Để có thể tháo gỡ bất cập trên, liên kết các hộ nhỏ lẻ thành các đơn vị kinh tếlớn hơn, từ lâu chúng ta đã có chủ trương và chỉ đạo hình thành các hợp tác xã.TrongNghị quyết Đại hội Đảng
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
-
- -K H Ó A L U Ậ N T Ố T N G H I Ệ P Đ Ạ I H Ọ C
PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
Ở HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Lớp: K48 - KTCT
Huế, tháng 01 năm 2018
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2Tế Chính Trị nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho
em trong suốt thời gian học tập tại giảng đường đại học, đặc biệt là thầy Trần Xuân Châu , người đã luôn tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để chúng em có thể hoàn thành
đề tài này một cách tốt nhất.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh (chị), cô( chú ) làm việc tại ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang, phòng NN&PTNT huyện Hòa Vang đã hướng dẫn nhiệt tình và giúp đỡ tạo điều kiện để em hoàn thành tốt đề tài này.
Tuy nhiên, với vốn kiến thức còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót vì thế rất mong nhận được những lời góp ý của quý thầy cô để
đề tài của em được hoàn thiện và đầy đủ hơn Cuối cùng kính chúc quý Thầy, Cô , chúc Quý cơ quan luôn dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp cao quý.
Một lần em xin chân thành cảm ơn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
PHẦN I : MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Tình hình nghiên cứu của đề tài 2
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3.1.Mục tiêu: 3
3.2.Nhiệm vụ: 3
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4.1.Đối tượng nghiên cứu 4
4.2.Phạm vi nghiên cứu 4
5.Phương pháp nghiên cứu 4
5.1.Phương pháp luận 4
5.2 Phương pháp cụ thể 4
6.Ý nghĩa của đề tài 5
7 Kết cấu của đề tài 5
PHẦN II: NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 6
1.1.Quan niệm và các cách tiếp cận phát triển hợp tác xã nông nghiệp 6
1.1.1.Quan niệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp 6
1.1.1.1.Quan niệm hợp tác, kinh tế hợp tác 6
1.1.1.2 Quan niệm hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp 6
1.1.1.3.Quan niệm phát triển hợp tác xã trong mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam 8
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 41.1.2.1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp 10
1.1.2.2 Các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp 13
1.2 Phân loại, vai trò và các nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp 19
1.2.1 Phân loại hợp tác xã nông nghiệp 19
1.2.1.1 Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ 19
1.2.1.2 Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kết hợp dịch vụ 20
1.2.1.3 Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện 20
1.2.2 Vai trò của hợp tác xã nông nghiệp 20
1.2.3 Các nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã 21
1.3 Các nhân tố tác động đến sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp 23
1.3.1 Nhân tố nội sinh 23
1.3.1.1 Năng lực của kinh tế hộ 23
1.3.1.2 Vốn kinh doanh: 24
1.3.1.3 Khoa học – công nghệ: 24
1.3.1.4 Năng lực xây dựng chuỗi giá trị trong nông nghiệp 24
1.3.2 Nhân tố ngoại sinh 24
1.3.2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế vĩ mô 24
1.3.2.2 Chính sách phát triển của đảng và nhà nước 25
1.3.2.3 Sự hợp tác giữa các tổ chức kinh tế, các tổ chức đoàn thể với hợp tác xã 25
1.4 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp 26
1.4.1 Về mặt kinh tế 27
1.4.1.1 Khả năng hỗ trợ các dịch vụ cho kinh tế hộ 27
1.4.1.2 Doanh thu, lãi, lỗ của các hoạt động dịch vụ 27
1.4.1.3 Mức độ giải quyết việc làm cho người nông dân 28
1.4.1.4 Mức độ áp dụng KH – KT và tổ chức quản lý 28
1.4.2 Về mặt xã hội 28
1.4.2.1 Mức độ dân chủ 28
1.4.2.2 Mức độ tin cậy 28
1.4.2.3 Mức độ phúc lợi chung của htx 28
1.4.2.4 Mức độ đoàn kết, hợp tác 29
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 51.4.3 Về môi trường 29
1.5 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp 29
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp nước ngoài 29
1.5.1.1 Kinh nghiệm từ nhật bản 29
1.5.1.2 Kinh nghiệm từ hàn quốc 30
1.5.2 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong nước 31
1.5.2.1 Kinh nghiệm từ Tỉnh Đồng Tháp 31
1.5.2.2 Kinh nghiệm từ Huyện Thanh Oai, Thành Phố Hà Nội 32
1.5.3 Rút ra kinh nghiệm cho sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 35
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 35
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 35
2.1.1.1 Vị trí địa lý 35
2.1.1.2 Điều kiện đất đai, địa hình và thổ nhưỡng 35
2.1.1.3 Điều kiện thời tiết - khí hậu 36
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 36
2.1.2.1 Dân số và lao động 36
2.1.2.2 Tình hình kinh tế và kết cấu hạ tầng nông thôn 37
2.1.2.3 Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp 38
2.1.2.4 Chính sách ưu đãi phát triển nông nghiệp, nông thôn được áp dụng 38
2.2.Tổng quan ngành nông nghiệp ở Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng hiện nay .39
2.2.1 Kết quả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản 39
2.2.2 Kết quả thực hiện đề án đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp 40
2.2.2.1 Quy hoạch 40
2.2.2.2 Lĩnh vực giống: 40
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 62.2.2.4 Thực hiện chuyển giao tiến bộ KH-KT, công nghệ cao và đào tạo 41
2.2.2.5 Kết quả thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp 42
2.2.3 Đánh giá hoạt động sản xuất nông nghiệp của xã viên qua số liệu điều tra 43
2.3 Tình hình phát triển hợp tác xã nông nghiệp huyện hòa vang, Thành Phố Đà Nẵng .44
2.3.1 Quy mô và phân loại hợp tác xã nông nghiệp 44
2.3.1.1 Qui mô: 44
2.3.1.2 Phân loại: 45
2.3.2 Tốc độ tăng trưởng 46
2.3.3 Tình hình hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã nông nghiệp 47
2.3.4 Trình độ cán bộ quản lý 50
2.3.5 Tình hình vốn và kết quả kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp 52
2.3.6 Loại hình kinh doanh hoạt động của các HTX NN 52
2.3.7 Về cổ phần và vốn điều lệ sau chuyển đổi 53
2.3.8.Công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về kinh tế hợp tác và hướng dẫn chuyển đổi mô hình hoạt động theo luật của hợp tác xã 55
2.3.8.1.Công tác tuyên truyền, quán triệt các chủ trương của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước 55
2.3.8.2 Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi hợp tác xã 55
2.4 Đánh giá chung về sự phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng 56
2.4.1.Kết quả đạt được của hợp tác xã sau chuyển đổi theo luật HTX năm 2012 56
2.4.2 Hạn chế, nguyên nhân của hạn chế 57
2.4.2.1 Hạn chế 57
2.4.2.2 Nguyên nhân 58
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 59
3.1 Phương hướng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Huyện Hòa Vang, Thành Phố Đà Nẵng 59
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 73.2 Những giải pháp chủ yếu để phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Huyện Hòa
Vang, Thành Phố Đà Nẵng 59
3.2.1 Phát triển kinh tế hộ nông dân thành đơn vị sản xuất hàng hóa 59
3.2.2 Đổi mới và hoàn thiện tổ chức quản lý hợp tác xã 61
3.2.3 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã 64
3.2.4 Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể 66
3.2.5 Tăng cường sự hỗ trợ của hệ thống chính trị đối với kinh tế tập thể mà nòng cốt là họp tác xã 67
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
1 Kết luận 68
2 Kiến nghị 69
2.1 Đối với thành phố 69
2.2 Đối với huyện hòa vang 69
2.3 Đối với các hợp tác xã nông nghiệp 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8TLNĐ: thủy lợi nội đồng
UBND: ủy ban nhân dân
XDCB: xây dựng cơ bản
XHCN: xã hội chủ nghĩa
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa PTBV với HTX 10
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của huyện năm 2016 37
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp (giá cố định 2010) qua các năm 39
Bảng 2.3: Các dự án nông nghiệp thu hút nhà dầu tư tại Hòa Vang 42
Bảng 2.4 : Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ xã viên ở huyện Hòa Vang 43
Bảng 2.5 : Số lượng hợp tác xã nông nghiệp của huyện Hòa Vang giai đoạn 2012 - 2016 44
Bảng 2.6: Tỷ lệ phân loại các hợp tác xã nông nghiệp của huyện Hòa Vang giai đoạn 2014 – 2016 45
Bảng 2.7: Số lượng các hợp tác xã nông nghiệp cung ứng dịch vụ giai đoạn 2012 – 2016 47
Bảng 2.8 : Đánh giá chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hộ xã viên ở huyện Hòa Vang 48
Bảng 2.9: Hiện trạng cơ giới hóa của các HTX NN năm 2017 49
Bảng 2.10 : Trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp của huyện giai đoạn 2012 – 2016 50
Bảng 2.11 : Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ HTX NN ở huyện Hòa Vang 51
Bảng 2.12 : Tình hình vốn và kết quả kinh doanh của HTX NN giai đoạn 2012 - 2016 52
Bảng 2.13: Số cổ phần các hợp tác xã thực hiện sau chuyển đổi theo luật HTX 2012 54 Bảng 2.14: Vốn điều lệ của các hợp tác xã thực hiện sau khi chuyển đổi theo luật HTX
2012 54ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 : Đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp của các hộ xã viên ở huyện HòaVang 43Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ phân loại các hợp tác xã nông nghiệp của huyện Hòa Vang giaiđoạn 2014 – 2016 46Biểu đồ 2.3: Đánh giá chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hộ xãviên ở huyện Hòa Vang 48Biểu đồ 2.4 : Trình độ cán bộ quản lý hợp tác xã nông nghiệp của huyện giai đoạn
2012 – 2016 50Biểu đồ 2.5 : Đánh giá năng lực quản lý của cán bộ HTX NN ở huyện Hòa Vang 51
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11PHẦN I : MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước taluôn nhấn mạnh tầm quan trọng của giai cấp nông dân, khu vực nông nghiệp, nôngthôn Chính sách của Đảng và Nhà nước luôn hướng đến phát huy vai trò của ngườinông dân trong sản xuất nông nghiệp và mang lại lợi ích cho người nông dân.Nhữngthách thức đối với giai cấp nông dân hiện nay đòi hỏi cần có những giải pháp hữu hiệuphát triển nông nghiệp và khu vực nông thôn, qua đó giai cấp nông dân có điều kiệnnâng cao vị thế chính trị và bảo đảm quyền làm chủ của mình
Thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như quá trình CNH, HĐH đấtnước, nhất là CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đều khẳng định vai trò chiến lượccủa vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn Thế nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cậpkéo dài trong nông nghiệp Việt Nam là sự không tương thích giữa quan hệ sản xuất và
tổ chức sản xuất nông nghiệp với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay và hội nhậpquốc tế
Để có thể tháo gỡ bất cập trên, liên kết các hộ nhỏ lẻ thành các đơn vị kinh tếlớn hơn, từ lâu chúng ta đã có chủ trương và chỉ đạo hình thành các hợp tác xã.TrongNghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định “Phát triển kinh tế hợptác và HTX là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.Chuyển đổi HTX kiểu cũ theo luật HTX đạt hiệu quả thiết thực, phát triển HTX kinhdoanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ tạođiều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh phù hợp với quá trình CNH, HĐH”.Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên có một thời gian dài nhận thức của chúng ta vềbản chất và vai trò HTX trong nông nghệp chưa phù hợp với quy luật phát triển HTX như ởcác nước khác trên thế giới Vì vậy tác dụng và hiệu quả HTX còn ở mức hạn chế
Huyện Hòa Vang là một huyện nằm ngoại thành phố Đà Nẵng, và cũng là nơitập trung HTX NN nhiều hơn so với các quận, huyện còn lại Với quỹ đất canh tácnông nghiệp dồi dào, bà con nông dân đã sớm nhận thức được và hoạt động theo các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12phát triển và hội nhập Tuy nhiên, hoạt động HTX của huyện vẫn tồn tại những bấtcập, so với các HTX NN ở một số vùng miền trên cả nước và thế giới thì vẫn chưatương xứng với hiệu quả mà HTX kiểu mới mang lại lợi ích cho bà con nông dân.Chính vì vậy, việc tìm hiểu quá trình hoạt động cũng như tìm ra những mặt tồn tại để
có thể đóng góp một số giải pháp phần nào tháo gỡ bất cập cho HTX NN ở huyện, tôi
đã chọn tên: “ Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Hòa Vang, thành phố ĐàNẵng” làm đề tài khóa luận của mình
2.Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề kinh tế tập thể và HTX, đặc biệt là HTX NN
là một trong những đề tài được nhiều nhà nghiên cứu, các chuyên gia quan tâm đến
Có thể kể một số bài viết có liên quan dưới đây:
- Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001), “Kinh tế hợp tác,hợp tác xã ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển”, Nxb Nông nghiệp
- PGS.TS Vũ Văn Phúc, “Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước ta”; Tạp chí Lýluận chính trị, số 1/2002
- PGS,TS Vũ Văn Phúc, PGS,TS.Nguyễn Văn Kỷ,“KTHT trong nông nghiệpnước ta hiện nay” , NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, (2002)
- Nguyễn Văn Tuất, “ Hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông CửuLong- Nhìn từ thực tiễn”; Tạp chí Khoa học về chính trị, 2002, số 3
- Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ, “Kinh tế hợp tác trong nôngnghiệp nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, 2003
- TS Trần Xuân Châu (2003), “Phát triển nền Nông nghiệp hàng hóa ở ViệtNam- Thực trạng và giải pháp”, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội
- Lê Thùy Hương (2003), “ Kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, thựctrạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ
- Đoàn Văn Hóa (2006), “Hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ hợp tác xãnông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
- Bùi Trọng Vững (2011), “Phát triển kinh tế hợp tác xã Nông nghiệphuyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13- Phan Thị Hà Châm (2013), “Nghiên cứu vai trò của Hợp tác xã đối với các
xã viên- Tiếp cận từ phía xã viên hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Đa Tốn, huyện Gia Lâm,
TP Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
- Lê Thị Liên K46 - KTNN, “Thực trạng và giải pháp phát triển hợp tác xã sảnxuất nông nghiệp ở Quảng Trị”, khóa luận tốt nghiệp 2015
- Nguyễn Thiện Nhân, “Bảo đảm vai trò chủ thể của giai cấp nông dân ViệtNam trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”, Tạp chí Cộng sản, số
892 (2-2017)
- Phan Đức Hiếu và Nguyễn Hữu Thọ, “ Nâng cao vai trò của khu vực hợp tác
xã trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế, số7(470)/07-2017
Qua đây, có thể nhìn nhận về HTX là một vấn đề mang tính khoa học và thờiđại Chính vì thế mà nhiều nhà kinh tế, nhà nghiên cứu đã lấy HTX, phát triển HTXlàm đề tài, xoay quanh tháo gỡ cho những vướng măt mà HTX gặp phải Đặc biệt, từkhi có Luật HTX năm 2012 và những thông tư, văn bản luật có liên quan, đặc biệt làHTX NN, vấn đề này lại cấp bách hơn bao giờ hết cho nên đã thu hút xã hội bàn vềHTX Tuy nhiên, vẫn chưa có tác giả nào đề cập đến phát triển Hợp tác xã nôngnghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, vậy nên tôi chọn “Phát triểnhợp tác xã nông nghiệp ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài khóa luậncho mình
3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục tiêu:
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, bài luận đánh giá thực trạng phát triển HTX NN ởhuyện Hòa Vang, thanh phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất những giải pháp để phát triểntrong thời gian tới
3.2.Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về HTX, HTX NN
- Trên cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển HTX NN trênđịa bàn, từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những mặt
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14- Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu để phát triển HTX NN ởhuyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Phát triển hợp tác xã nông nghiệp
4.2.Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
- Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển HTX NN giai đoạn 2012 – 2016 dếnnay Đề xuất phương hướng và giải pháp đến 2020 và những năm tiếp theo
5.Phương pháp nghiên cứu
5.1.Phương pháp luận
Đề tài hình thành trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước.Đồng thời, đề tài có tham khảo và tiếp thu có chọn lọc ý kiến của các nhà kinh tế học,các nhà hoạt động thực tiễn qua các công trình bài viết của họ có liên quan đến đề tài
5.2 Phương pháp cụ thể
- Phương pháp thu thập thông tin:
+ Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các sách tham khảo, sách chuyên ngành, tạpchí chuyên ngành, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, Niêm giámthống kê của Chi cục thống kê, … những văn bản Luật, thông tư về HTX để thamkhảo phục vụ cho cơ sở lý luận về HTX, HTX NN
+ Số liệu sơ cấp: Toàn huyện có 12 HTX NN, tiến hành chọn ngẫu nhiên 6 HTX
NN (HTX dịch vụ sản xuất và kinh doanh tổng hợp Hòa Tiến 1, 2; HTX dịch vụ sảnxuất và kinh doanh tổng hợp Hòa Phước; HTX dịch vụ sản xuất và kinh doanh tổnghợp Hòa Châu 1; HTX dịch vụ sản xuất nông nghiệp Hòa Phong 1,2), tiến hành phát
120 phiếu điều tra đại diện cho mẫu nghiên cứu trên địa bàn kết hợp dùng phươngpháp phân tích tổng hợp, điều tra xã hội học khi đã thu thập số liệu Trong quá trìnhthu thập, đã nhận được 112 phiếu, còn 8 phiếu không thu về được do người dân đivắng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 156.Ý nghĩa của đề tài
- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò và những nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển HTX NN ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
- Giải quyết những vấn đề đặt ra trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất vàquan hệ sản xuất trong quá trình phát triển HTX NN trên địa bàn
- Đề xuất về phương hướng và các giải pháp cơ bản phát triển HTX NN ở huyệnHòa Vang 2020 và những năm tiếp theo
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kếtcấu thành ba chương, gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển hợp tác xã nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Hòa Vang,thành phố Đà Nẵng
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyệnHòa Vang, thành phố Đà Nẵng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
1.1.Quan niệm và các cách tiếp cận phát triển hợp tác xã nông nghiệp
1.1.1.Quan niệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp
1.1.1.1.Quan niệm hợp tác, kinh tế hợp tác
Hợp tác là phương thức tồn tại và phát triển của lao động con người, xuất phát từbản chất xã hội của lao động Các Mác từng nói: “Sự hợp tác trong quá trình lao độngnhư chúng ta thấy, nó thống trị trong buổi đầu của nền văn minh loài người”.[5,378]
Nói cách khác “Hợp tác là sự hợp sức, hợp lực của những con người hoặc đơn vị
để cùng tạo nên sức mạnh lớn hơn, nhằm thực hiện những công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị khi hoạt động riêng rẽ gặp khó khăn, thậm chí không thể thực hiện được, hoặc thực hiện được cũng kém hiệu quả so với hợp tác”.[5] Kinh tế hợp tác là một bộ phận
trong phạm trù hợp tác, phản ánh một phạm vi hợp tác trong lĩnh vực kinh tế
Kinh tế hợp tác là một hình thức quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với ưu thế và sức mạnh của tập thể để giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của mỗi thành viên.[5]
1.1.1.2 Quan niệm hợp tác xã, hợp tác xã nông nghiệp
HTX là một hình thức tổ chức kinh tế được ra đời rất sớm ở các nước phát triển
Quan niệma HTX của tổ chức quốc tế trên thế giới:
+ Theo Liên minh HTX quốc tế (ICA): hợp tác xã là một tổ chức tự trị của nhữngngười tự nguyện liên hiệp lại để đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng chung của họ vềkinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một xí nghiệp cùng sở hữu và quản lý dân chủ”.Đến năm 1995 khái niệm này được bổ sung và hòa thiện: “Hợp tác dựa trên ý nghĩa tựcứu giúp mình, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, công bằng, đoàn kết, theo truyền thốngcủa những người sáng lập ra hợp tác xã, các xã viên hợp tác xã tin tưởng vào ý nghĩa
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17đạo đức về tính trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội và quan tâm chăm sóc ngườikhác”.[25,61]
+ Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): “hợp tác xã là sự liên kết của những
người đang gặp phải những khó khăn kinh tế giống nhau, tự nguyện liên kết nhau lại trên cơ sở bình đẳng quyền lợi và nghĩa vụ, sử dụng tài sản mà họ chuyển giao vào HTX phù hợp vào các nhu cầu chung và giải quyết những khó khăn đó bằng sự tự chủ,
tự chịu trách nhiệm và bằng cách sử dụng các chức năng kinh doanh trong tổ chức hợp tác phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần chung” [13,19]
Quan niệm HTX theo tư tưởng Hồ Chí Minh và theo Luật HTX 2012
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa tư tưởng HTX vào Việt Nam.Trong tác phẩm “Đường Cách mệnh” Bác viết năm 1927, có chương nói về HTX gồmcác nội dung: lịch sử, mục đích, lý luận, các loại HTX Về lịch sử, hợp tác xã xuất hiệnđầu tiên ở Anh: năm 1761, mấy người thợ dệt rủ nhau lập ra hội “làm vải cho tốt vàbán giá trung bình trong làng xóm”.Ngoài ra có HTX ở Nga, Pháp, Đan Mạch Mụcđích của các tổ chức hợp tác là mưu lợi cho dân, hạn chế bóc lột của tư bản đế quốc
Về lý luận, Bác viết:
Tục ngữ Việt Nam có những câu: “Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó” và
“Một cây làm chẳng nên non, nhiều cây chụm lại thành hòn núi cao” Lý luận về HTXđều ở trong những điều ấy
Bác nhấn mạnh: “Chúng ta tổ chức HTX trước hết nhằm mục đích nâng cao đờisống của nông dân Phải phát triển HTX một cách chắc chắn, không nên chạy theo sốlượng Tóm lại, điều đáng chú ý trong hệ tư tưởng của Chủ tịch về đổi công, hợp tác
và HTX NN luôn luôn vì lợi ích của quần chúng nông dân, vì mục đích dân giàu nướcmạnh và nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi quản lý dân chủ trong xây dựng các tổchức đổi công hợp tác
+ Theo khoản 1, điều 3 luật số 23/2012/QH13 của quốc hội, Luật HTX (2012)định nghĩa: HTX là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ítnhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt độngsản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18Trong Điều 1, Chương 1 của Điều lệ mẫu HTX NN: “Hợp tác xã nông nghiệp là
tổ chức kinh tế tự chủ, do nông dân và những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ gia đình của xã viên và kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và kinh doanh các ngành nghề khác ở nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp”.
1.1.1.3.Quan niệm phát triển hợp tác xã trong mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam
Trước hết cần làm rõ khái niệm “phát triển”, “phát triển” tuy ban đầu được cácnhà kinh tế học định nghĩa là “tăng trưởng kinh tế”, nhưng nội hàm của nó từ lâu đãvượt khỏi phạm vi này, được nâng cấp sâu sắc hơn và chính xác hơn
Theo Từ điển Tiếng Việt “phát triển” được hiểu là quá trình vận động, tiến triểntheo hướng tăng lên, ví dụ phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, phát triển xã hội, Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “phát triển là phạm trù triết học chỉ ra tínhchất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Phát triển là một thuộc tính củavật chất Mọi sự vật và hiện tượng của hiện thực không tồn tại trong trạng thái khácnhau từ khi xuất hiện đến lúc tiêu vong,… nguồn gốc của phát triển là sự thống nhất vàđấu tranh giữa các mặt đối lập
Phát triển kinh tế là phạm trù kinh tế xã hội rộng lớn, trong khuôn khổ một địnhnghĩa hay một khái niệm ngắn gọn không thể bao hàm hết được nội dung rộng lớn của
nó Song nhất thiết khái niệm đó phải phản ánh được các nội dung cơ bản sau:
- Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của vật chất,dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, cókhả năng khai thác nguồn lực trong nước và ngoài nước
- Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện đờisống dân cư
- Sự phát triển là quy luật tiến hoá, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố,trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên ngoài
có vai trò quan trọng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19Như vậy, một HTX phát triển là HTX đó cơ bản phải có sự tăng lên về quy môsản xuất, có khả năng khai thác nguồn lực trong và ngoài nước; tác động tích cực đếntăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống dân cư và chịu tác động của nhiều nhân tố trongquá trình hoạt động.
Mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam
Từ khi chính thức ban hành Định hướng chiến lược PTBV vào năm 2004 (Quyếtđịnh số 153/2004/Qđ-TTg) Đến nay, Việt Nam đã từng bước đạt được những kết quảquan trọng trong mục tiêu PTBV như mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, xóa
bỏ tình trạng nghèo đói, tạo môi trường việc làm ổn định, bình đẳng giới, chất lượngmôi trường ngày càng được cải thiện PTBV là một quá trình lâu dài, cần phải có sưvào cuộc đồng bộ của hệ thống chính và các chủ thể kinh tế
Khu vực HTX là một trong những chủ thể quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt
là nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp và khu vực hộ gia đìnhnhư Việt Nam
Theo Quyết định số 432/Qđ-TTg, ngày 12/4/2012, giai đoạn 2011 – 2020, mụctiêu cơ bản của PTBV ở Việt Nam là:
-Về kinh tế: Bảo đảm ổn định và tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế;đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn, bảo đảm an ninh lương thực, phát triểnnông nghiệp và nông thôn bền vững;nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân;đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất
-Về xã hội: đẩy mạnh công tác giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập chongười dân; giảm thiểu tác động tiêu cực của kinh tế lên xã hội; đẩy mạnh các chươngtrình an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo; ổn định quy mô và cải thiện chất lượng dânsố; phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế; xây dựng và cũng cố vững chắcnông thôn theo các tiêu chí của nông thôn mới
-Về môi trường: giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môitrường; khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên nhiên;phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường; hạn chế tác hạicủa thiên tai, chủ động thích ứng với hậu quả biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20 Tính tương đồng giữa mục tiêu của HTX với mục tiêu PTBV
Bảng 1.1: Mối quan hệ giữa PTBV với HTX Mục
Môi
trường
- Cung cấp dịch vụ xử lý môi trường,thu gom rác từ các hoạt động kinh tế,sinh kế
- Cùng hợp tác để giảm thiểu tác động
từ thiên nhiên
- Giảm thiểu tác động từkinh tế, xã hội đến môitrường
- Ứng phó với biến đổi khíhậu, nước biển dâng
(Nguồn: Tổng hợp từ quyết định số 432/Qđ-TTg ngày 12/4/2012 và ICA(2015))
Như vậy, phát tiển HTX không phải chỉ dừng lại dưới góc nhìn của nhà kinh tế
mà phát triển HTX ngay từ ban đầu những ai là chủ thể kinh tế cũng đã, đang và phảichú tâm đến vấn đề xã hội, đặc biệt hơn nữa là môi trường sống Phát triển không là tự phát
mà đi theo lợi nhuận, phát triển phải là toàn diện, phát triển sâu, phát triển bền vững
1.1.2 Các cách tiếp cận phát triển hợp tác xã nông nghiệp
1.1.2.1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt.
Ở đâu có đất và lao động thì ở đó có thể sản xuất nông nghiệp Cho nên ở mỗivùng, mỗi quốc gia có điều kiện đất đai, khí hậu và lao động khác nhau thì hoạt độngsản xuất nông nghiệp cũng khác nhau Bên cạnh đó quá trình hình thành, khai phá và
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21sử dụng các loại đất ở các địa bàn có địa hình khác nhau thì hoạt động sản xuất nôngnghiệp cũng đa dạng và phức tạp hơn.
Mặt khác, do điều kiện đất đai, khí hậu với lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sángkhông giống nhau giữa các vùng đã làm cho sản xuất nông nghiệp mang tính khu vựcrất rõ rệt Đặc điểm này đòi hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cầnphải chú ý đến điều kiện từng vùng, từng khu vực để quy hoạch phân bổ sản xuất, xâydựng phương hướng, chính sách kinh tế một cách phù hợp nhất
- Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.
Trong tất cả các ngành sản xuất thì đất đai là điều kiện cần thiết Tuy nhiên đốivới mỗi ngành đất đai sẽ có một vị trí, vai trò khác nhau Đối với ngành công nghiệp,dịch vụ hay giao thông vận tải đất đai là cơ sở để làm nền móng xây dựng các công
ty, nhà máy, xí nghiệp, hệ thống đường xá, cầu cống, để quá trình sản xuất, vậnchuyển được hoạt động Trong nông nghiệp, đất đai có vai trò rất quan trọng, là tư liệusản xuất chủ yếu không thể thay thế được, là môi trường sống của cây trồng và vậtnuôi, không có đất đai thì quá trình sản xuất nông nghiệp không thể diễn ra, khác sovới công nghiệp, dịch vụ, và không có một yếu tố nào có thể thay thế cho đất đai Màđất đai lại bị giới hạn về diện tích cho nên con người không thể làm tăng diện tích đấttheo ý muốn của mình Trong nông nghiệp, đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là đốitượng lao động Chất lượng của đất đai là yếu tố quyết định năng suất của cây trồng vànăng suất lao động trong nông nghiệp cho nên phải thường xuyên cải tạo đất đai đểtăng độ phì nhiêu cho đất
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống-cây trồng và vật nuôi.
Sản xuất nông nghiệp chính là sản xuất cây trồng, vật nuôi Các loại cây trồng vàvật nuôi phát triển theo qui luật sinh học cho nên chúng phụ thuộc nhiều vào yếu tốmôi trường Khi điều kiện môi trường thay đổi sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triểncủa cây trồng, vật nuôi và quan trọng hơn là sản phẩm cuối cùng Cây trồng và vậtnuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt của sản xuất nông nghiệp bằng cách sửdụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22có những hiểu biết tường tận về các quy luật sinh học, thường xuyên chọn lọc, bồidưỡng các giống hiện có, nhập những giống tốt, tiến hành lai tạo để sản xuất ra nhữnggiống mới có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện từng vùng và từngđịa phương.
-Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Đây là đặc điểm nổi bật nhất của sản xuất nông nghiệp, bởi vì quá trình sản xuấtnông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế gắn liền với quá trình tái sản xuất tựnhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuất xen kẽ vào nhau, nhưng lại khônghoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời vụ cao trong nông nghiệp
Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xoá bỏ được, trong quátrình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó Thiên nhiên thì luôn có sự biến đổi về thời tiếtlẫn khí hậu, mà mỗi loại cây trồng, vật nuôi lại có một sự thích nghi với điều kiện đó,dẫn đến những mùa vụ khác nhau
Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng- loại cây xanh có vai trò cực kỳ
to lớn là sinh vật có khả năng hấp thụ và tàng trữ nguồn năng lượng mặt trời để biến từchất vô cơ thành chất hữu cơ, tạo nguồn thức ăn cơ bản cho con người và vật nuôi.Như vậy, tính thời vụ có tác động rất quan trọng đối với nông dân Lợi thế tựnhiên tác động rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, nếu biết lợi dụng hợp lý có thể sảnxuất ra những nông sản với chi phí thấp với chất lượng cao Việc phụ thuộc vào thời
vụ phải coi trọng việc bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý để thu được kết quả tốt nhất
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.
Đặc điểm này cho thấy xuất phát điểm của nền nông nghiệp nước ta khi chuyểnlên xây dựng, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là rất thấp so với các nướctrong khu vực và thế giới Đến nay nhiều nước có nền kinh tế phát triển, nông nghiệp
đã đạt trình độ sản xuất hàng hoá cao, nhiều khâu công việc được thực hiện bằng máymóc, một số loại cây con chủ yếu được thực hiện cơ giới hoá tổng hợp hoặc tự độnghoá Năng suất ruộng đất và năng suất lao động đạt trình độ cao, tạo ra sự phân cônglao động sâu sắc trong nông nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân Tỷ lệ dân số vàlao động nông nghiệp giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối Đời sống của cư dânnông thôn được nâng cao, ngày càng xích gần với thành thị
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23Trong khi đó, nông nghiệp nước ta với điểm xuất phát còn rất thấp, cơ sở vật chấtcòn nghèo nàn, kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông còn chiếm
tỷ trọng lớn trong tổng lao động xã hội, năng suất ruộng đất và năng suất lao động cònthấp v.v… Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, khẳng định phát triển nền nôngnghiệp hàng hóa nhiều thành phần và hộ nông dân được xác định là đơn vị kinh tế tựchủ, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, nhất
là về sản lượng lương thực Sản xuất lương thực chẳng những đáp ứng được nhu cầutrong nước, có dự trữ mà còn dư thừa để xuất khẩu Bên cạnh đó một số sản phẩm kháccũng khá phát triển, như cà phê, cao su, chè, hạt điều v.v… đã và đang là nguồn xuấtkhẩu quan trọng Nông nghiệp nước ta đang chuyển từ tự cung, tự cấp sang sản xuấthàng hoá Nhiều vùng đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theohướng giảm tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp tăng sản phẩm phi nông nghiệp
Để đưa nền kinh tế nông nghiệp nước ta phát triển với trình độ sản xuất hàng hoácao, cần thiết phải bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nôngthôn Khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho nông nghiệp và hệ thống kếtcấu hạ tầng ở nông thôn phù hợp Bổ sung, hoàn thiện và đổi mới hệ thống chính sáchkinh tế nông nghiệp, nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất, tạo động lực thúc đẩy sảnxuất phát triển hàng hoá Tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KHKT, độingũ cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho nông nghiệp và nông thôn.Trước đây hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của giađình, dần dầnsố lượng sản phẩm trong ngành nông nghiệp tăng lên, đáp ứng khôngnhững đủ nhu cầu mà còn dư thừa Vì thế trao đổi mua bán sản phẩm nông nghiệp làmột điều thiết yếu, sản phẩm này dần trở thành hàng hóa trong nền nông nghiệp hiệnđại Đặc biệt khi nền kinh tế hiện nay là nền kinh tế thị trường Cho nên trong nền sảnxuất hiện đại ngày nay thì sản xuất nông nghiệp chính là sản xuất hàng hóa [8,10-15]
1.1.2.2 Các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp
Trên thực tế, có rất nhiều khía cạnh và nhiều vấn đề cần phân tích để đi sâu vàhiểu hơn về HTX, phát triển HTX, những câu hỏi đặt ra vì sao phải phát triển HTX -một tổ chức kinh tế tập thể có ưu việt gì khi chủ thể kinh tế là các hộ nông dân Các
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24vai trò của HTX trong việc làm tăng hiệu quả kinh tế đối với xã viên trong nôngnghiệp, nông thôn như của Chu Tiến Quang (2012), vị trí của HTX trong không gian
xã hội của Võ Thị Kim Sa (2012), vai trò của khu vực hợp tác xã trong mục tiêu phát triểnbền vững ở Việt Nam của hai tác giả Phan Đức Hiếu và Nguyễn Hữu Thọ (2017),…
Tất nhiên, dưới mỗi một góc nhìn sẽ dẫn đến một cách hiểu và nhận định khácnhau nhưng ở họ có một điểm chung là đều hướng tới phát triển HTX Thế nhưng, cóthể việc phân tích với góc độ là vai trò của HTX như vậy, theo quan điểm của bản thântôi vẫn chưa toát lên hết cái cốt lõi của sự phát triển, cần phát triển như thế nào và chủthể kinh tế ra làm sao vẫn là một dấu chấm hỏi Tác giả Nguyễn Thiện Nhân với bài “Bảo đảm vai trò chủ thể của giai cấp nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp
và xậy dựng nông thôn mới” ở đâu đó cũng nói đến HTX, phát triển HTX, bài viết đãgiúp tôi nhận định rằng để có cái nhìn sâu hơn về khu vực HTX thì ta nên phân tíchdưới góc độ chủ thể kinh tế không ai hết là giai cấp nông dân
Nguyên nhân tổng quát của các bất cập kéo dài trong nông nghiệp Việt Nam là sựkhông tương thích của quan hệ sản xuất và tổ chức sản xuất của nông nghiệp với điềukiện kinh tế thị trường hiện nay và hội nhập quốc tế Mâu thuẫn đặt ra là:
- Sản xuất trong cơ chế thị trường song lại không biết nhu cầu thị trường
- Hộ nông dân cần vay vốn song lại không đủ điều kiện vay vốn
- Năng suất liên tục tăng song lại tăng rất chậm
- Nông dân liên kết với doanh nghiệp để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm song mỗidoanh nghiệp không thể liên kết trực tiếp với hàng vạn hộ nông dân riêng lẻ
- Thị trường đòi hỏi sản phẩm nông nghiệp phải có chứng nhận chất lượng sảnphẩm và xuất xứ hàng hóa, song các cơ quan quản lý chất lượng sản phẩm không thểgiám sát trực tiếp hàng triệu hộ nông dân riêng lẻ
- Nông dân cần ứng dụng các thiết bị khoa học – kỹ thuật, song các tổ chứcnghiên cứu, dịch vụ khoa học – công nghệ không thể hướng dẫn trực tiếp cho hàngtriệu hộ nông dân riêng lẻ
Để thấy rõ vai trò chủ thể là giai cấp nông dân trong phát triển hợp tác xã, chúng
ta hãy xem xét các mô hình liên kết cơ bản trong sản xuất nông nghiệp theo tác giảNguyễn Thiện Nhân đã đề cập như sau:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25Một là hộ nông dân không liên kết.
Hai là hộ nông dân làm thuê cho doanh nghiệp.
Trung gianmua nông sản
Doanh nghiệp
Hộ nôngdân 1 Hộ nôngdân 2
Hộ nôngdân 3…
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26- Hộ nông dân là chủ đất
- Doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, quyết định sản xuất cái gì, bao nhiêu tiêuthụ thế nào, điều kiện hợp đồng với các hộ nông dân làm thuê ra sao, cung cấp các đầuvào, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm soát hộ nông dân tuân thủ kỹ thuật
Với hình thức này, hộ nông dân không được sự hỗ trợ của Nhà nước về vay vốn,đào tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, giámua sản phẩm nông dân không thể đàm phán được Nông dân lệ thuộc hoàn toàn vàodoanh nghiệp Nếu doanh nghiệp thay đổi chính sách thì nông dân phải chấp nhậnhoặc bỏ hợp đồng lại trở thành hộ sản xuất cá thể.[19,9]
Ba là hộ nông dân liên kết thành lập HTX.
Sơ đồ 3
- Nông dân là chủ đất, chủ sở hữu chuồng trại, tư liệu sản xuất của riêng mình,chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất, hiệu quả sản xuất của mình ( sở hữu kép củanông dân: vốn góp vào HTX và vốn đầu tư sản xuất của riêng mình)
- HTX nghiên cứu thị trường, quyết định sản xuất cái gì, bao nhiêu, sản xuất nhưthế nào, hợp đồng bán đầu vào cho các hộ nông dân, mua đầu ra của các hộ nông dân,bán các đầu vào ( HTX hạch toán không lỗ) giá thấp hơn thị trường bán lẻ, kiểm soátđược chất lượng đầu vào (mua tận gốc, số lượng lớn)
- HTX tiêu thụ sản phẩm của các hộ: có khả năng đàm phán cao ( quy mô lớn,chất lượng đồng nhất, kiểm soát được chất lượng, an toàn thực phẩm)
- HTX hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật mới, giám sát tuân thủ các yêu cầu chất lượng,lập quỹ đất dự phòng rủi ro của HTX để hỗ trợ nông dân khi gặp rủi ro ( hạch toán képtrong HTX: hạch toán của các hộ nông dân ( thu nhập của hộ nông dân) và hạch toáncủa HTX ( thu nhập của HTX))
HTX
Hộ nôngdân 1
Hộ nôngdân 2
Hộ nôngdân 3…
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27- HTX xây dựng thương hiệu, lựa chọn đối tác tiêu thụ sản phẩm, có thể xâydựng các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm riêng, nhà kho dùng chung cho các xã viên.
- HTX với lực lượng chuyên trách về kỹ thuật, công nghê, về kế hoạch – tàichính, về tiêu thụ sản phẩm, có tài sản riêng, có tư cách pháp nhân chính là đối tácthích hợp để tiếp nhận sự hỗ trợ của Nhà nước cho các hộ nông dân: vay vốn, chuyểngiao tiến bộ khoa học – công nghệ, đào tạo, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.[19,10]
Bốn là hộ nông dân liên kết qua HTX và HTX liên kết qua thành lập Liên hiệp HTX tiêu thụ sản phẩm và cung cấp đầu vào cho HTX.
Sơ đồ 4
Thị trường đầu vào Thị trường đầu ra
- Hộ nông dân là chủ đất, chủ chuồng trại, tư liệu sản xuất của mình, chịu tráchnhiệm tổ chức sản xuất theo kế hoạch của HTX, chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuấtcủa mình
- Các HTX cùng nhóm sản phẩm (lúa, trái cây, rau, tiêu, gà, lợn,…) thành lập liênhiệp HTX để tiêu thụ sản phẩm của mình (xây dựng thương hiệu của liên hiệp HTXhoặc sử dụng thương hiệu của HTX), kể cả xuất khẩu và mua các đầu vào dùng chungcho các HTX (theo nhu cầu của HTX), bảo đảm chất lượng, giá thấp hơn thị trườngbán lẻ LIên hiệp HTX có thể xây dựng hệ thống cửa hàng của mình để tiêu thụ sảnphẩm của các HTX
- Các HTX phối hợp với Liên hiệp HTX nghiên cứu thị trường, quyết định sảnxuất cái gì, bao nhiêu, tiêu thụ thế nào (trực tiếp hoặc qua Liên hiệp HTX), sản xuất
Liên minh HTX
HTX1
HTX 2 HTX
3…
Hộnôngdân 1
Hộnôngdân 2
Hộnôngdân 3
Hộnôngdân 1
Hộnôngdân 2
Hộnôngdân3
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28như thế nào, hợp đồng cung cấp dịch vụ đầu vào cho các hộ xã viên và mua sản phẩmcủa các hộ xã viên.
- Các HTX vẫn có thể tự mua một sô đầu vào và tự tiêu thụ một số sản phẩm
- Liên minh HTX hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý hướng xây dựng kế hoạch sảnxuất – kinh doanh, giám sát (kiểm toán các HTX); kiểm soát kép ( HTX tự kiểm soátqua hội nghị thành viên, ban kiểm soát của HTX, và liên minh HTX kiểm toán, tưvấn)
- Liên hiệp HTX chỉ nhận tiêu thụ sản phẩm của HTX theo các yêu cầu của mình(an toàn thực phẩm, khối lượng tiêu thụ, giá cả cho các HTX) Liên hiệp HTX nângcao hiệu quả kinh tế của HTX cả hộ xã viên, giảm gánh nặng tự tổ chức tiêu thụ sảnphẩm cho các HTX Khả năng đàm phán của Liên hiệp HTX rất cao (mua số lượnglớn, bán sản phẩm chất lượng cao).[19,10]
Năm là hộ nông dân liên kết qua HTX và HTX hợp đồng tương đối ổn định với các doanh nghiệp để mua đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.
Sơ đồ 5
- Hộ nông dân là chủ đất, chủ chuồng trại, tư liệu sản xuất của gia đình, chịutrách nhiệm về tổ chức sản xuất của mình, tiêu thụ sản phẩm qua HTX, HTX có thểliên kết với doanh nghiệp đầu ra để tiêu thụ sản phẩm
- HTX có thể ký hợp đồng tương đối dài hạn để mua đầu vào và bán đầu ra vớimột số doanh nghiệp HTX có quyền và năng lực đàm phán trực tiếp cao (có thể lựachọn doanh nghiệp để ký hợp đồng)
- Đối với một số đầu vào và đầu ra, HTX còn có thể trực tiếp mua hoặc bán ra thịtrường
Doanh nghiệp đầu
Hộnôngdân 3
Hộnôngdân 2
Hộnôngdân 1
Hộnôngdân 3
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29- Các HTX đang cùng mua một số đầu vào từ doanh nghiệp hoặc cùng bán đầu racho cùng một doanh nghiệp có thể phối hợp với nhau trong việc đàm phán hợp đồngmua bán để tăng khả năng đàm phán, tránh việc mua bán phá giá.
- Có thể một doanh nghiệp vừa bán đầu vào cho HTX,vừa mua đầu ra cho HTX.Cách này làm giảm gánh nặng tổ chức mua đầu vào và tiêu thụ sản phẩm của HTX,song cũng tăng tính lệ thuộc của HTX vào một doanh nghiệp.[19,11]
Đến đây, chúng ta có thể nhận định rằng: “ Phát triển HTX chính là con đườnglàm giàu của các hộ nông dân, chỉ có HTX mới đảm bảo vai trò chủ thể của giai cấpnông dân và là tiền đề phân phối lại giâ trị gia tăng của chuỗi sản xuất nông nghiệp”
1.2 Phân loại, vai trò và các nguyên tắc hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp
1.2.1 Phân loại hợp tác xã nông nghiệp
Ở nước ta, người ta thường phân loại HTX theo mục đích, chức năng hoạt động,theo đặc điểm về quy mô, tính chất và hình thức pháp lý Có một số nước xác định loạihình HTX được nêu trong Luật HTX (Philippin, Thái Lan…), thông thường có cácloại hình: HTX tín dụng,ngân hàng; HTX sản xuất; HTX mua bán; HTX đa chức năng,HTX dịch vụ…Ở Việt Nam, theo thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT, điều 3, phânloại hợp tác xã nông nghiệp thành: HTX trồng trọt; HTX chăn nuôi; HTX lâm nghiệp;HTX thủy sản; HTX diêm nghiệp; HTX nước sạch nông thôn; HTX nông nghiệp tổnghợp
Căn cứ chức năng hoạt động, tính chất trình độ xã hội hóa, quy mô và đặc điểmhình thành HTX NN hiện nay, có thể phân loại hình HTX NN ở Việt Nam như sau:
1.2.1.1 Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ
- HTX NN dịch vụ từng khâu, còn gọi là HTX NN dịch vụ chuyên khâu: HTX
NN tín dụng, HTX NN mua bán, HTX NN dịch vụ đầu vào, HTX NN dịch vụ đầu ra,HTX NN chuyên dịch vụ tưới tiêu, HTX NN chuyên phòng trừ sâu bệnh v.v…
- HTX NN dịch vụ tổng hợp đa chức năng có nội dung hoạt động đa dạng nhiềukhâu và gồm nhiều khâu dịch vụ cho sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sảnphẩm(đầu ra), cung ứng giống, phòng trừ sâu bệnh, tưới tiêu, làm đất v.v…
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30- HTX NN dịch vụ “đơn mục đích” hay HTX NN “chuyên ngành” Hợp tác nàyđược hình thành từ nhu cầu của các hộ thành viên cùng sản xuất kinh doanh một loạihàng hóa tập trung, hoặc cùng làm một nghề giống nhau.
1.2.1.2 Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kết hợp dịch vụ
Loại hình chủ yếu là hoạt động sản xuất, dịch vụ chỉ là kết hợp HTX NN sảnxuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thông qua các dịch vụ để nâng cao chất lượngsản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường
1.2.1.3 Hợp tác xã nông nghiệp sản xuất kinh doanh ở mức độ hợp tác toàn diện
HTX NN loại này thích hợp với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nghề làm muối,đánh cá Tổ chức hoạt động theo bản chất HTX kiểu mới và tương tự như một “doanhnghiệp” tập thể
1.2.2 Vai trò của Hợp tác xã nông nghiệp
Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá về vai trò của HTX Theo tác giả PhanĐức Hiếu, Nguyễn Hữu Thọ trong bài nghiên cứu kinh tế “Nâng cao vai trò của Hợptác xã trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam” nhận định rằng trongnghiên cứu về ứng dụng chuyển giao công nghệ bảo quản trái cây phù hợp với môhình HTX khu vực Đông Bắc Bộ, Viện Phát triển kinh tế hợp tác (2016) đã phản ánh
rõ vai trò của Hợp tác xã trong việc làm tăng hiệu quả kinh tế nhưng chưa đề cáp đếnvai trò của HTX dưới góc độ xã hội và môi trường Nghiên cứu về vai trò và giải phápnâng cao vai trò của HTX đối với xã viên trong nông nghiệp, nông thôn ở Việt Namcủa Chu Tiến Quang (2012) phân tích khá rõ về vai trò HTX trong phát triển kinh tế và
xã hội Tuy nhiên tác giả vẫn chưa phản ánh được vai trò của HTX trong lĩnh vực môitrường
Như vậy, để đặt tả một cách đầy đủ vai trò của HTX NN trong bối cảnh hiện naychúng ta phải gắn phát triển với mục tiêu phát triển bền vững của đất nước Cụ thểdưới ba góc độ sau:
+ Góc độ kinh tế:
- HTX NN làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nhập cho các thành viên;
- HTX NN góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ thuật hiện đạitới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp ở nông thôn;
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31- HTX NN là cầu nối cho sự phát triển, trao đổi hàng hóa giữa công nghiệp vànông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, đồng thời là cơ sở để thúc đẩy sự phân cônglao động xã hội;
- Góp phần thúc đẩy phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ và hệ thốngkhuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công và khuyến thương;
- Góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn:
hệ thống điện, thuỷ lợi, giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi xã hội để phục
vụ cho xã viên và cộng đồng dân cư Từ đó đẩy nhanh quá trình CNH- HĐH nôngnghiệp, nông thôn, thúc đẩy quá trình nông thôn mới
+ Góc độ xã hội:
- HTX NN tăng tính kết nối trong cộng đồng để hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển;góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất, thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữacác hộ xã viên với Nhà nước và các tổ chức kinh tế Nhà nước;
- Giúp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và thực hành nông nghiệp cho LĐ nôngnghiệp, nông thôn; tổ chức thực hiện việc phổ cập thông tin KHKT và thông tin thịtrường đến các xã, thôn;
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và bảo đảm đời sống ổn định cho
xã viên và người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo là tiền đề quan trọng để thựchiện dân chủ hoá và nâng cao văn minh ở nông thôn;
- Các HTX NN cũng phát huy được tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết hỗtrợ giúp đỡ lẫn nhau, góp phần làm giảm bớt những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường
và ổn định xã hội ở nông thôn;
+ Góc độ môi trường: HTX đảm bảo hệ thống xử lý rác thải, tăng tính hỗ trợ lẫnnhau trong việc giảm thiểu tác hại của thiên nhiên đồng thời có thể tái chế rác thải gắnvới hệ thống vận hành thức ăn chăn nuôi
1.2.3 Các nguyên tắc hoạt động của Hợp tác xã
HTX nói chung và HTX NN nói riêng là đơn vị kinh tế tự chủ, nhưng đây là một
tổ chức kinh tế đặc thù, khác biệt tương đối với các đơn vị kinh tế khác (như công ty
cổ phần, kinh tế tư nhân) HTX NN chứa đựng trong lòng nó không chỉ tính chất kinh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32doanh mà còn chứa đựng yếu tố cộng đồng Vì vậy HTX NN hoạt động dựa trên 7nguyên tắc tổ chức, hoạt động sau:
Một là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi
hợp tác xã Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã
Tự nguyện là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của hợp tác xã, liên hiệphợp tác xã Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợptác xã, liên hiệp hợp tác xã khi có nhu cầu hợp tác, nhu cầu sử dụng dịch vụ của hợptác xã, liên hiệp hợp tác xã và không tổ chức nào có quyền ép buộc
Hai là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã
thành viên
Thành viên cốt lõi, là đối tác, là khách hàng, là thì trường của hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã Không có thành viên sẽ không tồn tại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã việc phát triển thành viên là tăng cường nguồnlực, tăng cường thị trường, sự dụng dịch vụ, sản phẩm Đây là nền tảng để hợp tác xãphát triển bền vững trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế
Ba là thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang
nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt độngcủa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chínhxác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nộidung khác theo quy định của điều lệ
Bình đẳng là bản chất, là giá trị ưu việt của mô hình hợp tác xã Thành viên hợptác xã, hợp tác xã thành viên được bình đẳng trong quyết định về tổ chức, quản lý, điềuhành, hoạt động, chiến lược, kế hoạch phát triển và phân phối không phụ thuộc vàotrình độ góp vốn,vị trí trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Bốn là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động củamình trước pháp luật
Bốn là tự chủ, tự chịu trách nhiệm vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã Tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc tổ chức hoạt động sản xuất,kinh doanh trước pháp luật và trước hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trước thành viênhợp tác xã và cộng đồng xã hội
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33Năm là thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có
trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ.Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sửdụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức laođộng đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm
Sáu là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho
thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liênhiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Bảy là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng
thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợptác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế
Chăm lo cho thành viên là trách nhiệm của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Thànhviên được đáp ứng càng nhiều các nhu cầu, quyền lợi thì thành viên càng gắn bó vớihợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã [16]
1.3 Các nhân tố tác động đến sự phát triển của hợp tác xã nông nghiệp
1.3.1 Nhân tố nội sinh
1.3.1.1 Năng lực của kinh tế hộ
Đây là yếu tố cốt lỗi, là yếu tố hàng đầu cấu thành HTX Đa số các hộ nông dân ởnước ta, những đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, rất nhỏ về tiềm lực kinh tế,sản xuất đơn lẻ và không tương thích với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiệnnay.Vì vậy, tác dụng và hiệu quả của HTX còn hạn chế Để lập nên một HTX thì giữacác hộ phải có sự hợp tác trên tinh thần tự nguyện, nhưng HTX đó có phát triển haykhông thì trước hết hộ đó phải có năng lực Nói cách khác, chỉ có kinh tế hộ phát triểnthì HTX mới phát triển Chính vì vậy, mỗi hộ nông dân cần có nhận thức của xã hội vềHTX NN: Khi xã hội đặc biệt là những hộ nông dân có những nhận thức đầy đủ về vaitrò của HTX NN cũng như sự phát triển của các HTX NN hiện nay thì số lượng cánhân, hộ nông dân tham gia vào HTX NN sẽ tăng lên, từ đó tạo ra những tác động tíchcực cho HTX NN
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 341.3.1.2 Vốn kinh doanh:
Vì là HTX NN nên thị trường vốn luôn là mối quan tâm sâu sắc của cán bộ, xãviên HTX HTX nói chung và HTX NN nói riêng mang nét tương đồng với công ty cổphần, nhưng khác ở chỗ HTX nó còn mang tính xã hội Vậy nên, khả năng huy độngvốn cho phát triển HTX còn hạn hẹp Nếu cán bộ quản lý không vẽ đường đi nướcbước để huy động vốn kịp thời, các xã viên nặng về tâm lý thiếu hụt nguồn vốn, sinh
ra bị động và ngại góp vốn thì HTX không những trì trệ mà nguy cơ giải thể là điềukhông thể tránh khỏi
xã viên Từ đó kích thích sự tham gia hợp tác của các thành viên trong cùng một HTX
NN Nếu không áp dụng thành tựu khoa học công nghệ một cách nhanh chóng thì hoạtđộng kinh doanh của HTX NN dễ bị đẩy lùi so với các thành phần kinh tế khác
1.3.1.4 Năng lực xây dựng chuỗi giá trị trong nông nghiệp
Một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp làphải tổ chức được sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị, liên kết giữa sản xuất gắnvới chế biến và tiêu thụ, trong đó HTX trở thành mắc xích quan trọng trong mối liênkết đó Chỉ có liên kết chuỗi giá trị mới cho phép quản trị theo hướng nâng cao chấtlượng, giá trị gia tăng của sản phẩm và đảm bảo VSATTP Và chỉ có tham gia sâutrong liên kết chuỗi giá trị thì các HTX NN mới nâng cao được hiệu quả hoạt động vàphát triển bền vững
1.3.2 Nhân tố ngoại sinh
1.3.2.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế vĩ mô
Sản xuất nông nghiệp bị phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, phần lớn lànhững yếu tố như: đất đai, khí hậu, lượng mưa, và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các thiên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35tai như: hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh,… ngay cả những nước phát triển về khoa học côngnghệ cũng chưa khống chế được hết mà chỉ hạn chế được phần nào.
Vì vậy, điều kiện tự nhiên là một nhân tố rất lớn tác động trực tiếp đến quá trìnhsản xuất của các HTX NN và ảnh hưởng đến sự phát triển của các HTX, đặc biệt là cácHTX NN Các HTX NN ở Hòa Vang muốn thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất,kinh doanh dịch vụ của mình thì phải nắm rõ điều kiện tự nhiên của địa phương để đưa
ra những hướng sản xuất, những giải pháp để có thể đảm bảo quá trình hoạt động củaHTX được diễn ra liên tục và đạt kết quả cao
Hiện nay, Hòa Vang đầu tư phát triển nông thôn mới và đô thị hóa đều hướngđến mục tiêu thúc đẩy kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống và sinh hoạt của người dân.Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ nên huyện Hòa Vang đang tìm sựhài hòa trong quy hoạch về đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới
1.3.2.2 Chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước
Là một loại hình kinh tế vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội như HTX thìcần có những chính sách hổ trợ từ phía Nhà nước Các chính sách này là một đòn bẩythúc đẩy và duy trì hoạt động của HTX, là cánh tay trái dẫn dắt HTX phát triển Vàđiều này hoàn toàn đi ngược lại, kìm hãm sự phát triển nếu như các chính sách hổ trợkhông còn phù hợp, mang tính lý thuyết, không bám sát nhịp tiến của quá trình pháttriển Chính vì thế mà phải làm sao để các chính sách thật sự đúng nghĩa là hổ trợ cácHTX phát triển
1.3.2.3 Sự hợp tác giữa các tổ chức kinh tế, các tổ chức đoàn thể với Hợp tác xã
Cũng giống như các doanh nghiệp kinh doanh khác, HTX muốn phát triển khôngthể không tạo nên những sợi dây liên kết giữa các tổ chức kinh tế Mối quan hệ càngrộng rãi trong hợp tác thì càng mở cửa cho môi trường kinh doanh, môi trường xã hộilớn mạnh.Và tất nhiên, thách thức sẽ là động lực để thúc đẩy năng lực cạnh tranh vàkhẳng định vị thế của HTX Bên cạnh đó, sự vận động, hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, và các tổ chức thành viên như Liên minh HTX, Hội Nông dân, Hội Liênhiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và chính quyền các cấp là rất quan trọng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 361.4 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển của Hợp tác xã nông nghiệp
Theo thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT về việc hướng dẫn phân loại và đánh giá
hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp được đánhgiá theo 6 tiêu chí sau:
Tiêu chí 1: Doanh thu và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm của
hợp tác xã bao gồm: Tỷ lệ doanh thu thực hiện/doanh thu kế hoạch; Tổng doanh thunăm của HTX; Thu nhập sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính bình quân đầu thànhviên hợp tác xã (Thu nhập năm sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính /thành viên);Trích quỹ đầu tư phát triển không thấp hơn 20% trên thu nhập; Trích quỹ dự phòng tàichính không thấp hơn 5% trên thu nhập
Tiêu chí 2: Lợi ích của các thành viên hợp tác xã bao gồm: Ưu tiên giá dịch vụ
cho thành viên so với khách hàng không là thành viên; Ưu tiên phân phối thu nhập chothành viên theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã (hoặc công sức laođộng đóng góp của thành viên đối với HTX tạo việc làm)
Tiêu chí 3: Vốn hoạt động của hợp tác xã bao gồm: Tỷ lệ tăng vốn góp và huy
động từ thành viên hợp tác xã (%) = (vốn góp và huy động từ thành viên năm nay –vốn góp và huy động từ thanh viên năm trước)/ vốn góp và huy động từ thành viênnăm trước (trường hợp năm trước không có, năm nay có góp và huy động thì tính tỷ lệ
là 100%); Vốn hoạt động của hợp tác xã (bao gồm toàn bộ vốn góp của thành viên,vốn huy động, vốn tích lỹ, các quỹ của; các khoản trợ cấp, hỗ trợ của nhà nước, của tổchức, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản tặng, cho và các nguồn thu hợp phápkhác)
Tiêu chí 4: Quy mô thành viên ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng được đánh
giá với mức tối đa là than điểm 8 đối với những HTX có trên 500 thành viên
Tiêu chí 5: Hợp tác xã được khen thưởng trong năm Các HTX có khen thưởng
của cấp tỉnh được đánh giá tối đa là 6 điểm , cấp huyện được 3 điểm và không đượckhen thưởng thì 0 điểm
Tiêu chí 6: Mức độ hài lòng của thành viên đối với hợp tác xã bằng cách chuyển
số điểm tổng hợp bình quân/phiếu hợp lệ của thành viên hợp tác xã tham gia đánh giá
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37mức độ hài lòng của thành viên hợp tác xã vào bảng tự chấm điểm của hợp tác xã, thanđiểm tối đa là 15 điểm.
Căn cứ theo 6 tiêu chí trên, hợp tác xã nông nghiệp được phân loại theo 4 mức:
Hợp tác xã hoạt động tốt: Tổng số điểm đạt từ 80 điểm đến 100 điểm;
Hợp tác xã hoạt động khá: Tổng số điểm đạt từ 65 điểm đến dưới 80 điểm;
Hợp tác xã hoạt động trung bình: Tổng số điểm đạt từ 50 điểm đến dưới 65
điểm;
Hợp tác xã hoạt động yếu: Tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc trong năm bị
cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động của hợp tác xã
Hợp tác xã mới thành lập và sản xuất kinh doanh chưa đủ 12 tháng trong nămthì không tự chấm điểm và xếp loại.[2]
Việc đưa ra tiêu chí đánh giá cho một HTX phát triển căn cứ vào rất nhiều yếu tố
mà giữa chúng phải có tính mạch lạc và thống nhất Có thể xét các tiêu chí theo 3 góc
độ dưới đây:
1.4.1 Về mặt kinh tế
1.4.1.1 Khả năng hỗ trợ các dịch vụ cho kinh tế hộ
HTX với vai trò là “bà đỡ” cho kinh tế hộ về mọi mặt, là đơn vị tổ chức kinh tếnòng cốt hỗ trợ các hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ Vì vậy, thông qua số lượng các
hộ nông dân đã và đang sử dụng các dịch vụ từ phía HTX cung ứng, đồng thời mức độhài lòng về chất lượng sau khi đã sử dụng để đánh giá khả năng hỗ trợ các dịch vụ củaHTX
1.4.1.2 Doanh thu, lãi, lỗ của các hoạt động dịch vụ
+ Doanh thu dịch vụ: Đây là chỉ tiêu biểu hiện quy mô hoạt động dịch vụ củacác HTX nông nghiệp Quy mô HTX đủ lớn sẽ giúp tiết kiệm được chi phí và thuận lợihơn trong hoạt động, từ đó có điều kiện nâng cao hiệu quả cho kinh tế tập thể cũngnhư lợi ích của các hộ thành viên
+ Lãi, lỗ của các hoạt động dịch vụ: Đây là chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tếcuối cùng của HTX, phản ánh khả năng tích lũy và mở rộng các hoạt động dịch vụ củaHTX nông nghiệp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 381.4.1.3 Mức độ giải quyết việc làm cho người nông dân
HTX ra đời không chỉ là nhu cầu hợp tác sản xuất mà trên cơ sở đó, phát triểngắn với tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho tầng lớp nông dân, giúp họ nâng cao nguồnthu nhập, cải thiện cuộc sống Điều này, phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của HTX đối với xã hội, góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp trong thờigian rỗi của bà con nông dân trên địa bàn Một HTX tạo ra nhiều công ăn việc làm, thuhút bà con tham gia đông đảo thì HTX đó sẽ phát triển
1.4.1.4 Mức độ áp dụng KH – KT và tổ chức quản lý
KH – KT là mảng tạo nên năng lực hoạt động có hay không hiệu quả sản xuất củamột tổ chức kinh tế HTX là một tổ chức kinh tế, khi áp dụng thiết bị, máy móc hiệnđại vào trong quá trình sản xuất kết hợp với các dịch vụ tiên tiến sẽ tạo nên một môitrường cạnh tranh lành mạnh, không thua gì so với các doanh nghiệp khác cùng lĩnhvực
1.4.2 Về mặt xã hội
1.4.2.1 Mức độ dân chủ
Mức độ dân chủ và sự tham gia của xã viên vào xây dựng và thực hiện Điều lệHTX: được đánh giá từ mức 0 điểm đến mức 10 điểm Mức điểm cao hơn thể hiệnmức độ dân chủ cao hơn và sự tham gia tích cực hơn của xã viên trong việc xây dựng
và thực hiện Điều lệ HTX
1.4.2.2 Mức độ tin cậy
Mức độ tin cậy của xã viên đối với HTX: được đánh giá từ mức 0 điểm đến mức
10 điểm Mức điểm cao hơn thể hiện mức độ tin cậy cao hơn của xã viên đối với hợptác xã
1.4.2.3 Mức độ phúc lợi chung của HTX
Mức độ phúc lợi chung của HTX tạo ra cho toàn thể xã viên: được đánh giá từmức 0 điểm đến mức 5 điểm.Các phúc lợi chung bao gồm: đóng góp xây dựng côngtrình nhà văn hóa, trường học, trạm y tế, nhà thông tin, tổ chức tham quan, du lịch,hoạt động văn hoá, giải trí, an dưỡng, v.v.Mức điểm cao hơn thể hiện mức độ đónggóp cao hơn của hợp tác xã trong việc xây dựng các công trình phúc lợi hoặc tổ chứccác hoạt động phúc lợi chung của cộng đồng xã viên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 391.4.2.4 Mức độ đoàn kết, hợp tác
Mức độ đoàn kết, hợp tác giữa các xã viên và xây dựng cộng đồng HTX: đánhgiá từ mức 0 điểm đến mức 5 điểm.Mức điểm cao hơn thể hiện mức độ đoàn kết, hợptác cao hơn giữa xã viên trong hợp tác xã
hệ thống xử lý rác thải và mức độ tái chế rác thành phẩm phục vụ cho mục đích khác
1.5 Kinh nghiệm phát triển Hợp tác xã nông nghiệp
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp nước ngoài
1.5.1.1 Kinh nghiệm từ Nhật Bản
HTX NN kiểu mới Nhật Bản là một công cụ xóa nghèo rất hiệu quả của Chínhphủ Nhật Bản: tạo điều kiện cho nông dân nghèo trở thành tầng lớp giàu có ở nôngthôn bằng biện pháp đồng bộ qua chính sách sáng suốt của nhà nước Cụ thể là:
- Luật HTX NN phù hợp từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội Từ luật này, hệthống HTX NN được tổ chức từ trung ương đến cấp xã, được phân bổ ngân sách giúpnông dân qua việc bao cấp ở những mức độ khác nhau để đạt mục tiêu phát triển mànhà nước đặt ra trong từng thời kỳ
- Ngành nông nghiệp và các khoa học khác tập trung nghiên cứu xác định toàn
bộ kỹ thuật cho chuỗi giá trị từng ngành hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản trên tất cảcác vùng sinh thái, cho tất cả nông dân xã viên các HTX học tập thành tập quán canhtác mới, quý trọng và bảo vệ môi trường
- Thiết lập các hình thức chợ đầu ra cho nông sản phù hợp trình độ sản xuất của
xã viên HTX tại các địa phương Với chủ trương này của Nhà nước, mỗi người nôngdân - xã viên đều nhận thức phải sản xuất sản phẩm có chất lượng cạnh tranh, do đó cả
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40- Nhật Bản cho phép hệ thống HTX NN tổ chức các dịch vụ phục vụ nông dânnhư: ngân hàng tín dụng (xuất phát từ quỹ tín dụng của từng HTX NN), công ty dulịch (bao gồm tours du lịch, chuỗi nhà hàng và chuỗi khách sạn của HTX), công ty bảohiểm y tế và nhân thọ (cho tất cả xã viên), các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp,
và an sinh xã hội (các đơn vị chăm sóc người già, thiếu nhi, thanh niên, phụ nữ)
1.5.1.2 Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
Chính phủ rất coi trọng phát triển nông nghiệp, chăm lo đời sống cho cư dânnông thôn thông qua hàng loại các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nông dânphát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện kiện sống, yên tâm sinh sống ở nông thôn
Cụ thể là:
- Về chính sách đất đai: Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện sử dụng tối đa
quỹ đất hiện có, đồng thời đảm bảo duy trì dự màu mỡ của đất và nguyên tắc “Người
cày có ruộng” Đất đai thuộc sở hữu tư nhân Chủ sở hữu đất nông nghiệp bắt buộc
phải sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp, không được để hoang hóa quá một năm
- Về chính sách tín dụng: Nhà nước hỗ trợ từ 30% - 100% cho nông dân ứng
dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo trong nông nghiệp, triểnkhai các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng chợ nông sản, sản xuất nông nghiệpbền vững, thân thiện với môi trường Ngoài khoản hỗ trợ, Nhà nước cho nông dân vayvốn với lãi suất ưu đãi từ 0% - 2,0%,mức cao nhất cũng chỉ bằng 50% lãi suất cho vaythương mại
- Về chính sách khoa học công nghệ: Nhà nước đặt hàng các cơ sở nghiên cứu
chọn tạo, sản xuất các giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu ngườitiêu dùng để cung cấp cho nông dân Các cán bộ nghiên cứu, khuyến nông được phâncông phụ trách tư vấn trực tiếp từng nhóm nông dân giúp cho nông dân giải quyết kịpthời các khó khăn trong sản xuất
- Về chính sách đối với nông dân, Chính phủ miễn cho nông dân thuế xăng dầu,
cầu, đường, hỗ trợ tiền xăng, dầu phục vụ sản xuất, vận chuyển hàng hóa, tiền thuêmáy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, kinh phí cải tạo đất, phân bón cho sản xuất nôngnghiệp hữu cơ, chi phí lắp đặt nhà kính, thiết bị phòng cháy, … Nông dân được Nhànước hỗ trợ 80% phí bảo hiểm nông nghiệp, 50% bảo hiểm hưu trí và được hưởng chế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ