1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện yên khánh, tỉnh ninh bình

152 166 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 6,63 MB

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMLẠI THỊ GIANG NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT RAU TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Quản

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LẠI THỊ GIANG

NHẬN THỨC VÀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT RAU TRONG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 60.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Lan Phương

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từngdùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đượccám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày… tháng… năm…

Tác giả luận văn

Lại Thị Giang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viêncủa bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng

và biết ơn sâu sắc TS Mai Lan Phương đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều côngsức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện

đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đàotạo, Bộ môn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Họcviện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thựchiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyệnYên Khánh, cán bộ các phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, Trạm Bảo vệ thựcvật, Trạm Khuyến nông huyện đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quátrình thực hiện đề tài

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoànthành luận văn./

Hà Nội, ngày tháng năm 20

Tác giả luận văn

Lại Thị Giang

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt vi

Danh mục bảng vii

Danh mục hình ix

Danh mục hộp x

Trích yếu luận văn xi

Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

Phần 2 Tổng quan tài liệu 6

2.1 Cơ sở lý luận 6

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 6

2.1.2 Nội dung nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 8

2.1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 29

2.2 Cơ sở thực tiễn 32

2.2.1 Kinh nghiệm từ nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới 32

Trang 5

2.2.2 Kinh nghiệm từ nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam 34

2.2.3 Bài học kinh nghiệm cho nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 36

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 38

3.1 Địa điểm nghiên cứu 38

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 38

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 38

3.1.3 Đánh giá những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tới nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

42 3.2 Phương pháp nghiên cứu 43

3.2.1 Khung phân tích nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 43

3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 44

3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 44

3.2.4 Phương pháp xử lý thông tin 47

3.2.5 Phương pháp phân tích thông tin 47

3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 48

Phần 4 Kết quả và thảo luận 51

4.1 Thực trạng nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 51

4.1.1 Thực trạng nhận thức của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 51

4.1.2 Thực trạng ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 64 4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau

trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh

Trang 6

4.2.1 Giới tính 83

4.2.2 Độ tuổi 86

4.2.3 Trình độ học vấn 88

4.2.4 Nguồn cung cấp thông tin 89

4.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 93

4.3.1 Giải pháp tăng cường truyền thông 93

4.3.2 Giải pháp xây dựng hệ thống quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả 97

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 102

5.1 Kết luận 102

5.2 Kiến nghị 103

5.2.1 Đối với người sản xuất rau 103

5.2.2 Đối với các cơ quan quản lý thuốc bảo vệ thực vật 104

5.2.3 Đối với các cấp chính quyền địa phương 105

Tài liệu tham khảo 106

Trang 7

Khu công nghiệp PMP Kế

hoạch quản lý dịch hại

PRR Chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc bảo vệ thực vậtRAT Rau an toàn

SL Số lượng

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

UBND Ủy ban nhân dân

VietGAP Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại Việt NamWHO Tổ chức Y tế thế giới

Trang 8

DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Phân loại nhóm độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về độ

độc cần ghi trên nhãn 9

Bảng 2.2 Các dạng thuốc bảo vệ thực vật 10

Bảng 3.1 Tình hình phân bố, sử dụng đất huyện Yên Khánh 2012 - 2014 39

Bảng 3.2 Tình hình phát triển kinh tế huyện Yên Khánh năm 2012 - 2014 39

Bảng 3.3 Tình hình dân số, lao động huyện Yên Khánh năm 2012 - 2014 41

Bảng 3.4 Thông tin chung về người tham gia phỏng vấn 46

Bảng 4.1 Nhận thức của người sản xuất rau về thuốc bảo vệ thực vật 51

Bảng 4.2 Nhận thức của người sản xuất rau về nhãn thuốc 53

Bảng 4.3 Nhận thức của người sản xuất rau về đối tượng và nguyên nhân ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới con người 55

Bảng 4.4 Nhận thức của người sản xuất rau về nguyên nhân ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật tới môi trường 57

Bảng 4.5 Nhận thức về các quy định liên quan tới sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 59

Bảng 4.6 Nhận thức của người sản xuất rau về triệu chứng ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật 62

Bảng 4.7 Ứng xử của người sản xuất rau khi mua thuốc 67

Bảng 4.8 Mức độ sử dụng bảo hộ lao động của người sản xuất rau khi tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật 70

Bảng 4.9 Ứng xử của người sản xuất rau khi phối trộn các loại thuốc 73

Bảng 4.10 Ứng xử của người sản xuất rau sau khi phun thuốc 76

Bảng 4.11 Biểu hiện và ứng xử của người sản xuất rau khi gặp ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật 79

Bảng 4.12 Ảnh hưởng của giới tính tới nhận thức của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 83

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của giới tính tới ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 85

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của độ tuổi tới nhận thức của người dân trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 86

Trang 9

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của độ tuổi tới ứng xử của người dân trong sử dụng thuốc

bảo vệ thực vật 87Bảng 4.16 Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới nhận thức và ứng xử của người

dân trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 89Bảng 4.17 Ảnh hưởng của nguồn cung cấp thông tin tới nhận thức của người

sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 90

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro cho con người và môi trường 15

Hình 3.1 Khung phân tích nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật 43

Hình 4.1 Nhận thức của người sản xuất rau về nguyên tắc 4 đúng 61

Hình 4.2 Nhận thức của người sản xuất rau về sơ cứu người bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật 63

Hình 4.3 Căn cứ quan trọng nhất khi người sản xuất rau chọn mua thuốc bảo vệ thực vật

65 Hình 4.4 Lý do người sản xuất rau không đọc nhãn thuốc trên bao bì thuốc bảo vệ thực vật 66

Hình 4.5 Thực trạng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật của người sản xuất rau 69

Hình 4.6 Lý do lựa chọn nơi pha thuốc của người sản xuất rau 71

Hình 4.7 Các cách pha thuốc của người sản xuất rau 72

Hình 4.8 Nơi vứt vỏ thuốc bảo vệ thực vật của người sản xuất rau 75

Hình 4.9 Thời điểm thu hoạch của người sản xuất rau 78

Hình 4.10 Mức độ thường xuyên sử dụng đồ bảo hộ lao động khi phun thuốc của hai giới 84

Trang 11

DANH MỤC HỘP

Hộp 4.1 Thời điểm thu hoạch rau

56 Hộp 4.2 Thiên địch ngày càng giảm

58 Hộp 4.3 IPM chưa được phổ biến

60 Hộp 4.4 Tỷ lệ người dân biết chính xác cần mua loại thuốc nào còn hạn chế

65

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Tên tác giả: Lại Thị Giang

2 Tên luận văn: “Nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình”

3 Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10

4 Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trong một thị trường tồn tại nhiều loại thực phẩm bẩn như hiện nay,người tiêu dùng có xu hướng sử dụng rau xanh nhiều hơn, nhưng rau cũng đang

là một trong những loại cây trồng trong tình trạng lạm dụng thuốc BVTV nghiêmtrọng nhất Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực của thuốc BVTV hoàn toàn có thểkiểm soát được dựa trên nhận thức và ứng xử của những người sản xuất rau -những người trực tiếp sử dụng thuốc trên rau Mặc dù đã có nhiều quy định,nhiều chương trình liên quan tới sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả nhưngnhận thức và ứng xử của người dân vẫn còn nhiều thiếu sót Điều này cũngkhông ngoại lệ tại địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Do điều kiện thờigian không cho phép, trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành điều tra, đánhgiá thực trạng nhận thức, ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốcBVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, cũng như các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đưa

ra những giải pháp phù hợp với tình hình địa phương Tương ứng với đó lànhững mục tiêu cụ thể: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn vềnhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV; (2) Tìmhiểu thực trạng nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốcBVTV; (3) Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của ngườisản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV; (4) Đề xuất một số giải pháp nâng caonhận thức và hoàn thiện ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốcBVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và

sơ cấp để đưa ra các phân tích nhận định Trong đó số liệu thứ cấp được thu thập

từ các báo cáo tổng kết, tài liệu của các cơ quan đã được công bố, tạp chí khoahọc và luận văn Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn 120 người sản xuấtrau tại 3 xã, thị trấn: Thị trấn Yên Ninh, xã Khánh Hải, xã Khánh Hồng Bêncạnh đó, tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ các phòng NN&PTNT, trạm Bảo vệthực vật, trạm Khuyến nông, giám đốc 3 HTX nông nghiệp tại 3 điểm nghiên

Trang 13

cứu Chúng tôi xử lý các số liệu thu thập được bằng phần mềm SPSS 20.0, công

cụ Excel và sử dụng các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, so sánh đểđánh giá thực trạng nhận thức, ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụngthuốc BVTV tại huyện Yên Khánh cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng tớinhận thức và ứng xử của họ

Kết quả cho thấy người sản xuất rau dù đã có những nhận thức và ứng xửnhất định trong sử dụng thuốc BVTV nhưng vẫn còn nhiều điểm cần hoàn thiện

và nâng cao Bên cạnh 100% người dân quan tâm tới sự độc hại của thuốcBVTV, nhận thức được ảnh hưởng của thuốc tới môi trường và con người, thì sốngười hiểu biết nguyên tắc 4 đúng chỉ chiếm 18,06% Tương tự, ứng xử củangười dân có những chuyển biến tích cực với việc luôn luôn sử dụng các đồ bảo

hộ lao động cơ bản, nhưng nhiều hành vi vẫn giữ thói quen và kinh nghiệm cũ:vứt vỏ thuốc trên đồng ruộng, pha nhiều thuốc với nhau Giữa nhận thức và ứng

xử tồn tại mối quan hệ theo 4 dạng: nhận thức đúng - ứng xử đúng, nhận thức sai

- ứng xử sai, nhận thức đúng - ứng xử sai, nhận thức sai - ứng xử đúng Nhậnthức và ứng xử tác động lẫn nhau, các ứng xử cũng có ảnh hưởng tới nhau nhưhành vi ít đọc nhãn mác dẫn đến số người biết nhiều cách sơ cứu hạn chế(16,67%) Kết quả này do ảnh hưởng của các yếu tố: (1) Độ tuổi; (2) Giới tính;(3) Trình độ học vấn và (4) Các nguồn cung cấp thông tin, đặc biệt ứng xử bị ảnhhưởng nhiều từ tư vấn của người bán thuốc, kinh nghiệm bản thân, trong khi tậphuấn làm thay đổi rõ nét nhận thức những người đã từng tham gia ít nhất một lớptập huấn liên quan đến sử dụng thuốc BVTV (nhóm 1) với những người chưatừng tham gia lớp tập huấn nào (nhóm 2)

Từ kết quả, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức vàhoàn thiện ứng xử của người sản xuất rau Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền bằngnhiều hình thức về sử dụng thuốc BVTV Đặc biệt, cần thiết kế những lớp họcphù hợp với các đối tượng khác nhau, lấy người dân làm trung tâm, giúp họ trởthành chuyên gia, mở rộng mô hình IPM Tập huấn cũng cần tăng cường chongười kinh doanh, cán bộ chuyên môn, cơ quan có liên quan Thứ hai, xây dựng

hệ thống quản lý sử dụng thuốc BVTV từ trung ương tới địa phương Hệ thốngpháp luật hoàn chỉnh, siết chặt việc buôn bán, sử dụng thuốc Cơ quan chínhquyền thực thi đúng pháp luật Người bán thuốc đảm bảo các tiêu chuẩn theo quyđịnh của Nhà nước Đặc biệt, người sử dụng thuốc cần tích cực tham gia học tập

và tự bổ sung những kiến thức cần thiết cũng như thay đổi hành vi sử dụng thuốccho an toàn, hiệu quả hơn

Trang 14

THESIS ABSTRACT

Master candidate: Lai Thi Giang

Thesis title: “Awareness and behavior of vegetable producer in applying herbicides in Yen Khanh district, Ninh Binh province”

Major: Economic Management Code: 60.34.04.10Educational organization: Vietnam National University of AgricultureResearch Objectives

Nowadays, contaminated food was spreading out gradually, consumerstended to eat more vegetable, but vegetable was the most dangerous foods interm of overexploiting herbicides However, bad influence of herbicides could

be controlled completely based on awareness and behavior of vegetableproducers - direct user of herbicides Despite many regulations, programsrelated to employing herbicides securely, there was limitation of awareness andbehavior of vegetable producers including producers in Yen Khanh district,Ninh Binh province Because of time limit, in this research, we conductedsurveys, evaluated situation of awareness and behavior of vegetable producers

as well as influencing factors, from that proposed suitable solutions to situation

of Yen Khanh district area Accordingly, specific objectives were: (1)Contribute to systemize rational and pratical background about awareness andbehavior of vegetable producers in employing herbicides; (2) Analyze situation

of awareness and behavior of vegetable producers in employing herbicides; (3)analyze factors influencing to awareness and behavior of vegetable producers inemploying herbicides; (4) proposed solutions to improve awareness andbehavior of vegetable producers in employing herbicides in Yen Khanh district,Ninh Binh province

Materials and Methods

In this research, we applied flexibly primary and secondary data to come

up with analysis comments Secondary data collected from reports, static reports,related documents and other thesis Primary data were collected by taking directquestionare to 120 vegetable producers in three communes and town includingYen Ninh town, Khanh Hai and Khanh Hong Besides, we conduct PRA withofficers at Agriculture and Rural development department, plant protection

Trang 15

station, extension station, three directors of local cooperative We analyze data

by using SPSS 20.0 and excel software and then using analysis methodsDescriptive statistic, comparable methods evaluate situation as well asinfluencing factors of awareness and behavior vegetable producers in employingherbicides in Yen Khanh district

Main Findings and Conclusions

According to research, although vegetable producers had certainawareness and behavior in employing herbicides, something needed to improved.Beside 100 percent producers cared to the poisonous of herbicides, the effects ofherbicides to human and environment, percentage of producers comprehendingfourth rule was 18,06 Similarly, behavior of producers has changed significantly

as wearing protected suit, but some old habit and experience were unchangedsuch as throwing herbicides packages in the fields, combining other sorts ofherbicides Awareness and behavior existed four formalities of relation: rightawareness, right behavior; wrong awareness, wrong behavior; right awareness,wrong behavior; wrong awareness, right behavior Awareness and behaviorimpacted mutually, ways of behavior also impacted mutually This outcome wasimpacted by these influencing factors: (1) ages, (2) gender, (3) literacy, (4)sources of information, especially consultancy of herbicides sellers, producer'sown experience, awareness from technical training related to employingherbicides between atteneded group (group 1) and not attended group (group 2)

Consequently, thesis proposed solutions to improve awareness andaccomplish behavior of vegetable producers: firstly, increase propagandaactivities about formalities of herbicides usage; especially, design suitabletraining class to all subjects, put producers in center of careness, help thembecome experts, expand IPM model, then also strengthen training to herbicidessellers, professional officers.; secondly, establish system management ofherbicide usage from central to local government, accomplish policies system,manage carefully herbicides usage and trading The authorities enforce lawfully,sellers ensured quality of products following regulations of central government.specially, herbicides users should self-study actively nessecary knowledge aswell as change behavior of employing herbicide safer, more effectively

Trang 16

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Với một thị trường tràn lan thực phẩm bẩn như hiện nay, khái niệm thựcphẩm xanh đang dần trở nên khá quen thuộc với người dân cùng với sự gia tăngnhu cầu tìm kiếm và sử dụng loại sản phẩm Trong đó, con người ngày càng có

xu hướng sử dụng rau xanh và trái cây nhiều hơn Tuy nhiên, một điều cần lưu ýrằng, rau dù là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày nhưng cũng ẩnchứa nhiều rủi ro thực phẩm bởi thuốc bảo vệ thực vật

Việc sản xuất rau thường xuyên phải đối mặt với sâu, bệnh hại- yếu tốquan trọng ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm rau Đặc biệt Việt Nam

là nước có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, sâu bệnh, cỏ dại xuất hiện quanh năm,phần lớn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) như một biện phápkhông thể thiếu và đôi khi lạm dụng loại hóa chất này do nhận thức và ứng xửcòn hạn chế Điều này khiến cho rau trở thành một trong những loại cây trồngđang trong tình trạng lạm dụng thuốc BVTV nghiêm trọng nhất, là mối đe dọalớn tới sức khỏe của con người, tác động xấu tới môi trường Vụ Y tế dự phòng(Bộ Y tế) đã chỉ rõ, ngộ độc thuốc BVTV là một trong mười nguyên nhân gây

tử vong cao nhất tại các bệnh viện, chỉ sau cao huyết áp, bệnh phổi và tai nạngiao thông, trong đó, người sản xuất rau là người trực tiếp tiếp xúc và chịu ảnhhưởng từ thuốc BVTV (Lê Thị Thanh Loan và cs., 2012) Vấn đề nguy hại từthuốc BVTV không mới nhưng vẫn đang là vấn đề bức thiết mà trong đó nhậnthức và ứng xử của người sản xuất rau có vai trò quan trọng trong việc giảmthiểu ảnh hưởng tiêu cực từ thuốc BVTV

Đã có một số nghiên cứu liên quan tới vấn đề nhận thức và ứng xử củangười dân trong sử dụng thuốc BVTV Theo Lê Quốc Tuấn và cs (2012), nhìnchung người dân An Giang có mối quan tâm tới môi trường từ việc sử dụngthuốc BVTV trong canh tác lúa và có thói quen sử dụng thuốc nằm trong danhmục được cho phép nhưng ứng xử trong và sau khi sử dụng thuốc chưa đúng:nhiều hộ chưa có địa điểm lưu trữ thuốc an toàn, sử dụng thuốc với liều lượngcao hơn khuyến cáo của nhà sản xuất, xử lý sai kỹ thuật đối với thuốc BVTV còn

dư và các dụng cụ sau khi sử dụng Nghiên cứu của Đỗ Kim Chung và cs.(2009a), và Nguyễn Thị San (2010) cũng chỉ ra những thiếu hụt trong nhận thứccủa người dân về những rủi ro từ thuốc BVTV và đưa ra những đánh giá tác động

Trang 17

của chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV tới nhận thức và ứng xử củangười dân Theo Lê Thị Thanh Loan và cs (2012), không phải người dân nàocũng nhận thức và ứng xử đúng về những rủi ro mà thuốc BVTV mang lại trongsản xuất rau, và có một mối quan hệ giữa nhận thức và ứng xử Các nghiên cứunày đã phần nào chỉ ra được nhận thức và ứng xử của người dân trong sử dụngthuốc BVTV nhưng nhóm đối tượng nghiên cứu ở các đề tài trên, ngoài người sửdụng thuốc còn nghiên cứu cả ở nhóm không sử dụng thuốc, nhóm người bánthuốc, cán bộ; thêm vào đó sự phân chia theo nhóm hộ theo diện tích đất gieotrồng nhưng lại chưa được sử dụng trong phân tích kết quả Thứ hai, trong mộtvài nghiên cứu có chỉ ra rằng tập huấn từ các chương trình tác động tích cực tớinhận thức và ứng xử của người dân cũng như độ tuổi và trình độ học vấn là cácyếu tố ảnh hưởng, tuy nhiên có thể nhận thấy hầu hết người dân trồng rau đềutrong độ tuổi trung niên từ 40 đến 60 tuổi, trình độ học vấn hạn chế ở mức trunghọc cơ sở Vậy câu hỏi đặt ra là nguyên nhân ảnh hưởng chính và tác động củachúng đến nhận thức và ứng xử của họ là gì? Thứ ba, những người được tập huấnthì nhận thức tích cực hơn, nhưng có phải họ cũng đều thay đổi cả ứng xử? Nếucách ứng xử cũng không khác biệt nhiều so với những người chưa được tập huấnthì nguyên nhân là gì? Để trả lời cho những thắc mắc trên, cũng như thay vì thựchiện đề tài ở những địa phương lớn, nghiên cứu này tập trung vào một địaphương nhỏ, cụ thể tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Huyện Yên Khánh là một huyện đồng bằng nằm ở Đông Nam tỉnh NinhBình, có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội.Với đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và mạng lưới sông ngòi đã tạo điềukiện cho huyện phát triển nông nghiệp đặc biệt là sản xuất rau Yên Khánh cùngvới Nho Quan, Yên Mô luôn là ba huyện có diện tích trồng rau lớn và cho tổnggiá trị sản phẩm cao nhất tỉnh Cùng với việc mở rộng quy mô, thâm canh chonăng suất cao thì nhu cầu sử dụng thuốc BVTV trong trồng trọt của người dâncũng tăng lên Đây là một địa bàn có rất nhiều điều kiện thuận lợi để tiến hànhthực hiện đề tài góp phần giải đáp những thắc mắc đã được nêu ra ở trên Bêncạnh đó cũng giải đáp thêm một số câu hỏi mang tính địa phương: người sản xuấtrau trên địa bàn huyện đã có nhận thức đúng đắn trong sử dụng thuốc BVTV haychưa? Họ đã ứng xử như thế nào trong suốt quá trình sử dụng thuốc BVTV?Những yếu tố nào tác động tới nhận thức và hành vi ứng xử của họ? Tập huấn,cũng như các chuyên đề liên quan tới thuốc BVTV có ảnh hưởng tới nhận thức

và ứng xử của họ? Như vậy cần một nghiên cứu có hệ thống từ cơ sở lý luận đến

Trang 18

thực tiễn về nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốcBVTV Từ đó, đánh giá thực trạng, phân tích yếu tố ảnh hưởng và đưa ra giảipháp nâng cao nhận thức và ứng xử của người dân để sử dụng thuốc BVTV mộtcách an toàn và hiệu quả hơn.

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Nhận thức và ứng xử của ngườisản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn huyện YênKhánh, tỉnh Ninh Bình” được lựa chọn làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản

lý kinh tế là có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu thực trạng nhận thức, ứng xử và một số yếu tố ảnh hưởng tớinhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV, từ đó đềxuất giải pháp nâng cao nhận thức và hoàn thiện ứng xử của người sản xuất rautrên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nhận thức và ứng

xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV;

- Tìm hiểu thực trạng nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sửdụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình;

- Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của ngườisản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnhNinh Bình;

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức và hoàn thiện ứng xử củangười sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh,tỉnh Ninh Bình

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài cần trả lời được cáccâu hỏi nghiên cứu sau:

- Những lý luận, lý thuyết nào liên quan tới nhận thức và ứng xử củangười sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV?

- Nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụngthuốc BVTV gồm những nội dung nào?

Trang 19

- Cơ sở thực tiễn về nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sửdụng thuốc BVTV là gì?

- Thực trạng nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụngthuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình như thế nào? Mốiquan hệ giữa nhận thức và ứng xử là gì?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới nhận thức và ứng xử của người sản xuấtrau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình?

- Cần có những giải pháp nào nhằm nâng cao nhận thức và ứng xử củangười sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh,tỉnh Ninh Bình?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong

sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

1.4.2.1 Phạm vi về nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới nhận thức, ứng xửcủa người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV: Nhận thức của người sảnxuất rau về các vấn đề liên quan tới thuốc BVTV; ứng xử của người sản xuất rautrong sử dụng thuốc; các yếu tố ảnh hưởng từ đó đưa ra một số giải pháp nhằmnâng cao nhận thức và hoàn thiện ứng xử của người sản xuất rau để sử dụngthuốc BVTV an toàn và hiệu quả hơn

1.4.2.2 Phạm vi về không gian

Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

1.4.2.3 Phạm vi về thời gian

Nghiên cứu thực hiện từ ngày 01/11/2015 đến ngày 30/8/2016

Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm từ năm 2012 đến hếtnăm 2014

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ 01/01/2016 đến ngày 01/6/2016.1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn vềnhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV, bài học

Trang 20

kinh nghiệm và thiết lập khung phân tích nhận thức và ứng xử của người sản xuấtrau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Luận văn đã tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng nhận thức và ứng xửcủa người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện YênKhánh, tỉnh Ninh Bình, đồng thời tìm ra mối quan hệ giữa nhận thức và ứng xửcũng như một số điểm tương đồng (ngưởi sản xuất rau đã có những nhận thức vàứng xử nhất định trong sử dụng thuốc BVTV nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cầnhoàn thiện) và khác biệt của đề tài so với những nghiên cứu trước đó (giữa cácứng xử và giữa các yếu tố tồn tại mối quan hệ tương quan với nhau, các nguyênnhân về đặc điểm địa bàn, chính sách tại địa phương, nội dung tập huấn nêntrong một số trường hợp nhận thức hoặc ứng xử của người dân tại huyện YênKhánh tốt hơn hoặc chưa tốt bằng các địa phương khác)

Luận văn đã xác định được 4 yếu tố chính ảnh hưởng tới nhận thức và ứng

xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV trên địa bàn huyện YênKhánh, tỉnh Ninh Bình: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nguồn cung cấp thôngtin (tập huấn, người bán thuốc, kinh nghiệm bản thân, người thân, bạn bè,phương tiện truyền thông, nhãn mác thuốc)

Luận văn đề xuất 2 giải pháp chính, trong đó gồm những hoạt động cụ thể,phù hợp với tình hình địa phương, nhằm nâng cao nhận thức và hoàn thiện ứng

xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV tại địa bàn nghiên cứu

Trang 21

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Theo Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam và điều lệ Quản lý thuốc BVTV: Thuốc bảo vệ thực vật (sảnphẩm nông dược) là những chế phẩm có nguồn gốc hoá chất, thực vật, động vật,

vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyênthực vật Gồm: Các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thựcvật; các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật, chất làm rụng hay khô lá; cácchế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyênthực vật đến để tiêu diệt (Nguyễn Trần Oánh và cs., 2007)

Như vậy, thuốc BVTV là những chế phẩm có nguồn gốc hóa học hoặcsinh học và các chế phẩm khác có tác dụng ngăn ngừa, phòng chống các loại côntrùng, sâu bệnh hại cây trồng, điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển của cây

Thuốc BVTV là vật tư quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Với dịchhại ngày càng nhiều thì thuốc BVTV là một biện pháp đơn giản, hữu hiệu để diệtdịch hại nhanh, trên diện rộng, triệt để, trong thời gian ngắn, giúp bảo vệ câytrồng, cải thiện chất lượng nông sản, mang lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên,thuốc BVTV cũng là một nhân tố gây mất ổn định môi trường, có thể gây hại chosức khỏe con người và sinh vật Thuốc BVTV gây ô nhiễm nguồn nước, đất; đểlại dư lượng trên nông sản có thể gây độc cho con người và sinh vật; gây mất cânbằng trong tự nhiên, làm suy thoái đa dạng sinh học Một trong những nguyênnhân chính dẫn tới hậu quả trên là do nhận thức và ứng xử của người dân trongviệc sử dụng thuốc BVTV: sử dụng sai, lạm dụng, thiếu kiểm soát Ngoài ra còn

có nguyên nhân khác như do điều kiện ngoại cảnh (gió, mưa, nắng, …) Như vậytồn tại sự rủi ro khi sử dụng thuốc BVTV Đây là những ảnh hưởng tiêu cực củathuốc BVTV tới sức khỏe con người, môi trường mà chúng ta hoàn toàn có thểgiảm thiểu dựa vào việc thay đổi nhận thức và ứng xử của người sản xuất

Trang 22

2.1.1.2 Nhận thức của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Theo tác giả Nguyễn Văn Tường (2010), có một số khái niệm cơ bản vềnhận thức như sau:

Theo Từ điển Triết học: “Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ởtrong tư duy của con người, được quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắnliền cũng như không thể tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thựctiễn, phải hướng tới chân lý khách quan”

Theo Từ điển Giáo dục học: “Nhận thức là quá trình hay là kết quả phảnánh và tái tạo hiện thực vào trong tư duy của con người”

Nhà Tâm lý học người Đức cho rằng: “Nhận thức là sự phản ánh hiện thựckhách quan trong ý thức của con người, nhận thức bao gồm: Nhận thức cảm tính

và nhận thức lý tính, chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau và cơ sở, mụcđích và tiêu chuẩn của nhận thức là thực tiễn xã hội”

Khái niệm này đã phản ánh tương đối đầy đủ nội hàm của nhận thức Nhờnhận thức mà con người nhận biết và hiểu biết được thế giới Quá trình nhận thức

đi từ đơn giản đến phức tạp, từ nhận biết những thuộc tính cơ bản đến hiểu biết

về thuộc tính bên trong và xây dựng nên những nhận thức rõ ràng về sự vật hiệntượng Nhận thức không chỉ phản ánh hiện thực khách quan mà còn là nền tảng

để con người cải tạo được thế giới xung quanh, đặc biệt là cải tạo chính bản thân,phục vụ cho những nhu cầu của chính mình (Nguyễn Văn Tường, 2010)

Từ sự phân tích những định nghĩa khác nhau về nhận thức, khái niệmnhận thức của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV có thể được hiểu lànhững nhận biết, hiểu biết của người trồng rau về những vấn đề liên quan tớithuốc BVTV Những vấn đề hiểu biết liên quan tới thuốc BVTV như: khái niệm;cách đọc nhãn mác thuốc; phân loại thuốc; độ độc; sự ảnh hưởng của thuốc tớicon người, sinh vật, môi trường; mức độ ảnh hưởng; đối tượng chịu ảnh hưởng;nguyên nhân gây nên ảnh hưởng; các quy định, chính sách có liên quan tới sửdụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; ngộ độc thuốc BVTV và cách xử lý

2.1.1.3 Ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Theo tổng hợp của Phan Trọng Hòa và Phan Thị Đào (2008), có một sốđịnh nghĩa về ứng xử sau:

Theo từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê và cs., 2000): Ứng xử được giải thích

là “có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc xử sự”

Trang 23

Trong cuốn Tâm lí học ứng xử, khái niệm “ứng xử” được các tác giả LêThị Bừng và Hải Vang xác định như sau: “Ứng xử là sự phản ứng của con ngườiđối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhấtđịnh Nó thể hiện ở chỗ con người không chủ động giao tiếp mà chủ động trongphản ứng có sự lựa chọn, có tính toán, thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cáchnói năng tuỳ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người, nhằmđạt kết quả giao tiếp cao nhất”.

Thực tế, chưa có một định nghĩa rõ ràng và chính xác về ứng xử, và cáckhái niệm hầu như tập trung nghiên cứu về hành vi ứng xử trong giao tiếp giữacon người với con người Tuy nhiên, có thể định nghĩa ứng xử là sự phản ứngcủa con người đối với sự tác động của người khác và của môi trường xungquanh theo một mục đích nhất định dựa trên tri thức, lợi ích, tín ngưỡng hayniềm tin và tập tính sống, kinh nghiệm Như vậy, nhận thức có ảnh hưởng tớiứng xử của con người

Vậy ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV chính làthái độ, hành vi, hoạt động của họ trong quá trình sử dụng thuốc BVTV từ khi họbắt đầu chọn lựa, mua thuốc tới khi sử dụng xong, và cách xử lý với những rủi ro

do thuốc BVTV mang lại như ngộ độc Những hành vi ứng xử này phụ thuộc vàonhận thức của họ về thuốc BVTV; kinh nghiệm, thói quen sản xuất và mục đíchkinh tế

2.1.2 Nội dung nghiên cứu nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

2.1.2.1 Nhận thức của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

a Nhận thức về thuốc bảo vệ thực vật

Ngoài việc hiểu được khái niệm về thuốc BVTV, nhận thức về thuốcBVTV còn được thể hiện thông qua những hiểu biết về cách phân loại thuốc; cácdạng thuốc, cách đọc nhãn thuốc

Phân loại thuốc BVTV

Theo Nguyễn Trần Oánh và cs (2007), tùy theo mục đích nghiên cứu và

sử dụng, có rất nhiều cách phân loại thuốc BVTV Trong nghiên cứu này tậptrung vào 2 cách phân loại sau đây:

Dựa vào độ độc của thuốc BVTV: Tổ chức Y tế thế giới WHO phân chiacác loại thuốc thành 4 nhóm độc khác nhau: I (rất độc), II (độc cao), III (nguyhiểm), IV (cẩn thận) căn cứ theo độ độc cấp tính

Trang 24

Chỉ tiêu để biểu thị độ độc cấp tính của một chất độc nói chung, và củamột loại thuốc BVTV nói riêng - đối với động vật máu nóng trong trường hợpchất đó xâm nhập qua đường miệng vào bộ máy tiêu hoá là chỉ số LD50 LD50 làliều gây chết cho 50% số lượng con vật thử nghiệm (chuột bạch, thỏ, …) đượctính bằng số lượng miligam hoạt chất của thuốc/kg thể trọng của con vật thínghiệm Trị số LD50 của một loại thuốc càng nhỏ thì độ độc cấp tính của thuốc đóvới động vật máu nóng càng cao, thuốc càng nguy hiểm, dễ gây chết người vàđộng vật (Nguyễn Trần Oánh và cs., 2007)

Bảng 2.1 Phân loại nhóm độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các biểu tượng về

độ độc cần ghi trên nhãn

Qua miệng Qua da

rắn

Thể lỏng

Thểrắn

Thể lỏngRất

độc Đầu lâu xương chéo Đỏ ≤ 50 ≤ 200 ≤ 100 ≤ 400

II Độccao Chữ thập chéo tronghình thoi vuông Vàng > 50 -500 > 200 -2000 -1000> 100 > 400 -4000III Nguyhiểm

IV Cẩn

Đường chéo hình thoivuông không liền nét

Xanhnước biểnXanh lá

> 500-2000 > 2000- 3000 > 1000 > 4000

Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs (2007)

Theo cách phân loại này, nhóm thuốc III và IV có độ độc thấp hơn nghĩa

là khả năng mang lại rủi ro cho con người và môi trường thấp hơn 2 nhóm thuốccòn lại Điều này sẽ tác động tới ứng xử của người sản xuất rau nếu họ nhận thứcđược độ độc của từng loại thuốc từ đó hạn chế sử dụng thuốc có độ độc hại cao

để giảm thiểu tác động tiêu cực do thuốc BVTV mang lại

Dựa vào nguồn gốc, thuốc BVTV chia làm 2 loại: (1) Thuốc hóa học lànhững loại thuốc có nguồn gốc từ hóa học (vô cơ, hữu cơ); (2) Thuốc sinh học làcác loại thuốc có nguồn gốc chế xuất từ thảo mộc (chất độc hoặc dầu thực vật),sinh học, các loại vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus) và sản phẩm do chúng sinh ra(thường là chất kháng sinh)

Thuốc hóa học có tác dụng nhanh đến sinh vật, côn trùng gây hại và giáthành rẻ, nhưng có độ độc cao do dư lượng thuốc tồn đọng trong môi trường khóphân hủy, có khả năng tích lũy sinh học theo chuỗi thức ăn ảnh hưởng đến sức

Trang 25

Phân biệt được và tăng cường sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học là mộtbiện pháp hữu hiệu để giảm mức độ độc hại do thuốc BVTV, điều này cần đượcnâng cao trong nhận thức và ứng xử của người sản xuất rau.

Các dạng thuốc

Bảng 2.2 Các dạng thuốc bảo vệ thực vật

Dạng thuốc Chữ viết tắt Thí dụ Ghi chú

Tilt 250 ND,Nhũ dầu ND, EC

Dung dịch DD, SL, L, AS

BTN, BHN,

Basudin 40 EC,DC-Trons Plus 98.8 ECBonanza 100 DD,Baythroid 5 SL,Glyphadex 360 ASViappla 10 BTN,

Thuốc ở thể lỏng, trong suốt

trong nước thành dung dịch huyền phùAppencarb super 50 FL,

Basudin 10 H,Regent 0.3 G Chủ yếu rãi vào đất

Viên P Deadline 4% PelletOrthene 97 Pellet,

Thuốc BVTV có nhiều dạng khác nhau như dạng lỏng, dạng bột, dạng hạt.Mỗi dạng thuốc có những đặc điểm khác nhau, việc nắm bắt được những tínhchất này sẽ giúp người sản xuất sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả caohơn, giảm độc hại

Đọc nhãn thuốc

Trang 26

Theo Nguyễn Trần Oánh và cs (2007): Nhãn thuốc là bản viết, bản in,hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, nổi trực tiếp hay được dán, đính, càichắc chắn trên bao bì để cung cấp các thông tin cần thiết chủ yếu về hàng hóa đó.

Việc đọc kỹ nhãn thuốc trước khi dùng sẽ giúp người dùng hiểu biết kỹ vềloại thuốc mình định sử dụng, biết cách dùng thuốc sao cho hiệu quả, an toàn.Nội dung của nhãn thuốc gồm 1 - 2 hoặc 3 cột có những phần chính sau:

Phần giới thiệu chung gồm:

- Phân loại và ký hiệu độ độc: có 4 nhóm thuốc theo tiêu chuẩn của WHO(I, II, III, IV)

- Tên thuốc

+ Tên thương mại: do Công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra đểphân biệt sản phẩm giữa công ty này và công ty khác Tên thương mại gồm 3phần: tên thuốc, hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc

+ Tên hoạt chất: là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệtdịch hại

+ Phụ gia: là những chất trơ, không mang tính độc được pha trộn vàothuốc để tạo thành dạng thương phẩm giúp cho việc sử dụng dễ dàng

- Thành phần, hàm lượng: hàm lượng của hoạt chất và phụ gia, đượctính theo tỷ lệ phần trăm trọng lượng hay trọng lượng hoạt chất (g) trên 1 đơn

vị thể tích

- Công dụng: giới thiệu khái quát những công dụng của thuốc

- Định lượng hàng hóa: được ghi bằng trọng lượng tịnh, thể tích thực

- Nguồn gốc: tên địa chỉ nơi sản xuất, gia công, nhà phân phối

- Thời hạn: ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng

- Các hình vẽ: biểu thị đặc tính hóa lý dễ gây nguy hiểm, cần lưu ý trongvận chuyển, cất giữ, sử dụng (nếu có)

Phần hướng dẫn sử dụng: Thuốc phòng trừ được loại dịch bệnh hại nào,nồng độ, lượng dùng cho một đơn vị diện tích, thời điểm dùng, cách pha thuốc,lượng nước, bảo quản Thời gian cách ly (PHI): chỉ số ngày tối thiểu kể từ lầnphun cuối cùng đến khi thu sản phẩm, đặc biệt có ý nghĩa trên rau, quả ăn tươi,chè nhằm đảm bảo cho thuốc có đủ thời gian phân hủy đến mức không còn có thểgây ra những tác động xấu đến cơ thể người và gia súc khi tiêu thụ nông sản đó

Trang 27

Phần hướng dẫn các biện pháp an toàn trong và sau khi sử dụng thuốc:Chỉ dẫn cách phòng tránh nhiễm độc, các hình tượng cảnh báo, chỉ dẫn sơ cấpcứu khi ngộ độc, các công cụ bảo hộ cần có khi tiếp xúc với thuốc.

b Nhận thức về ảnh hưởng của thuốc BVTV tới con người và môi trường

Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới sức khỏe con người

Thuốc BVTV có ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới sức khỏe conngười, có thể gây nên 7 căn bệnh nguy hiểm trong đó có ung thư Hơn 260nghiên cứu về hóa chất nông nghiệp chỉ ra rằng thuốc BVTV có nguy cơ gây nênung thư, bao gồm cả ung thư vú, tuyến tiền liệt, não, xương, tuyến giáp Nhữngđứa trẻ có cha mẹ sử dụng thuốc BVTV có nguy cơ bị ung thư não cao hơnnhững đứa trẻ khác Ngoài ra, tỷ lệ mắc các bệnh béo phì, tiểu đường, Parkinson,

vô sinh, sinh trẻ dị tật hay tự kỷ cũng cao hơn ở những người trực tiếp hoặc giántiếp tiếp xúc với thuốc BVTV (Garber, 2012) Một nghiên cứu vào tháng 5/2010của các nhà khoa học từ Đại học Montreal và Đại học Harvard đã cho thấy tiếpxúc với dư lượng thuốc trừ sâu trên rau và trái cây có thể tăng gấp đôi nguy cơthiếu tập trung rối loạn tăng động (ADHD), từ đó gây ra sự thiếu chú ý, hiếuđộng, bốc đồng ở trẻ em (Garber, 2012) Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tiếpxúc với thuốc trừ sâu có liên quan đến các vấn đề sức khỏe lâu dài như về đường

hô hấp, trong đó có bệnh hen suyễn, rối loạn trí nhớ và trầm cảm Rõ ràng khôngchỉ có những người trực tiếp sử dụng, tiếp xúc với thuốc mới có nguy cơ nhiễmđộc mà những đối tượng ít hoặc không tiếp xúc cũng phải đối mặt với rủi rothuốc BVTV

Ảnh hưởng thuốc BVTV tới môi trường

Thuốc BVTV luôn có tính độc đối với sinh vật, có khả năng vận chuyển,tồn dư nên có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và hệ sinh thái

Gây hại cho động vật có ích, giảm thiên địch: Trong quần thể côn trùngtrên rau, loài có hại chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại là các côn trùng có ích và cáccôn trùng khác, đóng vai trò trong quan hệ hữu ích, góp phần tạo nên sự bềnvững của hệ sinh thái Các hóa chất BVTV không chỉ tiêu diệt các loài côn trùng

và bệnh hại mà còn tiêu diệt cả các loài côn trùng có ích Ngoài ra, các hóa chấtBVTV bị rửa trôi xuống các thủy vực làm hại các loài động vật thủy sinh (cá,ếch, nhái, ) là các loài có ích, thiên địch của sâu, hại Như vậy, vô tình đã làmtăng số lượng sâu hại và làm mất cân bằng hệ sinh thái (Nguyễn Thị Hai, 2011)

Trang 28

Ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và không khí: Khi phun thuốc trêncây trồng, có hơn 50% thuốc bị rơi vãi xuống đất, chưa kể biện pháp bón trựctiếp vào đất Ước tính có tới 90% thuốc sử dụng không tham gia diệt sâu, bệnh

mà gây nhiễm độc cho đất, nước, không khí và nông sản (Phạm Văn Biên và cs.,

2000, dẫn theo Nguyễn Thị Hai, 2011) Tốc độ phân giải của thuốc BVTV trongđất diễn ra chậm Thuốc xâm nhập vào đất làm thay đổi lý tính của đất, tác độngmạnh mẽ tới các loài sinh vật trong đất (Nguyễn Thị Hai, 2011) Thuốc ngấmvào đất, rửa trôi vào môi trường nước, gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm.Điều kiện thời tiết và thời điểm phun thuốc cũng ảnh hưởng tới sự tác động củathuốc tới môi trường đặc biệt là môi trường không khí Khi phun thuốc lúc gió tothì không khí sẽ dễ bị nhiễm hơi thuốc, lượng thuốc đọng lại trên cây giảm đi vừalãng phí thuốc vừa gây ô nhiễm môi trường Vứt vỏ bao bì bừa bãi, không đúngnơi quy định cũng là nguyên nhân làm lượng thuốc dư thừa có thể phát tán theogió, những loài sinh vật tới những nơi khác

Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới kinh tế

Người dân sử dụng thuốc BVTV theo cách nghĩ đơn giản như một loạithuốc trị bệnh, càng dùng với liều lượng cao thì số lượng dịch bệnh sẽ giảm đi.Điều này đã làm tăng tính kháng thuốc của sâu bệnh nghĩa là cơ thể sâu bệnh cókhả năng chống chịu ngày càng cao hơn với thuốc và thuốc mất dần tác dụng,hậu quả là sâu bệnh nhiều hơn, có thể làm giảm năng suất và sản lượng sảnphẩm, tăng chi phí mua thuốc làm thiệt hại về kinh tế cho người sản xuất

Bên cạnh đó, vấn đề sức khỏe bị ảnh hưởng do nhiễm độc cũng mang lạigánh nặng về kinh tế cho người dân Số tiền phải chi trả trong quá trình chữabệnh và số tiền mất trong thời gian không thể lao động sẽ là những khoản chi phíkhông hề nhỏ đối với những người nông dân

Ảnh hưởng của thuốc BVTV tới thị trường tiêu thụ nông sản

Do thiếu kiến thức hay chủ quan trong việc sử dụng thuốc của người nôngdân đã gây nên tình trạng tăng dư lượng thuốc BVTV trong cây trồng, điều nàyảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng rau Khi rau bị nhiễm thuốc BVTV, thị trườngtiêu thụ nông sản sẽ bị ảnh hưởng, xuất khẩu cũng bị hạn chế với những quy địnhnghiêm ngặt về chất lượng từ các nước nhập khẩu, ảnh hưởng trực tiếp tới sảnxuất nông nghiệp hàng hóa Bởi, dư lượng thuốc BVTV gây tâm lý hoang mang,

lo sợ, dè chừng của người tiêu dùng, từ đó sản phẩm mất uy tín và khó tiêu thụ

c Nhận thức về đối tượng chịu ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật

Trang 29

Trong quá trình sử dụng thuốc, con người có khả năng tiếp xúc trực tiếphoặc gián tiếp với thuốc thông qua các con đường như qua da, qua đường hô hấp(hít thở), qua đường tiêu hóa (ăn, uống), qua mắt gây nên ngộ độc cấp tính hoặcmãn tính Nguy cơ tiếp xúc cao hay thấp tùy thuộc vào đối tượng tiếp xúc trựctiếp hay gián tiếp, tuy nhiên, ai cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thuốc BVTV.

Đối tượng tiếp xúc trực tiếp

+ Người phun thuốc: Là người sử dụng thuốc trực tiếp, là đối tượng cónguy cơ nhiễm độc cao nhất nếu không tuân thủ các quy định sử dụng thuốc antoàn, hiệu quả

+ Người hỗ trợ phun thuốc: Cũng là người sẽ tiếp xúc trực tiếp với thuốckhi pha chế và phun thuốc, vì vậy, nếu không đảm bảo đúng kỹ thuật và bảo hộ

an toàn lao động thì họ cũng có nguy cơ ngộ độc từ thuốc BVTV

Đối tượng tiếp xúc gián tiếp

+ Người làm gần nơi phun: Khả năng tiếp xúc với thuốc phụ thuộc vàođiều kiện thời tiết lúc phun, khả năng hấp thu thuốc của cây trồng, do đó nhữngngười làm gần khu vực phun thuốc như người chăn thả gia súc, gia cầm, thuhoạch, chăm bón cũng có thể bị nhiễm độc do hít phải hơi thuốc trong không khí,

sử dụng nước có chứa thuốc do người phun thuốc rửa bình thuốc, làm đổ thuốcvào ao, hồ, kênh mương

+ Người sống gần nơi phun: Người dân sinh sống gần khu vực đồng ruộngcũng là đối tượng có nguy cơ nhiễm độc hóa chất do ăn uống, sử dụng nước sinhhoạt hằng ngày có chứa thuốc BVTV Lượng thuốc dư thừa có thể ngấm vào đất,vào mạch nước ngầm hoặc phát tán theo gió trong không khí gây ô nhiễm môitrường, gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người

+ Các thành viên khác trong gia đình người phun thuốc: Cất giữ thuốckhông đúng nơi quy định, để thuốc gần nơi sinh hoạt là những nguyên nhân cóthể dẫn đến rủi ro sức khỏe cho những thành viên trong gia đình

+ Người tiêu dùng: Sau khi phun thuốc cần có một khoảng thời gian đủdài để đảm bảo an toàn thực phẩm, tuy nhiên không ít người vô tình hoặc cố ýphớt lờ nguyên tắc này, chưa kể sử dụng thuốc quá liều lượng, gây nên nguyhiểm đối với sức khỏe người tiêu dùng Dù không trực tiếp sử dụng thuốc nhưng

họ lại có nguy cơ rủi ro cao bởi con người luôn cần sử dụng thực phẩm hằngngày đặc biệt là rau xanh

Trang 30

d Nhận thức về mức độ và nguyên nhân gây nên ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật

Nhận thức về mức độ ảnh hưởng của thuốc BVTV

Theo Công ước Stockholm (2001) về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phânhủy, có tới 10 hóa chất thuốc BVTV nằm trong 12 hóa chất độc hại và nguy hiểmdai dẳng nhất Đến năm 2009, các bên tham gia đã nhất trí bổ sung vào Công ướcthêm 9 hóa chất khác trong đó có 4 hóa chất BVTV Thuốc trừ sâu có liên quanđến một loạt các mối nguy hiểm sức khỏe con người, từ các tác động ngắn hạnnhư đau đầu và buồn nôn để tác động mãn tính như ung thư, tác hại sinh sản, và

sự phá vỡ nội tiết Điều đó cho thấy mức độ rất nguy hiểm của chúng đối vớinhững người trực tiếp phun thuốc và cũng có ảnh hưởng tương tự đối với ngườikhông trực tiếp phun thuốc nhưng có tiếp xúc với chúng (Phạm Bích Ngân vàĐinh Xuân Thắng, 2006) Bên cạnh đó, tồn dư thuốc BVTV còn là mối nguyhiểm cho môi trường sống của con người, và con người đang phải gánh chịu hậuquả nặng nề do chính những sản phẩm của mình gây ra Có thể nói, mức độ ảnhhưởng của thuốc BVTV là rất nghiêm trọng, không chỉ là vấn đề sức khỏe, môitrường hiện tại mà còn dai dẳng đến các thế hệ tương lai

Nhận thức về nguyên nhân gây nên ảnh hưởng của thuốc BVTV

Nguyên nhân ảnh hưởng của thuốc BVTV được giải thích qua sơ đồ sau:

Hình 2.1 Nguyên nhân gây ra rủi ro cho con người và môi trường

Nguồn: Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung (2009b)

Trang 31

Khi chúng ta sử dụng thuốc BVTV, cũng là lúc xuất hiện những ảnhhưởng tiêu cực không mong đợi của chúng tới con người và môi trường hay đâychính là rủi ro mà thuốc BVTV mang lại, nó được hình thành bởi 2 yếu tố: nguy

cơ độc hại và nguy cơ tiếp xúc (Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung, 2014) Chínhbản thân thuốc BVTV là nguyên nhân gây nên nguy cơ độc hại bởi chúng lànhững chất độc, tuy nhiên, do con người sử dụng một cách thiếu hiểu biết lại lànguyên nhân chính khiến mức độ nguy hại càng cao Đổi lại, con người là đốitượng chịu tác động trong đó chịu tác động lớn nhất là người sử dụng thuốcBVTV cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro, ảnh hưởng cho chính họ,người thân, gia đình và cộng đồng nếu không biết cách sử dụng thuốc an toàn,hiệu quả làm tăng nguy cơ tiếp xúc với thuốc BVTV

e Nhận thức về các quy định, chính sách liên quan tới sử dụng thuốc bảo vệthực vật

Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), Quản lý dịch hại tổng hợp: “Làmột hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường vànhững biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật vàbiện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dướimức gây ra những thiệt hại kinh tế” IPM hoạt động theo 4 nguyên tắc: Trồng câykhỏe; bảo vệ thiên địch; thăm đồng thường xuyên; nông dân trở thành chuyêngia IPM áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật: biện pháp khử trùng và kiểmdịch trước khi gieo trồng; biện pháp cơ giới (ngắt bỏ lá bị bệnh, bắt giết sâu bọ,

…); biện pháp canh tác (làm đất, vệ sinh đồng ruộng, thời vụ hợp lý, …); biệnpháp sinh học (bảo vệ, tăng cường thiên địch, sử dụng chế phẩm sinh học, …) đểngăn cản sự phát sinh, phát triển của dịch hại; hạn chế tối đa sử dụng hóa chất đểbảo vệ quần thể thiên địch, giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe con người và môitrường Biện pháp hóa học là biện pháp cuối cùng khi đã sử dụng hết các biệnpháp trên mà sâu bệnh vẫn phát triển Khi phải sử dụng thuốc BVTV cần chú ý

sử dụng thuốc tương đối an toàn với thiên địch, sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng

Theo đề án đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên câytrồng giai đoạn 2010-2020 của Bộ NN&PTNT, giải pháp tiếp cận nông dân trongChương trình IPM được áp dụng thống nhất giữa các nước trong cộng đồngASEAN cũng như trong mạng lưới IPM toàn cầu, đó là tổ chức Lớp học tại hiệntrường cho nông dân (Farmer Field School - FFS) FFS được thực hiện trong

Trang 32

chương trình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV (PRR) nhằm giúp nông dân nâng caokiến thức cơ bản về hệ sinh thái đồng ruộng, vai trò của thiên địch và sinh vật cóích, tác động tiêu cực của hóa chất nông nghiệp đối với hệ sinh thái và sức khỏecon người; rèn luyện kỹ năng về quản lý dịch hại, phân tích, đánh giá, kỹ năng tổchức và hợp tác của nông dân; vận động cộng đồng cùng thực hiện IPM từ đógiảm thiểu những tác động tiêu cực của việc lạm dụng thuốc BVTV.

IPM được thực hiện lồng ghép cùng với chương trình sản xuất rau an toàntheo tiêu chuẩn VietGAP VietGAP là tên gọi tắt của Thực hành sản xuất nôngnghiệp tốt ở Việt Nam VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướngdẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo antoàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ ngườisản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồngốc sản phẩm Theo đó, người sản xuất cần thực hiện tốt một số nội dung sau:Chọn đất trồng hợp lý (không có tồn dư hóa chất); sử dụng nguồn nước tưới sạch(nước giếng khoan sạch có kiểm định); sử dụng giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng;

sử dụng phân hữu cơ vi sinh, sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầucủa từng loại rau, cần kết thúc bón trước khi thu hoạch ít nhất 15 ngày; phòng trừsâu bệnh theo IPM; thu hoạch rau đúng lúc, đảm bảo thời gian cách ly

Nhận thức đầy đủ và đúng đắn về IPM, tham gia tập huấn trong các lớphọc FFS, thực hiện sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP là tiền đề quan trọng để

có những ứng xử đúng trong sử dụng thuốc BVTV nhằm hạn chế những ảnhhưởng của thuốc BVTV

Các quy định về quản lý và sử dụng thuốc BVTV

Thuốc BVTV là vật tư không thể thiếu trong nông nghiệp Khi sử dụngđúng, thuốc BVTV giúp đẩy lùi dịch hại, giữ năng suất cây trồng cao, ổn định.Nhưng trong quá trình lưu thông và sử dụng, nếu sai kỹ thuật, thiếu biện phápphòng ngừa sẽ gây nên những nguy hại khôn lường tới sức khỏe con người, sinhvật và môi trường Vì thế, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định khác nhaunhằm quản lý chặt chẽ và thống nhất các khâu: sản xuất, kinh doanh, lưu thông

và sử dụng thuốc BVTV trên phạm vi cả nước

Một số quy định của pháp luật như Pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịchthực vật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là văn bản có tính pháp lý cao nhất vềcông tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật, trong đó có chương riêng chuyên về quản

lý thuốc BVTV Nghị định 92 CP của Chính phủ ban hành năm 1993 về “Hướng

Trang 33

dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật” Mới đây, Thông tư21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc BVTV có một số điều lệ quy định vềđăng ký sản xuất, buôn bán, kinh doanh thuốc BVTV, tập huấn về sử dụng thuốcBVTV Dự thảo thông tư liên tịch của Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên & Môitrường về Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTVsau khi sử dụng Ngoài ra còn có rất nhiều văn bản pháp luật khác quy định vềviệc quản lý và sử dụng thuốc BVTV Những quy định này góp phần quản lýchặt chẽ các đối tượng sản xuất, kinh doanh, buôn bán và người dân trực tiếp sửdụng thuốc BVTV để họ sử dụng thuốc BVTV một cách an toàn, hiệu quả, hạnchế tối đa những tác động của thuốc BVTV.

Đối với người nông dân - những người trực tiếp sử dụng thuốc BVTV trênnông sản, cần có những nhận thức sau về các quy định liên quan đến việc muabán, sử dụng thuốc, được tổng hợp bởi Nguyễn Trần Oánh và cs (2007):

Một số quy định sau về trách nhiệm của người kinh doanh (buôn bán,quản lý thuốc, quản lý cửa hàng thuốc):

- Phải đăng ký kinh doanh thuốc BVTV;

- Có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc BVTV, có trình độ chuyênmôn, khuyến cáo nông dân mua đúng thuốc, dùng đúng kỹ thuật, đọc và hiểuđược nhãn;

- Có cửa hàng bán thuốc và kho chứa thuốc và có trang thiết bị cần thiết

để đảm bảo an toàn cho người, môi trường, phòng chống cháy nổ theo quy địnhcủa Nhà nước;

- Tuyệt đối không mua bán những thuốc BVTV bị cấm, thuốc giả, kémchất lượng, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồngốc, nhãn không rõ ràng hoặc không nhãn, và những thuốc trên bao bì không ghi

rõ ràng, đầy đủ về cách sử dụng;

- Không được tự ý sang chai, đóng gói lẻ, từ gói lớn sang gói nhỏ Mọiloại thuốc khi bày bán tại cửa hàng hay trong kho phải là bao bì nguyên do cơ sởsản xuất gia công đóng gói với đầy đủ dấu, tem nút, bảo hiểm chống hàng giả;

Nhận thức đầy đủ những quy định đối với người kinh doanh thuốc BVTV

là cơ sở để người dân lựa chọn đúng địa điểm mua thuốc, và sử dụng thuốc đúngcách bởi lẽ đa số người sử dụng thuốc còn phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn củangười bán thuốc

Trang 34

Quy định về sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng: “Bốn đúng”trong sử dụng thuốc BVTV là đúng thuốc, đúng liều lượng, nồng độ, đúng lúc vàđúng cách Nguyên tắc này nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và khai tháctốt nhất hiệu quả các loại thuốc dùng trong nông nghiệp.

Nguyên tắc sử dụ n g đ ú ng thuốc: Khi sử dụng thuốc BVTV cần biết rõ loàisâu bệnh cần phòng trừ, tham vấn ý kiến cán bộ chuyên môn BVTV hoặc cán bộnông nghiệp địa phương Ưu tiên sử dụng các loại thuốc có tác động chọn lọc, cóhiệu lực cao, an toàn với cây trồng, thời gian cách ly ngắn và ít độc đối với sinhvật có ích, động vật máu nóng Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không

có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, không sử dụng thuốc cấm

Nguyên tắc sử dụng t h uốc đúng nồng độ, li ề u lư ợ n g: Đúng nồng độ, liềulượng bao gồm lượng thuốc và lượng nước pha trộn để phun trên một đơn vị diệntích cây trồng, theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của cán bộ kỹthuật Tùy tiện tăng nồng độ thuốc lên cao sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng,cây trồng vật nuôi, môi trường và làm tăng chi phí, hoặc phun ở nồng độ quáthấp sẽ làm cho sâu bệnh nhờn thuốc, kháng thuốc, tạo nguy cơ bùng phát dịch.Phải có dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng bằng mắt, không bốc thuốcbột bằng tay Phải phun hết lượng thuốc đã pha trộn, không để dư thừa qua hômsau hay lần sau

Nguyên tắc sử dụng t h uốc đúng lú c : Phun thuốc vào thời điểm dịch hại dễ

bị tác động, cây trồng chịu thuốc nhất và điều kiện ngoại cảnh thuận lợi chothuốc phát huy hiệu lực cao nhất Thời điểm dịch hại mẫn cảm là khi phun ở giaiđoạn tuổi nhỏ với sâu và ở giai đoạn đầu với bệnh Với các côn trùng, phun thuốclúc sâu còn ở bên ngoài, đang kiếm ăn; bướm chưa đẻ sẽ mang lại hiệu quả cao.Cây trồng chịu thuốc tốt nhất: thực vật có những giai đoạn chống chịu thuốc tốtnhất, đồng thời có những giai đoạn rất mẫn cảm với thuốc Thuốc BVTV dễ làmgiảm năng suất nếu phun vào lúc cây ra hoa thụ phấn Trưa nắng to, thuốc cũng

dễ gây cháy lá Điều kiện thời tiết thuận lợi nhất để phun thuốc là phun vào sángsớm hay chiều mát (tốt nhất là phun lúc chiều mát), tránh phun thuốc buổi trưa.Phun vào lúc trời râm mát, không có gió to để thuốc tiếp xúc bám dính tốt hơntrên bề mặt lá Phun thuốc khi trời nắng nóng sẽ làm giảm hiệu lực của thuốchoặc trời sắp mưa có thể làm rửa trôi thuốc Không phun thuốc vào thời điểm sắpthu hoạch (thời gian cách ly tùy thuộc từng loại thuốc, thường có khuyến cáo thờigian trước thu hoạch) Phun khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh đạt đến ngưỡng gây hại

Trang 35

kinh tế Để phun thuốc đúng lúc, người trồng rau cần tham vấn cán bộ kỹ thuật nông nghiệp để được hướng dẫn, xác định.

Nguyên tắc sử dụng t h uốc đúng c á c h

* Đúng cách khi phun rải:

- Phun đúng nơi dịch hại cư trú để dịch hại tiếp xúc với thuốc nhiều nhất(hướng vòi phun vào đúng vị trí gây hại, không đi ngược chiều gió khi phun, …);

- Pha hỗn hợp thuốc BVTV đúng cách: điều này rất quan trọng Khi phathuốc, cần dự tính trước lượng thuốc và lượng nước cần dùng để pha Không tự ýphối trộn nhiều loại thuốc BVTV với nhau, vì hỗn hợp này có thể làm gia tănghiệu lực thuốc nhưng cũng có thể làm giảm hiệu lực thuốc, hoặc phản ứng gâycháy nổ, gây độc hại cho cây trồng vật nuôi và cho người sử dụng Do đó chỉphối trộn thuốc nếu đã nắm chắc, theo hướng dẫn trên bao bì hay hướng dẫn củacán bộ và thuốc đã phối trộn phải được sử dụng ngay

* Bảo hộ và an toàn lao động đúng cách (quy định về bảo hộ, an toàn laođộng khi sử dụng thuốc BVTV)

- Trước khi tiếp xúc với thuốc: Trang bị bảo hộ nhằm làm giảm sự tiếpxúc và xâm nhập của thuốc vào cơ thể đồng thời hạn chế nguy cơ bị ngộ độc.Cần có đầy đủ quần áo và công cụ bảo hộ lao động khi tiếp xúc với thuốc: quần

áo dài, tạp dề bằng nilon hay vải không thấm ướt, mũ, khẩu trang, kính Ngườiphun nên ăn no trước khi đi phun; mang theo nước uống, xà phòng, khăn mặt vàquần áo sạch để dùng ngay nếu cần; kiểm tra bình bơm và khắc phục sự cố nếu

có trước khi đem bơm thuốc ra ruộng; khi phun thuốc nơi hẻo lánh cần có người

đi cùng để hỗ trợ khi xảy ra sự cố

- Trong khi phun thuốc: Không dùng bình bơm rò rỉ hay để thuốc dây lênda; không ăn, uống, hút thuốc khi phun Nếu phát hiện bình rò rỉ cần ngừng phunngay, xả van khí trong bình bơm, đổ nước thuốc ra xô chậu và tìm cách khắcphục Khi vòi phun bị tắc cần lên bờ, đến nơi sạch cỏ, tháo vòi, rửa sạch; lấycọng cây mềm để thông không dùng miệng thổi Người phun cần chú ý khôngphun thuốc ngược chiều gió, nên đi vuông góc với chiều gió, không phun khi cógió to Không chăn thả gia súc trong nơi đang phun Khi giải lao cần tìm nơithoáng mát, xa nơi phun thuốc, chỉ ăn uống hút thuốc khi đã rửa sạch sẽ mặt mũi,tay chân Thay quần áo mới ngay nếu quần áo bị dính thuốc

- Sau khi phun:

Trang 36

Thu dọn bao bì, chai thuốc và tiêu hủy đúng cách: đập bẹp vỏ sắt, đập vỡchai, thu nhặt bao gói để vào bể chứa, không vứt bừa bãi ra bờ ruộng, kênhmương, sông ngòi hoặc các vị trí công cộng khác; không để lẫn bao gói thuốcBVTV sau sử dụng với rác thải sinh hoạt và rác vệ sinh đồng ruộng Không tái sửdụng bao gói thuốc BVTV hay tự ý đốt hoặc đem chôn.

Rửa sạch trong, ngoài bình bơm bằng nước xà phòng Tháo rời từng bộphận, dùng vải mềm rửa sạch, úp ráo nước, cất vào kho Không đổ nước thuốcthừa và nước rửa bơm xuống ruộng, nguồn nước

Tắm và giặt sạch quần áo, công cụ bảo hộ bằng xà phòng Chỉ dùng quần

áo bảo hộ khi tiếp xúc với thuốc, không để chung cùng quần áo thường mặc

* Tránh độc cho người sử dụng nông sản: Giữ đúng thời gian cách ly làbiện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với sứckhỏe người tiêu dùng

Thời gian cách ly của một loại thuốc BVTV đối với một loại nông sản làthời gian kể từ ngày phun loại thuốc đó lần cuối trong vụ đến ngày thu hoạchnông sản đã có phun thuốc Thời gian cách ly có thể thay đổi từ một vài ngày đếnmột vài tuần tuỳ theo đặc tính khoa học, tuỳ theo độc tính của thuốc và tuỳ theoloại cây lương thực, thực phẩm được phun thuốc, tuỳ theo lượng thuốc dùng trênđồng cỏ và điều kiện thời tiết trong thời kỳ phun thuốc Thời gian này để đảmbảo dư lượng thuốc BVTV trên nông sản không vượt mức tối đa cho phép Dưlượng thuốc BVTV là dư lượng thuốc bên trong và bên ngoài cây còn lại sau khilượng hoạt chất (lượng thuốc) nhất định được cây hấp thu khi phun, rải giảm dần

do tác động của nhiều yếu tố: Do thời tiết (nắng mưa), do hoạt động phân huỷthuốc của các men thực vật, do sự tăng trưởng của cây Càng xa ngày phun rảithuốc, dư lượng của thuốc bên ngoài và bên trong cây càng giảm thấp Dư lượngnày nhỏ hơn mức dư lượng tối đa cho phép thì được xem như vô hại đối với sứckhỏe con người Ngược lại, những nông sản chứa dư lượng một loại thuốc BVTVvượt quá mức dư lượng tối đa cho phép thì không được dùng làm lương thực,thực phẩm cho người tiêu dùng

* Bảo quản, cất giữ thuốc, dụng cụ pha chế phun rải thuốc ở gia đình đúngcách: Thuốc mua về chưa sử dụng hoặc dùng chưa hết phải được để trong chaibao nguyên, có nút kín, xếp theo nhóm; thuốc dạng lỏng để dưới thuốc dạng rắn;được cất giữ trong các phòng riêng, không dột, có khóa chắc chắn, xa nơi ở, xachuồng gia súc, xa nguồn nước sinh hoạt Không để thuốc trong chai đựng nước,

Trang 37

nước mắm, tương và các dụng cụ đựng thức ăn hay bất kỳ đồ đựng khác Ngượclại cũng không dùng bình, chai chứa thuốc để đựng thức ăn, uống Không để bìnhbơm, thuốc trong nhà, trên chuồng gia súc.

f Nhận thức về ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật và cách sơ cứu

Theo tác giả Nguyễn Trần Oánh và cs (2007), ngộ độc thuốc BVTV biểuhiện ở 2 dạng: ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính

- Ngộ độc cấp tính: Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liềulượng lớn, phá huỷ mạnh các chức năng sống, được thể hiện bằng các triệuchứng rõ ràng, quyết liệt, đặc trưng của mỗi loại chất độc (bồn chồn, lo âu, hồihộp, sợ sệt do rối loạn thần kinh, ngoài ra, người ngộ độc còn bị đau bụng, chóngmặt, nhức đầu, nôn ói), thậm chí gây chết

- Ngộ độc mãn tính: Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liềulượng nhỏ, nhiều lần, trong thời gian dài, được tích luỹ lại trong cơ thể sinh vật(tích luỹ hoá học hay chức năng) Những triệu chứng thể hiện chậm, lâu dài, gâytổn thương cho các cơ quan của cơ thể (ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây đột biến,ung thư, quái thai, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ sau) và có thểdẫn đến tử vong

Xâm nhập của thuốc BVTV vào bên trong cơ thể theo 3 con đường chính:

- Qua da: trong quá trình pha và phun thuốc BVTV, tay chân là bộ phận

dễ bị nhiễm thuốc nhất; mắt miệng và bộ phận sinh dục là nơi dễ mẫn cảm vớithuốc nhất Trời nóng nực, mồ hôi ra nhiều càng làm cho thuốc dễ xâm nhập qua

da vào bên trong cơ thể

- Qua miệng: Thuốc theo cùng đồ ăn, uống xâm nhập vào cơ thể

- Qua hô hấp: Hít phải hơi độc của thuốc, hơi độc, bụi thuốc và các giọtthuốc nhỏ sẽ đi qua mũi xâm nhập vào phổi, rồi vào ngay máu Con đường nàygây ngộ độc mạnh nhất

Triệu chứng ngộ độc thuốc BVTV:

- Trường hợp nhiễm độc nhẹ: Có thể gặp một hoặc nhiều biểu hiện trongcác triệu chứng như: Nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, chảy nước miếng, chảynước mắt

- Ngộ độc ở mức độ trung bình: Buồn nôn, nôn, mờ mắt, đánh trống ngực,tức ngực, đau thắt dạ dày, run rẩy, vã mồ hôi, co đồng tử, mạch chậm, …

Trang 38

- Ngộ độc nặng: Co giật, thở yếu, mê sảng, rối loạn nhịp tim, … tử vong.Các biện pháp sơ cứu sau được tổng hợp theo Nguyễn Trần Oánh và cs.(2007) và Trung tâm nghiên cứu Phát triển nông thôn, Đại học An Giang (2010):

- Khi gặp một người bị ngộ độc thuốc BVTV, phải khẩn trương đưa nạnnhân ra khỏi nơi có độc đến chỗ yên tĩnh, thoáng mát, nhưng kín gió, ở tư thếthích hợp

- Nới lỏng quần áo để nạn nhân dễ thở Thay ngay quần áo, giày dép nếudính thuốc, đựng mọi đồ dính thuốc vào 1 xô để tránh dây thuốc ra xung quanh

- Giữ thân nhiệt nạn nhân bình thường: Đắp khăn mát nếu nạn nhân nóng,đắp chăn nếu nạn nhân lạnh

- Không để nạn nhân uống sữa (nếu trên nhãn thuốc có chỉ định), uốngrượu, hút thuốc

- Rửa thật sạch bằng xà phòng những nơi dính thuốc

- Nếu thuốc vào mắt: Dùng bông y tế hoặc khăn tay nhúng vào nước sạchvắt ráo, thấm lấy hết thuốc ở mi và hố mắt, sau đó rửa ngay bằng nước sạch bằngcách nghiêng mặt nạn nhân về phía bên mắt định rửa, rửa liên tục từ 10 - 20 phút

- Nạn nhân ăn, uống phải thuốc BVTV cần thực hiện ngay việc gây nôn:Pha 3 muỗng cà phê muối ăn với một chén nước, cho nạn nhân uống và sau đógây nôn hoặc chỉ cần dùng ngón tay kích thích lưỡi gà (đóc giọng) nạn nhân đểgây nôn Chỉ gây nôn với nạn nhân còn tỉnh và có khuyến cáo trên nhãn thuốc

- Nếu nạn nhân bị suy hô hấp dẫn đến khó thở thì phải đặt nạn nhân nằmngửa, đầu dốc xuống dưới, lau sạch dãi trong miệng và họng, chất độc bám trongmiệng nếu có Sau đó ghé miệng vào mũi (tay bịt miệng) hoặc vào miệng (bịtmũi) nạn nhân, làm hô hấp nhân tạo đến khi nạn nhân thở đều

- Khi gặp bệnh nhân ngưng tim, phải giúp nạn nhân phục hồi hoạt độngtim bằng cách đấm vào vùng trước tim 5 cái đồng thời xem mạch bẹn (điểm giữarãnh đùi - bụng), nếu tim không đập thì xoa bóp tim ngoài lồng ngực: Đặt nạnnhân nằm ngửa trên một nền cứng, đầu thấp chân gác cao, quỳ bên phải bệnhnhân, đặt lòng bàn tay trái ở 1/3 dưới xương ức bệnh nhân, lòng bàn tay phải đặttrên tay trái, dùng sức của 2 tay và cơ thể ấn mạnh nhịp nhàng 60 lần phút, cứ 4lần xoa bóp tim thì 1 lần thổi ngạt

- Cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất Cử người đi theo (cómang nhãn, bao bì thuốc gây ngộ độc) và thông báo cho cơ sở y tế biết nhữngbiện pháp sơ cứu đã thực hiện

Trang 39

Nhận thức đầy đủ về ngộ độc thuốc BVTV và các biện pháp sơ cứu giúpcho người dân hiểu biết về những con đường xâm nhập của thuốc vào cơ thể đểphòng tránh và tuân thủ quy định sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, đồng thời biếtđược biểu hiện của ngộ độc để có những cách sơ cứu kịp thời, bảo toàn tínhmạng và sức khỏe nạn nhân.

2.1.2.2 Ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Ứng xử của người sản xuất rau trong sử dụng thuốc BVTV là những hành

vi, hành động thể hiện trong việc mua bán, sử dụng và sau sử dụng thuốc BVTVcủa người dân So với nhận thức, ứng xử có ý nghĩa thực tiễn, là cách mà ngườidân vận dụng những nhận thức mà họ có được, nếu chỉ dừng lại ở nhận thức màkhông có ứng xử thì nhận thức không mang tính thực tiễn và không có ý nghĩa

a Ứng xử trước khi sử dụng

Ứng xử khi chọn nơi mua thuốc

Chọn nơi mua thuốc là một trong những ứng xử đầu tiên của người sảnxuất rau khi sử dụng thuốc BVTV, vậy người dân nên mua và sử dụng thuốc nào,

ở đâu? Hiện nay thị trường thuốc BVTV đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát củacác cơ quan chức năng Mặc dù Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Cục BVTV vàUBND các tỉnh, thành phố đã ban hành quy định về kinh doanh thuốc BVTV,đặc biệt đối với những loại thuốc sử dụng trên rau, nhưng tình trạng các cơ sởkinh doanh không chấp hành vẫn diễn ra phổ biến Vì thế, người dân sử dụngthuốc BVTV cần có kiến thức cơ bản về những quy định đối với việc kinh doanhbuôn bán thuốc để từ đó lựa chọn cho mình những nơi mua thuốc an toàn, hiệuquả Người dân nên chọn mua thuốc ở những nơi có giấy phép kinh doanh, ngườibán thuốc có trình độ chuyên môn và thực hiện nghiêm chỉnh những quy định vềbảo hộ, an toàn lao động, có cửa hàng và kho chứa đúng quy định của pháp luật.Các cơ sở bán thuốc thường là HTX nông nghiệp; đại lý, cửa hàng trong và ngoàixã; quầy thuốc nhỏ lẻ ngoài chợ Người dân thường dựa trên kinh nghiệm bảnthân hoặc sự giới thiệu của bạn bè mà lựa chọn nơi mua thuốc, nên dễ dẫn đếnviệc mua phải thuốc kém chất lượng Vì thế để đảm bảo an toàn, người sử dụngthuốc nên mua tại HTX nông nghiệp do các HTX thường hướng tới việc sản xuấtRAT, có cán bộ chuyên môn kỹ thuật hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc,người dân còn được bảo trợ về giá và hình thức thanh toán có thể trả sau khi thuhoạch Nếu mua bên ngoài, người dân cần chọn đại lý, cửa hàng lớn có giấy phép

và thực hiện kinh doanh theo quy định của Nhà nước

Trang 40

Ứng xử khi chọn thuốc

Muốn mua thuốc phải biết loại dịch hại và và phải xác định được thời giannào cần sử dụng Nếu không biết, phải hỏi cán bộ chuyên môn hoặc người bánthuốc có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sửdụng Cùng một đối tượng dịch hại nhưng có thể có rất nhiều loại thuốc khácnhau để phòng trừ, nên người dân cần lựa chọn loại thuốc phù hợp với phổ tácđộng hẹp, ít độc đối với con người, sinh vật và môi trường Vì thế, người dân nênlựa chọn thuốc sinh học là loại thuốc có độ độc chuyên tính cao nhưng ít gây hại,thời gian cách ly ngắn, đảm bảo an toàn cho các loài thiên địch và động vật cóích Đối với độ độc hại của thuốc, người dân cũng cần chú ý chọn thuốc loại III

và IV do chúng ít độc hại hơn loại thuốc I và II Để biết những điều này, ngườidùng thuốc cần có hiểu biết về nhãn thuốc

Đọc nhãn thuốc là ứng xử vô cùng quan trọng, nó cung cấp cho người sửdụng đầy đủ những thông tin quan trọng về tên thương mại, hàm lượng hoạt chất,dạng thuốc, thành phần của thuốc; đối tượng phòng trừ, áp dụng trên cây trồngnào; hướng dẫn sử dụng về nồng độ, liều lượng, thời điểm sử dụng an toàn; thôngtin về độ độc; tên, địa chỉ nhà sản xuất, cung ứng; thời hạn sử dụng thuốc; dấukiểm tra chất lượng của cơ sở gia công; hướng dẫn cách bảo quản, khả năng hỗnhợp với thuốc khác; thời gian cách ly và biện pháp an toàn khi sử dụng, sơ cứunếu xảy ra ngộ độc Đây là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn nơi mua thuốc vàlựa chọn đúng loại thuốc cần sử dụng, đảm bảo tính an toàn cũng như mang lạihiệu quả cao cho người sử dụng Nhãn thuốc cũng là định hướng để người sảnxuất rau có những ứng xử đúng khi sử dụng thuốc

Ứng xử trong chuyên chở thuốc BVTV

Theo quy định, thuốc BVTV phải được chứa trong những chai, lọ, bao góichuyên dụng, không được tự ý sang chiết, bao gói phải có đầy đủ tem, nhãn mác

Do đó, trước khi dời khỏi cửa hàng thuốc, người mua phải kiểm tra xem bao bì

có bị rò rỉ hay không, đã được gói buộc cẩn thận chưa, cần hỏi người bán thuốc

về những biện pháp xử lý nếu thuốc bị đổ bể Tuyệt đối không chuyên chở thuốcBVTV cùng với những vật dễ cháy nổ, lương thực thực phẩm và những vật dụngcủa trẻ em

b Ứng xử khi sử dụng thuốc

Trang bị quần áo, công cụ bảo hộ lao động

Ngày đăng: 13/02/2019, 21:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w