1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quyền phụ nữ theo pháp luật quốc tế và pháp luật lào

93 425 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 677,24 KB

Nội dung

Luận văn có phạm vi nghiên cứu về không gian là trên phạm vi quốc tế, tức là các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người của phụ nữ; phạm vi quốc gia tức là các quy định pháp luật và thực tiễn bảo đảm quyền con người của phụ nữ tại nước CHDCND Là

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS CHU MẠNH HÙNG

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa đào tạo sau đại học

và Khoa Pháp luật Quốc tế đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu chương trình thạc sĩ luật học tại Trường.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của mình đến người hướng dẫn khoa học TS Chu Mạnh Hùng, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2016

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Chittana LANGSILIMPHONE

Trang 3

nhân tôi Mọi tài liệu, số liệu trong luận văn là khách quan, trung thực Những kết quả, đánh giá của tác giả trong luận văn chưa được ai công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào.

Trang 4

CHDCND Lào : Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

CEDAW : Convention on the Elimination of all

forms of Discrimination against womenLWU : Hội liên hiệp Phụ nữ Lào

NCAW : Ủy ban Quốc gia Lào cho sự tiến bộ

của phụ nữ

Trang 5

1.1.2 Vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội 7

1.2 Quyền của phụ nữ - một bộ phận của quyền con người 151.2.1 Khái niệm quyền con người của phụ nữ 151.2.2 Sự cần thiết phải xây dựng các quy định về quyền con người của

Chương 2 QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHỤ NỮ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

2.1 Quyền con người của phụ nữ theo quy định của pháp luật quốc tế

302.1.1 Quá trình hình thành và phát triển quyền con người của phụ nữ

2.1.2 Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử

Trang 6

2.2 Quyền con người của phụ nữ theo pháp luật của nước Cộng hòa

2.2.1 Cơ sở pháp lý của quyền phụ nữ ở nước Cộng hòa dân chủ nhân

2.2.2 Nội dung quyền con người của phụ nữ theo pháp luật nước Cộng

2.2.3 Các thiết chế bảo đảm quyền con người của phụ nữ ở nước Cộng

Chương 3 THỰC TIỄN BẢO ĐẢM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHỤ NỮ Ở LÀO 70

3.1 Thực tiễn bảo đảm quyền con người của phụ nữ ở nước Cộng hòa

3.1.2 Những khó khăn, thách thức và nguyên nhân 73

3.2 Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người của phụ nữ ở nước Cộng hòa dân chủ

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Cựu Tổng thư ký Liên hợp quốc B.Gali đã khẳng định: “Phụ nữ chiếm

hơn một nửa nhân loại nhưng chưa có quốc gia nào trên thế giới đối xử với phụ nữ một cách xứng đáng”1 Do vậy, bảo đảm quyền bình đẳng giữa nam

và nữ là mục tiêu chung của toàn nhân loại Hiến chương Liên hợp quốc năm

1945 khẳng định: “…niềm tin vào…sự bình đẳng về các quyền giữa phụ nữ

và đàn ông” Đặc biệt, năm 1979, Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về

xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (viết tắt là CEDAW) Công ước đã trở thành một phần trong hệ thống điều ước quốc tế về quyền con người với mục đích bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới, không phân biệt giới tính trong việc thụ hưởng các quyền con người và các quyền tự do cơ bản

Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế Đời sống của người dân Lào còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đời sống của nhân dân ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa Trong lĩnh vực bảo đảm và thực thi các quyền con người, Đảng và Nhà nước Lào đã tích cực tham gia các điều ước quốc tế về nhân quyền, cũng như tích cực xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc gia nhằm tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người dân Lào Riêng đối với lĩnh vực quyền con người của phụ nữ, nước CHDCND Lào đã phê chuẩn tham gia Công ước CEDAW

từ năm 1981 và bằng sự cố gắng, Đảng, Nhà nước Lào đã xây dựng được một

hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người của phụ nữ trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa Có thể khẳng định, ở

1 Trung tâm thông tin thư viện và nghiên cứu khoa học - Văn phòng Quốc Hội (2003), Quyền của phụ nữ và

trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 18

Trang 9

nước CHDCND Lào hiện nay, người phụ nữ được bình đẳng tương đối với nam giới Đó là một thành tựu của nước CHDCND Lào đáng được ghi nhận

Tuy nhiên, quyền con người của phụ nữ ở nước CHDCND Lào hiện nay vẫn là một vấn đề khá mới mẻ, cần phải được tiếp tục làm rõ để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định theo pháp luật Lào và pháp luật quốc tế về quyền con người của phụ nữ Do vậy, việc nghiên cứu đề

tài: “Quyền phụ nữ theo pháp luật quốc tế và pháp luật Lào” là thực sự có

tính cấp thiết

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu về quyền con người của phụ nữ là một vấn đề có nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng giữa phụ

nữ và nam giới Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này được nhiều nhà khoa học quan tâm đi sâu vào nghiên cứu nhằm khẳng định địa vị, vai trò và quyền con người của phụ nữ

Ở nước CHDCND Lào hiện nay có một số công trình nghiên cứu về đề

tài này đã được công bố như: Lienkham Vilaphan (2009), “Địa vị pháp lý của

Hội liên hiệp Phụ nữ Lào trong việc bảo vệ quyền con người của phụ nữ Lào”, Tạp chí Phụ nữ Lào, số 10/2009; Linkhit Lienthikeo (chủ nhiệm), Hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Đề tài khoa học cấp sơ sở, Đại học quốc gia Lào, năm 2010;

Ủy ban pháp luật của Quốc hội Lào, Bình đẳng nam nữ trong Hiến pháp Lào

năm 2015, Viêng Chăn, năm 2016 Đây là các công trình nghiên cứu về

quyền con người của phụ nữ chủ yếu theo pháp luật nước CHDCND Lào, chưa có công trình nào trong số các công trình trên nghiên cứu về quyền con người của phụ nữ ở phương diện pháp luật quốc tế

Ở Việt Nam hiện nay cũng có một số công trình nghiên cứu về quyền

con người của phụ nữ đã được công bố như: Sina Yayongyear (2011), Quyền

Trang 10

phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào, khóa luận tốt nghiệp,

Trường Đại học Luật Hà Nội Sylaphet Thinkeomueangnuea (2012), Quyền

tham gia các hoạt động chính trị của phụ nữ tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;

Duangxay Phonevang (2014), Vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị tại

tỉnh Bokeo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn chính trị học,

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Trong số các công trình này, đã có một công trình nghiên cứu về quyền con người của phụ nữ theo pháp luật quốc tế nhưng mới chỉ dừng lại ở mức liệt kê, chưa đi sâu vào phân tích các nội dung về quyền con người của phụ nữ theo pháp luật quốc tế

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Quyền phụ nữ theo pháp luật

quốc tế và pháp luật Lào”, sẽ tiếp tục làm rõ hơn các nội dung về quyền con

người của phụ nữ theo pháp luật quốc tế, cũng như những thay đổi trong pháp luật nước CHDCND Lào trong thời gian qua về quyền con người của phụ nữ

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là hệ thống lý luận về phụ nữ, quyền con người của phụ nữ; các quy định của pháp luật quốc tế, quy định của pháp luật nước CHDCND Lào, cũng như thực tiễn bảo đảm quyền con người của phụ nữ ở nước CHDCND Lào

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Luận văn có phạm vi nghiên cứu về không

gian là trên phạm vi quốc tế, tức là các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người của phụ nữ; phạm vi quốc gia tức là các quy định pháp luật

và thực tiễn bảo đảm quyền con người của phụ nữ tại nước CHDCND Lào

- Phạm vi về thời gian: Luận văn có phạm vi nghiên cứu về thời gian là

từ khi các tư tưởng về quyền con người của phụ nữ được hình thành cho đến

Trang 11

nay Tuy nhiên, tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ khi Công ước CEDAW được thông qua năm 1979 cho đến nay

4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) và pháp luật nước CHDCND Lào về quyền con người của phụ nữ; hiểu thực trạng và từ đó đề ra các định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người của phụ nữ ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới

5 Các câu hỏi nghiên cứu

Từ mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu được xác định trên các khía cạnh sau:

(i) Làm rõ khái niệm về quyền con người của phụ nữ?

(ii) Nội dung cơ bản của Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (viết tắt là CEDAW)?

(iii) Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Lào về quyền con người của phụ nữ ở nước CHDCND Lào?

(iii) Giải pháp nhằm thúc đẩy quyền con người của phụ nữ ở nước CHDCND Lào trong thời gian tới?

6 Phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn

Trên cơ sở phương pháp luật của chủ nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Lào về bình đẳng giới, về quyền con người của phụ nữ

Luận văn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau, bao gồm: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, chứng

minh, thống kê, kết hợp nghiên cứu lý luận với nghiên cứu thực tiễn,…

Trang 12

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về quyền con người của phụ nữ, tạo cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu nhằm tiếp tục bảo đảm tốt hơn nữa quyền con người của phụ nữ tại nước CHDCND Lào

Kết quả nghiên cứu của luận văn không chỉ là tài liệu có giá trị cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học mà còn là tài liệu cho các cơ quan hoạch định chính sách, pháp luật của nước CHDCND Lào trong việc tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người của phụ nữ; xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyền con người của phụ nữ tại nước CHDCND Lào, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và phù hợp với xu thế chung của cộng đồng quốc tế

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương sau:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận về phụ nữ và quyền con người của phụ nữ

Chương 2 Quyền con người của phụ nữ theo quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Lào

Chương 3 Thực tiễn bảo đảm và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người của phụ nữ ở Lào

Trang 13

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỤ NỮ VÀ QUYỀN CON

NGƯỜI CỦA PHỤ NỮ 1.1 Một số vấn đề lý luận về phụ nữ

1.1.1 Các quan điểm về phụ nữ

Phụ nữ và nam giới là hai bộ phận cấu thành nên xã hội loài người Tuy nhiên, để trả lời cho câu hỏi phụ nữ là ai, thực sự không đơn giản, vì khái niệm phụ nữ được tiếp cận dưới nhiều góc độ và phương diện khác nhau như xã hội học, giới tính học, pháp lý, tâm lý học,… Hơn nữa, ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia trên thế giới, quan điểm về phụ nữ cũng rất khác nhau, có quốc gia đề cao vai trò của phụ nữ, có quốc gia không thực sự coi trọng vai trò của phụ nữ

- Dưới góc độ xã hội học: Phụ nữ là bộ phận của cơ cấu xã hội Dựa

vào tiêu chí, đặc điểm nhân khẩu, kết cấu xã hội được phân thành nam và nữ, người già và người trẻ, người lớn và trẻ em, người có trình độ dân trí cao hay thấp Với cách phân chia này, phụ nữ là một thành phần không thể tách rời khỏi kết cấu xã hội và phụ nữ chính là một trong những yếu tố cấu thành nên

xã hội loài người

- Dưới góc độ giới tính học: Phụ nữ là khái niệm chung để chỉ một

người, một nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thai

và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường2

- Dưới góc độ pháp lý: Phụ nữ hay nữ giới được xác định là những chủ

thể tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định mà không phải là nam giới

2 Sina Yayongyear (2011), Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào, khóa

luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 6

Trang 14

Như vậy, có thể thấy, dưới góc độ xã hội học, giới tính học hay pháp lý thì phụ nữ đều được xác định thông qua sự phân chia về giới tính Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ: Dưới góc độ pháp lý thì việc tiếp cận khái niệm phụ nữ với tư cách là chủ thể có địa vị pháp lý3 Điều đó có nghĩa là phụ nữ là những người có quyền, có nghĩa vụ pháp lý và là đối tượng bảo vệ của pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia Theo pháp luật quốc tế, phụ nữ là con người và được hưởng quyền con người, với tư cách là những người yếu thế trong xã hội Trong pháp luật các quốc gia, phụ nữ được xác định là công dân của quốc gia Pháp luật quốc gia sẽ xác lập địa vị pháp lý của phụ nữ dựa trên những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Cho nên địa vị pháp

lý của phụ nữ ở các quốc gia khác nhau là khác nhau

1.1.2 Vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội

Tại Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu năm 2008 diễn ra tại Hà Nội

- Việt Nam, trong Bản báo cáo đầu tiên về hoàn cảnh của phụ nữ, Jean Fabre - người đặc trách truyền thông trong chương trình phát triển của Liên hợp quốc,

cho biết: “Những phân tích của chúng tôi chứng tỏ rằng sự tiến bộ của xã hội

và kinh tế sẽ mau chóng hơn nếu người ta ưu tiên đầu tư vào phụ nữ Vấn đề này không chỉ biểu hiện sự công bằng mà còn nhằm đem lại việc quản lý tốt hơn Mỗi nhóm xã hội, mỗi nhóm giới tính luôn có những vấn đề riêng của

nó Sự tham gia của phụ nữ vào những cơ cấu hệ trọng sẽ cho phép xã hội thay đổi cách nhìn và có những sự lựa chọn hữu ích hơn”4 Để đánh giá sự

tham gia của phụ nữ, người ta kết hợp tỷ lệ cán bộ phụ nữ cấp trung và cấp cao, tỷ lệ lợi tức của phụ nữ so với lợi tức quốc gia Qua bản báo cáo ấy, người ta được biết có 10 quốc gia đứng đầu về số phụ nữ tham gia vào các

3 Sina Yayongyear (2011), Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào, khóa luận tốt nghiệp,

Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 6.

4 Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2004), Công ước của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ

phân biệt đối xử với phụ nữ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 22.

Trang 15

lĩnh vực kinh tế và chính trị: Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Canada, New Zealand, Hà Lan, Mỹ, Áo, Ý Tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động là 73%5

Trong vòng 20 năm qua, tại các nước Ả rập, tỷ lệ phụ nữ được xóa nạn

mù chữ đã tăng 68% Nhìn chung, hoàn cảnh của phụ nữ đã được cải thiện rất nhiều trong phần lớn các nước Ả rập Ví dụ: người ta tính ra rằng ở cấp đại học, cứ 3 sinh viên thì có 2 sinh viên nữ, trong khi cách đây 20 năm, 3 nam mới có 1 nữ 32 quốc gia đã có nhiều nữ sinh viên hơn nam sinh viên Không những tỷ lệ xóa nạn mù chữ trong giới nữ đã gia tăng, mà nhiều người trong

số họ còn đạt được những học vị cao hơn trước kia Tại Phần Lan, tỷ lệ nữ sinh viên so với nam sinh viên là 139%, tại Na Uy - 116%, Pháp - 114%, Nhật Bản - 66%, Iran - 47%, Togo - 22% Tại Việt Nam, tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học của nữ sinh là 91,5%, trung học cơ sở là 82,6%, trung học phổ thông 63,1%6 Tỷ lệ thoát nạn mù chữ của phụ nữ tại 3 nước: Uruguay, Jamaica và Nicaragua cao hơn so với nam giới7

Từ khi có giải Nobel năm 1901, 4,4% giải Nobel về hòa bình đã được trao cho phụ nữ Nếu tính tất cả các lĩnh vực, số phụ nữ đoạt giải Nobel đã lên đến 28 người, trong đó 9 phụ nữ đoạt giải Nobel hòa bình và 8 người được giải Nobel về văn học Về y khoa, phụ nữ đoạt giải Nobel chiếm tỷ lệ 2,5%, hóa học - 3%, vật lý - 1,3%

Trong 192 đại diện thường trực ở Liên hợp quốc có 8 phụ nữ, 11% nhân viên cao cấp tại các cơ quan của Liên hợp quốc là phụ nữ Tỷ lệ phụ nữ thay đổi tùy theo từng tổ chức: 0% với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), 2,4% với Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), 21,5% với Quỹ Nhi

5 http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=35730&print=true

6 Nguồn: http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=35730&print=true

7 Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc, Con đường tới bình đẳng giới: Công ước CEDAW, Cương lĩnh hành

động Bắc Kinh và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs).

Trang 16

đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Trong số 27 tổ chức quốc tế thì có 4 tổ chức

do phụ nữ lãnh đạo

Phụ nữ Úc và New Zealand được quyền bầu cử từ năm 1893, Phần Lan

và Na Uy năm 1907, Anh và Đức năm 1918, Mỹ năm 1920, Pháp năm 1946, Việt Nam năm 1946, Lào năm 1974 Phụ nữ Thụy Sỹ phải chờ tới năm 1971 mới được bầu cử, phụ nữ Liechtenstein thì tới tận năm 1984 Còn đối với phụ

nữ các quốc gia Ả rập thì việc được quyền bầu cử vẫn còn nằm trong tương lai, khi mà các giáo lý của Hồi giáo vẫn ảnh hưởng nặng nề lên các quyền con người của phụ nữ ở các quốc gia này8

Có 50% phụ nữ trong Chính phủ Thụy Điển Đó là chính phủ đầu tiên trên thế giới đạt được sự cân bằng giữa nam và nữ Kỷ lục thế giới về tỷ lệ phụ nữ là dân biểu thuộc Phần Lan với 39% Tiếp theo là Na Uy 35%, Thụy Điển 34% Từ trước đến nay, chỉ có 26 phụ nữ được bầu vào chức vụ lãnh đạo một quốc gia hoặc một chính phủ (con số ấy không bao gồm các nữ hoàng hoặc nữ thủ tướng được bổ nhiệm vì họ không phải do cử tri bầu lên) Hiện có 12 quốc gia trong đó phụ nữ là tổng thống hay thủ tướng, điển hình là Hàn Quốc, Philippin và Đức Về hình thức, quyền lực chính trị rộng lớn nhất

do một phụ nữ nắm giữ đang thuộc Nữ hoàng Anh Elisabeth II Bà là nguyên thủ quốc gia của Vương quốc Anh và 18 nước khác: Canađa, Úc, New Zealand (các nước này trước kia là thuộc địa của Anh, bây giờ đã giành được độc lập nhưng vẫn quan hệ chặt chẽ với Anh) Tuy nhiên, lại có 55 quốc gia trong đó số ghế của phụ nữ tại nghị viện rất ít và thậm chí chẳng có ghế nào Ví dụ: 0% tại Cô-oét và nhiều nước Ả rập khác; 1% tại Hàn Quốc, Côngô, Tôgô; 2% tại Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Malta9 Tại Việt Nam, tỷ lệ nữ giới là đại biểu quốc hội là 24,3%, trong khối cơ quan đảng ở cấp trung ương

8 Đặng Thị Hồng Tuyến- Phạm Thùy Linh, Đạo hồi và ảnh hưởng của nó tới quyền của phụ nữ ở một số

nước châu Á, Tạp chí Nghề Luật, số 3/2011, tr 65

9 Sina Yayongyear (2011), Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào, khóa luận tốt nghiệp,

Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 9.

Trang 17

nhiệm kỳ 2005-2011 là 10%, phụ nữ tham gia các cơ quan hành chính là 20%,

ở địa phương là 30,2% giai đoạn năm 2005-2011

Hiện nay, đã có 41 nước đã không ký Công ước CEDAW do Liên Hợp Quốc thông qua năm 1979 So với Công ước quốc quốc tế của Liên hợp quốc

về quyền dân sự, chính trị của con người năm 1966 (ICCPR) và Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của con người năm 1966 (ICESCR), thì Công ước CEDAW có quá ít các quốc gia tham gia Tại nhiều nơi, phụ nữ và nam giới không bình đẳng trước pháp luật, ví dụ: một người đàn bà Ả rập Saudi hoặc Iran không thể đi du lịch nếu không được người chồng ưng thuận10 Những quốc gia không ký công ước nói trên đa số

là các nước Ả rập và Hồi giáo (thuộc châu Á, châu Phi) cùng với Monaco và Liechtenstein (thuộc châu Âu)

Hiện có 70% những người nghèo khổ trên thế giới (tổng số lên tới 1,3 tỉ người) là phụ nữ và tỷ lệ này còn gia tăng Ngay cả một nước tiên tiến như

Mỹ vẫn có 62% số người nghèo là phụ nữ, trong khi đó năm 1940 thì tỷ lệ ấy chỉ có 40%

Hiện nay, 60% trong số 130 triệu trẻ em không được cắp sách đến trường là các bé gái Trong số 900 triệu người mù chữ trên thế giới có 2/3 là phụ nữ 1 triệu bé gái vị thành niên (đa số ở châu Á) đã bị cưỡng bức đi làm gái điếm Cứ 3 phụ nữ thì có 1 là nạn nhân của một vụ án gây ra bởi người tình hoặc bạn cũ Phần lớn các nước ở Nam Mỹ luật pháp không trừng phạt tội giết vợ khi người chồng bắt quả tang vợ đang ngoại tình Trường hợp đó cũng đã từng diễn ra tại Pháp cho tới năm 1975

Cứ 3 phụ nữ thì có 1 khai rằng đã bị quấy rối tình dục trong thời còn là

vị thành niên hoặc ở tuổi trưởng thành - con số này được ghi nhận tại phần lớn các nước công nghiệp phát triển

10 Đặng Thị Hồng Tuyến- Phạm Thùy Linh, Đạo hồi và ảnh hưởng của nó tới quyền của phụ nữ ở một số

nước châu Á, Tạp chí Nghề Luật, số 3/2011, tr 65.

Trang 18

Ở châu Phi, 80% những người làm ra thực phẩm là phụ nữ Công cuộc cải cách ruộng đất và các dự án phát triển đều đặt dưới sự kiểm soát của những người đàn ông trong giới chính trị Làng xã hoặc những trưởng gia đình luôn yêu cầu được thực hiện cơ khí hóa trong canh tác Tuy nhiên, đem lại máy móc cho họ cũng vô ích, vì các chị em phụ nữ ở đây vẫn phải tiếp tục canh tác theo phương pháp truyền thống.

Trong lịch sử loài người từ trước đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một

bộ phận quan trọng trong đội ngũ đông đảo người lao động của xã hội Bằng lao động sáng tạo của mình, phụ nữ đã góp phần làm giàu cho xã hội, làm phong phú cuộc sống con người Phụ nữ luôn thể hiện những vai trò vốn có không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

- Trong lĩnh vực hoạt động vật chất, phụ nữ là một lực lượng trực tiếp

sản xuất ra của cải để nuôi sống con người Không chỉ tái sản xuất ra của cải vật chất, phụ nữ còn tái sản xuất ra bản thân con người để duy trì và phát triển

xã hội loài người

- Trong lĩnh vực hoạt động tinh thần, phụ nữ có vai trò sáng tạo nền

văn hóa nhân loại Nền văn hóa dân gian của bất kỳ nước nào, dân tộc nào cũng có sự tham gia bằng nhiều hình thức đông đảo của phụ nữ

- Song song với những hoạt động góp phần sáng tạo ra mọi của cải vật

chất và tinh thần, phụ nữ còn tích cực tham gia đấu tranh giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại

Vị trí, vai trò của người phụ nữ trước đây, nhất là người phụ nữ thời trung cổ (ở phương Tây) và ở thời phong kiến (ở phương Đông) chịu ảnh hưởng từ các quan niệm, cũng như các thành kiến xã hội mà đa phần trong số

đó mang tính tiêu cực, làm lệch lạc đi hình ảnh và tầm quan trọng của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội Với quan niệm “trọng nam khinh nữ” thì dù trong gia đình hay ngoài xã hội, phụ nữ luôn luôn chịu nhiều thiệt thòi và bị lệ

Trang 19

thuộc gần như hoàn toàn vào nam giới Họ không được hưởng các quyền cơ bản của con người, bị đối xử tàn tệ như những người nô lệ mà chủ nhân của

họ không ai khác chính là chồng, cha, ông, của mình Thân phận của họ được ví như món hàng mà đồng tiền có thể khiến cho họ bị chuyển từ tay người này sang tay người khác dưới hình thức mua - bán

Tuy nhiên, qua rất nhiều những cuộc đấu tranh và phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, cùng với những tư tưởng tiến bộ xuyên suốt lịch sử loài người, phụ nữ ngày càng có được vị trí xứng đáng với vai trò vốn có của mình Người phụ nữ đã kiên cường vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động của đời sống xã hội, duy trì ảnh hưởng rộng rãi vai trò của mình trên nhiều lĩnh vực như: Tham gia quản lý nhà nước; tham gia xóa đói, giảm nghèo; xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tham gia phòng chống tệ nạn xã hội; thúc đẩy hoạt động đối ngoại nhân dân;… Có thể nói, vai trò của phụ nữ được thể hiện ngày càng sâu sắc và có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển đi lên của xã hội loài người

Trong xu thế hội nhập và phát triển, người phụ nữ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội Vai trò này đang được khẳng định một cách rõ nét hơn bao giờ hết

Trước hết, chúng ta phải thừa nhận vị trí hết sức quan trọng của người phụ nữ trong gia đình Họ là những người có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc

và sự ổn định của gia đình Là người vợ hiền, họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia sẻ những ngọt bùi cũng như những đắng cay cùng chồng, cùng gia đình, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm trong cuộc sống, từ đó người chồng

sẽ có điều kiện để đóng góp nhiều hơn cho xã hội Không chỉ chăm sóc giúp

đỡ chồng trong gia đình, người vợ còn đưa ra những lời khuyên thiết thực giúp chồng trong công việc, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của

Trang 20

chồng Là những người mẹ hết lòng vì con cái, họ thực sự là những tấm gương cho con cái noi theo Người mẹ ngày nay còn là một người bạn lớn luôn ở bên con, để hướng dẫn, động viên kịp thời Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể tìm thấy những người phụ nữ, người vợ, người mẹ, để tìm sự yên tĩnh trong tâm hồn và sự cân bằng bình yên trong cuộc sống Chính họ đã tiếp sức cho chúng ta vượt qua những khó khăn để sống một cách có ích hơn trong

xã hội hiện nay

Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò quan trọng trong gia đình, người phụ nữ còn tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động,… Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ là không thể thiếu như ngành dệt, ngành may mặc, du lịch, các ngành dịch vụ đặc thù khác…

Hiện nay, phụ nữ góp phần rất lớn vào quá trình phát triển của các quốc gia nói riêng và của toàn nhân loại nói chung, thể hiện ở chỗ số nữ giới luôn chiếm tỷ lệ cao trong lực lượng lao động của một quốc gia Với hơn 50% dân

số và gần 50% lực lượng lao động trong xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan công quyền Theo thống kê thì tỷ lệ phụ nữ hoạt động trong các cơ quan nhà nước chiếm khoảng 30% và con số này không ngừng gia tăng qua các năm, đặc biệt là ở các nước phát triển Ngay trong giới báo chí, tỷ lệ các nhà báo nữ cùng ước tính khoảng 30%11 Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành giáo dục, y tế, các ngành dịch vụ đặc thù khác Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các bộ môn như văn học, ngôn ngữ, y - dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế Nếu tính tổng số giờ làm việc của nữ giới (cả trong gia đình và ngoài xã hội) cao hơn rất nhiều so với nam giới

11 Sina Yayongyear (2011), Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào, khóa luận tốt nghiệp,

Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 15

Trang 21

Như vậy có thể nói, trong xu thế hội nhập và phát triển của xã hội, người phụ nữ tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò, vị trí của mình đối với

sự phát triển của xã hội Khi nền kinh tế của chúng ta ngày càng phát triển, phụ nữ càng có nhiều cơ hội để phát triển hơn Nó phá vỡ sự phân công lao động cứng nhắc theo giới, cho phép nhiều phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị trường và khiến nam giới phải chia sẻ trách nhiệm chăm sóc gia đình Nó có thể giảm nhẹ gánh nặng việc gia đình cho phụ nữ, tạo điều kiện cho họ có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động khác Đồng thời

nó cũng tạo ra nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ trên thị trường lao động, cũng như các lĩnh vực xã hội khác

Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là những bước khởi đầu thuận lợi Hiện thời vẫn còn nhiều hạn chế cần phải được khắc phục trong vấn đề bình đẳng giới, nhất là về mặt tư tưởng, quan điểm của con người trong xã hội, kể cả nam giới và nữ giới Không chỉ có nam giới chưa nhận thức hoặc có thái độ không chấp nhận vai trò, vị trí của phụ nữ mà ngay chính bản thân nhiều phụ

nữ cũng hiểu biết mơ hồ, từ đó có những thái độ lệch lạc và không thể có cách giải quyết đúng đắn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống có liên quan đến vai trò, vị trí của về giới của mình Bà Rose Marie Greve, Tổng giám đốc Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong buổi tọa đàm về: “Vai trò của phụ nữ trong

thế kỷ XXI”, đã từng nhận định: “Đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhưng

phía trước chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm Bất bình đẳng giới vẫn còn

là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và là một trong những cản trở cho sự phát triển bền vững Người phụ nữ cần phải được bộc

lộ hết khả năng của mình cũng như thực thi và hưởng các quyền của mình Thiếu bình đẳng về giới gây cản trở cho sự phát triển và ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các thành viên trong gia đình và xã hội”

Trang 22

Như vậy, có thể thấy những thay đổi về kinh tế - xã hội diễn ra gần đây mặc dù đã có tác động lên cả nam giới và nữ giới nhưng những suy nghĩ, quan điểm, thái độ của con người trong xã hội về vấn đề giới và vai trò, vị trí cảu người phụ nữ dường như còn mơ hồ, chưa rõ nét Như vậy, xã hội, nam giới và bản thân người phụ nữ cần phải xác định rõ vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội hiện đại, nhất là trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn toàn cầu hóa, hợp tác và phát triển Từ chỗ nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của người phụ nữ, thì rất có thể giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong việc xác định và đề cao vai trò của người phụ nữ, mang lại hạnh phúc cho người phụ

nữ, từ đó góp phần xây dựng xã hội văn minh và bình đẳng về giới

1.2 Quyền của phụ nữ - một bộ phận của quyền con người

1.2.1 Khái niệm quyền con người của phụ nữ

Quyền con người của phụ nữ được cộng đồng quốc tế và các quốc gia công nhận, thông qua bằng các văn kiện pháp lý Tuy nhiên, định nghĩa quyền con người của phụ nữ lại không hề đơn giản, bởi nó được xem xét từ nhiều phương diện khác nhau Trong đó, nổi bật nhất là việc tiếp cận quyền con người của phụ nữ với tư cách là một bộ phận cấu thành nên quyền con người

Quyền con người là yếu tố cấu thành bản chất con người, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người đều có quyền giống nhau Quyền con người không chỉ dành riêng cho nam giới bởi vì quyền phụ nữ cũng là con người, bắt nguồn từ thực tế khách quan cho rằng: Phụ nữ cùng là con người, là thành viên của xã hội và là công dân của một quốc gia nhất định, nên đều có những quyền cơ bản của con người, của công dân Điều này cũng được thể hiện thông qua tất cả các văn kiện quốc tế về quyền con người mà ở đó đều được

bắt nguồn từ bằng những câu như: “Mọi người đều có quyền…” hay “Con

người ta sinh ra ai cũng có quyền…” Trong pháp luật quốc gia, khi đề cập

tới quyền và nghĩa vụ của các cá nhân thường sử dụng thuật ngữ “công dân”

Trang 23

bao gồm cả nam và nữ Vì vậy, phụ nữ cũng có quyền như nam giới, phẩm giá và vị thế của một con người không phải được xác định thông qua giới tính

mà phải được bắt nguồn từ nơi họ sinh ra, bất kể họ là nam hay nữ

Tuy nhiên, do những đặc điểm về giới tính cũng như từ sự tác động của các quan niệm truyền thống mà việc bảo đảm các quyền con người của phụ

nữ phải dựa trên các đặc điểm của phụ nữ:

Thứ nhất, phụ nữ là đối tượng công dân đặc biệt nên đặc điểm nổi bật

trong quyền con người của phụ nữ là bản thân gặp những khó khăn nhất định trong việc thực hiện quyền và bảo vệ quyền của mình và còn phụ thuộc vào các quan niệm truyền thống về địa vị của người phụ nữ Vì vậy, Nhà nước và

xã hội phải tạo ra những điều kiện tốt nhất để bảo vệ phụ nữ

Thứ hai, quyền con người của phụ nữ có những quyền đặc thù mà chỉ

phụ nữ mới được hưởng như quyền không bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một số tội về xâm phạm tình dục hoặc những quyền mà phụ nữ ưu tiên hơn như quyền được bảo vệ đặc biệt, quyền được nghỉ hưu sớm Chính vì vậy, quyền con người của phụ nữ được quy định trong các văn kiện pháp lý quốc tế và quy định pháp luật của các quốc gia

Thứ ba, phụ nữ được hưởng các quyền con người nhưng do phụ nữ có

những đặc điểm riêng biệt về tâm sinh lý nên có một số quyền mà phụ nữ không được hưởng hoặc hạn chế được hưởng như nam giới, như quyền thực hiện nghĩa vụ quân sự, quyền lao động trong một số công việc nặng nhọc, độc hại Sự giới hạn này không phải là sự phân biệt đối xử về giới tính giữa nam

và nữ mà chính là nhằm mục đích đảm bảo sức khỏe của phụ nữ cũng như sự vận động, phát triển của toàn xã hội

Như vậy, về bản chất thì quyền của phụ nữ chính là quyền con người nhưng được cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lý và tính chất công việc, cuộc sống của phụ nữ

Trang 24

Xét về nội dung, quyền con người của phụ nữ cần phải được xem xét gắn liền với bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của từng quốc gia, ở từng giai đoạn cụ thể Mức độ quan tâm đến phụ nữ sẽ phát triển dần lên trong từng giai đoạn lịch sử, cho thấy rằng quan niệm về quyền con người của phụ

nữ gắn chặt với cách thức xã hội nhìn nhận về phụ nữ và những kết quả của sự tác động đan xen giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Nhận thức và quy định về phụ nữ có quyền bắt nguồn từ nhận thức: Phụ nữ đóng góp vào tái tạo xã hội về mặt sinh hoạt, mặt tổ chức và cả về mặt văn hóa

Do đó, trên cơ sở các cách tiếp cận khác nhau, xuất phát từ bản chất và nội dung quyền con người của phụ nữ, có thể định nghĩa về quyền con người

của phụ nữ như sau: Quyền con người của phụ nữ hay quyền phụ nữ bao gồm

tất cả những gì cần có để phụ nữ được sống, hoạt động và phát triển một cách tích cực và bình đẳng trong xã hội loài người

1.2.2 Sự cần thiết phải xây dựng các quy định về quyền con người của phụ nữ

Phụ nữ là nhóm đông nhất trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương, do hơn một nửa nhân loại là nữ nên vấn đề quyền của phụ nữ thu hút được sự quan tâm rất lớn của cộng đồng Trên thực tế, cuộc đấu tranh cho các quyền của phụ nữ diễn ra trên thế giới từ rất sớm Nhiều tài liệu cho thấy, ngay từ thời kỳ cách mạng tư sản Pháp vào thế kỷ XVIII, ở châu Âu đã xuất hiện các phong trao đấu tranh của phụ nữ chống lại sự bóc lột kinh tế và sự phân biệt đối xử với họ trên phương diện chính trị, xã hội Về sau, các phong trào đó được gọi chung là phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ (feminism) Xét chung, phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ và các phong trào đấu tranh giai cấp và giải phóng dân tộc là những cuộc vận động mang tính toàn cầu nhằm xóa ba các hình thức bất bình đẳng chủ yếu trong xã hội loài người mà các

Trang 25

nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã xác định, đó là bất bình đẳng về chủng tộc, giai cấp và giới

Vấn đề cần phải lý giải là tại sao phụ nữ lại là nhóm xã hội được quan tâm xây dựng các quy định nhằm ghi nhận và thúc đẩy các quyền con người

Có thể lý giải qua các những phân tích sau đây:

Thứ nhất, phụ nữ là một nửa của xã hội Phụ nữ là nhóm xã hội chiếm

gần một nửa, một nửa hoặc hơn một nửa của xã hội loài người nếu xét về yếu

tố giới tính, ví như ở Việt Nam nữ giới chiếm gần 51% dân số năm 2014, Ở Lào nữ giới chiếm 49,7% năm 2014 Tuy nhiên, phụ nữ lại có những đặc điểm về mặt sinh lý có sự khác biệt rất lớn so với nam giới Điều đó cho thấy, việc áp dụng các quy định về quyền con người nói chung để dành cho phụ nữ không thể điều chỉnh hết, do phụ nữ có những đặc điểm riêng biệt về mặt sinh

lý Tất nhiên, các quy định về quyền con người trong lĩnh vực chính trị, dân sự; trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa của Liên hợp quốc vẫn dành cho phụ nữ Do vậy, việc xây dựng các quy định pháp lý quốc tế và quốc gia nhằm bảo đảm quyền con người của phụ nữ là hết sức cần thiết, nhằm quy định cụ thể và chi tiết hơn để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của phụ nữ

Thứ hai, phụ nữ là nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương Do những

đặc điểm riêng biệt về sinh lý, cũng như trách nhiệm của phụ nữ trong gia đình, xã hội và nhận thức về vị trí, vai trò của phụ nữ mà phụ nữ là nhóm xã hội yếu thế, dễ bị tổn thương

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến quyền con người của phụ nữ

1.3.1 Những tư tưởng tôn giáo, triết học

Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng, tác động đến quyền con người của phụ nữ theo cả hai góc độ tích cực và tiêu cực

Trang 26

Thứ nhất, những tư tưởng tôn giáo Các tư tưởng tôn giáo lớn trên thế

giới đều ảnh hưởng, tác động đến quyền con người của phụ nữ theo hai góc

độ là tích cực và tiêu cực

- Ở góc độ tích cực Các tư tưởng tôn giáo cũng đã đề cập đến vị trí, vai

trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội Đó chính là mức độ sơ khai nhất của quyền phụ nữ Điển hình trong số các tư tưởng tôn giáo coi trọng vai trò của phụ nữ chính là quan điểm của Phật giáo Từ khi Đạo Phật xuất hiện, Đức phật đưa phụ nữ lên một vị trí danh giá Theo Phật Giáo, phụ nữ có quyền tự do tham gia các hoạt động tôn giáo Họ được sống thoải mái dưới sự hướng dẫn của Đức Phật và tham gia hoạt động trong Tăng đoàn Phật giáo,… Đức phật coi tất cả mọi chúng sinh đều có quyền bình đẳng Đồng thời Đức phật cũng không đồng tình với những khái niệm trọng nam khinh nữ của Đạo

Bà La Môn truyền thống12 Trong khi đó, Nho giáo với việc coi trọng gia đình, chú trọng xây dựng gia đình nề nếp, gia giáo, giữ lễ bằng cách tạo ra hòa mục, đem lại cái hài hòa, cái đẹp trong gia đình và theo Nho giáo để làm được điều này thì gia đình phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm “cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng, anh ra anh, em ra em” Bên cạnh

đó, Nho giáo nêu ra tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh” là tiêu chuẩn đối với phụ nữ ngày xưa và cũng là tiêu chuẩn của phụ nữ ngày nay13 Các tiêu chuẩn này chính là cơ sở quan trọng để phụ nữ vươn lên thực hiện tốt nhiệm

vụ của mình trong gia đình và xã hội, thông qua đó khẳng định vai trò của phụ

nữ và khẳng định quyền phụ nữ trong gia đình và xã hội Trong Kitô giáo thì chỗ đứng của phụ nữ có vẻ thuận lợi hơn với sự thăng tiến về vai trò của phụ

nữ trong xã hội Như vậy, các tư tưởng tôn giáo lớn trên thế giới đã có ảnh

12 Kumudini Ranathunga, Đặng Thu Hương (dịch), Quan điểm của Phật giáo về vai trò phụ nữ, Tạp chí

Phật giáo, số 2/2010, tr 355

13 Chu Mạnh Hùng, Ảnh hưởng của Nho giáo đến việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam,

Tạp chí Luật học, số 3/2008, tr 21-22

Trang 27

hưởng, tác động đến quyền con người của phụ nữ, bằng việc thừa nhận ở mức tương đối về quyền quyền bình đẳng của phụ nữ so với nam giới

- Ở góc độ tiêu cực Tôn giáo tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến quyền

con người của phụ nữ theo góc độ tiêu cực, bằng các giáo lý, quan điểm hạn chế quyền con người của phụ nữ, tạo ra sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới Điển hình là quy định của đạo Hồi về quyền của phụ nữ Theo kinh

Koran, phụ nữ luôn có địa vị thấp hơn và phụ thuộc vào nam giới: “Đàn ông

có quyền đối với đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quý hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập” (Koran 4:43) Do đó, phụ nữ Hồi giáo hầu như không có các

quyền về chính trị, dân sự, kinh tế,… Bên cạnh đó, một số ít các quyền mà họ

có được cũng không bình đẳng so với nam giới14 Phụ nữ Hồi giáo cũng được quyền có tài sản và hưởng thừa kế từ chồng hoặc từ cha mẹ Tuy nhiên,

số tài sản họ có được bị hạn chế và đối với tài sản thừa kế, phụ nữ luôn hưởng

phần thừa kế ít hơn so với nam giới: “Phần tài sản để lại cho con trai bằng

hai lần con gái Nếu chỉ có con gái và số con gái nhiều hơn hai thì phần tài sản cho tất cả các con gái bằng hai phần ba số tài sản để lại Và nếu chỉ có một con gái thì phần của con gái bằng một nửa phần tài sản để lại.” (Koran

4:11)

Người Hồi giáo quan niệm không có quan hệ tình bạn giữa nam và nữ, phụ nữ là nguồn gốc của dục vọng Do đó, người phụ nữ có bổn phận bảo vệ danh dự, che giấu hình ảnh của mình đối với những người đàn ông lạ Đây

cũng là nguồn gốc của quy định 2 về trang phục của phụ nữ: "Phụ nữ phải

mặc che kín hoàn toàn, không được để lộ một phần nào của thân thể trước mặt bất cứ một người đàn ông nào, bao gồm cả mặt và tay" (Koran 33:53)

14 Đặng Thị Hồng Tuyến- Phạm Thùy Linh, Đạo hồi và ảnh hưởng của nó tới quyền của phụ nữ ở một số

nước châu Á, Tạp chí Nghề Luật, số 3/2011, tr 65

Trang 28

Sự phân biệt giới tính một cách cực đoan này đã khiến phụ nữ Hồi giáo gần như bị tách hẳn khỏi xã hội Sự hạn chế trong các mối quan hệ với những người khác giới cũng là lí do khiến hôn nhân trong xã hội Hồi giáo phần nhiều mang tính ép buộc đối với người phụ nữ Trong quan hệ hôn nhân, phụ

nữ Hồi giáo phụ thuộc hoàn toàn vào chồng Xã hội Hồi giáo thừa nhận chế

độ đa thê, do đó, đối với nam giới không có tội ngoại tình Ngược lại, phụ nữ Hồi giáo chỉ được phép có một chồng và tội ngoại tình là tội nặng nhất tương ứng với hình phạt ném đá tới chết Người vợ có nghĩa vụ phục tùng, chung thủy với người chồng sau khi li hôn và thậm chí cả khi người chồng đã chết Koran quy định về “thời gian ở giá” đối với phụ nữ li hôn và góa phụ Phụ nữ sau khi li hôn và góa phụ Hồi giáo chỉ được tái hôn khi đã hết “thời gian ở giá” Nếu trong “thời gian ở giá” họ có quan hệ tình cảm hoặc tái hôn với người đàn ông khác thì sẽ bị coi là phạm tội ngoại tình15

Trong quan niệm của Nho giáo về phụ nữ và quyền phụ nữ cũng có một

số điểm tiêu cực sau đây: Tư tưởng “nam tôn nữ ti” trọng nam khinh nữ của Nho giáo đã ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến quyền phụ nữ ở các nước theo tư tưởng Nho giáo Chính tư tưởng này đã dẫn đến những thái độ và hành vi phân biệt đối xử bất bình đẳng giữ phụ nữ và nam giới diễn ra trong xã hội trong một thời gian dài mà cho đến ngày nay vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức Bên cạnh

đó, Nho giáo còn quy định ngặt nghèo sự phụ thuộc tuyệt đối của phụ nữ vào

đàn ông theo đạo tam tòng “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng

tử”16 Ngoài ra, trong hôn nhân, phụ nữ không được tự do yêu đương mà bị ép

duyên theo kiểu gả bán, do cha mẹ quyết định “đặt đâu ngồi đấy”

Nhìn chung, các tư tưởng tôn giáo ảnh hưởng, tác động đến quyền con người của phụ nữ Sự ảnh hưởng, tác động đó đã chi phối rất lớn đến việc xây

15 Đặng Thị Hồng Tuyến- Phạm Thùy Linh, Đạo hồi và ảnh hưởng của nó tới quyền của phụ nữ ở một số

nước châu Á, Tạp chí Nghề Luật, số 3/2011, tr 66

16 Chu Mạnh Hùng, Ảnh hưởng của Nho giáo đến việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam,

Tạp chí Luật học, số 3/2008, tr 22.

Trang 29

dựng các quy định pháp luật về quyền con người của phụ nữ ở cả cấp độ quốc

tế và cấp độ quốc gia

Thứ hai, những tư tưởng triết học Các tư tưởng triết học cũng ảnh

hưởng, tác động đến quyền con người của phụ nữ

- Ở góc độ tích cực Điển hình cho sự ảnh hưởng, tác động tích cực của

các tư tưởng triết học đối với quyền con người của phụ nữ là các quan điểm của triết học Mác - Lênin về phụ nữ và giải phóng phụ nữ C.Mác và Ph Ăngghen đã luận giải sự thay đổi cơ bản địa vị của người phụ nữ từ xã hội cộng sản nguyên thủy chuyển sang các xã hội có giai cấp đối kháng Trong xã hội nguyên thủy người phụ nữ có vai trò, vị trí rất lớn trong gia đình và ngoài

xã hội do họ là người đảm nhiệm chính trong việc tái sản xuất và chăm sóc các thành viên trong gia đình; vai trò to lớn của người phụ nữ còn được khẳng định bởi họ của những đưa con được xác lập theo họ mẹ Nhưng chuyển sang các xã hội có giai cấp đối kháng, vị trí, vai trò của người phụ nữ đã có những bước thay đổi cơ bản, trở nên rất thấp kém17 Các nhà tư tưởng mác xít khi

nghiên cứu về vai trò của phụ nữ đã đưa ra nhận xét:“áp bức đàn bà về mặt

kinh tế” là phổ biến trong gia đình tư sản Còn ở các gia đình vô sản, quan hệ

vợ chồng trở nên bình đẳng hơn Do đó Lênin đã khẳng định: “Khi giao cho

phụ nữ, thành niên và cho trẻ con nam và nữ một vai trò quyết định trong quá trình tái sản xuất có tổ chức và có tính xã hội, ngoài phạm vi gia đình, như thế là đại công nghiệp cũng tạo ra cơ sở kinh tế cho một hình thức gia đình cao hơn và hình thức quan hệ nam nữ cao hơn”18.

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, con đường và những điều kiện để giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên thực tế - đó là con đường cách mạng xã hội nhằm xóa bỏ nguồn gốc kinh tế mà từ đó đẻ ra mọi sự bất bình đẳng trong xã hội, bao gồm cả bất bình đẳng giữa nam và nữ, trong đó chế độ

17 C Mác và Ph Ăngghen toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Tr 93

18 V.I Lenin, toàn tập, tập 26, Nxb Chính trị quốc gia, Tr 87-88

Trang 30

sở hữu tư nhân phải được thay thế bằng sử hữu xã hội; phải đưa phụ nữ tham

gia ngày càng nhiều vào công việc xã hội Ph.Ăngghen viết: “Một sự bình

đẳng thực sự giữa phụ nữ và nam giới chỉ có thể trở thành hiện thực khi đã thủ tiêu được chế độ bóc lột của tư bản đối với cả hai giới và khi công việc nội trợ riêng trong gia đình đã trở thành một nền công nghiệp xã hội”19

Đồng thời cần phải tổ chức phân công lao động xã hội và gia đình theo hướng giảm nhẹ gánh năng gia đình cho phụ nữ bằng cách xã hội hóa một phần công việc gia đình Luật pháp hóa mục tiêu bình đẳng nam nữ, bình đẳng giữa vợ và chồng; giữa hai giới

- Ở góc độ tiêu cực Đó là những luận điểm sai lầm của các nhà triết học

cổ đại về phụ nữ và quyền của phụ nữ Điển hình là Aristotle đã nhìn phụ nữ từ

phương diện không hoàn thiện của giới tính “Phụ nữ chỉ là một người đàn ôn

khiếm khuyết” Tư tưởng này ảnh hưởng mạnh mẽ và lâu bền ở phương Tây

Còn J Bruyère, nhà phê bình người Pháp, nhìn đàn bà ở sự cực đoan: “Đàn bà

là cái gì đó vô cùng cực đoan, họ hoặc vượt trội hoặc thấp kém hơn so với đàn ông” Nietzsche, với vẻ hoài nghi và cảnh giác: “Trước lúc đến với đàn bà, mi đừng quên mang theo một cây roi!”20 Như vậy, trong lịch sử cũng có những tư

tưởng triết học tiêu cực về vị trí, vai trò của người phụ nữ và chính những tư tưởng tiêu cực này làm cho phụ nữ ở thời kỳ cổ đại, trung đại gần như không có bất cứ một quyền hành gì trong gia đình và xã hội

1.3.2 Chế độ chính trị, điều kiện kinh tế - xã hội

Qua quá trình phát triển, loài người đã trải qua rất nhiều chế độ chính trị khác nhau: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa mỗi chế độ chính trị lại áp đặt lên xã hội một hệ tư tưởng riêng Vấn đề nhân quyền, trong đó có quyền con người của phụ nữ với tư cách là một vấn đề có

19 C.Mác và Ăngghen tuyển tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Tr 689

20 Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học phương Tây, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, tr

27.

Trang 31

tính xã hội của loài người sẽ bị chi phối bởi hệ tư tưởng của chế độ chính trị đó Nếu như ở chế độ công xã nguyên thủy, người phụ nữ có được vị trí, vai trò rất cao trong gia đình, xã hội Với chế độ phong kiến, xã hội bắt đầu xuất hiện những giai cấp đối kháng thì vị trí, vai trò của người phụ nữ bắt đầu có sự thay đổi mạnh mẽ, bởi hệ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” mà giai cấp thống trị áp đặt lên xã hội Đến xã hội tư bản chủ nghĩa với bản chất là sự tư hữu về tư liệu sản xuất, dẫn đến quyền con người của phụ nữ được thừa nhận ở một số lĩnh vực như dân sự, chính trị nhưng lại chưa được bảo đảm trong lĩnh vực kinh tế,

xã hội, văn hóa Đối với chế độ xã hội chủ nghĩa có bản chất là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, bình đẳng và bao cấp thì bên cạnh các quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực dân sự, chính trị thì các quyền con người của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa cũng được ghi nhận và bình đẳng với nam giới

1.3.3 Sự hình thành và phát triển của phong trào nữ quyền thế giới

Trải qua nhiều biến động của lịch sử nhân loại cho thấy một bức tranh khá đầy đủ về sự bất bình đẳng đối với phụ nữ Phong trào phụ nữ ngay từ khi

ra đời là phong trào đòi quyền bình đẳng đối với nam giới, gọi tắt là phong trào đòi bình quyền cho phụ nữ (feminism) hay phong trào nữ quyền - Chính

là một trong những yếu tố ảnh hưởng, tác động mạnh nhất đến việc ghi nhận

và thực hiện các quyền con người của phụ nữ trong pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia như ngày nay21

Đến cuối thế kỷ XVIII, ở nhiều nước tư bản Châu Âu và Bắc Mỹ, sự áp bức, bóc lột giai cấp ngày càng tăng, trong đó phụ nữ là giới chịu thiệt thòi nhất, bị đối xử thấp hèn trong xã hội và cả trong luật pháp Do đó, phong trào

nữ quyền bắt đầu từ thế kỷ XVIII, khi người ta ngày càng tin rằng phụ nữ bị đối xử bất bình đẳng trước pháp luật Tư tưởng của nữ quyền bắt nguồn từ

21 http://phunuvietnam.vn/kho-bau/lich-su-phong-trao-nu-quyen-the-gioi-post7285.html

Trang 32

phương Tây vào Thời đại Khai sáng, khi con người biết rằng chính lý trí và khoa học chứ không phải tôn giáo sẽ làm cho nhân loại tiến bộ.

Những nhà tư tưởng của thời kỳ này có bà Mary Wortley Montagu và Hầu tước Condorcet đấu tranh cho việc học vấn của phụ nữ Nhiều nhà tư tưởng tự do như Jeremy Bentham đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ về mọi mặt Cách mạng Pháp bùng nổ năm 1789 với trên 5.000 phụ nữ diễu hành đến Versailles là một trong những sự kiện trọng đại Năm 1792, tại Anh, đã xuất bản một tác phẩm nổi tiếng của bà Mary Wollstonecraft: “Bản chứng minh các quyền của Phụ nữ” Đây là ản Tuyên ngôn nữ quyền đầu tiên Nội dung cấp tiến nhất và cũng là ý thức hệ trung tâm của tác phẩm là bà đã chứng minh nữ tính chỉ là hệ quả do con người tạo nên, chứ không phải là có sẵn và bất biến22

Ở châu Á, Pandita Ramabai (1858 -1922) ở Ấn Độ đã phê phán sự giáo điều của Ấn Độ giáo và bênh vực cho sự tự do của Phụ nữ ngay từ năm 1880 Kartini (1879 -1904) ở Indonesia là người tiên phong trong phong trào giáo dục phụ nữ và giải phóng phụ nữ, thách thức xã hội bằng cách lập một trường

nữ Jiu Jin (1875-1907) ở Trung Quốc đã sang Nhật học và sau đó dấn thân vào phong trào phụ nữ

Sang thế kỷ XIX, những hoạt động của phong trào phụ nữ đã dẫn đến

sự ra đời ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 Đó là phong trào phụ nữ công nhân trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa ở Châu Âu và Bắc Mỹ

Năm 1844, nữ công nhân thành lập Hiệp hội Cải cách Nữ công nhân vùng Lowell, đòi chỉ làm việc 10 giờ mỗi ngày Hoạt động của Hiệp hội đã khởi đầu cho những cải thiện điều kiện lao động trong ngành công nghiệp dệt

Năm 1848, phong trào nữ quyền có tổ chức được ghi nhận là từ Công ước Seneca Falls, bản Công ước đầu tiên về Quyền của phụ nữ hoặc còn được

22 http://phunuvietnam.vn/kho-bau/lich-su-phong-trao-nu-quyen-the-gioi-post7285.html

Trang 33

gọi là Nghị quyết đầu tiên về quyền bầu cử của phụ nữ Hoa Kỳ Công ước này được thông qua vào năm 1848.

Đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có sự xuất hiện của nhiều tổ chức phụ nữ Sớm nhất là Hội đồng Quốc tế của Phụ nữ, thành lập năm 1888 với mục đích tập hợp tất cả các tổ chức Phụ nữ ở các nước để đòi quyền bình đẳng cho Phụ nữ, quyền tham gia vào đời sống chính trị - xã hội Lúc đầu các

tổ chức này chỉ có ở Tây Âu và Bắc Mỹ, dần dần lan ra các vùng khác

Vào đầu thế kỷ XX, phụ nữ tại nhiều nước bắt đầu có quyền đi bầu cử, nhất là vào khoảng những năm cuối Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và những năm đầu sau khi chiến tranh kết thúc Có nhiều lý do khác nhau về việc cho phụ nữ được quyền bầu cử, trong đó có cả lý do nhằm công nhận sự đóng góp của phụ nữ trong thời gian chiến tranh

Thập kỷ 1920 là khoảng thời gian quan trọng đối với phụ nữ Ngoài việc được quyền bầu cử, phụ nữ còn được sự công nhận của pháp luật tại nhiều nước Tuy nhiên, cũng có nhiều phụ nữ bị mất việc làm mà họ đã có được trong thời gian chiến tranh Tuy nhiên cũng còn nhiều phụ nữ làm việc tại nhà máy, nông trại và các nghề truyền thống của phụ nữ Phụ nữ cũng đạt

sự tiến bộ trong một số ngành

Nhìn chung, qua hai cuộc Thế chiến thứ nhất (1914-1918) và Thế chiến thứ hai (1939-1945), do thiếu nhân lực, phụ nữ đã bước vào những ngành nghề trước đây có truyền thống là của nam giới như: chế tạo vũ khí, đạn dược

và máy móc… Bằng cách chứng tỏ rằng phụ nữ có thể đảm nhận các “công việc của nam giới” và nhấn mạnh sự lệ thuộc của xã hội vào sức lao động của phụ nữ, sự chuyển đổi công việc này đã khuyến khích phụ nữ tiến tới bình đẳng với nam giới23

23 http://phunuvietnam.vn/kho-bau/lich-su-phong-trao-nu-quyen-the-gioi-post7285.html

Trang 34

Lúc đầu phong trào phụ nữ có xu hướng đấu tranh cho quyền bầu và ứng cử thì đến đầu thế kỷ XX bắt đầu có xu hướng đấu tranh cho phúc lợi của phụ nữ (nhiều nước ở Châu Á) như: Phát triển Giáo dục, phát huy địa vị phụ

nữ Ở Bắc Mỹ và Châu Âu, có các phong trào tổ chức dịch vụ cho phụ nữ như: xây dựng trung tâm công tác xã hội ở thành phố ở Mỹ, làm ký túc xá cho phụ nữ trẻ, sau này phát triển thành Hội Phụ nữ trẻ Thiên chúa giáo (YWCA), hội phụ nữ ngành nghề, đại học

Đến cuối Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã có hàng triệu phụ nữ thuộc các tổ chức phụ nữ này Các chủ đề chính vẫn là: Phụ nữ tham chính và tham gia cải cách xã hội… Thời gian sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, phong trào phụ nữ ở các nước công nghiệp có phần lắng vì phụ nữ đã có quyền đi bầu, đã giành được các phúc lợi xã hội Từ thập niên 1960 và nhất là

từ thập niên 1970, phong trào nữ quyền phát triển mạnh Nhiều nhóm đấu tranh cho nữ quyền đã hình thành ở các nước phát triển và cả ở những nước đang phát triển Điều đáng chú ý ở những nước đang phát triển là ảnh hưởng của phong trào phụ nữ tiến bộ ở các nuớc XHCN

Sự phát triển mới của phong trào phụ nữ với các chủ đề mới như: tăng

số phụ nữ làm công tác quản lý, phụ nữ và phát triển… bởi mặc dù có những tiến bộ về kinh tế, xã hội, chính trị, phụ nữ vẫn chưa được tham gia một cách bình đẳng Năm 1975, với việc ra đời cuốn sách “Một tiếng nói nữa”, Marcia Millman và Rosabeth Kanter đã đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên nâng tư tưởng nữ quyền trở thành một môn khoa học xã hội

Chính sự phát triển của phong trào nữ quyền với nhiều thành tựu như trên, đã thu hút sự quan tâm của Liên hợp quốc - tổ chức quốc tế liên chính phủ lớn nhất ngày nay trong việc xây dựng một công ước quốc tế về quyền phụ nữ Đó chính là Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (sau đây gọi tắt là CEDAW) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông

Trang 35

qua ngày 18/12/1979 Việc thông qua Công ước CEDAW là hết quả đấu tranh hàng thập kỷ của của phụ nữ trên toàn thế giới nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của phụ nữ Do vậy, phong trào nữ quyền chính là một yếu

tố có ảnh hưởng, tác động tích cực đến sự hình thành và phát triển quyền con người của phụ nữ ở cả cấp độ pháp luật quốc tế và cấp độ pháp luật quốc gia

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Như vậy, thông qua Chương 1 Một số vấn đề lý luận về phụ nữ và

quyền con người của phụ nữ, tác giá luận văn đã tìm hiểu, phân tích và đi

đến những kết luận sau đây:

1 Phụ nữ chiếm 1/2 dân số nhân loại Từ khi loài người xuất hiện vị trí, vai trò của người phụ nữ đã được khẳng định Nếu như ở giai đoạn đầu của xã hội loài người - xã hội nguyên thủy, phụ nữ có vị trí, vai trò và quyền năng rất lớn trong gia đình và xã hội, thì đến khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, vị trí, vai trò và quyền năng của người phụ nữ mất dần và dẫn đến sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới Tuy nhiên, bằng sự cố gắng của cộng đồng quốc tế và các quốc gia, cũng như chính sự phát triển của phong trào nữ quyền mà trong những năm gần đây vị trí, vai trò, quyền năng của phụ nữ đã được công nhận trở lại

2 Với tư cách là nhóm yếu thế trong xã hội, nhưng phụ nữ lại có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của gia đình và xã hội loài người, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đã từng bước ghi nhận các quyền con người của phụ nữ, với tư cách là một bộ phận quan trong trong pháp luật nhân quyền Sự ra đời của Công ước CEDAW năm 1979 và sự tích cực tham gia của các quốc gia vào Công ước này thì các quyền con người của phụ nữ đang được coi trọng hơn bao giờ hết

3 Quyền con người của phụ nữ trong quá khứ và trong hiện tại đều bị ảnh hưởng, tác động bởi các yếu tố như tư tưởng tôn giáo, triết học; điều kiện

Trang 36

kinh tế - xã hội; sự hình thành và phát triển của phong trào nữ quyền Trong

đó, yếu tố về tôn giáo, triết học thể hiện sự ảnh hưởng đậm nét nhất đối với các quyền con người của phụ nữ

Các kết luận này sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn tìm hiểu thực trạng quyền con người của phụ nữ theo quy định của pháp luật quốc tế

và pháp luật nước CHDCND Lào ở Chương 2 của luận văn

Trang 37

Chương 2 QUYỀN CON NGƯỜI CỦA PHỤ NỮ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP

LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT LÀO 2.1 Quyền con người của phụ nữ theo quy định của pháp luật quốc tế

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển quyền con người của phụ

nữ trong pháp luật quốc tế

Bên cạnh trẻ em và người già, người tàn tật,… thì phụ nữ là một trong những đối tượng xã hội dể bị tổn thương nhất Cựu Tổng thư lý Liên hợp

quốc B.Gali đã từng nhận định: “Phụ nữ chiếm hơn một nữa nhân loại nhưng

chưa có quốc gia nào trên thế giới đối xử với phụ nữ một cách xứng đáng”

Trong suốt chiều dài của lịch sử nhân loại, phụ nữ đã không được quan tâm

và bảo vệ một cách xứng đáng và nghiêm túc Ở nhiều nơi trên thế giới, phụ

nữ vẫn còn là nạn nhân của sự đói nghèo, chiến tranh, sự phân biệt đối xử về giới tính, bạo lực trong gia đình cũng như ngoài xã hội

Xuất phát từ như cầu cấp thiết là cần phải đem lại quyền bình đẳng cho phụ nữ mà trên thực tế đã diễn ra không ít những cuộc đấu tranh cho nam nữ bình quyền Ngay từ thời kỳ cách mạng tư sản, ở châu Âu đã xuất hiện các phong trào đấu tranh của phụ nữ chống lại sự bóc lột kinh tế và sự phân biệt đối xử với phụ nữ trên phương diện chính trị, xã hội

Bắt nguồn từ cấp độ quốc gia, phong trào đấu tranh giành quyền phụ nữ

đã phát triển và lan rộng một cách nhanh chóng ra nhiều quốc gia khác và dần dần phát triển thành một phong trào mang tính quốc tế Một mặt, những cuộc đấu tranh này đã tạo nên một số ảnh hưởng đế việc xây dựng và thực hiện pháp luật ở các quốc gia, mặt khác nó cũng có những tác động nhất định đến pháp luật quốc tế Vấn đề bảo vệ phụ nữ đã trở thành nội dung của nhiều công ước về bảo vệ phụ nữ do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ban hành từ đầu thế

Trang 38

kỷ XX Tuy nhiên, những văn kiện này mới chỉ giới hạn trên các lĩnh vực như lao động, việc làm, trợ cấp xã hội và chưa đề cập cụ thể đến khai niệm

“quyền” của phụ nữ24

Kể từ khi Liên hợp quốc ra đời vào năm 1945, vấn đề quyền bình đẳng của phụ nữ mới thực sự được quan tâm và có những chuyển biến mạnh mẽ

Trong Lời nói đầu của Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định “niềm tin

vào sự bình đẳng các quyền giữa phụ nữ và đàn ông” Ngay sau khi thành

lập, bên cạnh những tuyên bố và khẳng định của mình Liên hợp quốc đã triển khai nhiều hoạt động nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ Với việc thành lập Ủy ban về địa vị của phụ nữ năm 1946 - một trong những cơ quan giúp việc của Hội đồng Kinh tế - Xã hội đã tạo nên một bước đột phá trong thành lập một cơ quan chuyên trách về vấn đề quyền phụ nữ, có chức năng nghiên cứu, đưa ra các khuyến nghị, soạn thảo các văn kiện quốc tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ25

Năm 1948, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới

về quyền con người Văn kiện nổi tiếng này tiếp tục khẳng định nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong việc hưởng thụ các quyền và tự do cơ bản của con

người khi nêu rõ: “Mọi người đều có quyền hưởng thụ các quyền và tự do nêu

trong bản Tuyên ngôn này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, ”(Điều 2).

Năm 1949, một công ước quốc tế có nội dung bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái đã được Liên hợp quốc ban hành, đó là Công ước về trấn áp việc buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác Công ước này đề cập đến các biện pháp nhằm hạn chế và xóa bỏ một trong những hình thức xâm hại đến phụ nữ tồi tệ nhất, đó là buôn bán và bóc lột tình dục phụ nữ

24Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.203.

25 Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.204.

Trang 39

Năm 1952, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ Công ước này yêu cầu các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho phụ nữ quyền bình đẳng với nam giới trong lĩnh vực chính trị, như có quyền bầu cử, ứng cử, quyền được nhận vào làm việc và giữ các chức vụ trong các cơ quan nhà nước,…

Năm 1957, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn Công ước này quy định phụ nữ không thể bị thay đổi quốc tịch một cách đương nhiên do kết hôn, do hủy bỏ hôn nhân hoặc do người chồng thay đổi quốc tịch

Năm 1962, Liên hợp quốc ban hành công ước thứ tư về vấn đề phụ nữ,

đó là Công ước về đăng ký kết hôn, tuổi tối thiểu khi kết hôn và việc kết hôn tự nguyện Công ước này khẳng định phụ nữ có quyền được tự do lựa chọn người bạn đời, được bảo vệ chống lại các tệ nạn tảo hôn và cưỡng ép kết hôn…

Đồng thời, hai điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người năm 1966

là Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về

các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội đều quy định rõ: Các quốc gia thành viên

phải đảm bảo các quyền đã được ghi nhận trong hai công ước này một cách bình đẳng cho cả nam và nữ.

Nhìn chung, các văn kiện pháp lý bước đầu đã được xác lập được một khuôn khổ pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo vị thế bình đẳng của phụ nữ với nam giới trong cương vị chủ thể của các quyền con người, nhưng chưa đưa ra được những giải pháp để bảo đảm cho họ hưởng thụ đầy đủ các quyền đó trên thực tế Do đó, vào năm 1967, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Tuyên

bố về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ Tuyên bố này bước đầu đã đưa ra một cách tiếp cận mới trong việc đảm bảo các quyền con người cho phụ nữ Tuyên bố yêu cầu các quốc gia phải bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trước pháp luật, bao gồm cả quyền sở hữu tài

Trang 40

sản Văn kiện này cũng khẳng định nghĩa vụ chung của các bậc cha mẹ trong việc đảm bảo sự bình đẳng cho con cái, cấm tảo hôn, đính hôn cho trẻ em Tuy nhiên, do Tuyên bố này không phải là một văn kiện ràng buộc về nghĩa

vụ pháp lý cho nên nó không đủ hiệu lực để ngăn ngừa tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ diễn ra ngày càng rộng khắp và trầm trọng trên thế giới26

Chính vì vậy, Liên hợp quốc đã quyết định xây dựng một điều ước quốc tế về vấn đề này Công ước về xóa bỏ tất cả những hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) được tổ chức soạn thảo vào năm 1972 và đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 18/12/1979 Công ước

có hiệu lực từ ngày 3/9/1981 Tính đến ngày 15/8/2008, đã có 185 quốc gia là thành viên của Công ước, là một trong hai điều ước quốc tế về quyền con người có số lượng quốc gia thành viên cao nhất (Chỉ đứng sau Công ước về quyền trẻ em)27 Tuy nhiên, đây cũng là một trong những Công ước về quyền con người có số lượng quốc gia thành viên bảo lưu một số điều khoản cao nhất Đó là một trong những trở ngại chính trong việc hiện thực hóa các quyền bình đẳng trên thực tế, cho dù Công ước CEDAW hiện đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc gia nhập

Năm 1993, Hội nghị thế giới về quyền con người lần hai tổ chức ở Viên (thủ đô nước Áo) đã tái khẳng định trong văn kiện chính thức cuối cùng (Tuyên

bố Viên và Chương trình hành động) rẳng: “Quyền con người của phụ nữ và trẻ

em gái là một bộ phận cấu thành, gắn liền và không thể tách rời của các quyền phổ biến” Với sự khẳng định này cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng của phụ nữ

đã bước sang trang mới, theo đó, tất cả những mối quan tâm của phụ nữ sẽ được lồng ghép vào các chương trình, hành động về quyền con người

26 Trung tâm thông tin thư viện và nghiên cứu khoa học - Văn phòng Quốc Hội (2003), Quyền của phụ nữ

và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 27.

27 Sina Yayongyear (2011), Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào, khóa luận tốt nghiệp,

Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 25-26.

Ngày đăng: 29/01/2019, 12:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
15.C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 6, tập 21, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 6, tập 21
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
16.Duangxay Phonevang (2014), Vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị tại tỉnh Bokeo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của phụ nữ trong hệ thống chính trị tại tỉnh Bokeo, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Tác giả: Duangxay Phonevang
Năm: 2014
17.Hội Liên hiệp phụ nữ Lào (2008), Khuyến khích và bảo hộ quyền phụ nữ Lào, Nxb. Lao động - Xã hội, Viêng Chăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến khích và bảo hộ quyền phụ nữ Lào, Nxb
Tác giả: Hội Liên hiệp phụ nữ Lào
Nhà XB: Nxb. "Lao động - Xã hội
Năm: 2008
18.Đỗ Minh Hợp (2014), Lịch sử triết học phương Tây, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Tây, tập 1
Tác giả: Đỗ Minh Hợp
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia- Sự thật
Năm: 2014
19.Chu Mạnh Hùng (2008), Ảnh hưởng của Nho giáo đến việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam, Tạp chí Luật học, số 3/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của Nho giáo đến việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam
Tác giả: Chu Mạnh Hùng
Năm: 2008
20.Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người
Tác giả: Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2009
21.Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người - Tập hợp những bình luận, khuyến nghị chung của ủy ban Công ước Liên hợp quốc, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền con người - Tập hợp những bình luận, khuyến nghị chung của ủy ban Công ước Liên hợp quốc
Tác giả: Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
Năm: 2010
22.Kumudini Ranathunga, Đặng Thu Hương (dịch), Quan điểm của Phật giáo về vai trò phụ nữ, Tạp chí Phật giáo, số 2/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm của Phật giáo về vai trò phụ nữ
23.Lienkham Vilaphan (2009), Địa vị pháp lý của Hội liên hiệp Phụ nữ Lào trong việc bảo vệ quyền con người của phụ nữ Lào, Tạp chí Phụ nữ Lào, số 10/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa vị pháp lý của Hội liên hiệp Phụ nữ Lào trong việc bảo vệ quyền con người của phụ nữ Lào
Tác giả: Lienkham Vilaphan
Năm: 2009
24.Linkhit Lienthikeo (chủ nhiệm), Hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Đề tài khoa học cấp sơ sở, Đại học quốc gia Lào, năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
25.Quỹ phát triển phụ nữ Liên hợp quốc, Con đường tới bình đẳng giới: Công ước CEDAW, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường tới bình đẳng giới
26.Sina Yayongyear (2011), Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền phụ nữ trong pháp luật quốc tế và pháp luật Lào
Tác giả: Sina Yayongyear
Năm: 2011
27.Sylaphet Thinkeomueangnuea (2012), Quyền tham gia các hoạt động chính trị của phụ nữ tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Luận văn chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền tham gia các hoạt động chính trị của phụ nữ tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Tác giả: Sylaphet Thinkeomueangnuea
Năm: 2012
28.Tổng cục dân số (2014), Tổng điều tra dân số năm 2014, Nxb. Viêng Chăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng điều tra dân số năm 2014
Tác giả: Tổng cục dân số
Nhà XB: Nxb. Viêng Chăn
Năm: 2014
29.Trung tâm thông tin thư viện và nghiên cứu khoa học - Văn phòng Quốc Hội (2003), Quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam
Tác giả: Trung tâm thông tin thư viện và nghiên cứu khoa học - Văn phòng Quốc Hội
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2003
30.Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Quốc tế, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật Quốc tế
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb. Công an nhân dân
Năm: 2010
31.Ủy ban pháp luật của Quốc hội Lào (2016), Bình đẳng nam nữ trong Hiến pháp Lào năm 2015, Viêng Chăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình đẳng nam nữ trong Hiến pháp Lào năm 2015
Tác giả: Ủy ban pháp luật của Quốc hội Lào
Năm: 2016
32.Ủy ban Quốc gia Lào cho sự tiến bộ của phụ nữ (NCAW) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Lào (LWU), Thúc đẩy bình đẳng giới ở Lào. Viêng Chăn, năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy bình đẳng giới ở Lào
33.Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối với phụ nữ của Liên hợp quốc (2014), Kết luận quan sát của Ủy ban về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Viêng Chăn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận quan sát của Ủy ban về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Tác giả: Ủy ban về xóa bỏ phân biệt đối với phụ nữ của Liên hợp quốc
Năm: 2014
34.Vanalat Chayyavong (2014), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn 2011-2020, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn 2011-2020
Tác giả: Vanalat Chayyavong
Năm: 2014

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w