Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong BLHS, từ đó có so sánh để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định về của BLHS Việt Nam và BLHS một số nước. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm này.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LÊ THỊ DIỄM HẰNG
CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM – SO SÁNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỚI PHÁP LUẬT
Trang 2Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi với sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trương Quang Vinh Các số liệu, thông tin
và kết quả được nêu trong Luận văn là chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào
Tác giả Luận văn
Lê Thị Diễm Hằng
Trang 4Bảng 1.1 Tổng số vụ án thuộc nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em phải giải
Trang 5MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM THEO PHÁP
1.1 Khái quát về các tội xâm phạm tình dục trẻ em 6
1.1.2 Khái niệm về các tội xâm phạm tình dục trẻ em 8
1.1.3 Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế 11
1.2 Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo Bộ luật Hình sự Việt Nam
1.2.1 Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS năm 1999) 16
1.2.2 Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS năm 1999) 29
1.2.3 Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS năm 1999) 31
1.2.4 Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS năm 1999) 33
1.2.5 Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS năm 1999) 35
1.3 Một số điểm mới về các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo Bộ luật Hình
1.3.1 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 BLHS năm 2015) 39
1.3.2 Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 BLHS năm
1.3.3 Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS năm 2015) 41
1.3.4 Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 BLHS năm 2015) 42
1.3.5 Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147 BLHS năm
1.3.6 Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 Bộ luật Hình sự năm 2015) 45
Trang 6MỘT SỐ NƯỚC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 47
2.1 So sánh quy định pháp luật Hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tình
2.1.1 Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Bộ luật Hình sự một số quốc gia
2.1.2 Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc 65 2.1.3 Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Bộ luật Hình sự Liên bang Nga 69 2.1.4 Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Bộ luật Hình sự Hoa Kỳ 75
2.2 Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về các tội xâm
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng được quan tâm, đặc biệt là sau khi Việt Nam phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1990 Hiến pháp Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã ghi nhận “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã
hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em” (khoản 1 Điều 37) Văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI đã đề ra yêu cầu: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật
sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”; “ Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em ”; ngày 05-11-2012,
Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, trong đó xác
định: “Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án chăm sóc,
giáo dục và bảo vệ trẻ em Tổ chức thực hiện tốt Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và các công ước, điều ước quốc tế khác có liên quan mà Nhà nước Việt Nam
ký kết hoặc tham gia ” Việt Nam cũng đã xây dựng được một hệ thống pháp luật,
tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo vệ trẻ em khỏi những hành vi xâm hại đến
sự phát triển của các em
Tuy nhiên, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quốc
tế hóa kéo theo nhiều hệ lụy về mặt xã hội, đặc biệt số vụ phạm tội với trẻ em – đối tượng dễ bị xâm hại, dụ dỗ, lôi kéo ngày càng gia tăng Và tình hình nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em cũng không nằm ngoài quy luật đó Theo số liệu của Tòa
án nhân dân tối cao, tổng số vụ án và bị cáo thuộc nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em có chiều hướng tăng nhanh Năm 2010, có 1166 vụ án bị đưa ra giải quyết với
1263 bị cáo thì đến năm 2015, con số này là 1767 vụ án và 1896 bị cáo1 Đây mới chỉ
là con số được thống kê các vụ án đã bị đưa ra xét xử, tuy nhiên, trên thực tế, con số
1 Xem thêm phụ lục 1
Trang 8này chắc chắc còn cao hơn, bởi trẻ em nhận thức còn hạn chế, không biết việc mình
bị xâm hại hoặc lo sợ người thực hiện tội phạm; cũng có thể do sự e ngại của các gia đình có nạn nhân bị xâm hại dẫn đến không tố cáo hành vi phạm tội
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhận thấy tình hình phức tạp của các tội xâm phạm tình dục trẻ em hiện nay, trong bối cảnh Bộ luật Hình sự năm 2015 vừa được thông qua còn cần nhiều góp ý hoàn
thiện, người nghiên cứu đã lựa chọn “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em – So sánh
pháp luật hình sự Việt nam với pháp luật hình sự của một số nước” là đề tài
luận văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu các tội xâm phạm tình dục trẻ em không phải là một đề tài mới, đặc biệt đối với các hành vi xâm phạm tình dục trẻ em được nghiên cứu không chỉ dưới góc độ pháp luật mà còn bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau như xã hội học, hôn nhân gia đình Cụ thể:
- Về bài đăng trên tạp chí có các công trình:
+ Phạm Mạnh Hùng (2002), Hoàn thiện các quy định của Pháp luật Hình sự về các
tội xâm phạm tình dục trẻ em, Tòa án nhân dân, (12);
+ Nguyễn Thị Xuân (2007), Một số vấn đề về tội phạm xâm hại đến trẻ em trong
Bộ luật Hình sự Việt Nam, Kiểm sát, (6);
+ Nguyễn Phương Lan (2013), Hành vi xâm hại tình dục trẻ em và vấn đề bảo vệ
quyền trẻ em, Luật học, (9);
+ Phan Thị Lan Phương (2014), Bạo lực, xâm hại trẻ em, thực trạng và một số kiến
nghị giải pháp, Tòa án nhân dân, (23).
+ Nguyễn Hữu Dũng (2015), Bàn về giải quyết các vụ án xâm hại tình dục đối với
phụ nữ và trẻ em, Tòa án nhân dân, (9).
- Về luận văn có các công trình:
+ Nguyễn Văn Hương (2003), Luật Hình sự Việt Nam với việc bảo vệ trẻ em, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
+ Trịnh Thị Thu Hương (2004), Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình
sự Việt Nam và đấu tranh chống loại tội phạm này, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại
học Luật Hà Nội, Hà Nội
Trang 9+ Trần Thùy Chi (2011), Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật Hình sự
hiện hành, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
+ Nguyễn Vương Thùy Dương (2013), Trẻ em bị xâm hại tình dục trong gia đình –
Thực trạng và giải pháp , Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Hà Nội
+ Nguyễn Minh Hương (2014), Các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trong luật
Hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội,
Hà Nội
- Về các công trình khác:
+ Viện Gia đình và Giới (2008), Tổng quan nghiên cứu về tình trạng xâm hại tình
dục trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây, Báo cáo nghiên cứu, Hà Nội.
+ Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc, Văn phòng Khu
vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương (2014), Bóc lột tình dục trẻ em trong du lịch
và lữ hành: Báo cáo phân tích hệ thống pháp luật quốc gia, Hà Nội
Rõ ràng, xâm phạm tình dục trẻ em là một vấn đề rất được quan tâm, bằng chứng là có nhiều các công trình nghiên cứu tổng quát cũng như chi tiết các nội dung liên quan Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về các tội xâm phạm tình dục trẻ em đặt trong sự so sánh với pháp luật nước ngoài, đặc biệt từ sau khi BLHS năm
2015 được thông qua, những điểm mới về các tội phạm này so với BLHS năm 1999 vẫn chưa được phân tích làm rõ Chính những vấn đề này dẫn đến sự khó khăn khi nghiên cứu cũng như áp dụng pháp luật
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu về các tội xâm phạm tình dục trẻ em được quy định trong cả BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và so sánh luật Tác giả tập trung phân tích nội dung từng điều luật, có sự so sánh giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015; từ đó so sánh quy định của BLHS Việt Nam với quy định tương ứng của BLHS một số nước điển hình
4 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Đề tài được nghiên cứu nhằm làm rõ các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong BLHS, từ đó có so sánh để làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định về của BLHS Việt Nam và BLHS một số nước Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
Trang 10phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm này.
5 Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Luận văn được nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi sau:
- Thế nào là trẻ em và các tội xâm phạm tình dục trẻ em?
- Pháp luật quốc tế quy định như thế nào về xâm phạm tình dục trẻ em?
- Các tội xâm phạm tình dục trẻ em được quy định trong BLHS năm 1999 như
thế nào?
- Sự khác nhau giữa các tội xâm phạm tình dục trẻ em được quy định trong
BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015?
- So sánh quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tình
dục trẻ em với pháp luật hình sự một số nước?
- Từ sự so sánh với pháp luật hình sự một số nước, có đề xuất gì trong việc
hoàn thiện pháp luật Hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tình dục trẻ em?
6 Các phương pháp nghiên cứu áp dụng để thực hiện luận văn
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng
- Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của đề tài là so sánh luật Ngoài ra, trong
luận văn, tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp chứng minh, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Nghiên cứu các tội xâm phạm tình dục trẻ em, tuy không phải là một vấn đề mới, nhưng đặt trong bối cảnh hiện nay, khi Hiến pháp 2013 đã đi vào đời sống, BLHS năm 2015 đã được Quốc hội thông qua, thì vấn đề này cần được nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể Luận văn được thực hiện, với mong muốn của tác giả, sẽ:
- Phân tích và bàn luận những quy định của pháp luật hiện hành về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, những quan điểm còn chưa thống nhất nội dung các quy định này
- Là luận văn đầu tiên nghiên cứu về các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong BLHS năm 2015; đặt trong sự so sánh với BLHS một số nước trên thế giới
Trang 11Về thực tiễn, tác giả hi vọng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cho việc xây dựng và áp dụng pháp luật, cho việc đào tạo và nghiên cứu
8 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được chia thành hai chương, bao gồm:
- Chương 1: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo pháp luật Hình sự Việt Nam
- Chương 2: So sánh quy định của pháp luật Hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm tình dục trẻ em với pháp luật Hình sự của một số nước và một số đề xuất hoàn thiện pháp luật
Trang 12CHƯƠNG 1: CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM THEO
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1 Khái quát về các tội xâm phạm tình dục trẻ em
1.1.1 Khái niệm trẻ em
Trẻ em – những chủ nhân tương lai của đất nước là một trong những nhóm đối tượng đặc biệt được quan tâm trong xã hội Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn là ưu tiên hàng đầu của các quốc gia, trong đó có Việt Nam Là nước thứ hai trên thế giới và là quốc gia đầu tiên tại châu Á tham gia Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (CƯQTE) năm 1989, Việt Nam đã thể hiện sự chăm sóc đặc biệt tới thế hệ tương lai này
Vậy trẻ em được hiểu như thế nào? Trên thế giới và ngay tại Việt Nam, từ trước đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trẻ em
Trong các công ước quốc tế, thuật ngữ trẻ em được sử dụng thống nhất và đã được đề cập trong Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ năm 1924, Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959, Tuyên ngôn thế giới về quyền của con người năm :1968, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước quyền trẻ em năm
1989, Công ước 138 của Tổ chức lao động quốc tế về tuổi tối thiểu làm việc năm
1976, Công ước số 182 về Nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình
thức lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999 Theo Điều 1 CƯQTE “Trẻ em là người
dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em có độ tuổi thành niên sớm hơn” hay tại Điều 2 Công ước số 182 của Tổ chức Lao động quốc tế ban hành
năm 1999 cũng quy định “Trong Công ước này, thuật ngữ trẻ em sẽ áp dụng cho tất
cả những người dưới 18 tuổi” Tuy nhiên trong một số điều ước quốc tế khác, khái
niệm trẻ em được gọi là người chưa thành niên hoặc vị thành niên, ví dụ như tại Mục a Quy tắc số 2.2 – Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật đối với người chưa thành niên (Còn gọi Quy tắc Bắc Kinh) năm
1985 nêu rõ “Người chưa thành niên là trẻ em hay người ít tuổi tùy theo từng hệ
thống pháp luật có thể bị xét xử vì phạm pháp theo một phương thức khác với việc xét xử người lớn” Như vậy, có thể thấy, trong các điều ước quốc tế của thế giới
hiện nay đều thống nhất quan điểm trẻ em là người dưới 18 tuổi
Trang 13Tại Việt Nam, khái niệm “trẻ em” được sử dụng rộng rãi trong các ngành
khoa học khác nhau như tâm lý học, giáo dục học, xã hội học, luật học; tuy nhiên, việc thống nhất một khái niệm chung cho thuật ngữ này hiện nay vẫn còn là một vấn đề được đưa ra tranh luận
Dưới góc độ xã hội học, trẻ em là một bộ phận của cơ cấu xã hội, dựa vào tiêu chí đặc điểm nhân khẩu, kết cấu xã hội được chia thành nam - nữ, người già - người trẻ, người lớn – trẻ em, trình độ dân trí cao – thấp2 Như vậy, trẻ em được xác định là người có vị thế, vai trò xã hội khác với người lớn, vì vậy, cần được quan tâm, tạo điều kiện sinh trưởng, nuôi dưỡng, bảo vệ, chăm sóc, phát triển thành người lớn
Dưới góc độ tâm lý học, xác định trẻ em căn cứ vào độ tuổi và yếu tố tâm lý trong từng giai đoạn phát triển Cụ thể là các giai đoạn: 0 – 1,5 tuổi; từ 1,5 – 3 tuổi,
từ 3 – 6 tuổi, từ 6 – 12 tuổi, từ 13 tuổi – 18 tuổi
Cũng có quan điểm cho rằng “Trẻ em là một nhóm người ở một độ tuổi nhất
định, trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người, có những đặc điểm về sức khỏe, tâm – sinh lý khác với nhóm khác trong xã hội và được hưởng những quy chế pháp lý đặc thù”3
Có thể thấy, các quan điểm trên đây đều đề cập khái niệm trẻ em dựa vào những đặc điểm về tâm sinh lý hoặc dựa vào căn cứ đặc thù của từng ngành nghiên cứu nhưng chưa thống nhất được căn cứ chung để xác định thế nào là trẻ em
Dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, có thể thấy, dưới góc độ luật học, việc xác định trẻ em căn cứ vào việc phân định độ tuổi Tuổi là một trong những căn cứ để đánh giá giai đoạn phát triển về thể chất, nhận thức cũng như tâm –
sinh lý của con người Cụ thể, tại Điều 1 Luật trẻ em năm 2016 đã quy định “Trẻ em
là người dưới 16 tuổi” Có thể thấy, quy định về trẻ em giữa Luật trẻ em năm 2016
và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 không có sự khác nhau về khái niệm trẻ em Tại năm dự thảo khi xây dựng Luật trẻ em năm 2016 đều quy định độ tuổi của trẻ em là dưới 18 tuổi Quy định này phù hợp với CƯQTE cũng
2 Trần Thị Chung (2010), Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, Khóa luận
tốt nghiệp, Người hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Lan, Hà Nội, trang 5.
3 Hoàng Thị Thùy Dung (2014), Các quyền cơ bản của trẻ em theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Luận văn
thạc sĩ luật học, Người hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thị Hường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, trang 8.
Trang 14như một số điều ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia, tuy nhiên đến dự thảo thứ
6, cũng là dự thảo cuối cùng được đưa ra trình Quốc hội, độ tuổi của trẻ em lại quay trở về dưới 16 tuổi Như vậy hiện nay, đây là văn bản quy phạm pháp luật duy nhất
của Việt Nam quy định về khái niệm trẻ em Và căn cứ độ tuổi khẳng định “Trẻ em
là người dưới 16 tuổi” cũng là quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình khi
xác định thế nào là trẻ em
1.1.2 Khái niệm về các tội xâm phạm tình dục trẻ em
Theo quan điểm của Liên hợp quốc, trẻ em là đối tượng thuộc nhóm yếu thế trong xã hội Đây cũng chính là nhóm đối tượng dễ bị xâm hại bởi các tội phạm khác nhau, trong đó có các tội phạm xâm hại tình dục
Để có thể đưa ra được khái niệm về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, trước
hết, cần hiểu thế nào là xâm phạm tình dục trẻ em Xét về mặt ngữ nghĩa, “Xâm
phạm là xâm hại đến khiến cho bị tổn hại ” còn “Tình dục là nhu cầu tự nhiên của con người về quan hệ tính giao”4 Hiện nay, thuật ngữ xâm phạm và xâm hại tình
dục trẻ em chưa có cách dùng thống nhất, tuy nhiên, theo quan điểm của người nghiên cứu, xét về mặt ngữ nghĩa, hai cách hiểu này tương đương nhau, đều thể hiện bản chất các hành vi gây tổn hại đến nhu cầu tình dục của trẻ em
Hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất của quốc tế về hiện tượng xâm hại tình dục trẻ em mặc dù đã có nhiều tiêu chí, đặc điểm của hiện tượng này được nêu ra
Baker và Ducan (1985) trong cuốn “Xâm hại tình dục trẻ em” nghiên cứu về
thực trạng ở Anh đã nêu “Trẻ em (dưới 16 tuổi) được coi là bị xâm hại tình dục khi
một người đã trưởng thành về sinh lý lôi kéo vào bất kỳ hoạt động kích thích nhằm thỏa mãn nhu cầu về mặt tình dục”5 Định nghĩa này kết hợp giữa sự phân loại về ý
nghĩa của từ tình dục với những chỉ dẫn về mặt tuổi tác của trẻ em
Tuy nhiên, có một số định nghĩa khác liên quan đến các chuẩn mực, giá trị
xã hội và khả năng của trẻ em trong việc chấp thuận và đáp ứng những sự tiếp xúc
về tình dục, như định nghĩa của Schechter và Roberge:
4 Viện ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học Hà Nội, Đà Nẵng
5 Baker and Ducan (1985), Xâm hại tình dục trẻ em, UK trích trong tài liệu: Viện Gia đình và Giới (2008), Tổng quan nghiên cứu về tình trạng xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam trong những năm gần đây, Báo cáo
nghiên cứu, Hà Nội, tr 3.
Trang 15“Xâm hại tình dục được hiểu là sự lôi kéo trẻ em và vị thành niên, là những
người sống phụ thuộc và chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất, vào các hoạt động tình dục mà chúng không thực sự hiểu đầy đủ hoặc không có khả năng đưa ra sự đồng ý một cách có hiểu biết hoặc vi phạm vào các cấm kỵ xã hội về các vai trò trong gia đình”6.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) coi xâm hại tình dục trẻ em là:
“Sự lôi kéo trẻ em vào hoạt động tình dục mà trẻ không có khả năng đồng ý
một cách có hiểu biết (hoặc không hiểu biết đầy đủ) hoặc trẻ chưa phát triển đầy đủ
và không có khả năng đồng tình, hoặc vi phạm pháp luật và các điều cấm kỵ của xã hội Người có hành vi xâm hại có thể là vị thành niên, thanh niên mà về mặt tuổi tác
và sự phát triển có mối quan hệ về trách nhiệm và quyền hạn với trẻ” 7.
Khái niệm này chỉ ra rằng trẻ em bị xâm hại tình dục có thể không nhận thức được điều đó, chúng chỉ được coi như là khách thể hoặc công cụ hành động Tuy nhiên, khái niệm này của UNICEF lại giới hạn phạm vi chủ thể của hành vi này, khi
chỉ quy định chủ thể là người “có mối quan hệ về trách nhiệm và quyền hạn với trẻ”.
Tại Việt Nam, xâm phạm tình dục trẻ em là đề tài được nhiều cơ quan, tổ chức quan tâm, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, thế nhưng, chưa có sự
thống nhất về khái niệm này Tại báo cáo “Phân tích kết quả kết nối can thiệp các
ca trẻ em bị xâm hại tình dục qua hoạt động của đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em” năm 2008 của Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông – Cục Bảo vệ, Chăm
sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội định nghĩa:
“Xâm hại tình dục trẻ em là hành vi có chủ ý làm hài lòng, thỏa mãn nhu cầu
tình dục của một người đối với trẻ em, là sự tham gia của trẻ em vào một hành vi tình dục mà các em chưa hiểu biết đầy đủ, không thể đồng ý, vi phạm pháp luật và đạo lý xã hội Hành vi này có thể bao gồm việc thuyết phục hoặc đe dọa trẻ tham gia vào bất kỳ hành vi tình dục phi pháp nào; sử dụng trẻ em mang tính bóc lột làm mại dâm hoặc các hoạt động tình dục phi pháp khác; sử dụng trẻ em trong các ấn phẩm khiêu dâm, hiếp dâm trẻ em”8.
6 Danya Glaser and Stephen Frosh (1993), Child sexual abuse, England trích trong tài liệu: Viện Gia đình và
Giới, tlđd, chú thích 4, tr 3
7 Karin Heissler (2001), Background paper on good practices and priorites to combat sexual abuse and exploitation of children in Bangladesh, Dhaka, tr 12
8 Trung tâm tư vấn và dịch vụ truyền thông – Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em thuộc Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội (2008), Phân tích kết quả kết nối can thiệp các ca trẻ em bị xâm hại tình dục qua hoạt động
Trang 16Tác giả Nguyễn Vương Thùy Dương đưa ra quan điểm:
“Xâm hại tình dục trẻ em là những hành vi dùng sức mạnh để cưỡng ép, lôi
kéo, ép buộc trẻ em phải quan hệ tình dục, tham gia vào các hoạt động mại dâm, các văn hóa phẩm khiêu dâm trái với ý muốn của trẻ em hoặc trong tình trạng trẻ
em không thể thể hiện được ý chí của mình, xâm hại đến quyền được tôn trọng về thân thể, nhân phẩm, danh dự và quyền bất khả xâm phạm tình dục của trẻ em”9.
Tại khoản 8 Điều 4 Luật trẻ em năm 2016 quy định
“Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc,
lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức”.
Như vậy, hiện nay, Luật trẻ em đã đưa ra một khái niệm cụ thể về xâm hại tình dục trẻ em Và rõ ràng, các nhà nghiên cứu cũng như trong quy phạm pháp của Việt Nam đều đưa ra khái niệm thông qua liệt kê các hành vi được xem là xâm phạm tình dục trẻ em
Theo quan điểm của người nghiên cứu, sau khi tham khảo quan điểm của
nước ngoài và Việt Nam, thì “Xâm phạm tình dục trẻ em là những hành vi dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực, lôi kéo, dụ dỗ người dưới 16 tuổi vào các hành vi liên quan đến tình dục”.
Về khái niệm tội phạm, khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999 quy định “Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền ”.
Từ khái niệm tội phạm trong luật, nghiên cứu một số khái niệm tội phạm trong giáo trình của các cơ sở đào tạo và một số sách chuyên khảo, theo quan điểm người nghiên cứu, tội phạm phải thỏa mãn các đặc điểm:
- Thứ nhất, phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội – đó là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những khách thể được luật Hình sự bảo vệ
của đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em, Báo cáo, Hà Nội trích trong tài liệu: Viện Gia đình và Giới, tlđd, chú
thích 4, tr 3
9 Nguyễn Vương Thùy Dương (2013), Trẻ em bị xâm hại tình dục trong gia đình – Thực trạng và giải pháp ,
Luận văn thạc sĩ luật học, Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Phương Lan, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 14.
Trang 17- Thứ hai, tính có lỗi – theo đó, hành vi nguy hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm nếu chủ thể có lỗi khi thực hiện hành vi đó Lỗi được xác định là kết quả của sự tự lựa chọn của người phạm tội trong điều kiện khách quan và chủ quan để thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
- Thứ ba, tính được quy định trong BLHS: có một số quan điểm cho rằng đặc
điểm này nên là “tính trái pháp luật hình sự” vì “có trường hợp được phép thực
hiện hành vi được quy định trong (Bộ) luật hình sự và khi đó hành vi đã thực hiện không phải là tội phạm”10 Tuy nhiên, theo quan điểm của người nghiên cứu, tính
được quy định trong BLHS bao quát hơn cho mọi trường hợp, đồng thời có thể hiểu hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và được quy định trong BLHS là tội phạm
là cách định nghĩa hợp lí, phù hợp với cách xây dựng của BLHS
Từ phân tích khái niệm xâm phạm tình dục trẻ em và tội phạm, có thể hiểu,
“các tội xâm phạm tình dục trẻ em là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi,
được quy định trong BLHS nhằm lôi kéo, ép buộc hoặc dụ dỗ người dưới 16 tuổi vào các hành vi liên quan đến tình dục”.
1.1.3 Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo quy định của pháp luật quốc tế
Từ đầu thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến sự ban hành của hàng loạt các hiệp ước quốc tế liên quan, trực tiếp hoặc gián tiếp, tới bóc lột tình dục trẻ em Một số các hiệp ước chính có thể kể ra như: Công ước quốc tế về phòng chống buôn bán phụ nữ
và trẻ em năm 1921, Công ước về nô lệ năm 1923, Công ước về phòng chống mọi hình thức phân biệt chống lại phụ nữ năm 1979, Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 và Nghị định thư không bắt buộc về mua bán trẻ em, mại dâm trẻ em và khiêu dâm trẻ em (2000) (Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho CƯQTE), Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000, Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp, trừng trị tội phạm buôn bán người, đặc biệt là phụ
nữ và trẻ em (năm 2012) Những điều ước này là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các vấn đề liên quan đến xâm phạm tình dục trẻ em và cũng là khuyến nghị để các quốc gia thành viên nội luật hóa khi xây dựng pháp luật
Hiệp ước chống lưu hành và buôn bán các văn hóa phẩm đồi trụy năm 1923 (được bổ sung bằng Nghị định thư ngày 12/11/1947), Hiệp ước sửa đổi đã được 53
10 GS TS Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.23
Trang 18quốc gia ký kết thông qua vào ngày 31/12/1994 Theo hiệp ước này, bất cứ phương tiện truyền thông nào, dưới bất kỳ hình thức nào, mô tả hoặc mô phỏng các hoạt động tình dục liên quan tới trẻ em dưới 16 tuổi hoặc gửi nhận các tài liệu khiêu dâm qua thư điện tử và cho trẻ em xem đều bị nghiêm cấm Mọi hình thức, vô tình hay chủ ý, buôn bán, phát tán, triển lãm công cộng, sản xuất hay sở hữu các tranh, ảnh, sách, ấn phẩm in, ấn phẩm điện tử khiêu dâm trẻ em đều có thể bị xử phạt.
Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989: Đây là điều ước quốc tế liên quan trực tiếp đến trẻ em, quy định về quyền của trẻ em và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên để đảm bảo thực hiện những quy định đó Tại Điều 19 CƯQTE đã nêu:
“Các quốc gia thành viên phải thực hiện tất cả các biện pháp lập pháp, hành
chính, xã hội và giáo dục thích hợp để bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bạo lực về thể chất hoặc tinh thần, bị thương tổn hay lạm dụng, bị bỏ mặc hoặc sao nhãng việc chăm sóc, bị ngược đãi hoặc bóc lột, gồm cả lạm dụng tình dục trong khi trẻ em vẫn nằm trong vòng chăm sóc của cha mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, một hay nhiều người giám hộ pháp lý, hoặc của bất kỳ người nào khác được giao việc chăm sóc trẻ em”.
Điều 34 CƯQTE buộc các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống lại tất cả các hình thức bóc lột tình dục và lạm dụng tình dục Vì mục đích này, các quốc gia thành viên phải đặc biệt thực hiện tất cả các biện pháp thích hợp ở cấp quốc gia, song phương và đa phương để ngăn ngừa việc xúi giục hay ép buộc trẻ em tham gia bất kì hoạt động tình dục trái pháp luật; việc sử dụng có tính chất bóc lột trẻ em trong mại dâm hay các hoạt động tình dục trái pháp luật khác; việc sử dụng
có tính chất bóc lột trẻ em trong các cuộc biểu diễn hay tài liệu khiêu dâm
Điều 39 quy định các quốc gia thành viên phải tiến hành tất cả các biện pháp thích hợp để thúc đẩy sự phục hồi về thể chất, tâm lý và tái hòa nhập xã hội của trẻ
em là nạn nhân của bất kỳ hình thức bỏ mặc, bóc lột hay lạm dụng nào, tra tấn hay bất kỳ hình thức đối xử hay trừng phạt độc ác, vô nhân đạo và nhục hình nào khác, hoặc các cuộc xung đột vũ trang Sự phục hồi và tái hòa nhập phải diễn ra trong một môi trường giúp tăng cường sức khỏe, lòng tự trọng và phẩm giá trẻ em
Trang 19Năm 2000, với Nghị định thư không bắt buộc liên quan đến phòng chống buôn bán, mại dâm và khiêu dâm trẻ em là những sự bổ sung cần thiết, là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ trẻ em chống lại sự xâm hại, đòi hỏi các quốc gia thành viên phải có biện pháp cụ thể để nghiêm cấm và phải hình sự hóa các hành vi mua bán trẻ em, mại dâm trẻ em và khiêu dâm trẻ em Những hành vi cụ thể được Nghị định thư liệt kê như cung cấp, chuyển giao hay tiếp nhận trẻ em dưới bất
kì hình thức nào nhằm mục đích bóc lột tình dục trẻ em; mời chào, tìm giúp, môi giới hoặc cung cấp trẻ em cho mục đích mại dâm trẻ em; làm ra, phát tán, phổ biến, nhập khẩu, xuất khẩu, chào mời, bán hoặc tàng trữ tài liệu khiêu dâm trẻ em; tổ chức, xúi giục, giúp sức người thực hiện tội phạm thực hiện một trong các hành vi
kể trên hoặc hành vi của người thực hiện tội phạm ở giai đoạn chưa hoàn thành11 Nghị định thư cho các quốc gia có cơ hội khẳng định quyền tài phán rộng rãi của mình đối với cả hành vi phạm tội xảy ra bên trong và cả bên ngoài lãnh thổ nước
họ Các quốc gia thành viên phải tiến hành nhiều biện pháp tương trợ lẫn nhau nhằm tạo thuận lợi cho quá trình điều tra, truy tố và dẫn độ tội phạm tình dục trẻ
em, cũng như trong việc tịch thu, xung công lợi nhuận bất hợp pháp tạo ra từ những hoạt động phạm tội này12
Công ước 182 của Tổ chức lao động quốc tế về ngăn cấm và hành động tức thời nhằm xóa bỏ mọi hình thức lao động trẻ em khổ sai Những quốc gia tham gia
ký kết phải cam kết đẩy mạnh nhanh chóng các chính sách và chương trình nhằm xóa bỏ và ngăn cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ Liên quan tới phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, bao gồm buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, thuê trẻ em múa khiêu dâm hay sử dụng trẻ em vào các công việc sản xuất ấn phẩm khiêu dâm Đồng thời, chính phủ phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ vả người làm và chủ thuê Đặc biệt với xã hội dân sự, công ước giúp nâng cao nhận thức về bóc lột tình dục trẻ
em và là cơ sở quan trọng trong công tác phòng chống du lịch mại dâm trẻ em, hoạt động có nguy cơ làm bùng phát nạn buôn bán, mại dâm và khiêu dâm trẻ em
Ngoài ra, còn một số công ước quốc tế khác, trực tiếp hoặc gián tiếp, đề cập đến bảo vệ trẻ em khỏi những hành vi xâm phạm tình dục Như vậy, có thể kết luận,
11 Điều 4 (1) Nghị định thư không bắt buộc liên quan đến phòng chống buôn bán, mại dâm và khiêu dâm trẻ em.
12 Điều 6, Điều 7, tlđd, chú thích 10.
Trang 20xâm phạm tình dục trẻ em là một vấn đề được quốc tế quan tâm, và đã có nhiều văn kiện pháp lý quốc tế được thống nhất để bảo vệ, phòng ngừa cho những thế hệ tương lai này khỏi những hành vi bóc lột tình dục nói riêng và đảm bảo cho các em
có một cuộc sống lành mạnh nói chung
1.2 Các tội xâm phạm tình dục trẻ em theo Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999
Từ khái niệm về các tội xâm hại tình dục trẻ em như đã phân tích trên, có thể thấy, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
- Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112);
- Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114);
- Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115);
- Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116);
- Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256)
Là các tội thuộc nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em Và từ sự nghiên cứu cấu thành tội phạm của các tội này, có thể chỉ ra một số dấu hiệu pháp lý chung như sau:
- Thứ nhất, về khách thể của tội phạm.
“Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội
phạm xâm hại”13 Phần lớn các tội được liệt kê trên thuộc nhóm “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” tại chương XII
BLHS năm 1999, ngoại trừ Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256) được quy định tại chương XIX – Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Khách thể của nhóm các tội phạm này chính là quyền được tôn trọng nhân phẩm, danh dự và quyền bất khả xâm phạm về tình dục của trẻ em
- Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm.
“Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm
những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan”14 Những biểu hiện bên ngoài đó ban gồm: Hành vi khách quan nguy hiểm
cho xã hội; hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa
13 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Xem “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Tập 1”, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, tr 86.
14 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Xem “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Tập 1”, tlđd, chú thích
13, tr 99.
Trang 21hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội ) Đối với mỗi loại tội phạm trong nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em có các hành vi khách quan khác nhau, tuy nhiên về hậu quả đều dẫn đến việc trẻ em sẽ bị tổn thương về sức khỏe, thậm chí là tính mạng; nghiêm trọng hơn, chúng còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về tâm sinh lý của trẻ em, dẫn đến các em
có thể sẽ có những sự ám ảnh hoặc lệch lạc nhất định trong tình dục cũng như cuộc sống Một nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả khi trẻ em bị xâm hại tình dục, theo đó có đến 84,3% trẻ bị tổn thương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai; 65,7% trẻ dễ
bị mặc cảm, phát triển không bình thường; 55,7% trẻ khó hòa nhập với xã hội; 69,1% trẻ bị tổn thương về sức khỏe thể chất; ngoài ra còn có thể gây ra những tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục hoặc tổn thương khác, bị nhiễm các bệnh xã hội lây qua đường tình dục như HIV/AIDS, trẻ em là nữ có thể mang thai ngoài ý muốn 15
- Thứ ba, về mặt chủ quan của tội phạm.
Nếu mặt khách quan là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan lại là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội”16 Mặt chủ quan và
mặt khách quan của tội phạm luôn gắn liền với nhau tạo thành một thể thống nhất Những nội dung cụ thể của hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội bao
gồm: Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý; Mục đích là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội; Lỗi là thái độ tâm lý của con người
đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý Lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất, được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm Theo Điều 9 BLHS thì căn
cứ vào cấu trúc tâm lý của yếu tố lý trí và ý chí, lỗi được chia làm lỗi cố ý và lỗi vô
ý Lỗi cố ý được chia làm cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp Lỗi vô ý bao gồm lỗi vô ý
do cẩu thả và vô ý do quá tự tin
15 http://tuvantamly.com.vn/hau-qua-tu-hanh-vi-xam-hai-tinh-duc-tre-em-2/
16 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Xem “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Tập 1”, tlđd, chú thích
13, tr 133
Trang 22Đối với nhóm tội này, có thể khẳng định lỗi của chủ thể là lỗi cố ý Cụ thể ở đây, người phạm tội nhận thức rõ được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội; thấy trước hậu quả mà hành vi của mình có thể gây ra cho trẻ em và mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra khi định tội trong nhóm tội này, đó là việc chủ thể của tội phạm biết hay không biết tuổi của nạn nhân Về vấn đề này sẽ được người nghiên cứu phân tích khi đi vào các tội cụ thể.
Như vậy, nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em có những dấu hiệu pháp lý chung về khách thể, hậu quả và lỗi cố ý của chủ thể Những dấu hiệu khác, trong cấu thành tội phạm khác nhau, lại có những đặc điểm riêng, cụ thể:
1.2.1 Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS năm 1999)
BLHS năm 1985 không quy định hiếp dâm trẻ em là một tội danh độc lập mà chỉ là tình tiết định khung tăng nặng của tội hiếp dâm17 Đến lần sửa đổi thứ tư năm
1997, nhà làm luật đã tách hiếp dâm trẻ em thành một tội danh độc lập trong BLHS năm 1985 (Điều 112a) Và đến BLHS năm 1999, tội hiếp dâm trẻ em vẫn được giữ
nguyên là một tội độc lập được quy định tại Điều 112, theo đó: “Người nào hiếp
dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm” (khoản 1) và “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em” (khoản 4) Như vậy, từ quy định trên và quy định về tội Hiếp
dâm tại Điều 111, có thể rút ra khái niệm “Tội hiếp dâm trẻ em là hành vi dùng vũ
lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với trẻ em trái ý muốn của họ hoặc lợi dụng tình trạng không có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn của trẻ em dưới 13 tuổi để giao cấu với họ”18.
1.2.1.1 Chủ thể và nạn nhân của tội phạm
* Chủ thể của tội phạm
“Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi
luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể”19 Như vậy, chủ thể của tội
17 Khoản 4 Điều 112 BLHS năm 1985
18 Nguyễn Văn Hương (2003), Luật Hình sự Việt Nam với việc bảo vệ trẻ em, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.34.
19 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Xem “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Tập 1”, tlđd, chú thích
13, tr 122.
Trang 23phạm là người có năng lực TNHS và đạt độ tuổi luật định Ngoài hai dấu hiệu bắt buộc trên, một số loại tội còn đòi hỏi chủ thể phải có những dấu hiệu khác, gọi là chủ thể đặc biệt Tội hiếp dâm trẻ em, cũng như tội hiếp dâm, theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu cũng như thực tiễn xét xử Việt Nam được thừa nhận là tội có chủ thể đặc biệt Người phạm tội ngoài thỏa mãn hai dấu hiệu về năng lực TNHS và
độ tuổi thì họ phải là nam giới Cần chú ý, trong các vụ án đồng phạm hiếp dâm trẻ
em, điều kiện là nam giới chỉ đòi hỏi ở người thực hành Nữ giới cũng có thể là chủ thể của tội phạm này khi là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức trong vụ
án đồng phạm
* Nạn nhân của tội phạm
“Đối tượng tác động của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị
hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ”20 Đối tượng tác động của tội phạm có
thể là con người, các đối tượng vật chất với ý nghĩa là khách thể của quan hệ xã hội hoặc hoạt động bình thường của chủ thể Như vậy, con người hay nạn nhân của tội hiếp dâm chính là đối tượng tác động của tội này Tuy nhiên, con người ở đây là nam giới hay nữ giới vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi Pháp luật hình sự Việt Nam từ trước đến nay chỉ thừa nhận nạn nhân của tội hiếp dâm là nữ giới, và tương
tự với tội hiếp dâm trẻ em, nạn nhân là trẻ em gái, cụ thể là trẻ em dưới 16 tuổi
Mặc dù một số nhà nghiên cứu cũng như thực tiễn xét xử đồng tình với quan điểm chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em là nam giới và nạn nhân là trẻ em nữ dưới 16 tuổi, nhưng trên thực tế đã có những trường hợp mới phát sinh mà pháp luật chưa quy định Ví dụ trong những năm gầy đây, những vụ án hiếp dâm trẻ em đồng giới ngày càng nhiều, có thể kể đến vụ Nguyễn Đình Việt thực hiện hành vi tình dục với
bé trai gần nhà tại Quảng Ninh21 hay vụ án của Thi Trường Hận22 Trong vụ án của bị cáo Nguyễn Đình Việt, nạn nhân là bé trai 3 tuổi còn vụ án của Thi Trường Hận, tuổi của các nạn nhân là từ 8 đến 14 tuổi; và cả hai đối tượng này chỉ bị xét xử
về tội dâm ô đối với trẻ em Tuy nhiên, về bản chất, nếu nạn nhân của Việt hay Hận
là trẻ em nữ, thì rõ ràng Việt và Hận đã phạm tội Hiếp dâm trẻ em do có hành vi
20 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Xem “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Tập 1”, tlđd, chú thích
13, tr 94.
21 Phụ lục 2
22 Phụ lục 3
Trang 24giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi và khung hình phạt nghiêm khắc hơn Trong các vụ
án trên, cả cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án còn xử lí khá khiên cưỡng, mặc
dù về tính chất, đây rõ ràng là một vụ hiếp dâm trẻ em, chỉ vì nạn nhân là nam giới dẫn đến người áp dụng pháp luật gặp khó khăn Đây là hai trong số nhiều vụ án xảy
ra gần đây mà hành vi quan hệ tình dục với trẻ em cùng giới được phát hiện và bị
xử lí Theo tìm hiểu của người nghiên cứu, hiện nay, chưa có cuộc điều tra nào về
số lượng người đồng tính ở Việt Nam Trên thế giới có nhiều nghiên cứu khác nhau
nhưng cho các tỉ lệ khác nhau, biến động từ 1% đến 9% người ở độ tuổi sinh hoạt
tình dục tự nhận họ là người đồng tính và song tính Như vậy,nếu lấy tỉ lệ trung bình, “an toàn” mà nhiều nhà khoa học thừa nhận là 3% thì số người đồng tính và song tính tạm tính ở Việt Nam trong độ tuổi từ 15 đến 59 vào khoảng 1,65 triệu người (Tính theo dân số Việt Nam năm 2007 có 55,38 triệu người trong độ tuổi 15- 59)23 Như vậy, rõ ràng số lượng người đồng tính ở Việt Nam không hề nhỏ, và
việc nhìn nhận lại quan điểm về chủ thể và nạn nhân của tội hiếp dâm trẻ em cần được cân nhắc để có thể dự liệu được các tình huống trong thực tế, bảo vệ toàn diện cho trẻ em – những đối tượng dễ bị xâm hại trong cuộc sống
1.2.1.2 Mặt khách quan của tội phạm
* Hành vi khách quan
Hành vi khách quan của tội hiếp dâm trẻ em là hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân
- Về hành vi giao cấu:
Khái niệm giao cấu từ trước đến nay mới chỉ được quy định trong một văn
bản pháp luật duy nhất đó là Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp
dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục số 329 – HS2 ngày 11/05/1967 của Tòa án nhân dân tối cao Theo đó: “Giao cấu là sự cọ xát trực tiếp dương vật vào
bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không” Pháp luật hình sự Việt Nam coi giao cấu là sự cọ xát trực tiếp giữa
dương vật và bộ phận sinh dục nữ, nghĩa là gián tiếp thừa nhận hành vi giao cấu chỉ
23 Lê Quang Bình (2012), “Đánh giá dưới góc độ xã hội về tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền của người đồng tính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình”, Viện nghiên cứu xã hội kinh tế và môi trường ISEE.
Trang 25xảy ra giữa hai người khác giới tính Có thể thấy rằng, đây là một định nghĩa được đưa ra từ những năm 1967 nên đã không còn phù hợp với khái niệm giao cấu thông thường, thực tiễn cũng như xu hướng lập pháp của các nước trên thế giới hiện nay Trong việc quan hệ tình dục nhằm thỏa mãn khoái cảm của bản thân, con người không chỉ đơn thuần sử dụng một hành vi duy nhất là đưa dương vật vào âm hộ Để làm rõ về vấn đề này, người nghiên cứu đã tìm hiểu về hành vi tình dục của con
người dưới góc độ sinh học Trong cuốn “Tình dục học đại cương” của bác sỹ Đào Xuân Dũng có đề cập đến khái niệm tình dục như sau: “Tình dục là hành vi để tìm
kiếm khoái cảm hoặc để sinh sản, có nội hàm rộng, không chỉ có nghĩa là giao hợp giữa người nam và người nữ mà còn bao gồm cả nhiều hành vi khác nhằm đem lại khoái cảm bằng tay hay bằng miệng, ở vùng cơ quan sinh dục hay ở những bộ phận khác của cơ thể Cũng vẫn là tình dục khi thực hành tìm kiếm khoái cảm với bạn tình khác giới hay cùng giới, với một hay nhiều hơn một người, tự mình gây ra khoái cảm hay gây khoái cảm cho nhau, mơ tưởng đến chuyện tình dục hay sử dụng dụng cụ chuyên dụng”24 Như vậy hành vi tình dục ở con người là rất rộng, ngoài
hành vi đưa dương vật vào âm hộ, họ còn có thể đưa dương vật vào nhiều bộ phận khác trên cơ thể như miệng, hậu môn,… bạn tình nhằm thỏa mãn khoái cảm; không những sử dụng dương vật, người tham gia quan hệ tình dục còn có thể dùng tay, miệng hoặc các dụng cụ hỗ trợ tình dục khác như đồ chơi tình dục, dương vật giả… Đặc biệt trong quan hệ tình dục đồng giới thì việc đưa dương vật vào âm hộ bạn tình là điều không thể, do đó những hành vi trên xảy ra rất phổ biến như hai người nam quan hệ tình dục qua đường hậu môn, hai người nữ dùng tay hoặc dương vật giả để kích thích cho người còn lại… Ngay cả trong thực tiễn xét xử hiện nay, khái niệm giao cấu cũng đã được mở rộng, như vụ án của Nguyễn Văn S25, mặc dù không có hành vi giao cấu như trong hướng dẫn tại Bản tổng kết 329/HS2, tuy
nhiên, tại bản án vẫn kết luận “Xét hành vi của bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, bị
cáo có hành vi giao cấu với cháu L, hành vi của bị cáo đã xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự và sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của cháu L Do
đó hành vi của bị cáo phạm tội “Hiếp dâm trẻ em” theo khoản 4 Điều 112 BLHS”
24 Bác sỹ Đào Xuân Dũng (2006), “Tình dục học đại cương”, Nxb Y Học, tr 35.
25 Phụ lục 4
Trang 26Như vậy, có thể thấy, khái niệm giao cấu trong Bản tổng kết 329/HS2 không còn phù hợp và bao quát được hết các hành vi thỏa mãn tình dục hiện nay.
- Về yếu tố trái ý muốn của nạn nhân
Yếu tố trái ý muốn của nạn nhân là một dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội hiếp dâm trẻ em Việc xác định các tội phạm khác hầu hết chỉ cần xét đến ý thức chủ quan của người phạm tội, tuy nhiên, với tội hiếp dâm trẻ em, cần xem xét đến cả ý thức chủ quan của nạn nhân, bởi đây chính là dấu hiệu để phân biệt tội hiếp dâm trẻ em và tội giao cấu với trẻ em (Điều 116) Sự trái ý muốn xảy ra khi trẻ em không chấp nhận giao cấu, bộc lộ qua những hành vi phản kháng lại việc giao cấu như giãy giụa, la hét, van xin hoặc khi hành vi giao cấu xảy ra, trẻ em ở trong tình trạng không thể hiện được ý chí của mình Tuy nhiên, mọi hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi đều bị xem là phạm tội hiếp dâm trẻ em, dù là thuận tình hay trái ý muốn Trường hợp này liệu có thỏa mãn với yếu tố trái ý muốn của nạn nhân hay không?
Theo quan điểm của người nghiên cứu, việc BLHS năm 1999 quy định như vậy nhằm bảo vệ tối đa cho trẻ em dưới 13 tuổi, khi ở độ tuổi này, các em chưa nhận thức được những hành vi nào có thể gây nguy hiểm cho bản thân; các em dễ bị
dụ dỗ, lôi kéo hoặc kích động; đồng thời, do thể chất các em chưa phát triển đầy đủ nên việc thực hiện hành vi giao cấu, dù thuận tình, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các em Chính vì vậy, việc quan hệ thuận tình hay không thuận tình với trẻ em dưới 13 tuổi, do sự hạn chế về nhận thức và sức khỏe của trẻ em, nên nhà làm luật không đặt ra vấn đề trái ý muốn của nạn nhân đối với nhóm đối tượng này
* Thủ đoạn phạm tội
“Thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi tội phạm”26 Thủ đoạn
phạm tội của tội hiếp dâm trẻ em, cũng như tội hiếp dâm, là cách thức chủ thể tội phạm thực hiện nhằm giao cấu trái ý muốn với trẻ em dưới 16 tuổi, bao gồm các thủ đoạn sau:
- Thủ đoạn dùng vũ lực: người phạm tội dùng sức mạnh vật chất làm tê liệt
sự kháng cự của nạn nhân trong việc chống lại hành vi giao cấu trái ý muốn như đánh đập, túm tóc, bóp cổ, trói nạn nhân…
26 Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Xem “Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam – Tập 1”, tlđd, chú thích
13, tr 122.
Trang 27- Thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực: là thủ đoạn làm cho ý chí của nạn nhân bị tê
liệt, từ đó buộc họ phải giao cấu mà không dám kháng cự như dọa giết, dọa gây thương tích cho nạn nhân… Cần chú ý rằng, thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực của tội hiếp dâm bao gồm cả đe dọa ngay tức khắc và đe dọa sẽ dùng vũ lực
- Thủ đoạn lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân: là thủ
đoạn lợi dụng nạn nhân trong trường hợp người đó không thể chống cự lại được hành vi giao cấu trái ý muốn như nạn nhân bị ốm đau, đang bị ngất, bị say…
- Thủ đoạn khác: là thủ đoạn ngoài ba thủ đoạn trên giúp cho người phạm tội
thực hiện được hành vi giao cấu trái ý muốn với nạn nhân Đây là quy định mở nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đang ngày càng diễn biến phức tạp Thực tiễn đã từng ghi nhận hành vi giao cấu trái ý muốn được thực hiện bằng những thủ đoạn tinh vi mà người phạm tội không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân như cho nạn nhân uống thuốc kích dục, cho nạn nhân uống thuốc mê…
Vậy xét về đặc điểm cấu trúc, tội hiếp dâm cũng như tội hiếp dâm trẻ em là cấu thành vật chất hay cấu thành hình thức? Vấn đề này cũng được tranh luận tại nhiều diễn đàn khoa học Tuy nhiên, theo quan điểm của phần lớn nhà nghiên cứu hiện nay, cũng như trong thực tiễn xét xử, đều ghi nhận tội hiếp dâm trẻ em có cấu thành hình thức Đây cũng là quan điểm của người nghiên cứu, bởi:
- Thứ nhất, theo Điều 112, tội hiếp dâm trẻ em bao gồm hai loại hành vi, hành vi thứ nhất “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác” và hành vi thứ hai “giao cấu trái ý muốn của nạn nhân” Ở đây, có mối quan hệ giữa hành vi thứ thứ nhất và hành vi
thứ hai, cụ thể “giao cấu trong cấu thành cơ bản của tội hiếp dâm vừa là hành vi,
vừa là mục đích của người phạm tội”27.
- Thứ hai, khách thể của tội hiếp dâm trẻ em là những thiệt hại cho sức
khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người, cấu thành cơ bản theo khoản 1 Điều
112 không quy định hậu quả pháp lý của tội phạm, vì vậy nếu theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, giao cấu là hậu quả của tội hiếp dâm trẻ em28 thì không
27 Nguyễn Hiển Khanh (2004),Về tội hiếp dâm quy định tại điều 111 BLHS , Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (02), tr.58.
28 Ths Đinh Văn Quế (2002) , Bình luận khoa học BLHS (Phần các tội phạm) - Tập I, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, tr 183.
Trang 28chính xác Việc dựa vào câu chữ (điều văn của điều luật không dùng từ “nhằm” để
chỉ mục đích của người phạm tội), từ đó khẳng định tội hiếp dâm trẻ em không thể
là tội phạm có cấu thành hình thức29 cũng không hợp lý bởi việc xác định loại cấu thành tội phạm phải dựa vào tính chất của tội phạm, chứ không chỉ dựa vào từ ngữ của nhà lập pháp Tuy nhiên, đây cũng là một điểm đáng chú ý nhà làm luật nên xem xét
Vậy một người mới chỉ có những hành vi như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực nhưng chưa thực hiện hành vi giao cấu có thể truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em hay không? Theo quan điểm người nghiên cứu, hoàn toàn có thể truy cứu TNHS người đó theo Điều 112 trong trường hợp này, cụ thể ở đây là phạm tội chưa
đạt Theo điều 18 BLHS 1999 thì “phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm
nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội”, như vậy rõ ràng tội hiếp dâm trẻ em vẫn có giai đoạn phạm tội
chưa đạt bởi người phạm tội có thể chưa thỏa mãn hết các hành vi như đã phân tích
trên Cụ thể, người phạm tội đang thực hiện hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ
lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác” nhưng chưa thực hiện được hành vi giao cấu với nạn nhân đã bị bắt giữ, hoặc
gặp sự chống cự của nạn nhân nên cũng không thực hiện được hành vi giao cấu Dựa vào khái niệm và dấu hiệu xác định thì tất cả những hành vi trên đều được xem
là phạm tội chưa đạt Trong thực tiễn xét xử hiện nay, hầu hết các thẩm phán cũng đều thừa nhận tội hiếp dâm trẻ em có giai đoạn phạm tội này
1.2.1.3 Mặt chủ quan của tội phạm
Như đã nêu ra khi phân tích các dấu hiệu chung của nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em, lỗi của chủ thể là lỗi cố ý, như vậy, tội hiếp dâm trẻ em được xác định là tội có lỗi cố ý Nếu trong trường hợp người phạm tội biết nạn nhân của mình là người dưới 16 tuổi, họ biết hành vi giao cấu của mình là hành vi nguy hiểm cho xã hội và trái với ý muốn của nạn nhân nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành
vi đó bằng những thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác thì trong trường hợp này, lỗi của chủ thể được xác định là cố ý trực tiếp
29 Trần Hà Bảo Khuyên (2015), Về quy định đối với các tội hiếp dâm – hiếp dâm trẻ em, Tạp chí Tòa án nhân dân, (11), tr 32.
Trang 29Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, việc xác định ý thức chủ quan của người phạm tội hiếp dâm trẻ em khá phức tạp, do ở độ tuổi này, nhiều em đã dậy thì, phát triển nhanh về thể chất, dẫn đến sự nhầm lẫn về tuổi của các em, đặc biệt là hành vi giao cấu với người dưới 13 tuổi Cũng có những trường hợp, ngay chính bản thân các em cố tình giấu hoặc nói dối về độ tuổi của mình, dẫn đến người phạm tội có hành vi giao cấu, như vụ án của Hồ Quốc Bảo tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 201130 khi chính nạn nhân đã nói dối độ tuổi của mình, mượn chứng minh nhân dân của chị họ dẫn đến sự lầm tưởng của Minh Đây là một vấn đề mà thực tiễn đặt ra, và có nhiều quan điểm khác nhau Theo ý kiến của người nghiên cứu, trong trường hợp người phạm tội giao cấu với người dưới 13 tuổi, dù thuận tình và không biết được độ tuổi của nạn nhân thì vẫn xác định đây là lỗi cố ý, cụ thể là cố ý
gián tiếp khi người đó “trên cơ sở chấp nhận dấu hiệu nhất định của hành vi phạm
tội, trong đó có hậu quả thiệt hại của hành vi”31 Có thể khẳng định như vậy vì,
người thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em có thể biết rõ độ tuổi của nạn nhân hoặc cũng có thể không biết nhưng chấp nhận khả năng quan hệ đó xảy ra Như vậy, hành vi hiếp dâm trẻ em có thể được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp Và đối với nhóm các tội xâm phạm tình dục trẻ em, luận điểm này hoàn toàn có thể áp dụng để xác định lỗi đối với người thực hiện tội phạm
1.2.1.4 Đường lối xử lý
Vì tính chất cũng như hậu quả nghiêm trọng mà tội hiếp dâm trẻ em gây ra, nhà làm luật đã quy định bốn khung hình phạt khác nhau từ 7 năm tù đến hình phạt nghiêm khắc nhất của nhà nước là tử hình So sánh với Điều 111 – Tội hiếp dâm, có thể thấy, cùng là hành vi hiếp dâm, nhưng nếu nạn nhân là trẻ em thì mức hình phạt
áp dụng nghiêm khắc hơn, ví dụ như tại khoản 2 Điều 112 quy định mức hình phạt
từ 12 năm đến 20 năm; trong khi đó, theo khoản 2 Điều 111 mức hình phạt chỉ từ 7 năm đến 15 năm mặc dù mọi tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 Điều 112 đều được quy định tại khoản 2 Điều 111 Việc quy định hình phạt nghiêm khắc như vậy thể hiện sự răn đe đối với chủ thể thực hiện hoặc có ý định thực hiện hành vi xâm phạm tình dục trẻ em, đồng thời góp phần bảo vệ trẻ em khỏi loại tội phạm nguy hiểm này Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ,
30 Phụ lục 5
31 GS TS Nguyễn Ngọc Hòa (2015), Tội phạm và cấu thành tội phạm, tlđd, chú thích 10, tr.127
Trang 30cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (khoản 4 Điều 113 BLHS 1999) Cụ thể các khung hình phạt trong tội hiếp dâm được quy định như sau:
Khung tăng nặng thứ nhất của tội hiếp dâm trẻ em có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù, thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 BLHS Đó
là các tình tiết định khung tăng nặng sau:
a Có tính chất loạn luân
Hiếp dâm có tính chất loạn luân thể hiện ở chỗ người phạm tội và nạn nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau: Có dòng máu trực hệ, tức là giữa ông bà với cháu, giữa bố mẹ với con cái; giữa anh chị em cùng cha mẹ, hoặc anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha Sở dĩ pháp luật hình sự Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới coi hành vi loạn luân là giao cấu giữa những người có quan hệ huyết thống ba đời bởi lẽ ngoài quan niệm về đạo đức, trên phương diện khoa học, những người có quan hệ huyết thống trong vòng ba đời khi thực hiện hành vi giao cấu, con sinh ra thường mang tính thoái hóa về gen, dễ mắc các chứng bệnh, tật nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng cho xã hội
b Làm nạn nhân có thai
Việc xác định người phạm tội hiếp dâm trẻ em bị truy tố với tình tiết định khung tăng nặng này cần mang tính khách quan toàn diện Bởi lẽ chỉ khi nào có đủ căn cứ để chứng minh việc nạn nhân có thai là kết quả của sự giao cấu trái ý muốn của người phạm tội với nạn nhân thì mới được kết tội người phạm tội Trong trường hợp người phạm tội phủ nhận cái thai trong bụng nạn nhân, việc xác định nạn nhân
có thai có phải do hành vi giao cấu của người phạm tội hay không thường dựa theo kết quả của việc trưng cầu giám định
c Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%
Hành vi hiếp dâm trẻ em thường được thực hiện bằng hành vi dùng vũ lực nên dễ để lại thương tích trên người nạn nhân Và ngay cả khi người phạm tội không dùng vũ lực thì hành vi giao cấu cũng có thể gây ra tổn hại nhất định cho họ Nếu tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 31% đến 60% thì người phạm tội sẽ bị truy tố
về tội hiếp dâm theo điểm c khoản 2 Điều 112 BLHS Việc xác định tỷ lệ thương tật của nạn nhân do Hội đồng giám định pháp y kết luận
Trang 31Hiện nay có quan điểm cho rằng, việc nạn nhân bị thương tật là tình tiết định khung tăng nặng thì cũng nên có tình tiết định khung trong trường hợp nạn nhân bị tổn thất nặng nề về mặt tinh thần Người nghiên cứu đồng tình với ý kiến trên, bởi
lẽ rất tội hiếp dâm trẻ em xâm phạm khách thể là quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm nên tình tiết này là cần thiết và là căn cứ để định khung tăng nặng hình phạt
d Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh
Đây là trường hợp hiếp dâm mà người phạm tội là người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục hoặc chữa bệnh cho nạn nhân, cụ thể ở đây là trẻ em Các quan
hệ mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh có thể xuất phát từ: Trách nhiệm chăm sóc trong mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, người nuôi dưỡng với người được nuôi dưỡng…; Trách nhiệm giáo dục trong mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, người dạy nghề với người học nghề…; Trách nhiệm chữa bệnh trong mối quan hệ giữa thấy thuốc với bệnh nhân…
Tuy nhiên, cần chú ý chỉ khi nào người phạm tội lợi dụng sự chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh để thực hiện hành vi giao cấu; tức là sự chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh này tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho người phạm tội thực hiện hành vi hiếp dâm thì mới áp dụng điều luật trên
đ Tái phạm nguy hiểm
Tái phạm nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 49 BLHS gồm những trường hợp sau:
“…
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý.”
Theo đó, tội hiếp dâm trẻ em bị coi là tái phạm nguy hiểm nếu người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội hiếp dâm trẻ em thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 (có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm thuộc trường hợp tội rất nghiêm trọng), khoản 2, khoản 3 hoặc khoản 4 (mức cao nhất của khung hình phạt là hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình thuộc trường hợp tội đặc biệt nghiêm trọng)
Trang 32Điều 112 BLHS; hoặc đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội hiếp dâm trẻ em.
Khung tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 với mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
a Có tổ chức
Khoản 3 Điều 20 BLHS quy định phạm tội có tổ chức như sau:“Phạm tội có
tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm” Tội hiếp dâm cũng như các loại tội phạm khác, đều có dấu hiệu của
phạm tội có tổ chức theo quy định của khoản 3 Điều 20 như trên Theo đó, phạm tội
có tổ chức là một hình thức đồng phạm mà có sự câu kết chặt chẽ giữa những người
cùng thực hiện tội phạm Đồng phạm theo Điều 20 BLHS là “trường hợp có hai
người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” Như vậy, sự liên kết giữa những
người tham gia thực hiện hành vi phạm tội trong phạm tội có tổ chức chặt chẽ hơn rất nhiều so với đồng phạm thông thường, thể hiện qua vai trò từng người Trong phạm tội có tổ chức, những người tham gia được chia thành người tổ chức, người thực hành, người giúp sức, người xúi giục Trong vụ án hiếp dâm trẻ em có tổ chức, tuy mỗi người đóng một vai trò khác nhau nhưng tất cả mọi người tham gia thực
hiện hành vi phạm tội đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự, do đó có thể có người
không thực hiện hành vi giao cấu nhưng vẫn bị truy cứu tội hiếp dâm khi đóng vai
trò là người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục Với tình tiết hiếp dâm trẻ em
có tổ chức, người có hành vi giao cấu với nạn nhân được coi là người thực hành Như vậy, theo nguyên tắc về chủ thể tội phạm, thì chỉ đòi hỏi người thực hành trường hợp tội hiếp dâm trẻ em có tổ chức là nam giới Điều này lý giải vì sao trên thực tiễn vẫn có trường hợp nữ giới bị xét xử tội hiếp dâm trẻ em Đó chính là trong
vụ án đồng phạm mà nữ giới đóng vai trò là người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục Trên thực tiễn đã ghi nhận những vụ án xét xử nữ giới như vậy.32
b Nhiều người hiếp một người
Nhiều người hiếp một người là trường hợp khó phân biệt được với trường hợp hiếp dâm có tổ chức vì đều có nhiều người tham gia thực hiện tội phạm Tuy nhiên khác với hiếp dâm có tổ chức, trường hợp nhiều người hiếp một người không
32 Xem phụ lục 6
Trang 33đòi hỏi giữa những người phạm tội có sự liên kết chặt chẽ đến mức mà từng người đóng vai trò là người tổ chức, người thực hành, người giúp sức, người xúi giục Trong trường hợp này chỉ đòi hỏi tất cả những người tham gia thực hiện tội phạm đều thực hiện được hành vi giao cấu Bởi lẽ nếu coi trường hợp nhiều người tham gia thực hiện tội phạm, trong đó có người giữ nạn nhân, có người thực hiện hành vi giao cấu là trường hợp nhiều người hiếp một người thì chúng ta đã đồng nhất
trường hợp này với đồng phạm đơn giản Theo người nghiên cứu, trường hợp trên
chỉ được coi là trường hợp đồng phạm đơn giản, tất cả những người tham gia thực hiện hành vi phạm tội đều bị truy tố về tội hiếp dâm trẻ em, tuy nhiên người giữ nạn nhân sẽ bị truy tố với tư cách là người giúp sức, còn người thực hiện hành vi giao cấu là người thực hành Như vậy, mức hình phạt sẽ nhẹ hơn nếu truy tố với tình tiết định khung nhiều người hiếp một người, vì suy cho cùng mục đích cuối cùng và hành vi nguy hiểm nhất của tội hiếp dâm trẻ em là hành vi giao cấu trái ý muốn Nếu một người không thực hiện hành vi giao cấu mà lại truy tố người đó tội hiếp dâm với một tình tiết định khung ở khung tăng nặng thứ nhất thì có phần nghiêm khắc với họ, không phù hợp với chính sách nhân đạo của luật hình sự Việt Nam
c Phạm tội nhiều lần
Hiếp dâm nhiều lần là trường hợp một người hiếp trẻ em từ hai lần trở lên hoặc nhiều người hiếp một người trong đó mỗi người hiếp nạn nhân từ hai lần trở lên, tức là xác định theo số lần mà nạn nhân bị giao cấu Cần chú ý rằng, trong trường hợp nhiều người hiếp dâm một người mà mỗi người hiếp nạn nhân hai lần trở lên thì phải bị truy cứu theo cả hai tình tiết nhiều người hiếp một người và hiếp dâm nhiều lần Nếu là phạm tội có tổ chức thì còn bị truy cứu trách nhiệm với tình tiết hiếp dâm có tổ chức
d Đối với nhiều người
Khác với trường hợp nhiều người hiếp một người, các nhà làm luật dựa trên
số lượng người phạm tội thì trường hợp hiếp dâm đối với nhiều người lại được xác định dựa theo số lượng nạn nhân trong vụ án hiếp dâm trẻ em, theo đó hiếp dâm nhiều người là trường hợp một người hiếp dâm từ hai người trở lên hoặc nhiều người cùng hiếp dâm từ hai người trở lên và trong số nạn nhân mỗi người bị hiếp dâm một lần Với từng trường hợp hiếp dâm nhiều người cụ thể mà người phạm tội
Trang 34có thể bị truy tố kết hợp với các tình tiết định khung tăng nặng khác Ví dụ như trong vụ án một người hiếp dâm nhiều người, nếu nạn nhân có người bị hiếp dâm từ hai lần trở lên, người phạm tội còn bị truy tố theo điểm c khoản 3 Điều 112 BLHS
là phạm tội nhiều lần
đ Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên
Đây là trường hợp tương tự như điểm c khoản 2 Điều 112 BLHS, chỉ khác tỷ
lệ thương tật của nạn nhân cao hơn, từ 61% trở lên nên mức độ của hành vi cũng vì thế mà nguy hiểm hơn, khung hình phạt nghiêm khắc hơn
e Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội
HIV là một căn bệnh đặc biệt nguy hiểm gây chết người có thể lây qua con đường quan hệ tình dục Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho loại bệnh này Vì vậy khi người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn cố ý thực hiện tội phạm thì mức độ nguy hiểm của hành vi cao hơn Đây là một tình tiết thuộc về ý thức chủ quan của người phạm tội nên khi truy tố theo điểm e khoản 3 Điều 112 BLHS đòi hỏi người phạm tội biết rõ mình bị nhiễm HIV Nếu người này bị nhiễm HIV mà bản thân họ không biết mình bị nhiễm bệnh thì sẽ không thuộc trường hợp này Tuy nhiên, cũng vì lý do đó, các cơ quan chức năng cần phải xác định chính xác có phải
người phạm tội thực sự không biết mình bị nhiễm HIV hay “giả vờ không biết”
nhằm giảm nhẹ hình phạt Một điểm cần chú ý nữa là chỉ cần người phạm tội biết mình bị HIV mà vẫn thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn với nạn nhân thì sẽ bị truy tố theo điều luật trên mà không cần xác định nạn nhân sau khi bị hiếp dâm có
bị nhiễm HIV hay không
g Làm nạn nhân chết hoặc tự sát
Nếu cái chết của nạn nhân do hành vi giao cấu gây ra với lỗi vô ý của người phạm tội thì người phạm tội sẽ bị truy cứu tình tiết này Trường hợp hiếp dâm làm nạn nhân chết có thể xảy ra khi sức khỏe nạn nhân quá yếu nên không chịu nổi sự hãm hiếp, hoặc nạn nhân do quá sợ hãi mà chết… Nếu người phạm tội cố ý làm chết
nạn nhân, thì ngoài tội hiếp dâm, người phạm tội còn bị truy tố tội giết người theo
Điều 93 BLHS Đó là trường hợp khi thực hiện hành vi hiếp dâm, người phạm tội sử dụng những hành vi làm nạn nhân rơi vào trạng thái không thể chống cự được như bị ngất, bị tê liệt… dẫn đến chết người Thực tiễn cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp
Trang 35khác cấu thành tội giết người sau khi hiếp dâm nạn nhân như người phạm tội thường đánh nạn nhân đến chết để nạn nhân không thể tố cáo, hoặc có những trường hợp ban đầu, người phạm tội chỉ làm cho nạn nhân ngất đi để giao cấu nhưng sau khi hiếp dâm, người phạm tội lại bỏ mặc nạn nhân làm nạn nhân chết.
1.2.2 Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS năm 1999)
Trong BLHS năm 1985 không quy định tội cưỡng dâm trẻ em mà chỉ có tội cưỡng dâm người chưa thành niên, tình tiết cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới
16 tuổi là tình tiết định khung tăng nặng (điểm a khoản 2 Điều 113a BLHS năm 1985) Đến BLHS năm 1999, nhà làm luật đã bổ sung tội cưỡng dâm trẻ em tại Điều 114 Từ quy định tại Điều 113 Tội cưỡng dâm và Điều 114 Tội cưỡng dâm trẻ em, có thể hiểu, cưỡng dâm trẻ em là hành vi của một người dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13 tuổi tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu
1.2.2.1 Chủ thể và nạn nhân của tội phạm
* Chủ thể của tội phạm
Như đã phân tích, chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em, cụ thể là người thực hành
là chủ thể đặc biệt hay không vẫn còn có nhiều tranh cãi, tuy nhiên đối với tội cưỡng dâm trẻ em, phần lớn các quan điểm đều đồng ý chủ thể của tội phạm này có thể là nam hoặc nữ giới
* Nạn nhân của tội phạm
Với tội cưỡng dâm trẻ em, nạn nhân phải là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, làm nam hoặc nữ giới Tuy nhiên, nạn nhân của tội phạm này còn phải thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Một là, nạn nhân phải có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội Theo đó,
quan hệ lệ thuộc này có thể về nhiều mặt khác nhau như về huyết thống (giữa anh chị em ruột, bố đẻ với con gái, ông với cháu ), lệ thuộc về mặt công tác (người chủ với người lao động), lệ thuộc về vật chất (quan hệ cấp dưỡng, chăm sóc, ), lệ thuộc
về xã hội (giáo viên với học sinh, bác sĩ với bệnh nhân ) Người phạm tội đã lợi dụng quan hệ lệ thuộc này khống chế tư tưởng của nạn nhân để đạt được mục đích giao cấu
Trang 36- Hoặc là, nạn nhân đang trong tình trạng quẫn bách, nghĩa là trẻ em đó đang
gặp khó khăn, rất khó hoặc không thể tự mình vượt qua được đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ người khác, ví dụ như gia đình em đang khó khăn, cần tiền để trả tiền học phí, người phạm tội đã lợi dụng hoàn cảnh này của nạn nhân buộc nạn nhân phải miễn cưỡng chấp nhận giao cấu với mình Hoặc cũng có trường hợp, chính bản thân các
em, do tuổi mới lớn nhận thức còn hạn chế, lại thích thể hiện hoặc dễ bị dụ dỗ bởi lối sống buông thả, dẫn đến lâm vào tình trạng quẫn bách
1.2.2.2 Mặt khách quan của tội phạm
* Hành vi khách quan
Hành vi khách quan ở tội cưỡng dâm trẻ em là hành vi của người phạm tội giao cấu với nạn nhân bằng những thủ đoạn khác nhau lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc tình trạng quẫn bách của nạn nhân Đây là hành vi bắt buộc để cấu thành tội phạm này Bên cạnh đó, nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu cũng là dấu hiệu quan trọng có ý nghĩa định tội Sự miễn cưỡng của nạn nhân thuộc về ý thức chủ quan của họ, và việc xác định người bị hại có miễn cưỡng giao cấu hay không cần phải căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ án, đặc biệt là mối quan hệ lệ thuộc giữa người bị hại với người phạm tội, hoàn cảnh xảy ra việc giao cấu Nếu giao cấu không phải là miễn cưỡng mà nạn nhân thuận tình giao cấu thì tùy từng trường hợp
mà người phạm tội sẽ thỏa mãn các thành tội phạm khác
* Thủ đoạn phạm tội
Với tội cưỡng dâm trẻ em, người phạm tội đã dùng các thủ đoạn khác nhau, lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc tình trạng quẫn bách của nạn nhân để dụ dỗ, mua chuộc hoặc đe dọa Bằng thủ đoạn này, người phạm tội đã khống chế tư tưởng của trẻ em để nạn nhân phải miễn cưỡng giao cấu
Thủ đoạn phạm tội là một trong những dấu hiệu giúp chúng ta phân biệt tội cưỡng dâm trẻ em với tội hiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 112 BLHS 1999 Trong khi thủ đoạn tội hiếp dâm trẻ em là dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân, hoặc thủ đoạn khác thì thủ đoạn người phạm tội sử dụng để thực hiện hành vi cưỡng dâm trẻ em là đe dọa hoặc hứa hẹn Cần chú ý rằng, thủ đoạn đe dọa ở tội cưỡng dâm trẻ em chưa đến mức làm người bị đe dọa tê liệt ý chí, không dám kháng cự như ở tội hiếp dâm trẻ em Nạn
Trang 37nhân bị đe dọa chỉ bị khống chế tư tưởng, họ vẫn có khả năng phản kháng nhưng đã miễn cưỡng chịu giao cấu.
1.2.2.3 Đường lối xử lý
Hình phạt được quy định đối với tội cưỡng dâm trẻ em có 3 khung hình phạt khác nhau, mức hình phạt thấp nhất được quy định tại khoản 1 là 5 năm tù, mức cao nhất được quy định tại khoản 3 là tù chung thân Các tình tiết định khung tăng nặng tương tự như tội hiếp dâm trẻ em Có thể thấy, so với tội hiếp dâm trẻ em tại Điều
112 thì hình phạt đối với tội cưỡng dâm trẻ em nhẹ hơn Nhưng so với tội cưỡng dâm quy định tại Điều 113 (mức cao nhất của khung hình phạt là 18 năm tù) thì tội cưỡng dâm trẻ em có hình phạt nặng hơn Quy định này thể hiện sự răn đe của pháp luật đối với các hành vi xâm hại đến trẻ em Người phạm tội cũng có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung, tương tự như Điều 112 – Tội hiếp dâm trẻ em
1.2.3 Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS năm 1999)
Trước đây tại Điều 114 BLHS năm 1985 quy định Tội giao cấu với người dưới 16 tuổi, tuy nhiên, đến lần sửa đổi thứ 4 năm 1997, Điều luật này đã được sửa đổi thành tội giao cấu với trẻ em và được BLHS năm 1999 giữ nguyên tên gọi này
Khoản 1 Điều 115 quy định “Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm” Như vậy, giao
cấu với trẻ em là hành vi của người đã thành niên thực hiện giao cấu thuận tình với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Mặc dù có sự đồng ý của nạn nhân, tuy nhiên BLHS vẫn quy định đây là một loại tội phạm, nhằm bảo vệ sự phát triển bình thường về tâm lý và sinh lý của trẻ em, đồng thời ngăn chặn người đã thành niên lợi dụng sự nhẹ dạ, non nớt của trẻ em có quan hệ tình dục quá sớm, gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển mọi mặt của trẻ em
1.2.3.1 Chủ thể và nạn nhân của tội phạm
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội giao cấu với trẻ em được coi là chủ thể đặc biệt, vì ngoài thỏa mãn những điều kiện chung được quy định tại Điều 12 và Điều 13 BLHS, còn phải
thỏa mãn dấu hiệu đặc biệt là “người đã thành niên” – tức là người từ đủ 18 tuổi trở
lên Việc quy định dấu hiệu này nhằm giới hạn phạm vi chủ thể phải chịu TNHS,
hay nói cách khác là “không hình sự hóa hành vi giao cấu với trẻ em ở những
Trang 38trường hợp người thực hiện hành vi dưới 18 tuổi”33 Quy định này hoàn toàn có cơ
sở do người chưa thành niên chưa phát triển đầy đủ về khả năng nhận thức và hành
vi của mình nên không đặt ra vấn đề TNHS đối với loại tội phạm này Như vậy, chỉ cần người từ đủ 18 tuổi trở lên, là nam hoặc nữ, đều có thể là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em
* Nạn nhân của tội phạm
Nạn nhân theo Điều 115 BLHS 1999 phải là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi, dù thuận tình hay không, như đã phân tích, thì người phạm tội sẽ phải chịu TNHS về tội Hiếp dâm trẻ em
Hiện nay, một thực trạng đang xảy ra tại Việt Nam đó là nạn tảo hôn, hoặc
do nhận thức còn kém dẫn đến việc kết hôn khi chưa đủ tuổi, chính vì vậy, rất nhiều
vụ án xảy ra mà người chồng lại chính là người phạm tội, còn vợ là nạn nhân Đây
là một vấn đề được đặt ra đối với người áp dụng pháp luật, như trong vụ án của Lê Đức Thiên Tân34 Mặc dù sau đó Hội đồng xét xử phúc thẩm đã miễn hình phạt cho
bị cáo này, tuy nhiên vẫn còn nhiều vụ án mà rõ ràng người phạm tội và nạn nhân,
dù đã là vợ chồng, nhưng sau đó người chồng lại vướng vào vòng lao lý vì phạm tội đối với chính vợ mình
1.2.3.2 Mặt khách quan của tội phạm
Dấu hiệu pháp lý khách quan của Điều 115 BLHS 1999 chính là hành vi giao cấu với trẻ em có sự thuận tình của họ Như vậy, một đặc trưng của hành vi giao cấu của loại tội phạm này so với loại tội phạm khác trong cùng nhóm, đó là hành vi giao cấu bắt buộc phải được sự đồng ý hoàn toàn của nạn nhân Nếu không có sự đồng thuận của nạn nhân thì tùy từng trường hợp sẽ cấu thành tội hiếp dâm trẻ em hoặc cưỡng dâm trẻ em Tuy nhiên cũng có trường hợp, hành vi của người phạm tội lúc đầu giao cấu với nạn nhân trái ý muốn, nhưng những lần giao cấu tiếp theo nạn nhân lại thuận tình, ví dụ như vụ án của Nguyễn Văn Dương tại Phú Thọ năm
200835 Tại bản án hình sự sơ thẩm số 19/2009/HSST ngày 23 tháng 4 năm 2009, TAND tỉnh Phú Thọ chỉ tuyên phạt Nguyễn Văn Dương 7 năm tù về tội “Giao cấu với trẻ em” với tình tiết định khung tăng nặng tại khoản 2 điểm a - phạm tội nhiều
33 Trần Thùy Chi (2011), Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành, Luận văn
thạc sĩ, Người hướng dẫn: TS Trương Quang Vinh, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 30.
34 Phụ lục 7
35 Phụ lục 8
Trang 39lần và điểm h – làm nạn nhân có thai Rõ ràng, theo quan điểm của người nghiên cứu, trong vụ án này, Nguyễn Văn Dương phải bị truy cứu TNHS về hai tội: Hiếp dâm trẻ em và Giao cấu với trẻ em Vì lần giao cấu đầu tiên, Dương đã có sự đe dọa
đối với Duyên (14 tuổi) khi nói “nếu kêu sẽ giết”, như vậy có đủ căn cứ để cấu
thành tội Hiếp dâm trẻ em; chỉ đến lần giao cấu thứ hai, theo lời khai của Ngọc thì nạn nhân không biểu lộ sự trái ý muốn nào nên hành vi của bị cáo cấu thành tội Giao cấu với trẻ em Như vậy, đối với những vụ án như trên, do nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em có những sự giống nhau về một số dấu hiệu nên dễ gây nhầm lẫn trong quá trình xét xử Tuy nhiên, tòa án cần căn cứ vào các dấu hiệu định tội để xét xử người phạm tội theo các tội danh khác nhau, như vậy mới có thể đảm bảo được tính nghiêm minh và chính xác của pháp luật
1.2.3.3 Đường lối xử lý
Tội giao cấu với trẻ em có 3 khung hình phạt với mức thấp nhất là một năm
tù và mức cao nhất là mười lăm năm tù Dấu hiệu định khung hình phạt của tội này tương tự các dấu hiệu định khung hình phạt của tội hiếp dâm trẻ em và cưỡng dâm
trẻ em Tuy nhiên, tình tiết định khung tăng nặng “đối với người mà người phạm
tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dụ, chữa bệnh” là tình tiết hoàn toàn có thể xảy
ra trong thực tế và là tình tiết làm tăng lên đáng kể mức độ nguy hiểm của hành vi được liệt kê trong tội hiếp dâm trẻ em và cưỡng dâm trẻ em nhưng không được quy định với tội phạm này Ngoài ra, tội này cũng không có hình phạt bổ sung, mặc dù trong thực tế, hoàn toàn có thể áp dụng một số hình phạt bổ sung nhằm hỗ trợ hình phạt chính trong trường hợp này
1.2.4 Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS năm 1999)
Mặc dù tội dâm ô đã được quy định từ khá sớm trong luật hình sự, tuy nhiên BLHS năm 1985 đã không quy định hành vi này là tội phạm Phải đến lần sửa đổi thứ
tư vào năm 1997, nhận thấy tính chất nguy hiểm của hành vi này, nhà làm luật đã bổ sung dâm ô đối với trẻ em là tội phạm và nội dung này đã được kế thừa trong BLHS
năm 1999 Khái niệm dâm ô đối với trẻ em có thể hiểu “là hành vi của người đã
thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân”36.
1.2.4.1 Chủ thể và nạn nhân của tội phạm
36 Ths Đinh Văn Quế (2002) , Bình luận khoa học BLHS (Phần các tội phạm) - Tập I, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh, tr 238.
Trang 40* Chủ thể của tội phạm
Theo khoản 1 Điều 116 – Tội dâm ô đối với trẻ em thì “người nào đã thành
niên mà có hành vi ”, theo đó, chủ thể của tội dâm ô với trẻ em, tương tự như Tội
giao cấu với trẻ em, phải là người đã thành niên, cụ thể là nam giới hoặc nữ giới từ
đủ 18 tuổi trở lên Việc người đã thành niên có đầy đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi xâm phạm đến trẻ em để thỏa mãn dục vọng của bản thân
là hành vi nguy hiểm, cần phải hình sự hóa
* Nạn nhân của tội phạm
Đối tượng xâm hại của tội dâm ô đối với trẻ em là trẻ em dưới 16 tuổi không phân biệt giới tính Nạn nhân có thể bị người phạm tội cưỡng ép để buộc phải thực hiện hành vi, nhưng cũng có trường hợp, nạn nhân đồng tình hoặc tự nguyện để người phạm tội thực hiện hành vi này
1.2.4.2 Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi dâm ô đối với trẻ em nhưng không thực hiện hành vi giao cấu Cho đến nay, mới có một văn bản quy nhất đưa
ra khái niệm về dâm ô, theo đó “những hành vi bỉ ổi đối với người khác, tuy không
phải là hành vi giao cấu nhưng cũng nhằm thỏa mãn tình dục của mình hoặc khêu gợi bản năng tình dục người đó được coi là dâm ô”37 Rõ ràng, không thực hiện
hành vi giao cấu là dấu hiệu bắt buộc để định tội dâm ô đối với trẻ em, và là dấu hiệu phân biệt tội phạm này với ba loại tội phạm chúng ta đã phân tích ở trên Hành
vi dâm ô có thể như bắt nạn nhân khỏa thân, chạm, sờ nắn vào bộ phận sinh dục hoặc cơ thể trẻ em; cũng có thể buộc nạn nhân có những hành vi tương tự như vậy đối với mình
2.4.1.3 Đường lối xử lý
Điều luật được xây dựng với ba khung hình phạt có thể áp dụng với hành vi dâm ô đối với trẻ em, cụ thể là từ 6 tháng tù (khoản 1) đến 12 năm tù (khoản 3) Về các tình tiết định khung tăng nặng có sự tương tự như đã phân tích trên, ngoại trừ
tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu
quả đặc biệt nghiêm trọng” chưa được làm rõ Về các tình tiết này đã có Nghị quyết
37 Tòa án nhân dân tối cao (1967), Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm và một số tội phạm khác về mặt tình dục, số 329 – HS2