1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh bạc liêu

140 186 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 25,03 MB

Nội dung

Vì vậy,thay vì chú trọng vào một điểm duy nhất và lãng phí các điểm tài nguyên tươngđồng khác thì cần đặc mục tiêu tổng quát hơn là khai thác các điểm tín ngưỡng tôngiáo tiêu biểu của tỉ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hà Nội-2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-LÊ THỊ KIM NGOAN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÍN NGƯỠNG,

TÔN GIÁO TỈNH BẠC LIÊU

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Du lịch

Mã số: Thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRIỆU THẾ VIỆT

Hà Nội-2018

Trang 3

MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC SƠ ĐỒ

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan đề tài 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

3.1 Mục đích nghiên cứu 10

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4.1 Đối tượng nghiên cứu 10

4.2 Phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Cấu trúc đề tài 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO 12

1.1 Một số vấn đề lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo 12

1.1.1 Tín ngưỡng, tôn giáo 12

1.1.1.1 Tín ngưỡng 12

1.1.1.2 Tôn giáo 13

1.1.1.3 Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo 14

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển tín ngưỡng, tôn giáo 16

1.2 Du lịch tín ngưỡng, tôn giáo 18

1.2.1 Khái niệm du lịch tín ngưỡng, tôn giáo 18

1.2.1.1 Khái niệm 18

1.2.1.2 Cấp độ phát triển và các hình thức du lịch tín ngưỡng, tôn giáo 20

1.2.1.3 Điều kiện phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo 21

1.2.1.4 Tác động kinh tế xã hội của du lịch tín ngưỡng tôn giáo 26

Trang 4

1.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa và vấn đề khai thác trong phát triển du lịch 28

1.2.2.1 Khái niệm tài nguyên văn hóa 28

1.2.2.2 Đặc điểm và điều kiện để khai thác tài nguyên du lịch văn hóa 29

1.2.3 Phát triển du lịch 30

1.2.3.1 Các mẫu hình phát triển du lịch 30

1.2.3.2 Mục tiêu phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng bền vững 32

Tiểu kết chương 1 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC DU LỊCH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TỈNH BẠC LIÊU 36

2.1 Khái quát hoạt động du lịch tín ngưỡng tôn giáo tỉnh Bạc Liêu 36

2.1.1 Tín ngưỡng tôn giáo tỉnh Bạc Liêu 36

2.1.2 Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu 36

2.2 Đánh giá khả năng khai thác một số điểm du lịch tín ngưỡng tôn giáo tỉnh Bạc Liêu 39

2.2.1 Quán Âm Phật Đài 39

2.2.2 Chùa Giác Hoa 41

2.2.3 Chùa Hưng Thiện 43

2.3.4 Chùa Xiêm Cán 45

2.3.5 Nhà Thờ Tắc Sậy 47

2.3.6 Tổng hợp và đưa ra kết quả đánh giá 50

2.3 Thực trạng phát triển du lịch tại Quán Âm Phật Đài và Nhà Thờ Tắc Sậy 52

2.3.1 Quán Âm Phật Đài 52

2.3.1.1 Khái quát về Quán Âm Phật Đài 52

2.3.1.2 Điều kiện khai thác du lịch tại Quán Âm Phật Đài 55

2.3.1.3 Những tồn tại và hạn chế tại Quán Âm Phật Đài 66

2.3.2 Nhà Thờ Tắc Sậy 70

2.3.2.1 Khái quát về Nhà Thờ Tắc Sậy 70

2.3.2.2 Điều kiện khai thác du lịch tại Nhà Thờ Tắc Sậy 73

Trang 5

Tiểu kết chương 2 87

CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ - GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TỈNH BẠC LIÊU 88

3.1 Cơ sở cho việc khuyến nghị - giải pháp phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Bạc Liêu 88

3.1.1 Quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu 88

3.1.1.1 Quan điểm 88

3.1.1.2 Mục tiêu 88

3.1.2 Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu 89

3.2 Một số khuyến nghị giải pháp phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Bạc Liêu 91

3.2.1 Giải pháp đối với các điểm du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Bạc Liêu 91

3.2.1.1 Quán Âm Phật Đài 91

3.2.1.2 Nhà Thờ Tắc Sậy 93

3.2.2 Khuyến nghị đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Văn hóa thể thao và Du lịch 95

3.2.2.1 Tạo điều kiện để đáp ứng tối đa nhu cầu chính đáng của khách 95

3.2.2.2 Có chính sách thu phí, thuế phù hợp giúp tăng trưởng doanh thu du lịch 97

3.2.2.3 Tăng phúc lợi kinh tế của cộng đồng dân cư địa phương 97

3.2.2.4 Bảo vệ môi trường 98

Tiểu kết chương 3 100

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSHT Cơ sở hạ tầng

QAPĐ Quán Âm Phật Đài

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng hợp đánh giá tiêu chí CSHT - VCKT Quán Âm Phật Đài 40Bảng 2.2: Tổng hợp đánh giá tiêu chí tính an toàn Quán Âm Phật Đài 41Bảng 2.3: tổng hợp đánh giá tiêu chí CSHT - VCKT Chùa Giác Hoa 42Bảng 2.4: tổng hợp đánh giá tiêu chí tính an toàn Chùa Giác Hoa 43Bảng 2.5: Tổng hợp đánh giá tiêu chí CSHT-VCKT Chùa Hưng Thiện 44Bảng 2.6: Tổng hợp đánh giá tiêu chí tính an toàn Chùa Giác Hoa 45Bảng 2.7: Tổng hợp đánh giá tiêu chí CSVC - KTHT Chùa Xiêm Cán 46Bảng 2.8: Tổng hợp đánh giá tiêu chí tính an toàn Chùa Xiêm Cán 47Bảng 2.9: Tổng hợp đánh giá tiêu chí CSVC - KTHT tại NTTS 48Bảng 2.10: Tổng hợp đánh giá tiêu chí tính an toàn NTTS 49Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả đánh giá 50Bảng 2.12 : Xác định mức độ nổi tiếng của các điểm tín ngưỡng tôn giáo

Bảng 2.13 : Xác định các điểm TN - TG tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu 51Bảng 2.14: Thông tin chung về điều kiện tài nguyên tại QAPĐ 55Bảng 2.15: Bảng tổng hợp đánh giá CSHT - VCKT tại QAPĐ 58Bảng 2.16: Tổng hợp tình hình an ninh trật tự tại QAPĐ 60Bảng 2.17: Thông tin chung về điều kiện tài nguyên tại NTTS 73Bảng 2.18: Bảng tổng hợp đánh giá CSHT - VCKT tại NTTS 77Bảng 2.19: Tổng hợp tình hình an ninh trật tự tại NTTS 79

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mẫu hình phát triển và du lịch 30Hình 2.1: Bày trí tại Quán Âm Phật Đài 56Hình 2.2: Tổng hợp tỷ lệ đánh giá CSHT - VCKT tại QAPĐ 59Hình 2.3: Tỷ lệ đáng giá tình hình anh ninh trật tự tại QAPĐ 61Hình 2.4: Tỷ lệ các mục đích đến QAPĐ của khách 62Hình 2.5: Tỷ lệ các hoạt động của khách tại QAPĐ 62Hình 2.6: Tỷ lệ thời gian lưu lại của khách tại QAPĐ 63Hình 2.7: Tỷ lệ số lần người được khảo sát đã đến QAPĐ 63Hình 2.8: Tỷ lệ các dịch vụ được khách sử dụng tại QAPĐ 63Hình 2.9: Tỷ lệ các nguồn thông tin về QAPĐ 66

Hình 2.11: Tổng hợp tỷ lệ đánh giá CSHT - VCKT tại NTTS 78Hình 2.12: Tỷ lệ đánh giá tình hình an ninh trật tự tại NTTS 80Hình 2.13: Tỷ lệ mục đích đến NTTS của khách 81Hình 2.14: Tỷ lệ các hoạt động của khách du lịch tại NTTS 81Hình 2.15 : Tỷ lệ thời gian lưu lại của khách tại NTTS 82Hình 2.16: Tỷ lệ số lần người được khảo sát đã đến NTTS 82Hình 2.17: Tỷ lệ các dịch vụ được khách du lịch sử dụng tại NTTS 82Hình 2.18: Tỷ lệ các nguồn thông tin về NTTS 85

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nhờ sự phát triển nhanh chóng rộng khắp và không ngừng của khoa học, côngnghệ Thế giới đã và đang xít lại gần nhau một cách đa phương và toàn diện bấtchấp khoảng cách không gian địa lý Trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa đónền kinh tế thế giới được phát triển, đời sống người dân được nâng cao Tuy nhiên,

vô số áp lực cũng đè nặng lên đời sống con người, do đó trong những năm gần đây,

xu hướng tìm về các giá trị văn hóa ngày càng phát triển Các loại hình du lịch trảinghiệm, du lịch tâm linh, du lịch tôn giáo… được du khách quan tâm như là cáchgiúp giải tỏ những bức bối, rũ bỏ các khó khăn của cuộc sống và tìm điểm tựa chotinh thần

Bạc Liêu là một mảnh ghép gần cực nam tổ quốc cùng điểm tô cho bức tranhchung ĐBSCL Tuy vậy, nếu xét về mặt bằng chung trong khu vực ĐBSCL thì BạcLiêu chưa thật sự có những tài nguyên thiên nhiên nổi trội Khi nhắc đến Bạc Liêu

ít ai nghĩ đây là một vùng sông nước miệt vườn gắn liền với chợ nổi, vườn cây ăntrái như khi nhắc đến Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long hoặc nghĩ đây là khu vực

có biển, có đảo, có thạch động như Kiên Giang hoặc đây là khu vực thất sơn bảynúi như An Giang Ngược lại, Bạc Liêu lại có khá nhiều tài nguyên văn hóa đặc sắcđược nhiều người biết đến Điển hình là giai thoại “Công tử Bạc Liêu” một vị công

tử nổi tiếng chịu chơi, rất mực xa hoa và phung phí khó ai sánh kịp, tên tuổi của vịcông tử này vô tình trở thành thương hiệu và hư danh cho vùng đất và con ngườinơi đây Quá khứ là vậy nhưng hiện tại thì thương hiệu ấy đã có phần không phùhợp vì nhiều tiềm năng văn hóa khác của tỉnh đã bắt đầu được chú ý như: Quán ÂmPhật Đài, Nhà Thờ Tắc Sậy, khu lưu niệm cố nhạc cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, điệngió Bạc Liêu, Chùa Xiêm Cán…đều là những điểm sáng có giá trị về du lịch Nhìnnhận được thế mạnh của địa phương, tỉnh đã chủ động đưa ra quan điểm chỉ đạo

“Bạc Liêu đi lên từ văn hóa” Trong những năm gần đây, du lịch tại Bạc Liêu bắt

đầu có những khởi sắc khi chính quyền sở tại đã manh nha tập trung và đề cao du

lịch Theo Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy: “tăng cường đẩy mạnh phát triển

Trang 10

du lịch gắn với việc giữ gìn, bảo vệ môi trường; phát triển mạnh loại hình du lịch tâm linh, sắp xếp lại các tour, tuyến du lịch trong tỉnh cho phù hợp, đồng thời tăng cường kết nối tour với các tỉnh trong khu vực và cả nước Tích cực mời gọi các thành phần kinh tế đầu tư, nâng cấp, mở rộng các cơ sở du lịch hiện có và đầu

tư mới các dự án du lịch tỉnh đang có nhu cầu Đẩy mạnh công tác quảng bá du lịch; tập trung đầu tư phát triển hệ thống nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ

ẩm thực và các dịch vụ khác, nhất là Khu Phật Bà Nam Hải để thu hút du lịch tâm linh, góp phần đưa du lịch Bạc Liêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.”

Như vậy, tỉnh đã đặc biệt ưu tiên chọn hướng phát triển du lịch tâm linh cụ thể khaithác phát triển điểm tín ngưỡng tôn giáo Khu Phật Bà Nam Hải hay còn gọi làQuán Âm Phật Đài để phục vụ du lịch Tuy nhiên, nếu chỉ khai thác Quán Âm PhậtĐài thì chưa đủ sức hút để phát triển đẩy mạnh du lịch tâm linh của tỉnh Vì vậy,thay vì chú trọng vào một điểm duy nhất và lãng phí các điểm tài nguyên tươngđồng khác thì cần đặc mục tiêu tổng quát hơn là khai thác các điểm tín ngưỡng tôngiáo tiêu biểu của tỉnh để phục vụ phát triển du lịch tâm linh cụ thể là du lịch tínngưỡng, tôn giáo Hàng năm, các địa điểm tín ngưỡng tôn giáo của tỉnh thu húthàng ngàn lượt khách từ khắp nơi đổ về, con số biết nói này gây được sự phấn chấn,mừng rỡ cho du lịch Bạc Liêu Tuy nhiên nếu so sánh du lịch tâm linh với các tỉnhlân cận thì con số này còn quá khiêm tốn, nếu muốn phát triển du lịch tâm linh cụthể là du lich tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Bạc Liêu thì cần nghiên cứu đẩy mạnh khaithác các tiềm năng của các điểm tín ngưỡng, tôn giáo tiêu biểu và đưa vào phục vụphát triển du lịch

Tính đến thời điểm hiện tại, tuy có một số nghiên cứu khoa học về du lịch vănhóa của tỉnh nhưng vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học chuyên sâu về pháttriển du lịch tín ngưỡng tôn giáo tỉnh Bạc Liêu Vì vậy, nghiên cứu đề tài không chỉnhằm xác định tính khả thi khi và đưa ra các giải pháp khai thác các tài nguyên tínngưỡng tôn giáo phục vụ du lịch tỉnh còn là cơ sở cho các đề tài nghiên cứu về dulịch tiếp theo hoặc đánh giá tài nguyên văn hóa liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo

Trang 11

* Các công trình nước ngoài

Theo Dallen J Timothy và Daniel H Olsen cho rằng “tôn giáo và tâm linh

là động lực thúc đẩy du lịch Nhiều điểm du lịch lớn được mở rộng phát triển là nhờ sự kết nối các địa chỉ, các sự kiện và con người linh thiêng huyền bí” Cuốn

sách không chỉ cung cấp cơ sở lý thuyết về các vấn đề liên quan đến du lịch tôngiáo mà còn đưa ra một số ứng dung thực tiễn về quản lý, quy hoạch Các ví dụđược rút ra từ các trường hợp thực nghiệm Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo,Công giáo La Mã, Mormonism Ngoài ra, trong nội dung nghiên cứu cũng đề cậpđến nhiều tham vấn, tranh luận về du lịch tôn giáo trên toàn thế giới

Tác giả Jaeyeon Choe & Michael O’regan trong bài nghiên cứu Religious Tourism Experiences in South East Asia tác giả chủ yếu quan tâm đến hai vấn đề:

thứ nhất là giới thiệu về du lịch tôn giáo ở khu vực Đông Nam Á, theo tác giả thìđây là khu vực có tiềm năng để phát triển loại hình du lịch tôn bởi tài nguyên dulịch văn hóa rất hấp dẫn và đa dạng đặc biệt thu hút khách du lịch quốc tế đóng vaitrò kết nối các nước thành viên trong khu vực Vấn đề thứ hai được tác giả đề cập

là các chiến lược nhầm giảm bớt các rào cản để thúc đẩy phát triển du lịch tôn giáocủa khu vực Tác giả đưa ra gợi ý các nước cần xây dựng các mục tiêu chung rõràng để cùng nhau mở rộng thị trường rút ngắn khoảng cách và sự khác biệt về vănhóa tôn giáo Có thể thấy trong nội dung bài nghiên cứu tác giả chưa bàn đến các lýluận chung về du lịch tôn giáo, điều tác giả quan tâm là tài nguyên du lịch tôn giáo

ở khu vực Đông Nam Á và các chiến lực để thúc đẩy mối quan hệ của các nướctrong khu vực tạo điều kiện phát triển du lịch

Trang 12

Một nghiên cứu khác của tác giả Ermias Kifle Gedecho, Challenges of Religious Tourism Development: The case of Gishen Mariam, Ethiopia Trong

phần nghiên cứu của mình tác giả đã đưa ra những khó khăn trong phát triển du

lịch tôn giáo ở Gishen Mariam, Ethiopia như “cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn yếu kém, chưa nhận được sự quan tâm của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cơ cấu quản lý tại nhà thờ không bền vững, chưa chú trọng và phát triển sản phẩm du lịch” Tác giả cũng đề cập đến các giải pháp đặc biệt là cần hoàn thiện hệ thống

giao thông và cần sự tham gia làm du lịch của cộng đồng địa phương Bằng nghiêncứu thực nghiệm tại Gishen Mariam, Ethiopia tác giả đã chỉ ra những khó khăntrong việc phát triển du lịch tôn giáo tại đây và cũng đưa ra các giải pháp cho khuvực Đây có thể xem là một bài học kinh nghiệm cho các khu vực khác muốn pháttriển loại hình du lịch tôn giáo có thể tham khảo và học hỏi

Các tác giả Ummara Fatima, Sundas Naeem, Farhat Rasool nghiên cứu về The relationship between Religious Tourism and Individuals’ Perception: A case study

of Hazarat Data Ghanj Bakhsh’s shrine Tác giả đã nhấn mạnh du lịch là một

ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh và luôn có sự cải tiến, đa dạng sản phẩmtrong suốt vài thập kỷ gần đây và du lịch tôn giáo không phải là loại hình du lịchmới nó đã được thúc đẩy hình thành phát triển vì các lí do tôn giáo từ lâu đời, điểnhình là ở Pakistan du lịch tôn giáo rất phát triển Trong bài nghiên cứu của mình tácgiả đã nghiên cứu mối quan hệ giữa du lịch tôn giáo và nhận thức của các cá nhântại đền thờ Hazrat Data Ganj Bakhsh (HDGB) Tác giả đã sử dụng phương pháp

điều tra “Likert scales”, thu thập dữ liệu bằng việc tổng hợp các thông tin về mối

quan hệ giữa du lịc tôn giáo và nhận thức của cá nhân tại đền HDGB Các nhận

thức của cá nhân được khảo sát về các vấn đề “Biển báo; mức độ an toàn và bảo mật; sự trưng bày, triển lãm; giá cả hợp lý và bình đẳng” Các kết quả cho thấy

nhận thức của cá nhân về biển báo, an toàn và an ninh, trưng bày, triển lãm, giá cả

và sự bình đẳng có mối quan hệ tốt với du lịch tôn giáo Đây là một hướng nghiêncứu rất thực tế và hữu ích trực tiếp lí giải mối quan hệ giữa du lịch tôn giáo với

Trang 13

tại đền Hazarat Data Ghanj Bakhsh nhưng tác giả cũng đã chỉ ra mối quan hệ đóliên quan đến các vấn đề gì trong phát triển du lịch tôn giáo, điều này có ý nghĩalớn trong việc thúc đẩy phát triển du lịch tôn giáo.

Bốn tác giả Polyxeni Moira, Syridon Parthrnis, Aikaterini Kontoudaki, Ourania

Katsoula nghiên cứu về Religious Tourism in Greece: The necessity to classify religious resources for their rational valorization cũng đã đưa ra một số nhận định

có liên quan đến các vấn đề về lý luận, tác giả cũng cho rằng “du lịch văn hoá được coi là hình thức du lịch lâu đời” Trong loại hình du lịch văn hoá cần có sự phân biệt rõ ràng giữa "hành hương" và "du lịch" vì khái niệm khác nhau giữa "người hành hương" và "khách du lịch" tuy là hai hiện tượng xã hội khác nhau nhưng lại

cùng có liên quan đến yếu tố tôn giáo Vì vậy văn hoá và du lịch tạo ra một mối

quan hệ “cộng sinh” và “bổ sung” cho nhau.

a) Hành hương: nơi yếu tố tinh thần của đức tin thống trị và nó được thể hiện bằngnhững luật lệ: niềm tin, khổ hạnh, kiêng cử, tuân theo nghi lễ, chuẩn bị tinh thần vìđạo…vv;

b) Du lịch tôn giáo như là một thể loại con của du lịch văn hoá, trong đó yếu tố tôngiáo của điểm đến, sự kiện hoặc di sản có giá trị về du lịch

Trong bài nghiên cứu của mình tác giả chỉ nghiên cứu trường hợp tại Hy Lạpnhằm mục đích phân loại – loại hình văn hóa tôn giáo của Hy Lạp đây sẽ là nguồn

tư liệu giúp các nghiên cứu về du lịch tôn giáo có thể kế thừa về cơ sở lý luận khoahọc và ứng dụng thực tiễn

Tác giả Sarah Bill Schott cũng đưa ra những quan điểm rất sắc bén và bổ ích vềviệc thành lập những trang web chuyên về du lịch tôn giáo dành riêng cho khách du

lịch trong cuốn “Religious Tourism in America: Identity Formation of Sites and Visitors” Tác giả kết luận “các trang web du lịch tôn giáo có chức năng như các sản phẩm văn hóa và chúng ta tạo ra bản sắc tôn giáo và văn hóa dựa trên nhận thức của những người sáng tạo trang web về vai trò của tôn giáo trong thế giới” Hai tác giả R.Raj và N.D Morpeth trong cuốn “Religious Tourism and Pilgrimage Festivals Management: An Internationl Perspective” có nghiên cứu về

Trang 14

du lịch tôn giáo và lễ hội hành hương Các tác giả nhận định tôn giáo và tâm linh làđộng lực chung cho du lịch, với nhiều điểm du lịch lớn đã phát triển chủ yếu là kếtquả kết nối các điểm du lịch với thần thánh, địa điểm và các sự kiện Cuốn sáchcung cấp một cái nhìn sâu sắc vào việc quản lý du lịch tôn giáo, bao gồm cả cáctrang web tại các điểm linh thiêng và các điểm đến mới nổi, giúp khai thác tiềmnăng từ không gian thiêng liêng tôn giáo phục vụ phát triển du lịch qua các lễ hộilớn nhưng vẫn duy trì điểm tôn giáo và tinh thần tôn giáo.

Religion tourism in Asia and Pacific do tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO)

xuất bản, 2011 đề cập đến tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tôngiáo ở một số nước ở Châu Á như Malaysia, Indonesia, Thai Lan…Ngoài ra, trongcuốn sách này cũng viết rằng: Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương được xem là cốtlõi tôn giáo trên thế giới với số lượng lớn nhất của những người hành hương vàkhách du lịch cho các sự kiện tôn giáo, cho du lịch quốc tế và nội địa Người ta ướctính rằng có khoảng 600 triệu chuyến du lịch tôn giáo trên thế giới, trong đó 40%xảy ra ở Châu Âu và hơn một nửa ở Châu Á Du lịch tôn giáo là nguồn tài nguyên

vô cùng quan trọng và hấp dẫn dẫn đối với sự phát triển du lịch ở khu vực Châu Á– Thái Bình Dương

Với nhiều nghiên cứu khoa học về chủ đề du lịch tôn giáo có thể thấy thế giới

đã và đang quan tâm đến loại hình du lịch này, không chỉ dừng lại ở các nghiên cứu

về lý thuyết nhằm góp phần xây dựng cơ sở lý luận chung mà còn có những nghiêncứu ứng dụng cụ thể ở nhiều địa điểm để đưa ra các nguyên nhân và hướng giảipháp cho sự phát triển của du lịch tôn giáo và gần đây bên cạnh việc nghiên cứucác hoạt động du lịch tôn giáo một số học giả cũng đã chuyển hướng quan tâm đếncác vấn đề quản lý, hoạch định phát triển điểm đến du lịch tôn giáo Tất cả nhữngđiều này có ý nghĩa quan trọng đến đề tài nghiên cứu vì không chỉ là cơ sở lí luận

mà còn là bài học kinh nghiệm nghiên cứu thực tế tại các điểm tín ngưỡng tôn giáo

* Các công trình trong nước

Như đã nói, các công trình nghiên cứu về du lịch tôn giáo ở Việt Nam vẫn còn

Trang 15

khu vực Nội dung nghiên cứu vẫn mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá các tiềm năng

du lịch tôn giáo, đưa ra thực trạng hoạt động và hướng giải pháp trong tương laiđiển hình như sau:

Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn trong bài tham luận về Thực trạng tâm linh ở Việt Nam – Thực trạng và định hướng phát triển đã đưa ra dẫn chứng về lượt khách

du lịch góp phần khẳng định đóng góp và vai trò của loại hình du lịch này trongngành du lịch, mặt khác tác giả cũng đưa ra những hạn chế thách thức của loại hình

du lịch này và định hướng phát triển trong tương lai

Trong khi đó tác giả Đặng Phương Anh đã có một hướng nghiên cứu khác hơn

về vấn đề Kinh doanh du lịch tại các điểm tôn giáo, tín ngưỡng Theo tác giả thì

Viêt Nam có tài nguyên phong phú thuận lợi cho hoạt động du lịch tâm linh Tuynhiên sự phát triển của hoạt động “du lịch tâm linh” cũng gặp phải những vấn đềvướng mắc được gây ra bởi những mâu thuẫn nội tại ở điểm đến Bởi thế, bàinghiên cứu tác giả tập trung giải quyết những vấn đề tồn đọng tiêu biểu tại cáccông trình tôn giáo, tín ngưỡng khi có sự tham gia của hoạt động du lịch để sự pháttriển “du lịch tâm linh” ở Việt Nam diễn ra một cách bền vững

Bên cạnh các nghiên cứu chung về du lịch tâm linh, du lịch tôn giáo, thì cáchọc giả Việt Nam vẫn có một số công trình nghiên cứu trường hợp cụ thể như sau:

Theo tác giả Võ Văn Thành đã nghiên cứu về Du lịch tôn giáo – một hướng phát triển du lịch bền vững ở vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ Trong bài

tham luận, tác gủa chú tâm đề cập đến hướng phát triển du lịch tôn giáo ở vùng du

lịch duyên hải Nam Trung Bộ “du lịch tôn giáo đã và đang được khai thác tại đây nhưng ở đây chúng tôi muốn đề cập đến khía cạnh phát triển bền vững của nó mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành du lịch (bền vững về mặt kinh tế), bền vững về mặt môi trường, xã hội, con người v.v…” có thể thấy tác giả đã có một cách nhìn

khá tổng thể về hướng phát triển du lịch tôn giáo vùng duyên hải Nam Trung Bộ từtiềm năng du lịch đến thực trạng khai thác và cả các thách thức hiện tại

Một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thị Thu Duyên Nghiên cứu phát triển

du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định Tác giả đã tổng hợp cơ sở lý luận về du

Trang 16

lịch văn hóa tâm linh, nghiên cứu đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch văn hóatâm linh của Nam Định Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sảnphẩm du lịch văn hóa tâm linh tỉnh Nam Định, góp phần đưa du lịch trở thànhngành kinh tế trọng điểm gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa tâmlinh của tỉnh Ứng dụng trong thực tiễn: là tài liệu tham khảo hữu ích đối với chínhquyền địa phương cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, đồng thời gópphần phát triển hoạt động du lịch tỉnh Nam Định.

Tác giả Trần Thị Hiên cũng có nghiên cứu trường hợp tai Ninh Bình về loạihình du lịch tôn giáo Tác giả tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động khaithác du lịch tôn giáo tại Ninh Bình ở một số điểm du lịch tôn giáo như Nhà thờ đáPhát Diệm, chùa Bái Đính, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tiềmnăng phát triển du lịch tôn giáo của tỉnh Ninh Bình, khai thác tối ưu du lịch tôngiáo cũng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch nói chung của tỉnh Ninh Bình

Từ thực tế nghiên cứu trường hợp tại khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, NamĐịnh và Ninh Bình của ba tác giả nói trên, thì đây sẽ là nguồn tư liệu và bài họckinh nghiệm cho những nghiên cứu tiếp theo, đặc biệt hữu ích với đề tài luận vănđang tiến hành nghiên cứu

Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hiện vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào về vấn đềnày, chỉ có một vài nghiên cứu khoa học về du lịch của tỉnh như:

Tác giả Nguyễn Thanh Sang đã Đánh giá tiềm năng tuyến điểm du lịch sinh thái tỉnh Bạc Liêu và tìm ra các tuyến du lịch có khả năng thu hút khách góp phần

phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững là chỗ dựa sinh tồn của ngành côngnghiệp du lịch tỉnh Bạc Liêu Với nghiên cứu này, tác giả chỉ mới hướng về du lịch

tự nhiên và chưa bàn về du lịch văn hóa

Theo một nghiên cứu khác, hai tác giả Nguyễn Trọng Nhân & Phan Việt Đua

đã nghiên cứu về Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu qua sự đánh giá của du khách, tác giả đã trình bày những điều kiện ảnh hướng đến sự phát triển du lịch của tỉnh Bạc Liêu: Vấn đề an ninh trật tự và an toàn; khả

Trang 17

mức độ tiện nghi và thoải mái của phương tiện vận chuyển tham quan; sự đầy đủ sức chứa và vệ sinh của bãi đổ xe; mức độ đa dạng và sự đặc trưng của hàng lưu niệm, sức hấp dẫn và tính đa dạng của hoạt động vui chơi giải trí, cảnh quan thiên nhiên; chất lượng nguồn nhân lực Hai tác giả đã đánh giá một cách tổng hợp về

những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch tỉnh Bạc Liêu, tuy nhiên sẽkhông chuyên sâu đối với từng loại hình du lịch điều này rất khó để đưa những giảipháp thỏa đáng cho du lịch tôn giáo đang nghiên cứu

Tác giả Quan Văn Út nghiên cứu Phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu: tiềm năng, thực trạng và giải pháp Theo tác giả Bạc Liêu có nhiều tiềm năng phát triển

kinh tế biển vì nằm giữa 2 vùng sinh thái mặn và ngọt Tuy nhiên sự phát triển kinh

tế biển của tỉnh chỉ mới được khởi động và còn nhiều vấn đề bất cập trong quá trìnhphát triển Kinh tế biển trong cơ cấu kinh tế của tỉnh chưa tương xứng với tiềmnăng vốn có của biển Tác giả đã khảo sát thực tế, thu thập số liệu và phân tíchđánh giá thực trạng phát triển kinh tế biển và chỉ ra những hạn chế cũng như hướnggiải quyết trong tương lai Với đề tài nghiên cứu này tác giả cũng chỉ quan tâm cácđiều kiện tự nhiên để có thể phát triển kinh tế nói chung nhưng chưa thất sự quantâm đến phát triển du lịch nói riêng

Thêm một nghiên cứu khác của tác giả Nguyễn Thị Thanh nghiên cứu về dulịch văn hóa tỉnh Bạc Liêu., đây có thể xem là đề tài gần nhất so với các đề tàinghiên cứu đã trình bày có liên quan đến đề tài luận văn Tác giả đã hệ thống cơ sở

lý luận về du lịch văn hóa, trong phần thực trạng du lịch văn hóa tác giả cũng đưa

ra nhiều vấn đề về tài nguyên du lịch văn hóa, hoạt động du lịch văn hóa và cũng

đề xuất một số phương pháp nhằm phát triển du lịch văn hóa của tỉnh Tuy nhiên,tác giả nghiên cứu một cách tổng quát về du lịch văn hóa không nghiên cứu từngtrường hợp cụ thể và chưa đánh giá được mức độ thuận lợi trong phát triển du lịchvăn hóa của tỉnh

Từ các kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước

về đề tài du lịch tôn giáo và những lĩnh vực liên quan đến đề tài luận văn Có thể

Trang 18

thấy đề tài “Phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Bạc Liêu” vẫn chưa được

nghiên cứu nhưng vẫn có nhiều cơ sở lý luận để có thể tiến hành nghiên cứu đề tài

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Mục đích chung: Nghiên cứu tình hình khai thác du lịch tại tín ngưỡng tôn giáo

tỉnh Bạc Liêu tại các điểm tín ngưỡng tôn giáo tiêu biểu nhằm đẩy mạnh hoạt động

du lịch tôn giáo của tỉnh một cách hiệu quả và bền vững

- Mục đích cụ thể: Nghiên cứu các điều kiện có thể phục vụ cho hoạt động du lịch

và đánh giá tài nguyên du lịch xác định cụ thể những hạn chế cần khắc phục Trên

cơ sở đó đề ra các định hướng khai thác phù hợp với những giải pháp mong muốnthúc đẩy quảng bá du lịch, thu hút đầu tư và sự quan tâm của cộng đồng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được các mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ:

(1) Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch tôn giáo và các công trình nghiên cứu khoahọc có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu

(2) Điều tra xã hội học, xây dựng thang điểm đánh giá và tiến hành đánh giá tàinguyên du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tại Bạc Liêu

(3) Khảo sát du khách và đánh giá thực trạng phát triển tại các điểm du lịch tínngưỡng tôn giáo tiêu biểu nhất của tỉnh Bạc Liêu

(4) Dựa trên kết quả đánh giá, đưa ra khuyến nghị giải pháp phát triển du lịch tínngưỡng tôn giáo tỉnh Bạc Liêu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tài nguyên du lịch tín ngưỡng tôn giáo có thể khai thác phục vụ du lịch tỉnhBạc Liêu, đặc biệt tập trung vào các điểm tín ngưỡng tôn giáo tiêu biểu của tỉnh

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

+ Tìm hiểu xây dựng thang điểm đánh giá tài nguyên văn hóa tại tỉnh Bạc Liêu

Trang 19

+ Phân tích điều kiện phát triển du lịch tại các điểm tín ngưỡng tôn giáo tỉnh BạcLiêu.

+ Đưa khuyến nghị giải pháp phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo tỉnh Bạc Liêu

- Phạm vi không gian: Giới hạn lãnh thổ trên địa bàn hành chính tỉnh Bạc Liêu.

Ngoài việc khảo sát để có cái nhìn khái quát theo diện rộng, nghiên cứu tập trungvào một số điểm tiêu biểu tập trung nhiều hoạt động du lịch tôn giáo, tín ngưỡngđặc trưng điển hình của tỉnh

- Phạm vi thời gian: Tiến hành nghiên cứu từ tháng 6/2017 đến chậm nhất là

8/2018 Các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu được giới hạn từnăm 2005 đến năm 2016

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa trên

nhiều nguồn tư liệu về du lịch, sau đó tổng hợp phân tích để lựa chọn những tài liệuthích hợp, đáng tin cậy phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài luận văn

- Phương pháp nghiên cứu thực địa: Trong chương 2 tác giả tác giả sẽ áp dụng

phương pháp thực địa, tiến hành đi thực tế, điều tra xã hội học thông qua bảng câuhỏi với 300 mẫu phiếu tại các điểm du lịch nghiên cứu Qua đó tìm hiểu thực trạngphát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương

- Phương pháp thang điểm tổng hợp: Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm

đánh giá mức độ thuận lợi khai thác tài nguyên du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tỉnhBạc Liêu nhằm xác định các điểm tài nguyên tín ngưỡng, tôn giáo tiêu biểu củatỉnh để định hướng khai thác trong tương lai

6 Cấu trúc đề tài

- Nội dung chính: gồm 3 chương

+ Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch tín ngưỡng, tôn giáo

+ Chương 2: Thực trạng và khả năng khai thác du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh

Bạc Liêu

+ Chương 3: Khuyến nghị giải pháp phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh

Bạc Liêu

Trang 20

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO 1.1 Một số vấn đề lý luận về tín ngưỡng, tôn giáo

1.1.1 Tín ngưỡng, tôn giáo

1.1.1.1 Tín ngưỡng

Tín ngưỡng là một khái niệm có khá nhiều luồng ý kiến và vẫn luôn là đề tàitranh luận của nhiều học giả dưới các góc nhìn khác nhau: triết học, tôn giáo học,nhân học, văn hóa dân gian…cụ thể:

- Chủ nghĩa Mác- Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một loại hình thái ý thức xã hộiphản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan

- Một số nhà thần học xem tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin vào cái thiêng, cáihuyền bí, ở đó chứa đựng những yếu tố siêu nhiên, nó có một sức mạnh, một quyềnlực to lớn có thể cứu giúp con người khỏi khổ đau và có được hạnh phúc và sự bìnhyên

Theo GS Đặng Nghiệm Vạn thuật ngữ tín ngưỡng có thể có hai nghĩa Khi nóiđến tự do tín ngưỡng, người nước ngoài có thể hiểu đó là niềm tin nói chung (belief,lelieve, croyance) hay niềm tin tôn giáo (belief, believe, croyance riligieuse) Nếuhiểu tín ngưỡng là niềm tin thì có một phần ở ngoài tôn giáo, nếu hiểu là niềm tintôn giáo (belief, believer theo nghĩa hẹp croyance riligieuse) thì tín ngưỡng chỉ làmột bộ phận chủ yếu nhất cấu thành của tôn giáo Các học giả như Toan Ánh, Phan

Kế Bính…xem tín ngưỡng là tín ngưỡng dân gian với các nghi lễ thờ cúng thể hiệnqua lễ hội, tập quán, phong tục truyền thống của dân tộc Việt Nam, trong khi đóhọc giả Nguyễn Chính cho rằng tín ngưỡng là niềm tin, sự trông cậy và yêu quýmột thế lực siêu nhiên mà với tri thức con người và kinh nghiệm chưa đủ để giảithích và lý giải được

GS Trần Quốc Vượng “Nói đến tín ngưỡng là nói đến quá trình thiêng hóa một nhân vật được gởi gắm vào niềm tin tưởng của con người Quá trình ấy có thể

là quá trình huyền thoại hóa, lịch sử nhân vật phụng thờ Mặt khác, giữa các tín ngưỡng đều có những đan xen và trong từng tín ngưỡng đều có nhiều lớp văn hóa

Trang 21

Như vậy, có hai luồng ý kiến: thứ nhất xem tín ngưỡng là một phần của tôngiáo; thứ hai cho rằng tín ngưỡng độc lập với tôn giáo Tuy nhiên đối với bàinghiên cứu này không bàn đến vấn đề này chỉ đơn giản chấp nhận tín ngưỡng như

là niềm tin của người dân vào các tín ngưỡng dân gian có từ lâu nhưng vẫn có giátrị trong đời sống sinh hoạt tin thần của người dân biểu hiện qua nhiều mặt trongcuộc sống

1.1.1.2 Tôn giáo

Tôn giáo là khái niệm chỉ niềm tin, sự kính ngưỡng của con người vào thế giới siêu nhiên, hay chỉ mối ràng buộc, liên hệ giữa con người vào thế giới hư ảo, giữa trần thế với thế giới thần linh [14, tr 167].

Tôn giáo là một tập thể bao gồm những tín lý và cách thức hành đạo thường gắn liền với quyền lực siêu nhiên hình thành hoặc chi phối sự sinh tử của con người Theo một tôn giáo (hay theo đạo) hàm nghĩa là tin vào một lực thần thánh

và tuân thủ những chủ dẫn đạo đức mà tôn giáo đó đưa ra cho tín hữu Tôn giáo nối kết con người trở thành những cộng đồng có chung mục đích và giá trị Có nhiều tôn giáo trên thế giới Một số tôn giáo chỉ hạn hẹp tại những miền địa lý riêng biệt Chỉ có 5 tôn giáo lan rộng khắp thế giới và có hàng triệu tín đồ Ấn Giáo, Phật Giáo, Do Thái Giáo, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo [19, tr 6].

Ngày nay, khái niệm tôn giáo được được giải thích trong những từ điển tiếngViệt phổ thông, trở thành khái niệm quen thuộc trong nhận thức của mọi người

+ Từ điển Tiếng Việt: “Tôn giáo là sự công nhận một sức mạnh coi là thiêng liêng quy định một hệ thống ý nghĩ và tư tưởng của con người về số phận của mình trong

và sau cuộc đời hiện tại, do đó quyết định phần nào hệ thống đạo đức, đồng thời thể hiện bằng những tập quán, lễ nghi tỏ thái độ tin tưởng và tôn sung sức mạnh đó”

+ Một cuốn từ điển khác: “Một hình thái ý thức xã hội gồm những qua niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ”

Trang 22

“Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái đó”

Theo Nguyễn Phạm Hùng: “Tựu chung tôn giáo cần được hiểu là đạo (religion xuất phát từ tiếng Latinh religio) có nghĩa tôn trọng điều linh thiêng, tôn kính thần linh” hay “bổn phận, sự gắn kết giữa con người với thần linh

Khái niệm tôn giáo cần được hiểu theo hai nghĩa:

+ Thứ nhất là tư tưởng tôn giáo, triết học của con người trong nhận thức và giải thích thế giới Những ý niệm cơ bản về tôn giáo chia thế giới thành hai phần thần thiêng và thế tục Thế tục là những gì bình thường trong cuộc sống con người còn thần thiêng là cái siêu nhiên thần thánh tồn tại bên ngoài và bên trong con người Đứng trước sự thần thiêng con người luôn bị khuất phục và tuân phục vì thế đẻ ra nghi lễ và sự sùng bái Tôn giáo là kết quả của sự giải thích thần thiêng hư ảo về thế giới Chính vì thế mà tư tưởng tôn giáo thường mang tính triết học

+ Thứ hai, tôn giáo là những tổ chức xã hội – tổ chức tôn giáo, những tổ chức gồm nhiều cá nhân tôn sùng, ủng hộ, thờ phụng một vị thần thánh sáng chế, một tư tưởng tôn giáo triết học cụ thể, những tổ chức tôn giáo đó thường có tư cách pháp nhân.” [14, tr 170].

Tóm lại, tùy theo mục đích nghiên cứu của mỗi tác giả sẽ đưa ra những nhậnđịnh về tôn giáo riêng phù hợp với vấn đề nghiên cứu Tuy nhiên để hiểu ra mộtkhái niệm cần xét trong từng trường hợp cụ thể trên nhiều phương diện để có cáinhìn bao quát Vì vậy bài nghiên cứu dựa trên quan điểm của Nguyễn Pham Hùng,tôn giáo là tư tưởng tôn giáo triết học của con người trong nhận thức và giải thíchthế giới; tôn giáo là những tổ chức xã hội - tổ chức tôn giáo

1.1.1.3 Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo

Theo GS Trần Quốc Vượng: Trong đời sống ngôn ngữ, xã hội, cả hai thuật ngữ

tôn giáo, tín ngưỡng đều tồn tại Sự phân biệt giữa hai thuật ngữ chủ yếu ở mức độniềm tin và cơ cấu của hai hiện tượng xã hội

Theo Nguyễn Phạm Hùng: “ Tôn giáo và tín ngưỡng có nhiều điểm giống nhau

Trang 23

+ Sự giống nhau rõ nhất là bản chất hữu thần luận trong giải thích thế giới, là sự nhận thức hư ảo về hiện thực, là sự sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.

Hai khái niệm có nhiều điểm giống nhau, bởi vì chúng đều là sản phẩm của tư tưởng duy tâm, thần bí, tư tưởng hữu thần, đều là sự giải thích hư ảo của con người về thế giới hiện thực Hiện nay, nhiều người xem tôn giáo và tín ngưỡng là hai hình thái tư tưởng xã hội cùng song song tồn tại.

+ Khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng có những sự khác biệt nhất định về phạm

vi, mức độ, trình độ, và cả ít nhiều ở nội dung cơ bản cơ bản của chúng”.

[14, tr 172]

“Chúng có những điểm chung giống nhau và những điểm riêng khác nhau về hình thức, về tư tưởng, về trình độ…Tôn giáo và tín ngưỡng không phải là một …Trong tiếng Pháp cũng có hai từ ré ligion là tôn giáo và croyance là tín ngưỡng, đức tin, niềm tin… Tôn giáo là một học thuyết về sáng thế và cứu thế theo một vũ trụ quan và nhân sinh quan nào đó Tôn giáo được hợp thành bởi bốn yếu tố: giáo chủ, giáo lý, giáo hội và giáo đường Tôn giáo có thể truyền bá, mở rộng tồn tại ở nhiều cộng đồng Tín ngưỡng là một nội dung, tính chất thần linh được ra đời, tin theo một cộng đồng từ thời xa xưa trong lịch sử của họ và được tiếp tục duy trì trong cộng đồng người ấy, đồng thời cũng có thể ảnh hưởng đến các cộng đồng người khác Tín ngưỡng và tôn giáo không phải là một Tín ngưỡng và tôn giáo có mục đích khác nhau” [9, tr 169]

Dù cách giải thích có khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung, thốngnhất cho rằng tôn giáo và tín ngưỡng đều là tư tưởng hữu thần, đều là sản phẩm củachủ nghĩa duy tâm đều là sự giải thích hư ảo về thế giới hiện thực

Tín ngưỡng là lòng tin, là niềm tin mà con người ta ngưỡng vọng vào một vịthần hay một tín điều siêu hình nào đó Ví dụ như tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thần,thờ cúng tổ tiên… Tín ngưỡng có ở bất kỳ cộng đồng nào, tồn tại trong nội bộ mộtcộng đồng Tín ngưỡng không có tính hệ thống không tổ chức chặt chẽ, không cótính thường xuyên, không có lý thuyết…

Trang 24

Tôn giáo trái lại là một (hay nhiều) hệ thống giáo lý, có tổ chức có tính bềnvững, thường xuyên.

Để phân biệt tôn giáo tín ngưỡng người ta thường người ta thường dựa vàonhững yếu tố tôn giáo có nhưng tín ngưỡng không có: giáo chủ, giáo lý, giáo triều,giáo dân, giáo phận

Theo Nguyễn Đăng Duy: Có người xem tôn giáo và tín ngưỡng là hai hình thức

khác nhau của tôn giáo trong hai giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau Tín ngưỡng

là giai đoạn cấp thấp, tôn giáo là giai đoạn cao Sau này, chúng tách khỏi nhau vàcùng song song tồn tại, tác động qua lại với nhau, nhưng khác nhau về trình độ,

tính chất, mục đích… “Trước khi có tôn giáo, loài người có cúng bái, tín ngưỡng gì? Có vô số hình thức cúng bái, tế lễ, mà chúng ta gọi chung là các tín ngưỡng tảo kỳ…Các tín ngưỡng tảo kỳ ( nhiều người gọi cách khác: tôn giáo nguyên thủy, tôn giáo vật linh, đa thần giáo, ngẫu tượng giáo, hoặc tôn giáo bộ lạc…) bao gồm vô

số hình thức: bái vật giáo, vật tổ, tô tem, hiến tế, cầu đảo, ma thuật, yểm bùa, thờ thần bản mệnh… Những tín ngưỡng này đều để lại những dấu vết trong các tôn giáo sau này” [7, tr.12]

Dựa trên các ý kiến của tác giả có thể thấy giữa tôn giáo và tín ngưỡng cónhững điểm giống và điểm khác Tuy nhiên đối với bài nghiên cứu này sẽ khôngtiếp tục tranh luận vấn đề này, đối tượng bài nghiên cứu hướng đến là các điểm tâmlinh có sự pha trộn giữa tín ngưỡng và tôn giáo nên rất khó phân biệt đâu là kháchtôn giáo, đâu là khách tín ngưỡng vì vậy bài nghiên cứu sẽ sử dụng chung cụm từtín ngưỡng tôn giáo trong quá trình nghiên cứu

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển tín ngưỡng, tôn giáo

Tôn giáo có lẽ đã xuất hiện rất sớm, từ trong lòng chế độ cộng xã nguyên thủynhằm giải đáp thắc mắc của con người về thế giới, về những hiện tượng tự nhiên

mà người bấy giời chưa có đủ trình độ để lý giải

Theo Bách Khoa Tôn giáo Đông – Tây đã lí giải nguồn gốc của tôn giáo: Từ xa xưa con người luôn đặt nhiều câu hỏi về bản chất của cuộc đời và vũ trụ Thế giới

Trang 25

giáo ắt hẳn đã ra đời với hình thức một hệ tư tưởng giải đáp các câu hỏi trên Một

số tôn giáo, như Ấn Giáo hình thành trên những huyền thoại xưa nói về các thần linh sáng tạo và thần lực hủy diệt Con người cổ đại thờ các thần linh này để mong

họ ban phúc, giúp đỡ vì con người thời đó tin rằng thần linh điều khiển sức mạnh thiên nhiên Nhiều tôn giáo (như Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo, Phật Giáo) hình thành nhờ sự nghiệp lãnh tụ tinh thần hoặc bậc tiên tri Chúa Jesus, tiên tri Mahammad, Đức Phật và nhiều tiên tri do thái ghi trong kinh thánh đều là những lãnh tụ tinh thần và với cách thức khác nhau, họ đã thu hút nhiều người tin theo và truyền bá tín lý ra khắp nơi trên thế giới [18, tr.3]

Có thể thấy tôn giáo xuất hiện là do sự sợ hãi của con người trước tự nhiên và

sự thắc mắc về thế giới, vì không hiểu, không rõ quy luật nên sinh ra tôn sùng thờcúng để các lực lượng siêu nhiên không tổn hại đến mình Người xưa tin rằng thầnlinh có mặt ở khắp nơi và điều khiển các lực lượng siêu nhiên Khi xã hội bắt đầuphát triển, nhà nước giai cấp ra đời, tôn giáo trở thành công cụ cai trị và bóc lột củagiai cấp thống trị và là tiếng thở dài của giai cấp bị trị Với sự ra đời và phát triểncủa chủ nghĩa duy vật và sự tiến bộ của nhân loại khi các bí ẩn của thiên bắt đầuđược giải đáp bằng khoa học tôn giáo đã mất dần đi ảnh hưởng đối với ý thức xãhội Nhưng dù thế này thì cũng không thể lường hay đoán trước được sự kết thúccủa tôn giáo bởi nó đã ra đời, phát triển và tồn tại hàng ngàn năm nay đi sâu vàotrong tâm thế của nhiều thế hệ

Việt Nam là một quốc gia vốn có truyền thống khoa dung văn hóa, với sự tiếpbiến giao lưu giữa nhiều nền văn hóa từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, nội sinh hayngoại lai các tín ngưỡng tôn giáo đều chung sống hòa bình với nhau, tuy có tranhchấp nhưng chưa xảy ra xung đột hoặc chiến tranh tôn giáo

Tín ngưỡng là một hiện tượng xã hội là một thành tố văn hóa Nó chứa đựngnội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, triết học, đạo đức, văn hóa, chính trị…Tínngưỡng là một bộ phận đời sống tin thần của con người, là chất kết dính tập hợpcon người trong một cộng đồng nhất định và phân rẽ với các cộng đồng khác Tínngưỡng được hình thành tự phát nhưng có vai trò rất quan trọng trong đời sống con

Trang 26

người Quá trình tồn tại và phát triển của tín ngưỡng ảnh hưởng khá sâu đến đờisống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán củanhiều quốc gia, dân tộc.

Tín ngưỡng Việt thể hiện ở các mặt: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái

tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người Ra đời trên nền tảng xã hội nôngnghiệp cổ truyền tố chất nông dân mạnh về tư duy tổng hợp nhưng lại thiếu tư duyphân tích

1.2 Du lịch tín ngưỡng, tôn giáo

1.2.1 Khái niệm du lịch tín ngưỡng, tôn giáo

Theo Nguyễn Phạm Hùng: “Định nghĩa về du lịch phải xuất phát từ cái nhìn hai phía, cái nhìn của cung và cái nhìn của cầu du lịch

- Đứng trên góc độ của du khách: Du lịch là những chuyến du hành của con người rời khỏi nơi cư trú của mình trong những không gian và thời gian nhất định, nhằm thưởng thức, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác biệt về tự nhiên và văn hóa, để làm phong phú thêm đời sống của mình.

Trang 27

- Đứng trên góc độ của nhà cung ứng: Du lịch là toàn bộ các hoạt động khai thác,

sử dụng tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa nhằm tạo ra sản phẩm du lịch mới lạ và khác biệt phục vụ các nhu cầu thưởng thức, trải nghiệm, khám phá của du khách trong một không gian và thời gian nhất định” [13, tr 260]

Để có thể khai thác được tiềm năng du lịch của các điểm điếm, thì cần quantâm đến cả điều kiện cung và điều kiện cầu vì vậy cơ sở lí luận về du lịch phải đượcnghiên cứu trên góc độ của khách và cả góc độ của nhà cung ứng để có thể đánhgiá một cách toàn diện

* Khái niệm du lịch tín ngưỡng tôn giáo

Có một số nhận định về loại hình hình này là nhằm thỏa mãn nhu cầu tínngưỡng đặc biệt của những người theo tôn giáo (thiên chúa giáo, hồi giáo, cơ đốcgiáo, phật giáo, nho giáo…) Loại hình này được chia thành 2 loại:

- Du khách đi thăm nhà thờ, đền, đình, chùa vào ngày lễ

- Các cuộc hành hương của các tín đồ ví dụ các tín đồ về đất đạo, hành hương vềtoàn thánh Vatican, thánh đại Mecca…)

Du lịch tôn giáo, tín ngưỡng và du lịch tâm linh có nhiều điểm khác biệt Tâmlinh là một loại phạm trù trừu tượng, bao quát toàn bộ đời sống tinh thần (tâm) củacon người về thế giới thiêng liêng (linh) là nhìn nhận thế giới trong tính thiêng, từphạm vi hẹp như thờ cúng tổ tiên, đến phạm vi rộng là thờ cúng thần thánh, như thờcúng Hùng Vương chẳng hạn, từ các niềm tin trong các tôn giáo đến niềm tin trongcác tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ thần hoàng làng, từ đời sống tâm linh cổ truyền đếntâm linh hiện tại

Du lịch tôn giáo cũng phải dựa vào những sản phẩm tôn giáo cụ thể, vật thểchứ không chỉ du lịch bằng trí tưởng tưởng có vai trò quan trọng trong du lịch

Du lịch tôn giáo tín ngưỡng là một loại hình du lịch văn hóa, khai thác các di sản văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng phục vụ nhu cầu thưởng thức, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ và khác biệt của các tài nguyên văn hóa đó Tất cả các tôn giáo, tín ngưỡng đều có thể phục vụ phát triển du lịch, nhưng không phải tất cả những gì thuộc về tâm linh đều có thể phục vụ phát triển du lịch [13, tr160].

Trang 28

1.2.1.2 Cấp độ phát triển và các hình thức du lịch tín ngưỡng, tôn giáo

Theo nghiên cứu của Trần Thị Hiên có đưa ra 3 cấp độ du lịch tôn giáo:

(1) Cấp độ 1: Tham quan khám phá địa danh tôn giáo

(2) Cấp độ 2: Tổ chức cách hoạt động hành lễ

(3) Cấp độ 3: Hành hương và trải nghiệm đời sống tâm linh [10, tr 25]

Xét ở nhiều khía cạnh thì các cấp độ phát triển du lịch tôn giáo đã đưa nhìnchung đã khái quát được các cấp độ phát triển du lịch tôn giáo và có nhiều điểmtương đồng với tình hình phát triển của du lịch tín ngưỡng tôn giáo nên có xem đây

là nền tảng để phân cấp độ phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo

(1) Tham quan khám phá địa danh tín ngưỡng tôn giáo

(2) Tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện tín ngưỡng tôn giáo

(3) Hành hương và trải nghiệm thực hành tín ngưỡng tôn giáo

* Cấp độ phát triển của du lịch tôn giáo

- Câp độ 1: Tham quan/ khám quá địa danh tôn giáo

Là hoạt động tham quan, vãn cảnh và kết hợp về tín ngưỡng, tôn giáo ở cácthánh tích như đình, chùa, nhà thờ…Tại đây, du khách sẽ hòa vào dòng tín đồ đểcảm nhận yên bình, thanh thản ở những thánh tích tôn giáo nổi tiếng

Đối với những đối tượng không phải là tín đồ tín ngưỡng tôn giáo thì khám phátriết lý, cách hàng xử tại địa danh tâm linh cũng rất cần thiết Điều đó không chỉlàm cho họ có thêm kiến thức và niền tin sau chuyến đi mà còn hạn chế đượcnhững thành động “phản cảm” cố ý hoặc vô ý từ phía một bộ phận du khách

- Cấp độ 2: Tổ chức cách hoạt động hành lễ

Hoạt động hành lễ tại các địa điểm tôn giáo là hoạt động chủ đạo trong cácchương trình du lịch tôn giáo thông thường Vì hầu hết du khách đến với địa danhtôn giáo tiến hành lễ theo “cái tâm” không theo cái “trí”

Góp phần làm cho các nghi thức tôn giáo trở nên đúng cách và trang trọng

- Cấp độ 3: Hành hương và trải nghiệm đời sống tâm linh

Tìm giác ngộ, thông điệp chứa trong các giáo lý, sự hòa hợp giữa con người và

Trang 29

* Các hình thức du lịch tín ngưỡng tôn giáo

Hiện tại có một số quan điểm như sau về các hình thức du lịch tôn giáo:

- Du lịch tham quan kiến trúc tôn giáo: Là hoạt động tham quan, vãn cảnh và

chiêm ngưỡng nét độc đáo của các công trình kiến trúc tôn giáo Mục đích chủ yếucủa du khách là khám phá sự đặc sắc của kiến trúc của các thánh địa, chùa chiền…

- Du lịch hành hương: Hình thức này diễn ra vào những thời điểm như lễ hội hay

sự kiện tôn giáo quan trọng, dành riêng cho các tín đồ tôn giáo Đây là hình thức ởcấp độ cao của du lịch tôn giáo

- Du lịch ẩm thực tôn giáo: Trong xu thế phát triển đa dạng trong nhu cầu du lịch

ẩm thực không chỉ đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ, phục vụ cho nhu cầu của khách về

ăn uống đơn thuần mà đã trở thành mục đích của các chuyến du lịch Văn hóa ẩmthực được cấu thành cơ bản bởi các yếu tố hữu hình và vô hình Trong đó, hìnhthức thể hiện mang tính phi phi vật chất của hoạt động ẩm thực là: những nghi thức,cách thức thực hiện hoạt động ẩm thực, cách thức lựa chọn nguyên liệu, gia vịtrong chế biến, cách thức sắp xếp… Hình thức du lịch này sẽ khai thác các giá trịcủa văn hóa ẩm thực dựa trên những đặc trưng của các tôn giáo để đáp ứng nhu cầucủa du khách Ví dụ: những chương trình du lịch ăn chay, những lễ hội ẩm thực…

- Du lịch sự kiện tôn giáo: Đây là hình thức du lịch kỷ niệm các sự kiện quan trọng

của tôn giáo như các ngày lễ: ngày Chúa sinh, Phật đản….hay các ngày lễ có liênquan đến những nhân vật quan trong đối với một niềm tin tôn giáo

Tuy vậy, nhằm đảm bảo tính logic của bài nghiên cứu các hình thức du lịch tínngưỡng tôn giáo được đưa ra dựa theo các cấp độ phát triển du lịch tín ngưỡng tôngiáo đã nêu Về mặt nội dung các hình thức du lịch này vẫn được đảm bảo chỉ khác

ở cách phân chia sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu, cụ thể các hình thức dulịch tín ngưỡng tôn giáo trong bài nghiên cứu này như sau:

(1) Du lịch tham quan khám phá tài nguyên du lịch tín ngưỡng tôn giáo

(2) Du lịch lễ hội, sự kiện tín ngưỡng tôn giáo

(3) Du lịch hành hương, thực hành tín ngưỡng tôn giáo

1.2.1.3 Điều kiện phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo

Trang 30

- Niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo

Khác với những loại hình du lịch khác, thường thì yếu tố tài nguyên thiênnhiên sẽ quyết định tính hấp dẫn của điểm đến Du lịch tín ngưỡng tôn giáo chủ yếudựa vào khai thác tính “thiêng” của điểm đến, ở đây nhấn mạnh yếu tố “tâm linh”huyền bí Chính yếu tố này làm nên đặc trưng của loại hình du lịch bởi khách dulịch đến đây chủ yếu bằng niềm tin tín ngưỡng và tôn giáo của mình

Một điểm du lịch nếu muốn phát triển cần phải hội tụ nhiều yếu tố tàinguyên cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng… ngoài các yếu tố thiên phú thì rất cần sựđầu tư đóng góp phát triển nhưng một khi đã gọi là niềm tin thì tự khắc sẽ khôngcầu mà đến, những người theo các tín ngưỡng tôn giáo sẽ vì đức tin của mình, vì sựthỏa mái về tâm hồn mà hành động (góp công sức của cải vật chất để nâng cấp tusửa, tổ chức sự kiện lễ hội tín ngưỡng tôn giáo ) một cách tự nguyện không toantính cân nhắc về lợi ích

Yếu tố niềm tin còn đặc biệt tồn tại sâu trong tâm thức của người dân, tín đồnên rất khó mất đi và trở thành một trong những nhiệm vụ thiêng liêng tìm đến đểchiêm bái, cầu cúng…nên loại hình du lịch này không tuân theo chu trình phát triểncủa những điểm du lịch thông thường

- Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch là một trong những điều kiện cần để phát triển du lịch vìmột quốc gia, một khu vực dù có nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triểnnhưng lại không có tài nguyên du lịch thì cũng rất khó để phát triển du lịch Tàinguyên du lịch có thể là do thiên tạo hoặc do nhân tạo vì vậy tài nguyên du lịchthường được phân thành hai nhóm: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa.+ Tài nguyên tự nhiên: Đối với loại hình du lịch tín ngưỡng tôn giáo mặc dù đặtnặng vai trò của tài nguyên du lịch văn hóa nhưng không thể phủ nhận tầm quantrọng của tài nguyên du lịch tự nhiên biểu hiện qua: địa hình, khí hậu, vị trí địa lý,tài nguyên ngước, động thực vật

Địa hình: phần lớn du khách đến các điểm du lịch tín ngưỡng tôn giáo vì lý do

Trang 31

nếu cảnh quan ở các điểm này không yên bình không được thiên phú cho sự đadạng độc đáo Đối tượng khách của loại hình du lịch này cũng khá đa dạng nênnhất định sẽ có một số vị khách trẻ tuổi năng động muốn khám phá ngắm phongcảnh lưu lại những khoảnh khắc đẹp vì vậy nếu một điểm du lịch tín ngưỡng tôngiáo có cảnh quan tự nhiên đẹp trầm mặc sẽ góp phần tăng sức hấp dẫn của điểmđến.

Khí hậu: những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du lịch ưa thích.Khách du lịch thường không thích đến những nơi quá lạnh hoặc quá nóng, quá khô,những nơi có nhiều giông gió bão lụt, mưa nhiều…Tùy theo mỗi loại hình du lịch

sẽ có những yêu cầu khác nhau về điều kiện khí hậu, đối với loại hình du lịch tínngưỡng tôn giáo dù không khắc khe trong vấn đề nhiệt độ, độ ẩm,…nhưng cũngcần thời tiết thuận lợi cho việc chiêm bái, cầu cúng…

Vị trí địa lý: đây là một yếu tố cần cho tất cả loại hình du lịch vì một điểm dulịch có cảnh quan thiên nhiên đẹp nhưng lại không thuận tiện khai thác do vị trí địa

lý quá hẻo lánh hoặc hiểm trở thì du lịch cũng khó có thể phát triển Ở đây khi nói

về khía cạnh vị trí địa lý để có thể phát triển du lịch thường rất quan tâm điểm dulịch có nằm trong khu vực phát triển du lịch và khoảng cách từ các điểm du lịchđến các nguồn gởi khách du lịch ngắn vì những điều này quyết định đến vấn đề liênkết các điểm du lịch, tăng sức hút của chương trình tour du lịch và chi phí củachuyến đi

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khoảng cách từ xa từ nơi đón kháchđến nơi gởi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanhtoán cao và tính hiếu kỳ

+ Tài nguyên du lịch văn hóa: đối với du lịch tín ngưỡng tôn giáo thì tài nguyênvăn hóa chính là yếu tố quan trọng nhất để khai thác phát triển điểm du lịch Đốitượng hướng đến chính là tính thiêng của điểm đến, các công trình kiến trúc tínngưỡng tôn giáo đặc thù (chùa, miếu, nhà thờ, tương…) và các hoạt động lễ hội sựkiện tín ngưỡng tôn giáo

Trang 32

Tính thiêng của điểm đến như đã trình bày là yếu tố quyết định sự viếng thăm

và quay trở lại của du khách Cuộc sống ngày càng hiện đại thì óc thực tế của ngườidân cũng tỷ lệ thuận theo, ai đến những những nơi như thế này mà không tranh thủcầu an, cầu tài, lộc…và hứa hẹn trả lễ nếu được toại nguyện, được như ý, cứ nhưvậy một đồn mười, mười đồn trăm các điểm tín ngưỡng tôn giáo sẽ được truyềnmiệng một cách đáng tin cậy từ người thân, họ hàng, bạn bè thân thiết nên khả năngthu hút khách cao và bền vững

Kiến trúc công trình tín ngưỡng tôn giáo: khách du lịch tín ngưỡng tôn giáovốn có rất nhiều mục đích trong chuyến viếng thăm Hầu hết các công trình kiếntrúc tín ngưỡng tôn giáo đều được đầu tư một cách tâm huyết và nghiêm túc thểhiện được văn hóa và khát vọng của người dân sống trong khu vực vì vậy thu hútđược rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, những vị khách muốn thamquan và tìm hiểu khám phá về văn hóa, đời sống con người thông qua các biểutượng

Hoạt động lễ hội sự kiện tín ngưỡng tôn giáo: nếu không có những lễ hội,không có những sự kiện tôn giáo thì sẽ làm giảm sức hút của loại hình du lịch này

vì tính thiêng và sự hấp dẫn của các công trình kiến trúc không phải vị khách nàocũng có thể cảm nhận, cũng có thể hiểu được giá trị sâu sắc của nó, nhưng đối vớicác hoạt động lễ hội sự kiện tôn giáo, tín ngưỡng thì bất cứ ai cũng có thể tham gia

và dễ dàng bắt nhịp, dễ hòa mình vào không gian chung diễn ra lễ hội, sự kiện tôngiáo Điều này tăng tính thực tế và giá trị của du lịch tín ngưỡng tôn giáo

- Điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch chính là tiềm lực của địa phương

có thể huy động phục vụ du lịch, cụ thể ở đây bao gồm các điều kiện về tổ chức,vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, kinh tế của địa phương

+ Điều kiện về tổ chưc chính là sự quản lý của bộ máy nhà nước về du lịch gồm cócác chủ thể quản lý được quy định rõ từ trung ương đến địa phương thông qua hệthống cơ chế quản lý (luật, chính sách, …) và sự có mặt của các tổ chức, doanhnghiêp Các tổ chức này có nhiệm vụ chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại và phục

Trang 33

vụ trong thời gian lưu trú của khách du lịch Phạm vi hoạt động của các doanhnghiệp bao gồm:

 Kinh doanh khách sạn

 Kinh doanh lữ hành

 Kinh doanh vận chuyển khách du lịch

 Kinh doanh các dịch vụ khác

+ Các điều kiện về vật chất kỹ thuật cơ sở hạ tầng bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật

du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹthuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch: khách sạn,nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên,đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của cơ sở du lịch (cóthể là của một cơ sở du lịch, có thể là của một khu du lịch) Thuộc về cơ sở vật chất

kỹ thuật du lịch còn bao gồm cả những công trình mà tổ chức du lịch xây dựngbằng vốn đầu tư vủa mình (rạp chiếu phim, sân thể thao…) Đóng vai trò quantrọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch Sự tận dụng có hiệu quảcác tài nguyên du lịch và việc thỏa mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc mộtphần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng xã hội là những phương tiện vật chất không phải do tổ chức dulịch xây dựng lên mà là của toàn xã hội Hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bếncảng, đường sắt, công viên của toàn dân mạng lưới thương nghiệp khu dân cư, hệthống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện…là đòn bẩythúc đẩy thúc đẩy kinh tế xã hội, riêng đối với ngành du lịch thì chính là yếu tố cơ

sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.+ Điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến sẵn sàng đón tiếp khách du lịch phải quantâm đến nguồn vốn, mối quan hệ và cung ứng vật tư cho các tổ chức du lịch

Việc đảm bảo nguồn vốn để duy trì phát triển hoạt động kinh doanh du lịch(bởi vì ngành du lịch là ngành luôn đi đầu về phương diện tiện nghi hiện đại và làngành liên tục đổi mới)

Trang 34

Trong việc cung cấp ứng vật tư cho tổ chức du lịch Việc cung ứng phải đảmbảo thường xuyên và có chất lượng tốt giúp thỏa mãn đầy đủ hàng hóa cho các nhucầu du lịch và tăng thu nhập ngoại tệ

1.2.1.4 Tác động kinh tế xã hội của du lịch tín ngưỡng tôn giáo

* Ý nghĩa về mặt kinh tế của phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo

- Cũng giống như các hoạt động du lịch khác, du lịch tín ngưỡng tôn giáo cũng tích

cực tham gia vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân (xây dựng các CSHT VCKT , chế biến thực phẩm, đồ lưu niệm…) làm tăng thêm sản phẩm quốc nội.

Tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng,khi người dân là khách du lịch từ nhiều vùng miền đến chi tiêu tại các điểm du lịch,điều này tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêucủa nhân dân theo các vùng

- Du lịch tín ngưỡng tôn giáo cũng góp phần củng cố sức khỏe cho người dân giúptăng năng suất lao động

- Một số điểm du lịch tín ngưỡng, tôn giáo nổi tiếng nếu thu hút được khách du lịchquốc tế thì cũng là hoạt động xuất khẩu hiệu quả cao, vì đây không chỉ là hoạt độngxấu khẩu tại chỗ mà còn là hoạt động xuất khẩu vô hình Khi những hàng hóa côngnghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghê…theo giá bán lẻ sẽ cao hơn giá bánbuôn và những tài nguyên tại điểm du lịch không bị mất đi sau những lần bán (dukhách quốc tế đến du lịch) thậm chí giá trị và uy tính của nó còn tăng lên qua mỗilần đưa ra thị trường nếu biết khai thác một cách hợp lý Với hai hình thức xuấtkhẩu này chẳng những đem lại lợi nhuận kinh tế cao mặt khác còn tiết kiệm đáng

kể các chi phí bảo quản, đóng gói, thuế xuất nhập khẩu và khả năng thu hồi vốnnhanh, lãi suất thấp

- Du lịch tín ngưỡng tôn giáo cũng góp phần khuyến khích và thu hút đầu tư

* Ý nghĩa về mặt xã hội của phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo

- Góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân Du lịch vốn là ngành kinh

tế tổng hợp, khi du lịch phát triển cũng kéo theo hàng loạt ngành kinh tế bổ sung

Trang 35

- Góp phần phát triển thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hội ở những vùng phát triển dulịch Do việc khai thác tài nguyên du lịch đòi hỏi cần đầu tư về mặt giao thông, bưuđiện, kinh tế, văn hóa, xã hội…mặt khác còn góp phần giảm sự tập trung dân cưcăng thẳng ở những trung tâm dân cư giúp giảm quá trình đô thị hóa.

- Ngoài ra phát triển du lịch cũng là phương tiện tuyên truyền quảng cáo có hiệuquả cho hình ảnh địa phương

- Góp phần tôn tạo, bảo vệ các địa điểm du lịch tín ngưỡng tôn giáo

- Góp phần tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua người

ở địa phương khác, khách nước ngoài (phong cách sống, thẩm mỹ, ngoại ngữ…)

- Tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết giữa các vùng với nhau

và cửa nhân dân giữa các quốc gia với nhau

* Ý nghĩa cụ thể đối với từng đối tượng

+ Được trực tiếp ngắm nhìn và tham gia một số hoạt động sự kiện tín ngưỡng tôngiáo sẽ góp phần nâng cao nhận thức của khách du lịch đối với các giá trị tôn giáo.+ Giao lưu kết bạn tăng tình hữu nghị đoàn kết giữa những người có chung niềmtin tín ngưỡng tôn giáo

- Đối với các doanh nghiệp du lịch

+ Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng thêm được nhiều chương trình tour dulịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, có thể đề ra thêm các chiến lượckinh doanh phù hợp, mở rộng thị trường nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho doanhnghiệp

+ Tăng lợi nhuận và thúc đẩy hoạt động kinh doanh

- Đối với địa phương

Trang 36

+ Góp phần tăng nguồn thu ngân sách của địa phương qua các khoản trích nộpngân sách của cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và cáckhoản thuế phải nộp của doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

+ Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển: giao thông, nhà hàng kháchsạn, tài chính…

+ Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật: mạng lưới giao thông côngcộng, các phương tiện thông tin đại chúng,…

+ Góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương cải thiện đời sốngnâng cao điều kiện sống

+ Phúc lợi từ hoạt động du lịch sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân vềcác giá trị tín ngưỡng tôn giáo của địa phương, hình thành ý thức giữ gìn bảo vệ tôntrọng các giá trị tín ngưỡng tôn giáo đó

* Các tác hại về kinh tế xã hội do việc khai thác và quản lý du lịch tín ngưỡng không hợp lý

- Do tính đặc thù của du lịch tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin tâm linh nên rất dễ bịlợi dụng biến dạng thành các dạng mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh lừa gạtlương dân

- Loại hình du lịch này thường hướng đến lòng thiện nguyện nên du khách rất dễ bịrơi vào những cái bẫy của một số thành phần giả dạng người khốn khổ (tàn tật,bệnh nặng, vô gia cư…) vây lấy và vòi tiền, điều này không chỉ gây nên tâm lý áingại của khách du lịch mà còn làm mất hình ảnh điểm du lịch khiến khách chủ đếnmột lần và không dám quay lại

- Một số du khách kém ý thức nếu điểm du lịch không có sự quản lý nghiêm khắc

sẽ có những hành vi ứng xử không đúng với văn hóa tại các điểm du lịch tínngưỡng tôn giáo (trang phục, cách giao tiếp, leo lên tượng để chụp hình, khắc chữvào các cây quả ở khuôn viên….)

1.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa và vấn đề khai thác trong phát triển du lịch

1.2.2.1 Khái niệm tài nguyên văn hóa

Trang 37

Theo Trần Đức Thanh: Tài nguyên văn hóa là các sản phẩm do con người tạo

ra cùng các giá trị của chúng ta có sức hấp dẫn đối với khách du lịch hoặc được khai thác đáp ứng cầu du lịch [20, tr 110]

Theo Nguyễn Phạm Hùng: Tài nguyên du lịch văn hóa là toàn bộ tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể có khả năng và điều kiện tạo thành sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu của khách, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, tuyến

du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch…Tài nguyên du lịch văn hóa thuộc sở hữu nhà nước, tổ chức hay cá nhân [13, tr.260]

Dựa vào các cơ sở trên có thể hiểu rằng tài nguyên du lịch văn hóa là một kháiniệm rộng và bao gồm nhiều loại tài nguyên du lịch không thuộc về tự nhiên, đượchình thành, sáng tạo trong quá trình sinh sống, phát triển của con người, có khảnăng tạo thành sản phẩm du lịch, phục vụ nhu cầu của khách Như vậy, tín ngưỡngtôn giáo cũng là một dạng tài nguyên du lịch văn hóa, vì đây là một lĩnh vực củavăn hóa phi vật thể nhưng có nhiều yếu tố được xây dựng thành sản phẩm du lịchphục vụ nhu cầu của khách đặc biệt là nhu cầu tâm linh Tài nguyên du lịch nào thìsản phẩm du lịch ấy vì vậy du lịch tín ngưỡng tôn giáo chính là dựa trên tài nguyêntôn giáo tín ngưỡng

1.2.2.2 Đặc điểm và điều kiện để khai thác tài nguyên du lịch văn hóa

Theo Trần Đức Thanh: Tài nguyên du lịch văn hóa khai thác tài nguyên du lịch

tự nhiên ở chỗ nó có thể bị xuống cấp, thậm chí mất đi ngay cả khi không khai thác Nhiều di tích lịch sử, tôn giáo, văn hóa bị bỏ hoang ngày càng xuống cấp trầm trọng Những làn điệu dân ca có thể biến mất nếu không được khai thác hiệu quả Tài nguyên du lịch văn hóa được sinh ra trong quá trình phát triển của xã hội, là sản phẩm của xã hội, nên nó thường ở gần điểm dân cư Khác với tài nguyên du lịch tự nhiên, việc khai thác tài nguyên du lịch văn hóa thường ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh do thời tiết gây nên [20, tr 112]

Theo Nguyễn Phạm Hùng: Không phải tất cả tài nguyên tài nguyên tự nhiên hay tài nguyên văn hóa đều có trở thành tài nguyên du lịch Chúng phải đủ các điều kiện sau:

Trang 38

- Có giá trị văn hóa đặc biệt, đặc sắc, độc đáo, tính đại diện cao, hấp dẫn lớn, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, tuyến du lịch, khu du lịch, đô thị du lịch.

- Có khả năng giúp cho việc tạo ra dịch vụ du lịch, hay kết hợp với dịch vụ du lịch.

- Có sức chứa du lịch đảm bảo cả về không gian và thời gian.

- Có khả năng liên kết cao trong nội vùng và liên vùng.

- Có điều kiện vật chất kỹ thuật hạ tầng cơ sở thích hợp…[13, tr 270]

Đối tượng đề tài nghiên cứu hướng đến là tài nguyên tín ngưỡng tôn giáo đểkhai thác phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo, nhưng thực tế không phải điểm tínngưỡng tôn giáo nào cũng có thể khai thác phát triển vì vậy dựa trên cơ sở các đặcđiểm trên để làm cơ sở xây dựng hệ tiêu chí đánh giá các điểm tài nguyên tínngưỡng tôn giáo tiêu biểu của tỉnh Bạc Liêu

-+ Cơ hội, kế hoạch, cách thức kinh doanh được xây dựng và lựa chọn bởi chínhquyền hoặc bởi các tác nhân bên ngoài với sự chấp nhận của chính quyền Sự thamgia của cộng đồng địa phương rất hạn chế và thường là phải chấp hành mệnh lệnh

Trang 39

+ Sự thất bại trong kinh doanh du lịch một phần là di kỹ năng kinh doanh thấp vàcứng, một phần là do tệ quan liêu của cấp trên.

+ Các công ty du lịch đa quốc gia cung ứng vốn đầu tư, chuyên gia, công nghệ và ýtưởng phát triển du lịch, đồng thời cũng áp đặt luôn luật lệ kinh doanh Các công tynày khinh doanh theo kiểu khai thác thực dân mới, không tôn trọng truyền thống vàvăn hóa địa phương Phát triển du lịch tập trung vào thảo mãn nhu cầu tối thượngcủa du khách ngoại quốc

- Du lịch thị trường: Giai đoạn kinh tế thị trường tạo ra mẫu hình du lịch được điềukhiển bởi lực thị trường, đặc trưng nhất là du lịch thương mại, du lịch ồ ạt ( masstourism) Một số đặc điểm nổi bật:

+ Sự tham gia ngày càng tăng của các công ty du lịch đa quốc gia dựa trên khuônmẫu kinh doanh của các nước công nghiệp và nhu cầu du khách từ các nước này.Lợi nhuận trên đầu du khách có thể nhỏ, nhưng tổng lợi nhuận của các công ty lạirất lớn Thực tại này thường bị che dấu đằng sau các chương trình tiếp thị, quảngcáo Du lịch hoành tráng, trong đó các giá trị văn hóa, truyền thống được coi là sứchấp dẫn lớn thu hút du khách, cơ hội việc làm và thu nhập của địa phương đượctuyên truyền rộng rãi… Trên thực tế, các nguồn thu chủ yếu lại vào túi của cáccông ty mẹ ở nước ngoài Các giá trị vật chất và phi vật chất của đối tượng du lịchthường không được quan tâm bảo vệ, thậm chí bị tướt đoạt

- Mẫu hình du lịch bền vững :

+ Đây là sản phẩm của mẫu hình phát triển bền vững

Phát triển bền vững là phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không gây hại cho thế hệ tương lai thỏa mãn nhu cầu của họ (WCED, 1972)

Du lịch bền vững là đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và vùng Du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ Du lịch ( WTTC,

1996)

+ Mẫu hình này còn gọi là mẫu hình “từ dưới lên” ( bottom-up), có những đặc điểm

là thu hút sự tham gia của địa phương ngay từ đầu của quá trình phát triển du lịch.Một vài mô hình mới của du lịch đã xuất hiện như du lịch sinh thái, du lịch trên cơ

Trang 40

sở cộng đồng Mẫu hình du lịch bền vững tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Dulịch vừa và nhỏ, du lịch đảo, du lịch tăng cường sử dụng các sản phẩm địa phương,tôn trọng khai thác hợp lý các kỹ năng và giá trị truyền thống, văn hóa địaphương…tạo cơ sở cho việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch, có sức hấp dẫn du lịch

vô tận

+ Mặt khác, mẫu hình này làm tăng cường sự tự hào của người địa phương vềchính họ và truyền thống văn hóa của họ, góp phần hỗ trợ văn hóa, kinh tế địaphương

+ Theo thời gian, chính quyền sẽ hỗ trợ khâu giáo dục, đào tạo, tăng cường nănglực du lịch cho địa phương để địa phương có thể có vai trò xứng đáng hơn, quyếtđịnh hơn trong ngành công nghiệp du lịch

Dựa trên cơ sở lý thuyết, du lịch tín ngưỡng tôn giáo Bạc Liêu hiện đang pháttriển nóng, tăng về số lượng nhưng chất lượng còn kém và lợi nhuận thu từ loạihình du lịch này đối với địa phương và cộng đồng dân cư không cao Đối với đề tàinghiên cứu phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo tỉnh Bạc Liêu hướng phát triển đềtài hướng đến là phát triển du lịch tín ngưỡng tôn giáo theo hướng bền vững

1.2.3.2 Mục tiêu phát triển du lịch tín ngưỡng, tôn giáo theo hướng bền vững

Du lịch tín ngưỡng tôn giáo cũng là một loại hình du lịch nên mục tiêu của dulịch bền vững cũng là mục tiêu của du lịch tín ngưỡng tôn giáo phát theo hướngbền vững Theo UNWTO có các mục tiêu du lịch bền vững như sau:

- Sự phát triển kinh tế du lịch: Đảm bảo tính khả thi và khả năng cạnh tranh của các

điểm du lịch và các doanh nghiệp, để họ có thể tiếp tục phát triển thịnh vượng vàmang lại lợi ích dài hạn

- Sự thịnh vượng của địa phương: Tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho sự thịnh

vượng về kinh tế của các điểm du lịch, bao gồm cả tỷ lệ chi tiêu của du khách đượcgiữ lại tại địa phương

- Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng công việc được tạo ra

cho địa phuowmg mà hỗ trợ du lịch, bao gồm cả mức lương và điều kiện dịch vụ

Ngày đăng: 12/02/2019, 17:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w