1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế cải tiến cấu trúc lồng bè nuôi tôm hùm theo nguyên lý trang bị tự động chìm nổi tại vịnh vân phong

82 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 3,51 MB

Nội dung

Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa là một trong những nơi có tiềm năng phát triển nghề nuôi thủy sản lồng bè.. Vì vậy để giải quyết những bất cập khó khăn nói trên và phát huy được tiềm năng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

HUỲNH THỊ MỸ LINH

THIẾT KẾ CẢI TIẾN CẤU TRÚC LỒNG BÈ NUÔI TÔM HÙM THEO NGUYÊN LÝ TRANG BỊ TỰ ĐỘNG CHÌM NỔI TẠI VỊNH VÂN PHONG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN

Nha Trang, 6/2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC THỦY SẢN

HUỲNH THỊ MỸ LINH

THIẾT KẾ CẢI TIẾN CẤU TRÚC LỒNG BÈ NUÔI TÔM HÙM THEO NGUYÊN LÝ TRANG BỊ TỰ ĐỘNG CHÌM NỔI TẠI VỊNH VÂN PHONG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGÀNH KHAI THÁC THỦY SẢN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ThS Nguyễn Trọng Thảo

Nha Trang, 6/2018

Trang 3

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : Huỳnh Thị Mỹ Linh Lớp: 56 KTTS

Tên đề tài : “Thiết kế cải tiến cấu trúc lồng bè nuôi tôm hùm theo nguyên

lý trang bị tự động chìm nổi tại vịnh Vân Phong”

Hiện vật: quyển đề tài tốt nghiệp; đĩa CD

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Kết luận:

Nha Trang, ngày tháng 06 năm 2018

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Trang 4

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những gì viết trong đồ án đều dựa trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, điều tra và khảo sát tại địa phương Số liệu trong đồ án là trung thực, phản ánh đúng thực tế địa phương đó Tài liệu tham khảo được trích dẫn từ sách báo cũng như luận văn,

đồ án đã có sẵn trước đó

Trang 5

iv

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp, tôi nhận được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, các thầy cô trong Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác Thủy sản, trường Đại học Nha Trang Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô

Đặc biệt, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ThS Nguyễn Trọng Thảo là giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn trong quá trình thực hiện đồ án Nếu thiếu những lời nhận xét, góp ý của thầy thì đồ án của tôi khó hoàn thành Đồng thời trong quá trình làm việc với thầy, tôi tiếp thu nhiều kiến thức cũng như cách làm việc Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Nguyễn Văn Lục đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi nhiều kiến thức liên quan đến đề tài

Cảm ơn các anh chị tại xã Vạn Thạnh, đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập số liệu

từ các hộ nuôi tôm hùm để tính toán

Cảm ơn các anh, chị, cô, chú tại Ủy ban nhân dân huyện Vạn Ninh, Ủy ban nhân dân thị trấn Vạn Giã, Ủy ban nhân dân các xã và các cô chú thuộc các hộ nuôi tôm hùm lồng bè đã nhiệt tình cung cấp số liệu cũng như cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích

để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này

Nha Trang, tháng 6 năm 2018 Người thực hiện

Huỳnh Thị Mỹ Linh

Trang 6

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Tình hình nghiên cứu và phát triển nghề nuôi biển trên thế giới 3

1.1.1 Tình hình nuôi cá biển trên thế giới 3

1.1.2 Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới 6

1.2 Tình hình nuôi biển tại Việt Nam 7

1.2.1 Tình hình nuôi cá biển trên cả nước 7

1.2.2 Tình hình nuôi tôm hùm lồng trên cả nước 9

1.2.2.1 Một số địa phương nuôi tôm hùm lồng ở nước ta 9

1.2.2.2 Một số kiểu lồng bè nuôi tôm trên cả nước 11

1.2.3 Tình hình lồng bè nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa 14

1.3 Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thủy văn tại vịnh Vân Phong 15

1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 15

1.3.2 Đặc điểm nền đáy và trầm tích 17

1.3.3 Khí tượng thủy văn 18

1.3.4 Tình hình nuôi tôm hùm lồng tại vịnh Vân Phong 19

1.3.4.1 Đối tượng nuôi 21

1.3.4.2 Hình thức và kết cấu lồng bè tôm hùm ở vịnh Vân Phong 23

Trang 7

vi

1.3.4.3 Vị trí neo đậu lồng nuôi trên vịnh Vân Phong 28

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 29

2.2 Phương pháp nghiên cứu 29

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 29

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu lồng thiết kế 29

2.3 Phương pháp thiết kế cải tiến 29

2.3.1 Lực cản 30

2.3.2 Lực chìm, lực nổi 33

2.3.3 Lực chìm của lượng tôm trong ô lồng 35

2.3.4 Trọng lượng lưới trong nước 35

2.3.5 Cố định ngư cụ 36

2.3.6 Ảnh hưởng của sóng đến lồng bè 37

2.3.7 Nguyên lý trang bị tự động chìm nổi 38

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40

3.1 Phân tích và lựa chọn kiểu lồng mẫu 40

3.2 Xây dựng phương án thiết kế 46

3.2.1 Lựa chọn kích thước lồng lắp ráp 46

3.2.2 Lựa chọn vật liệu 46

3.3 Vị trí đặt lồng thiết kế 47

3.4 Xác định sơ bộ kết cấu lồng 47

3.5 Tính toán thiết kế cải tiến lồng bè theo nguyên lý tự động chìm nổi 48

3.5.1 Các thành phần lực tác dụng vào ô lồng 48

3.5.2 Tính toán các thành phần lực khi dòng chảy bình thường 48

3.5.2.1 Lực cản tác dụng lên lưới lồng 48

Trang 8

vii

3.5.2.2 Lực chìm của khung sắt 53

3.5.2.3 Trọng lượng lưới trong nước 54

3.5.2.4 Lực chìm do tôm tác dụng 56

3.5.2.5 Lực nổi của ống nhựa PVC 56

3.5.2.6 Lực thủy động tác dụng lên các chi tiết có dạng hình trụ 58

3.5.2.7 Ảnh hưởng của sóng gió đến lồng bè 58

3.5.2.8 Hệ thống dây cố định và neo 59

3.5.2.9 Trang bị tự động chìm nổi 61

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

PHỤ LỤC 70

Trang 10

ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 1: Sản lượng và số lượng lồng nuôi cá biển tại Việt Nam năm 2001 – 2005 8

Bảng 1 2: Tình hình nuôi tôm hùm lồng từ năm 2008 – 2017 11

Bảng 1 3: Số lồng và sản lượng nuôi tôm hùm tỉnh Khánh Hòa từ 2010 – 2017 15

Bảng 1 4: Thống kê tình hình nuôi tôm hùm huyện Vạn Ninh từ năm 2010 – 2017 20

Bảng 1 5: Bảng thống kê tình hình nuôi lồng bè trên biển năm 2017 (trước bão số 12) 21

Bảng 2 1: Hệ số  tính đến hệ số rút gọn tấm lưới 31

Bảng 2 2: Hệ số k tính đến loại vật liệu 32

Bảng 2 3: Hệ số φ0 theo hệ số rút gọn 32

Bảng 2 4: Hệ số k0 tính đến ảnh hưởng bởi vật liệu và cách gia công 32

Bảng 2 5: Hệ số  phụ thuộc vào độ thưa tấm lưới 32

Bảng 2 6: Trọng lượng riêng và suất nổi/chìm của một số vật liệu 35

Bảng 2 7: Hệ số tiêu hao chỉ tại gút chân ếch đơn theo đường kính d 36

Bảng 2 8: Bảng cấp gió và sóng (Việt Nam) 38

Bảng 3 1: Phân tích các kiểu lồng 41

Bảng 3 2: Bảng thống kê vật liệu lưới mẫu 44

Bảng 3 3: Chi phí cho một ô lồng gỗ truyền thống 44

Bảng 3 5: Bảng thống kê vật liệu 62

Bảng 3 6: Chi phí cho 20 ô lồng 63

Trang 11

x

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1: Lồng hình tròn 5

Hình 1 2: Lồng hình chữ nhật 5

Hình 1 3: Lồng hình đa giác 6

Hình 1 4: Hình ảnh tan hoang sau bão số 12/2017 16

Hình 1 5: Địa hình đáy vịnh Vân Phong 17

Hình 1 6: Tôm hùm bông 22

Hình 1 7: Tôm hùm bông nuôi tại vịnh Vân Phong 23

Hình 1 8: Lồng nuôi tôm hùm 24

Hình 1 9: Khung sắt đặt đưới đáy lồng 24

Hình 1 10: Khung gỗ 25

Hình 1 11: Bu-long dùng để ghép các cây gỗ 25

Hình 1 12: Đo đường kính chỉ lưới 26

Hình 1 13: Lưới khi chưa đặt xuống ô lồng 27

Hình 1 14: Thùng phuy được buộc vào cây gỗ 27

Hình 1 15: Neo 28

Hình 3 1: Hàu hà đóng vào lưới lồng 40

Hình 3 2: Kiểu lồng hở 42

Hình 3 3: Kiểu lồng kín 42

Hình 3 4: Kiểu lồng gỗ truyền thống 43

Hình 3 5: Kiểu lồng nhựa HDPE 43

Hình 3 6: Cấu trúc khung bè 45

Hình 3 7: Bố trí chung lồng gỗ truyền thống 45

Hình 3 8: Mô phỏng tự động chìm nổi 61

Hình 3 9: Mô hình tính toán 61

Trang 12

xi

Hình 3 10: Bản vẽ tổng thể 64Hình 3 11: Bản vẽ khai triển 64Hình 3 13: Bản vẽ lắp ráp chi tiết 65

Trang 13

1

MỞ ĐẦU

Với diện tích gấp ba lần diện tích đất liền, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên 1 triệu km2 chứa dựng nhiều tài nguyên và nguồn lợi phong phú, đó là một tiềm năng để nước ta phát triển kinh tế biển và các ngành kinh tế quan trọng khác

Ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân Việt Nam Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực, cùng với Indonesia và Thái Lan Xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng lên hằng năm, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã

có mặt trên nhiều quốc gia và khu vực thế giới Không những thế ngành thủy sản còn là một trong những ngành tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nhân dân, đặc biệt là người dân

ở vùng ven biển và vùng nông thôn Bên cạnh đó, thủy sản được coi là một trong những mặt hàng thực phẩm quan trọng nhất, đáp ứng nhu cầu protein động vật và chất dinh dưỡng cần thiết cho con người

Không những là nguồn thực phẩm, thủy hải sản còn có thể làm đồ trang sức với giá trị kinh tế cao (từ vỏ ốc, ngọc trai,…), cung cấp nguyên liệu cho ngành y dược, và nhiều vai trò to lớn khác

Nghề nuôi thủy sản hiện nay là một trong những nghề nuôi phát triển nhất trên thế giới Vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa là một trong những nơi có tiềm năng phát triển nghề nuôi thủy sản lồng bè Trong gần 30 năm qua, ngư dân Khánh Hòa đã tận dụng điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè trên biển [28] Tại vịnh Vân Phong, số lượng lồng bè nuôi tôm hùm chiếm ưu thế nhất Nghề nuôi tôm hùm đem lại giá trị kinh tế cao, hằng năm đem lại thu nhập khá lớn cho các họ nuôi và người làm thuê Thế nhưng, hiện nay tình hình biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng xấu đến các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi Đó là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, là một trong những thánh thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỉ 21 [10] Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên Trái đất nói chung và Việt Nam nói riêng Có thể thấy trong những năm gần đây, nước ta mỗi năm chịu khá nhiều những cơn bão, gây bao thiệt hại

về người và của Trong năm 2018, một cơn bão lớn đổ bộ vào Khánh Hòa, tâm bão ở

Trang 14

thiệt hại sau bão và đề xuất nhà nước hỗ trợ cho ngư dân

Vì vậy để giải quyết những bất cập khó khăn nói trên và phát huy được tiềm năng

- lợi thế của nghề nuôi tôm hùm lồng bè tại vịnh Vân Phong thì việc cải tiến lại cấu trúc lồng bè để thích ứng với môi trường là rất cần thiết, đồng thời cần có những chính sách

hỗ trợ cũng như quy hoạch một cách hợp lý

Xuất phát từ yêu cầu thực tế nói trên tôi chọn đề tài: “Thiết kế cải tiến cấu trúc

lồng bè nuôi tôm hùm theo nguyên lý trang bị tự động chìm nổi tại vịnh Vân Phong”,

đây là đề tài có ý nghĩa thực tế, đặc biệt là trong thời kì biến đổi khí hậu phức tạp hiện nay Hiện nay, cấu trúc lồng bè trên vịnh Vân Phong chỉ thích hợp ở những vùng kín gió, ít gió bão vì vậy việc thực hiện đề tài nói trên là rất cần thiết Mục đích của đề tài

là vừa thiết kế cải tiến cấu trúc lồng bè thích ứng với biến đổi khí hậu, có thể tự động chìm nổi khi có gió bão, không làm ảnh hưởng đến sản lượng đồng thời việc vệ sinh lồng bè cũng dễ dàng, giá cả mua nguyên vật liệu rẻ, dễ kiếm

Trang 15

3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Tình hình nghiên cứu và phát triển nghề nuôi biển trên thế giới

Thủy sản là một sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tình hình đánh bắt và nuôi trồng từ năm 2000 không có nhiều biến động nhưng có tốc độ phát triển khá ổn định Tổng sản lượng thủy hải sản trên thế giới bình quân tăng 1,4%/năm [17]

1.1.1 Tình hình nuôi cá biển trên thế giới

Nuôi cá biển có từ lâu đời song nuôi cá biển phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu mới phát triển vào những năm 1980 của thế kỷ XX Trong những năm qua nghề nuôi cá biển thực sự trở thành hướng đi rất quan trọng để phát triển kinh tế của nhiều quốc gia [13] Trong năm 2014, thu hoạch từ thủy sản đạt 73,8 triệu tấn giá trị khoảng 160,2 tỷ USD trong đó sản lượng cá 49,8 triệu tấn giá trị 19 tỷ USD tăng gấp đôi trong vòng 5 năm Có

362 loài cá trên tổng số 580 loài và nhóm loài được nuôi trên khắp thế giới [13]

Trung Quốc có lịch sử nuôi cá biển khá lâu, nhưng nuôi cá biển của Trung Quốc chỉ mới phát triển mạnh vào những năm đầu thế kỷ và hiện nay đang đứng đầu thế giới

về sản lượng cá biển nuôi [13] Tại Trung Quốc bắt đầu nuôi thử nghiệm, một vài lồng các loài cá song và cá hồng tại vùng biển Quảng Đông vào năm 1979 Sau đó nuôi cá biển tăng lên khoảng 960.000 lồng phân bố chủ yếu ở Sơn Đông [12] Sản lượng cá biển

ở Trung Quốc tăng lên nhanh chóng: năm 1990 sản lượng nuôi là 101.000 tấn, năm 1995

là 503.000 tấn chiếm khoảng 58% sản lượng nuôi của Châu Á, năm 2005 là 660.000 tấn [12], [13] Hệ thống lồng nuôi thông dụng (chiếm 98%) là lồng gỗ nổi trên mặt nước có kích thước 3 x 3 x 3 m Sau đó những năm gần đây có các loại bằng phao kích thước 6

x 6 x 6 m và kiểu lồng hình trụ có chu vi 60 – 100 m, sâu 8 – 12 m, kiểu lồng đại dương chịu sóng dùng cho nuôi đại dương và nuôi vùng biển hở [12]

Nauy là cường quốc về nuôi cá biển trong hai thập kỷ qua, là nước xuất khẩu cá biển nuôi số 1 thế giới Từ đầu những năm 1960 tại Nauy lồng bè đã được sử dụng đẻ

nuôi cá hồi đại dương (Salmo salar) Đến thập kỷ 80, Nauy đã xác định nuôi cá biển là

mũi nhọn để phát triển kinh tế của đất nước, trong đó cá hồi là đối tượng chủ đạo Sau

20 năm liên tục nghiên cứu và phát triển, Nauy đã đạt tới đỉnh cao về nuôi cá biển, sản lượng và giá trị liên tục tăng [12], [13]

Trang 16

4

Sau thành công của Nauy, nuôi cá lồng biển ở khu vực Bắc Âu phát triển rất mạnh

mẽ, các loài nuôi chính vẫn là cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi vân Phần lớn sản lượng

2 đối tượng trên là ở Nauy, Scốtlen, Aixơlen, và đảo Faeroe, tuy nhiên một số nước như Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển đang tiếp cận công nghệ nuôi này Sản lượng khu vực Bắc Âu năm 2004 đạt 800.000 tấn cá hồi Đại Tây Dương và 80.000 tấn cá hồi vân [9] Nhật Bản là nước thứ 3 trên thế giới về mặt sản lượng cá biển nuôi, nhưng đứng đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, năng suất hiệu quả và giá trị sản xuất Nhật Bản

là nước đưa ra mô hình về nuôi cá biển trong lồng ngay từ rất sớm (đầu thập kỷ 70), nuôi cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh theo chu kỳ kín và lồng nuôi được đặt ngay tại dòng hải lưu ấm của Thái Bình Dương Sản lượng năm 2000 của Nhật Bản đạt 245.566 tấn, đến năm 2003 đạt 264.858 tấn [12], [13]

Sau Nhật Bản, Đài Loan phát triển nuôi cá biển từ rất sớm và có nhiều đóng góp quan trọng cho sự tiến bộ của nghề nuôi cá biển của thế giới Hiện nay, Đài Loan đang tập trung phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển để hạn chế những tác động bất lợi của môi trường do việc mở rộng diện tích và các hình thức nuôi trong ao Tính đến năm

2000, có khoảng 1.500 lồng, trong đó khoảng 80% số lồng được sử dụng để nuôi cá Giò

(R canadum), số lồng còn lại được sử dụng để nuôi các đối tượng: cá mú chấm đỏ (E

coioides), cá hồng (L erythropterus), cá hồng bạc (L argentimaculatus) và cá tráp đỏ

(Pagrus major) Vào năm 2001 nuôi hải sản bằng lồng bè ở Đài Loan xếp vào thứ 17

trên thế giới, giá trị sản phẩm đạt 19,3 triệu USD [9], [12]

Ở khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp là nước đứng đầu về công nghệ nuôi cá biển phát triển nhờ tiếp cận kỹ thuật sản xuất giống của Pháp, Italia, Anh, Nauy, Nhật Bản Chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã thành công trong khâu cho sinh sản nhân tạo, sản xuất được cá giống chất lượng cao, công nghệ nuôi được phát triển nhanh chóng Các nước Đông Nam Á nghề nuôi cá biển chưa phát triển như các khu vực khác Thập niên 90 của thế kỷ trước, Thái Lan đi đầu trong lĩnh vực nuôi cá biển nhờ thành công sản xuất nhân tạo và sau đó phát triển nuôi cá vược Philippin là nước đứng đầu thế giới về nuôi cá măng biển và đang tiếp tục phát triển Sản lượng cá măng biển năm 2005 của Philippin đạt 37.000 tấn, tuy nhiên sản phẩm xuất khẩu còn hạn chế [9], [12]

Trang 17

5

Công nghệ lồng bè nuôi cá biển trên thế giới trong thời gian qua đã có những bước phát triển nhanh, công nghệ nuôi cá lồng từ kiểu lồng gỗ nuôi đơn giản, đến kiểu lồng nổi được trang bị hệ thống phao chịu lực và kiểu lồng đại dượng chịu sóng [12], [13] Ngay từ khi thiết kế lồng, các nhà thiết kế đã cân nhắc đến hình dạng và kích thước của lồng, chi phí và những vấn đề liên quan đến vận hành lồng Loại lồng hiện nay có 2 dạng lồng nổi và lồng chìm Vật liệu chung cho xây dựng lồng: gỗ, thép, nhựa với các dạng lồng phổ biến: hình tròn, lồng hình chữ nhật, lồng hình đa giác [13]

Hình 1 1: Lồng hình tròn

(Nguồn: [13])

Hình 1 2: Lồng hình chữ nhật

(Nguồn:[13])

Trang 18

hở, ngoài khơi, chịu được sóng mạnh, có dung tích nuôi lớn, phù hợp với quy mô công nghiệp và nuôi với sản lượng lớn [12], [13] Một số kiểu lồng nuôi vùng biển hở trên thế giới như: kiểu lồng chịu sóng của Nhật Bản, kiểu lồng đại dương của Thụy Điển, kiểu lồng đại dương của Nga, kiểu lồng đại dương của úc, kiểu lồng đại dương của Tây Ban Nha, kiểu lồng đại dương của Nauy, kiểu lồng đại dương của Mỹ, kiểu lồng đại dương của Trung Quốc [13]

1.1.2 Tình hình nuôi tôm hùm trên thế giới

Tôm hùm là loài hải sản có giá trị cao, là mặt hàng được ưa chuộng và tiêu thụ rộng khắp Sản lượng tôm hùm trên thế giới tăng đều từ 157.000 tấn năm 1980 lên hơn 233.000 tấn năm 1997 và ổn định ở mức 277.000 tấn năm 2001 [14]

Bên cạnh việc khai thác, nghề nuôi tôm hùm đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm “Nghề nuôi tôm hùm thương phẩm trên thế giới xuất hiện sớm ở Bắc Mỹ, Australia, New Zealand và Đông Nam Á nhưng thật sự phát triển từ năm 1984” [27] Tại một số nước ở Châu Âu cũng phát triển nuôi tôm hùm bằng lồng biển từ con giống tôm hùm tự nhiên như Na Uy từ những năm 2000 Đối với các loài tôm giống

Trang 19

7

Panulirus, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm bông Nuôi tôm hùm trong lồng đã được

sử dụng ở nhiều nước trên thế giới Tại Úc và Newzealand, nghề nuôi tôm hùm bông từ nguồn giống tự nhiên đang được triển khai ở khu vực quần đảo Torres và các phần khác thuộc phía bắc Úc [22]

Tại Philippines, nuôi tôm hùm lồng được phát triển ở các vùng biển Guiuan, phía đông Samar, vùng Basilan, phía tây của đảo Mindanao vào những năm 1990 Tại vùng biển Mindanao, tôm hùm được nuôi trong các lồng bao xung quanh bằng lưới, các loại

tôm hùm được nuôi chủ yếu là Panilirus ornatus, Panilirus longipes, Panilirus

versicolor Mật độ nuôi 8 con/m3, sử dụng nguồn giống tự nhiên được đánh bắt chủ yếu

từ tháng 10 đến tháng 3 và đánh bắt rải rác từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm [22] Tại Malaysia tôm hùm được nuôi trong lồng bè nổi ở vịnh Darvel và Kinarut Các đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm bông, tôm hùm đỏ và tôm hùm sỏi Lồng nuôi tôm được đặt ở độ sâu từ 10 – 20 m [22] Tôm hùm được nuôi trong lồng bè tại Nhật bản, Singapore, Indonesia, hằng năm đem lại thu nhập cho các nước này Chẳng hạn, tại Indonesia, nhờ có bờ biển dài, khí hậu nóng quanh năm cùng với nguồn vốn dồi dào từ phía Nhật Bản nên sản lượng thu hoạch hằng năm từ nuôi tôm lồng bè là 146.823 tấn đem lại tổng giá trị về mặt kinh tế chiếm 861.799 nghìa USA [4], [22]

Thái Lan với sản lượng bình quân hằng năm chiếm 303.430 tấn đang được xếp vào

vị trí thứ hai trong những nước sản xuất tôm trên thế giới Mặc dù không có nhiều tài nguyên như ở Việt Nam nhưng chính phủ nước này rất chú trọng trong việt phát triển ngành nuôi trồng thủy sản [4]

1.2 Tình hình nuôi biển tại Việt Nam

1.2.1 Tình hình nuôi cá biển trên cả nước

Việt Nam đã bắt đầu phát triển nuôi cá biển từ năm 1960 nhưng chủ yếu nuôi ao

ở phía Bắc, đến năm 1988 đã nuôi lồng cá biển (cá song/cá mú) tại vịnh Nha Trang [12] Năm 2001 tổng số lồng nuôi trên biển là 3.990 lồng, sản lượng đạt 2.150 tấn, một

số địa phương đã đưa cá biển vào nuôi trong ao đất như ở Cam Ranh – Khánh Hòa đạt sản lượng trên 100 tấn với 71 ha nuôi năm 2002 tổng số lồng nuôi 4.077 chiếc sản lượng

Trang 20

Bảng 1 1: Sản lượng và số lượng lồng nuôi cá biển tại Việt Nam năm 2001 – 2005

Trong giai đoạn năm 2010-2015, số lượng lồng, bè nuôi cá lồng liên tục tăng Tổng

số ô lồng năm 2010 đạt 30.031 ô lồng, đến năm 2015 đạt 172.119 lồng Sản lượng cá biển nuôi: Năm 2010 sản lượng đạt 15.751 tấn, đến năm 2015 sản lượng đạt 63.460 tấn (Năm 2010 tổng sản lượng cá biển là 15.751 tấn, trong đó cá song 7.786 tấn (chiếm 49%), cá giò 4.734 tấn (chiếm 30%), cá vược 1.096 tấn (chiếm 7%), cá biển khác 2.135 tấn (chiếm 14%) Riêng khu vực nuôi cá biển của công ty Australis (ở vịnh Nha Trang) năm 2010 đã nuôi gần 3.000 tấn cá biển [13]

Công nghệ lồng nuôi chủ yếu ở nước ta là nuôi bằng lồng gỗ đơn giản, phao bằng nhựa hay bằng xốp Hình thức nuôi kiểu lồng chịu sóng vùng biển hở hiện nay chưa được áp dụng nuôi rộng rãi, do chi phí đầu tư công nghệ nuôi lồng chịu sóng rất cao, người dân không có khả năng đầu tư Tại Phân viện Bắc Trung Bộ (Cửa Lò), hiện đã áp

Trang 21

9

dụng thành công công nghệ lồng nhựa tròn chịu sóng của Nauy, đã mở ra hướng phát

triển mới cho nghề nuôi cá lồng tại các vùng biển mở [9], [13]

1.2.2 Tình hình nuôi tôm hùm lồng trên cả nước

Nghề nuôi tôm hùm lồng tại Việt Nam đã phát triển từ những năm 1960, chủ yếu tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Vào những năm 1974 ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 10.000 lồng, nhưng đến khoảng thời gian 1975 – 1985 số lượng lồng nuôi chỉ còn dưới 1.000 cái Đến năm 1986 được phục hồi và đến 1992 mới thật sự phát triển Năm 1998

cả nước có 6.000 lồng nuôi tôm hùm ở biển [4]

Sản lượng trung bình hằng năm đạt gần 1.400 tấn chủ yếu là tôm hùm bông và tôm hùm xanh mang lại nguồn thu hơn 3.500 tỷ đồng mỗi năm [17] Tôm hùm phân bố rộng nhưng được nuôi chủ yếu ở 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên, một số tỉnh có nuôi tôm hùm như Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận,…nhưng khá ít [1]

Theo Tổng cục Thủy sản Việt Nam, số lồng nuôi và tôm hùm nước ta những năm gần đây tăng lên nhanh chóng Năm 2010, cả nước có hơn 49.000 lồng, đến năm 2017 tăng lên hơn 83.000 lồng; sản lượng ước đạt 1.530 tấn; trong đó, tại Phú Yên khoảng

1.2.2.1 Một số địa phương nuôi tôm hùm lồng ở nước ta

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở nước ta phát triển từ rất lâu, đặc biệt là phát triển ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, dưới đây là một số địa phương nuôi tôm hùm lồng:

Để khuyến khích phát triển kinh tế biển nói chung, nghề nuôi tôm hùm nói riêng tại Quảng Ngãi, trong những năm qua Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai nhiều mô hình nuôi tôm hùm thương phẩm với nhiều hình thức như trong lồng và trong bể xi – măng tại các vùng có tiềm năng [1] Theo thống kê diện tích và quy mô nuôi tôm hùm liên tục tăng nhanh trong mấy năm gần đây, cụ thể:

Trang 22

Trong khi đó ở Phú Yên: Nghề nuôi tôm hùm bắt đầu hình thành từ những năm

1990 tại đầm Cù Mông thuộc thị xã Sông Cầu với số lượng lồng nuôi ban đầu khoảng

200 lồng, đến 2017 toàn tỉnh có 44.250 lồng/bè nuôi, tập trung tại thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An và Đông Hòa, sản lượng thu hoạch khoảng 500 tấn/ năm [1] Nghề nuôi tôm hùm phát triển góp phần giải quyết được công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống ngư dân, nhờ đó nhiều hộ đã thoát nghèo vươn lên làm giàu, bộ mặt của các làng biển ngày càng đỏi mới khang trang và giàu đẹp hơn [1] Khánh Hòa là một trong các tỉnh miền Trung có số lượng lồng bè nhiều nhất Toàn tỉnh có 23 tiểu vùng được phân theo địa giới hành chính của 4 vùng nuôi chính là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh với 18.842 lồng nuôi, sản lượng là 9.000 tấn tương đương với sản lượng năm 2012 [23]

Ở Ninh Thuận, tôm hùm nuôi thử nghiệm lần đầu vào năm 1994 tại đầm Vĩnh Hy đạt kết quả từ kinh phí đề tài khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cấp.Sau vài năm phát triển khá nhanh, tại Vĩnh Hy có đến 300 lồng nuôi Nhưng do môi trường ô nhiễm đến năm 2008 chỉ còn có 60 lồng nuôi [1]

Qua bảng 1.2 dưới đây ta thấy sản lượng tôm hùm và số lượng lồng bè đạt cao nhất vào năm 2012 và đến năm 2013 có xu hướng giảm Từ năm 2014 trở đi, số lượng lồng

bè và sản lượng tăng lên rõ rệt, năm đạt cao nhất là 2017 với 628 lồng và sản lượng là

45 tấn

Trang 23

(Nguồn: [1])

Một tỉnh lân cận, nổi tiếng về thanh long, với quần đảo Phú Quý nằm cách bờ 56 hải ký về phía Đông – Đông Nam là vị trí chiến lược về kính tế, an ninh quốc phòng và phát triển mạnh nghề nuôi hải sản trên biển [1] Bình Thuận có hai vùng nuôi tôm hùm chủ lực: Một là vùng biển Vĩnh Tân thuộc huyện Tuy Phong – Bình Thuận, hai là vùng nuôi trên biển đảo Phú Quý [1] Hiện Phú Quý có hai hình thức nuôi tôm hùm là nuôi lồng bè và nuôi trong hồ đá chắn ven biển Khu vực nuôi chủ yếu là khu Lạch Dù và khu Mộ Thầy thuộc xã Long Hải, huyện Phú Quý [1]

1.2.2.2 Một số kiểu lồng bè nuôi tôm trên cả nước

Hiện nay công nghệ nuôi tôm hùm lồng vẫn áp dụng theo kiểu truyền thống, quy

mô nhỏ, chỉ có thể nuôi trong vịnh kín gió, khả năng chống chịu với sóng to gió lớn Thời gian thả nuôi tôm hùm tập trung từ tháng 10 âm lịch năm trước đến tháng 2 âm lịch năm sau, các tháng còn lại trong năm người nuôi chỉ thả bổ sung khi có nguồn giống hoặc đã thu hoạch tôm đợt trước Chu kì nuôi thường từ 15 đến 20 tháng Do chu kỳ nuôi tôm hùm thường kéo dài trong hai năm mới thu hoạch được nên số lượng lồng nuôi

và sản lượng không tỉ lệ thuận với nhau

Tùy vào điều kiện vùng biển mà có sử dụng các kiểu lồng khác nhau, hiện nay lồng nuôi có hai loại được sử dụng phổ biến: lồng hở, lồng di động

- Kiểu lồng hở:

Là loại lồng được cố định bởi các gỗ găm xuống đất

Kích thước lồng nuôi phù hợp là 4 x 4 (m); 3 x 4 (m) và 4 x 5 (m), chiều cao cọc làm lồng phụ thuộc vào độ sâu tại nơi đặt lồng, tốt nhất nên đặt tại nơi có độ sâu 2 – 5m (lúc thủy triều thấp nhất)

Trang 24

12

Cọc gỗ: có thể dùng gỗ tròn f = 15 – 20 cm hoặc gỗ xé (gỗ 5 x 10 cm), chiều dài cọc phụ thuộc vào độ sâu nơi đặt lồng (cọc gỗ phải có chiều dài cao hơn độ sâu cao nhất khi triều cường tại nơi đặt lồng khoảng 0,5 m) Cọc được vót nhọn một đầu và được cắm chặt xuống đất, khoảng cách giữa 2 cọc từ 1,5 – 2 m

Nẹp ngang thường dùng gỗ tròn có f = 12 – 15 cm hoặc dùng gỗ xẻ (gỗ 4 x 6 cm) nẹp cách nẹp 1,5 đến 2 m

Sắt làm khung lồng: dùng sắt tròn (sắt rằn) có f = 18 – 20 mm được làm thành các khung hình chữ nhật, khoảng cách giữa 2 thanh sắt từ 1 – 1,2 m, chiều cao (rộng) của khung sắt làm thân lồng cao từ 1 – 2 m, lưới lồng được bện trực tiếp vào các khung sắt sau đó lắp ghép lại và được cố định bởi khung cọc gỗ

Lưới lồng: hiện nay, phổ biến là làm lồng theo kiểu lồng 1 lớp hoặc 2 lớp lưới lồng ghép sát vào nhau Vật liệu bằng lưới nhợ hoặc bằng lưới PE, kích thước mắt lưới 2a =

25 – 35 mm (tùy theo cỡ giống thả nuôi), đối với tấm lưới đáy còn làm thêm một lớp lưới ruồi nhằm đảm bảo thức ăn không bị lọt lưới ra ngoài khi cho ăn Ngoài ra để đảm bảo an toàn ta còn gia cố thêm một lớp lưới cước (cước 150 – 180), kích thước mắt lưới 2a = 35 – 40 mm tại những phần có làm khung sắt Những lồng sử dụng để ương tôm hùm giống thì kích thước mắt lưới nhỏ hơn sao cho đảm bảo tôm không chui ra được (2a < 5mm)

Mặt trên của lồng phải có nắp đậy bằng lưới tránh thất thoát tôm do bắt trộm hay

do triều, khi triều cao ngập lồng nuôi Trong những ngày nắng nóng, lồng nuôi xây dựng

ở những vùng nước nông phải tiến hành che mát cho tôm trên mặt lồng bằng các vật liệu như lá dứa, cót hoặc dùng nắp lồng bằng lưới ruồi để tránh tôm hoạt động quá nhiều hay tôm bị đóng rong [17]

- Kiểu lồng kín (lồng di động)

Loại lồng này thích hợp ở những vùng nhiều sóng gió, độ sâu cao

Kích thước lồng kín thường nhỏ hơn lồng hở để thuận tiện cho việc di chuyển Kích thước lồng phù hợp theo: dài x rộng x cao tương ứng là 3 x 2 x 2 (m) hoặc 3

x 3 x 2 (m), được thiết kế giống như một hình hộp chữ nhật được tạo bởi các khung sắt

Trang 25

125 m3; lồng vuông kích thước 5 x 5 m, sâu lưới 3 m… với giá dao động từ 40 - 50 triệu cho đến 350 triệu/lồng” [24]

Toàn bộ hệ thống lồng được neo trên biển bằng công nghệ neo lồng đặc biệt tiên tiến nhất của Na Uy có tác dụng cố định, giảm lực tác dụng của sóng gió lên khung lồng

Do đó, toàn bộ lực tác dụng của sóng gió được hấp thụ qua hệ thống phao chịu lực độc lập Còn hệ thống neo tự động điều chỉnh cho lồng lên xuống theo mực nước thủy triều

Về giá đỡ khung lồng được làm 100% bằng nhựa HDPE được sản xuất tại Việt Nam, có

độ bền, độ mềm dẻo và độ vững chắc của khung lồng Túi lưới được dệt không gút, bền, không bị lão hóa và có khả năng chống sinh vật bám được gia cường bởi các dây giềng [24]

Trang 26

14

1.2.3 Tình hình lồng bè nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa

Với chiều dài bờ biển trên 385 km, với hệ thống trên 200 đảo và bán đảo chạy dọc ven biển đã tạo cho Khánh Hòa nhiều đầm, vịnh là nơi rất lý tưởng cho sự sinh trưởng

và phát triển của nhiều loài thủy sản Ngoài ra tần suất bão nhỏ (nhỏ nhất khu vực Nam Trung Bộ) sức gió các cơn bão không lớn khi đổ bộ vào vùng ven bờ và đất liền ven biển là những thuận lợi hết sức quan trọng cho phát triển nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi lồng, bè ven biển [3]

Nghề nuôi tôm hùm lồng tỉnh Khánh Hòa được xem là bắt đầu từ năm 1992, tạo

ra một số lượng công việc và thu nhập rất lớn cho cộng đồng người dân ven biển nói riêng, của tỉnh Khánh Hòa nói chung [25]

Toàn tỉnh có ba vùng nuôi trọng điểm là Vạn Ninh, Nha Trang và Cam Ranh Mỗi vùng có đặc điểm kiểu lồng khác nhau, nhưng đa số vẫn là kiểu lồng gỗ truyền thống Tại vịnh Vân Phong: Khu vực nuôi tôm hùm tập trung chủ yếu ở các xã Vạn Hưng, Vạn Lương, Vạn Thắng, Vạn Phước, Vạn Thạnh, Đại Lãnh và thị trấn Vạn Giã [21] Vịnh Nha Trang: tập trung ở phường Vĩnh Nguyên [3]

Vịnh Cam Ranh: tập trung tại xã Cam Bình và một số phường ven biển của thành phố Cam Ranh (Cam Thuận, Cam Phúc Nam, Cam Phú,…) [3]

Ngoài ra, tại vùng Hòn Lăng (Ninh Ích – Ninh Hòa) cũng đang nuôi tôm hùm lồng nhưng số lượng không nhiều [3]

Hiện nay, tại tỉnh Khánh Hòa, công nghệ nuôi tôm hùm lồng vẫn áp dụng theo kiểu truyền thống, quy mô nhỏ Dạng lồng nuôi tôm hùm phổ biến tại Khánh Hòa là lồng nổi

và lồng chìm với kích cỡ khác nhau: (4x4x4 m3), (4x4x6 m3), (4x4x8 m3), (3x3x1,5 m3), (3,5x3,5x1,7 m3),…ngoài ra còn có dạng lồng găm và lồng chuyên dùng ương tôm giống

có kích cỡ (3x3x2 m3), (2x2x1,4 m3),…[3]

Qua bảng 1.3 dưới đây, có thể thấy số lượng lồng nuôi tôm hùm trên cả tỉnh có xu hướng tăng, nhưng sản lượng lại có xu hướng giảm Từ năm 2010 đến năm 2017 số lượng lồng nuôi tôm hùm tăng từ 21.320 lồng lên 40.620 lồng tức tăng 19.300 lồng, sản lượng thì giảm từ 1.150 tấn xuống còn 984 tấn tức giảm 166 tấn

Trang 27

1.3 Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thủy văn tại vịnh Vân Phong

Vịnh Vân Phong thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa Trong các thủy vực tự nhiên ven biển Nam Trung Bộ, vịnh Vân Phong có những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên, cấu trúc địa chất, đặc điểm địa mạo,…và chịu tác động của nhiều yếu tố như cấu trúc địa chất vùng bờ, hoạt động tân kiến tạo, cấu tạo đường bờ,…[20] Cấu trúc lồng bè được đặt trong nước biển nên chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, khí tượng thủy văn như sóng, gió, dòng chảy, thủy triều,… ngoài ra vị trí địa lý cũng tác động đến lồng

bè như độ sâu đặt lồng, chất đáy tại đó Một trong những nguyên nhân làm các lồng bè

bị vỡ trong trận bão số 12 năm 2017 đó là sóng và dòng chảy Dưới đây là một số là một

số đặc điểm về vị trí, thủy văn tại vịnh

1.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Vịnh Vân Phong được ví như một kì quan thiên nhiên với khí hậu ôn hòa, cát mịn, bãi biển đẹp, núi đồi hùng vĩ bao quanh Vịnh nằm trong khu vực có tọa độ 12°29’ ÷ 12°48’ vĩ độ Bắc và 109°10’ ÷ 109°26’ kinh độ Đông [16]

Trang 28

Hình thái đường bờ khu vực vịnh Vân Phong có sự đan xen giữa những bờ đá, mũi

đá và bãi cát, địa hình đáy biển vịnh mang những đặc trưng của hình dạng vũng vịnh [6], [20] Địa hình sông suối ngắn, có độ dốc cao nên khi có bão kèm theo mưa lớn, làm nước dâng cao nhanh chóng, trong khi đó sóng bão và triều dâng lại cản đường nước rút

ra biển, nên thường gây ra lũ lụt cho khu vực cửa sông Số cơn bão đổ bộ vào vịnh ít nhưng lại diễn biến khá phức tạp Bão thường gây ra gió mạnh ở vùng ven biển, mưa lớn ở đầu nguồn các sông gây ngập lụt ở đồng bằng và xói lở bờ biển [15] Minh chứng gần đây nhất là cơn bão số 12 năm 2017, làm hư hỏng hầu hết các bè nuôi tôm hùm tại vịnh, gây thiệt hại nặng cho ngư dân

Hình 1 4: Hình ảnh tan hoang sau bão số 12/2017

(Nguồn: [31])

Trang 29

ra biển qua vụng Cổ Cò và lạch Cửa Bé Vụng Bến Gỏi có độ sâu không quá 20m, trên

bề mặt đáy vịnh có nhiều bãi cạn được cấu tạo bởi rạn san hô sống và san hô chết [20] Phần ngoài là vịnh Vân Phong có độ sâu 20 – 30 m (trừ rìa Tây Nam), địa hình đáy vịnh bằng phẳng, nghiêng thoải từ Tây Nam lên Đông Bắc, từ Tây Bắc xuống Đông Nam hướng ra phía cửa vịnh [20]

Khu vực vụng Cổ Cò – lạch Cửa Bé: Độ sâu lớn nhất trong vụng là 34 m, địa hình bằng phẳng được phủ bởi bùn cát và bùn sét Địa hình đáy lạch Cửa Bé có dạng một chữ

V không đối xứng, sâu hơn ở phần sát bờ đảo Hòn Lớn, độ sâu trung bình 20 – 23 m [20]

Trang 30

18

Trầm tích đáy vịnh Vân Phong, chủ yếu là các kiểu trầm tích từ cát nhỏ đến bùn sét Các kiểu trầm tích cát lớn, cát trung chỉ phân bố trên diện tích rất hẹp tại khu vực phía Tây Bắc của đảo Hòn Lớn và Hòn Mỹ Giang [20] Khu vực phía Nam vịnh Vân Phong từ mũi Đông Bắc Hòn Mỹ Giang xuống Hòn Hèo có trầm tích cát và bùn sét phân

bố ở độ sâu 20 – 23 m, thành phần cát bao gồm các vật liệu lục nguyên và các mảnh vụn san hô, vỏ sò ốc vỡ nát và nguyên vẹn [20]

Đặc điểm nền đáy đặc biệt là chất đáy ảnh hưởng rất lớn đến tính ổn định của hệ thống lồng bè, nó giúp cho hệ thống neo của hệ thống lồng bè có được lực bám tốt nhằm giữ ổn định toàn bộ thống

1.3.3 Khí tượng thủy văn

Điều kiện khí hậu thủy văn vịnh Vân Phong có nhiều đặc điểm mang tính địa phương khá rõ rệt và có sự phân hóa do ảnh hưởng của địa hình bờ, sự che chắn của các đảo và dãy núi bao quanh [6]

- Đặc điểm thủy văn:

Khu vực vịnh có 3 con sông đổ vào là sông Đông Điền, sông Cạn và sông Hiền Lương [6] Các con sông có lưu vực nhỏ, chế độ thủy văn phụ thuộc theo mùa Vào mùa mưa, lượng dòng chảy chiếm tới 80% so với tổng lượng dòng chảy cả năm Do diện tích lưu vực nhỏ và đất đá trên bề mặt có độ bền vững cao nên lượng phù sa ra biển không nhiều, lưu lượng sông đổ vào biển không ảnh hưởng đến độ đục và chất lượng nước các bãi tắm, bãi lặn phục vụ du lịch cũng như nuôi trồng thủy sản [6]

Trang 31

15 – 25 cm/s, cao nhất là 50 cm/s (theo kết quả nghiên cứu dòng chảy trong vịnh theo mô hình ROMS của Viện Hải dương học)

1.3.4 Tình hình nuôi tôm hùm lồng tại vịnh Vân Phong

Vịnh Vân Phong là một vịnh lớn, cảnh quan thoáng đạt, tạo bởi các đảo lớn, nhỏ nổi trên mặt nước, là một vịnh sâu, kín gió, là một vịnh có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm hùm lồng bè nói riêng

Trang 32

20

Các địa điểm tập trung nuôi tôm hùm thương phẩm trên huyện Vạn Ninh là khu vực ven biển Đầm Môn – Cửa Bé, lạch Cổ Cò, bãi Đá Lớn, bãi Tranh, khu vực ven biển Xuân Tự Bên cạnh đó còn có một số khu vực là địa điểm của nghề nuôi tôm hùm nhưng tập trung với số lượng ít như Hòn Lớn, khu vực ven biển Vạn Lương, Hòn Săng và Bãi Ngang [21]

Bảng 1 4: Thống kê tình hình nuôi tôm hùm huyện Vạn Ninh từ năm 2010 – 2017

ĐVT: tấn

Năm Số hộ

nuôi

Số lồng nuôi

Sản lượng

Giá trị tổng sản lượng (tỷ đồng)

Năng suất (kg/lồng/vụ)

Doanh thu/hộ (triệu đồng)

Tuy bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai, giá cả sản phẩm không ổn định nhưng

số hộ nuôi tôm hùm ngày càng tăng Từ năm 2010 đến 2016 số hộ nuôi từ 845 lên 912

hộ, trong vòng 6 năm tăng thêm 67 hộ nuôi Số hộ nuôi tăng nhưng nghề nuôi tôm hùm không ổn định, năng suất và doanh thu có chiều hướng suy giảm Năng suất giảm từ 40,8 kg/lồng (năm 2010) xuống còn 37,8 kg/lồng (năm 2016) làm doanh thu giảm từ

329 triệu/hộ (năm 2010) xuống còn 249,5 triệu/hộ (năm 2016) Nguồn giống tôm hùm chủ yếu vẫn dựa vào tự nhiên, nhiều ngư dân phải mua giống từ nước ngoài như Indonesia, Philippine vì số lồng nuôi ngày càng tăng mà nguồn giống tự nhiên trong nước lại không đủ

Theo bảng 1.5 dưới dây thống kê số lồng bè trên toàn huyện Vạn Ninh năm 2017 trước cơn bão số 12, có thể thấy số hộ nuôi tôm hùm lồng bè chiếm 3/4 trên tổng số hộ nuôi lồng bè cả huyện 917 hộ nuôi tôm hùm lồng bè với 12.219 ô lồng chiếm 80,48%

Trang 33

1.3.4.1 Đối tượng nuôi

Tôm hùm là tên gọi chung của một nhóm các loài giáp xác có kích thước lớn thuộc

họ Palinuridae Hiện tôm hùm là một trong các loại hải sản đã và đang được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, thịt tôm hùm thơm ngon, nhiều đạm được nhiều người ưa thích là đối tượng có giá trị xuất khẩu cao [1]

Trong các loại tôm hùm được tìm thấy ở biển Việt Nam, 4 loại tôm hùm thường chọn để nuôi là: tôm hùm bông (Panilirus ornatus), tôm hùm đá (Panulirus homarus), tôm hùm sỏi (Panulirus stimpsoni) và tôm hùm đỏ (Panulirus longipes) Tuy nhiên, loài tôm hùm bông được nuôi nhiều hơn cả bởi giá trị kinh tế cao, thích nghi tốt với điều kiện nuôi lồng và tăng trưởng mạnh hơn so với các loài tôm hùm khác [14]

Trang 34

22

Ngành: Arthropoda

Lớp: Crustacea

Bộ: Decapoda Họ: Palinuridae Giống: Panulirus Loài: P ornatus (Tôm hùm bông, hùm sao)

Hình 1 6: Tôm hùm bông

(Nguồn: [33])

- Đặc điểm dinh dưỡng: Tôm hùm là loại động vật ăn tạp, trong tự nhiên chúng ăn chủ yếu là các loại động vật như cá, tôm, cua ghẹ, cầu gai,…ngoài ra còn ăn các loại thực vật như rong rêu Tùy vào từng giai đoạn phát triển mà nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, tôm càng nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng càng cao, ở giai đoạn trước lột xác 2 – 4 ngày tôm ăn rất mạnh, giai đoạn lột xác tôm sẽ ăn chậm lại [17]

- Đặc điểm sinh trưởng: tôm hùm cũng như các loại giáp xác khác sinh trưởng thông qua quá trình lột xác Ở giai đoạn tôm còn nhỏ chu kỳ lột xác ngắn, tôm càng lớn thì kích thước và khối lượng của tôm tăng lên rất nhiều Nhìn chung thì tôm hùm có chu

kỳ lột xác dài hơn so với các loài giáp xác khác, do vậy tốc độ tăng trưởng của chúng tương đối chậm [17]

Trang 35

23

Hình 1 7: Tôm hùm bông nuôi tại vịnh Vân Phong

1.3.4.2 Hình thức và kết cấu lồng bè tôm hùm ở vịnh Vân Phong

a Kích thước và hình dạng lồng bè nuôi tôm hùm tại vịnh

Qua điều tra, kiểu lồng bè nuôi tôm hùm điển hình tại vịnh là kiểu lồng truyền thống bằng gỗ, có kích thước và hình dạng như hình 1.6

Đây là hình thức nuôi có nhiều ưu điểm hơn so với dạng lồng chìm hay lồng găm

vì các ô lồng có thể dịch chuyển dễ dàng đến các vùng nước sạch, nơi dòng chảy lưu thông tốt, tránh được ô nhiễm từ các nguồn thức ăn dư thừa, cho hiệu quả kinh tế cao, ít xảy ra dịch bệnh đặc biệt với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng như hiện nay

Tại vịnh Vân Phong đa số các hộ dân nuôi tôm hùm lồng bè có kích thước ô lồng

4 x 4 (m), 3,5 x 3,5 (m), 3,7 x 3,7 (m) Tùy theo sở thích của mỗi hộ mà kích thước ô khác nhau, nhưng chiếm đa số vẫn là 4 x 4 (m) Chiều sâu đáy thường từ 4 – 9 m

Trang 36

24

Hình 1 8: Lồng nuôi tôm hùm

Ngoài ra một số hộ còn làm loại lồng nuôi tôm hùm con với kích thước ô nhỏ hơn Kích thước khung sắt đặt dưới đáy lồng sẽ bằng kích thước khung lồng Đường kính khung sắt từ 14 đến 16 mm Khung sắt có nhiệm vụ là định hình, giúp căng đều và giữ cho lồng có thể tích ổn định Ngoài ra để khung không rỉ sét, người dân còn dùng ống nước bằng nhựa bao ngoài khung sắt

Hình 1 9: Khung sắt đặt dưới đáy lồng

Trang 37

25

Trên bè được thiết kế một nhà nhỏ dùng làm kho chứa thức ăn và là nơi nghĩ ngơi

và bảo vệ lồng nuôi Kích thước nhà bè tùy thuộc vào số lượng người ở Thông thường nhà bè thường có kích thước từ 1 đến 2 ô lồng

b Vật liệu làm lồng bè, phụ tùng

+ Vật liệu: khung lồng được làm bằng gỗ chịu mặn, bền (dẻ đỏ, xầm ná,…), mỗi

ô lồng sẽ được bố trí 8 cây, chiều dài mỗi cây là 5m hoặc 5,2m bề dày mỗi cây thường

là 9 cm hoặc 10 cm

Hình 1 10: Khung gỗ

Hình 1 11: Bu-long dùng để ghép các cây gỗ

Trang 38

26

Các cây gỗ được ghép với nhau bằng bu-long 12 – 14 mm dài 20 cm hoặc 22 cm

- Lưới bao lồng: là loại lưới PE 520D/3x10, có gút, kích thước mắt lưới tùy thuộc vào chu kì sinh trưởng của tôm hùm, đường kính chỉ lưới là 1,9 mm Khi tôm còn nhỏ thì kích thước lưới khác, tôm lớn hơn thì kích thước lại khác, đảm bảo cho tôm phát triển tốt, không bị lọt lưới Khi tôm lớn kích thước mắt lưới thường là 5 cm

Hình 1 12: Đo đường kính chỉ lưới

- Đối với lồng nuôi tôm hùm, khi tôm lớn, phần lưới dưới đáy lồng gồm hai lớp, lớp ngoài thường có kích thước nhỏ hơn nhằm giúp bảo vệ lớp lưới trong, thức ăn không rơi rớt ra ngoài và tránh sự phá hoại của cá nóc

Trang 39

27

Hình 1 13: Lưới khi chưa đặt xuống ô lồng

+ Phụ tùng: vật liệu giúp bè nổi là thùng phuy, chiều cao mỗi thùng thường là 85

cm đến 1m Mỗi ô lồng được bố trí gồm 4 phuy nhựa Phuy nhựa được nối với ô lồng bằng sợi đơn PA đường kính 1,5 – 1,8 mm

Hình 1 14: Thùng phuy được buộc vào cây gỗ

- Neo: Là bộ phận để cố định bè Neo được dùng để cố định dưới đáy là neo sắt, loại một mỏ hoặc hai mỏ Nặng từ 35 kg đến 50 kg Đa số ngư dân chọn loại neo một

Trang 40

1.3.4.3 Vị trí neo đậu lồng nuôi trên vịnh Vân Phong

Vị trí đặt lồng bè nằm trong khu vực biển có độ mặn ổn định, không bị ảnh hưởng bởi phương tiện giao thông đường thủy, không có dòng xoáy và không bị ảnh hưởng bởi các nguồn gây ô nhiễm như nước thải sinh hoạt, nước thải của khu công nghiệp Nền đáy là cát bùn hoặc rạn san hô bằng phẳng

Đặt lồng nơi dòng chảy ổn định, không đặt lồng bè nơi dòng chảy yếu hoặc nước đứng để tránh tình trạng ô nhiễm nguồn nước do chất thải từ thức ăn nuôi tôm, làm tôm chết do nước bẩn hoặc thiếu oxy

Ngày đăng: 11/02/2019, 09:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2018), “Nuôi tôm hùm đạt hiệu quả cao và bền vững tại các tỉnh miền Trung”, số 1/2018, tr. 6-90 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi tôm hùm đạt hiệu quả cao và bền vững tại các tỉnh miền Trung
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2018
[2]. Chi cục Thống kê huyện Vạn Ninh (2017), Thống kê tình hình nuôi tôm hùm tại huyện Vạn Ninh, Vạn Ninh – Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê tình hình nuôi tôm hùm tại huyện Vạn Ninh
Tác giả: Chi cục Thống kê huyện Vạn Ninh
Năm: 2017
[3]. Chi cục Thủy sản (2018), “Báo cáo tham luận công tác quản lý quy hoạch vùng nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa”, Khánh Hòa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tham luận công tác quản lý quy hoạch vùng nuôi tôm hùm tại Khánh Hòa
Tác giả: Chi cục Thủy sản
Năm: 2018
[5]. Phạm Thanh Dương và ctv (2014), “Mô hình hóa dòng chảy trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa”, Tuyển tập nghiên cứu biển, tập 20, tr. 30-43 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình hóa dòng chảy trong vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa
Tác giả: Phạm Thanh Dương và ctv
Năm: 2014
[7]. Nguyễn Văn Động (1995), Cơ sở lý thuyết và thiết kế ngư cụ, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý thuyết và thiết kế ngư cụ
Tác giả: Nguyễn Văn Động
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông Nghiệp
Năm: 1995
[8]. Nguyễn Văn Động, Nguyễn Trọng Thảo (2009), Công nghệ chế tạo ngư cụ, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ chế tạo ngư cụ
Tác giả: Nguyễn Văn Động, Nguyễn Trọng Thảo
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2009
[11]. Phạm Văn Huân (1991), Cơ sở hải dương học, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở hải dương học
Tác giả: Phạm Văn Huân
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 1991
[14]. Võ Văn Nha (2006), “Kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng và các biện pháp phòng trị bệnh”, tr. 10-30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng và các biện pháp phòng trị bệnh
Tác giả: Võ Văn Nha
Năm: 2006
[15]. Nhóm học viên CH Kiến trúc Khóa 2010, “Dự án Khu kinh tế Vân Phong – tỉnh Khánh Hòa”, Đại học Xây dựng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự án Khu kinh tế Vân Phong – tỉnh Khánh Hòa
[18]. Nguyễn Trọng Thảo, Phạm Văn Thông (2012), “Kết quả nghiên cứu thiết kế Định”, (4), tr. 76-81 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu thiết kế Định
Tác giả: Nguyễn Trọng Thảo, Phạm Văn Thông
Năm: 2012
[19]. Nguyễn Trọng Thảo, Kỹ thuật khai thác thủy sản 2, Trường Đại học Nha Trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật khai thác thủy sản 2
[20]. Phạm Bá Trung và ctv (2014), “Đặc điểm địa hình đáy và trầm tích tầng mặt vịnh hệ thống ngư cụ phòng tránh cá mập tấn công người tại vịnh Qui Nhơn, tỉnh Bình Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa”, Tuyển tập nghiên cứu biển, tập 20, tr. 44-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm địa hình đáy và trầm tích tầng mặt vịnh hệ thống ngư cụ phòng tránh cá mập tấn công người tại vịnh Qui Nhơn, tỉnh Bình Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa
Tác giả: Phạm Bá Trung và ctv
Năm: 2014
[21]. Ủy ban Nhân dân xã Vạn Hưng, Báo cáo Ban vận động chi hội nuôi tôm hùm xã Vạn Hưng, Vạn Ninh – Khánh Hoà Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Ban vận động chi hội nuôi tôm hùm xã Vạn Hưng
[22]. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III (2015), “Báo cáo tổng hợp quy hoạch nuôi tôm hùm đến năm 2020 và định hướng đến 2030”, tr. 43-65 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng hợp quy hoạch nuôi tôm hùm đến năm 2020 và định hướng đến 2030
Tác giả: Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III
Năm: 2015
[4]. Đặng Văn Dụng (2007), Thiết kế kỹ thuật thiết bị nâng hạ lồng nuôi tôm hùm ven biển, Đồ án tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nha Trang Khác
[6]. Phạm Tiến Đạt (2009), Sử dụng mô hình Eco Lab đánh giá một số đặc trưng môi trường khu vực nuôi trồng thủy sản, Luận văn thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Khác
[9]. Vũ Trọng Hội (2010), Điều tra hiện trạng kỹ thuật và đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của nghề nuôi lồng bè một số loài cá biển có giá trị kinh tế tại thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang Khác
[10]. Ngô Thị Hiên (2014), Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản xung quanh khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang Khác
[12]. Nguyễn Ngọc Hưng (2011), Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển nuôi cá lồng bè tại vịnh Cát Bà thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Nha Trang Khác
[16]. Nguyễn Minh Tân (2017), Phân lập và bước đầu định danh vi nấm từ vịnh Vân Phong, Đồ án tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nha Trang Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w