Đối với các bài về cơ thể người: - Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp thảo luận nhóm: + Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát tranh ảnh, mô hình, sơ đồkết hợp thảo luận nhóm đ
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
I MỤC TIÊU:
Sau khi học xong môn Tự nhiên và xã hội lớp 3, học sinh sẽ:
- Biết tên, chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiếtnước tiểu và thần kinh Biết tên và cách phòng tránh một số bệnh thường gặp ở
cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu
- Biết mối quan hệ họ hàng nội, ngoại Biết phòng tránh cháy khi ở nhà.Biết được các hoạt động chủ yếu của nhà trường và giữ an toàn khi ở trường.Biết tên một số cơ sở hành chính, văn hóa, giáo dục, y tế và một số hoạt độngthông tin liên lạc, nông nghiệp, công nghiệp, thương mại ở tỉnh (thành phố) nơihọc sinh ở Biết một số quy tắc đối với người đi xe đạp Biết về cuộc sống trướckia và hiện nay ở địa phương và giữ vệ sinh môi trường
- Biết được sự đa dạng và phong phú của thực vật và động vật; chức năngcủa thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của cây và ích lợi đối với con người;ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với đời sống con người Biết vai tròcủa Mặt trời đối với Trái Đất và đời sống con người; vị trí và sự chuyển độngcủa Trái Đất trong Hệ Mặt Trời; Sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất;hình dạng, đặc điểm bề mặt Trái Đất; biết ngày đêm, năm tháng, các mùa
II NỘI DUNG:
Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 3 có 3 chủ đề gồm 70 bài ứng với
70 tiết của 35 tuần thực học Trong đó có 63 bài học mới và 7 bài ôn tập, đượcphân phối như sau:
A Chủ đề: Con người và sức khỏe: 16 bài mới và 2 bài ôn tập, kiểm tra
B Chủ đề: Xã hội: 18 bài mới và 3 bài ôn tập, kiểm tra
C Chủ đề: Tự nhiên: 29 bài mới và 2 bài ôn tập, kiểm tra
Nội dung kiến thức trong toàn bộ sách giáo khoa được phát triển theonguyên tắc từ gần đến xa, dẫn dắt học sinh mở rộng vốn hiểu biết từ bản thânđến gia đình, trường học; từ cuộc sống xã hội xung quanh, những cây cối, convật thường gặp đến thiên nhiên rộng lớn , Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng
Trang 2Nội dung mỗi chủ đề đều được tích hợp giáo dục sức khỏe một cách hợp lí;
đi từ sức khỏe cá nhân trong chủ đề Con người và sức khỏe đến sức khỏe cộngđồng trong chủ đề Xã hội và sức khỏe liên quan đến môi trường trong chủ đề Tựnhiên
Trang 3A CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức:
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, ban đầu về:
• Vị trí, chức năng, cấu tạo của các hệ cơ quan chính trong cơ thể người và
cơ sở khoa học của vệ sinh thân thể
• Một số bệnh tật liên quan đến các cơ quan đó và cách phòng tránh
II NỘI DUNG:
1 Tóm tắt nội dung chủ đề Con người và sức khỏe trong SGK Tự nhiên
và Xã hội lớp 3:
5 bài về cơ
quan hô hấp
Bài 1, 2, 3, 4, 5Bài 1 Hoạt động thở và cơ quan hô hấpBài 2 Nên thở như thế nào?
Bài 3 Vệ sinh hô hấpBài 4 Phòng bệnh đường hô hấp
Trang 4Bài 5 Bệnh lao phổi
4 bài về cơ
quan tuần
hoàn
Bài 6, 7, 8, 9Bài 6 Máu và cơ quan tuần hoàn
Bài 7 Hoạt động tuần hoàn
Bài 8 Vệ sinh cơ quan tuần hoàn
Bài 16 Vệ sinh thần kinh (tiếp theo)
2 bài Ôn tập Bài 17-18 Ôn tập: Con người và sức khỏe
Trang 52 Cấu trúc bài học có nội dung Con người và sức khỏe trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3:
- Các bài học được kí hiệu bằng tranh vẽ học sinh trai, sau đó là ghi Bài số
… và Tên bài
- Mỗi bài được trình bày trong hai trang nên thuận lợi cho học sinh quan sát
- Những nội dung chủ yếu nhất của bài được thể hiện bằng hệ thống tranh,ảnh Hệ thống tranh, ảnh được đánh số thứ tự
- Ghi các câu hỏi hay các “lệnh” chỉ dẫn các hoạt động của học sinh bằngcác kí hiệu: kính lúp, dấu chấm hỏi, cái kéo và quả đấm, bút chì, bóng đèn tỏasáng
III CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1 Đối với các bài về cơ thể người:
- Sử dụng phương pháp quan sát kết hợp thảo luận nhóm:
+) Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh quan sát tranh ảnh, mô hình, sơ đồkết hợp thảo luận nhóm để nhận biết vị trí, hình dạng của các hệ cơ quan trong
cơ thể Có thể cho học sinh xác định vị trí của chúng trên cơ thể mình hoặc củabạn
+) Để tìm hiểu hoạt động của các hệ cơ quan, giáo viên cần tạo điều kiệncho học sinh thử nghiệm ngay trên cơ thể mình và phân tích các hoạt động đó
Ví dụ:
Khi tìm hiểu về hoạt động hô hấp trong bài “Hoạt động thở và cơ quan hôhấp”, giáo viên cho học sinh thực hiện động tác hít vào thật sâu và thở ra hếtsức,hướng dẫn các em vừa làm vừa theo dõi cử động phồng lên, xẹp xuống khihít vào, thở ra
Trang 62 Đối với các bài về sức khỏe:
- Sử dụng phương pháp quan sát, thảo luận và có thể sử dụng đóng vai:
+) Mục tiêu của các bài về sức khỏe là giúp học sinh có nhận thức, thái độ
và hành vi đúng đắn về các vấn đề sức khỏe Vì vậy khi dạy các bài này, giáoviên có thể tổ chức cho họ sinh quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa, liên
hệ thực tế, thảo luận theo nhóm và cả lớp để giúp các em biết được nên vàkhông nên làm gì để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, từ đó, các em cónhững thái độ và hành vi đúng đắn
+) Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hành để củng cố những kiếnthức, kĩ năng về sức khỏe
+) Giáo viên cũng có thể sử dụng đóng vai để qua đó học sinh thể hiệnnhận thức, thái độ của mình về các vấn đề về sức khỏe
Ví dụ:
Khi dạy bài “Bệnh lao phổi”, giáo viên có thể tổ chức học sinh đóng vaibác sĩ, bệnh nhân để qua đó các em tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, táchại của bệnh lao phổi một cách sinh động, hấp dẫn Tiêp đó giáo viên có thể chohọc sinh thảo luận cả lớp về các biện pháp phòng tránh bệnh lao phổi
- Về hình thức tổ chức dạy học: Cần sử dụng phối hợpcác hình thức dạy
học cá nhân, nhóm, cả lớp Khai thác sử dụng các trò chơi khác nhau nhằm gâyhứng thú nhận thức cho học sinh
Tóm lại, để giảng dạy các bài về con người và sức khỏe, giáo viên cần sử
dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau như:quan sát, hỏi đáp, thảo luận, thực hành, đóng vai Cần tạo điều kiện cho học sinhđược thử nghiệm ngay trên chính cơ thể mình để các em thu được biểu tượng về
cơ thể người một cách sinh động và chính xác
Trang 7B CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI
I MỤC TIÊU:
Chủ đề Xã hội trong SGK Tự nhiên và xã hội lớp 3 được bố trí 20 bài Saukhi học xong các bài có nội dung về Xã hội , học sinh cần đạt được những mụctiêu sau đây:
•Kể về quê hương và các hoạt động kinh tế, xã hội ở quê hương;
•Biết được cách giữ cho môi trường xung quanh sạch đẹp và an toàn khi ởtrường và trên đường giao thông
2.Về kĩ năng:
•Hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng quan sát, nhận xét, biếtcách diễn đạt những hiểu biết của mình về cuộc sống xung quanh, gia đình,trường học;
•Xác định và nhớ được địa chỉ nhà ở của mình, trường học và quê hươngnơi mình sinh sống;
•Có thói quen khi tiếp xúc với các đồ vật dễ gây nguy hiểm;
•Vẽ được sơ đồ địa chỉ nhà mình, trường mình và địa phương mình
•Có ý thức phòng tránh tai nạn khi ở trường và trên đường đi học; chấphành tốt luật lệ và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông;
Trang 8•Có ý thức giữ vệ sinh trong gia đình, trường học, nơi công cộng để môitrường xung quanh sạch, đẹp.
II NỘI DUNG:
1 Tóm tắt nội dung chủ đề Xã hội trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3:
5 bài về gia
đình
Bài; 19, 20, 23, (21), (22)Bài 19 Các thế hệ trong một gia đìnhBài 20 Họ nội, họ ngoại
Bài 21-22 Thực hành: Phân tích vầ vẽ sơ đồ mối quan
hệ họ hàngBài 23 Phòng cháy khi ở nhà
3 bài về
trường học
Bài: 24, 25, 26Bài 24 Một số hoạt động ở trườngBài 25 Một số hoạt động ở trường (tiếp theo)Bài 26 Không chơi các trò chơi nguy hiểm
10 bài về quê
hương
Bài: (27), (28), 29, 30, 31, 32, 33, 36, 37, 38Bài 27-28 Tỉnh (thành phố) nơi bạn đang sốngBài 29 Các hoạt động thông tin liên lạcBài 30 Hoạt động nông nghiệp
Bài 31 Hoạt động công nghiệp, thương mạiBài 32 Làng quê và đô thị
Bài 33 An toàn khi đi xe đạpBài 36 Vệ sinh môi trườngBài 37 Vệ sinh môi trường (tiếp theo)Bài 38 Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
1 bài ôn tập Bài 34
Trang 9- Hệ thống kiến thức Về gia đình trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 baogồm:
+ Kiến thức về các thành viên trong gia đình: Thành viên cấu thành giađình và mối quan hệ giữa các thành viên, loại hình gia đình, việc làm thườngngày của các thành viên trong gia đình
+ Kiến thức về đồ vật trong gia đình: ngôi nhà, đồ dùng và sự an toàn tronggia đình
Các kiến thức này được trình bày cụ thể bằng tranh ảnh, kết hợp với việcđược bổ sung thêm các sơ đồ hệ thống hóa, hoặc phát biểu thành định nghĩa
- Hệ thống kiến thức Về trường học trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3bao gồm:
+ Kiến thức về các hoạt động của nhà trường và mối quan hệ nhà trườngvới xã hội
+ Thông qua việc tìm hiểu kiến thức trên, hình thành cho học sinh cách tìmhiểu, xem xét, cách nhận thức về một tổ chức giáo dục, đào tạo cảu nước ta Ở
đó, mọi người đều phải làm việc, học tập theo những nội quy đã được ban hành.Học sinh không chỉ được tìm hiểu về mọi hoạt động của nhà trường Tiểu học nóichung mang tính lí thuyết mà phải được thực sự tìm hiểu về thực tế nhà trườngcủa mình Qua đó giáo dục cho học sinh thái độ yêu mến bạn bè, kính trọngthầy, cô giáo và giữ gìn trường, lớp sạch đẹp
- Hệ thống kiến thức Về quê hương trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3 cónhững đặc điểm sau:
+ Số lượng bài học nhiều hơn;
+ Phạm vi địa lí của quê hương được mở rộng (từ kiến thức về làng, xã,phường ở lớp 1 đến huyện, quận, thị xã ở lớp 2 và tỉnh, thành phố ở lớp 3).+ Khối lượng kiến thức cũng nhiều hơn: từ cảnh vật, con người, nghềnghiệp đến các hoạt động kinh tế-xã hội và giữ gìn môi trường xung quanh sạch,đẹp
+ Nội dung giữ gìn vệ sinh môi trường đi dần từ việc giữ sạch, đẹp ở nhàđến trường học và môi trường xung quanh
Trang 102 Cấu trúc bài học có nội dung Xã hội trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3:
- Các bài học được kí hiệu bằng tranh vẽ học sinh gái , sau đó là ghi Bài số
… và Tên bài
- Mỗi bài được trình bày trong hai trang nên thuận lợi cho học sinh quan sát
- Những nội dung chủ yếu nhất của bài được thể hiện bằng hệ thống tranh,ảnh Hệ thống tranh, ảnh được đánh số thứ tự
- Ghi các câu hỏi hay các “lệnh” chỉ dẫn các hoạt động của học sinh bằngcác kí hiệu: kính lúp, dấu chấm hỏi, cái kéo và quả đấm, bút chì, bóng đèn tỏasáng
III CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1 Đối với các bài về gia đình:
Chương trình dành 12 tiết để dạy các bài có nội dung về gia đình
Các bài về gia đình được phát triển đồng tâm từ lớp 1-3 theo hướng mởrộng, nâng cao dần và được tiếp tục hệ thống hóa, khái quát hóa dưới dạng sơ đồhoặc khái niệm
Vì vậy khi lựa chọn phương pháp dạy học cần lưu ý một số điểm:
+ Đối với loại bài nhằm hình thành biểu tượng:
Nên tổ chức cho học sinh quan sát kết hợp hỏi đáp, thảo luận để giúp các
em nhận biết các thành viên trong gia đình, công việc của họ, một số loại nhà ở,
đồ dùng trong gia đình, cách sử dụng, bảo quản, cách giữ an toàn khi ở nhà.+ Đối với loại bài nhằm hình thành khái niệm, thực hành:
Có thể sử dụng phương pháp quan sát, giảng giải kết hợp hỏi đáp, thảo luận, thực hành Để sử dụng, giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi xuất phát
từ những kiến thức riêng lẽ mà học sinh đã biết hoặc đã học ở các lớp dưới, đểdẫn những câu hỏi mang tính khái quát hóa, qua đó học sinh tự hình thành kháiniệm chung
2 Đối với các bài về trường học:
Chương trình dành 9 tiết để dạy các bài có nội dung về trường học Mụctiêu của những bài học này không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh những kiến
Trang 11thức đơn thuần về cơ sở vật chất, tổ chức và các thành viên trong nhà trường,lớp học, về các hoạt động của nhà trường và mối quan hệ nhà trường với xã hội,
mà còn nhằm dạy cho học sinh cách tìm hiểu, xem xét, cách nhận thức về một tổchức giáo dục - đào tạo của nhà nước Học sinh không chỉ được tìm hiểu về mọihoạt động của nhà trường tiểu học nói chung mang tính lí thuyết mà phải đượcthực sự tìm hiểu thực tế về trường mình Bởi vậy, giáo viên cần phải lựa chọncác phương pháp dạy học phù hợp với mục tiêu trên Căn cứ vào thực tế nhàtrường, lớp học của mình, giáo viên cần nghiên cứu kĩ hệ thống câu hỏi trongSGK và thay đổi chúng hoặc bổ sung thêm những câu hỏi cụ thể hơn, phù hợphơn để hướng dẫn học sinh cách quan sát, cách tìm hiểu về chính nơi các emđang học tập hằng ngày Đồng thời giáo viên cũng cần kết hợp hướng dẫn họcsinh quan sát các hình ảnh trong SGK để giúp các em biết đối chiếu với thực tếtrường mình, tập so sánh và rút ra những nhận xét khái quát để phát triển nhữngbiểu tượng thu được về trường mình thành khái niệm chung về nhà trường tiểuhọc
3 Đối với các bài về quê hương:
Chương trình dành 18 tiết để dạy các bài có nội dung về quê hương
Mỗi giáo viên dạy Tự nhiên và Xã hội đều cần phải tự tìm hiểu về xã,huyện, tỉnh nơi trường đóng ở các mặt:
+ Vị trí, giới hạn, địa hình, dân cư: dân số, dân tộc
+ Hoạt động kinh tế: công nông nghiệp, giao thông, buôn bán
+ Hành chính
+ Di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh nổi bật
+ Vài nét điển hình về lịch sử địa phương
Mục tiêu của các bài học về quê hương nhằm hình thành cho học sinh cácbiểu tượng về hoạt động của con người ở địa phương các em đang sinh sống, vềcác cơ sở vật chất của xã hội, về đời sống vật chất, kinh tế, văn hóa, xã hội và
tinh thần của họ Bởi vậy giáo viên có thể sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, tìm hiểu đời sống nhân dân ở địa phương, thu thập các tư liệu: tranh
ảnh, bài báo, hiện vật phản ánh mọi mặt hoạt động của nhân dân Bên cạnh việc
Trang 12hướng dẫn học sinh tìm hiểu thực tế sống động ở địa phương, giáo viên cũng cầnkết hợp cho học sinh quan sát các hình ảnh trong SGK, so sánh với thực tiễn địaphương mình.
Về hình thức tổ chức dạy học: Cần vận dụng linh hoạt các hình thức tổ
chức dạy học: cá nhân, theo nhóm, toàn lớp khi dạy học chủ đề này Ở một sốbài học có thể tổ chức cho học sinh học ngoài hiện trường, tham quan: thamquan trường học, các cơ sở sản xuất, hành chính, y tế địa phương, danh lamthắng cảnh
- Sử dụng các trò chơi học tập: ví dụ trò chơi đóng vai chủ đề gia đình; chủ
đề quê hương; người hướng dẫn tham quan du lịch…
Trang 13C.CHỦ ĐỀ: TỰ NHIÊN
I MỤC TIÊU:
Chủ đề Tự nhiên trong SGK Tự nhiên và xã hội lớp 3 được bố trí 31 bài.Sau khi học xong các bài có nội dung về Tự nhiên , học sinh cần đạt được nhữngmục tiêu sau đây:
- Hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng như:
• Biết quan sát, mô tả, so sánh để rút ra những đặc điểm chung và riêngcủa các loại động, thực vật
• Biết phân tích, đánh giá một số mối quan hệ đơn giản giữa các sự vật,hiện tượng
3 Về thái độ:
- Hình thành ở học sinh thái độ và thói quen như:
• Ham hiểu biết khoa học
• Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ cây cối, con vật Có thái độ đúng đắnđối với các hiện tượng tự nhiên xung quanh
II NỘI DUNG:
1 Tóm tắt nội dung chủ đề Tự nhiên trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3:
Bài 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53,
54, 55, (56), (57)
Trang 1418 bài về
Thực vật và
động vật
Bài 42 Thân cây (tiếp theo)
Mặt TrờiBài 62 Mặt Trăng là vệ tinh của Trái ĐấtBài 63 Ngày và đêm trên Trái Đất
Bài 67 Bề mặt lục địaBài 68 Bề mặt lục địa (tiếp theo)
2 bài
Ôn tập
Bài 69-70: Ôn tập và kiểm tra học kì II: Tự nhiên
2 Cấu trúc bài học có nội dung Xã hội trong SGK Tự nhiên và Xã hội lớp 3:
- Các bài học được kí hiệu bằng tranh Mặt Trời đang tỏa sáng , sau đó là
ghi Bài số … và Tên bài.
- Mỗi bài được trình bày trong hai trang nên thuận lợi cho học sinh quan sát
- Những nội dung chủ yếu nhất của bài được thể hiện bằng hệ thống tranh,ảnh Hệ thống tranh, ảnh được đánh số thứ tự
Trang 15- Ghi các câu hỏi hay các “lệnh” chỉ dẫn các hoạt động của học sinh bằngcác kí hiệu: kính lúp, dấu chấm hỏi, cái kéo và quả đấm, bút chì, bóng đèn tỏasáng.
III CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học chủ đạo là quan sát kết hợp thảo luận nhóm Đểhình thành cho học sinh biểu tượng đầy đủ, chính xác, sinh động về các loạiđộng thực vật, giáo viên nên lựa chọn đối tượng quan sát là các loại vật thật,dung tranh ảnh để khái quát lại Ví dụ: Khi dạy bài : Quả (TN-XH 3), giáo viênchọn đối tượng quan sát là quả thật đủ hình dạng, kích thước khác nhau, tổ chứccho học sinh quan sát theo từng nhóm về màu sắc, hình dạng, kích thước cácloại quả, các bộ phận: võ, thịt, hạt Qua đó học sinh có thể rút ra những đặc điểmchung và riêng của các loại quả
Đối với những bài học không thể sử dụng các loại vật thật, giáo viên có thể
tổ chức cho học sinh quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa để tìm nhữngthông tin cần thiết về đặc điểm cấu tạo ngoài của các loại động, thực vật, đặcđiểm của Hệ mặt trời, Trái đất và bề mặt của nó
Đối với các bài về bầu trời và Trái đất, giáo viên nên sử dụng quả địa cầu
để học sinh quan sát bề mặt của Trái đất, hình dạng của nó, sử dụng cá lược đồ
để học sinh có thể nhận biết bề mặt của Trái đất, lục địa, đại dương
- Sử dụng các phương pháp giảng dạy, hỏi đáp và kể chuyện: Các phươngpháp này đặc biệt có hiệu quả khi giảng dạy một số kiến thức về vũ trụ, Trái đất,Mặt trời, Mặt trăng ( Ví dụ như kể chuyện về những thành tựu chinh phục vũtrụ, chinh phục mặt trăng của con người) và cả những điều trước đây chỉ thấytrong các chuyện kể khoa học viễn tưởng đang trở thành hiện thực
- Sử dụng phương pháp thực hành:
+ Thực hành xác định phương hướng bằng Mặt trời
+ Thực hành biểu diễn một cách đơn giản Trái đất quay quanh Mặt trời,Trái đất tự quay quanh chính nó
+ Thực hành biểu diễn hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất
Về hình thức tổ chức dạy học: