1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ và thực tiễn áp dụng của việt nam

103 345 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 624,1 KB

Nội dung

Trong phạm vi đề tài luận văn, học viên hướng tới mong muốn làm sáng tỏ những cơ sở lý luận về hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ nói chung và áp dụng phương thức hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ. Qua đó, nhận xét, phân tích, hướng đến việc áp dụng trên thực tiễn các quy định của pháp luật quốc tế và các phương thức hòa bình giải quyết các tranh chấp với Việt Nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYỄN HỮU KHÁNH LINH

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BIÊN GIỚI

LÃNH THỔ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2016

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Đây là công trình nghiên cứu khoa học hoàn toàn của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của GS.TS Nguyễn Bá Diến Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc rõ ràng và được phép công bố

Hà Nội, ngày 02 tháng 08 năm 2016

GS.TS Nguyễn Bá Diến Nguyễn Hữu Khánh Linh

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

PCA Tòa trọng tài thường trực La haye

UNCLOS Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982

Trang 4

MỤC LỤC Lời cam đoan

Danh mục từ viết tắt

Chương 1

1.1 Khái quát tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ 7

1.1.1 Định nghĩa tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ 7

1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ 8

1.1.3 Phân loại tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ 8 1.2 Khái quát giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ 9

1.2.1 Định nghĩa giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ 9

1.2.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ 9

1.2.3 Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ 10 1.3 Cơ sở pháp lý về giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ 11

1.3.2 Các nguyên tắc đặc thù trong giải quyết tranh chấp quốc tế 12

Trang 5

1.3.4 Tập quán quốc tế 14

1.3.5 Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế 14

1.3.7 Học thuyết pháp lý của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về

1.4 Vai trò của luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh

2.1.2 Hiệp ước Hòa bình Paris năm 1928 (Hiệp ước Briand – Kellogg) 17

2.1.4 Hiến chương Liên Hợp quốc và Tuyên bố của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa XXV về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, trong đó có nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế 19

2.1.4.1 Nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ

2.1.4.2 Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế 21

2.1.4.3 Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia 25

2.1.4.4 Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau 25

2.1.4.5 Nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (pacta sunt

Trang 6

2.1.5 Tuyên bố Manila năm 1982 về Hòa bình giải quyết các tranh chấp

2.1.6 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 28

2.1.7 Các nguyên tắc đặc thù trong hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

2.2 Hệ thống các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế về

2.2.1 Khái niệm phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế 39

2.2.2 Phân loại các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế 40 2.2.3 Các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới,

2.2.2.3 Phương thức thành lập ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải quốc tế 46 2.2.2.4 Giải quyết tranh chấp thông qua các tổ chức quốc tế 47

Chương 3

VỀ BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ TRÊN THẾ GIỚI, CỦA VIỆT NAM 61

Trang 7

3.1 Thực trạng giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ trên

3.3 Các giải pháp đề xuất giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh

3.3.1 Hoàn thiện các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc 1945. 79

3.3.2 Hoàn thiện về Điều 297 và Phụ lục VI, VII, VIII của Công ước của

3.3.3 Tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế 84

3.3.3.1 Tằng cường vai trò của Liên hợp quốc 84

3.3.4 Hoàn thiện quy chế pháp lý đối với Tòa án Quốc tế 86

3.2.5 Một số kiến nghị trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông đối với

Trang 9

với sự thay đổi nhận thức của con người về tầm quan trọng về biên giới lãnh thổ, các quy phạm pháp lý điều chỉnh các hoạt động trên đất liền và trên biển, việc giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ cũng hình thành và đang phát triển mạnh mẽ như một sự tất yếu Việt Nam là quốc gia có đường biên giới trãi dài ca trên bộ lẫn trên biển, nằm cạnh biển Đông, một vùng biển có vị trí địa lý quan trọng, mang tầm chiến lược trong phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng Bởi vậy, việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của luât quốc tế để giải quyết tranh chấp, đặc biệt là áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và các phương thức hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

về biên giới lãnh thổ trở nên có ý nghĩa trong việc duy trì hòa bình, củng cố

cơ sở pháp lý, cung cấp khuôn khổ pháp lý để giải quyết một cách hòa bình khi có tranh chấp về biên giới lãnh thổ phát sinh giữa các quốc gia

Pháp luật quốc tế về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là một hệ thống các quy phạm, nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc đặc thù điều chỉnh các quan hệ phát sinh tranh chấp giữa các quốc gia Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình được ghi nhận trong Tuyên bố

về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc được Đại Hội đồng thông qua theo Nghị quyết số 2625 năm 1970 Các nước thành viên Liên Hợp quốc đều tuân theo nguyên tắc cơ bản để giải quyết các bất đồng xung đột hay tranh chấp có tính chất quốc tế

Ngày nay, trước xu hướng quốc tế hóa, hợp tác hóa giữa các quốc gia, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến tranh chấp quốc tế gia tăng Để đảm bảo được lợi ích của các bên tranh chấp nói riêng mà không làm

Trang 10

phương hại đến hòa bình, an ninh quốc tế nói chung, thì việc áp dung các quy định pháp luật quốc tế về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế cần được đưa vào sử dụng một cách hiệu quả nhất Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật quốc

tế về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế để giải quyết các tranh chấp biên giới lãnh thổ đang rất căng thẳng và cấp thiết đối với trên thế giới và của Việt Nam với các nước láng giềng; đặc biệt là trong vài năm gần đây khi cả Việt Nam và Philippin đều bị những hành động đơn phương của Trung Quốc đe dọa sâu đến chủ quyền biển đảo quốc gia

Mặc dù vậy, xét tính chất phực tạp và rộng lớn của vấn đề cần có thêm những nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau và cái nhìn đầy đủ

về lý luận cũng như thực trạng áp dụng giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ trong luật quốc tế nói chung và của Việt Nam nói riêng Đây chính là

lý do tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ và thực tiễn áp dụng của Việt Nam” Từ đó,

tác giả mong muốn cung cấp kiến thức tổng thể và hiểu biết có hệ thống về những quy định và thực tiễn áp dụng giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng

2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

Việt Nam đã trở thành thành viên của Liên Hợp quốc, chính thức tham gia Công ước Luật biển 1982 Cho đến nay, đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến các quy định của pháp luật quốc tế về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung và cũng như việc áp dụng các nguyên tắc

cơ bản, các nguyên tắc đặc thù và các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp vào thực tiễn giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung, các tranh chấp

về biên giới lãnh thổ nói riêng

Với những mong muốn tìm hiểu cụ thể về các quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ, thực trạng áp dụng của Việt Nam, trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã tìm hiểu, tiếp cận được

Trang 11

nhiều công trình, bài viết khoa học do các nhà luật học, chuyên gia trên thế giới và Việt Nam đã nghiên cứu và công bố.

Trên phạm vi quốc tế, các tài liệu liên quan đến pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ gồm có: “Office of Legal Affairs, Condification Division, Handbook on the peaceful settlement of disputes between states, United Nation, New york 1992”; Shaw (1996), The Principle

of Uti Possidetis Juris, BYIL; Roach & Smith (2000), Sraight baselines, The need for a Universally Applied Norm, Ocean Development & International Law

Đối với ở trong nước, pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ là đề tài cấp thiết và phổ biến nhưng số lượng vẫn chỉ đề cập tới một phần, một vài quan điểm, ở một góc độ tiếp cận vấn đề về các quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ

và thực trang giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ của Việt Nam Cụ thể như: luận văn thạc sĩ của Uông Minh Vương (2010) “ Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia trên biển trong luật quốc tế hiện đại – liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam ”; luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Minh Thúy (2014) “Áp dụng Điều 33 trong Hiến chương Liên hợp quốc nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế”; luận văn thạc sĩ của Ngô Hải Hoàn (2014) “Áp dụng nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và vấn đề tranh chấp ở Biển Đông”; Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2009), “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước Luật biển 1982”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học (25), Hà Nội; luận văn tiến sĩ của Keo Pheak Kdey (2002) “Phương pháp hòa bình trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế”; Vũ Mai Liên (2005), “Vai trò của Tòa án quốc tế trong giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế”, Tạp chí luật học (10); Nguyễn Bá Diến, sách chuyên khảo, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội,

2013 “Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển

Trang 12

đảo” Các tác giả trên đã đưa ra các hướng nghiên cứu và góc nhìn khác nhau

về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế nhưng chưa đưa ra cụ thể các quy định trong pháp luật quốc tế đối với lĩnh vực giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ và thực tiễn áp dụng của giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ đối với Việt Nam

Do vậy, “Pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ và thực tiễn áp dụng của Việt Nam” là vấn đề vẫn còn chưa giải quyết

một cách toàn diện đặc biệt dưới góc độ tổng quan quy định pháp luật quốc tế

và thực trạng áp dụng, trong đó có nhiệm vụ tìm ra giải pháp hòa bình giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ của Việt Nam với các nước láng giềng

3 Phạm vi nghiên cứu

Trong phạm vi, khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ, tác giả xin đề cập đến các quy định của pháp luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ quốc tế về hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Từ đó, đi sâu vào phân tích về các quy định

cụ thể của pháp luật quốc tế về biên giới, lãnh thổ Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu việc áp dụng phương thức hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ trên thế giới và của Việt Nam Phần liên hệ thực trạng giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ của Việt Nam và lập trường, tư tưởng kiên định hòa bình giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ của Việt Nam nhằm khẳng định chủ quyền và triển vọng giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo của Việt Nam Đây chính là ý nghĩa liên hệ sâu xa mà luận văn hướng đến

4 Mục tiêu nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài luận văn, học viên hướng tới mong muốn làm sáng

tỏ những cơ sở lý luận về hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ nói chung và áp dụng phương thức hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ Qua đó, nhận xét, phân tích, hướng đến việc áp dụng trên thực tiễn các quy định của pháp luật quốc tế và các phương thức hòa bình giải quyết các tranh chấp với Việt Nam trong vấn đề giải quyết

Trang 13

tranh chấp biên giới lãnh thổ hiện nay cũng như đưa ra một số giải pháp tăng cường sự đảm bảo quốc tế

5 Các câu hỏi nghiên cứu

1 Pháp luật quốc tế về hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ được quy định như thế nào?

2 Các phương thức hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ được quy định cụ thể như thế nào?

3 Xu hướng áp dụng các quy định của pháp luật quốc tế và các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ trên thế giới?

4 Thực trạng áp dụng các nguyên tắc, các phương thức hòa bình giải quyết các tranh chấp về biên giới, lãnh thổ của Việt Nam với các nước láng giềng như thế nào?

6 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ vấn đề trên, Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Thu thập tài liệu để rà soát, phân tích, tham khảo thông tin

- Tổng hợp, kế thừa các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và đối chiếu tổng hợp để làm sáng

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Từ những sự kiện và xu hướng quốc tế trong vấn đề tranh chấp và giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia, với mong muốn làm rõ

Trang 14

hơn về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế của luật quốc tế và việc áp dụng nguyên tắc và thực thi pháp luật về giải quyết các tranh chấp biên giới lãnh thổ, luận văn tập trung nghiên cứu đề tài với những giá trị thực tiễn sau:

- Khái quát chung về các quy định pháp luật quốc tế hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ;

- Hệ thống hóa các loại nguồn, các phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ;

- Áp dụng nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc đặc thù và các phương thức hòa bình đối với các tranh chấp trên đất liền và trên bộ trên thế giới, của Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp tăng cường sự đảm bảo quốc tế về giải quyết tranh chấp quốc tế nhằm hoàn thiện pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ trên thế giới và của Việt Nam

8 Cơ cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết thúc, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 Tổng quan pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ

Chương 2 Các quy định của pháp luật quốc tế về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ

Chương 3 Thực trạng giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ trên thế giới, của Việt Nam và giải pháp đề xuất

Chương 1 TỔNG QUAN PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT

TRANH CHẤP BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ 1.1 Khái quát tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ

Trang 15

1.1.1 Định nghĩa tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ

Trong thực tiễn quan hệ quốc tế giữa các chủ thể luật quốc tế, sự bất đồng và xung đột về quyền và lợi ích luôn nảy sinh trong các lĩnh vực đời sống quan hệ quốc tế Sự bất đồng, xung đột bắt nguồn từ việc giải thích và thực hiện pháp luật quốc tế hoặc các nghĩa vụ pháp lý quốc tế mà các chủ thể

đã cam kết phù hợp với pháp luật quốc tế Bên cạnh đó, bất đồng, xung đột có thể bắt nguồn từ việc bảy tỏ quan điểm ủng hộ hoặc phản đối của chủ thể luật quốc tế với một sự kiện pháp lý quốc tế trong thực tiễn Ngoài ra, bất đồng, xung đột cũng có thể bắt nguồn từ việc các quốc gia thực hiện các quyền về lập pháp, hành pháp và tư pháp nhưng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền và lợi ích của các chủ thể khác của luật quốc tế

Tòa pháp viện thường trực quốc tế của Hội quốc liên cho rằng: “tranh chấp là sự không thỏa thuận được với nhau trong vấn đề luật pháp và sự kiện,

là sự đối lập nhau về quan điểm pháp lý và quyền lợi giữa hai chủ thể với nhau” Đến Phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế năm 1924 về vụ kiện Mavrommatis case đã giải thích về khái niệm của tranh chấp (dispute) là “Sự bất đồng về mặt pháp lý hay về thực tế, còn gọi là sự xung đột về quan điểm pháp lý hay là sự mâu thuẫn về lợi ích giữa hai người trở đi” Như vậy, tranh chấp quốc tế là sự mâu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ pháp lý hoặc quan điểm pháp lý trong việc giải thích thực hiện luật quốc tế hoặc về một sự kiện pháp lý giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau Nhìn chung, tranh chấp quốc tế là những vấn đề phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế thể hiện những bất đồng xung đột về những vấn đề cơ bản của quan hệ quốc tế cũng như các ý kiến quan điểm khác nhau trong việc giải thích và áp dụng luật quốc tế

1.1.2 Đặc điểm của tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ

* Chủ thể của tranh chấp quốc tế

Điều 2 và 3 của Hiến chương Liên hợp quốc quy định rằng tất cả thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ phải giải quyết các tranh chấp phát sinh

Trang 16

giữa các thành viên bằng biện pháp hòa bình, tức là các quốc gia thành viên Liên hợp quốc là các bên tranh chấp quốc tế Theo Điều 34, Khoản 1 của Quy chế Tòa án Công lý quốc tế quy định rằng: chỉ có các nước mới có thể là các bên trong một vụ việc đang được tòa án phân giải Trong tranh chấp quốc tế, các bên tranh chấp phải là chủ thể luật quốc tế, chính là các quốc gia độc lập.

* Đối tượng của tranh chấp quốc tế

Đối tượng của tranh chấp quốc tế rất đa dạng bao gồm biên giới, lãnh thổ; các vùng lãnh thổ quốc gia có quyền chủ quyền trên; giải thích, thực hiện điều ước quốc tế và tập quán quốc tế

* Nội dung của tranh chấp quốc tế

Nội dung của tranh chấp quốc tế là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ, dân cư, quyền tài phán quốc gia Nội dung của tranh chấp quốc tế có thể là cách giải thích và thực hiện điều ước quốc tế, tập quán quốc tế hoặc quan điểm của các chủ thể luật quốc tế trong một số sự kiện pháp lý quốc tế nhất định

* Khách thể của tranh chấp quốc tế

Khách thể của tranh chấp quốc tế là các quyền và lợi ích mà các bên tranh chấp muốn đạt được liên quan đến biên giới, lãnh thổ

1.1.3 Phân loại tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ

Các tranh chấp biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia có thể dẫn đến việc xung đột vũ trang ở vùng biên giới Các tranh chấp về biên giới lãnh thổ gồm

có các trường hợp sau:

- Tranh chấp về đường biên giới trên bộ;

- Tranh chấp về chủ quyền quốc gia đối với các vùng lãnh thổ (đặc biệt

là các vùng lãnh thổ trên biển);

- Tranh chấp về việc áp dụng điều ước quốc tế liên quan đến hoạch định biên giới;

Trang 17

- Tranh chấp về việc tuân thủ, thực thi và giải thích các điều ước quốc tế

về biên giới, lãnh thổ

1.2 Khái quát giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ

1.2.1 Định nghĩa giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ

Giải quyết tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ pháp lý của của tất cả các chủ thể luật quốc tế, thông qua các phương thức giải quyết tranh chấp, các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận ý chí, quan điểm pháp lý để đạt được sự thống nhất, dung hòa lợi ích hợp pháp giữa các chủ thể với nhau Bao gồm các cơ chế, biện pháp hoặc phương thức được các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận sử dụng

để giải quyết các tranh chấp quốc tế nhưng không được sử dụng hoặc đe dọa

sử dụng vũ lực

1.2.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ

Tranh chấp quốc tế phát sinh giữa các chủ thể luật quốc tế mà chủ yếu là giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền Dựa trên nền tảng là các nguyên tắc

cơ bản của luật quốc tế, mà cụ thể là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

a) Các bên tranh chấp trực tiếp giải quyết

Phần lớn các tranh chấp quốc tế được giải quyết bằng biện pháp đàm phán trực tiếp vì đàm phán trực tiếp là biện pháp giải quyết tranh chấp phổ biến nhất

b) Các cơ quan tài phán quốc tế giải quyết

Cơ quan tài phán quốc tế xác lập thẩm quyền tố tụng thông qua sự thừa nhận của các bên tranh chấp Cơ quan tài phán quốc tế được thừa nhận bao gồm Tòa án quốc tế và Trọng tài quốc tế, cụ thể là Tòa án công lý quốc tế, Trọng tài quốc tế thường trực La Haye, hoặc các Trọng tài thường trực của các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc Ngoài ra, các bên tranh chấp có thể thỏa thuận thành lập các Trọng tài Ad-hoc và trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp quốc tế

Trang 18

Phần lớn các tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ giữa các quốc gia chủ yếu được giải quyết bằng đàm phán hoặc các bên tranh chấp chấp thuận giải quyết tại Tòa án công lý quốc tế.

c) Các cơ quan có thẩm quyền giải quyét tranh chấp của các tổ chức quốc tế liên chính phủ

Khi các bên tranh chấp là thành viên của tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc quốc gia thứ ba thừa nhận cơ chế giải quyết tranh chấp thì sẽ có quyền yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của các tổ chức quốc tế liên chính phủ giải quyết tranh chấp của các bên

1.2.3 Ý nghĩa của giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ

Hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể luật quốc tế mà chủ yếu là các quốc gia Giải quyết tranh chấp quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trọng quan hệ quốc tế, đặc biệt là giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ

Giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ hiểu quả sẽ làm chấm dứt các tranh chấp, xung đột, bất đồng giữa các chủ thể hữu quan Đồng thời, nếu có các biện pháp và cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế có hợp lý

sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan trong tranh chấp quốc tế

Tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ được giải quyết bằng biện pháp hòa bình sẽ góp phần duy trì và thúc đẩy các chủ thể luật quốc tế nghiêm chỉnh tuân chủ và thực hiện luật quốc tế Từ đó, góp phần bảo vệ hòa bình và

an ninh quốc tế, ngăn ngừa và loại bỏ việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng

vũ lực giữa các chủ thể luật quốc tế trong quan hệ quốc tế

1.3 Cơ sở pháp lý về giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổ

1.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp

lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể

Trang 19

luật quốc tế, nhằm ổn định quan hệ quốc tế và ấn định khuôn khổ xử sự cho các chủ thể, tạo điều kiện phát triển quan hệ quốc tế1.

Về phương diện pháp lý quốc tế, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được ghi nhận trong Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc ngày 24/10/1945 và được làm rõ trong Tuyên bố “Về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc ngày 24/10/1970” Theo Tuyên bố ngày 24/10/1970, các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế gồm bảy nguyên tắc sau đây:

- Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia;

- Nguyên tắc không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế;

- Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế;

- Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác;

- Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết;

- Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau;

- Nguyên tắc Pacta sunt servanda – tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế

Tất cả các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mang tính bắt buộc chung (jus cogens) đối với mọi chủ thể luật quốc tế, định hướng chung cho vấn đề giải quyết tranh chấp quốc tế Đối với hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế

về biên giới, lãnh thổ, các nguyên tắc trực tiếp được vận dụng bao gồm:

Thứ nhất, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế được vận

dụng trong vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Các bên tranh chấp giải quyết những bất đồng quan điểm và lợi ích hợp pháp trên cơ sở hòa bình thông qua các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp Ngoài ra, các bên tranh chấp có quyền tự do lựa chọn các biện pháp khác để giải quyết tranh chấp

1 Xem Nguyễn Bá Diến: Tranh chấp Biển Đông và các phương thức giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trong Luật quốc tế, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 31, Số 3 (2015) 11-25.

Trang 20

Thứ hai, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia Đó là bình

đẳng trong quyền và nghĩa vụ chứng minh, bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ của mối bên tranh chấp Bình đẳng trong việc lựa chọn phương thức hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế Và các bên sẽ bình đẳng trong vị thế giải quyết tranh chấp quốc tế

Thứ ba, nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong

quan hệ quốc tế Đó là cấm hành vi xâm chiếm biên giới, lãnh thổ của quốc gia khác Các bên tranh chấp không được sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng

vũ lực để chiếm đóng hoặc khẳng định chủ quyền đối với vùng lãnh thổ của quốc gia khác

Nguyên tắc Pacta sunt servanda - tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế Các quốc gia phải tuân thủ các điều ước quốc tế về biên giới, lãnh thổ

mà không có ngoại lệ nào Và việc thực thi và giải thích các quy định trong điều ước quốc tế bằng một cách thiện chí

1.3.2 Các nguyên tắc đặc thù trong giải quyết tranh chấp quốc tế

Nguyên tắc đặc thù là những tư tưởng chính trị - pháp lý cơ bản, mang tính bao trùm đối với các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực cụ thể, đặc thù của đời sống quốc tế Trong lĩnh vực biên giới, lãnh thổ, các nguyên tắc đặc thù được hình thành và được thừa nhận rộng rãi thông qua thực tiễn quan hệ quốc

tế và được ghi nhận trong các điều ước quốc tế như nguyên tắc chiếm hữu thực sự, nguyên tắc thỏa thuận, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc Uti Possidetis, nguyên tắc “đất thống trị biển”

1.3.3 Điều ước quốc tế

Điều ước quốc tế là một thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và được pháp luật quốc tế điều chỉnh, dù được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hoặc trong hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau và với bất kể tên gọi riêng của nó là gì2 Điều ước quốc tế là nguồn cơ bản, chủ yếu của luật quốc tế Điều ước quốc tế phải được ký kết trên cơ sở tự

2 Điểm a, khoản 2, Điều 2 Công ước Viên về Luật điều ước quốc tế năm 1969.

Trang 21

nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau Và Điều ước quốc tế phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, phù hợp với thủ tục, thẩm quyền theo quy định của pháp luật của các bên ký kết.

Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ, điều ước quốc tế không chỉ chứa đựng các quy phạm trực tiếp điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tranh chấp mà điều ước quốc tế còn có thể là mục đích hướng tới của các bên tranh chấp, là sự cụ thể hóa quá trình thỏa thuận giải quyết tranh chấp của các bên.Điều ước quốc tế đa phương có vị trí quan trọng trong giải quyết tranh chấp biên giới lãnh thổ trên thế giới Những điều ước quốc tế đa phương nổi bật như: Công ước La – Hay năm 1899 và năm 1907,Hiệp ước Hòa bình Paris năm 1928 (Hiệp ước Briand – Kellogg), Định ước Hội Quốc liên năm

1928, Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, Tuyên bố năm 1970 về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 Cụ thể là Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 và Tuyên bố năm

1970 đã pháp điển hóa và ghi nhận các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế và tạo khuôn khổ pháp lý chung để các bên tranh chấp tuân thủ Tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc quy định về các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp; quyền tự do lựa chọn và thỏa thuận lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp Bên cạnh đó, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm

1982 cũng có các quy định về các nguyên tắc đặc thù để xác lập, thực thi và giải quyết tranh về biển đảo Đó là nguyên tắc “đất thống trị biển”3, nguyên tắc thỏa thuận và nguyên tắc công bằng4, quy định cách thức , biện pháp và quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp

Các quốc gia ký kết hoặc thừa nhận các điều ước quốc tế nhằm tuân thủ, thực thi các quy định về giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ Đồng thời, các quốc gia trực tiếp thỏa thuận các điều ước quốc tế song phương trong giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ Các điều ước quốc tế song phương thể

3 Điều 2 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

4 Điều 74 và Điều 83 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Trang 22

hiện các nguyên tắc chỉ đạo trong giải quyết tranh chấp trên biển giữa các quốc gia; thể hiện trình tự, kết quả phân định đường biên giới, lãnh thổ; thể hiện các nguyên tắc áp dụng và phương thức giải quyết tranh chấp giữa hai bên ký kết.

1.3.4 Tập quán quốc tế

Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn quan

hệ quốc tế, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là những quy phạm có tính chất pháp lý bắt buộc để điều chỉnh quan

hệ quốc tế Theo đó, tập quán quốc tế phải được áp dụng một thời gian dài trong thực tiễ quan hệ quốc tế Tập quán quốc tế phải được thừa nhận rộng rãi như những quy phạm có tính chất bắt buộc và phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế

1.3.5 Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế

Phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế là văn bản thể hiện lập luận và kết luận của các tòa án hoặc trọng tài quốc tế về vụ việc tranh chấp cụ thể mà các bên tranh chấp thừa nhận thẩm quyền tài phán của cơ quan tài phán quốc

tế Nổi bật hơn cả là Tòa án quốc tế với chức năng là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc5 Tòa án quốc tế được quyền ra hai loại văn bản có giá trị pháp lý khác nhau đó là bản án, quyết định (phán quyết) của Tòa án và các kết luận tư vấn Các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế tạo tiền đề pháp lý

để hình thành nên quy phạm pháp luật mới của luật quốc tế

1.3.6 Nghị quyết của các tổ chức quốc tế

Nghị quyết của các tổ chức quốc tế là văn kiện pháp lý tồn tại dưới dạng văn bản và thể hiện quan điểm chung của tổ chức quốc tế đó về một vấn đề nhất định liên quan đến thành viên của tổ chức hoặc về vấn đề mang tính nội

bộ chung nhằm hiện thực các mục tiêu, chiến lược tổ chức đề ra Trong hệ thống các tổ chức quốc tế, Liên hợp quốc là tổ chức nổi bật và có tầm quan trọng rộng rãi nhất Nghị quyết của các cơ quan Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chứa đựng các quy phạm mang tầm quan trọng lớn hơn

cả Các nghị quyết này quy định về việc viện dẫn đến nội dung của nghị quyết

để xây dựng luận cứ, luận chứng chứng minh hoặc bác bỏ một vấn đề nhất

5 Điều 1 Quy chế Tòa án công lý quốc tế.

Trang 23

định; sử dụng các phương thức khác nhau theo quy định của pháp luật quốc tế

để đạt được một nghị quyết về giải quyết tranh chấp

1.3.7 Học thuyết pháp lý của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế

Các học thuyết của các chuyên gia có chuyên môn cao nhất về luật pháp công khai của nhiều dân tộc khác nhau được coi là phương tiện bổ trợ để xác định các tiêu chuẩn pháp lý Các chuyên gia đưa ra những quan điểm, phân tích thể hiện trong các công trình nghiên cứu, tác phẩm và kết luận về những vấn đề lý luận cơ bản của luật quốc tế

Trong giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ, một số học thuyết có giá trị lớn như: học thuyết không thừa nhận, học thuyết Estoppel, học thuyết đất thống trị biển Các học thuyết này không phải là văn bản pháp lý ràng buộc các quốc gia, không thể hiện ý chí lập pháp của các quốc gia Vì vậy, việc áp dụng hay không áp dụng các học thuyết vào giải quyết tranh chấp quốc tế là quyền lựa chọn của các chủ thể luật quốc tế

1.3.8 Pháp luật quốc gia

Pháp luật quốc gia bao gồm các quy phạm pháp luật do chính Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền do chính pháp luật quốc gia đó quy định Đó là các quy phạm pháp luật thể hiện các quy tắc xử sự bắt buộc chung, tồn tại dưới hình thức bằng văn bản nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh Pháp luật quốc gia thể hiện các ý chí lập pháp, quan điểm chính trị - pháp lý của quốc gia đó về một vấn đề nhất định, có thể là các tuyên bô đơn phương về chủ quyền lãnh thổ, biên giới Tuyên bố đơn phương của quốc gia là những hành vi thể hiện ý chí độc lập của chủ thể luật quốc tế thể hiện dưới hình thức là tuyên bố, phát biểu của các lãnh đạo Nhà nước, công hàm Ngoài ra, pháp luật quốc gia còn là căn cứ để thể hiện giá trị pháp lý qua các thời kỳ lịch sử, chứa đựng bằng chứng và pháp lý để chứng minh hoặc bác bỏ một lập luận về vấn đề có liên quan

1.4 Vai trò của luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp về biên giới, lãnh thổLuật quốc tế đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong giải quyết tranh chấp quốc tế Luật quốc tế xác định nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể luật quốc tế

Từ đó, các bên hữu quan có thể thỏa thuận lựa chọn và áp dụng các cơ chế, biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp đó Luật quốc tế quy định cấm các chủ thể luật quốc tế sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, can thiệp bằng các biện pháp quân sự, chính trị, kinh tế để giải quyết các tranh chấp

Trang 24

quốc tế Luật quốc tế quy định rõ ràng về việc bắt buộc các chủ thể luật quốc

tế phải sử dụng các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Bên cạnh đó, Luật quốc tế đóng vai trò quan trọng trọng việc thành lập các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa án công lý quốc tế, Tòa án về Luật biển, Tòa trọng tài về Luật biển, Tòa trọng tài thường trực PCA Đồng thời, Luật quốc

tế cũng có các quy định nhằm đảm bảo thực thi các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế Từ đó, luật quốc tế đảm bảo các chủ thể luật quốc tế tuân thủ

và thực thi các biện pháp giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ, duy trì hòa bình

và an ninh quốc tế

Kết luận chương 1

Trong Chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu: khái quát về tranh chấp quốc tế và giải quyết tranh chấp quốc tế, cơ sở pháp lý quốc tế chung, ý nghĩa và vai trò của giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thỏ Qua

đó, tác giả cố gắng làm nổi bật vị trí, vai trò của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ trong đời sống pháp lý quốc tế nói chung Những nội dung nghiên cứu trên của luận văn sẽ tạo tiền đề về cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu tiếp Chương 2

Chương 2 CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ HÒA BÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ VỀ BIÊN GIỚI, LÃNH THỔ

2.1 Các quy định chung của pháp luật quốc tế về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ

2.1.1 Công ước La – Hay năm 1899 và năm 1907

Giải quyết tranh chấp quốc tế mới được ghi nhận vào cuối thế kỷ XIX trong các điều ước quốc tế như Công ước La Haye 1899, Công ước La Haye

về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế ngày 18-7-1907 Trong Hội nghị đầu tiên tại La Hay năm 1899 do Sa Hoàng Nga Nicolas II khởi xướng,

Trang 25

phương pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế ra đời từ đó Đây là điểm mới, sự tiến bộ được ghi nhận của Công ước

Cả hai Công ước La hay năm 1899 và năm 1907 đã quy định sơ lược về trình tự, thủ tục áp dụng các nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp để giải quyết bất đồng giữa các quốc gia Qua đó, Công ước đã quy định trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế Tuy nhiên, Công ước lại không quy định việc cấm sử dụng chiến tranh, dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc

tế Vì thế, vào thời kỳ đó, hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế chưa phải là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của các bên khi giải quyết tranh chấp quốc tế

2.1.2 Hiệp ước Hòa bình Paris năm 1928 (Hiệp ước Briand – Kellogg)

Đây là văn bản đánh dấu quá trình pháp điển hóa nghĩa vụ áp dụng các biện pháp hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế Hiệp ước được kí do sang kiến của Ngoại trưởng Pháp A.Briand và Ngoại trưởng Mỹ F.B.Kellogg thời bấy giờ Ban đầu Hiệp ước chỉ mang tính chất như một Hiệp ước song phương về hữu nghị và từ bỏ chiến tranh giữa Pháp và Mỹ nhưng Mỹ đã đề nghị mở rộng thành Hiệp ước đa quốc gia và được Liên Bang Nga cũng như nhiều quốc gia khác ủng hộ và gia nhập Sau khi Pháp và Mỹ kí kết, đã có khoảng 15 quốc gia ra nhập, khoảng 65 quốc gia khác phê chuẩn và tuân thủ theo Hiệp ước này Nội dung cơ bản của Hiệp ước là các nước thành viên thỏa thuận từ bỏ chiến tranh như là một chính sách quốc gia trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế

Các bên tham gia kí kết nhân danh dân tộc mà mình là đại diện, trịnh trọng tuyên bố lên án việc dùng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc

tế và từ bỏ việc sử dụng chiến tranh như là chính sách quốc gia trong quan hệ giữa họ với nhau6

6 Điều 1 Hiệp ước Hòa bình Paris năm 1928

Trang 26

Các bên tham gia kí kết công nhận rằng việc điều chỉnh hay giải quyết mọi tranh chấp hay xung đột phát sinh giữa họ bất kể tính chất hay nguồn gốc như thế nào, sẽ chỉ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình7 Có thể nói, Hiệp ước là tiền đề, là cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp của các quốc gia bằng phương pháp hòa bình; cấm sử dụng vũ lực hay dùng chiến tranh trong việc giải quyết tranh chấp

2.1.3 Định ước Hội Quốc liên năm 1928

Hội Quốc Liên đã thông qua một định ước về giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình vào năm 1928 gồm 4 chương và 47 điều Điểm tiến bộ của Định ước là đã xuất hiện thủ tục và cơ cấu giải quyết tranh chấp giản đơn, sơ khai gọi là ban Hòa giải Chương I của Định ước tập trung vào việc hòa giải các tranh chấp nếu các bên thỏa thuận sẽ đưa vụ tranh chấp

đó tới ban Hòa giải Chương II đề cập đến hệ thống cơ quan pháp lý để giải quyết các vụ tranh chấp và cũng đã nêu rõ hai loại tòa án sẽ được chọn để giải quyết tranh chấp là tòa trọng tài và tòa thường trực nếu như tranh chấp đó không giải quyết được ở cấp ban Hòa giải Đối với các vụ tranh chấp thông thường sẽ đưa lên giải quyết tại ban hòa giải; khi không hòa giải được thì phải đưa các vụ tranh chấp đó ra tòa trọng tài giải quyết theo chương III của Định ước này

2.1.4 Hiến chương Liên Hợp quốc và Tuyên bố của Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa XXV về các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, trong đó có

nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

Sau những khốc liệt và đau thương của Chiến tranh Thế giới thứ Hai để lại, Hiến chương Liên hợp quốc ra đời là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự chấm dứt của việc sử dụng chiến tranh như là một quy phạm pháp lý để giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia Hiến chương đề cao tôn chỉ duy trì hòa bình trên thế giới

7 Điều 2Hiệp ước Hòa bình Paris năm 1928

Trang 27

“Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó: dùng những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và gạt bỏ mọi mối đe dọa hòa bình, trừng trị mọi hành động xâm lược hay phá hoại hòa bình khác và điều chỉnh hoặc giải quyết bằng phương pháp hòa bình theo đúng những nguyên tắc của công lý và pháp luật quốc tế, những vụ tranh chấp hoặc những tình thế có tính chấp quốc tế, có thể dẫn đến sự phá hoại hòa bình”8.

Các bên đương sự trong mọi cuộc tranh chấp mà sự kéo dài các tranh chấp đó có thể đe dọa việc duy trì hòa bình an ninh quốc tế, trước hết phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình Như vậy, những điều khoản trên cho thấy Liên hợp quốc đã đặt việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới bằng biện pháp hòa bình lên trên hết Là một

tổ chức mang tính toàn cầu rộng lớn về mọi mặt hiện nay, với tôn chỉ mục đích vai trò rõ ràng hứa hẹn sẽ đem đến những thành quả lớn đem tới hòa bình, văn minh cho nhân loại

Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc về nguyên tắc giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình đã được pháp điển hóa thành nguyên tắc mang tính mệnh lệnh: các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp và xung đột giữa họ với nhau chỉ bằng những phương pháp hòa bình

2.1.4.1 Nguyên tắc cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế

Trước Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, luật quốc tế có quy định

cụ thể về việc có thể sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp quốc tế khi đã áp dụng các biện pháp hòa bình giải quyết trước đó Điều 12 Hiệp ước Hội quốc liên quy định “các nước thành viên không được sử dụng chiến tranh khi chưa

áp dụng các biện pháp hòa bình” Tức là các quốc gia đã sử dụng các biện

8 Điều 1 Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.

Trang 28

pháp hòa bình mà không giải quyết được tranh chấp quốc tế thì có quyền sử dụng một biện pháp cuối cùng là chiến tranh.

Đến ngày 27/8/1928, Cộng hòa Pháp và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp ước Pari về “khước từ chiến tranh với tư cách là công cụ của chính sách Nhà nước” Sau đó, Hiệp ước này được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi và trở thành điều ước quốc tế đa phương mang tính phổ biến

Hiệp ước Pari năm 1928 quy định: “Các bên tham gia ký kết, nhân danh các dân tộc mà mình đại diện, trịnh trọng tuyên bố lên án việc sử dụng chiến tranh để giải quyết các tranh chấp quốc tế, và từ bỏ việc sử dụng chiến tranh như chính sách quốc gia trong quan hệ giữa họ với nhau”9 “Các bên tham gia

ký kết công nhận rằng, việc điều chỉnh hay giải quyết mọi tranh chấp hay xung đột phát sinh giữa họ, bất kể tính chất hay nguồn gốc như thế nào, sẽ chỉ được giải quyết bằng biện pháp hòa bình”10

Thời gian đầu nguyên tắc này thể hiện mong muốn của các dân tộc trong việc thiết lập một trật tự quốc tế công bằng sau chiến tranh Đến Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945, tại khoản 4 Điều 2 đã ghi nhận hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc cụ thể như sau:

“Trong quan hệ quốc tế, các hội viên Liên hợp quốc không được quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất cứ một nước nào, hoặc bằng cách này hay cách khác làm trái với những mục đích của Liên hợp quốc”11.

Tiếp tục tinh thần và nội dung của Hiến chương Liên hợp quốc, nguyên tắc này được ghi nhận lần nữa với tư cách là một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế tại Tuyên bố ngày 24/10/1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945

9 Điều 1 Hiệp ước Pari năm 1928.

10 Điều 2 Hiệp ước Pari năm 1928.

11 http://www.letton.ch/lvbriand.htm.

Trang 29

Việc thụ đắc lãnh thổ bằng việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực không được thừa nhận là hợp pháp Cùng với sự phát triển của các mối quan hệ quan hệ quốc tế, việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan hệ quốc

tế đã bị coi là bất hợp pháp thì nguyên tắc này được hiểu với nội hàm rộng hơn, đó là việc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong các quan

hệ phi vũ trang Định ước Henxinki ngày 01/8/1975 cũng quy định rằng các quốc gia tham gia sẽ “khước từ sử dụng mọi biện pháp mang tính cưỡng bức đối với quốc gia, thành viên khác, khước từ tiến hành hành vi cưỡng bức về kinh tế”

2.1.4.2 Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế

Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, luật pháp quốc tế cũng ghi nhận một số biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp song vào thời điểm đó nguyên tắc này chưa trở thành một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế Điều này được thể hiện rõ trong khoản 2, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc; Phần XV Giải quyết các tranh chấp ( Điều 279- Điều 299) Công ước Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc, và hầu hết các điều ước quốc tế đa phương cũng như song phương, điều ước quốc tế khu vực cũng như điều ước mang tính toàn cầu

Nguyên tắc này ra đời sau Cách mạng Tháng Mười Nga nhưng được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến chương Liên hợp quốc:

“Hội viên Liên hợp quốc giải quyết các tranh chấp quốc tế của họ bằng phương pháp hòa bình, làm thế nào khỏi nguy hại đến hòa bình và an ninh quốc tế cũng như đến công lý”12

“1 Trong mỗi vụ tranh chấp, nếu kéo dài có thể đe dọa sự duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, các đương sự phải tìm giải pháp, trước hết bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, bằng con đường tư pháp, bằng việc sử dụng những cơ quan hoặc những hiệp định khu vực, hoặc

12 Khoản 3 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc 1945.

Trang 30

bằng các biện pháp hòa bình khác tùy họ lựa chọn; 2 Hội đồng bảo an, nếu thấy cần thiết yêu cầu các đương sự giải quyết tranh chấp của họ bằng các biện pháp như vậy”13.

Nội dung của nguyên tắc được khẳng định rõ hơn trong Tuyên bố năm

1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc "mỗi quốc gia giải quyết tranh chấp quốc tế của mình với các quốc gia khác bằng phương pháp hòa bình để không dẫn đến đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế và công bằng" Và các nguyên tắc

cơ bản của Luật quốc tế là căn cứ pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc

tế, các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế thường được viện dẫn trong hệ thống các cơ quan của Liên Hợp quốc quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc năm 1970; văn kiện bế mạc của Hội nghị an ninh và hợp tác Châu Âu năm 1975; Định ước Henxiki năm 1975…

Trong hệ thống các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế có mối quan hệ đặc biệt với nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực Việc tuyên bố nguyên tắc này trong Hiến chương Liên hợp quốc đã chứng tỏ mong muốn của cộng đồng quốc tế là việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực cần phải bị nghiêm cấm và loại bỏ trong quan hệ quốc tế Trong khuôn khổ những nỗ lực của Liên hợp quốc nhằm duy trì ổn định an ninh quốc tế, nguyên tắc cấm sử dụng

vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đã được từng bước cụ thể hóa qua các văn kiện quốc tế quan trọng như Tuyên bố về các nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc được Đại hội đồng Liên hợp quốc

Theo tinh thần của Tuyên bố ngày 24/10/1970, nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

13 Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc 1945.

Trang 31

“Nguyên tắc tất cả các quốc gia giải quyết các tranh chấp quốc tế của mình bằng các biện pháp hoà bình mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế.

Tất cả các quốc gia sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế với những quốc gia khác bằng các biện pháp hòa bình mà không làm phương hại đến hòa bình, an ninh và công lý quốc tế

Mọi quốc gia do vậy sẽ sớm tìm kiếm và chỉ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án; sử dụng trung gian khu vực, thỏa thuận hoặc những biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn Trong việc tìm kiếm những biện pháp giải quyết tranh chấp, các bên đồng ý rằng những biện pháp hòa bình sẽ là thích hợp đối với những hoàn cảnh cụ thể và bản chất của tranh chấp

Trong trường hợp không đạt được một giải pháp để giải quyết tranh chấp bằng bất kỳ biện pháp đã nêu ở trên, các bên trong tranh chấp có nghĩa vụ tiếp tục tìm kiếm những biện pháp hòa bình khác để giải quyết tranh chấp mà các bên thỏa thuận

Các quốc gia trong tranh chấp cũng như các quốc gia khác sẽ từ bỏ bất

kỳ hành vi nào có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình hình hiện tại gây nguy hiểm cho việc gìn giữ hòa bình và an ninh thế giới, và sẽ hành động phù hợp với những mục đích và nguyên tắc của Liên hợp quốc

Các tranh chấp quốc tế được giải quyết trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và phù hợp với nguyên tắc tự do lựa chọn các cách thức giải quyết tranh chấp Sự đề nghị, hoặc sự chấp nhận về quá trình giải quyết mà các quốc gia tự nguyện đồng ý đối với các tranh chấp đang tồn tại hoặc trong tương lai mà các bên liên quan sẽ không được coi là vi phạm nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền

Trang 32

Không có điều nào được nói ở trên có ảnh hưởng hoặc phương hại đến những điều khoản có thể áp dụng của Hiến chương, đặc biệt là những điều khoản liên quan đến việc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế”14.

Và sự hình thành và phát triển của nguyên tắc hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế gắn liền với sự hình thành và phát triển của nguyên tắc cấm đe dọa dùng vũ lực và dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và là hệ quả tất yếu của nguyên tắc này Giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia bằng các biện pháp hòa bình có thể hiểu là giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằm đi tới một giải pháp công bằng cho tất cả các bên hoặc giải quyết các tranh chấp thông qua trung gian, hòa giải hoặc bằng các cơ chế tài phán quốc tế như Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa án Quốc tế về Luật Biển và các tòa trọng tài khác…

Mọi tranh chấp quốc tế phải được tiến hành giải quyết trên cơ sở những cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, tôn trọng độc lập, chủ quyền cũng như không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Các quốc gia có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình Các quốc gia có quyền lựa chọn bất kỳ phương thức hòa bình nào để giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau Các quốc gia giải quyết tranh chấp trên cơ

sở bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng các quyền và lợi ích của các quốc gia khác

2.1.4.3 Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia được ghi nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc Liên hợp quốc đã đặt nguyên tắc này là nguyên tắc cơ bản đầu tiên, là nền tảng cho tổ chức hoạt động của Liên hợp quốc Khoản 1 Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định: “Liên hợp

14 Xem Tuyên bố ngày 24-10-1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.

Trang 33

quốc được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền của tất cả các hội viên”.

Tất cả mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền Các quốc gia bình đẳng

về quyền và nghĩa vụ và là những thành viên bình đẳng của cộng đồng quốc

tế, bất chấp sự khác biệt về chế độ kinh tế, chính trị và xã hội

Chủ quyền là thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời của quốc gia bao gồm 2 nội dung chủ yếu: Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong các quan hệ đối ngoại Nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia – cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp quốc tế Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là điều thiêng liêng của mỗi dân tộc, lãnh thổ là biểu hiện của nền độc lập dân tộc và bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia Bảo vệ biên giới, lãnh thổ chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia chống lại mọi hình thức ngoại xâm Quyền này đã được pháp luật quốc tế công nhận Vì vậy, khi giải quyết bất kỳ vấn đề gì liên quan đến biên giới và lãnh thổ chúng ta phải biết kết hợp các hình thức và biện pháp đấu tranh thích hợp đối với từng vụ việc phát sinh trên nguyên tắc tôn trọng luật pháp quốc tế; bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia; giữ gìn quan hệ hữu nghị với các nước trên nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, góp phần gìn giữ hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới

2.1.4.4 Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau

Nguyên tắc này được ghi nhận lần đầu tiên tại Hiến chương Liên hợp quốc Thực hiện sự hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hoá và nhân đạo và khuyến khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo

Các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác phù hợp với Hiến chương Mọi quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với các Quốc hội khác trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế để gìn giữ hòa bình và an ninh quốc tế,

Trang 34

khuyến khích sự ổn định và tiến bộ, lợi ích chung của các dân tộc và hợp tác quốc tế mà không có sự phân biệt về sự khác nhau về chế độ chính trị, kinh tế

và văn hóa Cụ thể như sau:

a Mọi quốc gia sẽ hợp tác với các quốc gia khác để duy trì hòa bình và

an ninh quốc tế;

b Mọi quốc gia sẽ hợp tác để khuyến khích sự tôn trọng và tuân thủ các quyền con người và tự do cơ bản trên toàn thế giới và trong việc loại trừ tất cả các hình thức phân biệt về sắc tộc và tôn giáo;

c Mọi quốc gia sẽ thực hiện các quan hệ quốc tế của mình trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, kỹ thuật và thương mại phù hợp với nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ;

Các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc có nghĩa vụ hành động tập thể hoặc riêng rẽ để hợp tác với Liên hợp quốc phù hợp với những điều khoản tương ứng của Hiến chương Liên hợp quốc;

Các quốc gia nên hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội cũng như khoa học và công nghệ và đối với việc phát triển sự tiến bộ về văn hóa và giáo dục trên thế giới Các quốc gia nên hợp tác để phát triển kinh tế trên toàn thế giới, đặc biệt đối với các nước đang phát triển15

2.1.4.5 Nguyên tắc tận tâm thiện chí thực hiện cam kết quốc tế (pacta sunt servanda)

Nguyên tắc Pacta sunt servanda là nguyên tắc cơ bản cổ xưa nhất được hình thành từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ và tồn tại dưới hình thức tập quán quốc

tế Và nguyên tắc này được kế thừa và phát triển đầy đủ nội dung pháp lý cơ bản trong luật quốc tế hiện đại

Nguyên tắc này được ghi nhận cụ thể trong nhiều văn bản pháp lý quốc

tế như Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Viên 1969 về Luật điều ước

15 Xem Tuyên bố ngày 24-10-1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh các quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.

Trang 35

quốc tế, Tuyên bố ngày 24-10-1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Định ước Henxinki ngày 01-8-1975

Nguyên tắc các quốc gia thực hiện vợi sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc

Mọi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí các nghĩa vụ của mình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung

Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện với sự thiện chí những nghĩa vụ của mình trong những thỏa thuận có hiệu lực theo những nguyên tắc và quy phạm được luật quốc tế thừa nhận chung Khi mà những nghĩa vụ phát sinh từ các điều ước quốc tế mâu thuẫn với những nghĩa vụ của các Thành viên Liên hợp quốc theo Hiến chương Liên hợp quốc thì những nghĩa vụ theo Hiến chương

an ninh và hòa bình thế giới”

Điểm 2, điểm 3 và điểm 5 của Tuyên bố chỉ ra: “Các nước sẽ giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình, sao cho không tổn hại đến hòa bình, an ninh quốc tế và công lý” “Các tranh chấp quốc tế sẽ được giải

Trang 36

quyết trên cơ sở bình đẳng về chủ quyền của các nước phù hợp với nguyên tắc

tự do lựa chọn các phương pháp đã nêu rõ trong Hiến chương Liên hợp quốc…” và “Các nước sẽ tin tưởng lẫn nhau với tinh thần hợp tác để sớm giải quyết hợp lý các tranh chấp quốc tế của họ bằng những biện pháp sau đây: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tài phán, áp dụng các cơ chế khu vực hoặc các biện pháp hòa bình khác do các bên lựa chọn gồm cả vai trò môi giới Để tìm ra một giải pháp giải quyết, các bên tranh chấp sẽ thỏa thuận các biện pháp hòa bình thích hợp với những tình trạng cụ thể và các tính chất của tranh chấp”

Bên cạnh đó, giải quyết tranh chấp quốc tế theo nguyên tắc hòa bình là một nghĩa vụ được quy định tại khoản 3, điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc; theo đó, các quốc gia có nghĩa vụ lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp Đây là một danh sách gợi ý, không áp đặt thứ tự ưu tiên giữa các biện pháp mà các bên cần lựa chọn, cũng như không giới hạn số lượng các biện pháp giải quyết hòa bình

2.1.6 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982

Ngày 30/4/1982, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS)

đã được thông qua tại New York và mở cho các quốc gia ký tại Montego Jamaica ngày 10/12/1982 sau 5 năm trù bị (1968 -1973) và 09 năm đàm phán chính thức (1973-1982) với 11 khóa họp UNCLOS chính thức có hiệu lực vào ngày 16/11/1994 Với 320 điều và 9 phụ lục, có thể khẳng định rằng, cho đến nay, UNCLOS là điều ước quốc tế đồ sộ nhất của luật quốc tế nói chung

Bay-và luật biển quốc tế nói riêng Về nội dung, UNCLOS là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng nhất giúp các quốc gia xác lập, thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của quốc gia trên biển cũng như quản lý, khai thác, sử dụng biển và đại dương một cách hiệu quả nhất Đặc biệt, UNCLOS đã dành một vị trí rất quan trọng quy định các vấn đề pháp lý về giải quyết tranh chấp

Cụ thể, UNCLOS đã dành 27/320 Điều (21 điều trong Phần XV và 6 điều

Trang 37

trong Mục 5 của Phần XI) và 4 Phụ lục, trực tiếp quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp Ngoài ra, nếu so sánh số lượng các điều trong 9 Phụ lục của UNCLOS thì có 4 Phụ lục liên quan đến thủ tục giải quyết tranh chấp gồm 74 điều, trong khi 5 Phụ lục còn lại chỉ có 44 điều Với các quy định cụ thể và chi tiết, UNCLOS đã thiết lập một hệ thống riêng biệt và hoàn toàn mới các quy định về các biện pháp giải quyết tranh chấp phù hợp với thực tiễn nhằm tạo thuận lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở đảm bảo

sự thống nhất trong việc giải thích và áp dụng UNCLOS

Nghĩa vụ giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình Các quốc gia thành viên giải quyết mọi tranh chấp xảy ra giữa họ về việc giải thích hay áp dụng Công ước bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương liên hợp quốc và, vì mục đích này, cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp đã được nêu ở Điều 33, khoản 1 của Hiến chương Liên hợp quốc16

Giải quyết các tranh chấp bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào do các bên lựa chọn Không một quy định nào của phần này ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia thành viên đi đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ và vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước17 Các quốc gia trong vụ tranh chấp có quyền tự do chọn phương thức giải quyết tranh chấp Điều 280 xác định đây là quyền của các quốc gia trong vụ tranh chấp mà không một điều khoản nào của Công ước có thể làm phương hại đến.Nghĩa vụ tiến hành các cuộc trao đổi về quan điểm Khi có tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên tranh chấp tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương pháp hòa bình khác Cũng như vậy, các bên tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan

16 Điều 279 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

17 Điều 280 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Trang 38

điểm mỗi khi kết thúc một thủ tục giải quyết đối với một vụ tranh chấp như vậy mà không giải quyết được, hay mỗi khi đã có một giải pháp và các hoàn cảnh đòi hỏi các cuộc tham khảo ý kiến liên quan đến việc thi hành giải pháp

đó18 Các bên có thể sử dụng bất kỳ phương pháp không cưỡng bức nào để giải quyết các vụ tranh chấp giữa các quốc gia đó Điều 33 của Hiến chương liệt kê những cách thức giải quyết tranh chấp quốc tế chủ yếu như: thương lượng, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án và những thỏa thuận đàm phán, dàn xếp khu vực Tất cả những cách thức giải quyết tranh chấp này phải tuân theo nguyên tắc nhất trí Trên cơ sở của nguyên tắc bao trùm đó, Công ước về Luật biển 1982 đã đưa ra một số nguyên tắc cơ bản cho việc giải quyết tranh chấp trên biển là:

Các quốc gia có nghĩa vụ phải giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia đó với nhau Theo đó các quốc gia trong vụ tranh chấp có quyền thỏa thuận chọn phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả, nếu các phương thức đó không mang lại hiệu quả thì một trong các bên có thể đưa tranh chấp ra giải quyết trước tòa án có thẩm quyền giải quyết và tòa án có thẩm quyền này sẽ đưa ra phán quyết có tính chất bắt buộc các bên đương sự trong vụ tranh chấp phải thi hành Những nội dung này được quy định tại Phần XV Mục 2 (từ Điều

286 đến Điều 296)

Công ước Luật biển năm 1982 quy định: “Khi có một vụ tranh chấp xảy

ra giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, các bên đương sự tiến hành ngay một cuộc trao đổi quan điểm về cách giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hay bằng các phương thức hòa bình khác”19 Theo quy định tại khoản 2 Điều 283 Công ước Luật biển 1982, thương lượng có thể là bước khởi đầu hoặc có thể là biện pháp tiếp theo sau khi đã giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp khác mà các bên liên quan đã

áp dụng Bất kỳ quốc gia nào, thành viên nào tham gia vào một tranh chấp

18 Điều 283 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

19 Khoản 1, Điều 283 Công ước Luật biển 1982.

Trang 39

liên quan đến việc giải thich hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu quốc gia khác hay các bên khác đưa vụ tranh chấp ra hòa bình theo thủ tục đã được trù định ở mục 1 của Phụ lục V, hay theo một thủ tục hòa giải khác Khi yêu cầu đã được chấp nhận và nếu các bên đồng ý về thủ tục hòa giải sẽ được áp dụng, thì bất kỳ bên nào cũng có thể đưa vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục

đó20 Ngoài thương lượng và hòa giải, Công ước Luật biển 1982 còn quy định

về tổ chức Ủy bản hòa giải thành lập Phụ lục V không phải là cơ quan thường trực mà là một cơ quan vụ việc (Ad hoc), được thành lập khi các bên tranh chấp có yêu cầu

Bên cạnh các biện pháp mang tính ngoại giao, Công ước Luật biển cũng

có quy định các biện pháp giải quyết tranh chấp mang tính tài phán khi các bên tranh chấp đưa vụ việc ra giải quyết trước Tòa án hoặc Trọng tài Bao gồm: Tòa án Luật biển được thành lập theo đúng Phụ lục VI; Tòa trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII; Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII Theo Điều 287 Công ước Luật biển 1982, Tòa án có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đã được chuyển đến theo đúng quy định tại Điều 287 Công ước này

2.1.7 Các nguyên tắc đặc thù trong hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế về biên giới, lãnh thổ

2.1.7.1 Nguyên tắc chiếm hữu thật sự

Một trong những điều ước quốc tế về chiếm cứ lãnh thổ có ý nghĩa then chốt trong việc đánh giá tính hợp pháp của việc xác lập lãnh thổ là Định ước Berlin năm 1885 Tại Hội nghị Berlin 1885, các nước thành viên đã thông qua một nghị quyết về Châu Phi, trong nghị quyết có đưa ra nguyên tắc chiếm hữu thật sự, quốc gia được công nhận là chủ sở hữu vùng đất mới nếu ngoài việc phát hiện đầu tiên phải tiếp theo đó các hành động thực tế:

20 Khoản 1, khoản 2, Đièu 284 Công ước Luật biển 1982.

Trang 40

+ Việc quốc gia nào chiếm hữu một vùng lãnh thổ mới ở Châu Phi đều phải thông báo cho các nước tham gia hội nghị biết21;

+ Các nước chiếm hữu phải bảo đảm sự tồn tại của một tổ chức chính quyền tại vùng lãnh thổ họ chiếm hữu để thi hành luật pháp, và khi cần thiết

để bảo vệ tự do buôn bán và quá cảnh trong các điều kiện đã được quy định22.Định ước chỉ có hiệu lực ở Châu phi và đối với các nước thành viên, nhưng đến năm 1888, Viện Pháp Luật Quốc Tế Lausanne đã ra tuyên bố khẳng định nguyên tắc này, làm cho nguyên tắc này trở nên chiếm ưu thế, phổ biến trên thế giới và được thừa nhận chung Mặc dù hiệp ước Hiệp ước Saint Germain năm 1919 về chấm dứt sự tồn tại đế quốc Hung và Áo đã tuyên bố huỷ bỏ Định ước Berlin 1885 vì lý do trên thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa, nhưng nguyên tắc này vẫn giữ nguyên giá trị và vẫn được các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp lãnh thổ Và đặc biệt là từ khi đó có Tòa Pháp viện thường trực quốc tế ra đời và sau này là Tòa án công lý quốc tế, thông qua các phán quyết về giải quyết các tranh chấp đối với Grenland giữa Đan Mạch và Nauy, đảo Clippecton giữa Pháp và Mexico, đảo Terinidate giữa Anh và Iran nguyên tắc chiếm hữu thực sự đã trở thành nguyên tắc đặc biệt quan trọng giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ biên giới giữa các quốc gia

Luật quốc tế hiện đại thừa nhận việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải là chiếm hữu thực sự Các quốc gia muốn xác lập chủ quyền đối với một vùng lãnh thổ bất kỳ phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, những vùng đất, đảo được quốc gia chiếm hữu phải là lãnh thổ

vô chủ, không nằm hoặc không còn nằm trong hệ thống địa lý hành chính của một quốc gia nào Khi một quốc gia nào đó thực hiện chủ quyền nhà nước của mình trên một vùng lãnh thổ trong một thời gian dài liên tục bằng biện pháp hòa bình và không bị các quốc gia khác phản đối Lãnh thổ vô chủ (terra

21 Điều 34 Thỏa thuận Berlin năm 1885.

22 Điều 35 Thỏa thuận Berlin năm 1885.

Ngày đăng: 08/02/2019, 07:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Bá Diến (2006), Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Bá Diến
Nhà XB: Nxb. Tư Pháp
Năm: 2006
3. Nguyễn Bá Diến (2009), Sách chuyên khảo Hợp tác khai thác chung trong Luật biển quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế, Nxb. Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách chuyên khảo Hợp tác khai thác chung trong Luật biển quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Trung tâm Luật biển và hàng hải quốc tế
Tác giả: Nguyễn Bá Diến
Nhà XB: Nxb. Tư pháp
Năm: 2009
4. Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2009), “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước Luật biển 1982”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ước Luật biển 1982”
Tác giả: Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường
Năm: 2009
5. Nguyễn Bá Diến (2013), Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo
Tác giả: Nguyễn Bá Diến
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
Năm: 2013
6. International Court of Justice, North Sea Continetal self case Judment of 20 Febuary 1969, the Huygue 1969, p3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: North Sea Continetal self case Judment of 20 Febuary 1969
9. Keo Pheak Kdey, Phương pháp hòa bình trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế, Luận văn tiến sĩ Luật học 2002,Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp hòa bình trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế
8. Hội nghị các Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao ASEAN lần thứ 43(2010), Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao ASEAN lần thứ 43 “Tăng cường các nỗ lực hướng tới cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động, Hà Nội – Việt Nam, ngày 19, 20 tháng 07 năm 2010 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w