Cụ thể, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương đảng Khoá X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với mục tiêu chính là: “Xây dựng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ĐỖ THỊ THU HƯƠNG
NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI TỈNH NINH BÌNH
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Mã số: 60.62.01.15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA
HỌC: TS TRẦN ĐÌNH THAO
HÀ NỘI - 2013LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được bảo vệ một học vị khoa học hoặc công bố trong bất
Trang 2Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp quý báu của nhiều tập thể và
cá nhân Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới các tập thể và cá nhân
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS Trần ĐìnhThao - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập, nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Sau đại học,quý thầy cô thuộc Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, bộ mônPhân tích định lượng đã giúp tôi hoàn thành quá trình học tập vàthực hiện luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo các phòng ban của
Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện Nho Quan, Yên Khánh
và Kim Sơn tỉnh Ninh Bình đã giúp đỡ mọi mặt, tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, cung cấp thông tin cầnthiết cho việc nghiên cứu đề tài
Tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những người đãluôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thựchiện đề tài nghiên cứu của mình
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Thu HươngMỤC LỤC
Trang 3Lời cam đoan
Trang 4MTQG Mục tiêu quốc gia
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai giai đoạn 2001 - 2012 44Bảng 3.2 Thực trạng lao động đang làm việc tại các ngành kinh tế giai
Bảng 3.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) Ninh Bình giai đoạn 2005- 2012 48Bảng 3.5 So sánh cơ cấu kinh tế Ninh Bình với cả nước, đồng bằng sông
Bảng 4.2 Sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền 62Bảng 4.3 Sự tham gia của người dân vào công tác kiểm tra giám sát 64Bảng 4.4 Một số nội dung trong họp bàn xây dựng NTM 66
Bảng 4.6 Sự tham gia của người dân trong công tác quy hoạch NTM 68
Trang 5Bảng 4.7 Kết quả xây dựng cơ sở hạ tầng tỉnh Ninh Bình 73Bảng 4.8 Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 76Bảng 4.9 Thống kê cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầngệu đồng 77Bảng 4.10 Kết quả xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi tại các điểm khảo sát 80Bảng 4.11 Kết quả xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông tại các điểm khảo sát 84Bảng 4.12 Đánh giá của người dân về CSHT tại các huyện điều tra 87Bảng 4.13 Đánh giá về công tác xây dựng CSHT nông thôn 88Bảng 4.14 Sự tham gia của người dân vào các lớp tập huấn tại các điểm
Bảng 4.15 Chi tiết cho các loại hình hỗ trợ phát triển sản xuất 2011-2013 96
Bảng 4.16 Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2012 104Bảng 4.17 Chất lượng đội ngũ cán bộ tại các điểm khảo sát 118Bảng 4.18 Mức độ tham gia, đóng góp của người dân và cộng đồng tại các
Bảng 4.19 Lý do không tham gia đóng góp xây dựng NTM 120
DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ
Đồ thị 4.1 Nguồn thông tin chủ yếu trong tuyên truyền 63
Đồ thị 4.2 Mức độ tham gia đóng góp của người dân trong xây dựng
Đồ thị 4.3 Đánh giá của người dân về công tác quy hoạch 69
Đồ thị 4.4 Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển CSHT 75
Đồ thị 4.5 Phân loại trang trại tại các điểm điều tra 93
Đồ thị 4.6 Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất 95
Đồ thị 4.7 Ý kiến của người dân về công tác DĐ ĐT 100
Sơ đồ 01 Bộ máy tổ chức xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình 58
Sơ đồ 02: Khung đề xuất hoàn thiện chính sách xây dựng nông thôn
Trang 6mới của tỉnh Ninh Bình đến năm 2020: 111
• MỞ ĐẦU
• Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí hết sức quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã
hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc
phòng; giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh
thái đất nước Xây dựng và phát triển nông thôn luôn được Đảng và
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Cụ thể, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành Trung ương đảng Khoá X đã ban hành Nghị quyết số
26-NQ/TW ngày 05/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn với
mục tiêu chính là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ
chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công
nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc;
môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời
sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao
theo định hướng XHCN ” Đây cũng là Nghị quyết đầu tiên của
Đảng mang tính toàn diện về nông dân - nông thôn và đây cũng là
chương trình có nội dung toàn diện, tổng hợp của các chương trình
mục tiêu, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, liên quan
trực tiếp đến kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của hơn 70% dân số
khu vực nông thôn toàn quốc nói riêng và trên 80% dân số sống ở
khu vực nông thôn tỉnh Ninh Bình nói riêng
Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Nghị quyết
nhằm không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển
ngành nông nghiệp Trong thực tế những chính sách này đang khơi
dậy và phát huy cao độ các nguồn lực để phát triển kinh tế nông
nghiệp của đất nước Thực hiện Nghị
quyết Trung ương 7 khóa X về “Nông nghiệp, nông dân và nông
Trang 7thôn”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg
ngày 16/4/2009 về “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới” và
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010 về “Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới” nhằm thống nhất chỉ đạo việc
xây dựng nông thôn mới trên cả nước Các Bộ, ngành Trung ương
cũng đã có nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết các nội dung thực hiện,
đặc biệt là chính sách để thực hiện xây dựng nông thôn mới Nhiều
chính sách mang tính đặc thù đã được áp dụng và đưa vào triển khai
thực hiện trong thời gian qua
Ninh Bình là tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng sông Hồng, dân
số khoảng 91,6 vạn người, bình quân 665 người /km2, trong đó 80,1%
dân số vùng nông thôn; lao động nông nghiệp, nông thôn có 270
nghìn người, chiếm 47,5%; đất sản xuất nông nghiệp chiếm 69,5%
diện tích tự nhiên toàn tỉnh Ninh Bình có 3 vùng kinh tế: vùng đồng
bằng, vùng ven biển, vùng đồi núi địa hình không bằng phẳng Quán
triệt Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư Trung ương, sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn của các Bộ,
ban, ngành, đoàn thể Trung ương; sự lãnh đạo tập trung, thống nhất
của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Ninh Bình đã kịp thời ban hành một số chủ
trương, chính sách phù hợp với thực tiễn; cùng với sự nỗ lực phấn đấu
của các cấp, các ngành Chương trình xây dựng nông thôn mới của
Ninh Bình bước đầu đã đạt được một số kết quả: Các tiêu chí xây
dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ; công tác đào tạo, tập
huấn cho cán bộ các cấp được chú trọng, công tác tuyên truyền được
tăng cường; ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ sạch
trong sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh; cơ sở hạ tầng nông
thôn được đầu tư, nâng cấp, cải thiện Đến nay, toàn tỉnh có 08 xã
đạt từ 13-16 tiêu chí; 35 xã đạt từ 10 đến 12 tiêu chí; 71 xã đạt từ
05-09 tiêu chí Ninh Bình được xếp trong tốp 10 toàn quốc về triển khai
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới
Trong thời gian qua, việc áp dụng các chính sách trong phát triển nông
nghiệp nói chung và chính sách xây dựng nông thôn mới nói riêng
của tỉnh Ninh Bình đã đưa đến nhiều thành quả quan trọng Tuy
nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách thực hiện
Trang 8chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Ninh Bình cũng cònnhiều tồn tại hạn chế Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trìnhxây dựng nông thôn mới, thực hiện một cách có kết quả và hiệu quảcác chính sách trong chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnhNinh Bình trong thời gian tới chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới tại tỉnhNinh Bình”
• Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính
sách xây dựng nông thôn mới
•Đánh giá tình hình thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới ở
tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2010-2012
•Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
• Đề xuất giải pháp để thực hiện chính sách xây dựng nông
thôn mới có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2015, tầmnhìn đến năm 2020
• Câu hỏi nghiên cứu
• Việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trên địa
bàn tỉnh Ninh Bình đang diễn ra như thế nào?
•Chính sách xây dựng nông thôn mới có được triển khai đúng tiến độ không?
•Quy trình thực hiện các chính sách có phù hợp không?
•Việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua
gặp thuận lợi, khó khăn gì?
• Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quá trình thực thi chính sách
Trang 9nông thôn mới ở Ninh Bình?
• Cần làm gì để thực hiện tốt các chính sách xây dựng nông
thôn mới nhằm (NTM) phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Ninh
Bình thời gian tới?
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu
•Các chính sách về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới;
•Quá trình triển khai chính sách xây dựng nông thôn mới;
•Các sở, ban, ngành liên quan đến 19 tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM;
•Các huyện, thị xã, các xã và 1 số ban cấp thôn xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh;
• Đại diện người dân được hưởng thụ trong công tác xây
dựng nông thôn mới
•Phạm vi về nội dung
Tình hình thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới đã và
đang được thực hiện trong công tác xây dựng nông thôn mới hiệnnay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm phát triển nông nghiệp, nôngthôn
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013
HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI
• Cơ sở lý luận
• Một số khái niệm có liên quan
Trang 10• Khái niệm về nông thôn
Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một địa bàn, một môitrường sống của người nông dân, nơi diễn ra các hoạt động kinh tế,văn hóa, xã hội mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về nông thôn do
đó cũng có nhiều khái niệm khác nhau về nông thôn
Khi nói về khái niệm nông thôn người ta thường so sánh nôngthôn với thành thị Có quan điểm cho rằng khi xem xét nông thôndùng chỉ tiêu mật độ dân số, số lượng dân cư ở nông thôn thấp hơn
so với thành thị
Ý kiến khác lại cho rằng, dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ
sở hạ tầng, có nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không pháttriên bằng thành thị
Nói tóm lại, có rất nhiều khái niệm về nông thôn nhưng cókhái niệm chỉ mang tính chất tương đối, nó có thể thay đổi theo thờigian và theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam chúng ta có thể hiểu: “Nôngthôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nôngdân Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, vănhóa – xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định vàchịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Giáo trình Phát triển nôngthôn, trường ĐHNN Hà Nội, trang 11, 2005)
• Khái niệm về phát triển nông thôn
Phát triển nông thôn là những thay đổi cần thiết ở vùng nôngthôn Tuy nhiên, những gì coi là cần thì lại khác nhau ở từng nước,từng vùng, từng địa phương; theo quan điểm thông thường, bản chấtcủa phát triển là tăng trưởng
và hiện đại hóa mang lại cho người nghèo chút lợi nho nhỏ
Có quan điểm lại cho rằng, phát triển nông thôn nhằm nângcao về vị thế kinh tế, xã hội cho người nông dân thông qua việc sửdụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhânlực, vật lực và tài lực
Theo Ngân hàng Thế giới (1975) đã đưa ra định nghĩa: “Pháttriển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sốngkinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể - người nghèo ở vùng
Trang 11nông thôn Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dânsống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển”(Giáo trình Phát triển nông thôn, Trường ĐHNN Hà Nội, trang 19,2005).
Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều khía cạnh khácnhau Phát triển nông thôn là một quá trình nhằm cải thiện và nângcao đời sống của người dân nông thôn một cách bền vững về kinh tế
xã hội, văn hóa và môi trường, quá trình này trước hết là sự nỗ lực
từ chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Chínhphủ và các tổ chức
Từ các quan điểm trên thì theo tôi: “Phát triển nông thôn làmột quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, vănhóa, xã hội và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống củangười dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổchức khác” (Giáo trình Phát triển nông thôn, trường ĐHNN Hà Nội,trang 20, 2005)
• Khái niệm về nông thôn mới
Nông thôn mới gần đây không còn là tên gọi mới đối vớinước ta, mô hình phát triển nông thôn đã góp phần quan trọng giúpcho người nông dân thoát nghèo, được sống trong một cộng đồng xãhội có văn hóa hơn, văn minh hơn, ở đó tình làng nghĩa xóm, sựtương trợ lẫn nhau được vun đắp ngày càng nhiều hơn Đặc biệt làcon người của nông thôn sẽ có trình độ hơn, năng động hơn, thathiết hơn khi tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng địaphương Tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu về đời sống vật chất và tinhthần ngày càng cao của người nông dân nông thôn, yêu cầu pháttriển nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa theotinh thần Nghị quyết 24/2008/NQ-CP ban hành ngày 28 tháng 10năm 2008 về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghịquyết hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hànhTtrung ương Đảng khoá
10 về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Nội dung của Nghị quyếtnày cụ thể hoá đuờng lối trên với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia,
9 dự án quy hoạch, 36 đề án phát triển và các chính sách liênquan… đuợc xây dựng sát với tình trạng thực tế của nông thôn Việt
Trang 12Nam Nghị quyết về chương trình hành động của Chính phủ rất quy
mô và khá cụ thể trong phân công và thời gian thực hiện Qua đâychúng ta thấy Đảng và Chính phủ quan tâm rất đặc biệt đến vấn đềnông dân, nông nghiệp và nông thôn với quyết tâm cao độ Đây là
tư tuởng lớn và hành động đúng đắn của Đảng và Nhà nuớc ta đốivới nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đấtnuớc Ngày 02/02/2010 Thủ tuớng Chính phủ ban hành Quyết định
số 193/QĐTTg về phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xâydựng nông thôn mới Theo đó, mục tiêu đến năm 2011 sẽ cơ bản phủkín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nước, làm cơ sở
để đầu tư xây dựng nông thôn mới, thực hiện mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 Quyết định của Thủtuớng Chính phủ cũng nhấn mạnh với quan điểm là việc quy hoạchxây dựng nông thôn mới phải có sự tham gia của nguời dân, cộng
đồng dân cư, từ ý tuởng quy hoạch đến huy động nguồn vốn, tổ chứcthực hiện và quản lý xây dựng
Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những
đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêuchí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiệnhiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nôngthôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt” 1
Đây là quan điểm có tính khái quát và có tính mạch lạc về mô hình phát
1 Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh, năm 2008
triển nông thôn mới Đặc điểm chung nhất của mô hình phát triển
nông thôn mới là gắn với nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Trang 13pháp hóa khi không còn phù hợp với tư tưởng mới hay sự thay đổi củathực tiễn Nhưng sẽ không có pháp luật phi chính sách hay pháp luậtngoài chính sách Theo nghĩa đó, chính sách chính là linh hồn, là nộidung của pháp luật, còn pháp luật là hình thức, là phương tiện thể hiệncủa chính sách khi nó được thừa nhận, được “nhào nặn” bởi “bàn taycông quyền”, tức là được ban hành bởi Nhà nước theo một trình tự luật
định
• Khái niệm về quá trình thực hiện chính sách
Thực hiện chính sách là việc triển khai chính sách, bao gồmviệc cụ thể hóa chính sách hay chương trình thành một kế hoạch và
được hành động theo từng cấp, từng ngành và từng địa phương;
được tuyên truyền, phổ biến thông tin đến từng cấp cơ sở; phân cấpcác hoạt động; chuẩn bị các nguồn lực để triển khai thực hiện và tổchức thực hiện Cùng với đó là sự kiểm tra, giám sát các hoạt động,chuẩn bị các nguồn lực để đánh giá tình hình thực hiện cũng như kếtquả của việc thực hiện chính sách Từ việc thực hiện chính sách, rút
ra những bài học kinh nghiệm cho những công việc và kế hoạch tiếptheo, sửa đổi, điều chỉnh chính sách cho phù hợp
• Sự cần thiết xây dựng nông thôn mới
Trong thời gian qua, nông nghiệp nông thôn tuy có nhiềubước phát triển đáng kể nhưng những thành tựu đạt được chưatương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa cácvùng Nông nghiệp phát triển còn
kém bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnhtranh thấp, chưa phát huy tốt nguồn lực cho phát triển sản xuất;nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồnnhân lực còn hạn chế Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mớicách thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sảnxuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặthàng thấp Công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề phát triển chậm,chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ởnông thôn Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới, chưa đápứng yêu cầu phát triển mạnh sản xuất hàng hoá Nông nghiệp vànông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
Trang 14còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm; năng lực thích ứng,
đối phó với thiên tai còn nhiều hạn chế Đời sống vật chất và tinhthần của người dân nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất làvùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèogiữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng còn lớn, phát sinh nhiềuvấn đề xã hội bức xúc Theo thống kê và đánh giá:
• Về quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch:
•Thiếu quy hoạch sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
•Không có quy chế quản lý phát triển theo quy hoạch
• Nông thôn xây dựng tự phát, kiến trúc cảnh quan làng quêpha tạp, lộn xộn, môi trường ô nhiễm, nhiều nét đẹp văn hoá truyềnthống bị huỷ hoại hoặc mai một
• Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn lạc hậu, không đáp
ứng yêu cầu phát triển lâu dài
•Cả nước có 56% đường trục xã - thôn được cứng hoá,
trong đó trên 30% đạt chuẩn
•80% thôn có nhà văn hoá
•72% hệ thống điện nông thôn đạt chuẩn
• Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sống người dân còn ở mức thấp:
•Kinh tế hộ đóng vai trò chủ yếu nhưng quy mô nhỏ (36% hộ có dưới
0,2 ha); Nếu không chuyển dịch được cơ cấu lao động, không đưanhanh ngành nghề vào nông thôn thì dù có tăng năng suất, tổ chức lạisản xuất, dồn điền đổi thửa cũng chưa đủ
• Kinh tế trang trại (hình thức sản xuất hiệu quả nhất trong
nông nghiệp hiện nay) mới chiếm ~1% tổng số hộ
•Trên 54% số HTX hoạt động ở mức trung bình và yếu;
doanh nghiệp nông nghiệp không đáng kể; liên kết tổ chức sản xuất hàng hoá yếu
•Đời sống người dân nông thôn còn ở mức thấp
• Các vấn đề văn hóa - xã hội - môi trường - y tế
• Giáo dục mầm non: 45,5% thôn không có lớp mẫu giáo,
84% không có nhà trẻ
•Tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, nhất là ở vùng sâu, vùng xa
Trang 15• Tệ nạn xã hội tăng, hủ tục lạc hậu còn dai dẳng; hệ thống
an sinh xã hội chưa phát triển; môi trường sống ô nhiễm
• Hệ thống chính trị cơ sở còn yếu, nhất là trình độ, năng
lực điều hành Qua một số nội dung cơ bản trên, nông
thôn nổi bật 3 yếu tố chính:
•Thiếu tính toàn diện và đồng bộ đối với yêu cầu phát triển nông thôn
•Thiếu tính kết nối, lồng ghép nội dung
•Phân tán vốn, quản lý khó, hiệu quả sử dụng vốn thấp
Từ 5 lý do trên nên chương trình MTQG xây dựng nông thônmới đã hình thành trên cơ sở lồng ghép nhiều chương trình MTQGvào một chương trình và triển khai đồng bộ tất cả các nội dung đểphát triển nông thôn một cách toàn diện, bền vững nhưng quantrọng nhất là giữ được bản sắc văn hoá dân tộc của từng vùng, miềnkhác nhau
• Những nội dung chủ yếu của chính sách xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
là một chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị
và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung sau:
• Nhóm chính sách phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
• Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã
và hệ thống giao thông trên địa bàn xã Đến năm 2015 có 35% số xã
đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và
đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơ bảncứng hóa)
• Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điệnphục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã Đến 2015 có 85% số
Trang 16xã đạt tiêu chí nông thôn mới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn.
•Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt
động văn hóa thể thao trên địa bàn xã Đến năm 2015 có 30% số xã
có nhà văn hóa xã, thôn đạt chuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạtchuẩn
• Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa
về y tế trên địa bàn xã Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến
2020 có 75% số xã đạt chuẩn
• Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa
về giáo dục trên địa bàn xã Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và
đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn
• Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ Đến năm
2015 có 65% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạtchuẩn
•Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Đến năm
2015 có 45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên kiên cốhóa) Đến năm 2020 có 77% số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệthống kênh mương nội đồng theo quy hoạch)
• Nhóm chính sách chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
•Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế
• Tăng cường công tác khuyến nông, đẩy nhanh nghiên cứu
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư
nghiệp
•Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
•Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương
châm “mỗi làng mỗi sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế
mạnh của địa phương
• Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy
đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch
nhanh cơ cấu lao động nông thôn
• Nhóm chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội
•Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và
Trang 17bền vững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của
Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
•Tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo
•Thực hiện các chương trình an sinh xã hội
• Nhóm chính sách đổi mới và phát triển các hình thức tổ
chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn
•Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã
•Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn
• Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa
các loại hình kinh tế ở nông thôn
• Nhóm chính sách phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
• Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giáo dụcvà
đào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
• Nhóm chính sách phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
• Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong
lĩnh vực y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới
• Nhóm chính sách văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
• Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về văn
hóa, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
• Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu
cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
• Nhóm chính sách nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
• Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
•Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên
địa bàn xã, thôn theo quy hoạch gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ
thống tiêu thoát nước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom,
xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây
dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở các
công trình công cộng
• Nhóm chính sách nâng cao chất lượng tổ chức Đảng,
chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội
• Tổ chức đào tạo các cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội
Trang 18đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới
•Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được
đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ
cán bộ ở các vùng này
• Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các
tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông
thôn mới
• Nhóm chính sách an ninh, trật tự xã hội nông thôn
•Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh;
phòng, chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu
• Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách
tạo điều kiện cho lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thiện
nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu
xây dựng nông thôn mới
• Nguyên tắc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới
Điều 2 Thông tư liên tịch số
26/2011/TTLT-BNN&PTNT-BKH&ĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 (liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính) về hướng dẫn một số
nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình mục
tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020” đã đề
ra 6 nguyên tắc như sau:
• Các nội dung, hoạt động của Chương trình xây dựng nông
thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/Q
Đ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết
định số 342/Q Đ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về nông
thôn mới
• Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương
là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí,
quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn
thực hiện Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn,
Trang 19xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
• Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia,
chương trình hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang
triển khai trên địa bàn nông thôn
• Thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới phải
gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, có quy
hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông
thôn mới đã được cấp có thẩm quyền xây dựng
• Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực;
tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực
hiện các công trình, dự án của Chương trình xây dựng nông thôn
mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng, thực
hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện
và giám sát đánh giá
• Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trịvà
toàn xã hội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều
hành quá trình xây dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch, và tổ chức
thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội vận
động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây
dựng nông thôn mới
• Vai trò của chính sách trong xây dựng nông thôn mới
• Định hướng cho sự phát triển nông nghiệp, hỗ trợ mạnh mẽ
cho quá trình tái sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
nông thôn
•Hình thành quy mô và phương thức tham gia của các thành
phần kinh tế trong khu vực nông thôn Bên cạnh đó khai thác lợi thế so
sánh của nền kinh tế đầu tư và phát triển trong khu vực nông thôn,
phát triển các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đạt mức tối ưu, nâng cao
hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh tiến độ
thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
• Quy trình thực hiện xây dựng nông thôn mới
Điều 3 Thông tư liên tịch số
26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp
PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính quy định các bước thực
Trang 20hiện chính sách xây dựng nông thôn mới như sau:
Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện
Bước 2: Tổ chức thông tin tuyên truyền về thực hiện Chương
trình xây dựng nông thôn mới
Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu
chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã
Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn
mới của xã Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án
Bước 7: Giám sát đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiện Chươngtrình
• Các nhóm chính sách thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới tỉnh Ninh Bình
Trong những năm qua xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược,
đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung nỗ lực của cả hệ thống chính
trị, của Nhà nước và nhân dân, nhằm giải quyết những vấn đề cấp
bách, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo của quá
trình phát triển đất nước đặc biệt là nông nghiệp - nông dân - nông
thôn Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bên cạnh đó để
thực hiện nhất quán chủ trương chính sách của Đảng, tạo thuận lợi
cho việc thực hiện tốt công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã căn cứ vào các văn bản chỉ
đạo từ cấp trên làm cơ sở, bên cạnh đó đề ra các văn bản mới để phù
hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Dưới đây là hệ thống văn bản chủ
trương, chỉ đạo tỉnh Ninh Bình đã ban hành để làm cơ sở cho các
cấp, các ngành tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách thực hiện
xây dựng nông thôn mới
Bảng 2.1 Một số văn bản chủ trương, chỉ đạo của tỉnh Ninh Bình ban hành
T
Ngày banhành
Cơ quanban hành
Trang 21Chương trình hành động số 20/CTr-TU thực hiện
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của
Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn
21/10/2008 Ninh BìnhTỉnh ủy
2
Chương trình hành động số 01/CTHĐ-UBND
thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn
12/3/2009 Tỉnh NinhUBND
Bình
3
Nghị quyết số 03-NQ/TU về xây dựng NTM tỉnh
Ninh Bình giai đoạn 2011-2015 định hướng đến
năm 2020
16/01/2012 Tỉnh ủy
Ninh Bình
4
Nghị quyết số 01/NQ-HĐND về việc xây dựng
NTM tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015, định
hướng đến năm 2020
17/4/2012 HĐND
tỉnh
5
Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần
thứ XX về mục tiêu xây dựng nông thôn mới của
tỉnh: Phấn đấu đến năm 2015 có trên 20% số xã
(khoảng 25/120 xã trong toàn tỉnh) đạt tiêu chuẩn
nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia
16/12/2010 Đảng bộ
Tỉnh NinhBình
Tuy các văn bản được ban hành bởi các cơ quan khác nhau
vào các thời điểm khác nhau song nội dung của các văn bản trên
đều tập trung vào việc hoàn thiện xây dựng nông thôn mới với các
nhóm nội dung chính sau:
• Nhóm chính sách về quy hoạch nông thôn
- Bên cạnh các chính sách, văn bản hướng dẫn của Trung
ương về công tác lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng
nông thôn mới cho cấp xã như: Thông tư
13/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28 tháng 10 năm 2011 Quy định việc
lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới;
Thông tư số 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/02/2010 của Bộ
Nông nghiệp & PTNT hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất
nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Thông tư số 09/2010/TT-BXD ngày 04/8/2010 của Bộ Xây dựng
quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy
hoạch xây dựng xã nông thôn mới UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ
Trang 22đạo các Sở, ngành chuyên môn căn cứ chức năng nhiệm vụ của
đơn vị hướng dẫn cho các xã về công tác quy hoạch xây dựng nôngthôn mới, cụ thể:
Sở Xây dựng ban hành văn bản số 5275/CV-SXD ngày25/10/2011 V/v tập trung thực hiện, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đồ
án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.Văn bản đã hướng dẫn và ban hành các mẫu kế hoạch, tờ trình xinthẩm định và quyết định phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạchchung xây dựng nông thôn mới cho cấp xã
Sở Nông nghiệp & PTT đã ban hành văn bản số SNN ngày 09/8/2012 hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quyhoạch phát triển sản xuất cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo
588/HD-Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Sở Tài nguyên & Môi trường đã ban hành văn bản số STNMT
37/HD-ngày 13/01/2012 hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch sửdụng đất cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Các sở Tài chính và sở Kế hoạch & Đầu tư đã có văn bảnhướng dẫn cơ chế nghiệm thu, thanh quyết toán kinh phí lập quyhoạch cấp xã
- Về kinh phí thực hiện quy hoạch: Từ năm 2011-2013 Ủyban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã bố trí 38,39 tỷ đồng để lập quyhoạch chung và một số quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mớicấp xã Trong đó: Mỗi xã 250 triệu đồng lập quy hoạch và đề ánnông thôn mới cấp xã; mỗi xã 130 triệu đồng lập quy hoạch pháttriển sản xuất nông nghiệp; mỗi xã trung bình từ 115-150 triệu đồng
để lập quy hoạch hoạch mạng lưới điểm dân cư nông thôn hoặc quyhoạch không gian kiến trúc hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm hoặc quyhoạch sử dụng đất;
• Nhóm chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Cùng với việc ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ phát triểnnông nghiệp và tạo thuận lợi cho các bước của quá trình xây dựngnông thôn mới thì nhóm chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng luôn
Trang 23được quan tâm và đầu tư đúng hướng.
Cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển sẽ tác động đến sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế nhanh của khu vực nông thôn, tạo điềukiện cạnh tranh lành mạnh, tăng sức thu hút vốn đầu tư nước ngoài
và sức huy động nguồn vốn trong nước vào thị trường nông nghiệp,nông thôn Những vùng có cơ sở hạ tầng đảm bảo, đặc biệt là mạnglưới giao thông sẽ là nhân tố thu hút nguồn lao động, hạ giá thànhtrong sản xuất và mở rộng thị trường nông thôn
Cơ sở hạ tầng sản xuất, hạ tầng nông thôn tốt, đồng bộ sẽ giúpgiảm giá thành sản xuất, giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông hàng hóatrong sản xuất kinh doanh nông nghiệp và các ngành liên quan trựctiếp đến nông nghiệp - khu vực sản xuất phụ thuộc nhiều vào tựnhiên
Cơ sở hạ tầng giao thông ở nông thôn tốt sẽ tăng khả năng giaolưu hàng hoá, thị trường nông thôn được mở rộng, kích thích kinh tế
hộ nông dân tăng gia sản xuất, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thunhập của các hộ nông dân tăng, đời sống nông dân được nâng lên,thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo ở nông thôn Tạo điều kiệnnâng cao đời sống xã hội trên địa bàn, tạo một cuộc sống tốt hơn chonông dân, nhờ đó giảm được dòng di dân tự do từ nông thôn ra thànhthị, giảm bớt gánh nặng cho thành thị …
Chính vì vậy, bên cạnh việc thực hiện các văn bản, chính sáchcủa Trung ương ban hành về đầu tư CSHT cho khu vực nông thôn
về các lĩnh vực như: Y tế, giáo dục, giao thông, kiên cố hóa kênhmương, nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn, điện, chợ,….Trong những năm qua tỉnh Ninh Bình đã chú trọng xây dựng cácchính sách và đầu tư, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng nông thôn tập trungvào một số lĩnh vực chính và then chốt như: Nâng cấp, sửa chữa hệthống đê điều, thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, hạ tầng giao thôngnông thôn, hệ thống điện nông thôn, hệ thống thương mại, dịch vụ,
cơ sở vật chất xã hội phục vụ người dân; nâng cấp xây dựng mới trụ
sở cấp xã, nhà văn hóa thôn; xây dựng hệ thống cấp nước sạch; xâydựng hạ tầng chợ, xây dựng trạm y tế xã…
Bảng 2.2 Tổng hợp các chính sách về phát triển CSHT nông thôn
Trang 24hành02/ĐA-TTHĐ 7/2009 Đề án tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo, hộ
chính sách06/ĐA-UBND 15/7/2009 Đề án về tiếp tục hỗ trợ hộ nghèo, hộ
chính sách07/KH-UBND 17/7/2009 Kế hoạch phát triển du lịch tỉnh Ninh Bìnhđến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Số
ký hiệu Ngày banTrích yếu
xây, sửa nhà ở
xây, sửa nhà ở của UBND tỉnh Ninh Bình
09/ĐA-UBND 18/11/2010 Đề án Chương trình nước sạch nông thôn giaiđoạn 2011-2015 của UBND tỉnh Ninh Bình
25/KH-UBND 22/9/2011 Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược pháttriển giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh
mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
Xây dựng mới 180 tấn xi măng/km
Trang 25Cải tạo, nâng cấp 120 tấn xi măng/km
•Kênh mương nội đồng do cấp xã quản lý
•Nhà văn hoá thôn
•
100 tấn xi măng/km
Xây dựng mới 50 triệu/công trình
Cải tạo, nâng cấp 30 triệu/công trình
•Công trình thể thao thôn
Xây dựng mới 50 triệu/công trình
Cải tạo, nâng cấp 30 triệu/công trình
•Công trình cung cấp nước sinh hoạt tập trung hợp vệ sinh
•Môi trường
Hệ thống thoát nước, thu gom nước thải cấp thôn
Xe vận chuyển thu gom rác thải
90% tổng dự toán công trình
30% tổng dự toán công trình/ thôn 3 triệu đồng/xe/1 thôn
Bãi tập kết rác thải sinh hoạt 100 triệu đồng/1công trình
40/KH-UBND 13/8/2012 Kế hoạch về phát triển văn hóa đến năm
Kế hoạch triển khai xây dựng các
xã, phường, 2017/KH-BCĐ05/11/2012 thị trấn tỉnh Ninh Bình đạt tiêu chí quốc gia về
y tế xã giai đoạn 2011-202028/2012/QĐ- UBND
23/11/2012 Quyết đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bìnhđịnh ban hành quy định về chính sách ưu
Trong những năm qua hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, các mức
Trang 26hỗ trợ cơ sở hạ tầng nông thôn của tỉnh Ninh Bình cũng được điềuchỉnh tăng qua các năm từ 40% - 70% tùy theo từng lĩnh vực.
• Nhóm chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệpCùng với quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình
đã tích cực hỗ trợ nhằm phát triển các ngành sản xuất theo hướnghiện đại với năng suất, chất lượng cao Tỉnh Ninh Bình đã ban hành
cơ chế, chính sách để hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân phát triểnsản xuất, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống, hỗ trợ sản xuất vụ
đông, xây dựng cánh đồng mẫu lúa chất lượng cao, dự án sản xuấtgiống lúa thuần chất lượng cao QR1, lúa gieo thẳng, liên kết vớidoanh nghiệp phát triển cây vụ đông định hướng để cấp huyện và
xã triển khai thực hiện Các xã đã tập trung xây dựng quy hoạch cácvùng sản xuất sản phẩm hàng hoá theo lợi thế và mang tính chiếnlược Công tác dồn điền đổi thửa hình thành những ô thửa lớn tạotiền đề phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá đang được cáchuyện, thị xã tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch triển khai, đặcbiệt có 2 xã là xã Khánh Nhạc và xã Khánh Thành (Yên Khánh) đãhoàn thành công tác này
Chỉ đạo, tổ chức thực hiện 23 đề án phát triển sản xuất, đangtriển khai 353 mô hình, nhân rộng là 82 mô hình tốt; có 259 HTX và
19 tổ hợp tác hoạt động có hiệu quả; tổ chức 146 lớp đào tạo nghềvới 8.895 học viên; chuyển giao kỹ thuật (12 chuyên đề) 553 lớp với37.360 lượt người;
Tổng số vốn đầu tư phát triển sản xuất các năm 2011-2013 là134.462 triệu đồng, riêng năm 2013 là 40.108 triệu đồng
Về sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ,thương mại: Các xã đã quy hoạch điểm phát triển Công nghiệp - tiểuthủ công nghiệp Nhiều xã khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi chocác hộ dân mở thêm các ngành nghề ở các xã có làng nghề như làngnghề đan cói ở huyện Kim Sơn, đá mỹ nghệ Ninh Vân, thêu renNinh Hải; phát triển dịch vụ ở các xã có dịch vụ du lịch như khu dulịch Chùa Bái Đính, Tràng An, Tam cốc Bích Động, đền thờ vuaĐinh - Lê
Bên cạnh đó, thực hiện chương trình MTQG về xây dựngnông thôn mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã có những chínhsách cụ thể để phát triển sản xuất cho nông dân
Trang 27Bảng 2.3 Tổng hợp các chính sách chính của tỉnh Ninh Bình về
hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp
Đề án Khuyến nông hỗ trợ mở11/ĐA-UBND 22/11/2010
rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, giai đoạn 2011-2015
• Đối tượng hỗ trợ: Các hộ nông dân trực tiếp sản xuất lúa chất lượng cao trên
địa bàn tỉnh
Ninh Bình
•Chính sách hỗ trợ:
+ Hỗ trợ tiền mua giống lúa chất lượng cao: 420.000 đồng/ ha/ vụ
+ Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ kỹ thuật (275 người): 1.000.000 đồng/ người / vụ
Đề án Khuyến nông hỗ trợ phát
12/ĐA-UBND 22/11/2010
triển sản xuất vụ Đông giai đoạn 2011-2015
• Đối tượng hỗ trợ: Các hộ nông dân trực tiếp sản xuất vụ Đông trên đất
2 lúa và lúa màu tại các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
•Chính sách hỗ trợ:
+ Hỗ trợ 80% tiền mua giống cây ngô và cây đậu tương
+ Hỗ trợ 50% tiền mua giống cây trồng: Khoai tây, lạc, ngô ngọt, dưa
bao tử, cà chua nhót, bí xanh, cây dược liệu và một số loại cây trồng mới
có giá trị kinh tế cao theo nhu cầu của thị trường
+ Hỗ trợ 830.000 đồng /ha trồng khoai lang
06/ĐA-UBND 04/4/2012
Trang 28Trong đó:
- Hỗ trợ các xã thực hiện dồn điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp
+ Hỗ trợ công tác xây dựng phương án thực hiện
Kế hoạch tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 09/8/2006 của Tỉnh
ủy về đẩy mạnh phát triển trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ
đến năm 2015
Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011- 2015, định
hướng đến năm 2020
+ Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1.000.000 đồng/ha
sau “dồn điền, đổi thửa”
+ Chỉnh trang đồng ruộng
- Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị cơ
giới hóa nông nghiệp
+ Xã địa bàn khó khăn, xã nghèo: Hỗ trợ 100%
+ Xã địa bàn trung du miền núi, bãi ngang: Hỗ trợ 75%
•Hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại: Mua sắm trang
thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng chuồng trại, ao nuôi, xử lý chất thải (Trang trạiphải có giá trị sản lượng hàng hóa/năm đạt trên 700triệu đồng)
•Hỗ trợ phát triển sản xuất giống cây, giống vật nuôi, giống lâm nghiệp, giống thủysản: Mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng chuồng trại, ao nuôi, xử lý chất thải (Cơ sở phải có giá trị sản lượng hàng hóa/năm đạt trên 300 triệu đồng)
•Hỗ trợ xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc tập
•
Hỗ trợ 80 triệu đồng/ trang trại
Hỗ trợ 80 triệu đồng/cơ sở
trung, xa khu dân cư (Cơ sở có công suất giết mổ Hỗ trợ 80 triệu
đồng/cơ sở trên 100 con gia súc/ngày)
•Hỗ trợ cơ sở sản xuất Tiểu thủ công nghiệp có máy
móc thiết bị trong sản xuất gây ô nhiễm môi trường, di dời vào điểm sản xuất tập
Trang 29trung của xã.
•Hỗ trợ kinh phí mua giống sản xuất cây vụ Đông hàng hóa
•Hỗ trợ phát triển giống con nuôi
+ Chăn nuôi:
Hỗ trợ sản xuất giống: Chăn nuôi lợn đực ngoại, lợn nái ngoại; chăn nuôi dê đực giống, dê cái giống địa phương để bảo tồn và phát triển; chăn nuôi bò đực giống ¾ máu Zêbu trở lên; chăn nuôi trâu đực giống tốt
Hỗ trợ 50 triệu đồng/cơ sở
Hỗ trợ không quá 50% tiền mua giống cây truyền thống có giá trị kinh tế cao cần
khuyến khích phát triển; hỗ trợ 100% tiền mua giống cây trồng mới trong vụ đầu
Hỗ trợ 50% giá trị giống cho các hộ
+ Thuỷ sản: Hỗ trợ nuôi thâm canh hoặc bán
thâm canh cho các đối tượng nuôi cá rôphi đơn tính, Hỗ trợ 50% giá giống cho các mô
cá diêu hồng, tôm càng xanh, cua đồng, cá rô đầu vuông, tôm sú, tôm he, cua xanh,
Trang 30Hỗ trợ 100 triệu đồng/thương hiệu
• Chính sách dồn điền đổi thửa
Mặc dù dồn điền đổi thửa không phải là một tiêu chí trong
xây dựng nông thôn mới, song với những địa phương có diện tích
đất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, bình quân mỗi hộ dân
sở hữu nhiều ô, thửa ruộng phân tán trên nhiều cánh đồng như tại
Ninh Bình (bình quân chung toàn tỉnh là 4,7 thửa/ hộ) thì việc làm
này rất cần thiết Bởi nếu tiến hành thành công dồn điền đổi thửa sẽ
có tác động tích cực tới hầu hết 19 tiêu chí trong xây dựng nông
thôn mới
Chính vì vậy giải pháp dồn điền đổi thửa trong thời gian qua
tỉnh Ninh Bình rất quan tâm Trong đó chính sách hỗ trợ để thực
hiện các công việc như: Xây dựng phương án, tổ chức thực hiện;
cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; chỉnh trang đồng ruộng
sau chuyển đổi ruộng đất với mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/ 1 ha
chuyển đổi
Ngày 09/8/2013 Sở Nông nghiệp & PTNT đã ban hành hướng
dẫn số 774/HD-SNN về quy trình dồn điền đổi thửa đất sản xuất
nông nghiệp gắn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới,
với một số mục tiêu chính như sau:
• Khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán để sau khi dồn
điền mỗi hộ chỉ còn từ 1-2 thửa
•Tạo quỹ đất sạch tập trung tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện
đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, giảm giá thành sản xuất, tăng
thu nhập cho nông dân
•Làm cơ sở tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản
xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học
kỹ thuật góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng
và vật nuôi, từng bước đẩy mạnh phát triển nền sản xuất nông
nghiệp theo hướng hàng hóa bền vững
Trang 31• Nhóm chính sách về vệ sinh môi trường
Đề án 06/ĐA-UBND ngày 04/4/2012 về xây dựng nông thônmới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
đã quy định mỗi xã xây dựng từ 1-2 điểm tập kết rác thải tập trungvới diện tích tối thiểu 120m2, mức hỗ trợ cụ thể:
• Hệ thống thoát nước, thu gom nước thải cấp thôn: Hỗ trợ30% tổng dự toán công trình/ thôn
•Xe vận chuyển thu gom rác thải: 3 triệu đồng/xe/1 thôn
•Bãi tập kết rác thải sinh hoạt: 100 triệu đồng/1công trình
Ngoài các chính sách ở trên, tỉnh Ninh Bình còn ban hành vàtriển khai thực hiện rất nhiều các chính sách khác cùng góp phầnxây dựng nông thôn mới toàn diện theo tiêu chí của quốc gia Cụthể như:
• Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn quy địnhtại Kế hoạch số 08/KH - UBND ngày 03/4/2010 của UBND tỉnhNinh Bình về triển khai thực hiện Đề án dạy nghề cho lao độngnông thôn tỉnh Ninh Bình
• Quyết định số 28/2012/QĐ - UBND ngày 23/11/2012 ban hành quy
định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
• Cơ sở thực tiễn
• Kinh nghiệm thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới ở một số nước trên thế giới
• Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Sau trận lụt năm 1969, Chính phủ Hàn Quốc phát động phongtrào Saemaul Undong nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến khuvực kinh tế nông thôn khi thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ I (1962-1966) và thứ II (1966-1971) với chủ trương công nghiệp hoá hướng
đến xuất khẩu bắt đầu từ tháng 4 năm 1970 Mục tiêu của phong tràonày là "nhằm biến đổi cộng đồng nông thôn cũ thành cộng đồng nôngthôn mới: Mọi người làm việc và hợp tác với nhau xây dựng cộng
đồng mình ngày một đẹp hơn và giàu hơn Cuối cùng là để xâydựng một quốc gia ngày một giàu mạnh hơn" Theo đó, Chính phủvừa tăng đầu tư vào nông thôn vừa đặt mục tiêu thay đổi suy nghĩ ỷ
Trang 32lại, thụ động vốn tồn tại trong đại bộ phận dân cư nông thôn Điểm
đặc biệt của phong trào NTM của Hàn Quốc là Nhà nước chỉ hỗ trợmột phần nguyên vật liệu còn nông dân mới chính là đối tượng raquyết định và thực thi mọi việc Saemaul Undong cũng rất chútrọng đến phát huy dân chủ trong xây dựng NTM với việc dân bầu ramột nam và một nữ lãnh đạo phong trào Ngoài ra, Chính phủ còn
định kỳ mời 2 lãnh đạo phong trào ở cấp làng, xã tham dự cuộc họpcủa Hội đồng Chính phủ để trực tiếp lắng nghe ý kiến từ các đạidiện này Nhằm tăng thu nhập cho nông dân, Chính phủ Hàn Quốc ápdụng chính sách miễn thuế xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện
rẻ cho chế biến nông sản Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệpvay vốn đầu tư về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vàongành nghề khác Năm 2005, Nhà nước ban hành đạo luật quy địnhmọi hoạt động của các bộ, ngành, chính quyền phải hướng về nôngdân và tập trung cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực sự làtiền đề để phong trào Saemaul phát triển trên khắp đất nước HànQuốc Nhờ hiệu quả của phong trào Saemaul Undong mà Hàn Quốc
từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một quốc giagiàu có, hiện đại bậc nhất châu Á
• Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có dân số trên 1,3 tỷngười, dân số của Trung Quốc chiếm 21% dân số thế giới, trong khi
đó, diện tích đất canh tác chỉ chiếm có 9% Lại xuất phát điểm làmột nước nghèo nhưng nhờ có công cuộc cải cách mở cửa, TrungQuốc đã trỗi dậy như một hiện tượng thần kỳ của khu vực Châu Á
và trên thế giới Có được thành công đó, một phần nhờ chính sáchTam nông mà nhiều người gọi là “Quốc sách” Thành công củaTrung Quốc được dựa trên những nền tảng đó là: (1) Cải tổ việcquản lý trong nông nghiệp; (2) Nguồn lực của Nhà nước tập trungcho kết cấu hạ tầng; (3) Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn
để tạo việc làm tại chỗ, nâng cao nhu nhập cho người dân; (4) Cónhiều chính sách hỗ trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội; (5) Pháttriển nền nông nghiệp hiệu quả cao; (6) Trừng trị tham nhũng, xâydựng chính trị mạnh ở nông thôn Kinh nghiệm thực hiện chính
Trang 33sách tam nông ở Trung Quốc là bài học cho chúng ta trong chiếnlược đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nhằm rút ngắn khoảng cáchgiàu - nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nông dân, Cụ thể:
• Cải tổ việc quản lý trong nông nghiệp:
•Xóa bỏ công xã nhân dân, vì các công xã nhân dân vừa cóchức năng kinh tế, chức năng chính trị và chức năng chính quyền.Bước vào thời kỳ cải cách mở cửa, hình thức Công xã nhân dân đãbộc lộ nhiều khuyết tật, trở thành lực cản của sự phát triển Vì vậy,
đến năm 1985 Trung Quốc đã quyết định xóa bỏ công xã nhân dân
và thay thế chúng bằng bằng các Hương Làng Xóa bỏ Công xãnhân dân đã đặt các thành phần kinh tế cùng bình đẳng trong cơ chếthị trường
• Đổi mới cơ chế quản lý như thực hiện cơ chế “hai mở một
điều chỉnh” Hai mở là mở cửa giá thu mua theo cơ chế thị trường,
mở cửa thị trường mua bán lương thực Một điều chỉnh làchuyển từ trợ cấp gián tiếp
qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân như trợ cấp
giống, phân bón, vật tư, máy móc
• Nguồn lực của Nhà nước tập trung cho kết cấu hạ tầng
Ngân sách nhà nước chủ yếu được sử dụng cho làm đườnggiao thông, xây dựng công trình thủy lợi, trường học, cơ sở y tế chỉmột phần nhỏ dùng để xây nhà cho người dân Nhờ đó, đến năm 2010,nông thôn Trung Quốc có kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh vàkhá đồng bộ
• Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để tạo việc làmtại chỗ, nâng cao nhu nhập cho người dân
Chính phủ Trung Quốc đặc biệt chú trong phát triển cácdoanh nghiệp hương trấn (town village enterprises, TVEs) Mở rộngcác ngành nghề dịch vụ ở nông thôn
• Có nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, đảm bảo an sinh xã hội:
•Xóa bỏ thuế nông nghiệp (gồm cả thuế chăn nuôi, thuế đặc sản)
• Thực hiện giáo dục nghĩa vụ (9 năm) miễn phí Chính sách
“lưỡng miễn nhất bổ” (bao gồm miễn sách vở, các khoản tạp phí và
Trang 34trợ cấp tiền sinh hoạt phí cho học sinh nội trú thuộc gia đình khókhăn).
•Hỗ trợ học nghề cho các tầng lớp thu nhập thấp
•Thành lập chế độ bảo đảm mức sinh hoạt thấp nhất ở nông thôn
•Hỗ trợ về giá mua giống, mua thiết bị, máy móc và vốn chonông dân; hỗ trợ thu mua lương thực cho nông dân không thấp hơngiá thị trường
• Trợ cấp 13% trên tổng giá trị hàng hóa khi nông dân mua sản phẩm
đồ gia dụng, ô tô, xe máy tại các xã (do nhà nước định hướng)
Bên cạnh việc áp dụng các chính sách trên, Chính phủ TrungQuốc đã xử lý nghiêm nạn loạn thu phí và công bố công khai, minhbạch về giá và phí nông nghiệp, chính sách trợ cấp, đền bù và việcchuyển đổi thành tiền mặt đối với trợ cấp lương thực Nhờ đó, cả
đời sống vật chất lẫn tinh thần cũng như các thể chế về chính trị, vănminh tinh thần không ngừng mở rộng
• Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả cao
Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng cố gắng khaithác lợi thế, nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời căn cứ vàonhu cầu của thị trường, đưa ra các biện pháp thích hợp cho từng khuvực để điều chỉnh và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Thực hiện kế hoạch sản xuất lương thực trên quy mô lớn để
đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu rau quả
là những sản phẩm có tỷ trọng lao động cao, tập trung làm vườn,nuôi trồng thủy sản, sản xuất đậu nành, chăn nuôi bò sữa
Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh nông sản
• Trừng trị tham nhũng, xây dựng chính trị mạnh ở nông thônKinh nghiệm thực hiện chính sách tam nông ở Trung Quốc làbài học cho chúng ta trong chiến lược đầu tư cho nông nghiệp, nôngthôn, nhằm rút ngắn khoảng cách giàu - nghèo, nâng cao chất lượngcuộc sống cho nông dân
c/ Kinh nghiệm của Nhật Bản
Trang 35Ở Nhật Bản, từ năm 1979, Tỉnh trưởng Oita-Tiến sĩ MorihikoHiramatsu đã khởi xướng và phát triển phong trào "Mỗi làng mộtsản phẩm" (One Village, one Product-OVOP) với mục tiêu pháttriển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sựphát triển chung của cả Nhật Bản Phong trào "mỗi làng một sảnphẩm" dựa trên 3 nguyên tắc chính là: địa phương hoá rồi hướng tớitoàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực.Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trongviệc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác
định là thế mạnh Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật Bản đã có 329sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị thương mại cao như nhưnấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam Kabosu, giúpnâng cao thu nhập của nông dân địa phương
d/ Kinh nghiệm của Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đã ban hành những chính sách tập trungvào giảm nghèo, đổi mới nông nghiệp và phát triển nông thôn trongnhững năm qua Thông qua mô hình OVOP, Chính phủ đã xây dựng
dự án cấp quốc gia "mỗi xã, một sản phẩm" (One Tambon oneProduct-OTOP) nhằm tạo ra sản phẩm mang tính đặc thù của địaphương có chất lượng, độc đáo, bán được trên toàn cầu với 4 tiêuchí: có thể xuất khẩu với giá trị thương hiệu; sản xuất liên tục vànhất quán; tiêu chuẩn hoá; đặc biệt, mỗi sản phẩm đều có một câuchuyện riêng, qua đó đã tạo thêm lợi thế cho du lịch Thái Lan vì dukhách luôn muốn được tận mắt chứng kiến quá trình sản xuất sảnphẩm, từ đó có thể hiểu biết thêm về tập quán, lối sống của ngườidân địa phương Thái Lan cũng áp dụng chính sách cải cách ruộng
đất và xóa đói giảm nghèo qua đó nâng cao chất lượng của ngườidân vùng nông thôn
Từ những nghiên cứu ở trên có thể thấy rằng việc thiết kế vàtriển khai thực hiện các chính sách phát triển nông thôn ở các nướctrên thế giới là tương đối đa dạng Kết quả từ rất nhiều nghiên cứucũng chỉ ra rằng chất lượng nguồn nhân lực và nguồn vốn xã hội làvấn đề then chốt có ảnh hưởng đến hiệu quả của việc triển khai thực
Trang 36hiện các chính sách Huy động kiến thức của cán bộ và người dân
địa phương thông qua việc trao quyền cho cán bộ địa phương đồngthời nâng cao nhận thực và hiểu biết của họ về các vấn đề sản xuất,thị trường… là cơ sở để đảm bảo sự thành công của việc thực hiệnchính sách Bên cạnh đó vấn đề đánh giá các chính sách nên được
đề cập ngay từ ban đầu để đảm bảo tính hiệu quả và tính tráchnhiệm của các bên có liên quan với các chỉ số về kết quả và hiệuquả rõ ràng
• Cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
• Cơ chế, chính sách chung ở Việt Nam
Ngày 30/12/2008, Ban Bí thư dã ban hành Quyết định số QĐ/TW thành lập Ban chỉ đạo thí điểm chương trình xây dựng nôngthôn mới Ban Chỉ đạo đã xây dựng đề án 11 xã được chọn thí điểmxây dựng mô hình nông thôn mới gồm: Thanh Chăn (Điện Biên),Tân Thịnh (Bắc Giang), Hải Đường (Nam Định), Thụy Hương (HàNội), Gia Phố (Hà Tĩnh), Tam Phước (Quảng Nam), Tân Lập (BìnhPhước), Tân Hội (Lâm Đồng), Tân Thông Hội (TP Hồ Chí Minh),
205-Mỹ Long Nam (Trà Vinh), Định Hòa (Kiên Giang) Các cơ chế đặcthù đã được triển khai, áp dụng cho 11 xã điểm
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), Thủ tướngChính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tạiQuyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009 và Chương trình mục tiêuQuốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 tạiQuyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2020 Quyết định số 695/QĐ-TTG ngày 08/6/2013 và Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày21/3/2013, cơ chế chính sách cho công tác xây dựng nông thôn mớicủa nước ta như sau:
• Phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới trongtoàn quốc Nội dung xây dựng nông thôn mới phải trở thành mộtnhiệm vụ chính trị của địa phương và các cơ quan có liên quan
• Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trìnhmục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đểtriển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới như:
Trang 37Chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm;chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chươngtrình phòng, chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hóagia đình; chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh nguyhiểm và HIV/AIDS chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chươngtrình về văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135;
dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợchia tách huyện,
xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cố hóa kênhmương; phát triển đường giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạtầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề…;
•Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã)
để tổ chức triển khai Chương trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy địnhtăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất cóthu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ
đi chi phí) để lại cho ngân sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nộidung xây dựng nông thôn mới; Huy động vốn đầu tư của doanhnghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp;doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nướchoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được ngân sách nhà nước
hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định củapháp luật; Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhândân trong xã cho từng dự án cụ thể, do Hội đồng nhân dân xã thôngqua; Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổchức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư; Sử dụng cóhiệu quả các nguồn vốn tín dụng theo quy định tại Nghị định số41/2010/NĐ- CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tíndụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn…
Trang 38hợp tác xã;
Riêng đối với các xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ, ngân sách Nhànước hỗ trợ 100% từ ngân sách cho: Xây dựng đường giao thông
đến trung tâm xã; đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng
và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xâydựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã,
thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng công trình cấpnước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sản xuất vàdịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp,thủy sản;
Đối với các xã còn lại, hỗ trợ một phần từ ngân sách nhà nướccho: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã; đường giaothông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xâydựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhàvăn hóa xã, thôn, bản; công trình thể thao thôn, bản; xây dựng côngtrình cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu dân cư; phát triển sảnxuất và dịch vụ; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ côngnghiệp, thủy sản;
+ Mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương căn cứ điều kiện kinh
tế xã hội để bố trí phù hợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lầnthứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp,nông dân, nông thôn Ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khănchưa tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địaphương làm tốt
+ Hộ nghèo tham gia trực tiếp lao động để xây dựng cơ sở hạtầng kinh tế - xã hội của địa phương được chính quyền địa phươngxem xét, trả thù lao theo mức phù hợp với mức tiền lương chung củathị trường lao động tại địa phương và khả năng cân đối ngân sách
địa phương
•Cơ chế đầu tư:
+ Chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên
Trang 39địa bàn xã là Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã do Ủy bannhân dân xã quyết định Đối với các công trình có yêu cầu kỹ thuậtcao, đòi hỏi có trình độ chuyên môn mà Ban Quản lý xã không đủnăng lực và không nhận làm chủ đầu tư thì Ủy ban nhân dân huyệngiao cho một đơn vị có đủ năng lực làm chủ đầu tư và có sự thamgia của Ủy ban nhân dân xã;
+ Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn, bản
có thời gian thực hiện dưới 2 năm hoặc giá trị công trình đến 3 tỷ,chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trong đó phải nêu rõ tên côngtrình, mục tiêu đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô kỹ thuật côngtrình, thời gian thi công, thời gian hoàn thành, nguồn vốn đầu tư và
cơ chế huy động nguồn vốn kèm theo thiết kế, bản vẽ thi công và
+ Ủy ban nhân dân huyện là cấp quyết định đầu tư, phê duyệtbáo cáo kinh tế - kỹ thuật các công trình có mức vốn đầu tư trên 3 tỷ
đồng có nguồn gốc từ ngân sách và các công trình có yêu cầu kỹthuật cao;
+ Ủy ban nhân dân xã là cấp quyết định đầu tư, phê duyệt báocáo kinh tế - kỹ thuật các công trình có mức vốn đầu tư đến 3 tỷ
đồng có nguồn gốc từ ngân sách;
+ Lựa chọn nhà thầu: Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng cơ sở
hạ tầng các xã thực hiện theo 3 hình thức: Giao các cộng đồng dân
cư thôn, bản, ấp (những người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình)
tự thực hiện xây dựng; Lựa chọn nhóm thợ, cá nhân trong xã có đủnăng lực để xây dựng; Lựa chọn nhà thầu thông qua hình thức đấu
Trang 40thầu (theo quy định hiện hành); Khuyến khích thực hiện hình thức
giao cộng đồng dân cư hưởng lợi trực tiếp từ công trình tự thực hiện
xây dựng
+ Ban giám sát cộng đồng gồm đại diện của Hội đồng nhân
dân, Mặt trận tổ quốc xã, các tổ chức xã hội và đại diện của cộng
đồng dân cư hưởng lợi công trình do dân bầu thực hiện giám sát
các công trình cơ sở hạ tầng xã theo quy định hiện hành về giám sát
đầu tư của cộng đồng
+ Đối với các công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản: Các địa
phương được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù theo hướng không phải lập
Báo cáo kinh tế kỹ thuật, trên cơ sở thiết kế mẫu, thiết kế điển hình chỉ
cần lập dự toán đơn giản và chỉ định cho người dân và cộng đồng
trong xã tự làm Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định danh mục công
trình được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù nêu trên
•Hình thành đội ngũ cán bộ chuyên trách ở các cấp từ Trung
ương đến địa phương để triển khai có hiệu quả chương trình Đồng
thời, tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng
nông thôn mới từ Trung ương đến địa phương
• Vận động, hợp tác với các tổ chức quốc tế hỗ trợ tư vấn và
kỹ thuật cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn