Nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, tích cực thực hiện chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước về đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo công ănviệc làm
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY
TỪ HỘI NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚC
THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 62 01 15 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Văn Hùng
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học của tác giả khác Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và chưa hề được sửdụng để bảo vệ một học vị nào Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đượccảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Nhà nước, Bộ, Ngành chủ quản, cơ sởđào tạo và Hội đồng đánh giá khoa học của Học viện Nông nghiệpViệt Nam về công trình và kết quả nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phượng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này tôi đã nhận được nhiều sựquan tâm, giúp đỡ, góp ý của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngoài Học viện
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm
ơn đến PGS.TS Phạm Văn Hùng, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi vềkiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện luậnvăn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nôngthôn, các thầy cô giáo trong Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã trực tiếp giảng dạy,chỉ dẫn cho tôi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, gia đình, người thân đã độngviên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng luận văn này không tránh khỏi nhữngthiếu sót Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý thầy, cô giáo và tất
cả bạn bè, đồng nghiệp, những người quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực này
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phượng
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn
ii Mục lục
iii Danh mục các ký hiệu viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình viii Danh mục biểu đồ viii Trích yếu luận văn ix Thesis abstract xi Phần 1 Mở đầu 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
4 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.5 Đóng góp mới của đề tài
5 Phần 2 Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đề tài nghiên cứu 6
2.1 Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng vốn vay từ hội nông dân
6 2.1.1 Các khái niệm cơ bản 6
2.1.2 Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn vay
10 2.1.3 Nội dung quản lý và sử dụng vốn vay
15 2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng vốn vay 18
Trang 52.2 Cơ sở thực tiễn .23
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về việc hỗ trợ cho nông dân nhằm xóa đói giảmnghèo 232.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý và sử dụng vốn vay từHội Nông dân 26
Trang 62.2.3 Một số bài học kinh nghiệm 31
Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 33
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 33
3.1.2 Dân số và lao động 35
3.1.3 Điều kiện kinh tế-xã hội 37
3.1.4 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 41
3.2 Phương pháp nghiên cứu 42
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin 42
3.2.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích và số liệu, thông tin 45
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 46
Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 48
4.1 Thực trạng quản lý và sử dụng vốn vay từ hội nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ 48
4.1.1 Tổng quan về Hội nông dân huyện Phúc Thọ 48
4.1.2 Đánh giá kết quả quản lý vốn vay từ Hội nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ 52 4.1.3 Đánh giá thực trạng sử dụng vốn vay từ Hội nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ 79
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từ hội nông dân huyện Phúc Thọ 90
4.2.1 Bộ máy quản lý 90
4.2.2 Cán bộ Hội các cấp 91
4.2.3 Cơ chế, chính sách quản lý vốn vay 92
4.2.4 Sự phối hợp với các bên liên quan 93
4.2.5 Người vay vốn 94
4.3 Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện phúc thọ, thành phố Hà Nội 95
4.3.1 Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp 95
4.3.2 Định hướng quản lý và sử dụng vốn vay từ Hội Nông dân Phúc Thọ 96
4.3.3 Giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn vay từ Hội Nông dân Phúc Thọ 97
Phần 5 Kết luận và kiến nghị 103
5.1 Kết luận 103
Trang 75.2 Kiến nghị 105
5.2.1 Đối với Trung ương Hội nông dân Việt Nam 105
5.2.2 Đối với Hội nông thành phố Hà Nội 105
5.2.3 Đối với Huyện ủy, HĐND và UBND 106
5.2.4 Đối với các ngân hàng uỷ thác 106
Tài liệu tham khảo 107
Phụ lục 110
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
BC Báo cáo
BTC Bộ Tài chính
CN-XD Công nghiệp xây dựng
DVTM Dịch vụ thương mại
GQVL Giải quyết việc làm
HĐND Hội đồng nhân dân
HĐQT Hội đồng quản trị
HND Hội Nông dân
HSSV Học sinh sinh viên
KHKT Khoa học kĩ thuật
LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội
TK&VV Tiết kiệm và vay vốn
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phúc Thọ năm 2015 34
Bảng 3.2 Dân số và lao động của huyện Phúc Thọ từ năm 2013 - 2015 36
Bảng 3.3 Tình hình phát triển kinh tế huyện Phúc Thọ năm 2013 – 2015 40
Bảng 3.4 Kết quả lấy phiếu điều tra 45
Bảng 4.1 Số hội viên, chi hội Hội Nông dân Phúc Thọ quản lý từ 2013 - 2015 50
Bảng 4.2 Các lớp tập huấn cho cán bộ Hội cấp cơ sở (2013 - 2015) 53
Bảng 4.3 Nguồn vốn của Quỹ HTND huyện Phúc Thọ 56
Bảng 4.4 Tổng hợp số tổ TK&VV do Hội ND huyện Phúc Thọ quản lý 59
Bảng 4.5 Tổng hợp số tổ liên kết do HND huyện Phúc Thọ quản lý 63
Bảng 4.6 Tổng hợp dư nợ theo đối tượng cho vay thông qua HND Phúc Thọ 64
Bảng 4.7 Tổng hợp số dư nợ theo địa bàn quản lý 65
Bảng 4.8 Doanh số cho vay đối với các mục đích sản xuất của Quỹ HTND huyện Phúc Thọ 67
Bảng 4.9 Doanh số cho vay đối với mục đích sử dụng vốn vay ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội cho HND Phúc Thọ 68
Bảng 4.10 Doanh số cho vay đối với mục đích sử dụng vốn vay ủy thác của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn cho HND Phúc Thọ 70
Bảng 4.11 Số hộ vay vốn từ Hội Nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ 72
Bảng 4.12 Tổng hợp hình thức cho vay 73
Bảng 4.13 Kết quả công tác kiểm tra 3 năm 2013-2015 74
Bảng 4.14 Khái quát về người vay vốn 81
Bảng 4.15 Nguồn vốn vay và mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nông dân huyện Phúc Thọ 83
Bảng 4.16 Giá trị một số ngành chủ yếu trên địa bàn huyện Phúc Thọ 85
Bảng 4.17 Lãi suất và thời hạn vay vốn thông qua tổ chức HND Phúc Thọ 86
Bảng 4.18 Tình hình sử dụng vốn của các hộ nông dân 87
Bảng 4.19 Kết quả sử dụng vốn vay vào mục đích sản xuất kinh doanh 88
Bảng 4.20 Đánh giá về kết quả sử dụng vốn vay vào mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống 89
Bảng 4.21 Khái quát về cán bộ điều tra 92
Bảng 4.22 Đánh giá về cơ chế quản lý vốn vay của HND Phúc Thọ 93
Bảng 4.23 Đánh giá về sự phối hợp với các bên liên quan đến công tác cho vay vốn của HND Phúc Thọ 94
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Hội nông dân huyện Phúc Thọ 48Hình 4.2 Sơ đồ mô hình tổ chức hoạt động nhận ủy thác NHCSXH của HND Phúc Thọ
57Hình 4.3 Sơ đồ mô hình tổ chức hoạt động nhận ủy thác của NHNo&PTNT 60
DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 4.1 Cơ cấu doanh số cho vay theo lĩnh vực của Quỹ HNTN Phúc Thọ 66Biểu đồ 4.2 Tốc độ phát triển của tổng số hộ vay vốn từ HND huyện Phúc Thọ 71
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN1.Tên tác giả: Nguyễn Thị Phượng
2.Tên luận văn: “Đánh giá kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từ Hội Nông dântrên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội”
3 Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 62 01 15
4 Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông nghiệp Việt Nam
Cho vay từ tổ chức Hội giúp các hội viên nông dân dễ dàng tiếp cận với vốnvay, tiết kiệm chi phí, thủ tục nhanh gọn Đã góp phần củng cố và nâng cao vai trò của
tổ chức Hội, tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ quản lý, sản xuất cũng như kinhdoanh, chuyển giao khoa học-kĩ thuật cho hội viên nông dân Các hội viên được hỗ trợtrong việc liên kết, hợp tác sản xuất nhằm mở rộng sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn
và bảo vệ lợi ích của các hội viên Hội Nông dân huyện Phúc Thọ đã triển khai nhiềuchương trình, dự án nhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất Tuy nhiên trong quá trìnhquản lý, sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ vẫn còn tồn tại một sốvấn đề đặt ra cần giải quyết Vì vậy, tôi tập trung đánh giá kết quả công tác quản lý và
sử dụng vốn vay từ Hội Nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ, từ đó đề xuất hệ thốngcác giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn vay của đơn vị này trong thời gian tới.Tương ứng với đó bao gồm các mục tiêu cụ thể: (1) Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thựctiễn về quản lý và sử dụng vốn vay từ HND; (2) Đánh giá kết quả công tác quản lý và sửdụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ những năm qua; (3) Đề xuất hệthống giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyệntrong thời gian tới
Trong nghiên cứu này tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ cấp để đưa
ra các phân tích nhận định Trong đó số liệu thứ cấp thu thập từ nguồn báo cáo văn bảnliên quan quản lý vốn cho vay từ HND nói chung hay HND Phúc Thọ nói riêng Số liệu
sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúccác đối tượng cán bộ đang làm viêc tại HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ và các hộnông dân đang vay vốn thông qua tổ chức HND huyện Phúc Thọ thuộc 3 xã: Tam Hiệp,Vân Nam và Võng Xuyên Tôi sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, xử lý,thống kê mô tả, thống kê so sánh và phân tổ để đánh giá thực trạng quản lý vốn vay từHND cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn của các hộnông dân vay vốn từ HND Phúc Thọ
Qua quá trình đánh giá kết quả quản lý vốn vay từ HND cho thấy tổng dư nợcho vay của HND huyện Phúc Thọ tính đến hết năm 2015 là 119.364 triệu đồng với10.557 hộ nông dân vay vốn Đánh giá kết quả sử dụng vốn phần lớn các hộ đã sử dụng
Trang 12vốn đúng mục đích (chiếm 89%), sai mục đích (chiếm 11%) Nhờ nguồn vốn từ Hội màđời sống của bà con nông dân đã được cải thiện rõ rệt, đàn gia súc, gia cầm và diện tíchtrồng trọt của các hộ tăng lên đáng kể Ngoài ra, chất lượng cuộc sống của các hộ cũngtừng bước được cải thiện, số hộ được cải thiện chiếm 68%, chưa được cải thiện là 32%.Các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng vốn vay: (1) Bộ máy quảnlý; (2) Cán bộ Hội các cấp; (3) Cơ chế, chính sách quản lý vốn vay; (4) Sự phối hợp vớicác bên liên quan; (5) Trách nhiệm của người vay vốn Trong các yêu tố này tôi thấynăng lực quản lý của cán bộ Hội các cấp là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất, quyết địnhđến kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ.
Qua nghiên cứu tôi đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
và sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ Đối với công tác quản lý vốnvay: (1) Tăng cường bộ máy quản lý, nâng cao vai trò và trách nhiệm của cán bộ Hộicác cấp; (2) Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, văn bản chỉ đạo điềuhành, quản lý; (3) Tổ chức đào tào, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyênmôn cho đội ngũ cán bộ Hội Đối với việc sử dụng vốn vay: (1) Đẩy mạnh phát triểnnông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá; (2) Mở mang ngành nghề mới,nâng cao tỷ trọng ngành nghề, dần chuyển đổi cơ cấu kinh tế; (3) Củng cố và nâng cấp
cơ sở hạ tầng, phục vụ tốt cho sản xuất; (4) Tăng cường hỗ trợ vốn cho sản xuất; (5)Tăng cường tập huấn hỗ trợ nông dân, chuyển giao tiến bộ KH-KT Trong đó giải pháp
tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán
hộ Hội các cấp là giải pháp then chốt, nâng cao được kết quả công tác quản lý và sửdụng vốn vay từ Hội Nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
Trang 13THESIS ABSTRACTMaster candidate: Nguyen Thi Phuong
Thesis title: “Evaluation on consequence of managing and employing loansfrom Farmer Association in Phuc Tho district, Ha Noi city”
Major: Agricultural Economic Code: 60 62 01 15Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Loaning from Farmer Association helped members approach to borrow moneyeasily, save fee, proceed quickly that contributed to stabilize and improve role ofFarmer Association, increase education, improve professional level of management,production and business as well as science-technology transferring of each member.Members of association were supported in collaborative and conjoint production toexpand production, improve performance outcome of capital usage and protect benefit
of association members Farmer Association in Phuc Tho district were implementingmany programs, projects to aid farmers to develop their production However, duringprogress of managing and employing loans from Phuc Tho Farmer Association, therewere limitations, difficulties required to solve Therefore, I focused to evaluate outcome
of managing and deploying loans from Farmer Association’s activities, from thatproposed system of solutions to improve managing and employing loans of this unit incoming year Accordingly, specific objectives consisted: (1) Systemize rational andpractical background about managing and employing loans from Farmer Association;(2) Evaluate outcome of managing and employing loans from Farmer Association’sactivities in Phuc Tho district recently; (3) Proposed systems of solutions to improvemanaging and employing loans of Phuc Tho Farmer Association in coming years
In this research, we applied flexibly primary and secondary data to come up withanalysis comments Secondary data collected from related documents and reports tomanaging loans from Farmer Association Primary data were collected by PRA,structural and semi-structural interview to officers of Phuc Tho Farmer Association andfarmers who participated to loan money from Phuc Tho Farmer Association in threecommunes: Tam Hiep, Van Nam and Vong Xuyen I applied analysis methods asdescriptive statistic, comparative methods to evaluate situation as well as analyzefactors influencing tooutcome of managing and employing loans from FarmerAssociation’s activities in Phuc Tho district
After evaluating management outcome of managing and employing loans fromFarmer Association, total outstanding of loans from Farmer Association in 2015 were119.364 million VND with 10.557 lending households Households employing right
Trang 14purpose (89%), wrong purpose (11%) Regarding to capital from Farmer Association,living condition of farmers increased remarkably, amount of livestock and scale ofproduction also grew Moreover, life quality of household has been improveddramatically, 68% lending household had better living Key influencing factors were:(1) Management system, (2) Officers of Farmer Association, (3) Mechanism, policyabout loans management, (4) Collaboration between functional organizations, (5)Borrowers Among these factors, I considered “management ability of officers” to themost influencing factor, had direct effect on managing and employing loans fromFarmer Association in PhucTho district.
According to research, we proposed some solutions to improve activities ofmanaging and employing loans from Farmer Association in PhucTho district To loanmanagement: (1) Improve management system, enhance role and responsibility ofofficers in Farmer Association; (2) Review, edit, implement mechanism, orientingdocuments, (3) Organize training to improve professional knowledge for officers inFarmer Association To employ loans: (1) Promote to develop rural agriculturalcommodities production; (2) Create new jobs, enhance proportion of new jobs,transform economic structure; (3) Stabilize and upgrade facilities for better production;(4) Increase capital production support; (5) Increase training, transfer science-technology Among these solutions, organizing training to improve professionalknowledge for officers in Farmer Association was the key solution improvingmanagement activities of managing and employing loans from Farmer Association inPhuc Tho district, Ha Noi city
Trang 15PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo báo cáo số 25-BC/HNDTW về tình hình Nông dân và hoạt động củaHội nông dân Việt Nam ngày 20/5/2015 của Hôi Nông dân Trung ương, hiện naynông dân nước ta chiếm gần 70% dân số và khoảng 50% lực lượng lao động xãhội Thực hiện công cuộc đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nông dânkhẳng định vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thônmới, cùng với nhân dân cả nước tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, đoànkết, tự lực, tự cường, lao động cần cù, thông minh, sáng tạo đã tạo nên nhữngthành tựu khá toàn diện trên mặt trận sản xuất nông nghiệp Trong bối cảnhkhủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu thì nông nghiệp luôn là trụ đỡ,
là nhân tố tạo sự ổn định cho phát triển đất nước, góp phần kiềm chế lạm phát, ổnđịnh kinh tế vĩ mô, tăng trưởng ổn định, bền vững
Nông dân phấn khởi trước những thành tựu to lớn của đất nước sau gần 30năm đổi mới, đã đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, vị thế và uy tíncủa Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao Nông dân tin tưởng vào
sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ, tích cực thực hiện chủ trươngcủa Đảng và Nhà nước về đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo công ănviệc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống thu nhập cho nông dân như: Chươngtrình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Phong trào “cả nướcchung sức xây dựng nông thôn mới”; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; hỗtrợ xây dựng cánh đồng lớn; hỗ trợ giảm nghèo bền vững cho các huyện có tỷ lệ
hộ nghèo cao; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật; chính sách tín dụng cho vaylãi suất ưu đãi giúp nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh; Chính phủ kịp thờitriển khai gói 16.000 tỷ đồng hỗ trợ cho ngư dân vay đóng tàu đánh cá xa bờ,đóng tàu và nâng cấp thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư… Nôngdân phấn khởi về Hiến pháp sửa đổi Luật đất đai (sửa đổi) đã được kỳ họp thứ 6,Quốc hội khóa XIII thông qua, đây là sự kiện trọng đại đối với đất nước, nhândân nói chung và nông dân nói riêng
Tuy nhiên, tâm trạng nông dân vẫn còn nhiều bức xúc, băn khoăn khi một
số chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn chưa thực sự vào cuộc sống
Trang 16và chưa mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân Nông dân chưa được hưởng lợitương xứng với những công sức lao động của mình cũng như chính sách củaĐảng và Nhà nước đề ra còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và đời sống.Trong đó, vấn đề về vốn cho nông dân vay để sản xuất, kinh doanh gặp phải vôcùng khó khăn, cần có những giải pháp cụ thể nhằm giúp nông dân có thể tiếpcận nguồn vốn dễ dàng và hiệu quả hơn
Thực hiện Quyết định 673/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ “Về việcHội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chươngtrình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 – 2020”.Trong những năm qua các cấp Hội nông dân thành phố Hà Nội nói chung và Hộinông dân huyện Phúc Thọ nói riêng đã làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dụctrong hội viên, nông dân, làm rõ cho hội viên, nông dân thấy rõ những thuận lợi,khó khăn, những thành tựu đã đạt được của đất nước, địa phương, hiểu biết đầy
đủ về vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong từng giaiđoạn (Thủ tướng Chính Phủ, 2011)
Cho vay từ tổ chức Hội giúp các hội viên nông dân dễ dàng tiếp cận vớivốn vay, tiết kiệm chi phí, thủ tục nhanh gọn Góp phần củng cố và nâng cao vaitrò của tổ chức Hội, thu hút mọi tầng lớp dân cư tham gia sinh hoạt trong tổ chứcđoàn thể, tăng cường giáo dục, nâng cao trình độ quản lý, sản xuất cũng như kinhdoanh, chuyển giao khoa học-kĩ thuật cho hội viên nông dân Các hội viên được
hỗ trợ trong việc liên kết, hợp tác sản xuất với doanh nghiệp, tổ chức kinh tếnhằm mở rộng sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn và bảo vệ lợi ích của các hộiviên HND huyện Phúc Thọ đã triển khai, thực hiện nhiều chương trình, dự ánnhằm hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất như: Vốn bằng tiền, vật tư nông nghiệp,mua máy nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ bao tiêu sản phẩmhàng hoá nông sản cho nông dân Trong đó, một trong những yếu tố quan trọng
là việc hỗ trợ vốn cho nông dân Hiện nay HND huyện Phúc Thọ đang trực tiếpquản lý nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân gần 20 tỷ đồng, phối hợp với ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội nhận ủy thácgần 200 tỷ đồng cho hơn 8.000 hội viên nông dân vay
Tuy nhiên, trong báo cáo Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 27/CT-UBNDngày 20/10/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc “Tăng cường chỉ đạo thựchiện công tác xây dựng quỹ HTND thành phố Hà Nội” tháng 10/2015, Hội nôngdân huyện Phúc Thọ chỉ ra trong quá trình quản lý, sử dụng vốn vay từ Hội nông
Trang 17dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại một số vấn
đề đặt ra cần giải quyết:
- Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ Hội ở cơ sởcòn hạn chế vì vậy công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ củaHội còn lúng túng, bị động, chất lượng chưa cao
- Công tác tham mưu, đề xuất, kiến nghị của một số cơ sở Hội với cấp
uỷ, chính quyền, việc phối hợp với các ngành liên quan còn những hạn chếnhất định
- Công tác xây dựng quỹ HTND, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, dạynghề cho lao động nông thôn, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể ở một số cơ
sở hội kết quả chưa cao
- Nông dân sử dụng vốn vay chưa đạt hiệu quả cao, việc tư vấn, hướng dẫnnông dân được vay vốn để sản xuất còn chưa sát với nhu cầu thị trường
Xuất phát từ thực trạng nêu trên cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản
lý và sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ đồng thời nâng caohơn nữa hiệu quả hoạt động cũng như công tác quản lý vốn của hệ thống các cấpHND huyện Phúc Thọ nhằm giúp nông dân tiếp cận các nguồn vốn phát triển sảnxuất, kinh doanh được dễ dàng, sử dụng vốn vay có hiệu quả, đúng mục đích vàđồng thời nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân trên địabàn huyện Từ thực tế đó tôi quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả quản
lý và sử dụng vốn vay từ Hội nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thànhphố Hà Nội”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả quản lý và sử dụng vốn vay và đề xuất giải pháp tăngcường quản lý và sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thànhphố Hà Nội trong thời gian tới
Trang 18- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng vốn vay từ HND trênđịa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội trong những năm tiếp theo.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng kết quả quản lý và sử dụng vốn từ Hội nông dân trên địa bànhuyện Phúc Thọ thời gian qua như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từ hộinông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ?
- Các giải pháp nào nhằm tăng cường công tác quản lý vốn vay cũng nhưnâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay từ Hội nông dân huyện Phúc Thọ?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu đánh giá kết quả quản lý vốn vay của tổ chứcHND và việc sử dụng vốn vay của các hộ nông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ,thành phố Hà Nội;
- Chủ thể nghiên cứu đề tài là hội viên nông dân được vay vốn, cán bộHND cấp huyện, cấp cơ sở quản lý vốn và các hoạt động sản xuất kinh doanh sửdụng vốn vay;
- Khách thể là các đối tượng có liên quan khác: UBND các cấp, cơ quan,ban ngành, đoàn thể phối kết hợp với Hội Nông dân huyện Phúc Thọ, thành phố
Hà Nội
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung:
+ Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý và
sử dụng vốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ
+ Các cơ quan và tổ chức quản lý vốn từ cấp huyện tới cấp cơ sở, các hộnông dân đang được vay vốn tại HND, các hoạt động sản xuất – kinh doanh sửdụng vốn vay
+ Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý và sử dụngvốn vay từ HND trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
* Phạm vi về thời gian:
+ Thu thập thông tin về thực trạng kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từHND trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội từ năm 2013 - 2015
Trang 19+ Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các các cấp
uỷ, chính quyền, ban ngành đoàn thể về hoạt động quản lý và sử dụng vốn vaycủa HND và phỏng vấn các hộ nông dân năm 2015
+ Đề xuất giải pháp nâng cao kết quả quản lý và sử dụng vốn vay từHND trên địa bàn huyện Phúc Thọ giai đoạn 2015- 2020 Đề tài được thực hiện
từ ngày 18/10/2015 đến ngày 18/10/2016, đề xuất giải pháp cho những năm tới
1.5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân luôn là vấn đề quan tâm của Đảng vàNhà nước qua các thời kì Công cuộc phát triển nông nghiêp, nông thôn và cảithiện đời sống cho nhân dân luôn là vấn đề cấp bách hàng đầu
Cho vay vốn từ HND giúp nông dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay,tham gia vào các tổ vay vốn nông dân được giao lưu, học hỏi cũng như được tiếpcận với khoa học kĩ thuật Phần nào giúp nông dân sản xuất – kinh doanh hiệuquả cao hơn, bộ mặt nông thôn từng bước được cải thiện Chính vì vậy việcchuyển tải vốn vay đến đúng đối tượng và việc sử dụng vốn vay sao cho đạt hiệuquả là vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết
Từ kết quả nghiên cứu đề tài góp phần hệ thống hóa được cở sở thực tiễn
và lý luận về công tác quản lý và sử dụng vốn vay từ HND huyện Phúc Thọ trongthời gian qua Là cơ sở cho việc hoàn thiện công tác quản lý vốn vay cũng như sửdụng vốn vay đạt hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao mức sống của bà connông dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ
Trang 20PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TỪ HỘI NÔNG DÂN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
Theo David Begg trong cuốn Kinh tế học năm 2007 thì vốn hiện vật làgiá trị của hàng hoá đã sản xuất được sử dụng để tạo ra hàng hoá và dịch vụkhác Ngoài ra còn có vốn tài chính Bản thân vốn là một hàng hoá nhưng đượctiếp tục sử dụng vào sản xuất kinh doanh tiếp theo Quan điểm này đã cho thấynguồn gốc hình thành vốn và trạng thái biểu hiện của vốn, nhưng hạn chế cơ bản
là chưa cho thấy mục đích của việc sử dụng vốn
Vốn biểu hiện mặt giá trị, nghĩa là vốn phải đại diện cho một loại giá trịhàng hoá, dịch vụ nhất định, một loại giá trị tài sản nhất định Nó là kết tinh củagiá trị chứ không phải là đồng tiền in ra một cách vô ý thức rồi bỏ vào đầu tư (BộTài chính, 2000)
+ Tín dụng
Cùng với sự phân công lao động trong xã hội và chế độ sở hữu tư nhân về
tư liệu sản xuất, tín dụng đã ra đời rất sớm nhằm hỗ trợ cho quá trình sản xuất vàkinh doanh của con người Tín dụng xuất phát từ gốc từ La Tinh là Credittum,nghĩa là tin tưởng và tín nhiệm Thuật ngữ “Tín dụng” diễn giải theo ngôn từViệt Nam không chỉ là sự vay mượn đơn thuần mà còn là sự vay mượn với sự tínnhiệm nhất định
Trang 21Tín dụng được hình thành khi trong xã hội xuất hiện đồng thời hai bộphận đó là: Bộ phận người thiếu vốn để sản xuất kinh doanh hay để thực hiệnmột công việc nào đó, dẫn tới nhu cầu vay vốn hay một hình thái giá trị nào đó
và một bộ phận người (hay một tổ chức tài chính chịu sự quản lý của Nhà nước)thừa vốn hay sẵn sàng cung cấp để đáp ứng nhu cầu của bộ phận kia Đồng thờikhông hoặc có quá trình thoả thuận giữa hai bên về giá cả của việc chuyểnnhượng tạm thời một lượng giá trị (hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữusang người sử dụng hay nói cách khác thì đây là sự thoả thuận về giá cả của việcchuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng giữa bên cho vay và bên đi vay đó chính
là một phần trong điều kiện vay Ngoài ra còn có sự thoả thuận về phương thứccho vay và hình thái trao đổi giữa hai bên (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,1997)
+ Vốn vay
Nhu cầu của con người là vô hạn trong khi nguồn lực có hạn, một người,một chủ thể kinh tế không bao giờ có đủ tất cả nguồn lực đáp ứng nhu cầu củamình Muốn phát triển cần phải có nguồn lực trong đó có vốn Nhưng nguồncung cấp vốn này từ đâu? Người thiếu nguồn lực sẽ có nó bằng nhiều cách: khaithác, mua, chiếm đoạt, vay mượn…
Giải pháp đi vay thường được lựa chọn cho việc đáp ứng những thiếuthốn, nhưng họ chỉ được một số quyền nhất định và họ phải trả giá cho việc cóđược quyền đó, đó là quyền được sử dụng vốn, vốn được đề cập trong đề tài này
là vốn được biểu hiện dưới dạng tiền, vốn tài chính
Vốn vay bản chất của nó là chuyển quyền sử dụng có thời hạn xác định từchủ thể sở hữu sang chủ thể khác trong phạm vi nhất định Khi chuyển quyền nàythường người ta mua bán, trả giá cho cái quyền đó và nó thể hiện dưới dạng lãi,nếu gắn với một thời gian nhất định (tháng, năm) nó chính là lãi suất Chủ thể cóquyền sở hữu vốn khi chuyển quyền sở hữu vốn cho người khác thường kèm theocác điều kiện nhất định nhằm bảo toàn quyền sở hữu của mình và chắc chắn thulại đúng hạn Điều kiện đảm bảo có thể hữu hình: nhà cửa, đất, động sản…hoặccũng có thể vô hình: địa vị pháp lý, uy tín…Người vay mang tiền vay vào sửdụng với mong muốn tạo ra một giá trị tăng thêm, giá trị này cao hơn tiền lãi.Người cho vay mong muốn tiền vốn của mình vẫn giữ được nguyên vẹn giá trịđồng thời lớn lên khi nó thực hiện xong một chu trình vận động Chủ thể có vốncho vay cho người khác vay vốn khi họ có lãi cao hơn so với việc sử dụng nó vào
Trang 22được do sự chênh lệch giữa giá mua (lãi suất đi vay) và giá bán (lãi suất cho vay) (Sử Thị Kim Nhung, 2011).
+ Quản lý vốn vay
Trên thực tế tồn tại nhiều cách tiếp cận khái niệm “quản lý” Thôngthường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, độngviên, kiểm tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống: “quản lý là sự tác động cóhướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từtrạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập
hệ thống mới và điều khiển hệ thống” (Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị NgọcHuyền, 2001)
Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạtđộng nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quyluật khách quan Quản lý là làm cho công việc của bộ phận được thực hiện thôngqua hoạt động của người khác Công việc của người quản lý gồm 4 chức năng:hoạch định, tổ chức thực hiện, lãnh đạo, kiểm soát (Đinh Hương Sơn, 2013)
Quản lý vốn vay chính là quản lý tài sản nợ, nó cần thiết đối với bất kỳđơn vị kinh doanh nào Quản lý nguồn vốn nhằm mục đích khai thác tối đanguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế và mọi tầng lớp dân cư.Đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững, làm tiền đề cho việc nângcao thị phần, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng cả về số lượng, thờihạn và lãi suất Đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa tổ chức tín dụng (Mạc Nguyên Đoan Hạnh, 2008)
dự án đầu tư thường có dòng tiền (thu nhập) âm ở giai đoạn đầu, để đảm bảo dự
án được tiến hành nó phải được tài trợ bằng vốn tự có hoặc vốn đi vay Vay vốnkhông chỉ đáp ứng nhu cấu sản xuất kinh doanh mà nó còn phục vụ cho nhữngmục đích tiêu dùng: mua nhà, xe ô tô…vay vốn là việc cắt giảm tiêu dùng trongtương lai để tiêu dùng hiện tại
Trang 23Lãi suất ảnh hưởng lớn tới sử dụng vốn vay Khi lãi cao chỉ có dự án córủi ro cao mới sẵn sàng vay vốn và những dự án đầu tư có độ an toàn cao có thểkhông được thực hiện Với hộ nông dân họ vay vốn để phục vụ cho phát triểntrồng trọt, mua giống mới, mở rộng diện tích gieo trồng, tăng cường đầu tư phânbón…cho chăn nuôi: cải tạo đàn giống, ứng dụng giống, kỹ thuật tiên tiến, đầu tưxây dựng cơ bản, đầu tư thức ăn…nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiệncuộc sống, thoát khỏi nghèo đói hướng tới làm giàu Hộ nông dân còn sử dụngvốn vay cho các mục tiêu dài hạn trong tương lai mà không phải đầu tư nâng caothu nhập trước mắt như vay vốn cho con cái ăn học Ngoài ra hộ nông dân cònvay chi các mục đích tiêu dùng trong gia đình, mua sắm đồ gia dụng, chi tiêutrong gia đình…Lý thuyết sử dụng vốn vay mang lại lợi cao hơn tiền lãi thường
ít có nghĩa với hộ nông dân, bởi trình độ của họ không cao, có những rủi ro bấtđịnh trong sản xuất nông nghiệp mà họ không thể dự đoán và ước lượng được.Ngoài ra còn có lý do thuộc về văn hóa, hiểu biết về pháp luật, những kiến thức
về tài chính kinh tế (Sử Thị Kim Nhung, 2011)
+ Sử dụng vốn vay của hộ nông dân
Trong nghiên cứu “Đặc điểm sử dụng vốn vay của hộ sản xuất” của đạihọc Thương Mại năm 2010 có nói rằng: Người dân ở nông thôn nói chung và hộsản xuất nói riêng họ chủ yếu sống bằng nghề nông là chính, mà nông nghiệp lạiphụ thuộc và điều kiện tự nhiên Thiên nhiên ngoài mặt tích cực là mang lạithuận lợi cho sản xuất, nó vẫn còn mang lại không ít khó khăn, sản xuất thườnggặp nhiều rủi ro như mưa nắng, lũ lụt, sâu bệnh Vì vậy việc sử dụng vốn vaycũng có dễ xảy ra rủi ro, nhiều khi đầu tư bị mất trắng không có khả năng hoàntrả Thu nhập của các hộ sản xuất nói chung là thấp, đời sống của họ còn nhiềukhó khăn Vì vậy vốn còn có hiện tượng sử dụng sai mục đích Có trường hợpvốn cung cấp không được đầu tư vào sản xuất, mà dùng vào mua sắm hoặc đánhbạc nên làm cho đồng vốn phát huy tác dụng kém
Đối tượng vay vốn là các hộ gia đình, nên món vay thường nhỏ Vì vậythủ tục cần đơn giản, gọn nhẹ tránh để người dân đi lại nhiều gây lãnh phí thờigian và tiền của của người dân dẫn đến chi phí cho một đồng vốn vay khá cao.Đối tượng sản xuất của các hộ sản xuất chủ yếu là cây trồng, con vật nuôi nó cóquy luật sinh trưởng và phát triển riêng Vì vậy việc sử dụng vốn phải phù hợpvới từng loại cây trồng, từng loại vật nuôi Vốn đầu tư phải được sử dụng đúnglúc, đúng thời gian mới mang lại hiệu quả kinh tế cao Tính thời vụ trong sản
Trang 24xuất nông nghiệp đã làm cho sự tuần hoàn và luân chuyển vốn chậm chạp Vìvậy cần thiết phải có lượng vốn dự trữ đáng kể trong thời gian dài cho nên hiệuquả sử dụng vốn không cao Mặt khác hộ sản xuất còn có các ngành nghề tiểu thủcông nghiệp nên việc sử dụng vốn cũng có một phần hiệu quả hơn (Đại họcThương Mại, 2010).
2.1.2 Nguyên tắc quản lý và sử dụng vốn vay
2.1.2.1 Nguyên tắc quản lý vốn của Hội nông dân
Quản lý vốn vay của các tổ chức chính trị xã hội nói chung và quản lý vốnvay của HND nói riêng đều hướng tới mục đích hỗ trợ vốn cho nông dân pháttriển sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất Hoạt động không vì mục tiêu lợinhuận nhằm phát triển nông thôn, cải thiện đời sống cho nông dân
Nông dân được vay vốn trước hết là hội viên nông dân có đủ điều kiệnvay vốn để sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, góp phần xoá đói giảm nghèo đểtừng bước “làm cho người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu, người giàuthì giàu thêm”
Theo HND Việt Nam năm 2011, nguyên tắc quản lý vốn vay của HNDbao gồm các nguyên tắc sau:
+ Đối với Quỹ hỗ trợ nông dân
Nguồn vốn hoạt động của Quỹ được hình thành từ các nguồn:
- Vốn được cấp từ Ngân sách Nhà nước
- Nguồn vốn từ vận động
- Vốn tiếp nhận từ các nguồn tài trợ
- Vốn ủy thác của Nhà nước, các tỏ chức trong và ngoài nước tài trợ chophát triển nông nghiệp, nông thôn
Trang 25- Hội nông dân cho nông dân vay vốn không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm
hỗ trợ và giúp đỡ hội viện nông dân phát triển sản xuất – kinh doanh trong lĩnhvực nông nghiệp, nông thôn
+ Đối với các Ngân hàng ủy thác
Trong Điều 20, Điều lệ tổ chức hoạt động của Quỹ HTND năm 2011, QuỹHTND có chức năng chuyển tải vốn, dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp và các dịch
vụ hỗ trợ vốn khác
Theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tíndụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác Và Thỏa thuận liênngành số 799/TTLN ngày 19/10/2010 giữa Hội Nông dân Việt Nam vàNHNo&PTNT Việt Nam về việc tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụphát triển nông nghiệp, nông thôn Vì vậy, Hội Nông dân có trách nhiệm chuyểntải vốn tới nông dân, ngân hàng trực tiếp quản lý nguồn vốn của mình và giảingân Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; tổchức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất, kinh doanh
và đời sống
Phối hợp cùng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngânhàng chính sách xã hội và các ngành chức năng tổ chức tập huấn nghiệp vụ chocán bộ Hội và các Tổ trưởng vay vốn do Hội Nông dân quản lý
Tổ chức các hoạt động phổ biến nâng cao kiến thức, kinh nghiệm sản xuấtkinh doanh, nâng cao tay nghề, hướng dẫn hội viên nông dân sử dụng vốn vayđúng mục đích, phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thayđổi diện mạo khu vực nông thôn
Cung cấp cho Ngân hàng các ý kiến của hội viên nông dân liên quan đếnviệc vay vốn ngân hàng và các thông tin khác trong quá trình tổ chức thực hiệncác chế độ, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
Tổ chức ký kết Thỏa thuận liên ngành với các Ngân hàng nhằm khai thác
và tạo nguồn vốn vay cho hội viên nông dân phát triển SXKD, dịch vụ hiệu quả
Trang 26Định kỳ hàng quý trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước về tình hìnhcho vay và hoạt động của các Tổ vay vốn do Hội Nông dân quản lý.
Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của Hội cấp dưới
Phối hợp với Ngân hàng chi nhánh định kỳ kiểm tra, sơ tổng kết việc tổchức thực hiện Chương trình
2.1.2.2 Nguyên tắc sử dụng vốn vay từ Hội nông dân
Căn cứ Quyết định số 908-QĐ/HNDTW ngày 15/11/2011 của BanThường vụ Trung ương HND Việt Nam, nguồn vốn hoạt động của HND được sửdụng để hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân xây dựng và nhân rộng các mô hìnhphát triển kinh tế nhằm xóa đói, giảm nghèo; nâng cao quy mô sản xuất và sảnxuất hàng hóa, phát triển ngành nghề; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vàphát triển các hình thức kinh tế tập thể ở nông thôn; tạo việc làm, thúc đẩy việcứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, khai tháctiềm năng, thế mạnh của vùng để tạo ra các loại nông sản hàng hóa, dịch vụ đạtchất lượng, hiệu quả cao
* Theo HND Việt Nam năm 2014 về nguyên tắc sử dụng vốn vay từ HND
Vốn hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân được thực hiện dưới hình thức chovay trợ giúp có hoàn trả (có hạn mức, có kỳ hạn) không thu lãi mà chỉ thu phí,hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận
HND có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đốitượng, có hiệu quả, thu hồi kịp thời đầy đủ các khoản vốn cho vay trợ giúp nôngdân để bảo toàn vốn và hoàn trả đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhân tài trợvốn cho HND
HND không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mụcđích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản, đầu tư tàichính và các hoạt động kinh doanh khác
Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích nêu trong Giấy đề nghịvay vốn kèm theo phương án sản xuất kinh doanh đã được cấp Hội có thẩmquyền phê duyệt
Người vay phải trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và phí
Ban thường vụ Trung ương HND Việt Nam hướng dẫn cơ chế cho vay trợgiúp có hoàn trả đối với nông dân, trong đó xác định rõ đối tượng, điều kiện vay,thời hạn, mức vốn vay, hoàn trả vốn vay
Trang 27* Theo HND Việt Nam năm 2014 về điều kiện để vay vốn tại HND
+ Chủ hộ gia đình hoặc người đại diện là Hội viên HND Việt Nam cóđăng ký hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi HND cho vay vốn
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
+ Có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, hiệu quả;được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về năng lực pháp luật dân sự, năng lựchành vi dân sự của chủ hộ, chủ dự án; được các cấp Hội có thẩm quyền phê duyệt
* Theo HND Việt Nam năm 2014 về nguyên tắc cho vay vốn
+ Người vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích nêu trong Giấy đề nghịvay vốn kèm theo phương án sản xuất kinh doanh đã được cấp Hội có thẩmquyền phê duyệt
+ Người vay phải trả nợ đầy đủ, đúng hạn cả gốc và phí
* Theo HND Việt Nam năm 2014 về mức cho vay
Mức cho vay tối đa đối với người vay được xác định trên cơ sở nhu cầu
và khả năng hoàn trả nợ của từng người vay, khả năng nguồn vốn của Quỹ,nhưng không vượt quá hạn mức cho vay không phải bảo đảm tài sản được quyđịnh tại chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nôngthôn hiện hành của Nhà nước Mức cho vay tối đa do Ban Thường vụ Trungương Hội công bố từng thời kỳ
+ Loại vay và thời hạn cho vay
Quỹ HTND áp dụng 2 loại cho vay: Cho vay ngắn hạn là các khoản vay
có thời hạn đến 12 tháng, cho vay trung hạn là các khoản cho vay có thời hạn từtrên 12 tháng đến 60 tháng
+ Thời hạn cho vay được căn cứ vào:
- Mục đích sử dụng vốn vay
- Chu kỳ sản xuất, kinh doanh
- Khả năng tài chính của người vay
* Quy trình cho vay vốn tại HND (Hội nông dân Việt Nam, 2014):
Trang 28+ Đối với Quỹ hỗ trợ nông dân
Bước 1: Xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn: Các chi hội hoặc tổ hội tổchức họp bình xét hộ đủ điều kiện để tham gia dự án
Bước 2: Thẩm định và phê duyệt: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vayvốn, nếu thẩm định đủ điều kiện cho vay thì Quỹ HNTD lập tờ trình đề nghị BanThường vụ HND cùng cấp phê duyệt cho vay
Bước 3: Giải ngân: HND trực tiếp thực hiện phát tiền vay đến từng ngườivay theo đúng quy trình chi tiền mặt
Bước 3: Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng(hồ sơ bao gồm: Sổ vay vốn, mẫu 01/TD và mẫu số 03/TD đã được UBND xácnhận)
Bước 4: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ, hợppháp của bộ hồ sơ; trình giám đốc phê duyệt cho vay, sau đó lập thông báo gửiUBND cấp xã để UBND biết được kế hoạch giải ngân của Ngân hàng Chínhsách xã hội và phối hợp để bảo đảm an toàn vốn cho Ngân hàng Chính sách xãhội (mẫu số 04/TD)
Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức Hội cấp xã
Bước 6: Tổ chức Hội cấp xã thông báo cho tổ tiết kiệm và vay vốn
Bước 7: Tổ tiết kiệm và vay vốn thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vayvốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân
Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay
+ Đối với NHNo&PTNT
Bước 1: Thành lập tổ liên kết vay vốn, do ủy ban nhân dân xã ra quyết định.Bước 2: Hộ có nhu cầu vay vốn làm đơn vay vốn
Bước 3: Hộ có nhu cầu vay vốn thông báo với tổ liên kết vay vốn
Bước 4: Tiến hành thẩm định và giải ngân
Trang 292.1.3 Nội dung quản lý và sử dụng vốn vay
2.1.3.1 Nội dung công tác quản lý
a Trình tự quản lý nguồn vốn Quỹ HTND (Phụ lục II)
Theo HND Việt Nam năm 2012 trình tự quản lý vốn vay của HND baogồm các bước sau:
(1) Xây dựng dự án, lập hồ sơ vay vốn
Ban điều hành Quỹ HTND xây dựng kế hoạch sử dụng vốn trình BanThường vụ HND cùng cấp phê duyệt, có văn bản thông báo cho HND cấp dướibiết và thực hiện triển khai
Ban Thường vụ HND cấp xã báo cáo, cấp ủy chính quyền địa phương vềviệc tiếp nhận vốn, tổ chức họp Ban chấp hành cấp xã để thống nhất tiêu chí lựachọn mô hình, địa bàn và các hộ gia đình hội viên tham gia dự án
Trưởng ban quản lý dự án là Chủ tịch HND cấp xã, Phó Ban quản lý dự
án là Phó chủ tịch HND cấp xã hoặc là người đại diện Nhóm hộ được các hộtham gia dự án bầu chọn Ban Thường vụ HND cấp xã tập hợp hồ sơ vay vốn,lập tờ trình gửi HND cấp huyện
(2) Thẩm định và phê duyệt
* Thẩm định
- Đối với nguồn vốn thuộc quyền quản lý của Hội Nông dân cấp huyện):Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của HND cấp xã, HND cấp huyện tổchức thẩm định hoặc chỉ đạo Quỹ HTND cùng cấp (đối với các đơn vị đã thànhlập Quỹ) tổ chức thẩm định
- Đối với nguồn vốn của Hội Nông dân cấp tỉnh: sau khi nhận hồ sơ doHND cấp xã gửi về, HND cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; kiểm tra,đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án, tiến hành thẩm định; ký xác nhận vào
dự án, lập tờ trình đề nghị vay vốn và gửi hồ sơ về Quỹ HTND tỉnh
- Đối với nguồn vốn do Trung ương ủy thác, HND cấp tỉnh cử người trựctiếp tham gia cùng với HND cấp huyện thẩm định, ký xác nhận vào dự án vayvốn, lập tờ trình đề nghị và gửi đầy đủ hồ sơ vay vốn về Quỹ HTND Trung ương
* Phê duyệt
- Sau khi tổ chức thẩm định Hồ sơ đề nghị vay vốn, nếu đủ điều kiện chovay, Quỹ HTND lập tờ trình đề nghị Ban Thường vụ HND cùng cấp quyết địnhphê duyệt cho vay
Trang 30(3) Giải ngân
- Căn cứ vào danh sách Người vay được phê duyệt, Quỹ HTND trực tiếpcho vay lập Hợp đồng vay vốn đối với từng Người
- Thực hiện phát tiền đến Người vay theo đúng quy trình chi tiền mặt
- Người vay khi nhận tiền phải xuất trình Giấy chứng minh nhân dân Nếu
ủy quyền cho người khác nhận thay phải có Giấy ủy quyền hợp pháp
- Khi phát tiền vay, thủ quỹ phải đối chiếu chữ ký của Người vay ở tất cảcác chứng từ đảm bảo sự thống nhất, không được tẩy, xóa
- Việc vận chuyển và phát tiền vay phải bảo đảm an toàn tuyệt đối
- Kết thúc buổi giải ngân phải lập biên bản giải ngân
(4) Thu nợ gốc, thu phí tiền vay
- Trước khi đến hạn trả nợ 30 ngày, Quỹ HTND trực tiếp cho vay gửithông báo nợ đến hạn cho Hội Nông dân cấp xã, Chủ tịch HND cấp xã có tráchnhiệm thông báo đến từng Người vay để Người vay chủ động trong việc trả nợ
- Việc thu nợ gốc và phí tiền vay phải đảm bảo thu đúng, thu đủ, chínhxác, kịp thời theo thời hạn thỏa thuận trong Hợp đồng vay vốn
(5) Kiểm tra sử dụng vốn vay
Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày phát tiền vay, Quỹ HTND cho vay tiếnhành kiểm tra việc sử dụng vốn vay hoặc ủy nhiệm cho Ban quản lý dự án kiểmtra việc sử dụng tiền vay của từng Người vay (Hội Nông dân Việt Nam, 2014)
b Trình tự quản lý đối với nguồn ủy thác của NHCSXH (Phụ lục II)
Theo NHCSXH thành phố Hà Nội các bước quản lý nguồn ủy thác từNHCSXH cho HND bao gồm các bước sau:
(1) Theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay, đối chiếu dư
nợ tiền vay, kiểm tra hoạt động của các tổ TK&VV theo định kỳ hoặc đột xuất
(2) Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chínhsách TDUĐ của Chính phủ Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ đểđánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc,… và bàn phươnghướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới Theo dõi hoạt động của tổTK&VV, đôn đốc ban quản lý tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã kývới NHCSXH Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức Hội ND,ban quản lý tổ TK&VV để hoàn thành công việc uỷ thác cho vay
Trang 31c Trình tự quản lý đối với nguồn ủy thác của NHNo&PTNT (Phụ lục II)
Theo Thỏa thuận liên ngành năm 2010 giữa HND và NHNo&PTNT, quytrinhg quản lý nguồn vốn vay ủy thác cho HND bao gồm các bước:
(1) Phối hợp với NHNo&PTNT tổ chức tuyên truyền, phổ biến những nộidung cơ bản của Nghị đinh 41/2010/NĐ-CP, nay được thay bởi Nghị định55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các cơ chế tín dụng hiện hành đến cán bộ, hội viên nông dân
(2) Phối hợp với chính quyền địa phương thành lập các Tổ liên kết vayvốn trên cơ sở các chi, tổ Hội Nông dân theo đúng hướng dẫn về thành lập tổ liênkết vay vốn của NHNo&PTNT
(3) Quản lý và giám sát vốn vay
- Kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Tổ vay vốn, giám sát quá trình sửdụng vốn vay của các Tổ viên; Đôn đốc người vay trả gốc, lãi tiền vay đầy
- Thông báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay các trường hợp sử dụngvốn vay bị rủi ro để có biện pháp xử lý thích hợp
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ (hàng tháng) và đột xuấttheo chỉ đạo về Hội Nông dân thành phố
2.1.3.2 Nội dung sử dụng vốn vay
a Đối tượng sử dụng vốn vay
Căn cứ Điều lệ Tổ chức hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân ngày15/11/2011, đối tượng được vay vốn tại Quỹ hỗ trợ nông dân phải thuộc nhóm đối tượng được quy định như sau:
- Hộ gia đình hội viên nông dân tự nguyện tham gia dự án nhóm hộ vayvốn phát triển sản xuất, kinh doanh theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của HND các cấp
- Tổ hợp tác của hội viên nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp ký Hợp đồnghoặc Thỏa thuận hợp tác với Hội Nông dân về việc hỗ trợ nông dân, nhất là hộnghèo, hộ cận nghèo trong vùng tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm,giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập…
- Các đối tượng khác khi có Quyết định của Ban Thường vụ TW HộiNông dân Việt Nam
Trang 32b Kết quả sử dụng vốn vay
Nguồn vốn hoạt động của HND được sử dụng để giúp nông dân, nhất làđối với những hộ nghèo có vốn để phát triển sản xuất Vốn giúp nông dân đượcthực hiện dưới hình thức cho vay trợ giúp có hoàn trả (có hạn mức, có kỳ hạn)không thu lãi nhưng có thu phí
HND có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đúngđối tượng, có hiệu quả, thu hồi kịp thời, đầy đủ các khoản vốn cho vay trợ giúpnông dân để bảo toàn vốn và hoàn trả đầy đủ, kịp thời cho các tổ chức, cá nhântài trợ vốn cho Quỹ dưới hình thức phải hoàn trả (Hội nông dân Việt Nam, 2011)
Quỹ không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đíchkinh doanh thu lợi nhuận
Với hộ nông dân họ vay vốn để phục vụ cho phát triển trồng trọt, muagiống mới, mở rộng diện tích gieo trồng, tăng cường đầu tư phân bón…cho chănnuôi: cải tạo đàn giống, ứng dụng giống, kỹ thuật tiên tiến, đầu tư xây dựng cơbản, đầu tư thức ăn…nhằm mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống,thoát khỏi nghèo đói hướng tới làm giàu Hộ nông dân còn sử dụng vốn vay chocác mục tiêu dài hạn trong tương lai mà không phải đầu tư nâng cao thu nhậptrước mắt như vay vốn cho con cái ăn học Ngoài ra hộ nông dân còn vay chi cácmục đích tiêu dùng trong gia đình, mua sắm đồ gia dụng, chi tiêu trong giađình…(Hội Nông dân Việt Nam, 2011)
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng vốn vay
2.1.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn
a Bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý là một yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành trong thực thể
tổ chức nhà nước cũng như của HND để thực hiện các chức năng điều khiển,phối hợp và kiểm tra – giám sát hoạt động kinh tế - xã hội nhằm đạt được nhữngmục tiêu của quản lý nhà nước
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân)khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ mật thiết với nhau, được chuyên môn hóa
và có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định được bố trí theo những cấp khácnhau nhằm bảo đảm thực hiện các chức năng quản lý và thực hiện những mụcđích đã đặt ra của tổ chức (Sử Thị Kim Nhung, 2011)
Trang 33Căn cứ Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam (2011) tổ chức bộ máy quản lýcủa Hội nông dân bao gồm các Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơcấu tổ chức của bộ máy và mối liên hệ giữa các bộ phận trong bộ máy nhằm làmcho bộ máy đó hoạt động có hiệu quả Tổ chức bộ máy quản lý hợp lý sẽ làmgiảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu lực bộ máy, đảm bảo vai trò định hướng xâydựng chiến lược, kế hoạch, các chương trình, dự án Đảm bảo việc tổ chức thựchiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn kiểm tra các tổ chức, cá nhân thựchiện đúng điều lệ và nguyên tắc hoạt động của tổ chức.
+ Đối với HND cấp huyện:
- Tổ chức thực hiện và hướng dẫn Hội cấp dưới thực hiện Điều lệ và Nghịquyết của Hội; nghiên cứu thi hành các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và chínhsách, pháp luật của Nhà nước Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt
- Phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể
tổ chức hướng dẫn hội viên, nông dân thi đua thực hiện các phong trào phát triểnkinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng nông thôn mới
- Chuẩn bị nội dung, nhân sự ban chấp hành và tổ chức đại hội cấp mìnhkhi hết nhiệm kỳ
- Xem xét, quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia tách, chấm dứt hoạtđộng tổ chức Hội cấp dưới trực tiếp
+ Đối với HND cấp cơ sở:
- Hướng dẫn các chi Hội, tổ Hội học tập, thực hiện Điều lệ và nghị quyết,chỉ thị của Hội; các nghị quyết của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước vàcủa cấp ủy, chính quyền cơ sở
- Thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động; phối hợp với chínhquyền, các ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể ở cơ sở tuyên truyền,vận động nông dân thực hiện các phong trào phát triển kinh tế- xã hội, tham giakinh tế hợp tác và hợp tác xã, làng nghề, trang trại và các loại hình kinh tế tập thểkhác Tổ chức hoạt động hỗ trợ, tư vấn, dịch vụ giúp nông dân phát triển sảnxuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hộiviên, nông dân
- Nâng cao chất lượng hội viên; xem xét, quyết định kết nạp hội viên; bồidưỡng cán bộ Hội; duy trì nề nếp sinh hoạt với nội dung thiết thực; xây dựng quỹHội, thu nộp hội phí đúng quy định
Trang 34- Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Hội; phối hợpvới chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn thể giám sát thực hiện chínhsách, pháp luật ở nông thôn; tham gia thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, gópphần xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh; bồi dưỡng và giớithiệu với Đảng những cán bộ, hội viên ưu tú để Đảng xem xét, kết nạp.
b Phía cán bộ
Cán bộ có vai trò quan trọng và tác động trực tiếp tới sự phát triển của mọi
tổ chức nói chung hay của HND nói riêng Trong quá trình phát triển của HNDcán bộ quản lý, điều hành đã trở thành những lực lượng quan trọng quyết định sựthành công hay thất bại của hệ thống quản lý, hiệu quả của các hoạt động kinh tế
- xã hội (Đinh Hương Sơn, 2013):
+ Cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng mục tiêu, phươnghướng, giải pháp xây dựng và phát triển Hội
+ Cán bộ là những người có khả năng đưa ra các phương án tối ưu nhằm
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Bởi cán bộ là những người có kiến thức, cókinh nghiệm để có thể lựa chọn những phương án tốt nhất
+ Cán bộ là người đại diện cho tổ chức, là người hướng dẫn thực thi cácchính sách của Nhà nước, giúp người dân nắm bắt được các quy định và phápluật của Nhà nước, đồng thời nắm rõ những nguyên tắc hoạt động của Hội Cán
bộ chính là cầu nối giữa Nhà nước với người dân
+ Cán bộ chính là một trong những nhân tố đảm bảo sự thành công trongquá trình quản lý cũng như xây dựng và phát triển Hội
c Cơ chế - chính sách
Cơ chế - chính sách là những quy định, quyết định do Nhà nước ban hànhnhằm điều khiển hoạt động của đơn vị, cơ quan cấp dưới Mỗi một đơn vị tổchức khác nhau đều có cơ chế hoạt động và các chính sách là khác nhau nhưngđều có chung mục đích nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức
Những cơ chế - chính sách có vai trò quan trọng trong sự phát triển củacác tổ chức, đơn vị Tuy nhiên, nếu các cơ chế chính sách được ban hành khôngphù hợp với điều kiện hoạt động của tổ chức thì nó cũng sẽ để lại những kết quảkhông mong đợi Vì vậy, đối với tất cả các tổ chức, đơn vị nói chung hay HNDnói riêng thì những cơ chế chính sách hợp lý có vai trò quyết định đến kết quảhoạt động (Đinh Hương Sơn, 2013)
Trang 35d Sự phối hợp với các bên liên quan
Phối hợp là hình thức liên kết với nhau để cùng nhau tiến hành, bàn bạcnhằm tăng cường sự hoạt động có hiệu quả của tất cả các bên liên quan theochiều hướng thuận lợi nhất Sự phối hợp này càng ăn ý thì các bên phối hợp đềunhận được nhiều lợi ích Đặc biệt là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn và Ngân hàng Chính sách xã hội, hai tổ chức mà Hội nông dân nhận nguồnvốn ủy thác nhằm mục tiêu hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất – kinh doanh
Đối với tổ chức Hội cũng vậy, các bên tham gia phối hợp với nhau có thểgiúp đỡ nhau về chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo tập huấn, cùng nhau thực hiệnnhiệm vụ nào đó mà chắc chắn mang lại lợi ích cho các bên tham gia Ngoài ra,phối hợp sẽ bổ sung và hỗ trợ những hạn chế của các bên tham gia phối hợp(Đinh Hương Sơn, 2013)
e Trách nhiệm và ý thức của người vay vốn
Người dân hay người vay vốn chính là chủ thể chính của Hội Người vayvốn tác động trực tiếp tới hoạt động của Hội Người vay vốn nắm bắt đượcnhững quy định của pháp luật, những quy định của tổ chức Hội sẽ góp phần đảmbảo bảo toàn nguồn vốn, không xuất hiện nợ xấu hay nợ quá hạn Từ đó mà tổchức Hội nông dân hoạt động có hiệu quả hơn và ngày càng phát triển (Sử ThịKim Nhung, 2011)
2.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn vay của hộ nông dân
Theo Mai Văn Nam và Âu Vi Đức năm 2009, có nhiều yếu tố tác độngtới hoạt động sử dụng vốn vay nói chung và vốn vay từ Hội nông dân nói riêng
và một số yếu tố ảnh hưởng lớn như tuổi, trình độ văn hóa, lượng vốn vay…1) Tuổi của chủ hộ
Tuổi tác ảnh hưởng tới quyết định trong hoạt động kinh tế, những ngườitrẻ tuổi thường ưa mạo hiểm và chấp nhận rủi ro hơn là những người cao tuổi Vìvậy, ở những lứa tuổi khác nhau cũng có quyết định sử dụng vốn vay khác nhau.Những người trẻ tuổi sẽ quyết định đầu tư vào dự án có nhiều rủi ro, nhưngngười nhiều tuổi hơn thường chỉ đầu tư vào những dự án có rủi ro thấp, độ antoàn cao, tuy mức lợi nhuận kỳ vọng thấp
2) Trình độ văn hóa của chủ hộ
Chủ hộ có trình độ học vấn cao thì sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn.Thông thường sự tính toán lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả ở những người
Trang 36có trình độ học vấn cao thường tốt hơn là ở trình độ thấp Hầu hết mọi người đềuhiểu nguyên tắc “tiền đẻ ra tiền” song những người có trình độ học vấn cao sẽ cóbiện pháp làm cho đồng tiền họ vay tạo ra thu nhập cao hơn lãi Ngân hàng Khảnăng quản lý tài chính và khả năng tổ chức của chủ hộ có tác động mạnh mẽ tớikết quả sử dụng vốn vay Quản lý không tốt dẫn đến lãng phí, thất thoát, tổ chứcsản xuất tốt sẽ giảm các chi phí không cần thiết từ đó nâng cao hiệu quả sử dụngvốn vay.
3) Mức vốn vay
Mức vốn vay có tác động tới kết quả sử dụng vốn vay bởi vì lượng vốnđầu tư có thể ở mức nào đó thì mới có hiệu quả tốt, lượng vốn lớn hơn có thể chủ
hộ gặp rắc rối trong vấn đề quản lý Vốn vay chiếm tỷ trọng cao trong dự án khi
có rủi ro kết quả sử dụng sẽ càng thua lỗ nhiều hơn Dự án đầu tư cần nhiều vốntrong khi mức vốn vay được lại không đáp ứng đủ vì vậy có thể ảnh hưởng tớikết quả sản xuất kinh doanh Như vậy mức vốn vay nên ở mức hợp lý và có tỷtrọng an toàn trong cơ cấu vốn đầu tư
6) Những yếu tố thị trường
Thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất có thể làm tăng, giảm chi phísản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động quyết định tới kết quả sử dụngvốn vay, tới thu nhập của hộ.Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ dế dàng với giá
cả hợp lý là thành tố quan trọng trong kết quả sử dụng vốn vay Vì vây, vay vốnsản xuất kinh doanh cũng phải tính tới yếu tố thị trường đầu vào và đầu ra
Hiện nay hộ nông dân sản xuất ra sản phẩm hầu hết đem bán vì thế thịtrường tiêu thụ sản phẩm có vai trò đặc biệt trong quá trình sản xuất kinh doanhcủa hộ nông dân
Trang 37Thị trường tiêu thụ thuận lợi, hộ sản xuất bán hết sản phẩm có lãi có thunhập hoặc sẽ bị thua lỗ khi thị trường ế ẩm.
7) Các chương trình khuyến nông
Các chương trình khuyến nông mang tới cho người nông dân kiến thứckhoa học kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế hộ, các chương trình này có ảnhhưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông dân tức là tới kếtquả sử dụng vốn vay của hộ.Khi chương trình khuyến nông đúng hướng, đúngmục tiêu thì sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao, nếu chương trình khuyếnnông không đi đúng hướng mang tác động tiêu cực
Tóm lại, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn vay từ Hộinông dân, sự tác động đa chiều và mang tính hệ thống Nghiên cứu các nhân tốtác động tới hoạt động sử dụng vốn vay để thấy được những yếu tố nào có thểkiểm soát, những yếu tố nào không thể kiểm soát để từ đó có biện pháp tác độnglàm cho vốn vay khi được đưa vào sử dụng tạo ra kết quả tối ưu cho hộ nông dân.2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về việc hỗ trợ cho nông dân nhằm xóa đói giảm nghèo
2.2.1.1 Bangladesh
Ngân hàng Grameen (GB) là định chế tài chính nổi tiếng nhất thế giới vềtín dụng nông thôn dành cho người nghèo GB có mạng lưới chi nhánh rộngkhắp đến tận cấp cơ sở, mỗi chi nhánh phục vụ từ 15 đến 22 làng Đối tượngphục vụ là các gia đình có chưa đến 0,2 ha đất Để vay được tín dụng, ngườitrong những gia đình đủ tiêu chuẩn sẽ lập nhóm gồm 5 người có hoàn cảnh kinh
tế xã hội giống nhau Thông thường, mỗi gia đình chỉ được phép có một ngườitham gia một nhóm Mỗi nhóm bầu một trưởng nhóm và một thư ký để chủ trìcuộc họp hàng tuần Sau khi nhóm được thành lập, mỗi nhân viên ngân hàng sẽđến thăm gia đình và kiểm tra tư cách của mỗi thành viên để lấy thông tin về tàisản, thu nhập…
Khoảng 5 hoặc 6 nhóm sẽ lập nên một trung tâm trong cùng địa phương
Từ các trưởng nhóm sẽ bầu ra trưởng trung tâm, là người chịu trách nhiệm giúpcác thành viên tìm hiểu về kỷ cương của ngân hàng và chủ trì cuộc họp hàngtuần Tất cả các thành viên sẽ được nhân viên ngân hàng giải thích quy định củaGrameen cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên Sau khi kết thúc khóa
Trang 38học và nếu đạt yêu cầu, mỗi người được cấp giấy chứng nhận là thành viên chínhthức Trước khi đủ tiêu chuẩn vay tiền, mọi thành viên phải chứng tỏ tính thànhthục và tính đoàn kết bằng cách tham dự tất cả các buổi họp nhóm trong ba tuần
kế tiếp Trong thời gian này, nhân viên ngân hàng tiếp tục bàn về quy định củaGrameen và giải đáp thắc mắc Các thành viên mù chữ cũng được dạy cách kýtên Các thành viên không cần phải đến trụ sở của ngân hàng để giao dịch Nhânviên ngân hàng đến với họ tại những buổi họp hàng tuần để cấp tiền vay, thu tiềntrả nợ và vào sổ sách ngay tại trung tâm
Tại mỗi cuộc họp hàng tuần, mỗi thành viên đóng góp một taka (đơn vịtiền tệ của Bangladesh) vào quỹ nhóm Ban đầu chỉ có hai thành viên được vaytiền Thêm hai người nữa được vay nếu hai người đầu tiên trả nợ đúng hạn tronghai tháng đầu tiên Người cuối cùng (thường là trưởng nhóm) phải đợi thêm haitháng nữa cho đến khi những người vay tiền trước mình chứng tỏ là đáng tin cậy
Mỗi khoản vay phải được trả dần hàng tuần trong vòng một năm Nếu mộtngười vỡ nợ, những người khác trong nhóm sẽ không được vay Do đó, áp lựccủa các thành viên trong nhóm là một yếu tố quan trọng đảm bảo mỗi thành viên
sẽ trả nợ đầy đủ Ngoài việc đóng góp 1kata mỗi tuần, mỗi thành viên khi vayđược tiền phải đóng góp 5% tiền vay vào quỹ nhóm Các thành viên có thể vaymượn từ quỹ này với bất cứ một mục đích gì, kể cả trả nợ ngân hàng hay tiêudùng Nhờ đó, họ có thể hỗ trợ nhau trả nợ ngay cả lúc gặp hoàn cảnh khó khăn
và tránh dùng khoản vay ban đầu để tiêu dùng Tiên vay từ quỹ nhóm cũng phảiđược trả hàng tuần Mỗi nhóm còn lập quỹ khẩn cấp với mức đóng góp bằng 4%tiền vay ngân hàng Quỹ này chỉ dùng để giúp các thành viên trả nợ trong trườnghợp cấp bách như có tử vong, bị mất cắp hay thiên tai; do vậy, quỹ này giống nhưmột khoản bảo hiểm (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 1995)
Bằng các dịch vụ tiết kiệm - tín dụng linh hoạt, ngân hàng Grameen đã rấtthành công trong việc tiếp cận được tầng lớp người nghèo nhất (đặc biệt là phụ
nữ nông thôn không có tài sản), đạt tỷ lệ thu hồi nợ gần 100% và nâng cao vị thếkinh tế xã hội của khách hàng Grameen đặc biệt nhấn mạnh những khía cạnh xãhội và con người trong quá trình phát triển của người nghèo, chứ không chỉ dừnglại ở chương trình tiết kiệm - tín dụng thông thường Nhiều nghiên cứu đánh giárằng Grameen cải thiện tính đoàn kết giữa các thành viên, nâng cao ý thức của
họ, khuyến khích họ lập các chương trình học quy mô nhỏ và tổ chức các sự kiệnthể thao cho con cái họ, loại bỏ các tập tục của hồi môn, phòng chống các bệnhthường gặp như tiêu chảy và chứng quáng gà ở trẻ em và chống lại những bất
Trang 39công xã hội Phần lớn những cam kết này được nêu trong “16 quyết định” màthành viên nào cũng thuộc, thể hiện quyết tâm xây dựng một cuộc sống đànghoàng và một xã hội tươi đẹp hơn.
Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1995) mô hình Grameen có 6 đặcđiểm chính là:
- Được cấp giấy phép (môn bài) và như vậy có thể tự thể hiện như mộtphần của hệ thống gửi các tổ chức tài chính rộng lớn và có khả năng tiếp cận luậtbảo vệ tiền gửi và khách hàng của mình
- Hoạt động của ngân hàng được xây dựng trên các khoản cho vay dựavào sức mạnh của thay thế thế chấp qua các thủ tục “nhóm đồng đẳng” do kháchhàng lựa chọn, bắt tuân thủ việc quản lý rủi ro và trả nợ Các nhóm nhỏ khôngquá 5 người gặp gỡ thường xuyên và có trách nhiệm hỗ trợ tương hỗ và thu cáckhoản tiền nhỏ theo lịch trình thường xuyên
- Chủ yếu cho phụ nữ nghèo của các hộ không có đất nông nghiệp hoặccác tài sản vay khác
- Chương trình này dành cho người yêu cầu tối thiểu, đặc biệt trọng giaiđoạn ngắn với tỷ lệ lãi cao hơn mức lạm phát và chi phí vốn, các công việc nhưhuấn luyện cho khách hàng, thu tiền gửi và tiền trả nợ, kích thích tham gia đốivới các nhóm và các lãnh đạo nhóm Hình thành nhóm và các hoạt động nhóm làcốt yếu của mô hình ngân hàng GB, còn chi phí cho các hoạt động này thì cácthành viên nhóm phải gánh chịu
- Cho vay các món nhỏ trong thời gian ngắn với lãi suất trên mức lạm phát
và chi phí vốn
- Tất cả người vay phải cam kết thực hiện quy chế tiết kiệm bắt buộc, đây
là hình thức của chương trình bảo hiểm cho việc không trả nợ được
2.2.1.2 Thái Lan
Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thái Lan có nhiệm vụ hoạt động chính
là trợ cấp cho nông dân thông qua đầu tư vốn tín dụng Ngân hàng này được cungcấp các khoản vốn ưu đãi như: Ngân hàng Trung ương cho vay không lãi (trênthực tế, lãi suất từ 1-3%/năm nhưng do Ngân sách trả); các Ngân hàng thươngmại phải gửi ít nhất 20% vốn vào ngân hàng này; hàng năm, Chính phủ có chỉtiêu bắt buộc các Ngân hàng thương mại phải cho vay đối với nông nghiệp NếuNgân hàng thương mại không cho vay hết chỉ tiêu bắt buộc đó thì phải gửi số tiềncòn lại vào Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Thái Lan và Ngân hàng này được
Trang 40Ngân hàng Trung ương bảo lãnh khi vay vốn nước ngoài đồng thời được miễn kýquỹ bắt buộc (Ngân Nhà nước Việt Nam, 2001).
Đối tượng được Ngân hàng này cho vay vốn là các hộ nông dân cá thể, cáchiệp hội nông dân có thu nhập dưới 10.000 bath/năm (khoảng dưới400USD/năm), có ít ruộng đất, thấp hơn mức ruộng đất trung bình trong khu vực,tuổi đời từ 20 trở lên, không mắc bệnh thần kinh, có kiến thức về sản xuất nôngnghiệp và phải sống ít nhất một năm ở địa phương đó Để đảm bảo khả nănghoàn trả vốn, nông dân được tổ chức thành từng nhóm cam kết cùng chịu tráchnhiệm về các khoản vay ngân hàng Mỗi nhóm có từ 15 – 25 người; một hộ nôngdân được vay vốn tối đa là 60.000 bath (tương đương 2.400 USD); người vaykhông cần tài sản thế chấp mà thực hiện tín chấp qua nhóm nông dân Lãi suấtcho vay đối với hộ nông dân nghèo thấp hơn so với lãi suất cho vay các đốitượng khác Hiện nay, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thái Lan đang cho vay
hộ nông dân nghèo vay với lãi suất 8%/năm, trong khi lãi suất cho vay thôngthường là 12.5%/năm (Ngân Nhà nước Việt Nam, 2001)
2.2.1.3 Ấn Độ
Việc cấp tín dụng cho người nghèo thông qua Ngân hàng Nông nghiệp cócác chi nhánh đến cấp huyện Việc giải ngân tín dụng ưu đãi được thực hiệnthông qua “Tổ tự lực”, mỗi Tổ có số thành viên từ 10- 20 người, tất cả đến từ cácgia đình khác nhau, đa số là phụ nữ nghèo Hàng tháng, các thành viên phải nộpvào Tổ một số tiền nhất định để làm quỹ, số tiền bao nhiêu là do các thành viên tựthoả thuận Thông thường số tiền ban đầu từ 10- 20 Rupi (khoảng 20- 40USCent) Tiền tiết kiệm của các tổ viên được thu vào ngày tháng cụ thể (thường làngày thứ
10 của tháng) Số tiền này được gửi vào tài khoản tiết kiệm của Ngân hàng Nôngnghiệp Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp của Ấn Độ đóng vai trò là tổ chức xúctiến tự lực và hỗ trợ thành lập và quản lý các Tổ này Tổ chức tài chính vi mô đãthực hiện rất nhiều chương trình khác nhau đối với công tác xây dựng năng lựcđối với phụ nữ Phụ nữ được đào tạo để thảo luận nhiều vấn đề khác nhau liênquan đến họ và nơi họ sinh sống (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2001)
2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về quản lý và sử dụngvốn vay từ Hội Nông dân
2.2.2.1 Vay vốn từ Hội nông dân tỉnh Bắc Kạn
Theo báo cáo kết quả hoạt động công tác HND tỉnh Bắc Kạn năm 2015, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng, HND tỉnh đã có nhiều văn bản