthực hiện đường lối đổi mới và đã thu được những thành tựu quan trọng: kinh tếđất nước luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định, đời sống của nhân dân từngbước được cải thiện, chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan

hệ với nước ngoài được mở rộng, an sinh xã hội được thực hiện ngày một tốthơn Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, dưới tác động của mặt tráikinh tế thị trường, của việc mở của hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa đã nảysinh nhiều vấn đề phức tạp trong đời sống xã hội, trong đó tệ nạn ma túy là mộttrong những vấn đề nhức nhối đang được toàn xã hội quan tâm

Ma túy gây tác hại trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Tệnạn ma túy là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh tội phạm ảnhhưởng nghiêm trọng đến sự ổn định, phát triển của đất nước, sức khỏe nòi giống

và sự trường tồn của dân tộc Vì vậy, đấu tranh phòng, chống ma túy (PCMT) làmột trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc vàcũng làm nhiệm vụ của cả cộng đồng quốc tế (Nguyễn Xuân Yêm và cs., 2013).Nhận thức được tầm quan trọng của công tác này đối với việc đảm bảo trật

tự an toàn xã hội, những năm qua Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đề ra nhiềuchủ trương, chính sách phòng, chống ma tuý như: Nghị quyết 06/CP ngày29/01/1993 của Chính phủ về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểmsoát ma túy; Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 30/11/1996 của Bộ Chính trị (khóa VIII)

về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy (BộChính trị, 1996); Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26/3/2008 về tiếp tục tăng cườnglãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới(Bộ Chính trị, 2008); Chiến lược Quốc gia phòng, chống và kiểm soát ma túy ởViệt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 Trên cơ sở đó, các cơquan nhà nước có thẩm quyền đã tích cực xây dựng và hoàn thiện hệ thống vănbản pháp luật về phòng, chống ma túy làm cơ sở pháp lý tổ chức và hoạt độngphòng, chống và kiểm soát ma túy như: Sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự, trong

đó dành hẳn một chương riêng quy định tội phạm về ma túy (Chương XVIII);Ban hành Luật phòng, chống ma túy (tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa X) và Luật

Trang 16

sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy (tại kỳ họp lần thứ 3,Quốc hội khóa XII); Xây dựng và triển khai Chương trình hành động phòng,chống ma túy giai đoạn 1998 - 2000, 2001 - 2005; 2006 - 2010, 2011- 2016,

2016 - 2021; Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn

2006 - 2010, 2011 - 2016, 2016 - 2021…

Triển khai thực hiện các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết và cácChương trình hành động phòng, chống ma túy của Chính phủ, công tác phòng,chống và kiểm soát ma túy ở nước ta đã được tăng cường đáng kể Nhận thức củacán bộ, công chức và đông đảo người dân trong xã hội về tác hại của ma túyđược nâng lên, đặc biệt là nhận thức của cán bộ, đảng viên về trách nhiệm, vai tròlãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác phòng, chống ma túy Vì vậy đã huy độngđược sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dântrong xã hội tham gia vào công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy Cụ thểnhư: công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về ma túy, trong đó có tộiphạm ma túy xuyên quốc gia, tội phạm nguy hiểm thu được những kết quả đángkhích lệ, góp phần ngăn chặn tình trạng thẩm lậu ma túy qua biên giới; tình trạngtái trồng cây có chứa chất ma túy cơ bản được giải quyết; công tác cai nghiện vàtạo việc làm sau cai đạt được kết quả; tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túyđược tăng cường chiều rộng và chiều sâu; hợp tác quốc tế về phòng, chống matúy ngày một tăng cường và đẩy mạnh

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý nhà nước về phòng,chống ma túy ở nước ta vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Công tác tuyêntruyền, giáo dục phòng, chống ma túy chưa tập trung đúng đối tượng, địa bàn cầntuyên truyền nên nhận thức của người dân về tệ nạn ma túy và công tác đấu tranhphòng, chống ma túy còn chưa đồng bộ, kém hiệu quả; tình trạng trồng, tái trồngcây có chứa chất ma túy vẫn xảy ra ở một số địa bàn; lượng ma túy thẩm lậu từnước ngoài vào vẫn còn lớn, hàng năm các cơ quan chức năng đã phát hiện và bắtgiữ thêm nhiều vụ án ma túy thẩm lậu qua biên giới; công tác đấu tranh, triệt xóacác tụ điểm mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy chưa thể triệt để;công tác cai nghiện phục hồi chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra… (Nguyễn XuânYêm, 2012)

Những tồn tại, hạn chế trên đây do nhiều nguyên nhân gây ra, song chủ yếu

là do công tác quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy còn nhiều hạn chế Nhất

là trong bối cảnh đất nước ta đang hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế

Trang 17

thế giới, do vậy tác động của tình hình kinh tế, xã hội khu vực và thế giới sẽ ảnhhưởng trực tiếp tới sự phát triển của đất nước, trong đó có cả nguy cơ gia tăng tộiphạm buôn bán ma túy xuyên quốc gia.

Cục Hải quan tỉnh Điện Biên là đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan (TCHQ),

có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan (HQ) và cácquy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn các tỉnh Điện Biên - Sơn

La và Lai Châu Trong chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình Hải quanĐiện Biên cần áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phòng,chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phòng, chống matuý trong phạm vi địa bàn hoạt động Đồng thời phối hợp với các đơn vị chứcnăng khác thực hiện nhiệm vụ PCMT ngoài phạm vi địa bàn hoạt động của CụcHải quan theo quy định của pháp luật (Bộ Tài chính, 2010)

Mặc dù được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, Bộ Tài chính vàcủa TCHQ song công tác phòng, chống ma túy của Hải quan Điện Biên vẫn cònrất hạn chế Lượng ma túy thẩm lậu qua biên giới trong địa bàn kiểm soát củaHải quan Điện Biên vẫn còn rất lớn Nguyên nhân chủ yếu do công tác QLNN vềkiểm soát ma túy của Hải quan Điện Biên vẫn còn nhiều yếu kém Một số cán bộ,công chức làm công tác kiểm soát ma túy chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm,vẫn còn tình trạng quan liêu

Trong thời gian tới, do tác động của tình hình kinh tế, xã hội và khu vực vàthế giới, tệ nạn ma túy ở Việt Nam sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường Đặcbiệt, là tình hình buôn bán, vận chuyển ma túy ở khu vực Tây Bắc nước ta Tộiphạm ma túy liên tục thay đổi phương thức, thủ đoạn vận chuyển ma túy Chúngthường lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, kiểm soát của cáclực lượng chuyên trách nói chung và lực lượng Hải quan nói riêng để buôn bán,vận chuyển ma túy (Tổng cục Hải quan, 2015) Vì vậy, nếu không có những giảipháp quản lý phù hợp theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tệnạn ma túy thì tình hình này có thể vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Nhà nước và

để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tăng

cường vai trò quản lý Nhà nước của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên về phòng, chống ma túy” để tiếp tục hoàn thiện cơ chế QLNN về phòng, chống ma túy

trong ngành Hải quan trong thời gian tới

Trang 18

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường QLNN về phòng, chống

ma túy cho Cục Hải quan Điện Biên những năm tới

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn vai trò quản lý Nhànước của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên về phòng, chống ma túy

Đề tài được thực hiện tại 5 đơn vị của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên, bao gồm:

- Đội Kiểm soát Phòng, chống ma túy

- Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Tây Trang

- Chi cục Hải quan Sơn La

- Chi cục Hải quan cửa khẩu Chiềng Khương

- Chi cục Hải quan cửa khẩu Lóng Sập

* Phạm vi về thời gian

Trang 19

khảo sát thực trạng năm 2016; định hướng và giải pháp cho những năm 2016 - 2021.

- Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Những cơ sở lý luận và thực tiễn nào liên quan đến QLNN về phòng,chống ma túy trong ngành Hải quan?

- Nghiên cứu QLNN về phòng, chống ma túy gồm những nội dung gì?

- Tổ chức bộ máy QLNN về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan tỉnhĐiện Biên như thế nào?

- Thực trạng công tác QLNN về phòng, chống ma túy tại Cục Hải quan tỉnhĐiện Biên hiện nay như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác QLNN về phòng, chống ma túytại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên?

- Nghiên cứu này đưa ra các giải pháp gì trong QLNN về phòng, chống matúy tại Cục Hải quan tỉnh Điện Biên?

- Những kiến nghị nào có thể đưa ra sau khi có kết quả nghiên cứu?

1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động QLNN vềphòng, chống ma túy trong ngành Hải quan

- Phân tích, đánh giá bao quát thực trạng QLNN đối với công tác phòng,chống ma túy của Cục Hải quan tỉnh Điện Biên, chỉ ra được những thành tựu,hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả QLNN trong côngtác phòng, chống ma túy của ngành Hải quan

- Dùng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy, nghiên cứu về đấu tranhphòng, chống tội phạm ma túy nói chung và đấu tranh phòng, chống tội phạm matúy trên tuyến biên giới nói riêng

Trang 20

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm

2.1.1.1 Khái niệm quản lý

Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản lý Có quanniệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị Có quan niệm khác lại cho rằngquản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy Các cách nói này nhìn chung không có

gì khác nhau về nội dung mà chỉ khác về cách dùng thuật ngữ, khác về cách diễngiải Quản lý được hiểu theo hai góc độ: một là góc độ tổng hợp mang tính chínhtrị xã hội; góc độ khác mang tính hành động thiết thực Hai quan niệm này đều có

cơ sở khoa học và thực tế Nhìn chung, quản lý thể hiện việc tổ chức, điều hànhtập hợp người, công cụ, phương tiện, tài chính… trên cơ sở kết hợp các yếu tố đóvới nhau nhằm đạt được mục tiêu định trước (Nguyễn Cửu Việt, 2013)

Dưới góc độ xã hội học, quản lý là một khái niệm chỉ chức năng của các hệthống có tính tổ chức, chức năng này có trong giới sinh học, trong đời sống xãhội và trong quản lý kĩ thuật Quản lý nói chung là chức năng nhằm bảo vệ vàduy trì các cơ cấu xác định của một tổ chức, đồng thời duy trì chế độ hoạt độngthực hiện một chương trình và một mục đích của hoạt động đã được ý thức hoácủa một tập đoàn người, của một tổ chức xã hội hoặc của một cá nhân nào đó với

tư cách là một chủ thể của hoạt động quản lý (Nguyễn Cửu Việt, 2013)

2.1.1.2 Khái niệm quản lý Nhà nước

Quản lý Nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sửdụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hoạt động của conngười Quản lý Nhà nước khác với dạng quản lý của các chủ thể khác ở chỗ cácchủ thể này không dùng quyền lực pháp luật của Nhà nước để điều chỉnh cácquan hệ quản lý mà chỉ dùng phương thức giáo dục, vận động quần chúng Quản

lý Nhà nước cũng có nội dung như quản lý hành chính Nhà nước vì hành chínhNhà nước là một dạng hoạt động tổ chức và điều hành để thực hiện quyền lựcNhà nước (Nguyễn Cửu Việt, 2013)

Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động hành chính của các cơ quanthực thi quyền lực Nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnhvực của đời sống xã hội theo pháp luật Đó là Chính phủ và các cơ quan chính

Trang 21

quyền địa phương các cấp, không kể các tổ chức thuộc Nhà nước nhưng khôngnằm trong cơ cấu quyền lực như các doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp.Quyền hành pháp có hai nội dung: một là lập quy, được thực hiện bằng việc ravăn bản pháp quy, quy phạm pháp luật để chấp hành luật, hai là quản lý hànhchính tức là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế xã hội để đưa luậtpháp vào đời sống (Nguyễn Cửu Việt, 2013).

Hoạt động quản lý Nhà nước là điều chỉnh các quá trình xã hội và hoạtđộng của con người bằng quyền lực của Nhà nước Hoạt động đó được thể hiệnbằng các quyết định của các cơ quan nhà nước dưới hình thức các văn bản pháp

lý Trong đó, các nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn, biện pháp được quy định chặtchẽ để không ngừng đáp ứng sự phù hợp giữa chủ thể và khách thể quản lý, bảođảm sự cân đối hài hoà về sự phát triển của quá trìnhh xã hội

Tóm lại, chúng ta có thể định nghĩa quản lý Nhà nước như sau: Quản lý

Nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật Nhà nước đối với các quá trình

xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm

vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc

xã hội chủ nghĩa do các cơ quan trong hệ thống chính phủ từ Trung ương đến

cơ sở tiến hành.

2.1.1.3 Khái niệm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy

Quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy là hoạt động chấp hành và điềuhành của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức xã hội do Nhà nước ủy quyềnđược tiến hành trên cơ sở pháp luật, để thi hành pháp luật nhằm thực hiện cácchức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phòng, chống ma túy Quản lý Nhànước về ma túy là một bộ phận của QLNN về trật tự an toàn xã hội (Học việnCSNN, 2011)

2.1.1.4 Khái niệm ma túy

Ma túy là hiểm họa của nhân loại, là một vấn nạn trên toàn thế giới Ma túykhông chi hủy hoại sức khỏe con người, mà còn là nguyên nhân dẫn đến phạmtội và gây mất trật tư, an toàn xã hội, làm cho sự lây nhiễm HIV/AIDS có nguy

cơ lan truyền rất rộng Cho đến nay, trên thế giới không có một khái niệm thốngnhất về “ma túy” hay “chất ma túy” (Đặng Ngọc Hùng, 2002)

Trang 22

Ma túy là từ Hán Việt, trong đó “ma” được hiểu là tê mê và “túy” là saysưa Theo đó, ma túy là chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, tê liệt,dùng quen thành nghiện, hay nói cách khác, ma túy là chất gây nghiện.

Thuật ngữ “ma túy” xuất hiện ở Việt Nam ban đầu gắn với một sản phẩm

dân gian là thuốc phiện, về sau còn được dùng để chỉ các sản phẩm có được từcây cần sa, cô ca và các loại thuốc tân dược gây nghiện khác Sở dĩ gọi là “matúy” vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma quái, nó làm tăng hưng phấnhoặc ức chế thần kinh, làm cho con người mê mẩn, ngây ngất không tỉnh táo Với

cách hiểu này, thuật ngữ “ma túy” được ghép từ các từ ma thuật, ma quái và ma túy lúy Trong tiềm thức của người Việt Nam, “ma túy” đồng nghĩa với sự xấu

xa, tội lỗi cần phải ngăn chặn, loại bỏ khỏi đời sống cộng đồng (Trần Văn Luyện

và Nguyễn Xuân Yêm, 2001)

Chương trình kiểm soát ma túy của Liên hợp quốc (UNDCP) năm 1991 đã

xác định : “Ma túy là những chất độc có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên

hoặc nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người thì có tác dụng làm thay đổi tâm trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc và chúng gây nên những tổ thương cho từng cá nhân và cộng đồng” Theo Tổ chức Y tế Thế giới

(WHO), “Ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay

đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể” (Liên hợp quốc, 2000).

Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định các tội phạm về ma túy Ma túy baogồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca, lá, hoa, quả cây cần sa, lá cây côca; quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi; heroin; cocain; các chất ma túykhác ở thể lỏng; các chất ma túy khác ở thể rắn (Quốc hội, 2000)

Điều 2 Luật phòng, chống ma túy được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 8thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2000 quy định:

1 Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trongcác danh mục do Chính phủ ban hành

2 Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, để gây tìnhtrạng nghiện đối với người sử dụng

3 Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng”(Quốc hội, 2001)

Theo Nghị định của Chính phủ số 82/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm

Trang 23

ban hành các danh mục chất ma túy và tiền chất được chia làm 4 danh mục gồm:

- Các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội;việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học,điều tra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền

- Các chất ma túy được dùng hạn chế trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiêncứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơquan có thẩm quyền

- Các chất hướng thần được dùng trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứukhoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo quy định của cơ quan cóthẩm quyền

- Các tiền chất (Thủ tướng, 2013)

Như vậy, ma túy là những chất đã được khoa học xác định và có tên gọiriêng Danh mục các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị địnhcủa Chính phủ (Nghị định số 67/2001/NĐ-CP; Nghị định số 133/2003/NĐCP;Nghị định số 82/2013/NĐ-CP) Việc xác định là chất ma túy, tiền chất được tiếnhành qua trưng cầu giám định

Từ các khái niệm của quốc tế và Việt Nam về ma túy, có thể đưa ra một

khái niệm chung như sau: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng

hợp, khi đưa vào cơ thể con người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức

và sinh lý của con người Nếu lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó, khi

đó gây tổn thương và nguy hại cho người sử dụng và cộng đồng.

2.1.1.5 Phân loại các chất ma túy

Ma túy được phân thành nhiều nhóm dựa trên những căn cứ nhất định phục

vụ cho những mục đích khác nhau Một số cách phân loại cơ bản như sau:

- Căn cứ vào nguồn gốc, ma túy được chia thành: ma túy tự nhiên, ma túytổng hợp và ma túy bán tổng hợp:

+ Ma túy tự nhiên là sản phẩm của các cây trồng tự nhiên hoặc nuôi trồng

và các chế phẩm của chúng Ví dụ: thuốc phiện và các sản phẩm của cây thuốcphiện như moocphin, codein, narcotics, coca và các hoạt chất của nó như cocain,cần sa và các sản phẩm của cây cần sa ;

+ Ma túy bán tổng hợp là các chất ma túy được điều chế từ ma túy tự nhiên,

có tác dụng mạnh hơn chất ma túy ban đầu Ví dụ: Heroin là chất ma túy đượctổng hợp từ moocphin ;

Trang 24

+ Ma túy tổng hợp là các chất ma túy đã được điều chế bằng phương pháptổng hợp hóa học toàn phần từ hóa chất (được gọi là tiền chất) Điển hình là cácamphetamine (Trần Văn Luyện và Nguyễn Xuân Yêm, 2001).

- Căn cứ theo tác dụng, ma túy được chia thành ba nhóm chính là kíchthích, ức chế thần kinh và gây ảo giác:

+ Chất kích thích: Thuốc kích thích là thuốc có tác dụng làm tăng nhanhhoạt động của hệ thống thần kinh và nhiều bộ phận trong cơ thể, bao gồm: Ni-cô-tin (nicotine) trong thuốc lá; Cà- phê-in (caffeine) trong trà, cà phê, các loạinước tăng lực (energy drinks), sô-cô-la (chocolate), nước cô-ca cô-la (coke);Am-phê-ta-min và những loại thuốc cùng họ hoặc có công thức hoá học rất gầnnhư: Dexamphetamine, Metamphetamine, Methylenedioxymethamphetamine(MDMA), Methylpheniate Cô-ken – Cocaine (Trần Văn Luyện và NguyễnXuân Yêm, 2001)

+ Chất ức chế: Ức chế là ngăn cản hoặc làm suy giảm hoạt động Thuốc

ức chế thần kinh có tác dụng làm suy giảm, làm chậm lại hoạt động của hệthống thần kinh Một số loại thuốc ức chế thần kinh có tác dụng gây nghiện:Thuốc có tác dụng an thần, gây ngủ: Rượu (ethanol): Bia, rượu chát, rượumạnh , Benzodiazepines là những thứ thuốc an thần loại nhẹ hoặc thuốc ngủ;Thuốc giảm đau thuộc nhóm á phiện: Thuốc phiện (opium), morphine,pethidine, codein, bạch phiến (heroin), methadone, buprenorphine ; Cần sa ởliều lượng nhẹ; Những ma túy dạng bốc hơi hoặc dạng hít: Xăng, thuốc chùisơn, keo, dung dịch pha loãng sơn (paint thinner) (Trần Văn Luyện vàNguyễn Xuân Yêm, 2001)

+ Chất gây ảo giác: Thuốc gây ảo giác có tác dụng tạo ra ảo giác như thấyhoặc nghe những điều không có thực, thấy thời gian và không gian thay đổi, thấy

sự vật chung quanh di chuyển hoặc thấy sự vật có màu sắc đậm hơn hay kháchơn bình thường Các loại thuốc gây ảo giác gồm có: LSD (lysergic aciddiethylamide); DMT (dimethyltryptamine); Psilocybin (magic mushroom);Mescaline (peyote cactus); DOM hay STP (chất tổng hợp từ Mescaline); MDMA(ecstasy, thuốc lắc) ở liều lượng mạnh; Phencyclidine or PCP (angel dust);Ketamine; Cần sa ở liều lượng mạnh (marijuana, hash, hash oil)

- Căn cứ tính hợp pháp, ma túy chia làm hai nhóm: hợp pháp, bất hợp pháp:+ Ma túy hợp pháp: Những loại thông dụng như Rượu, bia; Ni-cô-tin (thuốclá); Ca-phê- in; Thuốc bác sĩ cho toa như thuốc ngủ an thần (sedative-hypnotics)

Trang 25

gồm có: Benzodiazepines như Serepax, Valium, Librium Một số dược phẩmtrong nhóm amphetamies như dexamphetamine, methylphenidate, phentermine Tuy nhiên, có một vài giới hạn đối với một số loại ma túy hợp pháp Vượt quanhững giới hạn này, ma túy có thể trở thành bất hợp pháp, ví dụ như người dưới

18 tuổi mua rượu bia hay thuốc lá là bất hợp pháp, những loại thuốc trị bệnh cóthể trở thành bất hợp pháp nếu mua không có toa bác sĩ

+ Ma túy bất hợp pháp: Cần sa (Cannabis); Bạch phiến (Heroin); Các loạigây ảo giác (Hallucinogens/Psychedelics): LSD, DMT, Psilocybin, Psilocin,Mescaline, DOM (STP), Phencyclidine or PCP, Ketamine Cô-ken (Cocaine);Mê-tha-qua-lôn (Methaqualone) và những loại gây nghiện (narcotics) mua không

có toa bác sĩ; Các loại amphetamine bất hợp pháp như methamphetamine, crystalmethamphetamine (Trần Văn Luyện và Nguyễn Xuân Yêm, 2001)

- Căn cứ nguồn gốc của ma túy và cơ chế tác động dược lý, các chuyên giacủa Liên hợp quốc đã thống nhất phân chia ma túy thành năm nhóm sau:

+ Nhóm 1: ma túy là các chất từ cây thuốc phiện (opiates);

+ Nhóm 2: ma túy là các chất làm từ cần sa (canabis);

+ Nhóm 3: ma túy là các chất gây kích thích (sitimulants);

+ Nhóm 4: ma túy là các chất gây ức chế (depressants);

+ Nhóm 5: ma túy là các chất gây ảo giác (hallucinorens)

Các cách phân loại trên đây giúp cho các nhà quản lý nhận biết và kiểmsoát việc sản xuất, lưu thông và sử dụng theo đúng yêu cầu pháp luật

2.1.1.6 Phòng, chống ma túy

Luật phòng, chống ma túy quy định: “Phòng, chống ma túy là phòng ngừa,

ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma tuý và kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý” (Quốc hội, 2001) Trong đó:

- Tệ nạn ma túy là tình trạng nghiện ma túy, tội phạm về ma túy và cáchành vi trái phép khác về ma túy (khoản 8 Điều 2);

- Các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý bao gồm các hoạt độngnghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phânphối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất ma túy,tiền chất và thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, được cơ quan quản lý Nhà nước

có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật (khoản 9);

Trang 26

Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý là việc cho phép,theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động quy định tại khoản 9 Điều này vàphòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác (khoản10).

- Phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh:

+ Phòng ngừa bao gồm “đề phòng” và “ngăn ngừa”

Đề phòng là chuẩn bị trước để sẵn sàng đối phó, ngăn ngừa, hoặc hạn chếnhững thiệt hại có thể xảy ra Ngăn ngừa là làm cho cái xấu, cái không hay đang

có khả năng xảy ra sẽ không xảy ra được Phòng ngừa là chuẩn bị trước, bằngcách này hay bằng cách khác, không để cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy ra.+ Phòng ngừa ma túy là bất cứ hoạt động nào nhắm đến việc giảm bớt hoặcgiảm thiểu việc sử dụng ma túy và những hậu quả tai hại của nó

+ Ngăn chặn tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm ngăn ngừa, chặn đứng nhữngtác hại, ảnh hưởng xấu của tệ nạn ma túy; ngăn chặn sự phát triển của tệ nạn matúy trong cộng đồng, xã hội, bao gồm ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp liênquan đến việc trồng các cây có chứa ma túy; các hoạt động sản xuất, chế biến,mua bán, vận chuyển và sử dụng trái phép chất ma túy; ngăn chặn sự gia tăng sốngười nghiện, tái nghiện (ngăn chặn nguồn cung về ma túy)

+ Đấu tranh chống tệ nạn ma túy là hoạt động nhằm tiến tới việc ngăn chặn,đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy; xóa bỏ các tụ điểm phức tạp về ma túy;xóa bỏ việc buôn bán, sử dụng trái phép ma túy với mục đích hướng đến là xóa

bỏ tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng, xã hội

Chương trình Quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 - 2015 quyđịnh mục tiêu tổng quát của Chương trình gồm: Nâng cao nhận thức của các cấp,các ngành, các tầng lớp nhân dân về tác hại và hậu quả của tệ nạn ma túy, tráchnhiệm của chính quyền xã, phường, thị trấn, cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chứctrong tham gia phòng, chống ma túy; đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống

ma túy để huy động nguồn lực cho công tác này; kiềm chế sự gia tăng phức tạp

về tội phạm ma túy; giảm số người nghiện ma túy; ngăn chặn có hiệu quả ma túyxâm nhập qua biên giới; thu hẹp địa bàn có tệ nạn ma túy; nâng cao hiệu quả hoạtđộng điều tra, truy tố, xét xử đối với tội phạm về ma túy; nâng cao hiệu quả côngtác cai nghiện và quản lý sau cai nghiên ma túy, giảm tác hại của ma túy đến sứckhỏe, gia đình và an ninh trật tự (Thủ tướng chính phủ, 2012)

Trang 27

Kiểm soát ma túy là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyềnnhằm kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo các hoạt động sản xuất, tàng trữ vậnchuyển, sử dụng các chất ma túy theo đúng quy định của pháp luật.

Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là việc cho phép,theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy nhưnghiên cứu, giám định, sản xuất vận chuyển, bảo quản, tàng trữ, mua bán, phânphối, sử dụng, xử lý, trao đổi, nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh các chất ma túy,tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và phòng ngừa ngăn chặn việc lợidụng các hoạt động đó vào mục đích khác (Trần Văn Luyện và Nguyễn TấtHòa, 2011)

Chỉ thị 21 - CT/TW ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnhđạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới yêucầu các mục tiêu: Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về hậuquả tác hại của ma túy để mỗi người tích cực tham gia và tự phòng, chống matúy, tạo nên phong trào hành động phòng, chống ma túy rộng khắp trong cả nước,làm giảm thiểu tệ nạn ma túy; nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, cácngành, đồng thời kiên trì sử dụng đồng bộ các biện pháp, giải pháp, huy động sứcmạnh tổng hợp và tạo sự đồng thuận của toàn xã hội trong phòng, chống ma túy,nhằm từng bước kiềm chế, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi cho được tệ nạn ma túy, tạomôi trường lành mạnh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốcgia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thựchiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì cuộc sống bình yên và hạnh phúccủa nhân dân; kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả nguồn ma túy thẩm lậu vào nước

ta, phát hiện, bắt giữ tội phạm về ma túy ở khu vực biên giới bằng mọi biện pháp,xóa bỏ triệt để các tổ chức, tụ điểm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và sửdụng trái phép chất ma túy trong nước Không để tái trồng cây có chất ma túy;kiểm soát và quản lý chặt chẽ các loại tiền chất của ma túy, chất gây nghiện, chấthướng thần; tổ chức cai nghiện cho tất cả những người nghiện ma túy, nâng caochất lượng và hiệu quả công tác cai nghiện, đồng thời coi trọng và nhân rộng các

mô hình cai nghiện có hiệu quả, chặn đứng tình trạng gia tăng số người nghiệnmới, từng bước giảm dần số người nghiện ma túy ở các địa bàn dân cư (BộChính trị, 2008)

Đối với các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương, phải tập trung chỉ đạotrực tiếp, quyết liệt đối với công tác phòng, chống ma túy, đưa nội dung này vào

Trang 28

chương trình hoạt động, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, chính quyềnbằng việc cụ thể hóa thành các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp phù hợpvới từng đơn vị, địa phương Trước mắt, cần rà soát, bổ sung nội dung, kế hoạch

để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Chính phủ đề ra; thường xuyên theodõi, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống ma túy và kịp thời chỉ đạo giảiquyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện ở từng đơn

vị, địa phương; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiệnpháp luật phòng, chống ma túy; coi kết quả thực hiện nhiệm vụ này ở các đơn vị,

cơ quan, chi bộ đảng là một tiêu chí để bình xét thi đua, phân loại tổ chức đảng

và khen thưởng hàng năm, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luậtphòng, chống ma túy; đổi mới nội dung và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáodục phòng, chống ma túy trong Đảng, cơ quan nhà nước và nhân dân với nhiềuhình thức thích hợp, phong phú để mọi người nhận thức rõ mối hiểm họa từ matúy, tính cấp bách của công tác phòng, chống ma túy ở nước ta hiện nay Từ đó,

tự giác, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy, hỗ trợ, giúp đỡngười sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng; đẩy mạnh xã hội hóa côngtác phòng, chống ma túy, có chính sách khuyến khích các đoàn thể chính trị - xãhội, các tổ chức phi chính phủ và cá nhân tham gia vào công tác phòng, chống

ma túy, đặc biệt là công tác cai nghiện, dạy văn hóa, dạy nghề và tạo việc làmcho người sau cai nghiện Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chăm sóc,không kỳ thị, phân biệt, đối xử với người nghiện ma túy; tổ chức thực hiện cáchình thức cam kết thi đua xây dựng từng gia đình, từng địa bàn, thôn, xóm, xã,phường, cơ quan, đơn vị, trường học, chi bộ không có ma túy Xây dựng và nhânrộng các mô hình, điển hình tiên tiến thực hiện tốt công tác phòng, chống ma túy(Bộ Chính trị, 2008)

2.1.2 Đặc điểm quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy

Với khái niệm trên đây, có thể thấy quản lý Nhà nước về PCMT có các đặctrưng như:

- Chủ thể QLNN về phòng, chống ma túy là các cơ quan hành chính Nhà nước

Vì ma túy ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, đến trật tự an toàn

xã hội, thậm chí đến an ninh quốc gia, nên chủ thể quản lý Nhà nước về phòng,chống ma túy phải là Chính phủ Do tác động “ma thuật” mang tính 2 chiều của

ma túy (lợi ích đặc biệt cao của người cung và nhu cầu khẩn thiết của người dùng)nên các chủ thể phải tỏ rõ uy lực trực tiếp trong quản lý Nhìn chung các quốc gia

Trang 29

trên thế giới đều giao cho Bộ Công an trực tiếp chủ trì và phối hợp với các cơ quanNhà nước khác thực hiện chức năng QLNN về phòng, chống ma túy và chịu tráchnhiệm trước Chính phủ về kết quả thực hiện (Lê Thế Tiệm, 2001).

Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm

vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với các cơ quanhữu quan trong phòng, chống ma túy

Chính quyền các cấp thực hiện QLNN về phòng, chống ma túy tại địaphương, chỉ đạo việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức PCMT trên địa bàn; quản lýviệc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma túy

- Cơ sở QLNN về phòng chống ma túy là hệ thống thể chế, chính sách liênquan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể có liên quan đến phòng,chống ma túy Đồng thời cũng dựa vào tình trạng xã hội liên quan đến hoạt độngnày Tình trạng xã hội bao gồm trình độ dân trí, ý thức xã hội được tạo lập trên

cơ sở truyền thống, văn hóa, kinh tế, chính trị của quốc gia tại những thời điểmkhác nhau và sự tác động của các xu thế quốc tế hóa về chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội… (Học viện CSND, 2011)

- Khách thể QLNN về phòng, chống ma túy rất rộng lớn, liên quan đến cácđối tượng trực tiếp và gián tiếp buôn bán, vận chuyển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng

ma túy và chịu ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động trên (Học viện CSND,2011)

- Đối tượng QLNN về phòng, chống ma túy bao gồm các tổ chức, cá nhân

là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hành vi mua bán,vận chuyển trái phép, sản xuất, tàng trữ, sử dụng các chất ma túy (Học việnCSND, 2011)

- Mục tiêu QLNN về phòng, chống ma túy không chỉ ngăn chặn việc sảnxuất, buôn bán, sử dụng trái phép chất ma túy, mà còn hướng tới mục tiêu chungcủa toàn xã hội nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành vàtoàn xã hội để PCMT có hiệu quả nhằm xây dựng nước Việt Nam phồn thịnh,văn minh, không có tệ nạn ma túy (Học viện CSND, 2011)

2.1.3 Nội dung nghiên cứu quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy

2.1.3.1 Xây dựng thể chế, chính sách về phòng, chống ma túy

Pháp luật, với những giá trị vốn có của nó đã trở thành công cụ chủ yếu đểNhà nước thực hiện sự quản lý đối với xã hội nói chung, lĩnh vực PCMT nói

Trang 30

riêng Để quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy có hiệu quả, trước hết Nhànước phải ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách cụ thể đểtác động, điều chỉnh tổng thể các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổchức, hoạt động có liên quan đến ma túy và đấu tranh phòng, chống tệ nạn matúy nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân.

a Bộ Luật Hình sự Việt Nam

Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quátrình lập pháp của Nhà nước, trong đó đã có sự bổ sung, sửa đổi các tội phạm về

ma tuý, đồng thời cũng lấy mức định lượng để làm căn cứ cho việc truy cứu tráchnhiệm hình sự theo các khung cụ thể Qua nhiều năm nghiên cứu và sử dụng,BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội khóa XIII kỳ họpthứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, được Chủ tịch nước công bố vào ngày18/12/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 Bộ luật Hình sự năm

2015 ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp, đáp ứng yêucầu cải cách tư pháp và hội nhập cũng như phù hợp với tình hình thực tiễn vềphát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và tình hình đấu tranh phòng,chống tội phạm ma túy nói riêng

So với BLHS năm 1999 chỉ có 2 Phần, 24 Chương, 344 Điều thì BLHSnăm 2015 có 3 Phần, 26 Chương, 426 Điều trong đó có nhiều những quy địnhmới về tội phạm ma túy được quy định tại chương XX của Bộ luật này

b Xây dựng Luật phòng, chống ma túy

Ngày 09/12/2000, tại kỳ họp thứ 8, khóa X, Quốc Hội nước Cộng hòaXHCN Việt Nam đã ban hành Luật phòng, chống ma túy Luật phòng, chống matúy có 8 chương, 56 Điều Tại Điều 4 của Luật quy định: “Phòng, chống ma túy

là trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và của toàn xã hội; Nhànước có chính sách khuyến khích, bảo vệ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chứctham gia phòng, chống tệ nạn ma túy; tổ chức đấu tranh chống các tội phạm về

ma túy và sử dụng đồng bộ các biện pháp kinh tế, pháp luật, văn hóa, xã hội,nghiệp vụ để tuyên truyền, vận động nhân dân, cán bộ, công chức và cán bộ,chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân tham gia phòng, chống tệ nạn ma túy;kết hợp phòng, chống tệ nạn ma túy với phòng, chống các loại tội phạm,HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác” (Quốc hội, 2001) Luật phòng, chống ma

Trang 31

túy quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tệ nạn ma túy của cánhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong xã hội Đặc biệt trong đó quy định chứcnăng nhiệm cụ quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy.

c Luật Hải quan Việt Nam

Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990 quy định chức năng, nhiệm vụ, địabàn hoạt động của Hải quan Đặc biệt tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa X, ngày29/6/2001 đã thông qua Luật Hải quan Sau nhiều năm thực hiện, trước nhữngyêu cầu mới của đất nước, ngày 23/6/2014 tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII

đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan Luật này cóhiệu lực từ ngày 01/01/2015 Đây là văn bản pháp lý quan trọng đối với hoạtđộng Hải quan trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Điều 7 của Luật Hải quan quy định địa bàn hoạt động Hải quan

Địa bàn hoạt động Hải quan bao gồm: Khu vực cửa khẩu đường bộ, gađường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảngthủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;khu vực đang lưu giữ hàng hóa chịu sự giám sát Hải quan, khu chế xuất, khu vực

ưu đãi Hải quan; các địa điểm làm thủ tục Hải quan, kho ngoại quan, kho bảothuế, bưu điện quốc tế, trụ sở người khai Hải quan khi kiểm tra sau thông quan;các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ Hải quan;Khu vực, địa điểm khác đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, được phép xuấtkhẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiệnvận tải theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ

Trong địa bàn hoạt động Hải quan, cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm kiểmtra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải và xử lý vi phạmpháp luật về Hải quan phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan (Quốc hội,2014)

- Điều 12 quy định nhiệm vụ của Hải quan: Hải quan Việt Nam có nhiệm

vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải; phòng, chốngbuôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện phápluật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liênquan; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về Hải quan đối với hoạt

Trang 32

động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đốivới hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Quốc hội, 2014).

- Luật Hải quan đã dành Chương V quy định trách nhiệm của Hải quantrong việc phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Do tình hình tội phạm ma tuý ngày một gia tăng về tính nguy hiểm cũngnhư quy mô phát triển cho nên ngành Hải quan ngoài các chức năng, nhiệm vụtrên còn được Đảng, Nhà nước ta giao thêm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm matuý Nhiệm vụ này Hải quan của nhiều quốc gia trên thế giới coi đó là một trongnhững nhiệm vụ hàng đầu của họ

d Xây dựng các văn bản dưới luật để thực hiện QLNN về phòng, chống tội phạm ma túy

Các Bộ, ngành đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành cácvăn bản dưới Luật để triển khai thực hiện các Bộ luật về PCMT (2000), cụ thể:

Để phối hợp thực hiện tốt công tác đấu tranh PCMT qua địa bàn biên giới,Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg ngày 9/10/2002ban hành Qui chế phối hợp giữa lực lượng Công an - Hải quan - Bộ đội Biênphòng - Cảnh sát biển trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm về ma túytại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển (Thủ tướng chính phủ, 2002)

Ngày 22/7/2005 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số TTg về việc phê duyệt “Đề án tổng thể kiểm soát ma túy qua biên giới đến năm2010” Trên cơ sở Quyết định 187/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng, ngành Hải quan

187/2005/QĐ-đã xây dựng “Đề án tăng cường năng lực phòng, chống ma tuý ngành Hải quan”

và ngày 17/2/2006 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bằng Quyết định330/QĐ-TTg (Thủ tướng chính phủ, 2005)

Ngày 30/3/2007 Tổng cục Hải quan ký Quyết định số 602/QĐ-TCHQ vềviệc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của 19 Tổ Kiểm soát ma tuýthuộc các Chi cục Hải quan trọng điểm Để nâng cao chất lượng của đội ngũ cán

bộ, công chức làm nhiệm vụ chuyên trách phòng, chống ma tuý, Tổng cục Hảiquan đã ban hành Quyết định số 965/QĐ-TCHQ ngày 30/5/2007 quy định về tiêuchuẩn chức danh đối với cán bộ, công chức Hải quan được phân công chuyêntrách làm công tác phòng, chống ma tuý (Tổng cục Hải quan, 2007)

Tiếp đó, Tổng cục Hải quan đã yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phốcăn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và địa bàn hoạt động của đơn vị mình để

Trang 33

ký các Quy chế phối hợp với các lực lượng chức năng: Công an, Bộ đội Biênphòng, Cảnh sát biển đóng trên cùng địa bàn để cùng phối hợp thực hiện Quyếtđịnh 133/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Triển khai thực hiện chỉ đạocủa Tổng cục Hải quan, 23/33 Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đã ký Quy chếphối hợp với các lực lượng chức năng cùng đóng trên địa bàn và yêu cầu cán bộchiến sỹ nhân viên thuộc các lực lượng nghiêm túc triển khai thực hiện các quychế phối hợp Tiếp đó, ngày 11/12/2012 giữa Cục Hải quan tỉnh Điện Biên và Bộđội Biên phòng các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La đã ký Quy chế phối hợp số900/QC-HQĐB - BPĐB - BPLC-BPSL về việc phối hợp hoạt động giữa Hảiquan Điện Biên và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh Điện Biên – Lai Châu– Sơn La (Tổng cục Hải quan, 2012) Quy chế này được ký để thay thế các Quychế phối hợp hoạt động đã ký số 51/QCPH ngày 08/3/2006, số 62/QCPH ngày22/3/2006 và số 60/QCPH ngày 28/3/2006 giữa Cục Hải quan Điện Biên và Bộđội Biên phòng các tỉnh Sơn La - Điện Biên - Lai Châu.

2.1.3.2 Tổ chức thực hiện phòng, chống ma túy

Theo Nguyễn Xuân Yêm (2012):

Để pháp luật phòng, chống ma túy đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quảcần phải được tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc Đây là lĩnh vực rất phứctạp, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và các tầng lớp nhân dân với các hoạtđộng cụ thể như:

- Tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền và cơ cấu

tổ chức để thực hiện PCMT trong mỗi giai đoạn; Thực hiện phân cấp quản lýNhà nước giữa các cơ quan ở trung ương và với chính quyền địa phương mộtcách hiệu quả;

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nội dung, hình thức, phương phápphòng, chống ma túy hiệu quả;

- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy;

- Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy;

- Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy;

- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng,chống ma túy;

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng, chống ma túy;

Trang 34

- Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thuhồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; tổ chức vàquản lý việc cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện

ma túy;

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật

về phòng, chống ma túy

2.1.3.3 Thanh tra, kiểm tra quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy

Hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và cácquy định về thể chế, chính sách, pháp luật về PCMT, xử lý các vi phạm của cácđơn vị chức năng trong công tác kiểm soát, phòng, chống ma túy là một trongnhững công cụ không thể thiếu đối với quản lý hành chính nhà nước Ở đâu cóQLNN thì ở đó cần có thanh tra, kiểm tra Tăng cường công tác kiểm tra, thanhtra để đảm bảo công tác phòng, chống ma túy tại các lực lượng chức năng trựctiếp đấu tranh PCMT được tốt hơn Những hoạt động này tạo nên hiệu quả to lớncho hoạt động QLNN về phòng, chống ma túy tại các đơn vị Chỉ khi có một độingũ và bộ máy thanh tra chuyên ngành chuyên trách, được đầu tư thỏa đáng vềnguồn lực và được bảo đảm bởi các điều kiện pháp lý chặt chẽ, mới đủ khả nănggiám sát, kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm của ngành, của pháp luật củacán bộ, công chức Hệ thống này phải có chức năng kiểm tra, giám sát các nộidung như: bảo đảm việc thi hành quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ củacán bộ, công chức; trách nhiệm của cán bộ, công chức trong kiểm soát PCMT;chế độ làm việc và điều kiện làm việc của cán bộ, công chức làm công tác kiểmsoát ma túy; những phụ cấp mà cán bộ kiểm soát ma túy được hưởng; tráchnhiệm của cán bộ quản lý làm công tác kiểm soát ma túy tại các đơn vị; công táctuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật PCMT; công tác phối hợp với các đơn

vị chức năng khác và công tác hợp tác quốc tế trong PCMT; công tác giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong đấu tranh PCMT; và một số các quyđịnh khác của Nhà nước và pháp luật (Học viện CSND, 2011)

2.1.3.4 Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy

Hiện nay, PCMT không còn là vấn đề riêng có của một quốc gia, một khuvực nào mà đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu củathế giới Vì vậy, hợp tác quốc tế về PCMT có tầm quan trọng đặc biệt, thu hút sựtham gia tích cực của mọi quốc gia

Qua thực tiễn đấu tranh phòng, chống ma tuý của các nước đã cho thấy

Trang 35

những ưu việt và lợi ích của công tác hợp tác quốc tế: Hợp tác quốc tế trong đấutranh chống tội phạm ma tuý tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đấu tranh cóhiệu quả với những tổ chức tội phạm ma tuý lớn, xuyên quốc gia mà trong khuônkhổ từng nước không thể giải quyết được; hợp tác quốc tế cũng là cơ hội để traođổi thông tin, kinh nghiệm về các phương thức đấu tranh chống tội phạm và tệnạn ma tuý, cách tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nâng cao ý thức vềhiểm hoạ ma tuý, các hình thức cai nghiện và phục hồi sức khoẻ cho ngườinghiện ma tuý có hiệu quả ; hợp tác quốc tế cho phép tiết kiệm được nguồn lựccủa mỗi quốc gia trong việc giải quyết tội phạm và tệ nạn ma tuý Nói một cáchkhái quát, hợp tác quốc tế phòng chống ma tuý tạo nên sức mạnh tổng hợp thôngqua việc phát huy thế mạnh riêng của mỗi nước và sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhaugiữa các quốc gia (Học viện CSND, 2011).

2.1.4 Trách nhiệm các cơ quan quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy

Căn cứ vào Luật phòng, chống ma túy năm 2001 do Quốc hội ban hành đãquy định cụ thể trách nhiệm QLNN về phòng, ma túy của các cơ quan như sau

Bộ Công an có trách nhiệm: Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ

trương, chính sách, kế hoạch phòng, chống tội phạm về ma túy; tổng hợp kết quảthực hiện kế hoạch PCMT của các bộ, ngành trình Chính phủ; chủ trì phối hợpvới các cơ quan nhà nước hữu quan trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm

về ma túy; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin về tội phạm ma túy; ban hành và

tổ chức thực hiện qui chế quản lý chất ma túy và tiền chất phục vụ đấu tranhchống tội phạm về ma túy; tổ chức lực lượng điều tra các tội phạm về ma túy,hướng dẫn các cơ quan khác tiến hành điều tra ban đầu các tội phạm này theoquy định của pháp luật; tổ chức công tác giám định chất ma túy và tiền chất; tổchức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác điều tra, đấu tranh phòng,chống tội phạm về ma túy, giám định chất ma túy và tiền chất; thực hiện thống kênhà nước về phòng, chống ma túy; quản lý thông tin về các tội phạm về ma túy;phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo việc lập hồ sơ và tổchức đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, giữ gìn an ninh trật

tự tại các cơ sở cai nghiện, kiểm tra hoạt động cai nghiện ma túy tại cộng đồng

và trong các cơ sở cai nghiện; thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống tộiphạm về ma túy Bộ trưởng Bộ Công an cấp, thu hồi giấy phép quá cảnh lãnh thổViệt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; cấp, thuhồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu chất ma túy sử dụng trong lĩnh vực đấu tranhchống tội phạm (Quốc hội, 2001)

Trang 36

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: Xây dựng và tổ chức

thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch tổ chức cai nghiện matúy; chỉ đạo tổ chức cai nghiện ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cainghiện; tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác cai nghiện matúy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; chủ trì phối hợp với các cơquan, tổ chức hữu quan và chính quyền địa phương xây dựng, hướng dẫn hoạtđộng của các cơ sở cai nghiện ma túy; dạy nghề, tạo việc làm, tư vấn, hỗ trợ, tạođiều kiện vật chất và tinh thần để giúp đỡ người đã cai nghiện ma túy hòa nhậpcộng động; phòng chống tái nghiện; thống kê, đánh giá tình hình cai nghiện matúy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện; hướng dẫn, chỉ đạo việc thànhlập, giải thể cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt độngcủa các cơ sở khác về cai nghiện ma túy; thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện

ma túy và giải quyết các vấn đề xã hội sau cai nghiện (Quốc hội, 2001)

Bộ Y tế có trách nhiệm: Ban hành danh mục, qui chế quản lý thuốc gây

nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế và tổ chức thựchiện quy chế đó; ban hành và chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chứcthực hiện quy chế quản lý chất ma túy sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích,kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học; quy định việc nghiên cứu thuốc và phươngpháp cai nghiện ma túy; cấp, thu hồi giấy phép lưu hành thuốc, phương pháp cainghiện ma túy; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma túy;thực hiện hợp tác quốc tế về kiểm soát thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiềnchất sử dụng trong lĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học

Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu thuốc cai nghiện

ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, chất ma túy, tiền chất sử dụng tronglĩnh vực y tế, phân tích, kiểm nghiệm và nghiên cứu khoa học (Quốc hội, 2001)

Bộ Công thương có trách nhiệm: Ban hành danh mục, qui chế quản lý tiền

chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp và tổ chức thực hiện qui chế đó; thựchiện hợp tác quốc tế về kiểm soát tiền chất sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cấp, thu hồi giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu tiền chất

sử dụng trong các lĩnh vực sản xuất, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40của Luật này (Quốc hội, 2001)

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: Ban hành và tổ chức thực hiện

chương trình giáo dục phòng, chống ma túy; xây dựng, tổ chức thực hiện các dự

án giáo dục PCMT trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác (Quốc hội, 2001)

Trang 37

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm: Phối hợp với Ủy

ban Dân tộc và Miền núi và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác tuyên truyền,giáo dục, tổ chức xóa bỏ cây có chứa chất ma túy; thực hiện chương trình trợgiúp chuyển hướng sản xuất có hiệu quả, ổn định đời sống của nhân dân (Quốchội, 2001)

Cơ quan Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển: Trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với cơ quancông an và chính quyền địa phương để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý cáchành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện,thuốc hướng thần qua biên giới theo quy định của pháp luật (Quốc hội, 2001)

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố giao cho Công an tỉnh, thành phố là cơquan thường trực PCMT cấp tỉnh nhằm thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiệnchiến lược, chủ trương, chính sách phòng, chống tội phạm về ma túy; chủ trì phốihợp với các cơ quan hữu quan trong tỉnh, thành phố trong việc đấu tranh phòng,chống tội phạm về ma túy; tổ chức lực lượng điều tra tội phạm về ma túy; thựchiện nhiệm vụ thống kê và quản lý thông tin về các tội phạm ma túy; phối hợpvới Sở Lao động Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, thành phố trong việc lập hồ sơ

và đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; thực hiện hợp tácquốc tế về phòng, chống ma túy với các nước láng giềng trong phạm vi cấp tỉnh(Quốc hội, 2001)

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về phòng, chống ma túy trong ngành Hải quan

2.1.5.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng nêu cao vai trò của

người cán bộ Lênin chỉ rõ: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành

được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" (Lênin toàn tập, 1978).

Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ, coi đây là "vấn đề

then chốt" Người khẳng định: "Cán bộ là những người đem chính sách của

Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng" (Hồ Chí Minh toàn tập, 2000).

Trang 38

Cán bộ có vị trí rất quan trọng là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhândân Cán bộ là người đặt ra đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước Đường lối, chính sách, pháp luật có đúng đắn, khoa học phần lớn phụthuộc nhiều vào cán bộ, có chính sách rồi việc thi hành nó thế nào cũng lại phụthuộc rất nhiều vào cán bộ Nếu cán bộ giỏi, có năng lực, tận tâm với công việcthì chính sách được thi hành và đi vào cuộc sống Ngược lại, nếu không có cán

bộ tốt thì các chủ trương, chính sách có hay mấy cũng không thực hiện được.Cán bộ có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ chức Cán bộ làthành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy Cán bộ có quan hệ mật thiết với tổchức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức Hiệu quả hoạt động trong tổchức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ Cán bộ tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt độngnhịp nhàng, cán bộ kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt "Cán bộ là cái dây chuyền của

bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn

bộ máy cũng tê liệt" (Hồ Chí Minh toàn tập, 2000)

Đối với công việc "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việc thành

công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" (Hồ Chí Minh toàn tập, 2000).

Như vậy, cán bộ công chức là "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân,

là "nhân tố quyết định" đến sự thành bại của cách mạng, "là khâu then chốt trong

công tác xây dựng Đảng".

2.1.5.2 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống ma túy

Điều 12 Hiến pháp Việt Nam ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội bằng

pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”, như vậy, văn

bản quy phạm pháp luật có vai trò vô cùng to lớn trong việc quản lý xã hội (Quốchội, 2013)

Trong những năm qua, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng và hoàn thiện

hệ thống pháp luật, tạo điều kiện cơ sở pháp lý cho việc phát triển nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN, phát triển văn hóa, xã hội, tăng cường quốc phòng,giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đồng thời không ngừng mởrộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế Pháp luật đã trở thành công

cụ chủ yếu để quản lý Nhà nước và xã hội Nguyên tắc pháp quyền từng bướcđược đề cao và phát huy hiệu quả trên thực tế (Quốc hội, 2013)

Trang 39

Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quátrình lập pháp của Nhà nước, trong đó đã có sự bổ sung, sửa đổi các tội phạm về

ma tuý, đồng thời cũng lấy mức định lượng để làm căn cứ cho việc truy cứu tráchnhiệm hình sự theo các khung cụ thể Qua nhiều năm nghiên cứu và sử dụng,BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung và được Quốc hội khóa XIII kỳ họpthứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, được Chủ tịch nước công bố vào ngày18/12/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 Bộ luật Hình sự năm

2015 ra đời đánh dấu một bước tiến mới trong kỹ thuật lập pháp, đáp ứng yêucầu cải cách tư pháp và hội nhập cũng như phù hợp với tình hình thực tiễn vềphát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và tình hình đấu tranh phòng,chống tội phạm ma túy nói riêng

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đáp ứng các đòihỏi của công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước, còn bộc lộ nhiều yếu kémnhư hệ thống pháp luật nước ta còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, thiếu toàn diện

2.1.5.3 Yếu tố kinh tế

Lợi nhuận do sản xuất và buôn bán ma túy ngày càng cao là nguyên nhân,động lực thúc đẩy gia tăng tội phạm về ma túy Tội phạm ma túy là một hiệntượng xã hội tiêu cực, mang yếu tố truyền thống, xã hội, kinh tế và quốc tế Yếu

tố truyền thống vì nó có từ lâu đời, lan truyền qua nhiều thế hệ, trở thành mộtthói quen ở một bộ phận nhân dân Nó có yếu tố xã hội vì nó diễn ra mọi nơi,mọi lúc, liên quan đến nhiều tầng lớp xã hội từ già, trẻ, gái, trai, cán bộ, côngnhân, viên chức cũng bị nghiện Có thể nói, buôn lậu ma túy đem lại lợi nhuậnsiêu ngạch Giá thuốc phiện năm 1993 là 1.200.000 đ/kg, năm 1996 đã lên tới7.600.000 đ/kg, năm 1999 là 10.000.000 đ/kg và hiện nay là 26.000.000 đ/kg.Giá 1 cặp heroin ở Việt Nam (02 bánh) khoảng 760 gam chỉ 160.000.000 đ đến200.000.000 đ (tương đương từ 8000 USD đến 10.000 USD) Ở trong nước, bán

lẻ 1kg heroin có thể thu lãi 1 tỷ đồng Giá heroin ở Đông Âu hay ở Mỹ cao gấp

10 - 15 lần so với thị trường Việt Nam Khi nghiên cứu quy luật giá trị - quy luậtquan trọng nhất trong kinh tế tư bản, C Mác khẳng định: Khi lợi nhuận đạt 300%thì dù có bị treo cổ, nhà tư bản vẫn làm Điều này nói lên lợi nhuận kinh tế cao cósức mạnh ghê gớm, là động lực thúc đẩy người ta lao vào con đường phạm tội,coi thường pháp luật (C Mác, Ph Ăngghen, 1978)

2.1.5.4 Yếu tố vị trí địa lý

Địa hình và vị trí địa lý có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả QLNN về

Trang 40

phòng, chống ma túy (Nguyễn Xuân Yêm, 2012) Tỉnh Điện Biên, Sơn La có khíhậu và vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc trồng cây thuốc phiện và mua bán vậnchuyển ma túy giữa các nước trong khu vực Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng

ẩm mưa nhiều và phân bổ theo mùa rất thuận lợi cho cây thuốc phiện sinh trưởngtốt Cùng với đó, tỉnh Điện Biên và tỉnh Sơn La của nước ta ở gần khu vực “Tamgiác vàng”, có đường biên giới trên bộ và địa hình phức tạp nên khó khăn trongkiểm soát hoạt động buôn lậu ma túy (Tổng cục Hải quan, 2015)

2.1.5.5 Yếu tố văn hóa - xã hội

Việc sản xuất, trồng cây có chứa chất gây nghiện không phải mới xuất hiệnnhững năm gần đây, mà đã thành tập quán lâu đời của một số người dân, nhất lànhững vùng sản xuất ở trình độ tự cung, tự cấp, có điều kiện sống khắc nghiệtnhư tỉnh Điện Biên, Sơn La của nước ta Khi nhu cầu tiêu dùng trở thành tậpquán thì nó ăn sâu vào tiềm thức con người và trở thành văn hóa trong đời sốngdân cư Trong các lễ hội đình đám, nếu không có thuốc phiện thì như thiếu mộtnửa cuộc vui Thuốc phiện được sử dụng phổ biến trong các sự kiện quan trọngnhư cưới hỏi, ma chay hay có khách quý… Thuốc phiện không chỉ dùng đểthưởng thức hay thỏa mãn nhu cầu, mà còn dùng như một loại dược liệu quý đểchữa các bệnh về đau bụng, rắn cắn… Do thói quen và tập quán dùng thuốcphiện nên tình hình nghiện hút ở một số xã của tỉnh Điện Biên, Sơn La chiếm tỷ

lệ khá cao Vì vậy, các chương trình xóa bỏ trồng cây thuốc phiện trở nên khókhăn phức tạp và tốn kém rất nhiều (Tổng cục Hải quan, 2015)

2.1.5.6 Yếu tố quốc tế

Hiện nay, tình hình tệ nạn ma túy tại các nước trên thế giới ngày càngnghiêm trọng, tội phạm sản xuất, buôn bán ma túy ngày càng gia tăng, qui môphạm tội ngày càng lớn, tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng;phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm về ma túy ngày càng tinh vi,xảo quyệt, manh động, táo bạo, liều lĩnh Số người nghiện ma túy có xu hướngdùng chất ma túy tổng hợp ngày càng cao nên tình hình buôn bán ma túy tổnghợp đang tăng lên Hoạt động xuyên quốc gia của các tổ chức tội phạm ma túyquốc tế gia tăng; nhiều đường dây xuyên châu lục hình thành và phát triển, có sựliên kết giữa các đối tượng có quốc tịch khác nhau và áp dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật vào các hoạt động phạm tội; kết hợp mua bán, vận chuyển trái phép chất

ma túy với các hoạt động rửa tiền; ở một số khu vực trên thế giới đã có sự gắnkết giữa các tổ chức tội phạm về ma túy với các tổ chức chính trị phản động, các

Ngày đăng: 14/02/2019, 21:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Chính trị (1996). Chỉ thị số 06-CT/TW, “Về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉđạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 1996
2. Bộ Chính trị (2008). Chỉ thị số 21-CT/TW, “Về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉđạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2008
4. Bộ Tài chính (2004). Quyết định số 790/QĐ - BTC ngày 15/3/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, “Về việc đổi tên Cục Hải quan tỉnh Lai Châu thành Cục Hải quan tỉnh Điện Biên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc đổi tên Cục Hải quan tỉnh Lai Châu thành Cục Hải quantỉnh Điện Biên
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2004
5. Bộ Tài chính (2010). Quyết định số 1027/QĐ-BTC, “Về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc Quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương
Tác giả: Bộ Tài chính
Năm: 2010
7. Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin truyền thông (2015). “Báo cáo công tác tuyên truyền phòng, chống ma túy từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2015” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáocông tác tuyên truyền phòng, chống ma túy từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2015
Tác giả: Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch và Bộ Thông tin truyền thông
Năm: 2015
10. Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (1997). “Quyết định số 798/QĐ-CTN ngày 01/9/1997 về tham gia 3 công ước quốc tế của liên hợp quốc về kiểm soát ma túy” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 798/QĐ-CTN ngày01/9/1997 về tham gia 3 công ước quốc tế của liên hợp quốc về kiểm soát ma túy
Tác giả: Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
Năm: 1997
33. Thủ tướng Chính phủ (2000). Quyết định số 61/2000/QĐ-TTg, “Về việc thành lập Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc thành lậpỦy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2000
35. Thủ tướng Chính phủ (2002). Quyết định số 133/2002/QĐ-TTg, “Qui chế phối hợp giữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trên biển”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qui chế phối hợpgiữa lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan trong đấutranh phòng, chống các tội phạm về ma túy tại địa bàn biên giới, cửa khẩu và trênbiển
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2002
36. Thủ tướng Chính phủ (2003). Nghị định số 133/2003/NĐ-CP, “Bổ sung một số chất vào danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bổ sung một số chấtvào danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theo Nghị định số67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2003
37. Thủ tướng Chính phủ (2005). Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg, “Đề án tổng thể kiểm soát ma túy qua biên giới đến năm 2010”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án tổng thểkiểm soát ma túy qua biên giới đến năm 2010
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2005
38. Thủ tướng Chính phủ (2006). Quyết định 330/QĐ-TTg, “Phê duyệt đề án tăng cường năng lực phòng, chống ma tuý ngành Hải quan”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê duyệt đề án tăngcường năng lực phòng, chống ma tuý ngành Hải quan
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2006
39. Thủ tướng Chính phủ (2011). Quyết định số 1867/QĐ-TTg, “Về việc cử thành viên Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc cử thành viênỦy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2011
40. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định 1203/QĐ-TTg, “Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 – 2015”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê duyệt Chương trìnhmục tiêu Quốc gia phòng, chống ma túy giai đoạn 2012 – 2015
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2012
42. Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (1998). Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BNV “Hướng dẫn một số quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn một số quyđịnh của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
Tác giả: Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ
Năm: 1998
45. Tổng cục Hải quan (2007). Quyết định số 602/QĐ-TCHQ, “Về việc thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ kiểm soát ma túy thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về việc thành lập vàquy định nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ kiểm soát ma túy thuộc Chi cục Hải quancửa khẩu
Tác giả: Tổng cục Hải quan
Năm: 2007
3. Bộ Công Thương (2015). Giới thiệu khái quát về tỉnh Sơn La, Truy cập ngày 25/02/2016 tại http:// h t tp: / / t huon g m a ib i e n g ioi m i e nn u i . go v . v n / v n/ t h o n g - t in - d i a - phuong/index.phtml?Code=51 Khác
6. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (2015). Báo cáo công tác phòng, chống ma túy của lực lượng Biên phòng từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2015 Khác
8. Bùi Anh Dũng (2006). Hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sỹ Khác
9. C.Mác, Ph.Ăngghen (1978). Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
11. Cục Hải quan tỉnh Điện Biên (2015). Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống ma túy các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w