1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các tội phạm tình dục theo quy định của luật hình sự việt nam và một số nước trên thế giới

101 157 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 684,94 KB

Nội dung

Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự. Tác giả tập trung nghiên cứu quy định của BLHS năm 1999 về các tội phạm tình dục. Bên cạnh đó, tác giả cũng liên hệ đánh giá về quy định của BLHS năm 2015 về nhóm tội này. Tác giả cũng có nghiên cứu quy định của BLHS một số nước (Liên bang Nga, Trung Quốc) về các tội phạm tình dục.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG THỊ NGỌC BÍCH

CÁC TỘI PHẠM TÌNH DỤC THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ

VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Trang 3

Qua thời gian học tập, nghiên cứu lý luận và tìm hiểu công tác thực tiễn được sự hướng dẫn, giảng dạy của Quý thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của

cơ quan cùng với sự đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sỹ Luật học

Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại học Luật Hà Nội, các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường

Cảm ơn Khoa sau Đại học, Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện quản lý đào tạo, cung cấp thông tin cần thiết về quy chế đào tạo cũng như chương trình đạo tạo một cách kịp thời, tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn này đúng tiến độ

Cảm ơn Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án nhân dân địa phương đã giúp

đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này

Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo PGS.TS Dương Tuyết Miên đã hướng dẫn cho tôi đầy nhiệt tình, tận tâm và khoa học

Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2016

Người viết

Hoàng Thị Ngọc Bích

Trang 4

Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Các tội phạm tình dục

theo quy định của luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới” là công

trình nghiên cứu của riêng tôi, thực hiện trên cơ sở các kiến thức lý luận, thực tiễn

và tham khảo các tài liệu liên quan Các số liệu có nguồn trích dẫn đảm bảo tính trung thực, chính xác; luận văn chưa từng được công bố trong công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm 2016

Xác nhận của giáo viên hướng dẫn

PGS.TS Dương Tuyết Miên

Người viết luận văn

CN Hoàng Thị Ngọc Bích

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự TNHS : Trách nhiệm hình sựCTTP : Cấu thành tội phạmTANDTC : Tòa án nhân dân tối caoNxb : Nhà xuất bản

CHND : Cộng hòa nhân dân

MỤC LỤC

Trang 6

CÁC TỘI PHẠM TÌNH DỤC 81.1 Tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em (Điều 111, Điều 112 BLHS) 91.1.1 Dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em 91.1.2 Đường lối xử lý đối với tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em 191.2 Tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 113, Điều 114 BLHS) 271.2.1 Dấu hiệu định tội của tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em 271.2.2 Đường lối xử lý đối với tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em 31

1.3.1 Dấu hiệu định tội của tội giao cấu với trẻ em 341.3.2 Đường lối xử lý đối với tội giao cấu với trẻ em 39

1.4.1 Dấu hiệu định tội của tội dâm ô đối với trẻ em 411.4.2 Đường lối xử lý đối với tội dâm ô đối trẻ em 441.5 Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS) 451.5.1 Dấu hiệu định tội của tội mua dâm người chưa thành niên 451.5.2 Đường lối xử lý đối với tội mua dâm người chưa thành niên 49

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC TỘI PHẠM TÌNH DỤC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ NHÓM TỘI NÀY 522.1 Quy định của Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới về các tội phạm tình

Trang 7

2.1.2.Quy định của BLHS Trung Quốc về các tội phạm tình dục 682.1.3 Bài học kinh nghiệm về lập pháp hình sự cho Việt Nam khi nghiên cứu BLHS của Liên bang Nga, BLHS của CHND Trung Hoa về các tội phạm tình dục

732.2.Quy định của BLHS năm 2015 về các tội phạm tình dục 752.2.1 Những điểm mới của BLHS năm 2015 về các tội phạm tình dục 752.2.2 Những tồn tại cần khắc phục của BLHS năm 2015 khi quy định về các tội

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập quốc tế cùng với việc đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện, đời sống nhân dân ngày được nâng cao Tuy nhiên, bên cạnh đó, hiện tượng tội phạm ngày càng gia tăng gây nhức nhối trong xã hội, một trong số đó là vấn đề các tội phạm tình dục có xu

hướng diễn biến hết sức phức tạp, gây quan ngại đối với toàn thể xã hội Đây

không chỉ là vấn nạn ở Việt Nam mà còn là vấn nạn ở nhiều nơi trên thế giới Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trên phạm vi toàn quốc, ngành tòa án đã xét

xử trong năm 2011 là 1.352 vụ về các tội phạm tình dục với 1.568 bị cáo; năm

2012 đã xét xử 1.604 vụ với 1.864 bị cáo; năm 2013 đã xét xử 1.903 vụ với 2.140

bị cáo; năm 2014 đã xét xử 2.107 vụ về với 2.393 bị cáo; năm 2015 đã xét xử 1.846 vụ với 2.012 bị cáo1 Số liệu này cho thấy, giai đoạn từ năm 2011 – 2014 số

vụ và số bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội phạm tình dục đều tăng liên tục Riêng năm 2015 số vụ và bị cáo đưa ra xét xử về các tội phạm này có sự giảm nhẹ, song không đáng kể Như vậy, có thể thấy tội phạm về tình dục ở nước ta rất đáng lo

ngại Mặt khác,“Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (Unicef), trên toàn thế giới, 1/5 nữ giới và 1/7 nam giới đã từng bị xâm hại tình dục, 9% đến 25% trẻ em ở khu vực Châu Á đã phải chịu đựng nhiều mức độ xâm hại thể chất khác nhau, theo khảo sát 30% cả bé trai và bé gái đã từng phải chịu đựng cưỡng bức tình dục…” 2

Để đấu tranh phòng chống tội phạm tình dục, nhà nước cần tiến hành đồng

bộ các biện pháp khác nhau, trong đó, biện pháp hình sự đóng vai trò vô cùng quan trọng BLHS năm 1999 (BLHS hiện hành) quy định về các tội phạm tình dục đã góp phần quan trọng vào đấu tranh phòng chống loại tội phạm này Tuy nhiên, theo

1 Số liệu từ Vụ Tổng hợp – Tòa án nhân dân tối cao cập nhật ngày 30/6/2016

2 duc-tre-em-va-giai-phap-phong-ngua

Trang 9

http://canhsatnhandan.vn/Home/Nghien-cuu-Trao-doi/1629/Dac-diem-cua-nan-nhan-trong-cac-vu-xam-hai-tinh-thời gian, xã hội Việt Nam ngày càng biến đổi hết sức nhanh chóng, Bộ luật này đã bộc lộ những bất cập nhất định Những bất cập, tồn tại này cũng ảnh hưởng nhất định đến việc áp dụng BLHS trên thực tế Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập quốc

tế, nghiên cứu so sánh với quy định của pháp luật hình sự nước ngoài, từ đó học tập kinh nghiệm về lập pháp hình sự nhằm hoàn thiện luật là rất cần thiết Do đó, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu một cách toàn diện quy định của BLHS hiện hành

về các tội phạm tình dục, nghiên cứu, học tập kinh nghiệm lập pháp hình sự của nước ngoài, chỉ rõ những bất cập của BLHS hiện hành cần phải sửa đổi, bổ sung Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 tuy đã được Quốc hội thông qua, nhưng chưa có hiệu lực Do vậy, việc tìm ra những bất cập của Bộ luật này để phục vụ cho việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung sắp tới là rất thiết thực Với lí do trên, tác giả đã

chọn và nghiên cứu đề tài: “Các tội phạm tình dục theo quy định của luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các tội phạm tình dục là một vấn đề luôn dành được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu của các nhà khoa học, người làm công tác thực tiễn Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài này bao gồm:

* Luận văn thạc sĩ gồm có:

- “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong Luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng chống loại tội phạm này”, Tác giả Trịnh Thị Thu Hương, Luận văn

Thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2004;

- “Tội giao cấu với trẻ em theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành”, tác

giả Trần Thùy Chi, Luận văn Thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011;

- “Tội hiếp dâm – so sánh giữa Bộ luật hình sự Việt Nam và Bộ luật hình sự một số nước”, tác giả Bùi Thị Quyên, Luận văn Thạc sỹ luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội, 2013

* Sách chuyên khảo gồm có:

Trang 10

+ “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”, tác giả Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000;

*Bài viết trên tạp chí gồm có:

+ “Về các tội phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam”, tác giả Dương

Tuyết Miên, Tạp chí Luật học, số 06, năm 1998;

+“Một số ý kiến khi áp dụng tình tiết định khung “Nhiều người hiếp một người”, tác giả Nguyễn Thị Tuyết, Tạp chí Toà án nhân dân, số 03/1999;

+ “Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người – so sánh giữa BLHS năm 1999 và BLHS năm 1985”, tác giả Nguyễn Ngọc Hoà, Tạp chí Luật học số 1, năm 2001;

+ “Những điểm mới cơ bản về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người trong Bộ luật Hình sự năm 1999”, tác giả Trần Văn

Luyện, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3, năm 2001;

+“Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm tình dục trẻ em”, Tác giả Phạm Mạnh Hùng, Tạp chí Toà án nhân dân, số 12, năm

2002;

+“Về tội hiếp dâm quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự”, Tác giả Nguyễn

Hiển Khanh,Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 02, năm 2004;

+“Luật hình sự Việt Nam nhìn từ góc độ tiếp cận giới”, tác giả Nguyễn

Tuyết Mai, Tạp chí Luật học, số 03, năm 2007;

+“Một vài ý kiến trao đổi về tội hiếp dâm theo quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự”, tác giả Đỗ Việt Cường, Tạp chí Kiểm sát, số 23, năm 2008;

+ “Trao đổi về tội hiếp dâm theo Điều 111 Bộ luật hình sự”, tác giả Đỗ

Xuân Nam, Tạp chí Kiểm sát, số 07, năm 2009;

+ “Những bất cập và phương hướng hoàn thiện quy định về một số tội xâm phạm nhân phẩm của con người trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999”, tác

giả Phạm Văn Báu, Tạp chí Luật học, số 01, năm 2010;

Trang 11

+ “Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người”, tác giả Đỗ Đức Hồng Hà, Tạp chí Nghiên

cứu lập pháp, số 08 (169) năm 2010;

+ “Một số ý kiến trao đổi về tội giao cấu với trẻ em”, tác giả Phạm Văn

Nhớ, Tạp chí Kiểm sát, số 11, năm 2010;

+ “Bàn về một số dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm”, Tác giả Bùi Thị

Quyên, Tạp chí Toà án nhân dân, số 23, năm 2012;

+ “So sánh dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành với Bộ luật hình sự của một số nuớc và một số kiến nghị”, tác giả

Dương Tuyết Miên, Bùi Thị Quyên, Tạp chí Toà án nhân dân, số 7, năm 2013;

+ “Truy cứu trách nhiệm hình sự tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em – khó khăn, vướng mắc và kiến nghị”, tác giả Hoàng Quảng Lực, Tạp chí Toà án nhân dân, số

13, năm 2014;

+ “Một số vướng mắc trong xét xử trường hợp phạm tội hiếp dâm trẻ em chưa đủ 13 tuổi có tính chất loạn luân”, Tác giả Vũ Hải Anh, Tạp chí Nghề Luật,

số 01, năm 2015;

+ “Về quy định đối với các tội hiếp dâm - hiếp dâm trẻ em”, Tác giả Trần

Hà Bảo Khuyên, Tạp chí Toà án nhân dân, số 11, năm 2015;

+ “Bình luận về các tội phạm về tình dục trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người trong dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi)”, tác giả Dương Tuyết Miên, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên

Sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2015

+ “Một số điểm mới của Bộ luật hình sự năm 2015 về nhóm các tội phạm tình dục”, tác giả Vũ Hải Anh, tạp chí Nghề luật, sô 3, năm 2016.

Ngoài ra, các giáo trình của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước đều đề cập

đến nhóm các tội phạm tình dục như: Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập 1 của Trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010; Giáo trình Luật

Trang 12

Hình sự Việt Nam của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia

Hà Nội, 2007; Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, phần các tội phạm của Học viện

Cảnh sát nhân dân, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, năm 2012 Một số sách bình luận khoa học về BLHS cũng đề cập đến nhóm tội này…

Các công trình trên ở các mức độ khác nhau đã làm rõ về vấn đề lí luận cũng như thực tiễn áp dụng, vướng mắc ở một số tội phạm tình dục hoặc một tội nhất định Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện về các tội phạm tình dục theo BLHS năm 1999 có so sánh với BLHS một số nước trên thế giới, đồng thời cũng có sự liên hệ đánh giá quy định tương ứng của BLHS năm 2015, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của các Bộ luật này Vì lí do đó,

việc tác giả lựa chọn đề tài “Các tội phạm tình dục theo quy định của Luật hình

sự Việt Nam và một số nước trên thế giới” là hoàn toàn cần thiết.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ một cách có hệ thống và toàn diện những quy định của BLHS Việt Nam hiện hành, có sự liên hệ, đánh giá với BLHS năm 2015 và BLHS của một số nước trên thế giới về các tội phạm tình dục

Do BLHS hiện hành (BLHS năm 1999) vẫn đang được áp dụng, do vậy, tác giả sẽ chỉ ra những bất cập, tồn tại của Bộ luật này Bên cạnh đó, BLHS năm 2015 tuy đã được Quốc hội thông qua nhưng đã bị lùi hiệu lực do phát hiện có một số sai sót,

do vậy, tác giả cũng sẽ nghiên cứu BLHS năm 2015, đề xuất giải pháp hoàn thiện trên cơ sở đánh giá bất cập của bộ luật này, từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm tình dục trên thực tế

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, tác giả đặt ra những nhiệm vụ sau:

Trang 13

- Phân tích các dấu hiệu định tội, đường lối xử lý của các tội phạm tình dục theo BLHS năm 1999, tìm ra những bất cập của Bộ luật này khi quy định về các tội trên;

- Đánh giá quy định của BLHS năm 2015 đối với các tội phạm tình dục, chỉ

ra những điểm mới cũng như những bất cập còn tồn tại;

- Phân tích các dấu hiệu định tội, đường lối xử lý đối với các tội phạm tình dục của BLHS một số nước trên thế giới Qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho nước ta trong việc quy định về các tội phạm tình dục

- Tìm ra được giải pháp hoàn thiện BLHS năm 2015

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của BLHS Việt Nam năm 1999, BLHS năm 2015 đối với các tội phạm tình dục Bên cạnh đó, luận văn cũng nghiên cứu quy định của BLHS của một số nước trên thế giới về các tội phạm tình dục

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự Tác giả tập trung nghiên cứu quy định của BLHS năm 1999 về các tội phạm tình dục Bên cạnh đó, tác giả cũng liên hệ đánh giá về quy định của BLHS năm 2015 về nhóm tội này

Tác giả cũng có nghiên cứu quy định của BLHS một số nước (Liên bang Nga, Trung Quốc) về các tội phạm tình dục

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận tác giả sử dụng nghiên cứu luận văn là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về hình sự và cải cách

tư pháp

Trang 14

Phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phương pháp phân tích,

so sánh, tổng hợp…

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về mặt lý luận, luận văn đã nghiên cứu quy định của các tội phạm tình dục trong BLHS năm 1999 một cách có hệ thống và tương đối toàn diện, từ đó, tìm ra những bất cập của BLHS năm 1999, đề xuất kiến nghị hoàn thiện Đồng thời, tác

thế giới Qua đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho nước ta trong việc quy định về các tội phạm tình dục Trên cơ sở đánh giá quy định của BLHS năm 2015, tác giả đã tìm ra những điểm mới và những điểm hạn chế còn tồn tại của BLHS năm 2015,

từ đó đưa ra những phương hướng, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLHS năm 2015 và nâng cao hiệu quả thi hành trong thời gian tới Về thực tiễn, luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tham khảo phục vụ cho việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS sắp tới nhằm khắc phục sai sót của BLHS năm 2015

Ngoài ra, luận văn còn có thể được sử dụng là tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo bậc đại học, sau đại học về chuyên ngành luật học

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương:

Chương 1: Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về các tội

phạm tình dục

Chương 2: Quy định của Bộ luật hình sự một số nước trên thế giới về các tội

phạm tình dục và phương hướng hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam về nhóm tội này

Trang 15

CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999

VỀ CÁC TỘI PHẠM TÌNH DỤC

Trang 16

Các tội phạm tình dục là những hành vi mang tính nguy hiểm rất cao xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ về nhân phẩm, danh dự của con người (trong đó chủ yếu là phụ nữ) 3

Trong phạm vi chương 1, tác giả sẽ phân tích quy định của BLHS Việt Nam hiện hành (BLHS năm 1999) về dấu hiệu định tội, đường lối xử lý đối với các tội phạm tình dục, đồng thời chỉ ra bất cập còn tồn tại của Bộ luật này

BLHS hiện hành quy định 7 Điều luật về các tội phạm tình dục Đó là các tội:

- Tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS);

- Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS);

- Tội cưỡng dâm (Điều 113 BLHS);

- Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 BLHS);

- Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 BLHS);

- Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116 BLHS);

- Tội mua dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS)

Sau đây, tác giả sẽ phân tích cụ thể từng tội danh

1.1 Tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em (Điều 111, Điều 112 BLHS)

1.1.1 Dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em

*Tội hiếp dâm (Điều 111 BLHS)

Căn cứ khoản 1 Điều 111 BLHS có thể hiểu: “Tội hiếp dâm là hành vi dùng

vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ” 4

Khách thể của tội hiếp dâm là quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người phụ nữ Đây là một quyền hết sức quan trọng được pháp luật ghi nhận và

3 Dương Tuyết Miên, Về các tội phạm tình dục trong Luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Luật học số 6/1998, tr44.

4 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (tập 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010,

tr423.

Trang 17

bảo vệ Do đó, bất kì hành vi xâm phạm tình dục nào cũng là vi phạm pháp luật và đều phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật

Chủ thể của tội phạm theo Luật hình sự Việt Nam phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu TNHS Thực tiễn xét xử ở Việt Nam từ trước đến nay đều thừa nhận chủ thể của tội hiếp dâm là chủ thể đặc biệt - nam giới Nữ giới chỉ có thể tham gia trong vụ đồng phạm hiếp dâm với vai trò là người xúi giục, giúp sức hay tổ chức

Hành vi khách quan của tội hiếp dâm được mô tả ở khoản 1 Điều 111 BLHS

năm 1999 quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ …” Như vậy, hành vi khách quan của tội hiếp

dâm là hành vi giao cấu với người phụ nữ trái với ý muốn của họ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác

Ví dụ: Khoảng 21h ngày 24/2/2007 (tức ngày mồng 8 tết) Luận, Doanh, May, Động đi chơi, tới gần đường rẽ vào nghĩa trang gặp đôi nam nữ thanh niên là Tùng và Thu Luận, Doanh, May, Động đã chặn đôi nam nữ lại Động và May lôi chị Thu về phía bờ ruộng gần đó, cả hai khống chế lột hết quần áo của chị Thu và lần lượt thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân mặc dù nạn nhân

đã van xin xin tha (Theo Bản án số 21/2008/HSST ngày 28/10/2008 của Tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội).

CTTP tội hiếp dâm đòi hỏi người phạm tội phải có hành vi giao cấu với nạn nhân, nhưng không đòi hỏi hành vi giao cấu phải đã kết thúc về mặt sinh lí Tội hiếp dâm là tội phạm có CTTP hình thức vì nhà làm luật chỉ mô tả dấu hiệu hành

vi trong mặt khách quan và không quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của CTTP

Trang 18

Hành vi giao cấu trái ý muốn của người phạm tội được thực hiện bằng một trong các thủ đoạn sau:

- Thủ đoạn dùng vũ lực là dùng sức mạnh vật chất đè bẹp sự kháng cự của

nạn nhân chống lại việc giao cấu như xô ngã, vật ngã, túm tóc, bóp cổ, trói, đánh, đấm, đá, đạp…

- Thủ đoạn đe dọa dùng vũ lực là làm cho ý chí của người phụ nữ bị tê liệt,

buộc họ phải chịu sự giao cấu mà không dám kháng cự như dọa giết, dọa gây thương tích cho nạn nhân

- Thủ đoạn lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là lợi

dụng người phụ nữ vì lý do nào đó không thể chống cự được hành vi giao cấu trái với ý muốn của mình như lợi dụng người phụ nữ đang trong tình trạng ốm đau, bị ngất, bị bệnh tâm thần, bị tàn tật…

- Thủ đoạn khác là những thủ đoạn (ngoài ba thủ đoạn trên) giúp cho người

phạm tội có thể thực hiện được việc giao cấu với nạn nhân trái ý muốn của họ Theo thực tiễn xét xử, những thủ đoạn này có thể là lợi dụng người phụ nữ đang trong tình trạng không có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn như say rượu, bị cho sử dụng các chất ma túy gây ảo giác, bị dùng chất kích dục… Tình trạng này có thể

do hoặc không do người phạm tội gây ra Do không thể bao quát được hết các thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để thực hiện việc giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân, nhà làm luật quy định về “thủ đoạn khác” là cần thiết tránh việc bỏ lọt tội phạm

Đối với đa phần các tội phạm về tình dục, người phạm tội đều có hành vi giao cấu Trong đó, hành vi giao cấu ở các tội này chỉ khác nhau ở thái độ của nạn nhân đối với hành vi Theo đó, thái độ của nạn nhân đối với hành vi giao cấu của người phạm tội ở tội hiếp dâm là trái ý muốn (tội cưỡng dâm là miễn cưỡng, tội giao cấu với trẻ em là thuận tình) Vì vậy, nội hàm của khái niệm giao cấu có thể được xác định chung cho những tội luật có quy định về hành vi giao cấu

Trang 19

Cho đến nay, ở nước ta chỉ có một văn bản duy nhất mô tả cụ thể thế nào là hành vi giao cấu Đó là Bản tổng kết và hướng dẫn đường lối xét xử tội hiếp dâm

và một số tội phạm khác về mặt tình dục số 329-HS2 ngày 11/5/1967 của

TANDTC Văn bản này đã định nghĩa giao cấu là: “sự cọ sát trực tiếp dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ (bộ phận từ môi lớn trở vào) với ý thức ấn sâu vào trong không kể sự xâm nhập của dương vật là sâu hay cạn, không kể có xuất tinh hay không” 5 Cách định nghĩa tại văn bản này ở thời điểm ra đời đã thể

hiện quan điểm rất tiến bộ, góp phần bảo vệ tốt hơn danh dự, nhân phẩm của nữ

giới “Tuy nhiên, hiện nay hành vi tình dục của con người ngày càng đa dạng, không chỉ nhằm mục đích sinh sản mà còn nhằm đem lại những khoái cảm bằng nhiều hình thức khác nhau Vì thế, hành vi tình dục không chỉ diễn ra ở bộ phận sinh dục mà còn có thể diễn ra ở bộ phận khác trên cơ thể” 6 Do đó, xuất phát từ mục đích bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về tình dục không nên bó hẹp khái niệm giao cấu ở “sự cọ sát dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ ” vì trong các trường hợp như nam giới đưa dương vật vào miệng hoặc hậu môn của nữ giới hoặc trường hợp nam giới đưa miệng, tay, vật thể vào âm hộ hoặc hậu môn của phụ nữ thì quyền bất khả xâm phạm về tình dục của nữ giới cũng đã bị xâm hại Trong nhiều trường hợp hành vi của người phạm tội về bản chất đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về tình dục của nạn nhân, khiến nạn nhân tổn thương sâu sắc nhưng lại không bị xử lý hình sự hoặc bị xử lý về tội nhẹ hơn tội hiếp dâm

“Thực tế ở Việt Nam đã xảy ra trường hợp nam giới dùng vũ lực có hành vi đưa dụng cụ tình dục, tay vào âm đạo nạn nhân trái ý muốn của nạn nhân nhưng lại xử

về tội làm nhục người khác trong khi thực chất hành vi này là phạm tội hiếp dâm theo quy định của nhiều nước trên thế giới”7 Như vậy, rõ ràng việc quy định nội

5 Tòa án nhân dân tối cao, Hệ thống hóa các văn bản về hình sự, Hà Nội, năm 1975, trang 389

6 Bùi Thị Quyên, Bàn về một số dấu hiệu pháp lý của tội hiếp dâm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 12/2013, tr28-36

Trang 20

hàm của hành vi giao cấu theo cách hiểu truyền thống như hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn, dẫn đến việc xử lý chưa nghiêm minh, bỏ lọt tội phạm Cho nên, theo tác giả cần coi những trường hợp nêu trên thuộc nội hàm của giao cấu và khái niệm giao cấu cần phải được mở rộng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của tình hình tội phạm hiện này Mặt khác, chuẩn mực quốc tế khi đề cập đến tội hiếp dâm cũng như tội hiếp dâm trẻ em cũng xác định giao cấu theo nghĩa rộng Công ước của Hội đồng Châu Âu đã mô tả về hành vi giao cấu của tội hiếp dâm cũng như tội hiếp dâm trẻ em là: hành vi thực hiện một cách có chủ ý thuộc một trong các trường hợp: “a) ép buộc quan hệ tình dục bằng cách thâm nhập âm đạo, hậu môn hay bằng miệng của người khác bằng bất kì bộ phận nào của cơ thể hay bằng bất kì vật thể nào mà không được sự đồng ý của nạn nhân, b)ép buộc thực hiện quan hệ tình dục với người khác mà không được sự đồng ý của họ, c) ép buộc người khác quan

hệ tình dục với người thứ ba mà không có sự đồng ý của người đó.”8

Hành vi giao cấu chỉ bị coi là phạm tội hiếp dâm khi được thực hiện trái với

ý muốn của nạn nhân Thái độ trái ý muốn xảy ra khi người phụ nữ không chấp nhận sự giao cấu hoặc hành vi giao cấu xảy ra không có ý muốn của người phụ nữ ( họ đang trong tình trạng không thể biểu lộ ý chí đúng đắn) Biểu hiện của thái độ trái ý muốn là người phụ nữ chống cự, khóc lóc, van xin, kêu cứu… Vấn đề đặt ra

là thái độ trái ý muốn của người phụ nữ xảy ra vào thời điểm nào thì hành vi giao cấu của nam giới bị coi là phạm tội hiếp dâm? Hiện chưa có một văn bản pháp luật

nào ở nước ta quy định về vấn đề này “Ở một số nước như Anh, Australia, Xcolen,

xứ Uên, pháp luật quy định rõ thái độ trái ý muốn của người phụ nữ phải xảy ra trước khi có hành vi giao cấu Nếu người đàn ông đang giao cấu, người phụ nữ mới biểu lộ thái độ trái ý muốn thì trường hợp này người đàn ông không phạm tội

7 Dương Tuyết Miên, Bình luận về các tội phạm về tình dục trong chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người trong dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi), Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên

Sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự/2015, tr.131.

8 “Nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ”, Tài liệu do UN Women và UNODC phát

hành, Bản tiếng Việt, tháng 12/2014.

Trang 21

hiếp dâm, vì thái độ trái ý muốn của người phụ nữ không phải là trái ý muốn thực sự” 9 Tác giả đồng ý với ý kiến trên Hành vi giao cấu chỉ bị coi là trái ý muốn nạn

nhân khi người phụ nữ thể hiện thái độ trái ý muốn trước khi nam giới thực hiện hành vi này Như vậy mới thể hiện được thái độ trái ý muốn thực sự của người phụ

nữ

Lỗi của người phạm tội hiếp dâm là lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội biết hành vi giao cấu của mình là trái với ý muốn của người phụ nữ nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó bằng việc sử dụng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng

vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác

Trong thực tiễn áp dụng luật hình sự đã từng có một số vụ án gây tranh luận của giới chuyên môn liên quan đến việc giao cấu trái ý muốn người chuyển giới bằng một trong các thủ đoạn nói trên Tác giả xin nêu vụ án điển hình Nguyễn Văn Tình, Phạm Văn Ánh và Lê Quang Toản sau khi nhậu xong trở về nhà thì đã 11h30 đêm Đến khu vực ngoại ô của thành phố Đồng Hới, bọn chúng nhìn thấy một phụ nữ đang đi một mình vừa đi vừa khóc Cả ba tên đã bắt người phụ nữ lên

xe máy đưa đến cánh đồng vắng và dùng vũ lực thay nhau làm nhục nạn nhân, mặc cho nạn nhân khóc lóc, van xin Sau đó, bọn chúng để mặc nạn nhân một mình trên cánh đồng vắng và bỏ đi Sau đó, nạn nhân đã đến đồn công an trình báo Cơ quan điều tra xác minh nạn nhân gốc là nam giới nhưng đã phẫu thuật chuyển giới (giấy

tờ vẫn tên là nam giới, nhưng cơ thể thì đã phẫu thuật chuyển giới) Cơ quan điều tra cũng đã tìm hiểu và đã xác minh ba tên Tình, Ánh và Toản khi xâm hại tình dục nạn nhân, bọn chúng đều không biết nạn nhân gốc là nam giới mà vẫn nghĩ đó là phụ nữ (nạn nhân có âm đạo nhân tạo)10 Vụ án này dẫn đến tranh luận giữa các cơ quan tiến hành tố tụng

9 Dương Tuyết Miên, Về các tội phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 6/1998, tr47

10 “Hiếp dâm tập thể người chuyển giới, 5 năm vẫn chưa xử được”, tại nguồn dam-tap-the-nguoi-chuyen-gioi-5-nam-chua-xu-duoc-3051427/ truy cập ngày 15/7/2016

Trang 22

http://baodatviet.vn/phap-luat/hiep-Quan điểm thứ nhất cho rằng, do nạn nhân trên giấy tờ thể hiện là nam giới, gốc gác là nam giới, do vậy, không xử lí hình sự ba tên Tình, Ánh và Toản về tội hiếp dâm được vì nạn nhân của tội này phải là nữ giới.

Quan điểm thứ hai cho rằng vẫn xử lí hình sự ba tên Tình, Ánh, Toản được

vì cả 3 tên này khi xâm hại tình dục nạn nhân đã sử dụng thủ đoạn dùng vũ lực và giao cấu trái ý muốn nạn nhân, 3 tên này khi giao cấu trái ý muốn nạn nhân vẫn nghĩ rằng đó là phụ nữ, không biết đó là người chuyển giới

Tác giả đồng ý với quan điểm thứ hai bởi lẽ, trong khoa học luật hình sự có

đề cập đến trường hợp chưa đạt vô hiệu “Chưa đạt vô hiệu là trường hợp phạm tội chưa đạt mà nguyên nhân khách quan của việc chưa đạt gắn với công cụ, phương tiện, với đối tượng tác động của tội phạm”11 Trường hợp chưa đạt vô hiệu có liên quan đến đối tượng tác động của tội phạm thực chất là trường hợp sai lầm về đối tượng tác động Đó là trường hợp đối tượng tác động không có tính chất hoặc đặc điểm nhất định mà người phạm tội tưởng lầm là có Trường hợp nói trên, ba tên Tình, Ánh, Toản khi xâm hại nạn nhân đã lầm tưởng nạn nhân là phụ nữ và bọn chúng đã giao cấu trái ý muốn với nạn nhân bằng thủ đoạn dùng vũ lực, bọn chúng không biết nạn nhân là nam giới đã làm phẫu thuật chuyển giới Bọn chúng đã lầm tưởng nạn nhân là phụ nữ thực sự (do đặc điểm cơ thể của người chuyển giới từ nam sang nữ giống như phụ nữ thực sự), do vậy, phải xác định 3 tên Tình, Ánh, Toản phạm tội hiếp dâm mới đúng (thuộc trường hợp chưa đạt vô hiệu) Vì vậy,

tác giả đồng tình với quan điểm: “Các bị can đã nhầm đối tượng tác động Trong ý chí chủ quan của các bị can đã xác định nạn nhân là nữ nên mới hiếp ” 12

*Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 BLHS)

11 Trường ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, NXB Công an nhân dân, năm 2006, trang

159.

12 “Hiếp dâm tập thể người chuyển giới, 5 năm vẫn chưa xử được”, tại nguồn dam-tap-the-nguoi-chuyen-gioi-5-nam-chua-xu-duoc-3051427/ truy cập ngày 15/7/2016

Trang 23

http://baodatviet.vn/phap-luat/hiep-Căn cứ theo khoản 1 Điều 112 và Điều 111 BLHS có thể hiểu tội hiếp dâm trẻ em là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ hoặc lợi dụng tình trạng không có khả năng thể hiện ý chí đúng đắn của trẻ em dưới 13 tuổi để giao cấu với họ.

Tội hiếp dâm trẻ em xâm hại đến quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ là quyền bất khả xâm phạm về tình dục, danh dự, nhân phẩm của trẻ em Đồng thời, hành vi hiếp dâm trẻ em còn xâm phạm đến sự phát triển bình thường về tâm sinh

lý của trẻ em, làm băng hoại các giá trị đạo đức xã hội, gây nên sự bất bình trong nhân dân Ngoài ra, hành vi hiếp dâm trẻ em còn có thể gây ra những tổn thương

về sức khỏe và có trường hợp có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ

Tội hiếp dâm trẻ em là một trường hợp đặc biệt của tội hiếp dâm Trước đây, tội hiếp dâm trẻ em là một khung tăng nặng của tội hiếp dâm nhưng sau đó được nhà làm luật tách ra thành tội độc lập nhằm thể hiện chính sách hình sự nghiêm khắc đối với hành vi phạm tội này cũng như nhằm bảo vệ trẻ em được tốt hơn, vì lẽ

đó, BLHS năm 1999 đã không mô tả lại dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm trẻ em tại Điều 112 Vì vậy, khi nghiên cứu về tội phạm này, những điểm giống nhau với tội hiếp dâm tác giả sẽ không trình bày lại mà chỉ tập trung phân tích điểm khác biệt của tội hiếp dâm trẻ em so với tội hiếp dâm Điểm khác biệt lớn nhất của hai tội này đó là về đối tượng tác động

Đối tượng tác động của tội hiếp dâm trẻ em là trẻ em gái dưới 16 tuổi, còn đối tượng tác động của tội hiếp dâm là phụ nữ, tức là người từ đủ 16 tuổi trở lên Điều 112 BLHS đã chia nạn nhân của tội hiếp dâm trẻ em làm hai trường hợp, cụ thể:

+ Đối với trường hợp đối tượng bị xâm hại tình dục là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Điều 112 BLHS năm 1999 quy định: “Người nào hiếp dâm trẻ

em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị ” Mặc dù, Điều luật không quy định rõ

Trang 24

nhưng ở đây có thể hiểu người phạm tội đã có hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác Như vậy, BLHS hiện hành quy định thái độ của trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với hành vi giao cấu của người phạm tội là “trái ý muốn” và quy định này giống với hành vi phạm tội ở tội hiếp dâm.

Ví dụ: Nhờ quen biết nên Sáng xin được số điện thoại của My (15 tuổi), mục đích để rủ My đi chơi Khoảng 21 giờ 30 phút Sáng rủ My ra bờ ao chơi, My đồng

ý Ngồi nói chuyện một lúc, Sáng quay lại ôm My, My giằng co với Sáng, van xin Sáng bỏ ra và cho My về Nhưng Sáng không nghe rồi vật My xuống bên đường

cạnh đống rơm của thôn Hưng Nông và hiếp dâm My (Bản án số 01/2014/HSST ngày 10/01/2014 của Tòa án nhân dân huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội)

+ Đối với trường hợp đối tượng bị xâm hại tình dục là trẻ em dưới 13 tuổi: khoản 4 Điều 112 BLHS quy định: “Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ

13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em…” Như vậy, có nghĩa là bất kể hành vi giao

cấu với trẻ em dưới 13 tuổi cho dù nạn nhân có trái ý muốn hay được sự đồng ý của nạn nhân đều coi là hành vi hiếp dâm trẻ em Quy định này xuất phát từ cơ sở khoa học cho rằng ở độ tuổi dưới 13 tuổi, trẻ em nhận thức còn non nớt, chưa có khả năng biểu hiện ý chí đúng đắn, dễ bị người khác lợi dụng, lôi kéo, rủ rê Do đó,

có thể coi đây là một thủ đoạn của tội hiếp dâm trẻ em – thủ đoạn lợi dụng tình trạng không thể biểu lộ ý chí đúng đắn của người dưới 13 tuổi Quy định của Điều luật cho thấy rằng hành vi giao cấu đối với nạn nhân càng nhỏ tuổi thì tính nguy hiểm cho xã hội càng lớn và pháp luật cần phải bảo vệ một cách nghiêm khắc hơn

Ví dụ: Do là bạn thân nên Nguyễn Văn Điệp thường đến nhà Hoàng Văn Thắng chơi và ngủ lại qua đêm Từ đó, giữa Điệp và cháu Hoàng Thị Hạnh (12 tuổi, cháu của Thắng) nảy sinh tình cảm Cuối tháng 8/2015, khi đến nhà bạn chơi, thấy Hạnh ở nhà một mình nên Điệp nảy sinh ý định giao cấu và đã dụ dỗ Hạnh

Trang 25

vào phòng và đồng ý cho Điệp quan hệ tình dục Sau lần đó, Điệp tiếp tục quan hệ

tình dục với cháu Hạnh thêm nhiều lần nữa (Bản án HSTT số 94/2015 ngày 14/12/2015 của tòa án nhân dân tỉnh Đắc Lắc).

Người phạm tội thực hiện hành vi hiếp dâm trẻ em với lỗi cố ý trực tiếp Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, việc xác định, chứng minh ý thức chủ quan của người phạm tội hiếp dâm trẻ em đối với trường hợp trẻ em ở lứa tuổi giáp ranh giữa trẻ em và người thành niên còn phức tạp Cụ thể, ở độ tuổi này nhiều em gái đã dậy thì nên có bề ngoài cao lớn như thanh niên, xử sự giống người lớn Mặt khác, bản thân nạn nhân có thể cố tình che giấu độ tuổi thật của mình làm cho người phạm tội lầm tưởng là người đã thành niên và thực hiện hành vi giao cấu với các em Do vậy, quá trình áp dụng luật đòi hỏi các cán bộ áp dụng luật phải nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án, nắm vững quy định của luật để đảm bảo áp dụng chính xác

Tóm lại, qua việc nghiên cứu dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm, tội hiếp

dâm trẻ em theo quy định tại Điều 111, Điều 112 BLHS năm 1999, tác giả nhận thấy vẫn còn tồn tại bất cập Cụ thể:

Thứ nhất, nội hàm của giao cấu hiện nay còn quá hẹp và chỉ hiểu theo cách truyền thống “giao cấu là sự cọ sát dương vật vào bộ phận sinh dục của người phụ nữ ” Do quan niệm về nội hàm của giao cấu quá hẹp nên đã dẫn đến hệ lụy là

nhiều trường hợp, hành vi của người phạm tội về bản chất là phạm tội hiếp dâm nhưng lại không bị xử lý hình sự về tội này hoặc bị xử lý về tội nhẹ hơn Do xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu với văn hóa phương Tây ngày càng mở rộng thì hành vi giao cấu ở Việt Nam ngày càng đa dạng, phức tạp, vì vậy, để đảm bảo xử lí hình sự nghiêm minh thì nội hàm của giao cấu cần được mở rộng và quy định cụ thể ngay trong luật Qua đó, góp phần quan trọng trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm về tình dục, nhằm giảm đáng kể tội phạm này, tránh bỏ lọt tội phạm

Thứ hai, nhà làm luật không mô tả dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm trẻ em

trong Điều 112 mà trên thực tế, nội dung này được hiểu và áp dụng giống như ở tội

Trang 26

hiếp dâm Tuy nhiên, để thuận lợi cho cơ quan áp dụng luật và đảm bảo nguyên tắc

“công khai, minh bạch” trong quy định, nhà làm luật cần mô tả rõ dấu hiệu định tội của tội này trong Điều 112, không nên hành văn chung chung như quy định của BLHS hiện hành

1.1.2 Đường lối xử lý đối với tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em

*Đường lối xử lý đối với tội hiếp dâm

Thể hiện đường lối xử lý đối với tội hiếp dâm, BLHS quy định 4 khung hình phạt khác nhau được phép áp dụng cho tội này với mức hình phạt thấp nhất là 02 năm tù và hình phạt cao nhất là tù chung thân

Khung cơ bản có 2 mức Mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng và nạn nhân là người thành niên Mức phạt tù từ 5 năm đến 10 năm được áp dụng cho trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng và nạn nhân là người chưa thành niên (đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi)

Khung tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 7 năm đến 15 năm Khung này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau:

- Phạm tội có tổ chức (điểm a khoản 2 Điều 111 BLHS)

Đây là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm Trong trường hợp hiếp dâm này, tất cả những người đồng phạm đều bị áp dụng tình tiết tăng nặng định khung này Tuy nhiên, TNHS đối với mỗi người lại phụ thuộc vào vai trò và hành vi của họ trong vụ án

- Phạm tội đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh (điểm b khoản 2 Điều 111BLHS)

Đây là trường hợp phạm tội mà giữa người phạm tội và nạn nhân có quan

hệ đặc biệt với nhau Trong đó, người phạm tội là người có trách nhiệm chăm sóc,

Trang 27

giáo dục, chữa bệnh cho nạn nhân Trách nhiệm này phát sinh do những cơ sở pháp

lí khác nhau như: người được cơ quan, tổ chức xã hội hoặc họ hàng thân thích giao trách nhiệm chăm sóc nạn nhân về ăn uống, sinh hoạt, vệ sinh cá nhân; thầy giáo, người làm công tác giáo dục, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân… Tuy nhiên không phải trường hợp phạm tội hiếp dâm nào mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh đều áp dụng tình tiết này mà chỉ được áp dụng tình tiết khi hành vi phạm tội của người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh đã lợi dụng việc chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh để hiếp dâm người được chăm sóc, được giáo dục, được chữa bệnh Nếu hành vi hiếp dâm không liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì không thuộc trường hợp này

- Nhiều người hiếp một người (điểm c khoản 2 Điều 111 BLHS)

Đây là trường hợp đồng phạm hiếp dâm trong đó có nhiều người có hành vi giao cấu trái ý muốn với cùng một nạn nhân Trong một vụ đồng phạm, nếu có từ hai người trở lên cùng giao cấu trái với ý muốn với một nạn nhân thì áp dụng tình tiết nhiều người hiếp một người; còn nếu có sự phân công chặt chẽ giữa nhiều người như: người bịt mồm, người giữ chân tay, người thực hiện hành vi giao cấu với nạn nhân thì áp dụng tình tiết phạm tội có tổ chức Quy định tình tiết này trong khung tăng nặng là cần thiết Bởi lẽ, do có nhiều người cùng thực hiện hành vi giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân nên không những xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nạn nhân mà còn có khả năng gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của nạn nhân

- Phạm tội nhiều lần (điểm d khoản 2 Điều 111 BLHS)

Xét về mặt lý luận, phạm tội nhiều lần là phạm cùng một tội từ hai lần trở lên trong đó mỗi lần đều thỏa mãn CTTP và chưa lần nào bị đưa ra xét xử Trường hợp người phạm tội đã phạm tội nhiều lần mà nạn nhân ở những lần phạm tội khác nhau là khác nhau thì áp dụng cả hai tình tiết định khung tăng nặng: đối với nhiều người và phạm tội nhiều lần

Trang 28

- Đối với nhiều người (điểm đ khoản 2 Điều 111 BLHS)

Đây là tình tiết định khung tăng nặng mới được quy định trong BLHS năm

1999 Phạm tội đối với nhiều người là trường hợp người phạm tội thực hiện hành

vi hiếp dâm từ hai nạn nhân trở lên và những lần phạm tội đó đều chưa bị đưa ra xét xử Nếu một người phạm tội thực hiện hành vi hiếp dâm với hai người trở lên

và tất cả các nạn nhân chỉ bị xâm hại một lần thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung tăng nặng này Nếu có nạn nhân bị xâm hại một lần, có nạn nhân bị xâm hại nhiều lần, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về cả hai tình tiết tăng nặng là “phạm tội nhiều lần” và “phạm tội đối với nhiều người”

- Có tính chất loạn luân (điểm e khoản 2 Điều 111 BLHS)

Tình tiết hiếp dâm “có tính chất loạn luân” được áp dụng khi giữa người phạm tội và nạn nhân có quan hệ cùng dòng máu về trực hệ hoặc có quan hệ là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha Việc quy định tình tiết này trong khung tăng nặng là cần thiết Bởi lẽ, về mặt xã hội thì hành vi quan hệ sinh lý giữa những người này là hành vi đi ngược lại đạo đức, luân

lý, truyền thống, lễ giáo, là biểu hiện của sự suy đồi nghiêm trọng về đạo đức… nên bị xã hội kịch liệt lên án Đồng thời hành vi hiếp dâm còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, tinh thần của nạn nhân

Tuy nhiên, theo tác giả việc sử dụng thuật ngữ “có tính chất loạn luân” như

BLHS hiện hành là chưa chuẩn xác vì chưa mô tả rõ lỗi của người phạm tội Quy định này, có thể dẫn đến cách hiểu là người phạm tội có thể không biết đến mối quan hệ huyết thống này mà phạm tội Theo khoa học luật hình sự, đối với các tội

có CTTP hình thức, lỗi của người phạm tội phải là lỗi cố ý trực tiếp Hơn nữa, việc

áp dụng biện pháp TNHS đối với người phạm tội chỉ có ý nghĩa khi người đó biết giữa họ và nạn nhân có quan hệ huyết thống Do đó, tác giả cho rằng nên sửa tình tiết “có tính chất loạn luân” thành “Biết là loạn luân mà vẫn phạm tội” như vậy

Trang 29

mới thể hiện rõ lỗi của người phạm tội trong trường hợp này chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp đồng thời đảm bảo sự phù hợp giữa quy định của BLHS và thực tiễn xét xử.

- Làm nạn nhân có thai (điểm g khoản 2 Điều 111 BLHS)

Tình tiết này đòi hỏi việc nạn nhân mang thai phải là kết quả của việc giao cấu giữa nạn nhân với người phạm tội, tức là có mối quan hệ nhân quả giữa hành

vi giao cấu và hậu quả nạn nhân có thai Nếu nạn nhân tuy bị hiếp dâm nhưng việc nạn nhân mang thai đó là kết quả của việc giao cấu với người khác thì người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tình tiết này

- Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% (điểm h khoản 2 Điều 111 BLHS)

Căn cứ để áp dụng tình tiết tăng nặng này là kết quả giám định thương tật của nạn nhân do Hội đồng giám định pháp y kết luận Trong trường hợp này, cần xác định rằng lỗi của người phạm tội đối với hậu quả gây thương tích là lỗi vô ý Nếu trước hoặc trong khi phạm tội hiếp dâm, người phạm tội còn cố ý gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân thì ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (khoản 2 Điều 111 BLHS) họ còn bị truy tố thêm về “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều 104 BLHS)

- Tái phạm nguy hiểm (điểm i khoản 2 Điều 111 BLHS)

Người phạm tội hiếp dâm bị coi là tái phạm nguy hiểm nếu đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội hoặc đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội hiếp dâm Đối với tội hiếp dâm cũng như đối với một số tội phạm khác, nếu thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nặng hơn trường hợp không phải tái phạm nguy hiểm

Trang 30

Việc quy định phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là một tình tiết tăng nặng là hợp lý bởi lẽ tái phạm nguy hiểm chứng tỏ người phạm tội không chịu phục thiện, khó cải tạo, ngoan cố, cũng như thể hiện ý thức coi thường kỷ cương pháp luật, cần phải có thời gian cải tạo dài hơn mới có tác dụng giáo dục và phòng ngừa tội phạm.

Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân Khung này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau:

- Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên (điểm a khoản 3 Điều 111 BLHS)

Tương tự như quy định tại điểm h khoản 2, tình tiết này chỉ khác về tỷ lệ thương tật, trường hợp này nặng hơn (61% trở lên) và người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điểm a khoản 3 Điều 111

- Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội (điểm b khoản 3 Điều 111 BLHS)

Đây là trường hợp từ kinh nghiệm của bản thân hoặc được cơ quan có thẩm quyền thông báo mà người phạm tội biết mình đã bị nhiễm HIV nhưng vẫn phạm tội hiếp dâm Điều đó có nghĩa, tình tiết định khung tăng nặng hình phạt này không được phép áp dụng khi người phạm tội không biết mình bị nhiễm HIV hoặc tuy biết mình bị nhiễm HIV nhưng không có ý thức lây truyền HIV cho nạn nhân (Ví

dụ như thực hiện biện pháp phòng tránh là dùng bao cao su) Theo đó, nên quy

định tình tiết này là: “biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn cố ý lây truyền cho người khác”.

- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát (điểm c khoản 3 Điều 111 BLHS)

Làm nạn nhân chết là trường hợp hiếp dâm gây ra hậu quả nạn nhân chết Lỗi của người phạm tội đối với hậu quả nạn nhân chết là lỗi vô ý Nếu người phạm tội gây ra hậu quả chết người với lỗi cố ý thì sẽ bị truy cứu TNHS về hai tội giết người và tội hiếp dâm Còn trường hợp làm nạn nhân tự sát là trường hợp do bị

Trang 31

hiếp dâm nên nạn nhân đã có hành vi tự tước đoạt tính mạng của mình Giữa việc

bị hiếp dâm và hành vi tự sát có mối quan hệ nhân quả với nhau Tình tiết này chỉ đòi hỏi nạn nhân có hành vi tự sát mà không đòi hỏi việc tự sát dẫn đến hậu quả nạn nhân chết

*Đường lối xử lý đối với tội hiếp dâm trẻ em

Thể hiện đường lối xử lý nghiêm khắc đối với người phạm tội hiếp dâm trẻ

em BLHS quy định 4 khung hình phạt khác nhau được phép áp dụng cho tội phạm này với mức hình phạt thấp nhất là 7 năm tù và hình phạt cao nhất là hình phạt tử hình

Khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 112 có mức phạt tù

từ 7 năm đến 15 năm

Khung tăng nặng thứ nhất được quy định tại khoản 2 Điều 112 có mức phạt

tù từ 12 năm đến 20 năm Khung này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau:

- Tái phạm nguy hiểm

Có thể thấy, các tình tiết định khung tăng nặng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 112 của tội hiếp dâm trẻ em được áp dụng tương tự như tội hiếp dâm

Khung tăng nặng thứ hai có mức phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình Khung này được áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết định khung tăng nặng sau:

- Có tổ chức;

Trang 32

- Nhiều người hiếp một người;

- Phạm tội nhiều lần;

- Phạm tội đối với nhiều người;

- Gây tổn hại cho sức khỏe nạn nhân với tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

- Người phạm tội biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát

Qua đây có thể thấy, các tình tiết: phạm tội có tổ chức; nhiều người hiếp một người; phạm tội nhiều lần; phạm tội đối với nhiều người được quy định tại khoản 2 Điều 111 tội hiếp dâm có mức hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm tương ứng với loại tội rất nghiêm trọng Còn ở tội hiếp dâm trẻ em những tình tiết này được quy định tại khoản 3 Điều 112 có khung hình phạt từ 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình tương ứng với loại tội đặc biệt nghiêm trọng

Như vậy, có thể thấy, tội hiếp dâm trẻ em có đường lối xử lý nghiêm khắc hơn so với tội hiếp dâm Điều này thể hiện quan điểm nhất quán của Nhà nước ta trong việc bảo vệ trẻ em trước tệ nạn xâm phạm tình dục

Tóm lại, qua nghiên cứu đường lối xử lý của tội hiếp dâm và tội hiếp dâm

trẻ em, tác giả nhận thấy, các tình tiết tăng nặng được quy định trong hai Điều luật

đã góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh và phòng chống các tội phạm về tình dục nói chung và hai tội phạm này nói riêng Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số vướng mắc nhất định:

+ Đối với đường lối xử lý của tội hiếp dâm:

Thứ nhất, việc BLHS hiện hành sử dụng thuật ngữ “có tính chất loạn luân”

là chưa chuẩn xác, chưa rõ ràng vì quy định như vậy chưa mô tả rõ lỗi của người phạm tội Từ đó, dẫn đến những cách hiểu khác nhau trong việc vận dụng tình tiết này (Đối với cả tội hiếp dâm trẻ em)

Trang 33

Thứ hai, BLHS cần quy định chi tiết hơn đối với tình tiết “biết mình bị

nhiễm HIV mà vẫn phạm tội” Cụ thể, nên sửa đổi là “biết mình bị nhiễm HIV mà

cố ý lây truyền HIV cho người khác” (Đối với cả tội hiếp dâm trẻ em)

+ Đối với đường lối xử lý của tội hiếp dâm trẻ em:

Thứ nhất, đối với tình tiết phạm tội “đối với nhiều người” nhà làm luật nên

quy định rõ, tránh hiểu sai, tình tiết này nên sửa lại là “phạm tội đối với nhiều trẻ em” Bởi nếu người phạm tội hiếp dâm hai nạn nhân nhưng có một nạn nhân đã đủ

16 tuổi và một nạn nhân dưới 16 tuổi thì không thể áp dụng tình tiết này mà sẽ bị

xử lý về hai tội riêng biệt

Thứ hai, mức phạt khởi điểm quy định tại khoản 4 thấp hơn mức phạt khởi

điểm quy định tại khoản 3 (mười hai năm so với hai mươi năm) và bằng với mức phạt khởi điểm quy định tại khoản 2 Điều này không hợp lý Vì, nếu theo đúng trật tự lô gíc thì hình phạt của khung 1 – khung cơ bản phải nhẹ hơn khung 2 (khung tăng nặng thứ nhất), hình phạt của khung 2 phải nhẹ hơn khung 3 (khung tăng tăng nặng thứ hai), hình phạt của khung 3 phải nhẹ hơn khung 4 (khung tăng nặng thứ ba), có như vậy thì khi áp dụng Điều 47 thì mới vận dụng được Do đó,

tác giả đồng ý với quan điểm cho rằng: “trong trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ được áp dụng Điều 47 của BLHS năm 1999 thì việc xác định mức án trong khung hình phạt liền kề của Điều 112 là rất bất hợp lý”.13 Do vậy, có thể thấy đây là một thiếu sót của BLHS năm 1999 quy định về tội phạm này

1.2 Tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 113, Điều 114 BLHS)

1.2.1 Dấu hiệu định tội của tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em

*Tội cưỡng dâm (Điều 113 BLHS)

13 Lê Quang Tiến, Bàn về tội “Hiếp dâm trẻ em” theo Điều 112 Bộ luật hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 18/2015,

tr.31.

Trang 34

Căn cứ quy định tại Điều 113 BLHS có thể hiểu “tội cưỡng dâm là hành vi

ép buộc bằng những thủ đoạn khác nhau khiến người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu” 14

Chủ thể của tội cưỡng dâm là chủ thể đặc biệt – đó là nam giới Nữ giới có thể phạm tội này trong trường hợp đồng phạm với vai trò tổ chức, xúi giục hoặc giúp sức

Hành vi khách quan của tội cưỡng dâm được mô tả tại khoản 1 Điều 113

BLHS: “Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu ” Như vậy, người

phạm tội có hành vi ép buộc bằng những thủ đoạn khác nhau như dọa tung ảnh nhạy cảm của nạn nhân lên internet hoặc dọa tố cáo việc làm phạm pháp của nạn nhân khiến người phụ nữ lệ thuộc mình hoặc người phụ nữ đang trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu

Ví dụ: Phạm Văn Tài (NS 1994) vốn là người yêu cũ của chị Phạm Thị Lan

Trước đó, vào năm 2010 khi cả hai yêu nhau lúc còn là sinh viên đại học, chị Lan

đã quan hệ tình dục với Tài và để cho Tài chụp ảnh “nhạy cảm” để làm kỷ niệm Tới tháng 3/2012 hai người chia tay, Tài ép buộc chị Lan phải quay lại nhưng chị

không đồng ý Từ đó trở đi, Tài liên tục đe dọa sẽ tung ảnh "nóng" của cả hai lên

mạng nếu không cho quan hệ tình dục khiến chị Lan sợ đành phải nghe theo Sau

đó, thấy không thể chịu được mãi, chị Lan tố cáo Ngày 1/5/2012, cơ quan công an

đã ập vào bắt quả tang Tài khi Tài hẹn chị Lan tới một nhà nghỉ trên địa bàn để đòi

quan hệ mới chịu xóa những bức ảnh "nóng" (Bản án số 123/HSST của Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An ngày 12/12/2012).

Đối tượng tác động của tội cưỡng dâm là phụ nữ - người có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội hoặc là người đang ở trong tình trạng quẫn bách

14 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Đại học Luật Hà Nội (tập 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010,

tr429.

Trang 35

Quan hệ lệ thuộc ở đây có thể là quan hệ lệ thuộc về mặt công tác như quan

hệ giữa thủ trưởng với nhân viên nữ, về mặt kinh tế như quan hệ giữa người nuôi dưỡng với người phụ nữ được nuôi dưỡng, giữa chủ doanh nghiệp với nữ công nhân, về mặt tín ngưỡng hay gia đình

Đang ở trong tình trạng quẫn bách là trường hợp người phụ nữ đang ở trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, tự mình không thể hoặc khó có thể khắc phục được

mà đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của người khác như trường hợp người thân trong gia đình bị mặc bệnh hiểm nghèo khi hoàn cảnh lại đang túng thiếu nghiêm trọng…

Người phạm tội đã lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc hoàn cảnh có khó khăn đặc biệt nói trên để khống chế tư tưởng của nạn nhân, buộc họ phải miễn cưỡng giao cấu

Lỗi của người phạm tội cưỡng dâm là lỗi cố ý trực tiếp Chủ thể đã nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, nhưng vẫn mong muốn thực hiện

Qua việc phân tích dấu hiệu định tội của tội hiếp dâm và cưỡng dâm ở trên,

có thể phân biệt tội cưỡng dâm và tội hiếp dâm như sau:

Thứ nhất, về đối tượng tác động (nạn nhân) Đối với tội hiếp dâm thì nạn

nhân là bất kì người phụ nữ nào, còn đối với tội cưỡng dâm thì nạn nhân tuy là phụ

nữ nhưng phải là người phụ nữ có quan hệ lệ thuộc với người phạm tội hoặc người phụ nữ đang ở trong tình trạng quẫn bách

Thứ hai, về thái độ tâm lý của nạn nhân Đối với tội hiếp dâm, thái độ của

nạn nhân đối với hành vi giao cấu là “trái ý muốn”, còn ở tội cưỡng dâm thái độ của nạn nhân đối với việc giao cấu là “miễn cưỡng”

Thứ ba, về thủ đoạn phạm tội Đối với tội hiếp dâm, người phạm tội dùng vũ

lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác để giao cấu trái ý muốn nạn nhân Trong khi đó, ở tội cưỡng dâm, người phạm tội đã dùng mọi thủ đoạn lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc

Trang 36

hoàn cảnh quẫn bách của nạn nhân để khống chế tư tưởng, buộc họ phải miễn cưỡng giao cấu.

*Tội cưỡng dâm trẻ em

BLHS năm 1999 quy định tội cưỡng dâm trẻ em tại Điều 114 Căn cứ vào

quy định tại Điều 113 và Điều 114 có thể hiểu cưỡng dâm trẻ em là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đang lệ thuộc vào mình hoặc đang trong tình trạng quẫn bách phải chịu sự giao cấu miễn cưỡng.

Vì đây là trường hợp đặc biệt của tội cưỡng dâm cho nên ở tội cưỡng dâm trẻ em chỉ có điểm khác nhau cơ bản đó là về đối tượng tác động Đối tượng tác động của tội cưỡng dâm trẻ em là những trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi Các

em có thể là người bị lệ thuộc vào người phạm tội về mặt vật chất hay tinh thần như trò lệ thuộc thầy, bệnh nhân lệ thuộc bác sỹ, người làm thuê lệ thuộc chủ thuê họ cũng có thể là người đang trong tình trạng quẫn bách như trong tình trạng lang thang, không nơi nương tựa đói khát; bố mẹ ốm nặng không có tiền đóng viện phí Khi rơi vào tình trạng này các em không còn sáng suốt lựa chọn một xử sự phù hợp Trong khi đó, nạn nhân của tội cưỡng dâm là những người từ đủ 16 tuổi trở lên có quan hệ lệ thuộc hoặc đang trong tình trạng quẫn bách Đồng thời, so với tội hiếp dâm trẻ em thì đối tượng tác động của tội cưỡng dâm trẻ em là hẹp hơn vì trường hợp trẻ em dưới 13 tuổi không thuộc đối tượng của tội cưỡng dâm trẻ em

mà bất kỳ hành vi giao cấu trong trường hợp này đều cấu thành tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 4 Điều 112 BLHS

Khoản 1 Điều 114 BLHS quy định: “Người nào cưỡng dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị ” Như vậy hành vi khách quan của tội cưỡng dâm trẻ

em không được mô tả rõ trong Điều luật mà được áp dụng tương tự như Điều 113

về tội cưỡng dâm Căn cứ theo khoản 1 Điều 113 và Điều 114 BLHS có thể hiểu hành vi khách quan của tội cưỡng dâm trẻ em là hành vi của người phạm tội giao cấu với nạn nhân bằng thủ đoạn lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc tình trạng quẫn

Trang 37

bách của nạn nhân để dụ dỗ, mua chuộc, đe dọa Bằng thủ đoạn này người phạm tội khống chế tư tưởng của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chấp nhận miễn cưỡng giao cấu.

Ví dụ: Lê Văn Yến ngụ tại huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre Yến đã đe dọa con

gái (cháu Lê Thanh Thùy) nếu không cho quan hệ tình dục sẽ đuổi đi, không nuôi dưỡng nữa và sẽ không chu cấp tiền đi học Do sợ cảnh sống lang thang lại bị thôi học, cháu Thùy đã đồng ý Từ tháng 3/2012 – 2/2014, Yến khống chế con gái quan

hệ tình dục tại nhà tổng cộng 11 lần (Theo bản án số 55/HSST ngày 10/7/2014 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre) Trong vụ án này, Yến đã lợi dụng nạn nhân đang

lệ thuộc mình về quan hệ nuôi dưỡng để ép buộc nạn nhân miễn cưỡng chịu sự giao cấu

Khác với hành vi hiếp dâm trẻ em, hành vi khống chế tư tưởng bằng cách lợi dụng quan hệ lệ thuộc hoặc tình trạng quẫn bách ở tội cưỡng dâm trẻ em chưa thực

sự làm nạn nhân khiếp sợ đến mức bị tê liệt ý chí mà ở đây họ vẫn còn có khả năng kháng cự; còn ở tội hiếp dâm trẻ em, hành vi đe dọa làm cho ý chí kháng cự của trẻ

em bị tê liệt hoàn toàn (trừ trường hợp nạn nhân dưới 13 tuổi thì nạn nhân có thể thuận tình)

Tóm lại, qua nghiên cứu dấu hiệu định tội của Điều 113 về tội cưỡng dâm,

Điều 114 về tội cưỡng dâm trẻ em của BLHS hiện hành, tác giả nhận thấy về cơ bản các quy định này đã đáp ứng được thực tiễn Tuy nhiên, bên cạnh đó, những quy định này của BLHS năm 1999 vẫn còn bất cập Cụ thể:

+ Nội hàm giao cấu của hai tội này vẫn được hiểu là “giao cấu truyền thống” (như tác giả đã trình bày ở phần viết về tội hiếp dâm) Do đó, tác giả cho rằng, tương tự như tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em thì nội hàm khái niệm giao cấu của hai tội này nên được sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng, có như vậy mới đảm bảo không bỏ lọt tội phạm, đảm bảo xử lí hình sự nghiêm minh đối với tội này

Trang 38

+ Thứ hai, tương tự như tội hiếp dâm trẻ em, đối với tội giao cấu với trẻ em,

nhà làm luật không mô tả dấu hiệu định tội của tội cưỡng dâm trẻ em trong Điều

114 mà trên thực tế, nội dung này được hiểu và áp dụng giống như ở tội cưỡng dâm Do vậy, để thuận lợi cho cơ quan áp dụng luật và đảm bảo nguyên tắc “công khai, minh bạch” trong quy định, nhà làm luật cần mô tả rõ dấu hiệu định tội của tội cưỡng dâm trẻ em ngay trong Điều 114

1.2.2 Đường lối xử lý đối với tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em

*Đường lối xử lý đối với tội cưỡng dâm

Thể hiện đường lối xử lý đối với tội cưỡng dâm BLHS quy định 4 khung hình phạt khác nhau được phép áp dụng cho tội phạm này với mức hình phạt thấp nhất là 06 tháng tù và hình phạt cao nhất là 18 năm tù

Theo quy định tại Điều 105 BLTTHS 2003, thì người có hành vi cưỡng dâm chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như người bị hại có yêu cầu khởi tố, nếu đã khởi tố rồi mà trước ngày mở phiên toà, họ lại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp Viện kiểm sát, hoặc Toà án xét thấy cần thiết vẫn tiến hành tố tụng

Khung hình phạt cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 113 với mức hình phạt được áp dụng từ 06 tháng đến 5 năm

Khung tăng nặng thứ nhất của tội cưỡng dâm được quy định tại khoản 2 Điều 113 với mức hình phạt được áp dụng từ ba năm đến mười năm, nếu có một trong các tình tiết sau:

- Nhiều người cưỡng dâm một người;

- Cưỡng dâm nhiều lần;

- Cưỡng dâm nhiều người;

- Có tính chất loạn luân;

- Làm nạn nhân có thai;

Trang 39

- Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

- Tái phạm nguy hiểm

Các tình tiết này đều giống với các tình tiết quy định theo khoản 2 Điều 111 của tội hiếp dâm và được hiểu tương tự cho nên tác giả không trình bày lại nữa Tuy nhiên, tình tiết “phạm tội có tổ chức” và tình tiết “đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh” không được quy định trong tội cưỡng dâm Theo tác giả, tình tiết “phạm tội có tổ chức” cũng cần được quy định là tình tiết định khung tăng nặng của tội cưỡng dâm vì đây là trường hợp nguy hiểm cho xã hội hơn hẳn trường hợp thông thường, hơn nữa, thực tiễn cũng

đã xảy ra một số vụ có dấu hiệu này Nếu quy định đây là tình tiết định khung tăng nặng sẽ đảm bảo việc áp dụng luật sẽ thuận lợi hơn cho cơ quan tiến hành tố tụng, đồng thời đảm bảo việc xử lí nghiêm minh trên thực tế

Tình tiết định khung tăng nặng thứ hai của tội cưỡng dâm được quy định tại khoản 3 Điều 113 với mức hình phạt áp dụng từ 7 năm tù đến 18 năm tù Các tình tiết này bao gồm:

- Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

- Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát

Các tình tiết này cho phép áp dụng tương tự như ở tội hiếp dâm

Đối với trường hợp cưỡng dâm người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì áp dụng theo khoản 4 Điều 113 với mức hình phạt từ 3 năm tù đến

7 năm tù

*Đường lối xử lý đối với tội cưỡng dâm trẻ em

Thể hiện đường lối xử lý nghiêm khắc của tội cưỡng dâm trẻ em, BLHS quy định 3 khung hình phạt khác nhau được phép áp dụng với mức hình phạt thấp nhất

từ 05 năm tù và hình phạt cao nhất là tù chung thân

Trang 40

Khoản 1 Điều 114 BLHS quy định khung hình phạt cơ bản với mức hình phạt từ 05 năm tù đến 10 năm tù

Khung tăng nặng thứ nhất được quy định tại khoản 2 Điều 114 với mức hình phạt từ 07 năm tù đến 15 năm tù Bao gồm các tình tiết tăng nặng sau:

- Có tính chất loạn luân;

- Làm nạn nhân có thai;

- Gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

- Tái phạm nguy hiểm

Như vậy, so với khoản 2 Điều 113 BLHS năm 1999 về tội cưỡng dâm thì khoản 2 Điều 114 BLHS năm 1999 về tội cưỡng dâm trẻ em có mức hình phạt nghiêm khắc hơn mặc dù có cùng các tình tiết tăng nặng

Khung tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 Điều 114 với mức hình phạt từ 12 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân Bao gồm các tình tiết:

- Nhiều người cưỡng dâm một người;

- Phạm tội nhiều lần;

- Đối với nhiều người;

- Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;

- Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;

- Làm nạn nhân chết hoặc tự sát

Như vậy, các tình tiết “nhiều người cưỡng dâm một người”, “phạm tội nhiều lần”, “đối với nhiều người” được quy định tại khoản 2 Điều 113 BLHS với mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm thì đối với tội cưỡng dâm trẻ em các tình tiết này được quy định tại khung hình phạt tăng nặng thứ hai đó là khoản 3 Điều 114 BLHS với mức phạt từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân Bởi lẽ các tình tiết này được quy định tại khung tăng nặng cao hơn vì hành vi phạm tội đã xâm phạm đến đối tượng luôn được Nhà nước quan tâm và bảo vệ đó là trẻ em Việc nhiều người

Ngày đăng: 29/01/2019, 18:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Bùi Thị Quyên (2013), Tội hiếp dâm – so sánh giữa Bộ luật hình sự Việt Nam và Bộ luật hình sự một số nước, Luận văn Thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội hiếp dâm – so sánh giữa Bộ luật hình sự Việt Nam và Bộ luật hình sự một số nước
Tác giả: Bùi Thị Quyên
Năm: 2013
12. Lê Quang Tiến (2015), Bàn về tội “Hiếp dâm trẻ em” theo Điều 112 Bộ luật hình sự, Tạp chí Kiểm sát, số 18, tr.30-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về tội “Hiếp dâm trẻ em” theo Điều 112 Bộ luật hình sự
Tác giả: Lê Quang Tiến
Năm: 2015
13. Tài liệu do UN Women và UNDOC phát hành (2014), “Nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ”, Bản tiếng Việt, tháng 12/2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Nghiên cứu các chuẩn mực quốc tế về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ”
Tác giả: Tài liệu do UN Women và UNDOC phát hành
Năm: 2014
14. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, (1), Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2010
15. Tổng cục cảnh sát cục cảnh sát hình sự (2010), Bảo vệ trẻ em chống tội phạm bóc lột tình dục (Sổ tay cảnh sát), Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Bảo vệ trẻ em chống tội phạm bóc lột tình dục (Sổ tay cảnh sát)
Tác giả: Tổng cục cảnh sát cục cảnh sát hình sự
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2010
16. Tòa án nhân dân tối cao (1975), Hệ thống hóa các văn bản về hình sự, Hà Nội.Website Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w