Giaiđoạn 2012-2015 đã thực hiện với kết quả đạt được như công tác tuyển dụng công chức, viênchức đáp ứng đủ tiêu chuẩn ở từng vị trí việc làm; việc thu hút người có trình độ cao tiến sĩ
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
-o0o -CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA
GIAI ĐOẠN 2016- 2020
Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch – Đầu tư Khánh Hòa
Đơn vị tư vấn: Trường Đại học Khánh Hòa
Khánh Hòa, tháng 10 năm 2016
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 8
1 Tính cấp thiết xây dựng Chương trình cho giai đoạn 2016-2020 8
2 Những căn cứ chủ yếu xây dựng chương trình 9
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10
4 Mục tiêu, yêu cầu 12
5 Nội dung của chương trình 12
6 Phương pháp xây dựng chương trình 12
7 Sản phẩm của chương trình 13
8 Chi phí lập chương trình 13
9 Tổ chức thực hiện chương trình 13
PHẦN I KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC TỈNH KHÁNH HOÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 14
I Kết quả thực hiện chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015 14
1 Tình hình hoạt động 14
2 Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015 16
II Hiện trạng nhân lực của tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011-2015 20
2.1 Nhân lực khối Đảng, đoàn thể 20
2.2 Nhân lực khối Hành chính – sự nghiệp 22
2.3 Nhân lực khối Sản xuất kinh doanh 24
2.4 Khối Đào tạo nhân lực 31
PHẦN II DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 34
1 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 34
1.1 Mục tiêu 34
1.2 Nhiệm vụ phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh 34
2 Những nhân tố tác động đến dự báo nhân lực tỉnh Khánh Hòa 35
Trang 32.1 Thời cơ và thách thức 35
2.2 Những nhân tố bên ngoài 37
2.3 Những nhân tố bên trong 38
3 Dự báo cung - cầu lao động theo ngành đến năm 2020 39
3.1 Dự báo nguồn nhân lực Đảng, Đoàn thể 39
3.2 Dự báo nguồn nhân lực quản lý hành chính – sự nghiệp 39
3.3 Dự báo nguồn nhân lực khối Sản xuất kinh doanh 47
3.4 Dự báo Đào tạo nhân lực 60
PHẦN III PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC CỦA TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016-2020 65
1 Quan điểm và mục tiêu phát triển nhân lực 65
1.1 Quan điểm phát triển nhân lực 65
1.2 Vị thế tỉnh Khánh Hòa so với khu vực, cả nước về nguồn nhân lực 66
1.3 Mục tiêu phát triển nhân lực 67
2 Kinh phí đào tạo 76
3 Các giải pháp thực hiện 77
3.1 Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về đào tạo nhân lực 77
3.2 Đổi mới quản lý nhà nước về đào tạo nhân lực 77
3.3 Giải pháp về đào tạo và bồi dưỡng nhân lực 78
3.4 Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề 79
3.5 Giải pháp huy động nguồn lực đào tạo nhân lực 80
3.6 Đầu tư vào giáo dục đào tạo 81
3.7 Đẩy mạnh thực hiện liên kết đào tạo và hợp tác, hội nhập quốc tế 81
3.8 Xây dựng chương trình hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực miền núi .81
PHẦN IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 83
1 Sở Kế hoạch và Đầu tư 83
2 Ban Tổ chức Tỉnh uỷ 83
3 Sở Nội vụ 84
Trang 44 Sở Giáo dục và Đào tạo 84
5 Sở Lao động Thương binh Xã hội 84
6 Sở Tài chính 85
7 Sở Ngoại vụ 85
8 Sở Tài nguyên Môi trường 85
9 Các sở ban ngành có liên quan, UBND quận, huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan truyền thông 86
10 Các viện, trường và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa 86
KẾT LUẬN 87 PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1: Khả năng đào tạo ngành Nông – Lâm – Thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh
Hòa năm 2015 26
Bảng 2: Tổng số lao động chia theo ngành nghề kinh tế 27
Bảng 3: Thống kê trình độ nguồn nhân lực hiện có trong các doanh nghiệp 27
Bảng 4: Nhu cầu nhân lực ngành Văn hóa - Nghệ thuật toàn Tỉnh đến năm 2020 41
Bảng 5: Cân đối cung – cầu lao động ngành Văn hóa toàn Tỉnh 43
Bảng 6: Dự báo số lượng nhân lực ngành TDTT tỉnh Khánh Hòa năm 2016 44
Bảng 7: Dự báo nhu cầu nâng cao trình độ ngành TDTT tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2016-2020 46
Bảng 8: Dự báo nguồn cung nhân lực ngành TDTT trong tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2016-2020 46
Bảng 9: Dự báo cung lao động đã qua đào tạo cho ngành nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020 44
Bảng 10: Nhu cầu lao động trong khu vực nông lâm thủy sản đến năm 2020 45
Bảng11:Dự báo số lượng nhân lực ngành Công nghiệp giai đoạn 2016-2020 51
Bảng 12: Dự báo vị trí nguồn nhân lực ngành du lịch giai đoạn 2016 – 2020 53
Bảng 13: Phân loại ngành nghề theo các nhóm ngành 54
Bảng 14: Chỉ tiêu đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng các trường trong tỉnh Khánh Hoà năm 2016-2017 58
Bảng 15: Nhu cầu tuyển dụng của khối Tài chính tín dụng từ năm 2017-2020 tại tỉnh Khánh Hoà 58
Bảng 16 Chỉ tiêu đào tạo nghề dự kiến đến 2020 60
Bảng 17: Dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh các ngành trình độ Đại học- Cao đẳng đến năm 2020 – Trường Đại học Khánh Hòa 61
Bảng 18: So sánh cung - cầu nhân lực theo trình độ đào tạo giai đoạn 2015-2020 62
Biểu đồ: 1 Phân bố nguồn nhân lực các nhóm ngành 2015 24
Biểu đồ 2: Nhân lực ngành Nông – Lâm – Thủy sản phân theo trình độ toàn tỉnh năm 2015 25
Biểu đồ 3: Trình độ đào tạo của lao động ngành Tài chính-Ngân hàng 30
Trang 6Biểu đồ 4: Dự báo cung lao động đã qua đào tạo cho ngành nông lâm thủy sản trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2016-2020 47
Biểu đồ 5:Nhu cầu lao động trong khu vực nông lâm thủy sản đến năm 2020 48
Biểu đồ 6: Cân đối cung – cầu lao động ngành Nông – Lâm – Thủy sản giai đoạn 2016 – 2020 48
Biểu đồ 7:Lượng cung lao động ngành Nông – Lâm – Thủy sản cần bổ sung giai đoạn 2016 – 2020 50
Biểu đồ 8: Dự báo cung lao động giai đoạn 2016-2020 51
Biểu đồ 9:Cung - cầu nhân lực ngành du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2016 -2020 55
Biểu đồ 10: Kiến thức, kỹ năng cần đào tạo 57
Biểu đồ 11: Biểu đồ dự báo cung cầu lao động ngành Tài chính ngân hàng giai đoạn 2017-2020 tại tỉnh Khánh Hoà 59
Biểu đồ 12: Trình độ chuyên môn và kỹ năng khối văn phòng 60
Biểu đồ 13: Trình độ chuyên môn và kỹ năng khối lao động trực tiếp 60
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰCTỈNH KHÁNH HOÀ
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết xây dựng Chương trình cho giai đoạn 2016-2020
Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 23/4/2012 về Chương trình pháttriển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 Giaiđoạn 2012-2015 đã thực hiện với kết quả đạt được như công tác tuyển dụng công chức, viênchức đáp ứng đủ tiêu chuẩn ở từng vị trí việc làm; việc thu hút người có trình độ cao (tiến sĩ,thạc sĩ, chuyên khoa cấp 1, cấp 2), tốt nghiệp đại học loại giỏi vào làm việc trong cơ quan,đơn vị, địa phương đã được quan tâm; thực hiện quy hoạch đội ngũ cán bộ nguồn trẻ để đàotạo, sử dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công vụ được giao; đội ngũ cán bộ, công chức, viênchức ngày càng trẻ hóa dần, phần lớn đã qua đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ, cótrình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu về ngạch; có ý thức tự giác học tập nâng caotrình độ chuyên môn, lý luận chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, đã và đang thực hiện tốtchức trách, nhiệm vụ được giao; chất lượng đào tạo nghề ngày càng được quan tâm nhiềuhơn, thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề; đào tạo, bồi dưỡng độingũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, bước đầuđã đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp; các đơn vị, cơ sở dạy nghề rất quan tâmthực hiện công tác tuyển sinh, nâng cao chất lượng, số lượng học nghề Các đơn vị dạy nghềbước đầu đã liên kết đào tạo với doanh nghiệp và giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp chohọc viên học nghề
Bên cạnh đó, có những hạn chế như cơ cấu ngành, nghề đào tạo vẫn chưa thật phùhợp với cơ cấu ngành, nghề của thị trường lao động; chưa bổ sung thường xuyên các nghềđào tạo mới theo yêu cầu của thị trường lao động; Thiếu lao động kỹ thuật trình độ cao cungcấp cho các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành kinh tế trọng điểm vàcho xuất khẩu lao động; Người lao động qua đào tạo nghề còn có những hạn chế nhất địnhnhư kỹ năng thực hành, các kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp và khả năng thích ứng với
sự thay đổi công nghệ của doanh nghiệp còn hạn chế; Một số chính sách, cơ chế hỗ trợ dạynghề chưa đủ mạnh, trong đó có việc phân luồng học sinh sau THCS, THPT để học nghềchưa thực hiện được, làm cho công tác tuyển sinh học nghề gặp khó khăn; Các cơ sở dạynghề trên địa bàn tỉnh mớiđáp ứng một phần về chất lượng đào tạo trước yêu cầu ngày càngcao của thị trường, nhiều trường hợp doanh nghiệp phải đào tạo lại trước khi bố trí lao độnglàm việc;…dẫn đến hầu hết các chỉ tiêu phát triển nhân lực đến năm 2015 chưa đạt đượctheo mục tiêu đề ra, nhất là mục tiêu nhân lực sản xuất kinh doanh chưa phù hợp với yêucầu thực tế của xã hội
Trang 9Do đó, cần thiết phải xây dựng Chương trình phát triển nhân lực cho giai đoạn
2016-2020 với các mục tiêu phát triển nhân lực phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; phùhợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII nhiệm kỳ 2015-2020, đólà: “Phát triển toàn diện quy mô giáo dục - đào tạo; Tăng cường công tác đào tạo nâng caochất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Củng cố vàphát triển mạng lưới các cơ sở dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học”1; và
“Tập trung thực hiện các giải pháp có hiệu quả, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lựctại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập; Hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoàicông lập Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định đối với cán bộ trong hệthống chính trị từ cấp xã đến cấp tỉnh Có các chính sách phù hợp và làm đầu mối thốngnhất quy chế phối hợp, liên kết giữa các trường, viện, các địa phương trong vùng; Mở rộngliên kết với các đối tác nước ngoài; Đồng thời tạo điều kiện để các trường, viện gắn bó,đồng hành với doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, nhân lựcchất lượng cao và ứng dụng khoa học – công nghệ Nâng cao chất lượng nhân lực xuất khẩulao động, đặc biệt ở các thị trường có yêu cầu lao động chất lượng cao” (Văn kiện Đại hộiĐảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII nhiệm kỳ 2015-2020, trang 57-58).Chương trình sẽ
là luận cứ khoa học để hoạch định kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về phát triển nhânlực; góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII trongnhững năm sắp tới
2 Những căn cứ chủ yếu xây dựng chương trình
- Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phêduyệt Chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020;
- Thông báo số 243/TB-VPCP ngày 08/9/2010 của Văn phòng Chính phủ thông báokết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại Hội nghị toàn quốc triển khai việc lậpChương trình phát triển nhân lực và công tác dự báo phục vụ nhu cầu nhân lực qua đào tạocủa các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2020;
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Quyhoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;
- Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 30/5/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc triển khai thựchiện Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và đẩy mạnh đào tạo theonhu cầu phát triển của xã hội giai đoạn 2011-2015;
- Báo cáo quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011-2020;
- Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 23/4/2012 về Chương trình phát triển nhân lực tỉnhKhánh Hòa giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020;
Trang 10- Nghị quyết 06/NQ-HĐND ngày 29/6/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa
về Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2012-2015 và định hướngđến năm 2020;
- Nghị quyết 06/NQ-HĐND ngày 9 tháng 7 năm 2014 của Hội đồng nhân dân tỉnhKhánh Hòa về việc phê duyệt đề án tăng cường trí thức trẻ về công tác tại các xã giai đoạn2014-2020;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa lần thứ XVII nhiệm kỳ 2015-2020;
- Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 9/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh KhánhHòa về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020;
- Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 20/5/2014 của UBND tỉnh Khánh Hòavề việcphê duyệt đề án “Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa”;
- Quyết định số 990/QĐ-CTUBND ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Chủ tịch UBNDtỉnh Khánh Hòa về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển ngành Văn hóa tỉnh KhánhHòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”;
- Đề án “ Đào tạo nhân lực y tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2020” tháng 7 năm
2016 của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Chia theo 4 nhóm:
- Nhân lực Đảng, đoàn thể:
+ Hiện trạng nhân lực: số lượng, chất lượng CBCCVC hiện có
+ Tiêu chuẩn, điều kiện nhân lực theo quy định
+ Nhu cầu của đơn vị sử dụng (trên cơ sở hiện trạng và yêu cầu về tiêu chuẩn, điềukiện sẽ khảo sát được nhu cầu)
+ Chất lượng cơ sở đào tạo, nội dung chương trình đào tạo; trình độ, năng lực của độingũ giảng viên
+ Thực tế đào tạo và khả năng đào tạo cho giai đoạn tiếp theo
- Nhân lực Khối hành chính, sự nghiệp:
+ Hiện trạng nhân lực: số lượng, chất lượng CBCCVC hiện có
+ Tiêu chuẩn, điều kiện nhân lực theo quy định (chức danh lãnh đạo, quản lý, vị tríviệc làm, chức danh nghề nghiệp)
Trang 11+ Nhu cầu của đơn vị sử dụng (trên cơ sở hiện trạng và yêu cầu về tiêu chuẩn, điềukiện sẽ khảo sát được nhu cầu).
+ Chất lượng cơ sở đào tạo, nội dung chương trình đào tạo; trình độ, năng lực của độingũ giảng viên
+ Thực tế đào tạo và khả năng đào tạo cho giai đoạn tiếp theo
- Nhân lực Sản xuất kinh doanh:
+ Hiện trạng nhân lực: số lượng, chất lượng
+ Tiêu chuẩn, điều kiện nhân lực theo quy định
+ Chất lượng cơ sở đào tạo, nội dung chương trình đào tạo; trình độ, năng lực của độingũ giảng viên
+ Thực tế đào tạo và khả năng đào tạo cho giai đoạn tiếp theo
- Đào tạo nhân lực: phân theo các cấp gồm Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao
đẳng, Đại học, sau đại học
+ Chất lượng giáo dục cấp THPT
+ Đào tạo nâng cao trình độ, ngành nghề so với nhu cầu sử dụng
+ Tiêu chuẩn, điều kiện nhân lực theo quy định.
+ Các điều kiện để đảm bảo phát triển đào tạo nhân lực: tài chính, cơ sở vật chất kỹthuật phục vụ đào tạo
+ Thực tế đào tạo và khả năng đào tạo cho giai đoạn tiếp theo
+ Các viện nghiên cứu quốc gia, học viện và trường đại học, cao đẳng, trung cấp
- Về thời gian: Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa sẽ được xây dựng chogiai đoạn 2016-2020 đối với một số mục tiêu và giải pháp thực hiện
4 Mục tiêu, yêu cầu
4.1 Mục tiêu
Trang 12Kế thừa chương trình phát triển nhân lực đã thực hiện giai đoạn 2012-2015, xây dựngchương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa cho giai đoạn 2016-2020 nhằm đáp ứng thựchiện đạt hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốcphòng trên địa bàn của tỉnh giai đoạn 2016-2020 Chương trình cũng sẽ là nguồn tư liệu quantrọng giúp các tổ chức (đơn vị hành chính, đơn vị kinh doanh) xây dựng kế hoạch phát triểnnhân lực của mình trong thời gian tới
4.2 Yêu cầu
Đánh giá được thực trạng hiện nay; xác định được nhu cầu cho mục tiêu thực hiện đạthiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh - quốc phòngtrên địa bàn của tỉnh giai đoạn 2016-2020; đề ra cụ thể các mục tiêu (trong đó tập trung pháttriển nhân lực lãnh đạo và quản lý, nhân lực trình độ cao, nhân lực trong các ngành, lĩnh vực
là thế mạnh, đáp ứng yêu cầu của tỉnh), giải pháp cụ thể và lộ trình thực hiện rõ ràng tươngđồng với 4 nhóm:
- Nhân lực Đảng, đoàn thể;
- Nhân lực Quản lí hành chính, sự nghiệp;
- Nhân lực Sản xuất kinh doanh;
- Đào tạo nhân lực
5 Nội dung của chương trình
Ngoài phần mở đầu,kết luận và phụ lục, nội dung chương trình được phân chia thành
04 nội dung chính như sau:
- Phần thứ nhất: Kết quả thực hiện Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòagiai đoạn 2011-2015 và hiện trạng nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015;
- Phần thứ hai: Dự báo nhu cầu nhân lực của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2020;
- Phần thứ ba: Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhân lực của tỉnhKhánh Hòa giai đoạn 2016-2020;
- Phần thứ tư: Tổ chức thực hiện
6 Phương pháp xây dựng chương trình
- Phương pháp dự báo cung – cầu nhân lực
- Phương pháp phân tích thống kê
- Phương pháp tổng hợp so sánh
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, tư vấn và hội thảo
Trang 13- Từng nội dung theo Đề cương của chương trình sẽ xác định các biện pháp để thu thậpthông tin như:
+ Các số liệu sơ cấp, do đơn vị tư vấn điều tra cụ thể từ các cơ sở đào tạo và sử dụngnhân lực trên địa bàn toàn Tỉnh
+ Các số liệu thứ cấp được cung cấp từ các cơ quan quản lý nhà nước như: Cục thống
kê, các Sở, Ban, Ngành có liên quan
+ Các số liệu được lấy từ các quy hoạch, chương trình, đề án của các sở, ngành đã vàđang triển khai xây dựng
7 Sản phẩm của chương trình
Sản phẩm của chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 gồm:
- Báo cáo tổng hợp có kèm theo phụ lục các biểu mẫu có quy mô toàn tỉnh
- Báo cáo tóm tắt
- Đĩa CD lưu trữ tài liệu báo cáo và phụ lục
8 Chi phí lập chương trình
8.1 Căn cứ lập dự toán kinh phí
- Quyết định số 30/2015/QĐ-UBND ngày 12/11/2015 của UBND tỉnh Khánh Hòaban hành Quy định nội dung và định mức xây dựng dự toán đối với nhiệm vụ khoa học vàcông nghệ có sử dụng ngân sách Nhà nước của tỉnh Khánh Hòa
- Thông tư số 58/2011/TT-BTC ngày 11/5/2011 của Bộ Tài chính về việc Quy địnhquản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê
Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020 được xây dựng với sự
hỗ trợ của các sở ban ngành, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
- Cơ quan phê duyệt: Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa
- Chủ đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa
- Đơn vị tư vấn lập chương trình: Trường Đại học Khánh Hòa
Trang 14PHẦN I KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ HIỆN TRẠNG NHÂN LỰC
TỈNH KHÁNH HOÀ GIAI ĐOẠN 2011-2015
I Kết quả thực hiện Chương trình phát triển nhân lực tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2011-2015
1 Tình hình hoạt động
1.1 Đối với nhân lực khối Đảng, đoàn thể
Trong giai đoạn 2012-2015, Tỉnh ủy đã chỉ đạo tăng cường mở các lớp đào tạo, bồidưỡng về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chứccác cấp; đồng thời chỉ đạo cấp ủy các cấp căn cứ vào quy hoạch để xây dựng kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng năm nhằm chủ động hơn trong việc tạo nguồn và xây dựngđội ngũ cán bộ các cấp của đơn vị mình Kết quả đạt được như sau:
- Đã phối hợp với học viện Chính trị Khu vực III, Đà Nẵng và Trường Chính trị tỉnh
tổ chức chiêu sinh và khai giảng được 05 lớp cao cấp lý luận chính trị (hệ không tập trung)
mở tại tỉnh với tổng số 524 học viên; Đã tốt nghiệp được 03 lớp với 284 học viên
- Đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức chiêu sinh và khai giảng được 46 lớptrung cấp lý luận chính trị (hệ tập trung và tại chức) với tổng số 3.602 học viên
Bên cạnh việc bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị, việc bồidưỡng cập nhật kiến thức trên một số lĩnh vực khác cũng luôn được quan tâm thực hiện.Hàng năm các cơ quan, đơn vị đều cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồidưỡng và tập huấn do Trung ương và tỉnh tổ chức nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầunhiệm vụ trong giai đoạn mới
1.2 Đối với nhân lực quản lý hành chính, sự nghiệp
Từ năm 2011 đến nay, đã có 607 trường hợp được cử đi đào tạo sau đại học ở cáctrình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ, chuyên khoa I, chuyên khoa II; 2.125 lượt cử đi đào tạo đại học,cao đẳng trong nước và 171 lượt đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ngoài
Bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn theo mục tiêu chung của Chương trìnhphát triển nguồn nhân lực, tỉnh Khánh Hòa còn chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộcông chức theo tiêu chuẩn, cụ thể: đã cử cán bộ, công chức, viên chức từ các cơ quan, đơn
vị, địa phương trong tỉnh tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyênviên (879 học viên/13 lớp), bồi dưỡng kiến thức QLNN chương trình chuyên viên chính
Trang 15(496 học viên/07 lớp), 03 lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý lãnh đạo cấp phòng tại TrườngChính trị tỉnh; cử 18 cán bộ cấp Sở và tương đương đi bồi dưỡng kiến thức QLNN chươngtrình chuyên viên cao cấp tại các cơ sở của Học viện Hành chính quốc gia và tổ chức 01 lớpchuyên viên cao cấp tại Khánh Hòa với 34 học viên…
Từ năm 2011 đến nay, UBND tỉnh đã xem xét, giải quyết cho 85 trường hợp đượchưởng chế độ thu hút nhân tài (4 tiến sĩ, 45 thạc sĩ, 21 tốt nghiệp ĐH loại giỏi, 15 Bác sĩ ,Dược sĩ đại học) Cụ thể:
- Năm 2011: 02 Tiến sĩ, 01 Thạc sĩ, 04 Tốt nghiệp Đại học loại giỏi
- Năm 2012: 01 Tiến sĩ, 03 Thạc sĩ, 02 Tốt nghiệp Đại học loại giỏi
- Năm 2013: 01 Tiến sĩ, 18 Thạc sĩ, 07 Tốt nghiệp Đại học loại giỏi
- Năm 2014: 14 Thạc sĩ, 03 Tốt nghiệp Đại học loại giỏi
- Năm 2015: 09 Thạc sĩ, 05 Tốt nghiệp Đại học loại giỏi; 15 Bác sĩ, Dược sĩ
Bên cạnh đó, trong năm 2015 UBND tỉnh cũng đã tham mưu HĐND tỉnh ban hànhNghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND sửa đổi Nghị quyết số 07/2014/NQ-HĐND ngày09/4/2014 về việc quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viênchức nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn và thu hút nhân tài trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa,trong đó điều chỉnh các chế độ liên quan đến thu hút nhân tài cho các đối tượng là thạc sĩ,tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành về công tác tại tỉnh
1.3 Đối với nhân lực sản xuất kinh doanh
Giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh đã tổ chức đào tạo nghề cho 122.155 người, trong đó đào tạo cao đẳng nghề cho 6.185 người, đào tạo trung cấp nghề cho 12.851 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên cho 103.119 người Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm
2015 đạt 62%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 47,5% Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động
nông thôn theo chính sách của Đề án 1956 là 16.833 lao động nông thôn với kinh phí 27.636 triệu đồng.
Các đơn vị dạy nghề đã bước đầu có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trongviệc liên kết đào tạo và giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp Các cơ sở dạy nghề công lậpđược quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, bước đầu đã đáp ứng yêu cầucủa doanh nghiệp Người lao động sau khi học nghề hầu hết đều có việc làm Tỷ lệ lao độngnông thôn có việc làm sau đào tạo trên 80%
1.4 Tình hình thực hiện Đề án Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa
Đến hết năm 2015, Sở Thông tin và Truyền thông - cơ quan được giao làm chủ đầu
tư dự án “Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa” đã thực hiện được
Trang 16các công việc sau:
- Hoàn thành việc gia công, cài đặt phần mềm Quản lý cán bộ công chức, viên chức tại Trungtâm dữ liệu tỉnh
- Đã tổ chức chuyển giao và đào tạo quản lý sử dụng phần mềm cho các cơ quan, đơn vị thụhưởng dự án Hiện nay, các cơ quan, đơn vị đang tiếp tục tiến hành cập nhật bổ sung cơ sở dữ liệucòn thiếu tại cơ quan mình vào phần mềm này
- Đã xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng
Hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức (Quyết định số 1641/QĐ-UBND ngày23/6/2015)
Đã tổ chức kiểm thử phần mềm Cổng thông tin điện tử nhân lực tỉnh Khánh Hòa phân hệ phần mềm thuộc Hệ thống thông tin quản lý nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa
-1.5 Tình hình thực hiện các nguồn vốn Chương trình phát triển nhân lực
- Vốn đầu tư phát triển: Nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách cấp tỉnh giai đoạn
2011-2015 đã bố trí 1.293,2 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ cấp huyện 601,1 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vậtchất theo chương trình được phê duyệt; sử dụng nguồn chi sự nghiệp để đào tạo, nâng caonăng lực cho cán bộ, viên chức nên bước đầu cơ bản giải quyết đủ về số lượng, đảm bảo vềchất lượng và cơ cấu trình độ, ngành nghề phục vụ yêu cầu phát triển của tỉnh
- Vốn sự nghiệp: giai đoạn 2011-2015, tỉnh đã bố trí kinh phí cho Chương trình phát
triển nhân lực theo kế hoạch hàng năm với số tiền 38,46 tỷ đồng; trong đó bố trí trực tiếpcho Chương trình phát triển nhân lực là 11,46 tỷ đồng, bố trí kinh phí trực tiếp cho các đơn
vị để thực hiện số tiền là 27 tỷ đồng
2 Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển nhân lực giai đoạn 2011-2015
2.1 Đối với nhân lực khối Đảng, đoàn thể
Mục tiêu theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND của HĐND tỉnh: “Phấn đấu đến năm 2015đạt khoảng 90% và năm 2020 đạt khoảng 100% cán bộ chuyên môn làm công tác nghiệp vụ
có trình độ đại học và trình độ trung cấp chính trị”
Trong giai đoạn 2011 đến tháng 11/2015, Tỉnh ủy đã chỉ đạo tăng cường mở các lớpđào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ,công chức các cấp Đồng thời chỉ đạo cấp ủy các cấp căn cứ vào quy hoạch để xây dựng kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng năm nhằm chủ động hơn trong việc tạo nguồn vàxây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của đơn vị mình Kết quả đạt được như sau:
- Về đào tạo Cao cấp lý luận chính trị
Đã phối hợp với Học viện Chính trị Khu vực III, Đà Nẵng và Trường Chính trị tỉnh
Trang 17tổ chức chiêu sinh và khai giảng được 05 lớp Cao cấp lý luận chính trị (hệ không tập trung)(K14, 15, 16) mở tại tỉnh với tổng số 524 học viên, trong đó đã tốt nghiệp được 03 lớp vớitổng số 284 học viên.
- Về đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
Đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức chiêu sinh và khai giảng được 46 lớpTrung cấp lý luận chính trị (hệ tập trung và tại chức) với tổng số 3.602 học viên
Đến hết năm 2015, tổng số cán bộ công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thể có 975người: biên chế 870 người, hợp đồng lao động 105 người với cơ cấu như sau:
- Về trình độ chuyên môn: trên Đại học 38 người, chiếm tỉ lệ 3,89%; Đại học 778
người, chiếm tỷ lệ 79,79%; Cao đẳng 48 người, chiếm tỉ lệ 4,92%; Trung cấp 78 ngườichiếm tỉ lệ 8,0%; còn lại 33 người, chiếm tỉ lệ 3,38%
- Về trình độ lý luận chính trị: từ Cao cấp trở lên 369 người, chiếm tỉ lệ 37,85%;
Trung cấp 294 người, chiếm tỉ lệ 30,15%; Sơ cấp 105 người, chiếm tỉ lệ 10,77%; còn lại
207 người, chiếm 21,23%
Từ những kết quả trên, chúng ta thấy giai đoạn 2011-2015 Tỉnh ủy đã đạt đượcnhững kết quả đáng kể trong việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng về trình độ lý luận chínhtrị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức các cấp và chỉ đạo cấp ủy các cấpcăn cứ vào quy hoạch để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể cho từng năm nhằmchủ động hơn trong việc tạo nguồn và xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp
Theo kết quả thống kê giai đoạn 2011-2015, tỉ lệ đạt theo mục tiêu đến năm 2015 củaNghị quyết đề ra là: đạt 83% (chỉ tiêu 90%) đối với cán bộ làm công tác nghiệp vụ có trình
độ đại học,đạt 68% (chỉ tiêu 90%) trình độ trung cấp chính trị
Nguyên nhân không đạt: Một bộ phận nhân sự làm công tác văn phòng tại các cơquan như văn thư, thủ quỹ…không yêu cầu trình độ chuyên môn và lý luận chính trị Bêncạnh đó, có một số vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị nhất là cấp huyện chỉ yêu cầutrình độ chuyên môn cao đẳng, đại học và một số cán bộ lớn tuổi do lịch sử để lại không thể
cử đi đào tạo để bảo đảm đạt chuẩn theo quy định Số cán bộ, công chức, viên chức mớituyển dụng tuy đủ tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nhưng chưa thể cử đi đào tạo về trình
độ trung cấp chính trị do chưa được quy hoạch vào chức danh lãnh đạo, quản lý
2.2 Đối với nhân lực quản lý hành chính – sự nghiệp
2.2.1 Đối với nhân lực quản lý hành chính
Mục tiêu theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐNDcủa HĐND tỉnh: “Đến năm 2015 đạt khoảng95% và đến năm 2020 đạt khoảng 100% cán bộ chuyên môn có trình độ đại học trở lên, có trình độnghiệp vụ hành chính tốt đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chuyên môn ngày càng cao.”
Trang 18Số lượng CBCC tính đến 31/12/2015 là 5.121 người, cụ thể như sau:
- Cấp tỉnh: Tổng số hiện có 1.199 (biên chế giao là 1.323) Trong đó:
Về trình độ chuyên môn: Tiến sĩ 31 người, đạt 2,59%; Thạc sĩ 121 người, đạt 10,09%;Đại học 912 người, đạt tỷ lệ 76,06% (như vậy tổng cộng Đại học trở lên là 88,74%);Cao đẳng 25 người, đạt tỷ lệ 2,09%; Trung cấp 91 người, đạt 7,59%; Sơ cấp 19 người,đạt 1,58%
Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân 38 người, đạt 3,17%; Cao cấp 210 người, đạt17,51%; Trung cấp 324 người, đạt 27,02%; Sơ cấp 182 người, đạt 15,18%
Bồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước có 1008 người, đạt 84,07%
- Cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố): Tổng số hiện có 1.195 người (biên chế giao là
1001 người) Trong đó:
Về trình độ chuyên môn: Thạc sĩ 33 người, đạt 2,76%; Đại học 945 người, đạt trên79,08 % (như vậy nếu tính tổng cộng Đại học trở lên thì đạt 81,84%); Cao đẳng 103người, đạt 8,62%; Trung cấp 88 người, đạt 7,36%; Sơ cấp 26 người, đạt 2,16%
Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân 14 người, đạt 1,17%; Cao cấp 221 người, đạt18,49%; Trung cấp 466 người, đạt 39%; Sơ cấp 142 người, đạt 11,88%
Số lượng được bồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước là 789 người, đạt66,03%
Trong đó, tỷ lệ CBCC của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh cụ thể nhưsau:
Huyện Khánh Sơn: Tổng số hiện có: 113 người (biên chế giao là 90 người) gồm:
Về trình độ chuyên môn: Đại học 84 người, đạt trên 74,34%; Cao đẳng 8 người, đạt7,08%; Trung cấp 17 người, đạt 15,04%; Sơ cấp 4 người, đạt 3,54%
Số lượng cán bộ công chức được đào tạo về lý luận chính trị gồm: Cao cấp 18 người,đạt 15,93%; Trung cấp 36 người, đạt 31,86%; Sơ cấp 8 người, đạt 7,08%
Số lượng được bồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước là 66 người, đạt58,41%
Huyện Khánh Vĩnh: Tổng số hiện có: 89 người (biên chế giao là 93 người) gồm:
Về trình độ chuyên môn: Thạc sĩ 02, đạt 2,25%; Đại học 69 người, đạt trên 77,53% ;Cao đẳng 11 người, đạt 12,36%; Trung cấp 6 người, đạt 6,74%; Sơ cấp 1 người, đạt1,12%
Số lượng cán bộ công chức được đào tạo về lý luận chính trị gồm: Cao cấp 23 người,đạt 25,84%; Trung cấp 16 người, đạt 17,98%; Sơ cấp 35 người, đạt 39,33%
Trang 19Số lượng được bồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước là 82 người, đạt92,13%.
- Cấp xã (xã, phường, thị trấn): Tổng số cán bộ công chức là 2.727, trong đó: Đại học
trở lên: 914 người, đạt 33,52%, Cao đẳng 747 người, đạt 27,39%; Trung cấp 580 người, đạt21,27%; Sơ cấp là: 486 người, chiếm 17,82%; Trình độ lý luận chính trị: Trung cấp 408người chiếm 14,74%, Sơ cấp 292 người chiếm 10,71%; Bồi dưỡng về nghiệp vụ hànhchính, quản lý nhà nước là 257, đạt 9,42%
Về trình độ ngoại ngữ:
- Cấp tỉnh: có 79 công chức có trình độ Đại học ngoại ngữ, 992 công chức có trình độtiếng Anh (cao đẳng, trung cấp, A, B, C; đạt tỷ lệ 89,32%)
- Cấp huyện: có 11 công chức có trình độ đại học ngoại ngữ 662 công chức có trình
độ tiếng Anh (A, B, C; đạt tỷ lệ 86,82%)
Từ những kết quả trên, chúng ta thấy giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những kết quảđáng ghi nhận trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức trong toàn tỉnh theo mục tiêucủa nghị quyết 06/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Khánh Hòa
Tuy nhiên, do một số vị trí như văn thư, kế toán tại các xã, phường trên toàn tỉnh chỉcần trình độ trung cấp hoặc cao đẳng nên đã làm ảnh hưởng đến tỷ lệ cán bộ có trình độ đạihọc theo mục tiêu đã đề ra đến năm 2015 của Nghị quyết 06/NQ-HĐND của HĐND tỉnhKhánh Hòa
Nguyên nhân không đạt: Do chuẩn đầu vào của cán bộ, công chức cấp xã là trình độtrung cấp; chỉ có 33,52% tổng số cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chuyên môn đại học,nên kéo theo tỷ lệ phần trăm của tổng số cán bộ, công chức toàn tỉnh có trình độ đại học trởlên không cao Nếu xét theo chuẩn yêu cầu đầu vào, có 76,34% cán bộ, công chức cấp tỉnh,huyện đạt chuẩn trình độ chuyên môn đại học trở lên và có 86,24% cán bộ, công chức cấpxã đạt chuẩn trình độ chuyên môn trung cấp trở lên
2.2.2 Đối với nhân lực sự nghiệp
Mục tiêu theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND của HĐND tỉnh: “Đến năm 2015 phảiđạt ít nhất 80% viên chức có trình độ đại học chuyên ngành và đến năm 2020 đạt 100%; đặcbiệt chú ý thu hút cán bộ đầu ngành"
Số lượng viên chức thuộc tỉnh từ cấp huyện trở lên tính đến 31/12/2015 có 25.701người, cơ cấu như sau:
Cấp tỉnh có 8.494 người (biên chế được giao 9.763 người), trong đó trình độ Tiến sĩ
59 người chiếm tỉ lệ 0,69%; Thạc sĩ có 776 người chiếm tỉ lệ 9,14%; Đại học có 4.924người, chiếm tỉ lệ 57,97%; Cao đẳng 503 người, chiếm tỉ lệ 5,92%; Trung cấp có 1.785
Trang 20người, chiếm tỉ lệ 21,01%; Sơ cấp có 447 người, chiếm tỉ lệ 5,26% Trình độ lý luận chínhtrị gồm: Cử nhân 16 người, đạt 0,19%; Cao cấp 214 người, đạt 2,52%; Trung cấp 844người, đạt 9,94%; Sơ cấp 686 người, đạt 8,08% Số lượng được bồi dưỡng về nghiệp vụhành chính, quản lý nhà nước là 552 người, đạt 6,50%.
Cấp huyện (huyện, thị xã, thành phố) có 15.007 người (biên chế được giao là 15.781
người), trong đó trình độ Tiến sĩ 8 người, đạt 0,05%; Thạc sĩ có 15 người, chiếm tỉ lệ0,10%; Đại học có 7.887 người, chiếm tỉ lệ 52,56%; Cao đẳng 4.930 người, chiếm tỉ lệ32,85%; Trung cấp có 1444 người, chiếm tỉ lệ 9,62%; Sơ cấp có 723 người, chiếm tỉ lệ4,82% Trình độ lý luận chính trị gồm: Cử nhân 1 người, đạt 0,01%; Cao cấp 19 người, đạt0,13%; Trung cấp 494 người, đạt 3,28%; Sơ cấp 383 người, đạt 2,54% Số lượng được bồidưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước là 1.384, đạt 9,22 %
Trong đó, tỷ lệ viên chức của hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh cụ thểnhư sau:
+ Huyện Khánh Sơn: Tổng số hiện có 655 người (biên chế giao là 671 người) gồm:Đại học 186 người, đạt 28,40%; Cao đẳng 226 người, đạt 34,50%; Trung cấp 179 người, đạt27,33%; Sơ cấp 64 người, đạt 9,77% Số lượng cán bộ công chức được đào tạo về lý luậnchính trị gồm: Trung cấp 25 người, đạt 0,04%; Sơ cấp 16 người, đạt 0,02% Số lượng đượcbồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước là 9 người, đạt 0,01%
+ Huyện Khánh Vĩnh: Tổng số hiện có 1.208 người (biên chế giao là 1213 người)gồm: Tiến sĩ 8 người, đạt 0,66%; Thạc sĩ 2, đạt 0,17%; Đại học 333 người, đạt trên 27,57
%; Cao đẳng 358 người, đạt 29,64%; Trung cấp 204 người, đạt 16,89%; Sơ cấp 303 người,đạt 25,08% Số lượng cán bộ công chức được đào tạo về lý luận chính trị gồm: Cao cấp 6người, đạt 0,50%; Trung cấp 48 người, đạt 3,97%; Sơ cấp 32 người, đạt 2,65% Số lượngđược bồi dưỡng về nghiệp vụ hành chính, quản lý nhà nước là 31 người , đạt 2,57%
Cấp xã (xã, phường, thị trấn) có 2.200 người, trong đó trình độ Đại học trở lên 600
người chiếm tỉ lệ 27,27%; trình độ Cao đẳng 705 người, chiếm tỉ lệ 32,05%; Trung cấp trởlên 503 người, chiếm tỉ lệ 22,86%; Sơ cấp 392 người, chiếm tỉ lệ 17,82%
Giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những kết quả khả quan trong việc đào tạo, bồidưỡng cán bộ viên chức trong toàn tỉnh theo mục tiêu của Nghị quyết 06/NQ-HĐND củaHĐND tỉnh Khánh Hòa.Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học chưa đạt theo mục tiêuđến năm 2015 của Nghị quyết đề ra
Nguyên nhân không đạt: Tại thời điểm xây dựng Chương trình phát triển nhân lựccủa tỉnh, Chính phủ chưa có quy định cụ thể về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp Mặ tkhác do đặc thù từng ngành nghề, yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng có sự phụ thuộcvào vị trí việc làm ở các đơn vị sự nghiệp Tuy nhiên, nếu loại trừ viên chức trong ngành y
Trang 21tế và giáo dục đối với các vị trí việc làm không yêu cầu trình độ cử nhân thì tỷ lệ viên chức
có trình độ đại học trở lên trong lĩnh vực văn hoá và sự nghiệp khác cơ bản đạt mục tiêu đặt
ra đến năm 2015 tại Nghị quyết số 06/NQ-HĐND
2.3 Đối với nhân lực sản xuất kinh doanh
Mục tiêu theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND của HĐND tỉnh: "Phấn đấu đến năm
2015 đạt khoảng 10% lao động có trình độ cao đẳng nghề, 20% lao động có trình độ trungcấp nghề; Đến năm 2020 đạt khoảng 15% lao động có trình độ cao đẳng nghề, 30% laođộng có trình độ trung cấp nghề"
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của Khánh Hòa giai đoạn vừa qua đã có sự phát triểnkhá nhanh Nếu như năm 2010, toàn tỉnh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 25,57%,đến năm 2011 đã tăng lên 48,73% và năm 2014 đạt 56,47% Rõ ràng các chính sách củaTrung ương và địa phương như: Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa,đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã tạo “cú huých” để địa phương có thể thúc đẩynhanh quá trình đào tạo nghề, phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế - xã hội của địaphương
Đến cuối năm 2015, tổng số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 602.222 người.Trong đó lao động chưa qua đào tạo là 227.651 người, chiếm 37,80%; công nhân kỹ thuậtchưa có bằng là 246.029, chiếm 40,85%; đào tạo dưới 3 tháng là 6.741 người, chiếm 1,12%;
sơ cấp nghề 18.525 người, chiếm 3,08%; có bằng nghề dài hạn là 4.231 người, chiếm0,70%; có trình độ trung cấp là 29.589 người, chiếm 4,91%; trình độ cao đẳng 24.604người, chiếm 4,09%; trình độ đại học 43.429 người, chiếm 7,21%; sau đại học là 1.423người, chiếm 0,24%.Tỉ lệ trên chưa đạt so với mục tiêu đề ra của Nghị quyết 06/NQ-HĐNDcủa HĐND tỉnh
Nguyên nhân không đạt: Công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp chưa thật sự gắnvới nhu cầu của xã hội, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượngtrí thức và tay nghề cao; nhận thức của người dân đối với học nghề tuy có chuyển biếnnhưng chưa cao, tâm lý của phụ huynh và học sinh còn “coi trọng” học đại học; công tácphân luồng học sinh tốt nghiệp THCS và THPT tham gia học nghề chưa thống nhất nên việctuyển sinh học nghề hết sức khó khăn; người lao động có tâm lý làm việc lao động phổthông có thu nhập ngay mà không tốn nhiều thời gian đi học nghề
II Hiện trạng nhân lực của tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2011-2015
Trước nhiều khó khăn, thách thức do tác động tiêu cực của các biến động về kinh tế,chính trị, xã hội trên thế giới và khu vực, giai đoạn 2011-2015 tỉnh Khánh Hòa đã thực hiệnnhiều giải pháp đồng bộ nhằm bảo đảm duy trì sự ổn định của nền kinh tế - xã hội, đẩy
Trang 22mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao Kết quả thực hiện Đề ánphát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 đánh giá theo 4 nhóm như sau:
2.1 Nhân lực Đảng, đoàn thể
2.1.1 Về số lượng
Hiện nay, tổng số các cơ quan đảng, mặt trận, đoàn thể tỉnh có biên chế thuộc Tỉnh
ủy quản lý là 25 đơn vị, bao gồm:
- Khối các cơ quan Đảng cấp tỉnh có 09 đơn vị gồm: Văn phòng Tỉnh ủy, Ban Tổ chứcTỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy banKiểm tra Tỉnh ủy, Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, Trường Chính trị tỉnh và BáoKhánh Hòa
- Khối Mặt trận và các đoàn thể tỉnh có 06 đơn vị gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn và Hội Cựuchiến binh
- Các huyện, thị, thành ủy và tương đương có 10 đơn vị gồm: Thành ủy Nha Trang,Thành ủy Cam Ranh, Thị ủy Ninh Hòa, Huyện ủy Diên Khánh, Huyện ủy Vạn Ninh, Huyện
ủy Khánh Sơn, Huyện ủy Khánh Vĩnh, Huyện ủy Cam Lâm, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh
và Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh
Biên chế khối Đảng, đoàn thể hiện nay có 1.039 người, trong đó:
- Khối Đảng, Đoàn thể tỉnh và 02 Đảng ủy khối: 442 người
- Khối huyện, thị, thành ủy: 597 người
2.1.2 Về chất lượng
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thể đang dần được trẻ hóa, chất lượngđược nâng lên rõ rệt cả về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý hành chính nhà nước.Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,việc bồi dưỡng cập nhật kiến thức trên một số lĩnh vực khác cũng luôn được quan tâm thực hiện;Hàng năm các cơ quan, đơn vị đều cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia các lớp bồi dưỡng vàtập huấn do Trung ương và tỉnh tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứngvới yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới
Đến 31/12/2015, tổng số biên chế cán bộ công chức, viên chức khối Đảng, đoàn thểđược giao là 1.039 người, nhưng thực tế biên chế hiện có 870 người, hợp đồng lao động là
105 người, cơ cấu như sau:
- Về ngạch cán bộ, công chức, viên chức:
+ Chuyên viên cao cấp và tương đương: 12 người, chiếm 1,23%
Trang 23+ Chuyên viên chính và tương đương: 148 người, chiếm 15,18%.
+ Chuyên viên và tương đương: 626 người, chiếm 64,21%
+ Cán sự và tương đương: 84 người, chiếm 8,62%
+ Còn lại: 105 người, chiếm 10,77%
- Về trình độ chuyên môn:
+ Trên Đại học: 38 người, chiếm 3,89%
+ Đại học: 778 người, chiếm 79,79%
+ Cao đẳng: 48 người, chiếm 4,92%
+ Trung cấp: 78 người, chiếm 8,00%
+ Còn lại: 33 người, chiếm 3,38%
- Về trình độ lý luận chính trị:
+ Cao cấp, cử nhân: 369 người, chiếm 37,85%
+ Trung cấp: 294 người, chiếm 30,15%
+ Sơ cấp: 105 người, chiếm 10,77%
+ Còn lại: 207 người, chiếm 21,23%
- Về Kiến thức quản lý nhà nước:
+ Chuyên viên cao cấp: 22 người, chiếm 2,26%
+ Chuyên viên chính: 268 người, chiếm 27,49%
+ Chuyên viên: 301 người, chiếm 30,87%
+ Còn lại: 384 người, chiếm 39,38%
- Về độ tuổi:
+ Dưới 30 tuổi: 157 người, chiếm 16,10%
+ Từ 30 đến 40 tuổi: 362 người, chiếm 37,13%
+ Từ 41 đến 50 tuổi: 193 người, chiếm 19,79%
+ Trên 50 tuổi: 263 người, chiếm 26,97%
2.2 Nhân lực Khối hành chính – sự nghiệp
2.1.1 Về số lượng
Hệ thống bộ máy hành chính tỉnh Khánh Hòa có 21 sở, ban ngành là cơ quan chuyênmôn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, 09 Ủy ban nhân dân cấp huyện, gần 778 đơn vị sự nghiệp
Trang 24công lập bao gồm các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh, thuộc sở và thuộc huyện (trong
đó sự nghiệp giáo dục là 541 đơn vị: 192 trường mầm non; 186 tiểu học, 117 THCS, 30THPT (4 tư thục), 3 trường PT Dân tộc nội trú huyện, 8 trung tâm GDTX-HN, 2 trung tâmGDTX-HN tỉnh, 3 TCCN; 175 đơn vị sự nghiệp y tế; 15 đơn vị sự nghiệp văn hóa - thể thao
và du lịch và 80 đơn vị sự nghiệp khác) Tính đến 31/12/2015 toàn tỉnh có 1.325 công chứccấp tỉnh, 1.330 cấp huyện; 2.727 công chức cấp xã (tổng cộng 5.382 công chức) và có25.701 viên chức hiện đang công tác và làm việc ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực trêntoàn tỉnh
2.1.2 Về chất lượng
Đến 31/12/2015, tổng số biên chế cán bộ công chức khối Hành chính là 5.121 người,
cơ cấu như sau:
- Về ngạch cán bộ, công chức:
+ Chuyên viên cao cấp và tương đương: 24 người, chiếm 0,47%
+ Chuyên viên chính và tương đương: 256 người, chiếm 5%
+ Chuyên viên và tương đương: 2.903 người, chiếm 56,69%
+ Cán sự và tương đương: 1.043 người, chiếm 20,37%
+ Còn lại: 895 người, chiếm 17,48%
- Về trình độ chuyên môn:
+ Tiến sĩ: 31 người chiếm 0,61%
+ Thạc sĩ: 189 người chiếm 3,69%
+ Đại học: 2.977 người chiếm 58,13%
+ Cao đẳng: 879 người chiếm 17,16%
+ Trung cấp: 778 người chiếm 15,19%
+ Còn lại: 267 người chiếm 5,21%
- Về trình độ lý luận chính trị:
+ Cử nhân: 52 người chiếm 1,02%
+ Cao cấp: 431 người chiếm 8,42%
+ Trung cấp: 1080 người chiếm 21,29%
+ Sơ cấp: 536 người chiếm 10,47%
+ Còn lại: 3022 người chiếm 59,01%
- Về Kiến thức quản lý nhà nước:
Trang 25+ Chuyên viên cao cấp: 53 người chiếm 1,03%
+ Chuyên viên chính: 461 người chiếm 9%
+ Chuyên viên: 1.319 người chiếm 25,76%
+ Còn lại: 3.288 người chiếm 64,21%
- Về độ tuổi:
+ Dưới 30 tuổi: 907 người chiếm 17,71%
+ Từ 30 đến 40 tuổi: 1.716 người chiếm 33,51%
+ Từ 41 đến 50 tuổi: 1.429 người chiếm 27,90%
+ Trên 50 tuổi: 1.069 người chiếm 20,87%
Đến 31/12/2015, tổng số biên chế cán bộ công chức khối Sự nghiệp là 25.701 người,
cơ cấu như sau:
+ Đại học: 13.411 người, chiếm 52,18%
+ Cao đẳng: 6.138 người, chiếm 23,88%
+ Trung cấp: 3.732 người, chiếm 14,52%
+ Còn lại: 1.562 người, chiếm 6,08%
- Về trình độ lý luận chính trị:
+ Cử nhân: 17 người, chiếm 0,07%
+ Cao cấp: 233 người, chiếm 0,91%
+ Trung cấp: 1.338 người, chiếm 5,21%
+ Sơ cấp: 1.069 người, chiếm 4,16%
Trang 26+ Còn lại: 23.044 người, chiếm 89,66%.
- Về Kiến thức quản lý nhà nước:
+ Chuyên viên cao cấp: 2 người chiếm 0,01%
+ Chuyên viên chính: 71 người chiếm 0,28%
+ Chuyên viên: 1.863 người chiếm 7,25%
+ Còn lại: 23.765 người chiếm 92,47%
- Về độ tuổi:
+ Dưới 30 tuổi: 6.548 người chiếm 25,48%
+ Từ 30 đến 40 tuổi: 9.903 người chiếm 38,53%
+ Từ 41 đến 50 tuổi: 6.402 người chiếm 24,91%
+ Trên 50 tuổi: 2.848 người chiếm 11,08%
Từ kết quả trên, giai đoạn 2016-2020 Sở Nội vụ cần đảm bảo tỷ lệ tăng khoảng 10% công chức toàn tỉnh đạt trình độ Đại học và tăng khoảng 20-25% viên chức đạt trình độĐại học và bồi dưỡng nâng cao trình độ sau đại học cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, đáp ứngnhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước
8-2.3 Nhân lực khối sản xuất - kinh doanh
Tính đến cuối năm 2015 lực lượng lao động có việc làm phân theo cơ cấu ngànhnghề trên toàn tỉnh là 602.222 người, trong đó Nha Trang với 178.848 người, chiếm tỷ lệ29,69%; Cam Ranh với 63.265 người, chiếm tỷ lệ 10,50%; Cam Lâm với 58.136 người,chiếm tỷ lệ 9,65%; Ninh Hòa với 127.235 người, chiếm tỷ lệ 21,13%; Vạn Ninh với 68.813người, chiếm tỷ lệ 11.42%; Khánh Vĩnh với 19.096 người, chiếm tỷ lệ 3,17%; Diên Khánhvới 74.920 người, chiếm tỷ lệ 12,44%; Khánh Sơn với 11.909 người, chiếm tỷ lệ 1.97%
Biểu đồ 1: Phân bố nguồn nhân lực các nhóm ngành 2015
Trang 27Nguồn: nhóm nghiên cứu 2.3.1 Nhóm ngành Nông – Lâm – Thủy sản
- Về số lượng: Đến cuối năm 2015 toàn ngành nông, lâm và thủy sản có 240.751 người, tập
trung chủ yếu ở Ninh Hòa (27,17%), Vạn Ninh (16,19%) và Cam Ranh (13,62%) Đặc biệt, ởKhánh Sơn, lực lượng này chiếm tỷ lệ thấp, 4,36% so với toàn tỉnh
- Về chất lượng:
Đến năm 2015, tỉnh Khánh Hòa đào tạo nghề được 17.477 lao động, trong đó đào tạonghề, bao gồm đào tạo nghề nông nghiệp 6.335, đào tạo nghề phi nông nghiệp 7.872, đàotạo và cấp chứng chỉ nghề thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máytàu cá 3.270 lao động
Biểu đồ 2: Nhân lực ngành Nông – Lâm – Thủy sản phân theo trình độ
toàn tỉnh năm 2015
Nguồn: nhóm nghiên cứu
Tổng nguồn nhân lực ngành Nông – Lâm – Thủy sản đã qua đào tạo (trình độ từtrung cấp trở lên) toàn tỉnh năm 2015 là 32,730 lao động chiếm 10.95% , trong đó:
- Nông nghiệp: 14.827 lao động
+ Trình độ trung cấp: 8.155 lao động, chiếm tỷ lệ 55%
+ Cao đẳng: 5.189 lao động, chiếm tỷ lệ 35%
+ Đại học: 1.409 lao động, chiếm tỷ lệ 9,5%
+ Sau đại học: 74 lao động, chiếm tỷ lệ 0,5%
- Lâm nghiệp: 503 lao động
+ Trình độ trung cấp: 276 lao động, chiếm tỷ lệ 54,9%
+ Cao đẳng: 176 lao động, chiếm tỷ lệ 35%
+ Đại học: 48 lao động, chiếm tỷ lệ 9,5%
+ Sau đại học: 3 lao động, chiếm tỷ lệ 0,6%
- Thủy sản: 17.400 lao động
Trang 28+ Trình độ trung cấp: 9.570 lao động, chiếm tỷ lệ 55%
+ Cao đẳng: 6.090lao động, chiếm tỷ lệ 35%
+ Đại học: 1.653 lao động, chiếm tỷ lệ 9,5%
+ Sau đại học: 87 lao động,,chiếm tỷ lệ 0,5%
Bảng 1: Khả năng đào tạo ngành Nông – Lâm – Thủy sản trên địa bàn
tỉnh Khánh Hòa năm 2015
Nguồn: nhóm nghiên cứu
Năng lực đào tạo của các trường đại học trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (chủ yếu là Đạihọc Nha Trang) hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ từ caođẳng đến sau đại học đối với các ngành nghề như: Khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản,chế biến thủy sản, kinh tế thủy sản và cơ khí thủy sản cho khối ngành nông lâm thủy sản.Tuy nhiên, trong những năm gần đây,dù nhu cầu xã hội đối với các ngành này vẫn caonhưng sinh viên theo học các ngành trên liên tục có xu thế sụt giảm
Một số ngành nghề như: Trồng trọt, Chăn nuôi và Lâm nghiệp không có trường đạihọc nào trên địa bàn tỉnh đào tạo Nhưng năng lực đào tạo các ngành này trong các trường
ĐH khác của cả nước như ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐH Tây Nguyên, ĐH Đà Nẵng, ĐHHuế, là rất lớn và hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội
Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 51 cơ sở đào tạo nghề, 10 trung tâm dạy nghề có thểđảm bảo tổ chức dạy nghề theo nhu cầu của nông dân
2.3.2 Nhóm ngành Công nghiệp – Xây dựng
- Về số lượng
Bảng 2.Tổng số lao động chia theo ngành nghề kinh tế
Đại học Nha Trang 26 Đại học Nha Trang 50
Đại học Nha Trang 3 Đại học Nha Trang 100
Đại học Nha Trang 30 Đại học Nha Trang 50
Đại học Nha Trang 113 1 Công nghệ thực phẩm
Đại học Nha Trang 80
Trang 29Tổng số 122.172
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí 4.938
So với năm 2012 nguồn nhân lực của khối ngành này tăng không đáng kể
- Về chất lượng
Dựa vào số liệu điều tra thực tế của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực côngnghiệp, nhóm điều tra đã cho ra kết quả mang tính tương đối về chất lượng nguồn nhân lựcngành công nghiệp như sau:
Bảng 3 Thống kê trình độ nguồn nhân lực hiện có trong các doanh nghiệp
Nguồn: nhóm nghiên cứu
Số lượng nhân lực trình độ cao như cán bộ quản lý và nhân viên kỹ thuật có trình độĐại học và sau đại học chiếm tỷ lệ trên 27,7% trong đó phải kể đến số nhân viên kỹ thuật tốtnghiệp Đại học tại các trường chuyên đào tạo nghề đặc thù của ngành công nghiệp như các
Trang 30Đại học: Bách khoa, Xây dựng, Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông… Hiện tại, sốnhân lực lao động chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nhóm ngành công nghiệp và xây dựng làcông nhân kỹ thuật và công nhân lao động phổ thông nói chung
Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2015 tăng 10,5%
so với cùng kỳ năm 2014, tuy nhiên xu hướng tuyển dụng tập trung vào đối tượng lao độngđã qua đào tạo nghề và tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành cơ khí – luyện kim –ô tôchiếm 6%, điện công nghiệp - điện tử - điện lạnh chiếm 4.7% và một số ít thuộc nhóm kỹthuật xây dựng và cơ khí tự động
- Thực tế và khả năng đào tạo của mạng lưới dạy nghề tỉnh Khánh Hòa
Tính đến 31/12/2015, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 49 cơ sở dạy nghề, trong đó:+ 03 trường cao đẳng nghề (02 công lập và 01 ngoài công lập)
+ 07 trường trung cấp nghề (06 trường thuộc Sở Lao động –TBXH, 01 trường ngoàicông lập)
+ 07 trung tâm dạy nghề (02 trung tâm dạy nghề công lập, 05 trung tâm dạy nghềngoài công lập)
+ 32 cơ sở khác có tham gia hoạt động dạy nghề
Tổng số tuyển sinh đào tạo nghề năm 2015 là 24.585 người, trong đó các trường ngoàicông lập đào tạo 13.065 người, chiếm 53,1% trong tổng số; các cơ sở dạy nghề ngoài cônglập đào tạo 11.520 người, chiếm tỉ lệ 46,9%
Số lượng tuyển sinh theo loại hình cơ sở đào tạo năm 2015 như sau:
Các trường cao đẳng nghề đã tuyển sinh đào tạo cho 3.446 người, chiếm 14,2% tổng
số tuyển sinh toàn tỉnh (chủ yếu ở hai trường Cao đẳng nghề công lập là Cao đẳng nghề NhaTrang và Cao đẳng nghề du lịch Nha Trang) hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề
Các trường trung cấp nghề đã tuyển sinh đào tạo cho 5.689 người, chiếm 23,14% tổng
số tuyển sinh toàn tỉnh hệ trung cấp nghề
Các trung tâm dạy nghề và trung tâm giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh đào tạo 4.757người chiếm 19,35% tổng số tuyển sinh trên địa bàn tỉnh với hệ đào tạo chủ yếu là sơ cấpnghề
Các cơ sở đào tạo nghề khác (bao gồm các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấpchuyên nghiệp, các doanh nghiệp đăng ký hoạt động dạy nghề…) tham gia đào tạo nghề vớimột số lượng đáng kể là 10.693 người, chiếm 43,5% tổng số tuyển sinh đào tạo, toàn bộ trong
đó là đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng
Trang 31Bên cạnh đó, các trường trung cấp chuyên đào tạo nghề trong tỉnh cũng đã và đang nỗlực đào tạo số lượng lớn công nhân có trình độ trung cấp và sơ cấp thuộc các nhóm ngànhphục vụ trực tiếp cho công nghiệp theo nhu cầu xã hội hiện nay như điện lạnh, điện côngnghiệp, điện dân dụng, kỹ thuật chế tạo, sửa chữa, vận hành máy móc và một số nghề nhưhàn, tiện, may và mây tre lá cũng đang là lựa chọn của nhiều sinh viên Đây là nhóm ngành
mà các doanh nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp và các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã vàđang cần tuyển dụng với nhu cầu lên đến hơn 5.000 sinh viên
Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực này chưa đáp ứng yêu cầu, một phần do chấtlượng đào tạo, nhiều doanh nghiệp phải tiến hành đào tạo lại trước khi bố trí việc làm chongười lao động; cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của thị trường lao
động Bên cạnh đó, theo tỷ lệ mẫu quốc tế mỗi tỉnh phải có 01 Trường Cao đẳng – Đại học – 04 Trường Trung cấp chuyên nghiệp – 10 Trường Công nhân kỹ thuật (theo quỹ dân số
Liên hợp quốc) So với tỷ lệ mẫu quốc tế quy định thì tỉnh Khánh Hoà đang duy trì một cơ
cấu đào tạo bất hợp lý Theo số liệu thống kê tỷ lệ đào tạo hiện nay của tỉnh là: 01 Trường Cao đẳng – Đại học – 0,55 Trường Trung cấp chuyên nghiệp – 0,24 Trường Công nhân kỹ thuật Điều này chứng tỏ chúng ta không chú trọng đào tạo nghề (tỷ lệ công nhân kỹ thuật
quá thấp), chênh lệch với mức chuẩn quốc tế quá lớn
2.3.3 Ngành thương mại, dịch vụ và du lịch
- Về số lượng:
Nguồn nhân lực thương mại, dịch vụ và du lịch được phân chia thành 2 loại: lao độngtrực tiếp và lao động gián tiếp Tuy nhiên, nghiên cứu này chú trọng vào khảo sát và phântích nguồn nhân lực trực tiếp ngành Du lịch tỉnh Khánh Hòa
Đến năm 2015 nhân lực ngành thương mại, dịch vụ và du lịch là 239.299 người.Trong đó, nhân lực ngành Du lịch Khánh Hòa khoảng hơn 61.000 người chiếm 25,49%,trong đó có nhân lực trực tiếp là 20.000 người Hiện nay, tổng số phòng đạt 23.440 phòng,
về số lao động bình quân/1 phòng lưu trú ở Khánh Hòa đạt 0,85 lao động/1 phòng kháchsạn
Tổng số ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) trên địa bàn tỉnh là 27 ngân hàng.Tổng số lao động của Ngân hàng TMCP khoảng 35 nhân viên/ngân hàng Trong khi đó nhânlực lao động của NHNN chiếm tỉ lệ cao hơn (Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn chi nhánh Ninh Hoà 54 người; Ngân hàng Vietcombank 110 người)
Cơ cấu lao động phân theo giới tính cũng khá cân bằng (185 nam, chiếm 43%; 249
nữ, chiếm 57%) Trong cơ cấu này nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam do đặc thù của ngành ngânhàng đòi hỏi tính cẩn thận, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc khách hàng
- Về chất lượng
Trang 32Có sự tương quan giữa chất lượng đội ngũ nhân lực và hiệu quả của các dịnh vụ dulịch Chất lượng nhân lực được thể hiện ở các mặt, trình độ học vấn, kỹ năng chuyên môn,
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ Vì vậy việc phân tích thực trạng chấtlượng nguồn nhân lực ngành Du lịch tập trung vào các tiêu chí về trình độ văn hóa, trình độđào tạo, kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và trình độ giao tiếp, ngoại ngữ
Nhân lực có trình độ đào tạo ở bậc đại học chiếm tỉ lệ rất thấp chỉ từ 7-11% ở mỗi vịtrí, đa số nhân lực có trình độ đào tạo sơ cấp, trung cấp và cao đẳng, là lực lượng lao độngtrực tiếp phục vụ khách, cung cấp sản phẩm du lịch Đối với những vị trí quản lý như quản
lý lễ tân, quản lý dịch vụ ăn uống số nhân lực có trình độ đại học và trên đại học về du lịchnhư trên là thấp so với nhu cầu phát triển, đặc biệt trong thời điểm tỉ lệ đầu tư của các tậpđoàn du lịch quốc tế vào tỉnh Khánh Hòa ngày càng tăng
Theo lĩnh vực hoạt động, nhân lực là hướng dẫn viên du lịch hầu hết đều tốt nghiệpđại học,chiếm khoảng 88.9% tổng số hướng dẫn viên; tỷ lệ này trong marketing du lịch vàgiám đốc xây dựng sản phẩm là 100%
Bên cạnh đó, theo đánh giá của những nhà tuyển dụng trong khối doanh nghiệp kinhdoanh du lịch, có tới 92,3% lao động khi tuyển dụng có trình độ ngoại ngữ không đạt yêucầu đặt ra của doanh nghiệp Một số khác thì lại thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế, tỉ lệnày chiếm 84,6%
Biểu đồ 3: Trình độ đào tạo của lao động ngành Tài chính-Ngân hàng
Nguồn: nhóm nghiên cứu
Hiện trạng nguồn nhân lực tại hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, cụ thể như sau:
Trang 33- Nguồn lực tại Khánh Sơn tập trung cho các nhóm ngành nghề Công nghệ kỹ thuậtkiến trúc và công trình xây dựng (số liệu tuyển dụng tương đối lớn, khoảng 110 người/năm),Khách sạn, nhà hàng; Kinh doanh; Công nghệ thông tin; kế toán, kiểm toán…
- Theo định hướng phát triển kinh tế của địa phương cần cung cấp lao động có trình độ
kỹ thuật theo nhu cầu xã hội hằng năm cần tuyển 55 lao động có trình độ cao đẳng nghề và
70 lao động có trình độ trung cấp nghề Do đó,các cơ sở dạy nghề cần mở thêm các ngànhnghề: lâm sinh, chăn nuôi thú y, trồng cây công nghiệp, cơ khí hàn, nghiệp vụ nhà hàng -khách sạn, hướng dẫn du lịch, nghiệp vụ lễ tân, kỹ thuật chế biến món ăn
- Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Khánh Sơn là cơ sở dạy nghề công lập trựcthuộc Sở Lao động-TB&XH, trường mới được nâng cấp từ Trung tâm dạy nghề Khánh Sơnvào năm 2015, quy mô tuyển sinh đào tạo của nhà trường là 100 học sinh hệ trung cấp nghề
và 500 học viên hệ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn, hiện nhà trường đang triển khai đàotạo 07 nghề gồm: Kỹ thuật xây dựng, may thời trang, công nghệ thông tin, nông lâm nghiệp,
kỹ thuật thú y, trồng cây công nghiệp
• Huyện Khánh Vĩnh
- Lực lượng lao động tính đến cuối năm 2015 là 19.123 người, trong đó tỷ lệ lao độngqua đào tạo là 4.528 người, chiếm 23,68% Trong đó lao động có trình độ từ trung cấpchuyên nghiệp trở lên 1.440 người, chiếm 7,53%, qua đào tạo nghề 3.088 người, chiếm16,15%
- Khả năng đào tạo nguồn lực tại chỗ cho nhóm ngành nghề Du lịch – Khách sạn từtrung cấp nghề trở lên khoảng 60 người mỗi năm
- Huyện đã liên kết với các Trường Trung cấp nghề Ninh Hòa, Trung cấp nghề CamLâm tuyển sinh đào tạo các lớp hệ trung cấp tại Trung tâm dạy nghề Khánh Vĩnh với cácngành nghề: May thời trang, Thú y, Công nghệ thông tin, nấu ăn, thủ công mỹ nghệ Vớimục tiêu đào tạo nghề trình độ trung cấp cho lao động trên địa bàn huyện, trong đó phần lớn
là đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số, sau khi đào tạo sẽ giới thiệu, tạo việc làm cho họcsinh tại doanh nghiệp trên địa bàn huyện và các địa phương lân cận
- Trung tâm dạy nghề Khánh Vĩnh: Hiện nay, trung tâm chỉ đủ đáp ứng nhu cầu đàotạo và tuyển dụng lao động của doanh nghiệp trên địa bàn và các nhu cầu lao động khác ởtrình độ đào tạo ngắn hạn
Nhìn chung, công tác đào nhân lực ở hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh còn gặpnhiều khó khăn và hạn chế Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo của hai huyện chỉ đạt35,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề xấp xỉ đạt 27%, con số này là khá thấp so với mặtbằng chung của tỉnh (tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnhđến năm 2015 lần lượt là 62% và 48%); trong đó, lao động có trình độ trung cấp và cao
Trang 34đẳng chiếm khoảng 19,5% tổng số lao động đã qua đào tạo (tỷ lệ lao động có trình độ trungcấp và cao đẳng của tỉnh đạt khoảng 14,5% trên tổng số lao động qua đào tạo)
2.4 Khối đào tạo nhân lực
2.4.1 Quy mô đào tạo về số lượng và chất lượng
Tính đến 1/6/2016 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 7 trường Đại học, 8 trường Caođẳng ( 3 cao đẳng nghề), 11 trường trung cấp (7 trung cấp nghề), 7 trung tâm dạy nghề và
34 cơ sở dạy nghề khác
- Trình độ sau đại học và tương đương: Quy mô đào tạo sau đại học khoảng 500 họcviên, bình quân học viên tốt nghiệp 150 học viên/năm, gồm các ngành: Nuôi trồng thuỷ sản,Khai thác thủy sản, Công nghệ chế biến thủy sản, Quản trị kinh doanh, Công nghệ thựcphẩm, Kỹ thuật cơ khí động lực, Kỹ thuật cơ khí, Kinh tế nông nghiệp…
- Trình độ đại học và tương đương: Quy mô đào tạo của các trường Đại học hơn13.000 sinh viên hệ chính quy Số sinh viên tốt nghiệp bình quân khoảng 3000 sinhviên/năm
- Trình độ cao đẳng và tương đương:
+ Quy mô đào tạo của các trường cao đẳng khoảng 8.000 sinh viên hệ chính quy Sốsinh viên tốt nghiệp bình quân khoảng 2.500 sinh viên/năm, gồm các ngành: Sư phạm (mầmnon, tiểu học, THCS), Nghiệp vụ văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch, Điều dưỡng, Kỹ thuật hìnhảnh, Dược
+ Quy mô đào tạo của các trường cao đẳng nghề khoảng hơn 6,698 người Bình quânhọc viên tốt nghiệp khoảng 2000 HV/năm, gồm các ngành: như may công nghiệp, tin họcvăn phòng, điện dân dụng, xây dựng, cơ khí
- Trình độ trung cấp và tương đương:
+ Quy mô đào tạo của các trường trung cấp và hệ trung cấp trong các trường Caođẳng khoảng 4.500 sinh viên hệ chính quy Số sinh viên tốt nghiệp bình quân khoảng 1.200sinh viên/năm, gồm các ngành: Kế toán, Tin học, Nghiệp vụ văn hóa, Nghệ thuật, Y sĩ, Điềudưỡng, Dược sĩ
+ Quy mô đào tạo trung cấp nghề cho 13,151 người bao gồm các nghề: Dịch vụ nhàhàng, Quản trị khách sạn, Điều hành du lịch, Công nghệ thông tin, Công nghệ ô tô, Cắt gọtkim loại, Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật máy lạnh-điều hòa không khí, May thiết kế thờitrang, Kế toán doanh nghiệp, Cơ điện tử, Điện tử công nghiệp, Sửa chữa lắp ráp máy tính,Tin học ứng dụng, Tin học quản lý, Hàn, Chế biến thực phẩm, Kỹ thuật xây dựng, Thiết kế
đồ họa, Vận hành nhà máy điện…; Đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên cho101,821 người bao gồm các nghề: Cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, sửa chữa máy nổ, may,
Trang 35công nghệ thông tin, lái xe, lái tàu thủy, du lịch, nữ công gia chánh, cơ khí nông thôn, trồngtrọt, chăn nuôi, thú y, nghiệp vụ kinh tế, kế toán, thư ký văn phòng, điều dưỡng và chăm sócsức khỏe, y tá, dược sỹ, xoa bóp day ấn huyệt…
- Tổng số nhân lực đào tạo hằng năm là 30.325 người, trong đó:
+ Nhóm ngành công nghiệp-xây dựng: 8.522 người/năm, chiếm 28%
+ Nhóm ngành nông-lâm-thủy sản:10.652 người/năm, chiếm 35%
+ Nhóm ngành dịch vụ-du lịch: 11.261 người/năm, chiếm 37%
+ Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành giáo dục
Ngành giáo dục Khánh Hòa có thuận lợi rất cơ bản là ngay trên địa bàn Nha Trang có
01 Trường Đại học (Đại học Khánh Hòa), 01 trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP Trung ươngNha Trang) đủ sức cung cấp lực lượng giáo viên mầm non, tiểu học, THCS với đầy đủ cácchuyên ngành đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo Đối với cấp THPT, mỗinăm có khoảng 100 sinh viên theo học các trường ĐHSP ở các trường khu vực miền Trung
và miền Nam (ĐHSP Quy Nhơn, ĐHSP TP.Hồ Chí Minh và ĐHSP Huế) và còn có một lựclượng khá đông đảo sinh viên tốt nghiệp các khoa tự nhiên và xã hội của các trường đại học,được bồi dưỡng chương trình nghiệp vụ sư phạm; ngoài ra, lượng sinh viên tốt nghiệpĐHSP các tỉnh từ Phú Yên trở ra phía Bắc hàng năm đều tham gia tuyển dụng giáo viênTHPT ở tỉnh ta rất lớn cho nên cung luôn lớn hơn cầu (mỗi năm đều cao gấp 4-5 lần)
Nhìn chung, cơ cấu ngành nghề đào tạo tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn chưa đadạng, chưa phù hợp với nhu cầu nhân lực của tỉnh và khu vực Chủ yếu tập trung ở cácngành sư phạm, nghiệp vụ văn hóa, nghệ thuật, y tế, kinh tế, dịch vụ, công nghệ thông tin
2.4.2 Đội ngũ đào tạo
- Tổng số nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ĐH, CĐ, TCCN tỉnh Khánh Hòa đếnnăm 2015 như sau: ĐH có 1195 người, CĐ có 641 người, TCCN có 140 người Trong đó cókhoảng 130 Tiến sỹ và gần 500 Thạc sỹ Riêng Đại học Khánh Hòa có đội ngũ giảng viêndày dạn kinh nghiệm trong các lĩnh vực sở trường trên với 26 Tiến sĩ chiếm tỉ lệ 10,8%, 190Thạc sĩ chiếm 63,3% (30 NCS trong và ngoài nước) Bên cạnh đó,tỉnh Khánh Hòa còn cótrường Đại học Nha Trang cũng cung ứng một phần lớn nguồn nhân lực cho tỉnh trong cáclĩnh vực như: Quản trị Kinh doanh, Kế toán- Tài chính, Công nghệ Thông tin, Công nghệ kỹthuật nhiệt…
- Đội ngũ giảng viên và giáo viên các cơ sở đào tạo TCCN, CĐ, ĐH trong tỉnh có tốc
độ phát triển nhanh về số lượng và cơ cấu chất lượng, nhưng nhiều ngành nghề ở một sốtrường không đủ giảng viên nên phải mời giảng viên kiêm chức tham gia giảng dạy Trong
đó, tổng số giáo viên dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh tính đến 1/6/2016 là
Trang 36785 người; trong đó, giáo viên dạy nghề tại các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề vàcác Trung tâm dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh là 314 người.
- Nhìn chung, đội ngũ giảng viên cơ hữu cùng với số giảng viên thỉnh giảng cộng tácgiảng dạy thường xuyên tại các cơ sở đào tạo đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng theo yêu cầu
tỷ lệ quy đổi SV/GV của Bộ GD&ĐT (không quá 15 SV/GV đối với ngành kỹ thuật, 30SV/GV đối với ngành kế toán – tài chính và 10 SV/GV đối với ngành y dược)
- Các cơ sở đào tạo chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ như cử
đi học nâng cao trình độ; tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên về sử dụng công nghệthông tin trong dạy học; cử giáo viên tham gia các đợt tập huấn, bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT
tổ chức; thường xuyên có những trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chuyên môn,…Những trường do các bộ, ngành trung ương quản lý có điều kiện thuận lợi hơn để thực hiệnnhiều biện pháp khuyến khích, hỗ trợ về tài chính nhằm đãi ngộ, thu hút giảng viên có trình
độ thạc sĩ, tiến sĩ
Trang 37- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân hàng năm 7,5 - 8,0%.
- GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.200 USD/năm (tương đương 70 triệuVNĐ)
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - du lịch, công nghiệp - xây dựng vànông, lâm, thủy sản
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 đạt trên 2.000 triệu USD; xuất khẩu tăngbình quân hàng năm trên 10%
- Thu ngân sách nhà nước năm 2020 gấp 1,5 - 1,7 lần so với năm 2015
Tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GRDP bình quân hàng năm đạt 50 60%
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm 2016 2020 đạt trên 215 nghìn tỷ đồng,tốc độ tăng bình quân hàng năm trên 15%
• Về xã hội:
Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân từ 1,5 2,0%/năm theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 2020
Số người lao động có việc làm tăng thêm bình quân mỗi năm là 9.000 người
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt khoảng 80%, trong đó tỷ lệ lao động quađào tạo nghề đạt khoảng 60%
- Đạt 08 bác sĩ và 32 giường bệnh công lập trên 10.000 dân (không kể giường y tế xã)
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi) dưới 9%
- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đến năm 2020 đạt trên 80%
- Tỷ lệ dân số đô thị năm 2020 đạt 60%
- 55% số xã đạt chuẩn nông thôn mới (tương ứng 53/94 xã); 90% số xã còn lại đạt 10tiêu chí nông thôn mới trở lên (tương ứng 37/41 xã)
Trang 38• Về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững:
- Tỷ lệ che phủ rừng năm 2020 đạt từ 47,5% trở lên
- Tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh năm 2020 đạt trên 95%
- Phấn đấu 90% số cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường
1.2 Nhiệm vụ phát triển Kinh tế – Xã hội của tỉnh
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo để nâng caonăng suất lao động, thúc đẩy nghiên cứu và triển khai (R&D), nhập khẩu công nghệ mới;thực hiện phương thức quản lý, quản trị hiện đại; phát huy tiềm năng con người và khuyếnkhích tinh thần sản xuất kinh doanh của mọi người để chủ động khai thác triệt để lợi thếcạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, tăng nhanh giá trị quốc gia và tham gia có hiệu quả vàochuỗi giá trị toàn cầu
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nền kinh tế và cácngành, các lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tập trung vào các lĩnh vực quantrọng Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, huyđộng, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
- Xác định hệ tiêu chí nước công nghiệpphát triểntheo hướng hiện đại Chú trọng nhữngtiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế (GDP bình quân đầu người, tỉ trọnggiá trị gia tăng công nghiệp chế tạo ); những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về mặtxã hội (chỉ số phát triển con người, tuổi thọ bình quân, chỉ số bất bình đẳng trong phânphối thu nhập ); và những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về môi trường (tỉ lệ dân số
sử dụng nước sạch, độ che phủ rừng )
- Xây dựng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý, phát huy lợi thế so sánh, cónăng suất lao động và năng lực cạnh tranh cao, tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất vàchuỗi giá trị toàn cầu; có văn minh công nghiệp chiếm ưu thế trong sản xuất và đời sốngxã hội; phát triển nhanh và bền vững phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn
2 Những nhân tố tác động đến dự báo nhân lực tỉnh Khánh Hòa
2.1 Thời cơ và thách thức
2.1.1 Thời cơ
Khánh Hòa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Nam Trung Bộ, có hệ thống giao thôngthuận lợi Tại vùng kinh tế trọng điểm có nhiều ngành công nghiệp mũinhọn với công nghệhiện đại; nhiều cơ sở tài chính, thương mại, du lịch và cơ sở đào tạo lớn, là nơitập trung
Trang 39phần lớn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển kinh
tế – xã hội của tỉnh
Kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa thời gian qua đã có nhiều sự phát triển khởi sắc Bướcvào giai đoạn phát triển mới, triển vọng phát huy được những tiềm năng, lợi thế phát triểncủa tỉnh là rất cao Đây vừa là tiền đề, vừa là đòi hỏi cho việc xây dựng, phát triển nhân lực,tạo nền móng vững chắc để phát triển lâu dài kinh tế - xã hội
Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo và hỗ trợ những điều kiện tốt nhất cho các địaphương về định hướng phát triển, về kinh phí đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồnnhân lực của cả nước nói chung và của từng địa phương nói riêng Đặc biệt, Đề án 1956 củaChính phủ về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo điều kiện cho Khánh Hòatăng nhanh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu lao động nôngnghiệp, nông thôn
Việc làm cho lao động xã hội là vấn đề rất bức xúc, cung vẫn lớn hơn cầu lao động;đặc biệt khi quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá diễn ra với tốc độ caohơn Cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực
sự gắn liền với nhu cầu sử dụng lao động, dẫn đến tình trạng vừa tăng số lượng đào tạo vừathiếu nhân lực Phát triển kinh tế xã hội, đền bù giải phóng mặt bằng, quá trình đô thị hóadẫn đến một bộ phận trong lực lao động bị mất việc làm tạm thời
Chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo còn lạc hậu, nặng về lý thuyết, chưachú ý đến kỹ năng thực hành, chưa tạo được nhiều chương trình liên thông giữa TCCN vớicao đẳng và đại học Năng lực chung của đội ngũ giảng viên, giáo viên của tỉnh còn yếu,thiếu kinh nghiệm thực tiễn và số lượng giáo viên trong một số ngành nghề đào tạo cònthiếu
Công tác quản lý giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh còn nhiều chồng chéo và bấtcập Chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm giáo dụcthường xuyên còn thấp Bên cạnh đó, cán bộ quản lý địa phương thiếu năng lực quản lý vàđiều phối các chương trình giáo dục thường xuyên Hiện tượng chảy máu chất xám, đặc biệt
là đội ngũ giảng viên, y bác sỹ, cán bộ công chức, cán bộ kỹ thuật ra nước ngoài hoặc cácthành phố có mức sống và cơ hội thăng tiến cao hơn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
Trang 402.2 Những nhân tố bên ngoài
2.2.1 Hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá
Toàn cầu hoá là xu thế khách quan, bao trùm các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừatăng, sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế Quan hệ songphương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng thúc đẩy sự phát triển các nguồnnhân lực ở các quốc gia
Sự hội nhập kinh tế sâu sắc của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới đang dẫn tới sựdịch chuyển nền kinh tế theo hướng chú trọng hơn vào dịch vụ và công nghiệp Với tư cách
là một loại chi phí đầu vào có ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và chất lượng hàng hóa dịch
vụ, yêu cầu về phát triển nhân lực ngày càng cao Nếu không đáp ứng được các yêu cầu này,Việt Nam sẽ mất dần đi lợi thế cạnh tranh của mình, sẽ chỉ là nơi gia công cho các nướckhác Với sự gia tăng dân số trẻ nhanh và nhiều, việc không đáp ứng được yêu cầu về nguồnnhân lực trong thời kỳ mới sẽ dẫn tới việc gia tăng số người thất nghiệp, từ đó dẫn đếnnhững bất ổn về an sinh xã hội Do đó, đối phó với khủng khoảng theo hướng tích cực là tậptrung vào tái tạo lại nguồn nhân lực nhằm tăng hiệu suất lao động để nâng cao chất lượnglao động
2.2.2 Phát triển khoa học – công nghệ và hình thành nền kinh tế tri thức
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã rút ngắn thời gian từkhi tìm ra tiến bộ về khoa học đến áp dụng vào sản xuất, khoa học công nghệ đã trở thànhmột lực lượng trực tiếp của nền sản xuất Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệđã và đang mở ra những ngành sản xuất mới như: công nghệ sinh học, công nghiệp vật liệumới…Để phát triển những ngành này, cần có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, có trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao thay cho đội ngũ lao động đa số là công nhân phổ thông, cótrình độ trung bình và thấp Đó còn gọi là nền kinh tế tri thức, nền kinh tế mà ở đó người laođộng có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tạo ra những sản phẩm có hàm lượng công nghệcao, giá trị lớn, thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển bền vững
Trong quá trình phát triển sẽ phát sinh quá trình ứng dụng khoa học công nghệ, dâychuyền thiết bị máy móc mới đòi hỏi lao động ngành nghề mới, có kiến thức, trình độ kỹnăng lao động cao hơn, do đó cơ cấu lao động thay đổi theo trình độ nghề và kỹ năng laođộng Dự báo nhiều ngành nghề kỹ thuật cao phát triển sẽ thu hút rất nhiều lao động có trình
độ kỹ năng được đào tạo tốt vào dây chuyền sản xuất, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao,sức cạnh tranh lớn của nền kinh tế