1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN lý HOẠT ĐỘNG tổ CHUYÊN môn ở TRƯỜNG THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG đổi mới GIÁO dục

127 163 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 894,5 KB
File đính kèm QL HDCM O TRUONG THPT.rar (105 KB)

Nội dung

“ Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo còn thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất”

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tác giả luận văn xin cảm ơn Ban Giám đốc,Trung tâm Đào tạo sau Đại học của Học viện Quản lý giáo dục, cùng các cán bộ,giảng viên đã dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập,nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin cảm ơn sự giúp đỡ và ủng hộ của Ban giám hiệu, các cán bộ giáoviên, nhân viên của các trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Than Hóa Xin trântrọng cảm ơn những ý kiến đóng góp chân tình của các cán bộ quản lý giáo dục

và các thầy cô giáo trong tỉnh Thanh Hóa

Đặc biệt, tác giả luận văn xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Trịnh Văn Cường, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tác giả

trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này

Dù đã hết sức cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài, song chắc chắnluận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tác giả rất mong nhận được

sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo và các bạn đọc

để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng năm 201

Tác giả luận văn

XYZ

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2

MỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Mục đích nghiên cứu 8

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 8

3.1 Khách thể nghiên cứu 8

3.2 Đối tượng nghiên cứu 8

4 Giả thuyết khoa học: 9

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

Trang 3

6 Phạm vi nghiên cứu 10

7 Phương pháp nghiên cứu 10

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 10

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 10

7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ 10

8 Những đóng góp mới của luận văn 10

9 Cấu trúc luận văn 11

Chương I 12

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 12

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 12

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 12

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 13

1.2 Một số khái niệm cơ bản 15

1.2.1 Quản lý 15

1.2.2 Quản lý giáo dục 17

1.2.3 Quản lý nhà trường 18

1.2.4 Các khái niệm về tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn trường THPT 20

1.2.5 Hiệu trưởng trường THPT 21

1.3 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường THPT 25

1.3.1 Vị trí của tổ chuyên môn trong trường THPT 25

1.3.2 Vai trò của tổ chuyên môn trong trường THPT 26

1.3.3 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường THPT 26

1.4 Định hướng đổi mới giáo dục hiện nay 27

1.4.1 Quan điểm của Đảng về đổi mới giáo dục 27

1.4.2 Định hướng đổi mới giáo dục THPT 30

1.4.3 Định hướng đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn 31

1.5 Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT theo định hướng đổi mới giáo dục 32

1.5.1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn theo định hướng đổi mới giáo dục 32

1.5.2 Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn theo định hướng đổi mới giáo dục 41

1.5.3 Chỉ đạo việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn ở các tổ chuyên môn theo định hướng đổi mới giáo dục 42

1.5.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng đổi mới giáo dục 46

1.6 Các yếu tốt ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT theo định hướng đổi mới giáo dục 48

1.6.1 Yếu tố khách quan 48

1.6.2 Yếu tố chủ quan 49

Kết luận chương I 50

Trang 4

Chương 2 50

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TỔ CHUYÊN MÔN CỦA CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN 50

2.1 Sơ lược khảo sát thực trạng 50

2.1.1 Mục đích khảo sát 50

2.1.2 Nội dung khảo sát 51

2.1.3 Phạm vi, đối tượng khảo sát 51

2.1.4 Công cụ và phương pháp khảo sát 51

2.1.5 Phương pháp xử lý số liệu 52

2.1.6 Tiêu chí đánh giá 52

2.2 Kết quả khảo sát 53

2.2.1 Khái quát đặc điểm tình hình huyện Như Xuân, tỉnh Than Hóa 53

2.2.2 Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Than Hóa 58

2.2.3 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Than Hóa theo định hướng đổi mới giáo dục 66

2.3 Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Như Xuân – Thanh Hóa theo định hướng đổi mới giáo dục 74

2.3.1 Những thành tựu đạt được: 74

2.3.2 Những tồn tại hạn chế, nguyên nhân 75

2.3.3 Yếu tố ảnh hưởng 76

Kết luận chương 2 78

Chương 3 79

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN YÊN LẠC TỈNH VĨNH PHÚC THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 79

3.1 Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 79

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 79

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 80

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 80

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, hiệu quả 80

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Than Hóa theo định hướng đổi mới giáo dục 81

3.2.2 Xây dựng và phát triển đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn, hỗ trợ các điều kiện cho đội ngũ Tổ trưởng chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý hoạt động của tổ 83

3.2.3 Quản lý đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hình thức nghiên cứu bài học 86

3.2.4 Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học 90

3.2.5 Tăng cường bảo quản, sử dụng hiệu quả CSVC và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 93

Trang 5

3.2.6 Tăng cường chỉ đạo công tác kiểm tra, đánh giá và xếp loại giáo

viên theo định hướng đổi mới giáo dục 95

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 99

3.4 Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 100

3.4.1 Mục đích khảo sát 100

3.4.2 Nội dung khảo sát 100

3.4.3 Đối tượng xin ý kiến đánh giá: 101

3.4.4 Kết quả khảo sát 101

Kết luận chương 3 107

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108

1 Kết luận 108

2 Khuyến nghị 108

2.1 Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo 108

2.2 Đối với Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

PHỤ LỤC 114

Trang 6

và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghềnghiệp Hệ thống giáo dục và đào tạo còn thiếu liên thông giữa các trình độ vàgiữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành Đàotạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu củathị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và

kỹ năng làm việc Phương pháp giáo dục, việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quảcòn lạc hậu, thiếu thực chất” [1] Để kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạtđược, khắc phục những yếu kém sớm đưa nước ta trở thành nước công hóa, Hộinghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị Quyết số29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”

Cụ thể hóa Nghị Quyết số 29-NQ/TW, Bộ GD&ĐT đã và đang triển khai hàngloạt các giải pháp thể hiện qua “đổi mới kiểm tra thi cử” là khâ đột phá Đối vớibậc THPT, đến năm 2018 sẽ thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoamới Quan điểm chỉ đạo cảu Bộ là “không chờ đến khi có chương trình nội dungSGK mới mà phả tiến hành đổi mới ngay khi vẫn đang thực hiện chương trình,SGK hiện hành”, bằng những công văn chỉ đạo cụ thể như: Công văn5842/BGDĐT-VP về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổthông và các nội dung hướng dẫn cụ thể đối với từng môn học; Công văn3535/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay

Trang 7

nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác; Công văn GDTrH về việc triển khai hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra áp dụng ma trận đềthi vừa chú ý đến tính bao quát nội dung dạy học vừa quan tâm kiểm tra trình độ

8773/BGDĐT-tư duy, đề thi các môn xã hội được ra theo hướng “mở” gắn với thực tế cuộcsống, phát huy suy nghĩ độc lập của học sinh Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng

đã triển khai nhiều hình thức giáo dục mới theo hướng phát triển năng lực họcsinh như: Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học;Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễndành cho học sinh; Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viêntrung học, cuộc thi Violympic, IOE, thi hùng biện tiếng Anh Tất cả các giảipháp đổi mới của Bộ GD&ĐT có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của các nhàtrường nói chung và mỗi giáo viên nói riêng, từ đó tác động mạnh mẽ đến hoạtđộng của tổ chuyên mô Đặc biệt, để đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, Bộ GD&ĐT đã ban hành Kế hoạt số 80/KH-BGDĐT

về tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông vàtrung tâm giáo dục thường xuyên, trong đó nhấn mạnh đến nội dung “ Đổi mớisinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học” và “ Sinh hoạt tổchuyên môn theo chuyên đề”, qua đó thấy được vai trò quan trọng của hoạt động

tổ chuyên môn và quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng đổi mớigiáo dục hiện nay

Trong mỗi nhà trường, công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng chủ yếu,quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường; tổ chuyên môn là nơi thực thitrực tiếp nhiệm vụdht và giáo dục học sinh Một nhà trường chỉ có thể thay đổi,phát triển bằng chính nội lực của mình Đối với trường THPT động lực quantrọng để phát triển chính là do yếu tố tăng trưởng chất lượng giáo dục của đơn vịTCM quyết định Nhưng trong thực tế, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan,nên hoạt động chuyên môn và quản lý tổ chuyên môn ở các trường THPT huyệnNhư Xuân, tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua còn có những hạn chế, cụ thể:Một bộ phận giáo viên chưa thấy hết được vai trò và tầm quan trọng của TCM,

Trang 8

đội ngũ TTCM chưa được tập huấn nhiều về hoạt động TCM và kỹ năng quản

lý, hoạt động của các tổ chuyên môn còn nặng về quản lý hành chính hơn là sinhhoạt chuyên môn và nhiều khi mang tính hình thức, thụ động, đối phó mà chưa

đi vào thực chất Công tác quản lý, chỉ đạo còn thiếu nhất quán về quan điểm,thiếu đồng bộ về giải pháp và lúng túng trước những thay đổi của Bộ GD&ĐTdẫn tới chất lượng của các nhà trường chưa ổn định, chưa tạo ra những sản phẩmgiáo dục nhiều về quy mô và tốt về chất lượng để đáp ứng được với yêu cầu đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Do đó để nâng cao chất lượng giảngdạy và giáo dục phù hợp với quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước và củangành, quản lý hoạt động tổ chuyên môn của các nhà trường phải có những cảitiến nhằm phát huy những nội lực sẵn có, khắc phục những hạn chế trong thờigian qua góp phần đưa nhà trường ngày một phát triển phù hợp với định hướngđổi mới giáo dục hiện nay

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “Quản lý hoạtđộng tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa theođịnh hướng đổi mới giáo dục”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động

tổ chuyên môn của các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đềxuất các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng đổi mớigiáo dục góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ở các trường THPThuyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu:

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động tổ chuyên môn và quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trườngTHPT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng đổi mới giáo dục

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện NhưXuân, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng đổi mới giáo dục

Trang 9

4 Giả thuyết khoa học:

Hoạt động của tổ chuyên môn là hoạt động quan trọng mang tính then chốt,quyết định chất lượng dạy – học của nhà trường Đặc biệt, trong đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh tới việc phát triển năng lực ngườihọc đòi hỏi việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn cũng phải theo định hướngđổi mới giáo dục Nhưng do những nguyên nhân khác nhau, việc quản lý hoạtđộng tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa vẫncòn những khó khăn, bất cập dẫn đến chất lượng hoạt động của tổ chuyên mônchưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục Nếu nghiên cứu, khảo sát, đánhgiá đúng thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng đổi mớigiáo dục mang tính khoa học, đồng bộ và khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng dạyhọc và giáo dục của các nhà trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóavẫn còn có những khó khăn, bất cập dẫn đến chất lượng hoạt động của tổ chuyênmôn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục Nếu nghiên cứu, khảo sát,đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn từ đó đề xuất đượccác biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo định hướng đổi mới giáodục mang tính khoa học, đồng bộ và khả thi thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học

và giáo dục của các nhà trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa theođịnh hướng đổi mới giáo dục

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPThuyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa

5.2 Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tổ chuyên môn và quản

lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Như Xuân, tỉnh ThanhHóa theo định hướng đổi mới giáo dục

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trườngTHPT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, theo định hướng đổi mới giáo dục

Trang 10

6 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của tổ chuyên môn và quản lý hoạt động

tổ chuyên môn ở 4 trường

Giới hạn thời gian nghiên cứu: Số liệu được thu thập trong bốn năm học gần đây( )

Giới hạn đối tượng điều tra: 100 người Trong đó: 11 cán bộ quản lý (04 Hiệutrưởng, 07 Phó hiệu trưởng) 20 tổ trưởng chuyên môn, 20 tổ phó chuyên môn và

49 giáo viên cốt cán

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng các nhóm nghiên cứu sau:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề lý luậntrong các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài như: sách, báo,tạp chí, các văn kiện của Đảng, Nghị Quyết của Chính Phủ, các văn bản chỉ đạocủa ngành giáo dục, nhằm xác lập cơ sở lý luận cho đề tài

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Sử dụng các phương pháp: Quan sát, điều ta giáo dục, phỏng vấn, trò chuyện,tổng kết kinh nghiệm

Lấy ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biệnpháp

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm xử lý số liệu đã thu thập được trong quátrình nghiên cứu

7.3 Nhóm phương pháp hỗ trợ

Sử dụng các thuật toán thống kê và một số phần mềm tin học nhằm xử lý số liệu

đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu để rút ra kết luận khoa học

8 Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn góp phần hệ thống hóa, hoàn thiện lý luận về quản lý, quản lý nhàtrường, quản lí hoạt động của tổ chuyên môn ở các nhà trường THPT huyện NhưXuân, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng đổi mới giáo dục

Trang 11

Đề xuất các biện pháp xử lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyệnNhư Xuân, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng đổi mới giáo dục.

Đây là một trong những nội dung quan trọng quyết định tới thành công của NghịQuyết 29-NQ/TW khóa XI về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục Đề tàigồm ba chương:

Chương I: Cơ lở lý luận về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trườngTHPT theo định hướng đổi mới giáo dục

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở cáctrường THPT huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng đổi mới giáodục

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPThuyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa theo định hướng đổi mới giáo dục

Trang 12

Chương I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở

TRƯỜNG THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Hoạt động quản lý dạy học xuất hiện từ rất sớm, đã được nhiều học giả trên thếgiới đề cập Trong quá trình phát triển của xã hội, con người luôn nhận thức, họchỏi, tích lũy các kinh nghiệm để truyền đạt cho thế hệ sau Con người đã biếtxác định mục tiêu, hoàn thiện nội dung và đưa ra nhiều phương pháp, kỹ thuậtdạy học để tổ chức quá trình này đạt kết quả tốt

Ngay từ thời cổ đại, tư tưởng về dạy học và quản lý dạy học đã được thể hiệntrong những quan điểm của nhiều nhà triết học đồng thời là nhà giáo dục Khổng

tử (551 – 479 TCN) đã giúp học trò phát triển bằng cách khuyến khích sở trường

và phê bình sở đoản, phương châm chính của dạy học là gợi mở, từ gần đế xa, từđơn giản đến phức tạp , nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cự suy nghĩ, phảihình thành nề nếp, phát huy tính sáng tạo, phát triển động cơ hứng thú, ý chíngười học

Socrates (469 – 399 TCN) đã quan niệm giáo dục phải giúp con người tìm thấy

và khẳng định chính bản thân mình Ông cho rằng để nâng cao hiệu quả dạy họccần có phương pháp giúp thế hệ trẻ từng bước khẳng định, tự phát hiện tri thứcmới mẻ, phù hợp với chân lý

J.A.Komenxki (1592 – 1670) đã phân tích các hiện tượng tự nhiên và thực hiện

để đưa ra các tình huống có vấn đề và buộc học sinh phải tìm tòi suy nghĩ đểnắm được bản chất của sự vật hiện tượng Phương pháp dạy học của ông làphương pháp trực quan, đảm bảo tính khoa học và tính thống nhất

John Locke (1632 – 1704) quan niệm rằng không được dạy học theo kiểu trang

bị kiến thức, ghi nhớ bài học một cách máy móc Thầy giáo phải khơi dạy ởngười học một niềm đam mê, qua đó hướng tới tri thức Phải phát triển khả năngchủ động học tập của người học

Trang 13

Vào nửa đầu thế kỷ XX, T.Makiguchi ( Nhật Bản ) đã nêu quá trình phát triểngiáo dục tương ứng với nó là sự thay đổi vai trò của người thầy trong quá trìnhgiáo dục nói chung và dạy học nói riên Dạy học phải hướng vào người học, dạyhọc phải tích cực, biến quá trình dạy học thành quá trình tự học Tư tưởng nàyrất phù hợp với dạy học hiện nay.

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Nghị Quyết số 29 trung ương 8 khóa XI chỉ rõ “Giáo dục và đào tạo là quốcsách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư chogiáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kếthoạch phát triển kinh tế xã hội”

Ngay những ngày đầu của nền giáo dục cahs mạng Việt Nam., Chủ tịch Hồ ChíMinh (1890 – 1969) đã đưa ra tư tưởng và quan điểm về giáo dục băng việc thừa

kế những tinh hoa của các tư tưởng giáo dục tiên tiến vận dụng linh hoạt sángtạo phương pháp luận của triết học Mac – Leenin, Người đã để lại cho chúng tanên tảng lí luận về vai trò, định hướng phát triển giáo dục, mục đích, nguyên lý,phương pháp, kỹ thuật dạy học, vai trò của quản lý và cán bộ quản lý, phươngpháp lãnh đạo và quản lý giáo dục

Thủ tướng Phạm Văn Đồng yêu cầu “Ngành giáo dục và đào tạo phải vũ trangcho mình phương pháp dạy, phát huy vai trò chru động của người học, giải đáptốt bốn câu hỏi: dạy ai, dạy cái gì, dạy như thế nào, dạy để làm gì [9] NghịQuyết Trung ương Đảng các khóa VII, khóa VIII và khóa IX được thể chế hóatrong Luật giáo dục 2005: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từnglớp học sinh, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theonhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [8], được cụ thể hóa trongNghị định 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính Phủ về phêduyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010” và các chỉ thị thực hiệnnhiệm vụ năm học của Bộ giáo dục và Đào tạo

Trang 14

Yêu cầu về chất lượng đối với người thầy ngày nay rất cao và toàn diện Đồngthời với dạy chữ, người thầy còn phải dạy người, không chỉ đơn thuần là truyềnđạt kiến thức, mà quan trọng hơn là hình thành và phát triển năng lực người học,phải tạo cho người học khả năng sáng tạo, năng lực tự học, khả năng tự thíchnghi với mọi hoàn cảnh, người thầy còn phải là một điển hình tốt về tinh thần tựhọc, tự vươn lên, một tấm gương sáng ngời về đạo đức nhân cách đối với họcsinh.

Nghị Quyết 44/NQ-CP của Chính phủ ngày 9/6/2014 ban hành chương trìnhhandh động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết số 29/NQ/TW về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục có nêu: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phươngpháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện củanhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, tráchnhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã có những đề tài, công trìnhnghiên cứu có giá trị thực tiễn về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạyhọc, cụ thể:

- Đặng Quốc Bảo “Một số khái niệm về quản lý giáo dục” (Trường cán bộQLGD-DDTTWW1 – 1997);

- Trần Kiểm “ Quản lý giáo dục và quản lý trường học (Viện KHGD Hà Nội1990)

- Nguyễn Ngọc Quang “Những khái niệm cơ bản về lý luận Quản lý giáo dục”(Trường cán bộ QLGD-DDTTWW1 – 1989)

Như vậy nghiên cứu công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạtđộng tổ chuyên môn ở trường THPT nói riêng là một nội dung quan trọng và cầnthiết để nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.Trọng tâm của quản lý hoạt động tổ chuyên môn là nâng cao chất lượng dạy vàhọc đáp ứng được với những yêu cầu phát triển của đát nước và thế giới Ởnhững góc độ tiếp cận khác nhau, kết quả nghiên cứu có khác nhau song tất cảđều tập trung và một điểm nhấn, đó là: Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy

Trang 15

học và để ngân cao được chất lượng dạy học thì vai trò của người thầy, ngườiquản lý mang tính quyết định Trong những năm gần đây, đã có một số luận vănthạc sỹ Quản lý giáo dục đã nghiên cứu về quản lý hoạt động TCM ở trườngTHCS, THPT ở những góc độ khác nhau Riêng ở huyện thì chưa có côngtrình nào nghiên cứu về vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trườngTHPT theo định hướng đổi mới giáo dục.

1.2 Một số khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lý

Nhận thức của con người về quản lý rất phong phú Ngày nay thuật ngữ quản lý

đã trở nên phổ biến có thể dẫn ra một số định nghĩa như sau:

Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Giáo dục, 1998) [0], Quản lý là: Tổ chức điềukhiển hoạt động của đơn vị, cơ quan

Tác giả Đặng Vụ Hoạt và Phạm Thế Ngữ cho rằng: “ Quản lý là một quá trình

có định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý là một hệ thống là quá trình tácđộng đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất địnhh Những mục tiêunày đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lý mong muốn.Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: Quản lý là tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý)nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”

Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, cóđịnh hướng của chủ thể quản lý về các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hộibằng hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và cácbiện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đốitượng”

Nhóm tác giả Bùi Minh Hiền – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản

lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượngquản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra”

Trang 16

Theo quan điểm tiếp cận hệ thống : “Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,lãnh đạo và kiểm tra các công việc của các thành viên thuộc một hệ thốngđơn vị

và việc sử dụng các nguồn lực phù hơp để đạt được các mục đích xác định”.Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau, song có thể khái quát nội dung cơbản của quản lý được đề cập đến trong các khái niệm trên như sau:

- Quản lý là thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình hoạt động xã hội Laođộng quản lý là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vậnhành phát triển

- Quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội

- Quản lý là những tác động có tính hướng đích, là những tác động phối hợp nỗlực của các cá nhân thực hiện mục tiêu của tổ chức

Quản lý là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luậtkhách quan

Như vậy, với cách hiểu quản lý là quản lý tổ chức của con người, hoạt động củacon người, tác giả lựa chọn cách hiểu quả quản lý như sau:

Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý theo kế hoạch, chru động và phù hợp với quy luật khách quan tới khách thể quản lý nhằm tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại, ổn định và phát triển của tổ chức.

* Các chức năng cơ bản của tổ quản lý:

Kế hoạch: Có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương laicủa tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mụcđích đó

- Tổ chức: Là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành viên,giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các

kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức

- Chỉ đạo: Là việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên học hoàn thànhnhững nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức Đây là khâu quantrọng trong tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến

Trang 17

- Kiểm tra: Là những hoạt động của chủ thể quản lý nhằm tìm ra những mặt ưuđiểm, mặt hạn chế, qua đó đánh giá, điều chỉnh và xử lý kết quả của quá trìnhvận hành tổ chức, làm cho mục đích của quản lý được hiện thực hóa một cáchđúng hướng và có hiệu quả.

Các chức năng quản lý có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen và ảnhhưởng lẫn nhau Khi thực hiện chứ năng này thường liên quan đến các chứcnăng khác và ở mức độ khác nhau Các chức năng đều cần đến yếu tố thông tin

để hoạch định kế hoạch; cơ cấu tổ chức; chuyển tải mệnh lệnh chỉ đạo và phảnhồi và thông tin kết quả hoạt động

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

Trang 18

nhiệm kế thừa, phát triển nó một cách sáng tạo, làm cho xã hội, giáo dục và bảnthân con người phát triển không ngừng Để đạt được mục đích đó, quản lý đượccoi là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thực thi cơ chế nêu trên.

Ở cấp vĩ mô (quản lý một nền giáo dục): “Quản lý giáo dục được hiểu là nhữngtác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật)của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đếncác cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mụctiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho giáo dục” [0].Quản lý giáo dục bao gồm 4 yếu tố, đó là: Chủ thể quản lý (trên cơ sở phươngpháp và công cụ), đối tượng bị quản lý (gọi tắt là đối tượng quản lý), khách thểquản lý và mục tiêu quản lý

Trong thực tiễn, các yếu tố nêu trên không tách rời nhau mà ngược lại chúng cóquan hệ tương tác gắn bó với nhau Chủ thể quản lý tạo ra những tác nhân thôngqua các phương pháp và các công cụ tác động lên đối tượng quản lý, nơi tiếpnhận tác động của chủ thể quản lý và cùng với chủ thể quản lý hoạt động theomột quỹ đạo nhằm cùng thực hiện mục tiêu của tổ chức Khác thể quản lý nằmngoài hệ thống quản lý giáo dục Nó là hệ thống khác hoặc các ràng buộc củamôi trường Nó có thể chịu tác động hoặc tác động trở lại đến hệ thống giáodục Vấn đề đặt ra đối với chủ thể quản lý là làm như thế nào để cho những tácđộng từ phía khách thể quản lý đến giáo dục là tích cực, cùng nhằm thực hiệnmục tiêu chung

Tóm lại, từ những khái niệm nêu trên về quản lý giáo dục cho ta thấy bản chấtđặc thù của hoạt động quản lý giáo dục chính là sự hoạt động có mục đích, có kếhoạch, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý theo những quy luậtkhách quan nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quảmong muốn

1.2.3 Quản lý nhà trường

Tiếp cận quản lý trường học với tư cách là một hoạt động, ,một số tác giả chorằng quản lý trường học là hoạt động của cơ quan quản lý giáo dục nhằm tập

Trang 19

hợp và tổ chức các hoạt động của người giáo viên và các lực lượng giáo dục,huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo của nhà trường.

“Nhà trường là vầng trán của cộng đồng” [14 – tr 210]ư Nó cugnf với các hệthống khác tạo nên mạch máu hạ tầng cảu quốc gia và sự phát triển của nó tácđộng tích cực đến sự vận động, phát triển của đất nước

Nhà trường là một tế bào của xã hội, một thiết chế có nhiệm vụ thực hiện hóacác sứ mệnh của nền giáo dục trong đời sống xã hội Do vậy, quản lý trường họcvới tư cách là một tổ chức giáo dục ở cơ sở vừa mang tính đặc thù của quản lýgiáo dục vừa mang tính xã hội Trường học chính là đối tượng quản lý của cáccấp quản lý giáo dục còn hiệu trưởng và giáo viên là chủ thể quản lý trực tiếpcủa trường học Xét cho cùng, việc quản lý trường phổ thông thực chất là quản

lý quá trình giáo dục và quản lý quá trình dạy học, nhằm nâng cao chất lượnggiáo dục của nhà trường

Theo tác giả Trần Kiểm thì: “Quản lý trường học là sự tác động tự giác (có ýthức, có mục đích, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thểgiáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượngtrong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêugiáo dục của nhà trường” [18 – tr.38]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc thì “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lốigiáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trườngvận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạođối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [9 – tr.68]

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra khái niệm chung rằng: Quản lýnhà trường là sự tác động của chủ thể quản lý lên các thành tốt của nhà trườngnhằm thực hiện có hiệu quả chất lượng và mục tiêu giáo dục của nhà trường.Nội dung quản lý trường học tập trung vào một số nội dung sau: Quá trình dạy –học, giáo dục đạo đức, giáo dục lao động sản xuất, giáo dục thể chất và vệ sinh,

Trang 20

giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và giáo dục thông qua hoạt động xã hội, đoànthể.

1.2.4 Các khái niệm về tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn trường THPT.

1.2.4.1 Khái niệm tổ chuyên môn

Theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng

Bộ GD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT nhiềucấp học (gọi tắt là Điều lệ trường trung học), quy định ở Điều 16:

“Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học” [6].

Tổ chuyên môn là một nhóm nhỏ, đó là nhóm chính thức tồn tại trên cơ sở phápquy Trong công tác, các thành viên có quan hệ trực tiếp với nhau và cùng chunghoạt động để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của tổ, cùng nhau thực hiện quychế chuyên môn của ngành Tổ chuyên môn còn là tổ chức cơ sở giúp nhàtrường thực thi các quy định về dạy học, mang tính thống nhất và chuyên sâu.Thông qua tổ chuyên môn, tay nghề của giáo viên từng bước được nâng lên, qua

đó nâng cao chất lượng dạy học Nhờ có tổ chuyên môn, các các nhân nhận thức

và thực hiện tốt nền nếp, kỷ cương trong dạy học – giáo dục Tổ chuyên môncòn là đơn vị cơ sở để thực hiện các chức năng QLGD, qua đó các kế hoạchđược thực hiện theo mục tiêu đề ra Tổ chuyên môn là môi trường, là tổ ấm đểcác thành viên trong tổ thông cảm, chia sẻ, động viên, giúp đỡ nhau trong côngtác và trong cuộc sống Quản lý có hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn sẽgóp phần nâng cao chất lượng dạy học – giáo dục ở các nhà trường nói chung vàtrường THPT nói riêng

Trang 21

Tổ chuyên môn là nơi thực hiện mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luạtcủa Nhà nước của Bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo, địa phương vànhà trường.

1.2.4.2 Khái niệm tổ trưởng chuyên môn

Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng BộGD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT nhiều cấphọc (gọi tắt là Điều lệ trường trung học), quy định ở Điều 16:

“Cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chứthành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ởtừng cấp học THCS, THPT, Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phóchịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sởgiới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”

Như vậy theo quy định của Đều lệ có thể hiểu:

- Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm giáo viên (từ 3người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn học hay mộtnhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, tư vấn học đường được tổ chức lại để cùng nhau thực hiệc các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2điều 16 của Điều lệ nhà trường

- Tỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng và từ 1 – 2 tổ phó do Hiệu trưởng bổ nhiệmvào đầu năm học

1.2.5 Hiệu trưởng trường THPT

1.2.5.1 Vai trò, vị trí của Hiệu trưởng trong trường THPT

Trường THPT là cơ quan đơn vị giáo dục của Đảng và Nhà nước Hiệu trưởng làthủ trưởng cơ quan đó nên Hiệu trưởng quản lý nhà trường, quản lý giáo dụctheo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách Thủtrưởng chịu trách nhiệm đối với cấp trên, có quyền xử lý và ra quyết định theođúng quyền hạn và chức trách của mình

Hiệu trưởng trước hết là người có phẩm chất chính trị tốt, biết vận động thu hútquần chúng thực hiện tốt nhiệm vụ nhà trường, đồng thời phải biết hy sinh

Trang 22

quyền lợi cá nhân vì tập thể Có chuyên môn vững, biết vận dụng sáng tạo chủtrương đường đối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào trong đơnvị.

Hiệu trưởng phải là người biết nắm bắt các thông tin chính xác, kịp thời và xử lýthông tin hợp lý Để công việc quản lý đạt hiệu quả, Hiệu trưởng còn là nhà thiết

kế các hoạt động của nhà trường sao cho phù hợp với khả năng, năng lực củatừng thành viên, các tổ chức trong nhà trường bằng các biện pháp khác nhau.Hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng một tập thể đoàn kết, thân ái trong nhàtrường Một tập thể nhà trường đoàn kết, thân ái sẽ là sẽ là môi trường tốt để cácthành viên giúp đỡ nhau nhằm nâng cao chất lượng dạy học

1.2.5.2 Nhiệm vụ của Hiệu trưởng

Trong nhà trường, mối quan hệ quản lý giữa Hiệu trưởng và giáo viên là mốiquan hệ liên nhân cách mang tính cộng đồng, hợp tác cao Trong quan hệ vớiđồng nghiệp Hiệu trưởng phải có những yêu cầu nghiêm túc đối với công tácgiảng dạy và đặc biệt là hiệu suất lao động sư phạm của họ Để các hoạt độngtrong nhà trường đạt hiệu quả, Hiệu trưởng là người giữ vai trò quan trọng trongviệc chỉ đạo phải làm tốt chức trách nhiệm vụ của mình như:

- Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

- Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3Điều 20 của Điều lệ này;

- Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kếhoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồngtrường và các cấp có thẩm quyền;

- Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhàtrường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trườngtrình cấp có thẩm quyền quyết định;

- Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểmtra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉluật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân

Trang 23

viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quyđịnh của Nhà nước;

- Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xétduyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoànthành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông

có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

- Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

- Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên,học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường;thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thựchiện công khai đối với nhà trường;

Như vậy, nhiệm vụ quản lý cơ bản của Hiệu trưởng là xây dựng kế hoạch tổchức chỉ đạo, các thành viên trong trường phát huy vai trò là chủ ra sức thi đuahai tốt, tiến hành các hoạt động giáo dục cơ bản của nhà trường bao gồm hoạtđộng dạy và học, hoạt động lao động hướng nghiệp, hoạt động xã hội, sinh hoạttập thể, rèn luyện thân thể theo đúng chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ, của

Sở , nhằm thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương

Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, bồidưỡng độ ngũ giáo viên, vận động nhân dân tham gia giáo dục để tiến hành tốtcác hoạt động giáo dục;

Bản thân Hiệu trưởng phải thường xuyên chăm lo tự bồi dưỡng để không ngừngnâng cao trình độ về mọi mặt;

Hiệu trưởng phải nắm được đặc điểm lao động sư phạm của giáo viên thấy được

sự phức tạp tinh tế, khó khăn của công tác giảng dạy, đồng thời cũng thấy rõ vịtrí, vai trò quan trọng của công tác giảng dạy, đồng thời cũng thấy rõ vị trí, vaitrò quan trọng của công tác giáo dục trong giai đoạn đất nước hiện nay Bác Hồnói: “Vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục phải là xây dựng một độingũ đông đảo những người làm côn tác giáo dục, yêu nghề, yêu trường, hết lòng

Trang 24

yêu thương, chăm sóc giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồidưỡng nâng cao tay nghề để thực hiện là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”[25].

Hiệu trưởng quản lý việc dạy và học của tập thể giáo viên, học sinh nhằm nângcao chất lượng đào tạo theo mục tiêu giáo dục Hiệu trưởng tác động quản lý tớitừng giáo viên và cả tập thể giáo viên, học sinh trong việc đầu tư nội dung làmphương pháp dạy học, giáo dục, giáo dưỡng Người Hiệu trưởng phải năng độngsáng tạo tự tìm tòi những biện pháp, giải pháp quản lý mới sao cho phù hợp vớithực tiễn và thuận lợi để nhanh chóng đạt được chất lượng, hiệu quả trong hoạtđộng dạy học – nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong hoạt động dạy học, vaitrò của người thầy giáo, một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì chính người thầygiáo đã tạo ra những động lực để học sinh chiếm lĩnh tri thức hình thành và pháttriển nhân cách đáp ứng yêu cầu của xã hội

1.2.5.3 Quyền hạn của Hiệu trưởng

Trong quá trình quản lý, Hiệu trưởng tác động đến từng giáo viên và cả tập thểgiáo viên trong công tác giảng dạy và học tập Mỗi giáo viên giảng dạy, quản lýviệc học tập, giáo dục học sinh Mỗi học sinh lạ quản lý việc học tập, giáo dụccủa chính mình và như vậy cuối cùng sản phẩm của quá trình quản lý dạy họctrong nhà trường phổ thông là con người được đào tạo với tri thức mới và nhâncách mới Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, mục tiêu, chiếnlược phát triển của nhà trường Vì vậy Hiệu trưởng có những quyền hạn như:

- Quyết định mọi hoạt động của nhà trường;

- Quyết định và chủ trì mọi hoạt động liên tịch;

- Phân công, phân nhiệm cho cán bộ - giáo viên trong trường

- Tiếp nhận chuyển trường, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá học sinh;

- Được ủy quyền cho Phó hiệu trưởng lúc vắng mặt với nhiệm vụ và quyền hạncủa mình;

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởngcác chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật

Trang 25

- Hiệu trưởng là đại diện cho chính quyền về mọi mặt và thực hiện hiến pháp vàpháp luật;

- Hiệu trưởng là người phát triển và điều hành tổ chức mọi hoạt động trong nhàtrường Là người cổ động, hỗ trợ và bồi dưỡng thường xuyên về sư phạm chogiáo viên trong nhà trường;

- Hiệu trưởng là người kết hợp các mối quan hệ trong hợp đồng giảng dạy đểhuy động nhân lực, vật lực, tài lực vào công tác quản lý của mình;

- Hiệu trưởng là hạt nhân đổi mới giáo dục, quản lý giáo dục và nâng cao nănglực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục vàthực hiện tự chủ, tự quản trong giáo dục

1.3 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường THPT

1.3.1 Vị trí của tổ chuyên môn trong trường THPT

Theo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổthông có nhiều cấp học ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐTngày 02/4/2007 của Bộ GD&ĐT, cơ cấu tổ chức của trường THCS, THPT vàtrường phổ thông có nhiều cấp học gồm có:

a) Hội đồng trường đối với trường công lập, Hội đồng quản trị đối với trường tưthục, Hội đồng thi đua và khen thưởng , Hội đồng kỷ luật, Hội đồng tư vấn khác,các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các bộ phận khác (nếu có);

b) Các tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và các tổ chức xã hội

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý củatrường THCS, THPT Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệhợp tác với nhau, phối hợp các bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng,đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường,chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướngtới mục tiêu giáo dục

Trang 26

1.3.2 Vai trò của tổ chuyên môn trong trường THPT

Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên quan đếndạy và học;

Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định

Tổ chuyên môn là đầu mối để Hiệu trưởng quản lý nhiều mặt, nhưng chủ yếuvẫn là hoạt động chuyên môn, tức là hoạt động dạy học trong trường

Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch điều hành

tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình mônhọc của Bộ Giáo Dục và Đào tạo và kế hoạch năm học vủa nhà trường; tổ chứcbồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuấtkhen thưởng, kỷ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý

Do đó, tổ trưởng chuyên môn phải là người có phẩm chất đạo đức tốt; có nănglực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn; có uy tín đối với đồng nghiệp, học sinh

Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ,biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu, công bằng, kiên trì, khéoléo trong giao tiếp, ứng xử

1.3.3 Nhiệm vụ của tổ chuyên môn trong trường THPT

Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THCS, THPT banhành theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của BộGD&ĐT:

“Điều 16 Tổ chuyên môn

Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viên chứcthiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theomôn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổ chuyên môn

có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệutrưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học Tổ chuyên môn sinh hoạthai tuần một lần”

Các nhiệm vụ cụ thể của tổ chuyên môn

Trang 27

1 Tổ chuyên môn của trường chuyên được thành lập và thực hiện các nhiệm vụquy định tại Điều lệ trường trung học, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng chương trình, tài liệu dạy học môn chuyên; nghiên cứu, áp dụngcác phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra - đánh giá tiên tiến vào giảngdạy, đánh giá kết quả học tập của học sinh;

b) Phát hiện, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; bồi dưỡng học sinh tham giacác kỳ thi học sinh giỏi và các cuộc thi về năng khiếu khác liên quan đến chuyênmôn của tổ;

c) - Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học sưphạm ứng dụng; tổng kết, áp dụng sáng kiến - kinh nghiệm, tự làm thiết bị dạyhọc hàng năm của giáo viên, nhân viên và hoạt động nghiên cứu khoa học, sángtạo kỹ thuật của học sinh; hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học;

- Hỗ trợ giáo viên, học sinh tham gia nghiên cứu khoa học, tổng kết, áp dụngsáng kiến - kinh nghiệm, tự làm thiết bị dạy học, sáng tạo kỹ thuật

d) Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán của tổ, nhóm chuyên môn làm nòng cốtcho các hoạt động chuyên môn của nhà trường;

đ) Tổ chức việc bồi dưỡng phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cácthành viên trong tổ

e) Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.

1.4 Định hướng đổi mới giáo dục hiện nay

1.4.1 Quan điểm của Đảng về đổi mới giáo dục

Từ ngày xưa, cha ông ta đã khẳng định; “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” vàđiều đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta Phát huy truyền thống

đó, Đảng và Nhà nước luôn luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáodục, đào tạo Nhận biết rõ tầm quan trọng của tri thức và việc học tập của mỗi cánhân nên chỉ một ngày sau khi đọc tuyên ngôn độp lập, trong phiên học đầu tiênvào ngày 3-9-1945, của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những biện pháp cấp bách của Nhà nước ta lúc

bấy giờ Trong nhiệm vụ cấp bách thứ hai, Người đã nói: “…Một dân tộc dốt là

Trang 28

một dân tộc yếu Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ…”,

(Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2002, tập

4, trang 8)

Và trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đã khẳng định rằng: “…Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”, (Sđd, t 4, tr 33) Từ quan điểm vô cùng sáng

suốt và đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng ta về giáo dục, vềkhuyến học, khuyến tài… đã phát huy tác dụng to lớn trong việc nhanh chóngnâng cao dân trí, thu hút tầng lớp trí thức tham gia phong trào cách mạng

Tiếp nối quan điểm này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đãquyết định đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội Và

nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đã khẳng định: Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững Và để

thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội VIII, Hội nghị lần thứ hai Ban Chấphành Trung ương quyết định ban hành Nghị quyết định hướng chiến lược pháttriển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụđến năm 2000

Có thể khẳng định, từ khi được thành lập đến nay, Đảng ta đặc biệt quan tâm đếncông tác giáo dục và đào tạo Các văn kiện của Đảng về giáo dục và đào tạo đãnêu nhiều quan điểm chỉ đạo mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị và cần tiếp tụcquán triệt và thực hiện Những quan điểm đó là: Giáo dục và đào tạo là quốcsách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển; giáo dục là sự nghiệpcủa toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân; mục tiêu của giáo dục là nângcao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển giáo dục gắn với nhucầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng - an ninh; đa dạng hóa các

Trang 29

loại hình giáo dục; học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường gắn liền với giáodục gia đình, xã hội; thực hiện công bằng trong giáo dục; ưu tiên đầu tư pháttriển giáo dục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộcthiểu số và các đối tượng diện chính sách; thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóagiáo dục… Tuy nhiên, để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã đề ra một

số nội dung mới trong quan điểm chỉ đạo và những nội dung này được nêu cụthể trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8, khóa XI,gồm:

Giáo dục và đào tạo là một nhân tố quyết định thành công của sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đầu tư cho giáo dục được ưu tiên đi trước trongcác chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Cụ thể hóa nội hàm quan niệm và các yêu cầu về “đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo” Tức là: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉđạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảmthực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạtđộng quản trị của các cơ sở giáo dục, đào tạo và việc tham gia của gia đình,cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngànhhọc Đổi mới để tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáodục, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc, nhu cầu học tập của nhân dân

Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiến thứcsang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Tứ là người dạy vàngười học hiểu đúng mục đích của việc dạy và học; dạy và học thực chất; kếtquả thi, kiểm tra phản ánh đúng, thực chất chất lượng giáo dục; người học là chủthể trung tâm của quá trình giáo dục, sau khi tốt nghiệp có đủ năng lực và phẩmchất cần thiết để sống và làm việc Đồng thời, phát triển giáo dục và đào tạo phải

Trang 30

phù hợp quy luật phát triển khách quan, những tiến bộ khoa học và công nghệ.Chuyển phát triển giáo dục từ chủ yếu theo mục tiêu số lượng sang chú trọngchất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng Thực hiện chuẩnhóa, hiện đại hóa.

Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, bảo đảm liên thônggiữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức đào tạo; tạo điều kiện thuậnlợi cho việc học tập suốt đời; xây dựng xã hội học tập Cụ thể là đẩy mạnh xãhội hóa, trước hết là đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học; có chínhsách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo trên cơ sởbảo đảm quyền lợi của người học, người sử dụng lao động và cơ sở giáo dục,đào tạo Đối với các ngành đào tạo có khả năng xã hội hóa cao, ngân sách nhànước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyếnkhích tài năng Tiến tới bình đẳng về quyền được hỗ trợ của Nhà nước đối vớingười học ở trường công lập và trường ngoài công lập Bảo đảm bình đẳng giữanhà giáo trường công lập và nhà giáo trường ngoài công lập về tôn vinh và cơhội đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thịtrường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục Pháttriển hài hóa, bình đẳng, hỗ trợ lẫn nhau giữa giáo dục công lập và ngoài cônglập, giáo dục các vùng miền Đồng thời, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế đểphát triển giáo dục và đào tạo, đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêucầu hội nhập quốc tế để phát triển đất nước

1.4.2 Định hướng đổi mới giáo dục THPT

Theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghịlần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản toàndiện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chươngtrình sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày

Trang 31

27/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án đổi mới chương trình sáchgiáo khoa giáo dục phổ thông Cụ thể:

Chương trình giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh phát triển khả năngvốn có của bản thân, hình thành tính cách và thói quen; phát triển hài hòa về thểchất và tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức lựa chọn nghềnghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cần thiết

để trở thành người công dân có trách nhiệm người lao động cần cù, có tri thức

và sáng tạo

Chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông nhằm giúp học sinh hìnhthành phẩm chất và năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thứcquyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình cácphẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở, có khả năng tự học và

ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết và khả năng lựa chọn nghề nghiệpphù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếptục học lên, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động

Mục tiêu giáo dục theo tinh thần đổi mới là: Phát triển toàn diện năng lực

và phẩm chất người học Toàn diện ở đây được hiểu là chú trọng phát triển cả

phẩm chất và năng lực con người, cả dạy chữ, dạy người, dạy nghề Giáo dục vàđào tạo phải tạo ra những con người có phẩm chất, năng lực cần thiết như trungthực, nhân văn, tự do sáng tạo, có hoài bão và lí tưởng phục vụ Tổ quốc, cộngđồng; đồng thời phải phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cánhân, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước và làm chủ xã hội; có hiểu biết và kĩnăng cơ bản để sống tốt và làm việc hiệu quả như Bác Hồ từng mong muốn:

“Một nền giáo dục sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho đấtnước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn

có của các em”

1.4.3 Định hướng đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, khối lượng kiến thức của nhânloại chỉ trong 5 – 7 năm đã tăng gấp đôi so với trước, kiến thức bị “lão hóa” rất

Trang 32

nhanh; giáo dục đã được phổ cập; các phương tiện nghe nhìn và thông tin đạichúng đã phát triển mạnh mẽ, giúp cho con người tiếp thu thuận lợi và nhanhchóng nhiều thông tin bổ ích Khái niệm giáo dục suốt đời đã trở thành đòi hỏi

và cam kết của mỗi quốc gia Do đó, việc đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG, đổimới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng góp phần đắc lực vào việc hình thànhnăng lực hành động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; từ

đó bồi dưỡng thường xuyên cho các em phương pháp tự học, hình thành khảnăng học tập suốt đời

Theo tài liệ tập huấn về đổi mới hoạt động tổ chuyên môn cấp THPT năm

2013, bên cạnh việc tăng cường quản lý đổi mới phương pháp dạy học và kiểmtra đánh giá thì việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn cần đi vào những nộidung cụ thể:

- Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

- Xây dựng kế hoạch hoạt động năm của tổ chuyên môn

- Hướng dẫn giáo viên xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân

- Sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn

1.5 Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường THPT theo định hướng đổi mới giáo dục.

1.5.1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn theo định

hướng đổi mới giáo dục.

Trong hoạt động của tổ chuyên môn ở trường THCS và THPT, có nhiều loại kếhoạch được xây dựng và thực hiện, trong đó, có 2 loại kế hoạch cơ bản và phổbiến, đó là: Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn; Kế hoạch hoạt động trongnăm học của giáo viên Đây là 2 loại kế hoạch nằm trong nhiệm vụ của Tổchuyên môn Được quy định trong “Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trunghọc phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học” (Ban hành kèm theoQuyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáodục và Đào tạo và Thông tư 12 – 2011) Đó là: Kế hoạch hoạt động năm học của

Trang 33

Tổ chuyên môn (gọi tắt là kế hoạch tổ chuyên môn) và kế hoạch hoạt động nămhọc cùa giáo viên (gọi tắt là kế hoạch cá nhân – KHCN).

- Kế hoạch (bản kế hoạch) là “toàn bộ những điều vạch ra một cách có hệ thống

về những công việc dự định làm trong một thời hạn nhất định, với mục tiêu,cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành” (Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học,Nhà xuất bản Khoa học xã hội – 1988)

- Xét trên phương diện hoạt động quản lý, còn có thể hiểu: Kế hoạch là sự thểhiện ý đồ của chủ thể quản lý về sự phát triển trong tương lai của đối tượng quản

lý thể hiện qua hệ thống mục tiêu và các biện pháp, nguồn lực để thực hiện mụctiêu đó

- Xây dựng kế hoạch (còn gọi là lập kế hoạch) là xác định các mục tiêu, các hoạtđộng và nguồn lực cần thiết để đạt tới mục tiêu một cách phù hợp với tình hìnhthực tiễn trong khoảng thời gian xác định Xây dựng kế hoạch là làm rõ 4 câuhỏi quan trọng:

- Xây dựng kế hoạch là hoạt động có ý thức của chủ thể (một cá nhân hoặc một

tổ chức) để đưa ra các quyết định về phương hướng của một hoạt động trước khithực hiện nhằm đảm bảo cho hoạt động đó sẽ được tiến hành một cách hợp lýnhát và đạt đích mong muốn Một trong những nhiệm vụ và nội dung quản lýquan trọng của tổ trưởng chuyên môn là xây dựng kế hoạch hoạt động của tổchuyên môn Đó là sự khởi đầu có ý nghĩa nền tảng đảm bảo cho toàn bộ quátrình quản lý, tổ chức và chỉ đạo của người tổ trưởng chuyên môn đạt được cácyêu cầu: đúng, trúng và có hiệu quả

- Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn: Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn(thường gọi tắt là “kế hoạch tổ chuyên môn”) là bản dự kiến kế hoạch triểu khai

Trang 34

tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiệnnhững mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhà trường Kế hoạch nămhọc của tổ chuyên môn có những đặc điểm:

+ Là công cụ có tính pháp quy để tổ trưởng chuyên môn quản lý, chỉ đạocác hoạt động của tổ chuyên môn

+ Là cơ sở đề xây dựng các kế hoạch khác của tổ chuyên môn;

+ Là định hướng nhất quán cho các hoạt động của các thành viên trong tổchuyên môn;

+ Là phương tiện để thực thie kế hoạch năm học của nhà trường

+ Do tổ trưởng chuyên môn trực tiếp chỉ đạo xây dựng

- Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn: Xây dựng kế hoạch tổ chuyênmôn trong trường trung học là sự xác định một cách có căn cứ khoa học nhữngmục tiêu, nhiệm vụ của tổ chuyên môn và định ra những phương tiện cơ bản đểthực hiện có kết quả những nhiệm vụ, chỉ tiêu đó Bản chất của việc xây dựng kếhoạch tổ chuyên môn là xác định xem trong năm học tới, tổ chuyên môn hướngđến những mục tiêu phát triển nào; muốn thực hiện các mục tiêu phát triển đócần phải làm gì, làm thế nào, khi nào làm và ai sẽ làm

- Kế hoạch hoạt động của giáo viên: Kế hoạch chuyên môn của giáo viên là bản

dự kiến của giáo viên về những công việc sẽ làm trong năm học, với mục tiêu,cách thức, trình tự, thời hạn tiến hành cụ thể, nhằm thực hiện những ý đồ pháttriển của cá nhân phù hợp với mục tiêu phát triển của tổ chuyên môn và của nhàtrường

- Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:

+ Đối với tổ trưởng chuyên môn:

Kế hoạch tổ chuyên môn thể hiện tầm nhìn của tổ trưởng chuyên môn vềphương hướng phát triển các mặt hoạt động của tổ chuyên môn trong năm họctới, thể hiện qua các mục tiêu, yêu cầu, các biện pháp và nguồn lực để thực hiệnmục tiêu đó;

Trang 35

Kế hoạch tổ chuyên môn có ý nghĩa như là phương tiện, công cụ quản lý quantrọng giúp tổ trưởng chuyên môn tổ chức, chỉ đạo, điều hành, kiểm tra đánh giámột cách thống nhất các hoạt động của tập thể tổ chuyên môn, cũng như củatừng thành viên trong tổ.

Kế hoạch tổ chuyên môn giúp tổ trưởng chuyên môn chủ động, tự tin trong côngtác quản lý, chỉ đạo các hoạt động của tổ chuyên môn

+ Đối với các thành viên trong tổ:

Kế hoạch tổ chuyên môn thể hiện thống nhất ý chí, nguyện vọng và khả năngphấn đấu vươn lên để phát triển (tâm và lực) của tập thể giáo viên trong tổchuyên môn;

Kế hoạch tổ chuyên môn chỉ rõ phương hướng hoạt động và phối hợp cho mọithành viên trong tổ;

Là cơ sở có tính pháp lý cho mỗi thành viên trong tổ chuyên môn xác định kếhoạch hoạt động trong năm học

+ Đối với Hiệu trưởng:

Kế hoạch tổ chuyên môn là một trong những loại kế hoạch cơ bản và có tầmquan trọng nhất trong quản lý nhà trường; nó lá sự triển khai cụ thể việc thựchiện tầm nhìn, chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động trong năm học củanhà trường

Kế hoạch tcm có ý nghĩa như là một phương tiện quan trọng trong công tác quản

lý, chỉ đạo phát triển nhà trường của Hiệu trưởng, nhất là về phương diệnchuyên môn nghiệp vụ; đồng thời là một trong những cơ sở cho hoạt động kiểmtra, đánh giá của Hiệu trưởng

- Những yêu cầu đối với việc xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn:

+ Đảm bảo tính mục đích: Xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn nhất thiết cần phảixác định rõ các mục tiêu phát triển cần hướn tới, các nhiệm vụ cần phải giảiquyết, các trạng thái thay đổi tích cực cần đạt được của tổ chuyên môn Hệthống mục tiêu đó của tmct không tách rời mà gắn bó mật thiết và hướng tới cácmục tiêu phát triển của nhà trường

Trang 36

+ Đảm bảo tính khoa học: xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn cần phải dựa trênnhững cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn, thông qua việc phân tích tình hình mộtcách đầy đủ, chính xác các thông tin từ kỳ kế hoạch trước, nhận rõ những mặtmạnh, những mặt yếu, chỉ rõ nguyên nhân thành công và không thành công,nhận thức được các yếu tố tác động đến việc thực hiện kế hoạch ở giai đoạnmới.

+ Đảm bảo tính cụ thể, đo được: Các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch tổ chuyênmôn cần phải rõ ràng, cụ thể, có thể đo được; các nguồn lực thực hiện cần được

tổ chức một cách tường minh; các biện pháp thực hiện cần được đề xuất mộtcách cụ thể để thực hiện thuận lợi

+ Đảm bảo tính thực tiễn, khả thi: Kế hoạch tổ chuyên môn cần phải là hình ảnhphản chiếu tình hình thực tế của tổ chuyên môn, của nhà trường, năng lực thựchiện cụ thể của đội ngũ giáo viên trong tổ chuyên môn và nguồn lực của tổchuyên môn cũng như của nhà trường Sự phù hợp giữa kế hoạch của tổ chuyênmôn và thực tiễn sẽ đảm bảo cho mọi mục tiêu và nhiệm vụ có thể thực hiện vàđạt kết quả như mong muốn

+ Đảm bảo tính linh hoạt: Thực tế của tổ chuyên môn, của nhà trường trong nămhọc có thể không diễn ra không đúng như dự kiến ban đầu của tổ trưởng chuyênmôn Do vậy, cần linh hoạt phát hiện điểm không phù hợp của kế hoạch tổchuyên môn và điều chỉnh kịp thời về mục tiêu, nhiệm vụ và việc khai thác, sửdụng nguồn lực …

+ Đảm bảo tính dân chủ: Kế hoạch tổ chuyên môn cần phải là kết quả thốngnhất của trí lực tập thể cán bộ, giáo viên trong tổ Nếu quá trình xây dựng kếhoạch tổ chuyên môn, mọi thành viên trong tổ đều được biết, được chia sẻ bànbạc và nhất trí sẽ là cơ sở liên kết, tập hợp những nỗ lực hành động nhằm đạtmục tieu chung; đồng thời, sẽ tạo điều kiện cho mọi người tham gia kiểm soát vàđánh giá quá trình thực hiện Đảm bảo tính dân chủ trong quá trình xây dựng

KH TCM sẽ tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo của giáo viên, tạo ra cơ chế

Trang 37

công khai, minh bạch, cùng tham gia công tác quả lý TCM và quản lý nhàtrường.

+ Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán trong tổ chức nhà trường: Xây dựng kếhoạch TCM cầm đảm bảo mối liên hệ tương hỗ với kế hoạch các tổ chuyên môn

và bộ phận khác trong nhà trường, cùng hướng tới thực hiện kế hoạch của nhàtrường

- Nội dung của bản kế hoạch TCM:

Căn cứ pháp lý: Phần này có ý nghĩa như là điểm tựa pháp lý cho việc đề xuấtcác nội dung kế hoạch TTCM cần nghiên cứu, nắm vững các cơ sở pháp lý đểxây dựng kế hoạch Tổ trưởng chuyên môn cần nghiên cứu, nắm vững các cơ sởpháp lý để xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn, bao gồm:

+ Các loại nghị quyết của Đảng các cấp (có liên quan đến phát triển giáo dục);+ Các chỉ thị của Nhà nước, của chính quyền các cấp;

+ Các văn bản chỉ đạo nhiệm vụ năm học của ngành (được ban hành từ các cơquan quản lý Nhà nước về giáo dục (Bộ, Sở, Phòng GD-ĐT);

+ Nghị quyết Chi bộ nhà trường, Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhàtrường (nếu đã có)

Tuy nhiên, cần lưu ý: Khi đưa vào phần mở đầu của kế hoạch, chỉ nên chọnnhững cơ sở pháp lý gần nhất với nhà trường để làm điểm tựa pháp lý trực tiếpcho việc đề xuất các nội dung của kế hoạch của tổ chuyên môn Không nên chỉđưa ra những căn cứ pháp lý “xa” (của Đảng, Nhà nước, của ngành) mà quêncăn cứ pháp lý “gần” và “sát” với tổ chuyên môn

Phần các nội dung chính: Nội dung chính của kế hoạch tổ chuyên môn bao gồm

5 vấn đề:

+ Đặc điểm tình hình:

Nêu bối cảnh năm học: (Bối cảnh năm học (của quốc gia, của nhà trường, của tổchuyên môn) Thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức của tổ chuyên môn),thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức của tổ chuyên môn);

Trang 38

Nêu tình hình thực tế của tổ chuyên môn (thống kê kết quả về tình hình thựchiện kế hoạch năm học trước; những điểm mạnh, điểm yếu và thuận lợi, khókhăn cơ bản của tổ chuyên môn trong năm học mới.

Mục này cần trả lời rõ hai câu hỏi: tổ chuyên môn của chúng ta đang ở đâu? Tổchuyên môn của chúng ta là tổ chức như thế nào?

Các mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cơ bản (của các nhiệm vụ) Tổ chuyên mônphải thực thi trong năm học Phần này trả lời rõ 3 câu hỏi:

1 Những mục tiêu nào Tổ chuyên môn cần đạt được trong năm họcnày? (Đâu là mục tiêu ưu tiên)

2 Những nhiệm vụ trọng tâm Tổ chuyên môn cần phải thực hiện nămhọc này là gì? (đâu là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên?)

3 Cần đưa ra những chỉ tiêu nào, xác định mức độ nào để đáp ứngyêu cầu của mục tiêu và phù hợp với từng nhiệm vụ? Chỉ tiêu phải được địnhlượng và biểu thị cụ thể bằng những con số, tỉ lệ %

Lưu ý: Việ đề ra hệ thống mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ tiêu cần phải dựa trên căn cứ

từ các cơ sở pháp lý nói trên để đảm bảo sự phù hợp với kế hoạch phát triển chung của nhà trường, của địa phương.

Các biện pháp thực hiện từng nhiệm vụ: Bao gồm các loại biện pháp pháp lý –

hành chính, biện pháp nhận thwucs tư tưởng, biện pháp kiểm tra, đánh giá… thếnào, theo những cách nào để thực hiện các nhiệm vụ đã đề xuất?

Xác định lịch trình thực hiện và cách thức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện cácnhiệm vụ, các hoạt động chính của tổ chuyên môn trong năm học (Trả lời câuhỏi: lộ trình/kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ/hoạt động chính trong năm họcnhư thế nào? Kiểm tra/kiểm soát thực hiện kế hoạch thế nào?)

Những đề xuất của tổ chuyên môn: Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ đã xácđịnh, đối chiếu với hoàn cảnh thực tế cụ thể của tổ, tổ chuyên môn đưa ra một số

đề xuất đối với lãnh đạo nhà trường hoặc các đơn vị, cá nhân có liên quan đểtăng cường sự sỗ trợ hoặc kết hợp hành động …

Trang 39

Với những nội dung như trên, bản kế hoạch năm học của tổ chuyên môn là kếhoạch hành đồng mang tính hướng đích của tập thể tổ chuyên môn trong nămhọc.

- Hình thức trình bày bản kế hoạch Tổ chuyên môn:

Theo hình thức mang tính truyền thống và phổ biến, bản kế hoạch Tổ chuyênmôn được trình bày theo thể thức văn bản hành chính, có bố cục gồm 3 phầnPhần 1: Thể thức hành chính, bao gồm:

a) Tên chủ thể của kế hoạch (Trường và tổ chuyên môn);

b) Quốc hiệu;

c) Thời gian;

d) Tên văn bản

Phần 2: Nội dung chính: Bao gồm 5 nội dung (như trên)

Phần 3: Chủ thể lập kế hoạch ký tên và Hiệu trưởng phê duyệt

- Giới thiệu hình thức trình bày thông thường của một bản kế hoạch Tổ chuyên môn

… …., ngày … tháng … năm …

KẾ HOẠCHHOẠT ĐỘNG NĂM HỌC 201… - 201…

Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 201… 201… của Bộ GD-ĐT, của sở GD-ĐT ( hoặc của Phòng GD-ĐT…);

Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ năm học của Trường THPT/THCS …

Tổ … Xây dựng kế hoạch hoạt động năm học 201… - 201… như sau:

Trang 40

Chỉ tiêu/

kết quả

Người phụ trách

Nguồn lực

Ghi chú (điều chỉnh)

1.5.2 Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên

môn theo định hướng đổi mới giáo dục.

Hoạt động trọng tâm của trường học là công tác dạy và học, là làm thế nào đểhoàn thành nhiệm vụ, để đạt được mục tiêu giáo dục để ra Đối tượng tác độngtrực tiếp đến quá trình và kết quả công tác dạy và học không ai khác chính làgiáo viên và học sinh Sản phẩm của nhà trường là chất lượng học sinh, do đómuốn sản phẩm tốt điều đầu tiên cần làm là nâng cao chất lượng đội ngũ làm rasản phẩm đó hay chính là nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ cho đội

Ngày đăng: 14/02/2019, 20:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[26] Vũ Quốc Long (chủ biên, 2007), “Giáo trình bồi dưỡng tổ chức chuyên môn trường trung học phổ thông”, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bồi dưỡng tổ chức chuyênmôn trường trung học phổ thông
Nhà XB: NXB Hà Nội
[1] Ban bí thư TW Đảng (2010), Quyết định về ban hành Quy chế đánh giá cán bộ , công chức (Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08 tháng 2 năm 2010 của Bộ chính trị) Khác
[2] Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông Khác
[3] Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT Khác
[4] Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Quy chế công nhận trường Trung học chuẩn quốc gia ban hành kèm theo Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26/02/2010 Khác
[5] Bộ giáo dục và Đào tạo (2010), Điều lệ hội thi Giáo viên giỏi các cấp học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 21/2010/TT-BGDĐT ngày 20/7/2010 Khác
[6] Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường trường Phổ thông có nhiều cấp học, ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 Khác
[7] Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và THPT (Ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) Khác
[8] Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT Khác
[9] Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 về việc ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS, giáo viên THPT Khác
[10] Bộ giáo dục và Đào tạo (2012), Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 về việc ban hành quy chế Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên Khác
[11] Bộ giáo dục và Đào tạo (2011), Tài liệu tập huấn công tác Tổ trưởng chuyên môn các trường THCS, THPT Khác
[12] Bộ giáo dục và Đào tạo (2013), Tài liệu tập huấn Tổ trưởng chuyên môn trường THPT về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và tổ chức các hoạt động chuyên môn Khác
[13] Bộ giáo dục và Đào tạo (2013), Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT – Hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục Khác
[14] Bộ giáo dục và Đào tạo (2013), Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Khác
[15] Đặng Quốc Bảo – Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam Khác
[16] Trịnh Khắc Bằng (2015), Quản lý hoạt động Tổ chuyên môn của Hiệu trưởng trường THPT Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Học viện Quản lý giáo dục, LV Ths, Hà Nội Khác
[17] Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý nhà trường, NXB Đại học Sư Phạm Khác
[18] Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Khác
[19] Vũ Cao Đàm (2005), Phương pháp luận NCKH. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w