Tuy nhiên, bộ máy chỉ đạo và giúp việc từ huyện đến cơ sở hoạt động chưa hiệuquả, chưa đáp ứng được yêu cầu có 49,1% ý kiến đồng tình với nhận định này; Côngtác tuyên truyền mới được thự
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiêncứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Thọ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộmôn Phát triển nông thôn, Khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Học viện Nông nghiệpViệt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thànhluận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND, BCĐchương trình nông thôn mới, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lục Nam, UBND xãPhương Sơn, UBND xã Huyền Sơn và UBND xã Khám Lạng đã giúp đỡ và tạo điềukiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thànhluận văn./
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Ngọc Thọ
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn
ii Mục lục
iii Danh mục từ viết tắt
vi Danh mục bảng
vii Danh mục hộp
viii Trích yếu luận văn ix Thesis Abstract x Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn
4 Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chương trình xây dựng 5
2.1 Cơ sở lý luận về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
5 2.1.1 Một số khái niệm 5
2.1.2 Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới 7
2.1.3 Các nội dung xây dựng nông thôn mới 9
2.1.4 Các bước trong xây dựng nông thôn mới 12
2.1.5 Nguồn lực và cơ chế huy động xây dựng nông thôn mới 16
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình nông thôn mới 17
2.2 Cơ sở thực tiễn về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
18 2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới
Trang 52.2.2 Một số mô hình xây dựng nông thôn mới đã triển khai ở Việt Nam 22 2.2.3 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số địa phương 25
Trang 62.2.4 Những nghiên cứu có liên quan đến thực hiện chương trình xây dựng 31
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 33
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 34
3.2 Phương pháp nghiên cứu 39
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 39
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 39
3.2.3 Phương pháp phân tích 41
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 41
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 42
4.1 Thực trạng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 42
4.1.1 Tình hình thành lập hệ thống quản lý, thực hiện chương trình trên địa bàn huyện Lục Nam 42
4.1.2 Tình hình tổ chức thông tin, tuyên truyền về chương trình nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam 46
4.1.3 Tình hình khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn 49
4.1.4 Tình hình xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã 50
4.1.5 Tình hình lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã 54
4.1.6 Giám sát, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện 56
4.1.7 Kết quả thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam 57
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam 64
4.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi xã 64
4.2.2 Cơ chế, chính sách văn bản thực hiện chương trình nông thôn mới 65
4.2.3 Nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới 69
4.2.4 Quan điểm thực hiện chương trình nông thôn mới 71
4.2.5 Năng lực cán bộ 73
4.2.6 Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới 75
Trang 74.3 Định hướng, mục tiêu và giải pháp thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang 75
4.3.1 Định hướng, mục tiêu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam 76
4.3.2 Giải pháp tăng cường thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam 77
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 91
5.1 Kết luận 91
5.2 Kiến nghị 92
Tài liệu tham khảo 93
Phục lục 97
Trang 8UBND Ủy ban nhân dân
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Tình hình nhân khẩu và lao động huyện Lục Nam giai đoạn 2013 - 2015
36Bảng 4.1 Tình hình thành lập Ban chỉ đạo huyện, Ban quản lý xã và Ban phát triển
43Bảng 4.2 Đánh giá tình hình hoạt động của Ban chỉ đạo huyện, Ban quản lý xã và Ban
phát triển thôn
45
Bảng 4.3 Kết quả công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn
mới 47Bảng 4.4 Nhận thức về chương trình nông thôn mới của cán bộ huyện, xã
48Bảng 4.5 Kết quả rà soát thực trạng nông thôn mới tại các xã
50Bảng 4.6 Đánh giá chất lượng đồ án quy hoạch nông thôn mới
51Bảng 4.7 Đánh giá năng lực của các đơn vị tư vấn 52Bảng 4.8 Sự tham gia của người dân trong lập quy hoạch nông thôn mới
53Bảng 4.9 Đánh giá tình hình lập đề án nông thônmới 55Bảng 4.10 Tình hình kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình
56Bảng 4.11 Kết quả hoàn thành nội dung Hạ tầng kinh tế xã hội
59Bảng 4.12 Kết quả hoàn thành nội dung Kinh tế và tổ chức sản xuất
61Bảng 4.13 Kết quả hoàn thành nội dung Văn hóa, xã hội, môi
trường 63Bảng 4.14 Kết quả hoàn thành nội dung Hệ thống chính trị
64Bảng 4.15 Tổng hợp ý kiến đề nghị thao gỡ khó khăn một số tiêu
chí 67Bảng 4.16 Tình hình huy động nguồn lực thực hiện nông thôn mới huyện Lục Nam giai
đoạn
Trang 10Bảng 4.17 Ảnh hưởng của trình độ cán bộ đến nhận thức về nông thôn
mới 74Bảng 4.18 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới huyện Lục Nam đến 2020
77
Trang 11DANH MỤC ĐỒ THỊ, HỘP
Hộp 4.1 Một số xã không chấp hành nộp báo cáo theo quy định 57
Hộp 4.2 Hiệu quả từ xây dựng cánh đồng mẫu 60
Hộp 4.3 Cần có chính sách phù hợp với các xã trong thực hiện 65
Hộp 4.4 Cần đổi mới trong phân bổ nguồn vốn hàng năm 72
Đồ thị 4.1 Ảnh hưởng điều kiện tự nhiên đến kết quả thực hiện tiêu chí 65
Đồ thị 4.2 Sự tham gia của người dân trong đóng góp nguồn lực 75
Trang 12TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Thọ
Tên Luận văn: “Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”
Ngành: Phát triển nông thôn; Mã số: 60.62.01.16
Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Lục Nam là một trong bốn huyện miền núi tỉnh Bắc Giang, triển khai chươngtrình nông thôn mới huyện đã đạt được một số kết quả bước đầu, tuy nhiên trong quátrình còn một số tồn tại hạn chế Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 huyện có từ50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trở lên cần có các giải pháp chủ yếu thực hiện xâydựng nông thôn mới nhằm hoàn thành mục tiêu trên
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu: 1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thựctiễn về thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; 2) Đánh giá thực trạng thựchiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam 5 năm qua; 3)Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; 4)
Đề xuất định hướng và các giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn huyện trong thời gian tới
Đề tài lựa chọn 03 xã mang đặc trưng đại diện cho mỗi vùng thuộc huyện LụcNam để khảo sát Số liệu thứ cấp bao gồm cơ sở lý luận, thực tiễn, tình hình thực hiện
và định hướng mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã được thu thập thông qua số liệuthống kê và các báo cáo từ Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình nông thôn mới 112
hộ nông dân, các cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý và các bên có liên quan đã đượcphỏng vấn và thảo luận Phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh và nhóm cácchỉ tiêu về thực trạng, kết quả và các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện xây dựng nôngthôn mới đã được sử dụng để phân tích
Qua điều tra cho thấy việc thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyệnLục Nam được thực hiện theo đúng quy định Địa phương đã sớm thành lập bộ máy chỉđạo, giúp việc; Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh; Đánh giá thực trạng thực hiệntheo quy định; Việc lập và phê duyệt đồ án quy hoạch và đề án nông thôn mới đã hoànthành tại các xã; Kết quả xây dựng các tiêu chí đạt khá; Công tác giám sát, kiểm trađược duy trì
Trang 13Tuy nhiên, bộ máy chỉ đạo và giúp việc từ huyện đến cơ sở hoạt động chưa hiệuquả, chưa đáp ứng được yêu cầu (có 49,1% ý kiến đồng tình với nhận định này); Côngtác tuyên truyền mới được thực hiện ở các xã điểm (có 75% ý kiến cho rằng tuyêntruyền còn ít hoặc hạn chế); Việc rà soát đánh giá thực trạng chưa sát với thực tế do hệthống văn bản chưa hoàn chỉnh; Chất lượng đồ án quy hoạch còn thấp (có 68,2% ý kiếnđánh giá); Đề án nông thôn mới cần rà soát, điều chỉnh bổ sung; Kết quả hoàn thànhmột số tiêu chí đạt thấp, nhất là nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sảnxuất chậm, chưa có nhiều chuyển biến; Chế độ báo cáo chưa kịp thời, chất lượng thấp.Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bànhuyện Lục Nam đó là Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi xã có tính đặc thùriêng và không đồng đều; Một số cơ chế, chính sách văn bản thực hiện chương trìnhnông thôn mới còn chưa phù hợp; Nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới cònhạn hẹp; Còn có các quan điểm chưa thống nhất trong thực hiện xây dựng nông thônmới; Hạn chế về năng lực cán bộ; Nhận thức của người dân chưa thực sự đầy đủ.
Đề tài đưa ra 7 nhóm giải pháp nhằm đẩy nhanh và thực hiện hiệu quả chươngtrình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam đó là: i) Tăng cường côngtác tuyên truyền, vận động; ii) Nâng cao trình độ cho cán bộ cấp cơ sở; iii) Đẩy mạnhphát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân; iv) Đẩy mạnh huy động nguồn vốnthực hiện nông thôn mới; v) Hoàn chỉnh công tác quy hoạch và đề án nông thôn mới; vi)Đổi mới quan điểm trong thực hiện chương trình nông thôn mới; vii) Hoàn thiện cơ chếchính sách, Bộ tiêu chí thực hiện chương trình nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tínhchiến lược để thực hiện thành công Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đểhoàn thành mục tiêu đến năm 2020 huyện Lục Nam có trên 50% số xã đạt chuẩn nôngthôn mới thì các Bộ, ngành trung ương cần sớm tham mưu giúp Chính phủ các cơ chế
để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; Tỉnh Bắc Giang cần tăng cườngnguồn lực cho xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh các phong trào thi đua để huyđộng sự tham gia của các cấp, ngành và người dân
Trang 14THESIS ABSTRACT
1 Author: Nguyen Ngoc Tho
2 Title of the study: “Solutions to the New Countryside programimplementation in Luc Nam district, Bac Giang province”
3 Major: Rural Development Code: 60.62.01.16
4 Educational institution: Vietnam National University of Agriculture
Building the new countryside has been considered to be one of the strategicmissions and solutions to accomplishing the Communist Party’s Resolution No.26-NQ/TW on developing agriculture, farmers, countryside Luc Nam, one of the fourmountainous districts of Bac Giang province, has made initial accomplishments inexecuting the New Countryside program However, that program implementation hasrevealed several shortcomings Hence, it is essential that there should be major solutions
to enhancing the program execution, in pursuant of the goal of having more than 50% ofthe total number of district’s communes meeting the New Countryside criteria
The objectives of the study are: (1) To review the theoretical and empiricalframework for the New Countryside program implementation; (2) To evaluate the NewCountryside program implementation situation in Luc Nam district for the past fiveyears; (3) To analyze the major factors affecting the program execution; (4) To proposeseveral orientations and solutions to the program implementation in the future
Regarding the sample selection, three communes representing each typical region
of Bac Giang province are selected to examine In terms of data collection, the studyutilizes both secondary and primary data The former comprises of the publications,statistics and reports officially published by the Steering and Management Board ofNew Countryside program Those documents are expected to provide the study with thetheoretical and practical basis, the set of criteria for situation, results and affectingfactors of New Countryside program, as well as the related information on the programimplementation, goals and future orientations The primary data is collected through theinterviews and discussions with 112 local farmer households, the management officers,leaders and related stakeholders Subsequently, the gathered data is processed by themethods of descriptive statistics and comparison
It has been found that the implementation of New Countryside program in LucNam district has revealed both advantages and disadvantages On the one hand, the NewCountryside program in Luc Nam district has been executed in line with thegovernmental regulations To specify, it has been found that the district has set up the
Trang 15management and assistance boards, promoted the propaganda activities, finalized theproposal and approval for the new countryside planning, maintained the supervision,and evaluated the program implementation in accordance with the regulations Betterstill, most of the criteria fulfillment has been assessed at “fairly good” level On theother hand, there are a lot of limitations in the program implementation Specifically, it
is shown that the steering and assistance boards at the district and commune levels haveoperated inefficiently so they have yet to meet the work requirements Additionally, thepropaganda campaigns have been only implemented in the focal communes so theirefficiency proves to be limited The planning for constructing the new countryside is oflow-quality and in need of adjustments The evaluation of the program has not beendone appropriately because of the absence of the completed document system Thereports also have not been carried out in a timely manner Worse still, theaccomplishment of some criteria, especially the one in terms of socio-economicinfrastructure, has been found to be insignificant The production development is seen
to be at a low pace
The major factors affecting the New Countryside program results include thefeatured natural and socio-economic conditions in each region, unsuitable policymechanisms, insufficient resources, incompetent officers, heterogeneous opinions andthinking, low awareness of the locals
Finally, the study proposes seven main solutions to accelerating and enhancing theefficiency of the New Countryside program implementation in Luc Nam district,including: (i) Promote the policy lobby and propaganda; (ii) Raise the local officers’awareness; (iii) Foster the production to better the local people’s income; (iv) Promotethe capitalization for building the new countryside; (v) Finalize the planning and newcountryside proposal; (vi) Renovate the opinions in implementing the new countrysideprogram; (vii) Finalize the policy mechanisms and criteria for the new countrysideprogram At the national level, the related ministries are supposed to play a critical role
in supporting the government to issue the suitable new countryside policies At theprovincial level, it is crucial that Bac Giang province should allocate more resources forbuilding the new countryside and promote the emulation movements with theparticipation of different levels of authorities and citizens in the province
Trang 16PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượngquan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị,đảm bảo an ninh, quốc phòng Phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đờisống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn là cơ sở để đảm bảo ổn địnhtình hình chính trị - xã hội, sự phát triển hài hòa và bền vững theo định hướng xãhội chủ nghĩa Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, ngày 5/8/2008 Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 26-NQ/TW về “nôngnghiệp, nông dân và nông thôn” đề ra mục tiêu: "Xây dựng nông thôn mới có kếtcấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sảnxuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thịtheo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân tríđược nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôndưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường"
Cụ thể hóa Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hànhTrung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Thủ tướngChính phủ ban hành Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 ban hành Bộtiêu chí Quốc gia về nông thôn mới, Quyết định 342/QĐ-TTg ngày 20/2/2013 vềsửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới gồm 19 tiêuchí và Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 06/4/2010 phê duyệt chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, gồm 11 nội dung Triển khai thực hiệnQuyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh BắcGiang đã ban hành Nghị quyết số 145-NQ/TU ngày 14/7/2011 của Ban chấphành Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Giang đếnnăm 2020 Sau 5 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tỉnh BắcGiang đã đạt được một số kết quả khích lệ, đã có 34 xã đạt chuẩn nông thôn mới,chiếm 16,8%, đời sống vật chất, tinh thần người dân ngày càng được nâng lên, bộmặt nông thôn có chuyển biến tích cực
Huyện Lục Nam là một trong bốn huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, căn
cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương, tỉnh, huyện Lục Nam đã
Trang 17tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các địa phương thực hiện, sau 05 năm,kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt được kết quả bước đầu,
đã có 03 xã đạt chuẩn nông thôn mới, từng bước hình thành được một số cánhđồng mẫu, cánh đồng cho thu nhập cao, một số sản phẩm hàng hóa có thươnghiệu Tuy nhiên, trong tổ chức thực hiện chương trình còn bộc lộ một số hạn chế,đời sống của người dân vẫn còn thấp, sản xuất chủ yếu nông nghiệp còn nhỏ lẻ,bình quân số tiêu chí của các xã đạt thấp hơn so với bình quân chung toàn tỉnh,các xã còn lại đều đạt ít tiêu chí, năng lực, trình độ và nhận thức của cán bộ, nhândân về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chất lượng đồ án quy hoạch chưacao, đề án nông thôn mới còn nặng về xây dựng cơ bản mà chưa quan tâm đếnphát triển sản xuất Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, trên địa bàn huyện cókhoảng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới trở lên (tương đương 13 xã), gấp 03lần so với giai đoạn trước, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, nếu chưa khắc phụcđược các hạn chế, các giải pháp thực hiện đột phá sẽ khó hoàn thành mục tiêu.Thời gian qua, đã có một số đề tài nghiên cứu về các giải pháp nhằm đẩymạnh xây dựng nông thôn mới, một số giải pháp, bài học kinh nghiệm đã đượcrút ra nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình Tuy nhiên, hầu hết các đềtài mới chỉ tập trung vào việc đánh giá thực trạng hoàn thành 19 tiêu chí nôngthôn mới, bước đầu đề ra các giải pháp hoàn thành mục tiêu đến năm 2015 màchưa có tính dài hạn, chưa nhiều giải pháp về thực hiện xây dựng nông thôn mới
Vì vậy, trên cơ sở nghiên cứu rõ thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mớitrong thời gian qua trên địa bàn huyện Lục Nam để từ đó đề ra các giải pháp chủyếu thực hiện xây dựng nông thôn mới nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra nêntôi chọn đề tài “Giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn huyện Lục Nam 5 năm qua, từ đó đề ra các giải pháp thực hiện chươngtrình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về thực hiện chương trình xây dựngnông thôn mới
Trang 18- Đánh giá thực trạng thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn huyện Lục Nam.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam
- Đề xuất giải pháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địabàn huyện Lục Nam
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Có các bài học kinh nghiệm thành công nào trong xây dựng nông thônmới trên thế giới, ở Việt Nam có thể áp dụng cho huyện Lục Nam?
- Thực trạng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện LụcNam trong giai đoạn 2011-2015 đang diễn ra như thế nào? Đã đạt được các kếtquả nào? có những tồn tại hạn chế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thực hiện xây dựng nông thôn mới trênđịa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang? Yếu tố nào đóng góp tích cực? Yếu tốnào cản trở quá trình thực hiện nông thôn mới tại địa phương?
- Mục tiêu xây dựng nông thôn mới của huyện Lục Nam giai đoạn
2016-2020 như thế nào? những giải pháp nào cần đưa ra để hoàn thành các mục tiêu trên? Trong thời gian tới cần phải làm gì?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn thực trạng và giảipháp thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện LụcNam, tỉnh Bắc Giang
Đối tượng khảo sát: Các hộ dân, Ban phát triển thôn, cán bộ cấp xã, huyện,tỉnh, các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thônmới trên địa bàn huyện Lục Nam, các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp thựchiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lục Nam thời giai tới
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
Trang 19Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm: 2013-2015; các sốliệu sơ cấp thu thập từ tháng 10/2015 đến tháng 10/2016; các định hướng, giảipháp phục vụ cho giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2030.
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC HOẶC THỰC TIỄN
Hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn vềnông thôn, nông thôn mới và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.Làm rõ nguyên tắc, mục tiêu, các nội dung và các bước trong quá trình thực hiệnchương trình nông thôn mới Vận dụng một số kinh nghiệm hay của một số địaphương có thể áp dụng thực tế trên địa bàn huyện Lục Nam
Đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong quá trìnhthực hiện chương trình nông thôn mới theo các bước Làm rõ tác động của cácyếu tố ảnh hưởng tới quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mớitrên địa bàn huyện Lục Nam Đề xuất được các giải pháp có căn cứ, phù hợp vàkhả thi đối với huyện Lục Nam Qua quá trình nghiên cứu nhận thấy cần phải có
sự thay đổi, bổ sung Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới để phù hợp hơn đốivới từng vùng miền, giao tính chủ động cho địa phương đối với một số tiêu chí
để đảm bảo tính hiệu quả; đồng thời cần có sự đổi mới trong quan điểm thực hiệnxây dựng nông thôn mới để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
Trang 20PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNGNÔNG THÔN MỚI
Hội nghị nhóm chuyên viên của Liên Hiệp Quốc đã đề cập đến một kháiniệm CONTIUM nông thôn - đô thị Có thể hiểu nông thôn - đô thị là một khuvực kinh tế hỗn hợp gồm nông thôn, nông thị và đô thị kế tiếp, xen kẽnhau Trong đó, nông thôn được coi là các làng xã nông nghiệp cổ truyền, nôngthị là các đô thị nhỏ, thị trấn, thị tứ, chợ có chức năng như cầu nối giữa nông thôn
và thành thị, còn thành thị là các thành phố lớn, vừa, hoặc các khu công nghiệptập trung (Mai Thanh Cúc và cs., 2005)
Ở Việt Nam, nông thôn là vùng lãnh thổ bao gồm các địa bàn dân cư có sốlượng dân tập trung dưới 4.000 người, mật độ dân cư ít hơn 6.000 người/km2 và
tỉ lệ lao động phi nông nghiệp dưới 60%, tức là tỉ lệ lao động nông nghiệp đạt từ40% trở lên Nhìn nhận từ góc độ quản lí, có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinhsống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân Tập hợp dân cư này thamgia vào hoạt động kinh tế văn hoá - xã hội và môi trường trong một thể chế chínhtrị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác” (Mai Thanh Cúc và cs.,2005) Nông thôn triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bản cả nước đượckhái niệm: Nông thôn là phần lãnh thổ được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là
Ủy ban nhân dân (UBND) xã (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2013)
Trang 212.1.1.2 Nông thôn mới
Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành mộtkiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông thôntrong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nôngthôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt
Nông thôn mới là nông thôn văn minh hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đẹptruyền thống của nông thôn Việt Nam (Vũ Trọng Khải và cs., 2003)
Nông thôn mới trước hết phải là nông thôn, chứ không phải thị trấn, thị tứ.Nông thôn mới vừa bao hàm chức năng lịch sử vốn có của nông thôn là vùngnông dân quần tụ trong đơn vị là xã và chủ yếu làm nông nghiệp, vừa có thuộctính khác với nông thôn truyền thống, đó là: Làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầnghiện đại; sản xuất phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa; đời sống vật chất, tinhthần người nông dân ngày càng được nâng cao; giá trị văn hóa truyền thốngđược bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ (Hồ XuânHùng, 2010)
Nông thôn mới là những kiểu mẫu cộng đồng theo tiêu chí mới, tiếp thunhững thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại, song vẫn giữ lại nét đặc trưng, tínhcách Việt Nam trong đời sống tinh thần Theo đó một số tiêu chí của mô hìnhnông thôn mới là: Một là, đơn vị cơ bản của mô hình nông thôn mới là làng - xã.Hai là đáp ứng yêu cầu thị trường hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ba là có khả năng khai thác và nuôi dưỡng hợp lý các nguồn lực, đạt tăng trưởngkinh tế cao và bền vững; môi trường sinh thái được giữ gìn; tiềm năng du lịchđược khai thác Bốn là, dân chủ nông thôn được mở rộng và đi vào thực chất.Năm là, nông dân, nông thôn có văn hóa được phát triển, dân trí được nâng lên(Hồ Văn Thông, 2005)
Như vậy, nông thôn mới là nông thôn có hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại,làng xã văn minh sạch đẹp; sản xuất phát triển bền vững theo hướng kinh tếhàng hóa; đời sống vật chất tinh thần người dân ngày càng được nâng cao; bảnsắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt,quản lý dân chủ
2.1.1.3 Xây dựng nông thôn mới
Nhìn từ góc độ hình thái chế độ kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mớiphản ánh trạng thái xã hội nông thôn tại một thời điểm nhất định với phát triểnkinh tế là cơ sở, với tiến bộ xã hội toàn diện là tiêu chí, dưới điều kiện chế độ xã
Trang 22Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, xây dựng nông thôn mới là cách gọi chung choquá trình xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa nông thôn, dưới bối cảnh “thành thị
và nông thôn cùng phát triển” trong giai đoạn mới “công nghiêp bổ trợ nôngnghiệp, thành thị dẫn dắt nông thôn” (Đặng Kim Sơn, 2008)
Dưới góc độ chủ thể xây dựng nông thôn mới, công cuộc xây dựng làng, xãhiện đang được tiến hành trong bối cảnh đẩy mạnh tốc độ công nghiệp hóa đểđẩy lùi khoảng cách giữa thành thị và nông thôn và cải thiện tình hình kinh tếnông thôn đang suy yếu kìm hãm sự phát triển chung của cả nước (Đặng KimSơn, 2008)
Xét dưới góc độ quản lý, xây dựng nông thôn mới là chương trình mục tiêuquốc gia được triển khai trên địa bàn xã trong phạm vi cả nước, nhằm phát triểnnông thôn theo hướng hiện đại (Đặng Kim Sơn, 2008)
Xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiệnđại ở nông thôn; xây dựng cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quyhoạch; xây dựng giai cấp công nhân, củng cố liên minh công nhân - nông dân -tri thức vững mạnh; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cưdân nông thôn, hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn các vùngcòn khó khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với cácnước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nôngthôn mới (Ban Chấp hành Trung ương, 2008)
Như vậy, xây dựng nông thôn mới là quá trình xây dựng kinh tế, chính trị,văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sốngngười dân nông thôn, phát triển hài hòa, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị vớinông thôn, quá trình xây dựng với vai trò chủ thể là người dân nông thôn và có
sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác
2.1.2 Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng nông thôn mới
2.1.2.1 Mục tiêu xây dựng nông thôn mới
a Mục tiêu chung
Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiệnđại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp vớiphát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theoquy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môitrường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
Trang 23tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Thủ tướng Chính phủ, 2010).
2.1.2.2 Nguyên tắc thực hiện xây dựng nông thôn mới
Các nội dung, hoạt động của chương trình xây dựng nông thôn mới phảihướng tới mục tiêu thực hiện đạt chuẩn 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia vềnông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 vàQuyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việcsửa đổi một số tiêu chí về xây dựng nông thôn mới
Phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhànước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơchế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện Các hoạt động cụ thể dochính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chứcthực hiện
Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗtrợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác đang triển khai trên địa bàn nôngthôn
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới phải gắn với kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm bảo thực hiệncác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.Công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phâncấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các công trình, dự án củachương trình nông thôn mới; phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộngđồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện vàgiám sát, đánh giá
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xãhội; cấp ủy đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựngquy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcchính trị, xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong
Trang 242.1.3 Các nội dung xây dựng nông thôn mới
Chương trình nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển kinh
tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11 nội dung (Thủ tướng Chínhphủ, 2010)
a Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Để đạt yêu cầu tiêu chí số 1 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nôngnghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; Phát triển cáckhu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã
b Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội
Đạt yêu cầu tiêu chí số 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 trong Bộ tiêu chí quốc gia nôngthôn mới
Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và bảo vệ hệ thống giaothông trên địa bàn xã
Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinhhoạt và sản xuất trên địa bàn xã
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóathể thao trên địa bàn xã
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địabàn xã
Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trênđịa bàn xã
Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ
Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã
c Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng pháttriển sản xuất hàng hóa, có hiệu quả kinh tế cao
Tăng cường công tác khuyến nông; đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất nông -lâm - ngư nghiệp
Trang 25Cơ giới hóa nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông,lâm, ngư nghiệp.
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm “mỗi làngmột sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa côngnghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu laođộng nông thôn
d Giảm nghèo và an sinh xã hội
Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững chohuyện có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo
Thực hiện các chương trình an sinh xã hội
đ Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thônĐạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn
Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hìnhkinh tế ở nông thôn
e Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.Tiếp tục thực hiện chương trình MTQG về giáo dục và đào tạo, đáp ứngyêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
g Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.Tiếp tục thực hiện Chương trình MTQG trong lĩnh vực Y tế, đáp ứng yêucầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
h Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và số 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới Tiếp tục thực hiện chương trình MTQG về văn hóa, đáp ứng yêu cầu Bộtiêu chí quốc gia nông thôn mới
Trang 26Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chíquốc gia nông thôn mới.
i Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới; đảmbảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học, trạm
y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ vàcải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã
Tiếp tục thực hiện chương trình MTQG về nước sạch và vệ sinh môi trườngnông thôn
Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôntheo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trongthôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnh trang, cảitạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triểncây xanh ở các công trình công cộng
k Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứngyêu cầu xây dựng nông thôn mới
Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủtiêu chuẩn về công tác tại xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệtkhó khăn để nhanh chóng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ở các vùng này
Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệthống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới
l Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn
Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệnạn xã hội và các hủ tục lạc hậu
Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cholực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xãhội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới
Trang 272.1.4 Các bước trong xây dựng nông thôn mới
a Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện
Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban chỉ đạo chươngtrình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới tỉnh, thành phố: DoChủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban chỉ đạo các chương trình MTQG cấp tỉnh làmTrưởng Ban, Phó Trưởng Ban thường trực là Phó Chủ tịch UBND tỉnh và 01 PhóTrưởng Ban là Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; các thành viên là lãnh đạocác Sở, ban ngành liên quan Ban chỉ đạo tỉnh thành lập Văn phòng điều phốichương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh đặt tại Sở Nông nghiệp và PTNT,giúp Ban chỉ đạo tỉnh thực hiện chương trình trên địa bàn
Cấp huyện, thị xã thành lập Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thônmới của huyện, thị xã: Do Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịchUBND huyện là Phó Trưởng ban, thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban ngành
có liên quan của huyện Ban chỉ đạo huyện có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điềuhành việc thực hiện các nội dung của chương trình nông thôn mới trên phạm viđịa bàn Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc Phòng Kinh tế) là cơ quan thườngtrực điều phối, giúp Ban chỉ đạo huyện thực hiện chương trình xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn
Cấp xã: Thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã do UBND xãquyết định thành lập Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND
xã là Phó Trưởng ban Thành viên là một số công chức xã, đại diện một số ban,ngành, đoàn thể chính trị xã hội và trưởng thôn
Cấp thôn, bản: Thành lập Ban phát triển thôn, thành viên là những người có
uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng thôn trực tiếpbầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận
b Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện chương trình xây dựng nông thônmới (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện)
Ban chỉ đạo các cấp tổ chức tuyên truyền, học tập nghiên cứu các chủtrương, chính sách của Đảng và nhà nước, xây dựng chuyên mục về xây dựngnông thôn mới trên các phương tiện đại chúng của địa phương trong suốt quátrình thực hiện
Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng dẫn của Mặt trận Tổquốc Việt Nam
Trang 28c Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện đề án nông thônmới theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
Thành lập tổ khảo sát đánh giá: Thành phần gồm đại diện lãnh đạo UBND
xã, cán bộ chuyên môn, đại diện một số thôn trong xã; mỗi thôn thành lập nhómkhảo sát (khoảng 5 - 6 người) để hỗ trợ cho tổ khảo sát xã thực hiện nhiệm vụkhảo sát, đánh giá thực trạng tại thôn đó
Tổ chức nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về đánh giá thực trạng nôngthôn, lập kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ của tổ khảo sát đánh giá
Tiến hành đánh giá thực trạng: Tổ khảo sát phối hợp với các nhóm ở cácthôn, bản tiến hành đo đạc, ước tính hoặc tính toán từng nội dung các tiêu chí.Tổng hợp kết quả và xác định rõ thực trạng của xã so với yêu cầu của Bộtiêu chí quốc gia nông thôn mới như: Số tiêu chí đạt, mức đạt; những tiêu chíchưa đạt, mức đạt cụ thể từng chỉ tiêu của tiêu chí
Ban chỉ đạo tỉnh, huyện chịu trách nhiệm tổng hợp, công bố các tiêu chuẩn,quy chuẩn đánh giá thực trạng nông thôn theo Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới của trung ương và địa phương; hướng dẫn, hỗ trợ các xã trong quá trình thựchiện nhiệm vụ rà soát, đánh giá thực trạng nông thôn
d Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã
Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới thực hiện theo hướng dẫn tại Thông
tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011 củaliên bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trườngquy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
Đồ án quy hoạch nông thôn mới phải tuân thủ các đồ án quy hoạch cấp trên
đã được phê duyệt (quy hoạch vùng huyện, vùng tỉnh, quy hoạch chung đô thị).Đối với những xã đã có quy hoạch đáp ứng các tiêu chí về xây dựng xãnông thôn mới thì không phải phê duyệt lại; đối với những xã đã và đang lập quyhoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020 cần phải rà soát, bổ sung để phù hợp vớiviệc lập quy hoạch theo Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTNMT ngày 28/10/2011 của liên bộ: Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và PTNT,
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạchxây dựng xã nông thôn mới
Trang 29Quy hoạch nông thôn mới được duyệt là cơ sở để lập dự án xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn.
đ Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã, gồm các nội dung
Kết quả khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêuchí quốc gia nông thôn mới, quy hoạch nông thôn mới của xã
Mục tiêu đề án: Đạt được các tiêu chí quốc gia của xã nông thôn mới
Danh mục các công trình, dự án nhằm đạt được từng tiêu chí quốc gia xãnông thôn mới, thứ tự ưu tiên thực hiện Các công trình, dự án trong đề án phảinằm trong khuôn khổ các nội dung xây dựng nông thôn mới nêu trong Quyếtđịnh số 800/QĐ-TTg và thực hiện theo các thông tư, văn bản của các Bộ, ngành.Tổng dự toán ngân sách thực hiện đề án, trong đó làm rõ nhu cầu vốn từ cácnguồn cho từng công trình, dự án được lập theo quy định trong Quyết định
số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chươngtrình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Quyếtđịnh số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyêntắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới vàcác nghị quyết, quyết định của Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND các cấp
Kế hoạch tổng thể và lộ trình thực hiện đề án (xác định cho từng công trình,
dự án và nhu cầu vốn theo từng nguồn):
- Trong kế hoạch cần phân rõ loại công việc do xã tổ chức quản lý; loạicông trình, công việc giao cho thôn; loại công việc giao cho hộ tự lo; loại côngviệc giao cho các đoàn thể chính trị xã hội, các hội nghề nghiệp đảm nhận
- Làm rõ các công việc cần kêu gọi đầu tư của tư nhân, doanh nghiệp hoặckêu gọi tài trợ bên ngoài
- Kế hoạch của xã phải phù hợp quy hoạch, kế hoạch chung của huyện, khảnăng của xã và được cộng đồng người dân trong xã tham gia ý kiến (có ít nhất80% số hộ dân đồng thuận)
Các giải pháp thực hiện đề án: Các giải pháp về vốn, về nguồn nhân lực, về
kỹ thuật, về bảo vệ môi trường
Đề án xây dựng nông thôn mới của xã bắt buộc phải được người dân, cộngđồng và các đối tượng có liên quan khác tham gia, đóng góp ý kiến
Sau khi hoàn chỉnh, trình đề án xây dựng nông thôn mới của xã lên UBNDhuyện thẩm định và phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới sau khi được
Trang 30UBND huyện phê duyệt phải được công bố công khai cho nhân dân trong xã biết
để thực hiện
e Tổ chức thực hiện đề án
Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội
Phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn
Giảm nghèo và an sinh xã hội
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội.Đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xây dựng nông thôn mới
g Giám sát, đánh giá và báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án
Ban chỉ đạo tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về chất lượng, tiến độ,hiệu quả chương trình trên địa bàn tỉnh Căn cứ mục tiêu của chương trình xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và điều kiện thực tế của tỉnh, chỉ đạoBan chỉ đạo các huyện xây dựng các chỉ tiêu đạt được theo tiến độ từng năm,từng giai đoạn và kết thúc chương trình để làm cơ sở giám sát đánh giá kết quảchương trình trên địa bàn toàn tỉnh
Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các đơn vị, Ban chỉ đạo các huyện thường xuyên tổchức kiểm tra thực hiện chương trình; tổng hợp, báo cáo kết quả đánh giá về BộNông nghiệp và PTNT
Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, các huyện, các đơn vị liên quantạo điều kiện để HĐND các cấp địa phương, Mặt trận Tổ quốc và cơ quan đoànthể xã hội các cấp, cộng đồng tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiệnchương trình
Báo cáo định kỳ hàng quý, năm thực hiện theo quy định về chế độ và biểumẫu báo cáo chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 do BộNông nghiệp và PTNT quy định (Bộ Nông nghiệp và PTNT và cs., 2013)
Trang 312.1.5 Nguồn lực và cơ chế huy động xây dựng nông thôn mới
a Chương trình xây dựng nông thôn mới được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, baogồm các nguồn chính sau
Vốn ngân sách (trung ương và địa phương): Vốn từ các chương trìnhMTQG và các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ tiếptục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn; vốn bố trí trực tiếp chochương trình để thực hiện các nội dung theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ; các địa phương chủ động sử dụng nguồnthu từ xổ số kiến thiết để đầu tư cho các công trình phúc lợi kinh tế - xã hội trênđịa bàn xã theo quy định hiện hành
Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (nếu có): Để đầu tư các dự án, chươngtrình theo Nghị quyết của Quốc hội
Nguồn vốn tín dụng, bao gồm: Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
và vốn tín dụng thương mại
Vốn đầu tư của doanh nghiệp
Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân trong xã; vốn huy động từcộng đồng (các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của cácdoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước)
Các nguồn vốn hợp pháp khác
b Chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện theo cơ chế huy độngThực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình MTQG, cácchương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn
Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triểnkhai chương trình
Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năngthu hồi vốn trực tiếp
Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã đốivới từng nội dung, dự án, công trình, do HĐND xã thông qua
Các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhântrong và ngoài nước cho các dự án đầu tư Các nguồn vốn tín dụng
Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác (Bộ Nông nghiệp và PTNT
và cs., 2011)
Trang 322.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chương trình nông thôn mới
2.1.6.1 Nhận thức của người dân về xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới về nguyên tắc trước tiên đó là sự nghiệp của toàndân, là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của mỗi người dân nông thôn, Nhànước đóng vao trò định hướng, chỉ hỗ trợ một phần kinh phí Đây là chương trìnhphục vụ quyền lợi cho chính người dân nên người dân phải là chủ thể xây dựng.Nhận thức của người dân về chương trình được thể hiện ở mức độ quan tâm vềchương trình, khả năng và sự sẵn lòng đóng góp tâm trí, vật liệu, công sức, ý kiếncho các hoạt động Chính vì vậy, cần đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền,vận động xây dựng nông thôn mới đồng thời chính quyền cấp xã cần tạo điềukiện để mỗi người dân và cộng đồng phát huy được được vai trò chủ thể (TriệuNgọc Trung, 2013)
2.1.6.2 Năng lực tổ chức triển khai xây dựng nông thôn mới của cán bộ cơ sở
Là khâu quan trọng, quyết định hiệu quả quá trình xây dựng nông thônmới, từ công tác lập kế hoạch, thẩm định, phê duyệt, giải ngân, giám sát vàđánh giá các hoạt động triển khai, công tác tuyên truyền, vận động, huy động vàquản lý nguồn lực, năng lực tổ chức triển khai thể hiện số lượng, chất lượngcán bộ, sự am hiểu về kỹ năng tuyên truyền, vận động, lãnh đạo, chỉ đạo, bộmáy tổ chức triển khai thực hiện, cán bộ lãnh đạo, trong đó vai trò của ngườiđứng đầu có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là cán bộ cấp cơ sở, thực tiễn cho thấy
ở địa phương nào người đứng đầu tâm huyết, quan tâm, trách nhiệm, gươngmẫu, có phương pháp, cách làm chủ động, công khai, dân chủ thì ở đó tạo đượcniềm tin, huy động được sự tham gia của người dân và đạt được kết quả cao(Triệu Ngọc Trung, 2013)
2.1.6.3 Nguồn vốn thực hiện chương trình
Chương trình xây dựng nông thôn mới là một chương trình khung xâydựng định hướng, nền tảng cho toàn bộ xã hội, các chương trình đầu tư của Nhànước, dân cư, doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển nông thôn Khả nănghuy động vốn ở mỗi địa phương là khác nhau tuy nhiên ngoài tranh thủ nguồnvốn ngân sách cần phải tận dụng tối đa nguồn vốn của doanh nghiệp, tín dụng
và đặc biệt là sự đóng góp công sức, tiền của người dân và cộng đồng Nơi nàohuy động được nhiều nguồn lực thì triển khai thuận lợi và ngược lại (Lưu ThịHòa, 2014)
Trang 332.1.6.4 Chủ trương, chính sách của nhà nước về xây dựng nông thôn mớiĐây là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến việc tổ chức thựchiện chương trình xây dựng nông thôn mới; chính sách về xây dựng nông thônmới được đề cập trong đề tài này được hiểu là một hệ thống các quan điểm, chủtrương, biện pháp nhằm tạo hàng lang, cơ sở pháp lý để tổ chức triển khai thựchiện chương trình Các quan điểm, chủ trương, biện pháp được thể hiện bằng một
hệ thống chính sách, cơ chế cụ thể nhằm hướng việc thực hiện chương trình đạtđược mục tiêu đề ra Do vậy, chủ trương, chính sách cấp vĩ mô cần phù hợp vớiđiều kiện của mỗi địa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện;các chủ trương cơ chế chính sách của địa phương cần vận dụng sáng tạo cơ chếchính sách của trung ương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình ở cơ sở(Triệu Ngọc Trung, 2013)
Do đặc điểm địa lý, đất nước ta hình thành nên các vùng sinh thái, vùngkinh tế - văn hóa đặc thù Vì vậy, phát triển nông thôn vừa phải có tiêu chí chung,vừa phải xây dựng các tiêu chí đặc thù phù hợp với trình độ và đặc điểm pháttriển của các vùng cũng như theo từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội(Nguyễn Mậu Thái, 2015)
2.1.6.5 Điều kiện kinh tế xã hội mỗi địa phương
Mỗi địa phương có điều kiện kinh tế xã hội không giống nhau, dẫn đến xuấtphát điểm khi triển khai xây dựng nông thôn mới của mỗi địa phương khác nhau,khả năng huy động nguồn lực, nội dung cần triển khai thực hiện Bộ tiêu chí nôngthôn mới cũng khác nhau vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện cần phânchia thành các vùng, đối tượng khác nhau để từ đó đề ra cơ chế chính sách phùhợp với điều kiện từng vùng (Nguyễn Mậu Thái, 2015)
2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số nước trên thế giới2.2.1.1 Nhật Bản: Mỗi làng một sản phẩm
Từ năm 1979, ở tỉnh Oi-ta, Nhật Bản đã hình thành và phát triển phong trào
"Mỗi làng, một sản phẩm" với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vựcnày một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản Ba nguyêntắc chính của phong trào là: (1) Địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tựlập, nỗ lực sáng tạo; và phát triển nguồn nhân lực Trong đó, nhấn mạnh đến vai
Trang 34trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêuthụ sản phẩm (2) Kinh nghiệm trong quá trình xây dựng các thương hiệu đặc sảnnổi tiếng của Nhật Bản như nấm hương khô, rượu Shochu lúa mạch, chanhKabosu cho thấy những bài học sâu sắc đúc kết không chỉ từ thành công mà cả
sự thất bại (3) Người dân sản xuất rồi tự chế biến, tự đem đi bán mà không phảiqua thương lái Họ được hưởng toàn bộ thành quả chứ không phải chia sẻ lợinhuận qua khâu trung gian nào Chỉ tính riêng trong 20 năm kể từ năm 1979-
1999, phong trào "Mỗi làng một sản phẩm" của Nhật Bản đã tạo ra 329 sản phẩmbình dị và đơn giản như nấm, cam, cá khô, chè, măng tre được sản xuất vớichất lượng và giá bán rất cao Bài học kinh nghiệm của phong trào "Mỗi làng,một sản phẩm" trong việc tận dụng được nguồn nhân lực địa phương, phát huysức mạnh cộng đồng, bảo tồn các làng nghề truyền thống (Phương Ly, 2014).Trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm của Nhật Bản, huyện Lục Nam cóthể đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực của huyện ở mỗi địa phương.2.2.1.2 Hàn Quốc: Phong trào Làng mới
Mục tiêu chính của chính sách mới là làm cho người dân có niềm tin và trởnên tích cực đối với sự nghiệp phát triển nông thôn, làm việc chăm chỉ, cần cù,sáng tạo, độc lập và cộng đồng Tổng thống Hàn Quốc phát biểu “Nếu chúng ta
có thể tạo ra hay khai thác được tinh thần chăm chỉ, tự vượt khó khăn và hợp táctiềm ẩn trong mỗi thành viên sống trong khu vực nông thôn, tôi tin tưởng rằng tất
cả các làng xã nông thôn sẽ trở thành nơi thịnh vượng để sống Chúng ta có thểgọi là phương hướng hành động của mô hình Saemaul Undong đó là lời tuyênngôn của phong trào làng mới (Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và PTNT,2002) Như vậy, phong trào làng mới nhấn mạnh đến yếu tố quan trọng nhất tạođộng lực cho phát triển là “phát triển tinh thần của người nông dân, lấy kích thíchvật chất nhỏ để kích thích tinh thần và qua đó phát huy nội lực tiềm tàng to lớncủa nông dân Một số nội dung hoạt động chính của phong trào “làng mới: (1)Phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ, tổ chức từ cơ sở đến Trung ương (2) Đội ngũlãnh đạo thôn làm nòng cốt cho chương trình phát triển (3) Đào tạo cán bộ cáccấp theo các mô hình, gắn cả nước với phong trào phát triển nông thôn (4) Pháthuy dân chủ, đưa nông dân tham gia vào quá trình ra quyết định (5) Tạo ra mộtkhông khí thi đua, tinh thần hăng hái trong làng, xã (6) Nhà nước và nhân dâncùng làm
Bộ mặt nông thôn thay đổi một cách nhanh chóng, sau tám năm các dự ánphát triển cơ sở hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành, trong vòng 20 năm
Trang 35rừng đã được che phủ khắp nước và khoảng 84% cây rừng của Hàn Quốc hiệnnay là cây rừng đã được trồng trong những năm làm mô hình Trong vòng sáunăm thu nhập bình quân các nông hộ tăng gấp 3 lần, tính thương mại trong sảnxuất nông nghiệp tăng; việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường làng, nhà xưởng, hệthống cung cấp nước, điện, chuyển giao khoa học công nghệ, tích lũy vốn, đàotạo nhân lực, bảo vệ môi trường, tạo quỹ tiết kiệm trong gia đình, Saemaul làmột phong trào phát triển nông thôn cho phép hạn chế tối đa thời gian chuyểnhóa nông thôn truyền thống thành một nông thôn hiện đại (Trung tâm Thông tinNông nghiệp và PTNT, 2002).
Sau hơn 30 năm thực hiện phong trào “làng mới”, môi trường sống và cuộcsống vật chất của người dân nông thôn đã được cải thiện đáng kể; sản xuất mangtính thương mại Cái được lớn nhất là những người nông dân nghèo đói bắt đầutrở nên tự tin hơn, khu vực nông thôn trở thành xã hội năng động, có khả năngtích lũy, tự đầu tư và nhờ đó mà có khả năng tự phát triển Thông qua phong tràolao động nông thôn đã được đào tạo cơ bản, điều quan trọng là họ có tác phongcông nghiệp, điều này đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động cho ngànhcông nghiệp đòi hỏi kỹ thuật cao hơn (Trung tâm Thông tin Nông nghiệp vàPTNT, 2002)
Đầu tư phát triển nông thôn là quá trình lâu dài và tốn kém, để tìm ra biệnpháp phát triển rút ngắn được khoảng cách thời gian, đồng thời hạn chế nguồnkinh phí hạn hẹp thì phong trào “Làng mới là một trong số những mô hình pháttriển nông thôn cần được nghiên cứu và áp dụng một cách có chọn lọc, phù hợpvới tình hình thực tế ở nước ta” (Hồ Văn Thông, 2005) Với một số bài học kinhnghiệm: (1) Xác định vai trò chủ thể của người dân trong phong trào và trongtừng hoạt động cụ thể; (2) Làm tốt công tác dân chủ ở cơ sở, thực hiện công khai,minh bạch và công bằng trong các hoạt động; (3) Phát triển cơ sở hạ tầng nôngthôn làm thay đổi bộ mặt nông thôn và là tiền để cho phát triển kinh tế; (4) Hiệuquả hoạt động của hợp tác xã góp phần phát triển kinh tế nông thôn
2.2.1.3 Trung Quốc: Kinh nghiệm phát triển nông thôn
Trong lĩnh vực nông thôn, Trung Quốc đã hình thành xí nghiệp Hương Trấn
từ năm 1950, trên cơ sở các xí nghiệp, đội sản xuất của công xã nhân dân trướcđây Kể từ cuối năm 1970, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra nhiều chính sách đểphát triển xí nghiệp Hương Trấn Đầu năm 1997 toàn quốc có khoảng 20 triệu xí
Trang 36nghiệp Hương Trấn, với số lao động là 130 triệu người Trong đó, xí nghiệp dotập thể quản lý 1,5 triệu với 60 triệu lao động, 30.000 xí nghiệp Hương Trấn hợptác, liên doanh với nước ngoài, ngoài ra là các loại xí nghiệp khác do tư nhânhoặc tư nhân liên doanh, liên kết (Phạm Vân Đình, 1998) Xí nghiệp Hương Trấn
là một hình thức mới của công nghiệp hóa nông thôn, đã đẩy mạnh tốc độ côngnghiệp hóa đất nước, làm giảm chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thànhthị Tuy vậy, Trung Quốc rất chú ý phát triển nông nghiệp, lấy sản xuất nôngnghiệp là chính và lấy xí nghiệp Hương Trấn làm trụ cột để phát triển nôngnghiệp và nông thôn (Đỗ Tiến Sâm, 2008)
Sau hơn 20 năm tăng trưởng, các doanh nghiệp nông thôn đã làm thay đổitoàn cảnh kinh tế khu vực nông thôn; trở thành lực lượng chính đứng sau sự tăngtrưởng bền vững chung của Trung Quốc; vai trò to lớn của doanh nghiệp nôngthôn Trung Quốc trong việc tạo ra sự bình đẳng hơn về phân phối thu nhập trongnội bộ; sự phân hóa thu nhập theo vùng có xu hướng gắn liền với sự khác nhau
về mật độ phân bố dân cư nông thôn giữa các vùng (lục địa và duyên hải), do đóbằng việc tăng thu nhập ở các vùng nông thôn, sự phát triển của các doanhnghiệp nông thôn đã góp phần vào việc giảm bất bình đẳng thu nhập ở TrungQuốc Như vậy, có thể nói rằng xí nghiệp Hương Trấn là mô hình đặc biệt củaTrung Quốc và nó đã được nhân rộng ra nhiều vùng ở nông thôn, tạo nên sứcmạnh kinh tế to lớn, giải quyết những vấn đề xã hội gay cấn và mang ý nghĩakinh tế xã hội sâu sắc Xí nghiệp Hương Trấn đã tạo cho nông dân tự lập trongthu nhập, ổn định đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân Trung Quốc (PhạmVân Đình, 1998) Bài học kinh nghiệm huyện Lục Nam có thể vận dụng đó làhình thành các khu, cụm công nghiệp trong nông thôn để tạo việc làm, nâng caothu nhập cho người dân nông thôn
Phát triển nông nghiệp để xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiệnnay, từ các góc cạnh khác nhau đang là mối quan tâm chung của cả cộng đồngthế giới Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở một sốquốc gia cho thấy, những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quảcủa nhà nước trên cơ sở phát huy tính tự chủ, trách nhiệm của người dân để pháttriển khu vực này, có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Kinh nghiệm của một số quốc giatrên thế giới là bài học để chúng ta triển khai xây dựng nông thôn mới sau này
Trang 372.2.2 Một số mô hình xây dựng nông thôn mới đã triển khai ở Việt Nam2.2.2.1 Đề án thí điểm phát triển nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2001 - 2004Năm 2001, Ban Kinh tế Trung ương cùng với Bộ Nông nghiệp và PTNT,các Bộ, ngành và địa phương đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình điểm “Pháttriển nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hợp tác hoá, dân chủhoá” tại 18 xã điểm do trung ương trực tiếp chỉ đạo và khoảng 200 xã điểm củacác địa phương.
Chương trình gồm 5 nội dung cơ bản: Phát triển kinh tế hàng hoá với một
cơ chế phù hợp khai thác được lợi thế của địa phương, có thị trường tiêu thụ;phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với nền nông nghiệp hàng hoá đáp ứng yêu cầucông nghiệp hoá; xây dựng khu dân cư văn minh; tăng cường công tác văn hoá, y
tế, giáo dục trong nông thôn và xây dựng đội ngũ cán bộ; tăng cường sự lãnh đạocủa cấp uỷ Đảng, phát huy vai trò của cán bộ tổ chức quần chúng, thực hiện tậptrung dân chủ Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai 01 mô hình tại xã Tân Dĩnh,huyện Lạng Giang Tỉnh Bắc Giang triển khai 02 mô hình thí điểm tại xã Bố Hạ,huyện Yến Thế và Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang
Chương trình phát triển nông thôn cấp xã đã triển khai được một số hoạtđộng như: Đào tạo cho cán bộ các xã điểm, qui hoạch, lồng ghép các chươngtrình, dự án về khuyến nông, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho 18
xã điểm Nhờ vậy, cơ sở hạ tầng và bộ mặt nông thôn của một số xã điểm đã có
sự thay đổi đáng kể, nhiều hệ thống nước sạch, xử lý nước thải đã hình thành và
đi vào hoạt động; sản xuất nông nghiệp và ngành nghề có hiệu quả cao hơn.Tuy nhiên trong thực hiện còn một số tồn tại: Mô hình được xây dựng theodạng đề án đầu tư phát triển, người dân ở "điểm" có tâm lý trông chờ vào nhànước mà chưa coi trọng việc huy động nguồn nội lực cộng đồng nên chưa mangtính xã hội cao, thiếu tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới; kế hoạch xâydựng mô hình đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn nhưng lại không có nguồn đảm bảo nênhầu hết các Đề án xã xây dựng lên đều không có tính khả thi; đội ngũ cán bộ xãtuy có được đào tạo, nhưng tình trạng phổ biến là chưa nắm vững yêu cầu vàphương pháp triển khai Đề án; bộ máy tổ chức chỉ đạo triển khai chương trìnhkhông được hình thành thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương,không phân định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền trongviệc tổ chức chỉ đạo, triển khai, theo dõi và đánh giá chương trình nên chưa có sự
Trang 38phối hợp chặt chẽ trong quá trình tổ chức thực hiện, dẫn đến hiệu quả thấp (CụcKinh tế Hợp tác và PTNT, 2005).
2.2.2.2 Đề án thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới cấp thôn, bản2007-2009
Năm 2007, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thí điểm Đề án xâydựng nông thôn mới theo phương pháp tiếp cận mới “dựa vào nội lực và do cộngđồng làm chủ” Đề án thí điểm được triển khai tại 17 thôn, làng thuộc 17 xã của
15 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng kinh tế khác nhau Nội dung thực hiệnchủ yếu gồm: Đào tạo nâng cao năng lực phát triển cộng đồng; cải thiện điềukiện sống cho người dân nông thôn; hỗ trợ người dân phát triển sản xuất hànghoá nông nghiệp, dịch vụ nông thôn để nâng cao thu nhập, phát triển mỗi làngmột nghề
Chương trình đã đạt được 4 kết quả nổi bật sau: Đã hình thành được 15 môhình thực tiễn theo phương pháp tiếp cận mới; hình thành được tổ chức củangười dân (Ban phát triển thôn, bản), là đại diện của cộng đồng dân cư thôn, bản
để tự chủ trong việc bàn bạc, lựa chọn, quyết định các nội dung, việc làm cầnthiết cho cộng đồng, cách huy động nội lực tại chỗ cho xây dựng nông thôn mới;bước đầu đã khơi dậy ý thức tự chủ, sáng tạo của người dân trong phát huy nộilực xây dựng nông thôn; xác định rõ hơn nội dung, phương pháp, cách làm, mốiquan hệ phối hợp giữa các cấp trong xây dựng mô hình nông thôn mới theophương pháp tiếp cận từ cộng đồng thôn, bản; thu hút sự quan tâm của nhiều địaphương, từ đó tổ chức xây dựng thêm các mô hình nông thôn mới
Tuy nhiên trong thực hiện còn một số tồn tại: Nhận thức của lãnh đạo ở cácđịa phương cho rằng đây vẫn là sự “rót vốn chứ không phải là xây dựng mô hìnhthí điểm về PTNT trên cơ sở phát huy tính tự lập của cộng đồng (2) Chọn xã thíđiểm chưa mang tính đại diện cho vùng, cho điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.(3) Vai trò của người dân chưa thực sự được coi trọng (4) Đề án thường hướngvào các chương trình xây dựng cơ bản về giao thông nông thôn, văn hóa, y tế và
xã hội mà hiếm có chương trình phát triển kinh tế (5) Việc tổ chức lựa chọn cáchoạt động phần lớn hướng vào các hoạt động dễ giải ngân là chính nên hạn chếđến hiệu quả (6) Cơ chế hoạt động khá phức tạp, chưa lồng ghép được cácchương trình PTNT (7) Cơ quan tư vấn tỏ ra lúng túng và chưa kết hợp tốt vớiđịa phương trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động tại mô hình (PhạmVân Đình, 2009)
Trang 392.2.2.3 Chương trình thí điểm nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (2009-2011) do Ban Bí thư Trung ương chỉ đạoBan Bí thư đã thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí thường trực Ban Bí thưlàm Trưởng ban và chọn 11 xã ở 11 tỉnh đại diện cho các vùng, miền để xâydựng mô hình thí điểm; trong đó có xã Tân Thịnh, huyện Lạng Giang là đại diệncho các xã Trung du Bắc bộ.
Mục đích: Xây dựng 11 xã điểm trở thành các mô hình thực tiễn về nôngthôn mới thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (thể hiện các đặc trưng của nôngthôn mới); thử nghiệm đổi mới một số cơ chế, chính sách cho phù hợp với cáchthức xây dựng nông thôn mới dựa vào cộng đồng; tổng kết, hình thành được nộidung, phương pháp, cơ chế chính sách cho xây dựng nông thôn mới và mối quan
hệ giữa các cấp - các ngành của hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới.Phương châm xây dựng mô hình: Mô hình nông thôn mới được xây dựngdựa trên 19 tiêu chí nông thôn mới và quy chuẩn của các Bộ, ngành; Nhà nướcchỉ xây dựng cơ chế, chính sách, các quy chuẩn và hướng dẫn Nhà nước hỗ trợmột phần, việc xây dựng nông thôn mới do người dân là chủ thể, các hoạt động
cụ thể ở làng, xã do cộng đồng người dân làm chủ, bàn bạc, quyết định
Từ 11 xã đã rút ra nhiều kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức, hoạt động củacác cơ quan chỉ đạo, về phương pháp, cách giải quyết những nội dung khó khăntrong xây dựng nông thôn mới như: quy hoạch, phát triển sản xuất, tăng thu nhập,phát triển văn hoá - xã hội - môi trường, huy động nguồn lực cho xây dựng nôngthôn mới, cơ chế tài chính và cơ chế quản lý đầu tư trên địa bàn xã, nâng cao chấtlượng hệ thống chính trị Đây là những bài học kinh nghiệm rất cần thiết choviệc chỉ đạo triển khai chương trình nông thôn mới
Từ thực tiễn kinh nghiệm các xã làm điểm đã kiểm nghiệm thực tiễn đối với
mô hình và Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, khẳng định Bộ tiêu chí quốc gia
là cần thiết để định hướng hành động; là công cụ cho chỉ đạo, kiểm tra; đồng thời
là thước đo đánh giá kết quả, thi đua Thực tiễn kinh nghiệm các xã điểm cũng đãgiúp Chính phủ và các Bộ, ngành có cơ sở ban hành và bổ sung nhiều chính sách,
về cơ chế huy động nguồn lực với phương châm “nhân dân làm, nhà nước hỗ trợ,
xã hội chung tay góp sức” tạo nên sức mạnh tổng hợp xây dựng nông thôn mớikhông chỉ ở các xã điểm mà còn áp dụng cho triển khai chương trình nông thônmới sau này (Trương Tấn Sang, 2012)
Trang 402.2.3 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của một số địa phương
2.2.3.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh trong việc thành lập Bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện chương trình nông thôn mới
Khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thônmới, tỉnh Hà Tĩnh thành lập Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh, huyện theocác văn bản hướng dẫn của trung ương, cụ thể: Ở tỉnh biên chế cán bộ chuyêntrách của Chi cục PTNT và một số cán bộ công chức cấp phòng của các sở liênquan cử đến làm việc kiêm nhiệm; ở cấp huyện thành lập Tổ giúp việc cho Banchỉ đạo, biên chế do phòng Nông nghiệp và PTNT hoặc phòng Kinh tế cấp huyệnkiêm nhiệm, tuy nhiên mô hình tổ chức này hoạt động không hiệu quả
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ máy giúp việc Ban chỉ đạo, tỉnh HàTĩnh thực hiện việc kiện toàn Văn phòng điều phối thực hiện chương trình nôngthôn mới của tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2010-2020 với cơ cấu tổ chức Chánh Vănphòng là Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và Phó Chánh Văn phòng Thườngtrực là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT
Cấp huyện thành lập Văn phòng điều phối trực thuộc UBND huyện do PhóChủ tịch huyện làm Chánh Văn phòng và có ít nhất 2 cán bộ chuyên trách Cấp
xã bố trí 1 cán bộ chuyên trách nông thôn mới Sau khi Văn phòng điều phối cáccấp được củng cố, công tác tham mưu, điều phối thực hiện chương trình đã cóhiệu quả rõ rệt, huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc Hà Tĩnh là mộttrong những tỉnh đi đầu có cách làm riêng khi quyết định điều động biệt phái 12cán bộ công chức từ 12 sở, ngành đến công tác tại Văn phòng điều phối theo chế
độ chuyên trách Vì vậy khi triển khai xuống các xã vướng mắc ở lĩnh vực nào cócán bộ của sở, ngành đó xuống trực tiếp tháo gỡ ngay
Hiệu quả cho thấy công tác phối hợp giữa các ban, ngành đoàn thể trongxây dựng nông thôn mới đã nhuần nhuyễn hơn Từ đó Văn phòng điều phối đãtham mưu giúp Ban chỉ đạo tỉnh phân công, điều phối công việc liên quan đếncác ngành, kịp thời thông tin, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn cho cơ sở, việc huyđộng nguồn lực cũng tập trung và đúng hướng hơn Trên cơ sở kinh nghiệm củatỉnh Hà Tĩnh, ngày 04/11/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định1996/QĐ-TTg về việc thành lập Văn phòng điều phối các cấp để thực hiện thống nhất trên địa bàn cả nước theo hướng chuyên trách (Hữu Anh, 2015)