1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự của luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

99 314 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

Và nguyên tắc thường được áp dụng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là nguyên tắc chiếm hữu thực nguyên tắc chiếm hữu thực sự cũng như đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

PHẠM ĐỨC HIỆP

ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CHIẾM HỮU THỰC SỰ

CỦA LUẬT QUỐC TẾ VÀO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

PHẠM ĐỨC HIỆP

ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CHIẾM HỮU THỰC SỰ

CỦA LUẬT QUỐC TẾ VÀO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ

Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS TS GVCC NGUYỄN BÁ DIẾN

Hà Nội – 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn có sự kế thừa của các công trình đã có trong nước và quốc tế Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo

vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Phạm Đức Hiệp

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 2

2 Tình hình nghiên cứu 3

3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu 4

4 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 6

7 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VỀ ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CHIẾM HỮU THỰC SỰ VÀO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ 8

1.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ 8

1.1.1 Chủ quyền lãnh thổ 8

1.1.2 Phân loại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ 15

1.1.3 Thiết chế giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ 16

1.1.4 Nguồn luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ 30

1.1.5 Tổng quan về tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các quốc gia khác 28

1.2 Nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ 29

1.2.1 Khái niệm nguyên tắc chiếm hữu thực sự 29

1.2.2 Quá trình hình thành nguyên tắc chiếm hữu thực sự 30

1.2.3 Ý nghĩa của nguyên tắc chiếm hữu thực sự 33

1.2.4 Nội dung nguyên tắc chiếm hữu thực sự 34

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CHIẾM HỮU THỰC SỰ CỦA LUẬT QUỐC TẾ VÀO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ 43

2.1 Các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế đối với các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ 43

2.1.1 Phán quyết của tòa đối với vụ tranh chấp chủ quyền đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan năm 1928 43

Trang 5

2.1.2 Phán quyết của tòa đối với vụ tranh chấp chủ quyền Đông Greenland giữa Na Uy

và Đan Mạch giai đoạn 1931-1933 45

2.1.3 Phán quyết của tòa đối với vụ tranh chấp chủ quyền đảo Clipperton giữa Pháp và Mexico năm 1931 46

2.1.4 Phán quyết của tòa đối với vụ tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Miniques và Ecrehos giữa Anh và Pháp giai đoạn 1951-1953 48

2.1.5 Phán quyết của tòa đối với vụ tranh chấp biên giới trên bộ và trên biển giữa Cameroon và Nigeria năm 2002 49

2.1.6 Phán quyết của tòa đối với vụ tranh chấp chủ quyền đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan giữa Malaysia và Indonesia năm 2002 50

2.1.7 Phán quyết của tòa đối với vụ tranh chấp chủ quyền đảo Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge giữa Malaysia và Singapore năm 2008 51

2.1.8 Phán quyết của tòa đối với tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Đông giữa Trung quốc và Philippines 52

2.2 Thực tiễn áp dụng áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự vào giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ từ các phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế đối với các vụ tranh chấp ……….… ……….… 54

2.2.1 Lãnh thổ chiếm hữu phải là vô chủ 54

2.2.2 Việc chiếm hữu phải là hành động của nhà nước 56

2.2.3 Việc chiếm hữu phải là công khai 58

2.2.4 Việc chiếm hữu phải là thực sự 59

2.2.4 Việc chiếm hữu phải là liên tục và hòa bình 63

CHƯƠNG 3 ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CHIẾM HỮU THỰC SỰ CỦA LUẬT QUỐC TẾ VÀO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VIỆT NAM 66

3.1 Giải quyết tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 66

3.1.1 Tình hình tranh chấp ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 66

3.1.2 Đánh giá luận cứ của các bên từ góc độ nguyên tắc chiếm hữu thực sự 67

3.1.3 Chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam từ góc độ nguyên tắc chiếm hữu thực sự 70

3.2 Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc 74

Trang 6

3.2.1 Tình hình tranh chấp 74

3.2.2 Luận cứ của Trung Quốc từ góc độ nguyên tắc chiếm hữu thực sự 77

3.2.3 Chủ quyền của Việt Nam từ góc độ nguyên tắc chiếm hữu thực sự 78

3.3 Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Lào 79

3.3.1 Tình hình tranh chấp 79

3.3.2 Luận cứ của Lào từ góc độ nguyên tắc chiếm hữu thực sự 80

3.3.3 Chủ quyền của Việt Nam từ góc độ nguyên tắc chiếm hữu thực sự 80

3.4 Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Campuchia 81

3.4.1 Tình hình tranh chấp 81

3.4.2 Luận cứ của Campuchia từ góc độ nguyên tắc chiếm hữu thực sự 83

3.4.3 Chủ quyền của Việt Nam từ góc độ nguyên tắc chiếm hữu thực sự 84

3.5 Kiến nghị giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam từ góc độ vận dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự 86

KẾT LUẬN 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

APEC : Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

(Asia-Pacific Economic Cooperation) ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast

Asian Nations) ICJ : Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice)

ITLOS : Tòa án Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the

Law of the Sea) LHQ : Liên Hợp quốc

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

Trang 8

1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn vừa qua, việc nước ta trở thành thành viên của một số tổ chức quốc tế quan trọng như: LHQ, WTO và các tổ chức khác là những bước tiến để nước ta có thể tham gia vào sân chơi thế giới Mở cửa và hội nhập là nền tảng cơ bản để Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nói chung Việc tham gia một số công ước quốc tế đã giúp chúng

ta áp dụng các nguyên tắc cơ bản, bổ sung vào hệ thống pháp luật trong nước cũng như là tiến hành giải quyết tranh chấp mang tính chất quốc tế với một số nước trên thế giới Đây chính là việc làm rất quan trọng và cần thiết khi mà quá trình toàn cầu hóa đã và đang trở thành một trong những xu thế trong giai đoạn hiện nay Ngày nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cho các quốc gia phải tăng cường mở cửa, hợp tác kinh tế quốc tế trên tất cả các mặt Hội nhập và tham gia vào sân chơi của thế giới

là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế - xã hội của từng nước Xu hướng hiện nay của các quốc gia chính là tham gia vào các tổ chức kinh tế - thương mại mang tính tầm cỡ quốc tế

Mở cửa thị trường nội địa, hợp tác kinh tế thông qua cắt giảm thuế quan, loại bỏ hàng rào phi thuế quan gây cản trở thương mại, ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, v.v là những mục tiêu hướng đến của các quốc gia trên thế giới

Bên cạnh những cơ hội của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, những thách thức mà các quốc gia phải đối mặt càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn Việc phát sinh những mâu thuẫn giữa các quốc gia trong việc tranh chấp tranh chấp về lãnh thổ hiện nay là điều không còn xa lạ trên thế giới Thực tế đã có rất nhiều tranh chấp diễn ra trong thời gian dài và mặc dù đã có phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế nhưng việc thực hiện phán quyết đó còn chưa được triệt để

Do đó, những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của các quốc gia nói chung

Trang 9

2

là điều không thể tránh khỏi Trên thế giới hiện nay, việc thông qua các cơ quan tài phán mang tính chất quốc tế giải quyết tranh chấp cũng như việc áp dụng các nguyên tắc quốc tế, về cơ bản, đã hình thành nền tảng pháp lý cho hoạt động giải quyết những tranh chấp về lãnh thổ trên thế giới Và nguyên tắc thường được áp

dụng trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là nguyên tắc chiếm hữu thực

nguyên tắc chiếm hữu thực sự cũng như đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm

nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về lãnh thổ

giữa các quốc gia là điều hoàn toàn cần thiết

Việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức khu vực cũng như toàn cầu, như LHQ, ASEAN, APEC và gần đây nhất là vào năm 2007, Việt Nam đã trở thành là thành viên thứ 150 của WTO, đã mang đến những thuận lợi và thách thức trong quá trình hội nhập Nước ta đã tham gia vào các vụ kiện về tranh chấp lãnh thổ với một số quốc gia láng giềng nhằm bảo vệ quyền lợi của quốc gia Thực tế đòi hỏi

chúng ta phải nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả nguyên tắc chiếm hữu thực sự

phù hợp với quy định của quốc tế, qua đó bảo vệ lãnh thổ nước ta chống lại các hành vi xâm phạm lãnh thổ của một số quốc gia láng giềng

Vì tài liệu nghiên cứu và tham khảo còn chưa đầy đủ và dàn trải nên việc tìm hiểu và nghiên cứu quy định của pháp luật cũng như thực tiễn là việc cần thiết để

hoàn thiện quy định pháp luật về nguyên tắc chiếm hữu thực sự vào giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia Đó chính là lý do đề tài “Áp dụng nguyên

Trang 10

3

tắc chiếm hữu thật sự của luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ” được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này Nghiên cứu

nguyên tắc chiếm hữu thực sự được đề cập trong một số cuốn sách, như giáo trình

Luật Hình sự của Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội Ngoài ra, một số luận văn đã nghiên

cứu có liên quan đến nguyên tắc này như: “Giải quyết tranh chấp về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước tòa án Công lý quốc tế của Liên Hiệp Quốc” của tác giả Nguyễn Thị Huệ, luận văn thạc sỹ luật học (2013); “Giải quyết tranh chấp trên biển bằng tòa án quốc tế về luật biển” của tác giả Lưu Thị Kim Thanh, luận văn thạc sỹ, 2014; “Nguyên tắc giải quyết tranh chấp về chủ quyền trên biển trong luật quốc tế hiện đại- Liên hệ với chủ quyền trên biển của Việt Nam” của tác giả Uông

Minh Vương, luận văn thạc sỹ luật học năm 2009

Một số bài viết được đăng trên trang website hoặc tạp chí Luật học có liên quan đến vấn đề này như:

- Chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật quốc tế của hai tác giả Nguyễn Bá Diến

và Nguyễn Hùng Cường được đăng trên tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 30, số 1(2014) 13-22

- Nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật quốc tế và sự vận dụng vào lập luận khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của tác giả TS Trần Thăng Long & Hà Thị Hạnh đăng trên tạp chí Khoa

học Pháp lý, Trường ĐH Luật Tp Hồ Chí Minh, số 5(2013) 78

Các cuốn giáo trình, các công trình nghiên cứu và các bài viết nêu trên đã phần nào làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về việc áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật quốc tế trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên thế giới hiện nay Một số công trình nghiên cứu đã phân tích rõ những kết

Trang 11

4

quả đạt được và hạn chế trong quá trình áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự

thông qua một số vụ việc về tranh chấp lãnh thổ trên thế giới thời quan vừa quan Với mục đích làm phong phú thêm nội dung nghiên cứu về vấn đề này, đề tài

Áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thật sự của luật quốc tế vào giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ được lựa chọn nhằm thể hiện tâm huyết và đóng góp đối

với vấn đề này

3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu

Pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là một lĩnh vực rộng, phức tạp và thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chỉ một số khía cạnh sau được tập trung làm rõ: Nội

dung nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia Vấn đề áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong giải quyết

tranh chấp lãnh thổ tại tòa án quốc tế thông qua một số vụ việc cụ thể Đồng thời, thực tiễn áp dụng nguyên tắc trên trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong giai đoạn hiện nay Từ đó, luận văn đưa ra nhận xét chung và khẳng định tính tất yếu của việc áp dụng nguyên tắc này trên thế giới và trong khu vực

Thông qua việc nghiên cứu trong phạm vi được đề ra như trên, luận văn cung

cấp cho người đọc một cách tổng thể nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thực sự

trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong luật quốc tế nói chung, thực trạng áp dụng nguyên tắc này trên thực tế để có thể đánh giá được mức độ áp dụng nguyên tắc này trong thực tế trên thế giới hiện nay Đồng thời, luận văn nghiên cứu

về nguyên nhân của thực trạng trên để từ đó đưa ra những giải pháp để tháo gỡ vướng mắc còn tồn tại

4 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Để có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn cần phải giải quyết các vấn đề sau:

Trang 12

5

Thứ nhất, đề cập khái quát về nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia trong giai đoạn

hiện nay, trong đó nêu lên khái niệm nguyên tắc chiếm hữu thực sự, giải thích

nguyên nhân và trình bày tổng quát về vấn đề này

Thứ hai, phân tích và đánh giá nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong giải quyết

tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quốc tế Đồng thời, đề cập một số vụ việc về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia có áp dụng nguyên tắc này

Thứ ba, nêu và phân tích thực trạng áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự

trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa nước ta và các quốc gia Phân tích nguyên nhân và kết quả của thực trạng trên, đồng thời đưa ra các đề xuất để đảm bảo việc áp dụng hiệu quả nguyên tắc trên trong thực tiễn

5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam Theo đó, các vấn đề về áp dụng nguyên tắc chiếm hữu trong giải quyết tranh chấp về lãnh thổ được đặt ra không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn cả trên thế giới Nghiên cứu khẳng định các mối quan hệ chứ không phân tích một cách riêng lẻ, đồng thời có sự so sánh tính chất quan trọng của nguyên tắc trên trong quá trình áp dụng nói chung

Một số phương pháp nghiên cứu khác được áp dụng:

- Phương pháp phân tích và phương pháp diễn giải: những phương pháp này được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thực

sự Ví dụ như đối với việc xác định chủ quyền trong trong các vụ kiện nói chung, hai phương pháp này đã được vận dụng để chỉ rõ việc nguyên tắc chiếm hữu thực

sự được áp dụng như thế nào, đồng thời phân tích rõ lý do vì sao lại được áp dụng

Trang 13

Phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch: được vận dụng để triển khai

có hiệu quả các vấn đề liên quan đến áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sư, đặc biệt là các kiến nghị hoàn thiện Cụ thể, trên cở sở đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát, phương pháp diễn dịch được sử dụng để làm rõ nội dung của kiến nghị đó

6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Với những nội dung được trình bày trong đề tài hy vọng sẽ đem lại những đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện những quy định của pháp luật về áp dụng

nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong giải quyết tranh chấp về lãnh thổ giữa các

quốc gia, đồng thời góp phần xây dựng cơ chế hợp lý và hiệu quả hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của các quốc gia

Luận văn này là kết quả của quá trình nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và đánh

giá về lý luận các quy định về nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong giải quyết tranh

chấp giữa các quốc gia trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo và cung cấp cho người đọc kiến thức chung nhất về

nguyên tắc chiếm hữu thực sự vào giải quyết tranh chấp quốc tế về lãnh thổ hiện

nay

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự vào giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ;

Trang 15

8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC CHIẾM HỮU THỰC SỰ VÀO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong luật quốc tế Trong lịch sử phát triển của luật quốc tế, có nhiều nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế được áp dụng để giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ Các nguyên tắc và quy phạm này và cơ sở pháp lý quan trọng để chứng minh chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ tranh chấp Chương này trình bày nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật quốc tế và ý nghĩa của nguyên tắc đến việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

1.1 Khái quát về giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

Trong pháp luật quốc tế có rất nhiều định nghĩa về lãnh thể quốc gia và điều

này xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên,

đa phần đều cho rằng: lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời trên vùng đất và vùng nước cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của mỗi quốc gia nhất định Trên cơ sở

đó, Từ điển Luật học [1] định nghĩa: lãnh thổ quốc gia là một phần của Trái đất,

Trang 16

9

thuộc chủ quyền hoàn toàn của một quốc gia, bao gồm vùng đất, vùng trời bên trên

và lòng đất bên dưới Lãnh thổ quốc gia là toàn vẹn và bất khả xâm phạm

Điều này đã được nước ta tiếp thu và ghi nhận trong bản Hiến pháp 2013, cụ thể: Điều 1 của Hiến pháp 2013 ghi nhận: nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm

đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời Việc quy định về vấn đề lãnh thổ quốc

gia trong văn bản tối thượng của mỗi một quốc gia đã khẳng định vai trò quan trọng và tính chất đặc biệt của vấn đề trên Việc khẳng định vai trò quan trọng của lãnh thổ quốc gia đã và đang đặt nền tảng cho việc áp dụng các quy phạm pháp lý quan trọng nhằm thực hiện quản lý, bảo vệ, xây dựng và phát triển lãnh thổ quốc

gia trong thực tiễn

Thông qua việc đưa ra khái niệm về lãnh thổ quốc gia, bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia, theo giáo trình Luật quốc tế của Đại học Luật Hà Nội [2], được xác định, bao gồm những bộ phận sau:

Một là, lãnh thổ quốc gia có vùng đất: vùng đất lãnh thổ gồm toàn bộ phần đất

lục địa và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia (kể cả các đảo ven bờ và các đảo xa bờ) Vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng trong xây dựng và phát triển chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mỗi một quốc gia Đối với các quốc gia quần đảo ( Indonesia, Philippines,…) thì vùng đất của quốc gia là tập hợp tất cả các đảo thuộc chủ quyền của quốc gia đó Vùng đất của quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia, bất kể vị trí một phần hay toàn bộ của chúng nằm ở đâu

Hai là, bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia, ngoài vùng đất, còn có vùng nước Vùng nước là toàn bộ các phần nước nằm trong đường biên giới quốc gia Cùng với vùng đất, vùng nước có vị trí chiến lược trong sự phát triển kinh tế của mỗi một quốc gia, góp phần bảo vệ lãnh thổ vùng đất quốc gia và có tác động trong tiến trình xây dựng và phát triển Dựa vào vị trí, tính chất riêng của từng vùng, vùng nước được chia thành các thành phần, cụ thể: vùng nước nội địa, vùng

Trang 17

10

nước biên giới, vùng nội thủy và vùng nước lãnh hải Việc phân định vùng nước

thành các thành phần cụ thể có tác dụng quan trọng trong việc áp dụng các quy định pháp lý có liên quan để từ đó tạo nền tảng cho công tác bảo vệ lãnh thổ quốc gia

Ba là vùng lòng đất: là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc chủ quyền quốc gia Hiện nay, có sự định nghĩa khác nhau về vùng lòng đất tùy sự nghiên cứu các quốc gia Tuy nhiên, có điểm chung là xem vùng lòng đất của quốc gia là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất, vùng nước ở phía trong đường biên giới quốc gia Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa nhận thì vùng lòng đất được kéo xuống tận tâm trái đất Việc quy định như trên đảm bảo các quyền lợi cần thiết của quốc gia đáp ứng với tình hình thay đổi trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay

Bốn là vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước

của quốc gia Vùng trời được xem là khoảng không bên trong đường biên giới quốc gia Giới hạn bên ngoài vùng trời của một quốc gia được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng, vuông góc từ đường biên giới quốc gia trên đất liền, từ ranh giới phía ngoài vùng tiếp giáp lãnh hải của đất liền và các hải đảo hướng lên khoảng không vũ trụ Đa số các nước trên thế giới xác định độ cao vùng trời là 100 đến 110 km từ mực nước biển trở lên Vùng trời là một trong ba bộ phận hợp thành lãnh thổ quốc gia: vùng đất, vùng biển và vùng trời Khái niệm và các chế định pháp lý của vùng trời được hình thành từ cuối thế kỷ thứ 19 cùng với sự xuất hiện của các thiết bị bay như máy bay, khinh khí cầu Các quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và toàn vẹn đối với vùng trời của mình Xâm phạm vùng trời được công pháp quốc tế thừa nhận là xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia

Năm là vùng lãnh thổ đặc biệt: Ngoài các vùng lãnh thổ nói trên, các tàu

thuyền, các phương tiện bay mang cờ hoặc mang dấu hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia, các công trình nhân tạo, các thiết bị, hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm,…hoạt động nằm ngoài phạm vi lãnh thổ của các quốc gia như vùng biển

Trang 18

* Quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia

Xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia, các quốc gia có quyền tự ấn định quy chế pháp lý đối với lãnh thổ của mình có tính đến những yêu cầu chung của Luật pháp Quốc tế Trên cơ sở ban hành các quy định quy chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia được quốc gia chủ nhà quy định dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật Quốc tế hiện đại quốc gia ban hành các văn bản pháp lý chứa đựng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ có liên quan đến lãnh thổ quốc gia Quy

chế pháp lý của lãnh thổ quốc gia là sự biểu hiện và cụ thể hóa quyền tối cao của

quốc gia đối với lãnh thổ của mình được luật Quốc tế thừa nhận và bảo đảm thực hiện Đây là chủ quyền không thể phân chia và tước đoạt của quốc gia trong quan

hệ quốc tế Quá trình thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt của quốc

Trang 19

Ba là, quốc gia có quyền tài phán đối với mọi cá nhân, tổ chức trong phạm vi lãnh thổ quốc gia (trừ trường hợp pháp luật quốc gia và các Điều ước Quốc tế mà quốc gia đó ký kết hoặc tham gia có quy định khác) Từ đó, quốc gia khẳng định quyền độc lập trong quan hệ quốc tế nhằm đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới hiện nay

* Phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ trong luật quốc tế

Phương thức xác lập đầu tiên là xác lập chủ quyền lãnh thổ truyền thống

Theo báo cáo nghiên cứu về Các hình thức thụ đắc lãnh thổ [5], việc xác lập chủ

quyền lãnh thổ truyền thống xuất phát từ việc chiếm cứ lãnh thổ trên cơ sở định cư của cộng đồng dân sự từ lãnh thổ tự nhiên Việc chiếm cứ đó hình thành tổ chức nhà nước và khẳng định sự tuyên bố chủ quyền của nhà nước đó đối với vùng lãnh thổ nói trên Sự chiếm cứ lãnh thổ được xem là phương pháp xác lập chủ quyền lãnh thổ truyền thống từ xưa đến nay Ví dụ, việc xây dựng và định cư của nhà nước Văn Lang chính là điển hình của việc xác lập chủ quyền lãnh thổ truyền thống thông qua việc chiếm cứ Theo ghi nhận của sách Đại Việt sử ký toàn thư, lãnh thổ của nhà nước Văn Lang được ghi nhận như sau: Đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn, tức nước Chiêm Thành, nay là Quảng Nam ngày nay Việc phân chia đất nước thành 15 bộ xác định việc hình thành nhà nước và phát triển kinh tế xã hội thời bấy giờ

Trang 20

13

Phương thức thứ hai là xác lập trên cơ sở chuyển nhượng tự nguyện Theo tác giả Triệu Thành Nam [18], phương thức này được hiểu là sự chuyển giao lãnh thổ

từ nước này sang nước khác theo phương thức hòa bình và thông qua điều ước nào

đó được ký kết giữa các quốc gia với nhau Lịch sử thế giới đã ghi nhận những vụ chuyển nhượng tự nguyện giữa các quốc gia như: chuyển nhượng lãnh thổ khi Trung Quốc chuyển nhượng Hồng Kông cho Vương quốc Anh thông qua hiệp định Xuyên Tị [28] Đến ngày 01 tháng 7 năm 1997, Anh đã trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc Ngoài ra, còn có hoạt động chuyển nhượng bang Alaska của Nga Hoàng cho Mỹ để lấy 7.2 triệu USD theo Hiệp ước ngày 30 tháng 3 năm

1897, hay việc Cộng hòa Pháp chuyển nhượng bang Louisiana cho Mỹ với giá 15 triệu USD theo Hiệp ước ngày 30 tháng 4 năm 1803 Cũng có thể kể đến việc chuyển nhượng thông qua trao đổi, điển hình là vụ trao đổi Nam Sakhailin của Nhật Bản để lấy quần đảo Kuril thuộc Nga theo hòa ước ngày 07 tháng 5 năm

1875

Một phương thức khác là xác lập chủ quyền lãnh thổ theo thời hiệu Phương thức này được hiểu là việc xác lập chủ quyền lãnh thổ bằng việc chiếm hữu trên thực tế liên tục trong một thời gian dài và không có sự phản đối đối với một vùng lãnh thổ không phải là vô chủ, có nguồn gốc thuộc về một quốc gia khác hoặc một vùng lãnh thổ vốn rất khó xác định rõ đã thuộc về ai Hình thức này trong giai đoạn trước đây và hiện nay được hiểu là sử dụng chiến tranh và vũ lực để chiếm cứ lãnh thổ nói chung Giai đoạn trước đây thì đó là việc sử dụng vũ lực và quân đội bành trướng thế lực nhằm chiếm cứ lãnh thổ Hiện nay, trên cơ sở đề cao nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết, việc xác lập chủ quyền lãnh thổ theo thời hiện không phù hợp với những nguyên tắc và tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế hiện đại, trừ trường hợp sự chiếm cứ lãnh thổ không phải là xâm chiếm bằng vũ lực đối với những vùng lãnh thổ của nước khác và không vi phạm quyền dân tộc tự quyết Luật pháp quốc tế hiện đại đã có sự thay đổi khi không chấp nhận phương thức chiếm cứ lãnh thổ theo thời hiệu khi phương thức đó được dùng để biện minh cho những hành động xâm lược của các quốc gia [5]

Trang 21

14

Thứ tư là phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ theo nguyên tắc kế cận Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ theo nguyên tắc “kế cận địa lý” được một số quốc gia có vị trí địa lý cận kề dựa vào để bảo vệ cho yêu sách chủ quyền lãnh thổ của

họ Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ về biển đảo, lập luận này không được thừa nhận như là một nguyên tắc pháp lý Bởi vì, có rất nhiều vùng lãnh thổ nằm sát ngay bờ biển của nước này nhưng vẫn thuộc chủ quyền của nước khác và không hề có sự tranh chấp nào xảy ra Trong thực tiễn thì việc sử dụng yêu sách của Malaysia và Philippines trong tranh chấp đối với một số đảo Trường Sa của Việt Nam Tuy nhiên, về nguyên tắc cũng như theo Công ước về Luật Biển 1982, phương thức này là không hợp lý và không có cơ sở Ngoài ra, trong tranh chấp giữa Mỹ và Hà Lan đối với đảo Palmas, kết luận của Tòa trọng tài quốc tế đã chỉ rõ: “Nguyên tắc kế cận địa lý cũng không thể được chấp nhận như một phương pháp pháp lý để giải quyết các vấn đề về lãnh thổ; bởi vì nó hoàn toàn không chính xác và nếu áp dụng nó thì sẽ dẫn đến những kết quả độc đoán” [23] Trên thế giới có nhiều quốc gia không nhất thiết phải có lãnh thổ liền kề nhau như bang Alaska tách rời các bang khác của Hoa Kỳ Tác giả Nguyễn Bá Diến [10] khẳng định, trong vụ tranh chấp thềm lục địa Biển Bắc giữa Đức với Đan Mạch và Đức với Hà Lan (1969), tính kế cận địa lý không có giá trị mà sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ ra biển mới mang lại danh nghĩa chủ quyền cho quốc gia có thềm lục địa đó

Cuối cùng là phương thức xác lập chủ quyền lãnh thổ theo sự chiếm hữu Chiếm hữu là một phương thức thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế, là hành động của một quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào khác hoặc một vùng lãnh thổ vốn đã có chủ sau đó bị bỏ rơi và trở lại trạng thái vô chủ ban đầu [5] Sự chiếm hữu trong phương thức thụ đặc lãnh thổ này không phải chiếm đóng trong chiến tranh hay chiếm đóng quân sự trong thời bình Chiếm hữu ở đây được xem là: “Sự nắm quyền sở hữu thực sự bởi một chính phủ đối với một lãnh thổ vô chủ với ý đồ qua đó thụ đắc chủ quyền” Muốn thụ đắc chủ quyền bằng phương thức

Trang 22

15

chiếm hữu, quốc gia phải có hành động trên thực tế, sở hữu lãnh thổ vô chủ và đồng thời phải có ý chí chiếm hữu lãnh thổ vô chủ đó

1.1.2 Phân loại tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

Theo giáo trình Luật Quốc tế của Đại học Luật Hà Nội [1], loại tranh chấp phổ biến nhất chính là tranh chấp lãnh thổ trên bộ Pháp luật quốc tế đã chứng kiến nhiều tranh chấp xảy ra Trong đó, tranh chấp lãnh thổ trên bộ là một trong những tranh chấp điển hình hiện nay Lãnh thổ quốc gia trên bộ là bất khả xâm phạm Việc vi phạm lãnh thổ quốc gia trên bộ bị pháp luật quốc tế xem là hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia nghiêm trọng và làm phát sinh những mâu thuẫn quốc tế Lãnh thổ quốc gia trên bộ của các quốc gia được xác định tại những điều ước quốc

tế giữa các quốc gia với nhau Điển hình tranh chấp quốc gia trên bộ có thể kể đến tranh chấp ở khu vực Đông Nam Á, cụ thể là tranh chấp lãnh thổ trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Campuchia, tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn độ… Về cơ bản, những tranh chấp về lãnh thổ trên bộ là việc xê dịch các cột mốc, các hành vi xâm lấn, vi phạm đến chủ quyền quốc gia

Loại tranh chấp thứ hai liên quan về chủ quyền lãnh thổ là tranh chấp lãnh thổ trên biển Trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, các quốc gia có xu hướng bắt tay hợp tác với nhau Tuy nhiên, những mâu thuẫn tranh chấp về lãnh thổ trên biển cũng là tranh chấp điển hình giữa các quốc gia trong giai đoạn [10] Các quốc gia ven biển nằm đối diện hay kế cận nhau, khi xác định phạm vi các cùng biển và thềm lục địa theo quy định của Công ước LHQ về Luật Biển năm

1982 và tùy theo khoảng cách bờ biển của các nước nằm đối diện hay kế cận nhau

đã tạo ra vùng nội thủy chồng lấn, vùng lãnh hải chồng lấn, vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn và vùng thềm lục địa chồng lấn Tình trạng này khi chưa được các bên liên quan tiến hành đàm phán hoạch định ranh giới rõ ràng thì được xếp vào loại tranh chấp biển cần giải quyết giữa các quốc gia ven biển có liên quan Loại tranh chấp này có nguyên nhân xuất phát từ việc giải thích và áp dụng các quy định của Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982

Trang 23

16

Loại tranh chấp thứ ba, cũng là tranh chấp diễn ra phức tạp trong giai đoạn hiện nay là tranh chấp chủ quyền biển đảo Tranh chấp chủ quyền biển đảo là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đã xuất hiện ở nhiều khu vực trên toàn thế giới Theo tác giả Nguyễn Bá Diến [10, nguyên nhân của tranh chấp chủ quyền biển đảo là do quan điểm chủ quyền của các quốc gia khác nhau, đồng thời do tham vọng địa chiến lược, địa quân sự, địa chính trị và địa kinh tế của một số quốc gia Có những

vụ việc do các bên tham gia tranh chấp đệ trình lên đã được các cơ quan tài phán quốc tế thụ lý và phân xử một cách công bằng Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng biện pháp pháp luật là phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và những nguyên tắc

cơ bản của luật pháp quốc tế Đôi khi những phán quyết của các thẩm phán đã trở thành những án lệ kinh điển trong lịch sử giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp pháp luật mà các thế hệ sau không thể không viện dẫn để phân xử tranh chấp

Một số tranh chấp nổi tiếng về chủ quyền biển đảo như vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan [18], vụ án tranh chấp Đông Greenland giữa Na Uy và Đan Mạch giai đoạn 1931 – 1933, phán quyết của Tòa đối với vụ án tranh chấp chủ quyền đảo Clipperton giữa Pháp và Mexico năm 1931, phán quyết của Tòa đối với vụ án tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Minquies và Ecrehos giữa Anh và Pháp giai đoạn 1951 – 1953

1.1.3 Thiết chế giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

* Tòa án Công lý quốc tế ICJ

Toà án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ) là một phân ban trực thuộc LHQ, được thành lập vào năm 1945 với tiền thân là Toà án Thường trực Công lý Quốc tế (Permanent Court of International Justice) từ năm 1922

ICJ giải quyết các tranh chấp pháp lý giữa các quốc gia có hồ sơ tranh chấp đệ trình lên ICJ, đưa ra ý kiến pháp lý (advisory proceedings) cho Đại Hội đồng LHQ (the United Nations General Assembly), Hội đồng Bảo an (the Security Council)

Trang 24

17

cũng nhƣ cho các ủy ban khác (specialized agencies) của LHQ Nhƣ vậy, khi giữa các quốc gia có các tranh chấp pháp lý thì điều kiện tiên quyết để ICJ xem xét mở

hồ sơ thì phải có đơn kiện của ít nhất một quốc gia là thành viên của LHQ

Về cơ cấu tổ chức, ICJ bao gồm:

- Thành viên của Tòa có 15 thẩm phán đƣợc lựa chọn bởi Đại Hội đồng LHQ

và Hội đồng Bảo An theo nguyên tắc số phiếu bầu tối đa;

- Chủ tịch (President), Phó Chủ tịch (Vice president): có nhiệm kỳ 03 năm và

do 15 thành viên của ICJ lựa chọn theo nguyên tắc bỏ phiếu;

- Hội đồng xét xử của ICJ gọi là chamber hay đóng vai trò của một full court (tòa toàn thể), bao gồm 09 thẩm phán (kể cả các thẩm phán ad hoc);

- Các Ủy ban/ phân ban đƣợc thành lập theo để đảm bảo nhu cầu điều phối hoạt động, đa phần là liên quan đến quản lý hành chính

Những phán quyết và ý kiến tƣ vấn của ICJ luôn có giá trị uy tín và giá trị pháp lý cao Các phán quyết này góp phần phát triển luật pháp quốc tế và thúc đẩy quan hệ hòa bình giữa các quốc gia

* Tòa án quốc tế về luật biển - ITLOS

Tòa án Quốc tế về Luật Biển - ITLOS (International Tribunal for the Law of the Sea), tiếng Pháp TIDM (Tribunal international du droit de la mer), là một tổ chức liên chính phủ đƣợc đƣợc thành lập bởi Công ƣớc LHQ về Luật biển (UNCLOS), đƣợc ký tại Montego Bay, Jamaica vào ngày 10 tháng 12 năm

1982 và có hiệu lực vào ngày 16 tháng 11 năm 1994 Tòa án có trụ sở tại Hamburg, Đức Số thành viên của Toà án gồm 21 quan toà độc lập đƣợc tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực nổi bật trong lĩnh vực luật biển Công ƣớc Luật biển của LHQ là Công ƣớc đầu tiên quy định thủ tục hòa giải bắt buộc và thủ tục bắt buộc giải quyết tranh chấp bằng tài phán Tuy nhiên, Công ƣớc cũng cho phép các bên tự lựa chọn các cơ quan tài phán quốc tế

Trang 25

18

ITLOS có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước của LHQ về Luật biển: (i) giữa các quốc gia tuyên bố bằng văn bản về việc lựa chọn Tòa Đây là thẩm quyền được xác định trước khi xảy ra tranh chấp Khi tranh chấp xảy ra, một Bên liên quan và đã có tuyên bố bằng văn bản lựa chọn Tòa có quyền đơn phương kiện Bên tranh chấp với mình ra Tòa với điều kiện bên tranh chấp này cũng đã có tuyên bố bằng văn bản chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa; (ii) giữa các quốc gia tranh chấp có cùng thỏa thuận lựa chọn ITLOS bằng một thỏa thuận song phương hoặc đa phương

Bên cạnh đó, trường hợp nếu có sự thoả thuận của tất cả các bên trong một hiệp ước hay một Công ước đã có hiệu lực có quan hệ đến một vấn đề do Công ước Luật biển đề cập, thì bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng hiệp ước hoặc Công ước đó cũng có thể được đưa ra ITLOS theo đúng thoả thuận ITLOS có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Ngoài thẩm quyền giải quyết các tranh chấp, ITLOS cũng có thẩm quyền đưa ra các kết luận tư vấn

* Tòa trọng tài phụ lục VII UNCLOS

Tòa trọng tài là một trong các thủ tục tranh chấp về lãnh thổ nói chung theo UNCLOS 1982 Theo UNCLOS 1982, trong thường hợp các quốc gia thành viên

là bên tranh chấp lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp khác nhau và không lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp về lãnh thổ bắt buộc thì quốc gia thành viên UNCLOS 1982 đương nhiên được coi là đã chấp nhận hình thức giải quyết bằng

tòa trọng tài (Khoản 3, 5 Điều 287 UNCLOS 1982) Vì vậy thẩm quyền của tòa

trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 cũng tương tự như tòa ITLOS, đó là giải thích và áp dụng pháp luật về công ước Luật Biển 1982 Hiện nay thì theo quy định tại Phụ lục VII UNCLOS 1982 thì Tòa trọng tài gồm 5 thành viên trong đó các bên tranh chấp sẽ cử ra một thành viên trong số danh sách trọng tài viên đăng

ký danh sách với LHQ Ba thành viên còn lại do các bên thỏa thuận cử ra trong danh sách trên và có quốc tịch khác nhau và không được làm việc cho bên nào hay

cư ngụ tại một trong các lãnh thổ của các bên Thủ tục xét xử trọng tài mang các

Trang 26

19

đặc trưng chung của loại hình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài Tòa trọng tài quy định về trình tự, thủ tục cho mình theo quy định tại Điều 5, Phụ lục VII UNCLOS 1982 Hiện nay đã có 9 vụ được thụ lý giải quyết theo Phụ lục VII UNCLOS 1982, nổi bật nhất là vụ Philippines kiện Trung quốc liên quan đến xác

định chủ quyền của Philippines tại biển tây Philippines

* Tòa trọng tài thường trực Hague - PCA

Tòa án Trọng tài thường trực - PCA (Permanent Court of Arbitration) là một tổ chức quốc tế có trụ sở tại La Hay, Hà Lan

Tòa được thành lập năm 1899 tại Hội nghị Hòa bình Hague đầu tiên khi các công ước Den Haag 1899 và 1907 ra đời PCA thật ra không phải là một tòa án theo đúng nghĩa vì không có quyền quyết định trực tiếp, mà là một cơ quan điều hợp pháp lý Nhiệm vụ của PCA là khuyến khích các quốc gia, các tổ chức liên chính phủ và cả tư nhân giải quyết tranh chấp với nhau bằng cách hỗ trợ thành lập các tòa trọng tài để thụ lý Tòa PCA khác với Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ, International Court of Justice) tuy cả hai cùng tọa lạc trong Cung điện Hòa bình ở Hague, Hà Lan

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia là thành viên, trừ các quốc gia thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng một phương thức khác Về cơ cấu tố chức thì tòa chỉ có cơ quan tối cao - hội đồng điều hành là

cơ quan thường trực Hội đồng này bao gồm các đại diện ngoại giao tại Hague của các quốc gia thành viên và bộ trưởng ngoại giao Hà Lan là chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm đưa ra hướng dẫn chung cho hoạt động của PCA Thông qua quá trình hoạt động thì nhiều quốc gia chưa có thói quen sử dụng tòa án, hiện nay tòa trọng tài thường trực Hague chỉ mới giải quyết được 56 vụ, nổi bật nhất là giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo Palmas (1922-1928) giữa Hoa Kỳ và Hà Lan, tranh chấp chủ quyền một số đảo ở Biển đỏ giữa Eritrea và Yemen (1999)…

Trang 27

20

1.1.4 Nguồn luật điều chỉnh giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

Việc giải quyết tranh chấp trong tranh chấp chủ quyền cần thiết có nguồn pháp lý điều chỉnh, cụ thể là những nguồn như sau [2]:

* Nguyên tắc luật quốc tế

Nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là hệ thống các thỏa thuận chính trị mang tính chủ đạo, có giá trị bắt buộc với mọi chủ thể, mọi quan hệ do pháp luật quốc tế điều chỉnh Trong các nguyên tắc của luật quốc tế hiện đại được áp dụng để điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ thì có 2 loại nguyên tắc chính,

đó là nguyên tắc chung và nguyên tắc riêng

Nguyên tắc chung của luật quốc tế về giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ là những nguyên tắc không chỉ được áp dụng vào vấn đề này mà còn áp dụng cho mọi hoạt động khác giữa các quốc gia trên thế giới Có thể kể đến những nguyên tắc chung của luật quốc tế như sau:

Một là nguyên tắc tôn trọng và bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

Nguyên tắc này có vị trí, vai trò hết sức quan trọng nên ngay tại Điều 2 của Hiến chương LHQ đã ghi nhận: "LHQ được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của tất cả thành viên" Nguyên tắc này là xuất phát điểm của toàn bộ hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế từ xưa cho đến nay Theo nguyên tắc này thì vấn đề chủ quyền là vốn có của mỗi một quốc gia Trong phạm vi lãnh thổ của mình, mỗi quốc gia có quyền tối thượng về lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài, đồng thời quốc gia được tự do lựa chọn cho mình phương thức thích hợp nhất để thực thi quyền lực trong phạm vi lãnh thổ Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia có quyền tự quyết định chính sách đối ngoại của mình mà không có sự áp đặt từ chủ thể khác trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia Điều này có nghĩa là các quốc gia dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, đều có quyền độc lập như nhau trong quan hệ quốc tế Theo nguyên tắc này, mỗi quốc gia đều có các quyền bình đẳng sau: các quốc gia được tôn trọng về quốc thể, sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chính trị, kinh tế, xã

Trang 28

21

hội và văn hóa; các quốc gia được tham gia giải quyết các vấn đề có liên quan đến lợi ích của mình; các quốc gia tham gia các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế với các lá phiếu có giá trị ngang nhau; các quốc gia được ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế có liên quan; các quốc gia được tham gia xây dựng pháp luật quốc tế, hợp tác quốc tế bình đẳng với các quốc gia khác và cuối cùng, các quốc gia được hưởng đầy đủ các quyền ưu đãi, miễn trừ và gánh vác các nghĩa vụ như các quốc

gia khác

Hai là nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau Nguyên

tắc này có nghĩa là các quốc gia không được can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào công việc đối nội hoặc đối ngoại của bất kỳ quốc gia khác, không can thiệp hoặc

đe dọa can thiệp vũ trang nhằm chống lại quyền năng chủ thể của quốc gia khác

Ba là nguyên tắc tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc “Quyền dân tộc tự quyết" được hiểu là việc một dân tộc hoàn toàn tự do trong việc tiến hành cuộc đấu tranh giành độc lập cũng như lựa chọn thể chế chính trị và đường lối phát triển đất nước Khoản 2 Điều 1 Hiến chương LHQ ghi nhận: "phát triển quán hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền và dân tộc tự quyết" Như vậy, khái niệm "dân tộc tự quyết" được nhắc đến trong Hiến chương LHQ không phải là quyền tự quyết của dân tộc theo nghĩa là sự tập hợp của các sắc tộc hoặc quyền tự quyết của các dân tộc thiểu số trong từng quốc gia Quyền dân tộc tự quyết ở đây chỉ thuộc về nhân dân theo nghĩa là tất cả dân cư thường xuyên sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định - chủ thể luật quốc tế Nội dung nguyên tắc này đó là: tất cả các dân tộc đều có quyền tự do, quyền xác định cho mình chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mà không có sự can thiệp từ bên ngoài [2] Các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng các quyền tự

do của dân tộc và nghĩa vụ thúc đẩy, giúp đỡ các dân tộc thực hiện quyền tự quyết

Bốn là nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực Nguyên tắc

này được ghi nhận trong Công ước Lahaye năm 1899 về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế và Công ước năm 1907 về hạn chế sử dụng vũ lực đối với quốc gia vi phạm cam kết quốc tế Đồng thời, cùng với sự ra đời của tổ chức quốc tế lớn nhất

Trang 29

22

hành tinh là LHQ, Hiến chương LHQ đã ghi nhận tại Khoản 4 Điều 2 rằng: "Trong quan hệ quốc tế, các thành viên LHQ không được có hành động đe dọa bằng vũ lực hay dùng vũ lực để chống lại quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nến độc lập chính trị của bất cứ một nước nào, hoặc bằng cách này hay cách khác làm trái với những mục đích của LHQ" Nội dung nguyên tắc này thế hiện một số vấn đề cơ

bản như sau: cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia khác trái với các quy phạm của luật quốc tế; cấm các hành vi trấn áp bằng vũ lực; không được cho quốc gia khác sử dụng lãnh thổ nước mình để tiến hành xâm lược chống quốc gia thứ ba; không tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác; không tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các băng nhóm vũ trang, lự lượng vũ trang phi chính quy, lính đánh thuê để đột nhập vào lãnh thổ quốc gia khác Trong quá trình giải quyết tranh chấp về lãnh thổ của các quốc gia, nguyên tắc này luôn được đề cao và nguyên tắc này yêu cầu các quốc gia phải tôn trọng nhau và không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực nhằm ảnh hưởng xấu đến hòa bình trong khu vực và trên thế giới khi tiến hành giải quyết các tranh chấp

Năm là nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình

Nguyên tắc này được thực hiện trong hoạt động đàm phán và hòa giải Những mâu thuẫn được giải quyết trên cơ sở bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau

Sáu là nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau: các quốc gia

không phân biệt chế độ chính trị và kinh tế, có nghĩa vụ hợp tác với nhau trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân đạo, củng cố hòa bình, ổn định kinh tế và an ninh thế giới, vì sự tiến bộ và phồn vinh chung của nhân loại

Bảy là nguyên tắc tuân thủ những cam kết quốc tế: các quốc gia phải thực

hiện những cam kết quốc tế thông qua các thỏa thuận về mặt ý chí của các quốc gia được ghi nhận trong điều ước và tập quán quốc tế Không được vi phạm các cam kết quốc tế với lý do vì nó trái với luật pháp của quốc gia mình

Ngoài những nguyên tắc chung của luật quốc tế, thì còn có những nguyên tắc riêng được áp dụng vào giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, bao gồm:

Trang 30

23

Một là nguyên tắc Uti possidetis, có nghĩa là nguyên tắc giải quyết tranh chấp thông qua những bước hoạch định, phân giới và cắm mốc biên giới thông qua việc

sử dụng đường biên giới có sẵn Nguyên tắc này được xuất hiện ở Châu Mỹ Latinh

và được khẳng định ở Châu Phi thời kỳ phi thực dân hóa trong những năm 1960

Căn cứ vào thực tế áp dụng nguyên tắc này thì các quốc gia, dân tộc thỏa thuận với nhau để giải quyết các trường hợp cụ thể: khi đường biên giới đã được phân chia thì căn cứ theo sự phân chia đó; trường hợp đường biên giới đã được xác định thì hai bên phải tiến hành thương lượng để giải quyết Nguyên tắc dựa trên sự thiện chí của các bên nhằm giải quyết các tranh chấp về đường biên giới và được khẳng định thông qua một số phán quyết nổi tiếng, ví dụ như phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế trong tranh chấp biên giới đất liền, đảo và biển giữa ElSavador và Honduras ngày 11 tháng 9 năm 1992, giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam – Lào; Việt Nam và Campuchia [10]

Hai là nguyên tắc công bằng Nguyên tắc công bằng là nguyên tắc được áp dụng phổ biến trong quá trình phận định biển và giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia Trong phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế về phân định Thềm lục địa Biển Bắc ngày 20/02/1969, Tòa đã áp dụng nguyên tắc công bằng khi phân định biển: “Công bằng không có nghĩa là nhất thiết phải bằng nhau” Tòa cũng đã nêu ra một số khả năng áp dụng nguyên tắc công bằng Quá trình áp dụng nguyên tắc này phải được xem xét tới trong quá trình phân định để đưa đến một giải pháp công bằng như: yếu tố địa chất, yếu tố địa lý, tỷ lệ giữa bề rộng thềm lục địa với chiều dài bờ biển Trong phân định biển, áp dụng nguyên tắc công bằng không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên mà là đảm bảo cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng biển đúng và công bằng theo quy định của pháp luật quốc tế hiện hành [14]

Ba là nguyên tắc estoppel Estoppel là một nguyên tắc bắt đầu từ trong nội luật nước Anh, sau này được phát triển và công nhận trong luật quốc tế liên quan đến lãnh thổ Tuy nhiên, hiểu về Estoppel là một điều phức tạp, nó không đơn giản như các suy luận thông thường là một quốc gia cứ phát biểu một điều gì là bị ràng

Trang 31

24

buộc pháp lý bởi Estoppel mà phải đáp ứng một số yếu tố nhất định Estoppel được hiểu là một nguyên tắc theo đó một quốc gia không có quyền nói hoặc hoạt động ngược lại với những gì mình đã nói hoặc hành động trước kia Trong quá trình giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia, việc vận dụng nguyên tắc này tùy thuộc vào cơ quan tài phán cũng như việc đệ trình các chứng cứ có liên quan để từ đó các quốc gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của quốc gia mình trong các tranh chấp

Bốn là nguyên tắc chiếm hữu thực sự Hiện nay có rất nhiều tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ xảy ra giữa các quốc gia Để giải quyết một cách triệt để những tranh chấp lãnh thổ giữa các nước này, Hội nghi về Châu Phi giữa 13 nước châu Phi và Hoa Kỳ năm 1885 và sau khóa họp của Viện Luật pháp quốc tế ở Lausanne, Thụy sỹ, năm 1888, các nhà khoa học cũng như phần lớn các quốc gia trên thế giới

đã thống nhất áp dụng nguyên tắc “chiếm hữu thực sự” Nguyên tắc này đã được

áp dụng cho những tranh chấp về lãnh thổ như tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và

Hà Lan tháng 4 năm 1928 hay tranh chấp chủ quyền giữa Anh và Pháp đối với các đảo Minquiers và Ecrehous Năm 2002, Tòa án Thường trực quốc tế cũng áp dụng nguyên tắc này giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Malaysia và

Indonesia đối với đảo Pulau Ligitan và Pulau Sipadan [14]

Có thể nói rằng những năm vừa qua, tình hình an ninh chính trị thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp, trong đó phải kể đến các diễn biến liên quan các vấn

đề tranh chấp về lãnh thổ là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi Việc áp dụng các nguyên tắc chung và riêng trong giải quyết những tranh chấp xung quanh vấn đề lãnh thổ của các quốc gia là một trong những hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt, có tính bắt buộc đối với cộng đồng quốc tế Điều này được cụ thể hóa ở ngay trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế được ghi nhận trong Hiến chương LHQ Từ đó, thông qua việc giải quyết những tranh chấp nêu trên thì các cơ quan tài phán quốc tế khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, việc thiết lập nên một nền hòa bình bền vững nhằm giữ gìn nền văn minh nhân loại của trái đất sẽ là vấn đề sống còn

Trang 32

25

của nhân loại nhằm đáp ứng những yêu cầu trong việc xây dựng và phát triển một cộng đồng kinh tế vững mạnh, hội nhập và phát triển

* Điều ước quốc tế

Theo Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế thì điều ước quốc tế là thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản giữa các quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi nhận trong một văn kiện duy nhất hay hai hay nhiều văn kiện có quan hệ với nhau, cũng như không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó Như vậy, điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa

họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ước Điều ước quốc tế

có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương Điều ước quốc tế được hình thành bởi hai hay nhiều chủ thể của luật quốc tế, luật áp dụng trong quá trình đàm phán ký kết điều ước quốc tế là luật quốc

tế (như Công ước Viên 1969, Công ước Viên 1986 về Luật ký kết điều ước quốc tế giữa quốc gia với tổ chức quốc tế, giữa tổ chức quốc tế với nhau) Thông qua các điều ước quốc tế mà các quốc gia là thành viên thì việc vận dụng các điều ước quốc tế trong giải quyết tranh chấp là điều cần thiết Ví dụ có thể áp dụng Công ước về Luật biển 1982 để giải quyết tranh chấp biên giới, quần đảo giữa các quốc gia trên biển…

* Tập quán quốc tế

Tập quán quốc tế là hình thức biểu hiện các nguyên tắc xử sự hình thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể của luật quốc tế thừa nhận giá trị pháp lý ràng buộc với mình Tập quán quốc tế được coi là nguồn của luật quốc tế Tập quán quốc tế được nhìn nhận dưới hai quan điểm: quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại

Tập quán quốc tế có thể được hình thành từ thực tiễn hoạt động của chủ thể luật quốc tế cũng như từ sự đồng tình với các nghị quyết mà nội dung tuyên bố về

Trang 33

26

sự tồn tại thực tế của quy phạm pháp lý quốc tế Qua đó tập quán quốc tế sẽ có nhiều cách hình thành khác nhau như: tuyên bố đơn phương của một quốc gia, tuyên bố chung, thông cáo chung, phán quyết của toà án quốc tế LHQ, từ điều ước quốc tế, từ nghị quyết của tổ chức quốc tế (chủ yếu là LHQ)

* Phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế

Việc áp dụng án lệ trong quá trình giải quyết tranh chấp về lãnh thổ quốc tế là một bước tiến mới trong quá trình giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa các quốc gia với nhau Việc áp dụng phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế nhằm đảm bảo được sự công bằng và khách quan trong quá trình giải quyết vụ việc Các phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quốc tế về một

vụ việc cụ thể được cơ quan tài phán quốc tế lựa chọn và được công bố là án lệ nhằm áp dụng trong thực tiễn xét xử nói chung

* Học thuyết pháp lý

- Luật đương đại (Intertemporal law)

Luật đương đại là một học thuyết đòi hỏi cách hiểu hoặc đánh giá hiệu lực pháp lý của hành vi quá khứ của luật pháp quốc tế tại thời điểm xảy ra hành vi Theo nguyên tắc “Luật đương đại”, không thể đòi hỏi một quốc gia trong quan hệ quốc tế của mình ở thế kỷ XVII phải tuân thủ pháp luật của thời đại ngày nay Vì vậy khi xem xét các sự việc xảy ra vào thời điểm nào thì cần phải áp dụng pháp luật của thời điểm đó Luật đương đại có nội dung cơ bản như sau: Một sự kiện pháp lý phải được đánh giá dưới ánh sáng của pháp luật ở thời điểm xảy ra sự kiện

đó chứ không được sử dụng pháp luật của thời điểm tranh chấp nảy sinh hoặc được giải quyết

- Thời điểm xuất hiện tranh chấp (critical point of time)

Thời điểm xảy ra tranh chấp là một mốc thời gian mà các hành vi đơn phương của quốc gia tạo nên xung đột hay tranh cãi giữa các bên Kể từ thời điểm kết tinh tranh chấp trở về trước, các hành vi sẽ được áp dụng trên cơ sở nguyên tắc luật

Trang 34

27

đương đại, sau thời điểm này, hành vi của các quốc gia có liên quan không có hiệu

lực pháp lý

* Nghị quyết của các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế

Tổ chức quốc tế là một trong bốn chủ thể của luật quốc tế Đó là những thực thể liên kết các quốc gia và các chủ thể khác hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế

và có quyền năng chủ thể của luật quốc tế như LHQ (United Nation), hay WTO (World Trade Organization) Do đó, các nghị quyết của các tổ chức quốc tế và những hội nghị quốc tế được xem là văn kiện quốc tế, trong đó có các định hướng, chủ trương, biện pháp giải quyết từng vấn đề nhất định mang tính thời sự của đời sống quốc tế hoặc tuyên bố về nguyên tắc giải quyết vấn đề nào đó Tự bản thân các nghị quyết này chỉ mang tính khuyến nghị mà không sinh ra quy phạm pháp lý, không có hiệu lực pháp lý bắt buộc các quốc gia phải tuân theo

Các nghị quyết hình thành ngày càng nhiều và có vai trò quan trọng trong việc làm cơ sở viện dẫn, hình thành, áp dụng, giải thích và làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật quốc tế Do đó, nghị quyết của tổ chức quốc tế và các hội nghị quốc tế hiện nay được xem là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế

* Hành vi pháp lý đơn phương và pháp luật của quốc gia

Hành vi pháp lý đơn phương của quốc gia chỉ có ý nghĩa đối với pháp luật quốc tế khi được thực hiện bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải phù hợp với pháp luật quốc tế nhằm tạo ra một kết quả nhất định trong quan hệ quốc tế Ngày nay, thường xuất hiện các tuyên bố của bộ ngoại giao về các vấn đề xảy ra trong đời sống quốc tế, ví dụ như việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, là trái pháp luật quốc tế Bên cạnh đó, pháp luật của quốc gia chính là nguồn cơ bản trong việc áp dụng khi giải quyết tranh chấp quốc tế trong giai đoạn hiện nay

Như vây, theo Điều 38 của Quy chế của tòa án Công lý quốc tế ICJ, nguồn luật điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ quốc tế bao gồm 5

Trang 35

28

nguồn chính và 2 nguồn bổ trợ, như được nêu ở trên Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, việc áp dụng của nguồn luật quốc

tế cần được tuân thủ và nghiên cứu riêng biệt cho phù hợp với từng vụ việc cụ thể

1.1.5 Tổng quan về tình hình tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam với các quốc gia khác

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, phía bắc giáp với Trung Quốc, phía tây giáp với Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²) Xuất phát từ vị trí chiến lược nên phần lãnh thổ trên bộ

và trên biển luôn được Đảng và Chính phủ xác định có vai trò quan trọng đối với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa và các lĩnh vực khác Từ xưa đến nay, cùng với vị trí chiến lược trên cả mặt trận chính trị, kinh tế thì nước ta phải đối mặt với nhiều sự dòm ngó cũng như xâm lược từ các quốc gia khác Tuy nhiên, Việt Nam đã từng bước đẩy lùi các cuộc xâm lược nhằm bảo đảm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 1975 đến nay, cùng với sự phát triển của luật pháp quốc tế, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải giải quyết một loạt vấn đề về lãnh thồ với các nước láng giềng Có thể kể đến một số tranh chấp giữa Việt Nam và một số quốc gia láng giềng như sau:

Một là, tranh chấp giữa Việt Nam và Lào về đường biên giới;

Hai là, tranh chấp giữa Việt Nam và Campuchia về đường biên giới và 6 tỉnh Nam Kỳ;

Ba là, tranh chấp Việt Nam với các quốc gia Indonesia, Thái Lan, Malaysia trong việc xác định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa;

Bốn là, tranh chấp biên giới lãnh thổ trên biển giữa Việt Nam với Philippines

và Malaysia;

Trang 36

29

Năm là, với Trung Quốc, Việt Nam phải giải quyết các vấn đề sau:

- Đường biên giới trên đất liền;

- Đường biên giới trong Vịnh Bắc bộ;

- Các vấn đề chủ quyền lãnh thổ và thềm lục địa trên Biển Đông;

- Vấn đề ranh giới vùng thông báo bay (FIR) ngoài khơi Trung bộ – Việt Nam;

Những vấn đề tranh chấp nói trên là những tranh chấp mà nước ta đã và đang giải quyết với các quốc gia láng giềng trong những năm qua Khi mà những tranh chấp về lãnh thổ giữa các quốc gia xảy ra ngày càng nhiều thì cần phải tiến hành giải quyết các tranh chấp nói trên nhằm ổn định tình hình trong nước, khu vực và trên thế giới

1.2 Nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ

1.2.1 Khái niệm nguyên tắc chiếm hữu thực sự

* Khái niệm về chiếm hữu lãnh thổ

Trong bản ghi nhớ năm 1909 do chính phủ Pháp gửi cho Vua Italia Emmanuel III về vụ tranh chấp đảo Clipperton giữa Pháp và Mexico có định nghĩa

về chiếm hữu lãnh thổ: “sự nắm quyền sở hữu thực sự bởi một chính phủ đối với một lãnh thổ vô chủ với ý đồ qua đó thụ đắc chủ quyền” [6]

Từ định nghĩa trên, tác giả Gendreau [6] khẳng định rằng điều kiện quan trọng của sự chiếm hữu lãnh thổ là phải có sự tồn tại của ý chí thụ đắc chủ quyền của một chính phủ

* Khái niệm nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật quốc tế

Nguyên tắc chiếm hữu thực sự là một nguyên tắc quan trọng trong giải quyết tranh chấp của pháp luật quốc tế Nguyên tắc này được xem xét dưới góc độ là hành động của một quốc gia thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ một quốc gia nào (terra nullius) hoặc một vùng lãnh thổ vốn đã có chủ sau đó bị bỏ rơi và trở lại trạng thái vô chủ

Trang 37

30

ban đầu (terra deralicta) Tuy nhiên, nguyên tắc chiếm hữu thực sự hiện nay chưa

có một định nghĩa pháp lý chính thức

Thông qua nghiên cứu của các nhà khoa học và thực tiễn áp dụng, nguyên tắc

chiếm hữu thực sự trong luật quốc tế có thể được định nghĩa cơ bản như sau: Nguyên tắc chiếm hữu thực sự được hiểu là học thuyết nền tảng về sự nắm quyền

sở hữu thực sự của một chính phủ đối với một lãnh thổ vô chủ với ý đồ qua đó thụ đắc chủ quyền trong đó quy định các điều kiện chủ yếu cần phải được đáp ứng khiến cho những hành động chiếm hữu được coi là thực sự

1.2.2 Quá trình hình thành nguyên tắc chiếm hữu thực sự

Quá trình hình thành nguyên tắc chiếm hữu thực sự được chia làm các giai đoạn chính sau đây:

- Trước thế kỷ XV: đây là thời kỳ mà có sự phát hiện các vùng đất vô chủ (terra nullius) dẫn đến vấn đề thụ đắc lãnh thổ Trong thời kỳ này, chưa xuất hiện những nguyên tắc pháp luật về xác lập chủ quyền lãnh thổ được thừa nhận rộng rãi

để giải quyết các tranh chấp Các tranh chấp về lãnh thổ chỉ diễn ra trong từng khu vực và thường theo quy luật tự nhiên là mạnh được yếu thua

- Thế kỷ XV – đầu thế kỷ XVI: Thời kỳ “chỉ dụ của Giáo hoàng”

Đây là thời kỳ của những phát kiến địa lý vĩ đại mà sự kiện Christopher Colomb tìm ra Châu Mỹ năm 1942 là sự khởi đầu Ở thời kỳ này, hình thức thiết lập chủ quyền bằng chiếm hữu đã hình thành và phát triển khi châu Âu bành trướng ra các châu lục khác Chủ quyền đối với lãnh thổ vô chủ mới phát hiện được xác định theo các sắc lệnh của Giáo hoàng Alexandre VI phân chia chủ quyền giữa hai quốc gia là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha

- Thế kỷ XVI – cuối thế kỷ XIX: Thời kỳ “chiếm hữu tượng trưng”

Thời kỳ này, các luật gia vận dụng quyền sở hữu tài sản trong luật cổ La Mã vào lĩnh vực xác lập chủ quyền lãnh thổ, bằng việc để lại dấu vết trên vùng lãnh thổ khi phát hiện như bia chủ quyền, cột mốc chủ quyền hoặc dấu hiệu tượng trưng cho quốc gia nhằm thông báo cho các quốc gia khác biết Luật quốc tế công nhận

Trang 38

31

việc hành vi tượng trưng này như là danh nghĩa nguyên thủy của việc chiếm hữu Thuyết này được gọi là “quyền chiếm hữu tượng trưng” Tuy nhiên, việc chiếm hữu tượng trưng này theo thời gian đã bộc lộ nhiều nhược điểm và đã có nhiều tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra có nguồn gốc từ phương thức chiếm hữu này

- Sau hội nghị Berlin (1885) – Chiếm hữu thực sự

Theo thời gian, quan điểm rằng chủ quyền muốn được xác lập và được công nhận thì phải là thật sự có hiệu quả tức là đòi hỏi sự có mặt thực tế của quốc gia chiếm hữu trên vùng lãnh thổ đó

Sau Hội nghị Berlin về Châu Phi (1885) giữa 13 nước Châu Âu và Hoa Kỳ và sau khóa họp của Viện Pháp luật Quốc tế Lausanne (Thụy Sỹ) năm 1888, quan điểm trên đã trở thành nguyên tắc "chiếm hữu thật sự" và đã được áp dụng rộng rãi

để xem xét giải quyết các tranh chấp về quyền thụ đắc lãnh thổ

Định ước Berlin ký ngày 26/2/1885 xác định nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và quy định “các điều kiện chủ yếu phải đáp ứng khiến cho những hành động chiếm hữu mới ở vùng duyên hải lục địa châu Phi được coi là thật sự” Theo đó, việc chiếm hữu sẽ được coi là thực sự nếu thoả mãn hai điều kiện:

- Việc chiếm hữu chủ quyền lãnh thổ mới của bất kỳ quốc gia nào ở Châu Phi cũng phải được thông báo cho các nước tham gia hội nghị;

- Các nước chiếm hữu phải đảm bảo có sự hiện diện của tổ chức chính quyền tại chỗ để thi hành pháp luật và có thể khi cần thiết bảo đảm các quyền lợi về tự do buôn bán, tự do quá cảnh trong các điều kiện được quy định

Định ước Berlin, tuy chỉ giải quyết vấn đề Châu Phi, và chỉ ràng buộc 14 quốc gia tham gia ký kết Nhưng hai điều trên đã được luật pháp quốc tế chấp nhận làm

cơ sở cho việc công nhận chủ quyền quốc gia trên một lãnh thổ nhất định Nghĩa là:

- Có sự thông báo về việc chiếm hữu cho các nước ký Định ước

Trang 39

là muốn có giá trị tác động có hiệu lực tới các cường quốc thứ ba thì phải là thật

sự, tức là thực tế, không phải là danh nghĩa” [19]

Điều I của Tuyên bố Lausanne đã khẳng định lại và nói rõ thêm nội dung hai điều kiện mà Định ước Berlin đã thông qua Sau đó, với sự phát triển của Luật pháp quốc tế, nguyên tắc thật sự nói trong Định ước Berlin, vốn chỉ có giá trị đối với các vùng duyên hải lục địa Châu Phi và chỉ có giá trị đối với các quốc gia ký Định ước hoặc sau đó tham gia Định ước, trở thành một nguyên tắc có giá trị phổ biến của luật pháp quốc tế, có thể áp dụng cho mọi vùng lãnh thổ

Trong điều kiện toàn bộ lãnh thổ thế giới được phân chia xong giữa các nước

đế quốc chủ nghĩa, Công ước Saint Germain ngày 10/9/1919 tuyên bố huỷ bỏ Định ước Berlin năm 1885 với lý do là trên thế giới không còn có vùng lãnh thổ vô chủ nữa Như vậy là trên văn kiện chính thức thì nguyên tắc thật sự không còn giá trị nữa Việc đặt ra và huỷ bỏ các nguyên tắc thật sự đều do các cường quốc đế quốc thông qua xuất phát từ những quyền lợi riêng của các nước đế quốc trong việc tranh giành các lãnh thổ vô chủ hoặc lạc hậu Nhưng so tính hợp lý của nguyên tắc

đó mà sau khi có Công ước Saint Germain, các luật gia trên thế giới vẫn vận dụng

nó trong lĩnh vực học thuật cũng như khi giải quyết các vụ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trong đó có rất nhiều vụ tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo, theo tác giả Nguyễn Bá Diễn và Nguyễn Hùng Cường [13]

Mặc dù Định ước Berlin chỉ có một giá trị tương đối về thời gian và không gian: chỉ liên quan đến bờ biển Châu Phi vì đó là mục đích Hội nghị, và mặt khác, lại bị Điều I của Công ước Saint Germain (10/9/1919) huỷ bỏ Nhưng về cơ bản, nguyên tắc chiếm hữu thực sự bắt nguồn từ Định ước Berlin vẫn có thể áp dụng đối với các vùng lãnh thổ vô chủ

Trang 40

33

1.2.3 Ý nghĩa của nguyên tắc chiếm hữu thực sự

Do có tính chất đặc biệt quan trọng, lãnh thổ quốc gia đã trở thành tâm điểm của các tranh chấp quốc tế lớn nhất trong lịch sử, từ những cuộc chiến từ thời cổ giữa các đế quốc La Mã, Ai Cập cho tới đại chiến thế giới lần thứ hai Tận đến ngày nay, hòa bình thế giới vẫn không ngừng vị đe dọa bởi những cuộc chiến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, điển hình như tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Pakistan về khu vực biên giới Kashmir, tranh chấp cao nguyên Golan giữa Israel

và Syria Vì lẽ đó, áp dụng nguyên tắc chiếm cứ lãnh thổ vào giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ mang những ý nghĩa sau:

Một là, trong các nguyên tắc áp dụng vào việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, có thể khẳng định rằng nguyên tắc chiếm hữu thực sự đã trở thành nguyên tắc quan trọng nhất Nguyên tắc này có tác dụng to lớn trong việc phân chia biên giới lãnh thổ giữa các quốc gia, mà tranh chấp biên giới dù nhỏ nhất cũng

có thể phát triển thành cuộc chiến đe dọa hòa bình thế giới Do thực tiễn đa dạng của đời sống quốc tế về mặt chính trị, kinh tế - xã hội, tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia là không thể nào tránh khỏi bởi vì khi mà điều kiện, hoàn cảnh và lợi ích của mỗi một quốc gia chưa đồng nhất với nhau thì sẽ dễ dẫn đến những bất đồng, tranh chấp giữa các quốc gia Với các cơ chế giải quyết tranh chấp đang tồn tại hiện nay, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi hợp pháp của các bên luôn là một yêu cầu hàng đầu

Hai là, nguyên tắc này đã góp phần giải quyết xung đột, bất đồng về lãnh thổ

và biên giới giữa các nước, qua đó góp phần duy trì và ổn định hòa bình khu vực

và thế giới Pháp luật quốc tế đã ghi nhận việc chiếm hữu thực sự và thực hiện một cách liên tục và hoà bình quyền lực của nhà nước có giá trị tạo ra danh nghĩa chủ quyền Chính việc xác lập danh nghĩa chủ quyền sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định chủ sở hữu thực sự của một lãnh thổ và đối với một cộng đồng dân cư ổn định Danh nghĩa này không chỉ tồn tại về phương diện pháp lý mà còn

cả về phương diện thực tế thông qua việc thực hiện chủ quyền quốc gia Do đó, nếu các bên tranh chấp áp dụng nguyên tắc chiếm hữu thực sự vào giải quyết các

Ngày đăng: 08/03/2018, 08:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Quốc tế, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Quốc tế
Tác giả: Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: NXB Công an Nhân dân
Năm: 2007
3. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Công pháp quốc tế, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Công pháp quốc tế
Nhà XB: NXB Công an Nhân dân
4. Bộ Ngoại giao (1988), Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Luật pháp quốc tế, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và Luật pháp quốc tế
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1988
5. Đại học Quốc gia Hà Nội (1998), Các hình thức thụ đắc lãnh thổ, Khoa Luật, Báo cáo nghiên cứu, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thức thụ đắc lãnh thổ
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
6. Monique Chemillier Gendreau (2011), “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”
Tác giả: Monique Chemillier Gendreau
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
7. Lưu Văn Lợi (1995), “Cuộc tranh chấp Việt – Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, NXB CAND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cuộc tranh chấp Việt – Trung về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”
Tác giả: Lưu Văn Lợi
Nhà XB: NXB CAND
Năm: 1995
8. Nguyễn Quốc Thắng (1988), “Hoàng Sa – Trường Sa”, NXB Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàng Sa – Trường Sa”
Tác giả: Nguyễn Quốc Thắng
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 1988
9. Nguyễn Bá Diến (2011), “Về bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 và vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, Khoa học ĐHQGHN, Luật học (27) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về bức thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14/9/1958 và vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”, "Khoa học ĐHQGHN
Tác giả: Nguyễn Bá Diến
Năm: 2011
10. Nguyễn Bá Diến (2010), “Áp dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế hòa bình giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông”, http:\\www.nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-vietnam/737-nguyn-ba-din Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Áp dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế hòa bình giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông”
Tác giả: Nguyễn Bá Diến
Năm: 2010
11. Nguyễn Bá Diến (2015), “Tranh chấp Biển Đông và các phương thức giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trong Luật Quốc tế hiện đại”, Khoa học ĐHQGHN: Luật học, 31(3), tr. 11-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh chấp Biển Đông và các phương thức giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế trong Luật Quốc tế hiện đại”, "Khoa học ĐHQGHN: Luật học
Tác giả: Nguyễn Bá Diến
Năm: 2015
12. Nguyễn Bá Diến & Nguyễn Hùng Cường (2009), “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ƣớc Luật biển 1982”, Khoa học ĐHQGHN: Luật học, 25, tr. 19-26 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Công ƣớc Luật biển 1982”, "Khoa học ĐHQGHN: Luật học
Tác giả: Nguyễn Bá Diến & Nguyễn Hùng Cường
Năm: 2009
13. Nguyễn Bá Diến & Nguyễn Hùng Cường (2013), “Nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật quốc tế và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, Khoa học ĐHQGHN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong luật quốc tế và chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, "Khoa học ĐHQGHN
Tác giả: Nguyễn Bá Diến & Nguyễn Hùng Cường
Năm: 2013
14. Nguyễn Thanh Minh (2016), “Một số phán quyết của trọng tài và tòa án công lý quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo trên thế giới từ năm 1928 đến năm 2016”, Nghiên cứu và Phát triển, 3(129), tr. 83-95 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phán quyết của trọng tài và tòa án công lý quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo trên thế giới từ năm 1928 đến năm 2016”, "Nghiên cứu và Phát triển
Tác giả: Nguyễn Thanh Minh
Năm: 2016
15. Hoàng Trọng Lập (1996), “Tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và Luật pháp quốc tế”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và Luật pháp quốc tế”
Tác giả: Hoàng Trọng Lập
Năm: 1996
16. Phạm Vũ Thắng (2014), “Pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”
Tác giả: Phạm Vũ Thắng
Năm: 2014
17. Huỳnh Thị Kiều Anh (2003), “Áp dụng luật quốc tế đối với các tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Luật, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Áp dụng luật quốc tế đối với các tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”
Tác giả: Huỳnh Thị Kiều Anh
Năm: 2003
18. Triệu Thành Nam (1999), “Thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế và tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, Luận văn tốt nghiệp, Học viện Quan hệ Quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thụ đắc lãnh thổ trong luật pháp quốc tế và tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”
Tác giả: Triệu Thành Nam
Năm: 1999
19. Trần Minh Tuấn, Võ Thị Hoà & Phạm Ngọc Thạch (2013), “Áp dụng pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Đề tài NCKH, Đại học Luật, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Áp dụng pháp luật quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”
Tác giả: Trần Minh Tuấn, Võ Thị Hoà & Phạm Ngọc Thạch
Năm: 2013
20. Hoàng Việt (2011), “Yêu sách các bên trong tranh chấp Biển Đông – Các luận điểm pháp lý”, Đề tài NCKH, Đại học Luật, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Yêu sách các bên trong tranh chấp Biển Đông – Các luận điểm pháp lý”
Tác giả: Hoàng Việt
Năm: 2011
21. Xuân Thành, “Những chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, truy cập ngày 7.7.2017.http://biendong.net/binh-luan/235-nhng-chng-c-v-chquyn-ca-vit-nam-i-vi-hai-qun-o-hoang-sa-va-trng-sa.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Những chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w