1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển công nghiệp của tỉnh tuyên quang

120 283 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

Để làm được việc đó đòi hỏi sự đóng góp khôngngừng của các tỉnh, thành phố trong phát triển kinh tế, trước hết là công nghiệp.Tuy nhiên, thực trạng ngành công nghiệp ở Việt Nam nói chung

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN QUỐC TÍNH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

CỦA TỈNH TUYÊN QUANG

L L U U Ậ Ậ N N V V Ă Ă N N

T T H H Ạ Ạ C C S S Ĩ Ĩ K K I I N N H H

T T Ế Ế CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http : / / w w w l r c -

tn

u e d u v n /

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN QUỐC TÍNH

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

CỦA TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học: TS TRẦN MINH TUẤN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http : / / w w w l r c -

tn

u e d u v n /

Trang 3

Tôi xin đảm bảo nội dung nghiên cứu do bản thân thực hiện, dưới sự hướng

dẫn khoa học của TS Trần Minh Tuấn, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong

luận văn là trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ công trình khoa học khác

Tác giả xin chịu trách nhiệm về các kết quả nghiên cứu trong luận văn!

Thái Nguyên, tháng năm 2014

Tác giả

Nguyễn Quốc Tính

Trang 4

Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS Trần Minh Tuấn,

người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo sau đạihọc trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo mọi điềukiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành khóa học

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kếhoạch và Đầu tư, phòng Tổng hợp - Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang đã tạo điềukiện cho tôi trong việc thu thập số liệu phục vụ cho đề tài

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn

bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và cung cấp cho tôi những kinh nghiệm quý báu để tôi

có thể hoàn thành luận văn trong thời gian quy định

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Thái Nguyên, tháng năm 2014

Học viên

Nguyễn Quốc Tính

Trang 5

tn

u e d u v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Ý nghĩa khoa học của đề tài 2

5 Kết cấu luận văn .3

Chương 1: VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP 4

và phát triển công nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm về công nghiệp 4

1.1.2 Vai trò của ngành công nghiệp 5

1.1.3 Phân loại công nghiệp 7

1.1.4 Quan điểm phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam 8

1.2 Phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh 14

1.2.1.Nguyên tắc phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh 14

1.2.2 Các yếu tố tác động tới phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh 15

1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển công nghiệp 19

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở nước ngoài 19

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp trong nước 20

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Tỉnh Tuyên Quang 25

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

Trang 6

u e d u v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 26

2.2 Phương pháp nghiên cứu 26

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin/số liệu/tài liệu 26

2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 26

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 27

2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 27

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG 29

3.1 Đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang 38

3.1.1 Đánh giá các yếu tố điều kiện phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang 38

3.1.2 Nhóm nhân tố về quản lý nhà nước của chính quyền địa phương 48

3.1.3 Nhóm nhân tố về doanh nghiệp công nghiệp 68

3.2 Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang 29

3.2.1 Giá trị sản xuất công nghiệp 29

3.2.2 Kết quả thực hiện giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần 32

3.2.3 Kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh 34

3.2.4 Hiện trạng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh 36

3.3 Đánh giá về thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang 38

3.3.1 Những kết quả đạt được 79

3.3.2 Những tồn tại 80

3.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại 81

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA TỈNH TUYÊN QUANG 83

4.1 Phân tích mô hình SWOT về hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang 83

4.1.1 Điểm mạnh 83

4.1.2 Điểm yếu 83

4.1.3 Cơ hội 84

4.1.4 Thách thức 84

Trang 7

u e d u v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

5

4.2 Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 85

4.2.1 Ngành chế biến nông, lâm sản, thực phẩm 85

4.2.2 Ngành sản xuất vật liệu xây dựng 85

4.2.3 Ngành công nghiệp cơ khí, luyện kim 85

4.2.4 Ngành công nghiệp sản xuất điện, nước 85

4.2.5 Ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản 86

4.2.6 Ngành công nghiệp dệt may – da giày 86

4.2.7 Ngành công nghiệp thiết bị điện, điện tử 86

4.2.8 Ngành công nghiệp hóa chất 87

4.2.9 Quy hoạch khu, cụm công nghiệp 87

4.2.10 Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2015 88

4.3 Giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang 88

4.3.1 Giải pháp về vốn và thu hút đầu tư 88

4.3.2 Giải pháp về hoàn thiện chính sách 90

4.3.3 Giải pháp về xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp 91

4.3.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 92

4.3.5 Giải pháp về phát triển kỹ thuật - công nghệ 93

4.3.6 Giải pháp về thị trường 94

4.3.7 Giải pháp hoàn thiện nội dung quản lý Nhà nước và tổ chức thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước cấp Tỉnh 94

4.3.8 Giải pháp về môi trường 96

4.4 Kiến nghị 97

4.4.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 97

4.4.2 Kiến nghị đối với Tỉnh 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

Trang 9

tn

u e d u v n /

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006- 2010 43

Bảng 3.2 Số lượng doanh nghiệp hiện có thuộc các loại hình phân theo ngành kinh tế 69

Bảng 3.3 Số lượng doanh nghiệp từ năm 2008 – 2012 70

Bảng 3.4 Nguồn vốn của các doanh nghiệp công nghiệp Tuyên Quang 72

Bảng 3.5 Số doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin phân ra ngành kinh tế 73

Bảng 3.6 Trình độ chuyên môn của lao động các doanh nghiệp công nghiệp phân theo ngành kinh tế 74

Bảng 3.7 Trình độ chuyên môn được đào tạo của người đứng đầu của các doanh nghiệp công nghiệp phân theo ngành kinh tế 75

Bảng 3.8 Số lao động của DNCN Tuyên Quang 76

Bảng 3.9 Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế 77

Bảng 3.10 Trị giá xuất khẩu hàng hóa năm 2012 78

Bảng 3.11 Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế 33

Bảng 3.12 Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo địa bàn 34

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định, một trongnhững nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm

2020 là: “Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, nâng caochất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước và phát triển kinh tế tri thức” Để làm được việc đó đòi hỏi sự đóng góp khôngngừng của các tỉnh, thành phố trong phát triển kinh tế, trước hết là công nghiệp.Tuy nhiên, thực trạng ngành công nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa tươngxứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cũng như yêu cầu công nghiệp hoá,hiện đại hoá đất nước đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việc chuyểnsang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu là thựchiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã và đang đặt ra cho đất nước tanhững thách thức nhất định, trong đó việc xây dựng doanh nghiệp công nghiệp cóchất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đặt ranhững đòi hỏi bức thiết

Tuyên Quang là một tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc với 7 đơn vịhành chính bao gồm: Thành phố Tuyên Quang và 6 huyện: Lâm Bình, Chiêm Hoá,Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương và Yên Sơn với 141 phường, xã và thị trấn Trongnhững năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển không ngừngtrên khắp các lĩnh vực Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2006- 2010 đạt13,53%; trong đó công nghiệp - xây dựng tăng bình quân 16,19%/năm, dịch vụ tăng17,57%/năm, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,74%/năm Tỷ trọng nôngnghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản khoảng 26,7%, công nghiệp và xây dựng 27,4%,dịch vụ 45,9% GDP bình quân đầu người đạt 15,36 triệu đồng, tương đương1.300USD (giá thực tế) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọngcông nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP

Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và ngànhcông nghiệp nói riêng hiện nay còn rất nhiều khó khăn, thách thức, chưa tươngxứng với tiềm năng Vì vậy, tập trung nghiên cứu, xây dựng các giải pháp giúp

Trang 11

Từ thực tiễn nêu trên, tôi mạnh dạn lựa chọn chủ đề “Giải pháp phát triển

công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với hy

vọng góp một tiếng nói chung, thúc đẩy sự phát triển công nghiệp của Tỉnh

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang, chỉ ra nhữngđiểm mạnh, điểm yếu và từ đó đưa ra những quan điểm và giải pháp nhằm pháttriển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công nghiệp và phát triển công nghiệp

- Phân tích thực trạng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Tuyên Quang,chỉ ra những thành công và hạn chế chủ yếu trong vấn đề này

- Xác định phương hướng và luận chứng hệ thống các giải pháp phát triểnngành công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng và giải pháp phát triển ngành côngnghiệp tỉnh Tuyên Quang

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về thời gian: Nghiên cứu quá trình phát triển ngành công nghiệp, các nhân

tố trong tỉnh tác động đến phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang từ năm 2007đến năm 2013 và biện pháp phát triển đến năm 2020

+ Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang

4 Ý nghĩa khoa học của đề tài

- Ý nghĩa lý luận: Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung vềcông nghiệp, làm rõ vai trò của công nghiệp trong quá trình phát triển công nghiệp

Trang 12

5 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công nghiệp và phát triển công

nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng ngành công nghiệp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn

2008-2013

Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên

Quang đến năm 2020

Trang 14

1.1.1 Khái niệm về công nghiệp

và phát triển công nghiệp

Theo Từ điển tiếng Việt, Công nghiệp (hoặc kỹ nghệ) là toàn thể những hoạt động kinh tế nhằm khai thác các tài nguyên và các nguồn năng lượng, và chuyển biến các nguyên liệu - gốc động vật, thực vật hay khoáng vật thành sản phẩm.

Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc: "Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các qui trình công nghệ để tạo ra sản phẩm Hoạt động công nghiệp gồm cả 3 loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo nó (dịch vụ sửa chữa, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ thông tin)."

Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: "Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ công nghệ, khoa học và kỹ thuật."

Theo PGS - TS Nguyễn Đình Phan: "Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội'' [10,

đi cùng: gồm các dịch vụ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu, thiết kế mẫu mã, tư vấnphiết triển và tiêu thụ, sửa chữa các sản phẩm công nghiệp

Trang 15

1.1.2 Vai trò của ngành công nghiệp

Từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới cho thấy: Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và không thể thiếu được đối với bất

kỳ quốc gia nào Trình độ phát triển công nghiệp nói lên trình độ phát triển kinh tếcủa quốc gia đó Sản xuất công nghiệp phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của tất cảcác ngành kinh tế và góp phần nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội

Theo E.F.SCHUMACHER: "Một lần nữa, về công nghiệp và chắc chắn côngnghiệp là nhân tố quyết định bước đi của cuộc sống hiện đại"

* Công nghiệp có vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của nền kinh tế:

Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sựtăng trưởng kinh tế, sản xuất ra khối lượng sản phẩm rất lớn cho xã hội.Công nghiệp sản xuất ra máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế

mà không ngành nào có thể thay thế được, góp phần thúc đẩy nhịp độ tăngtrưởng chung của cả nền kinh tế Theo Mac - Ăng ghen: "Sự phân công lao động,việc sử dụng sức nước, nhất là sức của hơi nước, và việc ứng dụng máy móc, đó là

ba đòn bẩy lớn nhờ đó nền công nghiệp từ giữa thế kỷ 18 đã làm lay chuyển nềntảng của thế giới"

* Công nghiệp quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá:

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, công nghiệp ngàycàng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của nền kinh tế và có vai trò quyết định đối vớiquá trình tăng trưởng kinh tế Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảotăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, giúp giải quyết các mục tiêu kinh tế - xãhội, tạo tiền đề và môi trường đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá nền kinh tếtheo hướng hiện đại

* Công nghiệp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, dịch vụ phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá:

Công nghiệp có vai trò không thể thiếu đối với phát triển nông nghiệp bởi nócung cấp cho sản xuất nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như: phân bón,thuốc trừ sâu, máy móc để cơ giới hóa, nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất,

Trang 16

nhờ đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Công nghiệp còn có vai tròquan trọng trong xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp cũng như xâydựng nông thôn mới, phát triển công nghiệp nông thôn, đưa nông nghiệp lên sảnxuất hàng hóa.

* Công nghiệp cung cấp hàng tiêu dùng phục vụ cho đời sống nhân dân

Sản xuất nông nghiệp cung cấp cho con người những sản phẩm tiêu dùngthiết yếu, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người, còn công nghiệp cungcấp cho chúng ta hầu hết các sản phẩm tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng đadạng và phong phú, như cung cấp các sản phẩm dùng trong sinh hoạt phục vụ cho

ăn uống, đi lại, tiêu khiển và giải trí,

Ngoài ra, công nghiệp phát triển còn nảy sinh chức năng hướng dẫntiêu dùng cho con người Bởi vì, công nghiệp ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm mới,nảy sinh nhu cầu tiêu dùng và xuất hiện những trào lưu mới trong tiêu dùng Đây là

hệ quả tích cực mà công nghiệp mang lại cho văn minh nhân loại

* Công nghiệp thu hút lao động nông nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Theo "mô hình hai khu vực" trong "Tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á gió mùa" của nhà kinh tế người Nhật Bản Harry T.Oshima, "nhờ sự đầu tư các máy

móc, thiết bị và áp dụng công nghệ sinh học mà nông nghiệp phát triển theo chiềusâu Vì vậy, một bộ phận lao động nhàn rỗi đã chuyển sang hoạt động công nghiệpnhưng vẫn không làm giảm sản lượng nông nghiệp" Như vậy, công nghiệp làm tiếtkiệm rất nhiều thời gian và sức lao động của người nông dân nhờ nâng cao năngsuất lao động Điều đó đã làm nông dân có nhiều thời gian nhàn rỗi hơn, có thểtham gia vào các hoạt động kinh tế khác để nâng cao thu nhập

Theo Mác - Ăng ghen: "Công nghiệp, nhờ có những phát minh về sau mỗinăm một hoàn thiện ấy, lao động bằng máy móc đã thắng lao động bằng chân taytrong các ngành công nghiệp" Điều đó cho thấy, không chỉ thu hút lao động trongnông nghiệp mà công nghiệp còn có vai trò quan trọng, giải quyết những vấn đề cótính chiến lược của nền kinh tế, xã hội như: tăng thu nhập dân cư và ổn định xã hội,giải quyết việc làm, xóa bỏ sự cách biệt giữa miền xuôi với miền núi

Trang 17

* Công nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hoàn thiện về tổ chức sản xuất

Công nghiệp góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức, quản lýsản xuất của xã hội, vì công nghiệp không chỉ sử dụng trang thiết bị hiện đại mà còncần có phương pháp tổ chức, quản lý sản xuất tiên tiến nhằm tạo ra sản phẩm cóchất lượng cao, giá thành hạ thông qua sản xuất dây chuyền Từ đó, bản thân ngườilao động sẽ được rèn luyện tác phong công nghiệp, tính tổ chức kỷ luật trong laođộng Do đó, công nghiệp là thước đo trình độ phát triển, biểu thị sự vững mạnh củanền kinh tế quốc dân Trong qui trình hội nhập và cạnh tranh của nền kinh tế toàncầu hiện nay công nghiệp hóa là con đường tất yếu mà tất cả các quốc gia đều phảitrải qua nếu muốn hướng tới sự phát triển Đặc biệt, đối với quốc gia đang phát triểnnhư Việt Nam, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường ngắn nhất đểđẩy lùi đói nghèo, giảm sự chênh lệch so với các nước phát triển trên thế giới

* Góp phần phát triển lực lượng sản xuất:

Công nghiệp là ngành có lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao hơn cácngành khác; đội ngũ lao động có tính kỷ luật cao, trình độ tiên tiến và với phẩm chấtsáng tạo không ngừng của mình lực lượng này luôn tiếp cận với những tiến bộ khoahọc - công nghệ hiện đại, chế tạo ra các công cụ lao động mới làm cho quá trình sảnxuất công nghiệp - sản xuất của cải vật chất xã hội không ngừng phát triển

* Đảm bảo tăng cường tiềm lực quốc phòng:

Với đặc điểm kỹ thuật của mình, công nghiệp trực tiếp sản xuất ra các khítài, phương tiện phục vụ công tác đảm bảo an ninh quốc phòng Công nghiệp với

tư cách là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế sẽ tạo ra tăng trưởng và pháttriển kinh tế, giúp mỗi quốc gia có thêm nguồn lực để tăng cường tiềm lực quốcphòng Công nghiệp cũng góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá lĩnh vực anninh quốc phòng

1.1.3 Phân loại công nghiệp

Hiện nay, trong nền kinh tế quốc dân, người ta chia phát triển kinh tế thành 3ngành khác nhau: ngành công nghiệp (bao gồm cả xây dựng); ngành nông, lâmnghiệp, thuỷ sản và ngành dịch vụ Đối với công nghiệp, dựa trên các tiêu chí khácnhau mà có các cách phân chia khác nhau

Trang 18

1.1.3.1.Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: Người ta có thể chia công nghiệp

thành công nghiệp sản xuất tư liệu tiêu dùng và công nghiệp sản xuất tư liệu sảnxuất; và theo đó có 2 nhóm ngành tương ứng là công nghiệp nặng và công nghiệpnhẹ Đối với các nước đang phát triển, việc phân chia này rất có ý nghĩa đối với việctính tỷ trọng nhập khẩu tư liệu sản xuất so với tư liệu tiêu dùng và tỷ trọng xuấtkhẩu so với nhập khẩu, đặc biệt đối với các nền kinh tế theo đuổi chiến lược thaythế hàng nhập khẩu hay sản xuất hàng xuất khẩu

1.1.3.2 Dựa vào tính biến đổi của đối tượng lao động: người ta chia công nghiệp

thành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến Việc phân loại này có ý nghĩađối với việc phân bổ các ngành công nghiệp; trong điều kiện nguồn tài nguyên thiênnhiên hạn chế thì việc giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác, ưu tiên phát triển côngnghiệp chế biến là điều cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững

1.1.3.3 Dựa vào các đặc điểm kỹ thuật - công nghệ sản xuất: người ta chia công

nghiệp thành những ngành có cùng đặc trưng kỹ thuật - công nghệ, hoặc cùngphương pháp công nghệ, hoặc sản phẩm có cùng công dụng cụ thể tương tự nhau.Cách phân chia này có ý nghĩa đối với việc quy hoạch các ngành công nghiệp dựatrên cân đối liên ngành

1.1.3.4 Dựa vào quan hệ sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất: người ta chia công

nghiệp thành công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài Việc phân chia này có ý nghĩa đối với việc xây dựngchính sách để phát triển các thành phần kinh tế phù hợp với chiến lược chung củamỗi quốc gia

1.1.3.5 Dựa vào quy mô doanh nghiệp: người ta chia công nghiệp thành công

nghiệp lớn, công nghiệp vừa và công nghiệp nhỏ Việc phân chia này là cơ sở choviệc hoạch định chính sách và có hình thức quản lý phù hợp nhằm hỗ trợ phát triểncông nghiệp vừa và nhỏ

1.1.4 Quan điểm phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

1.1.4.1 Quan niệm về công nghiệp hoá.

Mazlish: "CNH là một qui trình được đánh dấu bằng một sự chuyển động từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang một nền kinh tế được gọi là công nghiệp".

Trang 19

Ladriere cho rằng: "CNH là một quá trình mà các xã hội ngày nay chuyển từ một kiểu kinh tế dựa trên nông nghiệp với đặc điểm năng suất thấp và tăng trưởng cực

kỳ thấp hay bằng không sang một kiểu kinh tế về cơ bản dựa trên công nghiệp với các đặc điểm năng suất cao và tăng trưởng tương đối cao".

Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO): "CNH là một quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện đại Đặc điểm cơ cấu kinh tế này có một

bộ phận luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng đảm bảo cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về kinh tế - xã hội".

Như vậy, khái niệm của UNIDO đưa ra mang tính sâu sắc hơn vì đã chú trọngtới nội dung cơ bản của quá trình CNH là quá trình phát triển kinh tế - xã hội Quanniệm đó cho thấy:

- Mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa: đảm bảo nền kinh tế phát triển vớinhịp độ cao, đạt được tiến bộ cả về mặt kinh tế và xã hội

- Nội dung của công nghiệp hóa: bao trùm toàn bộ quá trình phát triển kinh tế,xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành Vấn đề nâng cao trình độ kỹ thuật, áp dụng côngnghệ hiện đại là nội dung cơ bản của quá trình công nghiệp hóa

Tại Việt Nam, công nghiệp hóa được xem là nhiệm vụ trung tâm của chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội xuyên suốt các kỳ đại hội Đảng Từ Đại hội III đếnĐại hội XI, Đảng ta luôn xác định CNH là nhiệm vụ trung tâm, then chốt, xuyênsuốt thời kỳ quá độ Tuy nhiên, qua các thời kỳ phát triển kinh tế, quan điểm vềCNH có những thay đổi cơ bản Trước Đại hội VII, quan niệm phổ biến về CNH ởnước ta là quá trình thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện sự phân công mới vềlao động xã hội và là quá trình tích lũy XHCN để không ngừng thực hiện tái sảnxuất mở rộng; đường lối cnh được xác định là ưu tiên phát triển công nghiệp nặngmột cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ

Tuy nhiên, từ Đại hội giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta đã có quan niệm mới

về CNH, gắn với HĐH CNH thực chất là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của xãhội XHCN, là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới cơ bản về công

Trang 20

nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả và lâu bền của toàn bộ nềnkinh tế quốc dân Nghị quyết IX của Đảng nêu rõ: “Đẩy mạnh CNH – HĐH, xâydựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưutiến phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợptheo định hướng XHCN”.

Từ những định hướng trên, có thể hiểu CNH hiện nay là một quá trình chuyểnnền sản xuất từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng lao động có kỹthuật cùng với công nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo ra năng suất lao động xã hội ngàycàng cao; là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp và khai thác tàinguyên là chủ yếu sang cơ cấu mới có công ngheiepj đóng vai trò chủ đạo, tỷ trọngcông nghiệp trong GDP ngày càng tăng, tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, thuhẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa thành thị và nông thôn trên cơ sở khaithác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi thế các mặt của quốc gia cũng nhưcủa từng vùng, miền của quốc gia

Ở đây, cần nhận thức rằng, CNH không đồng nhất với quá trình phát triểncông nghiệp CNH là quá trình rộng lớn và phức tạp, không chỉ là quá trình trang bị

và trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân mà còn làquá trình xây dựng xã hội văn minh công nghiệp và cải biến các ngành kinh tế, tácđộng làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế - xã hội đạt mức nhanh và ổn định, cảithiện đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư, thu hẹp dần chênh lệchtrình độ kinh tế - xã hội của đất nước với các nước phát triển

1.1.4.2 Quan điểm phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Từ những kinh nghiệm thực tiễn của quá trình xây dựng và phát triển đấtnước và những bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới,đường lối, quan điểm, chủ trương phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệphoá - hiện đại hoá, được Đảng ta quan tâm và ngày càng sáng tỏ hơn, phù hợp vớimục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới Đại hội IXcủa Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷXXI "Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo định hướngXHCN, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nướccông nghiệp"

Trang 21

Mục tiêu tổng quát của Chiến lược 10 năm là: "Đưa đất nước ta khỏi tình trạngkém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần nhân dân, tạonền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướnghiện đại" (Phạm Xuân Nam, 1994) Như vậy, đến năm 2020, được chia thành 2 chặng:

- Từ năm 2000-2010: đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, đưa đất nướcvượt qua giai đoạn trung bình của quá trình công nghiệp hoá; là giai đoạn chuẩn bịcất cánh GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1000 USD vào năm 2010 (theo giá1990) Hoàn chỉnh đồng bộ một bước cơ bản các kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội

để đáp ứng yêu cầu phát triển trước mắt và chuẩn bị tiền đề cho bước sau - xâydựng nền tảng cho một nước công nghiệp Hình thành một số ngành, lĩnh vực trọngđiểm, mũi nhọn Cơ cấu kinh tế theo ngành và lĩnh vực tạo được hiệu quả cao vàbền vững; cơ cấu kinh tế theo vùng tạo được sự hài hoà giữa vùng phát triển độnglực và các vùng khác Tiếp tục thực hiện bước quan trọng trong việc hình thành thểchế kinh tế thị trường định hướng XHCN

- Từ năm 2010 - 2020: đẩy nhanh hiện đại hoá, là giai đoạn đủ điều kiệnmang tính tiền đề về kết cấu hạ tầng, khung thể chế, nguồn nhân lực, năng lực nộisinh, sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế để đảy mạnh công nghiệp hoá -hiện đại hoá, xây dựng nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp theo hướng hiệnđại

Việc phát triển công nghiệp cần quán triệt những quan điểm sau:

- Tăng tốc độ phát triển công nghiệp với tốc độ cao, nâng cao tỷ trọng côngnghiệp trong nền kinh tế Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có lợi thế cạnhtranh, phát triển mạnh các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệthông tin, viễn thông, điện tử, tự động hóa, đồng thời phát triển rộng khắp các cơ sởsản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành nghề đa dạng, vừa phát triển các ngành

sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có công nghệ hiệnđại, công nghệ cao, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế nội bộ công nghiệp theohướng ưu tiên phát triển công nghiệp chế tạo, chủ yếu là các ngành chế biến, sảnxuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu

- Về cơ cấu thành phần, các thành phần sở hữu trong công nghiệp đượckhuyến khích phát triển bình đẳng Các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh,

Trang 22

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp quốc doanh… đều có sânchơi bình đẳng Tuy nhiên, ở một số ngành trọng điểm có vai trò quyết định đến cơcấu kinh tế, đòi hỏi vốn nhiều, thời gian thu hồi vốn lâu, hiệu quả kinh tế ngắn hạnkhông cao, khó thu hồi vốn thì kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo.

- Trong phát triển công nghiệp, cơ cấu ngành cần kết hợp với cơ cấu vùng và

cơ cấu thành phần để thực hiện các mục tiêu phát triển Kết hợp hướng ngoại vớihướng nội, trong đó hướng ngoại là chủ yếu Chú ý hiệu quả kinh tế - xã hội, địnhhướng và tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn phát triển.Khi nghiên cứu CNH-HĐH ở Việt Nam, cần chú ý ba nội dung sau:

Một là, cần rút ngắn thời gian và đẩy mạnh CNH Các chuyên gia Ngân hàngPhát triển Châu Á (ADB) tính rằng: nếu Việt Nam và các nước ASEAN giữ đượctốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn 1991-1998 thì Việt Nam muốn đuổi kịpIndonesia phải mất 19 năm, 22 năm đối với Philipinnes, 91 năm với Thái Lan và

108 năm với Malaysia Do vậy, muốn đuổi kịp các nước thì Việt Nam chỉ có conđường là phải tăng trưởng và phát triển với tốc độ cao Muốn vậy, bên cạnh việcphát triển tuần tự phải có bước đột phá, đi tắt đón đầu, đi ngay vào các ngành, lĩnhvực khoa học – công nghệ hiện đại, tiên tiến, đầu tư vào những ngành công nghiệptrọng điểm có sức thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh Để làm được việc đó, ViệtNam phải thực hiện con đường CNH rút ngắn thời gian so với các nước đi trước.Đại hội IX của Đảng khẳng định: con đường CNH-HĐH của nước ta cần và có thểrút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có bướcnhảy vọt Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình

độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranhthủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thànhtựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức Việc rútngắn thời gian CNH nhắm tới mục tiêu chung là sớm đạt tới trình độ cao trong pháttriển kinh tế, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu bức xúc về phát triển kinh tế,nâng cao đời sống nhân dân Đối với nước ta, điều quan trọng nhất là có chiến lược,chính sách đúng đắn trong việc lựa chọn các ngành công nghiệp trọngđiểm, mũinhọn để phát triển, có khả năng lan tỏa và thúc đẩy các ngành kinh tế khác pháttriển

Trang 23

Hai là, phát triển công nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế thị trường địnhhướng XHCN Khác với các nước XHCN trước đây và nước ta ở những năm 60-70,quá trình CNH-HĐH ở nước ta hiện nay diễn ra trong điều kiện phát triển nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN, nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước là chủđạo Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường là môi trườngthuận lợi để giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy mọi nguồn lực xã hội; nó thật

sự tạo ra động lực, phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy được nội lực,thu hút ngoại lực cho công cuộc phát triển, tạo ra động lực mới cho sự phát triểnnhanh và bền vững Trong 10 năm tới, chúng ta cần hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường, phát triển đồng bộ các loại thị trường hàng hóa và dịch vụ, thị trường vốn,thị trường sức lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học – công nghệ…

để hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển Bên cạnh việc phát huy mặt tích cực củakinh tế thị trường, cần chú ý hạn chế, khắc phục những mặt tiêu cực bằng sự quản lýcủa nhà nước

Ba là, quá trình CNH-HĐH ở nước ta phải là quá trình xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ gắn với hội nhập kinh tế quốc tế Trong xu thế toàn cầu hóa và hộinhập kinh tế quốc tế, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng gia tăng khiến chocác nước càng coi trọng hơn lợi ích quốc gia, dân tộc, bản sắc văn hóa và càng chú

ý hơn đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đảm bảo vị thế và lợi ích quốcgiia, dân tộc trong cuộc cạnh tranh gay gắt, khẳng định địa vị chính trị trên trườngquốc tế, không bị lệ thuộc vào quốc gia khác Độc lập tự chủ trong điều kiện hiệnnay phải được hiểu là trong các quan hệ kinh tế, chính trị không bị lệ thuộc vào

sự áp đặt của người khác làm tổn hại đến chủ quyề n quốc gia và lợi ích cơ bảncủa dân tộc; hoặc trước tác động của khủng hoảng, chấn động bên ngoài haybao vây cấm vận thì vẫn giữ được sự ổn định, không bị sụp đỗ về kinh tế và chế

độ chính trị Do vậy, phát triển công nghiệp phải gắn với xây dựng và nâng caotiềm lực quốc phòng an ninh Trong điều kiện ngày nay, xây dựng nền kinh tếđộc lập tự chủ phải gắn với mở cửa hội nhập thị trường khu vực và quốc tế vìchỉ có phát triển ngoại thương, hướng mạnh xuất khẩu thì mới đảm bảo cho nềnkinh tế phát triển bền vững

Trang 24

1.2 Phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh

1.2.1.Nguyên tắc phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh

Phát triển công nghiệp của một địa phương là quá trình thực hiện phân cônglao động xã hội giữa các vùng lãnh thổ của một nước, tổ chức mối lien hệ sản xuấtgiữa một địa phương, vùng lãnh thổ với lien vùng và việc lựa chọn địa điểm, phân

bố các doanh nghiệp công nghiệp đáp ứng các yêu cầu giảm tối đa chi phí đầu vào,chi phí tiêu thụ sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm Phát triển công nghiệp của địaphương được thực hiện gắn liền với quá trình phân bố lực lượng sản xuất, tăngcường tích tụ, tập trung sản xuất theo lãnh thổ, hình thành các khu công nghiệp tậptrung của một lãnh thổ, làm cơ sở cho quá trình đô thị hóa

Phát triển công nghiệp hợp lý trên mỗi vùng lãnh thổ giúp cho việc khai thác

có hiệu quả các nguồn lực, lợi thế của mỗi vùng lãnh thổ, đảm bảo sự phát triển cânbằng, hợp lý các vùng lãnh thổ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mộtnước, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư

Phát triển công nghiệp của một địa phương phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất, đảm bảo kết hợp giữa sử dụng tài nguyên với bảo vệ môi trường tựnhiên Tài nguyên thiên nhiên và sản xuất công nghiệp có mối quan hệ hữu cơ vớinhau, sản xuất công nghiệp là một quá trình liên tục tác động vào tài nguyên thiênnhiên để tạo ra của cải cho xã hội; tài nguyên phong phú, phân bổ không đều giữacác địa phương có ảnh hưởng đến việc bố trí các cơ sở khai thác và chế biến Tiến

bộ khoa học – công nghệ hiện đại cho phép sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và hợp lý nhấtnguồn tài nguyên của đất nước cũng như từng vùng, nhờ vậy các cơ sở sản xuấtcông nghiệp sẽ giảm dần sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, từ đó việc bố trí các

cơ sở công nghiệp sẽ thuận lợi và hợp lý hơn

Thứ hai, tổ chức sản xuất các ngành công nghiệp phải theo hướng kết hợp pháttriển chuyên môn hóa với tổng hợp trên nền tảng hợp tác quy mô lãnh thổ Bên cạnhmối liên hệ sản xuất chặt chẽ và tác động quan lại lẫn nhau giữa các ngành côngnghiệp chuyên môn hóa, công nghiệp còn có mối liên hệ với các ngành kinh tếkhác Do đó, việc tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ dẫn tới hình thànhnhững phức hợp gồm nhiều ngành công nghiệp tạo thành cơ cấu kinh tế ở từngvùng lãnh thổ cụ thể

Trang 25

Thứ ba, sự phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật của mỗi địa phương, bao gồm hệthống giao thông vận tải, cung ứng điện năng, cấp thoát nước, thông tin liên lạc… lànhững nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, có hiệu quả củacông nghiệp nói chung và tổ chức sản xuất công nghiệp trên vùng lãnh thổ nóiriêng Sự hình thành và phát triển công nghiệp của mỗi vùng sẽ tác động thúc đẩy

sự phát triển và đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật Trong mối quan hệnày, thường kết cấu hạ tầng phải đi trước một bước; việc nâng cấp và phát triển mới

hệ thống kết cấu hạ tầng được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của côngcuộc CNH-HĐH

1.2.2 Các yếu tố tác động tới phát triển công nghiệp của một địa phương cấp tỉnh

1.2.2.1 Nhóm yếu tố bên trong

* Nhóm yếu tố về điều kiện phát triển công nghiệp.

- Điều kiện tự nhiên:

Địa ký kinh tế: điều kiện địa lý, vị trí địa lý của một địa phương hay quốc gia

ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên, vùng nguyên liệu cho công nghiệp,cũng như mối quan hệ của địa phương, quốc gia đó đối với trung tâm kinh tế khuvực và quốc tế

Khí hậu, thời tiết: là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển nguồn nguyên

liệu công nghiệp, đến các hoạt động khai thác, tổ chức sản xuất và phân phối

Tài nguyên thiên nhiên: là cơ sở của nguồn đầu vào có thể khai thác được để

phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của các ngành, địaphương hay quốc gia

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

Tình hình phát triển kinh tế: bao gồm tốc độ phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế

và đóng góp của từng ngành vào tăng trưởng kinh tế, thu - chi ngân sách, độ mở củanền kinh tế Tình hình phát triển kinh tế vừa phản ánh sự đóng góp của côngnghiệp vào nền kinh tế, vừa phản ánh môi trường để phát triển công nghiệp

Hiện trạng kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp : cơ sở hạ tầng là

yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển công nghiệp, nó bao gồm hệ thốnggiao thông (đường, cầu, bến bãi ), cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc Cơ

Trang 26

sở hạ tầng được đầu tư và phát triển đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy công nghiệp phát triển.

Nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp: gồm nhân lực quản lý, cán bộ kỹ

thuật và công nhân lao động với trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, kỹ năng laođộng phù hợp, tác phong lao động và ý thức tổ chức kỷ luật tốt Nếu địa phương hayquốc gia nào có nguồn nhân lực dồi dào về số lượng, chất lượng cao sẽ là điều kiệnthuận lợi để phát triển công nghiệp

* Nhóm nhân tố về quản lý nhà nước của chính quyền địa phương.

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp: là nội dung rất quan trọng định

hướng cho toàn bộ quá trình phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của một quốcgia, một địa phương, cũng như quyết định quá trình quản lý nhà nước đối với côngnghiệp Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp phải dựa trênchiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia/địa phương, quy hoạch pháttriển ngành, trên cơ sở tiềm năng và các điều kiện khác của từng quốc gia/địaphương nhằm đạt đến mục tiêu khai thác hợp lý tiềm năng phục vụ phát triển kinh

tế, nâng cao đời sống dân cư và đảm bảo an ninh quốc phòng

Vai trò định hướng của quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp được thựchiện thông qua các chiến lược, quy hoạch, chính sách quốc gia, vùng, ngành haychương trình, dự án, đề án, kế hoạch của từng địa phương Các hình thức này đượcchọn lựa để triển khai một cách hợp lý ở cấp độ quốc gia, ngành hay đia phương;chúng có mối liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó chiến lược và chính sách

có vị trí quan trọng nhất, chiến lược có tính ổn định tương đối, chính sách là bộphận năng động hơn

- Thực thi pháp luật, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp: là

nội dung quan trọng nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho công nghiệp pháttriển Nhà nước hay chính quyền địa phương phải tổ chức thực hiện pháp luật cóliên quan và vận dụng pháp luật để ban hành những cơ chế, chính sách về phát triểncông nghiệp cho phù hợp với từng ngành, địa phương nhằm khuyến khích sự pháttriển công nghiệp trong ngành, địa phương đó Các chính sách có thể bao gồmnhững ưu đãi về thuế, đất đai, nhân lực hay ccá ưu tiên trong giải quyết thủ tục hànhchính cũng như các khoản đóng góp khác

Trang 27

- Xây dựng kết cấu hạ tầng cho phát triển công nghiệp: là điều kiện cần thiết

để phát triển công nghiệp, bao gồm việc quy hoạch và đầu tư xây dựng hệ thốnggiao thông, bến bãi, hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đầu tư xây dựng cáckhu, cụm công nghiệp

- Tổ chức thực thi của cơ quan quản lý nhà nước: là việc xác định bộ máy tổ

chức đủ sức thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch đã đượcban hành nhằm biến chúng trở nên hiện thực, tạo sự phát triển của công nghiệp nóiriêng và phát triển chung của nền kinh tế

* Nhóm nhân tố về doanh nghiệp công nghiệp:

- Vốn đầu tư của doanh nghiệp công nghiệp: bao gồm vốn cố định và vốn lưu

động đảm bảo cho các doanh nghiệp đầu tư thiết bị công nghệ phù hợp và đảm bảocác nguồn đầu vào hợp lý nhằm duy trì sản xuất theo kế hoạch và nhu cầu thị trường

- Trình độ kỹ thuật - công nghệ của doanh nghiệp: là sự đầu tư trang thiết bị,

công nghệ phù hợp với ngành nghề nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Trình độ

kỹ thuật - công nghệ quy định năng suất lao động trong doanh nghiệp và khả năngcạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp đó

- Trình độ nhân lực của doanh nghiệp: phản ánh trình độ chuyên môn nghiệp

vụ, trình độ quản lý của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động.Trình độ nhân lực là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tiếp cận với các chuẩnquản lý tiên tiến, các thiết bị - công nghệ hiện đại

- Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp công nghiệp: phản ánh hình thức

và mức độ khoa học, hiệu quả trong tổ chức quản lý doanh nghiệp; trình độ nàycũng được thể hiện qua các hô hình tổ chức và các chuẩn quản lý tiên tiến đượcdoanh nghiệp áp dụng

1.2.2.2 Các yêu tố bên ngoài

* Môi trường thể chế và sự điều tiết của Nhà nước: Bên cạnh sự ổn định về

chính trị - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, khuyến khích đầu

tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển công nghiệp, yếu tố môitrường thể chế (hệ thống các chủ trương, chính sách ) thuận lợi, ổn định sẽ có tácdụng khuyến khích, động viên và là nhân tố tác động mạnh mẽ đến thu hút đầu tư

Trang 28

phát triển các ngành kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng Trong quátrình quản lý, Nhà nước tiến hành quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm, các khu,cụm công nghiệp và sử dụng những biện pháp, chính sách để can thiệp vào quátrình sản xuất và trao đổi Các biện pháp chính sách công nghiệp thường được sửdụng là thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, tỷ giá hối đoái, các chương trìnhđầu tư kết cấu hạ tầng, xúc tiến thị trường Việc thực hiện một cách đúng đắn vàhợp lý những biện pháp chính sách này sẽ góp phần đắc lực vào việc phát huy đượclợi thế so sánh, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của các công ty, xí nghiệp trên thịtrường thế giới, tác động đến phát triển công nghiệp của cả nước.

* Nhu cầu thị trường: Sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp chịu

sự tác động trực tiếp của các loại thị trường Thị trường ở đây được hiểu không chỉgồm các thị trường hàng hoá (dịch vụ), mà còn bao hàm các loại thị trường yếu tốsản xuất (thị trường lao động, thị trường đất đai, thị trường vốn ) Thị trường tácđộng đến cả đầu vào và đầu ra của sản xuất Các ngành công nghiệp của một địaphương cũng phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu hàng hoá vàdịch vụ của thị trường để hoạch định kế hoạch phát triển, chương trình kinh doanhcủa mình Doanh nghiệp công nghiệp là hạt nhân cơ bản của nền công nghiệp Mỗidoanh nghiệp công nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ cái thị trường cần, từyêu cầu của thị trường để hoạch định chương trình, kế hoạch kinh doanh của mình

Nói cách khác, thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của doanhnghiệp, làm biến đổi nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp, tổng hợp lại tạo thành

sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của đất nước

* Tiến bộ khoa học - công nghệ: Phát triển công nghiệp vừa phải phản ánh

xu thế phát triển khoa học - công nghệ, vừa phải có khả năng ứng dụng những thànhtựu mới của khoa học và công nghệ Nói cách khác, tiến bộ khoa học - công nghệảnh hướng đến việc hình thành, phát triển công nghiệp và ngược lại công nghiệpphát triển là nhân tố thúc đẩy khoa học - công nghệ phát triển Trình độ tiến bộ khoahọc - công nghệ càng cao thì trình độ chuyên môn hoá càng sâu Cuối cùng, muốnđạt được mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá phải phát triển công nghiệp,nhưng nếu không đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ thì không thể nói đến

Trang 29

phát triển công nghiệp và thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá, hiệnđại hoá Tiến bộ khoa học - công nghệ thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đờisống kinh tế, xã hội phát sinh yêu cầu phải phát triển mạnh một ngành công nghiệp.Nói cách khác, tập trung đầu tư để phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

là điều kiện vật chất thiết yếu, là tiền đề quan trọng thực hiện có hiệu quả các nộidung của tiến bộ khoa học - công nghệ Tiến bộ khoa học không những tạo ra nhữngkhả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, mà còn tạo ranhững nhu cầu mới và chính những nhu cầu này đòi hỏi sự ra đời và phát triểnmạnh một số ngành công nghiệp trọng điểm, những ngành được coi là đại diện củacông nghệ tiên tiến, công nghệ mới, có hàm lượng chất xám cao, tạo ra giá trị giatăng cao, tuy là những ngành non trẻ nhưng là sự khởi đầu của kỷ nguyên côngnghệ mới, nên có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai

1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển công nghiệp

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở nước ngoài

1.3.1.1 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Nhật Bản

Lịch sử phát triển công nghiệp của Nhật Bản bắt đầu từ nền nông nghiệptruyền thống, tự cấp, tự túc, quy mô hộ nông nghiệp nhỏ, nhưng Nhật Bản nhanhchóng trờ thành quốc gia có nền nông nghiệp và công nghiệp phát triển ở trình độcao Có được thành tựu đó là nhờ Nhật Bản tiến hành chủ trương cơ giới hoá nôngnghiệp với hệ thống cơ khí nhỏ phù hợp với cây lúa nước và quy mô hộ nhỏ Theo

tác giả Nguyễn Điền trong Công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam cho biết: Thành công trong cơ giới hoá nông nghiệp làm cho

năng suất lao động nông nghiệp tăng, chi phí lao động giảm, đã chuyển hàng chụctriệu lao động nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng laođộng nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội giảm đi nhanh chóng, nếu năm

1950 là 45,2%, năm 1960 là 28%, năm 1970 là 16,8%, năm 1990 là 6,3% và hiệnnay là dưới 5% Song song đó, Nhật Bản đẩy mạnh thành lập các xí nghiệp côngnghiệp vừa và nhỏ và công nghiệp gia đình ở nông thôn làm vệ tinh, gia công chocác công ty, xí nghiệp lớn ở thành thị; duy trì các ngành nghề tiểu thủ công nghiệptruyền thống ở nông thôn nhằm tận dụng hết các loại lao động nhàn rỗi vào các hoạt

Trang 30

động kinh tế ngoài nông nghiệp để nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn; pháttriển mạnh mẽ hệ thống hợp tác xã ở nông thôn nhằm thúc đẩy sự phát triển cácngành dịch vụ kinh tế kỹ thuật phục vụ nông nghiệp.

1.3.1.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của Thái Lan

Trong những năm 60, Thái Lan vẫn còn là nước lạc hậu, kém phát triển vàcông nghiệp hoá là con đường đưa đất nước phát triển Lúc đầu, Thái Lan tập trungvào công nghiệp hoá đô thị, lấy hoá dầu và một số ngành công nghiệp khác làm trụcột, dựa vào nguồn vốn vay và công nghiệp kỹ thuật của nước ngoài; nhưng sauthời gian kinh tế vẫn không phát triển, mà còn lâm vào trì trệ, nông nghiệp vẫn lạchậu Trước tình hình đó, Thái Lan đã chuyển hướng công nghiệp hoá từ chỗ tậptrung vào đô thị sang đa dạng cả đô thị và nông thôn, cả nông nghiệp và côngnghiệp đều hướng xuất khẩu Kết quả là Thái Lan trở thành cường quốc về nôngnghiệp và ngành công nghiệp có bước phát triển vượt bậc Có được kết quả đó lànhờ Thái Lan tiến hành phát triển công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp dựa theo

mô hình kết hợp chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất với mục tiêu tăng dần tỷ lệnội địa hoá; thực thi chính sách nhà nước - nhân dân, trung ương - địa phương cùngthực hiện điện khí hoá nông thôn, chú trọng phát triển các ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp và công nghiệp nông thôn nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn theo hướng công nghiệp hoá

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp trong nước

1.3.2.1 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Nai

Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối với ba vùngĐông Nam bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên, gần Thành phố Hồ Chí Minh (cách30km), Đồng Nai có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội

Thứ nhất, có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyếtmạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc 51; tuyến đường sắt BắcNam; nhiều tuyến đường liên tỉnh và các cảng Long Bình Tân, Gò Dầu, Phú Mỹ,…gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước và quốc tế

Thứ hai, có nền đất lý tưởng, kết cấu có độ chịu nén tốt, thuận tiện cho đầu

tư xây dựng các KCN Thứ ba, có nguồn nước phong phú không chỉ cung cấp cho

Trang 31

Đồng Nai mà còn cho Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương Thứ tư, có nguồn điệnnăng dồi dào từ các Nhà máy Thủy điện Trị An, Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ, đảmbảo yêu cầu phát triển kinh tế Bên cạnh lưới điện quốc gia, Đồng Nai còn có Công

ty liên doanh Amata Power cung cấp điện cho KCN Amata và các KCN lân cận

Bên cạnh đó, Đồng Nai còn có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng

và phong phú như vàng, thiếc, kẽm, nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cátsông; rừng và nguồn nước,… rất thuận lợi cho phát triển các ngành nghề như: sảnxuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, mỹ nghệ…

Trên cơ sở những tiềm năng, thế mạnh sẵn có, với ý chí quyết tâm và đồngthuận cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Nai đã vượt qua những cản trở,khó khăn, nỗ lực phấn đấu xây dựng Đồng Nai phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xãhội, đồng thời đưa Đồng Nai trở thành một trong những mắt xích quan trọng củaVùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Từ một tỉnh nghèo, bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, sau giải phóng Nhànước vẫn phải chi viện cho tỉnh về lương thực Sau hơn 30 năm xây dựng và pháttriển, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Đồng Nai đã vươn lên trở thành mộttrong những tỉnh có GDP bình quân đầu người cao nhất cả nước, và có tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao, bình quân đạt khoảng 12,8%/năm Quá trình phát triển vàchuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh diễn ra đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hộiĐảng toàn quốc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, trong đó công nghiệp giữ vaitrò chủ đạo, tạo điều kiện thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển, nhất là dịch vụ

và nông nghiệp

Sản xuất công nghiệp của Đồng Nai đã có những bước chuyển mạnh về chấtvới sự hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực như: công nghiệp chế biếnnông sản, thực phẩm, công nghiệp cơ khí và luyện kim, công nghiệp khai thác vàsản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng, côngnghiệp điện tử và viễn thông,… công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và ứngdụng công nghệ sinh học vào sản xuất từng bước được đẩy mạnh

Tỉnh Đồng Nai là địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng và phát triểnKCN Các KCN của Đồng Nai phát triển mạnh cả về số lượng, khả năng thu hút

Trang 32

vốn đầu tư nước ngoài lẫn diện tích đất cho thuê Đồng Nai cũng là một trong số ítđịa phương thu hút được nhiều dự án có qui mô vốn trên 100 triệu USD (Formosa –Đài Loan, Vedan – Singapore & Đài Loan, Hualon – Malaysia & Đài Loan, Fujitsu– Nhật Bản …) Vốn đầu tư nước ngoài đã thật sự trở thành nguồn lực quan trọng

để đầu tư phát triển sản xuất, tạo nguồn thu ngân sách lớn, góp phần phát triển kinh

tế địa phương, nhất là đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa – hiện đại hóa

Để tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài,trong những năm gần đây, Đồng Nai luôn chú trọng và tích cực thực hiện “hai cải” –

đó là cải thiện môi trường đầu tư và cải cách thủ tục hành chính theo hướng toàn diện,công khai, minh bạch, đơn giản, nhanh chóng, kip thời cùng với các phương châm

“chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, “chính quyền phục vụ doanh nghiệp”

Nhiều chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư trong và ngoài nước đã đượclãnh đạo tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, tạo tiền đề thu hút đầu

tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế Bêncạnh đó, các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông, vận tải, du lịch, tài chính – tíndụng,… cũng được đầu tư kịp thời

Cùng với phát triển kinh tế, các vấn đề bức xúc của xã hội cũng được tỉnhĐồng Nai giải quyết có hiệu quả Trong đó, giải quyết việc làm cho người lao độngluôn được các cấp, các ngành ở địa phương đặc biệt quan tâm Đời sống vật chất,tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, an ninh xã hội được giữ vững vàniềm tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới ngày càng được nâng cao

Đồng Nai tiếp tục tập trung thực hiện chuyển dịch kinh tế theo chiều sâu,hình thành và phát triển các khu công nghệ cao, phát triển kinh tế tri thức, đầu tưmột số sản phẩm mũi nhọn của địa phương, tăng hàm lượng chất xám trong các sảnphẩm công nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Mở rộng các loại hình dịch

vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống, nhất là ở các khu công nghiệp và đô thị Riêngkhu vực kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh các chương trình công nghiệp hóa nôngnghiệp, nông thôn, đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, tăng cường áp dụng khoa học

kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp,… Ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò, vị trí

Trang 33

then chốt trong phát triển kinh tế, trong đó công nghiệp chế biến góp phần gia tănggiá trị cho sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy ngành thương mại – dịch vụ phát triển,tạo đà cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đúng hướng Phát huymạnh mẽ tiềm năng của các thành phần kinh tế để phát triển ổn định, vững chắc,trong đó khuyến khích đầu tư nước ngoài và các ngành công nghiệp có trình độcông nghệ cao.

Đầu tư nước ngoài tiếp tục được xem là động lực giúp địa phương khơi dậy vàphát huy tốt hơn nữa các lợi thế của mình, góp phần tạo ra cho Đồng Nai sức bậtmới

Những tiềm năng, lợi thế luôn được tận dụng, phát huy, sự phát triển năngđộng trong thời kỳ đổi mới cùng với khát vọng vươn lên đó chính là những yếu tốquyết định để giúp Đồng Nai vững bước xây dựng tương lai ngày càng văn minhgiàu đẹp

1.3.2.2 Kinh nghiệm phát triển công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

Thái nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội

và là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội Thái Nguyên là một trung tâmkinh tế - xã hội lớn của khu vực Đông Bắc hay cả vùng trung du và miền núi phíaBắc Thái Nguyên hiện đang được nghiên cứu để trở thành vùng kinh tế trọng điểmbắc Thủ đô Hà Nội Thái Nguyên được coi là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lựclớn thứ 3 sau hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

Thái Nguyên là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế Trong quá trìnhphát triển, tỉnh đã xác định 6 nhóm ngành công nghiệp mũi nhọn là công nghiệpkhai thác và chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm,

đồ uống; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp dệt may, da dầy;công nghiệp luyện kim; công nghiệp cơ khí Trong đó, lợi thế so sánh nổi bật củatỉnh so với vùng và cả nước là gang thép Thái Nguyên

Trong quá trình phát triển công nghiệp, công nghiệp Thái Nguyên đã đạt đượckết quả như sau:

- Với Khu công nghiệp gang thép đã hình thành từ trước đây, Công ty Gangthép Thái Nguyên là đơn vị sản xuất thép từ quặng sắt và đáp ứng một phần quantrọng nhu cầu trong nước về thép xây dựng cũng như thép cơ khí Năm 2001, Công

Trang 34

ty Gang thép Thái Nguyên đã được đầu tư chiều sâu cho phát triển và hiện nay đang tiếp tục đầu tư mở rộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thép.

- Khu công nghiệp Sông Công đến nay đã lấp đầy 32 ha ở giai đoạn 1, đangtiếp tục mở rộng thêm 37 ha sau hai năm vừa đầu tư vừa phát triển hạ tầng vừa thuhút đầu tư (đã thu hút được 17 dự án với tổng vốn đầu tư 545 tỷ đồng và 4,8 triệuUSD)

- Cụm công nghiệp La Hiên được quy hoạch cho phát triển sản xuất vật liệuxây dựng Dự án xây dựng Nhà máy Xi măng với công xuất 1.4 triệu tấn/năm đãđược khởi công xây dựng tại Quang Sơn huyện Đồng Hỷ, giáp với La Hiên Với sự

ra đời của nhà máy này sẽ hình thành thị xã Quang Sơn, cùng với các dịch vụ và các

cơ sở công nghiệp phụ trợ cho nhà máy xi măng trong tưong lai sẽ hình thành khucông nghiệp vật liệu xây dựng La Hiên - Quang Sơn

- Ngoài các khu công nghiệp lớn, tỉnh Thái Nguyên đã quyết định quy hoạchcác cụm công nghiệp (25 khu công nghiệp nhỏ với hơn 450 ha) tại các huyện, thành,thị để tạo mặt bằng cho các nhà máy mới với cơ chế đầu tư và quản lý năng động

Kinh nghiệm: Trước đây, Thái Nguyên là một vùng được coi là nghèo và

chậm phát triển nhất tại Việt Nam Đạt được kết quả cao trong phát triển kinh tế

-xã hội như ngày hôm nay là nhờ Tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt chính sách pháttriển công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Với phương châmkhuyến khích phát triển công nghiệp, tỉnh Thái Nguyên luôn luôn sẵn sàng đónnhận những dự án công nghiệp mới đầu tư cả ở ngoài các khu công nghiệp hoặccụm công nghiệp đã hình thành Việc giải phóng mặt bằng đã được cố gắng thựchiện một cách nhanh chóng như đối với dự án xây dựng nhà máy sữa, nhà máy gạchTuynen, nhà máy sản xuất dụng cụ y tế xuất khẩu tại huyện Phổ Yên Tỉnh TháiNguyên đã thực hiện tốt Chính sách thu hút đầu tư: Nhằm nâng cao điều kiện thuậnlợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư trên địa bàn, tỉnh Thái Nguyên đã vàđang tích cực thực hiện Đề án "Cải thiện môi trường đầu tư", tiếp tục cải cách cácthủ tục hành chỉnh theo cơ chế "1 cửa", "1 đầu mối" tại các cơ quan chức năng.Hiện nay đã chính thức thực hiện cơ chế "1 cửa" tại các cơ quan cấp phép đầu tưtheo chỉ đạo của Chính phủ

Trang 35

- Tỉnh Thái Nguyên đã ban hành cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư trong nước

và khuyến khích ưu đãi đầu tư ngoài nước vào tỉnh Thái Nguyên

Trang 36

Với tiềm năng và cơ hội đầu tư còn rất lớn, điều kiện đầu tư càng ngày càngthuận lợi hơn Tỉnh Thái Nguyên sẽ có nhiều cơ hội được hợp tác với các nhà đầu tưtrong và ngoài nước, góp phần phát triển tỉnh Thái Nguyên thành một tỉnh giàu đẹp,tương xứng với vị trí là tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội.

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Tỉnh Tuyên Quang

Trên cơ sở nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp và kinh nghiệm thưc

tế của Nhật Bản, Thái Lan và các địa phương ở Việt Nam, có thể rút ra một số bàihọc kinh nghiệm trong phát triển công nghiệp tại địa phương đối với tỉnh TuyênQuang như sau:

1 Phát triển công nghiệp là con đường tất yếu để phát triển kinh tế của một địaphương; chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm và thực hiện tốt chức năngquản lý nhà nước về công nghiệp để đảm bảo quá trình phát triển đúng hướng và đạthiệu quả cao

2 Phát triển công nghiệp dựa trên các lợi thế so sánh của địa phương, tậptrung hướng mạnh vào xuất khẩu, lựa chọn và phát triển hợp lý các ngành côngnghiệp chủ lực; phát triển công nghiệp gắn liền với công nghiệp hoá - hiện đại hoánông nghiệp, nông thôn Kinh nghiệm này sẽ giúp cho việc phát triển công nghiệpcủa tỉnh đảm bảo khai thác thế mạnh, tập trung trọng tâm và đúng định hướng

3 Thực hiện tốt “Chính sách thu hút đầ u tư” Đặ c biệ t là ưu đãi đầ u

tư trong nước và khuyế n khích ưu đãi đầ u tư ngoài nước vào tỉ nh, thu hút

vố n đầ u tư nước ngoài vào các dự án phát triể n công nghiệ p

4 Tiến hành chủ trương cơ giới hoá nông nghiệp với hệ thống cơ khí nhỏ phùhợp với cây lúa nước và quy mô hộ nhỏ Chú trọng phát triển các ngành nghề tiểuthủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá

5 Chính quyền địa phương phải thực hiện đồng bộ chức năng quản lý nhànước từ khâu hoạch định, tổ chức thực hiện đến xây dựng cơ chế chính sách, kiểmtra và điều chỉnh Trong đó, cần khơi dậy và phát huy sự tham gia của các ngành,các cấp và các thành phần kinh tế Để phát huy bài học kinh nghiệm này, tỉnh cầnxây dựng bộ máy tổ chức đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ

Trang 37

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

+ Câu hỏi 1: Tại sao phải phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang?

+ Câu hỏi 2: Các nhân tố nào tác động tới sự phát triển của công nghiệp tỉnh

Tuyên Quang?

+ Câu hỏi 3: Để phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang trước yêu cầu

thực tiễn cần phải làm gì? Cần có những giải pháp nào?

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin/số liệu/tài liệu

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thông tin từ các báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công thương; của Sở

Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang, Sở Công thương Tuyên Quang

- Tài liệu cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp; Tài liệu về tình hình kinh tế

- xã hội Tỉnh Tuyên Quang trong một số năm gần đây

- Tài liệu thực trạng công nghiệp qua kết quả điều tra từ năm 2008 đến năm

2013, Tổng cục Thống kê

- Các văn bản, quy định liên quan phát triển công nghiệp của Chính phủ vàcủa Tỉnh

Kết quả nghiên cứu của một số đề tài có liên quan (tài liệu tham khảo):

- Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tỉnh TuyênQuang đến năm 2020 - UBND Tỉnh Tuyên Quang

- Báo cáo tổng thể quy hoạch công nghiệp tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020,

Sở Công Thương tỉnh Tuyên Quang

2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tínhtoán tổng hợp thông qua hệ thống các bảng thống kê, đồ thị thống kê, phân tổ thống

kê Đề tài sử dụng công cụ Microsoft Excel 2003 và một số chương trình ứngdụng khác để tính toán

Trang 38

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1 Phương pháp so sánh

Là phương pháp thống kê những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trìnhnghiên cứu đề tài như tài liệu, số liệu có độ tin cậy cao Sau đó số liệu được so sánh,đánh giá giữa các giai đoạn lịch sử khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, đơn vị, khuvực khác nhau từ đó thấy được nội dung đang nghiên cứu tốt hay không, hiệu quảhay không

2.2.3.2 Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh thực trạng phát triển công nghiệp,phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một sốgiải pháp để phát triển công nghiệp Tuyên Quang

Lý thuyết về mô hình SWOT như sau:

Ma trận SWOT

Điểm mạnh(Strengths - S)

Điểm yếu(Weaknesses - W)

Cơ hội(Opportunities – O)

Thách thức(Threats - T)

* Điểm mạnh: Yếu tố lợi thế của công nghiệp Tuyên Quang có thể huy động

và phát huy;

* Điểm yếu: Những yếu kém có thể khắc phục được

* Cơ hội: Những thuận lợi do môi truờng bên ngoài mang lại

* Thách thức: Những trở ngại cho việc phát triển công nghiệp Tuyên Quang

2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu

- Tốc độ tăng trưởng GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm,

trong đó tốc độ tăng trưởng các ngành như sau: Công nghiệp - xây dựng; Dịch vụ;Nông, lâm, thủy sản

- Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế;

+ Công nghiệp - xây dựng

Trang 39

+ Dịch vụ

+ Nông, lâm, thủy sản

- Giá trị sản xuất công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định

1994) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2008-2020

- Cơ cấu lao động ngành công nghiệp: Đến năm 2020, ngành công nghiệp thu

hút số lượng lao động, từng bước cải thiện đời sống công nhân về thu nhập cũngnhư điều kiện sống và làm việc

Trang 40

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH TUYÊN QUANG 3.1 Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Tuyên Quang

3.1.1 Giá trị sản xuất công nghiệp

Năm 2010 đạt 2.113,1 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn

2006-2010 đạt 19,9%/năm (theo quy hoạch 3.620 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân

là 27,42%/năm) Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 đạt 2.487,5 tỷ đồng, năm

2012 đạt là 2945,4 tỷ đồng Trong đó:

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm:

Công nghiệp chế biến nông, lâm, thực phẩm tăng trưởng khá nhanh, năm 2006đạt 247,5 tỷ đồng, đến năm 2010 là 473,5 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn

2006 - 2010 là 22,8%/năm Năm 2011 là 492,137 tỷ đồng, năm 2012 là 548,4 tỷ đồng Sản phẩm chủ yếu gồm:

+ Chè chế biến: Năm 2006 đạt 7.203 tấn; Năm 2010 đạt 11.235 tấn, sản lượngtăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 11,58%/năm Năm 2011 đạt 12.586 tấn, năm

2012 đạt

11.263 tấn

+ Đường kính trắng: Năm 2006 đạt 17.679 tấn; năm 2010 đạt 19.117 tấn.Sản lượng tăng bình quân là 5,57%/năm Năm 2011 đạt 25.344 tấn, năm 2012đạt 38.963 tấn

+ Giấy đế xuất khẩu: Năm 2006 đạt 1.332 tấn; năm 2010 đạt 6.216 tấn.Sản lượng tăng bình quân là 34,9%/năm Năm 2011 đạt 6.014 tấn, năm 2012đạt 7.346 tấn

+ Chế biến lâm sản: Năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 34,3 tỷ đồng Năm

2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 51,9 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với năm 2006 Năm

2011 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 65,9 tỷ đồng, năm 2012 đạt 60 tỷ đồng

+ Bột giấy: Năm 2011 sản lượng sản xuất đạt 4.927 tấn; Năm 2012 đạt64.141 tấn, tăng 13 lần so với năm 2011

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

Ngày đăng: 30/01/2019, 21:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w