1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn kinh nghiệm giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tại lớp mẫu giáo bé c3 trường mầm non a tứ hiệp

70 570 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu trường mầm non A Tứ Hiệp đã chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ - trong đó cótrẻ tự kỷ, hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay tự kỷ là một vấn đề nóng trên toàn thế giới Việt Nam cũngkhông nằm ngoài xu hướng này Lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng tăng.Theo Th.s Nguyễn Thị Hồng Thúy (khoa Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi TƯ) chobiết: Số lượng trẻ chậm nói có dấu hiệu tự kỷ đến bệnh viện khám tăng dần theohàng năm Cụ thể, nếu năm 2008 có 900 trẻ đến khám, 6 tháng gần đây con sốnày đã là 1700 trẻ khám mới và 716 trẻ khám lại Trung bình mỗi ngày có 10-20trẻ tới khám Trẻ trai khám nhiều hơn trẻ gái 6-8 lần Trong số đó, khoảng 50%trẻ tự kỷ thể điển hình, còn lại ở thể nhẹ và trung bình Tuổi của trẻ đến khám vàphát hiện ngày càng sớm hơn, chủ yếu 2-3 tuổi, một số gia đình cho trẻ đếnkhám sớm từ dưới 16 tháng

Trẻ tự kỷ có khiếm khuyết trong ba lĩnh vực: Tương tác xã hội, giao tiếp

xã hội và tưởng tượng Hành vi và sở thích bị thu hẹp và lặp lại Tự kỷ có nămthể khác nhau trong đó có nhiều trẻ tự kỷ liên quan đến vấn đề sức khỏe (rốiloạn ngủ, tiêu hóa, động kinh…) Chính những điều này làm cản trở và giảmhiệu quả của việc nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển của trẻ tự kỷ Vì vậy,việcgiáo dục trẻ tự kỷ là hết sức quan trọng và cần thiết để giúp trẻ tự kỷ phát triểnhết khả năng và phát huy tiềm năng học hỏi

Ngày nay, giáo dục trẻ tự kỷ là một vấn đề quan trọng trong việc đào tạothế hệ mầm non của đất nước Thực tế trong thời gian gần đây, Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, phòng Giáo dục và Đào tạo huyệnThanh Trì rất quan tâm đến vấn đề này, đã phát hành các cuốn tài liệu, đăng bàiviết trong các quyển tạp chí, tổ chức tập huấn chuyên đề nhằm hướng dẫn giáoviên cách giáo dục trẻ tự kỷ và học hòa nhập trong các trường mầm non Đặcbiệt trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 của Sở Giáo dục

và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì, trường mầmnon A Tứ Hiệp đều đưa ra các chỉ tiêu cụ thể về việc giáo dục trẻ khuyết tật học

và hòa nhập Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu trường mầm non A Tứ Hiệp

đã chỉ đạo các lớp rà soát, báo cáo số lượng trẻ khuyết tật thể nhẹ - trong đó cótrẻ tự kỷ, hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên lập hồ sơ theo dõi sự phát triển của trẻ,xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục hòa nhập cụ thể, phù hợpvới trẻ khuyết tật

Mặc dù được các cấp lãnh đạo và Ban giám hiệu nhà trường quan tâm chỉđạo sát sao nhưng với tôi đây là một vấn đề rất mới mẻ, hết sức khó khăn Vớibảy năm trong nghề, đây là năm đầu tiên lớp tôi có một trẻ mắc bệnh tự kỷ Bêncạnh khó khăn đó của bản thân thì trong thời gian đầu, phụ huynh trẻ mắc bệnh

tự kỷ còn không chấp nhận sự thật về căn bệnh của con mình, không phối hợpvới cô giáo để tìm ra những phương pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ

Trang 2

Là một giáo viên trẻ có lòng say mê, nhiệt huyết với nghề, với mongmuốn trẻ tự kỷ học tại lớp cũng được quan tâm và chăm sóc giáo dục như cáccháu bình thường để phát triển nhân cách toàn diện, tôi đã luôn băn khoăn, trăntrở, để tìm ra các biện pháp thực hiện hiệu quả Qua một năm tích cực nghiêncứu, áp dụng các biện pháp hữu hiệu, trẻ mắc bệnh tự kỷ đã phát triển, tiến bộ rõrệt, các cháu khác trong lớp đã có những kỹ năng giúp đỡ bạn mình hòa nhập vàhọc tập tốt hơn Do đó tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng chị em đồng nghiệp dưới

dạng đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “Kinh nghiệm giáo dục trẻ tự kỷ học hòa

nhập tại lớp mẫu giáo bé C3 Trường mầm non A Tứ Hiệp năm học 2013 2014”

Mục đích của đề tài:

+ Đánh giá thực trạng sự nhận thức, tương tác xã hội, giao tiếp xã hội vàtưởng tượng của trẻ tự kỷ khi học hòa nhập với môi trường giáo dục bìnhthường

+ Tìm ra các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong môi trườnggiáo dục bình thường

- Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ lớp mẫu giáo

bé học hòa nhập

Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non A xã Tứ Hiệp

-Thanh Trì - Hà Nội, năm học 2013-2014

Trang 3

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀI/ CƠ SỞ LÝ LUẬN

Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn của hệ thầnkinh gây ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ Tự kỷ có thể xảy ra không phânbiệt giới tính, chủng tộc, giàu nghèo và địa vị xã hội Tự kỷ được thể hiện rangoài bằng các khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phingôn ngữ, hành vi, sở thích và hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại

(Theo chuyên trang tự kỷ của Liên hiệp quốc).

Trẻ tự kỷ thường quá say mê một vật gì đó, lúc nào cũng giữ và ôm khư

khư trong tay Chúng rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ

lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn

Trẻ tự kỷ có kỹ năng cao về nhìn nhận không gian, giỏi học vẹt, hình thức

bề ngoài có vẻ linh hoạt, thông minh khác hẳn với các trẻ chậm phát triển trí tuệ.Tình trạng này có thể phát hiện sớm nếu cha mẹ giáo viên thường xuyên chú ýđến trẻ

Trẻ tự kỷ rất hạn chế trong vấn đề giao tiếp xã hội Khi giao tiếp thì trẻ tự

kỷ không giao tiếp bằng mắt, không có những giao tiếp "không lời" bằng những

cử chỉ cơ thể Tình cảm rất hạn chế ngay cả với bố mẹ và người thân trong giađình Không chia sẻ cảm xúc buồn vui, không quan tâm đến những hoạt độngxung quanh trẻ

Trong lớp học, trẻ tự ỷ thường lầm lì, ít nói, cô giáo hỏi không trả lời, ítbiểu hiện cảm xúc, không giơ tay phát biểu ý kiến Không thích hoạt động theonhóm, và không thiết lập được quan hệ với bạn cùng tuổi Nếu trẻ phát triển lờinói, thường lời nói cũng sẽ có bất thường Trẻ không hiểu lời người khác vàcũng không biểu đạt được ý nghĩ của mình nên hay nói những câu, từ vô nghĩahoặc không ăn nhập với hoàn cảnh Trẻ có thể nhại lại lời nói của người khácmột cách chính xác, nhưng thường ít hoặc chẳng hiểu được ý nghĩa của chúng

Trẻ tự kỷ có những sở thích, thói quen kỳ lạ nên trẻ thường ứng xử khôngđúng với những chuẩn mực xã hội thông thường Khi người lớn thấy vậy vàngăn chặn hành vi bất thường đó sẽ làm trẻ rất khó chịu và có những hành vi nổicáu, la hét, đánh lại người khác Đồng thời do trẻ tự kỷ gặp khó khăn về ngônngữ, không biểu đạt được những ý nghĩ của mình ra ngoài nên người lớn khônghiểu trẻ và những nhu cầu của trẻ Vì vậy, sự khó chịu của trẻ xuất hiện kháthường xuyên so với trẻ bình thường

Trẻ tự kỷ có thể đặt tên riêng cho đồ vật theo cách của mình, hoặc dùngnhững từ riêng mà người khác không thể hiểu được Nhưng trẻ không biết sửdụng hoặc sử dụng không đúng các giới từ, liên từ và đại từ

Trang 4

Vì vậy, mỗi một trẻ tự kỷ khác nhau sẽ được tiến hành các phương phápgiáo dục khác nhau Giáo dục trẻ tự kỷ là cung cấp cho trẻ những hiểu biết banđầu về cuộc sống xung quanh áp dụng các biện pháp giúp trẻ hòa nhập trong lớphọc, đồng thời áp dụng các phương pháp can thiệp hành vi không phù hợp Từ

đó, trẻ tự kỷ biết sống tích cực, có kỹ năng giao tiếp xã hội, phát triển ngôn ngữ,điều chỉnh hành vi phù hợp

Trang 5

Nội dung giáo dục trẻ tự kỷ trong trường mầm non:

- Giáo dục trẻ tham gia vào các bài tập thể dục sáng, thể dục tiết học vớicác vận động cơ bản theo chủ đề cùng bạn, có sự giúp đỡ của cô

- Giáo dục trẻ nhận biết và có 1 số hiểu biết cơ bản về thế giới xung quanhqua các chủ đề

- Giúp trẻ giao tiếp, hỗ trợ trẻ giao tiếp bằng hành động kết hợp nói từ, câungắn, không nên cưỡng bắt trẻ phải nói bằng được

- Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân (ăn uống vệ sinh: rửa taytrước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống sôi…)

- Hình thành ở trẻ kỹ năng điều chỉnh hành vi, các kỹ năng liên quan đếnxúc cảm, tình cảm và tâm lý của trẻ xảy ra trong các thời điểm trong ngày

II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Mô tả thực trạng:

- Trường mầm non A xã Tứ Hiệp nằm trên địa bàn xã Tứ hiệp - Thanh Trì

- Hà Nội, có ba điểm trường nằm ở hai thôn Cương Ngô và thôn Văn Điển, làmột ngôi trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, có 4 năm liên tục đạt danh hiệutập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố Năm học 2012 - 2013, trường đượcnhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

- Năm học 2013 - 2014, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân côngphụ trách lớp mẫu giáo bé 3- 4 tuổi C3 tại khu Cương Ngô 2 Lớp có 03 cô giáo,bản thân tôi đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm Mầm non, 02 cô trình độ Trung cấp

Sư phạm Mầm non Trong đó có 01 cô giáo đang theo học lớp Đại học Sư phạmMầm non

- Lớp mẫu giáo bé C3 trường mầm non A xã Tứ Hiệp có tổng số 35 cháu,trong đó có 16 cháu gái và 19 cháu trai, có 1 cháu trai mắc bệnh tự kỷ: CháuNguyễn Minh Nhật

Với tình hình thực trạng như trên trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn như sau:

2 Điều kiện thuận lợi :

- Bản thân tôi là một giáo viên trẻ luôn nhiệt tình tâm huyết với nghề, hamhọc hỏi, trau dồi kiến thức, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vững vàng

- Lớp rộng rãi, thoáng mát, cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp Nhàtrường đầu tư đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị tương đối đầy đủ cho cả cô và trẻ

để phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ

- Hầu hết phụ huynh làm nghề kinh doanh, buôn bán Phụ huynh của lớprất nhiệt tình, quan tâm đến công tác chăm sóc - giáo dục trẻ; hiểu, thông cảm vàchia sẻ với các hoạt động của cháu tự kỷ tại lớp

- Đối với trẻ tự kỷ:

Trang 6

+ Thể chất: Sức khỏe phát triển bình thường thể hiện là trẻ khỏe mạnh và

ăn uống đủ dinh dưỡng

+ Kỹ năng vận động thô: Trẻ đi đứng, chạy nhảy, trèo lên cầu thang, bướcchân luân phiên nhịp nhàng…

+ Kỹ năng nhận thức: Có khả năng phối hợp tay, mắt, biết cầm bút vẽ, tômàu…

Trang 7

3 Điều kiện khó khăn:

- Bản thân tôi tuổi nghề còn ít và không được theo học chuyên ngànhGiáo dục đặc biệt nên chưa có được nhiều kinh nghiệm về giáo dục trẻ tự kỷ họchòa nhập trong môi trường giáo dục bình thường

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, chăm sóc giáo dụctrẻ được đầu tư đầy đủ, nhưng nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ theo yêu cầu vàđiều kiện cho việc chăm sóc, giáo dục chuyên biệt trẻ tự kỷ Bên cạnh đó các tàiliệu về giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường còn

ít, nên giáo viên chúng tôi có ít tài liệu để tham khảo và học tập

- Phụ huynh cháu Nguyễn Minh Nhật còn hạn chế về những kiến thức, kỹnăng cuộc sống - giáo dục trẻ tự kỷ, nên sự phối hợp cùng giáo viên để giáo dụccho trẻ ở nhà còn gặp nhiều khó khăn

+ Khó khăn trong việc bày tỏ nhu cầu: Trẻ chưa có ngôn ngữ nói, khóc lahét khi không được đáp ứng nhu cầu

+ Kỹ năng vận động thô và vận động tinh không phát triển đồng đều Xuất phát từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã trăn trở suynghĩ để tìm ra những biện pháp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập Bước đầu đãthu được những kết quả đáng khích lệ trên trẻ

Sau đây, tôi xin trình bày một số biện pháp mà tôi đã áp dụng có hiệu quả:

III/ CÁC BIỆN PHÁP

1 Biện Pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ.

* Để nắm được khả năng nhận thức, kỹ năng khi tham gia các hoạt động

của trẻ: kỹ năng vận động thô, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội, kỹnăng điều chỉnh hành vi của trẻ tự kỷ thì ngay từ đầu năm học (tháng 9/2013)giáo viên phải tiến hành đánh giá trẻ Từ đó, giáo viên sẽ xây dựng được những

kế hoạch cụ thể để giáo dục trẻ trong năm học và tìm ra những phương pháp,biện pháp phù hợp nhất lồng ghép tích hợp giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập

* Cách làm: Từ tuần 1 tháng 9 năm 2013, tôi và các giáo viên cùng lớp

đã tiến hành đánh giá mức độ nhận thức của trẻ tự kỷ, xây dựng hệ thống cáccâu hỏi, đặt ra các tình huống, tổ chức một số hoạt động quan sát, lao động, dạochơi, tham quan, trải nghiệm cho trẻ tự kỷ tham gia Thông qua kết quả của các

Trang 8

hoạt động đó, giáo viên đã đánh giá được mức độ nhận thức những kỹ năng cơbản của trẻ tự kỷ, kết quả đánh giá được ghi vào bảng đánh giá riêng của trẻ

(Phụ lục 1 kèm theo)

* Kết quả đạt được: Kết quả sau khi tiến hành khảo sát, đánh giá cháu

Nguyễn Minh Nhật (trẻ tự kỷ):

Trang 9

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỰ KỶ CỦA TRẺ

2 Biện pháp 2: Xây dựng mục tiêu nội dung giáo dục trẻ tự kỷ theo các chủ đề.

* Vì trình độ nhận thức, kỹ năng tham gia các hoạt động của trẻ tự kỷ

không giống như trẻ bình thường Nên mục tiêu, nội dung giáo dục đối với trẻ tự

kỷ phải được xây dựng riêng để đảm bảo phù hợp với trẻ Vì vậy nên việc xâydựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, sẽ giúp giáo viên chủ động hơn trong côngviệc của mình, định hướng công việc thực hiện đối với trẻ tự kỷ theo từng chủđề

* Cách làm: Căn cứ vào mức độ nhận thức, kỹ năng tham gia các hoạt

động, mục tiêu và nội dung giáo dục trẻ theo độ tuổi (3 - 4 tuổi) với các chủ đềtrong năm học; tôi đã xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục dành riêng cho trẻ

tự kỷ học hòa nhập tại lớp ngay từ đầu năm học

* Kết quả đạt được: Qua thời gian nghiên cứu tôi đã xây dựng được kế

hoạch giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập như sau:

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ KHỐI MẪU GIÁO BÉ

HỌC HÒA NHẬP THEO CHỦ ĐỀ NĂM HỌC 2013 - 2014

Chủ đề Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục

Trường mầm non

A Tứ Hiệp của bé

- Trẻ biết về lớp mẫugiáo bé C3

- Tên các cô giáo của lớp, các bạntrong lớp, các khu vực sinh hoạtcủa lớp, vị trí ăn cơm, uống nước,lau mặt, ngủ và một số góc chơitrong lớp …

- Dạy trẻ tuân theo một số quyđịnh khi tham gia các hoạt độngtrong ngày: Thể dục sáng, hoạtđộng học, hoạt động ngoài trời,

Trang 10

hoạt động góc, giờ ăn, giờ ngủ,giờ chơi.

Bé và gia đình

- Trẻ có một số hiểubiết về bản thân :Tên, tuổi, giới tínhcủa bạn thân

- Trẻ biết tên thểhiện tình cảm về một

số người thân tronggia đình

- Trẻ biết giữ gìn vệsinh, bảo vệ sứckhỏe cho cơ thểmình

- Dạy trẻ giới thiệu về bản thân;nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ nétmắt phù hợp với yêu cầu, hoàncảnh giao tiếp

- Dạy trẻ cách thực hiện các bướclau mặt, rửa tay, xúc cơm ăn; hợptác với người lớn mặc quần áo phùhợp với thời tiết

Nghề nghiệp

- Trẻ biết nghềnghiệp của bố, mẹ

- Dạy trẻ biết gọi tên nghề nghiệpcủa bố mẹ

- Cung cấp các loại từ liên quanđến các nghề gần gũi với trẻ: Bác

sỹ, Cô giáo, Bán hàng, Công an

- Dạy trẻ biết thể hiện xúc cảm,tình cảm của trẻ đối với nghềnghiệp của bố mẹ, thông qua cáchoạt động: vẽ, hát, tô màu, đọcthơ

Thế giới động vật

- Có một số hiểu biết

về các con vật gầngũi nhất với trẻ

- Biết tên gọi, đặc điểm, môitrường sống, ích lợi, tác hại, củamột số con vật gần gũi với trẻ:Chó, mèo, gà, vịt…

- Dạy trẻ cách quan tâm, chăm sóctiếp cận với các con vật gần gũi

Tết và lễ hội mùa

xuân

- Trẻ biết về nhữngnét đặc trưng củamùa xuân, ngày Tết

cổ truyền

- Dạy trẻ biết về thời tiết mùaxuân, hoa đặc trưng về mùa xuân;biết về ngày tết: Có bánh trưng,mứt tết, được đi chúc tết…

- Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệmôi trường: Không bẻ cành, gắt

lá, hái hoa…

- Dạy trẻ nói từng từ tạo thành câu

Trang 11

Thế giới thực vật

- Biết tên gọi một sốđặc điểm của cây,hoa, quả, rau quenthuộc

- Dạy trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổibật, lợi ích của các loại rau, củ,quả quen thuộc với trẻ: Bắp cải,

xu hào, cà chua, cá rốt, raumuống, rau cải…

- Dạy trẻ biết nói các câu đơn giản

về các loại rau, củ, quả…

- Biết một số quyđịnh cơ bản khi thamgia giao thôngđường bộ

- Tổ chức hoạt động khám phá vềphương tiện giao thông gần gũivới trẻ

- Tổ chức cho trẻ quan sát quatranh, hình ảnh

- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơithực hiện quy định về an toàn giaothông đường bộ (Ngồi trên xe máyphải đội mũ bảo hiểm, không đượcđùa nghịch khi ngồi trên xe; trẻ

em ra đường phải đi cùng ngườilớn)

Nước và các hiện

tượng tự nhiên

- Biết lợi ích của một

số hiện tượng tựnhiên gần gũi vớitrẻ

- Biết bảo vệ cơ thểtrước sự thay đổi củathời tiết: Mặc quần

áo phù hợp với thờitiết, đội mũ khi trờinắng, mặc áo mưakhi trời mưa…

- Trò chuyện với trẻ về nơi trẻsống

- Trò chuyện, cho trẻ xem tranhảnh, tư liệu về Bác Hồ Phối hợpcùng nhà trường cho trẻ thămquan Lăng Bác

3 Biện pháp 3: Xây dựng môi trường lớp học thân thiện.

Trang 12

“Môi trường học thân thiện với trẻ là nơi thực hiện và tôn trọng quyền trẻem; là môi trường học tập hòa nhập, nơi đó không hề có sự phân biệt đối xử,giúp trẻ sống hòa đồng; là môi trường giáo dục hiệu quả, tạo điều kiện cho trẻphát triển toàn diện, trẻ cảm thấy thoải mái, hứng thú, giúp trẻ phát triển tựnhiên, lành mạnh trên cơ sở các mối quan hệ gần gũi, thân thiện và hợp tác:Giáo viên - giáo viên, giáo viên - trẻ, trẻ - trẻ, phụ huynh - nhà trường - cộngđồng Môi trường học thân thiện là môi trường thân ái, thu hút trẻ, tạo điều kiệncho trẻ tham gia bày tỏ ý kiến, ý kiến của trẻ được lắng nghe và tôn trọng Từ đógiúp trẻ giải quyết những khó khăn vướng mắc cũng như đưa ra những địnhhướng nhằm giúp trẻ phát triển tốt hơn Môi trường học thân thiện là môi trườngxanh - sạch - đẹp, nơi trẻ được bảo vệ, chăm sóc, an toàn” Vậy muốn xây dựnglớp học thân thiện, tôi đã tập trung làm tốt các việc sau:

3.1 Xây dựng môi trường vật chất:

Môi trường vật chất trong trường , lớp mầm non chính là các đồ dùng,trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, giáo dục của cô và trẻ Ở trường mầmnon, đồ dùng đồ chơi chính là sách giáo khoa của trẻ Thông qua đó, trẻ dễ dàngnhận biết, phân biệt, khám phá thế giới xung quanh Đặc biệt, nó còn quan trọnghơn nhiều đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ Tuy nhiên, thực tế ở trongtrường, lớp mầm non chưa có góc hoạt động và đồ dùng dành riêng cho trẻ tự

kỷ Chính vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi và các đồng nghiệp cùng lớp đã xâydựng các góc hoạt động, làm đồ dùng sáng tạo, thiết kế các mảng tường mở phùhợp với các chủ đề, nội dung giáo dục trẻ Đặc biệt, chúng tôi lưu ý đến nhữnghình ảnh mở để giúp trẻ tự kỷ hiểu và tích cực tham gia các hoạt động

Xây dựng nội quy của lớp học: Chúng tôi đã xây dựng nội quy cụ thể chotừng góc chơi Ví dụ: Góc “ Bé yêu văn học” tôi đã dùng các ký hiệu hình ảnh

để quy định trẻ không được xé sách truyện, không vẽ lên sách truyện…; Gócxây dựng: Tôi đã dùng các ký hiệu hình ảnh để quy định số người tham gia chơi,không tranh giành đồ chơi, không chạy nhảy trong khi chơi, biết cất đồ chơi gọnngàng…; Góc “Học tập” tôi dùng các ký hiệu hình ảnh để quy định số ngườitham gia chơi, không la hét, nói to, biết chơi cùng nhau và biết cất đồ chơi gọngàng Ngoài ra: Tôi còn xây dựng các hình ảnh để nhắc nhở trẻ biết tiết kiệmnước, khi lấy nước uống và không sờ vào ổ điện sẽ gây nguy hiểm cho trẻ

Trang 13

Hình ảnh nội quy một số góc chơi theo ý thích

Hình ảnh cháu Nhật đang quan sát góc một ngày ở trường của bé

Bên cạnh việc xây dựng nội dung quy định của từng góc chơi, tôi còn xâydựng những góc mở, bài tập mở thật gần gũi, dễ hiểu để thu hút sự tham gia củacháu Nguyễn Minh Nhật

Tranh “Đàn cá” do bé Minh Nhật làm cùng cô giáo

Trang 14

Bé Minh Nhật và Ngọc Minh đang diễn rối theo câu chuyện

“Bác Gấu đen và hai chú thỏ”

Bé Minh Nhật đang chơi sắp xếp theo quy tắc tại góc toán

Trang 15

Để thu hút được sự tham gia của trẻ trong các góc chơi, tôi đã tận dụngcác nguyên vật liệu đã qua sử dụng để hướng dẫn trẻ làm đồ dùng, đồ chơi tự tạotheo từng chủ đề nhằm phục vụ các hoạt động giáo dục và trang trí môi trườnghọc tập của lớp.

Hình ảnh các đồ dùng sáng tạo ở các chủ đề do cô và trẻ tự làm

*Kết quả đạt được:

Với việc xây dựng nội quy lớp học bằng những hình ảnh, ký hiệu đơngiản, cụ thể, dễ hiểu đã giúp cháu Nhật dễ dàng thực hiện theo Qua đó, gópphần vào việc định hình và xây dựng những hành vi mong đợi ở trẻ

Lớp học được trang trí đẹp với nhiều đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, nhiều góc

mở tại các góc chơi giúp cho cháu Nhật lớp tôi rất ham thích đến lớp, biết cáchoạt động của mình trong ngày và thực hiện theo đúng lịch các ngày trong tuần.Cháu biết chơi ngoan và thực hiện đúng nội quy góc chơi, chơi đoàn kết, phốihợp chơi nhịp nhàng với các bạn trong nhóm Chính vì vậy việc tiếp thu kiếnthức của cháu cũng dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn

Trang 16

3.2 Xây dựng môi trường tinh thần:

Là người trực tiếp chăm sóc và giáo dục bé Nhật nên tôi luôn tạo điềukiện để Nhật tham gia môi trường giáo dục thân thiện nhất Nhật sẽ cảm thấy vui

vẻ, thoải mái và an toàn, giúp Nhật phát huy được mặt mạnh và nhanh chónghòa nhập với môi trường giáo dục bình thường Chính vì vậy, trong năm qua tôi

đã tiến hành một số việc sau:

a) Tiếp nhận trẻ tự kỷ, tìm hiểu về trẻ tự kỷ thông qua giáo viên lớp nhà trẻ

Tôi đặc biệt quan tâm đến cháu Nhật là trẻ tự kỷ của lớp tôi Ngay từ lầnđầu tiên tiếp xúc tôi đã có ấn tượng với cháu Tôi quan tâm đến sức khỏe, nhậnthức, hành vi của cháu Qua trò chuyện với cô giáo lớp nhà trẻ năm trước Nhậthọc, tôi đã hiểu thêm về cháu để tiếp tục có những biện pháp giáo dục chuyênbiệt giúp cháu sớm hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường

b) Xây dựng tập thể lớp tốt biết đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ bạn

Tôi luôn tạo điều kiện để cho Nhật được vui chơi hòa nhập với các bạntrong lớp Khi đó Nhật sẽ được hoạt động nhóm, vui chơi với bạn tạo ra mối liên

hệ tình bạn, mối giao tiếp với các bạn khác, giúp Nhật phát triển ngôn ngữ, kỹnăng giao tiếp xã hội

Tôi luôn nhắc nhở và khích lệ các trẻ trong lớp gần gũi với bạn, thườngxuyên rủ bạn chơi cùng, không may bị bạn làm đau cũng không giận, khôngbuồn

Ngoài các giờ hoạt động ngoài trời, tôi còn tổ chức cho Nhật với các bạntại lớp được vui chơi tại các nơi công cộng Tôi cho trẻ đi dạo, đi tham quan…giúp trẻ được làm quen với môi trường nơi công cộng, dạy trẻ có hành vi ứng xửphù hợp như để đồ vật đúng chỗ, vứt rác đúng nơi quy định… Đồng thời tôi chotrẻ xây dựng mối quan hệ giúp đỡ bạn, tránh bắt nạt và xa lánh đối với bạn kémmay mắn hơn mình

Trang 17

c) Xây dựng mối quan hệ giữa cô và trẻ:

Trẻ tự kỷ không sống với thế giới bên ngoài mà chỉ sống với nội tâm màtrẻ đang có Trẻ gặp khó khăn trong nhận thức, ngôn ngữ, tương tác xã hội Trẻthường suy nghĩ bằng thị giác Trẻ tự kỷ thường tiếp nhận kiến thức bằng mắt

Do đó muốn trẻ tự kỷ nhanh chóng hòa nhập tôi đã tìm hiểu:

d) Tìm hiểu sở thích

Tôi luôn quan sát để tìm hiểu sở thích, thói quen của Nhật: Cháu thích ăngì? Ghét ăn gì? Cháu thích đồ chơi, đồ dùng gì? Hoạt động nào của lớp mà cháuthích tham gia nhất?… Từ đó tạo ra các tình huống để thu hút sự chú ý của Nhậtđồng thời vận dụng các phương pháp dạy học một cách khéo léo nhất để giúpcháu học tập tốt nhất

e) Gần gũi, khuyên bảo

Tôi luôn thật sự gần gũi với Nhật để cháu có cảm giác cô là mẹ, là ngườithân, không có cảm giác sợ hãi mà tìm thấy ở cô giáo sự tin cậy, lòng yêuthương và kính trọng Từ đó giúp Nhật tự tin hơn trong học tập và giao tiếp KhiNhật có những hành động không đúng như: Đánh bạn, đẩy bạn ngã hay làm đaubạn … Tôi luôn dành thời gian phân tích để Nhật hiểu bằng lời nói nhẹ nhàng,ánh mắt trìu mến để cháu bình tĩnh lại và điều chỉnh hành vi một cách tốt nhất Khi Nhật tham gia vào các hoạt động tôi luôn bổ sung các kiến thức màcháu tiếp thu chậm cũng như những kiến thức mà cháu còn chưa tiếp thu được.Trong quá trình Nhật tham gia vào các hoạt động tại lớp tôi luôn quan tâm, baoquát, khuyến khích kịp thời để cháu tiếp thu bài tốt nhất, nhanh chóng hòa nhậpvới môi trường học tập bình thường Ngoài ra tôi còn có những phần thưởng nhỏ

để khuyến khích khi cháu trở nên ngoan hơn hay hòa đồng với các bạn hơn

Cô Nga đang gần gũi điều chỉnh hành vi không phá đồ chơi,

biết cất đồ chơi đúng nơi quy định của cháu Nhật

Trang 18

* Kết quả đạt được:

Tôi đã hiểu nhiều hơn về cháu Nhật Vì vậy các biện pháp tác động đến cháu đạt hiệu quả cao Cháu Minh Nhật đã biết yêu cô giáo và các bạn, thích được đến lớp học để chơi và học cùng các bạn Các bạn trong lớp có cái nhìn thân ái, gần gũi, đồng cảm giúp đỡ bạn Nhật trong học tập hay trong các hoạt động khác của lớp để nhật khắc phục bớt những khó khăn trong sinh hoạt, trong giao tiếp Phục hồi các chức năng, khả năng giao tiếp và khả năng học tập để

nhanh chóng hòa nhập với các bạn với môi trường học tập bình thường

3.3 Rèn kỹ năng sống cho trẻ tự kỷ.

Ngoài việc học những kiến thức về thế giới xung quanh, Nhật phải đượcrèn luyện về kỹ năng sống Đây là một môn học đặc thù trong trường chuyênbiệt Cháu Nhật chưa có kỹ năng tự phục vụ như tắm rửa, đi vệ sinh , chưahiểu những qui định về kỹ năng giao tiếp ứng xử trong xã hội Một vấn đề quantrọng nữa là cháu Nhật chưa nhận biết được sự nguy hiểm nên có thể có nhữnghành động như sử dụng kéo, cho tay vào ổ điện ảnh hưởng đến an toàn của bảnthân Do đó, việc rèn luyện kỹ năng sống ở mức độ cơ bản này đối với Nhật làđiều bắt buộc phải có

Rèn kỹ năng bảo vệ an toàn: Tôi luôn nhắc trẻ không được cho tay vào ổđiện, sờ tay vào nước nóng, không chơi với dao, kéo…

Rèn kỹ năng tự phục vụ: Tôi luôn tạo điều kiện cho cháu Nhật được tựphục vụ bản thân như: Tự lau mặt, rửa tay, tự xúc ăn, tự đi vệ sinh đúng nơi quyđịnh, tự mặc quần, tự đi tất thông qua hình ảnh như các bước rửa tay đúng cách,cách ngồi vào bồn đi vệ sinh…

Rèn luyện kỹ năng lễ giáo: Tôi luôn giáo dục cháu Nhật biết chào cô, bố

mẹ khi đi đến lớp, chào cô và các bạn khi ra về Thời gian đầu năm bé Nhậtchưa biết nói, tôi hướng dẫn cháu sử dụng tay để chào, cả năm tôi dạy trẻ nóitừng từ để tạo thành câu “Con chào cô, tôi chào các bạn” Ngoài ra tôi còn dạytrẻ biết cảm ơn khi có người khác giúp đỡ, biết xin lỗi khi làm bạn đau hay làmsai một việc gì đó

Kích thích giác quan: Trẻ tự kỷ mất khả năng xử lý thông tin đầu vào củagiác quan Sự mất khả năng này có thể xảy ra ở một hay cả năm giác quan hoặcmất khả năng ở một hoặc nhiều hệ thống trên Do vậy tùy vào khả năng của béNhật mà tôi tạo điều kiện để giúp Nhật dần dần tiến đến chức năng cảm nhậnbình thường như:

+ Để phát triển xúc giác tôi cho trẻ vẽ, nặn, chơi với cát…

Trang 19

+ Để phát triển thính giác tôi cho trẻ lắng nghe các bản nhạc, chơi các tròchơi âm nhạc, hay nâng cao khả năng nghe nhạc nhằm giúp trẻ hát, vận độngphù hợp theo giai điệu, lời bài hát….

+ Để kích thích khứu giác, vị giác: Tôi luôn hỏi trẻ trong giờ ăn các conthấy thức ăn có ngon không? Mùi vị của nó như thế nào? Hay khi cho trẻ uốngsữa tôi hỏi trẻ: Con thấy sữa có vị gì? Sữa có thơm không? Tôi luôn động viêntrẻ trả lời Nếu trẻ không trả lời được tôi gợi ý câu trả lời Nếu trẻ trả lời đúng,tôi động viên khen thưởng trẻ

* Kết quả đạt được:

Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho cháu Nhật tôi nhận thấy Nhật đã cótiến bộ rất nhiều Cháu đã biết tránh xa những vật nguy hiểm, không an toàn;biết tự phục vụ bản thân, ngoan và lễ phép, các giác quan của trẻ đã dần dần tiếnđến chức năng cảm nhận bình thường

Trang 20

3.4 Tổ chức các hoạt động tập thể

Tổ chức các hoạt động tập thể trong trường mầm non là tổ chức cho trẻtrong các ngày hội các ngày lễ; các hoạt động giao lưu, thăm quan, các buổi vănnghệ, các trò chơi dân gian nhằm tạo cho trẻ tự kỷ có một sân chơi bổ ích, giaolưu với các bạn và tăng cường sự tham gia của trẻ, giáo dực trẻ kỹ năng tự giảiquyết vấn đề

Đối với các ngày lễ hội tôi quan tâm tạo điều kiện cho trẻ được giao lưuvới các bạn trong trường, trong lớp tạo tâm thế vui vẻ, phấn khởi, hào hứng chotrẻ tham gia

Đối với các hoạt động giao lưu, thăm quan, tôi thực hiện đúng theo sựhướng dẫn, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Phòng Giáo dục và Đàotạo huyện Thanh Trì: Giáo viên sẽ lựa chọn một trong ba hoạt động để tổ chứccho trẻ: giao lưu hoặc lao động tự phục vụ hoặc đi thăm quan, dã ngoại 1 lần/ 1tuần thay cho thời gian tổ chức hoạt động ngoài trời, hoạt động góc Vì vậy tôitích cực liên hệ với giáo viên các khối, lớp khác trong trường cho trẻ được giaolưu với nhau thông qua các trò chơi vận động

* Kết quả đạt được:

Qua việc tổ chức các hoạt động tập thể tôi thấy cháu Nhật lớp tôi ngàycàng bình tĩnh, tự tin, thoải mái, vui vẻ hơn trong giao tiếp với cô và các bạn.Khả năng giao tiếp, điều chỉnh hành vi của trẻ đã được cải thiện rất nhiều

4 Biện pháp 4: Quan tâm giáo dục trẻ trong thời gian tổ chức các hoạt động học.

Hoạt động học là hoạt động có tính nhận thức cao, thông qua hoạt độnghọc đã cung cấp cho trẻ tri thức, kỹ năng giúp trẻ tự kỷ phát triển khả năng, tiềmnăng học hỏi tốt nhất Chính vì vậy, giáo viên mầm non phải nghiêm túc thựchiện theo chương trình quy định

Nếu quan sát chúng ta sẽ nhận thấy trẻ tự kỷ có những đặc điểm biểu hiện

ra bên ngoài khác so với trẻ bình thường Vì những đặc điểm khác thường đónên trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn trong học tập và học hòa nhập Hiểu được tầmquan trọng của việc tổ chức hoạt động học cho trẻ, tôi và các giáo viên tại lớp đãluôn ý thức cần phải tổ chức tốt hoạt động học cho trẻ theo đúng kế hoạch đãxây dựng để giúp trẻ tự kỷ học hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường

Để tổ chức tốt hoạt động học cho trẻ tự kỷ, chúng tôi đã thiết kế các giáo

án, các nhóm hoạt động phát triển các phương pháp giáo dục chuyên biệt phùhợp với trẻ tự kỷ Các bài học, các nhóm hoạt động phát triển này được thiết kếtheo thứ tự ưu tiên dựa trên những vấn đề mà trẻ tự kỷ gặp nhiều khó khăn đếnnhững vấn đề mà trẻ gặp hơn trong xã hội nhằm từng bước, từng bước giúp trẻ

Trang 21

tự kỷ rút ngắn khoảng cách với trẻ bình thường, đưa trẻ tự kỷ hòa nhập với môitrường giáo dục bình thường, hòa nhập cộng đồng.

4.1 Hoạt động thể dục:

Vì trẻ tự kỉ tham gia các vận động cơ bản còn gặp nhiều khó khăn so vớicác bạn Căn cứ vào sự phát triển của trẻ tôi đã hạ mức yêu cầu xuống để giúptrẻ vận động dễ dàng, hiệu quả hơn

Ví dụ: Bài tập “Đi theo đường dích dắc”: Với trẻ bình thường đường díchdắc rộng khoảng 30 - 35 cm, có từ 3 - 4 điểm dích dắc, khoảng cách giữa cácđiểm dích dắc là 2m Với cháu Nhật tôi để đường rộng khoảng 40 - 45 cm, cháu

đi trong đường có 2 điểm dích dắc, thời gian sau khi Nhật đã thành thạo hơn tôităng dần số điểm dích dắc lên 3 điểm

Ví dụ: Bài tập “Ném trúng đích nằm ngang” và “Ném trúng đích đứng”.Với trẻ bình thường từ vạch chuẩn đến đích khoẳng cách là 1,5 m Với cháuNhật tôi thu hẹp khoảng cách từ vạch chuẩn đến đích là 1m

Trong quá trình tập luyện tôi luôn động viên, khuyến khích cháu tham giahoạt động Với những hoạt động cháu còn khó khăn tôi tập cùng cháu để giúpcháu tự tin, mạnh dạn tham gia hoạt động

4.2 Hoạt động tạo hình.

Đối với trẻ tự kỷ đây là một hoạt động sáng tạo, dễ thực hiện, phát huykhả năng tự do, trí tưởng tượng của trẻ Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có thểnâng cao vận động tinh, khả năng phối hợp tay và mắt, giúp trẻ từng bước làmchủ các vận động kỹ xảo và các thao tác tinh tế khác Ngoài ra hoạt động nàygiúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung chú ý cao, làm chủ các hành vi một cách

có ý thức Khi trẻ tự kỷ tham gia hoạt động tạo hình có thể cho trẻ làm theo từngthao tác nhỏ Thời gian học tập cần ngắn, nội dung học được lặp đi, lặp lại theonhiều cách khác nhau và được liên hệ với những gì mà trẻ biết Cần khuyếnkhích trẻ vận dụng các kỹ năng đã học vào các tình huống mới, giúp trẻ hiểuđược vì sao chọn cái này mà không chọn cái kia

Ví dụ với đề tài “Vẽ bông hoa”: Cô chia làm 10 bước nhỏ và hướng dẫntrẻ như sau: Chấm 2 đầu và yêu cầu nối vừa nói vừa thao tác trên giấy, vẽ néttròn làm nhụy, nét xiên làm cánh hoa đồng tiền, 1 cánh hoa, 2-3-4 cánh hoa(chọn nét xiên vẽ cánh hoa vì sự tập trung kém và cân đối khoảng cách khó đốivới trẻ ) vẽ 1 lá, 2 lá , tô màu nhị hoa, cánh hoa, lá…Từng bước nhỏ cần hướngdẫn kỹ và thực hành nhiều

Trang 22

Cô giáo đang hướng dẫn bé Nhật và các bạn dán hình ô tô tải

4.3 Hoạt động khám phá

Khám phá khoa học và khám phá xã hội không chỉ là kiến thức mà còn làquá trình hay là con đường tìm hiểu, khám phá thế giới Trẻ tích cực tham giacác hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội qua việc cảm nhận cácgiác quan Sau đó trẻ sẽ dự đoán, suy luận, phân loại, so sánh để khám phá thếgiới

Nhưng ở trẻ tự kỷ “mất khả năng xử lý thông tin đầu vào” hay nói cáchkhác là “chức năng cảm nhận trong cơ thể có sự bất thường” Do đó tùy vàonhận thức và khả năng của trẻ tự kỷ mà tôi đã hạ thấp yêu cầu xuống để giúp trẻ

có thể khám phá thế giới từ chi tiết cụ thể trước sau đó mới mở rộng yêu cầukhám phá rộng hơn

Ví dụ trong chủ đề: “ Thế giới động vật” Đối với trẻ bình thường tôi chotrẻ khám phá theo từng tuần phù hợp với chủ đề như khám phá các con vật sốngtrong vườn Bách thú, một số loài cá, con mèo, đàn gà, côn trùng quanh bé.Đối với trẻ tự kỷ tôi hạ thấp yêu cầu tôi cho trẻ khám phá những con vật gần gũinhất với trẻ như: Gà, vịt, chó, mèo… Trong quá trình khám phá tôi luôn tạo điềukiện cho trẻ khám phá những nét đặc trưng của các đồ vât, các con vật, các sựvật hiện tượng bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp Trẻđược quan sát, xem xét phỏng đoán các sự vật hiện tượng xung quanh Tôi sử

Trang 23

dụng các câu hỏi gợi mở đặc biệt để giúp trẻ phát triển suy nghĩ, phát triển tưduy và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

4.4 Hoạt động hình thành các biểu tượng toán.

Những biểu tượng ban đầu về toán của trẻ xuất hiện thông qua các trảinghiệm hằng ngày trong môi trường học tập phong phú và hấp dẫn Khi cho trẻtham gia vào việc làm quen với các khái niệm toán, tôi đã lựa chọn những hoạtđộng phù hợp với khả năng và sở thích riêng của trẻ trong lớp Đối với trẻ bìnhthường toán cũng là một hoạt động khó đòi hỏi tư duy cao Với trẻ tự kỷ khảnăng nhận thức và tư duy còn gặp nhiều khó khăn nên là một giáo viên tôi đã hạthấp các kiến thức, kỹ năng để trẻ có thể đạt được những kiến thức, kỹ năng màtôi mong muốn

Ví dụ ở hoạt động toán “Dạy trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 5”

* Đối với trẻ bình thường tôi yêu cầu:

+ Trẻ có kỹ năng khoanh tròn, gắn tranh theo yêu cầu của cô

* Đối với trẻ tự kỷ tôi hạ yêu cầu phù với trẻ:

4.5 Hoạt động làm quen với văn học.

Do trẻ tự kỷ có khả năng ghi nhớ máy móc hơn là nhớ ý nên việc dạy trẻđọc thơ, kể chuyện, đọc đồng dao, ca dao, tục ngữ cho trẻ nghe là rất cần thiết.Với những âm điệu, vần điệu, từ ngữ đơn giản tươi sáng và dễ hiểu của các bàithơ, đồng dao sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn

Ví dụ Bài thơ “ Ong và bướm” Đối với trẻ bình thường, yêu cầu trẻ thuộc

và biết ngắt đúng nhịp để thể hiện nội dung bài thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ

Trang 24

Khi đã thuộc, trẻ biết thể hiện cảm xúc khi đọc thơ Đối với trẻ tự kỷ, tôi yêu cầutrẻ biết đọc thơ cùng các bạn, thuộc bài thơ trong khả năng của trẻ Sau khi trẻ

đã thuộc bài thơ, tôi khuyến khích trẻ đọc diễn cảm và động viên trẻ lên biểudiễn đọc thơ cùng các bạn

Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen văn học, tôi luôn giao tiếpbằng mắt với trẻ, lắng nghe những gì trẻ nói, khuyến khích trẻ nói, đọc, kể đểphát triển ngôn ngữ của trẻ

Cô Nga đang dạy trẻ đọc bài thơ “Ong và bướm”

4.6 Hoạt động giáo dục âm nhạc.

Đây là hoạt động hướng tới việc giảm bớt các hành vi bất lợi, tăng cườngcác công tác xã hội cho trẻ Âm nhạc lôi cuốn vì nó vượt qua ngôn ngữ, là mộtcách dẫn đến thế giới cảm xúc, tình cảm được cho là thế giới lạ lùng của trẻ tự

kỷ Trẻ tự kỷ được thưởng thức âm nhạc một cách đơn giản nhất Âm nhạc tronggiờ hoạt động giúp trẻ thư giãn, tự do, sáng tạo với các động tác hình thể theonhịp điệu, học ngôn ngữ qua âm nhạc, chơi trò chơi âm nhạc…nên trong giờhoạt động âm nhạc, tôi khuyến khích trẻ hát và vận động theo nhạc để phát triểntai nghe nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ

Trang 25

Bé Nhật cùng cô và các bạn trong giờ Giáo dục âm nhạc

* Kết quả đạt được:

Trẻ tự kỷ luôn hứng thú với các tiết học, có ý thức trả lời khi cô gọi lên.Ngôn ngữ, sự tập trung chú ý của trẻ cũng được cải thiện rất nhiều Trẻ đã cónhiều kết quả học tập biến chuyển thích đến lớp, không sợ đi học, đó là nhữngnăm đầu đời của các con nên những biểu hiện như vậy là tích cực

Tôi đã xây dựng được các giáo án mang lại hiệu quả cao khi dạy trẻ lớp

MGB C3 nói chung và cháu Minh Nhật nói riêng (Các giáo án tiêu biểu kèm

theo ở phụ lục 2)

5 Biện pháp 5: Quan tâm trẻ mọi lúc, mọi nơi.

Mỗi trẻ tự kỷ là một cá nhân có năng lực, nhu cầu và cách thể hiện hành

vi riêng của mình Bởi vậy, cô giáo phải là người thầy, người mẹ, người bạnthân thiết luôn quan tâm, chăm sóc trẻ mọi lúc, mọi nơi để tạo điều kiện cho trẻnhanh chóng được hòa nhập với môi trường giáo dục bình thường, hòa nhập xãhội Chính vì vậy, tôi đã quan tâm trẻ tự kỷ trong hoạt động sinh hoạt một ngàynhư sau:

* Giờ đón, trả trẻ - chơi tự do:

Giờ đón trẻ là lúc cô cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường.Tôi đã sử dụng, tận dụng triệt để các biện pháp giao tiếp mắt-mắt, nhận biết và

diễn tả cảm xúc, chào hỏi để gần gũi, tác động tới trẻ (Các biện pháp tác động

tới trẻ tự kỷ trong giờ đón, trả trẻ kèm theo ở phụ lục 3).

* Giờ tập thể dục sáng:

Minh Nhật gặp khó khăn về vận động, cũng như việc phối hợp các vậnđộng Việc cho cháu tham gia vào các hoạt động, các bài tập thể duc sáng khôngnhững giúp cho sự vận động của cơ thể bé Nhật dễ dàng hơn, hiệu quả hơn màcòn hỗ trợ giác quan định hướng về không gian và ý thức về cơ thể Bởi vậy,trong giờ thể dục sáng, tôi đã sử dụng các bài tập cho Nhật cùng cả lớp tập: Tập

Trang 26

làm chú bộ đội, bắt chước cách đi của các con vật, nhà thám hiểm…Trong quátrình bé Nhật tập, tôi luôn khuyến khích, động viên để trẻ tập tốt hơn trong các

lần sau (Các biện pháp tác động tới trẻ tự kỷ trong giờ Thể dục sáng kèm theo ở

phụ lục 4).

* Giờ hoạt động ngoài trời:

Hoạt động ngoài trời giúp trẻ tự kỷ tiếp xúc với thế giới xung quanh Muốntiếp xúc được với thế giới xung quanh thì trẻ phải sử dụng hệ thống các giácquan Nhưng ở trẻ tự kỷ mất khả năng xử lý thông tin đầu vào của các giác quan

Sự mất khả năng này có thể xảy ra ở một hay cả ở năm giác quan hoặc mất khảnăng ở một hoặc nhiều hệ thống Do vậy, khi cho trẻ tự kỷ tham gia hoạt độngngoài trời, tôi đã thiết kế một số hoạt động giúp trẻ dần tiến đến chức năng cảmnhận bình thường để tri giác các sự vật

đã sử dụng các hoạt động sau tại các góc

- Góc tạo hình: Sử dụng các hoạt động vẽ bằng tay, hoạt động với đất nặn,

vẽ quả trứng, vẽ quả cam

- Góc nội trợ: Sử dụng các hoạt động hoa quả dầm, tập làm bánh trôi…

- Góc âm nhạc: Nghe tiếng hát tìm đồ vật, thi xem ai nhanh, thi làm ca sỹ,nói và đi theo nhạc…

Trang 27

* Giờ ăn:

Giờ ăn là giờ để bé Nhật hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ.Giúp Nhật phân biệt được đồ ăn với những đồ vật không ăn được, do đó tôi đã

sử dụng các hoạt động: Bé tự xúc ăn cơm, cái gì ăn được…

(Các biện pháp tác động tới trẻ tự kỷ trong giờ ăn kèm theo ở

phụ lục 7).

* Giờ ngủ:

Là giờ được nghỉ ngơi sau khi tham gia vào các hoạt động một cách tíchcực Trong giờ ngủ, tôi quan tâm đến bé Nhật như: ru bẻ ngủ, bật nhạc các cakhúc có giai điệu êm dịu đối với trẻ để trẻ dễ đi vào giấc ngủ

* Giờ hoạt động chiều

Sau khi ngủ dậy, tôi tổ chức cho Nhật và các bạn trong lớp sử dụng các bài tậpnhẹ nhàng: Trò chơi kéo cưa lừa xẻ, ồ sao bé không lắc

Khi tổ chức hoạt động chiều tôi tổ chức rèn các kỹ năng sống, các kỹ năng tựphục vụ cho trẻ thông qua các hoạt động: Dạy trẻ đi tất, dạy trẻ đánh răng…

(Các biện pháp tác động tới trẻ tự kỷ trong giờ hoạt động chiều kèm theo ở

phụ lục 8).

Cô giáo hướng dẫn bé Nhật tập Thể dục sáng

Trang 28

Bé Nhật với các bạn đang quan sát “ Vật chìm, vật nổi” trong HĐ ngoài trời

Bé Nhật và các bạn đang in màu tranh “Đàn cá” tại góc Tạo hình

Bé Nhật cùng các bạn đang biểu diễn văn nghệ tai góc Âm nhạc

Giờ ăn

Trang 29

6 Biện pháp 6: Phối hợp với phụ huynh để can thiệp tại gia đình.

Có thể nói cha mẹ, những người thân trong gia đình là người thầy đầutiên, là mẫu đầu tiên để trẻ học và bắt chước, trên cơ sở đó hình thành nhữngbiểu tượng về thế giới xung quanh Vì vậy, giáo dục gia đình là rất quan trọngảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ

Ở trường mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ là không thể thiếu

Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng hoạt độnggiáo dục trẻ tự kỷ hoc hòa nhập nói riêng, tôi đã luôn tạo ra được mối quan hệmật thiết giữa giáo viên và gia đình trẻ

Khi con “ bị” chuẩn đoán là có tình trạng tự kỷ cũng như bao phụ huynhkhác, phụ huynh cháu Minh Nhật đã rơi vào trạng thái căng thẳng, lo âu Do vậy,

để trẻ tự kỷ có thể hòa nhập môi trường học tập bình thường, hòa nhập cộngđồng, tôi luôn động viên trao đổi với cha mẹ cháu Nhật cần can thiệp sớm bằngcác phương pháp và cách thức điều trị trẻ tự kỷ khác nhau Việc can thiệp nàygiúp bố mẹ cháu Minh Nhật có thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng, tàiliệu, biết thêm các dịch vụ hữu ích cho trẻ tự kỷ Giúp phụ huynh cháu Nhật bớtcăng thẳng, băn khoăn trong việc chăm sóc và giáo dục con trong cuộc sống

Không ai có thể hiểu và biết về con mình bằng chính cha mẹ, do đó cha

mẹ phải luôn là người đồng hành với trẻ, với cô giáo trong quá trình can thiệpđiều trị bệnh cho trẻ tại nhà

Trang 30

Tôi luôn tìm hiểu khả năng và nhu cầu của cháu Nhật để phát hiện nhữngkhó khăn mà cháu Nhật gặp phải Sau đó, qua tìm hiểu thông tin gia đình và nhàtrường kết hợp với quan sát được biết Nhật không sống với thế giới bên ngoài

mà chỉ sống với thế giới nội tâm mà cháu đang có Cháu Nhật gặp khó khăntrong việc hiểu âm thanh và ngôn ngữ , trẻ thường suy nghĩ bằng thị giác nên tôi

đã xây dựng các mục tiêu ưu tiên cần can thiệp cho trẻ trong từng thời điểm saukhi bàn bạc và thống nhất ý kiến với cha mẹ cháu Nhật

Tôi giới thiệu với gia đình cháu Nhật những bài tập phát triển các lĩnh vựcngôn ngữ giao tiếp, tình cảm-xã hội, tâm vận động, phát triển giác quan, nângcao sự tập trung chú ý Phối kết hợp với các giáo viên tại lớp, tôi trao đổi vớiphụ huynh cháu Nhật để cháu Nhật tập các bài tập này ở nhà Để có các phươngpháp giáo dục, phương pháp can thiệp hành vi tốt nhất giúp cháu Nhật rút ngắnkhoảng cách với các cháu bình thường tại lớp đưa cháu Nhật hòa nhập với cácbạn, với môi trường học tập bình thường, với cộng đồng

Trao đổi với phụ huynh cháu Nhật về rèn luyện các kĩ năng tự phục vụbản thân, kỹ năng vệ sinh cho trẻ tại nhà Bố mẹ và các thành viên trong gia đìnhtrẻ nên cùng thực hiện với trẻ các kỹ năng: rửa mặt, rửa tay, tự mặc quần áo, tựcởi quần áo, tự rót nước, tự đi tất, tự xúc cơm ăn, tự đánh răng…

Tôi tận dụng các buổi đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh về tình hìnhcủa cháu Nhật trong ngày, xây dựng góc tuyên truyền, thông báo những nộidung học của cháu Nhật hàng tuần, hàng tháng yêu cầu phụ huynh cần phối hợp,rèn luyện thêm tại nhà

Trong kế hoạch giáo dục cá nhân, tôi bổ sung kiến thức, củng cố các kỹnăng không có thời gian giúp cháu tại lớp hoặc chưa đạt mục tiêu, chuẩn bị kiếnthức và kỹ năng mới cần cho trẻ sẽ được học tại lớp, luyện cách phát âm do trẻchưa nói được… Các nội dung này được trao đổi với cha mẹ trẻ và được phốihợp để rèn luyện trẻ trong gia đình Phối hợp chặt chẽ cùng với gia đình trẻ,thường xuyên trao đổi thông tin giữa cha mẹ và giáo viên đầy đủ vào sổ nhật ký

“Theo dõi trẻ tự kỷ” của lớp

* Kết quả đạt được:

Với biện pháp này, tôi nhận thấy: phụ huynh của cháu Minh Nhật đã nhậnthức được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập môi trườnggiáo dục bình thường, giúp trẻ phát triển hết khả năng và phát huy tiềm năng họchỏi Phụ huynh ngoài việc cho con học tại lớp, gia đình đã cho cháu tham giacác lớp học chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ và cháu Minh Nhật đã có nhiều biếnchuyển rõ rệt về sức khỏe, nhận thức và điều chỉnh được hành vi

IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Trang 31

- Bản thân và các cô giáo ở lớp đã có thêm kinh nghiệm và kỹ năng giáodục trẻ tự kỷ học hòa nhập.

- Có nhiều kinh nghiệm làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo phục vụ cho cácgóc chơi và các hoat động khác

- Phụ huynh rất hào hứng để sẵn sàng phối hợp cùng cô giáo trong việcnâng cao chất lượng cho hoat động như: Cung cấp nguyên vật liệu, phế liệu đểlàm đồ chơi; có ý thức tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các lớp học chuyênbiệt dành cho trẻ tự kỷ

- Trẻ đã thích tham gia các hoạt động ở trường, ở lớp có ý thức, khôngcòn chơi một mình, biết chơi cùng bạn, biết ngồi ngoan nghe cô giảng bài

- Tuy vẫn còn chậm nói nhưng trẻ đã phát ra được 1 số âm, không còn lahét, đã điều chỉnh được hành vi và cảm xúc của mình

- Trẻ biết tập thể dục, biết vẽ, tô màu, dán, khi có sự giúp đỡ của cô

Kết quả khảo sát cuối năm:

Trang 32

KẾT THÚC VẤN ĐỀI/ KẾT LUẬN CHUNG.

Qua một năm thực hiện các biện pháp “Giáo dục trẻ tự kỷ học hòa

nhập”, tôi nhận thấy đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn của cha me, giáo

viên và các lực lượng khác trong cộng đồng Chỉ có giáo dục trẻ tự kỷ học hòanhập tốt trong môi trường giáo dục bình thường thì trẻ tự kỷ mới có những cơhội tốt để phát triển hết khả năng và phát huy hết tiềm năng học hỏi

Chính vì vậy mà là một giáo viên mầm non là người đặt nền móng đầutiên cho trẻ, đặc biệt là trẻ tự kỷ, giáo viên cần phải quan tâm đặc biệt đến việc

tổ chức các hoạt động học, hoạt động hàng ngày, giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơibằng tình thương, trách nhiệm, sự kiên trì để góp phần hoàn thành tốt mục tiêu

và nội dung giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập trong trường mầm non, góp phầngiúp trẻ được phát triển toàn diện nhân cách như những đứa trẻ bình thường

Đạt được kết quả như trên là nhờ sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục

và Đào tạo, của Ban giám hiệu đã quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất,chuyên môn về trẻ tự kỷ, sự đoàn kết quyết tâm của tất cả giáo viên tại lớp đã nỗlực trong việc tạo môi trường giáo dục tốt nhất, phù hợp nhất cho trẻ tự kỷ Bêncạnh đó là sự quan tâm, phối hợp của các bậc phụ huynh tại lớp

II/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Để nâng cao được chất lượng giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trongmôi trường giáo dục bình thường , đòi hỏi người giáo viên cần phải:

- Tham mưu tốt với Ban giám hiệu để tăng cường cơ sở vật chất, đồ dùng,

đồ chơi cho lớp, tài liệu về phương pháp day trẻ tự kỷ

- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh của lớp để cùng có các biệnpháp giáo dục trẻ

III/ ĐỀ XUẤT - KHUYẾN NGHỊ:

- Mỗi giáo viên Mầm non phải tự trang bị cho mình những kiến thức, kỹnăng trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trong môitrường giáo dục bình thường

Trang 33

- Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục tổ chức các hoạtđộng chuyên đề Giáo dục trẻ tự kỷ ở các trường điểm, lớp điểm để nhiều giáoviên trong trường và các trường bạn tham dự

Trang 34

Trên đây là một số biện pháp nhỏ của tôi đã áp dụng tại lớp trong việcnâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ tự kỷ học hòa nhập tốt trong môitrường giáo dục bình thường Kính mong quý cấp trên và đồng nghiệp có ý kiếnđóng góp để tôi có nhiều kinh nghiệm hơn nữa trong việc tổ chức các hoạt độngcủa mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tứ Hiệp, ngày 28 tháng 3 năm 2014

Tôi xin cam kết đây là sáng kiến kinhnghiệm của mình viết, không sao chépnội dungcủa người khác

Người viết

Lục Thị Thanh Nga

Trang 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Thị Hạnh (Tổng chủ biên): Trẻ tự kỷ và trẻ tăng động giảm tậptrung – các hoạt động phát triển - Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội

2 Nguyễn Thị Hạnh (Chủ biên): 100 hoạt động phát triển kỹ năng cho trẻkhuyết tật tuổi mầm non học hòa nhập - Nhà xuất bản Hà Nội

3 Nguyễn Thị Hạnh (Tổng chủ biên): 148 tình huống sư phạm trong giáodục đặc biệt - Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội

4 Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết (Đồng chủbiên): Hướng dẫn, tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non - Mẫu giáo

bé 3 -4 tuổi - xuất bản tháng 10 năm 2009

5 Tạp chí Giáo dục Mầm non Số 2/ 2010

6.Tạp chí giáo dục Thủ đô Số 36 tháng 12/2012

Ngày đăng: 27/01/2019, 18:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w