1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KỸ NĂNG đặc THÙ TRONG THỤ lý vụ án dân sự

11 701 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 98 KB

Nội dung

Để làm tốt hoạt động thụ lý vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, tạo tiền đề giải quyết vụ án nhanh chóng và hiệu quả, trước tiên Thẩm phán phải nắm vững kỹ năng chung trong hoạt động thụ lý đối với tất cả các vụ án dân sự theo nghĩa rộng (dân sự; hôn nhân gia đình; Kinh doanh, thương mại; Lao động)….Các kỹ năng bao gồm từ việc nhận đơn; Kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ khởi kiện; Xác định các điều kiện để thụ lý vụ án (Điều kiện về quyền khởi kiện của người khởi kiện; điều kiện về thẩm quyền; điều kiện sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, trừ trường hợp quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 168 BLTTDS; điều kiện về người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và xuất trình biên lai thu tạm ứng án phí trong thời hạn được thông báo, trừ trường hợp có lý do chính đáng khác); Thủ tục thụ lý và kỹ năng soạn thảo một số văn bản trong giai đoạn thụ lý… Mục đặc thù trong thụ lý vụ án dân sự chỉ đề cập đến những kỹ năng cần phải chú ý thêm đối với một số vụ án dân sự cụ thể.

KỸ NĂNG ĐẶC THÙ TRONG THỤ VỤ ÁN DÂN SỰ Posted on 17/12/2007 by Civillawinfor Để làm tốt hoạt động thụ vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, tạo tiền đề giải quyết vụ án nhanh chóng và hiệu quả, trước tiên Thẩm phán phải nắm vững kỹ năng chung trong hoạt động thụ đối với tất cả các vụ án dân sự theo nghĩa rộng (dân sự; hôn nhân gia đình; Kinh doanh, thương mại; Lao động)….Các kỹ năng bao gồm từ việc nhận đơn; Kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ khởi kiện; Xác định các điều kiện để thụ vụ án (Điều kiện về quyền khởi kiện của người khởi kiện; điều kiện về thẩm quyền; điều kiện sự việc chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, trừ trường hợp quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 168 BLTTDS; điều kiện về người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và xuất trình biên lai thu tạm ứng án phí trong thời hạn được thông báo, trừ trường hợp có do chính đáng khác); Thủ tục thụ kỹ năng soạn thảo một số văn bản trong giai đoạn thụ lý… Mục đặc thù trong thụ vụ án dân sự chỉ đề cập đến những kỹ năng cần phải chú ý thêm đối với một số vụ án dân sự cụ thể. 1.2.1. Kỹ năng thụ vụ án tranh chấp hợp đồng Trước hết, cần nghiên cứu đơn khởi kiện để xác định tính hợp pháp của đơn khởi kiện đã đáp ứng đầy đủ về nội dung và hình thức theo quy định tại Điều 164 BLTTDS hay chưa. Đơn khởi kiện phải trình bày cụ thể nội dung tranh chấp, yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và thể hiện rõ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị xâm phạm hay tranh chấp như thế nào. Khi nghiên cứu đơn kiện cần đặc biệt lưu ý đến yêu cầu khởi kiện: đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu, yêu cầu hủy hợp đồng, yêu cầu phạt hợp đồng, tranh chấp về các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng như đặc cọc, thế chấp, bảo lãnh…. Nguyên tắc chung khi xác định quyền khởi kiện của đương sự cần phải kiểm tra tư cách chủ thể kiện. Nếu là cá nhân, người khởi kiện phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự, nếu là pháp nhân, người khởi kiện phải là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền cho người khác khởi kiện, Thẩm phán cần kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng ủy quyền về nội dung và hình thức theo quy định của BLDS về hợp đồng ủy quyền và Nghị định số 75/CP về công chứng chứng thực. Thẩm phán cũng cần có sự phân biệt việc ủy quyền giữa cá nhân, pháp nhân, ủy quyền thường xuyên hay ủy quyền theo vụ việc. Ví dụ, A xác lập hợp đồng vay tiền ở Ngân hàng Công thương chi nhánh quận Đống Đa, Hà nội thời hạn vay tiền từ ngày 20/5/2006 đến ngày 20/7/2006. Đến hạn trả nợ ngày 20/7/2006 A không trả nợ cho Ngân hàng. Vì vậy giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công thương quận Đống Đa đã đại diện cho Ngân hàng làm đơn khởi kiện ra Tòa. Trong trường hợp này, khi kiểm tra điều kiện khởi kiện, Thẩm phán cần lưu ý theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của các Ngân hàng chuyên doanh (ví dụ, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển…) thì các chi nhánh không có quyền tham gia tố tụng khi không có ủy quyền của Tổng giám đốc. Vì vậy, khi thụ giải quyết tranh chấp này Tòa án cần kiểm tra giám đốc chi nhánh Ngân hàng công thương quận Đống Đa có được ủy quyền hợp lệ của Tổng giám đốc Ngân hàng công thương tham gia tố tụng không. Thẩm phán cũng cần kiểm tra hồ sơ khởi kiện, các chứng cứ mà nguyên đơn xuất trình để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đối với loại vụ án tranh chấp hợp đồng, các giấy tờ liên quan đến yêu cầu kiện của nguyên đơn thông thường bao gồm: - Các giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể kiện: Nếu là cá nhân thì giấy tờ thường là chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu gia đình; nếu là pháp nhân, tổ chức thì giấy tờ bao gồm quyết định thành lập pháp nhân, tổ chức; Giấy phép đầu tư; giấy đăng kinh doanh, điều lệ pháp nhân, …. - Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản là đối tượng giao dịch của hợp đồng. Ví dụ, tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở thì đương sự phải nộp các giấy tờ về nguồn gốc nhà; Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đương sự phải nộp các giấy tờ chứng minh về nguồn gốc đất… - Các bản hợp đồng, các giấy tờ liên quan đến giao dịch. Ví dụ, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản, nguyên đơn phải xuất trình các giấy tờ chứng minh như hợp đồng vay, giấy biên nhận vay tiền, giấy khất nợ, tài liệu thừa nhận việc vay nợ, giấy xác nhận của người làm chứng chứng kiến việc cho vay…; - Các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Khi nghiên cứu về thẩm quyền theo lãnh thổ, trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản, khi thụ yêu cầu khởi kiện của đương sự phải xác định rõ yêu cầu của đương sự là tranh chấp về bất động sản hay tranh chấp về các nghĩa vụ khác phát sinh từ hợp đồng để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Nguyên tắc chung, nếu tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản thuộc đối tượng của hợp đồng là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp (điểm c, khoản 1 Điều 35 BLTTDS). Trong trường hợp đối tượng của hợp đồng là bất động sản ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể lựa chọn Tòa án nơi có một trong các bất động sản để giải quyết (điểm i khoản 1 Điều 36 BLTTDS). Thẩm phán cũng cần kiểm tra sự lựa chọn của nguyên đơn về Tòa án giải quyết tranh chấp, cụ thể là: - Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết” (điểm b, khoản 1 Điều 36 BLTTDS); - Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết (điểm g, khoản 1 Điều 36 BLTTDS); Khi nhận đơn khởi kiện, trong trường hợp nguyên đơn được lựa chọn nhiều Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Thẩm phán cần lưu ý hướng dẫn cho nguyên đơn cam kết trong đơn kiện chỉ khởi kiện ở Tòa án nguyên đơn đã lựa chọn mà không khởi kiện tại các Tòa án khác. Xác định thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp về hợp đồng cần áp dụng quy định của pháp luật tương ứng với thời điểm xác lập hợp đồng. Vấn đề mấu chốt để xác định thời hiệu trước tiên phải xác định được tính chất của yêu cầu và thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. Ví dụ, đương sự tranh chấp về việc chậm thực hiện nghĩa vụ, để xác định chính xác thời hiệu khởi kiện, Thẩm phán phải xác định chính xác thời điểm thực hiện nghĩa vụ. Nguyên tắc chung khi xác định thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng, Thẩm phán phải nắm vững quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nội dung có quy định về thời hiệu khởi kiện. Trong trường hợp, văn bản quy phạm pháp luật không quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 159 BLTTDS để xác định thời hiệu khởi kiện: - Đối với tranh chấp hợp đồng dân sự xác lập trước ngày 1/7/1991. Thời điểm này không có quy định áp dụng thời hiệu khởi kiện, vì vậy thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Điều 159 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 2.1. mục IV Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004. Việc bắt đầu thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 162 BLDS 2005 cũng được áp dụng cho việc xác định thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp hợp đồng giao kết trước ngày 1/7/1996; - Đối với tranh chấp hợp đồng được xác lập từ ngày 1/7/1991 đến ngày 1/7/1996 áp dụng Điều 56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991, thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ ngày “vi phạm hợp đồng”; - Đối với tranh chấp hợp đồng được xác lập từ ngày 1/7/1996 đến ngày 31/12/2005 được quy định cụ thể tại tiểu mục 2.1. mục IV Nghị quyết số 01/2005/NQ- HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004, cụ thể là: + Nếu tranh chấp hợp đồng phát sinh trước ngày 1/1/2005, thì thời hạn 2 năm, kể từ ngày 1/1/2005; + Nếu tranh chấp phát sinh từ ngày 1/1/2005, thì thời hạn 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm. - Đối với tranh chấp hợp đồng được xác lập kể từ ngày 1/1/2006 thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Điều 427 BLDS năm 2005. Theo đó, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm phạm. Thẩm phán cần lưu ý việc tính thời hiệu kể từ “ngày tranh chấp phát sinh” (theo Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTPTANDTC cũng chính là ngày ‘vi phạm hợp đồng” (Điều 56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự), “ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm” (điểm a, khoản 3, Điều 159 BLTTDS). Trường hợp đương sự đề nghị Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thì thời hiệu phụ thuộc vào các quy định tương ứng của BLDS. Thẩm phán cần lưu ý trong việc áp dụng quy định tại Điều 136 BLDS năm 2005 “Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu’ để kiểm tra về thời hiệu khởi kiện. 1.2.2. Kỹ năng thụ vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất Bên cạnh kiểm tra đơn khởi kiện theo nguyên tắc chung, Thẩm phán cần kiểm tra năng lực hành vi tố tụng dân sự của người khởi kiện, kiểm tra việc vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Thẩm phán cũng phải xác định rõ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là gì trên cơ sở đó xác định các điều kiện thụ cụ thể mang tính đặc thù riêng của từng quan hệ pháp luật tranh chấp về quyền sử dụng đất. Trong thực tiễn xét xử các tranh chấp về quyền sử dụng đất của đương sự thông thường rơi vào một trong các dạng tranh chấp cơ bản sau: - Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất, tranh chấp về đòi lại đất do người khác đang sử dụng; - Tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất; - Tranh chấp phát sinh từ các quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất. Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất, Thẩm phán cần lưu ý kiểm tra việc khởi kiện có đủ điều kiện khởi kiện không. Theo quy định tại Điều 135 Luật Đất đai năm 2003 các tranh chấp đất đai phải được hòa giải tại cấp xã, phường trước khi đương sự khởi kiện đến Tòa án. Khi các bên có tranh chấp đất đai mà không tự hòa giải được thì gửi đơn đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. ủy ban nhân dân xã, phường, Thị trấn nơi có đất tranh chấp có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải tranh chấp đất đai. Như vậy, Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, việc tổ chức hòa giải của UBND cấp xã, phường kết hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận hay các tổ chức xã hội khác là điều kiện bắt buộc phải có trước khi Tòa án nhận đơn của đương sự. Nếu không có việc hòa giải của UBND cấp xã, phường thì các đương sự sẽ bị coi là chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm đ, khoản 1 Điều 168 BLTTDS. Việc kiểm tra điều kiện về thẩm quyến giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất cũng dựa trên cơ sở chung về xác định thẩm quyền tương tự như các loại vụ án dân sự khác (nguyên tắc xác định thẩm quyền theo loại việc, theo cấp Tòa án. Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ ưu tiên xác định Tòa án nơi có bất động sản và xác định thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất ở nhiều địa phương khác nhau. Đặc trưng cơ bản khi xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Thẩm phán phải có sự phân biệt giữa thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất của Tòa án và thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của các cơ quan hành chính (theo quy định của Luật đất đai năm 2003). Đồng thời để xác định chính xác thẩm quyền, Thẩm phán cũng phải phân biệt rõ tranh chấp về quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự với các quan hệ khiếu kiện liên quan đến quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Cơ sở để xác định chính xác thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự, trước tiên cần dựa trên việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp của vụ án thuộc loại tranh chấp đất đai nào. Theo quy định của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự thuộc các quan hệ tranh chấp nằm một trong 3 nhóm tranh chấp quyền sử dụng đất sau: - Nhóm 1: Tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất: Đây là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến các giao dịch về đất. Về bản chất, khi giải quyết tranh chấp này Tòa án phải xác định chủ quyền đất thuộc về ai. Đối với loại tranh chấp này, điều kiện bắt buộc để xác định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là đương sự phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003; - Nhóm 2: Tranh chấp liên quan đến các giao dịch về đất (các giao dịch này có thể là tranh chấp về chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Chuyển đổi quyền sử dụng đất; Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; Thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; thừa kế quyền sử dụng đất…). Thẩm phán cần lưu ý trong mọi trường hợp yêu cầu của đương sự thuộc loại tranh chấp này đều thuộc thẩm quyền của Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đối với các dạng tranh chấp thuộc nhóm 2 này, Tòa án thụ giải quyết vụ án không cần điều kiện đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay có một trong các loại giấy tờ được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 hay không; - Nhóm 3: Tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 những tranh chấp về tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đều do Tòa án nhân dân giải quyết. Khi thụ giải quyết dạng tranh chấp thuộc nhóm 3, Thẩm phán cần xác định các tài sản tranh chấp có thể là một trong các tài sản sau: Nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây hàng rào gắn với nhà ở; Các công trình xây dựng trên đất được giao hoặc được thuê để sản xuất kinh doanh (nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới tiêu, chuồng trại chăn nuôi) hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, các cây lâu năm khác gắn với việc sử dụng đất. Đối với các dạng tranh chấp thuộc nhóm 3, người sử dụng đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Khi có đơn khởi kiện về tranh chấp quyền sử dụng đất, Tòa án căn cứ vào các quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 của Chính Phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất, Điều 7, Điều 9 Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính Phủ về án phí, lệ phí Tòa án, Điều 130 BLTTDS có thể tham khảo thêm ý kiến của cơ quan tài chính vật giá và các cơ quan chức năng khác để tạm xác định giá quyền sử dụng đất có tranh chấp và trên cơ sở đó tính tiền tạm ứng án phí của vụ án để thông báo về việc nộp tạm ứng án phí cho đương sự. Một số trường hợp cần tham khảo các hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao khi tính tạm ứng án phí: Những vụ án tranh chấp đòi nhà cho mượn, cho ở nhờ, cho thuê thì là vụ án không có giá ngạch (Công văn số 451/KHXX ngày 20/7/1994 của Tòa án nhân dân tối cao;. Những vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất là vụ án có giá ngạch (điểm 9 mục IV Công số số 16/1999/KHXX ngày 1/2/1999 của Tòa án nhân dân tối cao). 1.2.3. Kỹ năng thụ vụ án tranh chấp về thừa kế Thẩm phán kiểm tra đơn kiện, tư cách chủ thể kiện, xác định các loại tranh chấp về thừa kế thuộc dạng tranh chấp nào: - Tranh chấp về quyền thừa kế: Quyền yêu cầu chia di sản thừa kế, yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác; - Tranh chấp thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật; - Tranh chấp về di sản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất; - Tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản. Xác định các giấy tờ cần thiết mà người khởi kiện phải xuất trình để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình (căn cứ theo quy định tại Điều 165 BLTTDS): Di chúc (nếu có), giấy chứng tử, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, sơ yếu lịch, các giấy tờ chứng minh di sản… Thẩm phán cần xác định yêu cầu khởi kiện của đương sự, xác định thời điểm mở thừa kế – thời điểm người có tài sản chết để kiểm tra về thời hiệu khởi kiện. * Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế: Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế được xác định là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế đối với các vụ án có thời điểm mở thừa kế kể từ ngày 1/7/1991 (khoản 1, Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1991; Điều 648 BLDS 1995; Điều 645 BLDS 2005); Khi xác định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, Thẩm phán cũng cần lưu ý một số các quy định khác về thời hiệu được quy định trong BLDS, đặc biệt là những trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện. Cụ thể là: - Vụ án có rơi vào trường hợp thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 161 BLDS 2005: Do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu; Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết; - Thẩm phán cần lưu ý các quy định về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 162 BLDS 2005; - Quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh thừa kế (30/8/1990). Việc xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế trên thực tế cũng tương đối phức tạp liên quan đến khá nhiều các văn bản khác nhau và việc xác định thời điểm mở thừa kế. Đối với việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh thừa kế (ngày 30/8/1990), theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế thì thời hiệu khởi kiện đến hết ngày 9/9/2000. Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 58/UBTVQH10 ngày 25/8/1998 của Uỷ ban thường vụ quốc hội từ ngày 1/7/1996 đến ngày 31/12/1998 không tính vào thời hiệu khởi kiện đối với giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 1/7/1991. Do vậy, thời hiệu khởi kiện loại việc này được tính đến ngày 9/3/2003. Bắt đầu từ ngày 10/3/2003 đương sự không còn quyền khởi kiện đối với những vụ án thừa kế có thời điểm mở thừa kế trước ngày 10/9/1990. Đối với những vụ án thừa kế có thời điểm mở thừa kế từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 1/7/1991 đây cũng là loại vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết do đợi Nghị quyết 58/1998, thời gian từ 1/7/1996 đến 31/1/21998 cũng không tính vào thời hiệu khởi kiện, do vậy những vụ án thừa kế có thời hiệu khởi kiện trong khoảng thời gian từ 10/9/1990 đến ngày 30/6/1991 đến 1/1/2004 mới hết thời hiệu khởi kiện. Ngoài ra, khi thụ giải quyết vụ án tranh chấp về quyền thừa kế, Thẩm phán cũng cần lưu ý quy định về “không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế’ được hướng dẫn tại Mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP “Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết”. Hướng dẫn này cho thấy có sự chuyển hóa về quan hệ giữa yêu cầu chia thừa kế và yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Khi đương sự có yêu cầu chia tài sản chung ở thời điểm hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, Tòa án chỉ thụ và giải quyết khi có tài liệu thể hiện các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế, và có đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu người thừa kế hiện nghĩa vụ do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản: - Đối với việc mở thừa kế trước ngày ban hành Pháp lệnh thừa kế thì thời hiệu khởi kiện được xác định là 3 năm kể từ ngày banh hành Pháp lệnh thừa kế (khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990); - Đối với việc mở thừa kế kể từ ngày ban hành Pháp lệnh thừa kế (30/8/1990) thời hiệu khởi kiện được xác định là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (khoản 2 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990); - Đối với việc mở thừa kế kể từ ngày 1/7/1996 đến ngày 31/12/2005: áp dụng thời hiệu khởi kiện 2 năm quy định tại Điều 159 BLTTDS để xác định thời hiệu khởi kiện về yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản (do tại Điều 648 BLDS 1996 không quy định về thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu này); - Đối với việc mở thừa kế kể từ ngày 1/1/2006 thời hiệu khởi kiện về về yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, thanh toán các khoản chi từ di sản được xác định là 3 năm kể từ ngày người có di sản thừa kế chết (Điều 645 BLDS 2005) Về thẩm quyền giải quyết, trường hợp vụ án có tranh chấp di sản là bất động sản, khi xác định thẩm quyền theo lãnh thổ lưu ý áp dụng quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 35 BLTTDS. Nếu di sản thừa kế là bất động sản ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bất động sản giải quyết. Việc xác định thẩm quyền này dựa trên cơ sở điểm i, khoản 1 Điều 36 BLTTDS. Thẩm phán cũng cần xem xét trường hợp vợ góa hoặc chồng góa có quyền yêu cầu chưa chia di sản nếu trong thời hạn nhất định (không quá 3 năm) việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ (khoản 3 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000; Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000); 1.2.4. Kỹ năng thụ vụ án tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Khi kiểm tra đơn khởi kiện Thẩm phán cần lưu ý nghiên cứu kỹ nội dung đơn kiện xem xét các dấu hiệu pháp nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Căn cứ theo yêu cầu khởi kiện của đương sự và bản chất pháp của yêu cầu để Thẩm phán xác định quan hệ pháp luật tranh chấp thuộc yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nào: - Bồi thường thiệt hại về tài sản do hành vi xây dựng trái pháp luật gây ra; - Bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín; - Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; - Bồi thường thiệt hại do người của Pháp nhân gây ra; - Bồi thường thiệt hại do xúc vật gây ra… Thẩm phán cần có sự phân biệt quan hệ pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với quan hệ thực hiện công việc không có ủy quyền và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng (đặc biệt là loại hợp đồng dịch vụ). Các giấy tờ cần thiết mà đương sự phải nộp để chứng minh cho yêu cầu của mình trong loại vụ án này là: Các giấy tờ chứng minh tư cách chủ thể kiện; các chứng cứ chứng minh thiệt hại; các văn bản, tài liệu giải quyết của các cơ quan chức năng (nếu có)… Xuất phát từ đặc trưng của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng không phải lúc nào người gây thiệt hại cũng là người phải trực tiếp bồi thường, khi kiểm tra đơn khởi kiện, Thẩm phán cần hướng dẫn cho đương sự (nguyên đơn) khởi kiện đúng đối tượng trong những trường hợp người gây thiệt hại là vị thành niên và trong những trường hợp người có trách nhiệm bồi thường không phải là người trực tiếp gây thiệt hại (trường hợp thiệt hại do người của pháp nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước gây ra hoặc do tài sản của chủ sở hữu gây ra…). Ví dụ: A là lái xe của pháp nhân B, trên đường đi thực hiện nhiệm vụ do pháp nhân B giao, A đâm vào C gây tai nạn cho C. Trong trường hợp này C có quyền yêu cầu pháp nhân B phải bồi thường thiệt hại cho mình theo quy định tại Điều 618 BLDS. Tuy nhiên nếu C không kiện pháp nhân B mà chỉ kiện A, trong trường hợp này Tòa án nên hướng dẫn C khởi kiện đúng đối tượng là pháp nhân B. Nếu C vẫn không khởi kiện pháp nhân B, thì vẫn phải xác định A là bị đơn – người bị nguyên đơn khởi kiện cho rằng đã xâm phạm lợi ích của họ. Tòa án cần đưa pháp nhân B (người có trách nhiệm bồi thường – theo quy định tại Điều 618 BLDS 2005) tham gia với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Khi kiểm tra tư cách chủ thể kiện, Thẩm phán cần đặc biệt lưu ý xác định tư cách chủ thể khởi kiện, xác đinh người đại diện cho đương sự tham gia tố tụng, các trường hợp ủy quyền và ủy quyền lại; Thực tiễn xét xử nhiều trường hợp vụ án bồi thường thiệt hại được chuyển đến Tòa án từ cơ quan điều tra hình sự. Trong những trường hợp này, Thẩm phán cần lưu ý phải hướng dẫn cho nguyên đơn làm đơn khởi kiện theo đúng quy định của BLTTDS. Về thẩm quyền giải quyết, trong vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 36 BLTTDS: Tòa án nơi nguyên đơn cư trú; Tòa án nơi nguyên đơn làm việc; Tòa án nơi nguyên đơn có trụ sở; Tòa án nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết Khi nhận đơn khởi kiện, Thẩm phán cần lưu ý giải thích cho nguyên đơn biết là chỉ có một Tòa án trong các Tòa án được điều luật quy định mới có thẩm quyền giải quyết vụ án để họ lựa chọn. Khi kiểm tra thời hiệu giải quyết, nguyên tắc chung Thẩm phán phải xác định ngày tổ chức, cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm theo quy định tại Điều 159 BLTTDS trong các trường hợp cụ thể. Trong trường hợp ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm trước ngày 1/1/2006 thì thời hiệu khởi kiện được xác định căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 159 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 2.1. mục IV Nghị quyết số 01/2005/NQ- HĐTPTANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004. Trường hợp ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm kể từ ngày 1/1/2006 áp dụng quy định tại Điều 607 BLDS năm 2005 thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại được xác định là 2 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm. Ngoài ra, theo quy định chung điều kiện để Tòa án thụ giải quyết vụ ánvụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác. Tuy nhiên, một số vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mặc dù đã được Tòa án giải quyết và đang thi hành thì Tòa án vẫn được quyền thụ giải quyết vụ án mới nếu người bị thiệt hại khởi kiện lại cho rằng mức bồi thường đang thi hành không còn phù hợp nữa. Vụ án yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì Tòa án không yêu cầu người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí (Điều 13 Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 về án phí và lệ phí Tòa án. 1.2.5. Kỹ năng thụ vụ án ly hôn Khi kiểm tra đơn khởi kiện, Thẩm phán phải xác định rõ yêu cầu của đương sự thể hiện trong đơn, kiểm tra các điều kiện kết hôn, thủ tục kết hôn để xác định quan hệ hôn nhân của đương sự là hợp pháp, hôn nhân trái pháp luật hay không phải là quan hệ hôn nhân. Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng kết hôn, Thẩm phán phải làm rõ trong trường hợp nào họ được coi là vợ chồng, trường hợp nào không được coi là vợ chồng để xác định quan hệ pháp luật và thủ tục tố tụng (việc hôn nhân gia đình hay án hôn nhân gia đình) để vào sổ thụ giải quyết. Thẩm phán cần căn cứ theo yêu cầu của đương sự và các chứng cứ mà đương sự xuất trình để áp dụng các căn cứ pháp sau khi xác định quan hệ pháp luật: - Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội khóa X về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình; - Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Khi xem xét đơn khởi kiện, Thẩm phán cần phải xác định các vấn đề về hôn nhân, tài sản và con cái có được các đương sự thỏa thuận giải quyết không, thỏa thuận cụ thể của đương sự là gì, vấn đề gì đương sự không thỏa thuận được. Việc khởi kiện vụ án ly hôn phải do chính các đương sự khởi kiện không được ủy quyền cho người khác thay mình, trừ các vấn đề tranh chấp về tài sản và con (khoản 3 Điều 73 BLTTDS); Thẩm phán cần kiểm tra các giấy cần cần thiết kèm theo đơn khởi kiện của nguyên đơn: Giấy khai sinh, giấy đăng kết hôn, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của con, các giấy tờ chứng minh tài sản chung, tài sản riêng vợ chồng; giấy vay, nợ (nếu có)… Thẩm phán cần tiến hành kiểm tra năng lực hành vi tố tụng dân sự của người khởi kiện. Xác định người khởi kiện có thuộc trường hợp hạn chế quyền khởi kiện đối với trường hợp người chồng xin ly hôn mà vợ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng (căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 85 BLTTDS); Khi người vợ đang thuộc một trong các trong các trường hợp đang có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (không phân biệt có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai), người chồng có yêu cầu xin ly hôn Tòa án trả lại đơn kiện cho người nộp đơn (mục 6 hướng dẫn của Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Trường hợp Tòa án đã bác đơn xin ly hôn thì đương sự không được kiện lại trong thời hạn 1 năm. Sau một năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án bác đơn xin ly hôn có hiệu lực pháp luật, người có đơn xin ly hôn mà bị Tòa án bác đơn xin ly [...]... và gia đình năm 2000) Thẩm quyền theo vụ việc được xác định theo ý chí của các đương sự (thuận tình hay ly hôn do một bên yêu cầu…) thể hiện trong đơn và tính chất của quan hệ hôn nhân Nếu việc ly hôn do một bên yêu cầu thì đó là vụ án dân sự, được thụ theo khoản 1 Điều 27 BLTTDS Nếu thuận tình ly hôn, hủy hôn nhân trái pháp luật thì đó là việc dân sự, được thụ theo khoản 2, khoản 1 Điều 28 BLTTDS... Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Nhưng vụ án có đương sự là nước ngoài, hiện đang sinh sống, làm việc ở Việt Nam thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện Đối với yêu cầu giải quyết việc ly hôn, giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới... khoản 1 Điều 28 BLTTDS Xác định thẩm quyền theo cấp Tòa án tương tự như các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình khác Lưu ý hướng dẫn tại mục 4 “về khoản 3 Điều 33 BLTTDS, phần I “Thẩm quyền của Tòa án Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung của BLTTDS năm 2004” thì vụ án có đương sự ở nước ngoài; tài sản ở nước ngoài; Cần... cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú làm việc cuối cùng (điểm a, khoản 1 Điều 36 BLTTDS); - Nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc giải quyết nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc ở Việt Nam (điểm c, khoản 1 Điều 36 BLTTDS; Về việc nộp tạm ứng án phí, về nguyên tắc, khi đương sự có yêu cầu ly hôn (ly hôn do một bên yêu cầu), đương sự chỉ phải nộp tạm ứng án phí của vụ án không... định 70 Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 về án phí và lệ phí Tòa án; Điều 130 BLTTDS) Trường hợp có tranh chấp về tài sản thì người nộp đơn khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí theo tỷ lệ của giá trị tài sản tranh chấp (khoản 3 Điều 7 Nghị định 70/CP ngày 12/6/1997 về án phí và lệ phí Tòa án; Điều 130 BLTTDS) Nếu các bên có thỏa thuận được về tài sản thì tạm ứng án phí chỉ là 50.000 đồng (Công văn số 81/2002/TANDTC... quyền giải quyết của Tòa án quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam (khoản 3 Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2000); Việc xác định thẩm quyền theo lãnh thổ nguyên tắc chung được xác định theo nơi cư trú hoặc làm việc của bị đơn (điểm a, khoản 1 Điều 35 BLTTDS) Khi kiểm tra điều kiện về thẩm quyền, Thẩm phán cần lưu ý về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của... và lệ phí Tòa án; Điều 130 BLTTDS) Nếu các bên có thỏa thuận được về tài sản thì tạm ứng án phí chỉ là 50.000 đồng (Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 về việc giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng…) . số văn bản trong giai đoạn thụ lý Mục đặc thù trong thụ lý vụ án dân sự chỉ đề cập đến những kỹ năng cần phải chú ý thêm đối với một số vụ án dân sự cụ. KỸ NĂNG ĐẶC THÙ TRONG THỤ LÝ VỤ ÁN DÂN SỰ Posted on 17/12/2007 by Civillawinfor Để làm tốt hoạt động thụ lý vụ án dân sự, hôn nhân gia

Ngày đăng: 19/08/2013, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w