1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện gia lộc, tỉnh hải dương

126 222 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,41 MB

Nội dung

Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài,vượt cấp có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai, tranh chấp tàisản chưa được giải quyết dứt điểm, để kéo dài, g

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHI P Ệ VI T Ệ

NAM

ĐẶNG VĂN THANH

GI I ẢN QUYẾP DÂN,T KHI U N I, T ẾP DÂN, ẠI, TỐ Ố CÁO C A CÔNG ỦA CÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUY N GIA L C, T NH Ệ ỘC, TỈNH ỈNH H I ẢN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quảnghiên cứu được trình bầy trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từngdùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đượccám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Đặng Văn Thanh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đãnhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, độngviên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình

Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng

và biết ơn sâu sắc đến TS Lê Ngọc Hướng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiềucông sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thựchiện đề tài

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đàotạo, Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Họcviện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thựchiện đề tài và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ cơ quan Thanh trahuyện Gia Lộc, UBND cac xã , thị trấn thuộc huyện Gia Lộc và các đơn vị liênquan đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạomọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôihoàn thành luận văn./

Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Tác giả luận văn

Đặng Văn Thanh

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn

ii Mục lục

iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình ảnh ix Trích yếu luận văn x Thesis abstract xii Phần 1 Mở đầu 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

3 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Những đóng góp mới của luận văn 4

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

5 2.1 Cơ sở lý luận

5 2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5

2.1.2 Vai trò quản lý về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

10 2.1.3 Bản chất, đặc điểm của khiếu nại, tố cáo và ý nghĩa của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo 15

2.1.4 Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo

20 2.1.5 Nội dung quản lý về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

30 2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân 33

2.2 Cơ sở thực tiễn 34

Trang 5

2.2.1 Tình hình tiếp công dân .34

2.2.2 Tình hình khiếu nại, tố cáo 35

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu 42

3.1 Đặc điểm địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh hải dương 42

Trang 6

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên huyện Gia Lộc 42

3.1.2 Đặc điểm kinh tế -xã hội 43

3.2 Phương pháp nghiên cứu 45

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 45

3.2.2 Phương pháp xử và phân tích thông tin 46

Phần 4 Kết quả và thảo luận 51

4.1 Thực trạng quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cấp xã tại huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 51

4.1.1 Thực trạng quản lý công tác tiếp công dân cấp xã 51

4.1.2 Thực trạng giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở cấp xã tại huyện Gia Lộc 53

4.1.3 Đánh giá trình độ của cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp xã 61

4.1.4 Đánh giá nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND cấp xã trong huyện 63

4.2 Thực trạng quản lý công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở cấp huyện tại UBND huyện Gia Lộc 64

4.2.1 Tình hình tiếp công dân và khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị của UBND huyện Gia Lộc 5 năm 2011-2015 64

4.2.2 Phân loại đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị ở huyện theo từng lĩnh vực 66

4.2.3 Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị 68

4.2.4 Đánh giá trình độ của cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện 75

4.2.5 Đánh giá nguyên nhân phát sinh khiếu nại, tố cáo và kết quả tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của UBND huyện 76

4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc 81

4.3.1 Trình độ của người khiếu nại, tố cáo 81

4.3.2 Đội ngũ làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo 81

4.3.3 Nhóm yếu tố khác 84

4.4 Giải pháp tăng cường quản lý công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương 87

Trang 7

4.4.1 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 88

4.4.2 Nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 89

4.4.3 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 90

4.4.4 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng cường trách nhiệm của người có thẩm quyền 90

Phần 5 Kết luận và kiến nghị 92

5.1 Kết luận 92

5.2 Kiến nghị 93

Tài liệu tham khảo 95

Phụ lục 97

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1 Tình hình tiếp công dân khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị ở cấp xã,

năm 2011-2015 51Bảng 4.2 Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị ở cấp xã, năm

2011-2015 52Bảng 4.3 Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị phân theo lĩnh

vực ở cấp xã, năm 2011-2015 54Bảng 4.4 Tình hình khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị ở cấp xã được giải

quyết theo lĩnh vực, năm 2011-2015 56Bảng 4.5 Tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND cấp xã giải quyết,

năm 2011-2015 57Bảng 4.6 Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được UBND xã, thị trấn giải quyết

nhưng công dân vẫn tái tố, tái khiếu, năm 2011-2015 59

Bảng 4.7 Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được UBND xã, thị trấn giải quyết

không đảm bảo trình tự, thủ tục, năm 2011-2015 60Bảng 4.8 Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức tham gia tiếp công dân,

giải quyết khiếu nại, tố cáo của các xã, thị trấn trong huyện năm 2015 61Bảng 4.9 Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức tham gia tiếp dân,

giải quyết khiếu nại, tố cáo của các xã, thị trấn trong huyện năm 2015 62Bảng 4.10 Số lượng công dân khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị ở cấp huyện,

năm 2011-2015 64Bảng 4.11 Tình hình đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị ở cấp huyện,

năm 2011-2015 65Bảng 4.12 Số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị phân theo từng

lĩnh vực ở cấp huyện, năm 2011-2015 67Bảng 4.13 Số vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị được UBND huyện

giải quyết, năm 2011-2015 70Bảng 4.14 Tổng hợp vụ việc khiếu nại, tố cáo được UBND huyện giải quyết,

năm 2011-2015 71Bảng 4.15 Kết quả thực hiện xử lý và thu hồi diện tích đất theo quy định của pháp

luật về đất đai phát sinh theo từng năm phải thực hiện trong toàn huyện, năm 2011-2015 73

Trang 10

Bảng 4.16 Kết quả thực hiện thu hồi tiền đối với các khoản thu, chi tài chính trái

pháp luật và giảm trừ, xuất toán giá trị quyết toán các công trìnhXDCB phát sinh theo từng năm phải thực hiện trong toàn huyện, năm2011-2015 74Bảng 4.17 Vụ việc đã được UBND huyện và các cơ quan chức năng của huyện

giải quyết nhưng công dân vẫn thực hiện việc tái tố, tái khiếu, năm2011-2015 75Bảng 4.18 Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân,

tiếp nhận, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp huyệnnăm 2015 76Bảng 4.19 Trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận,

xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp huyện năm 2015 76

Bảng 4.20 Tổng hợp về trình độ của người khiếu nại, tố cáo trên địa bàn huyện

Gia Lộc 81Bảng 4.21 Đánh giá tính kịp thời trong công tác giải quyết khiếu nại của công

dân trên địa bàn huyện Gia Lộc 82Bảng 4.22 Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công tác giải quyết khiếu

nại của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc 82Bảng 4.23 Đánh giá tính kịp thời trong công tác giải quyết tố cáo của công dân

trên địa bàn huyện Gia Lộc 83Bảng 4.24 Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với công tác giải quyết tố cáo

của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc 84

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Gia Lộc 42

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Tên tác giả: Đặng Văn Thanh

Tên luận văn: Tăng cường quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố

cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đã được thực hiệntheo quy định của Luật tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo Nhưng trên thực tếcông tác này còn nhiều vấn đề bất cập, hiệu quả chưa cao Hơn nữa đội ngũ cán bộ,công chức làm công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân còn nhiềuhạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý, chưa đáp ứng yêu cầuquản lý trong giai đoạn hiện nay Do vậy việc tăng cường quản lý về công tác tiếp dân,giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là đòi hỏi xuất phát từ lý luận và thực tiễnnhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác này, giúp ổn định an ninh chínhtrị để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Chính vì vậy, tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Tăng cường quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương”.

Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại,

tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, từ đó đề xuất các giảipháp nhằm tăng cường quản lý về công tác này trên địa bàn huyện trong thời gian tới

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành điều tra 100 công dân có liên quan đến khiếu nại, tố cáo ở

5 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lộc và các cán bộ có liên quan để tiến hành thuthập thông tin phục vụ đánh giá thực trạng quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếunại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc Luận văn sử dụng các phươngpháp nghiên cứu gồm thống kê mô tả, phương pháp so sánh để đánh giá thực trạngquản lý về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bànhuyện Gia Lộc

Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bànhuyện Gia Lộc đã có chuyển biến tích cực, nhận thức, trách nhiệm của các tổ chứcĐảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức và công dân ngày càng đượcnâng lên; pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được hoàn

Trang 13

thiện Các cơ quan, tổ chức đã quan tâm đến công tác tiếp công dân, giải quyết khiếunại, tố cáo thuộc thẩm quyền; công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tiếp công dân,giải quyết khiếu nại, tố cáo được tăng cường; đã giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc phứctạp, kéo dài, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trườngthuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương Tuy nhiên, bên cạnh đó công táctiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân cũng đang bộc lộ những hạnchế, thiếu sót như: công tác tiếp công dân còn nhiều bất cập, tình hình khiếu nại, tố cáonói chung còn diễn biến phức tạp Số vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài,vượt cấp có xu hướng gia tăng, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo về đất đai, tranh chấp tàisản chưa được giải quyết dứt điểm, để kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân…

Nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác tiếp côngdân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở huyện Gia Lộc gồm: chính sách phápluật còn bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế; Công tác tuyên truyền, phổ biến đểnâng cao nhận thức và trách nhiệm thực hiện pháp luật cho cán bộ, đảng viên, côngchức và công dân còn hạn chế; Công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện của một số cấp

ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa sâu sát, thiếu quyết liệt; Năng lực của đội ngũ cán

bộ làm công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế; Quan hệ phốihợp giữa các cơ quan, tổ chức chưa chặt chẽ; công tác quản lý nhà nước của chínhquyền cấp cơ sở còn bộc lộ yếu kém, sai phạm, nhất là trong những lĩnh vực: đất đai, tàichính ngân sách, đầu tư xây dựng, chính sách xã hội,…

Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếunại, tố cáo của công dân trên địa huyện Gia Lộc thời gian tới gồm: Đổi mới quy trìnhcông tác tiếp công dân, xử lý đơn thư đến việc nâng cao nhận thức, trình độ, vai trò,trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác tiếp dân, giải quyết khiếunại, tố cáo; Tăng cương công tác đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làmcông tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại; Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với ngườiđứng đầu cơ quan nhà nước các cấp

Trang 14

THESIS ABSTRACT

Author: Dang Van Thanh

Thesis title: Strengthening the management of the reception of citizens,

settlement of citizens’ complaints and denunciations in Gia Loc district, HaiDuong province

Major: Economic Management Code: 60.34.04.10

Educational institution: Vietnam National University of Agriculture

The reception of citizens, settlement of citizens’ complaints and denunciationswas carried out under the provisions of the law of citizens, and complaints anddenunciations laws In fact this work has many shortcomings, yet low performance.Moreover cadres and civil servants working in citizen reception and settlement ofcomplaints and denunciations of citizens are still limited in the level of professional andadministrative capacity and can not meet the management requirements of currentperiod Therefore, strengthening the management of the reception of citizens, settlement

of complaints and denunciations of citizens is required in order to further improve thequality and effectiveness, which will help stabilize the political security to economicdevelopment, social in the district Then, we select the thesis title “Strengthening themanagement of the reception of citizens, settlement of citizens’ complaints anddenunciations in Gia Loc district, Hai Duong province”

Objective of the study

Assess the management of the reception of citizens, settlement of citizens’complaints and denunciations in Gia Loc district, Hai Duong province, propose policymeasures for strengthening the management of the reception of citizens, settlement ofcitizens’ complaints and denunciations in Gia Loc district in future

Research methods

100 citizens related complaints and denunciations in 5 communes and towns inGia Loc district and the relevant officers were surveyed to collect information forassessing the management of the reception of citizens, settlement of citizens’ complaintsand denunciations in Gia Loc district Descriptive statistics, comparative statisticsmethods were used to assess the status of assessing the management of the reception ofcitizens, settlement of citizens’ complaints and denunciations in Gia Loc district

Main findings and conclusions

the reception of citizens, settlement of citizens’ complaints and denunciations inGia Loc district has had a positive change, awareness and responsibility of the Partyorganizations, government, unions, cadres and public employees and citizens increased;

Trang 15

citizen-law, settlement of complaints and denunciations continued to be improved Theagencies and organizations interested in the reception of citizens, settlement of citizens’complaints and denunciations in Gia Loc district under their jurisdiction; monitoring,checking and inspection of the reception of citizens, to settle complaints anddenunciations strengthened; has definitively settle many complicated cases, extend andcontribute to political stability, social order and safety, creating a favorable environmentfor socio-economic development However, besides the reception of citizens, settlement

of citizens’ complaints and denunciations are also exposed the limitations andshortcomings, such as the reception of citizens is inadequate, the situation complaintsAdvertising is generally complicated The number of complaints and denunciations ofpeople, stretching, beyond levels tend to rise, many cases of complaints anddenunciations on land, property disputes unresolved finish, to stretch, causing urgentamong the people

The results showed that factors affecting the management of the reception ofcitizens, settlement of citizens’ complaints and denunciations in Gia Loc districtinclude: policies and laws are inadequate and not in line with the reality;Propagation and dissemination to raise awareness and responsibility to implementthe law for officials and Party members, civil servants and citizens is limited;leadership and organization in implementation of a number of committees, Partyorganizations, administrations are not thorough, drastic shortage; The capacity of thestaff working in the reception of citizens and settlement of complaints anddenunciations is limited; Coordinating relations between the agencies andorganizations is not close; State management of grassroots governments alsorevealed weaknesses and mistakes, especially in the fields of land, finance andbudget, investment in construction, social policy

There are measures to strengthen the management of the reception of citizens,settlement of complaints and denunciations of citizens in Gia Loc district in future,including: Processes innovation in reception of citizens, to handle complaints andraising awareness, qualifications, roles and responsibilities of staff and civil servantsinvolved in the reception of citizens, to settle complaints and denunciations; Enhancedtraining capacity of the staff working in reception of the people, resolve complaints;Strengthening communication and dissemination, legal education; Strengthening theinspection and examination responsibilities for the head of state agencies at all levels

Trang 16

PHẦN 1 MỞ ĐẦU1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Khiếu nại, tố cáo là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiếnpháp, Luật Khiếu nại và Luật tố cáo, là công cụ pháp lý để công dân bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm, là biểu hiện của nền dânchủ xã hội chủ nghĩa Khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin khách quan phảnánh việc thực thi quyền lực của bộ máy Nhà nước, phản ánh tình hình thực hiệncông vụ của cán bộ, công chức Do đó, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tốcáo của công dân không những có vai trò quan trọng trong quản lý Nhà nước, màcòn thể hiện mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân Vì vậy, Đảng vàNhà nước ta luôn quan tâm đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáonhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân, gắn với việc xây dựng bộ máy nhànước ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ CNH-HĐH

và hội nhập quốc tế

Những năm gần đây cùng với quá trình CNH, HĐH thì quá trình đô thịhóa đang diễn ra rất nhanh chóng, từ đó làm nảy sinh những vấn đề bức xúctrong đời sống nhân dân đòi hỏi phải được giải quyết Trong quá trình CNH,HĐH, đô thị hóa người dân bị thu hồi đất để chuyển giao cho Nhà nước, chodoanh nghiệp mà không kiếm được kế sinh nhai, dẫn đến tình trạng thiếu việclàm; Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng, các giá trị của văn hóa truyềnthống, văn hóa cộng đồng ngày càng bị mai một,… thay vào đó là vấn đề tai - tệnạn xã hội ngày càng gia tăng Tất cả những vấn đề đó là nguyên nhân dẫn đếnmột thực trạng đó là tình hình khiếu nại, tố cáo của người dân ngày càng nhiều,

có xu hướng phức tạp

Gia Lộc là một huyện đồng bằng vùng châu thổ sông Hồng nằm ở phíaTây Nam của tỉnh Hải Dương hay còn gọi là cửa ngõ phía Nam Thành phố HảiDương Trong những năm qua, hòa chung với sự vận động phát triển của đấtnước, quá trình CNH, HĐH và đô thị hóa trên địa bàn huyện diễn ra khá mạnh

mẽ, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, nâng lên cả về vật chất lẫntinh thần Tình hình kinh tế, xã hội của huyện luôn được quan tâm và phát triển,nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp được ra đời giúp cho người dân trong và ngoàihuyện có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập Bên cạnh nhữngthành tựu đó, tình hình an ninh, chính trị và trật tự xã hội ở một số địa phương cólúc còn diễn biến rất phức tạp do những bất cập, yếu kém trong công tác quản lý

Trang 17

đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư xây dựng cơ bản,… Đây là một trong nhữngnguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tình hình đơn thư về khiếu nại, tố cáo củacông dân; Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở một số địa phươngtrên địa bàn huyện vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, hiệu quả chưa cao Nhiều địaphương số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gia tăng, thậm chí có nơitình hình khiếu nại, tố cáo hiện diễn biến hết sức phức tạp làm ảnh hưởng đến anninh, trật tự xã hội Những năm gần đây, trên địa bàn huyện có rất nhiều vụ việckhiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, tài chính ngân sách, đầu tư XDCB, chế

độ chính sách, môi trường, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức Nhiều trường hợpkhiếu nại, tố cáo có liên quan đến việc Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự

án phát triển kinh tế - xã hội, như đòi được bồi thường đất ở, nâng giá bồithường, tăng tiền hỗ trợ, giải quyết việc làm khi bị thu hồi đất, đòi lại đất và đòiphân chia quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tranh chấpđất đai, nhà ở,

Trước thực tiễn đó đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phảităng cường công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giảiquyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, giúp ổn định an ninhchính trị để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Nhận thức được tầm

quan trọng đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Tăng cường quản lý công tác tiếp

dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếunại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, từ đó đềxuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý về công tác này trên địa bàn huyệntrong thời gian tới

Trang 18

giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh HảiDương trong những năm vừa qua;

- Đề xuất các giải pháp để tăng cường quản lý công tác tiếp dân, giảiquyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng hoạt động quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tốcáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương diễn ra như thếnào thời gian qua? Đâu là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khiếu nại, tốcáo của công dân diễn ra trên địa bàn?

- Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác tiếp dân, giải quyết khiếunại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương trongnhững năm vừa qua?

- Cần phải làm gì để tăng cường quản lý công tác tiếp dân, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương thờigian tới?

1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liênquan đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, tập trungnghiên cứu tình hình công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân

ở UBND các xã, thị trấn, UBND huyện và một số cơ quan hành chính Nhà nướctrên địa bàn huyện Gia Lộc

1.4.2 Phạm vi nội dung

Nội dung của đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu thực trạng công táctiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện Gia Lộc,tỉnh Hải Dương Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý côngtác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian tới; Căn cứ,

cơ sở là các báo cáo kết quả tiếp công dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tốcáo từ giai đoạn năm 2011 đến năm 2015, vận dụng những văn bản mới, tìm hiểunguyên nhân, để từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện hiệu quả

1.4.3 Phạm vi không gian

Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng kết quả công tác tiếp

Trang 19

dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại Uỷ ban nhân dân các xã, thịtrấn, UBND huyện và một số phòng chuyên môn trên địa bàn huyện Gia Lộc,tỉnh Hải Dương.

1.4.4 Phạm vi thời gian

Các số liệu thu thập và phân tích trong nghiên cứu tập trung trongkhoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, các giải pháp đề xuất thực hiệnđến năm 2020

1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

Luận văn đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ vấn đề lý luận và thực tiễn, đánhgiá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác tiếp dân, giảiquyết khiếu nại, tố cáo của công dân; Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lýcông tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyệnGia Lộc, tỉnh Hải Dương

Trang 20

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm cơ bản

* Quản lý

Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình theonhững quy luật, định luật hay những quy tắc tương ứng nhằm để cho hệ thốnghay quá trình đó vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mụcđích đã định trước (Nguyễn Hữu Hải, 2010)

* Quản lý Nhà nước

Theo Giáo trình Quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sựtác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình

xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan

hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ củaNhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN” (NguyễnHữu Hải, 2010)

Như vậy, quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực nhànước, được sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản

lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý

xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt Quản lý nhà nước đượchiểu theo hai nghĩa:

Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhànước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp

Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chỉ bao gồm hoạt động hành pháp Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhànước theo nghĩa rộng; quản lý nhà nước bao gồm toàn bộ các hoạt động từ banhành các văn bản luật, các văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạtđộng của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cầnthiết của Nhà nước Hoạt động quản lý nhà nước chủ yếu và trước hết được thựchiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội,đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷquyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật

* Tiếp công dân

Trang 21

Cụm từ “tiếp công dân” hiện nay đang ngày càng trở nên quen thuộc vàcần thiết trong sinh hoạt đời sống xã hội Có thể nói, đây là cầu nối để lãnh đạochính quyền, cán bộ nhà nước gần và sát dân hơn Thông qua các buổi tiếp côngdân, cán bộ lãnh đạo sẽ có cơ hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và nhữngbăn khoăn, trăn trở của người dân, từ đó có biện pháp giải quyết hợp tình, hợp lý,tạo được niềm tin trong nhân dân, góp phần nâng cao trách nhiệm của chínhquyền các cấp Đây cũng là thể hiện bản chất của Nhà nước chúng ta, một Nhànước của dân, do dân và vì dân Đồng thời, công tác tiếp công dân cũng nhằmhướng dẫn người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật.

Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đón tiếp để lắngnghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích,hướng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánhtheo đúng quy định của pháp luật

* Khiếu nại

Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị Nhà nước thực hiện quyềnquản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật Trong quá trình tiến hành cáchoạt động quản lý, các cơ quan nhà nước ban hành các quyết định quản lý theothẩm quyền để thực hiện quyền lực nhà nước, buộc mọi người phải tuân theo.Các văn bản, quyết định có tác động đến một người hay một nhóm người nhấtđịnh Tuy vậy, văn bản hay quyết định đó có sai sót hoặc do cán bộ, công chứcthi hành công vụ có hành vi vi phạm của công dân, cơ quan, tổ chức nên khiếunại phát sinh

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được ghinhận tại Điều 30, Hiến pháp năm 2013 Đó là hiện tượng phát sinh trong đời sống

xã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, một hành vi nào

đó mà người khiếu nại cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp vớicác quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợiích hợp pháp của mình (Quốc Hội, 2013)

Dưới góc độ pháp lý, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặccán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại quy định, đề nghị cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hànhchính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quanhành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứcho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích

Trang 22

hợp pháp của mình (Quốc Hội, 2011a).

* Người bị khiếu nại

Người bị khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩmquyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hànhchính bị khiếu nại; cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyết định kỷ luậtcán bộ, công chức bị khiếu nại (Quốc Hội, 2011a)

* Người giải quyết khiếu nại

Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyềngiải quyết khiếu nại (Quốc Hội, 2011a)

* Giải quyết khiếu nại

Giải quyết khiếu nại là việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết địnhgiải quyết khiếu nại (Quốc Hội, 2011a)

* Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung làcấp xã); Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thànhphố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyếtkhiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình,của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp (Quốc Hội, 2011a)

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh(gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền:

Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hànhchính của mình (Quốc Hội, 2011a)

Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hànhchính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy bannhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lầnđầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết (Quốc Hội, 2011a)

- Chánh thanh tra các cấp có thẩm quyền:

Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp tiến hành kiểm tra,xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủtrưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được giao

Giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp theo dõi, kiểm tra,đôn đốc các cơ quan thuộc quyền quản lý trực tiếp của thủ trưởng trong việc tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu

Trang 23

lực pháp luật.

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệthại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổchức thì kiến nghị thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc kiến nghịngười có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xéttrách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm (Quốc Hội, 2011a)

* Thời hạn giải quyết khiếu nại

- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngàythụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưngkhông quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nạikhông quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giảiquyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý (QuốcHội, 2011a)

- Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụlý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơnnhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nạikhông quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giảiquyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý(Quốc Hội, 2011a)

* Tố cáo

Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổchức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhànước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức

Như vậy, những việc làm trái pháp luật không phải chỉ cán bộ, công chứcnhà nước mà còn cả cơ quan, tổ chức, những hành vi trái pháp luật thường bịcông dân phát hiện và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngănchặn, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và xử lý người vi phạm

Mục đích của người tố cáo nhằm bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợiích hợp pháp của tập thể và công dân

Quyền tố cáo của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật Tốcáo và nhiều văn bản pháp luật khác Ở góc độ pháp lý, tố cáo được hiểu là việc

Trang 24

công dân theo thủ tục do Luật Tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cánhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền,lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức (Quốc Hội, 2011b)

* Người bị tố cáo

Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo (QuốcHội, 2011b)

* Người giải quyết tố cáo

Người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giảiquyết tố cáo (Quốc Hội, 2011b)

* Giải quyết tố cáo

Giải quyết tố cáo là việc tiếp nhận, xác minh, kết luận về nội dung tố cáo

và việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo (Quốc Hội, 2011b)

* Thẩm quyền giải quyết tố cáo

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (Gọi chung là cấp xã) cóthẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiệnnhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sauđây gọi chung là cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạmpháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủyban nhân dân cấp xã, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quanchuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức do mình bổnhiệm, quản lý trực tiếp

* Thời hạn giải quyết tố cáo

Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo;đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giảiquyết tố cáo

Trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thểgia hạn thời hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việcphức tạp thì không quá 60 ngày (Quốc Hội, 2011b)

* Hiệu quả và hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

“Hiệu quả” được định nghĩa là đạt được một kết quả giống nhau nhưng

Trang 25

sử dụng ít thời gian, công sức và nguồn lực nhất.

“Hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo”: Là hiệuquả thể hiện tổng quát những kết quả khả quan về hoạt động trong lĩnh vực tiếpcông dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; bao gồm cả về năng lực làm việc của cán

bộ, công chức, sự hợp tác của người dân khiếu nại, tố cáo; tiết kiệm chi phí, tiềncủa, thời gian đi lại của cán bộ Nhà nước, công dân và hệ thống pháp luật được hoàn thiện (Nguyễn Đức Hạnh, 2010)

Như vậy, tăng cường quản lý về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tốcáo của công dân là nhằm nâng cao hiệu quả trong việc tiếp dân, giải quyết khiếunại, tố cáo và phải đảm bảo được những tiêu chí cơ bản dưới đây:

- Giải quyết kịp thời, chính xác, khách quan, đảm bảo đúng pháp luật;

- Thực hiện tiếp dân đúng quy định của Luật tiếp công dân;

- Giải quyết các vụ việc về khiếu nại, tố cáo xong trước hoặc đảm bảođúng thời hạn so với quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;

- Tiết kiệm tài lực, nhân lực của cơ quan giải quyết và chi phí, tiền của,thời gian đi lại của người khiếu nại, tố cáo;

- Để cho người khiếu nại, tố cáo sự hài lòng về kết quả đã giải quyết;hạn chế việc tiếp tố, khiếu nại lần 2; hạn chế việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp gópphần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội và phát triển kinh tế, vănhóa, xã hội ;

- Thông qua việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo kiến nghị với Đảng

và Nhà nước hoàn hiện cơ chế, chính sách đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội(Nguyễn Đức Hạnh, 2010)

2.1.2 Vai trò quản lý về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

2.1.2.1 Vai trò quản lý về công tác tiếp công dân

- Tiếp công dân là giai đoạn đầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,đóng vai trò quan trọng như là một khâu then chốt góp phần giải quyết có hiệuquả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, qua đó bảo vệ lợi íchcủa tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân (Nguyễn Đức Hạnh, 2010)

- Tiếp công dân là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mốiquan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước (Nguyễn Đức Hạnh, 2010)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng

Trang 26

và lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ

đó mà Đảng thắng lợi” Làm tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tốcáo là một hình thức biểu hiện trực tiếp của mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng,Nhà nước (Nguyễn Đức Hạnh, 2010)

Cơ quan Nhà nước phải tiếp công dân tốt thì nhân dân mới thấy rõ Đảng

và Nhà nước luôn giữ chặt mối liên hệ với nhân dân, luôn lắng nghe ý kiến củanhân dân, quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhândân với Đảng càng được củng cố hơn

Chính vì vậy, việc quan tâm làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo là thể hiện bản chất dân chủ, là biện pháp củng cố mối quan hệgiữa nhân dân với Đảng và Nhà nước

- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một kênh thông tin quantrọng để kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức và cơ quan của Đảng,Nhà nước

Khiếu nại, tố cáo là một trong những phương thức giám sát của nhân dânđối với Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước Trên thực tế, người dân đượctrực tiếp làm việc, tiếp xúc với cán bộ, do đó, để đánh giá cán bộ một cách toàndiện, đầy đủ cần thông qua ý kiến phản hồi của quần chúng Muốn vậy, ngườilãnh đạo qua công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ nắm bắt được đầy

đủ thông tin, kiểm tra, đánh giá chính xác cán bộ của mình (Nguyễn Đức Hạnh,2010)

Đảng, Nhà nước phải dựa vào dân, qua sự giám sát, kiểm tra của nhândân thì việc đánh giá, sàng lọc cán bộ, đảng viên mới được toàn diện

- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng là một kênh thông tin đểđánh giá tính khả thi của các chính sách, hiệu quả quản lý nhà nước Đánh giáchính sách là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu được khi thực thichính sách Đánh giá chính sách được tiến hành trên cơ sở một chính sách đãđược hoạch định, thực thi và có sự phản ánh kết quả trở lại

Đánh giá tính khả thi của chính sách, tức là trả lời câu hỏi: việc thực thichính sách có đạt được mục tiêu đề ra hay không, có đáp ứng được mong muốn,nguyện vọng của các nhóm đối tượng của chính sách hay không? Các chính sách,cũng như hoạt động quản lý được thực thi trên thực tế sẽ tác động trực tiếp đếncuộc sống của người dân Do vậy, cần có sự phản hồi của người dân để đánh giáchính sách Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một kênh quan trọng đểtiếp nhận sự phản hồi của người dân về tính khả thi của chính sách

Trang 27

Trên cơ sở các thông tin thu được qua việc tiếp công dân, giải quyết khiếunại, tố cáo, các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý có được cácthông tin về kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu của chính sách, có căn cứ

để xác định xem việc tồn tại chính sách có hợp lý hay không, trên cơ sở đó kịpthời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách và tìm kiếm các biệnpháp quản lý thích hợp và hiệu lực để thực thi chính sách đó

- Tiếp công dân tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tự do, dânchủ, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, giảm bức xúc, xung đột trong xã hội

Khiếu nại, tố cáo là một phương thức thể hiện quyền dân chủ của nhândân và là một trong những phương thức để nhân dân thực hiện quyền giám sátđối với bộ máy Nhà nước và công chức Nhà nước Làm tốt công tác tiếp côngdân, giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là tạo điều kiện cho nhân dân thực hiệnquyền tự do, dân chủ tạo nên một xã hội hài hòa, xã hội công dân (Nguyễn ĐứcHạnh, 2010)

Khi người dân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạmmới đến cơ quan nhà nước để khiếu nại, tố cáo Nếu cơ quan nhà nước khôngtiếp dân và giải quyết kịp thời sẽ tạo nên bức xúc của người dân đối với cơ quannhà nước Nếu thực sự những bức xúc đó không được giải quyết sẽ phát sinh cácvấn đề lớn về mặt xã hội; người dân dễ bị kích động bởi các thế lực thù địch, cócác hoạt động chống đối Đảng và Nhà nước

2.1.2.2 Vai trò quản lý về giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Hoạt động khiếu nại, tố cáo và công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo làmột trong các biện pháp đảm bảo pháp chế XHCN nói chung và quản lý hànhchính nhà nước nói riêng Đây là một hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dânlao động trực tiếp tham gia vào quản lý nhà nước và quản lý xã hội Công dânkhông chỉ có quyền khiếu nại, tố cáo mà còn có nghĩa vụ thực hiện quyền khiếunại, tố cáo Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này đóng vai trò quan trọng trongviệc xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,

Trang 28

giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnkhông những phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng,lãng phí mà còn phát hiện và khắc phục được những sơ hở trong cơ chế quản lý,chính sách đã làm cho tệ tham nhũng có cơ hội phát sinh, phát triển Làm tốtcông tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là một biện pháp thiết thực, có hiệu quảnhằm phát huy sức mạnh của nhân dân - một nhân tố quan trọng đảm bảo chothắng lợi của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí hiện nay(Nguyễn Đức Hạnh, 2010).

2.1.2.3 Phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại, tố cáo đều là các quyền chính trị cơ bản của công dân, thườngđược quy định trong điều luật hay trong cùng một văn bản Tuy nhiên, giữa khiếunại và tố cáo có những đặc điểm khác nhau cả về nội dung và cách thức giảiquyết Quá trình thực thi pháp luật khiếu nại, tố cáo đã chỉ ra không ít trường hợpcòn chưa phân biệt rõ ràng, chính xác thế nào là khiếu nại, thế nào là tố cáo, nhất

là khi đơn thư của công dân có nội dung chứa đựng cả việc khiếu nại và việc tốcáo thì vấn đề thụ lý và giải quyết còn nhiều lúng túng Đây là một trong nhữngnguyên nhân làm nảy sinh những nhầm lẫn, thiếu sót, thậm chí là sai lầm trongviệc xử lý đơn thư, tiến hành xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dânkhiến người dân phải khiếu nại nhiều lần hoặc khiếu tố vượt cấp Do vậy, việcphân biệt khiếu nại và tố cáo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giúp côngdân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình đúng pháp luật và giúp cho cơquan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo nhanh chóng,kịp thời, chính xác và đỡ mất thời gian, công sức, tránh được nhầm lẫn, sai sóttrong khi giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Thứ nhất, về chủ thể: Theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, thìchủ thể của hành vi khiếu nại là cơ quan hành chính nhà nước, hoặc người cóthầm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước có quyết định hành chính, hành

vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan tổ chức, cá nhân có quyết định kỷ luật cán

bộ, công chức bị khiếu nại Hành vi khiếu nại phải là của người bị tác động trựctiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôiviệc Trong khi đó, chủ thể của hành vi tố cáo chỉ có thể là cá nhân, tức là chỉ baogồm công dân và người nước ngoài Cá nhân thực hiện hành vi tố cáo có thể chịutác động trực tiếp hoặc không chịu tác động của hành vi vi phạm pháp luật Bởivậy, khi tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo thì pháp luật quy định

Trang 29

quyền và nghĩa vụ của chủ thể khiếu nại, tố cáo cũng khác nhau Nếu chủ thểkhiếu nại thực hiện không đúng pháp luật quyền khiếu nại của mình thì họ sẽ mất

cơ hội được yêu cầu Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Cònnếu chủ thể tố cáo thực hiện quyền của mình không đúng quy định của pháp luậtnhư tố cáo nặc danh, mạo danh thì tố cáo của họ không được giải quyết

- Thứ hai, về đối tượng: Trong khi đối tượng của khiếu nại là quyết địnhhành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ Vụtrưởng và tương đương trở xuống, những quyết định và hành vi này phải có tácđộng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại, thì đối tượngcủa tố cáo rộng hơn rất nhiều, công dân có quyền tố cáo những hành vi vi phạmpháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gâythiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơquan, tổ chức Có nghĩa là hành vi vi phạm pháp luật là đối tượng của tố cáo cóthể tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo hoặc có thểkhông tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo Chính

sự khác nhau này đã dẫn đến sự khác nhau về thẩm quyền, thủ tục giải quyết, vềquyền và nghĩa vụ của chủ thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo… Cụ thể:

Về thẩm quyền, khiếu nại được giải quyết lần đầu tại chính cơ quan cóthẩm quyền ra quyết định hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật là đối tượng củahành vi khiếu nại Trong trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giảiquyết khiếu nại lần đầu sẽ tiếp tục thực hiện quyền khiếu nại của mình lên cấptrên trực tiếp của cấp đã có thẩm quyền giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án Cònđối với giải quyết tố cáo thì nêu rõ: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việcthực hiện nhiệm vụ , công vụ của cán bộ, công chức, viên chức do người đứngđầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó giảiquyết Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụcủa người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức do ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức đó giải quyết.Như vậy, khác với thẩm quyền giải quyết khiếu nại, người đứng đầu cơ quan, tổchức nào đó là chủ thể giải quyết tố cáo không có thẩm quyền giải quyết đối vớiđơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của chính bản thân mình Họ chỉ có quyềngiải quyết những đơn tố cáo hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ củangười thuộc cơ quan, tổ chức mà mình quản lý trực tiếp

Về trình tự giải quyết, có thể chỉ ra một điểm khác nhau giữa khiếu nại, tố

Trang 30

cáo là vấn đề thời hiệu Đối với khiếu nại, thời hiệu được tính là 90 ngày kể từngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xahoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiệnđược quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu thì thời gian có trở ngại đó không đượctính vào thời hiệu khiếu nại (Quốc Hội, 2011a).

Đối với tố cáo, pháp luật hiện hành không quy định về thời hiệu tố cáo

- Thứ ba, về mục đích: Nếu như mục đích của khiếu nại là nhằm bảo vệ vàkhôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm hại bởi quyết địnhhành chính, hành vi hành chính của cơ quan hoặc người có thẩm quyền thì mụcđích của tố cáo không chỉ dừng ở việc bảo vệ và khôi phục quyền và lợi ích hợppháp của người tố cáo mà cao hơn thế nữa là nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước

2.1.3 Bản chất, đặc điểm của khiếu nại, tố cáo và ý nghĩa của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

2.1.3.1 Bản chất, đặc điểm của khiếu nại

- Khiếu nại phát sinh khi quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bịxâm phạm, người khiếu nại yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệhoặc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm;

- Khiếu nại là đề nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức chịu tác động trựctiếp của quyết định hành chính hay hành vi hành chính hoặc là đề nghị của cán

bộ, công chức chịu tác động trực tiếp của quyết định kỷ luật đối với cơ quan, tổchức hoặc người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại;

Đề nghị này xuất phát từ nhận thức chủ quan của người khiếu nại khi họcho rằng quyền và lợi ích chính đáng của mình bị xâm phạm bởi quyết định hànhchính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc Cơ quan nhà nước

có thẩm quyền chỉ có thể kết luận là có sự vi phạm hay không sau khi đã xem xétmột cách khách quan và thận trọng nội dung vụ việc cùng những tài liệu vàchứng cứ có liên quan;

Như vậy, khiếu nại là quyền, là hành vi của các chủ thể như cơ quan nhànước, tổ chức và cá nhân, còn hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động mangtính quyền lực nhà nước, chỉ được thực hiện bởi người có thẩm quyền trong cơquan hành chính nhà nước theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Quyềnkhiếu nại của công dân xuất hiện trong mối liên hệ với quá trình thực hiện chức

Trang 31

năng quản lý nhà nước Quá trình công dân thực hiện quyền khiếu nại chính làquá trình cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền các tài liệu, chứng cứ về

sự vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân từ phía cơ quan và người cóthẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước;

Bởi người khiếu nại không được sử dụng quyền lực nhà nước trong lĩnhvực giải quyết khiếu nại nên họ không thể tự mình khôi phục lại những quyền vàlợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, do đó họ phải đề nghị cơ quan nhà nước hoặcngười có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành giải quyết khiếu nại của họtheo thủ tục mà pháp luật quy định Các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại một mặt sử dụng những tài liệu, chứng cứ tiếpnhận từ người khiếu nại; mặt khác thu thập, xác minh thêm thông tin, tài liệu từnhững nguồn khác để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại một cách chínhxác;

Theo Luật Tố cáo (2011a) qui định: Người khiếu nại là công dân, cơ quan,

tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại Chủ thể thực hiệnquyền khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ và phải tự mình thựchiện quyền khiếu nại Việc uỷ quyền cho người khác chỉ thực hiện trong nhữngtrường hợp do pháp luật quy định như trong trường hợp công dân là người chưathành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhậnthức hoặc làm chủ được hành vi của mình thì thông qua người đại diện theo phápluật để thực hiện quyền khiếu nại Và khi thực hiện việc khiếu nại, người đại diệnphải có giấy tờ để chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đạidiện hợp pháp của mình Còn trường hợp người ốm đau, già yếu, người có nhượcđiểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nạithì có thể ủy quyền cho người đại diện là cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột, con

đã thành niên hoặc người khác để thực hiện việc khiếu nại Việc ủy quyền thựchiện việc khiếu nại phải lập thành văn bản có xác nhận (chứng thực) của Uỷ bannhân dân cấp xã nơi người ủy quyền hoặc người được ủy quyền cư trú;

Cơ quan thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện hợp pháp làthủ trưởng cơ quan đó Thủ trưởng cơ quan có thể ủy quyền cho người đại diệntheo quy định của pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại Người được ủy quyền

có nghĩa vụ thực hiện việc khiếu nại theo đúng nội dung được ủy quyền;

Tổ chức thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đứng đầu tổ chức.Pháp luật thừa nhận sự ủy quyền của người đứng đầu tổ chức cho người đại diệntheo pháp luật để thực hiện quyền khiếu nại;

Trang 32

Về đối tượng của khiếu nại, theo Luật Khiếu nại năm 2011 bao gồm:Khiếu nại Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật;

Quyết định hành chính là đối tượng khiếu nại được hiểu là văn bản do cơquan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chínhnhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lýhành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụthể (Quốc Hội, 2011a)

Như vậy, quyết định hành chính là đối tượng của khiếu nại hành chính chỉbao gồm quyết định hành chính cá biệt, được thể hiện thành văn bản và do cơquan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước banhành Tuy nhiên, trong thực tiễn, quyết định hành chính do người có thẩm quyềntrong các cơ quan nhà nước khác ban hành cũng là đối tượng khiếu nại, mặc dùchưa được quy định trong Luật Khiếu nại (trừ trường hợp pháp luật có quy địnhkhác) Chẳng hạn, Toà án nhân dân ra quyết định xử phạt hành chính về hành vigây rối trật tự phiên toà hoặc các quyết định liên quan tới việc xử lý kỷ luật đốivới cán bộ, công chức cũng là đối tượng khiếu nại… Việc xác định một quyếtđịnh hành chính có phải đối tượng khiếu nại hay không, không chỉ giúp ngườikhiếu nại thực hiện quyền khiếu nại đúng pháp luật trong việc bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của mình mà còn giúp cho cơ quan giải quyết khiếu nại giảiquyết nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật;

Hành vi hành chính là đối tượng khiếu nại được hiểu là hành vi của cơquan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chínhnhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định củapháp luật (Quốc Hội, 2011a)

Hành vi đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhưng đãxâm phạm tới quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Chẳng hạn,việc cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ chối không thực hiện việccấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu hợp pháp của công dân thìhành vi không thực hiện nhiệm vụ của cơ quan cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất là đối tượng khiếu nại;

Quyết định kỷ luật cũng là đối tượng của khiếu nại, được hiểu là Quyếtđịnh bằng văn bản của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trongcác hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mìnhtheo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức (Quốc Hội, 2011a)

Trang 33

Những quyết định này không bao gồm quyết định kỷ luật đối với ngườilao động làm công ăn lương theo quy định của Bộ luật Lao động, quyết định kỷluật trong cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân

và của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội…

2.1.3.2 Bản chất, đặc điểm của tố cáo

- Tố cáo phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đedọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể,của công dân (Nguyễn Đức Hạnh, 2010)

- Công dân dù bị ảnh hưởng trực tiếp hay không bị ảnh hưởng bởi hành vi

vi phạm pháp luật là đối tượng của việc tố cáo đều có quyền thực hiện việc tố cáokhi biết được có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội Côngdân có thể cung cấp các thông tin về hành vi vi phạm pháp luật cho các cơ quannhà nước, nhưng khác với tố cáo ở chỗ là tố cáo luôn được gửi tới cơ quan nhànước có thẩm quyền theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định và người tốcáo luôn là chủ thể xác định, có những quyền, nghĩa vụ được quy định trong Luật

tố cáo Khi công dân thực hiện quyền tố cáo thì giữa họ với cơ quan nhà nước sẽphát sinh những quan hệ pháp luật nhất định và họ phải chịu trách nhiệm vềnhững thông tin mà mình cung cấp Nội dung tố cáo của công dân rất đa dạng vàphức tạp; có tố cáo về những việc làm trái pháp luật của cán bộ, công chức trong

bộ máy nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ; có những tố cáo về những saiphạm trong công tác quản lý của các cơ quan, trong đó có cơ quan quản lý hànhchính nhà nước Ngoài ra, công dân có thể tố cáo các hành vi vi phạm về đạođức, lối sống của cán bộ, công chức… Tổng hợp lại, đối tượng của tố cáo là hành

vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc

đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân, cơ quan, tổ chức Quy định này đã chỉ rõ hành vi bị tố cáo không chỉ làhành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại mà còn bao gồm cả những hành vi viphạm pháp luật đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cánhân Từ đó, có thể thấy trách nhiệm của Nhà nước ta trong việc quản lý đấtnước, không chỉ là khắc phục những hành vi gây thiệt hại mà trước đó phảiphòng ngừa và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm có thể xảy ra, tránhnhững thiệt hại cho xã hội Việc tố cáo của công dân cũng theo đó mà đòi hỏiNhà nước phải có biện pháp giáo dục, xử lý kịp thời, thậm chí là áp dụng cácbiện pháp nghiêm khắc để loại trừ những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến lợi

Trang 34

ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân (Nguyễn Đức Hạnh, 2010).

Như vậy, khi thực hiện quyền tố cáo là công dân đã thực hiện quyền làmchủ của mình trong việc xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước làm cho bộ máynhà nước ngày càng phát huy hiệu quả trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội;hay nói rõ hơn thực hiện quyền tố cáo chính là việc tỏ rõ trách nhiệm của côngdân không chỉ trong việc giám sát hoạt động quản lý của Nhà nước để xây dựng

bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh mà còn đối với cả việc xâydựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước để đây thực sự là những “người đạibiểu của nhân dân”, góp phần ngăn chặn, tiến tới loại trừ những hành vi quanliêu, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu quần chúng của một bộ phận cán bộ côngchức nhà nước Tuy nhiên, công dân thực hiện quyền tố cáo thường bị đặt vàotình thế bất lợi, thường bị hành hung, đe dọa, ức hiếp, trả thù Chính vì vậy màtrong những năm qua Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sungnăm 2004, 2005 và ngày 11 tháng 11 năm 2011, Quốc hội đã thông qua Luật Tốcáo quy định đầy đủ, chi tiết và chặt chẽ hơn về quyền và nghĩa vụ của người tốcáo, người bị tố cáo và người có thẩm quyền giải quyết tố cáo, tạo điều kiệnthuận lợi để công dân thực hiện quyền công dân của mình

2.1.3.3 Ý nghĩa của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạtđộng quản lý Giải quyết tốt công tác này sẽ thể hiện tính dân chủ mà Đảng vàNhà nước đã đề ra; thể hiện sự gắn bó, tin tưởng giữa nhân dân với Đảng và Nhànước; góp phần khắc phục những tiêu cực trong hoạt động quản lý nhà nước; tạoniềm tin cho người dân đối với chính quyền, góp phần giữ vững chế độ, ổn địnhchính trị xã hội, quốc phòng - an ninh Quốc gia để xây dựng và phát triển đấtnước;

Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng quy định của pháp luật,phù hợp phong tục tập quán địa phương, vừa hợp tình vừa hợp lý sẽ nâng cao vaitrò của Nhà nước pháp quyền theo nguyên tắc pháp chế XHCN Đồng thời pháthiện những trường hợp vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị kể cả cán bộ, công chức nhànước Từ đó nhà nước sẽ có biện pháp xử lý kịp thời đối với những đối tượng viphạm nhằm đem lại quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, góp phần làm trongsạch và hoàn thiện bộ máy nhà nước

Làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo sẽ hạn chế việc khiếu nại, tốcáo trong nhân dân; tăng cường mối quan hệ đoàn kết, tình cảm gắn bó trong nhân

Trang 35

dân, tăng cường sự hiểu biết, cảm thông chia sẻ, gắn bó giữa người dân với nhauphù hợp đạo đức dân tộc, phù hợp chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra;

Tổ chức tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân làmột trong những biện pháp quan trọng góp phần bảo đảm thực hiện quyền làmchủ của nhân dân; thể hiện bản chất của nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân

và vì dân; đồng thời là một kênh thông tin quan trọng góp phần giúp cho công táclãnh đạo, chỉ đạo sát với tình hình thực tế Giải quyết khiếu nại, tố cáo của côngdân đóng vai trò đặc biệt quan trọng, giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnkhông những phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng

mà còn phát hiện và khắc phục được những sơ hở trong cơ chế quản lý, chínhsách, đã làm cho tệ tham nhũng có cơ hội phát sinh, phát triển Làm tốt công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo là một biện pháp thiết thực, có hiệu quả nhằm pháthuy sức mạnh của nhân dân, một nhân tố quan trọng đảm bảo cho thắng lợi củacuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay;

Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, Đảng và Nhà nước ta kịpthời phát hiện những điểm phù hợp và chưa phù hợp trong đường lối, chủ trươngcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước Từ đó, Đảng và Nhà nước sẽ có biện pháp bổsung, sửa đổi, khắc phục những kẽ hở của chúng sao cho phù hợp với đặc điểmphát triển của xã hội trong từng thời kỳ cụ thể, đem lại quyền và lợi ích hợp phápcho công dân

2.1.4 Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo

2.1.4.1 Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại

* Theo Luật Khiếu nại (2011a) quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếunại lần đầu như sau:

+ Thụ lý giải quyết khiếu nại;

+ Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu;

+ Xác minh nội dung khiếu nại;

+ Tổ chức đối thoại;

+ Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;

+ Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;

+ Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính;

+ Hồ sơ giải quyết khiếu nại;

Trang 36

+ Áp dụng biện pháp khẩn cấp.

Người khiếu nại lần đầu phải khiếu nại với người ra quyết định hànhchính hoặc cơ quan có cán bộ, công chức có hành vi hành chính mà người khiếunại có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền,lợi ích hợp pháp của mình

Theo quy định, việc khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức phải đượcthực hiện bằng đơn, ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của ngườikhiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý dokhiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và phải ký tên Đơn khiếu nại phải dongười khiếu nại ký tên Nếu người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì cán bộ cótrách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại viết thành đơn Trong trường hợp ngườikhiếu nại thông qua người đại diện thì người đại diện phải có giấy tờ chứng minhtính hợp pháp của việc đại diện và việc khiếu nại phải thực hiện đúng theo thủtục quy định

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hànhchính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính Trong trườnghợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trởngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nạitheo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếunại Nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong cáctrường hợp không được thụ lý để giải quyết, người giải quyết khiếu nại lần đầuphải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại biết;trường hợp không thụ lý để giải quyết thì phải nêu rõ lý do

Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành quyết địnhhành chính bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục, thì người giải quyết khiếunại lần đầu phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định đó Thời hạntạm đình chỉ không vượt quá thời gian còn lại của thời hạn giải quyết lần đầu

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụlý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưngkhông quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết Ở vùng sâu, vùng xa, đi lạikhó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 45 ngày, kể từ ngàythụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại cóthể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại

Trang 37

phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại để làm rõnội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và hướng giải quyết khiếu nại.Trong trường hợp người khiếu nại nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật thì luật sư cóquyền tham gia trong quá trình giải quyết khiếu nại Người giải quyết khiếu nạilần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và phải gửi quyếtđịnh này cho người khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan; khi cần thiết thìcông bố công khai quyết định giải quyết khiếu nại đối với người khiếu nại vàngười bị khiếu nại.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết mà khiếu nạikhông được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nạilần đầu mà người khiếu nại không đồng ý, thì có quyền khiếu nại đến người cóthẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tạiTòa án theo quy định của pháp luật; đối với vùng sâu vùng xa thời hạn có thể kéodài hơn nhưng không quá 45 ngày

Trong trường hợp tiếp tục khiếu nại, thì người khiếu nại phải gửi đơn kèmtheo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại trước đó và các tài liệu có liên quancho người giải quyết khiếu nại tiếp theo Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhậnđược khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trongcác trường hợp không được thụ lý để giải quyết của Luật khiếu nại, người giảiquyết khiếu nại tiếp theo phải thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản chongười khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu biết; trường hợp không thụ

lý để giải quyết thì thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và nêu rõ lý do

Thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếp theo không quá 45 ngày, kể từngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thểkéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày thụ lý để giải quyết Ở vùngsâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại mỗi lần tiếptheo không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết; đối với vụ việc phức tạpthì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 70 ngày từ ngày thụ lý

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyêt ở lần khiếu nại

kế tiếp mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyếtđịnh giải quyết khiếu nại mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền tiếp tụckhiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, trừ trường hợpquyết định đó là quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng Đối với vùng sâu,vùng xa, đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn, nhưng không

Trang 38

quá 45 ngày.

* Theo Luật Khiếu nại (2011a) quy định trình tự, thủ tục giải quyết khiếunại lần hai như sau:

+ Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai;

+ Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai;

+ Xác minh nội dung khiếu nại lần hai;

+ Tổ chức đối thoại lần hai;

+ Quyết định giải quyết khiếu nại lân hai;

+ Gửi công bố quyết định giải quyết khiếu nại;

+ Khởi kiện vụ án hành chính;

+ Hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩmquyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tạiĐiều 11 của Luật khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giảiquyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân

có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấpbiết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do; Đối với vụ việckhiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thànhlập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụlý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơnnhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khănthì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụviệc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng khôngquá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai căn cứ vào nội dung,tính chất của việc khiếu nại, tự mình tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếunại hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh nội dung khiếu nại và kiến nghịgiải quyết khiếu nại Việc xác minh thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3 và

4 Điều 29 của Luật này

Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nạitiến hành đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và

Trang 39

nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, hướng giải quyết khiếu nại.

Người giải quyết khiếu nại lần hai phải ra quyết định giải quyết khiếu nại.Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung như: Ngày, tháng,năm ra quyết định; Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại; Nộidung khiếu nại; Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lầnđầu; Kết quả xác minh nội dung khiếu nại; Kết quả đối thoại; Căn cứ pháp luật

để giải quyết khiếu nại; Kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặcsai toàn bộ Trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người

có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ mộtphần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếunại Trường hợp kết luận nội dung khiếu nại là sai toàn bộ thì yêu cầu ngườikhiếu nại, người có quyền, nghĩa vụ liên quan thực hiện nghiêm chỉnh quyết địnhhành chính, hành vi hành chính; Việc bồi thường cho người bị thiệt hại (nếu có);Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại,người giải quyết khiếu nại lần hai phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại chongười khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người cóquyền, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếunại đến Người giải quyết khiếu nại lần hai lựa chọn một hoặc một số hình thứccông khai sau đây: Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị khiếu nạicông tác; Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức

đã giải quyết khiếu nại; Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng

Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định của Luật khiếu nại mà khiếunại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giảiquyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theoquy định của Luật tố tụng hành chính

Việc giải quyết khiếu nại lần hai phải được lập thành hồ sơ theo quy địnhcủa Luật khiéu nại, kèm theo ý kiến bằng văn bản của Hội đồng tư vấn (nếu có)

2.1.4.2 Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo

* Theo Luật Tố cáo (2011b) quy định việc giải quyết tố cáo được thựchiện theo trình tự sau đây:

- Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

Trang 40

tố cáo.

- Xác minh nội dung tố cáo;

- Kết luận nội dung tố cáo;

- Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

- Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bịViệc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp Trường

Ngày đăng: 11/02/2019, 19:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. Nguyễn Đức Lam (2009). Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện hành chính và vai trò của Nghị sỹ: Kinh nghiệm một số nước, Bài viết cho hội thảo “Đại biểu dân cử với pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo”, Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu dân cử tổ chức, TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại biểu dân cử với phápluật về giải quyết khiếu nại, tố cáo
Tác giả: Nguyễn Đức Lam
Năm: 2009
1. Bộ Chính trị (2014). Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo Khác
2. Chính phủ (2006). Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo Khác
3. Chính phủ (2011). Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra Khác
4. Chính phủ (2012a). Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012, Quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại Khác
5. Chính phủ (2012b). Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo Khác
6. Chính phủ (2014). Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân Khác
7. Đảng bộ huyện Gia Lộc (2015). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, khóa XXIV trình tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015-2020 Khác
8. Ngô Đăng Huynh (2004). Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân với cuộc đấu tranh chống tham nhũng, Truy cập ngày 17/5/2016 tại ww w.gi r i.a c .vn/ i mag e s/ F i l e / t a p3/phan18.doc Khác
9. Nguyễn Đức Hạnh (2010). Nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, Truy cập ngày 17/5/2016 tại w w w.gi r i . ac .v n /nang - ca o - h i e u - qu a -c ong - t a c- giai- quyet-khieu-nai-to-cao t104c2717n408tn.aspx Khác
11. Phòng Nội vụ huyện Gia Lộc (2015a). Báo cáo tình hình cán bộ, công chức nhà nước và cán bộ, công chức xã, thị trấn trên địa bàn huyện năm 2015 Khác
12. Phòng Nội vụ huyện Gia Lộc (2015b). Bản đồ hành chính huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương Khác
13. Quốc hội, (1998). Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 Khác
19. Thanh tra Chính phủ (2013a). Thông tư số 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013. Quy định quy trình giải quyết tố cáo Khác
20. Thanh tra Chính phủ (2013b). Thông tư số 07/2013/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2013. Quy định quy trình giải quyết khiếu nại hành chính Khác
21. Thanh tra Chính phủ (2014). Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014. Quy định quy trình tiếp công dân Khác
22. Thanh tra Chính phủ (2015). Thông cáo báo chí kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2015 Khác
23. Thanh tra Chính phủ. Hướng dẫn việc lập, quản lý hồ sơ thanh tra, hồ sơ giải quyết khiếu nại và hồ sơ giải quyết tố cáo (NXB Thống kê, năm 2008) Khác
27. Trường Cán bộ Thanh tra - Thanh tra Chính phủ. Nghiệp vụ công tác Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhà xuất bản Tài chính, 2009. Hà Nội Khác
28. Ủy ban pháp luật (2014). Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước. Hà Nội, 14 tháng 11 năm 2014 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w