1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp1

57 809 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 117,13 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài2.Mục đích nghiên cứu3.Đối tượng và khách thể nghiên cứu4.Giả thuyết khoa học5.Nhiệm vụ nghiên cứu6.Phạm vi nghiên cứu7.Phương pháp nghiên cứu8.Đóng góp của đề tàiCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 1.1.Lịch sử của vấn đề nghiên cứu1.2.Cở sở lí luận về vấn đề nghiên cứu1.2.1.Một số khái niệm cơ bản về tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 11.2.1.1.Trò chơi1.2.1.2.Trò chơi học tập1.2.1.3.Vai trò của việc tổ chức trò chơi học tập1.2.2.Hệ thống các trò chơi sử dụng trong1.2.2.1.Hệ thống trò chơi dạy học vần1.2.2.1.1.Hệ thống trò chơi dạy âm mới1.2.2.1.2.Hệ thống trò chơi ôn tập âm1.2.2.1.3.Hệ thống trò chơi dạy vần mới1.2.2.1.4.Hệ thống trò chơi ôn tập vần1.2.2.2.Trò chơi rèn luyện kĩ năng chính tả1.2.2.3.Trò chơi rèn kĩ năng đọc nhanh từ ứng dụng1.2.2.4Trò chơi rèn kĩ năng giúp học sinh hiểu bài học và rèn kĩ năng nói1.2.3.Quy trình tổ chức trò chơi1.2.4.Các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp1.2.5.Một số biện pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TẠI GIỜ HỌC VUI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA BÌNH, VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG2.1.Vài nét về trường Tiểu học Nòa Bình2.1.1.Đội ngũ giáo viên2.1.2.Học sinh2.1.3.Điều kiện cơ sở vật chất2.2.Thực trạng về việc pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở trường Tiểu học Hòa Bình,Vĩnh Bảo, Hải Phòng 2.2.1.Nhận thức của giáo viên về việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 và cách tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở trường Tiểu học Hòa Bình,Vĩnh Bảo, Hải Phòng2.2.2.Hiểu quả của việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 ở trường Tiểu học Hòa Bình,Vĩnh Bảo, Hải PhòngKẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢOPHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

Trang 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng khảo sát tần suất sử dụng hệ thống các trò chơi trong dạy học

môn Tiếng Việt lớp 1 ở trường Tiểu học Hòa Bình,Vĩnh Bảo, Hải

Phòng

48

2 Bảng khảo sát thời điểm giáo viên ứng dụng các trò chơi vào tiết học

môn Tiếng Việt lớp 1 ở trường Tiểu học Hòa Bình,Vĩnh Bảo, Hải

Phòng

50

3 Bảng khảo sát mức độ yêu thích việc đưa trò chơi vào giờ học môn

Tiếng Việt của học sinh lớp 1 ở trường Tiểu học Hòa Bình, Vĩnh Bảo,

Hải Phòng

50

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY

HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản về tổ chức trò chơi trong dạy học môn

Trang 4

1.2.2.1.4 Hệ thống trò chơi ôn tập vần 27

1.2.2.3. Trò chơi rèn kĩ năng đọc nhanh từ ứng dụng 32

1.2.2.4 Trò chơi rèn kĩ năng giúp học sinh hiểu bài học và rèn kĩ năng nói 32

HÒA BÌNH, VĨNH BẢO, HẢI PHÒNG

2.2. Thực trạng về việc pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng

Việt lớp 1 ở trường Tiểu học Hòa Bình,Vĩnh Bảo, Hải Phòng

47

2.2.1. Nhận thức của giáo viên về việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn

Tiếng Việt lớp 1 và cách tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng

Việt lớp 1 ở trường Tiểu học Hòa Bình,Vĩnh Bảo, Hải Phòng

47

2.2.2. Hiểu quả của việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt

lớp 1 ở trường Tiểu học Hòa Bình,Vĩnh Bảo, Hải Phòng

50

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chương trình Tiếng Việt Tiểu học hiện hành đã kế thừa các thành tựu, kinhnghiệm dạy học trong nhiều năm qua đồng thời đã có những bước tiến quan trọng vàđạt được nhiều thành tựu to lớn Điều đó chứng tỏ rằng môn Tiếng Việt ở lớp Mộtchiếm một vị trí không kém phần quan trọng, là nền tảng để giúp các em học tốt cácmôn học khác bởi chỉ khi đọc thông, viết thạo, học sinh mới có thể tiếp thu chắc chắnkiến thức ở những lớp học tiếp theo Bên cạnh đó, môn Tiếng Việt còn rèn cho họcsinh một số phẩm chất như: cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về tự nhiên– xã hội và con người, bồi dưỡng cho các em tình yêu với ngôn ngữ tiếng Việt, đồngthời cũng góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa Bởivậy mà có thể nói rằng, giáo dục tiểu học chính là những viên gạch đầu tiên xây dựngnên nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân

Thế nhưng ở lứa tuổi tiểu học, các em học sinh rất dễ nhàm chán khi nghenhững lời nói mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc hoặc những yêu cầu khô khan buộccác em phải thực hiện theo Vì thế, để tạo hứng thú cho học sinh chú ý vào tiết học,tích cực tham gia các hoạt động học tập thì trong điều kiện dạy học ở Tiểu học hiệnnay, việc sử dụng các loại hình trò trơi ngôn ngữ vào hoạt động học tập đã là mộtphương pháp dạy học có hiệu quả, được các thầy, cô giáo xem như một hình thức tổchức dạy học mới, tích cực, cần phát huy thường xuyên trong các bài giảng TiếngViệt của mình Việc xây dựng và tổ chức một số trò chơi vui, nhẹ nhàng về TiếngViệt theo yêu cầu kiến thức và kĩ năng sử dụng Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là một việccần thiết để học sinh có thể tự học hoặc tham gia vào các trò chơi cùng bạn bè theotinh thần “Học vui – Vui học”, “Học mà chơi, chơi mà học”

Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việtnhưng một số giáo viên vẫn còn nặng tâm lý đây là môn học chính nên trong quá trình

Trang 7

giảng dạy học rất chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức với mục đích giúp học sinhhọc tốt môn học này Bởi vậy mà việc sử dụng trò chơi học tập đối với một số giáoviên còn mang tính hình thức hoặc có sử dụng trò chơi thì cùng ở mức độ gượng ép,miễn cưỡng Mặt khác, còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chưachọn lọc kỹ, không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổchức trò chơi chưa thực sự đạt kết quả Thực tế cho thấy, vẫn còn một số đối tượnghọc sinh thụ động, tự ti, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập Trướcthực trạng đó, tôi thiết nghĩ người giáo viên cần phải thay đổi một cách thức dạy họcmới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khi học tập mônTiếng Việt Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em cũng ngày càng hoàn thiện vàphát triển Và việc vận dụng trò chơi học tập trong môn Tiếng Việt nói chung và mônTiếng Việt lớp Một nói riêng là hết sức cần thiết.

Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy trong quá trình làm việc, học tập của conngười, vui chơi là một hoạt động bổ ích ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở lứa tuổi Tiểu học.Vui chơi không những giúp các em được thoải mái rèn luyện thể lực, rèn luyện cácgiác quan mà nó còn tạo cơ hội cho các em được giao lưu với nhau, được hợp tác vớibạn bè, đồng đội trong nhóm,… thông qua đó, các em sẽ dần được hoàn thiện những

kĩ năng giao tiếp Đó là kĩ năng được đặt ra hàng đầu trong mục tiêu của môn họcTiếng Việt bậc Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt lớp Một nói riêng Điều đóchứng tỏ hoạt động vui chơi và hoạt động hỗ trợ tích cực cho hoạt động học tập Vìthế, việc kết hợp sử dụng hình thức trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt sẽmang lại hiệu quả cao

Như chúng ta đã biết, trò chơi là một nhu cầu thiết yếu đối với lứa tuổi Tiểuhọc Nhất là học sinh lớp Một, giai đoạn chuyển từ hoạt động chủ đạo là vui chơi sanghọc tập Mặt khác, khi chơi trò chơi học tập, các em phải huy động nhiều giác quan đểtham gia và đó chính là điều kiện giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn Rất

dễ nhận thấy điều nay khi quan sát một tiết học của học sinh lớp Một: các em chỉ tậptrung nghe bạn, nghe cô nói một lúc đầu, sau đó thì đa số trẻ bắt đầu mất trật tự,

Trang 8

không chú ý hoặc làm việc riêng Phải làm thế nào để thu hút mọi học sinh trong lớpvào việc học mà không gây cho các em cảm giác mệt mỏi là vấn đề vô cùng khó khănđối với mỗi giáo viên phụ trách lớp Bởi chỉ khi học sinh tự giác tham gia vào cáchoạt động học thì lúc đó các em mới thực sự tiếp thu bài học một cách hiệu quả và cóthể tự biến những kiến thức trong sách vở thành sự hiểu biết, kĩ năng của chính bảnthân mình Cụ thể là:

- Trò chơi học tập giúp học sinh rèn luyện, củng cố, tiếp thu kiến thức đồngthời phát triển vốn kinh nghiệm được tích lũy trong cuộc sống qua hoạt động vui chơi

- Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu không khítrong lớp học dễ chịu, thoải mái giúp cho học sinh tiếp thu kiến thực một cách tự giác,tích cực trong tâm trạng hồ hởi, vui tươi

- Trò chơi học tập giúp phát huy năng lực cá nhân, rèn tính hòa nhập cộngđồng, nâng cao năng lực hợp tác đồng thời giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, có tínhđồng đội khi tham gia trò chơi học tập

- Trò chơi học tập giúp phát triển tư duy nhanh nhạy, óc sáng tạo, xử lí nhanhcác tình huống khi tham gia trò chơi

Tóm lại, trò chơi học tập không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáodục Trò chơi học tập giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cho tiết học them sinhđộng, nhẹ nhàng và hiệu quả, tạo cho lớp học bầu không khí hào hứng, sôi nổi, tránhcho học sinh cảm thấy nhàm chán Và quan trọng hơn, nó khơi dậy tính tích cực củahọc sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, phát hiện kiến thức mới theo hướng đổi

mới phương pháp dạy học Chính bởi lẽ đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Tổ chức

trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp Một”.

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài gớp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt nói chung vàmôn Tiếng Việt lớp Một nói riêng theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, sáng

Trang 9

tạo của học sinh, tăng cường hoạt động tập thể với hoạt động giao lưu, hình thành vàrèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Bên cạnh đó, đề tài góp phần gây hứng thú học tập môn Tiếng Việt cho họcsinh lớp Một – đối tượng mới được chuyển từ giai đoạn vui chơi là chính sang giaiđoạn mà nhiệm vụ chính là học tập Giờ học vui giúp trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”,phù hợp với đặc điểm tậm lí của các em Đồng thời giờ học vui còn giúp các em lĩnhhội kiến thức mới một cách dễ dàng và củng cổ khắc sâu kiến thức một cách vữngchắc, nâng cao chất lượng học tập một cách tối đa

Tạo cho các em cơ hội phát huy trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo, tạo mộtmôi trường giao tiếp thân thiện

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Vận dụng tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp Một ở trường Tiểu học Hòa Bình,Vĩnh Bảo, Hải Phòng

3.2 Khách thể nghiên cứu

Quan sát ở 46 giáo viên và 210 học sinh lớp 1 ở trườngTiểu học Hòa Bình về việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp Một

4 Giả thuyết khoa học

Việc học môn Tiếng Việt ở lớp Một có tầm quan trọng đặc biệt, làm nền tảngcho các em học các môn học khác cũng như học lên cao hơn Nếu biện pháp tổ chứcdạy học có thể gây hứng thú học tập cao cho các bé thì kết quả việc dạy của giáo viên

và nhiệm vụ học của học sinh sẽ đạt kết quả cao hơn

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

5.2 Thực trạng về tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp

5.3 Một số biện pháp tổ chức và hệ thống các trò chơi trong dạy học

Trang 10

môn Tiếng Việt lớp Một.

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Nội dung nghiên cứu: tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp

6.2 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 đến tháng 11năm 2017

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận nghiên cứu

- Phương pháp luận nghiên cứu bao gồm: lí thuyết trò chơi, lí thuyết trò chơihọc tập, lí thuyết tổ chức trò chơi học tập, tâm lí học học sinh Tiểu học

7.2 Phương pháp quan sát

- Là phương pháp thu nhập thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trựctiếp đối tượng và các nhân tố khác có liên quan đến đối tượng; kiểm chứng những kíthuyết, những giả thiết, so sánh kết quả nghiên cứu với thực nghiệm

7.3 Phương pháp phân tích

- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm: Là phương pháp nghiên cứu vàxem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thựctiễn và khoa học

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lýluận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc vềđối tượng Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tíchtạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng

7.4 Phương pháp phỏng vấn sâu

- Là phương pháp sử dụng những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiêncứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thứccủa người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ của người ấy

7.5 Phương pháp anket

Trang 11

- Là phương pháp nhà giáo dục sử dụng bảng hỏi sẵn trên giấy gửi cho đốitượng nghiên cứu, qua đó nhà nghiên cứu thu thập xử lí thông tin rút ra kết luận vềvấn đề nghiên cứu.

7.6 Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

- Trong nghiên cứu khoa học, sau khi đã thu thập được những số liệu điều trathì vấn đề rất quan trọng là phải trình bày, xử lí những số liệu đó như thế nào để khaithác có hiệu quả những số liệu thực tế đe, rút ra được những nhận xét, kết luận khoahọc, khách quan đối với những vấn đề cần nghiên cứu

7.7 Phương pháp thực nghiệm

- Là phương pháp nhà nghiên cứu chủ dộng tác động vào đối tượng nghiên cứutrong điều kiện đã được khống chế nhằm xác định mối liên hệ nhân quả giữa nguyênnhân, tác động và kết quả của nó

8 Đóng góp mới của đề tài

Thông qua khảo sát thực tôi nhận thấy rằng việc tổ chức một số trò chơi tronggiờ học toán góp phần đổi mới phương pháp dạy học Nhiều giáo viên đã đưa vào giờhọc Tiếng Việt ngay từ đầu năm và thấy kết quả học tập của các em tiến bộ hẳn lên.Đến giờ học Tiếng Việt các em không còn cảm thấy căng thẳng mà đã mạnh dạn trìnhbày ý kiến, nêu thắc mắc nên kết quả học tập cao hơn, học sinh hoạt động tích cực vàđồng đều

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY

HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

1.1 LỊCH SỬ VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

Trò chơi là một vấn đề không còn quá xa lạ trong dạy học nói chung và dạy họcTiểu học nói riêng Các vấn đề lí luận về trò chơi đã được nhiều nhà sư phạm trên thếgiới cũng như ở nước ta quan tâm, nghiên cứu Với sự đa dạng của hình thức tổ chứccũng như những ý nghĩa, tác dụng to lớn mà trò chơi đem lại, trò chơi được nghiêncứu theo nhiều khuynh hướng khác nhau:

- Khuynh hướng thứ nhất: các nhà sư phạm nghiên cứu trò chơi và sử dụng nóvới mục đích giáo dục – phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Tiêu biểu cho khuynhhướng này là: N.K Crupxkaia, I.A Komenxki, D Lokk, J.J Rutxo, Saclo Phurie,Robert Owen, A.X Macarenco, E.I Chikhieva,…

- Khuynh hướng thứ hai: với các đại diện tiêu biểu là I.B Bazedora, Ph.Phroebel, X.G Zalxmana,… họ nghiên và sử dụng trò chơi học tập trong phạm vi họctập Ở đây, trò chơi được xem như là một hình thức học tập sinh động có tác dụng lớntrong việc kích thích hứng thú cũng như xây dựng động cơ học tập cho học sinh Tiểuhọc nói chung và học sinh lớp Một nói riêng

- Khuynh hướng thứ ba: nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập vào mục đíchgiáo dục và phát triển một số năng lực phẩm chất trí tuệ cho học sinh, mà tiêu biểu làcác nhà sư phạm nổi tiếng như: T.M Babunova, A.K Bodarenco,… Với khuynhhướng này, trò chơi học tập được xem như là một phương pháp dạy học hiệu quả, gópphần quan trọng vào việc nâng cao tính tích cực, độc lập trong quá trình nhận thứccủa học sinh

Trang 13

Tuy đã có được sự quan tâm, đầu tư nghiên cứu của các nhà tâm lí học, các nhàbiên soạn sách nhưng phương pháp trò chơi mới chỉ dừng lại ở lí thuyết Hệ thống tròchơi được xây dựng vẫn còn nhiều hạn chế Nội dung, hình thức trò chơi chưa phongphú, phần hướng dẫn chơi còn sơ sài Điều đó dẫn đến kết quả mong muốn đạt đượcthông qua trò chơi không cao Vì vậy việc thiết kế hệ thống trò chơi học tập trongmôn Tiếng Việt lớp Một có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lí luận lẫn thực tiễn.

1.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1

1.2.1 Một số khái niệm về tổ chức trò chơi trong dạy học môn Tiếng Việt lớp Một

1.2.1.1 Trò chơi

Nguồn gốc

Trò chơi có nguồn gốc từ lao động và chuẩn bị cho thế hệ trẻ đến với lao động.Trò chơi mang bản chất xã hội, nội dung chơi của trẻ phản ánh cuộc sống hiện thựcxung quanh Trò chơi không nảy sinh một cách tự phát mà do ảnh hướng có ý thứchoặc không có ý thức từ phía người lớn và bạn bè, giao tiếp xã hội đóng một vai tròquan trọng trong việc hình thành và phát triển trò chơi

 Đặc điểm

Chơi là một hoạt động, ngoài những đặc điểm giống với các hoạt động khácnhư có phương hướng, có mục đích, có sự tham gia tích cực của cả nhân cách thì nócòn có những đặc điểm chuyên biệt sau:

- Động cơ của trò chơi không nằm ở kết quả mà nằm ngay trong bản thân hànhđộng chơi Trong trò chơi, trẻ không bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thực tiễn mà xuất phát

từ nhu cầu, hứng thú của trẻ

Trang 14

- Trò chơi là hoạt động tự lập của trẻ và mang tính tự do, tự nguyện Tính tự do,

tự nguyện ở các trò chơi khác nhau sẽ có những biểu hiện khác nhau

- Trong trò chơi, trẻ luôn có những sáng kiến và đó chính là sự hiện diện củamầm mống sáng tạo

- Trò chơi luôn mang lại sự thỏa mãn và niềm vui cho người chơi

- Trò chơi theo chủ đề: Trò chơi theo chủ đề rất đa dạng Trong các chủ đề vềcuộc sống muôn hình muôn vẻ thì các sự kiện xã hội chiểm một ví trí quan trọng Cáctrò chơi theo chủ đề bao gồm: trò chơi sắm vai, trò chơi đạ diễn, trò chơi đóng kịch

- Trò chơi vận động: Đây là loại trò chơi có sự vận động cơ bắp Trò chơi nàyđược trẻ em mọi lứa tuổi yêu thích Các trò chơi vận động cũng có nội dung trí tuệphong phú, đòi hỏi ở người chơi sự chú ý, nhanh nhẹn, phản ứng mau lẹ, linh hoạt.Đặc biệt, do trò chơi vận động có sự phối hợp một cách tự nhiên của nhiều thao táckhác nhau nên nó ảnh hướng khá tốt tới sự phát triển cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ

- Trò chơi trí tuệ: Đây là trò chơi dựa trên cơ sở hoạt động sáng tạo của trẻ Nộidung của các trò chơi này thường là sự thi đấu về một hoạt động trí tuệ nào đó như: sựchú ý, sự nhanh trí, sự ghi nhớ, tưởng tượng, tư duy, sáng tạo,… Trò chơi trí tuệ sẽgiúp trẻ hoàn thiện các năng lực trên, phát triển tính tự lập, tinh thần hoạt động tậpthể, tính kỉ luật, đồng đội,…

- Trò chơi hoạt động: Đây là một loại trò chơi gắn liền với hoạt động học tập.Loại trò chơi này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau

 Ý nghĩa

Trang 15

Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với trẻ Nó vừa thỏa mãn nhu cầu đượcchơi, được giải trí của trẻ, vừa góp phần phát triển các chức năng tâm lí và hình thànhnhân cách cho trẻ.

Khi được tổ chức đúng cách, hợp lí, trò chơi sẽ kích thích sự phát triển trí tuệcủa trẻ Thông qua hoạt động trò chơi, nhiều kĩ năng cần thiết cho trẻ được hình thành

và rèn luyện Đó là kĩ năng giải quyết vấn đề độc lập, tự giác Với những trò chơi tậpthể, đó là kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác.Thông qua những trò chơi này, tính kỉ luật, tính mục đích cũng được hình thành Tìnhcảm, ngôn ngữ của học sinh cũng được phát triển

Như vậy, có thể thấy trò chơi là một hoạt động rất bổ ích, có tác dụng phát triểnhọc sinh toàn diện Do vậy, chúng ta cần áp dụng phương thức “Học mà chơi, chơi

mà học” trong giáo dục trẻ em

1.2.1.2 Trò chơi học tập

 Khái niệm

Khái niệm trò chơi học tập được đưa ra như sau: Trò chơi học tập là trò chơi cóluật và nội dung cho trước, là trò chơi của sự nhận thức, hướng đến sự mở rộng, chínhxác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng đã có nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáodục lòng ham hiểu biết cho trẻ - trong đó nội dung học tập được kết hợp với hình thứcchơi

 Đặc điểm

Trò chơi học tập thuộc nhóm trò chơi có luật, thường do người lớn nghĩ ra chotrẻ con chơi và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học, hướng tới phát triển trí tuệcho trẻ

Trò chơi học tập khác với các loại trò chơi khác ở chỗ: nhiệm vụ nhận thức vàluật chơi trong trò chơi học tập đòi hỏi trẻ phải phát huy trí óc làm việc thực sự nhưnglại được thực hiện dưới hình thức chơi thú vị, vui vẻ Trò chơi học tập là trò chơi cóluật chơi cố định

Trang 16

Trên thực tế, có nhiều giáo viên nhầm lẫn giữa trò chơi học tập và các bài tậpđược tổ chức dưới dạng trò chơi ( ai làm nhanh nhất, ai làm đúng nhất ) Chúng tôixin đưa ra bảng so sánh bài tập và trò chơi học tập

1 Động cơ - Động cơ của hoạt động giải

bài tập nằm ở kết quả của hoạtđộng – nhận thức đúng Động

cơ này xuất phát từ nhu cầunhận thức

- Động cơ của hoạt động chơi nằm

ở ngay bản thân hành động chơi

2 Nhiệm vụ

nhận thức

- Nhiệm vụ nhận thức đượcđưa ra trực tiếp, cụ thể, rõ ràngthông qua yêu cầu của bài tập

Việc giải quyết nhu cầu nhậnthức chính là mục tiêu của hoạtđộng

- Nhiệm vụ nhận thức không đượcđưa ra trực tiếp mà nằm trongnhiệm vụ chơi, trong luật chơi vàhành động chơi Việc giải quyếtnhiệm vụ nhận thức chỉ là cáchthức, con đường đi đến đích cuốicùng là “Thắng” chứ không phải làmục tiêu của hoạt động

3 Đặc điểm,

tính chất của

hoạt động

- Là hoạt động bắt buộc, họcsinh không muốn cũng phảithực hiện

- Hành động giải bài tập diễn

ra độc lập ở mỗi học sinh,không chịu chi phối bởi mongmuốn của người khác

- Là hoạt động độc lập của trẻ,mang tính tự do, tự nguyện

- Trẻ hành động theo thứ tự, theolượt phù hợp với luật chơi, biết tínhđến mong muốn của người khác

4 Kết quả - So sánh kết quả với đáp án để

xác định “đúng – sai” ( không

có yếu tố thi đua )

- So sánh các kết quả với nhau đểxác định “thắng – thua” ( có yếu tốthi đua )

 Cấu trúc

Trang 17

- Nhiệm vụ nhận thức: Đây chính là nội dung chơi có tính chất như một bàitoán mà học sinh phải dựa trên các điều kiện đã cho Nhiệm vụ nhận thức là thànhphần cơ bản của trò chơi học tập Nó khêu gơi hứng thú của học sinh, kích thích tínhtích cực và nguyện vọng chơi của các em Mỗi một trò chơi học tập có nhiệm vụ nhậnthức của mình, chính điều đó làm cho trò chơi này khác trò chơi khác.

- Hành động chơi: Các hành động chơi là thành phần chính của trò chơi họctập, thiếu chúng thì không còn là trò chơi nữa Các hành động chơi như là họa tiết củachủ đề chơi Những hành động ấy càng nhiều bao nhiêu thì bản thân trò chơi càng líthú bấy nhiêu

- Luật chơi:

+ Là những quy định sẵn có mà nhất thiết người chơi phải tuân thủ trong khichơi Luật chơi quyết định trò chơi và nếu phá vỡ chúng thì trò chơi học tập cũng bịphá vỡ theo

+ Mỗi trò chơi học tập có luật chơi riêng, do nội dung chơi quy định Các luậtchơi đã tạo nên quy chế tự điều khiển hành vi của học sinh và nhờ luật chơi giáo viên

có thể điều khiển được hành vi của học sinh trong khi chơi

+ Trong trò chơi học tập, luật chơi rất đa dạng Đó có thể là:

 Quy định về hành động chơi và thứ tự các hành động chơi

 Điều khiển quan hệ giữa các bạn chơi

 Giới hạn hoặc cấm một số biểu hiện hành động hoặc nêu các hình thứcphạt khi vi phạm luật chơi

- Trò chơi học tập bao giờ cũng có một kết quả nhất định Đó là lúc kết thúc tròchơi, người học giải quyết thành công một nhiệm vụ nhận thức nào đó mà trò chơiyêu cầu Kết quả của trò chơi thường thỏa màn nhu cầu nhận thức cũng như nhu cầuchơi của học sinh

 Phân loại

Xét theo phương diện phát triển các chức năng tâm lí của học sinh, trò chơi họctập được chia thành các loại sau:

Trang 18

- Trò chơi học tập nhằm phát triển các giác quan: Đây là trò chơi nhằm pháttriển các hành động nhạy cảm ở học sinh như: sự tinh nhạy của đôi mắt, sự tinh nhạycủa đôi tai,…

- Trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy: Những trò chơi này giúphọc sinh nhìn nhận, phân tích, so sánh, khái quát về sự vật, hiện tượng theo một dấuhiệu bề ngoài Trong quá trình phân loại, trẻ phát hiện những dấu hiệu giống nhau,những dấu hiệu khác nhau để đi đến sự sắp xếp của sự vật, hiện tượng theo những dấuhiệu chung Như vậy, khả năng khái quát của trẻ được hình thành và phát triển

- Trò chơi học tập nhằm phát triển óc tưởng tượng: Đây là loại trò chơi mà họcsinh sử dụng vốn sống, những biểu tượng đã có ở trong đầu để thực hiện các thao tácchơi, nội dung chơi và nhập vai thực sự vào cuộc chơi

- Trò chơi học tập nhằm phát triển trí nhớ: Đây là loại trò chơi rèn luyện vàphát triển trí nhớ của học sinh về những tri thức, khái niệm, biểu tượng mà các em đãlĩnh hội trước đó

- Trò chơi học tập giúp cho sự phát triển chú ý, ngôn ngữ của học sinh

Sự phân loại này chỉ mang tính chất tương đối, giúp chúng ta nhận ra ý nghĩa,mục đích của trò chơi với sự phát triển trí tuệ của học sinh Trên thực tế, nhiều tròchơi mang tính chất tổng hợp, nó vừa có ý nghĩa phát triển các giác quan, vừa có ýnghĩa đối với sự phát triển các thao tác trí tuệ

=>Như vậy “tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn Tiếng Việt” là việc đưa

các trò chơi học trò chơi có luật và nội dung cho trước và trò chơi của sự nhận thức,hướng đến sự mở rộng, chính xác hóa, hệ thống hóa các biểu tượng đã có vào chươngtrình giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 1 nhằm phát triển các năng lực trí tuệ, giáo dụclòng ham hiểu biết cho trẻ, hỗ trợ cho tiết học thêm sinh động, nhẹ nhàng và hiệu quả,tạo cho lớp học bầu không khí hào hứng, sôi nổi, tránh cho học sinh cảm thấy nhàmchán Và quan trọng hơn, nó khơi dậy tính tích cực của học sinh trong quá trình chiếmlĩnh tri thức, phát hiện kiến thức mới theo hướng đổi mới phương pháp dạy học

Trang 19

1.2.1.3 Vai trò của việc tổ chức trò chơi học tập

Việc sử dụng trò chơi học tập là rất cần thiết, đa dạng hình thức dạy học, thayđổi không khí lớp học, giáo viên vẫn cho học sinh nắm bắt mọi nội dung bài học trongtâm thế thoải mái, tự giác cao Trò chơi góp phần đổi mới phương pháp dạy học Hoạtđộng vui chơi là điều kiện, là môi trường, là giải pháp, là cơ hội thuận lợi nhất gópphần thực hiện mục tiêu giáo dục, tạo điều kiện để trẻ phát triển tâm lực, thể lực, trílực một cách tổng hợp Trò chơi giúp cho học sinh phát triển thêm những điều mới

mà các em đã tiếp cận trong sách giáo khoa, luyện tập những kĩ năng thao tác mà các

em được học tập Qua vui chơi các em sẽ được rèn luyện các tình huống khác nhaubuộc mình phải có sự lựa chọn hợp lí, tự mình phát hiện được những điểm mạnh,điểm yếu, những khả năng hứng thú cũng như nhược điểm của bản thân Tổ chức tròchơi khoa học, hợp lí giúp học sinh phát triển về mặt thể chất một cách tự nhiên, rèntình nhanh nhẹn, hoạt bát, tự tin trước đám đông Đặc biệt sự phối hợp nhịp nhànggiữa các thao tác vận động và sự phát triển tư duy, khả năng điều khiển của thần kinhtrung ương sẽ càng phát triển chuẩn xác Ngoài ra, sân chơi trò chơi còn rèn cho họcsinh rất nhiều kĩ năng sống cần thiết: kĩ năng tổ chức, kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hợptác, kiểm tra đánh giá,…

Trò chơi học tập còn là phương tiện rất tốt để khắc phục những mặt khó khăntrong quá trình tu duy của học sinh Trong quá trình chơi, học sinh bộc lộ những sailầm trong những tình huống mới, giáo viên hoặc bạn bè trong nhóm sẽ phát hiện vàgiúp đỡ các em giải quyết các tình huống đó Qua đó, các em sẽ tích lũy được kinhnghiệm, kịp thời sửa chữa sai sót trong tư duy

Trò chơi học tập có ảnh hưởng sâu sắc tới việc giáo dục đạo đức cho học sinh

Nó góp phần giáo dục cho các em tính thật thà, tính tổ chức, tính tự lực, tính đoàn kết,

Trò chơi học tập được coi là một phương tiện quan trọng trong quá trình dạyhọc ở Tiểu học nói chung và dạy học lớp Một nói riêng bởi:

Trang 20

- Trò chơi học tập giúp học sinh lĩnh hội tri thức và các kĩ năng khác nhau màkhông có chủ định từ trước.

- Ở trò chơi học tập có sự tự nguyện và bình đẳng giữa các học sinh Mọi họcsinh đều có vị trí, nhiệm vụ như nhau khi tham gia trò chơi

- Ở trò chơi học tập học sinh cảm nhận được một cách trực tiếp kết quả hànhđộng của mình: đúng – sai, phát hiện ra cái mới, … Kết quả này có ý nghĩa to lớn vớicác em, nó mang lại niềm vui vô hạn, thúc đẩy tính tích cực, củng cố và mở rộng vốnhiểu biết của các em

- Trò chơi học tập góp phần tạo không khí hào hứng thỏa mãn tâm sinh lí trẻ,thúc đẩy tính tích cực hoạt động sáng tạo, giờ học diễn ra nhẹ nhàng

1.2.2 Hệ thống các trò chơi sử dụng trong dạy học môn Tiếng Việt lớp Một

1.2.2.1 Hệ thống trò chơi dạy học vần

1.2.2.1.1 Hệ thống trò chơi dạy âm mới

 Xếp hạt tạo chữ cái

- Mục đích: Giúp học sinh:

 Củng cố và rèn luyện khả năng nhận diện các chữ cái

 Phát triển trí tưởng tượng cho trẻ

 Luyện khả năng khéo léo, tính thẩm mĩ cho trẻ

Trang 21

 Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cô xếp mẫu chữ cái Giáo viên vừaxếp vừa hướng dẫn trẻ xếp thứ tự các nét chữ, xếp từ trên xuống dưới, từtrái sang phải

 Sau khi xem mẫu, giáo viên yêu cầu học sinh xếp Trong khi học sinhxếp, giáo viên đi lại, quan sát, nếu có học sinh không xếp được thì giáoviên có thể giúp đỡ bằng cách yêu cầu học sinh đó vẽ chữ cái đó trước,rồi xếp theo chữ vừa vẽ

 Học sinh nào xếp nhanh và đẹp nhất sẽ được giáo viên khen thưởng

 Giáo viên phổ biến luật chơi: Cô có một số mảnh ghép bằng xốp Nhiệm

vụ của các nhóm là ghép các mảnh đó thành một chữ cái Mỗi bạn chỉ cómột lượt chạy lên ghép Nhóm nào ghép đúng và nhanh nhất sẽ là độithắng cuộc Thời gian cho các nhóm là 5 phút

 Học sinh tiến hành chơi

Trang 22

 Giáo viên và học sinh cùng kiểm tra kết quả, khen thưởng đội thắng cuộc

- Lưu ý:

 Thời điểm sử dụng: trong thời gian củng cố tiết 2

1.2.2.1.2 Hệ thống trò chơi ôn tập âm

 Tinh mắt tìm chữ

- Mục đích: Giúp học sinh:

 Củng cố, ghi nhớ và nhận diện đúng, nhanh các chữ cái trong bảng chữcái Tiếng Việt

 Ghi nhớ thứ tự các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt

 Rèn luyện sự nhanh nhẹn, tinh mắt

- Lưu ý:

 Thời điểm sử dụng: Trong thời gian củng cố tiết 2 bài 28

Trang 23

 Bé làm họa sĩ

- Mục đích: Giúp học sinh:

 Rèn luyện khả năng nhận diện, phân biệt các chữ cái

 Rèn luyện kĩ năng tô màu

- Chuẩn bị:

 Chuẩn bị một bức tranh chưa tô mùa khổ to, trong đó có đánh dấu cácmàu cần tô cho mỗi phần của bức tranh bằng một chữ cái tương ứngVD: Tranh cho bài 11: Ôn tập

 Chuẩn bị một bức tranh đã tô màu khổ to

 Photo cho mỗi học sinh một bức tranh chưa tô màu khổ bé

 Học sinh chuẩn bị bút màu

- Cách tiến hành:

 Giáo viên cho học sinh một tờ giấy photo bức tranh chưa tô màu khổ bé

 Giáo viên phổ biến luật chơi: Bức tranh trên vẫn chưa được tô màu Cáccon hãy tô màu cho bức tranh trên bằng cách dùng bút màu để tô màubức tranh theo hướng dẫn:

+ Tô màu vàng vào những phần có chữ o

+ Tô màu đỏ vào những phần có chữ c

+ Tô màu đen vào những phần có chữ ơ

+ Tô màu hồng vào những phần có chữ ô

 Mỗi học sinh tô trong khoảng 7 phút Sau 7 phút các em sẽ đổi bài đểchấm lẫn nhau Giáo viên sẽ treo bức tranh đã tô màu khổ to lên bảng.Học sinh nhìn và đối chiếu với tranh của bạn, chấm điểm theo quy địnhcủa giáo viên, cứ tô đúng một phần sẽ được một điểm Tô đẹp được 1điểm

 Giáo viên kiểm tra lại kết quả chấm bài của học sinh Tuyên dươngnhững học sinh được điểm cao

- Lưu ý:

Trang 24

 Thời điểm sử dụng: Trong thời gian củng cố cuối tiết 2

 Bàn cờ ghi các chữ cái cần ôn ( khoảng 4 chữ cái )

 1 quân xúc xắc là một khối vuông: 1cm x 1cm mỗi mặt ghi 1 chữ cái ứngvới các chữ cái ghi trên bàn cờ

 1 ống ( hoặc ca, cốc con) để lắc quân xúc xắc và hạt làm quân đi

- Cách tiến hành:

 4 học sinh chơi trên một bàn cờ Trước khi chơi cho các em "oẳn tù tì",học sinh nào thắng sẽ được đổ quân xúc xắc trước Học sinh cho quânvào ống (ca, cốc) lắc nhiều lần rồi đổ ra, mặt trên của quân xúc xắc cóchữ cái nào ứng với chữ cái ghi trên bàn cờ thì học sinh được lấy 1 hạtđặt vào ô ghi chữ cái đó trên bàn cờ Rồi tiếp tục các học sinh bên cạnh

đi tiếp ( theo chiều kim đồng hồ )

 Trong quá trình chơi, nếu học sinh nào đổ quân xúc xắc có chữ cái trùngvới chữ cái đã có quân đi rồi thì choi như mất lượt đi Học sinh nào cóquân xếp kín các ô trên bàn cờ, học sinh đó thắng cuộc

- Lưu ý:

 Thời điểm sử dụng: Trong thời gian củng cố cuối tiết 2

 Giải ô chữ

- Mục đích: Giúp học sinh:

 Huy động, ôn tập và mở rộng vốn từ Tiếng Việt của mình

 Rèn luyện trí thông minh và phản xạ nhanh

Trang 25

mà giáo viên có thể tổ chức cho phù hợp.

 Giáo viên nêu câu hỏi gợi ý để học sinh giải từng ô chữ hàng ngang theothứ tự từ trên xuống Học sinh nào hoặc nhóm nào giải được trước sẽ ghiđiểm (giải mỗi ỗ chữ hàng ngang được 10 điểm, giải ô chữ hàng dọcđược 30 điểm) Kết thúc trò chơi, ai hoặc nhóm nào ghi được nhiềuđiểm, nhóm đó sẽ thắng

- Lưu ý:

 Trò chơi này có thể được tổ chức dưới hình thức khác theo từng cặp: mộtngười giải thích nghĩa của từng từ, một người đoán từ Trong một thờigian nhất định, cặp nào giải được nhiều ô chữ, đội đó thắng

 Thời điểm sử dụng: Trong tiết 2, khi luyện đọc Giáo viên tổ chức giải ôchữ rồi lấy ngữ liệu của trò chơi để luyện đọc hoặc trong thời gian củng

cố cuối bài

 Trò chơi này có thể sử dụng cho nhiều loại bài khác nhau nữa

 Cướp cờ

- Mục đích: Giúp học sinh:

 Luyện khả năng nhận biết nhanh các chữ cái đã học

 Rèn khả năng nhanh nhẹn, tính kỉ luật

- Chuẩn bị

 5 - 6 lá cờ, các lá cờ gắn các chữ cái (các chữ không trùng nhau)

 1 ống cắm cờ

Trang 26

- Cách tiến hành:

 Chơi cả lớp ở ngoài sân Chia làm hai đội (số người bằng nhau)

 GV vẽ một vòng tròn có đường kính là 30 cm, đặt ống cắm cờ vào giữavòng tròn và cắm các lá cờ có gắn chữ cái (lá cờ phải được cắm thẳng đểtrẻ nhìn rõ mặt chữ) Từ vòng tròn đặt ống cắm cờ khoảng 3-4m ở haiđầu sân GV kẻ một vạch mốc

 GV cho học sinh của hai đội đứng ở vạch mốc, quay mặt về phía ốngcắm cờ Khi nghe hiệu lệnh của GV: Chuẩn bị: "Cướp cờ chữ a" Hai họcsinh chạy nhanh tới lấy cờ có chữ a Học sinh nào lấy đúng cờ chữ a vàchạy nhanh về đội của mình là thắng cuộc (Khi lấy cờ không được chạmngười vào nhau)

 GV lại gọi tiếp 2 học sinh lên cướp cờ Chơi cho đến hết cờ cắm ở ống.Đội nào lấy được nhiều cờ và đúng chữ là người thắng cuộc

- Lưu ý:

 Thời điểm sử dụng: Trong tiết 2

 Trò chơi này có thể sử dụng cho nhiều bài khác nữa

1.2.2.1.3 Hệ thống trò chơi dạy vần mới: Giải đố

Trang 27

 GV nêu câu đố, các đội suy nghĩ, bàn bạc và đưa ra câu trả lời Các độiviết đáp án vào bảng con và giơ lên Đội nào có đáp án đúng được 10điểm.

 Sauk hi đọc hết câu đó, đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc

 Phát triển kĩ năng phân tích, suy luận

- Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho mỗi học sinh một phiếu trò chơi

Trang 28

 Luyên đọc, viết những từ ứng dụng chứa các vần đang học.

 GV chuẩn bị cho học sinh một phiếu trò chơi

VD: Bài 67: Phiếu ôn tập có nội dụng:

Ngày đăng: 09/02/2019, 08:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10. SKKN:" Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở Tiểu học" - Nguyễn Thị Hoa, trường TH Phan Chu Trinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học ở Tiểu học
1. SGK Tiếng Việt 1 (tập 1, 2) - NXB Giáo dục - Hà Nội, 2005 Khác
2. Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học (Tập 1) - NXB ĐHSP - Hà Nội, 2009. Chủ biên: Lê Phương Nga Khác
3. Giáo dục Tiểu học - NXB Giáo dục Hà Nội, 1997. Chủ biên: Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa Khác
4. Tâm lí Tiểu học - NXB ĐHSP - Hà Nội, 2008. Chủ biên: Bùi Văn Huệ, Phan Thị Hạnh Mai Khác
5. Tâm lí Tiểu học - NXB Giáo dục - Hà Nội, 1994. Chủ biên: Bùi Văn Duệ Khác
6. Tâm lí trò chơi trẻ em - Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh, năm 1986 Khác
7. 150 trò chơi thiếu nhi - NXB Giáo dục. Chủ biên: Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức Khác
8. Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trí tuệ, thể lực cho học sinh - NXB Giáo dục. Chủ biên: Hà Nhật Thăng Khác
9. Học mà vui, vui mà học - NXB ĐHSP. Chủ biên: Vũ Xuân Đình Khác
12. SKKN: "Tổ chức trò chơi trong giờ học Tiếng Việt ở lớp 1&#34 Khác
13. SKKN: "Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt ở các lớp 1, 2, 3 Khác
14. SKKN: "Làm thế nào để vận dụng và thiết kế trò chơi học tập Tiếng Việt Lớp 5 đạt hiệu quả&#34 Khác
15. SKKN: "Xây dựng trò chơi học vần cho học sinh lớp Một&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w