1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3 theo mô hình trường học mới.

52 838 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 4,53 MB

Nội dung

Biện pháp 1: Nắm chắc mục tiêu của môn học và trò chơi học tập. Biện pháp 2 : Nghiên cứu kĩ cấu trúc tài liệu hướng dẫn học và phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt theo mô ình trường học mới. Biện pháp 3: Xây dựng trò chơi học tập

Trang 1

Phần 1: LÍ LỊCH

- Họ và tên tác giả : Nguyễn Thị Thành Huế

- Ngày tháng năm sinh : 22/12/1978

- Chức vụ, chức danh : Giáo viên

- Năm vào ngành : 1998

- Trình độ chuyên môn : Cao đẳng Sư phạm Tiểu học

- Đơn vị công tác : Trường Tiểu học Lạc Đạo A - Văn Lâm -Hưng Yên

- Tên đề tài nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3 theo mô hình trường học mới.

Trang 2

Phần 2: TRÌNH BÀY NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Môn Tiếng Việt là môn học có tầm quan trọng bậc nhất trong các môn học

ở Tiểu học (được xem là môn học công cụ) Tiếng Việt là một môn khoa học xãhội cơ bản nó liên quan đến các môn học khác và hoạt động giao tiếp trong cuộcsống Bởi lẽ Tiếng Việt không những dạy cho các em biết kiến thức về ngôn ngữtrong giao tiếp mà còn giúp các em giữ gìn tiếng mẹ đẻ Thông qua việc dạy vàhọc, Tiếng Việt góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến

thức “sơ giản” về Tiếng Việt, về tự nhiên, xã hội và con người, về văn hoá, văn

học của Việt Nam ,bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn

sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa

Tiếng Việt có nhiệm vụ làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các

em một số kiến thức về từ, câu, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao Tiếng Việt làmột thứ tiếng giàu đẹp và trong sáng mà lịch sử đã chứng minh rằng “Tiếng Việttrở thành vũ khí của dân tộc Việt Nam”

Sản phẩm của Tiếng Việt là công cụ ngôn ngữ giao tiếp (Học sinh dùng ngônngữ để học, nói, viết trong hoạt động học tập và giao tiếp với mọi người xung quanh).Vì vậy Tiếng Việt góp phần cho việc hình thành và phát triển nhân cách của họcsinh

Chúng ta đều biết đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học là ưa màusắc, rất hiếu động Đặc biệt là các em ở tuổi nhi đồng như học sinh lớp 3, các emrất thích khám phá cuộc sống xung quanh, thích được khen, nếu ta giữ mãiphương pháp cổ truyền thì học sinh sẽ tiếp thu kiến thức một cách thụ động

Trang 3

Nhằm để đào tạo những con người đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳmới, đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục, trong đó bậc Tiểu học là bậc học đóngvai trò làm nền móng Cùng với những môn học khác, môn Tiếng Việt ở tiểu họcgiữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phát triển nănglực trí tuệ cho học sinh Nó trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết nhằmphục vụ đời sống và phát triển của xã hội Môn Tiếng Việt ở lớp 2 và lớp 3 là cơ

sở ban đầu có tính quyết định cho việc dạy học Tiếng Việt sau này của học sinh

Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tiếng Việt, người giáo viên phải thựchiện đổi mới các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực họcsinh, sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cáchtích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự pháthiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học Từ đó chiếm lĩnh nội dung mớicủa bài học, môn học Giáo viên là người theo dõi quan sát và giúp đỡ các emthực hiện mục tiêu đó Trong đó “Học mà chơi - chơi mà học” là một trong nhữngphương pháp giúp cho học sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rènluyện kiến thức, đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú Thôngqua trò chơi học tập học sinh được phát triển cả về trí tuệ, thể lực, nhân cách, giúpcho việc học tập nhẹ nhàng hơn Đồng thời đáp ứng được hai nhu cầu đó là “nhucầu vui chơi và nhu cầu học tập” đây là một hình thức đang được xã hội quan tâm.Vì học sinh Tiểu học là “Tiềm năng phát triển” nên người giáo viên phải biết sángtạo, sử dụng hài hoà các phương pháp khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiếnthức vào thực tế, tức là phát triển ở học sinh khả năng giải quyết những vấn đề docuộc sống đặt ra

Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổchức hoạt động cho HS Dưới sự hướng dẫn của GV, HS được hoạt động bằngcách tự chơi trò chơi Trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài

Trang 4

học Luật chơi, cách chơi thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt làphương pháp học có sự chủ động, tích cực, hợp tác và sự tự nhận xét.

Từ những lí do trên, cộng với kinh nghiệm đứng lớp, tôi đã thường xuyên

áp dụng trò chơi vào các tiết học Tiếng Việt Tôi thấy những trò chơi ấy thật sự cóhiệu quả cao trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, tiết học lại sôi nổi gâyhứng thú cho học sinh Vì thế tôi đã chọn và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm:

Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3 theo mô hình trường học mới.” Với mong muốn giúp các em

học sinh yêu thích và học tập tốt hơn môn Tiếng Việt

Để thực hiện được nội dung sáng kiến trên bản thân tôi nhận thấy ngay từđầu năm nhận lớp chủ nhiệm cần phải nghiên cứu cách tổ chức học tập theo môhình trường học mới, nội dung chương trình hướng dẫn học Tiếng Việt 3 Cùngvới việc nghiên cứu chương trình bản thân tôi còn phải kiểm tra đánh giá phânloại học sinh cũng như mở rộng các nội dung kiến thức mang tính đặc thù củamôn học Chính vì vậy mà tôi đã lập kế hoạch cũng như giới hạn nghiên cứu ngaytrên thực tế giảng dạy lớp mình và dạy thực nghiệm một số tiết của các lớp trongkhối

- Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA : Một số biện pháp tổ chức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh học môn Tiếng Việt lớp 3 theo mô hình trường học mới.”

Trước hết giúp cho tôi có hiểu biết sâu sắc về công việc giảng dạy của mìnhnhằm nâng cao chất lượng cho học sinh do tôi đảm nhận

Trang 5

Giúp các em yêu thích môn học, trang bị cho các em một số hiểu biết cơ bản

về Tiếng Việt, hình thành và phát triển 3 năng lực, 4 phẩm chất theo thông tư 22của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Giúp giáo viên say mê với công việc, yêu nghề mến trẻ

- PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI :

Nội dung đề tài đề cập đến là một số biện pháp giáo viên cần có để tổ chứctrò chơi học tập môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 3 theo mô hình trường học mớiđạt hiệu quả cao tại trường Tiểu học Lạc Đạo A

II PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH :

II.I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

1 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu hoạt động tổ chức trò chơi học tập, trò chơi Tiếng Việtnói chung và trò chơi trong giờ học Tiếng Việt nói riêng không phải là vấn đềhoàn toàn mới mẻ Qua tìm hiểu tôi thấy các công trình nghiên cứu về trò chơi họctập tập trung ở một số hướng chính sau:

Hướng thứ nhất: nghiên cứu các trò chơi học tập nói chung Trò chơi họctập không phải là vấn đề mới Nhiều nhà nghiên cứu ở các nước trên thế giới đãchỉ rõ tầm quan trọng của loại hoạt động này Trong quá trình đổi mới về nội dung

và phương pháp dạy học có rất nhiều nhà giáo dục trong nước nghiên cứu, tìm tòi,thiết kế nên các trò chơi nhằm giáo dục toàn diện hứng thú học tập cho các emnhư cuốn: “Tổ chức hoạt động vui chơi ở Tiểu học nhằm phát triển tâm lực, trítuệ, thể lực cho học sinh” của Hà Nhật Thăng (chủ biên), hay cuốn: “150 trò chơithiếu nhi” của Bùi Sĩ Tụng và Trần Quang Đức (đồng chủ biên).Ở các tài liệu này,các tác giả đã đề cập rất rõ vai trò cũng như tác dụng của trò chơi và đưa ra những hoạtđộng vui chơi chung chung nhưng chưa đi sâu vào ứng dụng và tổ chức trò chơi trongmôn học cụ thể

Trang 6

Hướng thứ hai: Nghiên cứu các trò chơi Tiếng Việt Nhiều nhà nghiên cứutrong nước đã có những công trình nghiên cứu và nhiều ý kiến xung quanh vấn đềtrò chơi học tập và sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học môn TiếngViệt ở Tiểu học.

- Theo tác giả Nguyễn Trí: Dạy học ở bậc Tiểu học, nhất là các lớp 1,2,3 nếubiết sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các trò chơi học tập thì sẽ có tác dụng rất tíchcực, kích thích hứng thú học tập và tạo chất lượng cho bài học Tiếng Việt

- Các tác giả Trần Mạnh Hưởng (chủ biên), Nguyễn Thị Hạnh, Lê PhươngNga thông qua cuốn Trò chơi học tập Tiếng Việt 2,3 NXB Giáo dục, đã bàn vềviệc sử dụng trò chơi học tập: Những trò chơi đưa vào sách thường dựa vào nộidung cụ thể của từng phân môn Tuy nhiên, tác giả không đi sâu vào từng địa bàn,từng đối tượng HS để có gợi ý sử dụng trò chơi hợp lí

Điểm qua các công trình nghiên cứu về trò chơi học tập và trò chơitrong dạy Tiếng Việt, chúng ta thấy các công trình nghiên cứu chủ yếu đi vàodiện rộng, quan tâm giới thiệu các trò chơi và một số ví dụ về cách tổ chức.Việc xem xét các biện pháp cụ thể để tổ chức các trò chơi trong giờ học TiếngViệt cho một đối tượng HS xác định vẫn chưa có công trình nào đi sâu xem xét.Đây chính là khoảng trống dành cho đề tài tôi đi tiếp

2 Cơ sở lí luận:

Ở lứa tuổi tiểu học, cơ thể trẻ đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể là các hệ

cơ quan chưa hoàn thiện, vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thểlàm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt, nhất là khi hoạt động quá mạnh và ở môitrường thiếu dưỡng khí.Trò chơi học tập Tiếng Việt, nhất là các hình thức học tậpngoại khóa sẽ góp phần cải thiện đáng kể tình trạng này.Học sinh Tiểu học nghegiảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ Vìvậy, trong quá trình dạy học, giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phảithường xuyên cho học sinh được luyện tập.Trò chơi học tập Tiếng Việt với

Trang 7

phương châm “vui mà học” sẽ tạo sự hào hứng cho trẻ Học sinh Tiểu học rất dễ

xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hìnhảnh gây cảm xúc mạnh Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúcmới, song các em lại chóng chán Do vậy, trong dạy học, giáo viên phải sử dụngnhiều đồ dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thựchành, tổ chức các trò chơi xen kẽ,… để củng cố, khắc sâu kiến thức

Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các qui tắc gắn với kiếnthức kĩ năng có được trong hoạt động học tập, gắn với nội dung bài học, giúp họcsinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinhđược vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào các tình huống trò chơi và do đóhọc sinh được luyện tập thực hành củng cố, mở rộng kiến thức, kĩ năng đã học Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, tạo ra bầukhông khí dễ chịu thoải mái trong giờ học,giúp học sinh tiếp thu kiến thức mộtcách tự giác tích cực Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời pháttriển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi

Trò chơi học tập rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ

sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấpdẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn

Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục Như

Bác Hồ đã nói: “Trong lúc học cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần cho chúng học”.

3 Nhiệm vụ năm học 2017- 2018 trường Tiểu học Lạc Đạo A

Năm học 2017 – 2018 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội XIIcủa Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩnhóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục tiểu họctập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâmsau:

Trang 8

Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạođức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học vàsáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tíchcực”.

Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩnăng; điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại phù hợp đặc điểm tâm lí,sinh lí học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; đổimới phương pháp dạy học

Năm học 2017 – 2018, nhà trường tiếp tục thực hiện Mô hình trường họcmới

4 Cơ sở thực tiễn:

Trong thời gian gần đây, trò chơi học tập đã được giáo viên sử dụng Họ

đã sáng tạo và áp dụng nhiều hơn trong quá trình dạy học các môn học ở Tiểuhọc nói chung và phân môn Tiếng Việt (đặc biệt các lớp đầu cấp) nói riêng Tuycòn nhiều bỡ ngỡ và lúng túng, song không thể phủ nhận vai trò và tầm quantrọng của trò chơi học tập đối với việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của họcsinh Muốn học sinh Tiểu học học tốt thì mỗi người giáo viên không phảichỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu đã có sẵn trong sách giáo khoa,sách hướng dẫn và thiết kế bài giảng một cách dập khuôn, máy móc làm chohọc sinh học tập một cách thụ động Nếu chỉ dạy học như vậy thì việc học tậpcủa học sinh sẽ diễn ra đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao Nó làmột trong những nguyên nhân gây ra cản trở việc đào tạo các em thành nhữngcon người năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với cuốc sống diễn rahằng ngày

Trang 9

II.II THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LẠC ĐẠO A

Qua nghiên cứu lí luận cũng như thực tế nhiều năm giảng dạy tại trườngtiểu học Lạc Đạo A, bản thân tôi nhận thấy, để tổ chức tốt trò chơi học tập mônTiếng Việt cho học sinh lớp 3 là một công việc vô cùng khó khăn, nghiêm túc,cần thiết Vấn đề đặt ra lúc này là vận dụng các trò chơi như thế nào cho có hiệuquả Vận dụng ra sao, như thế nào cho phù hợp Và khi áp dụng vào thực tiễntrong năm học, bản thân tôi đã có những thuận lợi và khó khăn sau:

1 Thuận lợi:

- Mô hình Trường học mới khi được áp dụng tại trường Tiểu học Lạc Đạo

A được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ của ngành và của chính quyền địa phương

- Mọi giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm các lớp học theo Mô hình Trườnghọc mới luôn được nhà trường quan tâm và giúp đỡ, tạo mọi điều kiện tối đa đểhoàn thành tốt công việc của mình theo đúng tinh thần của mô hình

- Cơ sở trường lớp tương đối khang trang Lớp học có đầy đủ hệ thống bóngđèn, quạt trần, cửa sổ, cửa chính cung cấp đủ ánh sáng cho các em học tập Môitrường học tập sạch sẽ thân thiện

- Bản thân tôi là một giáo viên nhiệt tình và được tham gia các lớp tập huấn

về phương pháp, nội dung dạy học theo Mô hình trường học mới tại Hà Nội, tạiTrường Tiểu học Lạc Đạo A

- Tài liệu học tập của học sinh được cấp phát về và tài liệu có tranh ảnh rấtđẹp nên thu hút được học sinh học tập

- Phụ huynh quan tâm mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho học sinh, quantâm giúp đỡ giáo viên rất nhiều trong công tác giảng dạy cũng như trang trí lớp

- Đa số học sinh ngoan, chăm học nên trong quá trình học các em đều rất

nhiệt tình

Trang 10

- Giáo viên và học sinh được giảng dạy và học tập theo mô hình trường họcmới, nên cơ bản đã nắm được một số kĩ năng tổ chức dạy – học theo mô hình mớinày

2 Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi như trên, vẫn còn những tồn tại nhất định, cụ thể

là:

* Về phía giáo viên:

- Mặc dù đây là năm học thứ tư bản thân tôi thực hiện tổ chức dạy học theo

mô hình trường học mới, đôi lúc giáo viên vẫn còn thói quen với phương phápdạy truyền thống, khả năng tổ chức hoạt động trò chơi học tập còn hạn chế Giáoviên vừa trải nghiệm, vừa rút kinh nghiệm nên nhiều lúc còn lúng túng, chưa biếtlàm thế nào để lựa chọn và xây dựng và hướng dẫn học sinh hoạt động được tốtđạt hiệu quả cao

* Về phía học sinh:

- Gia đình các em đa số làm nông nghiệp, kinh tế một số gia đình khó khănnên chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em, phải lo cuộc sống mưu sinhcòn phó mặc công việc học tập của con em mình cho nhà trường

- Đây là năm thứ ba học sinh được tiếp cận với phương pháp học mớinhưng các em là học sinh vùng nông thôn nên còn nhút nhát, chưa mạnh dạn khigiao tiếp còn ngại ngùng khi nói trước tập thể

- Hội đồng tự quản điều hành hoạt động trò chơi học tập còn hạn chế

II III BIỆN PHÁP, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN :

1 Các biện pháp tiến hành nghiên cứu

1.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận:

- Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài:

- Tìm hiểu nội dung các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn của ngành

Trang 11

1.2 Phương pháp điều tra quan sát:

- Phóng vấn học sinh ngoài giờ lên lớp

- Quan sát khi học sinh hoạt động có nội dung liên quan đến đề tài

1.3.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

1.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

2 Thời gian nghiên cứu :

-Tháng 6, tháng 7/ 2017 : Nghiên cứu đề tài, lập đề cương

-Tháng 8, tháng 9/ 2017 : Đăng ký đề tài, điều tra thực trạng việc “tổ

chức trò chơi học tập môn Tiếng Việt” ở lớp 3 Trường tiểu học Lạc Đạo A

- Tháng10, 11, 12/ 2017, tháng 1 năm 2018: Thu thập và xử lý các sốliệu điều tra, thống kê phân tích các số liệu

- Tháng 2/2018: Viết đề tài Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài

B - PHẦN NỘI DUNG

I- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

a) Mục tiêu: Nhằm đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệuquả học tập môn Tiếng Việt của học sinh ở trường tiểu học qua

đó rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ Nhờ sử dụng trò chơi họctập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội họctập đa dạng hơn…góp phần nâng cao chất lượng học tập cho họcsinh, đáp ứng yêu cầu học tập hiện nay trong thời kỳ hội nhập

b) Nhiệm vụ: Để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em có hứng thú

trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn cảitiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy, đưa những kiến thức được coi là khôkhan thành những trò chơi học tập nhằm mục đích giúp các em học mà chơi, chơi

mà học Trò chơi học tập không chỉ giúp các em lĩnh hội tri thức mà còn giúp các

em củng cố và khác sâu các tri thức đó

Tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp sau:

Biện pháp 1: Nắm chắc mục tiêu của môn học và trò chơi học tập

Trang 12

Biện pháp 2 : Nghiên cứu kĩ cấu trúc tài liệu hướng dẫn học và phương phápgiảng dạy môn Tiếng Việt theo mô ình trường học mới.

Biện pháp 3: Xây dựng trò chơi học tập

II GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI

1 Mục tiêu của giải pháp :

Hoạt động trò chơi học tập là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng caochất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường Tròchơi học tập giúp các em biết tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện mình Có thểnói việc tổ chức các hoạt động trò chơi học tập là xây dựng cho các em các mốiquan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có nội dung vàphương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân thiện trong mọitình huống Thực hiện được triết lí giáo dục: “ Mỗi ngày đến trường là một ngàyvui”

2 Sau đây là các biện pháp tôi đã tiến hành:

Bản thân tôi đã áp dụng vào lớp 3A (năm học 2017- 2018 ở Trường Tiểuhọc Lạc Đạo A và chia sẻ kinh nghiệm của mình tới đồng nghiệp

2.1 Biện pháp 1: Nắm chắc mục tiêu của môn học và trò chơi học tập.

Môn Tiếng Việt theo chương trình trường tiểu học mới có một vị trí quan

trọng trong giáo dục ở Tiểu học, điều đó được thể hiện ở thời lượng giảng dạytrong từng khối lớp và nó làm công cụ để học các môn học khác Mục tiêu củamôn Tiếng Việt ở tiểu học là:

- Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe,nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt theo chương trình trường tiểu học mới gópphần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy

Trang 13

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và nhữnghiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá, văn học của ViệtNam và nước ngoài.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và hình thành thói quen giữ gìn

sự trong sáng của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của người Việt Nam

xã hội chủ nghĩa

Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Tiếng Việt, người giáo viên phải thựchiện đổi mới các phương pháp dạy học theo mô hình học tập kiểu mới, sao chohọc sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực,sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tựgiải quyết vấn đề đặt ra trong bài học Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học,môn học

Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theohướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạtđộng cá thể phối hợp với học tập giao lưu Hình thành và rèn luyện kĩ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn Điều đó dẫn đến những đổi mới về nội dung vàphương pháp dạy học Chương trình mới chú ý đến phương pháp dạy học nhằmthúc đẩy quá trình tự học của học sinh,tạo cho học sinh những cơ bản ban đầu kỹnăng và thói quen tự học để có thể học tập lên và học tập suốt đời

Trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo

học sinh hứng thú tham gia trong và ngoài lớp học Trò chơi học tập môn TiếngViệt nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh thực hành rèn luyện các kĩ năngnghe, nói, đọc, viết đồng thời tiếp thu kiến thức môn học một cách tự giác sángtạo Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh còn được rèn luyện, phát triển về

cả trí tuệ, thể lực và nhân cách, đáp ứng mục tiêu môn học theo hướng đổi mới,theo định hướng phát triển năng lực học sinh đó là lấy học sinh làm trung tâm, học

Trang 14

sinh tự lĩnh hội và chiếm lĩnh kiến thức- người giáo viên chỉ là giúp đỡ các emthông qua các hoạt động học.

 Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Tiếng Việt

Theo tác giả Lê Phương Nga: Kết hợp sử dụng các hình thức trò chơi về TiếngViệt làm phương tiện hỗ trợ cho việc phát triển Tiếng Việt cho học sinh Thông qua các hoạt động trò chơi học sinh được củng cố về môn TiếngViệt (ngữ âm, chữ viết, chính tả, từ ngữ, ngữ pháp và văn bản)

 Loại hình trò chơi học tập Tiếng Việt Tùy đặc trưng từng phân môn TiếngViệt mà có các loại hình trò chơi thích hợp Có thể kể tới một số trò chơi như: Tròchơi tô chữ trên tranh, trò chơi đi tìm lời thơ, trò chơi đọc thơ truyền điện, trò chơi

đi tìm từ hoặc tiếng theo yêu cầu chính tả……

- Các hình thức tổ chức trò chơi học tập Tiếng Việt “ Trò chơi tiếp sức”

“ Trò chơi tăng tốc”, “ Trò chơi đồng đội”…

 Vai trò của trò chơi học tập và trò chơi học tập Tiếng Việt

* Vai trò của trò chơi học tập

Vui chơi chiếm vị trí đang kể trong đời sống của các em, đặc biệt giaiđoạn đầu bậc Tiểu học Thông qua trò chơi, trẻ dần hoàn thiện các thuộc tính tâm

lí, nhân cách, trí tuệ và cả thể lực cũng được nâng lên Có nghĩa là trẻ em

“lớn” lên trong vui chơi Khi chơi trẻ được hoạt động, được nhận thức hiện thựckhách quan một cách cụ thể và để trả lời kích thích biến đổi thực tiễn Trong lúcchơi: Hình thành cho trẻ các khả năng quan sát, óc phán đoán suy luận; phối hợptập thể; hoàn thiện khả năng ngôn ngữ Mỗi trò chơi có một tác dụng khác nhau,song trò chơi nhìn chung là giúp các em rèn luyện những đức tính quý báu Đồngthời trò chơi còn giúp các em hoàn thiện các kĩ năng ứng dụng học vấn vào cuộcsống hằng ngày

* Vai trò của trò chơi học tập Tiếng Việt

Trang 15

Thứ nhất: Việc sử dụng trò chơi học tập vào dạy học Tiếng Việt làm thay đổihình thức học tập, tạo bầu không khí trong lớp học trở nên sôi nổi, thoải mái hơn.

HS tiếp thu kiến thức tự giác hơn, tích cực hơn HS thấy vui hơn, dễ chịu và khỏemạnh hơn

Thứ hai: Trò chơi học tập được sử dụng nhằm vận dụng, củng cố các nội dungkiến thức vừa được hình thành, hình thành kĩ năng cho học sinh, đồng thời pháttriển vốn kinh nghiệm mà các em tích lũy được thông qua hoạt động chơi

Thứ ba: Rèn luyện kĩ năng kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ Tạo khả năng pháttriển trí tưởng tượng, khả năng linh hoạt, độc lập, sáng tạo cho học sinh Nhờ sửdụng trò chơi học tập mà quá trình học tập của HS trở thành hoạt động vui và hấpdẫn hơn

Thứ tư: Đối với HS Tiểu học, không có phương tiện nào giúp các em phát triểnmột cách tự nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ, tích cực cao bằng trò chơihọc tập vì qua đó các em biết tự kiềm chế, tích cực trong từng hoạt động

về thể chất lẫn tinh thần Loại trò chơi này làm cho HS được phát triển năng lực một cách tự nhiên, giúp các em trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau

từ đó giúp các em tiếp thu kiến thức

2.2 Biện pháp 2 : Nghiên cứu kĩ cấu trúc tài liệu hướng dẫn học và phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt theo mô ình trường học mới.

2.2.1 Nội dung chương trình, tài liệu học tập 3 trong 1 ở các bài A, B, C môn Tiếng Việt lớp 3:

a Thời lượng hướng dẫn học tập Tiếng Việt 3- Bài A (Thời lượng 2 tiết):

- Đọc và hiểu một văn bản (văn bản đọc dạy trong 1,5 tiết của SGK TV 3 hiệnhành)

- Luyện tập kĩ năng nói về chủ điểm mới

b Thời lượng hướng dẫn học tập Tiếng Việt 3- Bài B (Thời lượng 3 tiết):

Trang 16

- Kể chuyện (kể câu chuyện đã đọc ở bài A).

- Củng cố chữ viết hoa: chữ cái, từ ngữ, câu

- Nghe viết, nhớ viết đoạn văn,thơ

c Thời lượng hướng dẫn học tập Tiếng Việt 3- Bài C (Thời lượng 3 tiết):

- Đọc và hiểu một văn bản (văn bản đọc dạy trong 1 tiết của SGK TV 3 hiệnhành)

- Luyện tập về từ và câu

- Luyện nói theo chủ điểm mới để chuẩn bị cho bài viết đoạn văn

- Viết đoạn văn về chủ điểm mới

- Luyện tập viết từ đúng quy tắc chính tả

2.2.2.Nội dung học tập ở các bài A, B, C:

- Mỗi hoạt động học tập là một đơn vị bài học Tiếng Việt

- Mỗi cụm bài học dùng trong 1 tuần gồm 3 bài với 3 hoạt động học tập (Vídụ: bài 1A, 1B, 1C)

- Mỗi hoạt động học tập gồm 2 phần:

+ Phần Mục tiêu: nêu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng học sinh cần đạt sau khi

học xong bài

+ Phần Hoạt động bao gồm 3 loại hoạt động:

A Hoạt động cơ bản với các chức năng:

- Khơi dậy hứng thú, đam mê của học sinh với bài mới

- Giúp học sinh tái hiện những kiến thức và kĩ năng học sinh đã có

- Giúp học sinh kết nối những kiến thức, kĩ năng đã có với kiến thức, kĩ năngmới

- Giúp học sinh thu nhận kiến thức, kĩ năng mới qua các hoạt động cụ thểnhư: quan sát, thảo luận, phân tích

- Giúp học sinh củng cố kiến thức, kĩ năng mới một cách thú vị qua các tròchơi, qua đọc sáng tạo, qua chia sẻ kinh nghiệm và vốn sống của cá nhân

Trang 17

B Hoạt động thực hành với chức năng: củng cố kiến thức, kĩ năng mới bằng

cách quan sát để nhận diện kiến thức, kĩ năng mới trong bối cảnh khác

C Hoạt động ứng dụng với chức năng: hướng dẫn học sinh áp dụng những kiến

thức, kĩ năng mới vào cuộc sống thực của các em tại gia đình, cộng đồng

2.2.3 Các hình thức dạy học theo mô hình trường học mới:

Trong dạy học Tiếng Việt người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựachọn các phương pháp vào từng hoạt động của các dạng bài học, để hướng dẫnhọc sinh tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh thực hành hìnhthành và rèn luyện kĩ năng Tiếng Việt, hướng dẫn học sinh giảng giải kết hợpviệc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi TiếngViệt, nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới trong dạy học Tiếng Việt 3

Tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động là mấu chốtcủa vấn đề đổi mới.Vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần kết hợp các hình thức tổchức dạy học:

a Quy trình 5 bước giảng dạy của giáo viên:

Gợi động cơ, tạo hứng thú Trải nghiệm Phân tích, khám phá,rút ra bài học Thực hành Vận dụng

Bước 1: Tạo hứng thú cho học sinh

Bước 2 Tổ chức cho học sinh trải nghiệm

Bước 3 Phân tích khám phá rút ra kiến thức mới

Bước 4 Thực hành

Bước 5 Ứng dụng

Để làm tốt 5 bước này, đòi hỏi bản thân người giáo viên phải tự thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập để giúp học sinh tự phát hiện kiến thức, phân tích kiến thức và sử dụng kiến thức.

Chẳng hạn:

Bước1: Tạo hứng thú cho học sinh

Trang 18

Muốn không khí lớp học vui tươi, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú củahọc sinh về chủ đề sẽ học Giáo viên phải nghiên cứu thật kỹ tài liệu để lựa chọnhình thức sao cho phù hợp, có thể là: đặt câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, một tìnhhuống, tổ chức trò chơi hoặc sử dụng các hình thức khác…

Ví dụ : Khi học bài 12C : Việt Nam đẹp khắp trăm miền ( Tiết 1)

GV cho HS khởi động thông qua trò chơi : Tìm điểm du lịch

GV chọn 2 đội chơi, mỗi đội gồm 3 HS Nhiệm vụ của mỗi đội là quan sát tranh,cùng đoán xem những cảnh đẹp trong tranh ở tỉnh nào trên đất nước ta Hết thời gianchơi, đội nào nhanh và đúng sẽ chiến thắng

Thông qua trò chơi, HS có thêm hiểu biết về những cảnh đẹp của đất nước, khôngchỉ thế trò chơi còn kích thích tính tò mò, khơi dậy hứng thú trong học tập giúpcác em muốn tiếp tục được trải nghiệm kiến thức mới

b 10 Bước học tập của học sinh:

- Tuy nhiên để học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng và thuận tiện cho giáo viêntrong tổ chức trong hoạt động tự học, học sinh thực hiện 10 bước học tập sau:

Trang 19

+ Bước 1 Chúng em làm việc nhóm Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học

tập cho cả nhóm

+ Bước 2 Em đọc tên bài học rồi viết tên bài học vào vở ô li (lưu ý không được

viết vào sách)

+ Bước 3 Em đọc mục tiêu của bài học.

+ Bước 4 Em bắt đầu hoạt động cơ bản (nhớ xem phải làm việc cá nhân hay theo

nhóm)

+ Bước 5 Kết thúc hoạt động cơ bản em gọi thầy, cô giáo để báo cáo những gì em

đã làm được để thầy, cô ghi vào bảng đo tiến độ

+ Bước 6 Em thực hiện hoạt động thực hành:

- Đầu tiên em làm việc cá nhân

- Em chia sẻ với bạn ngồi cùng bàn ( giúp nhau sửa chữa những bài làmcòn sai sót)

- Em trao đổi với cả nhóm Chúng em sửa cho nhau, luân phiên nhauđọc (lưu ý không làm ảnh hưởng đến nhóm khác)

+ Bước 7 Hoạt động ứng dụng (gắn liền với gia đình và địa phương).

+ Bước 8 Chúng em đánh giá cùng thầy, cô giáo.

+ Bước 9 Kết thúc bài, em viết vào bảng đánh giá (nhớ suy nghĩ kĩ khi viết và lưu

ý về đánh giá của thầy, cô giáo)

+ Bước 10 Em đã học xong bài mới hoặc em phải học lại phần nào.

2.3 Biện pháp 3: Xây dựng trò chơi học tập

2.3.1 Một số nguyên tắc thiết kế trò chơi học tập

Khi tổ chức trò chơi học tập, mỗi chúng ta phải dựa vào nội dung bài học,điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp

Trang 20

Song muốn tổ chức được trò chơi có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải

có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau:

- Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục

- Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học

- Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lí của học sinh lớp, phù hợp với khảnăng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường

- Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú

- Trò chơi phải chuẩn bị chu đáo

- Trò chơi phải gây hứng thú với học sinh

-Trò chơi phải phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của lớp học

- Mỗi trò chơi nói chung được gắn với một phân môn, một bài cụ thểhoặc có những tri thức tổng hợp cho cả một chủ điểm

- Dựa vào hình thức, cách chơi và luật chơi của của trò chơi có thể thaythế các trò chơi một cách linh hoạt tạo cho GV nhiều cơ hội tổ chức phù hợpđối với đối tượng HS của mình

- Các trò chơi thường được tổ chức theo nhóm ở ngay trong lớp họcvới thời gian phù hợp Việc chuẩn bị các trò chơi đơn giản, dễ làm

- GV phải hướng dẫn cụ thể cách chơi, luật chơi rồi sau đó các nhóm tựđánh giá, giám sát lẫn nhau Ngoài ra, GV viên phải có nhận xét, khích lệ, không

để thời gian chơi quá nhiều ảnh hưởng đến giờ học

- Khi tổ chức trò chơi, GV phải lưu ý tránh cho HS những phản ánhkhông tích cực và kịp thời sửa chữa (nếu có); lưu ý khuyến khích, động viên,khen thưởng những HS có phản ứng tích cực

- Thời gian tổ chức chơi, địa điểm chơi GV phải có sự chuẩn bị kỹ càng

và tạo được sự thu hút cuộc chơi, trong quá trình chơi luôn có không khíbình đẳng, tôn trọng nhau

* Một số điều cần lưu ý khi tổ chức trò chơi :

Trang 21

- Lựa chọn hoặc thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu sau :

+ Mục đích của trò chơi cần thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phầncủa chương trình (cũng có thể là trò chơi nhằm tạo sự thoải mái, vui vẻ,hứng thútrong HS học tập)

+ Hình thức chơi đa dạng, phong phú giúp HS được thay đổi các hoạt độnghọc tập trên lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vậnđộng

+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện Cần đưa ra các cách chơi

có nhiều HS tham gia để tang cường kĩ năng học tập, hợp tác

+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm, dễ tìm kiếm

- Chọn quản trò có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi

- Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho HS hứng thúhọc tập vừa hướng cho HS tiếp tục tập trung vào các nội dung khác của bàihọc một cách có hiệu quả

2.3.2 Quy trình thực hiện của trò chơi học tập.

Bước 1: GV giới thiệu tên, mục đích của trò chơi

-Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức,

kĩ năng nào Mục đích của trò chơi sẽ qui định hành động chơi được thiết kếtrong trò chơi

Bước 2: Hướng dẫn chơi Bước này gồm những việc làm sau :

- Tổ chức người tham gia trò chơi : Số người tham gia, số đội tham gia, quảntrò, trọng tài

- Các đồ dùng, dụng cụ để chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trongtrò chơi học tập

- Nêu lên luật chơi: Chỉ rõ việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thờigian chơi, những điều người chơi không được làm, cách xác nhận kết quả và cáchtính điểm chơi,

Trang 22

Bước 3 : Thực hiện trò chơi

Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi Bước này gồm những việc làm sau :

- GV (hoặc trọng tài là HS) nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từngđội, từng người chơi, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm

- Trọng tài công bố kết quả, tuyên dương trao phần thưởng cho người chiếnthắng

2.3.3 Cách tổ chức chơi:

- Thời gian tiến hành thường từ 5-7 phút (tiến hành ngay đầu tiết học hoặc

có thể lồng ghép trong mỗi bài tập, cuối bài học) nhằm thu hút sự chú ý và củng

cố kiến thức một cách vững chắc hơn qua mỗi loại bài tập tương ứng với mỗi loạikiến thức

- Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:

+ Nêu tên trò chơi

+ Hướng dẫn trò chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ qui địnhchơi

- Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi

và “thắng” trong cuộc chơi bằng hình thức: khen ngợi, khích lệ bằng tràng pháotay … Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vuinhư hát một bài, nhảy cò cò, chào đội thắng cuộc, kể chuyện vui…

2.3.4 Một số trò chơi được áp dụng trong quá trình học môn Tiếng Việt 3

1 Trò chơi: “XẾP ĐÚNG TRANH”.

Trang 23

- Số đội chơi: Chơi theo vị trí nhóm

- Thời gian chơi: 3-5 phút

- Cách chơi:

+ Nhóm trưởng nhận bảng nhóm và bộ tranh rời từ góc học tập

+ Cho các bạn trong nhóm quan sát nhanh và nêu được tranh đó ứng với nội dung của đoạn nào trong câu chuyện đã học

+ Xếp tranh và đoạn ứng với nội dung câu chuyện

+ Báo cáo kết quả nhóm thực hiện với thầy cô

+ Cách đánh giá hoàn thành: nhóm nào dán nhanh và đúng với thứ tự nội dung câu chuyện nhóm đó sẽ chiến thắng

 Thưởng – phạt:

- Đội thắng: Nhận được 3 tràng pháo tay khen ngợi

- Đội thua: Xếp thành hàng hát và làm động tác của bài hát “Một con vịt”

-Với trò chơi này tôi áp dụng trong các bài: Bài 2B “Ai là con ngoan ?- HĐ 2

- HĐCB” ; Bài 5B “Biết nhận lỗi và sửa lỗi - HĐ1 của HĐCB” ; Bài 6B “Em là con ngoan, trò giỏi - HĐ1 của HĐCB”

2 Trò chơi “ HÁI HOA”

Trang 24

- Chuẩn bị các bông hoa giấy để làm phiếu Trên mỗi bông hoa ghi tên 1 bài hoặc 1 đoạn của bài tập đọc, một câu chuyện đã học trong chương trình.

+ Giáo viên treo phiếu hoa lên cây để hái

+ Từng em lên hái hoa nhận yêu cầu của mình,thực hiện các yêu cầu ghi trênphiếu

+ Học sinh khác nghe và nhận xét về giọng đọc , cách kể của bạn và câu trả lời của bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá

+ Bình chọn bạn đọc hay , kể hay và trả lời đúng- được thưởng một cái bút chì

Với trò chơi này tôi tổ chức trong các bài: Bài 9 A “Ôn tập 1- HĐCB” , Bài 9B“Ôn tập 2- HĐCB”,Bài 18 A “Ôn tập 1- HĐCB”,Bài 27 A” Ôn tập 1- HĐ 1 củaHĐCB”,Bài 27 C “Ôn tập 3- HĐ1 của HĐCB”

Trang 25

3 Trò chơi “ GHÉP CHỮ”

* Mục đích:

- Tìm tiếng có thể ghép với mỗi tiếng để tạo thành từ ngữ

- Luyện trí thông minh nhanh tay, nhanh mắt

* Chuẩn bị : Bảng nhóm và thẻ tiếng

*Cách tổ chức:

Ví dụ: Bài 2C: THẬT LÀ NGOAN!

Trang 26

+ Mỗi đội chơi có một bảng nhóm và thẻ tiếng.

+ Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận nhanh và tìm tiếng ghép thích hợp

để tạo từ ngữ Sau đó mỗi đội cử 3 bạn lên chơi Em đầu tiên lên viết từ theo dòngmột rồi đi xuống đứng vào cuối hàng của đội mình, sau đó em thứ hai lên và cứtiếp nối cho đến em cuối cùng Trong thời gian như nhau, đội nào xác định đượcđúng nhiều từ nhất thì đội đó thắng cuộc Căn cứ vào số lượng từ ghép để phân

loại thắng hay thua, các đội phải tìm được các từ Chẳng hạn (xem xét, sấm xào rau, cây sào- xinh xắn, sinh sôi) Đội nào được nhiều điểm thì đội đó thắng

sét-cuộc

 Thưởng – phạt:

- Đội thắng: Được cả lớp tuyên dương

- Đội thua: Bị phạt hát, múa phụ họa bài Một con vịt ( hoặc do các bạn tronglớp đề nghị, yêu cầu )

Với trò chơi này tôi vận dụng vào các bài: Bài 2C “Thật là ngoan - HĐ1 củaHĐTH” Bài 7C “Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui ?- HĐ5 của HĐTH” Bài15C “Nhà Rông của người Tây Nguyên- HĐ1 của HĐTH”

Ngoài trò chơi trên, để học sinh có thêm vốn từ tôi còn tổ chức thêm các

trò chơi “Tìm từ viết đúng” sử dụng trong Bài 6B “Em là con ngoan, trò giỏi

Ngày đăng: 08/02/2019, 21:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w