Việc phân chia các nền kinh tế cũngnhư mức thu nhập của các quốc gia giúp cho các nhà marketing hiểu rõ hơn về cơ hộimarketing cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.Thu nhập, tiết kiệm,
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM TẤM LỢP FIBROCEMENT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG MẠI SỐ 1 – ĐOÀN LUYẾN
SVTH: NGUYỄN THỊ LAN NHIGVHD: THS LÊ QUANG TRỰC
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận với đề tài “Hoàn thiện chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm tấm lợp Fibrocement của công ty TNHH Thương mại số 1 Đoàn Luyến tại thị trường Quảng Trị” một cách tốt đẹp thì không thể không gắn liền với sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của những cơ quan, tổ chứchay cá nhân Với lòng biết ơn chân thành, cho phép em được gửi lời cảm ơn sâu sắcđến tất cả các cá nhân, tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình học tập vànghiên cứu đề tài
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Lê Quang Trực – người đã tận tìnhhướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này Thầy đã dành nhiều thời gian
để chỉ dẫn em từng bước một, từ việc vạch ra mục tiêu, phương pháp, cách làm một đềtài tốt đến việc hoàn chỉnh hơn về cách trình bày Em cảm ơn thầy rất nhiều
Em cũng xin cảm ơn Ban giám đốc, trưởng phòng kinh doanh cùng các anh chịnhân viên phòng kinh doanh tại công ty TNHH Thương mại số 1 – Đoàn Luyến đã tạođiều kiện thuận lợi để em có thể tiếp xúc với môi trường thực tế doanh nghiệp cùngnhư giúp em hoàn thành việc thực tập và bài khóa luận một cách tốt nhất
Cuối cùng, em xin chúc thầy/cô trường Đại học Kinh tế Huế, thầy/cô khoaQuản trị kinh doanh cùng Ban giám đốc công ty, anh/chị phòng kinh doanh dồi dàosức khỏe và đạt được nhiều thành công trong công việc và trong cuộc sống
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viênNguyễn Thị Lan Nhi
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3SWOT: S – Strengths (điểm mạnh)
W – Weaknesses (điểm yếu)
O – Opportunities (cơ hội)
T – Threats (thách thức)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4Bảng 2.8 Bảng tổng hợp ý kiến đại lý về chính sách truyền thông
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài: 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
4 Phương pháp nghiên cứu: 3
5 Bố cục của đề tài: 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 6
1.1 Môi trường Marketing 6
1.1.1 Hệ thống thông tin marketing hiện đại 6
1.1.2 Phân tích môi trường marketing 8
1.2 Chiến lược Marketing mục tiêu 16
1.2.1 Phân đoạn thị trường 16
1.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu 18
1.2.3 Định vị thương hiệu 19
1.3 Những vấn đề về chiến lược marketing mix 21
1.3.1 Khái niệm marketing mix 21
1.3.2 Các bước xây dựng chiến lược marketing mix 21
1.3.3 Các chính sách của marketing mix 23
1.4 Bình luận các nghiên cứu: 32
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SỐ 1 ĐOÀN LUYẾN 35
2.1 Giới thiệu chung về công ty và sản phẩm tấm lợp Fibrocement: 35
2.1.1 Sự hình thành và phát triển và của công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại số 1: 35
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Thương mại số 1: 37
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 38
a Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 38
2.1.4 Giới thiệu về sản phẩm tấm lợp Fibrocement 41
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 62.2 Phân tích môi trường Marketing của sản phẩm tấm lợp Fibrocement tại
tỉnh Quảng Trị 45
2.2.1 Môi trường vĩ mô: 45
2.2.2 Môi trường vi mô: 46
2.3 Thực trạng phân đoạn thị trường, chọn thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu sản phẩm Fibrocement 47
2.3.1 Phân đoạn thị trường 47
2.3.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu 48
2.3.3 Định vị thương hiệu 49
2.4 Thực trạng hoạt động Marketing Mix cho sản phẩm tấm lợp Fibrocement 49
2.4.1 Sản phẩm 49
2.4.2 Giá cả 52
2.4.3 Phân phối 54
2.4.4 Truyền thông Marketing 57
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX CHO SẢN PHẨM TẤM LỢP FIBROCEMENT 61
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 61
3.1.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 61
3.1.2 Phân tích SWOT của công ty trong thời điểm hiện tại 62
3.2 Nội dung giải pháp đề xuất để hoàn thiện chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm tấm lợp Fibrocement 63
3.2.1 Giải pháp chung 63
3.2.2 Giải pháp về marketing mix: 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1 Kết luận 71
2 Kiến nghị 71
3 Hạn chế của nghiên cứu: 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
PHỤ LỤC 77
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Đứng trước xu thế phát triển của đất nước, thị trường ngày càng náo nhiệt, sôinổi, tình hình cạnh tranh thì ngày càng khốc liệt Hằng năm, có rất nhiều doanh nghiệp
ra đời nhưng cũng không ít doanh nghiệp thất thế dẫn đến phá sản Nguyên nhân chủyếu của vấn đề trên thật sự là gì? Nó có thể là do ảnh hưởng của các nhân tố kháchquan ngoài xã hội nhưng hơn hết là do yếu tố chủ quan bên trong doanh nghiệp Vìthế, muốn đứng vững trên thị trường, nhà quản trị phải hoạch định chiến lược pháttriển chung phù hợp với những đặc tính riêng biệt của doanh nghiệp, phải nắm bắtđược tình thế, nguyên lý cạnh tranh để giúp doanh nghiệp phát triển thành công, ổnđịnh Trong đó, hoạt động marketing luôn có vai trò quan trọng góp phần tạo nên chiếnlược chung của công ty
Trong hoạt động kinh doanh, dù là kinh doanh thương mại hay sản xuất kinhdoanh thì mỗi doanh nghiệp đều mong muốn hàng hóa của mình được tiêu thụ mộtcách nhanh chóng, hiệu quả và thu được lợi nhuận Muốn thực hiện được mục tiêunày, doanh nghiệp phải thấu hiểu thị trường, nắm bắt tâm lý khách hàng để biết điềukhách hàng thực sự muốn hơn là tự mình nghĩ rằng họ muốn Hơn nữa, sự đầu tưkhông ngừng của các doanh nghiệp vào lĩnh vực Marketing là bằng chứng rõ ràng nhấtchứng minh cho việc nên và cần thiết áp dụng Marketing vào kinh doanh Việc địnhhướng và xây dựng một chiến lược Marketing toàn diện, tức là phối hợp nhuần nhuyễngiữa chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối, chiến lược xúctiến, quảng cáo – chiến lược Marketing Mix sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững, pháttriển và mở rộng thị trường
Trong những năm qua, ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã cónhững bước phát triển vượt bậc Bên cạnh những vật liệu truyền thống như sắt, thép,gạch, gỗ…thì còn có sự xuất hiện của những vật liệu cao cấp với những sản phẩm có
độ bền và tính năng vượt trội hơn phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người tiêu dùng.Sau khi tìm hiểu sơ lược về hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại số 1
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9là kinh doanh thương mại và sản xuất; trong đó, kinh doanh thương mại là nguồndoanh thu chủ yếu của công ty, còn lĩnh vực sản xuất với sản phẩm chủ lực là tấm lợpFibrocement đang trên đà phát triển nhưng vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của các đốithủ trong và ngoài tỉnh Hiện tại, công ty đang có chiến lược đẩy mạnh ra thị trườngsản phẩm tấm lợp Fibrocement, nâng cao thương hiệu sản phẩm tấm lợp của mình,chiếm lĩnh và mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm.
Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động marketing và tìm hiểu thực tế tạicông ty TNHH Thương mại số 1- Đoàn Luyến; đồng thời được sự tư vấn của thầy giáohướng dẫn và sự hỗ trợ của ban lãnh đạo công ty, em quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện chiến lược Marketing Mix cho sản phẩm tấm lợp Fibrocement của công ty TNHH Thương mại số 1 - Đoàn Luyến tại thị trường Quảng Trị.”
2 Mục tiêu nghiên cứu
a Mục tiêu chung:
Nghiên cứu lý luận cơ bản về marketing mix; vai trò, chức năng của chiến lượcmarketing mix đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời, tìm hiểu,phân tích thực trạng áp dụng chiến lược marketing cho sản phẩm tấm lợp Fibrocementtại công ty TNHH Thương mại số 1 - Đoàn Luyến; đánh giá những ưu điểm, hạn chếtrong chiến lược marketing mix của công ty để từ đó đưa ra những giải pháp hoànthiện chiện lược marketing mix cho sản phẩm tấm lợp, giúp công ty mở rộng, chiếmlĩnh thị trường trong thời gian tới
b Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu lý luận về marketing mix trong doanh nghiệp
Phân tích thực trạng hoạt động marketing mix cho sản phẩm tấm lợpFibrocement của công ty
Đánh giá, đề xuất giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩmtấm lợp Fibrocement của công ty trong thời gian tới
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 103 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung vào chiến lược sản phẩm, chiến lược giá
cả, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến để phân tích thực trạng hoạt độngmarketing và đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện chiến lược arketing mixcủa sản phẩm tấm lợp Fibrocement tại công ty TNHH Thương mại số 1 ĐoànLuyến
- Đối tượng khảo sát/ phỏng vấn: các khách hàng, đại lý lớn và nhỏ có kinhdoanh sản phẩm tấm lợp Fibrocement của công ty TNHH Thương mại số 1Đoàn Luyến trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi thời gian: từ 2014 – 2017
Trong đó:
Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm: từ 2014 – 2016
Dữ liệu sơ cấp được tiến hành thu thập, khảo sát trong năm 2017
- Phạm vi không gian: công ty TNHH Thương mại số 1 Đoàn Luyến, địa bàn TPĐông Hà tỉnh Quảng Trị
4 Phương pháp nghiên cứu:
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Phương pháp, kỹ thuật thu thập dữ liệu: nghiên cứu tài liệu tại bàn
- Nguồn dữ liệu được sử dụng: tài liệu công ty, đề tài khoa học/khóa luận đạihọc, sách, Internet…
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 114.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: là những dữ liệu không có sẵn, cần phải
- Kỹ thuật và tiêu chí chọn mẫu:
Các đại lý tiêu thụ tấm lợp Fibrocement của công ty phân bổ ở Quảng trị,Quảng Bình, Huế, Hà Tĩnh, Bình Định, Bến Tre, Vũng Tàu nhưng phần lớn thị trường
là ở tỉnh Quảng Trị Do điều kiện không thể đi hết tất cả đại lý, nên chỉ lựa chọn một
số lượng đại lý nhất định để phỏng vấn:
Chọn các đại lý đóng lô (các đại lý đặt cọc tiền trước) gồm 7 đại lý:
+ Hải Lăng: 5 đại lý (Phương Thành, Yến Sinh, Thu Nghĩa, Nga Thắng, Hoài Mai).+ Vĩnh Linh: 1 đại lý (Châu Thu)
+ Cam lộ: 1 đại lý (Hằng Hiệp)
Chọn đại lý theo khu vực:
Vì giữa các khu vực có các chính sách marketing khác nhau Tập trung vào cácđại lý ở khu vực TP.Đông Hà (gồm 18 đại lý) và một số đại lý tại các địa điểm khác để
dễ dàng trong việc phỏng vấn, tiết kiệm thời gian, chi phí
+ Cam Lộ: chọn 5 đại lý
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12+ Vĩnh Linh: 10 đại lý
+ Gio linh: 10 đại lý
+ Khe Sanh – Lao Bảo: 5 đại lý
=> Tổng số đại lý được phỏng vấn là 60 đại lý
4.2 Kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu:
Dùng phương pháp phân tích so sánh số liệu giữa các năm với nhau để phântích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Dùng phương pháp thống kê mô tả: để rút ra những kết luận dựa trên những sốliệu, thông tin thu thập được
Phương pháp phân tích ma trận SWOT: nhằm phát hiện những điểm mạnh,điểm yếu của công ty cũng như những cơ hội, thách thức mà công ty gặp phải trongthời gian tới để đề xuất giải pháp Marketing phù hợp cho công ty
Trang 13CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
1.1 Môi trường Marketing
1.1.1 Hệ thống thông tin marketing hiện đại
Theo tác giả TS Nguyễn Thị Minh Hòa, ThS Lê Quang Trực và ThS Phan Thị
Thanh Thủy, Giáo trình Quản trị marketing (2015): Một hệ thống thông tin marketing
(MIS) bao gồm con người, thiết bị và quy trình để thu thập, phân loại phân tích, đánhgiá và phân bố thông tin cần thiết kịp thời và chính xác cho các nhà ra quyết địnhmarketing Nó dựa trên các báo cáo nội bộ của doanh nghiệp, hoạt động tình báomarketing và nghiên cứu marketing
a Báo cáo nội bộ
Để phát hiện những cơ hội quan trọng và các vấn đề tiềm năng, quản trịmarketing dựa trên các báo cáo nội bộ như đơn đặt hàng, bán hàng, giá cả, chi phí,lượng tồn kho, khoản phải thu và phải trả
Chu kỳ từ đặt hàng đến thanh toán: Trung tâm của hệ thống thông tin nội bộ làchu kỳ từ đặt hàng đến thanh toán Để các khách hàng tin tưởng và làm ăn lâu dài,doanh nghiệp cần phải giao hàng nhanh, kịp thời và chính xác Nhiều doanh nghiệp sửdụng internet và extranet để cải thiện tốc độ, tính chính xác và hiệu quả của chu kỳ từđặt hàng đến thanh toán
Thông tin doanh số bán hàng:
+ Nhà quản trị marketing cần được báo cáo chính xác và kịp thời thông tin liênquan đến doanh số bán hàng
+ Doanh nghiệp phải giải thích các dữ liệu bán hàng một cách cẩn thận để tránh sailầm
Cơ sở dữ liệu, lưu trữ và khai thác dữ liệu:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14+ Các doanh nghiệp tổ chức thông tin cơ sở dữ liệu khách hàng, sản phẩm, nhânviên bán hàng và sau đó kết hợp những dữ liệu đó thành cơ sở dữ liệu Cơ sở dữ liệukhách hàng chứa đựng tên của tất cả khách hàng, địa chỉ, giao dịch mua hàng trongthời gian vừa qua và thậm chí đặc điểm nhân khẩu học, tâm lý học của khách hàng(như hoạt dộng, sở thích và ý kiến) Như vậy, ngoài việc tiết kiệm chi phí gửi thư,phân loại dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp đạt được tỷ lệ phản hồi cao.
+ Nhà quản trị cần dễ dàng tiếp cận hệ thống cơ sở dữ liệu đề ra quyết định.Các nhà phân tích có thể phân tích dữ liệu để thấu hiểu sâu sắc hơn những đoạn thịtrường bị bỏ quên, xu hướng khách hàng gần đây cũng như thông tin hữu ích khác.Bên cạnh đó, nhà quản trị có thể lập bảng thông tin liên quan đến khách hàng để manglại những hiểu biết sâu hơn
b Tình báo marketing:
Hệ thống tình báo marketing: Là tập hợp các quy trình và nguồn lực mà nhàquản trị sử dụng để có được thông tin hàng ngày về sự phát triển trong môi trườngmarketing Hệ thống báo cáo nội bộ cung cấp dữ liệu kết quả nhưng hệ thống tình báomarketing cung cấp thông tin, dữ liệu đang diễn ra Thông tin tình báo marketing phảiđược thu thập hợp pháp và có đạo đức
Thu thập thông tin tình báo marketing từ internet: Có 5 cách chính mà doanhnghiệp có thể nghiên cứu điểm mạnh, điểm yếu sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
Diễn đàn đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ
Thông tin phản hồi của nhà phân phối, đại lý thông qua các trang web
Các trang web cung cấp đánh giá của khách hàng và ý kiến của chuyên gia
Các trang web khiếu nại cho phép khách hàng nói lên những kinh nghiệm, sựkhông hài lòng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nào đó, hoặckhách hàng có thể trút nỗi thất vọng về một sản phẩm, dịch vụ cụ thể
Mạng xã hội tồn tại trực tuyến cung cấp ý kiến cá nhân, đánh giá, xếp hạng đốivới bất kỳ chủ đề nào và cộng động trực tuyến vẫn tiếp tục gia tăng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15Truyền thông và hoạt động tình báo marketing: Trong các doanh nghiệp, nhânviên thu thập thông tin từ internet, ấn phẩm, báo, bản tin, viết thành báo cáo, cung cấpcho nhà quản trị marketing Thông tin tình báo marketing phát huy hiệu quả tốt nhấtkhi phối hợp chặt chẽ với người ra quyết định trong quá trình kinh doanh Với tốc độphát triển của internet ngày nay, điều quan trọng là phải xử lý nhanh chóng và chínhxác thông tin.
c Nghiên cứu marketing:
Nghiên cứu marketing là thiết kế, thu thập, phân tích và báo cáo một cách hệthống số liệu và kết quả liên quan đến tình trạng marketing cụ thể mà một tổ chứcđang đối mặt
Tiến trình nghiên cứu marketing thường trải qua 6 bước:
(1) Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Vấn đề nghiên cứu không nên quárộng hoặc quá hẹp
(2) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: Để thiết kế kế hoạch nghiên cứu, nhà quảntrị cần đưa ra các quyết định về nguồn số liệu, phương pháp nghiên cứu, công cụnghiên cứu, kế hoạch lấy mẫu và phương thức điều tra
(3) Thu thập thông tin: đây là giai đoạn tốn kém và dễ sai sót nhất Điều quantrọng cần đạt được ở giai đoạn này chính là sự nhất quán
(4) Phân tích thông tin: Chỉ ra kết quả thông qua bảng số liệu
(5) Trình bày kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả, những phát hiện liên quan
mà marketing phải đối mặt và đề xuất biện pháp tổng hợp
(6) Ra quyết định
1.1.2 Phân tích môi trường marketing
Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Hòa và cộng sự (2015): Môi trường marketingcủa một doanh nghiệp bao gồm các tác nhân và lực lượng bên ngoài marketing có ảnh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16hưởng đến khả năng quản trị marketing để xây dựng và duy trì thành công mối quan
Trình độ: Dân số trong xã hội thường rơi vào 5 nhóm trình độ: mù chữ, tiểuhọc, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học Nghiên cứu trình độgiáo dục ở từng vùng, quốc gia sẽ giúp cho doanh nghiệp có những quyết địnhmarketing phù hợp hơn
Hộ gia đình: nghiên cứu cấu trúc hộ gia đình giúp chúng ta hiểu được xuhướng tiêu dùng của những nhóm hộ gia đình khác nhau tứ đó cung cấp những sảnphẩm, dịch vụ phù hợp
Môi trường kinh tế: Sức mua trong một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiệntại, giá cả, tiết kiệm, tình hình nợ và tính dụng
Tâm lý người tiêu dùng: Một số chuyên gia tin rằng suy thoái kinh tế đã cơ bảnlàm lung lay niềm tin của người tiêu dùng đối với nền kinh tế và tình hình tài chính cánhân của họ Họ phải suy nghĩ trước khi chi tiêu; sẵn sàng so sánh các cửa hàng, mặc
cả và sử dụng phiếu giảm giá khi lựa chọn và mua sắm sản phẩm, dịch vụ
Phân bố thu nhập: Các nhà marketing thường nghiên cứu nền kinh tế các nướctheo các loại sau đây: nền kinh tế tự cung tự cấp; nền kinh tế xuất khẩu nguyên liệu;
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17các quốc gia theo năm nhóm thu nhập: thu nhập rất thấp, chủ yếu là thu nhập thấp; thunhập trung bình, thu nhập cao và thu nhập rất cao Việc phân chia các nền kinh tế cũngnhư mức thu nhập của các quốc gia giúp cho các nhà marketing hiểu rõ hơn về cơ hộimarketing cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Thu nhập, tiết kiệm, nợ và tín dụng: Các doanh nghiệp cần hiểu về thực trạngthu nhập,tiết kiệm, nợ và tín dụng để đưa ra những quyết định marketing phù hợp, đạtđược mục tiêu kinh doanh
Ngoài những yếu tố trên thì các nhà marketing cũng cần phải phân tích thêmcác yếu tố sau:
+ Tốc độ tăng trường nền kinh tế, cán cân xuất nhập khẩu, tình trạng lạm phát,
tỷ giá, tốc độ đầu tư…từng yếu tố này biến đổi có thể gây nên thuận lợi hay khó khăncho doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng
+ Chu kỳ kinh doanh phản ánh những biến động có tính chất lặp đi lặp lại tronghoạt động kinh tế nói chung ảnh hưởng tới vấn đề thất nghiệp, lạm phát và mức chitiêu hay tiết kiệm của người tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động marketing
+ Cơ cấu cạnh tranh trên thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ tới giá cả Cạnh tranhhoàn hảo, cạnh tranh có tính độc quyền, độc quyền đa phương và độc quyền là 4 hìnhthái cơ bản của cơ cấu cạnh tranh trên thị trường
Môi trường văn hóa – xã hội: gồm các nhân tố nhân khẩu, điều kiện kinh tế, thểchất, các tập tính thói quen, kiến thức khoa học kỹ thuật, các giá trị và lòng tin
xã hội và các nhân tố chính trị, luật pháp Các yếu tố này ảnh hưởng đến hoạtđộng marketing của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:
Tính bền vững của giá trị văn hóa cốt lõi: Niềm tin và giá trị cốt lõi được truyền
từ đời này sang đời khác và củng cố bởi các tổ chức xã hội, trường học, nhà thờ, cácdoanh nghiệp và chính phủ Các doanh nghiệp nên tìm cách thích ứng với những giátrị văn hóa cốt lõi thay vì nỗ lực làm thay đổi nó
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18Giá trị xã hội: là sự biêu hiện một phần tư tưởng, quan niệm về những gì đúngđắn của văn hóa, sự bày tỏ cách hành động mà người ta cho là tốt hơn Các nhàmarketing phải hiểu được môi trường xã hội, phản ánh được những giá trị văn hóa vàlòng tin trong chiến lược marketing.
Sự tồn tại các tiểu văn hóa: Trong một nền văn hóa thường có những nhánh vănhóa Đó là những nhóm người cùng chia sẻ các hệ thống giá trị, đạo đức, tôn giáo, kinhnghiệm, sở thích và các hành vi từ kinh nghiệm cuộc sống…Vì vậy, họ hình thành nênnhững nhóm tiêu dùng khác nhau Chiến lược marketing cần tính đến yêu cầu riêngcủa các nhánh văn hóa để có biện pháp thích ứng
Môi trường tự nhiên:
Ngày nay, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp là những hậu quảkhông mong muốn về môi trường ô nhiễm Các doanh nghiệp phải đầu tư thiết bị kiểmsoát ô nhiễm, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường và thực hiện những hànhđộng bảo vệ môi trường thường xuyên
Các doanh nghiệp nhận ra sự cần thiết phải tích hợp các vấn đề môi trường vàochiến lược của doanh nghiệp
Môi trường công nghệ:
Công nghệ mới có thể đem lại cơ hội kinh doanh, tạo ra những thị trường và cơhội mới cho doanh nghiệp, qua đó kích thích tăng trưởng nền kinh tế…Tuy nhiên, hệquả của sự đổi mới trong dài hạn không dễ dàng có thể dự đoán được
Nhà marketing cần hiểu được một số khuynh hướng công nghệ sau: công nghệđang thay đổi với tốc độ nhanh chóng; cơ hội không giới hạn cho sự thay đổi côngnghệ; ngân sách cho nghiên cứu và phát triển ở những nước phát triển trên thế giớiđang tăng lên; tăng quyền hạn và quy định về thay đổi công nghệ
Môi trường chính trị - pháp luật:
Môi trường chính trị (các đường lối, chính sách, cấu trúc chính trị, hệ thống
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19định) có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động marketing của doanhnghiệp.
Điều tiết vĩ mô đối với hoạt động của doanh nghiệp bằng pháp luật nhằm bảo vệquyền lợi giữa các doanh nghiệp với nhau, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng nhưbảo vệ các lợi ích xã hội
1.1.2.2 Phân tích môi trường vi mô:
Phân tích cạnh tranh:
Quan điểm marketing chỉ ra rằng, để thành công, người làm marketing phải xácđịnh được những nhu cầu, ước muốn của khách hàng mục tiêu và mang lại sự hài lòngcho khách hàng một cách có hiểu quả hơn đối thủ cạnh tranh Chiến lược marketingcủa doanh nghiệp phải thích nghi không những với khách hàng mà còn với cả đối thủcạnh tranh, vốn cũng đang phục vụ cho cùng khách hàng Đó là lí do tại sao doanhnghiệp cần phải phân tích cạnh tranh trước khi soạn thảo và thực hiện các hoạt độngmarketing và phân tích cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng của phântích môi trường vi mô
Phân tích đối thủ cạnh tranh:
+ Xác định đối thủ cạnh tranh: Các doanh nghiệp cần phải nhận thức đúng đốithủ cạnh tranh của mình bao gồm các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranhtiềm ẩn
+ Xác định mục tiêu, chiến lược của đối thủ cạnh tranh: Quan sát, nắm bắtchiến lược và mục tiêu của đối thủ cạnh tranh là một trong những cơ sở để doanhnghiệp xác định lợi thế cạnh tranh khi xây dựng chiến lược và chương trình marketingcủa mình
+ Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để doanh nghiệp hoànthiện chiến lược của mình, giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ đồng thờitránh tấn công trực diện và những điểm mạnh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20+ Dự đoán kiểu phản ứng của đối thủ cạnh tranh: Các kiểu phản ứng của đối thủcạnh tranh thường bao gồm: (1) Không phản ứng nhanh nhẹn và mạnh mẽ; (2) Phảnứng một cách chọn lọc đối với các biện pháp tấn công của đối thủ; (3) Phản ứng mộtcách mạnh mẽ đối với bất kỹ cuộc tiến công nào; (4) Phản ứng khôn ngoan.
Nắm được các kiểu phản ứng điển hình của đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp quyếtđịnh các hoạt động marketing cụ thể trên thị trường có tính đến trường hợp bị đối thủphản công
+ Tấn công ai và né tránh ai: tùy thuộc vào vị thế cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường Khi tấn công, doanh nghiệp phải biết mình đang tấn công đối thủ mạnhhay yếu? Tấn công đối thủ cần hay xa? Và tấn công đối thủ tốt hay xấu?
Phân tích áp lực cạnh tranh: Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Michael Porter
là mô hình thường sử dụng để phân tích sức ép cạnh tranh ngành (Hình 1.1)
Mô hình này, thường được gọi là “năm lực lượng của Porter” , được xem làcông cụ hữu dụng và hiệu quả để tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận Quan trọng hơn cả,
mô hình này cung cấp các chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợinhuận
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21Hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Phân tích khách hàng:
Thỏa mãn nhu cầu khách hàng là nền tảng cốt lõi của hoạt động marketing, do
đó phân tích để thấu hiểu nhu cầu, hành vi mua sắm của khách hàng là cơ sở quantrọng để xây dụng chiến lược marketing cũng như những quyết định mang tính tácnghiệp Trong phân tích khách hàng thì vấn đề quan trọng là phải xác định nhu cầu(quy mô, cơ cấu) và xu hướng biến đổi của nhu cầu sẽ tạo ra những cơ hội và nguy cơnhư thế nào đối với hoạt động của doanh nghiệp Bốn thị trường khách hàng chính làcác doanh nghiệp cần phải phân tích đó là thị trường người tiêu dùng, thị trường tổchức, thị trường toàn cầu và thị trường các tổ chức chính phủ và phi lợi nhuận
Phân tích nhà cung ứng:
Nhà cung ứng là những tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vậtliệu cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh.Nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp vì chất lượng, sốlượng, giá cả và sự ổn định của các yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp Nhà cung ứng hoàn toàn có thể tạo ra các
cơ hội hoặc đe dọa cho hoạt động của doanh nghiệp
Phân tích các trung gian marketing:
Các trung gian marketing gồm các doanh nghiệp thương mại tham gia vào quátrình tiêu thụ hàng hóa, các tổ chức cung cấp các dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Các tổ chức này có thể độc lập với doanh nghiệp hoặc tồn tạinhư một bộ phận của doanh nghiệp, do đó chúng có thể là yếu tố bên trong hoặc bênngoài doanh nghiệp Để đáp ứng nhu cầu, tạo ra các mối quan hệ và hài lòng kháchhàng, các doanh nghiệp phải hợp tác có hiệu quả với trung gian marketing để tối ưuhóa hiệu suất của toàn bộ hệ thống, xem trung gian marketing như là đối tác chứkhông đơn giản chỉ là kênh mà qua đó doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc cung cấp dịchvụ
Phân tích công chúng:
Giới công chúng bao gồm tất cả các lực lượng, các tổ chức mang tính xã hội,các cơ quan thông tin và và ngôn luận,…có thể tác động đến quá trình ra quyết địnhmarketing của doanh nghiệp Giới công chúng có thể gây thuận lợi hoặc khó khăn chohoạt động marketing của doanh nghiệp Công chúng bao gồm các giới chủ yếu sau:giới tài chính, công luận, chính quyền, tổ chức hoạt động xã hội, công chúng địaphương, nội bộ doanh nghiệp
Phân tích môi trường marketing nội bộ:
Tất cả mọi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu và các hoạtđộng marketing đề ra phải tận dụng được những điểm mạnh, khắc phục những điểmyếu của doanh nghiệp Phân tích các yếu tố thuộc môi trường marketing nội bộ là đểphát hiện ra các điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động của doanh nghiệp Khi phântích môi trường marketing nội bộ, người ta thường xem xét, đánh giá mối quan hệ giữacác phòng chức năng như marketing, tài chính, kế toán, nhân sự, sản xuất, nghiên cứu
và phát triển, hệ thống thông tin…
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 231.2 Chiến lược Marketing mục tiêu
Theo tác giả Nguyễn Thị Minh Hòa và cộng sự (2015): Chiến lược marketingmục tiêu được phân tích như sau:
1.2.1 Phân đoạn thị trường
a Khái niệm và yêu cầu của phân đoạn thị trường:
Đoạn thị trường bao gồm những khách hàng có nhu cầu tương đối đồng nhất vàphản ứng như nhau trước những chính sách marketing từ doanh nghiệp
Phân đoạn thị trường (phân khúc thị trường) là quá trình nhà marketing tiếnhành phân chia thị trường tổng thể (thị trường chung) thành nhiều đoạn thị trường saocho khách hàng trong cùng một đoạn có hành vi tiêu dùng tương tự nhau và khác biệttrương đối so với các đoạn khác
Phân đoạn thị trường có thể được tiến hành trước hoặc sau nghiên cứu thịtrường, tùy thuộc vào sự hiểu biết của doanh nghiệp về thị trường Để đảm bảo việcphân đoạn thị trường có hiệu quả, nhà marketing cần quan tâm đến các yêu cầu sau:+ Nhận dạng được
+ Phân biệt được
+ Quy mô đủ lớn
+ Có thể tiếp cận được
+ Ổn định và khả thi
b Các tiêu thức phân đoạn thị trường:
Tiêu thức phân đoạn thị trường tiêu dùng:
Tiêu thức địa lý: thị trường được chia thành các đơn vị địa lý như quốc gia,vùng, tỉnh/thành phố, thành thị, ngoại ô hay nông thôn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24Tiêu thức nhân khẩu: nhà marketing sử dụng lứa tuổi, quy mô gia đình, chu kỳsống gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thế hệ…để phân đoạn thịtrường.
Tiêu thức tâm lý: Người tiêu dùng được phân chia dựa trên đặc điểm tâm lý,tính cách, lối sống hoặc giá trị
Tiêu thức hành vi: Nhà marketing dựa trên cơ sở về nhu cầu, lợi ích, kiến thức,thái độ và cách sử dụng để phân đoạn thị trường tiêu dùng
Tiêu thức phân đoạn thị trường tổ chức: về cơ bản, các cơ sở của phân đoạn thịtrường tiêu dùng có thể áp dụng vào trong thị trường tổ chức Tuy nhiên, do đặc thìcủa thị trường tổ chức nhà marketing tập trung vào các tiêu thức chue yếu như trongbảng 1.1
Bảng 1.1: Tiêu thức phân đoạn thị trường tổ chức
Cơ sở phân đoạn Tiêu thức phân đoạn
+ Tổ chức việc mua hàng, chínhsách mua của khách hàng, bản chất mốiquan hệ hiện tại với khách hàng
+ Tính cấp bách, ứng dụng cụ thể,quy mô đơn hàng
+ Tương đồng giữa người bán –người mua, thái độ đối với rủi ro, lòngtrung thành của khách hàng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 251.2.2 Lựa chọn thị trường mục tiêu
a Đánh giá đoạn thị trường:
Khi đánh giá đoạn thị trường, nhà marketing thường dựa vào 3 tiêu chuẩn cơbản:
Quy mô và sự tăng trưởng: nhà marketing phải thu thập và phân tích các chỉtiêu như doanh số và sự thay đổi của doanh số, lợi nhuận, nhu cầu và xu hướng thayđổi của nhu cầu
Sự hấp dẫn của đoạn thị trường: Nhà marketing sử dụng mô hình 5 áp lực cạnhtranh của Michael Porter để đánh giá sức hấp dẫn của các đoạn thị trường Đây là căn
cứ quan trọng để doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu
Mục tiêu và khả năng của doanh nghiệp: doanh nghiệp cần xem xét trên cácphương diện như khả năng quản lý tài chính, nhân lực, công nghệ, lợi thế khácbiệt,…để có thể kinh doanh thành công trên đoạn thị trường đã lựa chọn
b Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm những khách hàng có cùng nhu cầu,mong muốn mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế đốivới đối thủ cạnh tranh và qua đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu marketing
Theo quan điểm của Philip Kotler, doanh nghiệp có thể tiếp cận theo 4 cách sau
để lựa chọn đoạn thị trường làm thị trường mục tiêu:
Chọn toàn bộ thị trường: Các doanh nghiệp lớn có thể hướng đến toàn bộ thịtrường theo một trong 2 cách:
+ Marketing không phân biệt (marketing đại trà): Người bán có thể bỏ qua khácbiệt giữa các đoạn thị trường và hoạt động trong toàn bộ thị trường tổng thể chỉ bằngmột chủng loại sản phẩm
+ Marketing phân biệt (marketing phân đoạn thị trường): Doanh nghiệp quyếtđịnh tham gia vào nhiều đoạn thị trường và soạn thảo những chương trình marketing
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26doanh nghiệp sẽ cung ứng những sản phẩm khác nhau cho từng nhóm khách hàngphân biệt.
Chọn nhiều đoạn thị trường: Nhà marketing có thể chuyên môn hóa thị trườnghoặc chuyên môn hóa sản phẩm Với chuyên môn hóa sản phẩm, doanh nghiệp bán 1sản phẩm nhất định đến nhiều đoạn thị trường khác nhau Với chuyên môn hóa thịtrường, doanh nghiệp phục vụ nhiều nhu cầu của một nhóm khách hàng Từ đó, doanhnghiệp có được một danh tiếng mạnh mẽ giữa các nhóm khách hàng này
Chọn một đoạn thị trường: Doanh nghiệp tập trung nỗ lực vào một đoạn thịtrường, do đó thị trường của doanh nghiệp chỉ có một đoạn duy nhất Thông quamarketing mục tiêu, doanh nghiệp hiểu biết sâu sắc và phục vụ tốt nhu cầu của kháchhàng trong đoạn thị trường đó
Marketing cá nhân: Đây là một trong hai chiến lược của marketing vi mô, baogồm marketing địa phương hóa và marketing các nhân.Marketing các nhân là việc nhàmarketing tùy biến sản phẩm (có sự tham gia của khách hàng) để phục vụ nhu cầu và
sở thích của từng cá nhân khách hàng đó
Tuy nhiên, trở ngại của marketing cá nhân là không phải sản phẩm nào cũng cóthể tùy biến để phục vụ cho nhu cầu của từng cá nhân, chi phí có thể tăng lên, kháchhàng không biết những gì họ muốn cho đến khi nhìn thấy sản phẩm thực tế, khó khăntrong việc thay thế phụ tùng chi tiết…
1.2.3 Định vị thương hiệu
a Xác định tập thương hiệu cạnh tranh:
Nhà marketing xác định tập cạnh tranh trực tiếp, tức là các thương hiệu cùngcạnh tranh trong cùng thị trừng mục tiêu, có giá cả như nhau và thường là cùng đẳngcấp Việc xác định tập thương hiệu cạnh tranh chỉ mang tính tương đối và phụ thuộcvào nguồn lực và chiến lược của doanh nghiệp Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ diễn
ra trong ngành mà còn cạnh tranh với đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế Sau khixác định tập thương hiệu cạnh tranh, doanh nghiệp tiến hành phân tích đối thủ cạnh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27quan với đối thủ Mỗi doanh nghiệp cần thu thập thông tin về điểm mạnh, điểm yếucủa từng đối thủ cạnh tranh trên cơ sở đánh giá từ phía khách hàng.
b Xác định các điểm tương đồng và điểm khác biệt
Điểm tương đồng là những thuộc tính hoặc lợi ích mà thương hiệu có đượctương tự với các thương hiệu cạnh tranh khác trong thị trường mục tiêu Đó là nhữngthuộc tính hoặc lợi ích cần có để kinh doanh trong thị trường chứ không phải là sựkhác biệt của thương hiệu
Điểm khác biệt là những thuộc tính hoặc lợi ích mà người tiêu dùng cảm nhậnđược từ thương hiệu của doanh nghiệp mà thương hiệu cạnh tranh không có Đó lànhững ưu thế vượt trội hoặc độc đáo của thương hiệu Những thuộc tính hoặc lợi ích
đề cập ở đây có thể là tính năng sản phẩm, giá trị thương hiệu, các yếu tố marketinghỗn hợp, bao bì, slogan…
c Lựa chọn điểm tương đồng và điểm khác biệt:
Marketing thương tập trung vào lợi ích thương hiệu trong việc lựa chọn điểmkhác biệt và điểm tương đồng để định vị thương hiệu Người tiêu dùng thương quantâm đến lợi ích và những gì họ nhận được từ một sản phẩm Nhiều thuộc tính có thể hỗtrợ một lợi ích nhất định và thay đổi theo thời gian
d Thiết kế câu thần chú thương hiệu:
Việc thiết kế câu thần chú thương hiệu giúp doanh nghiệp đạt được mong muốnngười tiêu dùng suy nghĩ về thương hiệu của mình như thế nào Câu thần chú thươnghiệu là phát âm của trái tim và linh hồn của thương hiệu và liên quan chặt chẽ đến hoạtđộng xây dựng thương hiệu như “bản chất thương hiệu” và “lời hứa cốt lõi thươnghiệu”
Trong khi câu thần chú thương hiệu hướng đến tâm trí nội bộ thì câu khẩu hiệuhướng đến bên ngoài nhằm thu hút khách hàng Khi thiết kế câu thần chú thương hiệu,nhà marketing cần quan tâm đến 3 tiêu chí quan trọng là: chuyển tải/giao tiếp; đơngiản hóa; truyền cảm hứng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 281.3 Những vấn đề về chiến lược marketing mix
1.3.1 Khái niệm marketing mix
Quá trình kinh doanh của mọi doanh nghiệp luôn chịu nhiều biến động Khôngchỉ các yếu tố đến từ nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng phức tạp cũng là nguyên nhân dẫntới việc gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh Ngày nay lĩnh vực nào cũng có thể ứngdụng marketing, miễn là nó xác lập sứ mệnh phục vụ con người và vì sự phát triển củaloài người Marketing giúp hình thành sản phẩm hay cách thức để thỏa mãn nhu cầungày càng phức tạp lên của con người Vào năm 1953, thuật ngữ về marketing mix lầnđầu tiên được sử dụng khi Neil Borden – chủ tịch hiệp hội Marketing Hoa Kỳ lấy ý
tưởng công thức thêm một bước nữa và đặt ra thuật ngữ Marketing hỗn hợp.
“Marketing hỗn hợp (marketing mix) là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh
nghiệp sử dụng để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu” E Jerome
McCarthy, đề nghị phân loại theo 4Ps năm 1960, mà nay đã được sử dụng rộng rãi.Khái niệm 4Ps được giải thích phần lớn trong sách giáo khoa về marketing và trongcác lớp học Marketing mix cơ bản thường xoay quanh bốn yếu tố chủ chốt hay đượcgọi là 4Ps Tùy vào thực tế thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà cácnhà quản trị lựa chọn thêm nhiều yếu tố khác trong các chiến lược marketing của họ
Marketing Mix đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnhtranh của một doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp xác định được đâu là tập kháchhàng của họ, và đâu là đoạn thị trường mục tiêu mà họ cần tập trung khai thác.Marketing mix đem lại tất cả những yếu tố mà doanh nghiệp có thể vận dụng được đểtác động lên nhu cầu của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ của mình Giúp doanhnghiệp đưa ra những chiến lược sắc bén nhất, hợp lý nhất nhằm nâng cao hiệu quảkinh doanh cũng như vị thế của doanh nghiệp
1.3.2 Các bước xây dựng chiến lược marketing mix
Theo Philip Kotler, Marketing căn bản, (2007): Để xây dựng một chiến lược
marketing mix, ta cần thực hiện các vấn đề sau:
Bước 1: Thiết lập các mục tiêu:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29Các mục tiêu marketing thường định hướng từ các mục tiêu của tổ chức, trongtrường hợp công ty được định hướng Marketing hoàn toàn, hai nhóm mục tiêu này làtrùng nhau Các mục tiêu marketing thường được đưa ra như các tiêu chuẩn hoạt độnghay là công việc phải đạt được ở một thời gian nhất định Các mục tiêu này cung cấpkhuôn khổ cho thực hiện chiến lược marketing Mục tiêu marketing được thiết lập từnhững phân tích về khả năng của thị trường và đánh giá khả năng marketing của công
ty Những phân tích này dựa trên cơ sở những số liệu liên quan về sản phẩm, thịtrường cạnh tranh, môi trường marketing từ đó rút ra những tiềm năng của thị trườngcần khai thác và lựa chọn những ý tưởng, mục tiêu phù hợp với khả năng marketingcủa công ty
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Việc nghiên cứu, lựa chọn thị trường mục tiêu cho công ty đòi hỏi phải đượcthực hiện dựa trên những phân tích kỹ lưỡng các số liệu về thị trường, khách hàng.Đây là công việc nhận diện nhu cầu khách hàng và lựa chọn các nhóm, các đoạn kháchhàng tiềm năng mà công ty sẽ phục vụ mỗi sản phẩm của mình Công ty có thể lựachọn, quyết định thâm nhập một hay nhiều khúc thị trường cụ thể Những khúc thịtrường này có thể phân chia theo các tiêu chí khác nhau trong đó các yếu tố thị trường
vĩ mô có nhiều ảnh hưởng đến sự phân chia thị trường thành các khúc thị trường nhỏhơn Như vậy, để lựa chọn thị trường mục tiêu đòi hỏi phải nghiên cứu phân tích kĩlưỡng các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, vi mô của công ty Những yếu tố này làm cơ
sở cho việc đánh giá và phân khúc các khúc thị trường khác nhau, công ty sẽ phảiquyết định nên phục vụ bao nhiêu và những khúc thị trường nào
Bước 3: Xây dựng các định hướng chiến lược
Trước khi thiếp lập chiến lực marketing – mix cho sản phẩm ở thị trường mụctiêu, ta phải đề ra các định hướng chiến lược cho sản phẩm cần đạt tới ở thị trườngmục tiêu Những định hướng này cung cấp lối cụ thể cho marketing-mix
Bước 4: Hoạch định chiến lược marketing-mix
Nội dung chiến lược marketing-mix bao gồm 4 chính sách cơ bản Ta cần phải
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30các mục tiêu chiến lược của mình để thiết lập một bộ phận 4Ps phù hợp nhất nhằmthỏa mãn thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức.
Bước 5: Xây dựng các chương trình marketing-mix
Chiến lược marketing phải được thực hiện thành các chương trình marketingnhằm đạt được mục tiêu Vì vậy cần phải xây dựng các chương trình hành động đểthực hiện các chiến lược marketing-mix, đó là sự cụ thể hóa chiến lược marketingbằng các biến số được kế hoạch hóa chi tiết ở thị trường mục tiêu
Như vậy, để thiết lập được một chiến lược marketing chu đáo, có hiệu quả vàphù hợp với thị trường mục tiêu thì phải làm rõ các yếu tố thuộc về thị trường, cácchiến lược kinh doanh, thực trạng của doanh nghiệp, cạnh tranh, khách hàng Đó là cáccăn cứ nhằm xây dụng mục tiêu, lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dngjw các địnhhướng chiến lược, hoạch định thiết kế một chiến lược marketing-mix hiệu quả cho thịtrường mục tiêu với các chương trình hành động cụ thể
1.3.3 Các chính sách của marketing mix
Theo Philip Kotler (2007): chiến lược Marketing mix gồm 4 chính sách cơ bản
là chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối và chính sách truyềnthông Các chính sách này được thể hiện cụ thể như sau:
1.3.3.1 Chính sánh sản phẩm
Sự thành công trong marketing phụ thuộc vào bản chất của các sản phẩm và cácquyết định cơ bản trong quản lý sản phẩm Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọngnhất của chiến lược marketing mix Chiến lược sản phẩm bao gồm các quyết định về:
Quyết định về chủng loại sản phẩm
Chủng loại sản phẩm là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau dogiống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, haythông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãygiá Tùy theo mục đích doanh nghiệp theo đuổi như cung cấp một chủng loại đầy đủ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31hay mở rộng thị trường, hay theo theo mục tiêu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể lựachọn theo 2 hướng:
+ Một là phát triển chủng loại: được thể hiện bằng cách phát triển hướng xuốngphía dưới, hướng lên trên hay theo cả 2 hướng
+ Hai là bổ sung chủng loại hàng hóa; hiện đại hóa chủng loại; thanh lọc chủngloại (loại bỏ một số mặt hàng yếu kém trong chủng loại)
Quyết định về danh mục sản phẩm:
Danh mục hàng hóa là tập hợp tất cả các nhóm chủng loại hàng hóa và đơn vịhàng hóa do một người bán cụ thể chào cho người mua Danh mục hàng hóa đượcphản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hòa của nó Chínhnhững thông số này đã mở cho doanh nghiệp 4 chiến lực mở rộng danh mục hàng hóabằng cách: bổ sung hàng hóa mới, tăng mức độ phong phú của những nhóm chủng loại
đã có; đưa ra nhiều phương án cho mặt hàng sẵn có hoặc có thể tăng giảm mức độ hàihòa giữa các mặt hàng thuộc các nhóm chủng loại khác nhau
Quyết định về nhãn hiệu:
Doanh nghiệp cần phải quyết định có gắn nhãn hiệu cho hàng hóa của mình haykhông, ai là người chủ nhãn hiệu, đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào, có nên mở rộnggiới hạn sử dụng tiên nhãn hiệu hay không, sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho cáchàng hóa có những đặc tính khác nhau của cùng một mặt hàng? Điều này phụ thuộcvào đặc điểm hàng hóa của doanh nghiệp, cách lựa chọn kênh phân phối, vị thế củadoanh nghiệp trên thị trường
Quyết định về bao gói và dịch vụ đối với sản phẩm hàng hóa:
Ngày nay, bao gói đã trở thành công cụ đắc lực của marketinng Doanh nghiệpphải quyết định về kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung, trình bày, thôngtin trên bao gói
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32Dịch vụ khách hàng: Doanh nghiệp phải xác định được khách hàng muốn dịch
vụ ở mức độ nào mà doanh nghiệp có thể cung cấp, chi phí cho dịch vụ là bao nhiêu vàlựa chọn hình thức cung cấp nào, so sánh với các đối thủ cạnh tranh
Quyết định tạo ưu thế cho sản phẩm:
Là cách gây ấn tượng với người tiêu thụ về sản phẩm của doanh nghiệp so vớiđối thủ cạnh tranh, có thể là việc thiết kế những điểm khác biệt (dị biệt hóa sản phẩm)
để tạo sự thu hút khách hàng Nhưng doanh nghiệp cần phải chú ý sản phẩm phải luônđạt tiêu chuẩn, quan trọng đặc biệt, tốt hơn, đi trước, vừa túi tiền và có lời Sau đódoanh nghiệp xây dựng chiến lược định vị và đưa ra quyết định
Quyết định về thiết kế và phát triển sản phẩm mới:
Do thay đổi nhanh chóng về thị hiếu, công nghệ, tình hình cạnh tranh nên doanhnghiệp phải quan tâm thiết kế sản phẩm mới Để có sản phẩm mới doanh nghiệp cóthể mua từ doanh nghiệp khác, mua bằng sáng chế, giấy phép sản xuất và cách thứ 2 là
ta tự nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới Đây có thể là một vấn đề mạo hiểm đối vớidoanh nghiệp Để hạn chế rủi ro, các nhà quản trị phải tuân thủ đầy đủ các bước sau:hình thành ý tưởng – lựa chọn ý tưởng – soạn thảo, thẩm định dự án sản phẩm mới –soạn thảo chiến lược marketing, phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ - thiết kế sảnphẩm hàng hóa – thử nghiệm trong điều kiện thị trường – triển khai sản xuất đại trà.Người tiêu dùng có phản ứng ở những mức độ khác nhau đối với mỗi sản phẩm mớinên doanh nghiệp phải tìm cách thu hút sự chú ý của họ và lắng nghe những ý kiếnphản hồi Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải chú ý đến từng chu kỳ sống của sảnphẩm để có những điều chỉnh chiến lược nhất định
Để lựa chọn một chính sách sản phẩm, doanh nghiệp phải nắm được:
+ Đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp, hiểu được điểmmạnh, điểm yếu so với đối thủ cạnh tranh
+ Thông tin về sản phẩm trên thực tế và những đặc tính của sản phẩm tiên liệudựa vào các tiêu chí như: doanh số, lợi nhuận, thị phần
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33Nói chung, chiến lược sản phẩm có vai trò lớn nhát trong các trường hợp cungtrên thị trường chưa đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm.
1.3.3.2 Chính sách giá cả
Giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để có đượcmột sản phẩm với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định, ở một nơinhất định
Những nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá
Các quyết định về giá đều chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên trong cũng nhưnhiều yếu tố bên ngoài
Các yếu tố bên trong: mục tiêu Marketing, chiến lược Marketing mix, đặc tínhsản phẩm, chi phí
Các yếu tố bên ngoài: thị trường, lượng cầu, đối thủ cạnh tranh, chính sách giá
Giá cả cao thì có lợi nhuận nhưng có thể không có khách hàng
Các chiến lược định giá
Chiến lược giá cả thường thay đổi trong suốt chu kỳ đời sống của sản phẩm:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34Chiến lược giá cả sản phẩm mới: doanh nghiêp khi tung sản phẩm mới có thểlựa chọn giữa 2 chiến lược là chiến lược giá hớt váng sữa và chiến lược giá xâm nhậpthị trường.
Chiến lược giá cho hỗn hợp sản phẩm: donh nghiệp tìm kiếm hàng loạt nhữnggiá cả làm tối đa hóa lợi nhuận trong tổng thể hỗn hợp sản phẩm (định giá cho dòngsản phẩm, chiến lược điều chỉnh giá, chiến lược thay đổi giá, chiến lược định giá tâmlý)
Quy trình định giá
Quy trình định giá có thể chia thành 6 bước như sau: chọn lựa mục tiêu giá cả;xác định nhu cầu; ước lượng chi phí; phân tích chi phí, giá cả, và sản phẩm của đối thủcạnh tranh; chọn phương pháp định giá; chọn giá cuối cùng
Cấu trúc của kênh phân phối:
NhàPP,Đại lý
Nhà
sản
buôn,đại lý
Bán lẻ
Ngườitiêu dùng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35Các nhà sản xuất có thể dùng kênh phân phối song song để đạt mức bao phủ thịtrường nhanh chóng hoặc sử dụng kênh marketing trực tiếp để khai thác người mua.Giữa các thành viên trong kênh được kết nối với nhau qua các dòng chảy là: dòngchuyển quyền sở hữu, dòng thanh toán, dòng vận động của sản phẩm, dòng thông tin
và dòng xúc tiến
Các phương thức phân phối:
Để đạt được sự bao phủ thị trường tốt nhất doanh nghiệp phải quy định sốlượng các nhà trung gian ở mỗi mức độ phân phối Có 3 mức độ phân phối:
+ Phân phối rộng rãi: là doanh nghiệp cố gắng đưa sản phẩm tới càng nhiềungười bán lẻ càng tốt
+ Phân phối độc quyền (độc quyền phân phối) là chỉ có một người được bán sảnphẩm của doanh nghiệp ở một khu vực địa lý cụ thể Kiểu phân phối này thường găptrong ngành xe hơi, thiết bị
+Phân phối chọn lọc: Doanh nghiệp tìm kiếm một số người bán lẻ ở một khuvực cụ thể
Thiết kế kênh phân phối
Quyết định thiết kế kênh phân phối có thể chia làm 7 bước:
+ Nhận dạng nhu cầu quyết định việc thiết kế kênh
+ Xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối
+ Phân loại các công việc phân phối
+ Phát triển các cấu trúc kênh thay thế
+ Đánh giá các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh
+ Lựa chọn cấu trúc kênh tốt nhất
+ Tìm kiếm các thành viên kênh
Quản lí kênh phân phối
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36Sau khi thiết lập các kênh phân phối vấn đề là phải quản lý điều hành hoạt độngcủa kênh Thứ nhất là tuyển chọn các thành viên của kênh, thứ hai là phải đôn đốckhuyến khích các thành viên của kênh và cuối cùng là phải định kỳ đánh giá hoạt độngcủa kênh Vì môi trường marketing luôn thay đổi nên doanh nghiệp cũng phải luôn hú
ý tới việc cải tiến các kênh sao cho hoạt động có hiệu quả
Những quyết định lưu thông hàng hóa
Phân phối hàng hóa vật chất là hoạt động lập kế hoạch, thực hiện và kiểm travận tải và lưu kho hàng hó từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng ở thị trường mục tiêu saocho đạt hiệu quả cao nhất Do đó, doanh nghiệp phải có các quyết định hợp lý trongviệc xử lý đơn đặt hàng, vấn đề lưu kho, dự trữ, vấn đề vận chuyển, dạng vận tải và cơcấu quản lý lưu thông hàng hóa Ngoài ra, doanh nghiệp còn luôn phải chú ý đến độngthái của kênh, sự hợp tác, mâu thuẩn và cạnh tranh của kênh để có sự điều chỉnh chothích hợp
1.3.3.4 Chính sách xúc tiến truyền thông
Theo tác giả TS Nguyễn Thị Minh Hòa và cộng sự (2015): Truyền thôngmarketing bao gồm: quảng cáo, khuyến mãi, sự kiện và trải nghiệm, quan hệ côngchúng
a Quảng cáo:
Để phát triển và quản trị chương trình quảng cáo, nhà marketing thường bắt đầubằng việc xác định thị trường mục tiêu và động cơ của khách hàng Sau đó, doanhnghiệp đưa ra 5 quyết định quan trọng (5M) bao gồm:
Mục tiêu (nhiệm vụ) (Mission)
Mục tiêu quảng cáo xuất phát từ các quyết định về thị trường mục tiêu, định vịthương hiệu và chương trình marketing Có 4 mục tiêu quảng cáo dựa trên tiêu chíphân loại mục đích quảng cáo, bao gồm:
Quảng cáo thông tin: tạo sự nhận biết thương hiệu và kiến thức về sản phẩm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37Quảng cáo thuyết phục: tạo niềm yêu thích, sự tin tưởng và mua sản phẩm.Quảng cáo nhắc nhở: kích thích hành vi mua lặp lại đối với sản phẩm hoặc dịchvụ.
Quảng cáo tăng cường/ củng cố: thuyết phục người mua hiện tại rằng họ đã lựachọn đúng sản phẩm dịch vụ
Ngân sách (Money)
Ngân sách quảng cáo được xác định theo một trong bốn phương pháp như đãtrình bày ở trên Để lựa chọn phương pháp xác định ngân sách quảng cáo phù hợp,doanh nghiệp cần xem xét các nhân tố sau:
+ Giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm
+ Thị phần và quy mô khách hàng
+ Cạnh tranh
+ Tần suất quảng cáo
+ Khả năng bị thay thế sản phẩm
Thông điệp (Message)
Trong phát triển chiến dịch quảng cáo, nhà marketing thường trải qua 3 bước:(1) Chiến lược thông điệp hay định vị của quảng cáo; (2) Chiến lược sáng tạo; (3) Xemxét trách nhiệm xã hội và pháp lý Việc phát triển chiến dịch quảng cáo hiệu quả thểhiện khoa học và nghệ thuật của nhà marketing
Phương tiện truyền thông (Media)
Sau khi lựa chọn thông điệp, nhiệm vụ tiếp theo của người làm quảng cáo là lựachọn phương tiện để truyền thông thông điệp Các bước thực hiện lựa chọn phươngtiện truyền thông:
+ Xác định phạm vi bao phủ, tần suất và tác động
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38+ Lựa chọn những phương tiện truyền thông chủ yếu (truyền hình, in ấn hay radiohoặc kết hợp).
+ Lựa chọn những phương tiện truyền thông cụ thể (chẳng hạn như kênh nào trêntruyền hình)
+ Quyết định thời điểm truyền thông
+ Quyết định phân bổ phương tiện truyền thông theo khu vực địa lý
Đo lường kết quả (Measurement): đánh giá hiệu quả quảng cáo
Nhà marketing thường đo lường quảng cáo dựa trên 2 nhóm tiêu chí là hiệu quảtruyền thông (tác động đến nhận thức, kiến thức hoặc sở thích của khán giả mục tiêu)
và hiệu quả bán hàng
b Khuyến mãi:
Khuyến mãi là tập hợp các công cụ để kích thích người tiêu dùng, trung gianhoặc lực lượng bán hàng mua sản phẩm, dịch vụ nhanh hơn, nhiều hơn trong một thờigian ngắn
Một số hình thức khuyến mãi: tặng hàng mẫu; tặng phiếu giảm giá; tặng quà;dùng thử miễn phí; trưng bày và trình diễn sản phẩm; tặng thẻ VIP cho khách hàngthân thuộc
c Sự kiện và marketing trải nghiệm:
Nhiều doanh nghiệp tài trợ cho các sự kiện thể thao, giải trí, lễ hội, hội chợ vàcác hoạt động marketing có ý nghĩa xã hội khác Nhìn chung, kinh phí tài trợ cho các
sự kiện ít hơn ngân sách quảng cáo nhưng qua đó doanh nghiệp vẫn có thể tương tác,
mở rộng và củng cố mối quan hệ với thị trường mục tiêu
Mục tiêu sự kiện:
Xác định một thị trường mục tiêu hoặc lối sống cụ thể
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39Tạo ra hoặc tăng cường liên tưởng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí người tiudùng.
Tạo ra các trải nghiệm và gợi lên cảm xúc
Thể hiện cam kết với cộng đồng và xã hội
Bán hàng và tăng cơ hội quảng bá
Giải trí cho khách hàng quan trọng hoặc tưởng thưởng cho nhân viên quantrọng
Sáng tạo trải nghiệm:
Marketing trải nghiệm có thể thực hiện ngay bất cứ đâu và thường mang lạicảm giác bình dân cho đối tượng mục tiêu Cách này không chỉ truyền đạt tính năng vàlợi ích mà còn kết nối sản phẩm, dịch vụ với các trải nghiệm độc đáo, thú vị cho ngườitiêu dùng Marketing trải nghiệm không nhằm mục đích bán sản phẩm mà để chứngminh rằng thương hiệu làm phong phú thêm cuộc sống của khách hàng như thế nào
d Quan hệ công chúng:
Bên cạnh thiết lập mối quan hệ với khách hàng và trung gian, doanh nghiệpphải xây dựng mối quan hệ tốt với giới công chúng khác Quan hệ công chúng (PR) lànhững hoạt động nhằm quảng bá, thúc đẩy và bảo vệ hình ảnh của sản phẩm và doanhnghiệp
Các công cụ của marketing quan hệ công chúng gồm: các ấn phẩm, sự kiện, tàitrợ, tin tức, bài diễn văn, hoạt động phục vụ cộng đồng, bản sắc truyền thống
1.4 Bình luận các nghiên cứu:
Hiện nay, trong mỗi doanh nghiệp việc hoạch định đúng đắn chiến lược
markeing là vô cùng quan trọng nên có khá nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này Cáctác giả có thể chọn nghiên cứu một chính sách cụ thể như nghiên cứu về sản phẩm, giá
cả, phân phối hoặc truyền thông nhưng cũng không ít tác giả chọn cho mình đề tàitổng quát hơn là nghiên cứu về chiến lược marketing mix Mỗi nghiên cứu đều cóhướng tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau nên sẽ mang lại những ý nghĩa riêng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40 Lê Thị Tuyết Lan (2010), luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện chiến lượcmarketing mix nhằm thu hút khách hàng cho Công ty TNHH Thương mại SàiGòn – Kiên Giang (Siêu thị Co-opmart trên Kiên Giang)” Tác giả đã tập trungphân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tổ chức hoạt động marketing củacông ty từ đó nhận biết những khó khăn, thuận lợi mà công ty đang gặp phải,đồng thời phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong thời gian tới
để có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất giúp công ty hoàn thiện chiếnlược marketing mix nhằm mục đích cuối cùng là thu hút thêm nhiều khách hàngđến với siêu thị
Trần Thanh Thủy Trúc (2011), báo cáo thực hành nghề nghiệp: “Chiến lược sảnphẩm dòng tấm lợp của công ty nhựa Việt Nam Á (NAACO)” Bài viết tậptrung phân tích mối quan hệ và những tác động qua lại giữa chiến lược sảnphẩm với các chiến lược khác trong marketing mix và những yếu tố tác độngđến chiến lược sản phẩm để từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệuquả chiến lược sản phẩm của công ty
Trần Thị Minh Trang (2016), khóa luận tốt nghiệp: “Hoàn thiện chiến lược pháttriển thương hiệu cho công ty TNHH Thương mại và xây dựng Hồng Gia Phát”
Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng chiến lược phát triển thươnghiệu; tìm ra nhưng ưu điểm, hạn chế của chiến lược để từ đó đưa ra giải phápnhằm hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu và chiến lược marketing mixnhằm tạo dựng giá trị thương hiệu giúp công ty duy trì và phát triển thươnghiệu
Ngoài 3 đề tài trên, em còn tham khảo thêm nhiều đề tài liên quan khác để cóthể rút ra cho mình hướng đi và cách làm phù hợp với đề tài của mình như sau:
- Trước tiên, phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong những năm qua vàđịnh hướng những năm tiếp theo
- Phân tích môi trường marketing và thực trạng của hoạt động marketing cho sảnphẩm tấm lợp Fibrocememt
- Phân tích ma trận SWOT trong thời điểm hiện tại để có được những thông tin
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ